4/4/11

Trịnh Công Sơn một ký sinh trùng

Trịnh Công Sơn một ký sinh trùng

    "Lạy Trời, tôi đừng biết Tôi chết vì tay anh" - (Trịnh Công Sơn và cho những ai còn "trong cơn mê")
Bài cũ rồi tèo đăng lại cho những ai còn mê ngủ.
Trần Anh Lan


Sự ra đi của Trịnh-Công-Sơn tạo khá nhiều bất đồng ý kiến. Kẻ thì bảo Trịnh Công Sơn là nhạc-sĩ có tài, yêu nước. Người thì nói "nó là tên Cộng-sản nằm vùng". Rồi những bài viết về Trịnh Công Sơn có thể là của cô em tinh-thần "một thuở đi về có nhau", hay của một vài bạn-bè chếnh-choáng hơi men đêm nào nơi quán cóc ven đô. Một chút đam-mê thời xa xưa đó lại hiện về khi "ghế đá công-viên dời ra đường phố". Hãy bình tâm mà xét, xin một phút nghĩ về đêm kinh-hoàng của người dân miền Nam nhất là những người dân như "đàn chim đã một lần bị tên". Xin hãy lắng nghe tiếng tức-tưởi của hàng ngàn người đã ngã xuống, quằn-quại, rên-xiết. Và rồi, át cả tiếng kêu than là tiếng của Trịnh Công Sơn trên đài phát-thanh Sài-Gòn "Rừng núi dang tay nối lại biển xa, ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn-hà. Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay".

Rồi từ sau ngày 30-4-1975 là giai-đoạn "ánh-sáng" trong đời TCS. Ánh lửa kinh-hoàng của 30-4-1975 là ánh bình-minh mà TCS hằng mong đợi. Ta hãy nghe TCS chia cuộc đời mình làm 2 giai-đoạn: trước 1975 là "bóng tối", sau 30-4-1975 là "ánh-sáng". Trong bài viết "Tiếng hát về ánh-sáng" của TCS trên báo Đất Việt số ra ngày 20-01-1979:

-"Lúc bấy giờ nếu nói về núi thì tôi sẽ không nói gì về cái vóc dáng hùng-vĩ của nó mà tôi chỉ nhìn thấy cái vẻ im-lìm, cam chịu của núi. Nhìn dòng sông thì tôi chỉ thấy cái hình-ảnh của thời-gian mang đi hết tuổi thơ của mình. Tôi cũng không nói về cái nắng rực-rỡ của bình-minh mà chỉ bằng lòng cái màu vàng-vọt cùa nắng quái buổi chiều. Nói đến con người, tôi không bao giờ nói đến nó đã sống oanh-liệt như thế nào mà chỉ nhắc đến cái buổi chia-lìa của nó với mặt đất. Tóm lại tôi đã đứng về phía bóng tối tiêu-cực như một thế-giới-quan bệnh hoạn mà từ đó tôi đã khai-thác làm thành cách biểu-hiện của riêng mình đối với cuộc đời. Trong quá-khứ tôi đã hát về bóng tối. Tôi đã quen-thuộc với bóng tối đến độ tôi đi trong đó mà không phải thắp đèn. Tôi đã sống với bóng tối như một kẻ đã được sinh ra mà định-mệnh của nó là niềm tin tuyệt-vọng".

Thật tội nghiệp cho TCS đã mang niềm tuyệt-vọng từ ngày còn là một cậu giáo sinh trường sư-phạm Qui-Nhơn (1962). Một TCS thông-minh, mưu trí như một tay gián-điệp quốc-tế "đi trong bóng tối không cần dọ-dẫm". Thật sự thì cần gì phải dò-dẫm, kế-hoạch nào, phòng-thủ ra sao TCS đã thuộc lòng. Lợi-dụng lòng tin, tình-cảm vào những đêm ngồi cùng hát cho nhau nghe chến-choáng hơi men. Những tình-cảm chân-thực được tỏ bày qua những kẻ đàn anh đã dang tay che chở cho Sơn vào thời điểm Sơn phải vào lính. Thà rằng TCS làm như Hoàng-Phủ Ngọc-Tường, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê văn Nuôi để bè bạn đỡ phần ân-hận.

Dòng đời là tiếp nối những thăng-trầm. Sự chết nào rồi cũng khơi nguồn cho mạch sống mới. Nếu không có cái chết của Phạm-Phú-Quốc thì ta đâu được nghe dòng nhạc bồng-bềnh như len-lỏi trong mây "Huyền sử ca một người mang tên Quốc" của Phạm-Duy. Động-cơ nào đã đưa nhạc TCS lên đến đỉnh cao được nhiều người mến-mộ ? Trước 30-4-1975 TCS đã hát về bóng tối, đứng về phía bóng tối tiêu-cực như một thế-giới-quan bệnh-hoạn (theo lời TCS).

Đọc lại sử Việt-Nam qua những chiện-thắng hào-hùng của tiền nhân, từ cuộc chiến chống bọn phong-kiến phương Bắc đến bọn đế-quốc xâm-lược đều là "tự-vệ". Những năm tháng ấy, ông cha chúng ta còn phải đương-đầu với Chiêm-Thành ở phía Nam. Rồi những rạn-nứt, phân-chia qua các cuộc phân-tranh Trịnh - Nguyễn, Gia Long - Quang Trung, hình-ảnh chiến-tranh, chết-chóc kéo dài từ thế-hệ nầy qua thế-hệ khác đã phát ra tiếng kêu trầm-thống âm-ỉ trong lòng người dân Việt. Rồi cuộc chiến-tranh xâm-lược của Cộng-sản miền Bắc được sự hỗ-trợ của Nga Tàu, từ sau ngày đất nước được tạm chia để chờ ngày thống-nhất. Dân miền Nam chống cuộc xâm-lược đó chỉ là bảo-tồn sự sống còn của nền tự-do và tín-ngưỡng mà tiền nhân đã truyền lại từ ngày lập quốc. Ta nghe lại "Một ngàn năm đô-hộ giặc Tàu, một trăm năm đô-hộ giặc Tây, ba mươi năm nội chiến từng ngày...", cuộc nội chiến đó ai gây, điều đó chắc TCS phải hiểu bởi vì ở vào lứa tuổi "bắt buộc phải hiểu". Hình-ảnh của chết-chóc bất-ngờ quá, chua-xót quá. Vừa mới đó, mới còn thấy đó phút chốc đã mất mẹ mất cha, mất người yêu, mất bạn bè. Ai giết ? Ai gây ? "Người anh em", người vừa mới cùng mình chén tạc chén thù, người mới vừa thề thốt đã bội phản. Nhìn cái chết tức-tưởi, phi lý, không còn một lựa chọn nào khác hơn. Cảnh đau lòng đó hỏi ai không xót thương, không oán hận. Phải thừa-nhận rằng TCS là nghệ-sĩ có tài đã nói lên được cảnh tận cùng bi-đát, đã đưa vào lòng người cảnh-tượng hãi-hùng đó. Và chính nhờ cái "gia-tài của Mẹ để lại cho con" mà nhạc TCS được nhiều người hậm-mộ là đã nói lên một sự-thật dân miền Nam đang gánh chịu. Nhưng nói lên sự thật mà không nói đến nguyên-nhân tạo nên cảnh tương-tàn đó, chỉ ru ngủ rằng:
    "Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi Để một mai tôi về làm cát bụi"
Người đọc nghe, cảm-nhận điều đó đúng hoàn-toàn. "Sinh, lão, bệnh, tử" có từ nghìn xưa nhưng nơi đây chưa đến lúc phải về với cát bụi mà đã vội đi về hỏi ai không nghĩ đến. Dù biết rằng sớm muộn gì cũng về nhưng chưa chắc có một ai lựa chọn cõi về như một nỗi hân-hoan bình-thản. Tôi không dám nói đến cõi về của các "thánh tử đạo" nhưng chẳng biết quý vị thánh đó có đầu-tư cho "linh-hồn mình ở kiếp sau không" chỉ có Trời biết.

Năm tháng TCS đã sống và chính TCS đã gọi đó là "bóng tối", chính nhờ cái bóng tối đó mà TCS được nhiều người biết, ca-tụng, hâm-mộ và họ đã bị phản bội. Bóng tối đã tạo nên hào-quang cho TCS, dùng hào-quang để ngụy tạo rồi vong ơn. Từ ngày TCS được gọi là trở về với nhân-dân, TCS sáng-tác có đến 150 bản nhạc, có bản nào được ca-tụng như thời TCS bị ở trong bóng tối ?

TCS ơi ! anh đã làm gì với thời đó, anh có thấy người nông-dân miền Nam vừa mờ sáng vác cuốc đi thăm ruộng đã phải dẫm mìn VC tan xác bên bờ ruộng mình ? Một người mẹ bởi gắng cắt nốt luống lúa vừa chín tới kẻo tối đến du-kích về gặt trộm mất. Nhễ-nhại mồ-hôi, vừa xong việc trời đã chập-choạng tối, vội-vàng đầu đội bó lúa, tay nách đứa con vừa thôi nôi đã bị du-kích bắn trả. Quá khuya người nhà đi tìm thì hỡi ơi, dòng sữa nào đã cạn chỉ còn dòng máu đang rỉ thấm vào miệng đứa con thơ ...

Đó là những người làm nên hạt cơm nuôi sống anh, hạt gạo của những bà mẹ quê nơi miền Nam trước năm 1975. Và rồi, chúng ta được nghe "Đại-bác đêm đêm dội về thành-phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe". Đại-bác, hỏa-tiễn từng đêm về thành-phố, từ đâu về và do ai chỉ-điểm ? Giả vờ xót thương, hòa mình vào cái đau khổ, cậm lặng chịu đầu hàng số-phận để rồi đâm sau lưng một cách hèn-hạ.

Ta hãy nghe TCS trả lời phỏng-vấn báo Đảng như sau: "Năm 1963 tôi lên Đà-Lạt trốn lính và tình-cờ nghe Khánh-Ly hát ỏ đây. Khi về Sài-Gòn, Khánh-Ly bỏ phòng trà và đi hát với tôi trong phong-trào sinh-viên. Đến sự-kiện nổ súng ở trường Đại-học Văn-Khoa 1968, tôi không hát trước đám đông nữa".

Nhớ vào ngày lễ Giáng-sinh 1968, đêm văn-nghệ có TCS hát, khi hát được nửa buổi, một thanh-niên lên máy vi-âm tuyên-bố: "Buổi sinh-hoạt văn-nghệ hôm nay là để kỷ-niệm ngày thành-lập MTGPMN". Nghe tới đó, Ngô Vương Toại (xin đừng lầm với tên VC Đoàn Văn Toại) chạy lên giằng lấy micro. Thanh-niên kia rút súng nổ vào bụng Toại rồi mở đường tẩu thoát. Ngô Vương Toại được đưa vào bệnh-viện, rất may chỉ mất một đoạn ruột (từ đó Toại được gọi là Toại ruột). TCS biến đi lúc nào không ai hay.

Có lẽ TCS vào bóng tối vì ông đi trong bóng tối không cần đèn. Trên tờ Đất Việt do hội Việt kiều Đoàn-Kết (báo VC xuất-bản), TCS viết: "Tôi (tức TCS) đã trở về với nhân-dân năm 1968".

Chiến-tranh dai-dẳng trên đất-nước, ai không mong một ngày hòa-bình ? Dòng nhạc TCS đã khơi đúng nỗi ước mơ "khi đất-nước tôi không còn chiến-tranh, mẹ già lên núi tìm xương con mình". Ước mơ đã thành sự thật, đất-nước hết chiến-tranh (sau 30-4-1975) hàng vạn bà mẹ lên núi với áo vải chân trần ngược dòng đến tận nơi đèo heo-hút gió, thâm-sơn cùng-cốc để không phải "tìm xương con mình" mà để "nhìn xương con mình". Đó là những bộ xương người lỡ đất trồng khoai trên các ngọn đồi cháy nắng hay bì-bõm kéo cày thay trâu nơi sình lầy nơi các trại tù. Những bà mẹ đó đã năm lần bảy lượt đút lót cho bọn Công-an sau những tháng ngày tần-tảo buôn-bán kiếm tiền để xin được giấy phép thăm con; những người vợ phải bán máu nơi cổng bệnh-viện và những đứa trẻ thơ phải đi bán từng tấm vé-số góp đủ tiền mua ký đường để má nó đi thăm chồng tận trại giam đất Bắc. Những bà mẹ đó đâu được cái vinh-hạnh như TCS trên chuyến xe lửa xuyên Việt đầu tiên năm 1975 khi đi "tham-quan" miền Bắc. Trong tờ "Đứng Dậy" TCS viết:

- "Khi tàu dừng ở Vinh để phái-đoàn đi ăn trưa, tôi và anh em ngồi quán chờ nhà hàng dọn cơm. Bầy trẻ bu quanh nhìn tôi, một đứa giơ tay trỏ vào tôi kêu lên "Ui chao, cái tóc". Tóc tôi dài quá. Quả đúng ! Sau bao nhiêu ngày sống với cách-mạng, tới ngày giờ nầy cái tàn dư của Mỹ Ngụy vẫn còn rơi rớt lại trên đầu trên cổ tôi. Thế là tôi bỏ bữa ăn trưa để đi hớt tóc".

Đọc đến đây tôi sững-sờ, đau xót; có lẽ cái đau xót hơn cả một cô gái nhà lành lỡ trao thân nhằm tướng cướp. Đứng thật nghiêm như một lần thú tội.
    "Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi ... mọi đàng" và vẳng đâu đây tiếng mõ cầu kinh. "Thiện tại, thiện tai ... Nam Mô A Di đà Phật".
Trả lời phỏng-vấn báo Đất Việt năm 1986, TCS cho biết:

- "Khi giải-phóng tôi ở Huế, được thư và điện của bạn bè ở cục R (trung-ương cục miền Nam) và miền Bắc như các anh Hoàng-Phủ Ngọc-Tường, Nguyễn Khoa Điềm; cùng các anh em đó tôi lập hội văn-nghệ ở Huế. Năm 1979, tôi xin chuyển về thành-phố HCM sinh-hoạt hội văn-nghệ thành-phố".

Sau 1975, TCS là ủy-viên biên-chế, quyền sinh sát với các tác-phẩm của hàng trăm văn nghệ-sĩ khác. Đời TCS từ sau 1975 đã lên tột đỉnh vinh-quang, ta hãy đọc lại đoạn TCS viết khi "bóng tối" khép lại:

- "Rất may, là cái giai-đoạn nầy đã khép lại kịp thời, khép lại vĩnh-viễn với một đất-nước đã được giải-phóng hoàn-toàn, giành lại độc-lập, thống-nhất và hòa-bình. Bóng tối trong tôi cũng từ đó khép lại và mất hút trước một ánh-sáng mới-mẻ của bình-minh".

"Buổi bình-minh đã được khôi-phục bằng máu xương của cả dân-tộc, bằng những hy-sinh lớn-lao không có gì so-sánh nổi". Sau 3 năm từ ngày miền Nam mất, TCS đã sáng-tác đâu lối 10 bản nhạc. Nghĩ về mình chưa làm hết sức mình để dâng công cho Đảng, TCS viết:

- "Ba năm với khoảng 10 ca khúc phục-vụ các phong-trào, vài ba cái bút ký ghi chép những thực-tế nóng bỏng của các công-trương, nông-trường, chúng tôi tự thấy có bổn-phận phải giữ một cái nhìn nghiêm-khắc hơn về phía lương-tâm mình. Chúng tôi có phần giống một người nông-dân tồi, bất-lực trước cánh dồng chưa hoàn-thành nổi một vụ mùa nào dù nhỏ. Đời-sống thì cứ mỗi ngày phơi mở ra dưới những dạng linh-động phong-phú mà tiếng nói biểu-hiện cuộc đời dường như muốn lẫn tránh chúng tôi. Tuy-nhiên chúng tôi không vội nản lòng vì anh em bằng-hữu chung-quanh chúng tôi và qua những anh em đó, chính là sự có mặt của Đảng, vẫn luôn luôn đủ kiên-nhẫn để duy-trì một tình-cảm đôn-hậu và nồng-nhiệt, cứ sẵn-sàng chờ đợi ở tôi cũng như ở các bạn tôi một tiếng nói mới.

Điều may-mắn cho riêng tôi là tôi vẫn chưa quá già để không thể trả nổi cái ân-tình nồng-hậu của các anh, các bạn và nhất là cuộc sống hôm nay bằng một "Tiếng hát về ánh-sáng". Đó phải là tiếng hát của hạnh-phúc và của niềm hy-vọng.

Gần 30 năm về trước, tôi cũng đã lảng-đảng trong niềm vẩn-vơ cho cuộc đời, thân-phận khi dòng nhạc TCS qua các bản: Lời buồn thánh, Diễm xưa, Tuổi đá buồn. Chính vì nỗi đam-mê đó, ngày là lính tôi đã tổ-chức mỗi cuối tuần: "Mỗi tuần một ngày cho người nằm xuống".

Vào ngày cuối tuần đó, đơn-vị tôi sửa-soạn những thức ăn thật ngon (cá tươi mua từ bãi biển Sa-Huỳnh khi ghe vừa vào bến) thịt lấy từ chuồng nuôi của đơn-vị, khoảng 20 chiếc GMC đưa binh-sĩ hậu-cứ đến rừng đốn củi mang ra thị-xã bán. Số tiền thu được mua gạo phát cho gia-đình tử sĩ, thương phế binh và những anh em trong đơn-vị có đông con. Tôi, chúng tôi đã khóc, khóc nhiều lần khi tiếng hát vang ra từ những chiếc loa phóng thanh nơi ven rừng: "Bạn-bè còn đó, anh biết không anh ? người tình còn đây anh nhớ không anh ? ... bạn-bè rồi quên, người tình rồi xa ...".

Dòng nhạc và tâm-tình đó đã thấm dần vào từng tế-bào của da thịt, từng "van" máu về tim. Đó là một loại rượu "bồ-đào" xa xưa của người tráng-sĩ lên lựng ngựa túy-lúy say:
    "Túy ngọa sa-trường quân mạc tiếu Cổ-lai chinh-chiến kỷ nhân hồi". (Lương Châu Từ, Vương-Hàn)
Rồi như một chất men âm-ỉ trong tim sau một ngày chếnh-choáng hay một cuộc hành-quân trở về phố thị, chúng tôi: Nghĩa, Minh (Phan Như Thức), Vương Thanh, Luân-Hoán, Minh Đường, Việt, ... quanh chiếc bàn, gác đầu vào vai nhau hát nhạc TCS mặc cho sương thấm lạnh chiếc áo trận bạc màu.

Và sau hôm ấy, Nghĩa (Đ/U) mất tích ở Quế-Sơn, Việt (Đ/U) bị mìn cụt hai chân hiện giờ lưu-lạc, biệt mất hay còn ở quê nhà. Vương Thanh bị bệnh mất sau gần 10 năm tù. Minh Đường mất sau những ngày bệnh tật đói khát; Phan Nhự Thức sau gần 10 năm tù được giấy cho về, mừng quá không kịp xem đến ngày có tin đi Mỹ, nhìn lại giấy ra tù đề ngày 30-2-1982. Vay mượn và được bạn bè giúp-đỡ đủ lộ-phí ra vô Quảng-Ngãi, Hà-Nội để điều-chỉnh ngày 30-2 lại (vì tháng 2 không có ngày 30). Tiền mất tật mang, kết quả đã mất vì bệnh-hoạn. Riêng Luân Hoán, "Ngày trở về có anh thương binh KHÔNG chống nạng cày bừa bởi vì CS đâu có cấp đất cho thương phế binh "Ngụy". Luân Hoán hiện ở Canada gác nạng, ngồi viết gởi bài cho tờ Khởi-Hành Nam California.

Trước năm 1975 nhìn cuộc chiến tương-tàn trên đất Việt hỏi ai không đau xót, nhất là những tâm-hồn nghệ-sĩ, tâm-hồn dễ xúc-cảm. Đêm thật buồn trên quê-hương, đèn mờ nơi phòng trà nước mắt nào không nhỏ xuống khi nghe dòng nhạc TCS trong bài "Em hãy ngủ đi": "Đời mãi đêm và đời mãi buồn, em hãy ngủ đi". Tưởng chừng như bàn tay của một nàng tiên đang xoa nhẹ trên khuôn mặt của cô bé mang nỗi buồn vô tận khi sự chết-chóc vừa cướp đi những người thân trong gia-đình. Dòng nhạc đó người nghe có cảm-tưởng như tiếng ru bềnh bồng mang đến cõi về mà chính mình hằng mong ước. Nỗi khổ đau tận cùng trên quê-hương không lối thoát đó ai không mong đợi một ngày, một ngày mà: "Việt-Nam ơi ! còn bao lâu những con người ngồi nhớ thương nhau" hoặc "Huế, Sài-Gòn, Hà-Nội, 20 năm tiếng khóc lầm-than" và rồi "ngày mai đây những con đường Nam Bắc nở hoa" (trong bài Huế, Sài-Gòn, Hà-Nội của TCS). Đó là một sự thật người dân Việt hằng mong ước, nỗi buồn chỉ còn rượu để tìm quên, song rượu vào, trái sầu vẫn không rụng.
    "Dục phá thành sầu, duy dụng tửu Túy tự, túy đảo sầu vẫn sầu".
Nỗi buồn bất tận thì còn gì biết phải về đâu, thiên-đàng hay địa-ngục cũng là một:
    "Sầu đã chín xin người thôi hãy hái Nhận tôi đi dù địa-ngục thiên-đàng"
Giữa những suy-tư đó có một kẻ thật tỉnh-táo, vờ say, vờ phóng-khoáng trong tính-toán khôn lường. Đánh đúng vào yếu điểm để xem mình như kẻ đồng-hội đồng-thuyền rồi mưu-đồ cho cá-nhân là một diều sỉ-nhục không thể tha-thứ.

Đọc Kim-Dung qua "Tiếu ngạo giang-hồ" ta thấy nơi Lệnh Hồ Xung, một tửu đồ hào-phóng dường như không có chính hay tà mà chỉ có rượu ngon hay dở và kẻ đối ẩm có đáng để giao tình. Trên Tích Tiên tửu lầu năm xưa, LHX đã dùng mưu trí lừa được tên dâm tặc Điền Bá Quang để cứu Nghi-Lâm rồi nhân đó khơi lên chút thiện tâm, hùng tâm để Điền Bá Quang lẻn vào hầm rượu Tích Tiên tửu đập bễ gần 200 vò rượu quý trên thế-gian chỉ giữ lại có 2 vò mang lên đỉnh Hoa-Sơn cùng với LHX đối ẩm. Với TCS là một tên tửu đồ khơi vào lòng những kẻ cầm súng tự-vệ nỗi buồn chán chiến-tranh mau buông súng đầu hàng để chực cướp thời-cơ dân công cho Bác Đảng.

Rồi 30-4-1975 đến, TCS dang tay đón nhận ánh hồng bình-minh mà từ lâu TCS hằng mong đợi, trong khi đó nó là nỗi kinh-hoàng nhất của nhân-dân miền Nam. Trên những con lộ về Sài-Gòn nhầy-nhụa, lênh-láng xác và máu người dân vô tội. Hàng vạn bè bạn những người đã ngưỡng-mộ TCS lần lượt vào các trại tù từ Nam ra Bắc. Hàng nửa triệu người bỏ xác trên biển Đông hoặc làm mồi cho thú rừng, cho hiếp-đáp, cướp-bóc dọc biên-giới, ... TCS không một giọt nước mắt tiếc thương. Ngay từ năm 1968 hàng ngàn xác người được đào lên từ những mồ chôn tập-thể, nơi quê-hương TCS (Huế). Cuộc tàn-sát nhẫn-tâm trong Tết Mậu-Thân, TCS có một tiếng nói nào cho sự tiếc thương ? Nghệ-sĩ là những người đa-cảm và bất-khuất, nhất là nghệ-sĩ tương-đối có tài như TCS. Hãy nghe lời thơ của Trần-Dần và Phùng-Quán trong Nhân Văn Giai-phẩm, thời mà CS sẵn-sàng thanh-toán bất cứ một ai chỉ cần một chút hé môi giọng bất-mãn:
    "Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ" (Nhất định thắng- Trần Dần)
hoặc:
    "Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng khôn nói yêu thành ghét Dù ai cầm dao dọa giết Cũng không nói ghét thành yêu" (Lời mẹ dặn- Phùng Quán).
Anh Sơn ơi ! là một nhạc-sĩ khá tiếng tăm, chắc anh nghe nỗi hoài-vọng của hàng vạn người đã trốn chạy chế-độ Cộng-sản từ 1954. Anh có nghe thoảng trong gió tiếng hát ngút-ngàn lảng-đảng đâu đây: "Hà-Nội ơi, tóc thề thả gió lê-thê ... biết đâu ngày ấy anh về". Trong khi đó lại vang lên nỗi chờ của anh, của lời anh đang kêu gọi: "Nơi đây tôi chờ, trong căn nhà nhỏ, mẹ cũng ngồi chờ. Anh lính ngồi chờ trên đồi hoang-vu, người tù ngồi chờ bóng tối mịt-mù. Chờ đã bao năm, Chờ đã bao năm". Chờ gì hở anh ? Chắc anh chờ ánh bình-minh để rồi anh hả-hê cười trong thỏa-mãn "Ta đã thấy gì trong đêm nay, cờ bay muôn vạn cờ bay". Cờ đỏ sao vàng anh mong đợi đã về đó ! Anh tiếp-tục lừa phỉnh người em gái tinh-thần một thời cùng anh được mệnh-danh "nữ-hoàng đi chân không" đi rao giảng tin "cờ nối gió, đêm vui nối ngày. Dòng máu nối con tim đồng-loại". Tôi không bàn đến người cùng anh rao giảng có chủ-đích gì không nhưng bằng tất cả rung-cảm tột cùng đã lôi-cuốn người nghe như âm-điệu của loài ma quái ru người và tên tuổi anh được sáng-chói phải nói một phần là ở công-lao của trái tim nhiệt-tình nầy. Bấy giờ anh sẵn rượu ngon, gái đẹp trong tay cô ca-sĩ trẻ có khuôn mặt khả-ái với đôi răng khểnh ngày đêm bên anh "khi tựa gối khi cúi đầu" chưa đủ sao anh ? anh lại bảo "Em ra đi nơi nầy vẫn thế".

Anh đã tạm thời vờ quên bữa cơm trưa nơi quán hàng bến xe đò tại Vinh (Quảng-Bình) để cắt đứt, không còn dính-líu vào cái tàn dư Mỹ-Ngụy. Và rồi anh tiếp-tục hát ca-khúc "Bài ca đường tàu Thống-nhất":
    "Xóa hết những ngày tối tăm Bóng dáng sao vàng lồng lộng Đoàn tàu đi thống-nhất hai miền".
Trước năm 1975 chắc anh đã chứng-kiến những đứa trẻ 15, 17 chết không toàn thây trên đường mòn Hồ Chí Minh hoặc quanh các tiền đồn miền Nam với 4 chữ trên cánh tay "sinh Bắc tử Nam", anh không cảm-nhận lời nhắn gọi của người bộ-đội qua lời thơ nơi đáy chiếc ba-lô trước khi chết nơi ven rừng không ai vuốt mắt:
    "Những chiều Trường-sơn núi rừng cô-quạnh Mẹ hiền ơi con chợt nhớ quê mình".
Anh còn tiếp tục thăng-hoa cho những bà mẹ, bà chị, em nhỏ trĩu nặng vai trong mỗi phiên chợ buồn:
    "Gánh gánh gánh gánh mau ra chợ Có tiếng líu-lo trẻ nhỏ Quê-hương ta thống-nhất thật rồi".
Anh không thấy đoàn nữ vận-chuyển Trường-sơn tuổi 15, 17 đã bỏ cả quảng đời con gái làm thân lạc-đà nơi núi rừng. Ngày hòa-bình, về lại quê xưa cày cấy thì không được chia đất, lấy chồng thì trai làng không còn chỉ còn những đứa bé trai lên 5 lên 3, đi làm gái điếm để mưu cầu cuộc sống thì không khách nào đủ can-đảm để hứng gọi mời. Anh tiếp tục cổ-võ họ ra nông-trường, biên-giới:
    "Trên nông-trường không xa lắm Có đôi chân đi không ngại ngần Em bây giờ quên mùa nắng Tóc trên vai vấn-vương bụi hồng Qua bao mùa em bỗng lớn Đời cho em trái tim nồng-nàn Yêu người nên lo-lắng Muốn nghiêng vai gánh thêm nhọc-nhằn"
Trước 30-4-1975, anh đã nói lên được sự-thật, sự-thật không thể chối cãi:
    "Khi đất nước tôi không còn chiến-tranh Mẹ già lên núi tìm xương con mình"
Bây giờ thì thật sự những bà mẹ từ miền Bắc đi tìm xương con mình trên núi đồi Trường-sơn. TCS ôi ! anh có thấy bóng-dáng bà mẹ được đứa con mình nhắn gọi qua lời thơ đang lang-thang trên đồi không anh ?

Năm 1979 nữ danh ca Mỹ Joan Baez (người đã cùng Jane Fonda) được Việt Cộng ca-ngợi là đã hát cho hòa-bình Việt-nam trước năm 1975, Người đã nhân-danh tổ-chức Humanitas in bích-chương với chữ ký của giới trí-thức phản chiến quốc-tế dán khắp thành-phố lớn trên thế-giới để cảnh-tỉnh lương-tâm nhân-loại về nhân-quyền tại Việt-Nam. Hai tên Việt Cộng Nguyễn Khắc Viện, Lưu Quý Kỳ đã gọi Joan Baez thay-đổi lập-trường làm tay-sai cho CIA. Riêng TCS đã viết cho Joan Baez một lá thư lên án bảo bà ta là: "Tiếp tay cho tư-bản thọc sâu lưỡi dao vào vết-thương của dân-tộc Việt-Nam chưa được hàn-gắn, do đế-quốc Mỹ và bè lũ tay sai" (theo tờ Đất Việt của VC, Canada 14-10-79).
    Thư của Trịnh Công Sơn gửi ca sĩ Mỹ Joan Baez Chị Joan Baez thân mến! Trong lúc viết lá thư này cho chị thì trước mặt tôi có lá thư ngỏ của chị và bên tai tôi thì có tiếng hát "We shall over come" của chị. Đây là một lá thư tâm tình gửi chị Joan Baez nghệ sĩ với đầy đủ sự khiêm tốn của nó chứ không phải thư ngỏ gửi cho President, Humanitan/International Human Rights Committe. Năm ấy, tôi lên một thành phố nhỏ ở vùng cao nguyên và nhân tiện ghé thăm một người bạn gái cũng là ca sĩ có một quán cà-phê ở đó. Vào quán, tôi thấy những đĩa hát có hình chị đính ở các vách tường bằng gỗ. Ở ngoài trời rất lạnh, quán đèn màu hồng và ở chiếc quầy trên ghế cao cách tôi khoảng hai mét có một người lính Mỹ ngồi im lặng trước ly rượu. Tiếng hát của chị bay la đà trên từng mặt bàn, ghé vào từng tách cà phê, từng ly rượu và dường như muốn thăm hỏi từng trái tim. Khi người lính Mỹ đứng dậy bước ra tôi thấy trên mắt y có một giọt nước mắt mầu hồng .... Nếu phút này tôi nói tôi yêu quê hương của tôi, tôi yêu những người thân thiết của tôi nơi này thì dĩ nhiên, chị sẽ chẳng có gì ngạc nhiên cả. Bởi vì trên mặt đất này ai cũng có một quê hương, nơi đó như một chiếc nôi êm ái mỗi người đã được sinh ra, lớn lên, sống rồi chết. Ở đó cũng còn có cả hạnh phúc lẫn sự đau khổ như hai khuôn mặt muôn đời của đời sống nhân loại. ... Có thể chị rất đau lòng khi viết lá thư ngỏ này, kể cả những người cùng ký tên trong lá thư mà tên tuổi của họ đã từng gắn liền với cuộc chiến tại Việt Nam. Nhưng chị làm thế nào hiểu được hết số phận của một đất nước trên một ngàn năm chưa hề biết đến sự nghỉ ngơi. Khát vọng về hoà bình, về tình yêu, về hạnh phúc của chính chúng tôi là những kẻ cần hơn bất cứ ai trên mặt đất này. Tôi không muốn kể ra đây thật nhiều thí dụ nhưng tôi tin rằng chị chẳng bao giờ biết được trong những nhà tù cũ tại Việt Nam có những người tù từ 1954 chưa hề biết đến ổ bánh mì là gì, có những cô gái ở nhiều tỉnh trên đất nước tôi, vì chiến tranh, biết nhiều B52 nhưng lại ngạc nhiên thích thú không hiểu vì sao một cái tủ lạnh lại có thể cho mình những viên đá lạnh để uống mát đến thế. Làm thế nào nói cho hết được về con người trong một xứ sở mà chiến tranh đè nặng suốt hơn một nghìn năm. Và số phận của những con người ấy sẽ như thế nào nếu không có cuộc cách mạng vừa qua để mang lại độc lập và thống nhất trên đất nước của chúng tôi. Có thể nào chị và những người bạn Mỹ cùng ký tên trong một lá thư ngỏ ấy không hiểu rằng sau một cuộc cách mạng đất nước nào cũng phải chịu đựng những khó khăn, bề bộn và bối rối nhất định?... (Theo báo Tiền phong) Joan Baez, sinh 1941. Nổi tiếng là một trong những ca sĩ hàng đầu của âm nhạc Mỹ thập kỷ 60-70. Từ năm 1964, là một trong những nghệ sĩ phản đối mạnh mẽ nhất cuộc chiến tranh Việt Nam và bị chính quyền Mỹ gây khó dễ. Tháng 12-1972, Joan đến Hà Nội đúng thời điểm Điện Biên Phủ trên không. Năm 1973 ra mắt album Where Are You Now, My Son? ghi lại những cảm xúc trong hành trình tới Hà Nội.
Những người may-mắn thoát chết hiện lưu-lạc xứ người, tuổi đã về già, nợ gia-đình phải lo nhất là sợ con cháu mình lỡ có một người như anh. Sự thật thì không đủ thì giờ xem báo, hiểu thêm về anh sau 1975 hoặc đọc đôi lời anh tâm-sự. Một thoáng hiện về với âm vang thời xa xưa đó nghe lòng nhức-nhối quặn đau. Bạn bè, những người cùng dựa lưng nhau trong nỗi chết gần kề đâu còn mấy ai. Tôi đốt nén hương cho bè bạn tôi, những người đã nằm xuống có bàn tay anh góp sức và xin được tiễn những người đã ra đi trong số đó có anh bằng tiếng ca trong "Lời nguyền" của Phạm Thế Mỹ:
    "Lạy Trời, tôi đừng biết Tôi chết vì tay anh".
Kết những dòng nầy tôi nhớ chuyện xưa; một trong số con cháu nhà Lê, "Lê Báo" vì mưu-đồ phục-hưng sự-nghiệp tiên chúa nên núp bóng chùa Tiêu-Sơn để hoạt-động. Nhưng nhà Lê đã đến thời mạt vận, nghiệp lớn không thành; bấy giờ ông ở tuổi 43, đang quét lá nơi sân chùa. Một đứa cháu hỏi:

-"Thưa Chú, bây giờ nghiệp lớn không thành, chú định làm gì ?".
Ông nhìn trời, một phút lặng yên rồi trả lời:
- "Từ lâu vì mưu-đồ việc phục-hưng để khỏi phụ lòng tiên chúa nhưng nghiệp nhà Lê đã hết, đó là ý Trời. Núp bóng, lợi-dụng danh-nghĩa chốn từ-bi, kẻ tu-hành mưu-đồ sự-nghiệp cho cá-nhân, dòng họ là một điều không nên dù là việc nước nhà. Vong ân là một điều vô liêm của con người nhất là kẻ sĩ. Chú nguyện với lòng là cạo đầu ở dưới mái chùa quét lá đa là vậy".

Bây giờ anh đã nằm xuống. Chết là hết nhưng nơi anh nào đã hết. Người ta nhắc tên anh, đưa anh về nơi an nghỉ với: ngưỡng-mộ, thương-hại, nguyền-rủa, khinh-bỉ và nhất là tính hiếu-kỳ.

Cõi nào anh về ? Niết-bàn hay thiên-đàng, theo tôi vẫn là một. Thoảng nghe dòng nhạc anh "Người nằm xuống để thấy thiên-đàng cuối trời thênh-thang".

Cửa thiên-đàng vốn rộng mở, lòng Chúa vốn bao-dung, lừa lọc gian ngoa càng dễ vào, không sao đâu anh.

Trần Anh Lan

Di chúc của Vua Trần Nhân Tôn

Di chúc của Vua Trần Nhân Tôn

Di chúc của Vua Trần Nhân Tôn
"Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa.

Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:


"Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác".

Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu".

VN đang gần như hết sạch dự trữ ngoại tệ

VN đang gần như hết sạch dự trữ ngoại tệ

NQ 11 Về Vàng & Đô La : Một NQ Độc Tài Tiền Tệ
Ngày 21/03/2011, P/V Vi Anh đưa Tin về NQ 11 về Vàng & USD như sau :

“Gần đây nhân danh chống lạm phát, chống vật giá gia tăng, Thủ Tướng VC Nguyền tấn Dũng đã ban hành Nghị quyết 11 để kiểm soát vấn đề lạm phát, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, và góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Theo tinh thần và nội dung nghị quyết này chỉ có các phòng giao dịch của ngân hàng mới được phép giao dịch ngoại tệ. Cấm không cho tư nhân thanh toán bằng USD, buôn bán vàng miếng là hai loại bản vị bảo đảm đồng tiền VN vừa dùng USD bản vị hay kim bản vị“. 
Như vậy, Nhà Nước CSVN lấy quyền độc đoán hai Thị trường Vàng và Ngoại tệ mà lý do được Nhà Nước đưa ra là để chống Lạm phát giá của đồng Tiền VN. Đồng Tiền VN không còn được định trên bản vị Vàng (Régime Etalon-Or) hay bản vị USD (Régime Etalon-Devise (Đô La)), mà được thả trôi nổi (Flexible) theo tương đương Hàng hoá hay Dịch vụ (Régime du Pouvoir d’Achat), nghĩa là theo thăng trầm của Kinh tế quốc gia.

Thực ra, cái lý do chính yếu không phải là chống Lạm phát, mà là sự tụt dốc của nền Kinh tế quốc doanh khiến Nhà Nước cạn kiệt Ngoại tệ, nên Nhà Nước muốn sử dụng mọi biện pháp để cướp tiết kiệm Vàng và Ngoại tệ của Dân chúng vào trong tay Nhà Nước.

Chúng tôi bàn những điểm sau đây để cho thấy rằng Nghị Quyết 11 chỉ là Nghị quyết Độc tài Tiền tệ và nhằm cướp bóc Tư hữu của Dân chúng :

 A - Tiền bạc là Tư hữu của Dân
 B - Những lý do Lạm phát phi mã tại Việt Nam
 C - Độc tài Tiền tệ làm mất lòng tin của Dân vào Tiền quốc gia
 D - Chủ mưu cướp giựt Vàng và USD

A - Tiền bạc là Tư hữu của Dân

Đồng Tiền của một Quốc gia được định nghĩa như phương tiện chuyên chở Hàng hoá hay Dịch vụ trao đổi (Moyen de véhiculer des Marchandises ou des Services échangés). Đồng Tiền mang những Đặc tính thiết yếu sau đây :

 * Đặc tính Khả chia (Divisibilité) để làm trung gian trao đổi Hàng hoá hay Dịch vụ dù nhỏ.
 * Đặc tính Khan hiếm (Rareté) để bảo đảm giá trị nội tại của đồng Tiền
 * Đặc tính Kéo dài trong Thời gian (Durabilité) để tích luỹ Tài sản cho tương lai
 * Đặc tính Phổ quát (Universalité) nghĩa là được nhiều người chấp nhận
 * Đặc tính An toàn (Sécurité) để tránh giả mạo.

Chúng tôi nhắc ra những Đặc tính thiết yếu này để xét xem Tiền Đồng VN đáng được Dân chúng tin tưởng đến mức nào.

Đồng Tiền mà người Dân có được không phải là do Nhà Nước phát không cho Dân chúng, mà do sức lao động của dân cung cấp (Salaire), do Lợi tức từ Vốn đầu tư (Intérêt) và Lợi nhuận thặng dư Kinh doanh (Profit). Tóm lại, đó là do sinh hoạt Kinh tế mà kiếm được. Như vậy hiển nhiên Tiền bạc mà Dân chúng có được là Tư hữu của Dân. Người Dân đóng thuế chia một phần Tư hữu cho Nhà Nước để lo những công việc chung phục vụ cho Dân. Số Tiền Tư hữu còn lại hoàn toàn do Dân được tự do quyết định sử dụng Tư hữu vào Tiết kiệm (Epargne) hay Tiêu dùng (Consommation).

Chính vì tính cách Tư hữu của Tiền tệ như vậy, mà việc quản trị giao cho Quyền lực Tiền tệ (Autorité Monétaire) mang tính cách độc lập với Quyền lực Chính trị (Pouvoir Politique).

Nếu Quyền lực Chính trị độc đoán in bừa Tiền ra, đó là phạm vào Đặc tính Khan hiếm. Cũng vậy, nếu Dân chúng tích luỹ Tài sản dưới dạng Tiền tệ, mà Nhà Nước phá giá đồng Tiền, đó là phạm vào Đặc tính Kéo dài trong Thời gian. Dân chúng có quyền chọn lựa đồng Tiền, đó là Đặc tính Phổ quát. Khi đồng Tiền không giữ vững Giá trị trong thời gian, nghĩa là phá giá thường xuyên, Dân chúng có quyền tích luỹ Tài sản cho tương lai dưới dạng Vàng, Đất Đai hay một đồng Tiền vững giá.

Vào những thập niên 1980, Quyền lực Chính trị của các quốc gia Phi châu và Nam Mỹ đã in bừa Tiền ra và gây Lạm phát Tiền tệ tàn phá Kinh tế quốc gia. Khi đồng Tiền quốc gia bị Quyền lực Chính trị dùng độc tài phá giá nhiều lần để trở thành giấy lộn, thì Dân chúng tìm cách giữ Tiết kiệm bằng Ngoại tệ vững giá, hoặc dưới dạng Vàng hoặc đất đai. Dân không thể bỏ Ngoại tệ hay Vàng vào nền Kinh tế để thu vào đồng Tiền quốc gia liên hồi phá giá làm tiêu tan Tài sản tích luỹ của mình.

Hãy hỏi chính những Lãnh đạo Nhà Nước CSVN hiện nay xem họ dám tích luỹ Tài sản cho tương lai của họ bằng đồng Tiền VN liên tục phá giá hay không.

B - Những lý do Lạm phát phi mã tại Việt Nam

Có những lý do Lạm phát liên quan đến tình trạng tăng vật giá chung quốc tế như năng lực dầu lửa hay nguyên vật liệu chẳng hạn.

Riêng đối với một Quốc gia, người ta cũng phân biệt Lạm phát vui sướng (Implation heureuse) khi nền Kinh tế phát triển và Lạm phát buồn đau (Implation malheureuse) khi lý do là tụt dốc Kinh tế.

Từ cuối năm 2010, những Ngân Hàng và Tổ chức Tài chánh quốc tế cảnh báo tình trạng tụt dốc Kinh tế thê thảm của Việt Nam. Lạm phát, Vật giá tăng có nghĩa là cùng một đơn vị Tiền tệ mà Dân chúng chỉ nhận được lượng hàng hoá hay dịch vụ nhỏ hơn trước. Hay nói cách khác cùng một món hàng hay một dịch vụ mà bây giờ phải trả với giá tiền cao hơn nhiều.

Lý do thứ nhất : Thất bại của Kinh tế quốc doanh
Các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh được Nhà Nước đổ Vốn vào một cách bừa bãi. Nếu số Vốn đổ vào mà hiệu quả sản xuất tăng cao tương đương, thì không có lạm phát. Nhưng hiệu quả sản xuất của những Tập đoàn quốc doanh không những không tăng tương đương, mà còn kém sút đi :

 * Số vốn đổ vào dồi dào tự nó tăng chi tiêu cho làm tăng lạm phát.
 * Những Tập đoàn quốc doanh tham nhũng thâm thụt vốn.
 * Những Tập đoàn này chi tiêu lãng phí.
 * Thay vì cố gắng tự sản suất Linh kiện hoặc Thiết bị, họ nhập cảng từ nước ngoài để ráp nối.
 Việc nhập cảng này làm giảm dự trữ ngoại tệ đồng thời nhập cảng Lạm phát nước ngoài vào.
 * Khi mà hiệu quả tự sản xuất hàng hoá hay dịch vụ giảm xuống, những Tập đoàn này cho vào Giá thành những thua lỗ để lấy lại. Hàng hoá ít đi, mà giá thành lên cao, thì đó là lạm phát.

Lý do thứ hai : Quyền lực Chính trị phá giá Tiền Tệ

Khi Ngân sách Nhà Nước thiếu hụt, các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh thua lỗ nhưng Nhà Nước CSVN không chịu Dân chủ hoá Kinh tế, mà “kiên định“ Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế, thì Nhà Nước CSVN buộc lòng phải phá giá đồng bạc, cho in bừa Tiền ra để cung cấp cho các Tập đoàn quốc doanh và cho chi tiêu của Ngân sách. Đây là việc Lạm phát trực tiếp bằng phá giá Tiền tệ.

Chúng tôi xin trở lại tỉ dụ Quyền lực Chính trị các quốc gia Phi châu và Nam Mỹ thời thập niên 1980 đã làm Lạm phát, tàn phá Tiền tệ của mình.

Tỉ dụ một Sĩ quan tại Phi châu, trong rừng bò ra làm Đảo chính để lên làm Nguyên thủ Quốc gia. Kinh tế quốc gia ngưng trệ. Sĩ quan chỉ lo quân đội và công chức để củng cố quyền cai trị. Kinh tế ngưng trệ thì làm sao Sĩ quan ấy có đủ thu nhập cho Ngân sách mà nuôi lính và công chức. Một giải pháp dễ nhất là Sĩ quan chĩa súng vào Thống đốc Ngân Hàng, bắt phải in Tiền mới ra để trả lương. Nhưng khối tiền mới để trả lương này lại không có hàng hoá và dịch vụ tương đương. In tiền mới hết đợt này đến đợt kia, thì Tiền quốc gia trở thành giấy lộn vì không có hàng hoá và dịch vụ tương đương.
 
Nói tới tình trạng Lạm phát của những nước Phi châu và Nam Mỹ vào những thập niên 1980 — Ba Tây lạm phát tới 1’000 % — Giáo sư Florin AFTALION viết về những chính quyền tại các nước đang phát triển, nhất là những chế độ độc tài :

« ... dans les pays en développement le controle de la création monétaire est le plus souvent entre les mains du pouvoir politique, et non de banques centrales indépendantes. L’inflation est un moyen de fiancement très commode. Elle est apprécìee par les hommes politiques dans la mesure òu elle permet à court terme d’accorder les hausses de salaires et des subventions, de mettre de l’huile dans les rouages » (Le Monde 31/10/2007, page 2).

(... Tại những nước đang phát triển, việc kiểm soát phát hành tiền tệ thường nằm trong tay của quyền lực chính trị, và không ở những ngân hàng trung ương độc lập. Lạm phát là một cách thế tài trợ rất thuận tiện. Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn tăng lương và trợ cấp các Công ty, cho phép bỏ dầu vào guồng máy).

C - Độc tài Tiền tệ làm mất lòng tin của Dân vào Tiền quốc gia

Đối với Dân, có bao nhiêu cái Độc tài thì Nhà Nước CSVN giữ hết khiến Dân chúng không nói ra, nhưng căm thù. Đó là yếu tố đang thúc đẩy cho cuộc NỔI DẬY sắp tới :

=> Độc tài về Phát biểu

Nhà Nước CSVN cấm đoán mọi Phát biểu không thuận với việc làm của mình. Cấm tụ họp biểu tình bầy  tỏ nguyện vọng. Cấm tự do viết lách. Cấm sử dụng truyền thông Internet để thông tin cho nhau về  những sai trái của Nhà Nước. Nhà Nước dùng Báo Đài để chỉ ca ngợi mình.

=> Độc quyền quản lý Đất Đai

Đây là việc độc tài để cướp Nhà Đất không phải chỉ đối với Dân Oan mà còn đối với các Tôn Giáo. Nhà  Nước tha hồ trưng dụng mặt bằng để tham nhũng nhượng cho ngoại lai sử dụng. Nhà Nước cũng độc  quyền tham nhũng khai thác tài nguyên quốc gia.

=> Độc quyền nắm quyền chủ đạo Kinh tế

Những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh được Nhà Nước đổ vốn cho để nắm chủ yếu sinh hoạt Kinh tế
 quốc gia. Những Tập đoàn này lại có Độc tài Chính trị che chở. Vinashin thất thoát vốn tới 4,4 tỉ USD.
 mà được đảng và Nhà Nước tha thứ, thậm chí không tìm xem số tiền khổng lồ ấy vào túi riêng những ai.

=> Độc tài Tiền Tệ

Như trên chúng tôi đã nói, Tiền tệ mà Dân giữ là TƯ HỮU của Dân chứ không phải của Nhà Nước.
Nhưng Nhà Nước giữ quyền Độc tài trên TƯ HỮU ấy bằng những quyết định tỏ tường đơn phương  sau đây :

* Tự ý quyết định phá giá đồng Tiền, nghĩa là tự ý đánh hạ giá Tư hữu của Dân. Điều hệ trọng hơn cả đó là Tư hữu được Dân chắt bóp tích luỹ cho tương lai để bảo đảm cuộc sống khi về già hay bệnh tật.

Đây là độc tài cướp bóc vô nhân đạo.

* Khi mà Nhà Nước có quyền độc tài phá giá Tiền Bạc, thì làm thế nào Dân có thể tin tưởng vào đồng Tiền mà giá trị của nó hoàn toàn nằm trong tay quyết định độc đoán của Nhà Nước.

* Không tin tưởng vào đồng Tiền bị phá giá liên hồi như vậy, Dân có quyền chọn lựa Vàng hay Đô La để tiết  kiệm bảo đảm tương lai, thì Nghị Quyết 11 mới đây về Vàng và Đô La lại cấm đoán Dân tự do tích trữ Tài sản bảo đảm tương lai. Nghị Quyết 11 chính là một Nghị Quyết độc tài vậy. Như chúng tôi đã trình bầy  trên đây về những lý do Lạm phát tại Việt Nam, việc Nhà Nước lấy cớ chống Lạm phát để ra Nghị Quyết 11 chỉ là việc nói láo che đậy hành động biển thủ.

D - Chủ mưu cướp giựt Vàng và USD

Thực chất của Nghị Quyết 11 về Vàng và USD không phải là chống Lạm phát, mà là một mưu kế được che đậy nhằm thâu lấy Vàng và USD về cho Nhà Nước. Đây đúng là câu tục ngữ đã nói : “TÚNG LÀM LIỀU“.

Thực vậy, Tụt dốc Kinh tế quốc doanh, Ngân sách thiếu hụt, dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, vay mượn nước ngoài không ai cho vì muốn quỵt nợ, nên Nhà Nước TÚNG quẫn thực sự và dùng độc tài để LÀM LIỀU mưu toan cướp giựt Tư hữu của Dân.

Bản Tin sau đây nói về tình trạng “TÚNG LÀM LIỀU“ của Nhà Nước CSVN :

“Hà Nội - Kinh tế VN thê thảm, và đồng bạc liên tục mất giá ; đó là lý do dân chúng đổ xô mua vàng và USD, và rồi chính phủ VN phảỉ cấm buôn vàng miếng và hạn chế buôn USD.

Đó là các thông tin trên bài phân tích của David Dapice, giáo sư Đaị Học Harvard, qua bài “Here we go again : Vietnam’s spiral of credit and devaluation” (Lại xảy ra : phá giá và tín dụng trồi sụt ở VN).

Tác giả nói rằng VN mới phá giá để còn 21000 đồng cho một USD. Hồi cuối năm 2008, tỉ lệ naỳ là 17000 đồng — tức là mất giá 24 % trong vòng 2 năm.

Thực tế, giá « thị trường tự do » bây giờ là hơn 22000 đồng /USD, và nhiều người muốn mua USD là phải chịu giá này. Giá đó có nghĩa là VN phá giá gần 30 %. Và vì lãi suất trên việc ký thác nhà bằng tiền đồng chỉ có 15 %, thế nên an toàn là phải giấu USD dưới giường, còn hơn là để tiền VN nằm trong ngân hàng.

Nguy hiểm là, VN đang gần như hết sạch dự trữ ngoại tệ — con số chính xác là bí mật, nhưng có lẽ chỉ đủ khoảng 6 tuần lễ nhập cảng, và bằng phân nửa dự trữ ngoại tệ của cùng thời kỳ năm ngoái.

Có nhiều lý do, theo Dapice. Lý do đầu tiên là chính sách kinh tế tập đoàn quốc doanh chủ đạo. Như thế là đốt tiền, hoang phí đất“.

Độc tài cấm Phát biểu, thì Dân có thể tạm yên tiếng mà nhịn. Độc tài cấm Tự do Tôn giáo, thì Dân có thể tự cầu nguyện tại gia. Nhưng độc tài đụng đến NỒI CƠM của Dân, cướp giựt tiền Tiết kiệm bảo đảm lúc bệnh tật hay khi về già phải ĐÓI BỤNG, thì chắc chắn Dân phải NỔI DẬY bảo vệ cho Tư hữu chắt bóp từ mồ hôi nước mắt của mình.

GS/TS Nguyễn Phúc Liên, Kinh Tế Geneva 2011/03/24



Việt cộng sẽ đổi tiền một lần nữa ???

Trước tình hình lạm phát đang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát, chính quyền Hà Nội đang cân nhắc đến một đề nghị rất nguy hiểm: đổi tiền!
Theo một số nguồn tin thì sau khi đã tăng liên tiếp lãi xuất chính thức trong 2 tuần qua cũng như cấm dân chúng mua bán vàng miếng và ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát vẫn không có dấu hiệu suy giảm vì xăng dầu tăng giá đã kéo theo hàng loạt hàng hóa và dịch vụ cũng gia tăng phi mã.
Từ mấy tháng qua, có tin là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự trù in loại tiền có mệnh giá 1 triệu đồng vì đồng bạc VN đã bị phá giá 6 lần trong vòng 2 năm qua. Tuy nhiên theo một nguồn tin giấu tên thì các cố vấn thân cận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đưa ra một đề nghị táo bạo là làm một cú đổi tiền để có thể “huy động được số tiền tệ khổng lồ” đang được người dân cất giữ trong nhà thay vì luân lưu trên thị trường.
Cần nhắc lại là kể từ sau năm 1975, nhà cầm quyền tại Việt Nam đã thực hiện 3 lần đổi tiền. 
Lần thứ nhất vào ngày 2/9/1975. 
Lần thứ nhì vào ngày 3/5/1978 và 
Lần thứ ba là vào ngày 4/9/1985.
Theo nguồn tin nói trên các cố vấn này đề nghị là đồng tiền mới sẽ có mệnh giá nhỏ hơn, chỉ bằng một ngàn lần đồng tiền hiện hành. Có nghĩa là 1.000 đồng tiền cũ sẽ đổi 1 đồng tiền mới.
Cũng theo lời viên chức giấu tên nói trên thì đề nghị này đã được ra từ mấy tháng trước và có lẽ vì bị tiết lộ nên rất nhiều người đã đổ xô đi mua vàng và ngoại tệ khiến cho giá vàng và ngoại tệ gia tăng lên mức độ chóng mặt. Chính vì thế mà tuần qua, chính quyền phải huy động lực lượng công an siết chặt thị trường này.
Theo một chuyên gia tài chánh của chi nhánh ngân hàng ANZ tại Việt Nam thì tin này thật sự đã âm ỉ từ cuối năm 2009, nhất là sau khi nhà cầm quyền Bắc Hàn tiến hành đổi tiền để giữ uy tín cho đồng tiền đang mất giá một cách thê thảm. Nhưng Ngân hàng Nhà nước VN vào lúc đó cũng lên tiếng bác bỏ tin này và trấn an dân chúng là sẽ không có một vụ đổi tiền nào nữa.
Thế nhưng trong 3 lần đổi tiền trước đây, không lần nào nhà nước cộng sản không lên truyền hình để phủ nhận tin đồn và trút tội cho những “thành phần xấu đã tung tin đồn thất thiệt”. Và sau khi trịnh trọng hứa hẹn với dân là sẽ không đổi tiền thì vài ngày sau tiền… đổi!
Người Hà Nội

Ý kiến: ( Nguyen Xuan Sai Gon )

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành Nghị quyết 11
:  Dứt khoát xóa kinh doanh vàng miếng và đô la trên thị trường tự do.  Đây là dịp công an, quan chức cộng sản tóm thâu tài sản dân chúng gởi đi nước ngoài để thoát thân sau này. ( một hình thức ăn cướp có giấy tờ. )  

--------ooOoo-------


Giá trị tiền Đồng và hình ảnh ông Hồ

Không ai tin tưởng vào hình ông Hồ (tiền đồng), ngay cả quan chức lớn nhất trong đảng cộng sản cũng không tin tưởng. Họ đem dollars gởi ở Thụy sĩ hoặc mua vàng cất dấu, gởi con đi du học tại Mỹ chuyển tiền đầu tư mua bất động sản nước ngoài để thoát thân sau này. Sau khi chiếm được Miền Nam họ đuổi tất cả những ai có nhà cửa  đi kinh tế mới để lấy nhà, gán cho họ cướp của nhân dân mới có tài sản. Sau này họ giàu có nhờ cướp nhà đất nhân dân ăn cắp công quỹ nhà nước. Qua kinh nghiệm xương máu đó họ ngu gì lưu trử tiền đồng cho mất giá. Có bao nhiêu tiền đổi ra dollars và vàng, gởi cho con đem đi nước ngoài là an toàn nhất. Quan lớn làm vậy thì dân chúng cũng làm theo. ( thượng bất chánh, hạ tất loạn ) VN hiện nay dân chúng đều thích hình Tổng thống Mỹ hơn là hình Cáo Hồ, mọi người không nói ra nhưng đây là sự thật 100%  !!!
 

Nhìn vào tờ giấy bạc VN từ nhỏ tới lớn chỉ thấy có một hình Hồ chí Minh duy nhất. Trước năm 1975 Nhìn vào tờ giấy bạc miền nam VN chúng ta còn thấy hình Đức Trần Hưng Đạo .v.v....Dollars Hoa Kỳ và các nước tây phương có rất nhiều vị tổng thống và danh nhân khác nhau. Như vậy lịch sử VN từ khi lập quốc cho đến bây giờ chỉ có một mình HCM hay sao ? làm thế nào để con cháu chúng ta biết lịch sử VN qua tờ giấy bạc....

....Lấy hình HCM xuống đem "  lộng kiến " ..... Đưa hình Đức Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Phù Đổng Thiên Vương lên,  tờ Đồng sẽ có giá trị ngay và qua đó người VN học được lịch sử, công lao dựng nước và giữ nước của Tiền Nhân .... đừng ngu dân nữa, đừng lừa dối nhân dân nữa, đừng để thế hệ trẻ nhìn thấy hình HCM trên tờ Đồng lại mù tịt về lịch sử Việt Nam .....

NGUYÊN CHỦ TỊCH QUỐC HỘI KHUYẾN NGHỊ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ


Ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức TƯ, Chủ tịch Quốc hội khóa XI tiếp tục chia sẻ góc nhìn của mình xung quanh việc chuẩn bị cho Đại hội XI. Ông bày tỏ mong muốn Đại hội XI chọn khuynh hướng đổi mới tư duy toàn diện và triệt để cả về kinh tế và chính trị để tạo tiền đề cho đất nước tiếp tục bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.
LTS:Đảng Cộng sản Việt Nam có hạnh phúc to lớn mà không dễ chính đảng nào có được: đó là sự tin yêu, đùm bọc, hy sinh, che chở của nhân dân trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập.
Trong hòa bình, dựng xây đất nước, có những lúc Đảng phạm những sai lầm, nhưng nhân dân vẫn đi theo Đảng, vẫn chung sức cùng Đảng sửa sai, mà sự nghiệp đổi mới thành công trong gần 25 năm qua là một minh chứng sinh động.
Hôm nay, trước thềm Đại hội 11, trước những vận hội mới mở ra với đất nước, người dân lại mang hết tâm huyết hiến kế để Đảng tiếp tục lãnh đạo đất nước làm nên những trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Trong tinh thần đó, Tuần Việt Nam giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, với mong muốn Đại hội 11 sẽ thực sự là những ngày hội lớn của toàn dân, sẽ thổi lên hào khí cho đất nước. Mời bạn đọc cùng tranh luận, hiến kế với Đảng.
Các dự thảo văn kiện của Đại hội Đảng XI vừa được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân. Như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh: “Đây là một khâu rất quan trọng trong xây dựng Đảng về chính trị – vấn đề cốt tử của Đảng và là nhiệm vụ hàng đầu trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng”. Bằng cách chân thành lắng nghe và tiếp thu thực chất những ý kiến đóng góp của dân, Đảng sẽ cộng hưởng được trí tuệ của toàn dân tộc để lãnh đạo đất nước vượt lên trong một thời đại rất nhiều cơ hội nhưng cũng vô vàn thách thức.
Trò chuyện với Tuần Việt Nam, ông Nguyễn Văn An (nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Tổ chức Trung ương) đã chia sẻ nhiều ý kiến thẳng thắn xung quanh việc chuẩn bị cho Đại hội XI. Nhận mình là người sinh ra trong lòng chế độ, gắn bó máu thịt với chế độ, ông Nguyễn Văn An cho rằng cá nhân ông muốn nhân cơ hội này để nói những suy nghĩ của mình. Ông mong muốn thông qua cuộc trò chuyện này, chia sẻ những suy nghĩ, góc nhìn riêng của một đảng viên và một công dân bình thường với nguyện vọng để Đảng có chủ trương đổi mới toàn diện và triệt để hơn, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân hơn; để những giá trị cao đẹp của Nền Dân chủ Cộng hòa, của Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ngày càng được thể hiện trong cuộc sống sinh động như di nguyện của Bác Hồ.
Suốt cuộc trò chuyện, ông An nhiều lần nhấn mạnh, góc nhìn của ông đôi chỗ có thể “khó nghe” hoặc cần phải tranh luận thêm, nhưng với trách nhiệm Đảng viên, trách nhiệm công dân, ông cứ mạnh dạn đưa ra, như một sự xới xáo vấn đề trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, tôn trọng những ý kiến khác biệt mà Đảng luôn kêu gọi.
Ông luôn nhắc đi nhắc lại rằng, nhận thức là một quá trình. Nhận thức của ông cũng thay đổi theo đường lối đổi mới của Đảng và sự phát triển của thế giới. Ông cũng luôn khẳng định phần trách nhiệm của mình về những nhận thức và việc làm còn nhiều hạn chế và yếu kém của ông khi còn đương nhiệm.
Thưa ông Nguyễn Văn An, các văn kiện chuẩn bị trình Đại hội XI vừa được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân, vừa rồi ông có tham gia ý kiến gì không?
Ông Nguyễn Văn An: Tôi đã có rất nhiều cơ hội tham gia ý kiến trực tiếp với một số hội nghị do Bộ Chính trị tổ chức, góp ý trực tiếp với nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Trung ương và một số địa phương. Hôm nay với tư cách là một đảng viên, một công dân bình thường, tôi chỉ phát biểu vài vấn đề chung, vì văn kiện thì có nhiều vấn đề lớn rất quan trọng.
Trong rất nhiều vấn đề quan trọng đó, lần này tôi chỉ tập trung nhấn mạnh hai vấn đề có ý nghĩa lý luận – thực tiễn cốt yếu, đó là: Vấn đề sở hữu và thành phần kinh tế; vấn đề xây dựng Đảng, đặc biệt là dân chủ trong Đảng, trong xã hội, đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ cách nhìn thế nào, cách nhận thức thế nào,… từ đó sẽ đi tới những ý kiến khác nhau, đó cũng là điều dễ hiểu. Nhất là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Đại hội XI sẽ lắng nghe và chắt lọc như thế nào? Đó mới là khâu quyết định.
Dư luận trong Đảng và trong xã hội hiện đang có ít nhất hai khuynh hướng:
- Về cơ bản vẫn giữ cái khung các dự thảo văn kiện như hiện nay. Cụ thể, Cương lĩnh 2010 vẫn giữ khung cơ bản của Cương lĩnh 91 như dự thảo, có bổ sung sửa đổi đôi chút, hoặc thêm bớt, hoặc đảo từ,… chủ yếu bây giờ là đi vào nhân sự thôi.
- Hoặc, Cương lĩnh 2010 phải vượt qua cái khung cơ bản của Cương lĩnh 91 như dự thảo, để xây dựng một Cương lĩnh 2010 mới đáp ứng yêu cầu của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới toàn diện, triệt để, cả kinh tế và chính trị, tức là hoàn thiện ở mức độ cao hơn, mức độ SỬA LỖI HỆ THỐNG.
Tôi mong muốn Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, mong muốn Đại hội XI chọn khuynh hướng thứ hai, khuynh hướng SỬA LỖI HỆ THỐNG, khuynh hướng đổi mới tư duy toàn diện và triệt để, cả kinh tế và chính trị thì chúng ta mới khắc phục được lỗi hệ thống, vì chúng ta mắc lỗi hệ thống mà chúng ta chỉ chỉnh sửa theo khuynh hướng thứ nhất thì chúng ta không ra khỏi lỗi hệ thống được.
Đại hội XI chưa làm được như vậy thì đến đại hội XII, vì “ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay“, và Đại hội XII bắt đầu từ Đại hội XI.
Nhiều nhà nghiên cứu lý luận khoa học đã đề cập đến lỗi hệ thống, song nó là cái gì thì chưa rõ. Ông có thể mô tả lỗi hệ thống một cách dễ hiểu nhất như thế nào?
Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình và đã được cuộc sống kiểm nghiệm là chưa phù hợp với thời đại ngày nay. Lâu nay chúng ta thường mới nói tới cái lỗi của mô hình thôi.
Có lẽ, lỗi hệ thống rõ ràng nhất, cụ thể nhất, toàn diện và triệt để nhất chủ yếu là từ khi chúng ta chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo mô hình của Cộng hòa Xô Viết – một mô hình rất xa lạ với những mô hình và lý thuyết phổ quát. Mà mô hình của Cộng hòa Xô Viết thì lại bắt nguồn từ những lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin.
Tôi chỉ là người làm thực tiễn nên chỉ có thể đề cập đến vấn đề này từ góc độ thực tiễn. Đề nghị Hội đồng lý luận Trung ương, các Trung tâm nghiên cứu Khoa học giúp Đảng và Nhà nước ta làm rõ vấn đề này.
Tôi chỉ đề cập vài vấn đề về kinh tế và chính trị mà tôi cho là đã rõ, nhiều người đã cảm nhận được từ thành quả của công cuộc đổi mới của nước ta do Đảng ta lãnh đạo, từ sự sụp đổ của các đảng cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô (cũ), từ sự đánh giá về thời đại ngày ngay,…
Ông Nguyễn Văn An. Ảnh: Phạm Hải.
Từ chỗ đánh giá Cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành, chúng ta phải chuyển ngay sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo luận thuyết cách mạng không ngừng. Luận thuyết cách mạng không ngừng là đúng, còn cái sai là ở chỗ chúng ta đánh giá cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành tới mức phải chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Khi đó cũng có ý kiến cho rằng Cách mạng dân tộc dân chủ của ta chưa hoàn thành cơ bản, chúng ta mới làm được phần Cách mạng dân tộc, đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành lại độc lập cho dân tộc; còn phần Cách mạng dân chủ thì mới làm được một phần, mới đánh đổ vua chúa phong kiến, còn rất nhiều nội dung của Cách mạng dân chủ chúng ta chưa làm được, đến tận ngày nay vẫn còn nhiều vấn đề về dân chủ chúng ta cũng chưa làm được.
Lâu nay chúng ta quan niệm bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Có những người nêu ý kiến liệu mệnh đề này có còn phù hợp với tình hình hiện nay và tới đây không?
Chúng ta chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa là theo lý thuyết có tính tiền đề rằng, các nước kém phát triển có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, nếu được sự giúp đỡ vô tư trên tinh thần anh em của những nước xã hội chủ nghĩa hùng cường.
Tiền đề quan trọng đó trước đây và hiện nay là chưa có thật. Có lẽ đây chính là cái gốc ban đầu dẫn đến cái LỖI HỆ THỐNG như tôi vừa nói. Cái lỗi này là do nhận thức không đúng về thời cơ Cách mạng.
Thời cơ chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa có một vấn đề bao trùm chưa phù hợp, đó là vấn đề dân chủ mà chúng ta chưa hoàn thành cơ bản trong Cách mạng dân tộc dân chủ. Dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong chính trị, dân chủ trong văn hóa,… Mà dân chủ và phát triển là hai anh em song sinh. Nền dân chủ còn thấp thì nền kinh tế sẽ kém phát triển. Và, như vậy thì làm sao có xã hội xã hội chủ nghĩa – một xã hội đòi hỏi phải có nền dân chủ và nền kinh tế phát triển cao hơn các nước tư bản phát triển nhất hiện nay.
Điều ông vừa nói nên hiểu như thế nào? Và ông nghĩ như thế nào về quốc hiệu của Việt Nam trong giai đoạn đó?
Trong Cách mạng dân tộc dân chủ, Quốc hiệu của Việt Nam là: “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” là rất đúng với bản chất, với nội dung của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ, phù hợp với hình thức chính thể cộng hòa dân chủ mà nhân loại thừa nhận và hướng tới, lại vừa rất đúng với ngữ pháp Việt Nam. Khi chuyển sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa, Quốc hiệu của Việt Nam lại đổi thành: “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, vừa chưa phù hợp về bản chất và hình thức chính thể của nhà nước ta, vừa chưa thật rõ về nội dung, thực chất là chúng ta đã phải xác định lại nhiều lần mà vẫn chưa thật rõ, chỉ nói ngày càng rõ hơn mà thôi; mặt khác ngữ pháp lại không phải là ngữ pháp Việt Nam. Nó là ngữ pháp nước ngoài, không Tàu thì là Tây.
Nếu theo ngữ pháp Việt Nam thì phải viết là: “Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” mới đúng. Ngữ pháp Việt Nam tính từ bao giờ cũng đi sau danh từ (ví dụ: Quả gấc đỏ, chứ không nói quả đỏ gấc).
Quốc hiệu Việt Nam vừa phải thể hiện chính xác hình thức chính thể của nhà nước ta, vừa phải đúng với ngữ pháp Việt Nam. Những người quan tâm đến sự lựa chọn chính xác chính thể; những người quan tâm đến sự trong sáng của tiếng Việt, những người có lòng tự trọng dân tộc đều băn khoăn đến Quốc hiệu hiện nay. Ngay Trung Quốc, Lào… họ cũng vẫn giữ Quốc hiệu cũ của họ là “Cộng hoà dân chủ nhân dân…”, họ chưa đổi thành Quốc hiệu có tính từ XHCN.
Khi nói đến cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vẫn nói đến dân chủ, nhưng tính dân chủ được hiểu nhẹ đi, tính chuyên chính vô sản được hiểu nổi trội hơn, có phần cực đoan hơn, thể hiện rõ nhất là thông qua cải tạo XHCN. Do đó mà nhiều người Việt Nam muốn trở lại với Quốc hiệu Việt Nam thời Cách mạng dân tộc dân chủ, tức là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, vừa đúng với bản chất và nội dung của hình thức chính thể của nước ta, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, lại vừa đúng với ngữ pháp Việt Nam, là sửa cái lỗi hệ thống ban đầu của chúng ta. Nếu được trưng cầu dân ý, tôi tin chắc sẽ được sự đồng tình của tuyệt đại đa số nhân dân.
Bản chất của công cuộc đổi mới trên lĩnh vực kinh tế đó chính là dân chủ hóa trên lĩnh vực này có phải không?
Đúng vậy. Từ chỗ chủ yếu có hai thành phần kinh tế đến chỗ có nhiều thành phần kinh tế. Từ chỗ đảng viên, công chức nhà nước không được làm kinh tế đến chỗ đảng viên, công chức nhà nước được làm kinh tế theo pháp luật. Từ chỗ đất đai là thuộc sở hữu nhà nước đến chỗ người sử dụng đất đai đã được 5 quyền như người chủ sở hữu, tuy còn có điểm rất mù mờ….
Sở hữu tư nhân thực chất vẫn là vấn đề dân chủ tự do trên lĩnh vực kinh tế, trong mưu cầu hạnh phúc của mỗi người, nó là cội nguồn cảm hứng, là động lực to lớn cho sự phát triển. Kết quả của nó kỳ diệu như thế nào mọi người đã biết.
Vẫn biết rằng nó cũng đẻ ra những bất công mới, những mâu thuẫn mới đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn khách quan trong từng giai đoạn. Song đây là con đường dân chủ, con đường phát triển, con đường sống ngày càng hạnh phúc hơn.
Chúng ta cần sửa cái sai từ gốc này một cách toàn diện hơn, triệt để hơn như nhiều ý kiến đề xuất của quần chúng, của nhiều tổ chức và nhiều nhà khoa học, trí thức, nhân sĩ trong và ngoài nước.
Sở hữu tư nhân là động lực vô cùng to lớn, song không phải không cần đến sở hữu nhà nước. Nhưng sở hữu nhà nước không phải là mục đích, mà chỉ là phương tiện trong giai đoạn nào, thời điểm nào, trong lĩnh vực cụ thể nào, vì lợi ích đích thực của nhân dân và của nhà nước chứ không phải vì mục đích tự thân.
Vấn đề đất đai và một loạt tập đoàn kinh tế của nhà nước đang còn nhiều vấn đề bức xúc, kém hiệu quả, cần phải được nghiên cứu giải quyết. Nhiều vụ án bê bối về đất đai cũng như Vinashin chỉ là những bộc lộ điển hình. Nhiều tập đoàn tư nhân ở trong và ngoài nước cũng có hiện tượng phá sản, bê bối như thế, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Kinh tế thị trường là như vậy. Nhưng đối với đất đai và các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam lại có đặc điểm riêng của nó.
Vinashin đang là vấn đề nổi cộm, tranh cãi, nhiều ý kiến khác nhau. Phải chăng sự khác nhau mà người ta không muốn nói đến chính là có phần do lỗi hệ thống?
Tôi cũng nghĩ có phần sâu xa là như vậy. Tôi cho rằng Vinashin vừa là hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vừa có căn nguyên sâu xa bắt nguồn từ lỗi của hệ thống, lỗi từ gốc, từ chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương và của Bộ Chính trị xuất phát từ quan điểm rằng: xã hội xã hội chủ nghĩa phải được xây dựng dựa trên “… chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu”. Mô hình này lại xuất phát từ một lý thuyết cực đoan cho rằng: tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc của mọi sự bóc lột.
Từ một lý thuyết cực đoan đi tới một mô hình kinh tế không có động lực mà thực tế cuộc sống đã bác bỏ. Chính phủ là người thực thi chủ trương đó của Đảng về mặt nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị có quyền lớn như vậy thì có phải chịu trách nhiệm gì không?
Với thể chế như hiện nay ở Việt Nam thì mọi thành công hay thất bại đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng. (Ông cười tủm tỉm, nói nhỏ rằng: Không nên nói “mất mùa là tại thiên tai, được mùa là tại thiên tài Đảng ta” – pv).
Đành rằng phải có trách nhiệm cá nhân trong quản trị hành chính và quản trị doanh nghiệp, phải xem xét cẩn trọng, có lý, có tình, không tranh công, đổ lỗi. Song phải rất chú ý đi sâu làm rõ cái lỗi của hệ thống, do sai sót của hệ thống làm trầm trọng thêm.
Có ý kiến cho rằng, nếu bỏ điều kiện “chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu” thì xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng sẽ chẳng khác gì các nước tư bản phát triển văn minh cả?
Rất nhiều người không đồng tình với quan điểm này. Nếu nước ta khác về đời sống vật chất và tinh thần cao hơn, văn minh hơn, tức là chất lượng cuộc sống cao hơn, nhất là dân chủ tự do cao hơn thì đồng ý. Còn nước ta phải công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu để khác với các nước tư bản phát triển thì lại là vấn đề sai từ gốc. Rất nhiều ý kiến đề nghị bỏ đoạn này trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XI.
Vả lại, ngay ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng có phần sở hữu nhà nước, quy mô lớn nhỏ là tùy lúc, tùy nơi, họ không coi đó là mục đích, mà chỉ coi là phương tiện; xuất phát điểm của họ là vì lợi ích, cái gì nhà nước làm tốt hơn (theo nghĩa tổng thể) hoặc tư nhân không làm thì nhà nước làm, cái gì tư nhân làm tốt hơn thì tư nhân làm. Họ không xuất phát từ lý thuyết coi tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc của mọi sự bóc lột, họ xuất phát từ lợi ích, từ hiệu quả tổng hợp của nền kinh tế, có tính cả đến vấn đề quốc phòng và an ninh của quốc gia.
Ngay ở Việt Nam chúng ta, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể theo kiểu cũ đã có vai trò và đóng góp to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đó là điều cần phải được khẳng định. Song sang thời bình như hiện nay thì chúng ta buộc phải đổi mới, đất nước đã chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, không thể tiếp tục cách làm cũ, vì nó không có động lực. Đó cũng là điều đã được cuộc sống khẳng định.
Vấn đề chủ yếu của quản trị hành chính nhà nước là có chính sách kiểm soát, phân phối và phân phối lại lợi nhuận một cách hợp lý, chứ không phải là công hữu hóa tư liệu sản xuất chủ yếu. Do đó chúng ta phải dứt khoát từ bỏ lý thuyết và mô hình sai trái từ gốc này, vì hậu quả của nó gây ra như thế nào mọi người đều đã biết. Đó là con đường trở về thời kỳ thiếu thốn và đói khổ.
Tóm lại, vấn đề sở hữu, vấn đề cơ chế quản trị tài sản công (đất đai và các tập đoàn kinh tế nhà nước…) cần được xem xét giải quyết dứt khoát, cụ thể và triệt để. Tức là phải dân chủ hóa triệt để hơn nữa trong kinh tế, các cấp ủy Đảng không trực tiếp tham gia vào quá trình quản trị doanh nghiệp, luật pháp cần phải được sửa đổi, bổ sung theo hướng quản trị doanh nghiệp và quản trị hành chính nhà nước phải được thông suốt, tách bạch, trách nhiệm rõ ràng.
Trở lại với câu chuyện xây dựng Đảng, vừa rồi báo Nhân dân có loạt bài kể lại câu chuyện của Liên Xô cũ. Báo Nhân dân đặt ra câu hỏi: Vì sao một đảng hùng mạnh, đã lãnh đạo nhân dân Nga chiến thắng phát xít Đức trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và cống hiến to lớn cho thắng lợi của thế giới trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, một đảng giành được thành tựu rực rỡ trong xây dựng CNXH lại đổ sụp nhanh đến vậy, sau 74 năm cầm quyền? Ông suy nghĩ thế nào về câu hỏi này?
Mời đọc thêm loạt bài trên báo Nhân dân:   >> Đảng cộng sản Liên Xô sụp đổ vì xa rời quần chúng
>> Đảng Cộng sản Liên Xô đổ vì sai lầm về cán bộ
>> Tầng lớp đặc quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô
>> Bầu ra lãnh tụ giỏi mới giành được địa vị thống trị
Bài học của Liên Xô (cũ) vẫn còn nguyên giá trị. Từ đó mới thấy yêu cầu xây dựng Đảng, phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội, đoàn kết trong Đảng và trong xã hội là vấn đề cốt tử của những vấn đề cốt yếu, vấn đề sống còn của Đảng và chế độ ta. Mọi thành công hay thất bại của Cách mạng Việt Nam đều từ đây mà ra. Không kẻ thù nào có thể phá được Đảng ta trừ chính những người cộng sản chúng ta.
Quan sát sự tan rã của một số Đảng cộng sản ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, thì thấy rằng, những người cộng sản phá Đảng không phải chỉ là những người cộng sản phản bội Đảng, những người cộng sản bị kẻ thù mua chuộc, bị diễn biến hòa bình,… Mà phần nhiều lại chính là những người cộng sản chân chính, những người cộng sản không muốn bảo vệ Đảng của mình nữa, vì thực tế Đảng của mình đã thoái hóa biến chất mất rồi, nhất là vì Đảng của mình đã phạm sai lầm có tính hệ thống mà không nhận ra được và không khắc phục được. Đảng đã trở thành lực lượng cản trợ dân chủ, tự do, cản trợ sự phát triển của xã hội. Đảng đã trở thành ông Vua tập thể, đã trở thành Đảng trị mất rồi.
Chúng ta rút được bài học gì từ sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô?
Hãy thử quan sát và phân tích sự giải tán của một Đảng tại quê hương của Cách mạng tháng Mười thì rõ. Tại sao một người đứng đầu Đảng và Nhà nước tuyên bố giải tán Đảng là Đảng đó bị giải tán ngay? Một người có làm được việc đó không? Hay người đó chỉ là người thay mặt cho số đông những người trong Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương, trong toàn Đảng, trong cả hệ thống chính trị? Đội ngũ trí thức đâu? Liên minh giai cấp công nhân với nông dân và nhân dân lao động đâu? Hệ thống thông tấn, báo chí đâu? Lực lượng vũ trang hùng hậu đâu mà không bảo vệ Đảng? Tại sao họ quay mặt đi? Hay là họ cũng đồng tình? Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, tại sao quần chúng không bảo vệ?
Nâng thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Vấn đề là lòng dân: Thuận lòng dân thì còn, trái lòng dân thì mất. Ý dân là ý trời.
Nhiều cơ quan thông tin đại chúng của chúng ta thường đưa tin chủ yếu là do nguyên nhân bị diễn biến hòa bình, một số cán bộ chủ chốt bị mua chuộc phản bội lại Đảng, dẫn tới cách mạng màu,… mà chưa đi sâu vào nội bộ Đảng, vào lỗi hệ thống của Đảng, vào sự thoái hóa biến chất trong Đảng, Nhà nước và Xã hội do lỗi hệ thống gây ra. Đảng đã trở thành lực lượng cản trở sự phát triển của xã hội, đã trở thành lực cản của sự phát triển tự do dân chủ của xã hội. Nói theo tinh thần của Marx thì cái gì cản trở sự phát triển là thối nát, là phản động. Chính những người cộng sản chân chính, chính liên minh giai cấp công nhân với nông dân và nhân dân lao động, chính độ ngũ trí thức cũng không muốn bảo vệ một Đảng đã thoái hóa biến chất như vậy. Đó mới là nguyên nhân chính, chứ không phải do kẻ thù của chủ nghĩa xã hội phá hoại là chính. Chính những người cộng sản chân chính cũng muốn giải tán Đảng đã biến chất để xây dựng Đảng mới, để sửa lỗi hệ thống, để làm lại từ đầu.
Và như chúng ta đã biết, nhân dân ở các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) đã phúc quyết Hiến pháp mới để xác lập chính thể mới phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm sửa cái lỗi hệ thống của họ. Một bài học quá đắt giá trong lịch sử nhân loại. Chúng ta cần tỉnh giác để suy ngẫm, để chỉnh đốn Đảng ta như trong di chúc thiêng liêng của Bác Hồ đã ghi.
Ngược về quá khứ, Bác Hồ đã xây dựng nền tảng của hệ thống như thế nào?
Lúc chọn đường đi cho dân tộc, trong khi nhiều nước phương Tây chọn Quốc tế II thì Bác Hồ lại chọn Quốc tế III, vì Quốc tế II không ủng hộ giải phóng dân tộc, giải phóng thuộc địa, Quốc tế III ủng hộ giải phóng dân tộc, giải phóng thuộc địa.
Bác Hồ là người tiếp thu các học thuyết, các chủ nghĩa tiên tiến của phương Tây, tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đông, Tư tưởng – Minh triết của Bác đã soi đường và thúc đẩy phong trào Cách mạng Việt Nam. Trong Bác Hồ chúng ta thấy có cả những phần tinh túy và phù hợp với Cách mạng Việt Nam của chủ nghĩa Marx-Lenin, của cách mạng tư sản phương Tây, có cả tư tưởng từ bi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có cả tư tưởng bác ái của Đức chúa Zesu, có cả tư tưởng nhân nghĩa của Đức Khổng Tử, có cả Chủ nghĩa Tam dân của cụ Tôn Dật Tiên,… Bác kế thừa những tư tưởng tiến bộ của các bậc cách mạng tiền bối của Việt Nam.
Bác Hồ chọn Quốc tế III là vì mục đích giải phóng dân tộc trước nhất, các vấn đề khác hạ hồi phân giải, vì dân tộc chưa được giải phóng thì vạn năm giai cấp cũng chưa được giải phóng. Đấy là sự lựa chọn sáng suốt mang tính lịch sử. Bác ở trong dòng thác đó song vẫn độc lập trong chừng mực có thể vì mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc trên nền dân chủ cộng hòa.
Do đó, khi xây dựng Đảng, tôi đề nghị trở về với Lý luận – Hành động, với Tư tưởng – Minh triết Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nam cho hành động của chúng ta. Tôi đề nghị chúng ta vẫn giữ học thuyết Marx-Lenin, nhưng chúng ta không chỉ biết và vận dụng duy nhất học thuyết Marx-Lenin, mà cần phải biết và vận dụng những học thuyết tinh hoa của nhân loại như chúng ta bắt đầu làm từ khi đổi mới. Từ đó Đảng ta mới phát huy được dân chủ, tự do trong Đảng, trong nhà nước và trong xã hội ta. Vì chỉ có dân chủ tự do mới có thể có điều kiện thật sự cho sự phát triển vững mạnh, mới có sức mạnh vô địch để vượt qua mọi khó khăn thử thách, bảo vệ được thành quả của Cách mạng và không ngừng đưa Cách mạng Việt Nam tiến lên phía trước cùng với bạn bè năm châu bốn biển.
Theo đánh giá của ông, người dân đã thực sự được làm chủ như mong nguyện của Bác Hồ chưa?
Theo luật pháp thì dân ta là người chủ đích thực của đất nước. Song đến nay dân ta mới được bầu và bãi miễn đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bầu và bãi miễn Đại biểu Quốc hội, bầu và bãi miễn trưởng thôn. Chúng ta đều biết, chất lượng bầu cử còn thấp, còn việc bãi miễn thì hầu như chưa làm được bao nhiêu, nguyên nhân thì có nhiều.
Dân ta chưa được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia thông qua trưng cầu dân ý. Tuy Hiến pháp 1946 đã ghi song chưa thực hiện được vì chiến tranh đã xảy ra ngay sau đó. Đến các Hiến pháp sửa đổi sau này lại bỏ quyền đó của dân mà Quốc hội tự giao cho Quốc hội có quyền lập hiến và lập pháp.
Dân ta cũng chưa có quyền lựa chọn cương lĩnh phát triển đất nước và người đứng đầu đất nước thông qua tranh cử trong tổng tuyển cử. Các hình thức hoạt động tự nguyện của các cộng đồng, các tầng lớp nhân dân nhằm phát huy mọi nguồn lực và góp phần phản biện xã hội theo hướng xây dựng xã hội dân sự còn nghèo nàn và hạn chế. Nạn hành chính giấy tờ quan liệu, nhũng nhiễu còn khá nặng nề,…
Nghĩa là còn rất nhiều quyền dân chủ đương nhiên của một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mà nhân dân ta đến nay vẫn chưa được hưởng một cách trọn vẹn.
Đã có lần ông đã nói về sự phân quyền, vậy phân quyền trong thể chế Đảng lãnh đạo toàn diện nên được hiểu thế nào?
Hiến pháp và Pháp luật đã ghi rất rõ: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật là tối thượng. Song trong thực tiễn thì không ít trường hợp chỉ chị, nghị quyết của Đảng mới là tối thượng. Thực chất chúng ta có hai hệ thống quyền lực song song, đó là hệ thống của Đảng và hệ thống Nhà nước đi kèm theo là hai hệ thống tòa nhà của hai cơ quan đảng và nhà nước cồng kềnh chưa từng có. Đây là mô hình của cộng hòa Xô Viết. Thông lệ quốc tế không có như vậy.
Quốc hội là nhánh lập pháp có quyền lực cao nhất, song cũng còn nhiều hình thức, thực chất là Trung ương, Bộ Chính trị quyết.
Chính phủ là nhánh hành pháp song cũng rất yếu, chủ yếu là chấp hành chỉ thị nghị quyết của Đảng.
Chủ tịch nước từ chỗ tập trung thực quyền như khi Bác Hồ đảm nhận, ngày nay đã dần trở thành hình thức, nghi lễ. Quyền của nguyên thủ quốc gia bị phân tán ra làm ba nơi, ba người nắm giữ, đó là Tổng Bí thư thống lĩnh lực lượng vũ trang, Thủ tướng đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch nước đại diện cho Nhà nước về đối nội và đối ngoại nhưng không thực quyền.
Tòa án là nhánh tư pháp lại càng yếu thế.
Cả ba nhánh quyền lực đều đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Ban lãnh đạo Đảng (Bộ Chính trị – Ban Chấp hành Trung ương).
Quyền lực nhà nước được phân công ra làm ba nhánh song lại thống nhất ở nơi Đảng. Vậy, Đảng trở thành ông vua tập thể rồi. Không phải dân chủ nữa mà là đảng chủ rồi. Mô hình của cộng hòa Xô Viết là như vậy. Đây là cái sai từ gốc về hệ thống tổ chức quyền lực gây nên lỗi của hệ thống cần phải được khắc phục theo quy luật phổ quát là phân chia ba nhánh quyền lực nhà nước một cách rạch ròi, minh bạch, thống nhất theo Hiến pháp và Pháp luật, tức là thống nhất ở nơi dân, (tam quyền phân lập).
Nếu chúng ta hiểu ba nhánh quyền lực nhà nước đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được thể chế hoá trong Hiến pháp và Pháp luật là đúng, còn nếu hiểu thống nhất trực tiếp ở ban lãnh đạo hoặc cá nhân lãnh đạo cụ thể nào đó thì lại là sai, lại là có vua cộng sản mất rồi, dân chỉ còn là người chủ hình thức, nhà nước trở thành công cụ của đảng chứ không phải công cụ của dân nữa rồi. Mọi chủ trương chính sách của đảng phải được cụ thể hoá bằng Hiếp pháp và Pháp luật. Chấp hành Hiến pháp và Pháp luật là chấp hành sự lãnh đạo của Đảng. Xã hội sẽ được nhà nước quản trị bằng pháp luật, chứ không quản trị bằng chỉ thị, nghị quyết trực tiếp của đảng. Pháp luật là tối thượng.
Một trong những biểu hiện dân chủ trong xã hội đó là việc chọn lựa cụ thể qua lá phiếu. Theo ông, lá phiếu của chúng ta hiện nay đã thể hiện được tính dân chủ của nó đến mức nào rồi?
Theo nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng thì ở Quốc hội, ở Hội đồng nhân dân, đảng viên phải bỏ phiếu theo nghị quyết, chỉ thị của Đảng, làm đúng như ở các nước có đa đảng tham chính. Như vậy có đúng với bản chất của Đảng và Nhà nước ta không? Đảng của dân, Nhà nước cũng của dân cơ mà?
Ở Việt Nam, Đảng ta không phải tranh giành lá phiếu với đảng nào cả mà chỉ là lá phiếu của những đảng viên, của những người đại biểu nhân dân tán thành hay không tán thành một điểm nào hay cả chủ trương, chính sách nào đó của Ban lãnh đạo Đảng, có khi chỉ là ý kiến của một người có trọng trách trong Đảng, (không được nhầm lẫn với Đảng nói chung).
Ở nước có đa đảng tham chính, khi tranh cử nguyên thủ quốc gia, đảng nào chuẩn bị đưa người ra tranh cử phải có quy trình tranh cử trong nội bộ đảng để chọn người xuất sắc của đảng mình ra tranh cử với đảng khác. Người ra tranh cử phải có cương lĩnh tranh cử, cử tri sẽ căn cứ vào cương lĩnh tranh cử và người đứng đầu cương lĩnh đó của các đảng để lựa chọn cương lĩnh và người đứng đầu đất nước, khi đó cương lĩnh của đảng thắng cử sẽ trở thành cương lĩnh phát triển của đất nước, người đứng đầu đảng thắng cử sẽ trở thành nguyên thủ quốc gia. Còn khi bỏ phiếu về vấn đề quan trọng nào đó thì thông thường các Đảng họ quy định đảng viên của Đảng đó phải bỏ phiếu theo lập trường của Đảng đó. Vì đây là các Đảng tranh giành lá phiếu với nhau, tranh giành lợi ích cho Đảng mình.
Nếu ta làm như các Đảng ở các nước có đa Đảng tham chính thì chẳng hóa ra Đảng ta tranh giành lá phiếu với dân à? Mà điều đó là điều không thể hiểu được, vì nó trái với bản chất của Đảng, rằng Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Đảng lãnh đạo chứ không quyết thay nhân dân.
Trong thực tiễn đã có rất nhiều trường hợp đảng viên trong Quốc hội, kể cả ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương, cán bộ cao trung cấp của Đảng đã bỏ phiếu thuận theo lòng dân, không theo chỉ thị nghị quyết của Bộ chính trị, của Ban chấp hành TƯ và đã được Đảng và Nhà nước chấp nhận, nhân dân đồng tình và hoan nghênh. Đó là điều Đảng ta cần và phải làm khác với các đảng ở các nước có nhiều đảng tham chính để phát huy dân chủ thật sự trong đảng, trong xã hội.
Chỉ có một Đảng duy nhất tham chính, theo ông chúng ta nên làm thế nào để có dân chủ thực chất?
Nếu chúng ta chỉ đưa ra một cương lĩnh, một người ra ứng cử như một đảng của các nước có đa đảng tham chính, thì sẽ không có tranh cử, dân sẽ không có cơ hội lựa chọn cương lĩnh và nguyên thủ. Làm như lâu nay thì chưa thật dân chủ trong Đảng, cũng chưa thật dân chủ trong dân, còn mang nhiều tính hình thức, thụ động, dân ít quan tâm.
Như tôi đã nói trong một cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam hồi năm ngoái, dân chủ là phải có tranh cử, phải công khai minh bạch,.. để có sự lựa chọn trong Đảng và trong xã hội, sẽ thu hút được sự quan tâm xây dựng nhà nước của đông đảo nhân dân. Dân chủ không đồng nhất với đa Đảng. Mất dân chủ không đồng nhất với một Đảng. Dân chủ là dân phải được lựa chọn cả cương lĩnh, cả nhân sự, dân phải được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia. Khi nào có sự lựa chọn dân chủ thật sự như vậy là có dân chủ thực sự trong xã hội.
Trong Đảng ta có thể có nhiều đồng chí đưa ra những cương lĩnh tranh cử khác nhau, dăm ba cương lĩnh chẳng hạn, sau đó trong Đảng lựa chọn ra hai ba cương lĩnh tranh cử để đưa ra dân lựa chọn, như sự tranh cử trong nội bộ một Đảng của các nước có đa đảng tham chính. Như vậy, dân sẽ có cơ hội lựa chọn cương lĩnh tranh cử và người đứng đầu cương lĩnh để trở thành cương lĩnh phát triển của đất nước và nguyên thủ quốc gia trong một nhiệm kỳ xác định.
Dân chủ trong Đảng gắn với dân chủ trong dân, trong xã hội sẽ tạo ra sự đồng thuận giữa Đảng và Nhà nước và Nhân dân. Ý Đảng lòng dân là một. Khối đại đoàn kết sẽ được củng cố và tăng cường trong thực tiễn. Dân chủ có lãnh đạo đúng đắn, không ai làm thay ai, đó chính là nguồn sức mạnh vô địch cho sự sáng tạo và phát triển, là sự sống còn của Đảng và chế độ.
Như tôi đã nói trong các câu trả lời ở trên, vấn đề dân chủ và trách nhiệm trong quản trị hành chính của nhà nước ta còn nhiều vấn đề tồn tại lớn cần phải được nghiên cứu giải quyết, nhất là về vai trò lãnh đạo của Đảng, để phát huy đầy đủ sức mạnh của bộ máy quản trị hành chính nhà nước, phát huy đầy đủ sức mạnh của nhân dân – người chủ đích thực của đất nước.
Trong bài viết mới đây nhất, ông có cho rằng đã đến lúc phải xây dựng luật về Đảng?
Đúng. Trước đây, khi Đảng chưa cầm quyền, khi Đảng còn đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân thì Đảng hoạt động ngoài vòng pháp luật, chống lại pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến.
Ngày nay Đảng ta đã trở thành Đảng cầm quyền rồi, thì không được làm như trước nữa, mà phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật và hoạt động theo luật về Đảng. Song tiếc rằng đến nay Đảng ta vẫn chưa có luật về Đảng. Do vậy không tránh khỏi một số trường hợp Đảng vẫn đứng trên Nhà nước, đứng trên pháp luật. Người ta gọi như vậy là Đảng trị. Chúng ta đã khắc phục được nhiều rồi, song vẫn còn những thói quen về cách làm việc cũ, như khi Đảng chưa cầm quyền, khi chính quyền Nhà nước còn non trẻ.
Ngày nay nhà nước ta đã trưởng thành, đã là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng ta là Đảng cầm quyền đã được ghi trong Hiến pháp, song chưa được cụ thể hóa thành luật, Quốc hội phải sớm ban hành luật về Đảng, khi đó Đảng sẽ không còn bao biện, làm thay Nhà nước, Đảng cũng sẽ không buông lỏng lãnh đạo. Đảng sẽ hoạt động lãnh đạo hợp Hiến và hợp pháp.
Xin được hỏi câu cuối, theo ông tư tưởng chủ đạo để hoàn thiện các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là gì?
Đó là Tư tưởng – Minh triết Hồ Chí Minh, là Lý luận – Hành động Hồ Chí Minh đã được thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945, trong Hiến pháp năm 1946, trong di chúc thiêng liêng của Bác…, trong lời nói và việc làm của Bác. Cụ thể là:
1- Quán triệt tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc;
2- Bảo đảm phát huy tự do dân chủ, dân là người chủ đích thực của đất nước, dân phải được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia;
3- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh, pháp luật là tối thượng, quyền lực nhà nước là của dân, thống nhất ở nơi dân, thể hiện trong Hiến pháp và Pháp luật theo mô hình phổ quát phân chia ba nhánh quyền lực nhà nước một cách rạch ròi, minh bạch (tam quyền phân lập).
4- Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội Việt Nam nhưng không được tự cho mình là đương nhiên, mãi mãi, mà Đảng phải giành quyền lãnh đạo thông qua tranh cử trong Đảng và ngoài Xã hội. Đảng phải hoạt động hợp pháp, theo Luật về Đảng do Quốc hội ban hành.
*
**
Với Đại hội VI, Đảng ta đã vượt lên chính mình, thông minh và dũng cảm mở đột phá khẩu để thoát ra khỏi lỗi hệ thống.
Từ đó tới nay chúng ta đã đi được quãng đường khá dài, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, với xu thế không thể đảo ngược.
Hy vọng rằng, với Đại hội XI, XII, đảng ta sẽ tiếp tục vượt lên chính mình để thoát khỏi lỗi hệ thống một cách triệt để và hoàn toàn.
Thu Hà
Theo Tuần Việt Nam


*

Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng

“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, dân làm chủ là cơ chế gồm ba chủ thể có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng, không ai làm thay ai, không ai quyết thay ai. Nếu Đảng làm thay, quyết thay thì Nhà nước và dân sẽ trở thành hình thức, hữu danh vô thực, người ta sẽ có cảm giác Đảng là vua. Không phải là một ông vua như thời phong kiến mà là vua tập thể thời CH XHCN”.
LTS: Theo ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội và Trưởng ban tổ chức Trung ương: “Dân chủ trong Đảng gắn với dân chủ trong Dân, trong Xã hội sẽ tạo ra sự đồng thuận, ý Đảng lòng Dân sẽ là một. Dân chủ có lãnh đạo đúng đắn, không ai làm thay ai đó chính là cội nguồn sức mạnh cho dân tộc, là sự sống còn của Đảng và chế độ”. Đây cũng là nội dung chính trong bài viết ông vừa gửi tới Tuần Việt Nam với tựa đề: Bàn về tính Dân tộc và Dân chủ của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Những nội dung chính trong bài viết này đã được ông Nguyễn Văn An chia sẻ tại lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hồi trung tuần tháng 11.
Ông bộc bạch: góc nhìn của ông trong bài viết này, đôi chỗ có thể “khó nghe” hoặc cần phải tranh luận thêm, nhưng vì trách nhiệm đảng viên, trách nhiệm công dân, ông cứ mạnh dạn đưa ra như một sự xới xáo trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, tôn trọng những ý kiến khác biệt mà đảng luôn kêu gọi.  Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết này để quí vị độc giả cùng suy ngẫm và tranh luận cùng ông.
Tính dân chủ của MT DTTN Việt Nam còn rất yếu so với tính dân tộc
Dân chủ là mục tiêu nền tảng, là quốc hiệu của Việt Nam: “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, song tính dân chủ còn yếu hơn rất nhiều so với tính dân tộc.
Năm 1945, khi còn nhỏ, tôi đã hát khản cổ câu hát “Tiến lên nền dân chủ cộng hoà” trong bài hát “Diệt phát xít” của ông Nguyễn Đình Thi. Cũng như nhiều người, hồi đó tôi chưa hiểu về khái niệm thế nào là nền dân chủ cộng hoà, mặc dù đó là quốc hiệu của chúng ta.
Nhiều ý kiến cho rằng Mặt trận Dân tộc Thống nhất nước ta có hai tính chất cơ bản là tính dân tộc và tính dân chủ. Trong đó, tính dân tộc xuyên suốt, nổi trội và trở thành một đặc trưng cơ bản của Mặt trận, nó là truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam ta đã được rèn luyện trong đấu tranh chống địch họa và thiên tai. Thế còn tính dân chủ thì sao? Nó còn quá mới mẻ với Việt Nam? Có lẽ đây là ý kiến cần được xem xét, nghiên cứu nghiêm túc, vì nó mang ý nghĩa sâu sắc, quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
Để làm rõ vấn đề này, hãy trả lời câu hỏi: Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng gì? Ai cũng có thể trả lời dễ dàng: Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nên Mặt trận phải có cả hai tính chất vừa là dân tộc, vừa là dân chủ. Đương nhiên Đảng ta cũng có cả hai tính chất đó và Nhà nước ta cũng không thể thiếu hai tính chất này.
Nếu xem xét tính dân tộc và tính dân chủ ở cả hai giai đoạn Cách mạng dân tộc dân chủ và Cách mạng XHCN thì chúng ta dễ nhận thấy rằng, tính dân tộc ở cả hai giai đoạn đó đều nổi trội hơn tính dân chủ. Tính dân chủ ở Việt Nam còn mới mẻ vì dân tộc ta bị sống trong đêm dài phong kiến, nô lệ quá lâu so với nhiều nước ở phương Tây.
“Dân quyết” là thực chất của tính Dân chủ.
Khi chuyển lên hình thái Cách mạng XHCN, cũng có ý kiến băn khoăn cho rằng chúng ta có hơi vội quá chăng? Vì Cách mạng dân tộc dân chủ của ta chưa hoàn thành cơ bản, mới làm được cách mạng dân tộc, còn cách mạng dân chủ thì vừa bắt đầu. Điều đó có nghĩa, trong giai đoạn cách mạng XHCN tới đây, cần làm sao cho tính dân chủ cũng trở thành nổi trội, xuyên suốt, dần trở thành chủ đạo và truyền thống như tính dân tộc. Làm được như vậy thì thành quả của cách mạng, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội sẽ được giữ vững.
Phải chăng, Cách mạng XHCN chính là cách mạng dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ thực sự cho dân, có thêm tính từ XHCN cũng nhằm làm rõ cuộc cách mạng của chúng ta dân chủ thực sự chứ không phải dân chủ giả hiệu. Tính dân chủ càng sâu rộng thì tính dân tộc càng được nâng cao. Hai tính chất này trong mỗi giai đoạn có khác nhau, nhưng ở giai đoạn phát triển XHCN chúng ta phải nâng cả tính dân tộc và cả tính dân chủ lên rất nhiều. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực, song dân chủ phải là mục tiêu nền tảng. Mệnh đề công bằng – văn minh phải trên nền tảng dân chủ cộng hoà; tự do, hạnh phúc cũng phải trên nền tảng dân chủ cộng hoà. Không có dân chủ thì không có công bằng, văn minh, không có tự do, hạnh phúc đích thực đối với mỗi người dân.
“Dân quyết” là thực chất của tính Dân chủ
Cách đây bốn năm, trong bài viết “Dân làm chủ”, “Đảng lãnh đạo” tôi đã đề cập đến vấn đề “dân quyết”. Dân làm chủ thì dân phải quyết, quyết trực tiếp và quyết gián tiếp thông qua cơ quan đại diện. Song về bản chất là dân quyết chứ không phải vua quyết, cũng không phải đảng quyết. Đảng lãnh đạo, dân quyết. Hồi đó, đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN cũng đồng ý với quan điểm của tôi. Đồng chí đã phát biểu công khai trong một phiên họp toàn thể của Quốc hội. Đại ý: Dân là chủ thì dân phải quyết, tất nhiên không phải là cái gì dân cũng quyết mà phải quyết theo pháp luật. Dân làm chủ trực tiếp thường là những vấn đề lớn của quốc gia, còn lại dân làm chủ gián tiếp thông qua cơ quan đại diện và thông qua cơ quan Nhà nước do cơ quan đại diện bầu cử ra.
Đảng quyết theo chức năng của cơ quan lãnh đạo, dân quyết theo chức năng của người làm chủ, còn nhà nước quyết theo chức năng của người quản lý. Ba chủ thể đó đều có quyền quyết, nhưng quyết theo chức năng của mình, không ai quyết thay ai. Vì nếu “hăng hái” quyết thay người khác thì người bị quyết thay sẽ trở thành bù nhìn, hữu danh vô thực. Trong một gia đình cũng vậy, người chủ của gia đình mà không có quyền quyết định công việc của gia đình mình mà lại do người khác quyết, thì người chủ gia đình đó chỉ là bù nhìn, không phải chủ đích thực.
Đời sống chính trị ở nhiều nước phân vai rất mạch lạc. Như ở Anh, trước khi quyết định chọn sử dụng đồng Euro, Thủ tướng phải đưa ra trưng cầu dân ý để dân phúc quyết. Dân Anh không chịu dùng Euro và Thủ tướng buộc phải theo. Pháp cũng vậy, khi Tổng thống Pháp trưng cầu dân ý về dự thảo Hiến pháp liên minh châu Âu, dân Pháp trả lời không tán thành, và đương nhiên Tổng thống phải chấp hành theo ý dân.
Quyền lực Nhà nước thống nhất ở nơi Dân là bản chất của nhà nước dân chủ
Khi nhận trọng trách Chủ tịch QH, tôi từng hỏi ý kiến của nhiều vị gần gũi và có trọng trách rằng: Quyền lực nhà  nước “thống nhất” ở đâu? Ý kiến trả lời là rất khác nhau. Người thì bảo thống nhất ở Đảng, người thì bảo thống nhất ở QH, người khác lại nói thống nhất ở nơi dân.
Theo tôi, quyền lực Nhà nước là của dân, là thống nhất ở nơi dân chứ không phải thống nhất ở QH, cũng không phải thống nhất ở Đảng (nhưng mà thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở Hiến pháp và pháp luật).
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, dân làm chủ là cơ chế gồm ba chủ thể có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng, không ai làm thay ai, không ai quyết thay ai. Nếu Đảng làm thay, quyết thay thì Nhà nước và dân sẽ trở thành hình thức, hữu danh vô thực, người ta có cảm giác Đảng là vua. Không phải là một ông vua như thời phong kiến mà là vua tập thể thời CH XHCN. Nếu vậy thì còn gì là dân chủ nữa mà là Đảng chủ, là Đảng bao biện, làm thay. Và như vậy là mất dân chủ. Dân chủ thì quyền lực nhà nước phải thống nhất ở nơi dân.
Phải có Luật về Đảng để khắc phục tình trạng Đảng bao biện, làm thay và buông lỏng lãnh đạo để đảm bảo tính dân chủ được thực hiện trong thực tiễn
Trong dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội lần thứ XI của Đảng cũng có đề cập đến vấn đề bao biện làm thay, buông lỏng lãnh đạo. Khi chúng ta nói bao biện làm thay thì thấy nó nhẹ nhàng, nó đã trở thành thói quen và thậm chí có người nói rằng nó là chai lì, nó trở thành đương nhiên, nó đã trở thành bình thường rồi. Nhưng khi hỏi rằng bao biện và làm thay là đúng hay sai so với Hiến pháp, so với Pháp luật, so với Cương lĩnh, so với Điều lệ thì nó lại là vấn đề lớn. Mà muốn khắc phục, không cách gì khác cần phải có Luật về Đảng. Đảng sẽ hoạt động theo luật về đảng, sẽ khắc phục được cả tình trạng bao biện làm thay, cả tình trạng buông lỏng lãnh đạo, đảng sẽ không vi phạm pháp luật và Điều lệ đảng nữa.
Đảng đã chính thức cầm quyền 65 năm, song cho đến giờ vẫn chưa có Luật về Đảng. Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể,… đều có luật do Quốc hội ban hành để điều chỉnh hành vi hoạt động, để nhân dân giám sát, để Nhà nước quản lý theo pháp luật.
Giai đoạn Đảng cầm quyền phải khác với giai đoạn Đảng còn đang đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp để giành chính quyền về tay nhân dân, vì khi đó chính quyền thực dân, phong kiến không cho phép đảng ta hoạt động hợp pháp, đặt đảng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. Ngày nay, Đảng cầm quyền hợp hiến (trong Hiến pháp điều 4 đã ghi), càng cần phải có Luật để tránh bao biện, làm thay, buông lỏng lãnh đạo; và cũng để dân có cơ sở giám sát, xây dựng Đảng; để nhà nước có cơ sở kiểm soát các tổ chức và đảng viên, cán bộ của Đảng làm theo Hiến pháp và Pháp luật.
Xem lại phương thức cầm quyền, phương thức lãnh đạo của Đảng để tránh bao biện làm thay và buông lỏng lãnh đạo
Trong Dự thảo văn kiện đảng trình Đại hội XI cũng có đề cập đến hiện tượng bao biện làm thay và buông lỏng lãnh đạo. Tôi cũng như các đồng chí khác đều cho rằng, để khắc chế hiện tượng này, không có cách gì khác ngoài việc phải có luật về đảng, đồng thời chúng ta phải xem xét lại phương thức cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng. Nếu người đứng đầu của Đảng ứng cử chức danh đứng đầu nhà nước ở các cấp sẽ khắc phục được hiện tượng bao biện làm thay và buông lỏng lãnh đạo.
Khác với hồi mới lập quốc, ngày nay các đồng chí Tổng bí thư và Bí thư cấp ủy không phải đảm nhiệm chức vụ gì của cơ quan hành pháp cùng cấp, nhưng mà quyền lực của các đồng chí đó thì lại rất lớn. Mô hình tổ chức tách biệt giữa người đứng đầu Đảng với người đứng đầu Nhà nước như vậy nên không ít trường hợp nảy sinh mâu thuẫn giữa đồng chí Bí thư với đồng chí Chủ tịch. Bởi vậy, mới có tình trạng nơi nào đồng chí Bí thư yếu thì hình như là buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng quan niệm như vậy là chưa chính xác, vì đồng chí Chủ tịch cũng là Phó bí thư, cũng là người trong cấp ủy. Tại sao nói chỉ đồng chí Bí thư mới là người của Đảng, còn đồng chí Chủ tịch không phải là người của Đảng. Đây là quan hệ giữa hai cá nhân với nhau chứ không phải quan hệ giữa Đảng và Nhà nước.
Cần phân biệt rất mạch lạc rằng: đây là mâu thuẫn giữa hai cá nhân mà do cơ chế của chúng ta tạo ra, do phương thức cầm quyền và phương thức lãnh đạo tạo ra, chứ không thể nói là mâu thuẫn giữa Đảng với Nhà nước, hoặc nói Nhà nước coi thường sự lãnh đạo của Đảng.
Thực tiễn cho thấy, bao biện làm thay cũng như buông lỏng lãnh đạo là do phương thức cầm quyền, phương thức thức lãnh đạo tạo ra. Trên thế giới hình như cũng không có nước nào tách riêng người đứng đầu Đảng cầm quyền với người đứng đầu Nhà nước. Lúc mới lập quốc, Bác Hồ đã chọn mô hình thống nhất giữa người đứng đầu Đảng với người đứng đầu nhà nước. Lúc đó Bác là người đứng đầu Đảng (Đại hội II đã bầu Bác làm Chủ tịch Đảng) kiêm Chủ tịch nước. Đây cũng là mô hình phổ quát trong nhiều chính thể cộng hòa trên thế giới từ trước tới nay.
Vi Hiến mà coi là bình thường thì rất đáng phải báo động
Trong bài trò chuyện gần đây với Tuần Việt Nam, bàn về việc sửa đổi Hiến pháp sắp tới, tôi cũng đã đề cập vấn đề này. Người đứng đầu Đảng, Tổng bí thư hay Chủ tịch Đảng sẽ được dân lựa chọn làm người đứng đầu Nhà nước, là Chủ tịch nước, ở các nước thì họ gọi là Tổng thống hoặc Thủ tướng. Như vậy sẽ không còn bao biện làm thay cũng như buông lỏng lãnh đạo nữa. Xin nói thêm, Tổng bí thư của chúng ta còn là Bí thư Quân ủy trung ương, tức là người thống lĩnh lực lượng vũ trang. Trong khi đó, Hiến pháp lại ghi Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang. Như vậy là phân công trong Đảng và trong Nhà nước có sự chưa ăn khớp. Trong Hiến pháp của chúng ta vẫn ghi Chủ tịch Nước thống lĩnh lực lượng vũ trang, song không thực quyền trong thực tế, nếu nói theo pháp luật là chúng ta vi phạm Hiến pháp. Chỉ khi nào Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nước thì chúng ta sẽ khắc phục được hiện tượng chưa ăn khớp đó, sự vi hiến đó. Vi hiến mà chúng ta coi là thói quen, coi là bình thường thì rất đáng phải báo động.
Mặt trận phải có tiếng nói tới nơi, tới chốn để đảm bảo tính dân chủ của mình
Đây cũng là vấn đề về quyền dân chủ của nhân dân. Và Mặt trận phải có tiếng nói tới nơi, tới chốn để Tổng bí thư, Bí thư cấp ủy các cấp, người có quyền lực chính trị lớn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, muốn vậy thì các đồng chí đó phải đồng thời đứng đầu cơ quan hành pháp. Quyền lực mà không gắn liền với trách nhiệm là điều tối kỵ vì nó không được kiểm soát, chẳng khác gì nhà vua, nhà vua thì không ai kiểm soát được.
Bàn về Mặt trận mà lại nói nhiều về Đảng vì tôi cho rằng, nói đến Mặt trận là nói đến dân vận, là nói đến đại đoàn kết, mà dân vận, đại đoàn kết là phải từ mục tiêu lý tưởng của Đảng, của dân tộc, là độc lập, tự do, hạnh phúc trên nền tảng dân chủ cộng hòa, nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tức là chỉ có trên nền tảng dân chủ, chỉ có trên nền tảng đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và năng lực lãnh đạo ngang tầm của Đảng thì Mặt trận mới làm tốt được chức năng dân vận, mới làm tốt được chức năng đại đoàn kết dân tộc.
“Để bảo đảm cho MT và các đoàn thể, cho Nhà nước và cho Nhân dân phát huy dân chủ, Đảng có nên tự coi mình là lực lượng lãnh đạo đương nhiên không?”
Nếu đường lối của Đảng không đáp ứng, năng lực lãnh đạo của Đảng không đáp ứng thì Mặt trận không tài nào làm tốt được chức năng dân vận, không tài nào làm tốt được chức năng đại đoàn kết dân tộc. Chính vì vậy, tôi nói nhiều về Đảng, vì không thể tách rời Đảng ra khỏi Mặt trận, không thể tách Đảng ra khỏi Nhà nước trong điều kiện Đảng cầm quyền. Không trên nền tảng dân chủ thì Mặt trận sẽ không làm được những chức năng đó. Mà nền tảng dân chủ phải từ đường lối, chính sách của Đảng. Cho nên, nói về tính dân chủ của Mặt trận, không thể tách rời tính dân chủ của Đảng và Nhà nước được.
Để bảo đảm cho Mặt trận  và các đoàn thể, cho Nhà nước và cho Nhân dân phát huy dân chủ, Đảng có nên tự coi mình là lực lượng lãnh đạo đương nhiên không?
Một vấn đề nữa cũng rất quan trọng là Đảng phải tự xác định vị trí của mình trong Mặt trận như thế nào? Đảng vừa là thành viên của Mặt trận, vừa là lực lượng chính trị lãnh đạo Mặt trận. Vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng có phải là đương nhiên và mãi mãi không?
Tôi xin trích lời của Bác Hồ: “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, NXB  Sự Thật 1983, Trang 115). Đây là Đảng giành địa vị lãnh đạo chứ không phải là Đảng bắt người ta thừa nhận vị trí lãnh đạo. Bác Hồ nói về địa vị lãnh đạo của đảng đối với Mặt trận cũng tức là nói với các đoàn thể khác, cả với nhà nước và xã hội.
Tư tưởng của Bác Hồ là tư tưởng lấy dân là gốc, dân là chủ. Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận, đòi hỏi dân phải thừa nhận quyền lãnh đạo của mình mà phải qua hoạt động thực tiễn, phải được Mặt trận và nhân dân suy tôn, lựa chọn. Lựa chọn đây là lựa chọn Cương lĩnh và người đứng đầu đất nước thông qua tổng tuyển cử.
Dân suy tôn và lựa chọn bằng cách nào. Dân suy tôn và lựa chọn Cương lĩnh phát triển của Đảng, lựa chọn người đứng đầu Đảng trở thành người đứng đầu đất nước thông qua tổng tuyển cử. Bây giờ Cương lĩnh của Đảng chưa được dân lựa chọn, chưa được dân bỏ phiếu, người đứng đầu Đảng chưa sang ứng cử chức danh người đứng đầu đất nước. Dân chưa được lựa chọn như vậy cho nên dân chưa được làm chủ thật sự.
Nếu Đảng coi mình đương nhiên là lực lượng lãnh đạo thì chẳng khác gì nhà vua cha truyền con nối. Từ một nhà vua cá nhân thời quân chủ, nay trở thành một nhà vua tập thể thời cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Như vậy là Đảng chủ chứ không phải dân chủ.
Tính dân chủ phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và nổi trội trong cách mạng Xã hội chủ nghĩa mà chúng ta, cả Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể và cả xã hội ta còn yếu, chưa quen, chưa có truyền thống nên chúng ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Chúng ta phê phán, phân tích để vừa làm, vừa rút kinh nghiệm chứ không được phủ định sạch trơn. Tính dân chủ hiện nay còn yếu hơn tính dân tộc, song nó sẽ lớn dần, nổi trội và trở thành truyền thống như tính dân tộc. Mặt trận và các đoàn thể chúng ta cũng sẽ lớn lên cùng với cả hai tính chất đó. Phải chăng Đảng, Nhà nước và cả Xã hội chúng ta cũng sẽ lớn lên với cả hai tính chất đó, cả tính dân tộc và tính dân chủ chứ không phải chỉ riêng Mặt trận.
Nói đến Mặt trận là nói đến dân tộc, dân chủ, nói đến đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại đoàn kết vẫn có đấu tranh nhưng đấu tranh để đại đoàn kết. Đấu tranh là quy luật của sự phát triển, song đại đoàn kết lại là lực lượng vô địch cho sự phát triển. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” là để cân bằng lại với đấu tranh giai cấp cực đoan, với chuyên chính vô sản cực đoan, để tạo sức mạnh tổng hợp của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại nhằm đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng xã hội nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Đấu tranh và tình thương, trong đó tình thương phải vượt lên trên đấu tranh, tình thương phải vượt lên trên hận thù, vì lấy oán báo oán thì oán không bao giờ vơi, Đức Thích ca dạy chúng ta từ bi, Đức Giê su dạy chúng ta bác ái, Đức Khổng Tử dạy chúng ta nhân nghĩa. Bác Hồ của chúng ta đã tiếp thu những tinh hoa trí tuệ của nhân loại, những tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản phương tây, của chủ nghĩa Marx – Lenin, của các nhà minh triết phương Đông, của các vị cách mạng tiền bối Việt Nam, cho nên Tư tưởng – Minh triết Hồ Chí Minh cũng chính là Lý luận – Hành động Hồ Chí Minh, ngọn đuốc soi đường làm nên phong trào cách mạng Việt Nam. Bác nói: “Dân chủ là dân làm chủ”. Dân chủ là chìa khóa đi tới tự do hạnh phúc. Điều đó cũng nói lên tầm quan trọng của tính dân chủ của Mặt trận và các đoàn thể, của cả Đảng, Nhà nước và Xã hội ta trong công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta phấn đấu sao cho tính dân chủ ngày càng nổi trội và cũng trở thành truyền thống như tính dân tộc.
Nguyễn Văn An
Theo Tuần Việt Nam
*
* *
Khi nói Đảng bao biện làm thay Nhà nước thì có vẻ nhẹ nhàng như không có vấn đề gì nghiêm trọng cả, nó đã hình thành thói quen, chai lỳ, bình thường. Song khi chúng ta dùng ngôn ngữ của Nhà nước pháp quyền, ngôn ngữ của pháp luật thì lại là vấn đề có ý nghĩa về bản chất của Nhà nước pháp quyền rồi. Khi chúng ta so việc làm đó với hiến pháp và pháp luật, so với cương lĩnh và điều lệ Đảng thì hành động bao biện làm thay lại là hành động vi phạm Hiến pháp, vi phạm pháp luật của Nhà nước, vi phạm cả Cương lĩnh và Điều lệ của Đảng. Thế thì lại là vấn đề quá to rồi, quá nghiêm trọng rồi.   Khi nói Đảng buông lỏng lãnh đạo thì có vẻ như Đảng đứng ngoài Nhà nước mà thật ra Đảng ta là Đảng cầm quyền, chỉ có người đứng đầu cấp ủy các cấp, từ Tổng bí thư đến Bí thư cấp ủy các cấp hành chính thường không tham gia ứng cử chức danh đứng đầu cơ quan hành pháp nhà nước cùng cấp, nên đôi khi gây ấn tượng như vậy, nhất là khi có ý kiến khác nhau giữa đồng chí Bí thư với đồng chí Phó bí thư – Chủ tịch Ủy ban cùng cấp.
Nơi nào đồng chí Bí thư cấp ủy mạnh, nổi trội hơn thì thường có hiện tượng đồng chí Bí thư bao biện làm thay Chủ tịch. Ngược lại, nơi nào đồng chí Chủ tịch Ủy ban mạnh, nổi trội hơn thì dễ có cảm giác Đảng buông lỏng lãnh đạo, đồng chí Chủ tịch lại bí đánh giá là coi thường vai trò lãnh đạo của Đảng.
Thật ra không phải như vậy, vì đồng chí Chủ tịch cũng thường là đồng chí Phó bí thư cấp ủy cùng cấp cơ mà. Ý kiến khác nhau là ý kiến giữa hai đồng chí Bí thư và đồng chí Phó bí thư (chủ tịch Ủy ban nhân dân) trong cùng một cấp ủy, không phải là ý kiến khác nhau giữa Đảng và Nhà nước. Nếu người đứng đầu cấp ủy ứng cử chức danh đứng đầu Nhà nước thì sẽ khắc phục hiện tượng bao biện làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo.
Một vấn đề nữa cũng rất quan trọng trong vấn đề dân chủ là Đảng tự xác định vị trí vai trò của mình như thế nào đối với nhà nước, với xã hội, với mặt trận và các đoàn thể khác. Đảng là một thành viên của mặt trận, một chủ thể trong hệ thống chính trị, song Đảng là lực lượng chính trị lãnh đạo nhà nước và xã hội, lãnh đạo mặt trận và các đoàn thể. Nhưng vai trò lãnh đạo đó của Đảng có phải là đương nhiên không? Có phải mãi mãi không?.
Khi nói về mặt trận, Bác Hồ có nói rằng: “Đảng không thể đòi hỏi mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình mà phải tỏ ra là bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đứng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5. NXB Sự Thật 1983, Tr 115).
Bác Hồ nói về địa vị lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận cũng tức là nói với cả các đoàn thể khác, nói với cả nhà nước và xã hội.
Đây là điều rất khác so với khi Đảng chưa cầm quyền. Nếu Đảng ta nhận thức đúng địa vị của mình như thế, nhà nước và nhân dân ta hiểu đúng vai trò của Đảng như thế thì vấn đề dân chủ trong Đảng, trong nhà nước và trong xã hội sẽ có bước tiến rất to lớn và rất cơ bản. Nếu Đảng coi mình đương nhiên là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội thì Đảng sẽ trở thành ông Vua tập thể, ông Vua cộng sản mất rồi. Như vậy là Đảng chủ, Đảng toàn trị chứ không phải dân chủ nữa. Và như vậy thì Đảng sẽ không chăm lo xây dựng chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, sẽ không chăm lo đúng mức tới việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, khi đó những hiền tài trung thực sẽ không được tin dùng, người cơ hội, nịnh hót sẽ lọt vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng và nhà nước, và như vậy là Đảng lại đi vào con đường suy thoái như các triều đại Vua chúa thời quân chủ mất. Và đấy là con đường diệt vong của Đảng. Chúng ta cần nhìn lại cái gương của các đảng cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô (cũ) để kịp sửa lại mình khi còn có cơ hội.
Cho nên vị trí, vai trò của Đảng phải trở lại đúng với tư tưởng của Bác Hồ, đó cũng là qui luật phổ quát mà các nước văn minh trên thế giới vận dụng để lựa chọn người hiền tài và bắt buộc người hiền tài phải tuân theo pháp luật nhằm mục đích bảo đảm lợi ích của quốc gia, dân tộc và kịp thời thay thế bằng phương pháp hòa bình nếu người đó vi phạm tiêu chuẩn và pháp luật.