30/6/10

‘Nhiều cán bộ trung ương có tài sản lớn’

Tiền
Nhiều cán bộ trung ương và đại biểu Quốc hội 
ở Việt Nam ''có tài sản rất lớn''.
Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho báo trong nước hay một số trung ương ủy viên và đại biểu Quốc hội có tài sản lớn trong tay.
Ông Truyền nói chuyện với một nhóm phóng viên tại cuộc gặp bên hành lang Quốc hội.
Trao đổi ngắn chủ yếu tập trung vào trường hợp ông Đặng Hạnh Thu, người vừa bị thôi chức Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế vì sở hữu 26 lô đất “vàng” ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Nội dung của cuộc phỏng vấn nhanh sau đó được đăng trên báo Tuổi Trẻ.
Về tài sản của cán bộ, ông Truyền được trích lời nói như sau:
“…ngay trong Trung ương hoặc ngay trong Quốc hội này, cũng có nhiều người đã trình bày có tài sản rất lớn, rất nhiều, chẳng ai có đối xử gì, có ý kiến gì, đúng không?”
Ngày 4/6 ông Đặng Hạnh Thu thôi giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Ông được đưa về Bộ Tài chính để chờ phân công công tác mới.
Tháng Tư năm nay, trong cuộc họp thường lệ, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Trung ương đã thảo luận về trường hợp “có nhiều nhà đất” của “đồng chí tổng cục trưởng một tổng cục thuộc Bộ Tài chính”. Nhiều người cho rằng đây là ông Đặng Hạnh Thu.
Tin nói đến gia đình ông Thu sở hữu một khu đất lớn, địa thế đẹp, rộng 2.155 thước vuông, chia thành 26 lô. Tọa lạc trên đường Đồng Khởi, tp Biên Hòa, khu này được phê duyệt làm nhà ở. Tuy nhiên một quán nhậu đã mướn 23 lô đất của ông Thu làm địa chỉ kinh doanh.
Giá một lô hiện giờ khoảng 2,5 tỷ đồng, theo báo Người Lao Động. Trước đây ông Đặng Hạnh Thu mua 26 lô chỉ mất có 4 tỷ đồng.
Trước câu hỏi có bao nhiêu cán bộ có nhiều tài sản như ông Đặng Hạnh Thu, ông Trần Văn Truyền trả lời, “có nhiều”.
“Nói chung thì có nhiều nhưng tôi không được phép nói lúc này vì muốn công khai tài sản của cán bộ phải theo quy định chứ không thể hỏi và trả lời như thế này được.”
Quyết định thôi chức Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế của ông Đặng Hạnh Thu đã được mọi người biết đến từ tháng Tư, qua kết luận của UBKT Trung ương.
“UBKT Trung ương kết luận: đồng chí là một cán bộ giữ chức vụ trong một ngành có trọng trách nhưng chưa thực sự giữ gìn, đã làm ảnh hưởng đến uy tín bản thân. UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét về mặt tổ chức.”
Tuy nhiên ông Truyền không cho rằng ông Thu bị mất chức vì sở hữu nhiều đất, rồi buôn bán cho thuê gây dư luận không tốt.
“Tôi cũng có nghe thông tin này nhưng đó là theo yêu cầu bố trí công tác của các cơ quan chức năng đã bàn, còn theo tôi hiểu thì nó không phải do lỗi từ chuyện đất đai này.”
Dù ngay phần đầu của cuộc phỏng vấn ông Truyền có nhắc tới đất là lý do ông Thu gặp khó khăn trong đường quan lộ: "...việc này không có vấn đề gì gọi là sai trái nghiêm trọng. Thế nhưng có việc anh là cán bộ mà mua quá nhiều đất."

Hội thảo về các thể chế độc đoán ở châu Á

Quang cảnh hội thảo
Cuộc hội thảo diễn ra từ 29/06-01/07

Một hội thảo về các thể chế độc đoán (authoritarian) ở Đông Á đang diễn ra tại Hong Kong, nhấn mạnh các trường hợp Việt Nam Trung Quốc và Bắc Hàn.
Hội thảo này do Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trường đại học Thành phố Hong Kong (City University of Hong Kong) chủ trì trong hai ngày rưỡi từ 29/06-01/07.
Thể chế độc đoán, theo định nghĩa của những người tổ chức hội thảo, là các thể chế chính trị mà trong đó cạnh tranh chính trị cũng như biểu thị và ngôn luận chính trị bị hạn chế hoặc ngăn cấm.
Tại khu vực Đông Á, Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là các trường hợp tiêu biểu cho thể chế chính trị dạng này.
Hong Kong và Macau, vì mới trở về với Trung Quốc, được coi như các thể chế "độc đoán tự do" đặc biệt.
Người đứng đầu ban tổ chức hội thảo, Tiến sỹ Jonathan London, chủ nhiệm chương trình Việt Nam học tại Trường đại học Thành phố Hong Kong, cho hay mục đích chính của hội thảo là để hiểu rõ hơn về thể chế chính trị của Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn trong quan hệ so sánh với nhau.
"Chúng tôi đã từng có hội thảo về cơ chế Nhà nước Việt Nam, rồi về quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Lần này, các nghiên cứu kỹ hơn về thể chế và liên hệ giữa chính thể theo hướng độc đoán với phát triển kinh tế và phát triển xã hội sẽ cho chúng ta cái nhìn sâu hơn, thực chất hơn về những gì đang diễn ra ở trong nước."
Ông London, người từng sống nhiều năm tại Việt Nam và nói tiếng Việt lưu loát, nói ông đã mời một số học giả trong nước tham gia hội nghị, nhưng không có ai chấp thuận, có lẽ là vì e ngại cái tên của hội thảo.

Tuy nhiên, ông khẳng định việc tổ chức hội thảo không có tính chính trị, mà thuần túy phục vụ cho công tác nghiên cứu và lý luận.
Hội thảo quy tụ hàng chục diễn giả là các chuyên gia về Đông Nam Á và chính trị học, trong có các chuyên gia hàng đầu về Việt Nam như Carlyle Thayer, Ngô Vĩnh Long, Vũ Quang Việt...
Tới hội nghị lần này, Giáo sư Carl Thayer mang hai bản tham luận mà ông đã chuẩn bị công phu về 'Bộ máy Cai trị Độc đoán ở Việt Nam' và 'Quan hệ giữa Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trong 5 năm tới'.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, có nghiên cứu về 'Tăng trưởng Kinh tế và Chủ nghĩa Độc đoán ở Việt Nam'. Chuyên gia Vũ Quang Việt thì phân tích về việc lạm dụng quyền lực trong nhà nước độc đảng với nền kinh tế thị trường.
Các học giả còn xem xét nhiều khía cạnh khác của thể chế chính trị độc đảng, độc đoán ở Việt Nam như kiểm soát hoạt động của các tổ chức dân sự, phi chính phủ, hệ thống trách nhiệm trong nhà nước Việt Nam và lịch sử hình thành hệ thống độc đảng ở Việt Nam.
Đây là lần thứ tư có một hội thảo quốc tế về chủ đề thể chế độc đoán ở Việt Nam và các nước Đông Á.

Cuộc di tản hàng trăm trẻ mồ côi ở Sài Gòn năm 1975

Ngày 12 tháng Tư năm 1975 của ba mươi lăm năm trước, chiếc phi cơ của không lực Hoa Kỳ hạ cánh an toàn xuống đất Mỹ với hai trăm mười chín trẻ từ cô nhi viện An Lạc của thành phố Sài Gòn.

Photo courtesy of Angel Scribe
Bà Betty Tisdale và những đứa trẻ mồ côi gốc Việt Nam, ảnh chụp trước đây.

Những người mẹ

Người đứng ra bảo bọc và vận động cho cuộc di tản của hai trăm mười chín cô nhi đến nước Mỹ là một phụ nữ Hoa Kỳ, bà Betty Tisdale, vào khi Sài Gòn đang trải qua những giờ phút hoảng loạn đen tối.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi kỳ này xin kể lại  câu chuyện bà Betty Tisdale và cuộc di tản tràn ngập nước mắt khỏi Sài Gòn, bởi để bốc được hai trăm mười chín em thì Betty phải đành đoạn bỏ lại một trăm tám mưới mốt em khác trên mười tuổi mà chính phủ miền Nam lúc ấy không cho phép bà mang đi. 
Thực sự lúc ấy tôi không biết phải xoay sở thế nào để đưa hết bốn trăm cô nhi của An Lạc đi. Tôi chỉ biết tôi không thể để các em ở lại trong cảnh hỗn loạn.
Bà Betty Tisdale
Và nếu không có  bóng dáng một phụ nữ nhân hậu, bà Vũ Thị Ngãi, người mẹ của bốn trăm cô nhi ở viện mồ côi An Lạc, chắc chắn Betty Tisdale không thể nào biết đến nơi này để rồi, như một định mệnh, trở thành người mẹ thứ hai ở đây trong bao năm, trước khi chạy đôn chạy đáo tìm mọi cách di tản các em ra khỏi Sài Gòn những giờ hấp hối. 
Có điều gì nối kết những mãnh đời trong cô nhi viện An Lạc mà khởi đầu là tấm lòng rộng mở của bà Vũ Thị Ngãi. Từ những ngày tản cư trên đất Bắc, bà Vũ Thị Ngãi thường nhặt nhạnh các trẻ lạc cha lạc mẹ hoặc cha mẹ chết hết để mang về nuôi nấng. Năm 1954, trên chuyến tàu USS Montague đưa người di cư vào Nam, bà Vũ Thị Ngãi mang theo được sáu mươi em mồ côi đi cùng. Trên tàu, một bác sĩ quân y Hoa Kỳ, ông Tom Dooley, đã hết lòng chăm sóc những đứa con đói rách ốm yếu của bà Ngãi.
Xúc động trước cuộc di cư vĩ đại của hơn một triệu người trốn chạy cộng sản miền Bắc, bác sĩ quân y Tom Dooley viết tác phẩm Deliver Us Fron Evil, Xin Cứu Chúng Tôi Ra Khỏi Sự Dữ, trong đó có hình những đứa bé lem luốc rách rưới đứng quanh  bà mẹ Vũ Thị Ngãi . Đó cũng là những cô nhi đầu tiên của cô nhi viện An Lạc tại Sài Gòn sau này, vẫn với sự giúp đỡ cùng  công sức và tiền bạc quyên góp của bác sĩ Tom Dooley.
Tình cờ quyển sách Xin Cứu Chúng Tôi Ra  Khỏi Sự Dữ rơi vào tay Betty Tisdale, thôi thúc bà tìm gặp bác sĩ Dooley.  Kết quả là năm 1961 Betty quyết định đến Sài Gòn, đến với cô nhi viện An Lạc, đến với người bà hằng ngưỡng mộ là bà Vũ Thị Ngãi.
Những ngày tháng làm việc và sinh hoạt với cô nhi viện An Lạc đã tạo  cơ hội cho Betty gặp bác sĩ quân y Patrick Tisdale. Cùng lý tưởng yêu thương và phục vụ tha nhân, họ yêu nhau, lập gia đình và chung sống đến lúc này.





Chờ di tản ở Sài Gòn ngày 30-4-1975. VIETNAM OUT AFP 
PHOTO/VNA/FILES
Chờ di tản ở Sài Gòn ngày 30-4-1975. VIETNAM OUT AFP PHOTO/VNA/FILES

Quyết định táo bạo

Bây giờ mời quí vị trở lại chuyến di tản của hai trăm mười chín em  mồ côi sang Mỹ  ba  mươi lăm năm trước với lời thuật  của bà Betty Tisdale, năm nay đã 87 tuổi: 
Tháng Tư năm 1975 tình hình mỗi ngày một tệ hơn, mọi việc diễn ra quá nhanh, chừng như chiến tranh sắp kết thúc và Sài Gòn sẽ mất. Khi hay tin tổng thống Gerald Ford cho phép máy bay vận tải bốc cô nhi ra khỏi Sài Gòn thì tôi biết tình hình cấp bách lắm rồi.
Thế là tôi quyết định phải di tản qua Mỹ hết mấy trăm em trong cô nhi viện An Lạc. 
Từ Hoa Kỳ, Betty Tisdale gọi diện về  cho  bà Vũ Thị Ngãi, giám đốc cô nhi viện An Lạc, báo cho biết bà sẽ về Việt nam trong vài ngày nữa để đưa hết mọi người sang Mỹ:
Ông đại sứ cho tôi biết ông có thể giúp về vận chuyển, thế nhưng việc tôi muốn đưa các cô nhi ra khỏi Sài Gòn thì phải có sự  chấp thuận của chính phủ Việt Nam.
Bà Betty Tisdale
Tuy nói chắc với bà Ngãi như vậy nhưng thực sự lúc ấy tôi không biết phải xoay sở thế nào để đưa hết bốn trăm cô nhi của An Lạc đi. Tôi chỉ biết tôi không thể để các em ở lại trong cảnh hỗn loạn lúc ấy.
Cầm trong tay chiếc vé đi Việt Nam, những câu hỏi quay cuồng trong đầu Betty, làm sao đưa  các em sang đây, nếu qua được rồi  các em sẽ ở đâu, làm thế nào tìm người bảo lãnh cho hơn hai trăm trẻ trong một thời gian ngắn.
Thế là  tôi bắt đầu gọi Washington  để rồi được biết  chính phủ Mỹ đòi hỏi hoặc trẻ đã có sẵn người bảo trợ tức cha mẹ nuôi, hoặc đang trong tiến trình lập thủ tục làm con nuôi thì mới được sang Mỹ.
Tôi gọi ngay cho Cơ Quan Di Trú thì họ bảo có bảy tổ chức thiện nguyện được công nhận mà nếu muốn tôi nên  liên lạc để tiến hành thủ tục với một trong bảy nhóm  đó.
Bấy lâu đi  Việt Nam rồi quyên góp tiền bạc để lo cho cô nhi viện An Lạc trong tư cách cá nhân, Betty Tisdale  không rành rẻ các thủ tục xin và nhận con nuôi. Cố điện thoại đến Tressler Lutheran Agency, một tổ chức từ thiện ở Pensylvania, Betty được tổ chức này hứa giúp.
Nhưng còn nơi tạm trú cho các em những ngày đầu tới Mỹ nữa. Betty Tisdale gọi đến trại tạm cư Fort Benning ở Georgia. Nơi này húa giúp đỡ bà trong những ngày tới.
Về tới Việt Nam, chuyện đầu tiên là tôi đến ngay tòa đại sứ Mỹ. Ông đại sứ giới thiệu tôi với một người chuyên trách máy bay vận chuyển của quân đội.
Ông đại sứ cho tôi biết ông có thể giúp về vận chuyển, muốn bao nhiêu máy bay quân sự cũng có, thế nhưng việc tôi muốn đưa các cô nhi ra khỏi Sài Gòn thì phải có sự  chấp thuận của chính phủ Việt Nam.

Những đứa trẻ họ Vũ


Sài Gòn ngày 30-4-1975. VIETNAM OUT AFP PHOTO/VNA/FILES
Sài Gòn ngày 30-4-1975. VIETNAM OUT AFP PHOTO/VNA/FILES
Tiếp xúc với thứ trưởng Bộ Xã Hội Việt Nam lúc bấy giờ, bác sĩ Phan Quang Đán, Betty được yêu cầu xuất trình danh sách và giấy khai sanh của các em. Mà lấy đâu ra khai sinh cho ngần ấy trẻ vô thừa nhận bây giờ, bởi chúng bị vất bỏ ngay khi vừa lọt lòng mẹ, Betty than thầm.
Với quyết tâm là bằng  mọi giá  phải vượt qua trở ngại, chúng tôi tìm cách tạo  giấy khai sinh cho từng em, đặt cho mỗi em một tên , những bốn trăm tên ...tất cả con trai con gái  đều mang họ Vũ. Tại  sao ư, tại vì mẹ của chúng là bà Vũ Thị Ngãi, người đã sáng lập và làm giám đốc cô nhi viện An Lạc.
Mọi chuyện tưởng êm xuôi nhưng tới ngày lên đường thì chính phủ Việt Nam cho biết không thuận để những em trên mười tuổi ra đi. Thế là thay vì cả bốn trăm thì chỉ còn  hai trăm mười chín trẻ sơ sinh và trẻ dưới mười tuổi. Một trăm tám mươi  mốt em ở lại với bà Vũ Thị Ngãi. Cuộc chia tay diễn ra trong thảng thốt và nước mắt.  
Hình ảnh bà Ngãi và những em ở lại không bao giờ phai mờ trong tâm khảm Betty Tisdale. Bằng mọi giá người mẹ của những trẻ mồ côi An Lạc phải đến Mỹ, Betty tự hứa với lòng mình, nếu không bà Vũ Thị Ngãi sẽ bị chế độ mới trừng phạt vì bà là một người di cư năm 1954 với 60 trẻ từ Bắc vào Nam, rồi lại để cho hơn hai trăm trẻ ra đi trong cảnh loạn lạc của Sài Gòn tháng Tư  1975.
Ngày 12 tháng Tư 1975,  chiếc phi cơ quân sự  chở 219 em qua Mỹ phải đáp khẩn cấp xuống phi trường Los Angeles vì một số em bị đuối sức không thể bay tiếp đến Fort Benning, nơi mà trung tâm từ thiện Tressler Lutheran có nhiệm vụ tìm kiếm những gia đình muốn nhận các em làm con nuôi.
Bằng  mọi giá  phải vượt qua trở ngại, chúng tôi tìm cách tạo  giấy khai sinh cho từng em, đặt cho mỗi em một tên , những bốn trăm tên ...tất cả con trai con gái  đều mang họ Vũ.
Bà Betty Tisdale
Cũng nhờ vào sự vận động tích cực của Betty Tisdale với đại sứ Martin khi ấy còn ở Việt Nam, ngày 28 tháng Tư 1975 bà Vũ Thị Ngãi được đưa tới đảo Guam. Sau đó bà  được Betty Tisdale đón từ Guam về Columbus, Georgia . Betty và chồng,  ông Patrick Tisdale, nhận bà Ngãi làm mẹ nuôi của họ.
Rất tiếc bà Vũ Thị Ngãi chỉ sống với chúng tôi được ba năm rồi qua đời vì bệnh lúc 73 tuổi.
Ba mươi lăm năm sau, 30 tháng tư 1975 đến 30 tháng Tư  2010, hai trăm mười  chín trẻ mồ côi mang họ Vũ của cô nhi viện An Lạc Sải Gòn giờ đã lớn, đã thành thân, sống rải rác trên các tiều bang ở Hoa Kỳ. Năm người trong số họ được ông bà Tisdale nhận làm con.
Vào ngày thứ Sáu 30 tháng Tư này, tòa soạn báo Người Việt, nhật báo Việt ngữ lớn nhất miền Nam California, sẽ tổ chức  buổi đón tiếp và tri ân bà Betty Tisdale. Đây là lần đầu tiên sau ba mươi lăm năm cộng đồng người Việt mới có dịp tiếp xúc với ân nhân của các trẻ mồ côi của cô nhi viện An Lạc xưa.
Đây cũng là cơ hội cho một  số anh chị em An Lạc, nay đã trưởng thành, tìm về với nhau kể từ lần chia xa  mỗi người mỗi ngã ba mươi lăm năm về trước.
Chân thành cảm ơn phóng viên Hà Giang của báo Người Việt đã giúp Thanh Trúc thực hiện một câu chuyện với kết thúc rất có hậu này. 
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi chấm dứt ở đây. Xin hẹn lại quí vị vào thứ Năm tuần tới.

Hình ảnh trốn chạy CS ngày 30-04-75

http://www.flickr.com/photos/1347648...97665628/show/

cám ơn những phóng viên chiến trường ngoại quốc đã ghi lại những hình ảnh tang thương này trong lịch sử Việt Nam



Tất cả ngày giờ, địa điểm đều được tường thuật chi tiết trong đây
http://www.flickr.com/photos/1347648...7621997665628/


hãy xem để cảm nhận

35 năm sau, những chiến binh cả 2 miền Nam-Bắc


AFP PHOTO/Aude GENET
Phát triển kinh tế nhưng vẫn còn khoảng cách giàu nghèo.

2010-04-25
Những chiến binh thuộc hai Miền Nam-Bắc, những người đã từng là đối thủ, kẻ thù của nhau trong suốt cuộc chiến, 35 năm sau họ nói gì?
Biến cố 34-4-1975 được xem là “một sự đổi đời” khiến hàng triệu người phải vượt thoát tìm tự do, trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông. Hàng triệu người khác bị cầm tù, bị xua đuổi khỏi thành thị, bị bần cùng hóa, bị tước đoạt quyền sống.
Đáp lời mời của Ban Việt Ngữ, hai cựu sĩ quan Không Quân và Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, một cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân và một cựu đảng viên Cộng Sản từng được cử du học Đông Âu, trình bày những suy nghĩ của mình đối với hiện tình đất nước, sau khi đã dứt tiếng súng từ 35 năm qua; hòa bình được vãn hồi, kinh tế đang phát triển, xã hội ổn định, tuy nhiên người dân Việt cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, được chính những chiến binh của hai miền Nam-Bắc nêu lên với RFA.
Fact box
- Việt Nam - Dân số: 85.789.573,
- Chính trị:theo chế độ xã hội chủ nghĩa, một đảng duy nhất là Đảng CSVN,
- lợi tức bình quân 1,060 US dollars.

Tự do, dân chủ, độc lập?

Một quân nhân Không Quân miền Nam có gần 25 năm thâm niên công vụ, cựu tù nhân cải tạo với 7 năm tù, từ California, ông Nguyễn Thanh Liêm phân tích về tình hình đất nước:
Về mặt chủ quyền: Giáp ranh biên giới Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc và các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa đều bị Trung Quốc cướp mất. Trên Internet tố cáo Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận hối lộ trên trăm triệu đô la cho Trung Quốc khai thác Bô Xít tại Cao Nguyên.
Về mặt xã hội: Việt Nam đàn áp một cách khốc liệt các nhà tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, luôn cả các nhà tu hành đòi tự do tôn giáo, bắt cầm tù và tra tấn trong các nhà giam. Chưa có một chính phủ nào, luôn cả thời thực dân đế quốc đô hộ, cũng chưa bằng thời nay do cộng sản cai trị; không có luật pháp, chỉ có luật rừng do họ dựng nên để đè đầu người dân Việt Nam.
Cộng sản Việt Nam cho xuất khẩu lao động đem dân đi làm nô lệ cho quốc tế, hạ nhân phẩm người phụ nữ Việt Nam, buôn bán phụ nữ làm vợ cho người Đài Loan, Đại Hàn, và có nhiều người phải làm vợ cho cả gia đình cha con và anh em. Trẻ em 8, 10 tuổi thì đưa sang Campuchia cho vào các động mãi dâm làm gái với khách thập phương.
Về giai cấp: Số đông dân chúng quá nghèo, thành phần giai cấp lãnh đạo thì quá giàu, một bữa tiệc gần cả trăm ngàn đô la, một chai rượu ngoại cả ngàn đô, nhà cao cửa rộng, như nhà của cựu Tổng Bí Thư Lê khả Phiêu đã phô bày trên Internet.
Một lọat các nhà đấu tranh cho dân chủ bị đưa ra xét xử gần đâyMột lọat các nhà đấu tranh cho dân chủ bị đưa ra xét xử gần đây

Lời nói của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” là một câu nói bất hủ muôn đời! Cộng Sản miền Bắc xâm lăng miền Nam, không xem dân miền Nam là tình ruột thịt anh em mà đối đãi như kẻ thù cần tiêu diệt. Đảng cộng sản phải giải tán, để cho nhân dân Việt Nam tự do bầu lấy một chính quyền do Dân, phục vụ Dân và lập quyền Dân.”

Thất vọng

Kế đó, một cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân, nhiều năm chiến đấu ngoài mặt trận từng chứng kiến bao đồng đội gục ngã, hy sinh máu xương để thực hiện chiêu bài “Giải Phóng Miền Nam” do Hà Nội chủ trương, ông Vũ Cao Quận nói lên niềm tâm sự của mình, được gói gọn qua hai chữ “thất vọng”:
“Tôi lúc này như ngọn nến mong manh trước gió, tắt lúc nào chưa biết, những lời nói của tôi là điều tôi nói thật. Cuộc chiến đấu giải phóng Miền Nam đối với tôi, khi sắp sửa ra đi với các cụ rồi, tôi chỉ đau lòng là cuộc chiến đấu đó là “nồi da xáo thịt”, hai anh em xông vào bắn giết lẫn nhau.
Một bên là người Mỹ cho kẹo cao su với khẩu AR 15, một bên là Tàu với Liên Xô cho một gói lương khô với khẩu AK 47, cứ thế mà hai thằng anh em ruột, cùng máu đỏ, da vàng, cùng bà mẹ Âu Cơ sinh ra, xông vào chém giết lẫn nhau.
Chúng tôi chẳng giải phóng Miền Nam làm gì, và Miền Nam cũng chẳng cần chúng tôi giải phóng.
Ông Vũ Cao Quận
Chúng tôi chẳng giải phóng Miền Nam làm gì, và Miền Nam cũng chẳng cần chúng tôi giải phóng. Cái chuyện đó đã qua lâu lắm rồi mà tôi thì già yếu quá, chỉ trả lời tóm tắt thế thôi.
Tôi chỉ thấy nỗi đau là cái giá hy sinh của đồng đội tôi, và kể cả các ông nữa, tôi không biết gọi như thế nào, là những người đồng đội, hai bên cùng vì Tổ quốc của mình mà bắn giết lẫn nhau. Đến bây giờ chỉ có điều là tôi thất vọng quá, có thế thôi, tôi sắp ra đi rồi, tôi không cần gì nữa, còn tôi thất vọng vì nó rồi, đồng đội của tôi chiến đấu chết nhiều quá.
Những lời hô hào của họ thì đều đẹp đẽ cả, chẳng gây cho tôi một cái hy vọng gì cả, một chút hy vọng nào cả, tôi không chờ được nữa. Thế là công lao của tôi là công cóc rồi, không chờ được cái ngày ấy nữa đâu. Nhân dân ta thì vẫn khổ quá, không hy vọng gì cả.”

Đâu rồi lợi thế 35 năm?

Với cái nhìn của một nhà phân tích thời sự, bình luận chính trị, một cựu sĩ quan Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, ông Đại Dương đưa ra nhận xét của ông về chính sách của Hà Nội, trong hơn 3 thập niên qua, cùng các hậu quả được thể hiện rõ, hôm nay:
Bản đồ hình lưỡi bò do Trung Quốc công bố xác định chủ quyền trên 
biển Đông. Photo courtesy of nguoiviettynan.net











Bản đồ hình lưỡi bò do Trung Quốc công bố xác định chủ quyền trên biển Đông. Photo courtesy of nguoiviettynan.net
“Tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản đưa đất nước vào tình cảnh mà không một người Việt Nam yêu nước nào cảm thấy hài lòng, hãnh diện vì áp dụng chính sách bất dung và chọn lầm đồng minh.
Hòa bình đến, nhưng, hy vọng về đất nước thanh bình, hết hận thù để cùng chung sức phát triển đã bị chính sách bất dung làm triệt tiêu có hệ thống các yếu tố góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Sách vở như chiếc túi khôn của loài người vốn tích lũy vô số kinh nghiệm bị đảng cộng sản Việt Nam đốt sạch nhằm cắt đứt sự liên hệ giữa thế hệ trẻ với sinh lực dân tộc. Chính sách bất dung dấy lên làn sóng vượt biên, thuyền nhân từ Bắc chí Nam đã vét cạn chất xám cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước phú cường.
Do đó, tập đoàn lãnh đạo Hà Nội phải dựa vào đồng minh để tồn tại đã khắc sâu những vết hằn đau đớn lên cơ thể Việt Nam. Việt Nam chọn Liên Xô làm đồng minh nên cho Mạc Tư Khoa toàn quyền sử dụng hải cảng Cam Ranh từ năm 1979 đến 2004.
Áp dụng chính sách hợp-tác-hóa đã dẫn dân tộc đến bờ vực nạn đói năm 1985. Việt Nam xua quân vào Xứ Chùa Tháp năm 1979 đã kích thích Bắc Kinh mở cuộc chiến tranh biên giới khốc liệt vào năm 1979.
Liên Xô tan rã, Hà Nội lại muối mặt cầu cạnh Bắc Kinh nên phải làm quà bằng các Hiệp định về biên giới và Vịnh Bắc Bộ. Từ đó, Việt Nam có một mô hình kinh tế tư bản man dại thời đại Karl Marx, cộng với kiểu kinh tế thân hữu đã bị thế giới ruồng bỏ.
Vì áp dụng mô hình lạc hậu nên đến năm 2009, lợi tức bình quân chỉ có 1,000 USD. Từ 1963 đến 1995, Nam Hàn đã nâng lợi tức bình quân từ 100 lên tới 10,000 USD.
Việt Nam đang từng phút, từng giờ đứng trước mối đe dọa mọi mặt của người đồng minh “môi hở răng lạnh”. Chỉ có dân tộc Việt Nam đồng lòng mới giải tỏa được chứ không thể trông chờ vào nhà nước ù lì và bất lực.”

Thực chất của chế độ cộng sản

Một cựu đảng viên cộng sản, du học tại Ba Lan rồi trở về nước phục vụ, nay sinh sống tại thủ đô Vác Sa Va, tiếp tục đấu tranh cho quyền lợi giới lao động Việt Nam ở hải ngoại, ông Trần Ngọc Thành giải thích vì sao ông rời bỏ hàng ngũ đảng cộng sản Việt Nam:
“Ra đi du học tại Ba Lan tôi mới bắt đầu hiểu thực chất của chế độ cộng sản là gì, tôi có rất nhiều anh chị em trực tiếp tham gia vào quân đội, có những người đã hy sinh, có những người hiện nay là thương binh. Sau này, ngày càng tìm hiểu thì tôi thấy đó là một cuộc nồi da xáo thịt của người Việt Nam đánh nhau.
Người hưởng lợi chính là đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1945 thì họ cướp chính quyền tại Miền Bắc, khi đất nước chia thành hai miền sau hiệp định Geneve, họ lại bắt đầu phát động cuộc chiến tranh gọi là giải phóng Miền Nam, thực chất là họ muốn thu quyền lực về một mối, tôi rất thất vọng về chính quyền hiện nay.
Những căn nhà sang trọng nhiều từngNhững căn nhà sang trọng nhiều từng lầu chung quanh nhà bác Phiêu đều là của các lãnh tụ cao cấp tướng tá

Thật ra ý đồ của Hà Nội là thâu tóm tất cả chính quyền về tay người cộng sản, nhưng phải nhìn vào thực tế của đất nước, nhìn vào hạnh phúc của nhân dân mà phấn đấu. Thật ra từ năm 1975 đến nay, những người cầm quyền chỉ chăm chú vào quyền lợi của đảng cộng sản cũng như bản thân người cầm quyền, còn người dân vẫn là nô lệ trên đất nước mình.
Cái nô lệ ở đây không chỉ nói riêng về kinh tế mà trên các mặt, người dân có quyền nói, biểu hiện chính kiến, cách nhìn của mình, nhưng dưới chế độ cộng sản họ bị nô dịch tất cả các mặt.
Về kinh tế thì chính quyền cho cái gì thì dân được cái nấy, như việc hợp tác hóa, rồi sau này các chính sách khác về kinh tế là ngăn sông cấm chợ, cấm buôn bán, cải tạo công thương nghiệp, chỉ để phục vụ một nhóm nhỏ trong chính quyền.
Thật ra thì tôi không trả thẻ đảng mà tôi vất thẻ đảng, vì những người làm chủ đất nước hiện nay, thực sự chỉ là tôi tớ cho một số đảng viên cao cấp.
Ông Trần Ngọc Thành
Thật ra thì tôi không trả thẻ đảng mà tôi vất thẻ đảng, vì những người làm chủ đất nước hiện nay, thực sự chỉ là tôi tớ cho một số đảng viên cao cấp. Phần lớn người lao động hiện nay xuất thân từ nông thôn hay thành thị, từ trước tới nay bị phân biệt đối xử, về cả kinh tế lẫn mặt chính trị.
Sự sụp đổ của chế độ cộng sản, thay đổi chính trị tại Đông Âu là điều cần phải thay đổi để làm cho đất nước đi lên. Tôi thấy rằng, mục tiêu của chúng ta hiện nay là làm sao cho đại bộ phận người Việt Nam được no ấm.”
Qua những góp ý của các cựu chiến binh của hai miền Nam Bắc thì 35 năm sau khi chiến tranh kết thúc Việt Nam vẫn chưa thực hiện được chủ trương “độc lập, tự do, hạnh phúc” được ghi trên quốc huy của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là mục tiêu do đảng cộng sản đề ra, từ khi lên nắm chánh quyền hồi năm 1945.
35 năm sau khi hòa bình được vãn hồi, mặc dù được Hà Nội đã được kết nạp vào WTO, là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, là chủ tịch luân phiên của ASEAN, nhưng công luận vẫn cho là Việt Nam thiếu tự do, dân chủ, không có tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, không có nhân quyền và nằm trong danh sách những quốc gia có thu nhập thấp kém trên thế giới và trong khu vực Châu Á.

Chiến tranh Việt Nam kết thúc sau bắt tay giữa hai siêu cường?


Photo courtesy Nixonfoundation.org
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh vào năm 1972.

2010-04-29
Chiến tranh Việt Nam đã lùi vào quá khứ 35 năm, thế nhưng trong những năm qua, rất nhiều người Việt và cả người Mỹ vẫn còn nhiều thắc mắc liên quan tới cuộc chiến này.
Để cùng nhau ôn lại lịch sử liên quan tới cuộc chiến, nhất là chuyến đi của Tổng thống Nixon đến Trung Quốc cách nay gần 40 năm, nơi đó hai bên Mỹ - Trung đã ra Thông cáo Thượng Hải và rồi Hiệp định Paris được ký kết, dẫn đến việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam  và tiếp theo là sự sụp đổ của Sài Gòn 35 năm trước.

Quan điểm thay đổi

Như chúng ta đã biết, thuyết domino về Chủ nghĩa Cộng sản có từ thời Tổng thống Eisenhower. Thuyết này cho rằng khi phong trào cộng sản ở Trung Quốc thành công, nếu Hoa kỳ không can thiệp để phe cộng sản ở Bắc Việt chiếm miền Nam Việt Nam, sẽ làm cho các nước Đông Dương khác rơi vào tay cộng sản, đe dọa các nước còn lại trong khu vực như: Malaysia, Philippines, Nhật Bản, Úc...
Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta đã không có chiến tranh ở Triều Tiên. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta không có cuộc chiến ở Đông Dương.
Tổng thống Nixon
Ông Richard Nixon là người ủng hộ thuyết domino và là một trong những nhân vật nổi tiếng chống cộng. Đó là một trong những lý do ông được chọn làm ứng cử viên phó Tổng thống, đứng trong liên danh với ông Eisenhower, ứng cử viên Tổng thống, và liên danh này đã đắc cử.
Trong thập niên 50s, khi còn là Phó Tổng thống, ông Nixon đã từng lên tiếng phản đối Trung Quốc mạnh mẽ, vì nước này là cộng sản. Ông đã nói: “Chúng ta có thể thấy Trung Quốc là nguyên nhân cơ bản của tất cả mọi rắc rối của chúng ta ở châu Á. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta đã không có chiến tranh ở Triều Tiên. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta không có cuộc chiến ở Đông Dương”.
Thế nhưng, năm 1969, khi trở thành Tổng thống, ông Nixon đã thay đổi chính sách về cộng sản. Có lẽ do sức ép của người dân Mỹ muốn kết thúc chiến tranh Việt Nam, cũng như nhận thức của Hoa Kỳ về giá trị chiến lược trong việc cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc, đã làm cho cho Tổng thống Nixon thay đổi. Trong một thông điệp gửi đến người dân Mỹ liên quan tới chiến tranh Việt Nam, ngày 7 tháng 4 năm 1971, Tổng thống Nixon đã nói:
Vấn đề rất đơn giản đó là như thế này: chúng ta sẽ rời khỏi Việt Nam theo cách mà - bởi những hành động của chính chúng ta - cố ý chuyển giao đất nước cho những người Cộng sản? Hay là chúng ta sẽ rời khỏi theo cách, cho người miền Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để tồn tại như là những người tự do? Kế hoạch của tôi sẽ chấm dứt sự tham gia của người Mỹ theo cách sẽ cung cấp cho miền Nam cơ hội đó. Và một kế hoạch khác sẽ kết thúc nó một cách vội vàng và trao chiến thắng cho những người Cộng sản”.
Và chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon năm 1972, đã giúp Hoa Kỳ chấm dứt sự tham gia trong chiến tranh Việt Nam, theo một trong hai cách mà Tổng thống Nixon đã đưa ra, cũng có thể không phải là cách mà Tổng thống Nixon, Hoa Kỳ và nhiều người Việt mong đợi. Thế nhưng chuyến đi này của Tổng thống Nixon đã đã làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu cũng như lập ra một trật tự thế giới mới.





Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai
 tại Bắc Kinh hôm 25-2-1972. Photo courtesy National Archives & 
Records Administration.
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh hôm 25-2-1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration. 

Trung - Mỹ bắt tay?

Cũng xin nhắc lại rằng, do có những mâu thuẫn với Liên Xô, một nước XHCN anh em của Trung Quốc, và nhất là sau lần đụng độ quân sự ở biên giới giữa hai nước hồi tháng 8 năm 1969, dẫn đến việc Liên Xô đưa ra các kế hoạch chi tiết cho một cuộc tấn công hạt nhân vào Trung Quốc, nên Mao Trạch Đông lo ngại và muốn tìm một sự hòa giải với Hoa Kỳ để Trung Quốc rảnh tay mà đối phó với Liên Xô.
Phía Hoa Kỳ cũng muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc, giúp kết thúc chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến đã gây chia rẽ nước Mỹ, nên tháng 7 năm 1971, ông Nixon đã phái ông Henry Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc gia, bí mật đến Trung Quốc để sắp xếp cho chuyến viếng thăm của Tổng thống Nixon đến nước này. Và rồi cả thế giới đã bị sốc khi biết rằng Tổng thống Hoa Kỳ có ý định đến thăm Trung Quốc vào năm sau, 1972.
Là chúng ta sẽ rời khỏi theo cách, cho người miền Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để tồn tại như là những người tự do?
Tổng thống Nixon
Mặc dù Trung Quốc rất muốn thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ với lý do đã nêu trên, thế nhưng Trung Quốc cũng muốn ông Nixon phải bày tỏ trong tuyên bố của mình rằng, Tổng thống Hoa Kỳ “rất thèm” được đến thăm Trung Quốc, và rằng Trung Quốc rất “độ lượng” khi để ông Nixon đến thăm. Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông Nixon nói:
Tuyên bố bây giờ tôi phải đọc, đang được ban hành ở Bắc Kinh cũng như ở Hoa Kỳ rằng: Được biết Tổng thống Nixon đã bày tỏ mong muốn đến thăm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Thủ tướng Chu Ân Lai, thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mở lời mời Tổng thống Nixon đến thăm Trung Quốc vào một ngày thích hợp trước tháng 5 năm 1972. Tổng thống Nixon đã nhận lời với niềm hân hạnh”.

Thông cáo Thượng Hải


Tổng thống Richard Nixon thăm quân đội Mỹ tại Việt Nam năm 1970. 
AFP PHOTO.
Tổng thống Richard Nixon thăm quân đội Mỹ tại Việt Nam năm 1970. AFP PHOTO.

Trước chuyến đi của Tổng thống Nixon là chuyến đi của ông Kissinger đến Trung Quốc vào mùa hè năm 1971, tại đó ông Kissinger cũng đã cùng với ông Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc, đưa ra bản thảo về Thông cáo Thượng Hải. Hai bên đã nhận ra rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có nhiều điểm không thể thỏa hiệp, cho nên Chu Ân Lai đề nghị lập một bản thông cáo không chính thức và hai bên chấp nhận những điểm bất đồng, mỗi bên nêu rõ quan điểm của mình trong các phần riêng biệt khi cần thiết.
Và sau đó, tuần lễ cuối cùng của tháng 2 năm 1972, một chuyến viếng thăm lịch sử kéo dài một tuần của Tổng thống Nixon ở Trung Quốc. Vào ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm này, ngày 28 tháng 2, tại Thượng Hải, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ban hành một thông cáo chung, còn gọi là Thông cáo Thượng Hải.
Những điểm chính trong thông cáo Thượng Hải là, hai nước cam kết đi đến bình thường hóa, sẽ cùng nhau hợp tác trao đổi trên nhiều lĩnh vực, Hoa Kỳ công nhận Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc và hai bên cam kết giải quyết vấn đề Đông Dương trong đó có chiến tranh Việt Nam.
Trong thông cáo cũng có một đoạn “ám chỉ” Liên Xô khi tuyên bố rằng, hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc “không nước nào được phép tìm kiếm quyền bá chủ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và mỗi nước chống lại các nỗ lực của bất kỳ nước nào hoặc nhóm các nước khác nhằm thiết lập quyền bá chủ”.
Một trong những điểm chính đã nêu trong Thông cáo Thượng Hải là quan điểm của hai nước về sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Thông cáo nêu rõ, phía Trung Quốc ủng hộ hoàn toàn “Đề nghị 7 điểm” của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do bà Nguyễn Thị Bình đưa ra trong lần đàm phán ngày 1 tháng 7 năm 1971.
Trong “Đề nghị 7 điểm” này, bà Bình kêu gọi Mỹ đưa ra thời hạn rút toàn bộ lực lượng Hoa Kỳ khỏi miền Nam và xóa bỏ chính phủ Việt Nam Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Và rồi, như mọi người đều biết, Hiệp định Paris đã được ký gần một năm sau đó. Chiến tranh Việt Nam cũng đã kết thúc cách nay 35 năm, như là một thỏa thuận giữa các nước lớn với nhau.

 

Theo dòng thời sự:


Việt Nam đã quên cuộc đấu tranh cho tự do?

Photo courtesy National Archives & Records Administration.
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh hôm 25-2-1972.

2010-06-28
TS K. R. Bolton 10-06-2010 Xung đột về ý thức hệ và đặc biệt là sự bất đồng giữa cánh tả với cánh hữu nói chung phục vụ cho việc: (1) Che giấu các sự kiện và đặc biệt là nguyên nhân các vấn đề bởi vì các giáo điều cố thủ, (2) Làm cho kẻ thù trong nhóm và các cá nhân, những người có nhiều điểm chung hơn là tìm thấy sự bất đồng.
Trường hợp Việt Nam, và đặc biệt là cuộc nội chiến giữa hai miền Nam – Bắc, sự bất đồng giữa hai phe dĩ nhiên là đang xảy ra. Cánh tả ở phương Tây, và đặc biệt là tại Mỹ, đứng ở vị trí chống lại bất cứ chính sách nào mà Hoa Kỳ theo đuổi, trong khi cánh hữu kiên định ở vị trí là “bất cứ điều gì đất nước tôi làm, tôi đều ủng hộ”.
Những ngày này, trong cuộc chiến chống lại “trục ma quỷ”, cánh hữu, ý tôi muốn nói là trong bối cảnh “những người bảo thủ nguyên thủy” của Mỹ, khác với những người có nguồn gốc theo chủ nghĩa Tờ rốt kít, “những người bảo thủ mới”, trở lại vị trí truyền thống “nước Mỹ là trước hết” đã không còn được ưa chuộng trong chính sách của Mỹ kể từ thời điểm ít nhất là thời Tổng thống Woodrow Wilson.

Cuộc đấu tranh cho tự do Việt Nam

Trường hợp Việt Nam, đã đấu tranh được vài ngàn năm và có dấu hiệu cho thấy cuối cùng họ đầu hàng vì một quyền lực nước ngoài gặm nhấm chủ quyền hơn bất kỳ cường quốc quân sự đế quốc thông thường nào.
Tham vọng đế quốc Trung Quốc đối với Việt Nam ngược trở lại năm 208 TCN, khi một tướng Trung Quốc là Triệu Đà, tự xưng hoàng đế trên nhiều phần lãnh thổ của Việt Nam. Năm 111 TCN, Việt Nam đã sát nhập vào nhà Hán và trở thành quận Giao Chỉ. Sau nhiều thế kỷ kháng cự, độc lập đã đạt được ở một mức độ nào đó, nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục phải cống nạp cho Trung Quốc.
Người Mông Cổ đã bị đẩy lùi thành công trong thế kỷ 12 và người Việt là giống dân duy nhất làm được điều đó, đủ để chứng minh sự kiên cường của họ. Trung Quốc chiếm đóng Việt Nam năm 1407, nhưng sau hai thập kỷ chiến đấu, đã được giải phóng hoàn toàn trong năm 1428. Trung Quốc lại tấn công vào năm 1788 nhưng cũng đã bị đẩy lui.
Pháp không bao giờ có thể mong đợi việc quay lại thuộc địa Đông Nam Á có hiệu lực, và khu vực này chắc chắn trở thành mối quan tâm về địa chính trị của Hoa Kỳ như là cường quốc Thái Bình Dương đang lên
Sử gia Peter Grosse

Năm 1909, Trung Quốc cố đòi quần đảo Hoàng Sa, bắt đầu một loạt các hành động hung hăng kéo dài cho đến nay. Năm 1956, hải quân Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa và xâm lấn thêm vào năm 1974. Năm 1984, Trung Quốc thành lập khu hành chính Hải Nam, kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1988, tàu Trung Quốc và Việt Nam đã đụng độ ở đá Gạc Ma và Cô Lin (Johnson Reef). Năm 1992, đã có những cuộc xâm nhập sâu hơn vào Trường Sa.
Trung Quốc đã tham gia hợp đồng với Công ty Năng lượng Crestone Hoa Kỳ năm 1994, thăm dò dầu khí quanh Trường Sa. Năm 2000, Việt Nam đã nhượng bộ cho Trung Quốc vùng biển ngoài Vịnh Bắc Bộ. Trong năm 2004, có hơn 1.000 lần Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, với 80 ngư dân Việt Nam bị giam giữ trong tháng 12.

bando1b-305.jpg

Bản đồ do Hội địa lý Hoa Kỳ phát hành phần khoanh vòng màu đen là Hoàng Sa được chú thích là của Trung Quốc. Photo courtesy of nationalgeographic.com

Trung Quốc đã khoan dầu ở vùng biển Việt Nam trong năm 2005, và trong năm đó hải quân Trung Quốc bắn vào ngư dân Việt Nam ở vùng biển Việt Nam thuộc Vịnh Bắc Bộ. Năm 2007, Trung Quốc bắn vào ngư dân Việt Nam ngoài khơi Hoàng Sa. Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận trong khu vực.
Chính phủ Trung Quốc phê duyệt kế hoạch xây dựng Tam Sa, một thành phố lớn để sáp nhập ba quần đảo, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc [1].
Năm 1979, Việt Nam trở thành nạn nhân của sự đối đầu Trung – Xô, khi Trung Quốc xâm lược như “một hành động của việc bác bỏ Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh, và Tương trợ Trung – Xô, tới kỳ gia hạn”[2].
Khoản 6 của Hiệp ước nói rằng, nếu hai bên không ký thông báo ý định chấm dứt hiệp ước trong năm cuối cùng, liên minh sẽ tự động gia hạn thêm 5 năm nữa [3].
Cái được gọi là Hiệp ước Hữu nghị Trung – Xô không được thiết kế để bảo đảm vị trí siêu cường cho Trung Quốc là do Liên Xô, như ý định của Mao, hoặc không phải là một liên minh hữu nghị giữa hai nước cộng sản được cho là anh em nhưng để duy trì vị trí của sự chinh phục và làm nhục công khai. Trung Quốc xem Hiệp ước này giữ cho Nga "quyền bá chủ". Nó đến từ những ngày khi Stalin áp đặt các điều kiện lên chính quyền Mao, rằng ông không bao giờ được xem là đồng chí [4].
Do đó, Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979 với ý định khiêu khích trực tiếp Liên Xô, nước đã ký hiệp ước phòng thủ với Việt Nam năm 1978, chính hiệp ước này nhắm vào Trung Quốc. Liên minh Việt – Xô này đã làm cho Việt Nam “dính chặt vào” “mục đích kềm chế Trung Quốc” của Liên Xô [5].
Rạn nứt giữa Trung Quốc và Việt Nam càng trở nên rõ hơn khi hàng ngàn người gốc Hoa chạy trốn khỏi Việt Nam trong năm 1978. Tranh chấp lãnh thổ trên quần đảo Trường Sa và Việt Nam xâm lược Campuchia, đã gia tăng căng thẳng trong quan hệ Việt – Trung.
Ông Bruce Elleman nói rằng Trung Quốc không đối mặt với thất bại ở Việt Nam do việc rút quân nhanh, bởi vì cuộc xâm lược này nhằm mục đích thách thức Liên Xô, nước đã ký hiệp ước phòng thủ với Việt Nam, cho thấy Nga xuất hiện như cái gọi là “con gấu giấy”; do đó bác bỏ hiệp ước gọi là Nga – Trung, hiệp ước chẳng là gì cả, chỉ là một sự cản trở và đã tới lúc gia hạn đúng vào thời điểm cuộc tấn công.
Trung Quốc thông báo ý định xâm lược Việt Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1979, là ngày đầu tiên mà họ có thể chấm dứt Hiệp ước Trung – Xô năm 1950 một cách hợp pháp, và họ đã tấn công Việt Nam ba ngày sau đó. Khi Moscow không can thiệp, Bắc Kinh công khai tuyên bố rằng Liên Xô đã thất hứa trong việc hỗ trợ Việt Nam. Sự thất bại của Liên Xô trong việc giúp đỡ Việt Nam làm cho, ngày 3 tháng 4 năm 1979, Trung Quốc tuyên bố rằng họ có ý định chấm dứt Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và tương trợ Trung – Xô năm 1950.
... Chỉ sau ba tuần giao tranh, Trung Quốc rút lui và tranh chấp biên giới Việt – Trung vẫn chưa được giải quyết. Với đa số những người ngoài, hành động quân sự của Trung Quốc như thế được xem là thất bại. Nhưng nếu mục tiêu thực sự đằng sau cuộc tấn công của Trung Quốc là để lộ ra sự bảo đảm hỗ trợ quân sự cho Việt Nam của Liên Xô là dối trá, thì việc Liên Xô từ chối can thiệp một cách hiệu quả đã chấm dứt hiệp ước phòng thủ Việt – Xô.
Như vậy, rõ ràng là Bắc Kinh đã đạt được một chiến thắng chiến lược bằng cách phá vỡ sự bao vây của Liên Xô và loại bỏ mối đe dọa của Moscow về một cuộc chiến trên hai mặt trận [6].
Trung Quốc đe dọa gây chiến với Nga nếu Nga viện trợ cho Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc phát triển liên minh với Hoa Kỳ, [điều này] đã đe dọa Liên Xô trên hai mặt trận. 
Nhằm ngăn chặn sự can thiệp của Liên Xô thay cho Việt Nam, ngày hôm sau Đặng Tiểu Bình đã cảnh cáo Moscow rằng, Trung Quốc đã chuẩn bị một cuộc chiến toàn diện chống Liên Xô. Để chuẩn bị cho cuộc xung đột này, Trung Quốc đặt tất cả quân đội dọc theo biên giới Trung – Xô, báo động một cuộc chiến khẩn cấp, thiết lập lệnh quân sự mới ở Tân Cương, và thậm chí sơ tán khoảng 300.000 thường dân khỏi biên giới Trung – Xô [7].
Trung Quốc đã chứng kiến sự thiếu ý chí ở Nga, cộng thêm sự thất bại của Bộ Chính trị hành động chống lại Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan [8].

Chủ nghĩa thực dân Pháp và Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ


Taquangbuukyhiepdinhgeneve.jpg-250.jpg

Tạ Quang Bửu, trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đang ký Hiệp định Genève. Photo courtesy of wikipedia 

Sau hàng loạt hành động xâm lược quân sự của Pháp giữa 1859 và 1885, Việt Nam trở thành Đông Dương của Pháp. Bắt đầu sự sụp đổ Đông Dương của Pháp, và thực ra của các cường quốc đế quốc châu Âu nói chung, đã được thiết lập trong sự chuyển động của thế chiến thứ II. Năm 1941, Nhật xâm chiếm Việt Nam. Cuộc chiến tranh chống Nhật đã cho Hồ Chí Minh cơ hội giành lấy Hà Nội. Từ 1946-1954 lực lượng của Pháp và ông Hồ đã tham gia với nhau, miền Bắc và miền Nam Việt Nam đã được thành lập theo Hiệp định Geneva năm 1954, với Pháp đã bị loại ra.
Thật là ngây thơ khi tin rằng Hoa Kỳ theo đuổi thái độ thân thiện với các đồng minh Thế chiến thứ II liên quan đến tương lai của các đế quốc châu Âu sau chiến tranh. Hoa Kỳ chỉ cam kết tiêu diệt các đế quốc châu Âu như Liên Xô [cam kết], khi cả hai tìm cách lấp vào khoảng trống. Đó là điều hiển nhiên từ Hội đồng Đối ngoại (CFR) Hoa Kỳ, ý kiến của sử gia Peter Grosse cho rằng các đầu sỏ chính trị sánh với Liên Xô như những người đỡ đầu chống chủ nghĩa thực dân. Ông Grosse viết:
Đông Dương được xem như là một vấn đề thực dân Pháp; sự đồng thuận về các nghiên cứu thời chiến, đó là Pháp không bao giờ có thể mong đợi việc quay lại thuộc địa Đông Nam Á có hiệu lực, và khu vực này chắc chắn trở thành mối quan tâm về địa chính trị của Hoa Kỳ như là cường quốc Thái Bình Dương đang lên [9].
Ông Grosse nói rằng lãnh tụ cộng sản/ những người nổi dậy theo chủ nghĩa dân tộc chống lại sự cai trị của Pháp ở Đông Dương, ông Hồ Chí Minh đã gặp các thành viên của “Inquiry” [10] trong tư cách là cố vấn Tổng thống Wilson tại Hội nghị Hòa Bình Paris (*) sau Thế chiến thứ I. Ông Grosse viết:
Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, Hội đồng [Đối ngoại] trở lại thẩm tra nghiêm túc về Đông Dương, nơi mà chế độ thực dân Pháp xung đột với các lực lượng du kích cuộc cách mạng của một người tự mô tả là theo chủ nghĩa Mác, tên là Hồ Chí Minh, người mà các thành viên của Inquiry đã gặp lần đầu với tư cách là một trong những nguyên cáo dân tộc mà ít người biết đến tại Hội nghị Paris hơn ba thập kỷ trước đó [11].
Tháng 11 năm 1953 một nhóm nghiên cứu của Hội đồng Đối ngoại [Hoa Kỳ] cho ra báo cáo đầu tiên về Đông Dương, nói rằng cuộc nổi loạn của Việt Minh không đại diện cho mối đe dọa cộng sản. Bản báo cáo nói về cuộc nổi dậy chống Pháp ở Đông Dương như sau:
Chiến tranh “lớn hơn bất cứ điều gì” mà các nhà tư tưởng chính sách cho là như thế.... Thật là sai lầm khi xem lực lượng Việt Minh của ông Hồ chỉ đơn giản là bảo vệ sự chuyển tiếp của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới, không có gì trong thiết kế của Moscow có thể giải thích quy mô và bạo lực của phiến quân Việt Nam. Chủ nghĩa Mác “ít liên quan tới cuộc cách mạng hiện nay”, thay vào đó là chủ nghĩa dân tộc bị dồn nén, rõ ràng và đơn giản. Với Pháp mất uy tín do quá khứ thuộc địa của mình, cơ hội đã mở ra cho Hoa Kỳ lèo lái những người đi theo ông Hồ ra khỏi điều không liên quan đến chủ nghĩa Mác [12].
Mặc dù ông Grosse không đề nghị bất cứ điều gì về vấn đề này, nhưng có khuynh hướng giả thuyết rằng ông Hồ đã được phát hiện từ năm 1919, trong số những nhà cách mạng thuộc địa khác ở Hội nghị Hòa Bình Paris và được giữ ở đó để dành cho tương lai, theo chiến lược tầm xa biện chứng của các đầu sỏ chính trị [13].
Chiến lược tầm xa biện chứng đó có thể không bao gồm bất cứ điều gì ngoại trừ việc cho phép ông Hồ có được quyền lực trên toàn cõi Việt Nam trong quá trình theo đuổi nhiều thập kỷ về những gì mà nhiều chuyên gia quân sự và bảo thủ thời đó gọi là một cuộc “chiến không giành chiến thắng” tại Việt Nam [14].
Trong khi những người Mỹ bảo thủ như thế xem “cuộc chiến không giành chiến thắng” tại Việt Nam là kết quả sự lật đổ cộng sản của Hoa Kỳ do mục đích phá hoại quân sự, tinh thần và kinh tế của Mỹ. Lập luận của tôi là chính sách “không giành chiến thắng” đã theo đuổi, cho phép những người cộng sản (những người theo chủ nghĩa dân tộc) đưa Việt Nam thành lập một nhà nước thống nhất, một cuộc chiến “không giành chiến thắng” kéo dài như thế làm kiệt quệ đất nước mới [thành lập] để Việt Nam có nghĩa vụ tìm kiếm uy tín và phát triển kinh tế thông qua [các tổ chức] tài chính quốc tế.
Do đó, Việt Nam, giống như hầu hết các chính phủ phi thuộc địa khác: đi từ tình trạng thuộc địa châu Âu tới chủ nghĩa thực dân mới về tài chính quốc tế và các tổng công ty xuyên quốc gia. Nếu thuyết biện chứng này nghe quá cường điệu hay giống như là một "âm mưu", có lẽ là do châu Âu đã mệt mỏi sau cuộc chiến, ảnh hưởng bởi sự giúp đỡ trong Kế hoạch Marshall (**) của Hoa Kỳ, đó là lý do "viện trợ" đã bị khối Xô Viết từ chối; Liên Xô nhìn vấn đề này như là châu Âu bị tư bản toàn cầu có căn cứ ở Hoa Kỳ chinh phục.
Dù các động cơ là gì, kết quả là loại Pháp khỏi Đông Dương, và bất chấp lý luận của Việt Minh về cuộc cách mạng, những gì [xảy ra] trong những năm gần đây dường như không lay chuyển Việt Nam gia nhập nền kinh tế thế giới.

Đường đi đến toàn cầu hóa và kinh tế thị trường


IMG_1403-250.jpg

Chủ tịch Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ Fred P. Hochberg gặp gỡ Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hôm 14-06-2010. Photo courtesy of US Ex-Im Bank

Điều nói trên chỉ là phỏng đoán? Sự việc thật ra là: (1) Việt Nam đã từng là nước chủ yếu nông nghiệp, các cơ sở nông nghiệp bị cuộc chiến tranh kéo dài tàn phá, và (2) Việt Nam đang bị cạn kiệt, đã tìm kiếm trợ giúp trong kinh tế thị trường và tài chính nợ.
Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên rơi vào chiến tranh với lý do chính là áp đặt "nền kinh tế thị trường". Một trong những đòi hỏi quan trọng về hòa bình chống lại Serbia của lực lượng NATO là một “nền kinh tế thị trường” được ban hành thay cho quy hoạch nhà nước, đặc biệt ở khu vực Kosvo giàu khoáng sản. Và dĩ nhiên “các cuộc cách mạng màu” tàn phá khối Xô Viết cũ và những nơi khác trong việc lật đổ chế độ, thực hiện các chính sách hỗ trợ “một xã hội mở” - tức là mở cửa khai thác bằng đồng vốn quốc tế.
Do đó, tại Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng 12 năm 1986, các nhà cải cách do ông Nguyễn Văn Linh dẫn đầu đã làm một việc táo bạo và lao vào cải cách thị trường tự do, được gọi là Đổi Mới, thiết lập cái gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [15]. Trong khi điều này có thể được xem như “Chính sách kinh tế mới” của Lenin ở Liên Xô trong thập niên 1920, Liên Xô dễ dàng lao vào chế độ thực dân tài phiệt do Trotsky nắm quyền chứ không phải là Stalin và dĩ nhiên là cuối cùng Liên Xô đã thua.
Có lẽ cách dễ nhất để đánh giá mức độ của một chính phủ lệ thuộc vào đồng vốn quốc tế là xem các báo cáo của các tổ chức như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ngân hàng Thế giới nói về Việt Nam như sau:
... Trong thời gian này, quan hệ giữa Ngân hàng Thế giới với Việt Nam cũng đã hoàn thiện và phát triển đáng kể. Chiến lược Đối tác của đất nước hỗ trợ năm tài khóa 2007-2011, hỗ trợ Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ năm 2006-2010, trong đó đưa ra quá trình chuyển đổi, hướng tới nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu là nước có thu nhập trung bình vào năm 2010 [16].
Thật là sai lầm khi xem lực lượng Việt Minh của ông Hồ chỉ đơn giản là bảo vệ sự chuyển tiếp của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới, không có gì trong thiết kế của Moscow có thể giải thích quy mô và bạo lực của phiến quân Việt Nam.
Trích báo cáo đầu tiên về Đông Dương

“Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [tại Việt Nam] được cho là hình thức kinh tế được ưa chuộng nhất. Ngân hàng Thế giới nói rằng:
Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới và đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới .... Tăng trưởng gần đây là do tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực kinh tế tư nhân. Vai trò của khu vực kinh tế nhà nước trong hoạt động sản xuất đã giảm rõ rệt: từ 52% trong năm 1995 đến dưới 35% trong năm 2006 ...
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng gần gấp đôi, lên 20,3 tỷ đô la, trong khi tổng số vốn ở thị trường chứng khoán đạt 43% GDP vào cuối năm 2007, so với 1,5% hai năm trước đó. Mức nợ công là 42% GDP là vừa phải và được coi là bền vững.
Mức nợ này tương tự như các nước ASEAN. Phân tích về nợ bền vững (DSA) gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phù hợp với đầu tư và triển vọng tăng trưởng của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (SEDP). Ước tính nợ công và công nợ do chính phủ bảo lãnh tăng từ 44% GDP trong năm 2007 lên khoảng 51% vào năm 2016 và giảm nhẹ sau đó. Việc gia tăng này mặc dù nghiêm trọng, nhưng vẫn được xem nằm trong giới hạn có thể quản lý, đặc biệt là hơn phân nửa số nợ nằm trong điều kiện vay ưu đãi cao [17].
Trong khi cái nhìn tổng quan của Ngân hàng Thế giới về Việt Nam là tích cực như tư nhân hóa nền kinh tế và gia tăng nợ công đến hơn ½ GDP, nhưng đó là một ví dụ rất chi tiết về một nhà nước xã hội chủ nghĩa đã nhanh chóng hội nhập vào hệ thống kinh tế thế giới như thế nào, sau khi bị tàn phá do “cuộc chiến không giành chiến thắng” trong nhiều thập kỷ.
Ghi chú:
 [1] K R Bolton, “Russia and China: an Approaching Conflict?,” The Journal of Social, Political, and Economic Studies, Washington, Summer 2009, Vol. 34, No. 2, 164-165.
[2] Ibid., 162.
[3] Ibid.
[4] K R Bolton, “Sino-Soviet-US Relations and the 1969 Nuclear Threat,” Foreign Policy Journal, May 17, 2010. K R Bolton, op.cit., 2009, 156-158.
[5] Robert A Scalapino., “The Political Influence of the USSR in Asia,” in Donald S. Zagoria, ed., Soviet Policy in East Asia (New Haven, Yale University Press, 1982), 71.
[6] Bruce Elleman, “Sino-Soviet Relations and the February 1979 Sino-Vietnamese Conflict,” 20 April 1996
Vietnam Center, Texas Tech University, http://www.vietnam.ttu.edu/vietnamcenter/
[7] Elleman, ibid.
[8] Elleman, ibid.
[9] Peter Grosse, “The First Transformation,” Continuing The Inquiry: The Council on Foreign Relations from 1921 to 1996, (New York: Council on Foreign Relations, 2006). The entire book can be read online at: Council on Foreign Relations: http://www.cfr.org/about/history/cfr/index.html
[10] “The Inquiry” was the predecessor of the Council on Foreign Relations, which Grosse refers to as the USA’s “foreign policy establishment.” (sic).
[11] Peter Grosse, op.cit.
[12] Ibid.
[13] K R Bolton, “Socialism, Revolution, and Capitalist Dialectics,” Foreign Policy Journal, May 4, 2010.
[14] For example: Maj. Arch E Roberts, Victory Denied: Why Your Son Faces Death in ‘No-Win Wars’” (Colorado: Committee to Restore the Constitution, 1972).
[15] Geoffrey Murray,  (1997) Vietnam: Dawn of a New Market (New York: St. Martin’s Press, 1979), 24-25.
[16] The World Bank: “Vietnam: Country Brief”, http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/COUNTRIES/EASTASIAPACIFICEXT/VIETNAMEXTN/0,,contentMDK:20212080~menuPK:387573~pagePK:1497618~piPK:217854~theSitePK:387565,00.html (Accessed 28 February 2010).
[17] Ibid.
(*) Hội nghị Hòa bình Paris 1946 từ ngày 29 tháng 6 đến ngày 15 tháng 10 năm 1946.
(**) Marshall Plan: là kế hoạch quan trọng của Hoa Kỳ nhằm tái thiết và thiết lập một nền tảng vững chắc cho các quốc gia Tây Âu, đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Đệ nhị Thế chiến.
Nguồn: http://www.foreignpolicyjournal.com/2010/06/10/has-vietnam-lost-the-struggle-for-freedom/

Thói ngụy biện ở người Việt

Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong một xã hội văn minh. Ở nhiều nước, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Ở các nước phương Tây, hầu như ngày nào báo chí cũng có những bài của những cây bỉnh bút tranh luận về một vấn đề nóng nào đó. Trên tivi cũng có những cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai hay nhiều người về những chủ đề từ “đại sự” đến những vấn đề tưởng như nhỏ nhất. Trong các hội nghị khoa học, trước một vấn đề còn trong vòng nghi vấn, người ta cũng có những chuyên gia tranh luận dưới dạng những bài giảng khoa học.

Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi.


Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải tập trung vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, phải sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không công kích vào cá nhân và nhân thân của người tham gia tranh luận.

Đó là những đòi hỏi khó khăn cho một cuộc tranh luận nghiêm túc có ý nghĩa, và không phải ai cũng có khả năng đạt được những yêu cầu này, nhất là đối với người Việt vốn chưa quan với văn hóa tranh luận. Do đó, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều trường hợp chất lượng của những cuộc tranh luận giữa người Việt rất thấp. Chỉ cần xem qua những cái-gọi-là “tranh luận” trên các diễn đàn báo chí (và nhất là các “chat room” hay blog), người ta có thể thấy đó không phải là tranh luận, mà là những cuộc đụng độ giũa các cá nhân tham gia tranh luận, những cuộc chửi bới, chẳng có lí luận của người tranh luận. Ngoài ra, đối với một số người tham gia bình luận về một câu chuyện nào đó là một cuộc dàn xếp, một sự đóng kịch, nhằm tung hỏa mù hoặc lên lớp, hoặc a dua theo đám đông. Đó là những kịch bản ngớ ngẩn đến tội nghiệp. Ngớ ngẩn là vì người xuất hiện chẳng nói được gì cho đầy đủ, mà cũng chẳng phân tích một vấn đề gì cho đến nơi đến chốn.

Thật vậy, rất nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận giữa người Việt chỉ là những cuộc chửi lộn, mà trong đó người ta tha hồ vung vít, ném liệng vốn liếng chữ nghĩa qua lại một cách hỗn độn, mà chẳng cần để ý đến logic hay các nguyên tắc của tranh luận là gì. Hơn nữa, rất dễ dàng nhận thấy rằng trong các cuộc tranh luận đó người ta nhắm vào mục tiêu là nhân thân, cá nhân của người tranh luận chứ không nhắm vào quan điểm và lí lẽ của người đó. Thay vì tranh luận thẳng vào vấn đề, người ta tìm cách gắn cho đối phương một nhãn hiệu, và từ đó làm lu mờ đi quan điểm của họ. Trong hầu như những tranh luận, nhiều người cố tìm hay tạo cho mình một vị trí đạo cao đức trọng cả bằng cách gắn cho đối phương những danh từ và tính từ mang tính miệt thị, một thủ đoạn có khả năng làm cho một cuộc tranh luận trở nên một cuộc ẩu đã ngôn từ đinh tai nhức óc thay vì là một trao đổi khoa học.

Thực ra, đó là một hình thức ngụy biện, một lỗi lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng trong tranh luận. Nói một cách đơn giản, ngụy biện là những nhầm lẫn trong lí luận và suy luận. Ngụy biện khác với logic. Logic, nói một cách ngắn gọn trong trường hợp này, là những qui ước quản lí tính nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ. Giới triết học Tây phương đã bỏ khá nhiều công sức để phân biệt thế nào là logic và thế nào là ngụy biện. Aristotle có lẽ là một nhà logic học đầu tiên có công phát triển các qui tắc và hệ thống suy luận. Trong quá trình làm việc, ông phát hiện ra nhiều lỗi lầm mà sau này người ta quen gọi là những “ngụy biện.” Mặc dù Aristotle là một nhà nhà logic học đầu tiên có công liệt kê và phân loại những loại ngụy biện, thầy của ông (Plato) mới xứng đáng được vinh danh như là một nhà triết học đầu tiên đã có công sưu tầm những ví dụ về ngụy biện. Kể từ khi Plato và Aristotle, đã có khá nhiều nhà triết học và logic học như John Locke, John Stuart Mill, Jeremy Bentham, và Arthur Schopenhauer cũng có nhiều cống hiến quan trọng trong việc nghiên cứu về ngụy biện.

Điều đáng chú ý là những lỗi lầm về ngụy biện ở người Việt lại hay thấy trong giới có học. Chỉ cần điểm qua báo chí, websites, blog, v.v... chúng ta dễ dàng thấy rất nhiều cái-gọi-là "tranh luận" thật ra chỉ là ngụy biện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đó là những ngụy biện, mà thậm chí còn hết lời khen ngợi kẻ ngụy biện là ... uyên bác! Điều này cho thấy trong những người Việt học cũng có người rất lười biếng suy nghĩ và chẳng phân biệt được thật và giả, không có khả năng nhận dạng được ngụy biện. Phải ghi nhận một điều là internet đã rất tuyệt vời, vì qua những "tranh luận" và chửi bới của những kẻ tham gia trên internet, chúng ta biết được bộ mặt xấu xí đằng sau những người mang nhãn mác "trí thức" hay "có học". Những kẻ này tương đối nguy hiểm, vì với cái nhãn mác "có học" đó, họ có cơ hội làm lũng đoạn xã hội và trở thành những con vi khuẩn làm nhiễm trùng nền học thuật nước nhà. Do đó, cần phải giúp họ nhận ra đâu là ngụy biện và đâu là logic.

Thực ra, nhận dạng ngụy biện không phải là một việc làm khó khăn. Nói chung chỉ với một lương năng bình dân, người ta có thể phân biệt một phát biểu mang tính ngụy biện với một phát biểu logic. Tuy nhiên, cũng có nhiều dạng thức ngụy biện mà vẻ bề ngoài hay mới nghe qua thì rất logic, nhưng thực chất là phi logic. Những loại ngụy biện núp dưới hình thức “khoa học” này không dễ nhận dạng nếu người đối thoại thiếu kiến thức về logic học hay thờ ơ với lý lẽ. Do đó, một điều quan trọng trong tranh luận là cần phải phát hiện và nhận dạng những hình thức ngụy biện, và quan trọng hơn, cần phải hiểu tại sao chúng sai. Có thể phân loại ngụy biện thành nhiều nhóm khác nhau liên quan đến việc đánh lạc vấn đề, lợi dụng cảm tính, thay đổi chủ đề, nhầm lẫn trong thuật qui nạp, lý luận nhập nhằng, phi logic, và sai phạm trù. Trong khuôn khổ giới hạn, người viết bài này không có tham vọng trình bày tất cả những loại ngụy biện một cách chi tiết (vì việc này đã được hệ thống hóa trong nhiều sách về logic học), mà chỉ muốn liệt kê ra những loại ngụy biện thường hay gặp trong báo chí và truyền thông, hầu giúp bạn đọc có thể phân biệt giữa chân và giả.

Liệt kê sau đây là một loạt những ngụy biện phổ biến hay thấy ở người Việt. Những ngụy biện này có thể phân thành 7 nhóm như sau:

• Đánh tráo chủ đề
• Lợi dụng cảm tính và đám đông
• Làm lạc hướng vấn đề
• Qui nạp sai
• Nhập nhằng đánh lận con đen
• Phi logic
• Các nhầm lẫn khác

Nhóm 1. Đánh tráo chủ đề

1. Công kích cá nhân
(ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, thấp kém nhất, nguy hiểm nhất, nhưng có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.

Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như “Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông là người làm kinh tế, không biết gì về khoa học, mà nói chuyện khoa học”. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu, mà là logic của lời phát biểu. Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh học của Tây có vài chữ mà đã quay lại chửi bới đồng nghiệp à? Anh là con công cháu cha, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ của chúng tôi.”

2. Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam). Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như “Isaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế,” làm như ông Newton là người có thẩm quyền để chúng ta tin vào Thượng đế. Thẩm quyền không thuyết phục được ai; chỉ có sự thật, lí lẽ và logic mới quan trọng và có khả năng thuyết phục.

3. Lợi dụng nặc danh. Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và vì không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận. Giới công an hay sử dụng ngụy biện này, ví dụ như “Một viên chức tình báo cho biết chính anh từng hoạt động cho địch.”

4. Lợi dụng tác phong. Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về tính hợp lí của phát biểu. Tiêu biểu cho loại ngụy biện này là những phát biểu như “Nixon thất cử vì ông ta thường hay ra mồ hôi trên trán,” hay “Tại sao anh không nghe theo lời khuyên của anh chàng ăn mặc bảnh bao đó?” Thực ra, “bảnh bao” và “mồ hôi trên trán” chẳng có dính dáng gì đến vấn đề đang bàn thảo.

5. Luận điệu cá trích. Loại ngụy biện này thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ví dụ: “Anh có thể nói rằng tử hình là một hình thức không có hiệu quả trong việc chống lại tội phạm, nhưng còn nạn nhân của tội phạm thì sao? Gia đình của nạn nhân sẽ nghĩ gì khi họ thấy tên sát nhân người thân của họ bị giam giữ trong nhà tù bằng đồng tiền của chính họ. Họ có nên nuôi dưỡng những tên sát nhân như thế không?”

6. Luận điệu ngược ngạo. Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ đoạn của những người ngụy biện. Chẳng hạn như trong câu này “Anh nói rằng ăn nhiều mỡ không liên quan đến cholesterol, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không?” Đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại!

Nhóm 2. Lợi dụng cảm tính và đám đông

7. Dựa vào bạo lực
(ad baculum). Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác. Ví dụ như “Những ai không tin vào chính sách của Nhà nước sẽ phải trả giá đắt”, hay “Được rồi, tôi đã biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi mới mua một cây súng ngắn chưa nhỉ?”

8. Lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam). Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình. Ví dụ như “Anh ấy không có giết người bằng búa. Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội, anh ấy đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng tinh thần,” hay “Tôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đã tiêu ra ba tháng nay để bàn rồi đấy.”

9. Lợi dụng hậu quả (ad consequentiam). Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu “A hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật”. Ví dụ: “Nếu vũ trụ được một đấng chí tôn thượng đế tạo nên, chúng ta có thể thấy những hiện tượng được tổ chức một cách thứ tự. Và hiện tượng chung quanh chúng ta quả rất thứ tự, vậy đấng chí tôn thượng đế chính là người tạo nên vũ trụ,” hay “Anh phải tin vào Đảng Cộng hòa, chứ nếu không cuộc đời này sẽ chẳng có ý nghĩa” (hay là nói một cách ngược lại: cuộc sống này chẳng có ý nghĩa gì nếu không có Đảng cộng hòa!)

10. Lạm dụng chữ nghĩa. Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu “Bất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ý rằng về Việt Nam ăn Tết là làm lợi cho cộng sản,” chữ “lương tri” được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có lương tri.

11. Dựa vào quần chúng (ad numerum). Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.”

Nhóm 3. Làm lạc hướng vấn đề

12. Lí lẽ chẻ đôi
. Loại ngụy biện này thường phân định một vấn đề thành hai giá trị: trắng và đen, bạn và thù, có và không, v.v.. dù trong thực tế, có hơn hai lựa chọn. Chẳng hạn như “Hoặc là anh hợp tác với tôi hay là anh chống tôi, anh chọn hướng nào, yes hay là no?”

13. Lí lẽ ngờ nghệch (ad ignorantiam). Loại ngụy biện này, như tên gọi ám chỉ, xuất phát từ sự ngớ ngẩn. Một trong những cách nói thông thường nhất trong loại ngụy biện này mà giới ngụy biện hay dùng là nếu một điều gì đó chưa được chứng minh là sai (hay giả) thì điều đó là đúng (hay thật). Ví dụ: “Bởi vì các nhà khoa học chưa chứng minh dioxin có thể gây ra dị thai, do đó dioxin không thể gây ra dị thai,” hay kiểu lí luận của “nền kinh tế phát triển và xã hội ổn định mấy năm nay, không có lý do gì phải cần đến dân chủ”.

14. Lí luận lươn trạch. Loại ngụy biện này cho rằng nếu một sự kiện xảy ra, các sự kiện có hại khác sẽ xảy ra. Chẳng hạn như “Nếu chúng ta hợp pháp hóa cần sa, công chúng sẽ bắt đầu hút cần sa, và chúng ta cũng sẽ phải hợp pháp hóa á phiện. Rồi chúng ta sẽ là một quốc gia với những người ăn bám vào xã hội. Do đó, chúng ta không thể hợp pháp hóa á marijuana”. Hay một đoạn ví dụ khác:” Tiếc thay một cuộc cải cách về kinh tế, bình bị, tài chánh, xã hội, nông nghiệp như vậy, đang trên đường thành công rực rỡ: bị tan vỡ, bị huỷ bỏ chỉ vì tham vọng đánh Đại việt của Vương An Thạch. Mà đau đớn biết bao, khi người phá vỡ chỉ là một thiếu phụ Việt ở tuổi ba mươi. Giá như Thạch không chủ trương Nam xâm, chỉ cần mười năm nữa, toàn bộ xã hội Trung quốc thay đổi; rồi với cái đà đó, thì Trung quốc sẽ là nước hùng mạnh vô song, e rằng cứ muôn đời mặt trời vẫn nở phương Đông chứ không ngả về Tây như hồi thế kỉ 18 cho đến nay bao giờ.”

15. Mệnh đề rời rạc. Đây là loại ngụy biện dùng hai (hay nhiều hơn hai) mệnh đề chẳng dính dáng gì với nhau để làm thành một phát biểu hay kết luận. Ví dụ: “Anh ủng hộ tự do dân chủ và quyền mang vũ khí hay không?” hay “Anh đã ngưng làm ăn trái phép chưa?” Câu hỏi sau thực ra hỏi hai vấn đề “Anh từng làm ăn trái phép?” và “Anh đã ngừng hoạt động hay chưa?”
16. Đơn giản hóa. Đây là một loại ngụy biện mà người phát biểu cố tình biến một quan niệm trừu tượng thành một điều cụ thể để bắt lấy thế thượng phong trong đối thoại (nhưng là ngụy biện). Ví dụ: “Tôi để ý thấy anh mô tả ông ta là một người quỉ quyệt. Vậy tôi hỏi anh cái “quỉ quyệt” đó nó nằm ở đâu trong bộ não? Anh không chỉ ra được cho tôi; do đó, tôi có thể nói cái quỉ quyệt không có thực.”

Nhóm 4. Qui nạp sai

17. Khái quát hóa vội vã
. Loại ngụy biện này cũng khá phổ biến. Nó dùng một ví dụ hay trường hợp nhỏ và từ đó khái quát hóa cho một cộng đồng. Chẳng hạn như “Ông ấy là một tay đạo đức giả. Do đó, các bạn bè của ông ấy cũng giả dối.”

18. Khái quát hóa không đúng chỗ. Đây là loại ngụy biện mà người sử dụng chúng thường áp dụng một qui luật chung cho một tình huống hay một cá nhân. Chẳng hạn như “Người cộng sản là vô thần. Anh là người theo chủ nghĩa cộng sản, vậy anh chắc chắn là một người vô thần.”

19. Kéo dài tính tương đồng. Trong loại ngụy biện này, người dùng nó đề nghị một điều lệ chung chung, rồi áp dụng nó cho mọi trường hợp và cá nhân. Ví dụ: “Tôi tin rằng chống luật pháp bằng cách phạm luật pháp là một điều sai trái”, hay “Nhưng quan điểm đó ghê tởm lắm, vì nó ám chỉ rằng anh sẽ không ủng hộ tôi,” hay “Anh muốn nói rằng luật về mật mã cũng có tầm quan trọng tương đương với phong trào giải phóng sao? Sao anh dám nói thế?”

20. Lí lẽ quanh co. Loại ngụy biện này thường luẩn quẩn trong vài giả định và kết luận. Chẳng hạn như “Những người đồng tính luyến ái nhất định không thể nắm chính quyền. Do đó, phải tống khứ những viên chức chính phủ đồng tính luyến ái. Vì thế, những người đồng tính luyến ái sẽ làm mọi cách để dấu diếm hành tung của họ, và họ có nguy cơ bị tống tiền. Do vậy, những người đồng tính luyến ái không được giữa chức vụ gì trong chính phủ.” Tức là trong một lí giải như thế, cả hai giả thuyết và kết luận đều giống nhau.

21. Đảo ngược điều kiện. Loại ngụy biện này thường được biểu hiện qua hình thức “Nếu A xảy ra thì B sẽ xảy ra, do đó, nếu B xảy ra thì A sẽ xảy ra.” Ví dụ: “Nếu tiêu chuẩn giáo dục bị hạ thấp, chất lượng tranh luận sẽ bị tồi đi. Do đó, nếu chúng ta thấy chất lượng tranh luận suy đồi trong những năm sắp đến, thì điều đó cho thấy tiêu chuẩn giáo dục của ta bị xuống cấp.”

22. Lợi dụng rủi ro. Ngụy biện này thường dùng một qui luật chung và áp dụng nó cho một trường hợp cá biệt. Ví dụ: “Luật giao thông không cho anh chạy quá 50 km/h. Cho dù cha anh sắp chết anh cũng không được chạy quá tốc độ đó.”

23. Lợi dụng trường hợp cá biệt. Ngụy biện này thường dùng một trường hợp cá biệt để đem ra ứng dụng cho một đám đông. Ví dụ: “Chúng ta cho phép bệnh nhân sắp chết dùng á phiện, chúng ta nên cho phép mọi người dùng á phiện.”

24. Kết luận lạc đề. Loại ngụy biện này thường xuất hiện khi một kết luận chẳng dính dáng gì đến lí lẽ mà người biện luận trình bày. Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp ngụy biện này là: “Độ nhiễm arsenic trong nước ở Việt Nam chưa cao và còn trong mức độ cho phép. Dữ kiện của Bangladesh cho thấy tình trạng nhiễm arsenic ở Việt Nam rất trầm trọng.”

25. Ngụy biện rơm. Loại ngụy biện này cố tình xuyên tạc, bóp méo quan điểm hay phát biểu của người khác, để làm luận điểm tấn công. Đây là một ngụy biện, vì nó không đương đầu với cái lí lẽ đang bàn. Chẳng hạn như: “Chúng ta nên ủng hộ chế độ cưỡng bách quân dịch. Người ta không thích tòng quân vì họ không muốn cuộc sống bị đảo lộn. Nhưng họ cần nhận thức rằng có nhiều điều quan trọng hơn tiện nghi trong cuộc sống.”
Nhóm 5. Nguyên nhân giả tạo

26. “Post hoc”. Loại ngụy biện này phát biểu rằng hai sự kiện xảy ra, một trước và một sau, có quan hệ với nhau như nguyên nhân và hậu quả. Ví dụ: “Liên Xô sụp đổ sau khi nhà nước theo chủ nghĩa vô thần. Do đó, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa vô thần để khỏi bị suy sụp.”

27. Ảnh hưởng liên đới. Một sự kiện được cho là có ảnh hưởng đến một sự kiện khác, nhưng thực chất thì cả hai sự kiện đều có cùng một nguyên nhân. Đây cũng chính là một trường hợp ngụy biện dưới dạng “post hoc”. Ví dụ: “Chúng ta đang chứng kiến một tình trạng thất nghiệp rất cao, vì do thiếu nhu cầu của người tiêu thụ.” (Nhưng có thể cả hai sự kiện có nguyên nhân từ tiền lời quá cao.)

28. Ảnh hưởng không đáng kể. Đây là một loại ngụy biện mang tính phóng đại từ một ảnh hưởng rất nhỏ. Chẳng hạn như “Hút thuốc gây ra ô nhiễm môi trường ở Sydney” là một phát biểu đúng, nhưng ảnh hưởng của thuốc lá đến môi trường rất khiêm tốn khi so với ảnh hưởng của khói xe và các hãng xưởng.

29. Ảnh hưởng ngược chiều. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả bị đảo ngược chiều để tìm đến một kết luận mang tính ngụy biện. Ví dụ: “Ung thư gây ra thói quen hút thuốc lá”.
30. Nguyên nhân phức tạp. Một sự kiện xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng người ngụy biện có thể đơn giản hóa thành một liên hệ đơn giản. Chẳng hạn như “Tai nạn xe cộ là do đường xá xấu” có thể đúng, nhưng tai nạn cũng có thể do người lái xe ẩu trong một điều kiện xấu.

31. Nguyên nhân sai (Non causa pro causa). Loại ngụy biện này xảy ra khi một điều nào đó được cho là nguyên nhân của một sự kiện, nhưng nó chưa thực sự được chứng minh là nguyên nhân. Ví dụ: “Tôi uống một viên aspirin và cầu nguyện thượng đế, và tôi không còn bị nhức đầu. Như vậy thượng đế đã chữa trị tôi khỏi nhức đầu.”

Nhóm 6. Phi logic (non sequitur) và nhần lẫn trong tam đoạn luận

32. Phi logic. Ngụy biện phi logic thường xảy ra trong trường hợp một lí lẽ mà kết luận được rút ra từ những tiêu đề không dính dáng gì với nhau. Chẳng hạn như “Người Ai Cập đã từng làm nhiều khai quật để xây dựng những kim tự tháp, họ chắc chắn phải rất thạo về cổ sinh vật học.”

33. Loại bỏ tiền đề. Ngụy biện loại này thường xảy ra dưới hình thức “nếu A thì B, không phải A thì không phải B.” Ví dụ: “Nếu tôi ở Sydney thì tôi đang ở New South Wales. Tôi hiện không ở Sydney, do đó, tôi không ở New South Wales”.

34. Nhét chữ vào miệng người khác. Đây là một loại ngụy biện bằng cách dùng kĩ thuật phỏng vấn. Một trường hợp cổ điển là “Ông đã ngưng đánh vợ chưa?” Tức là một câu hỏi với một giả định rằng người được hỏi từng hành hung vợ. Đây là một mẹo mà giới luật sư thường hay dùng trong thẩm vấn. “Ông dấu tiền ăn cắp đó ở đâu?” Giới chính khách cũng thích mẹo này, đại khái như “Bao giờ thì nhóm EU này sẽ không còn xâm phạm vào công việc của chúng ta?”
35. Ngụy biện tứ ngữ. (Một tiêu chuẩn của tam đoạn luận gồm có 3 chữ). Ví dụ như trong câu phát biểu “Tất cả chó là thú vật, và tất cả mèo là loài động vật có vú, do đó tất cả chó là loài động vật có vú,” có bốn chữ: chó, mèo, động vật, và động vật có vú.

36. Đứt đoạn. Hai sự vật riêng biệt được xem là có liên hệ nhau nếu chúng có chung đặc tính. Người ngụy biện lợi dụng chữ giữa của một phát biểu để đưa đến một kết luận sai. Chẳng hạn như trong câu “Tất cả người Nga là nhà cách mạng, và tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ cũng là nhà cách mạng, do đó, tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ là người Nga,” chữ chính giữa là “nhà cách mạng”. Nhưng kết luận này sai, vì dù những người theo chủ nghĩa vô chính phủ và người Nga là những người cách mạng, nhưng họ có thể là hai nhóm cách mạng khác nhau.

Nhóm 7. Các nhầm lẫn khác

37. Dẫn chứng bằng giai thoại. Một trong những ngụy biện phổ biến nhất và đơn giản nhất là dựa vào những câu chuyện có tính vụn vặt, hay giai thoại. Chẳng hạn như “Có hàng khối bằng chứng cho thấy thượng đế hiện hữu và vẫn ban phép mầu hàng ngày. Mới tuần rồi đây, tôi có đọc được một câu chuyện về một cô gái sắp chết vì ung thư, cả gia đình cô đi cầu nguyện trong nhà thờ, và chỉ vài ngày sau cô hết bệnh.” Dùng kinh nghiệm cá nhân để minh họa cho một luận điểm là một điều hoàn toàn hợp lí, nhưng dùng những giai thoại như thế sẽ chẳng chứng minh gì. Một anh bạn có thể cho rằng anh từng gặp Elvis ở một siêu thị nào đó, nhưng những người chưa gặp Elvis bao giờ thì cần nhiều bằng chứng xác thực hơn.

38. Lợi dụng cổ tích.
Đây là một loại ngụy biện cho rằng những gì đúng hay tốt chỉ đơn giản vì chúng là cổ xưa, và những người theo cách ngụy biện này thường nói “hồi nào đến giờ ai cũng vậy.” Chẳng hạn như “Hàng trăm năm nay, Úc chịu dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh, và là một nước thịnh vượng. Một thể chế tồn tại lâu dài như thế ắt phải là một thể chế ưu việt.”

39. Dựa vào cái mới (ad novitatem). Ngược lại với loại ngụy biện dựa vào cái cũ, ngụy biện dựa vào cái mới cho rằng một điều gì đó tốt hơn và đúng hơn đơn giản chỉ vì nó mới hơn cái khác. “Windows 2000 phải tốt hơn Windows 95, Windows 2000 mới được thiết kế lại năm ngoái.”
40. Lí lẽ của đồng tiền. Loại ngụy biện này thường dựa vào một niềm tin duy nhất rằng đồng tiền là một tiêu chuẩn của sự đúng đắn. Những người có nhiều tiến có khả năng đúng hơn những người ít tiền. Chẳng hạn như “Nhu liệu của hãng Microsoft đương nhiên là tốt hơn; nếu không thì làm sao Bill Gates có thể trở nên tỉ phú như thế”.

41. Dựa vào cái nghèo. Ngược lại với ngụy biện dựa vào sự giàu có, có một loại ngụy biện khác dựa vào sự nghèo khổ. Chẳng hạn như “Các vị sư có khả năng hiểu thấu được ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì họ từ bỏ mọi xa hoa của cuộc sống.”

42. Điệp khúc (ad nauseam). Loại ngụy biện này cho rằng một lí lẽ càng được lặp đi lặp lại nhiều chừng nào thì nó sẽ được người ta chấp nhận là đúng. Do đó, người ngụy biện thường chỉ lặp đi lặp lại những phát biểu, bất kể đúng sai ra sao, cho đến khi người đối thoại mệt mỏi không còn muốn nghe nữa, như “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lí”.

43. Lạm dụng thiên nhiên. Đây là một ngụy biện rất thông thường trong giới chính trị gia, mà trong đó họ tìm cái tương đồng giữa một kết luận nào đó và một khía cạnh của thế giới tự nhiên, rồi từ đó phát biểu rằng kết luận đó là không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như “Đặc điểm của thế giới tự nhiên là cạnh tranh; động vật đấu tranh chống nhau để làm chủ tài nguyên thiên nhiên. Chủ nghĩa tư bản, một hình thức cạnh tranh để làm chủ tư liệu, chỉ đơn giản là một phần của con người sống trong thế giới tự nhiên. Đó cũng là cách mà thế giới tự nhiên vận hành.”

Một hình thức khác của lạm dụng thiên nhiên là lí luận cho rằng bởi vì con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên, chúng ta phải bắt chước hành động theo những gì chúng ta thấy trong thế giới tự nhiên, và làm khác đi là “phi tự nhiên”. Ví dụ: “Đồng tính luyến ái dĩ nhiên là không tự nhiên.”

44. Ngụy biện “anh cũng vậy”. Đây là một trong những ngụy biện rất phổ biến. Nó dựa vào lí lẽ rằng một hành động có thể chấp nhận được bởi vì người đối nghịch đã làm. Chẳng hạn như “Anh là một người lừa dối.” “Rồi sao? Anh cũng là một tay lừa dối vậy.”

45. Lạm dụng thống kê. Thống kê thường được giới ngụy biện sử dụng tối đa, vì theo họ thống kê có thể dùng để “chứng minh” bất cứ điều gì. Người ta có thể vặn vẹo hai con số 1 và 3 điểm để sản xuất những phát biểu như “khác nhau 2 điểm”, “cao gấp 3 lần”, hay “tăng 200%”; người ta có thể dựa vào ý kiến đồng tình của 4 người trong 5 người để cho là “80% người được thăm dò”, hay thậm chí “đa số cộng đồng” đồng ý với một luận điểm nào đó. Tức là những khái quát hoá một cách vội vã, hay dựa vào một mẫu số cực kỳ thấp, thấp đến độ nó không có nghĩa lí gì. Thực ra, thống kê không chứng minh điều gì cả. Thống kê chỉ là một phương tiện hay thuật toán dùng để loại bỏ những trường hợp khả dĩ hay không khả dĩ. Vì có quá nhiều ngụy biện thống kê, nên vấn đề này sẽ được bàn tiếp trong một dịp khác.

Nhận xét

Có thể nói những loại ngụy biện trên đây có những đặc điểm chung là (a) phát biểu không dựa vào lí lẽ logic; (b) các định đề không vững để đi đến một kết luận; và (c) đưa ra giả định không đúng. Ngụy biện, do đó, nói cho cùng, là một sản phẩm của sự lười biếng suy nghĩ. Và hầu như trong chúng ta, ai cũng có ít nhất là một lần lười suy nghĩ. Do đó, nếu điểm qua những loại ngụy biện trên đây, chúng ta tự cảm nhận rằng trong quá khứ mình chắc cũng có lần phạm vào lỗi lầm của ngụy biện. Điều này có thể đúng, và không nên lấy làm ngạc nhiên, vì các nhà thông thái, và ngay cả giới có huấn luyện về logic học cũng đôi khi, vì cố ý hay vô tình, ngụy biện. Giới chính trị gia và truyền thông là những người cực kì nổi tiếng về ngụy biện.

Nhưng tại sao những ngụy biện vẫn còn có mặt trên báo chí? Theo tôi, bởi vì chúng vẫn có khách hàng. Vẫn có người, dù ít hay nhiều, tin tưởng vào ngụy biện, vì nó thuận nhĩ, trơn tru, và nhất là không thách thức. Sờ một hòn đá trơn tru đem lại cho chúng ta một cảm giác khoan khoái dễ chịu hơn là sờ một hòn đá lởm chởm, hay ngồi trên một cái ghế ghồ ghề. Người ta thích sự trơn tru, bởi vì trơn tru là dấu hiệu của sự khoan khoái, dễ chịu, là cái khoảng thời gian giải lao, không cần sự thách thức.

Có lẽ, ở một khía cạnh nào đó, điều này cũng không đến nỗi tệ, bởi vì những ngụy biện phản ánh sự thành công [hay có người nói sự phong phú] của ngôn ngữ trong việc tách rời giữa những gì thô thiển, gồ ghề với những gì hoàn thiện, mĩ miều. Nhưng sự trơn tru của các vật thể và ngôn ngữ ngày nay đem lại cho chúng ta một cảm giác giả tạo về thế giới thực của các vật thể. Những kì kẹt xe trên đường xá mới để lộ trái tim phức tạp của một thành phố. Tương tự, một sự cố của internet sẽ nhắc nhở chúng ta về tình trạng hỗn mang và phức tạp của hệ thống thông tin điện tử. Sự hỗn mang và phức tạp là thực. Trơn tru, tròn trĩnh có thể là giả tạo. Những câu văn ngụy biện có thể chỉ là những lời phát biểu lém lỉnh thay vì lịch thiệp, hàm chứa mánh khóe thay vì thân thiện. Có thể nói, ngụy biện là những lối sáo ngữ liến thoắng nhằm vào mục đích lôi cuốn người nghe/đọc, thay vì cung cấp cho họ một sự thực.

Bởi vì ngụy biện là những lí lẽ mà bề ngoài có vẻ logic, nên chúng có khả năng thuyết phục những người không chịu khó suy nghĩ, nhất là những người còn mang nặng cảm tính. Điều này giải thích tại sao nhiều người tiếp nhận một cách thụ động quá nhiều những điều quái gở về thế giới chung quanh, kể cả những niềm tin tôn giáo, những mê tín dị đoan, những triết lí quái đảng, những thông tin sai lạc, v.v.. Cái tác hại của việc tiếp nhận thụ động này là nó làm cho người ta trở nên nô lệ với cảm tính, và dễ dàng trở thành những tín đồ cuồng tín của những người “lãnh đạo” chính trị hay tôn giáo.

Để không trở thành những nô lệ, cần phải suy nghĩ nghiêm túc. Suy nghĩ nghiêm túc là một quá trình hoạt động tri thức nhằm ý niệm hóa, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, và đánh giá những thông tin được thu thập từ quan sát, kinh nghiệm, phản ánh, lí luận, hay liên lạc, như là một niềm tin cho hành động. Cần phải dựa vào những giá trị tri thức với những đặc điểm như trong sáng, chính xác, nhất quán, có liên hệ, bằng chứng tốt, lí lẽ hợp lí, có chiều sâu, và công bằng. Tức là, trước một câu phát biểu hay một đề nghị, cần phải thẩm định lại kết cấu và nguyên tố của phát biểu hay đề nghị đó. Những kết cấu và nguyên tố này là: mục đích, vấn đề, giả định, quan niệm, bối cảnh, kết luận, ngụ ý, hậu quả, phạm vi tham khảo, và quan điểm khác.

Người Việt chúng ta thường rất tự hào về những đối thoại [mà chúng ta cho là “thông minh”] giữa Trạng Quỳnh và Chúa Trịnh ngày xưa. Nhưng nói một cách công bằng và theo tiêu chuẩn của lí luận logic, thì những trao đổi của Trạng Quỳnh hay tương tự chỉ là những ngụy biện ở trình độ thô sơ nhất. Nhưng có điều đáng buồn là những đối thoại kiểu Trạng Quỳnh, mà trong đó sự hơn thua nhau từng câu nói, bắt bẽ nhau từng chữ, vặn vẹo ý nghĩa của từng câu văn, v.v… lại đi vào sử sách, như thể để làm gương cho thế hệ sau này. Mà làm gương thật. Cho đến ngày nay, có người vẫn còn cho đó là một biểu tượng của sự thâm thúy, thông minh của dân tộc, là phản ánh sự phong phú của ngôn ngữ Việt, và đem ra ứng dụng trong tranh luận.

Theo dõi báo chí, chúng ta thấy những hình thức tấn công cá nhân (thay vì tấn công vào luận điểm), xuyên tạc ý tưởng, chụp mũ, suy luận theo cảm tính, mỉa mai, đơn giản hóa vấn đề, v.v… xuất hiện hầu như hàng ngày, có khi hàng giờ. Vì những tần số của những loại ngụy biện xuất hiện quá nhiều như thế, nó thành một sự rập khuôn. Theo thời gian, rập khuôn trở thành “truyền thống”. Hậu quả của cái truyền thống này là những ai ra ngoài cái khuôn sáo của ngụy biện đều có thể bị xem là phi chính thống, dẫn đến một lối suy nghĩ và phán xét kì quặc kiểu “anh/chị không thuộc nhóm của tôi, vậy thì anh/chị thuộc nhóm bên kia,” “anh chê ‘quốc gia’, vậy anh phải là cộng sản,” “anh khen Việt Nam, vậy anh là cộng sản,” “giọng nói anh ‘Bắc kỳ 75’, vậy anh là cộng sản,” hay “Nhà nước cho anh ra ngoài này trình diễn, chắc anh là cộng sản đi tuyên truyền”… Anh ở phía này, tôi bên kia. Nói tóm lại, đó là một lối phân định theo hai giá trị: xấu và tốt, đen và trắng, hay địch và ta một cách cứng nhắc. Cách phân định này thể hiện một sự nghèo nàn về trí tuệ, hay lười biếng suy nghĩ. Chỉ cần đặt vấn đề ngược lại một chút, hay phát triển vấn đề xa hơn một chút, ai cũng có thể thấy lối phân chia có/không này không thể đem đến một đáp số cho một vấn đề nào cả.

Trong cái sự thực phức tạp, mờ mờ ảo ảo của vấn đề, có cái đẹp riêng. Không phải cái đẹp trơn tru, tròn trĩnh, nhưng là cái đẹp khắt khe của sự thật. Tương tự, một lời phát biểu nghịch lí có cái đẹp của nó, vì nó có thể đánh thức chúng ta về một thế giới phức tạp, một thế giới không nằm gọn trong đúng/sai, tốt/xấu, bạn/thù. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên vượt qua chính mình bằng cách cho các tế bào trí tuệ có cơ hội làm việc.

BTĐ