31/12/10

Ngôn sứ (Kahlil Gibran)

“… Con cái của các bạn không là con cái của các bạn. Chúng đến qua ngả các bạn nhưng không xuất phát từ các bạn, và chúng dù ở với các bạn nhưng không thuộc về các bạn

Ngôn sứ
Kahlil Gibran

1 2

Lời người dịch: Kahlil Gibran (1883-1931), thi sĩ và họa sĩ người gốc Li-băng, được xem như một trong các đạo sư vĩ đại của thế kỷ 20. Các tác phẩm của ông chứa đựng thông điệp cao cả, nhất quán và vượt thời gian về một thế giới đại đồng, tôn giáo hòa đồng, loài người huynh đệ và một tình yêu hằng cửu nối kết con người với nhau trong tình yêu Thượng đế, giữa một trần gian hiệp nhất với không gian.

‘Ngôn sứ’ (The Prophet), là tác phẩm chủ yếu và tuyệt vời nhất trong cả chục tác phẩm bằng tiếng Anh và tiếng A Rập của ông. Ngôn sứ được xuất bản lần đầu năm 1923, và cho đến nay, đã tái bản hàng trăm lần cùng dịch ra trên bốn chục thứ tiếng. Chỉ riêng với tác phẩm này, Kahlil Gibran được giới xuất bản đánh giá là một trong các tác giả được đọc rộng rãi nhất, có lẽ chỉ sau Shakespeare và Lão Tử.

‘Ngôn sứ’ gồm 26 đáp từ bằng lối nói đầy chất thơ chuyên chở những cái nhìn thấu suốt, ứng xử với các chủ đề lớn của cuộc đời trên nền tảng chân thiện mỹ, như hạnh phúc và đau khổ, tình yêu và cái chết, lao động và của cải, hôn nhân và con cái, tình bằng hữu và luật pháp, thiện ác và tôn giáo, ăn mặc và cầu nguyện, v.v.

Tác phẩm này cũng đã được ít nhất năm người dịch sang tiếng Việt, trong đó có Phạm Bích Thủy, Trùng Dương, Giải Nghiêm, Châu Diên, v.v. với nhan đề thường xoay quanh chữ "tiên tri". Trong bản dịch này, tôi dùng chữ "ngôn sứ".

‘Ngôn sứ’(prophet), được hiểu như một sứ giả chuyển giao một thông điệp bằng ngôn từ. Ngôn sứ có mặt trong các tôn giáo lớn như Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, Bái Hỏa giáo, Hi Lạp cổ đại, v.v. Ngôn sứ tự xem mình hoặc được xem như kẻ có giao tiếp với các hữu thể thiêng liêng hoặc siêu phàm, như Thượng đế hay thần linh. Thông điệp mà họ trung chuyển cho con người thường được gọi là sứ điệp hay lời tiên tri (prophecy), có lẽ vì thế nhiều người thường dịch chữ Prophet là Nhà tiên tri, theo ý nghĩa kẻ biết trước và nói lên con đường tất yếu trong tương lai nếu người đương thời nhất định đi theo chân lý hoặc vẫn không thể từ bỏ những đọa lạc hiện tại.

Hiểu một cách tích cực, ngôn sứ là kẻ cống hiến những cái nhìn thấu suốt cho thời đại, vừa là người quyết liệt phê phán hiện trạng, cất cao lời cảnh tỉnh người đương thời, nhắc lại các giá trị tinh thần bất biến, và vừa là kẻ sẵn sàng hiến thân để làm nhân chứng cho chân lý và bảo chứng cho sứ điệp.

Như thế, về mặt truyền thống, ngôn sứ không phải là kẻ đưa ra lời tiên đoán biến cố hoặc giải đáp cụ thể và tức thời các bí ẩn. Ngôn sứ là kẻ hiện đại hóa bằng ngôn từ nội hàm của chân lý muôn thuở, đưa lời cảnh báo cấp thiết, và được xem là người tích cực cổ vũ cho những đổi thay trong cá thể mỗi người và quần thể xã hội, mang tính tâm linh và cách mạng tận gốc, trong quá trình trở về với cội nguồn uyên nguyên của con người.

Hình ảnh Ngôn sứ Almustafa được thể hiện trong bản dịch này – mà chúng tôi cố làm cho gần gủi với hình ảnh vừa cách biêt vừa thân ái trong nguyên tác của Kahlil Gibran – là một con người bình thường tiềm ẩn trong mỗi chúng ta, được thăng hoa nhờ các trải nghiệm của một quá trình chiêm nghiệm trong cô đơn và thấu suốt, rồi phát biểu với chúng sinh bằng tất cả ý thức trách nhiệm, từ tốn và chân tình... Một hình ảnh thường được nghĩ tới như một chức năng hay một kỳ vọng của giới văn nghệ sĩ, triết gia, tăng lữ, nhà giáo dục, v.v., những trí thức chân chính nói chung và kẻ làm nghệ thuật nói riêng.
Nguyễn Ước
Toàn văn:

Ngôn sứ



Con tàu đang tới

Almustafa, người được chọn và là người được yêu thương, kẻ là bình minh mỗi ngày của đời mình, đã từ mười hai năm nay tại thành Orphalese chờ đợi con tàu quay lại đón rước ông quay về hòn đảo nhỏ nơi ông chào đời.

Tới năm thứ mười hai, vào ngày mồng bảy tháng Ielool mùa thu hoạch, ông leo lên ngọn đồi bên ngoài thành. Đưa mắt nhìn về hướng biển, ông thấy giữa mù sương đang đi tới con tàu của mình.

Lúc ấy, tâm hồn Almustafa mở tung mọi cánh cổng, niềm vui soãi cánh tung bay ra khơi. Khép đôi mắt, ông cầu nguyện trong trùng trùng im lặng của linh hồn.

Thế nhưng khi bước xuống đồi, một cơn buồn chợt đến khiến Almustafa thầm nghĩ:

Làm sao mình ra đi với tâm hồn thanh thản chẳng chút đớn đau? Không những thế, làm sao mình rời thành này với tinh thần không một vết thương.

Bên trong vòng thành kia mình đã trải qua những ngày dài khổ sở cùng những đêm dài quạnh quẽ, và kẻ nào có thể từ chốn đau đớn và cô liêu của hắn ra đi không chút tiếc nuối?

Trên các đường phố kia mình đã tung vãi rất nhiều mảnh vụn của linh hồn, và trên những ngọn đồi này rất nhiều đứa con của khát vọng mình đang bước đi trần trụi khiến mình chẳng thể xa lìa tất cả mà lòng không khỏi cảm thấy buốt nhói và nặng trĩu.

Hôm nay, không phải mình cởi bỏ y phục nhưng đang tự lột da bằng chính bàn tay mình.

Không phải mình để lại đằng sau một ý nghĩ mà là một trái tim đã ngày càng dịu ngọt nhờ những cơn đói và những cơn khát.

Thế nhưng mình chẳng thể nấn ná lâu hơn.

Con tàu đang tới
Biển vốn gọi mọi vật quay về, đang cất tiếng gọi mình, và mình phải lên tàu.

Vì ở lại - cho dẫu thời giờ vẫn cháy bỏng trong đêm - là đông cứng và cô kết, là bị ràng buộc vào khuôn khổ.

Lòng mình rất muốn mang theo mọi thứ nơi đây, nhưng làm sao có thể?

Giọng nói không thể mang lưỡi đi theo và môi không thể cho nó đôi cánh. Nó phải tự một mình tìm kiếm thinh không.

Và chim đại bàng tự một mình, không tổ ấm, mới bay ngang vầng mặt trời.

Lúc này, khi xuống tới chân đồi, Almustafa lại hướng mình ra biển và thấy con tàu đến đón đang tiến vào cảng cùng các thủy thủ đồng hương trên mũi tàu.

Linh hồn ông cất tiếng gọi họ, và ông nói:

Hỡi các con trai của bà mẹ cổ đại, hỡi những kẻ cưỡi lên sóng biển, đã bao nhiêu lần các bạn dong buồm trong giấc chiêm bao của tôi. Và giờ đây các bạn đến khi tôi đang tỉnh thức, cái vốn là một giấc mộng thẳm sâu hơn.

Tôi sẵn sàng ra đi, lòng tôi nôn nao theo những cánh buồm trương sẵn chờ cơn gió đến.

Tôi sẽ chỉ còn thở thêm một hơi thở nữa thôi trong không khí tỉnh lặng này, và tôi cũng sẽ chỉ còn một ngoái mắt nhìn lui đầy yêu thương nữa thôi.

Rồi tôi sẽ đứng giữa các bạn, làm một người đi biển trong muôn vàn người đi biển.

Và ngươi, hỡi đại dương bao la, bà mẹ đang ngủ yên,

Chỉ một mình ngươi là yên lành và tự do cho sông cùng suối.

Chỉ một khúc quanh suối lượn nữa thôi, chỉ một tiếng thì thầm trong trảng cỏ nữa thôi,
Rồi lúc ấy ta sẽ đến với ngươi, làm một giọt nước vô biên hoà vào đại dương vô tận.

Và trong khi bước đi Almustafa thấy từ đằng xa, đàn ông cùng đàn bà rời ruộng nương rời vườn nho, kéo nhau tuôn về cổng thành.

Ông nghe tiếng họ gọi lớn tên ông cùng thét bảo nhau từ cánh đồng này sang cánh đồng nọ rằng con tàu của ông đang tới.

Và ông tự nhủ:

Có phải ngày chia tay là ngày sum họp?

Có nên nói rằng buổi tối hôm trước của tôi mới thật là rạng sáng hôm sau của tôi?

Và tôi sẽ trao gì cho kẻ vừa buông tay cày giữa luống cày kia, hay kẻ vừa ngừng tay quay máy ép rượu kia?

Không biết tâm hồn tôi có trở thành cây trỉu quả để hái đem tặng họ?
Và không biết các khát vọng của tôi có tuôn trào như nguồn nước để có thể rót đầy ly của họ?

Tôi có là cây đàn để bàn tay của Đấng toàn năng có thể chạm tới, hoặc ống sáo để làn hơi của Ngài có thể thổi qua?

Tôi có là hành giả của lớp lớp thinh lặng, và trong cõi đó tôi đã tìm thấy kho báu nào để có thể với lòng tự tin đem phân chia cho mọi người?

Nếu đây là ngày gặt hái của tôi, trong cánh đồng nào tôi đã gieo hạt và vào những mùa không nhớ nổi nào?

Nếu đây quả thật là giờ tôi đưa cao chiếc đèn lồng của mình thì bên trong không đang đốt ngọn lửa của tôi.

Tôi sẽ nâng lên chiếc đèn lồng ấy, khô cạn và tối tăm.

Và người canh đêm sẽ rót đầy dầu cùng thắp sáng nó.

Almustafa nói những lời ấy thành tiếng. Nhưng trong lòng ông vẫn còn rất nhiều điều không nói. Vì bản thân ông không thể nói lên bí mật thăm thẳm của mình.

Khi ông vào thành, toàn thể dân chúng đến gặp ông, và họ chung một lượt cất tiếng gọi ông.

Các trưởng lão trong thành cùng nhau đứng lên và nói:

Xin chớ vội lìa xa chúng tôi.

Thầy là ban trưa trong trời chiều sắp tà của chúng tôi, và tuổi thanh xuân của thầy cho chúng tôi những giấc mơ để mộng.

Ở giữa chúng tôi thầy không là người lạ cũng chẳng phải khách, mà là con trai và người rất yêu thương của chúng tôi.

Đừng khiến cho đôi mắt chúng tôi sẽ phải khổ sở vì đói khát khuôn mặt thầy.

Các nam tư tế cùng nữ tư tế thưa với ông:

Lúc này, xin đừng để cho sóng biển chia cách chúng ta, và xin đừng để những năm tháng thầy trải qua giữa chúng tôi trở thành ký ức.

Thầy đi giữa chúng tôi như một thần linh, chiếc bóng của thầy là ánh sáng trên khuôn mặt chúng tôi.

Chúng tôi quá đổi yêu thương thầy nhưng tình yêu ấy chẳng nói ra lời và bị khuất sau những chiếc mạng.

Và giờ đây nó cất tiếng gọi thầy và nó đứng trước mặt thầy, không chút giấu che.

Và phải chăng tới giờ ly biệt tình yêu mới biết hết các chiều sâu của nó.

Và những người khác cũng đến khẩn nài Almustafa. Nhưng ông không trả lời họ. Ông chỉ gục đầu; và những kẻ đứng gần thấy nước mắt tuôn chảy ướt đẫm ngực ông.

Rồi ông cùng dân chúng đi tới quảng trường lớn trước Đền thờ.

Và từ nơi linh địa ấy bước ra một người nữ tên là Almitra. Và bà là một nhà thấu thị.

Ông nhìn bà với ánh mắt rất đổi dịu dàng vì bà chính là người đầu tiên nhận ra và tin vào ông khi ông vừa đến thành này chỉ mới một ngày.

Và bà cất tiếng chào ông rằng:

Hỡi Ngôn sứ của Thượng đế, trong cuộc truy tầm cái vô cùng, thầy đã từ lâu tìm kiếm con tàu của mình ở những chốn xa xăm.

Và giờ đây con tàu của thầy đang đến, và thầy nhất thiết phải đi.

Thăm thẳm thay lòng thầy khát khao miền đất muôn trùng ký ức và chốn cư ngụ những khát vọng vô cùng cao cả của thầy; và tình yêu của chúng tôi sẽ không ràng buộc thầy cũng như những thiếu thốn của chúng tôi sẽ không níu bước chân thầy.

Tuy thế, chúng tôi yêu cầu trước khi rời xa xin thầy hãy nói và trao cho chúng tôi chân lý của thầy.

Và chúng tôi sẽ trao nó cho con cái của mình, rồi chúng sẽ trao nó cho con cái của chúng, và chân lý ấy không bao giờ mai một.

Vậy giờ đây, xin thầy bộc lộ bản thân cho chúng tôi và nói cho chúng tôi mọi điều được vén lộ cho thầy về những gì giữa cõi tử sinh.

Và ông trả lời:

Hỡi dân thành Orphalese, tôi có thể nói điều gì đây ngoài những điều lúc này đang chuyển động trong linh hồn các bạn?

Về Tình yêu

Lúc ấy, Almitra thưa:

- Hãy nói cho chúng tôi về Tình yêu.

Và ông ngước mặt lên nhìn dân chúng, im lặng bao phủ mọi người. Với giọng cao cả ông nói:

Khi tình yêu vẫy gọi các bạn, hãy đi theo nó,

Dù lối nó đi trắc trở gập ghềnh

Khi đôi cánh tình yêu cuốn lấy các bạn, hãy qui thuận nó,

Dù trong lông cánh ấy giấu thanh gươm có thể làm các bạn bị thương.

Và khi tình yêu nói với các bạn, hãy tin vào nó,

Dù giọng nói của tình yêu có thể làm tan tác các giấc mộng như gió bấc tàn phá khu vườn.

Vì cho dẫu được tình yêu tấn phong lên ngai cao, nó sẽ đóng đinh các bạn trên thập giá. Cho dẫu được tình yêu làm cho lớn lên, nó sẽ khiến các bạn bị tỉa lá xén cành.

Cho dẫu tình yêu leo lên chót vót ngọn cây của các bạn và mơn trớn lá cành rung rinh trong nắng,

Nó sẽ tuột xuống tận gốc, lay động mọi rễ cái rễ con đang níu chặt lòng đất.

Tình yêu gom các bạn vào lòng như những bó lúa,

Và đập cho các bạn tróc vảy.

Tình yêu sàng sảy cho các bạn ra khỏi vỏ trấu.

Tình yêu xay xát cho các bạn sạch bóng.

Tình yêu nhào nặn cho các bạn mềm dẻo;

Và rồi tình yêu trao phó các bạn cho ngọn lửa thiêng của nó để các bạn có thể thành bánh thánh trong bữa tiệc thiêng liêng của Thượng đế.

Tình yêu sẽ làm mọi điều ấy để các bạn có thể thấu hiểu bí mật của trái tim mình, và trong thấu hiểu đó, được trở thành một mảnh trái tim của Thượng đế.

Nhưng nếu trong sợ hãi các bạn chỉ tìm kiếm yên bình hay lạc thú của tình yêu,

Lúc đó, nên che lên sự trần trụi của mình và bước ra khỏi sân đập lúa của tình yêu,

Rồi vào một thế giới không mùa, nơi các bạn sẽ cười nhưng không trọn tiếng cười và khóc nhưng không trọn nước mắt.

Tình yêu chẳng cho gì ngoài chính nó và chỉ lấy những thứ từ bản thân nó.

Tình yêu không chiếm hữu cũng chẳng bị chiếm hữu.

Vì tình yêu là đủ cho tình yêu.

Khi yêu các bạn chớ nói, 'Thượng đế đang ở trong lòng tôi,' nhưng hãy nói, 'Tôi đang ở trong lòng Thượng đế.'

Và chớ tưởng rằng các bạn có thể định hướng dòng chảy của tình yêu, vì nếu tình yêu thấy các bạn xứng đáng, nó sẽ điều khiển diễn tiến của các bạn.

Tình yêu chẳng có khát vọng nào ngoài khát vọng tự viên thành nó. Nhưng nếu các bạn đang yêu và nhất thiết phải có khát vọng, nên khát vọng các điều này:

Được tan chảy và như con suối chảy đang hát lên giai điệu của mình cho đêm.

Được biết đau khổ của sự quá đổi dịu êm.

Được bị thương bởi sự thấu hiểu của mình về tình yêu;

Và được nhỏ máu trong tự nguyện và hân hoan.

Được thức dậy lúc rạng sáng với con tim chắp cánh, đưa lời cám ơn vì có thêm một ngày yêu đương nữa.

Được nghỉ ngơi ban trưa và chiêm ngắm cơn ngất ngây tình yêu;

Được về nhà lúc chiều hôm với lòng thâm tạ;

Và được ngủ với lời cầu nguyện trong lòng cho người yêu dấu cùng khúc tụng ca trên môi.

Về Hôn nhân

Lúc ấy Almitra lại cất tiếng nói:

- Và thưa thầy, Hôn nhân là gì?

Và ông trả lời rằng:

Các bạn được sinh ra cùng nhau và sẽ ở cùng nhau mãi mãi.

Các bạn sẽ ở cùng nhau khi đôi cánh trắng của thần chết quạt tan tác ngày đời của mình.

Đúng thế, các bạn sẽ ở cùng nhau cả trong ký ức im lặng của Thượng đế.

Nhưng hãy để trong nơi các bạn đang ở cùng nhau có các khoảng cách.

Và hãy để gió các tầng trời nhảy múa giữa các bạn.

Hãy yêu nhau nhưng
đừng biến tình yêu thành dây ràng buộc
Hãy yêu nhau nhưng đừng biến tình yêu thành dây ràng buộc;

Mà tình yêu nên là đại dương chuyển động giữa đôi bờ của hai linh hồn.

Hãy rót đầy ly nhau nhưng đừng uống chung ly.

Hãy cho nhau bánh nhưng đừng ăn chung chiếc bánh.

Hãy cùng nhau mừng vui ca múa nhưng nên để mỗi kẻ một mình,

Như dây đàn đứng riêng dù rung chung điệu nhạc.

Hãy cho nhau trái tim nhưng đừng giao nhau cất giữ.

Vì chỉ bàn tay của Cuộc đời mới có thể chứa đựng trái tim các bạn.

Và hãy đứng cùng nhau nhưng đừng quá sát vào nhau:

Vì các cột đền thờ đều đứng một mình,

Và cây sồi với cây hạnh đào không lớn lên trong chiếc bóng của nhau.

Về Con cái

Và ôm trong lòng mình hài nhi, một phụ nữ thưa:

- Hãy nói với chúng tôi về Con cái.

Và ông nói:

Con cái của các bạn không là con cái của các bạn.

Chúng là con trai và con gái của Cuộc đời trong nỗi khát khao cho chính nó.

Chúng đến qua ngả các bạn nhưng không xuất phát từ các bạn,

Và chúng dù ở với các bạn nhưng không thuộc về các bạn.

Các bạn có thể cho chúng tình yêu nhưng không thể cho ý nghĩ của mình.

Vì chúng có ý nghĩ của riêng chúng.

Các bạn có thể cung cấp nơi ở cho thể xác nhưng không thể cho chúng linh hồn.

Vì linh hồn chúng ở trong ngôi nhà của ngày mai, nơi các bạn chẳng thể ghé thăm dù trong giấc mộng.

Các bạn có thể ra sức để giống như chúng nhưng đừng tìm cách làm cho chúng giống như mình.
Vì cuộc đời không đi lùi cũng chẳng lần lữa với hôm qua.

Các bạn là cây cung
Các bạn là cây cung từ đó con cái là mũi tên sống động được bắn ra.

Cung thủ ấy thấy tiêu điểm trên lối đi tới vô cùng, với sức mạnh của Ngài, kéo cong các bạn để mũi tên của Ngài có thể đi nhanh và đi xa.

Hãy hân hạnh uốn cong mình trong bàn tay Cung thủ.

Vì dù yêu mũi tên đang bay Ngài yêu cả cây cung vững chắc.

Về Cho

Lúc ấy, một người giàu thưa:

- Hãy nói cho chúng tôi về Cho.

Và ông trả lời:

Các bạn cho rất ít khi chỉ cho những vật mình sở hữu.

Chính khi cho đi bản thân các bạn mới thật sự cho.

Vì những vật sở hữu là gì ngoài những cái các bạn đang canh giữ bởi sợ ngày mai có thể cần tới chúng.

Và ngày mai, cái gì ngày mai sẽ mang lại cho con chó quá thận trọng đang vùi xương dưới cát không dấu vết khi nó đi theo người hành hương tới thành thánh?

Và sợ túng thiếu là gì nếu không phải chính là sự túng thiếu.

Há chẳng phải sợ khát khi giếng của mình đầy nước thì cơn khát không thể nào nguôi?

Có những kẻ cho rất ít trong rất nhiều cái họ có - họ cho để được công nhận - và lòng ham muốn thầm kín ấy biến cái họ cho thành của độc.

Và có những kẻ có rất ít nhưng đem cho tất cả.

Những kẻ ấy là người tin vào cuộc đời, vào sự dư dật của cuộc đời và rương của họ không bao giờ rỗng.

Có những kẻ cho với lòng hoan hỉ, và niềm vui ấy là phần thưởng của họ.

Và có những kẻ cho với lòng đau đớn, và nỗi đau ấy là lễ thanh tẩy của họ.

Và có những kẻ khi cho lòng không cảm thấy đau đớn hoặc không tìm kiếm hoan hỉ, cũng không cho với sự lưu tâm tới công quả;

Họ cho như cây hoa mia tỏa hương vào không gian trong thung lũng đằng xa.

Qua bàn tay họ Thượng đế lên tiếng, và từ đằng sau đôi mắt họ Thượng đế mỉm cười nơi trần thế.

Thật tốt lành khi cho lúc được hỏi tới nhưng nên cho lúc không được yêu cầu, cho qua lòng hiểu biết.

Và với kẻ mở rộng bàn tay, việc kiếm người nhận là niềm vui lớn lao hơn việc cho.

Liệu có cái gì các bạn nên giữ lại?

Tới một ngày nào đó mọi cái các bạn đang có sẽ bị cho đi;

Vậy hãy cho ngay lúc này để mùa cho có thể là của mình chứ không của kẻ thừa kế chúng.

Các bạn thường nói:

- Tôi sẽ cho nhưng chỉ cho người xứng đáng.

Trong vườn ăn quả của các bạn, cây cối không nói như thế, và cũng không nói như thế đàn súc vật trên đồng cỏ.

Chúng cho để sống vì giữ lại là sắp diệt vong.

Chắc chắn kẻ xứng đáng nhận ngày ngày và đêm đêm của hắn thì xứng đáng với mọi thứ khác đến từ bạn.

Và kẻ xứng đáng uống nước biển lớn cuộc đời thì xứng đáng được rót đầy ly từ con suối nhỏ nhoi của các bạn.

Và có xứng đáng nào cao cả hơn cái ở trong lòng can đảm và tự tin - hơn cả lòng từ thiện - của việc nhận?

Và các bạn là ai mà loài người nên phanh lồng ngực ra, lột chiếc mạng kiêu hãnh, để các bạn có thể thấy giá trị của họ bị phơi trần và lòng tự hào của họ không bị nao núng?
Trước tiên các bạn hãy thấy rằng bản thân mình xứng đáng là người cho và là khí cụ của việc cho.
Vì thật ra chính cuộc đời cho cuộc đời - trong khi các bạn, kẻ xem mình là người cho, chỉ là người chứng.

Và các bạn những người nhận - và tất cả đều là người nhận - đừng gánh lấy sức nặng biết ơn để khỏi đặt chiếc ách lên mình và lên người cho,

Mà hãy cùng với người cho vươn lên trên các tặng phẩm của họ như trên đôi cánh;
Vì quá băn khoăn về món nợ ấy của mình tức là ngờ vực sự quảng đại của kẻ có đất bao dung làm mẹ và Thượng đế làm cha.

Về Ăn và Uống

Lúc ấy, một người già chủ quán trọ thưa:

- Hãy nói cho chúng tôi về Ăn và Uống.

Và ông nói:

Ước gì các bạn có thể sống bằng hương của đất, và như loài cây gió được kéo dài nhờ ánh sáng.
Nhưng vì các bạn phải sát sinh để ăn và phải cướp lấy sữa mẹ của thú vật sơ sinh cho nguôi cơn khát, thế thì hãy để cho hành động ấy như một cử chỉ phụng thờ.

Và hãy để bàn ăn thành một bàn thờ trên đó tiến dâng sự thanh khiết và mộc mạc của rừng rú và đồng cỏ cho cái thanh khiết hơn và mộc mạc hơn trong con người.

Khi giết một con vật, trong lòng các bạn hãy nói với nó rằng:

'Bởi cũng một quyền năng đang giết ngươi, ta cũng sẽ bị giết; và ta cũng sẽ bị tiêu dùng.

Vì qui luật trao ngươi vào bàn tay ta cũng sẽ trao ta vào bàn tay mạnh mẽ hơn.

Máu ngươi và máu ta không là gì cả, chỉ là nhựa nuôi dưỡng cây thiên đường.'

Khi nhai nhuyển một quả táo trên răng mình, trong lòng các bạn hãy nói với nó rằng:

'Mầm của ngươi sẽ sống trong thể xác ta,

Và nụ của ngày mai ngươi sẽ nở hoa trong tâm hồn ta,

Và mùi hương của ngươi sẽ là hơi thở ta,

Và chúng ta sẽ cùng nhau vui hưởng mọi mùa.'

Vào mùa thu, khi hái quả vườn nho đem về ép rượu, trong lòng các bạn hãy nói rằng:

'Ta cũng là vườn nho và quả của ta sẽ được hái để ép thành rượu.

Và như rượu mới, ta sẽ được giữ trong chiếc bình vĩnh cửu.'

Vào mùa đông, khi rót rượu, hãy có trong lòng mình một khúc hát cho mỗi ly.

Và hãy có trong khúc hát ấy sự tưởng nhớ tới mùa thu, tới vườn nho và tới máy ép rượu.

Về Lao động

Lúc ấy, một người thợ cày thưa:

- Hãy nói cho chúng tôi về Lao động

Và ông trả lời rằng:

Các bạn lao động để bản thân có thể chung nhịp với quả đất và linh hồn của đất.

Vì ở không là thành kẻ xa lạ với các mùa và ra khỏi đám rước cuộc đời đang tiến bước về vô cùng trong uy nghi và tuân phục đầy kiêu hãnh.

Khi lao động, các bạn là cây sáo, qua lòng ống ấy, tiếng thời gian thì thầm thành âm nhạc.

Có ai trong các bạn muốn làm cây sáo lặng câm khi mọi người vang tiếng hát đồng ca?

Các bạn hằng được bảo rằng lao động là một nguyền rủa và công việc là một bất hạnh.

Còn tôi, tôi nói rằng khi lao động các bạn hoàn thành một phần giấc mơ trần thế thẳm sâu nhất, được trao cho khi nó mới nảy sinh.

Và khi hòa mình vào công việc, các bạn thật sự yêu thương cuộc đời.

Và yêu thương cuộc đời qua lao động là thân cận với cái ẩn mật sâu kín nhất của sự sống.

Nhưng nếu trong cơn quặn đau các bạn gọi sinh nở là hoạn nạn và nuôi dưỡng nhục thể là lời nguyền rủa viết trên lông mày của con người thì tôi, tôi trả lời rằng chỉ có mồ hôi trên lông mày các bạn mới rửa sạch nổi hàng chữ ấy.

Các bạn cũng hằng được bảo rằng cuộc đời này tối tăm, và trong cơn mệt nhoài, các bạn lặp lại đúng lời kẻ mệt nhoài thường nói.

Còn tôi, tôi nói với các bạn rằng cuộc đời quả thật tối tăm nếu không có giục giã.

Và mọi giục giã đều mù lòa nếu không có am hiểu.

Và mọi am hiểu đều vô ích nếu không có lao động.

Và mọi lao động đều trống rỗng nếu không có tình yêu.

Và khi lao động với tình yêu, các bạn nối liền mình vào bản thân, vào người khác và vào Thượng đế.

Và thế nào là lao động với tình yêu?

Là dệt vải với những sợi chỉ rút từ con tim như thể người mình yêu dấu sẽ mặc tấm vải đó.
Là làm nhà với lòng thương cảm như thể người mình yêu dấu sẽ ở trong ngôi nhà đó.

Là gieo hạt với dịu dàng và gặt hái với hân hoan như thể người mình yêu dấu sẽ ăn hoa trái đó.
Và hà hơi thở của linh hồn vào mọi cái mình làm ra.

Và biết rằng hết thảy những kẻ đã chết được ân phúc đều đang đứng chung quanh dõi mắt nhìn mình.

Có phải tôi thường nghe các bạn phát biểu, như đang nói trong cơn ngủ mê rằng, 'Kẻ tạc tượng cẩm thạch, tìm thấy hình bóng của hồn người trong đá thì cao nhã hơn kẻ cày xới đất đai.

Kẻ thâu bắt cầu vồng, đặt nó lên mặt vải thành mắt môi con người thì hơn kẻ đóng giày đan dép cho bàn chân chúng ta.'

Nhưng tôi, tôi nói không trong cơn ngủ mê nhưng trong giờ ban trưa rất tỉnh táo rằng gió không cất tiếng dịu dàng với cây sồi to lớn hơn với cọng cỏ nhỏ bé nhất trong mọi cọng cỏ;

Và chỉ vĩ đại kẻ nào bằng tình yêu của mình, biến tiếng gió thành bài hát dịu êm.

Lao động là tình yêu được làm cho trông thấy trước mắt.

Và nếu không thể lao động với tình yêu, mà chỉ với lòng chán ghét, các bạn nên bỏ rơi công việc, tới ngồi trước cổng đền thờ nhận đồ bố thí của kẻ đang lao động với niềm vui.

Vì nếu làm bánh với lòng thờ ơ, các bạn làm thành chiếc bánh đắng chỉ có thể nguôi môät nửa cơn đói của con người.

Và nếu nghiền nho với lòng miễn cưỡng, sự bất đắc dĩ của các bạn nhỏ chất độc vào rượu.

Và nếu ca hát như thiên thần mà trong lòng không yêu việc hát ca, các bạn đang bịt tai con người trước tiếng nói của ngày và tiếng nói của đêm.


Về Hân hoan và Phiền muộn

Lúc ấy, một người đàn bà thưa:

- Hãy nói cho chúng tôi về Hân hoan và Phiền muộn.

Và ông trả lời:

Hân hoan là Phiền muộn lộ chân tướng.

Và cùng một giếng ấy, nơi trổi lên tiếng cười cũng thường chứa đầy nước mắt của các bạn.
Và biết làm sao hơn?

Càng bị phiền muộn khắc sâu vào hữu thể, các bạn càng có thêm khả năng chứa đựng hân hoan.
Chẳng phải cái chén đựng rượu cũng chính là cái chén bị nung trong lò gốm sao?

Và chẳng phải cây hạc cầm xoa dịu tinh thần cũng chính là khúc gỗ bị khoét bằng dao sao?
Khi hân hoan, các bạn hãy nhìn sâu vào lòng mình, sẽ thấy cái từng khiến mình phiền muộn cũng chính là cái đang làm mình hân hoan.

Khi phiền muộn, các bạn hãy lần nữa nhìn sâu vào lòng mình, sẽ thấy quả thật mình đang khóc cho cái từng là hân hoan của mình.

Một số bạn nói, 'Hân hoan cao cả hơn phiền muộn,' và những bạn khác nói, 'Không, phiền muộn cao cả hơn.'

Còn tôi, tôi nói với các bạn rằng cả hai chẳng thể rời nhau.

Chúng đến cùng nhau, và khi cái này ngồi một mình với các bạn bên bàn ăn, đừng quên cái kia đang trong giường ngủ của các bạn.

Quả thật các bạn như bàn cân treo chênh vênh giữa hân hoan và phiền muộn của lòng mình.
Chỉ khi lòng trống không, các bạn mới đứng yên và thăng bằng.

Và khi đấng giữ kho báu nâng các bạn lên để cân vàng bạc của ngài, lúc đó hân hoan và phiền muộn của mỗi người mới cần phải lên cao hoặc xuống thấp.

Về Nhà cửa

Lúc ấy, một người thợ nề bước ra thưa:

- Hãy nói cho chúng tôi về Nhà cửa.

Và ông trả lời rằng:

Hãy xây bằng mộng tưởng một căn nhà nghỉ mát ngoài hoang mạc trước khi xây ngôi nhà của mình trong vòng thành đô thị.

Vì cùng chung bước trở về nhà lúc trời chiều bảng lảng là kẻ lang thang ở trong các bạn, kẻ luôn luôn cô đơn xa cách.

Nhà là thân xác rộng lớn hơn của các bạn.

Nó mọc lên trong ánh sáng mặt trời, ngủ trong tĩnh mịch ban đêm và chẳng phải không mộng mị. Phải chăng ngôi nhà không nằm mộng? Và trong chiêm bao, nó rời thành phố để vào khu rừng nhỏ hay lên đỉnh đồi?

Ước gì tôi có thể gom nhà cửa các bạn trong bàn tay mình, và y hệt người gieo hạt, tung vãi chúng trong rừng cây và ngoài đồng nội.

Ước gì các thung lũng là đường phố và các lối mòn xanh biếc là ngõ hẻm để các bạn có thể tìm nhau băng qua vườn nho và tới với nhau mang theo trong y phục mình mùi hương của đất.

Nhưng những điều ấy chưa thành hiện thực.

Trong sợ hãi, tổ tiên đã tập trung các bạn ở quá gần nhau. Và sợ hãi ấy sẽ kéo dài ít lâu nữa. Cũng ít lâu nữa vòng thành đô thị vẫn còn chia cách tổ ấm của các bạn với cánh đồng.

Và hỡi dân thành Orphalese, nói cho tôi biết các bạn đang có cái gì trong nhà mình? Và với cánh cửa khép chặt, các bạn đang canh giữ điều gì?

Có phải các bạn có bình an, một thôi thúc trầm lặng bộc lộ sức mạnh của các bạn?

Có phải các bạn có hoài niệm, những nhịp mờ ảo bắc cầu các đỉnh cao trong tâm trí?

Có phải các bạn có cái đẹp, dẫn dắt tâm hồn từ những vật làm bằng gỗ đá lên núi thánh?

Nói cho tôi biết, có phải các bạn có những cái ấy trong nhà mình?

Hay các bạn chỉ có tiện nghi, và lòng ham muốn tiện nghi khiến cho thứ thập thò đó vào nhà làm khách rồi thành kẻ tiếp khách rồi thành chủ nhân.

Thật vậy, hắn trở thành kẻ dạy thú với móc câu và roi vọt, biến các khát vọng cao cả hơn của các bạn thành những con rối.

Dù bàn tay hắn bọc nhung nhưng trái tim làm bằng sắt.

Hắn ru các bạn ngủ chỉ để đứng bên giường chế giễu chân giá trị của thân xác.

Hắn nhạo báng các giác quan lành mạnh của các bạn, đặt chúng vào mớ bông gòn phất phơ theo gió như những chiếc bình mỏng manh.

Quả thật, lòng ham muốn tiện nghi giết chết đam mê của linh hồn và rồi bước đi trong đám ma ấy với tiếng cười ngạo nghễ.

Nhưng các bạn, con cái của không gian, kẻ dù nghỉ ngơi vẫn trăn trở, sẽ không mắc bẫy hay bị thuần hóa.

Nhà của các bạn không phải mỏ neo mà là cột buồm.

Nó không phải lớp màng lấp lánh che đậy vết thương nhưng là lông mi canh giữ con mắt.

Các bạn sẽ không xếp đôi cánh lại để qua lọt khung cửa, cũng chẳng cúi thấp đầu để khỏi đụng trần, cũng chẳng ngại không dám thở e vách nhà rạn nứt đổ sập.

Các bạn sẽ không ở trong ngôi mộ được kẻ đã chết làm cho người đang sống.

Và cho dù nguy nga lộng lẫy, ngôi nhà không giữ nổi bí mật của các bạn cũng không là nơi ẩn náu cho khát vọng của các bạn.

Vì cái vô biên vô tận trong các bạn đang ở trong lâu đài trên trời cao với cửa lớn là sương mù ban mai và cửa sổ là những bài ca và lớp lớp thinh lặng ban đêm.

Về Quần áo

Và một người thợ dệt thưa:

- Hãy nói cho chúng tôi về Quần áo.

Và ông trả lời:

Quần áo che phần lớn vẻ đẹp của các bạn tuy không giấu nổi vẻ không đẹp.

Nhưng dù tìm nơi quần áo sự tự do riêng tư, các bạn cũng có thể thấy trong chúng có xích xiềng cương toả.

Ước gì da các bạn đến với nhiều nắng gió và ít vải vóc hơn.

Vì hơi thở sự sống ở trong nắng và bàn tay sự sống nằm trong gió.

Trong các bạn, một số người nói, 'Chính gió bấc dệt nên quần áo chúng ta mặc.'

Và tôi nói, Đúng thế, chính gió bấc.

Nhưng hổ thẹn là khung cửi và nhu nhược của đường gân là sợi chỉ của nó.

Và sau khi làm xong việc ấy, nó cười thành tiếng ở trong rừng.

Đừng quên rằng khiêm tốn chỉ là chiếc mộc che mắt kẻ ô uế.

Và khi không còn kẻ ô uế, khiêm tốn chỉ là chiếc còng và là hành động kinh tởm của tâm trí.

Đừng quên rằng đất sướng vui khi cảm giác bàn chân trần và gió khao khát nô đùa với tóc của các bạn.

Về Mua và Bán

Và một thương gia thưa:

- Hãy nói cho chúng tôi về việc Mua và Bán.

Và ông nói:

Đối với các bạn, đất sinh hoa trái và các bạn sẽ chẳng màng nếu không biết cách làm đầy hai bàn tay mình.

Chính trong việc trao đổi tặng phẩm của đất các bạn mới tìm thấy sự dư dật và được toại nguyện.

Nhưng nếu sự trao đổi ấy không diễn ra trong yêu thương và công bình tử tế, chỉ khiến một số người sinh lòng tham và những kẻ khác lâm cơn đói khát.

Ở giữa chợ, khi người lao nhọc trên biển và nơi đồng ruộng gặp người thợ dệt, thợ gốm và kẻ thu thập hương liệu,

Lúc đó hãy cầu khẩn thần đất hiện lên giữa mọi người, thánh hóa cái cân và việc đong đếm để những đo lường giá trị không ngược với giá cả.

Và đừng để dự phần thương lượng giao dịch những kẻ bàn tay trống trơn, đem lời nói đổi lấy công lao khó nhọc của các bạn.

Các bạn nên bảo họ rằng:

'Hãy đến với chúng tôi nơi đồng ruộng, hãy đi với người anh em của chúng tôi ra biển cả và hãy tung chiếc lưới của các ngươi;

'Vì đất cùng biển sẽ hào phóng với các ngươi chẳng kém với chúng tôi.'

Và nếu có đến những người ca hát, người thổi sáo và người nhảy múa - các bạn hãy mua luôn tặng phẩm của họ.

Vì họ cũng là kẻ thu thập hoa trái và hương trầm, những cái họ mang đến - được tạo thành từ các giấc mơ - là y trang và lương thực cho linh hồn các bạn.

Và trước khi rời chợ, các bạn đừng để có kẻ ra về với hai bàn tay không.

Vì thần đất sẽ chẳng ngự bình an trên gió nếu kẻ có nhu cầu tối thiểu không được toại nguyện.

Về Tội ác và Trừng phạt

Lúc ấy, một thẩm phán trong thành đứng ra thưa:

- Hãy nói cho chúng tôi về Tội ác và Trừng phạt.

Và ông đáp lại rằng:

Chính khi tinh thần các bạn đi lang thang theo gió,

Khiến các bạn lẻ loi trơ vơ, phạm điều lầm lỗi với người khác, và do đó với bản thân mình.

Và vì điều lỗi lầm đã phạm các bạn phải gõ cửa rồi chờ một lúc, chẳng ai đoái hoài, tại cổng của kẻ được ân phúc.

Y hệt biển, thần ngã nội tại của các bạn,

Vẫn tinh khiết như tự bao giờ.

Và y hệt thanh khí, nó chỉ nâng lên cái được chắp cánh.

Thần ngã nội tại của các bạn cũng y hệt mặt trời,

Nó không biết tới ngách chuột cũng chẳng tìm nơi hang rắn.

Nhưng trong hữu thể của các bạn thần ngã nội tại không ở một mình.

Trong bản thân các bạn, có nhiều cái vẫn là con người và có nhiều cái chưa là con người.

Nhưng yêu tinh nội tại không hình thù của các bạn đi ngái ngủ trong sương mù đang tìm cách thức dậy,

Và con người ấy trong các bạn mà lúc này tôi muốn nói tới.

Vì chính hắn, chứ chẳng phải thần ngã nội tại cũng chẳng phải yêu tinh nội tại, chính hắn mới là kẻ biết tới tội ác và biết tới hình phạt phải đền.

Tôi thường nghe các bạn nói tới kẻ phạm lỗi lầm như thể hắn không là một người trong các bạn mà là kẻ lạ đối với các bạn và là kẻ xâm nhập thế giới của các bạn.

Còn tôi, tôi nói rằng ngay cả người thánh thiện và công chính cũng không thể vươn lên quá mức cao nhất có trong mỗi người các bạn.

Như thế, kẻ độc dữ và kẻ yếu đuối cũng không thể rơi xuống thấp hơn mức thấp nhất cũng có trong mỗi người các bạn.

Và như chiếc lá đơn lẻ không ngã màu vàng nếu không có sự am hiểu thầm lặng của tất cả cây,

Cũng thế, người sai phạm không thể làm điều lầm lỗi nếu không có ý muốn thầm kín của tất cả các bạn.

Như một đám rước, các bạn đi cùng nhau về phía thần ngã nội tại của mình.

Các bạn là đường đi và là kẻ đi đường.

Và khi một kẻ trong các bạn ngã xuống, hắn ngã cho những kẻ đi đằng sau hắn, một lời cảnh báo về hòn đá va vấp.

Và còn nữa, dù lời này làm nặng trỉu tâm hồn các bạn:

Người bị giết không phải không chịu trách nhiệm về vụ giết mình,

Và người bị cướp không phải không đáng bị qui trách trong việc bị cướp.

Người công chính không phải vô tội đối với hành động của kẻ độc dữ,

Và người bàn tay sạch không sạch trước những việc làm của kẻ phạm tội.

Đúng thế, thông thường kẻ có tội là nạn nhân của người bị làm hại.

Và thông thường nữa, kẻ bị kết án là kẻ mang gánh nặng cho người không có tội và người không bị qui trách.

Các bạn không thể tách riêng người đúng với kẻ sai, người thiện với kẻ ác.

Vì họ cùng đứng với nhau trước vầng mặt trời, như sợi chỉ đen cùng sợi chỉ trắng được dệt quyện vào nhau.

Và khi sợi chỉ đen đứt, thợ dệt sẽ xem tất cả khúc vải và đồng thời rà soát khắp cả khung cửi.
Nếu có ai trong các bạn muốn đem xét xử một người vợ bất trung,

Kẻ đó cũng nên đặt trái tim của chồng nàng trên bàn cân và đo lường kích thước của linh hồn hắn.

Và hãy để người muốn đánh đòn kẻ phạm tội nhìn vào linh hồn của người bị xúc phạm.

Và nếu có ai trong các bạn muốn nhân danh công chính mà trừng phạt và đặt lưỡi cưa lên thân cây độc dữ, hãy để kẻ đó xem các rễ cây,

Và quả thật, hắn sẽ thấy rễ của thiện và ác, của sum sê và cằn cổi, tất cả quyện vào nhau trong lòng đất im lặng.

Và các bạn thẩm phán, những kẻ hẳn đúng.

Các bạn sẽ tuyên lời phán quyết nào trên người tuy lương thiện trong thể xác nhưng là kẻ cắp trong tinh thần?

Các bạn sẽ ra hình phạt nào cho kẻ giết người trong thể xác nhưng là người bị giết trong tinh thần?

Và làm thế nào các bạn truy tố kẻ là một tên dối trá và là một gã áp bức đang hoạt động,
Nhưng lại là một người khổ sở và bị sỉ nhục?

Và làm thế nào các bạn trừng phạt kẻ mà sám hối đã lớn lao hơn hành động xấu xa của hắn?

Chẳng phải sám hối là công lý, cái được thực thi bởi chính luật pháp các bạn sẵn lòng phục vụ sao?

Thế nhưng các bạn không thể ra án sám hối cho người vô tội cũng như cất bỏ nó khỏi tâm hồn kẻ phạm tội.

Nó sẽ tự mình cất tiếng gọi trong đêm để con người có thể tỉnh giấc, đưa mắt đăm đăm nhìn bản thân.

Và các bạn, những kẻ am hiểu công lý, các bạn sẽ làm thế nào nếu không nhìn thấy mọi hành động dưới ánh sáng đầy đủ?

Chỉ lúc đó các bạn mới có thể hiểu rằng người kiên định và người sa ngã hoàn toàn chỉ là một con người đang đứng trong trời chạng vạng giữa ban đêm của yêu tinh nội tại và ban ngày của thần ngã nội tại của hắn,

Và hiểu rằng viên đá đặt nền của đền thờ không cao hơn viên đá thấp nhất trong nền móng của nó.

Về Luật pháp

Lúc ấy, một luật sư nói:

- Nhưng còn về Luật pháp của chúng ta thì sao, thưa thầy.

Và ông đáp:

Các bạn vui mừng khi đặt ra luật pháp,

Thế nhưng các bạn mừng vui hơn khi vi phạm nó.

Y hệt trẻ em đang chơi bên bờ biển, xây lâu đài cát rồi phá hủy với tiếng cười rộn rã.

Nhưng trong khi các bạn xây lâu đài cát, biển mang thêm cát vào bờ, và khi các bạn phá hủy nó, biển cũng cất tiếng cười với các bạn.

Quả thật biển lúc nào cũng cất tiếng cười với người hồn nhiên.

Nhưng còn về những kẻ cuộc đời không là biển và luật pháp do con người làm ra không là lâu đài cát,

Đối với họ cuộc đời là tảng đá và luật pháp là dùi đục, họ dùng để tạc vào đó chân dung của mình thì sao?

Còn về những kẻ què quặt ghét người nhảy múa thì sao?

Còn về con bò yêu thương cái ách của nó, cho rằng hươu nai trong rừng là thứ lang thang lạc bầy thì sao?

Còn về con rắn già nua không thể lột vỏ, xem những con rắn khác là trần truồng không biết hổ thẹn thì sao?

Và còn về kẻ tới sớm trong tiệc cưới, khi đã no nê cùng thấm mệt, vừa bỏ về vừa nói rằng hết thảy tiệc tùng đều phạm luật và hết thảy người dự tiệc đều phạm pháp thì sao?

Tôi biết nói gì về những kẻ ấy nếu không bảo rằng họ cũng đứng trong nắng nhưng quay lưng về phía mặt trời?

Họ chỉ thấy chiếc bóng của mình và chiếc bóng ấy là luật pháp của họ.

Mặt trời là gì đối với họ ngoài việc tạo ra những chiếc bóng?

Và đối với họ việc công nhận luật pháp hoàn toàn chỉ là cúi xuống nhìn theo chiếc bóng của mình dưới đất?

Nhưng các bạn, kẻ bước đi thẳng mặt với mặt trời, hình ảnh nào vẽ dưới đất giữ nổi đôi bàn chân mình?

Các bạn, kẻ du hành với gió, chong chóng xem chiều gió nào định hướng nổi lối mình đi?

Và luật lệ nào của con người ràng buộc nổi nếu các bạn bẻ gãy ách của mình nhưng không trên cửa nhà tù của người khác?

Và luật lệ nào các bạn sợ hãi nếu mình nhảy múa nhưng không vấp vào xiềng xích của người khác?

Và kẻ nào sẽ mang các bạn ra xét xử nếu mình tự xé tan quần áo nhưng không để nó trên lối đi của người khác?

Hỡi dân thành Orphalese, các bạn có thể hãm tiếng trống, làm chùng dây đàn, nhưng ai có thể ra lệnh cho chim đừng hót?

(còn tiếp)
Kahlil Gibran
Nguyễn Ước dịch

Chiều cuối năm 2010

Thế rồi một năm cũng trôi qua mau theo bao nỗi đắng cay của cuộc đời. Ngoài kia, đám trẻ nhỏ nô đùa như không có một chút ưu tư, nhọc nhằn trên kiếp sống con người trong một xã hội chỉ có tham ác và bạo tàn.Một vài chiếc xe vội vã đi về cuối phố, một đám thanh niên nghêu ngao giữa đường với chút men rượu để quên đi những ngày dài trong các nhà máy của cuộc đời công nhân xã hội chủ nghĩa.
Ngồi một mình mà như thấy cả hư không, hoàng hôn xuống chậm mang theo về quá khứ của một kiếp người trót lỡ sinh ra nhằm thời với chủ nghĩa cộng sản. Trải qua những cuộc chiến dai dẳng mang đầy tội lỗi và phi lý; tuổi trẻ chúng tôi đã bị lãng quên như những chiếc lá rừng chiều thu. Bao nhiêu người dã ra đi khi chưa biết cuộc đời là gì cho một lũ người mất hết nhân tính. Chúng nó ngồi xổm trên các xác đồng bào ruột thịt để hưởng lấy ba vinh hoa. Một quá khứ bi thảm cho thế hệ chúng tôi.
Tổ quốc - Dân tộc  chỉ là những mỹ từ để lừa đảo chính những người dân trên đất nước này. Biết bao nhiêu thể chế đã đến và ra đi nhưng đã đem lại cho dân chúng tôi được chút gì Tự Do - Bình Đẳng.

22/12/10

TranKhaiThanhThuy

Trần Khἇi Thanh Thủy


  • Giờ Này Em Ở Đâu? (TRẦN KHẢI THANH THỦY )


  • Hànội mùa này lắm những tin xui (2) ( Trần Khải Thanh Thuỷ )


  • Bác vào hàng xăng (Trần Khải Thanh Thủy )


  • Hà Nội mùa này lắm những tin xui(Trần Khải Thanh Thủy )


  • Chuyện kể về một bệnh nhân "tâm thần" (*Trần Khải Thanh Thủy)


  • Thư ngỏ của TKTT gửi ông Nguyễn Tấn Dũng nhân chuyến "qui mã" (Trần Khải Thanh Thủy)


  • Tháng năm này trời đất đau thương!(Trần Khải Thanh Thủy)


  • Sẽ đến lúc máu đòi lại máu (Trần Khải Thanh Thuỷ)


  • Me Điền đứng dậy(Trần Khải Thanh Thuỷ)


  • Than ôi! Một lũ Giẻ r&aacutec;ch(Trần Khải Thanh Thủy )


  • Một nghìn năm Bắc thuộc lại về(Trần Khải Thanh Thuỷ)


  • Chùm nhỏ thơ đau (II)*(Trần Khải Thanh Thuỷ )


  • Chùm nhỏ thơ đau (Trần Khải Thanh Thuỷ )


  • Cảm Nhận 30-4 (Trần Khải Thanh Thuỷ)


  • Mẹ!(Trần Khải Thanh Thuỷ)


  • Khốn nạn vô cùng đảng Việt Nam ơi*( Trần Khải Thanh Thuỷ)


  • Nghĩ về cha- Linh mục Nguyễn văn Lý (Trần Khải Thanh Thủy)


  • Ngẫu hứng thơ (Trần Khải Thanh Thuỷ)


  • Tết này em không về (Trần Khải Thanh Thủy )


  • Tạo hóa gây chi cuộc hí trường(Trần Khải Thanh Thủy )


  • Sư chính trị (Kết)

    Mark Moyar – Trần Hải dịch
    Ở các tỉnh phía bắc, Khánh và đồng loã chính là Tướng Nguyễn Chánh Thi, đã không làm gì để kiểm soát đám đông và bảo vệ tài sản của Việt Nam và Mỹ. Họ cho rằng hỗn loạn sẽ làm sụp đổ chính quyền Hương và họ sẽ nắm quyền. (99) Khi những cuộc bạo loạn đang tiếp diễn, Khánh lại đi dàn xếp với các lãnh tụ Phật giáo. Quân đội sẽ nắm chính quyền, loại bỏ Hương, tôn trọng “tự do tôn giáo” và thanh trừng những kẻ thân Diệm mà những đợt trước chưa loại bỏ hết. Để đáp lại, Phật giáo sẽ ủng hộ chính quyền mới ít nhất trong hai năm, và sẽ đưa Trí Quang, Tâm Châu và Hộ Giác ra ngoại quốc. (100)
    Khi Alexis Johnson biết được kế hoạch này, ông cảnh cáo Khánh rằng Mỹ muốn quân đội ủng hộ chính quyền Hương. Khánh chỉ lờ đi. Sáng ngày 27 tháng Một, Khánh cầm đầu một cuộc lật đổ không bạo loạn với sự ủng hộ của Tướng Thi và Tư lệnh Không quân Kỳ. Khánh thuyết phục Hội đồng Quân lực để Khánh nắm chính quyền, với lời đảm bảo sẽ rời bỏ chính trường khi một Hội đồng cố vấn 20 người chọn được một quốc trưởng dân sự. Tuy nhiên, một số sỹ quan cấp cao chấp nhận sự sắp xếp này vì họ nghĩ là nó sẽ phản tác dụng, dẫn đến việc loại bỏ Khánh và dẹp loạn Phật tử tranh đấu. (101)
    Ngay từ ngày đầu của cuộc đảo chính, Trí Quang đã âm mưu tìm cách hất cẳng Khánh và chiều hôm sau ông ta bắt đầu nỗ lực đó. (102) Bước đầu tiên là ông ta thông báo cho các tướng rằng Phật giáo sẽ không thực hiện các lời hứa là không dính đến chính trị, ủng hộ chính quyền, và ba sư đi ngoại quốc. Các lời hứa này không còn giá trị vì, theo các Phật tử tranh đấu, quân đội đã hứa lật đổ chính quyền vào ngày 25 hoặc 26 mà vẫn chưa thực hiện khi đã sang ngày 27 tháng Một. Ngoài tính lố bịch, lập luận này còn đầy trí trá vì Trí Quang đã biết trước là cuộc lật đổ sẽ không xảy ra cho đến ngày 27 tháng Một. (103) Hành động lật lọng này là một trong những điều tồi tệ nhất mà phía Phật tử tranh đấu đã làm cho đến lúc đó, và nó củng cố quan điểm của những kẻ dèm pha rằng các lãnh tụ Phật giáo tranh đấu là những kẻ dối trá chỉ muốn huỷ hoại chính quyền hơn là tiêu diệt Việt cộng. Việc chối bỏ những hứa hẹn làm một số tướng lãnh giận điên; một người đã nói với người Mỹ rằng nếu Khánh không đối mặt với Viện Hoá đạo ngay lúc này, “mạng sống ông ta sẽ bị đe doạ.” (104)
    Khánh đã không đối đầu với phía Phật giáo, thay vào đó lại nhượng bộ các đòi hỏi trong khi tìm cách bám lấy quyền lực. Khánh thuyên chuyển tướng Phạm Văn Đổng là tổng trấn vùng thủ đô đi làm tư lệnh Quân đoàn II, như thế đẩy ông này xa rời trung tâm quyền lực và không còn ảnh hưởng gì đến chính trị. Phạm Văn Đổng đã làm Phật tử tranh đấu khó chịu vì ông đã hoàn thành nhiệm vụ dẹp bỏ các cuộc bạo loạn và biểu tình tại Sài Gòn. (105)
    Một lần nữa, phía Phật giáo chẳng làm gì để đáp lại lòng tốt của Khánh. Họ muốn chính Phật giáo là kẻ quyết định ai sẽ là người lãnh đạo kế tiếp, và kẻ đó không phải Khánh. Chức vụ cao nhất về tay Bác sĩ Phan Huy Quát, người mà Trí Quang hằng vận động trước đây. Nhiều quan sát viên nghĩ rằng Quát hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Trí Quang. Phần lớn các quan chức khác trong chính quyền cũng là đồng minh của Trí Quang và chống “chủ nghĩa Diệm”, theo ngôn từ của Phật tử tranh đấu, có nghĩa là chống cộng mãnh liệt và không dung túng những hành động phá hoại của phong trào Phật giáo. (106)
    Vào ngày 19 tháng Hai, chỉ ba ngày sau khi chính quyền mới lên nắm quyền, một cuộc đảo chính lại xảy ra do Tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo cầm đầu. (107) Quân đảo chính chiếm đài phát thanh Sài Gòn và phi trường Tân Sơn Nhất nhưng Khánh lại một lần nữa chạy thoát ra Vũng Tàu. Hầu hết các đơn vị trong vùng phụ cận Sài Gòn án binh bất động, không theo phe nào trong cuộc tranh chấp này. (108)
    Cũng như đã xảy ra trong cuộc lật đổ ngày 19 tháng Chín, những kẻ cầm đầu tuyên bố cảm phục Diệm và họ muốn có chính phủ gần giống chế độ của Diệm. Trên đài phát thanh, phe đảo chính tuyên bố, “Lodge đã sai khi khuyến khích đảo chính lật đổ Diệm thay vì chấn chỉnh ý đồ lầm lạc này.” Phát và Thảo báo riêng cho Kỳ biết là họ và cộng sự sẽ chấm dứt đảo chính nếu Khánh bị loại bỏ. Ba người này thoả thuận dàn xếp để sau đó quân đảo chính giải tán nhanh tránh sự cố. Hội đồng Quân Lực ra lệnh cho Khánh rời Việt Nam ngay. Sau một nỗ lực không thành để vận động ủng hộ từ các viên chức địa phương, Khánh đồng ý từ chức và đi ngoại quốc. (109)
    Khi chính quyền Quát bắt đầu hoạt động, một loạt biện pháp được lòng Trí Quang được thực hiện. Tất cả mọi người bị bắt trước đây trong những cuộc biểu tình chống Hương đều được thả, trong đó một số là cộng sản. Để thoả mãn Trí Quang và ngăn ngừa nội loạn tiếp diễn, Quát và các tướng lĩnh thân cận cho tiến hành một đợt thanh trừng mới. Trong số những nạn nhân có Tướng Phạm Văn Đổng, Đại tá Trần Thanh Bền, Tướng Trần Văn Minh, Đô đốc Chung Tấn Cang, và Tướng Đặng Văn Quang – những người có năng lực nhưng bị Trí Quang chống đối vì họ đã đàn áp biểu tình của Phật tử hoặc đã can thiệp vào kế hoạch của ông. Quát và đồng minh của mình phân tán quyền lực trong quân đội nhằm ngăn chặn việc một sĩ quan nào đó thâu tóm quá nhiều quyền hành. (110)
    Vì những cuộc thanh trừng này, lãnh đạo quân đội trở nên manh mún và nhờ Phật giáo ủng hộ, chính quyền Quát ít bị chống đối hơn so với các chính quyền trước. Vào đầu tháng Tư, CIA đã có thể báo cáo rằng, “Đây là lần đầu tiên sau khi lật đổ chế độ Diệm, tình trạng xuống dốc không phanh của tình hình chính trị có vẻ đã bị chặn đứng.” Tuy nhiên, sự ổn định này đã phải trả giá đắt. Những cuộc thanh trừng của chính quyền và nhượng bộ Phật giáo đã làm yếu kém trầm trọng tình trạng lãnh đạo trong quân đội. Không có lúc nào trong lịch sử 21 năm mà quân lực Việt Nam Cộng hoà chiến đấu tệ hại như trong thời Quát. Vào ngày 26 tháng Ba tướng Westmoreland nhận định rằng quân lực Nam Việt Nam đã “bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt, và không còn hệ thống chỉ huy kiến hiệu. Quân lực được điều hành bởi các uỷ ban và chính các uỷ ban cũng là những đấu trường đầy âm mưu và tham vọng cá nhân.” (111) Thành tích nghèo nàn của chính quyền Quát chứng minh một sự thực thể hiện rõ ràng trong thời Khánh là một chính quyền bị Trí Quang và nhóm Phật tử tranh đấu lũng đoạn sẽ không đủ năng lực và ý chí để duy trì cuộc chiến.
    Trong khi Trí Quang và các lãnh đạo của Viện Hoá đạo bày tỏ sự chấp thuận chính quyền của Quát và hạn chế việc gây rối, họ vẫn không chừa các màn phá phách khác. Quảng Liên và năm ba lãnh đạo Phật tử từ Viện Hoá đạo công bố một kế hoạch hoà bình có liên quan đến việc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Các chức sắc cao cấp tại Viện Hoá đạo, kể cả Trí Quang, nói với các viên chức toà đại sứ Mỹ rằng họ không đồng ý với Quảng Liên. Tuy vậy, trước những cử toạ khác, họ lại tán thành lập trường của Quảng Liên. Trí Quang nói với tờ Hong Kong Standard rằng Hà Nội và Washington nên “bắt đầu thảo luận ngay” để mang lại hoà bình, vì, “chúng tôi đã chịu khổ nhiều rồi, cả về nhân mạng cũng như vật chất.” (112) Khi người Mỹ đến tìm hiểu về bài phỏng vấn này, Trí Quang lại giở chiến thuật thường ngày là nói với người Mỹ rằng ông ta tán thành chính sách của Mỹ. Ông tuyên bố là ông không thực sự ngụ ý là Mỹ phải đàm phán ngay, và rằng thật ra, ông nghĩ là người Mỹ nên trì hoãn đàm phán cho đến khi tình hình quân sự đã được cải thiện.” (113)
    Vài tuần sau đó, Trí Quang khuyên Taylor nên bỏ bom Bắc Việt. (114) Trong trường hợp này, có những bằng chứng trực tiếp là lời khuyên này chỉ để duy trì thiện cảm của Mỹ để nhóm Phật tử tranh đấu có thể tiếp tục những hoạt động khuynh đảo chính quyền. Robert Thompson, một chuyên viên lừng danh của Anh về chống phiến loạn ở Mã lai và sau đó là cố vấn cao cấp cho chính quyền Nam Việt Nam, nhớ lại rằng sau khi có lời khuyên này với Taylor, Trí Quang “đến gặp ngay người Pháp để giải thích rằng ông ta chỉ tìm cách giải toả những nghi kỵ của Taylor nhằm rảnh tay thúc đẩy kế hoạch bí mật vì hoà bình dù với bất cứ giá nào.” (115)
    Điều làm người ta nghi ngờ hơn nữa về tuyên bố ủng hộ cuộc chiến chống cộng của người Mỹ là một bức thư nhà sư này gửi cho người Mỹ giữa tháng Năm. Trong lá thư, Trí Quang miêu tả người Mỹ như là kẻ gây đau khổ cho Nam Việt Nam chứ không phải là kẻ cứu giúp. Ông ta cáo buộc rằng trong khi người Mỹ “tin tưởng và ngầm chiếu cố người Công giáo một cách thiên kiến,” họ lại “lo lắng và e dè đối với Phật giáo giống như kẻ cai trị đối với dân bản xứ.” Dân chúng Việt Nam nghĩ rằng người Mỹ dùng “người Công giáo để tiêu diệt Phật giáo” và họ “tin chắc rằng tất cả các sự đàn áp đều có sự dàn xếp và đồng ý của người Mỹ.” Người Mỹ sẽ thua, Trí Quang cảnh cáo, trừ khi họ chấm dứt việc thiên vị Công giáo. (116) Những cáo buộc này phi lý, không phải chỉ vì không ai tìm cách tiêu diệt Phật giáo, mà cũng vì cả người Mỹ lẫn chính quyền Nam Việt Nam đều không làm gì ưu đãi Công giáo hơn Phật giáo.
    Trong thời Quát, nhiều nhóm mới đòi hoà bình hay trung lập mọc lên ở Nam Việt Nam, và những màn tuyên tuyền gia tăng mạnh. Ngạc nhiên thay, Quát lại lớn tiếng chống những nhóm này. Ông ta tuyên bố, sẽ không có hoà bình hay trung lập cho đến khi miền Bắc chấm dứt việc đưa người và vũ khí vào Nam. Ông tuyên bố rằng chính quyền sẽ dùng “mọi biện pháp để đập tan những thủ đoạn tuyên truyền lừa đảo của cộng sản nhằm đánh lừa công luận, gây rối loạn trong dân chúng, lợi dụng sự cả tin … và tiến hành những thủ đoạn chính trị thậm tệ để thống trị toàn cõi Việt Nam.” Quát sa thải 300 công chức đã ký kiến nghị đòi hỏi đàm phán chấm dứt chiến tranh, Tuy nhiên, Quát đã không đụng đến một ai trong Viện Hoá đạo vận động cho hoà bình hoặc trung lập. Quát thuyết phục Quảng Liên rút lại chương trình trung lập hoá nhưng với cái giá là phải thả tất cả các lãnh đạo phong trào hoà bình có liên hệ với phía Phật giáo. (117)
    Một khủng hoảng chính trị lại xảy ra ở Sài Gòn vào cuối tháng Năm năm 1965 khi Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu ngăn chặn kế hoạch của Thủ Tướng Quát thay thế hai bộ trưởng mà cả Quát và người Mỹ đều cho là thiếu khả năng. (118)
    Sửu làm vậy vì được sự khuyến khích của nhóm chính trị gia Miền Nam và các lãnh đạo Công giáo vì họ không bằng lòng với sự thiên vị nhóm Phật giáo tranh đấu của Quát. (119)
    Khi khủng hoảng tiếp diễn, Trí Quang bắt đầu rút lập trường ủng hộ Quát, vì Quát đã có thái độ độc lập làm Trí Quang khó chịu. Trong một lần nói chuyện với lãnh sự Mỹ tại Huế, Trí Quang nói là nếu Quát không giải quyết được khủng hoảng hiện thời mà không phải nhượng bộ phía chống đối thì quân đội nên thế chỗ Quát. Rõ ràng Trí Quang lo Quát sẽ nhân nhượng quá độ đối với phía Công giáo và những phe mà Trí Quang không chấp nhận, và rằng Quát sẽ có biện pháp chống lại những kẻ hô hào trung lập. Nếu cần thay Quát, Trí Quang nói rằng vị thủ tướng mới “phải là người có tín ngưỡng.” Người duy nhất mà Trí Quang đề cập là Tướng Thi. “Thi là một Phật tử trên danh nghĩa,” Trí Quang nói, “nhưng ông ta không quan tâm đến tôn giáo,” một nhận định đáng ngờ vì Thi đã liên tục cộng tác với phe Phật tử tranh đấu. (120)
    Ngày 9 tháng Sáu, Quát thỉnh cầu các tướng lãnh hoà giải mối bất hoà. (121) Trong một buổi họp với Quát, các tướng đã bộc lộ sự chán ngán về tình trạng bất lực của các chính quyền dân sự. Họ cũng bực bội vì những thanh trừng trong quân đội Nam Việt Nam trong thời Quát, và vì những trận thất bại lớn trong mấy tuần vừa qua. Mất nhuệ khí khi bị các tướng lãnh chỉ trích, Quát đồng ý từ chức và trao quyền lại cho quân đội. (122)
    Mọi việc tiến triển như Trí Quang dự liệu cho đến khi lãnh đạo mới được chọn. Các chức vụ cao nhất đã không vào tay Tướng Thi nhưng lại về tay Tướng Kỳ, người trở thành thủ tướng và chủ tịch hành pháp, và Tướng Thiệu chủ tịch uỷ ban lãnh đạo. Các tướng lãnh rõ ràng muốn chấm dứt tình trạng Trí Quang lũng đoạn chính quyền và vì Kỳ và Thiệu quan tâm đến việc chiến đấu chống cộng hơn là thoả hiệp với Phật giáo tranh đấu.
    Thái độ này được bộc lộ rất nhanh, khi Kỳ, Thiệu và các tướng quyết định rằng chính quyền mới sẽ bắt đầu bằng “tuần lễ nín thở.” Các hoạt động trong tuần đó gồm việc áp đặt kiểm duyệt, đóng cửa nhiều tờ báo, và đình chỉ các tự do dân sự. Mục tiêu kế tiếp là chuyển giao những tranh cãi chính trị của các chính khách Sài Gòn về một “biệt thự nhiều cổ thụ,” nơi họ có thể “thảo luận và soạn thảo các chương trình ủng hộ chính quyền.” Về vấn đề chống đối từ các nhóm tôn giáo và chính trị, họ quyết tâm “lờ đi với quy định rằng kẻ làm loạn sẽ bị bắn.” Các tướng cũng đưa ra các biện pháp để tổ chức dân chúng thành các lực lượng bán quân sự. Tiếp sức cho chính quyền dân sự bằng sự xốc vác và quyết đoán, các tướng lãnh đạo đã không chần chừ thực hiện ngay các kế hoạch này. (123)
    Trí Quang hẳn đã không phản đối mạnh việc chỉ định Kỳ và Thiệu và tin rằng ông ta có thể khuynh đảo họ cũng như với Khánh. Lúc đầu, Trí Quang tuyên bố ủng hộ chính quyền mới. Tuy nhiên, chỉ trong một tháng, khi chính quyền mới cho thấy những dấu hiệu đầy triển vọng, Trí Quang lại đòi loại bỏ. Ông tố cáo Thiệu là dư Đảng Cần lao – cho dù Thiệu đã đóng vai trò quan trọng khi lật đổ Diệm – và còn buộc Thiệu là có “khuynh hướng phát xít.” Trí Quang cáo buộc rằng “những dư Đảng Cần lao chung quanh Kỳ đã phá hoại các chương trình của Kỳ.” Cũng như trước, những cáo buộc chung chung của Trí Quang vượt quá xa những điều cụ thể. Khi bị yêu cầu đưa ra ví dụ về việc phá sản chương trình của Kỳ, Trí Quang chỉ cóthể đưa ra câu trả lời kỳ quái như: “Quyết định của Kỳ bắn tất cả những kẻ đầu cơ, đơn giản là biện pháp đó không thể thực hiện được.” (124)
    Trí Quang tiếp tục đưa ra những cáo buộc chính quyền vô căn cứ và những yêu sách không thể thoả mãn nổi – hai điều này cộng lại thành vũ khí chủ yếu của ông ta làm suy yếu chính quyền - cho đến cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1966. Khi cuộc khủng hoảng này bùng nổ, các Phật tử nổi loạn gây rắc rối nhiều đến nỗi chính quyền phải dùng quân đội để dẹp bằng bạo lực, một lần cho xong. Kỳ đày Trí Quang về một tịnh thất miền núi. Chính quyền cuối cùng đã trực diện đối đầu Phật tử tranh đấu và đạt kết quả tốt. Sẽ không bao giờ còn chuyện Phật giáo tạo rắc rối chính trị cho chính quyền Nam Việt Nam.
    Từ thời Diệm cho đến khủng hoảng Phật giáo năm 1966, Trí Quang và nhóm Phật tử tranh đấu đã theo đuổi chiến lược giống nhau. Họ tìm cách làm suy yếu chính quyền qua biểu tình công khai và đòi hết nhượng bộ này đến nhượng bộ khác. Bảo vệ tự do tôn giáo không bao giờ là một trong những mục đích chính bởi vì tự do tôn giáo của họ không bao giờ bị đe doạ. Thay vào đó, điều mà họ muốn là ưu thế chính trị. Một số Phật tử tranh đấu muốn chính quyền thiên vị Phật giáo so với các nhóm khác trong xã hội Nam Việt Nam, trong khi một số khác bí mật thông đồng mở đường cho một chính quyền cộng sản. Nếu quân đội Nam Việt Nam không thành công trong việc chống lại Phật tử tranh đấu vào năm 1965 và dẹp tan nhóm này vào năm 1966, có khả năng nhóm Phật tử tranh đấu sẽ lái chính quyền về phe cộng sản, vì người cầm đầu phong trào này, Thích Trí Quang, hoặc là đồng Hội đồng thuyền với cộng sản hay là vì tự huyễn hoặc rằng mình có thể ngăn chặn cộng sản mà không cần đến một chính quyền vững mạnh, thân Mỹ.
    Những thành công chính trị của phong trào Phật giáo tranh đấu tuỳ thuộc vào thành phần lãnh đạo của chính quyền Sài Gòn và thái độ của Mỹ. Sau một loạt những nhượng bộ vô hiệu, Ngô Đình Diệm chấm dứt nhân nhượng vì rõ ràng là các nhượng bộ đã không làm hài lòng các Phật tử. Ông đàn áp phong trào bằng cách đóng cửa chùa và bắt giữ các nhân vật chủ chốt, nhưng thắng lợi này phù du vì nó lại thúc đẩy người Mỹ ủng hộ việc lật đổ Diệm. Nguyễn Khánh cho phép chống đối chính quyền công khai và dành nhiều thời giờ nhượng bộ các Phật tử, nhưng những kết quả biện pháp này mang lại chỉ là sự suy yếu của các lực lượng chống cộng và mở đường cho những phản đối, yêu sách mới từ phía Phật giáo tranh đấu. Trần Văn Hương chọn sách lược của Diệm hơn là cách của Khánh, không nương nhẹ các hành vi bạo loạn hay đáp ứng yêu sách của Phật giáo. Chính sách này rõ ràng có triển vọng thành công hơn và người Mỹ lúc này cũng dễ thuận theo hành động cứng rắn. Tuy nhiên, Hương không thể thực thi trọn vẹn chính sách này vì Khánh đã lật ông.
    Ảnh hưởng của phong trào Phật giáo tranh đấu lên tột đỉnh khi Phan Huy Quát lãnh đạo đất nước. Quát làm mọi chuyện Phật giáo muốn trong phần lớn thời gian cầm quyền. Hành động của Quát làm hiệu năng chống cộng của Nam Việt Nam xuống thấp chưa từng có, khẳng định bài học từ nhiệm kỳ của Khánh rằng hiệu quả chiến đấu tỷ lệ nghịch với việc đáp ứng các đòi hỏi của Phật giáo tranh đấu.
    Lý do phản biện chính yếu mà Khánh và những người khác đưa ra để không dùng phương pháp của Diệm đối với Phật tử tranh đấu là sợ làm quần chúng Phật tử xa lánh đến độ làm mất khả năng duy trì cuộc chiến. Khánh đã đánh giá quá cao ảnh hưởng của Phật tử tranh đấu đối với bá tánh Phật tử; chỉ một thiểu số nhỏ ủng hộ động cơ của Phật tử tranh đấu. Cuôc khủng hoảng Phật giáo năm 1966 cho thấy nhóm Phật tử tranh đấu có thể bị dẹp mà không làm mất khả năng tiếp tục chiến đấu. Việc đàn áp Phật tử năm 1966 đã vĩnh viễn giải phóng chính quyền khỏi những áp lực Phật giáo nguy hại và tạo điều kiện xây dựng được sự gắn bó quốc gia chặt chẽ hơn ở Nam Việt Nam từ đó về sau.


    (99)Saigon to State, 12 January 1965, FRUS, 1964–1968, vol. 2, doc. 24; Saigon to State, 25 January 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 12; Saigon to State, 26 January 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 12.
    (100)Saigon to State, 25 January 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 12; Saigon to State, 26 January 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 12; CIA, “The Situation in South Vietnam,” 26 January 1965, FRUS, 1964–1968, vol. 2, doc. 39.
    (101)Manfull, memcon, 4 February 1965, FRUS, 1964–1968, vol. 2, doc. 63; Saigon to State, 30 January 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 12; Saigon to State, 27 January 1965, FRUS, 1964–1968, vol. 2, doc. 41.
    (102)CIA, “Buddhist leader Thich Tri Quang’s support of the concept of a civilian government,” 29 January 1965, DDRS, 1977, fiche 27B.
    (103)CIA, “Decisions and Discussions at the 31 January Armed Forces Council meeting,” 2 February 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 13; CIA, “Situation in South Vietnam,” 26 January 1965, FRUS, 1964–1968, vol. 2, doc. 39.
    (104)Saigon to State, 30 January 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 12.
    (105)CIA, “Decisions and Discussions at the 31 January Armed Forces Council meeting,” 2 February 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 13.
    (106)Saigon to State, 16 February 1965, FRUS, 1964–1968, vol. 2, doc. 123; Taylor, Swords and Plowshares, 336; Saigon to State, 16 January 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 12; Critchfield, The Long Charade, 130; Saigon to State, 23 February 1965, FRUS, 1964–1968, vol. 2, doc. 154; Saigon to State, 27 February 1965, FRUS, 1964–1968, vol.2, doc.169; CIA, “Phan Huy Quat,” 29 January 1965, LBJL, International Meetings and Travel, box 29.
    (107)Đại tá Phạm Ngọc Thảo, một chuyên gia hoạch định âm mưu, là một điệp viên của Cộng sản. Việc liệu Hà Nội có lệnh cho Thảo gây ra cuộc nổi loạn này không thì chưa rõ.
    (108)INR, “Saigon: Coup in Progress,” 19 February 1965, DDRS, 1994, fiche 229; CIA, “The Situation in Vietnam,” 20 February 1965, DDRS, 1976, fiche 149B.
    (109)MACV to NMCC, 19 February 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 13; CIA Vietnam Working Group, “Implications of the Saigon Coup Events,” 20 February 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 14;CIA, “The Situation in Vietnam,” 19 February 1965, DDRS, 1976, fiche 26A; Westmoreland, A Soldier Reports, 96–7; INR, “Saigon: Coup in Progress,” 19 February 1965, DDRS, 1994, fiche 229; MACV to NMCC, 19 February 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 13; State to Saigon, 19 February 1965, FRUS, 1964–1968, vol. 2, doc. 147; Corcoran, “Saigon Coup Situation,” 19 February 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 45; CIA, “The Situation in Vietnam,” 20 February 1965, DDRS, 1976, fiche 149B; Shaplen, Lost Revolution, 312; Westmoreland, A Soldier Reports, 96–7; John M. Taylor, General Maxwell Taylor: The Sword and the Pen (New York: Doubleday, 1985), 307; MACV to NMCC, 21 February 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 14; MACV to NMCC, 22 February 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 14.
    (110)CIA, “The Situation in Vietnam,” 26 February 1965, DDRS, 1983, fiche 91; CIA, “Individuals and Cliques in South Vietnam,” 25 February 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 14; McCone, memcon, 25 February 1965, FRUS, 1964–1968, vol. 2, doc. 165; CIA, “The Situation in South Vietnam,” 14 April 1965, DDRS, 1979, fiche 239A; Anne E. Blair, There to the Bitter End:Ted Serong in Vietnam (Crows Nest: Allen & Unwin, 2001), 114–16; Critchfield, The Long Charade, 140–2; Saigon to State, 25 May 1965, FRUS, 1964–1968, vol. 2, doc. 314; Shaplen, The Lost Revolution, 344; CIA, “The Situation in South Vietnam,” 26 May 1965, DDRS, 1979, fiche 244A.
    (111)Westmoreland, “Commander’s Estimate of the Situation in South Vietnam,” 26 March 1965, LBJL, Westmoreland Papers, History Backup, box 5.
    (112)New York Times, 28 February 1965; Saigon to State, 26 February 1965,NA II, RG 319, Central Files, 1964–1966, box 2952; Hong Kong to State, 19 February 1965, LBJL, NSF, Country File, Asia and the Pacific, China, box 238; Rosenthal, memcon, 27 February 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 14; Saigon to State, 17 March 1965, FRUS, 1964–1968, vol. 2, doc. 202.
    (113)Rosenthal, memcon, 27 February 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 14.
    (114)Saigon to State, 22 March 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 15.
    (115)Critchfield, The Long Charade, 131–2.
    (116)Saigon to State, 15 May 1965, NA II, RG 59, Central Files, 1964–1966, box 2959.
    (117)CIA, “The Situation in Vietnam,” 28 February 1965, DDRS, 1978, fiche 31C; Saigon to State, 2 March 1965, FRUS, 1964–1968, vol. 2, doc. 177; New York Times, 27 February and 7 March 1965; Saigon to State, 12 March 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 14; CIA, “The Situation in Vietnam,” 28 February 1965, DDRS, 1978, fiche 31C; Shaplen, Lost Revolution, 319–21.
    (118)Saigon to State, 25 May 1965, FRUS, 1964–1968, vol. 2, doc. 314; CIA, “The Situation in South Vietnam,” 26 May 1965, DDRS, 1979, fiche 244A; CIA, “The Situation in South Vietnam,” 4 June 1965, DDRS, 1978, fiche 35A; Saigon to State, 25 May 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 17; CIA, “The Situation in South Vietnam,” 9 June 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 18.
    (119)CIA, “The Situation in South Vietnam,” 4 June 1965, DDRS, 1978, fiche 35A; CIA, “The Situation in South Vietnam,” 9 June 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 18; Saigon to State, 5 June 1965, FRUS, 1964–1968, vol. 2, doc. 332; Saigon to State, 26 May 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 17; CIA, “The Situation in South Vietnam,” 26 May 1965, DDRS, 1979, fiche 244A.
    (120)Saigon to State, 12 June 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 18.
    (121)Pentagon Papers, vol. 2, 434; CIA, “The Situation in South Vietnam,” 9 June 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 18.
    (122)Johnson, Right Hand of Power, 437; Bui Diem, In the Jaws of Victory, 146–7.
    (123)Nguyen Cao Ky, Buddha’s Child: My Fight to Save Vietnam (New York: St. Martin’s Press, 2002), 142; CIA, “Military Plans for a Revolutionary Government to Replace the Present Government of Vietnam,” 11 June 1965, DDRS, 1978, fiche 35B; Saigon to State, 17 June 1965, FRUS, 1964–1968, vol. 3, doc. 5; Saigon to State, 21 June 1965, DDRS, 1979, fiche 455B.
    (124)memcon, 9 July 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 20; Saigon to State, 11 July 1965, LBJL, NSF, NSC History, DMUSF, box 43; memcon, 14 July 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 20; Saigon to State, 27 July 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 19.

    Sư chính trị: Phong trào Phật tử tranh đấu trong cuộc chiến Việt Nam(II)

    Mark Moyar – Trần Hải dịch
    Tam đầu chế này mang đơn vị nhảy dù về Sài Gòn và dẹp tan các cuộc nổi loạn. (47) Hành động quyết liệt ban đầu này, tuy vậy, đã không được tiếp tục vì rõ ràng là tam đầu chế thiếu đoàn kết và không cùng chung mục đích. (48) Khánh có quyết định tối hậu trong khi Khiêm và Minh không có ảnh hưởng gì mấy; Khánh vẫn còn phục tùng nhóm Phật giáo tranh đấu. Áp lực từ nhóm Phật giáo và các Hội đồng Nhân dân Cách mạng buộc Khánh phải sa thải nhiều viên chức dân sự và sĩ quan quân đội dù họ không “chống Phật giáo,” trong đó có những lãnh đạo tốt nhất của đất nước. (49) Sức ép của nhóm Phật giáo cũng khiến Khánh chấm dứt kiểm duyệt báo chí và ra lệnh thả tất cả những người trước đó bị bắt trong các buổi bạo loạn, trong đó có it nhất 11 người được biết chắc là cán bộ Việt cộng cấp cao. (50)
    Những hành động này và các nhân nhượng khác đối với Phật giáo của Tướng Khánh làm gia tăng sự chống đối chính quyền từ phía các tướng lãnh, thường dân Công giáo, cựu đảng viên Cần lao, Đại Việt. (51) Các nhóm này nuối tiếc chế độ Diệm vì đã cầm quyền hiệu quả so với các chính quyền nối tiếp. Ngày 13 tháng Chín, sự thất vọng đó đã bùng nổ thành một cuộc nổi loạn công khai. Vụ lật Khánh này do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, Tướng Lâm Văn Phát, và tư lệnh Quân đoàn IV, Tướng Dương Văn Đức. Hai tướng này đã chán ngán sự cai trị yếu kém của Khánh và nhất là sự phục tùng các yêu sách từ phía Phật giáo. Hai tướng này ở trong đám tướng lãnh Khánh vừa quyết định cách chức dưới áp lực của Phật giáo. (52) Lực lượng nổi dậy chiếm trung tâm thành phố mà không cần nổ một phát súng nhưng họ đã không tìm ra Khánh vì ông đã trốn lên Đà lạt ngay khi nội loạn bắt đầu.
    Trên đài phát thanh quốc gia, Tướng Phát tuyên bố rằng ông ta đã lật đổ chính quyền và sẽ bắt giữ Khánh. (53) Thành phần lãnh đạo mới sẽ phục hồi tinh thần của Diệm và uy tín của Diệm sẽ là nền tảng cho sức mạnh của chính quyền mới. (54) Tướng Phát đã thảo luận riêng các kế hoạch chính trị với Phó Đại sứ Mỹ U. Alexis Johnson và Tướng William C. Westmoreland, tư lệnh lực lượng quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tuy nhiên, người Mỹ kết luận rằng các lãnh tụ đảo chính đã không chuẩn bị sẵn sằng để thành lập một chính quyền mới. Họ bảo Phát và các cộng sự hãy chấm dứt cuộc nổi loạn và cảnh cáo rằng Mỹ vẫn còn ủng hộ chính quyền đương thời. Thái độ phản đối của người Mỹ đối với cuộc đảo chính này đã khiến các tướng lãnh khác không tham gia, dẫn đến việc sau đó Phát và Đức đầu hàng. (55)
    Điên đầu vì tình trạng chống đối nhau liên tục trong giới chóp bu Nam Việt Nam, người Mỹ cảnh cáo Khánh, Minh và những nhân vật có máu mặt khác rằng, nếu cứ tiếp tục đấm đá nhau có thể khiến Mỹ chấm dứt việc hỗ trợ Nam Việt Nam và như thế chắc chắn đất nước sẽ sụp đổ. (56) Dẫu vậy, những lời cảnh cáo này vẫn không mấy tác dụng! Sau vụ nổi loạn, Khánh cách chức ba tư lệnh vùng và sáu (trong tổng số chín) sư đoàn trưởng vì đã không hậu thuẫn Khánh trong cuộc đảo chánh. (57)
    Những dân tộc thiểu số Tây Nguyên và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thấy những nhượng bộ của Khánh đối với Phật giáo, cho rằng đã đến lúc họ đưa ra những đòi hỏi riêng cho mình. Khánh lại tiếp tục thoả mãn những yêu sách của cả hai nhóm này. Đại sứ Taylor, một lần nữa chứng tỏ sự nắm bắt chính xác về tình hình chính trị Nam Việt Nam, đã nhận định rằng khi nhân nhượng như thế, “Khánh chỉ làm tăng thêm sự yếu kém ngày càng vây bọc ông ta.” Khánh “dường như chỉ tồn tại bằng cách nhượng bộ liên tiếp mỗi khi có một nhóm gây áp lực ra mặt. Ai cũng nhận thấy rằng tiến trình đó không thể kéo dài mãi mà không làm tiêu tan uy tín của chính quyền. Chúng ta sắp đến giai đoạn đó rồi.” (58)
    Những hỗn loạn khác tiếp tục xảy ra, đáng kể nhất là cuộc bạo loạn lớn ở Qui Nhơn làm tê liệt chính quyền địa phương một thời gian. Việt cộng càng ngày càng nhúng tay sâu hơn vào các cuộc bạo loạn. (59) Tại những thành phố phía bắc miền Nam Việt Nam, các viên chức chính quyền đã không làm gì để ngăn chặn hay chấm dứt những kẻ bạo loạn, khích động. Họ đã không nhận được chỉ thị nào từ thượng cấp và họ cũng đã thấy kinh nghiệm nhãn tiền là những ai ra tay cưỡng chế sau đó đều bị sa thải theo tố giác của bên Phật giáo. Tình trạng mất tinh thần trở nên lan tràn trong giới công chức tại các thành phố và đô thị, kể cả Sài Gòn. (60)
    Hội đồng Quốc gia Tối cao, vừa được thành lập gồm có những đại diện của những nhóm lớn trong nước, được triệu tập vào khoảng cuối tháng Mười để chọn lãnh đạo mới cho đất nước. Hội đồng đã chọn Phạm Khắc Sửu - một nhân vật đã lớn tuổi làm quốc trưởng, và Sửu cử Trần Văn Hương làm thủ tướng, chức vụ với quyền lực lớn nhất. (61) Hương là một người theo chủ nghĩa quốc gia bướng bỉnh, bảo thủ, ghét cộng sản và đã từ chối phục vụ trong chính quyền Bảo Đại trước đây. Ông ấy là một trong số ít người có bản lĩnh và quyết tâm và chính là người cần thiết lúc ấy để chấm dứt tình trạnh hỗn loạn ở Sài Gòn. Hương chống lại chính sách hoà hoãn của Khánh đối với Phật giáo và dự định thực thi một chính sách tương tự như của Diệm, qua đó trật tự được ổn định cho dù có nghĩa là phải đàn áp sự chống đối của phía Phật giáo.
    Giống Diệm và khác Khánh, Hương xem Trí Quang là một mối đe doạ không thể cùng tồn tại đối với sự sống còn của đất nước. Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên người Mỹ Marguerite Higgins, Huơng nói về Trí Quang, “Ông ta nói như một người cộng sản. Những điều ông làm có lợi cho cộng sản. Nhưng người Mỹ quí vị muốn chứng cớ tuyệt đối. Và bằng chứng thì không phải là chứng cớ tuyệt đối. Chúng tôi có thể chứng minh là Trí Quang đã họp với cán bộ Việt cộng cao cấp ở Vũng Tàu (Cap Saint Jacques). Nhưng Thích Trí Quang lại có thể nói rằng ông ta đến đó là để cải giáo những người cộng sản thành Phật tử - và một số người cũng tin ông ta!” (62)
    Những Phật tử tranh đấu ngay lập tức thử sức Hương. Họ tổ chức biểu tình đấu tố chính quyền và đòi nội các từ chức. Trong một thông báo công khai, họ gọi Hương là “kẻ ngu xuẩn, phản quốc, mập phệ, cứng đầu vô chính sách.” Họ xem chính quyền Hương “không cách mạng” và có chứa tàn dư của chế độ Diệm.” Điều tố cáo này không có cơ sở vì đa số các thành viên nội các được chọn vì đã không tham gia hoạt động chính trị của đảng phái nào. Trí Quang cũng không nêu được một ai khác có thể thay thế Hương. “Chúng tôi không bao giờ ham muốn gì cả, và nói rằng Phật giáo muốn điều này, điều nọ là sai. Chúng tôi không bao giờ bảo trợ một cá nhân nào.” (63) Câu này đã phủ nhận những cáo buộc đối với Diệm, Khánh, Hương, người Công giáo, Đảng Cần lao và Đại Việt, cũng như lời hứa ủng hộ mà Trí Quang đã bán cho Khánh trong tháng Tám. Sự bảo trợ, và chống đối, của Trí Quang đối với cá nhân các chính trị gia sẽ gia tăng ngay trong những tháng sau đó.
    Cho dù những Phật tử tranh đấu thường dùng ngôn từ mập mờ, chung chung khi bày tỏ sự chống đối Hương, điều làm họ bực nhất là Hương chủ ý tái lập trật tự và từ chối đáp ứng những yêu sách của Phật giáo. Các lãnh tụ Phật tử lên án mạnh mẽ kế hoạch của Hương nhằm hạn chế những cuộc biểu tình, và một số thậm chí còn kêu gọi cắt giảm các hoạt động quân sự. (64) Các lãnh tụ Phật giáo tuyên bố họ thích tình trạng bất ổn định và sự rã đám của chính quyền hơn là một chính quyền có khả năng do Hương lãnh đạo, cho dù điều đó có tiếp tay cho Việt cộng. “Chẳng thà chính trị bỏ ngỏ còn hơn là để Hương cầm quyền,” một lãnh tụ Phật giáo đã nói.” Chính quyền này sẽ phải ra đi.” (65)
    Mặc dù bị áp lực từ phía Phật giáo, Hương nhất định không dung thứ những cuộc biểu tình có hơi hướng bạo loạn, cũng không chịu nhượng bộ. Khi những Phật tử tranh đấu và sinh viên tổ chức biểu tình lớn, Hương ra lệnh cho quân đội giải tán với vòi rồng và lựu đạn cay và binh sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ. (66) Các Phật tử tranh đấu lại cáo buộc các lực lượng an ninh đã làm một số người chết và bị thương trong trong những tuần đầu của nhiệm kỳ của Hương, nhưng thực ra không có ai chết và số bị thương rất thấp so với những lời tố cáo từ phía Phật giáo. (67) Hương cũng áp đặt kiểm duyệt báo chí, đóng cửa 10 tờ báo bị nghi ngờ là cộng tác với cộng sản. (68)
    Tại một buổi biểu tình chống chính quyền khoảng cuối tháng Mười Một, phía Phật tử tranh đấu gia tăng bạo loạn. Một đám đông gồm nhóm Phật tử tranh đấu và những kẻ phản đối khác ném đá và tấn công cảnh sát bằng gậy gộc. Một vài kẻ ném lựu đạn có sức ép mạnh, loại Việt cộng thường dùng, vì vậy một binh sĩ Nhảy Dù đã bắn súng lục về phía đó. Những loạt đạn này lại làm chết một em trai 15 tuổi. Phía Phật giáo sau đó ra tối hậu thư đòi quân đội và cảnh sát không được đụng đến những kẻ biểu tình và buộc Hương phải từ chức. Hương đáp lại bằng lệnh cấm tụ tập nơi công cộng và đóng cửa một số trường học.
    Công khai thể hiện mối nghi ngờ có sự đồng loã với cộng sản, Hương tuyên bố trên đài phát thanh rằng bất ổn là do lỗi “của những kẻ vô trách nhiệm, những người đã vô tình hay cố ý theo kế hoạch của cộng sản.” (69)
    Hương đã thành công trong việc dẹp loạn ở Sài Gòn, nhưng ông đã không đạt đươc tiến bộ trong một số lãnh vực quan trọng. Trước những mưu đồ của phía Phật giáo và sự bất đồng về cách giải quyết đối với những cuộc biểu tình của Phật tử càng làm chia rẽ thành phần lãnh đạo của Nam Việt Nam. Nội các của Hương và các tướng lãnh đã chia thành hai phe, bên theo và bên chống Hương, và những kẻ chống Hương lại hợp tác với Trí Quang. Vì sự thiếu đoàn kết này và những rạn vỡ đã xảy ra trước đó, Hương đã không thể phục hồi cơ cấu hành chính trên cả nước. “Hậu quả của tình trạng bế tắc chính trị ở Sài Gòn dần dần xuất hiện tại các tỉnh.” Như Taylor đã nhận xét trong một báo cáo. “Nhất là các công chức không biết phải hành động ra sao và do đó thường theo khuynh hướng e dè cố hữu khi không có một tiếng nói mạnh mẽ có thẩm quyền chỉ đạo họ.” (70)
    Vào đầu tháng Mười hai, sau khi đã tham khảo ý kiến Tổng thống Johnson ở Washington, Đại sứ Taylor thực hiện một chương trình mật để kiềm chế sự chống đối từ Phật giáo. Ông ra lệnh cho các viên chức toà đại sứ Mỹ tìm cách cô lập Trí Quang và Tâm Châu với những Phật tử khác. Tình hình lúc đó thuận lợi cho việc này vì ngày càng có nhiều lãnh tụ Phật tử đã tỉnh ngộ vì Trí Quang chống đối chính quyền dữ dội nhằm phá hoại một chính quyền chẳng có vẻ gì là thiếu bao dung về tôn giáo. Vào cuối năm, Mai Thọ Truyền và hệ phái Phật giáo Miền Nam cắt đứt liên hệ với Trí Quang. Các nỗ lực thống nhất Phật giáo miền Nam với các nhóm chống Trí Quang khác, dẫu vậy, đã không thành công vì sự chia rẽ trong giới Phật tử. (71)
    Taylor cũng tìm cách tiết giảm cường độ chống đối của Trí Quang bằng cách tạo áp lực trực tiếp. Các viên chức toà đại sứ thông báo cho Trí Quang và các lãnh tụ Việt Nam khác rằng ý nguyện của Mỹ giúp Việt Nam không thể tiếp tục trừ khi mọi người đoàn kết sau lưng chính quyền Hương. Những lời đe doạ này được đưa ra dựa trên một tiền đề không lấy gì làm chắc chắn, rằng Trí Quang không muốn người Mỹ bỏ rơi Nam Việt Nam. Đối với những Phật tử nằm vùng cho Hà Nội, những đe doạ như thế chỉ khuyến khích họ càng chống đối Hương. Cùng lúc đó, cơ quan CIA cũng đang tiếp cận những thuộc cấp của Trí Quang và khuyến khích họ tìm cách tác động khéo léo tới sư thầy. Chiến dịch áp lực này đã không mang lại mấy kết quả. Trí Quang và các lãnh tụ khác tiếp tục công khai chỉ trích chính quyền là chống Phật giáo, và họ đe doạ sẽ lên án cả người Mỹ nếu vẫn tiếp tục ủng hộ Hương. (72)
    Khủng hoảng chính trị kế tiếp xảy ra vào ngày 19 tháng Mười hai, và một lần nữa lại do tác động và ảnh hưởng của những người Phật tử tranh đấu. Khánh và một nhóm tướng lãnh trẻ, năng động, có biệt hiệu “Nhóm Trẻ Hăng Say – Young Turks” yêu cầu Hội đồng Quốc gia Tối cao cho giải ngũ tất cả những sỹ quan quân đội có hơn hai mươi lăm năm binh nghiệp. Cả Khánh và các tướng trẻ này nghĩ rằng các sỹ quan già hơn họ không những chỉ thiếu năng lực mà còn cảm tình quá độ với nhóm Phật giáo tranh đấu. Hội đồng không chấp thuận yêu cầu này dẫn đến việc nhóm tướng trẻ này giải tán Hội đồng và bắt giữ luôn các thành viên. (73) Taylor hết sức giận dữ khi biết cơ sự. Ông ta đã nghĩ rằng các tướng sẽ báo trước về những kế hoạch như thế và ông cũng tin đó là một nước cờ chính trị tệ hại. (74) Taylor nghi ngờ rằng việc làm đó là một phần trong ý đồ của Khánh để lấy lại quyền hành trong chính phủ, cộng với những biến cố trong quá khứ khiến Talyor đi đến kết luận rằng Khánh không có khả năng cầm quyền hiệu quả cũng như chống lại áp lực từ phía Phật giáo. (75)
    Thực ra Taylor đã suy diễn sai những gì đã xảy ra, bởi vì Hương đã đồng ý với việc giải thể Hội đồng Quốc gia Tối cao, và nhóm tướng trẻ đã ủng hộ việc đó như là một cách để trao thêm quyền cho Hương, không phải cho Khánh. Hương đã liên minh với các tướng để họ giúp ông chống lại Phật tử tranh đấu mà ông coi là vấn đề tệ hại nhất của đất nước. (76) Khi Taylor đề nghị Hương nên từ chối việc giải thể Hội đồng, Hương chỉ gạt đi với nhận xét rằng người Việt “giải quyết vấn đề theo tình hơn là theo lý” và do đó vai trò của Hội đồng ít quan trọng hơn là “uy tín đạo đức của lãnh đạo.” (77) Các cố vấn Mỹ và các sỹ quan tình báo có liên lạc với các tướng lãnh Việt Nam thấy rằng giới lãnh đạo quân đội cũng không nghĩ rằng hành động đó là phi pháp. (78)
    Quá giận, Talyor mắng mỏ các tướng trẻ. “Các ông đã làm rối tung hết cả rồi!” Talyor bảo họ. “Chúng tôi không thể bao che mãi nếu các ông cứ vẽ sự như thế.” Nguyễn Cao Kỳ, tư lệnh Không quân Nam Việt Nam, trả lời rằng cần phải có thay đổi bởi vì “tình hình chính trị còn tệ hại hơn thời Diệm.” Kỳ giải thích là Hội đồng cần được giải thể vì nhu cầu thực tế. “Chúng tôi biết rằng quý ông muốn ổn định, nhưng có đoàn kết mới ổn định được.” Một số thành viên Hội đồng đã loan truyền tin đồn đảo chánh và tạo nghi kỵ,” Kỳ khẳng định, và “các lãnh đạo quân sự cũng như dân sự đều đồng ý rằng sự hiện diện của các thành viên này trong Hội đồng đã gây chia rẽ trong quân đội vì ảnh hưởng của ho.” (79) Trong một quốc gia mà tình trạng phe phái đang làm hỏng mọi việc và nơi mà sự phân chia quyền lực gây cảm giác bất ổn theo lối nghĩ của người dân vốn nặng tư tưởng Khổng giáo, thì việc giải thể Hội đồng, thực chất, có thể cải thiện được hoạt động của chính quyền.
    Trong một cuộc họp riêng với Khánh, Taylor chỉ trích nặng nề việc giải thể Hội đồng và cho rằng điều đó không phù hợp với điều người Mỹ mong muốn là ổn định và lòng trung nghĩa từ phía chính quyền Nam Việt Nam. Khánh trả lời rằng cần phải có lòng trung nghĩa từ cả hai phía trong một mối quan hệ, và khẳng định rằng đất nước này không phải là chư hầu của Mỹ. Khánh gợi lại có lần Diệm nói rằng Mỹ đã không trung nghĩa với ông. Taylor buột miệng nói rằng không còn tin tưởng Khánh nữa. Khánh trả đũa lại rằng một đại sứ không nên hành xử như thế. (80)
    Sau buổi họp căng thẳng này, Khánh khởi động một chiến dịch tuyên truyền chống Mỹ mạnh mẽ. Trên đài phát thanh Việt Nam, Khánh tuyên bố rằng “thà sống nghèo mà hãnh diện là công dân tự do của một nước độc lập hơn là xa hoa mà ô nhục như kẻ nô lệ của ngoại bang và cộng sản.” (81) Khánh nói với một nhà báo Mỹ rằng, “Nếu Taylor không hành xử thông minh hơn, Đông Nam Á sẽ mất.” Để thành công ở Việt Nam, người Mỹ cần “thực tế” hơn và chấm dứt việc biến Nam Việt Nam thành một bản sao của Mỹ, điều trách móc này hoàn toàn chính đáng vì Taylor cứ khăng khăng yêu cầu giữ nguyên Hội đồng Quốc gia Tối cao. (82)
    Hương đã không có thái độ cứng rắn đối với hành động của các tướng lãnh, rốt cục đã thuyết phục người Mỹ phải hàn gắn quan hệ với các lãnh đạo Nam Việt Nam. Khánh có vẻ hài lòng. Ngày 6 tháng Một, quân đội chính thức trao chính quyền lại cho một chính phủ dân sự do Hương lãnh đạo. (83) Tuy nhiên Khánh và một số thuộc hạ trong quân đội ngay lập tức nhập bọn với Trí Quang trong âm mưu lật đổ chính quyền mới. (84) Các lãnh tụ Phật tử và sinh viên tổ chức đình công và biểu tình và chỉ trích Hương. Một uỷ ban liên tôn thuyết phục các Phật tử tranh đấu hãy giải quyết các khiếu tố với đại diện của Hương thay vì biểu tình phản đối nhưng đều vô hiệu.
    Trong một buổi gặp Đại sứ Taylor, Trí Quang nhất định đòi Mỹ phải buộc Hương từ chức. Taylor trả lời nhân dân Việt Nam cần ủng hộ Hương để có chính quyền ổn định. Phấn khởi trước những thành công ban đầu của Hương trong việc dẹp bỏ những bạo loạn từ phía Phật giáo tranh đấu, người Mỹ xem Hương là một nhà lãnh đạo giỏi hơn Khánh. Ngoài ra, các viên chức toà đại sứ Mỹ đã trở nên chán Trí Quang hơn bao giờ hết vì những cáo buộc vô căn cứ đối với chính quyền và lại không đưa ra được chính kiến xây dựng nào. (85)
    Sau một buổi họp với Trí Quang, Taylor than phiền, “Rốt cục vẫn là nhai đi nhắc lại những khiếu tố chỉ lọt tai những chức sắc Viện Hoá đạo.” (86) Khi Trí Quang cáo buộc là cảnh sát đã bắn chết bốn người và làm bị thương 30 người đang trên đường đi lễ chùa, người Mỹ điều tra sự việc và khám phá ra rằng không có ai bị giết, chỉ có bốn người bị thương, rằng sự việc đã được khích động bởi một kẻ gây rối đã được nhận diện, và không có lực lượng quân đội nào tìm cách đàn áp biểu tình. (87) Chính Khánh đã phải nhìn nhận với Alexis Johnson rằng những khiếu nại của phía Phật tử đối với chính quyền Hương là “không có cơ sở,” bởi vì những hành động bách hại là “không có thực.” (88)
    Các viên chức toà đại sứ cũng có nhận xét về những thất bại của Phật tử tranh đấu trong việc vận động dân chúng tham gia biểu tình. Người Mỹ kết luận rằng những thất bại này cho thấy đám Phật tử tranh đấu không thực sự đại diện cho quần chúng Phật tử. (89) Người Mỹ quyết định rằng chính quyền Sài Gòn sớm muộn cũng phải đối đầu với Viện Hoá đạo của Trí Quang, nên làm càng sớm càng tốt bởi vì chuyện đó sẽ khó hơn sau mỗi thành công của phe tranh đấu.
    Những nhận định gay gắt về phong trào Phật giáo tranh đấu đã được phụ hoạ bởi một số nguồn thông tin phương Tây, kể cả những tổ chức báo chí trước đây đã ủng hộ Trí Quang năm 1963. Peter Grose của tờ New York Times tường trình, “Các quan sát viên Việt Nam và ngoại quốc đồng ý rằng chính sách của Phật giáo không phải là một chính sách xuất phát từ tâm tư tín ngưỡng của tín đồ, mà đúng hơn là nỗ lực của các sư để thâu tóm quyền lực chính trị thế sự.” Các lãnh tụ Phật tử không còn khả năng tổ chức biểu tình rất đông người, nhà báo này nhận xét, và “những cuộc biểu tình công cộng , nay càng có tính chính trị, càng trở nên hỗn loạn, không còn theo đúng tinh thần hiền hoà của Phật giáo.” (90) Tạp chí Newsweek nhận xét rằng Trí Quang và các đồng sự “chỉ đại diện cho một thiểu số nhỏ Phật tử Việt Nam.” Ngoại trừ ở các đô thị, các Phật tử tranh đấu “ít được biết đến và nhiều Phật tử ở nông thôn nếu biết về họ cũng không chấp thuận việc lũng đoạn lòng mộ đạo vì mục đích chính trị.” (91)
    Các viên chức toà đại sứ Mỹ tiếp tục tin rằng hầu hết các lãnh đạo Phật giáo cao nhất vẫn chống cộng, nhưng ngày càng nhiều người trong số họ nghĩ rằng ít nhất thì Trí Quang cũng đang cộng tác với cộng sản. Các chuyên gia ở toà đại sứ đồng ý rằng các lãnh đạo Phật giáo thấp hơn, nhất là những người thân thiết với Trí Quang, là đồng Hội đồng thuyền với Việt cộng. Nổi bật nhất trong đám này là Thích Huyền Quang, Tổng Thư ký Viện Hoá đạo và là bạn thân của Trí Quang. Nhiều người cả trong lẫn ngoài phong trào Phật giáo tranh đấu đã tố cáo ông này là có cảm tình với cộng sản. Phụ tá của Huyền Quang là Trần Đính cũng đã bị nhận diện như thế. (92)
    Thật vậy, vào lúc đó cộng sản đang gia tăng các nỗ lực xâm nhập các tổ chức chống đối. Một lãnh đạo Việt cộng sau này đã tiết lộ rằng cộng sản đã đưa ra những kế hoạch mới, dùng những tổ chức được coi là phi cộng sản để tuyên truyền chống Mỹ và chính quyền. Theo Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, mạng lưới cộng sản bí mật trong các đô thị đã lên cao chưa từng có. Trong một nghị quyết vào tháng Ba năm 1965, uỷ ban tuyên bố, “Phong trào đô thị đã tăng trưởng mạnh ở tất cả các đô thị lớn và hấu hết các thành phố nhỏ.” (93)
    Ngày 18 tháng Một, khác với lập trường cứng rắn mọi khi, Hương tìm cách xoa dịu phía Phật giáo bằng cách sa thải hai bộ trưởng bị nhóm Phật giáo tranh đấu chỉ trích trước đó. (94) Nhưng cử chỉ nhân nhượng này cũng không mang lại cho Hương điều gì tốt đẹp hơn so với Diệm hoặc Khánh. Tại một buổi họp báo hai ngày sau đó, Trí Quang và một số thuộc hạ tuyên bố họ sẽ bắt đầu một cuộc tuyệt thực cho đến khi Hương từ chức. (95) Thiện Minh, đồng chí thân cận nhất của Trí Quang trong phong trào, phụ hoạ thêm rằng nếu Hương không bị loại bỏ, Phật giáo sẽ bắt đầu “kêu gọi hoà bình.” (96) Đối với dân chúng Nam Việt Nam, hành động kêu gọi hoà bình công khai được hiểu là tấn công chính quyền Sài Gòn vì đó là cách cộng sản thường tuyên truyền để làm suy yếu quyết tâm tiếp tục cuộc chiến của chính phủ Nam Việt Nam. Vì Hà Nội mạnh hơn về quân sự, một sự dàn xếp hoà bình hiển nhiên sẽ có lợi cho Hà Nội và có thể sẽ liên quan đến việc người Mỹ rút quân. Trí Quang hứa rằng lãnh đạo Phật giáo sẽ không tổ chức biểu tình cho đến sau Tết, và Tâm Châu cũng hứa là không có biểu tình trong thời gian tuyệt thực. (97) Vẫn theo thông lệ, các Phật tử tranh đấu đã nhanh chóng nuốt lời hứa. Dưới sự lãnh đạo của Trí Quang và Tâm Châu, Phật tử khởi xướng một chiến dịch phản đối bài Mỹ một cách điên cuồng vào ngày 23 tháng Một. Các tuyên cáo của họ cũng lộng ngôn như những lần trước. Ở Sài Gòn, Phật tử và sinh viên biểu tình với số khá đông trước toà đại sứ Mỹ và tại thư viện Abraham Lincoln thuộc Phòng Thông tin Hoa Kỳ. Những người biểu tình tố cáo chính quyền đàn áp Phật giáo, chế diễu Hương là “tay sai” của Talyor và đòi Talylor phải rời Việt Nam. Các tăng ni mang những biểu ngữ đòi hoà bình. Sau khi đám biểu tình đập cửa và ném đá tấn công cảnh sát dã chiến, Hương điều lính dù đến giải tán bằng lựu đạn cay và dùi cui. Ở Huế, 5.000 người biểu tình đập phá thư viện hai tầng của Phòng Thông tin Văn hoá Hoa Kỳ, sau đó đốt 8.000 quyển sách. Cộng sự của Trí Quang là Huyền Quang ra một thông cáo cho rằng, “chính sách của đại sứ Mỹ và Hương, tay sai của đại sứ Mỹ, là ép các lãnh đạo Phật giáo đến chết và tiêu diệt Phật giáo Việt Nam.” Ở Đà Nẵng, Quảng Trị, và Nha Trang, Phật tử tranh đấu vận động các hàng quán không phục vụ người Mỹ. Nghe theo lời kêu gọi tử vì đạo của các lãnh tụ Phật giáo, một ni cô tự thiêu ở Nha Trang và một nhà sư tự chém huỷ mình trong một cuộc biểu tình ở Sài Gòn. Những tên côn đồ đội lốt Phật tử đốt cháy một người Công giáo tại Sài Gòn. (98)