16/3/10

Đạo đức học sinh xuống cấp không chỉ do giáo dục

Cập nhật: 2:58 PM, 29/09/2008
Chúng ta đã biết tam giác nhà trường - gia đình - xã hội có quan hệ chặt chẽ nhau, cùng ảnh hưởng đến sự phát triển hành vi, đạo đức của con người. Chương trình giáo dục chúng ta đang có vấn đề là điều không bàn cãi, tuy nhiên môi trường xã hội và gia đình có tác động rất lớn đến nhận thức của học sinh.

Nếu ở trong trường học sinh được dạy bao nhiêu là điều hay lẽ phải thì chỉ cần bước ra cổng thôi thì đã thấy bao nhiêu điều gian dối ngay trước mắt. Tình trạng giao thông hỗn độn, chen lấn, chửi thề, đánh nhau ngoài phố, các quán nhậu lộ thiên, bia ôm tràn lan... Khi ở nhà thì các em được nghe và chứng kiến các sự kiện gian dối từ cha mẹ, từ hàng xóm. Tất cả điều đó đã tác động đến các em.


Học sinh trung học và sinh viên thì cập nhật thông tin nhanh hơn nữa. Việc làm ăn gian dối, chạy chọt chức quyền không thể không tác động đến đời sống của họ. Mới đây thôi, sau khi tôi khám bệnh cho một cậu học sinh cấp 3 thì cậu ta móc ra 50 ngàn tiền típ cho tôi, khi tôi từ chối thì cậu ta còn nói những lời lẽ rất sành sỏi "tụi mình đàn ông với nhau mà, có gì ngại".


Đối với sinh viên VN (và cả học viên sau đại học), việc ký tên giùm bạn khi điểm danh là việc hết sức bình thường, họ không cảm thấy hành vi đó là gian dối. Trong khi người Nhật không có chữ ký, sinh viên chỉ cần tự đánh dấu khi có mặt, vậy mà chẳng ai dám nhờ người khác đánh dấu hộ. Người ta nói, học điều tốt thì rất lâu nhưng học điều xấu thì rất nhanh. Nều nhà nước không có biện pháp cải tạo cấp bách đạo đức xã hội thì chỉ cần một thế hệ nữa thôi, xã hội nước ta sẽ có đa số là thành phần gian dối

Bạn Hà Dũng
==========================================================================
Một trong nhiều nguyên nhân đạo đức học sinh xuống cấp

Lâu nay chúng ta đặt nhiều câu hỏi để tìm nguyên nhân đạo đức học sinh xuống cấp. Theo tôi có một nguyên nhân khá quan trọng đó là từ người lớn.

Hãy thử xem việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ của chúng ta, nhất là từ các viện, học viện. Cán bộ đi học đã học thật chưa? Nhiều giảng viên, báo cáo viên đã thực sự vô tư chưa? Thật là buồn vì nhiều cán bộ đi học chỉ là để hoàn tất túi hồ sơ cán bộ. Thật là buồn khi một lớp đào tạo cán bộ có rất nhiều cán bộ có khó khăn (kể cả khó khăn về tài chính) nhưng vẫn phải đi "thực tế" (thực chất là đi tham quan, giao lưu) ở đâu đó cùng với lớp vì đó là "một tiêu chuẩn" để tốt nghiệp. Theo tôi hãy nên tìm nguyên nhân từ người lớn.
Bạn Trọng Định
==========================================================================
Đừng dạy các em những điều xa vời với cuộc sống
 Cập nhật: 2:52 PM, 29/09/2008
Bao nhiêu năm các trường lớp của chúng ta gỡ bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" thể hiện triết lý giáo dục của con người Việt Nam. Thay vào đó la những khẩu hiệu xa vời với trình độ phát triển về thể chất, tâm lý của tuổi học trò.

Các em phải học những gì mà các em không được tận mắt chứng kiến, tự bản thân trải nghiệm. Những bài học về nhân cách, đạo đức xa vời. Hậu quả là thế nào chắc không ai trong chúng ta không biết. Gần đây có lẽ đã thấy được hậu quả của cách giáo dục viễn vông, tôi thấy nhiều trường học đã khôi phục lại khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn". Muộn còn hơn không.

Giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh cần phải thiết thực, cụ thể, dễ kiểm chứng trong thực tế. Từ cách chào hỏi đến cách đi đứng, rồi đến cách suy nghĩ của mỗi học sinh. Đừng đào tạo những robot, được lập trình theo cùng một cách.

Một lý do khác cũng góp phần không nhỏ vào sự suy thoái đạo đức của các em, đó là sự thiếu trách nhiệm của cha mẹ, cha mẹ mải chạy theo cuộc mưu sinh ngày càng khó khăn, dành rằng ai cũng phải kiếm sống, tuy nhiên đừng để đồng tiền hình thành nhân cách của mình và của con cái mình. Nhiều phụ huynh ứng xử thiếu đạo đức, vô văn hóa trong quan hệ với giáo viên...

Thiết nghĩ chúng ta phải thực tế trong việc dạy đạo đức cho học sinh, đừng cổ súy những hành động trả thù, căm thù như những bài đọc trong sách giáo khoa. Hình thành nhân cách, đạo đức cho các em bằng chính bản thân các nhà giáo dục, các thầy cô và các bậc phụ huynh vì những người này là cái đích mà các em đang kiểm nghiệm để đi đến đó.
Bạn nguyễn hoàng trung
==========================================================================
Người thầy bây giờ không còn như xưa
 Cập nhật: 2:48 PM, 29/09/2008
Chuyện đạo đức học sinh xuống cấp, phần lớn là do sự xã hội hoá giáo dục của chúng ta trong gần chục năm gần đây. Cuộc sống, xã hội phát triển, sự nhìn nhận về giáo dục ngày càng khác biệt, có tiền là có quyền và tri thức giấy.

Các cấp quản lý thì chỉ chạy theo thành tích, xem thường kết quả thực chất của giáo dục nước nhà, dẫn đến cả một thời kỳ dài, chúng ta luôn báo cáo là học sinh thân yêu luôn đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao, hạnh kiểm tốt, nhưng thực chất là những đứa trẻ đọc chưa thạo vào cấp 3.

Nhìn chung quản lý vỹ mô yếu kém, hạ tầng cơ sở thì khó khăn, tiêu cực, thành tích làm chỉ tiêu thi đua, xa rời thực tế, tất yếu hậu quả của ngày hôm nay phải chịu. Tôi đề nghị các báo điện tử nên mở chuyên mục "Nếu tôi làm thủ trưởng" để làm đoạn kết cho mỗi vấn đề được nêu trong các vấn đề xã hội trên các báo, để chúng ta có một hội nghị Diên Hồng hiện đại, cùng tìm cách giải quyết các vấn đề sao cho thoả đáng.
Bạn Nguyễn Văn Tùng


Vẻ đẹp nữ tính còn không?

Lao Động số 58 Ngày 16/03/2010 Cập nhật: 8:07 AM, 16/03/2010

(LĐ) - Trong những ngày qua đông đảo phụ huynh học sinh, những người làm giáo dục đều rất thảng thốt, bàng hoàng và lo lắng về tình trạng  đạo đức học đường đã, đang có những diễn biến phức tạp, theo chiều hướng xấu, tiêu cực.

Hình ảnh  nữ sinh trừng phạt, đánh đập, chửi bạn học nữ của mình trước sự chứng kiến vô cảm của nhiều bạn học khác được phát đi trên mạng Internet, đang khiến cho dư luận xã hội một mặt rất bất bình, phẫn nộ, nhưng thẳm sâu hơn vẫn là nỗi lo lắng về nhân tính. Ai, cái gì, do đâu đã làm cho một bộ phận nữ sinh, phụ nữ mất đi tính nữ - biểu tượng, nền tảng của sự yêu thương, dịu dàng, đoan trang, nhân ái, hoà bình... của xã hội con người?

Cùng thời điểm các hãng truyền thông cho lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh nữ sinh đánh đập, sỉ nhục bạn học, một nữ ca sĩ ở TPHCM tổ chức buổi ra mắt cuốn sách, trình diễn bản thân, nói về tình dục mà theo nhiều người là rất thiếu chữ để gọi là tiểu thuyết, nhưng thừa hành động, hình ảnh sex của một dâm thư.

Điều khiến người  ta thảng thốt chính là sự trâng tráo, coi như không, thậm chí còn bày đặt triết lý này nọ trước việc khoe thân xác hơn là trí tuệ, coi việc công khai sự thèm thuồng sex cũng là một... vẻ đẹp nhân tính (!?).

Giữa những gương mặt trâng tráo kiếm sự nổi tiếng, tiền bạc bằng việc “không mặc đồ” với những gương mặt lạnh tanh ngồi nhìn bạn học bị hành hạ, đánh đập không có sự khác nhau.

Việc Nhà xuất bản Hội Nhà văn VN vừa ra lệnh cấm phát hành cuốn sách đang nổi tiếng vì chính nữ tác giả, chính là sự phản chiếu mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội trước thực trạng xuống cấp, tha hoá tính nữ hiện nay. Cuốn sách bị cấm phát hành này cùng với nhiều phim ảnh, sách báo khiêu dâm, bạo lực khác đã, đang góp phần làm cho tính nữ ở phụ nữ ngày càng vơi đi, một bộ phận phụ nữ đang trở nên dữ dằn, hung hãn hơn.

Lại một câu hỏi khác với bao nỗi ưu tư: Làm gì để ngăn chặn, để nữ sinh nói riêng, phụ nữ trở lại giàu nữ tính... như xưa? Trường học, gia đình và xã hội, nhưng trước hết là trường học và gia đình. Phải bắt đầu chính từ nơi này. Không thể chỉ bằng các bài học giáo dục công dân, mà phải chính bằng tấm gương đạo đức, “công, dung, ngôn, hạnh” “trực quan sinh động” của đội ngũ các cô giáo, các bậc làm cha, làm mẹ.

Hình ảnh các nữ sinh lớp 8, lớp 9 và trung học phổ thông mang thai xuất hiện, làm dáng để quay phim, chụp hình ở các đám cưới “tảo hôn” cũng là một “dạng thức” khác của cái gọi là trâng tráo và vô cảm mà thôi. Nhưng xét cho cùng, căn nguyên vẫn là giáo dục và nhân tính. “Một nửa thế giới” của sự “dịu dàng/ dịu dàng quá/ dịu dàng không chịu nổi” đang “có vấn đề”...
Lâm Chí Công

Kinh hoàng nạn xả thịt thú ở chùa Hương

Lao Động số 52 Ngày 09/03/2010 Cập nhật: 8:23 AM, 09/03/2010


Nguyên “bộ khung” đầy máu me của hươu, nai được bày trước mắt người đi đường.
(LĐ) - Chùa Hương (Hà Nội), đến hẹn lại lên, sau Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, chỉ trong duy nhất cái ngày khai hội thôi, đất Phật đã đông đến kỷ lục: 6 vạn lượt khách/ngày! Bên cạnh tắc đường, trộm cắp, chèn ép khách..., nạn xả thịt thú rừng diễn ra ngang nhiên và kinh hoàng.


Suốt nhiều chục ngày lễ và hội, cứ là tắc đường như nêm cối, cáp treo đang chạy bỗng dưng “chết lặng” 90 phút dằng dặc, khách hành hương bị treo trên đỉnh trời.

Từ quận Hà Đông, cách chùa 50km, đội quân cò mồi vãn cảnh, chèo đò đã đeo bám khách hãi hùng; nạn trộm cắp, chèn ép khách hoành hành... Nhưng, kinh hoàng nhất, phải là nạn xả thịt thú.

Để thấy rõ thịt tươi, đỏ, thơm, người ta lóc xương, treo nguyên “bộ khung” đầy máu me khủng khiếp của hươu, nai ra trước mắt người đi đường. Để nguyên cả bộ da, lông của hươu, nai, hoẵng... thì người ta mới biết là "hàng xịn" chứ...


Chỗ nào trót cạo lông, thui vàng, thì treo biển ở mũi, ở đầu thi thể loài thú xấu số rằng: “nai rừng”; “hươu rừng” (chứ không phải hươu, nai nuôi!)... Dù là động vật rừng, hay động vật nhà, cứ hành quyết rồi treo lên “hăm doạ” như thế, vẫn là điều không thể chấp nhận được.


Khách mua đông lắm, ai thích, giá cả thoả thuận xong, chủ quán chui vào... bụng dưới con nai, con hươu đang bị treo ngược mà xả thịt, trước sự thèm thuồng của nhiều thực khách.


Riêng bác thú rừng béo mũm này, thì được treo lên cao, treo cùng với một nải chuối xanh, ý rằng, món này nấu với thịt rừng này thì tuyệt hảo.


Chủ quán, ngoài việc vẫy khách, nhử khách, họ còn khoanh tay chửi bới, hoặc tay dao tay thớt, khi thấy ai có ý định chụp ảnh.


* PV Lao Động phải chụp lén bằng thiết bị chuyên dụng của các chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã (toàn bộ ảnh chụp chiều ngày 7.3.2010).

'Siêu linh kỳ bí' làm các nhà khoa học bó tay

Cho đến nay, giới khoa học chính thống vẫn hoài nghi tính xác thực của các hiện tượng siêu linh kỳ bí chưa giải thích được. Nhưng dù được tin hay không thì những hiện tượng này đã, đang và sẽ luôn tồn tại.

Những khuôn mặt ở Belmez

Đây được coi là hiện tượng siêu linh kỳ bí nhất trong thế kỷ qua.

Một sự kiện kỳ bí đã tồn tại trong một ngôi nhà bình thường ở Tây Ban Nha trong suốt hơn 30 năm qua, và cho đến nay nó vẫn chưa được giải thích.

Sự việc bắt đầu vào năm 1971, khi Maria Gomez Pereira phát hiện một hình thù kỳ lạ giống khuôn mặt người (hình) trên sàn gạch phía trước lò sưởi. Sau đó, chồng cô đã phá sàn gạch này và lát lại bằng gạch khác, tuy nhiên, 1 tuần sau đó khuôn mặt lại tiếp tục xuất hiện trên nền gạch mới.

Gia đình này đã nhờ đến các chuyên gia để giải thích hiện tượng trên. Sau nhiều tuần đào xới phía dưới nền nhà này, họ đã tìm thấy một cái huyệt chứa nhiều xương người ngay phía dưới sàn lò sưởi. Người ta đã lấp cái huyệt này và lót gạch mới cho nền nhà. Nhưng trong vài tuần sau đó, tình trạng cũ lại tái diễn, và lần này lại xuất hiện thêm những khuôn mặt mới.

Dù gia đình Pereira đã tìm mọi cách để phá hủy chúng, những khuôn mặt vẫn kiên trì quay trở lại. Trong suốt hơn 30 năm sau đó, sàn lò sưởi kỳ lạ của nhà Pereira đã được nhiều nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các phóng viên truyền hình ghé thăm. Nhiều người đã cho rằng khuôn mặt là giả tạo, nó đã được người ta vẽ lên. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu và kiểm tra đã chứng minh những khuôn mặt nằm chìm bên trong lớp gạch chứ không phải được vẽ trên bề mặt. Và đây đã được coi là hiện tượng siêu linh kỳ bí nhất trong thế kỷ qua.

Chuyến bay 401

Cơ trưởng quá cố Loft thường xuất hiện trên các chuyến bay.

Một buổi tối tháng 12 năm 1972, chuyến bay 401 chở 101 hành khách và phi hành đoàn đã rơi xuống một đầm lầy ở Miami. Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đã thiệt mạng. Các mảnh vỡ của máy bay và thi thể các nạn nhân vương vãi trên một diện tích rộng gần 1km.

Sau vụ rơi máy bay này, tin đồn về những bóng ma trên những chiếc máy bay khác bắt đầu lan rộng. Các chuyên gia đã vào cuộc để tìm hiểu thực hư những tin đồn này.

Thành viên phi hành đoàn trên các máy bay cho biết rằng, 2 bóng ma thường xuất hiện trên các chuyến bay là cơ trưởng Bob Loft và cơ phó Don Repo của chuyến bay 401. Phó chủ tịch của một hãng hàng không châu Âu cho biết có lần ông đã nói chuyện với một cơ trưởng mà ông nghĩ rằng đang chịu trách nhiệm trên một chuyến bay, tuy nhiên sau đó ông đã nhận ra đây chính là cơ trưởng quá cố Loft.

Nguyên nhân nào khiến cơ trưởng Loft và cơ phó của mình thường ghé thăm các chuyến bay này? Có giả thiết cho rằng, sau khi tìm lại được một vài bộ phận vẫn còn hoạt động của 401, họ đã tận dụng chúng trên các máy bay khác, do đó cơ trưởng và cơ phó đã "lần theo dấu vết” của chúng để lên các máy bay này.

Biệt thự Woodchester


Ngôi biệt thự này bị rất nhiều hồn ma ám.

Woodchester là một biệt thự được xây dựng từ thời Victoria, nhưng nó chưa bao giờ được hoàn tất và không ai dám đến ở đây lâu dài. William Leigh – một hội viên hội Tam điểm – đã cho xây dựng nó, nhưng kể từ khi ông ta chết vào năm 1873, tòa biệt thự đã là tâm điểm chú ý của các cuộc điều tra vì những hiện tượng kỳ dị xảy ra ở đây. Trong vòng 200 năm qua, có đã có vô số người nhìn thấy “họ”.

Năm 1902, một cha sở nhiều lần nhìn thấy một bóng ma ở cổng vào biệt thự, và vài năm sau người ta cũng thấy bóng ma của một kỵ sĩ. Nhưng chính bản thân tòa biệt thự mới là tâm điểm của của sự kỳ bí. Từ người đàn ông ở nhà nguyện đến những cái bóng trong hầm rượu. Tòa biệt thự là một nơi rợn tóc gáy nhất ở Anh.

Rất nhiều du khách đã bị các “thế lực vô hình” tấn công bất ngờ, thậm chí họ còn bị bất tỉnh đột ngột khi tham quan khu biệt thự này. Trong một phòng tắm là bóng ma của một người đàn ông thường hiện hình dưới dạng một cái đầu nổi lềnh bềnh, phòng kế bên là một người phụ nữ già thường tấn công phụ nữ bằng cách chụp lấy tay họ trong bóng tối.

Chưa ai dám chắc tại sao ngôi nhà lại bị nhiều hồn ma ám như vậy, nhưng có 1 giả thiết là nó được xây dựng trên nền móng cũ của 3 tòa nhà, và có lẽ nó bị tất cả các hồn ma của cả 3 tòa nhà đó ám.

Biệt thự Winchester

Khu nhà này cho đến ngày nay vẫn còn là một nơi làm lạnh gáy nhất ở Mỹ.

Sau khi người thừa kế của công ty sản xuất vũ khí William Winchester chết, bà quả phụ Sarah đã dần nhận ra bà đang bị nguyền rủa. Theo bà, những vũ khí do gia đình bà sản xuất đã khiến hàng ngàn sinh mạng phải chết, và họ tìm đến đây để trả thù.

Bà tin rằng cơ hội duy nhất của bà để được tiếp tục sống bình yên là phải xây dựng một ngôi nhà, và không bao giờ hoàn thành nó để những hồn ma không có nơi nương náu. Ngôi nhà có nhiều đặc điểm được thiết kế để bẫy hoặc làm rối trí các hồn ma như những cửa ra vào rất nhỏ, những cái cửa cụt (chẳng dẫn đến đâu hết), các cửa sổ được thiết kế để có thể quan sát được các phần khác của ngôi nhà. Toàn bộ khu nhà có 4 tầng, 467 cái cửa, 47 lò sưởi nhưng chỉ có 2 chiếc gương. Sarah tin rằng các hồn ma rất sợ nhìn vào gương.

Việc xây dựng kéo dài trong suốt 39 năm cho đến lúc Sarah qua đời ở tuổi 83.

Các nhà tâm linh học vẫn thường nghiên cứu khu nhà, và họ cho biết có rất nhiều linh hồn lang thang quanh đây, bao gồm cả linh hồn của Sarah Winchester.

Họ đã được chứng kiến những hiện tượng dị thường như những dấu chân, những tiếng sập cửa, những giọng nói kì lạ…

Khu nhà này đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia, và cho đến ngày nay nó vẫn còn là một nơi làm lạnh gáy nhất ở Mỹ.
Theo VietNamNet (Discovery)

Sừng tê giác có trị được ung thư?

Richard Black

Phóng viên môi trường, BBC News
Tháng Sáu năm ngoái một nhóm đã lái xe vào Vườn quốc gia Addo của Nam Phi và dí súng uy hiếp nhân viên ở đó.

Lát sau họ lái xe đi với một số ngà voi và sừng tê giác ước đoán có giá $114.000USD.

Số sừng thu lượm từ tê giác chết trong thiên nhiên của vườn có lẽ được bán qua Việt Nam, nơi người ta tin rằng chúng có tác dụng cường dương, thậm chí có thể Bấm chữa trị được ung thư.

Năm ngoái một nhà ngoại giao Việt Nam bị Bấm triệu hồi về Hà Nội sau khi bị quay phim đang mua sừng tê giác ngay bên ngoài Sứ quán ở Pretoria.

Vụ cướp ở Vườn quốc gia Addo có lẽ nghiêm trọng nhất từ trước đến nay về mặt, cho thấy mức độ gia tăng của việc mua bán Bấm động vật hoang dã.

Khi cộng lại các yếu tố như sự khan hiếm của các loài (một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng), sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ, và khả năng chi tiền cho các động vật này - thì nó chỉ dẫn tới một hậu quả.

Khuynh hướng này đã được CITES báo động khi các nước có tên trong công ước cấm mua bán động thực vật quí hiếm nhóm họp ở Doha, Qatar.

Cũng tại đó các tổ chức của Liên Hiệp Quốc thúc giục cần chú ý đến vấn nạn của loài hổ.

Tính tất cả các loài hổ sống sót chỉ còn khoảng 3.200 còn ngoài thiên nhiên. Con số này thấp hơn số nuôi trong các sở thú và các trại nuôi hổ ở Đông Á.

Xin thứ lỗi cho tôi nếu bạn đã nghe những con số này, nhưng với tôi thực quá sức lạ lùng khi bạn ngẫu nhiên chọn một con hổ nào đó trên mặt đất này, thì hầu như chắc là bạn sẽ chọn phải một con hổ sinh ra và lớn lên trong chuồng.
Nhân viên ngoại giao Việt Nam ở Pretoria từng bị 
quay phim mua sừng tê giácHổ ngoài thiên nhiên bây giờ chỉ còn sống rải rác đây đó - dấu hiệu của thiếu sự đa dạng trong di truyền và thường là trên đường đi đến chỗ tuyệt chủng.

Số lượng hổ bị nuôi giữ có thể còn nhiều hơn số hổ ở ngoài tự nhiên

Một số chính phủ đã tăng cường các biện pháp bảo vệ thú hoang dã, nhưng mọi liên kết khác cần cho việc mua bán lậu dường như vẫn hoạt động tốt đủ.


Hổ bắt ở Ấn Độ có thể vận chuyển qua Nepal để tới Trung Quốc.

Sừng của tê giác săn ở một nước Phi Châu có thể được gởi đến Thái Lan, Việt Nam hay Trung Quốc.

Tôi đã nói chuyện với John Sellar, người đứng đầu bộ phận thực thi của công ước CITES.

"Hiện đã 40 năm kể từ lúc chúng ta nhận biết loài hổ bị đe dọa," ông nhớ lại.

"Chúng tôi đã chi cho chuyện này hàng triệu đôla và thất bại một cách thảm hại - tôi muốn lạc quan nhưng chúng ta phải tự hỏi là chúng ta có thực sự quyết tâm hay không."

Ông Sellar, một cựu cảnh sát, nói nay có bằng chứng cho thấy có nhu cầu tiêu thụ thịt hổ ở các nước Đông Nam Á.

Các tổ chức bảo vệ môi sinh thường xuyên tìm thấy bằng chứng thú bị đối xử tàn nhẫn, săn bắn và mua bán trái phép - và nhiều lực lượng cảnh sát hay hải quan không có hành động như là khi tìm thấy những lô hàng bạch phiến hay súng AK-47.

Việc sừng tê giác được dùng trong các ''phòng khám ung thư'' không có hiệu quả và không có giấy phép ở Hà Nội, ông Sellar nói có thể khuyến khích chúng bị săn bắn thêm.

Loài tê giác đen hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng trầm trọng.


Chúng ta thường nghĩ rằng chìa khóa cho các vấn đề về môi sinh là luật pháp và chính sách, hay thị trường, lợi nhuận, hay nghiên cứu khoa học và ý thức của công chúng.

Bài toán trên thực tế không phức tạp - trừ khi cảnh sát và hải quan chặn đứng các băng đảng mua bán thú hoang dã, chúng ta sẽ không còn con hổ hay tê giác đen nào nữa - có vậy thôi.

Những ai không muốn quốc tế hoá tranh chấp ở biển Đông?

Trân Văn, phóng viên RFA
2010-03-13

Người Việt sống ở trong và ngoài Việt Nam đang kêu gọi nhau cùng ký tên vào một thỉnh nguyện thư, gửi cho bộ phận chuyên trách về bản đồ của Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ, đề nghị bỏ chú thích “China” ra khỏi vị trí quần đảo Hoàng Sa, trên một số bản đồ trong bộ Bản đồ Thế giới mà tổ chức này vừa công bố.

Với người Việt, Hoàng Sa tất nhiên là của Việt Nam, song có những dấu hiệu cho thấy, trong nhận thức của cộng đồng quốc tế, hình như Hoàng Sa đã thuộc về Trung Quốc. Vì sao và trong bối cảnh này người Việt cần làm thế nào? Trân Văn tổng hợp và tường trình bài đầu tiên trong loạt bài Những ai không muốn quốc tế hoá tranh chấp ở biển Đông?

 Ngay cả Google cũng vậy

Bộ phận chuyên trách về bản đồ (National Geographic Maps) thuộc Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic Society), vừa công bố bộ Bản đồ Thế giới trên trang web của họ. Trong bộ bản đồ này, có một số bản đồ mà trên đó, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam được ghi là Xisha Qundao (Tây Sa quần đảo), theo cách gọi của Trung Quốc, kèm chú thích “China” (thuộc Trung Quốc).

Trong khi người Việt ở khắp nơi trên thế giới đang kêu gọi nhau cùng ký tên vào một thỉnh nguyện thư, gửi cho bộ phận chuyên trách về bản đồ, của Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ, đề nghị bỏ chú thích “China” (thuộc Trung Quốc) ra khỏi quần đảo Hoàng Sa thì một thính giả của Đài Á Châu Tự Do, đang cư trú tại Hoa Kỳ, gọi cho chúng tôi, cung cấp thêm một sự kiện có tính chất tương tự:

"Tôi tên là Chí Nguyễn, tôi làm việc như một chuyên gia của Raytheon System... Ngày hôm qua khi tôi muốn tìm lại tuyến đường gần Lao Cai để viết một bài hường dẫn cho các bạn nhỏ của tôi đi du lịch tại vùng đó thì tôi phát hiện ra... (giọng nghẹn dần)... trên bản đồ biên giới của Google... khi chúng ta vào Việt Nam map và đi về phía Bắc ở vùng Lào Cai... biên giới Trung Quốc... hiện giờ đã xâm chiếm sang phía Việt Nam... Trường trung học phổ thông cơ sở Lê Qúy Đôn... cũng như những nơi mà chúng tôi đã từng đặt chân đến đó cách đây không lâu... mặc dù tên trên Google... là chữ Việt Nam... nhưng hiện đang nằm trên đất Trung Quốc... Xin lỗi... tôi hơi xúc động... nhưng... sau đó... tôi rà theo toàn vùng biên giới... của Trung Quốc... rất nhiều con đường Việt Nam... mang tên Việt Nam... chấm dứt ở phía bên kia... biên giới Trung Quốc... Chuyện này rất là rõ ràng... Bất cứ ai trong chúng ta... nếu các bạn vào Google, tìm Việt Nam map... rồi phóng lớn bản đồ đó lên về phía Lào Cai... đi dọc theo biên giới Google map... biên giới Trung Quốc – Việt Nam... Các bạn sẽ thấy rõ... những điều tôi nói..."

Trân Văn: Thưa anh Chí, theo anh tại sao lại có tình trạng đó?

Ông Chí Nguyễn: Dạ thưa anh... đối với tôi... với sự vô tư của một nhà khoa học, tôi có thể nói rằng... tình trạng này có thể do... một... do Google sai... Điều đó không thể tránh khỏi... Nếu có sai lầm... Thứ hai... nếu Google không sai lầm... tức là đường biên giới đó đã là đúng... có nghĩa rằng Việt Nam và Trung Quốc đã có thỏa hiệp mới... cắt mất đất... của ông cha chúng ta... Ngoài hai lý do đó thì không còn gì khác thưa anh...

Khu vực quần đảo Hòang Sa có ghi chữ "china". Screen shoot fr: thanhnienonline

Nếu là Google đúng... thì Việt Nam sẽ im lặng... mà nếu là Google sai thì... thưa anh... với tính cách là con dân Việt Nam... và tính cách là chính quyền Việt Nam họ phải nói lên điều gì...         
Sự im lặng đáng ngại

Trở lại với sự kiện bộ Bản đồ Thế giới của Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ có một số bản đồ, chú thích quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc, chúng tôi đã thử nêu thắc mắc, vì sao Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ lại có thể đưa chú thích như thế (?), với một số chuyên gia tại thủ đô Washington.

Những chuyên gia yêu cầu ẩn danh này cho biết, bởi bản đồ có yêu cầu rất cao về độ chính xác, nên chúng luôn được thực hiện theo một qui trình rất nghiêm ngặt, bộ phận thực hiện bản đồ luôn phải tham khảo rất nhiều nguồn, đặc biệt là các tài liệu có tính chính thống, chưa kể phải gửi phác thảo cho các bên có liên quan để lấy ý kiến trước khi hoàn chỉnh và công bố sản phẩm...

Cũng theo các chuyên gia, yêu cầu hiệu đính những bản đồ bị cho là thiếu chính xác khi chú thích về chủ quyền là điều không đơn giản. Thông thường, đây là việc thuộc thẩm quyền của các chính phủ. Thậm chí, Bộ Ngoại giao của quốc gia có liên quan sẽ phải thảo luận với Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ và họ chỉ hiệu đính sau khi đã thẩm tra lại các tài liệu, chứng cứ của tất cả những bên có liên quan.

Tính cho đến tối 12 tháng 3, giờ Việt Nam, một ngày sau khi có người  phát hiện bộ Bản đồ Thế giới của Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ, thiếu chính xác về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, đã có khoảng 2.000 người Việt ở khắp nơi trên thế giới, ký tên vào thỉnh nguyện thư, yêu cầu Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ hiệu đính sai sót này. Cũng đã có một vài tờ báo tại Việt Nam loan báo sự kiện vừa kể. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam vẫn chưa lên tiếng.

Có lẽ cần phải kể thêm rằng, Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ là một trong những tổ chức phi lợi nhuận, có quy mô thuộc loại lớn nhất thế giới, còn Google hiện là công cụ tìm kiếm  phổ biến nhất thế giới, cũng vì vậy, những bản đồ với thông tin không chính xác về Hoàng Sa nói riêng hay chủ quyền lãnh thổ Việt Nam nói chung, có thể tạo ra nhận thức sai lạc về chủ quyền của Việt Nam.

Vì sao cả Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ lẫn Google cùng có những thông tin thiếu chính xác về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam? Đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay còn những lý do khác? Đó sẽ là nội dung bài kế tiếp, mời qúy vị đón đọc.
===============================================
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2010-03-14

Lần trước, quý vị đã nghe Trân Văn tường thuật về sự kiện Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ, một tổ chức khoa học và Google, sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới, đều cung cấp bản đồ thiếu chính xác về lãnh thổ Việt Nam.

Vì sao bản đồ của cả Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ lẫn Google cùng có những thông tin thiếu chính xác về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam? Đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay còn những lý do khác? Mời quý vị nghe Trân Văn tường thuật tiếp...
Ngẫu nhiên hay nguồn tham khảo thiếu chính xác?

Một số người nhận xét, sự kiện các bản đồ của Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ và Google, cùng có những thông tin thiếu chính xác về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, không phải là chuyện ngẫu nhiên.

Vài chuyên gia đang làm việc tại thủ đô Washington kể rằng, lập bản đồ là loại công việc có yêu cầu rất cao về độ chính xác. Cũng vì vậy, những cơ quan thực hiện loại công việc này luôn phải tuân thủ một qui trình hết sức nghiêm ngặt. Đồng thời, trên thực tế, Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ và Google là những tổ chức vốn nổi tiếng cả về sự cẩn trọng lẫn tính chuyên nghiệp.

Vậy thì tại sao họ lại cùng cung cấp những dữ liệu mà theo đa số người Việt là thiếu chính xác về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam? Nếu các bộ phận thực hiện bản đồ luôn phải tham khảo rất nhiều nguồn, đặc biệt là các tài liệu có tính chính thống thì Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ và Google đã nhận thông tin từ những nguồn nào?

Chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm câu trả lời chính thức cho thắc mắc vừa nêu song chưa thành công.
Không dễ bàn về biển Đông?

Gần đây có một vài dấu hiệu cho thấy, hình như cả hai sự kiện vừa đề cập liên quan đến một chuỗi các sự kiện khác.

Tháng 11 năm ngoái, Học viện Ngoại giao Việt Nam và Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên về biển Đông. Ngoài hàng trăm nhà nghiên cứu người Việt, hội thảo này còn có sự góp mặt của khoảng 50 học giả ở 20 quốc gia khác.

Bản đồ lãnh hải Việt Nam

Theo ông Dương Danh Dy, một trong những người nghiên cứu sâu về Trung Quốc thì tại hội thảo vừa kể, học giới cả trong lẫn ngoài Việt Nam đã cùng lên tiếng phân tích, chỉ trích cả tham vọng lẫn lối hành xử của Trung Quốc tại biển Đông.

    Việt Nam đang biến vấn đề biển Đông trở thành đa phương, với sự tham gia của nhiều quốc gia ngoài khu vực châu Á. Tuy nhiên, chiến lược này sẽ không thành công vì Trung Quốc phản đối bước đi này.

Sau hội thảo, báo chí Trung Quốc bắt đầu chỉ trích Việt Nam “Quốc tế hóa vấn đề biển Đông”, đồng thời xem biển Đông là một “nguy cơ” và để hóa giải “nguy cơ” này, cần phải trấn áp Việt Nam.

Trao đổi với tờ China Daily, ông Tô Hạo, Giám đốc Trung tâm Quản lý Xung đột và Chiến lược của Trung Quốc tuyên bố: Việt Nam đang biến vấn đề biển Đông trở thành đa phương, với sự tham gia của nhiều quốc gia ngoài khu vực châu Á. Tuy nhiên, chiến lược này sẽ không thành công vì Trung Quốc phản đối bước đi này. Ông Tô Hạo còn nhấn mạnh, để giải quyết tranh chấp ở biển Đông, Trung Quốc sẽ giữ nguyên chiến lược đàm phán song phương chứ không giải quyết tranh chấp ở biển Đông với nhiều nước trong cùng một lúc.

Cuối tháng 2 vừa qua, một hội thảo quốc tế khác, cũng bàn về biển Đông, do Quỹ Gabriel Peri tổ chức ở Pháp, đã đột ngột bị hoãn vào giờ chót. Tiến sĩ Nguyễn Nhã, một trong hai nhà nghiên cứu từ Việt Nam sang Pháp để tham dự hội thảo, kể với chúng tôi rằng, hội thảo không thể diễn ra do có “sức ép về ngoại giao”.

Mời quý vị nghe một phần cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Nhã quanh vấn đề “Quốc tế hóa tranh chấp biển Đông”.

Trân Văn: Thưa ông, sau hội thảo về biển Đông, tổ chức tại Hà Nội, phía Trung Quốc bắt đầu nói nhiều đến vấn đề “Quốc tế hóa tranh chấp biển Đông”. Là một người bỏ khá nhiều thời gian nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông, ông nghĩ thế nào trước những nội dung có liên quan đến chủ đề “Quốc tế hóa tranh chấp biển Đông” trong thời gian gần đây?

    Vào năm 2001, có một luận án tiến sĩ ở Sorbone, của một người Đài Loan thì họ cũng đã kết luận rằng, Trung Quốc không bao giờ có thể đưa vấn đề ra tòa án quốc tế, bởi vì họ không có cơ sở nào về sự thực lịch sử cũng như pháp lý quốc tế.

TS Nguyễn Nhã: Sự thực về vấn đề chiếm hữu chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa thì đã rõ. Vào năm 2001, có một luận án tiến sĩ ở Sorbone, của một người Đài Loan thì họ cũng đã kết luận rằng, Trung Quốc không bao giờ có thể đưa vấn đề ra tòa án quốc tế, bởi vì họ không có cơ sở nào về sự thực lịch sử cũng như pháp lý quốc tế.

Vì vậy cho nên Trung Quốc sẽ cố gắng ngăn cản mọi nỗ lực “Quốc tế hóa vấn đề biển Đông”. Thế nhưng tôi nghĩ vấn đề đó đương nhiên được nhiều người quan tâm, nhất là khi Trung Quốc đăng ký đường chín khúc mà người ta gọi là đường lưỡi bò đó!

Hội nghị biển Đông vừa rồi thì tất cả các nhà nghiên cứu của tất cả các nước từ Nga đến Mỹ, đến Anh, đến Nhật, Pháp, vân vân... người ta đều thấy nó liên quan đến quyền lợi của nhiều nước. Vì vậy cho nên là “Quốc tế hóa biển Đông” là xu thế không thể tránh được.
Vì chưa được “quốc tế hóa”

Có thể “Quốc tế hóa vấn đề biển Đông” sẽ là xu thế không thể tránh được như nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Nhã.

Thế nhưng, những gì đã xảy ra vẫn cho thấy, Trung Quốc đang khai thác tối đa các ưu thế hiện có trong những cuộc đàm phán song phương về lãnh thổ nói chung và đã đạt một số thành quả nhất định trong việc ngăn chặn các nỗ lực “Quốc tế hóa vấn đề biển Đông”.

Nếu các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ cũng như biển Đông được “quốc tế hóa”, có lẽ các bản đồ của Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ và Google, sẽ không xuất hiện những thông tin thiếu chính xác về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam như mọi người vừa phải chứng kiến.

Trong bối cảnh như hiện nay, có thể “Quốc tế hóa các tranh chấp ở biển Đông”? Và để đạt được mục tiêu đó thì cần phải làm gì? Mời quý vị đón nghe bài kế tiếp.

======================================================
Trong các loạt bài trước đay Trân Văn đã tường trình về những hậu qủa khi Trung Quốc khai thác tối đa các ưu thế hiện có trong những cuộc đàm phán song phương về lãnh thổ nói chung và đã đạt một số thành qủa nhất định trong việc ngăn chặn các nỗ lực “Quốc tế hoá vấn đề biển Đông”.

Biển Đông, các khu vực và tài nguyên tranh chấp giữa các nước. Đăng trên Wikipedia

Ở kỳ cuối của loạt bài “Những ai không muốn quốc tế hoá tranh chấp ở biển Đông?”, mời qúy vị theo dõi cuộc trò chuyện giữa Trân Văn với Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long quanh chủ đề “Quốc tế hóa tranh chấp biển Đông” ...
Phải thay đổi cách thực hiện

Trân Văn: Gần đây người ta nói nhiều đến “Quốc tế hóa tranh chấp biển Đông”. Trong bối cảnh như hiện nay, theo anh Việt Nam có cần thực hiện điều này ?
Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Trước hết thì tôi thấy Việt Nam khó mà thực hiện điều này nếu Việt Nam không vận động các nước ASEAN.
Khi vận động các  nước ASEAN thì Việt Nam phải cho họ biết cái lợi của họ là gì. Nếu mà mình chỉ nghĩ đến cái lợi của mình mà không nghĩ đến cái lợi cuả người ta thì khó vận động người ta được.
Từ trước tới nay khi nói về vấn đề biển Đông thì Việt Nam chủ yếu nói đến vấn đề chủ quyền hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hoàng Sa thì các nước khác không có tranh chấp, chỉ có Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.

    Khi tôi nói Việt Nam thì không phải chỉ là chính phủ Việt Nam hay là những người ở Việt Nam thôi, mà tôi nghĩ rằng tất cả những người Việt Nam ở nước ngoài cũng phải tiếp tục tranh đấu cho vấn đề này. Có lấy được hay không là vấn đề khác nhưng tranh đấu là vấn đề quan trọng để làm cho Trung Quốc bị động

Trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam thì Hoàng Sa do chính phủ miền Nam Việt Nam chiếm cứ và cả Trung Quốc lẫn Đài Loan không có tranh giành. Theo luật pháp thì tôi nghĩ như vậy là của Việt Nam.
Trước khi gọi là "giải phóng miền Nam" thì Mỹ cố tình để Trung Quốc lấy Hoàng Sa, làm sức ép miền Bắc và Nga. Bây giờ sự chiếm đóng đã rồi nhưng mà về vấn đề luật pháp tôi nghĩ rằng phải tiếp tục.
Khi tôi nói Việt Nam thì không phải chỉ là chính phủ Việt Nam hay là những người ở Việt Nam thôi, mà tôi nghĩ rằng tất cả những người Việt Nam ở nước ngoài cũng phải tiếp tục tranh đấu cho vấn đề này. Có lấy được hay không là vấn đề khác nhưng tranh đấu là vấn đề quan trọng để làm cho Trung Quốc bị động, có vậy thì mới có thể giải quyết được vấn đề khác.
Bây giờ, các nước ở Đông Nam Á, đặc biệt là Malaysia thì thấy là họ không có cái lợi gì lớn lắm trong vấn đề này. Họ đưa ra một cái giải pháp  gọi là “donut proposal”. Theo đó, chỗ tranh chấp giống như lỗ hổng giữa cái donut, họ sẽ không đụng đến, còn những chỗ khác thì họ sẽ thương lượng. Nếu mà họ có giải pháp như thế thì rõ ràng là bất lợi cho Việt Nam.


Mỹ cũng đã nói nhiều lần là Mỹ sẽ không dính líu vấn đề tranh chấp chủ quyền, chỉ dính líu vấn đề thông thương trên biển thôi. Đây là vấn đề rất khó mà mình phải làm cho nó rõ, không những là làm rõ Mỹ muốn gì, mà còn phải làm rõ các nước ASEAN muốn gì, lúc đó mới biết rằng là mình có thể làm được gì hay là không làm được gì.
Nếu bây giờ vận động mà mình không chỉ cho người ta biết cái lợi của họ như thế nào và chỉ khăng khăng đòi cái người ta thấy là họ không có lợi như vấn đề chủ quyền với Trung Quốc thì tôi nghĩ rằng, nó sẽ đi vào ngõ cụt, sẽ bế tắc.

    Mỹ cũng đã nói nhiều lần là Mỹ sẽ không dính líu vấn đề tranh chấp chủ quyền, chỉ dính líu vấn đề thông thương trên biển thôi. Đây là vấn đề rất khó mà mình phải làm cho nó rõ, không những là làm rõ Mỹ muốn gì, mà còn phải làm rõ các nước ASEAN muốn gì,

Mà như vậy thì tôi nghĩ rằng, những người không muốn giải quyết vấn đề hay muốn nhượng bộ Trung Quốc các vấn đề khác, sẽ cứ nói rằng Việt Nam có chủ quyền thế này thế kia, lịch sử thế này thế kia. Tôi nghĩ những người nói như vậy là những người không muốn có giải pháp. Như vậy chuyện sẽ kéo dài rất lâu.
Còn về Mỹ thì bây giờ, tại Mỹ này có hai lập trường, một lập trường là ngăn đe Trung Quốc và lập trường kia là accumulation.
Việt Nam mình hay là Lào, Thái Lan thường nói rằng, khi mà hai con voi đánh nhau hay làm tình với nhau thì cỏ bị giẫm nát. Vấn đề là mình có muốn cỏ bị giẫm nát hay không (?). Vấn đề bây giờ là không phải chỉ vận động các nước ASEAN thôi mà phải vận động cả Mỹ nữa.

Không thể nhượng bộ

Trân Văn: Thưa anh, quan sát thực tế thì người ta thấy là ngoài những khó khăn trong chuyện “Quốc tế hóa tranh chấp biển Đông” thì Trung Quốc hình như chỉ muốn đàm phán song phương để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông...
Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Đúng!
Trân Văn: Bởi vì làm như thế thì họ có thể khai thác tối đa các ưu thế của họ. Đồng thời họ có thể đưa ra những lập luận, lý lẽ hoàn toàn khác nhau trong đàm phán với từng quốc gia một.
Trong một số trường hợp những lý lẽ này mâu thuẫn với nhau nhưng vì là dàm phán song phương nên nó không thể trở thành vấn đề chung được.
Đối chiếu với những gì Trung Quốc đã cũng như đang thực hiện với Đài Loan, với Tây Tạng, với Tân Cương, theo anh, trong tương lai biển Đông có rơi vào tình trạng tương tự như vậy hay không?

    Theo chỗ tôi biết về Trung Quốc thì nhượng nó một ly nó đi một dặm, không nhượng được. Tôi nghĩ các nước khác trên thế giới đã nhượng cho Trung Quốc quá nhiều. Bây giờ thì Trung Quốc chỉ lấn thôi.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Trong mấy chục năm qua, tôi đã nói rất nhiều lần và tôi còn nói nhiều lần với Việt Nam, bởi vì tôi chuyên về Trung Quốc, tôi đã dạy ở Harvard, rồi sau đó tôi dạy ở nhiều chỗ khác.
Theo chỗ tôi biết về Trung Quốc thì nhượng nó một ly nó đi một dặm, không nhượng được. Tôi nghĩ các nước khác trên thế giới

Khu vực chanh chấp phóng to
đã nhượng cho Trung Quốc quá nhiều. Bây giờ thì Trung Quốc chỉ lấn thôi.
Chẳng hạn đối với vấn đề Đài Loan, Trung Quốc lấn từ từ, từ 1972 tới giờ, càng ngày càng khác và Đài Loan càng ngày càng bị ép. Vấn đề Tân Cương và mấy chỗ khác cũng đúng như vậy.
Thành ra tôi nghĩ rằng, đối với vấn đề biển Đông, phải cho Trung Quốc biết thái độ của anh như vậy là không được.
Vấn đề biển Đông không chỉ ở biển Đông. Nếu chỉ nghĩ vấn đề biển Đông không thôi thì rõ ràng là bất lợi cho Việt Nam, bởi vì các nước khác chỉ có hai cái lợi thôi, một là thông thương, hai là an ninh hàng hải. Nếu có tranh chấp thì tranh chấp với các nước khác rất là ít.
Tuy nhiên sự đe dọa từ Trung Quốc lớn hơn như thế, Trung Quốc đe dọa an toàn của toàn khu vực, an toàn về vấn đề con người, vấn đề môi trường, về đủ thứ.
Có những việc mà mình có thể làm chung với các nước khác, trong đó biển Đông là một vấn đề.

    Thật ra Việt Nam đang là nước bị áp lực nhất ở dưới biển, trên bờ, vấn đề kinh tế, vấn đề chính trị,... Tại sao một số chính trị gia Việt Nam nghiêng về Trung Quốc? Đó là vì họ thấy nghiêng về Trung Quốc nó bảo đảm hơn là nghiêng về Mỹ hay là nghiêng về các nước Đông Nam Á.

Nếu Việt Nam khéo vận dụng mấy vấn đề này thì có thể kéo các nước khác tham gia. Còn nếu Việt Nam cứ khăng khăng như bây giờ thì tôi nghĩ khó quốc tế hóa vấn đề biển Đông và cũng khó cho người ta bênh vực trong các vấn đề khác nữa.
Thật ra Việt Nam đang là nước bị áp lực nhất ở dưới biển, trên bờ, vấn đề kinh tế, vấn đề chính trị,... Tại sao một số chính trị gia Việt Nam nghiêng về Trung Quốc? Đó là vì họ thấy nghiêng về Trung Quốc nó bảo đảm hơn là nghiêng về Mỹ hay là nghiêng về các nước Đông Nam Á.

Phải cho họ thấy rằng, nếu mà họ đi theo cách khác thì sẽ có lợi cho Việt Nam, có lợi cho chính họ nữa. Song trước hết phải can đảm, hai là phải có một chính sách lâu dài. Nếu không có chính sách lâu dài thì khó mà tranh thủ được.
Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long, một giáo sư chuyên giảng dạy về lịch sử Á Đông, đồng thời còn là một chuyên gia về Trung Quốc trình bày các suy nghĩ của ông quanh vấn đề “Quốc tế hóa tranh chấp biển Đông”.
Loạt bài “Những ai không muốn quốc tế hoá tranh chấp ở biển Đông?” tạm dừng ở đây và chúng tôi sẽ tiếp tục quay trở lại vấn đề này vào dịp khác.