24/1/12

NHỮNG ĐIỀU LÝ THÚ VỀ CÁC VỊ VUA VIỆT NAM 3

Nhà Trần đã có một thời đại rất hưng thịnh, đã từng đại phá quân Nguyên cũng như bình phục được Chiêm Thành, nhưng kể từ khi thái thượng hoàng Trần Minh Tông qua đời (1357), vua Trần Dụ Tông ham mê tửu sắc, phó mặc mọi việc triều chính để cho nhà Trần bước vào giai đoạn suy vi và sau cùng bị mất ngôi.
Vua Trần Dụ Tông chẳng những bỏ bê triều chính mà còn ra lệnh cho xây cung điện, tạo sưu cao, thuế nặng làm cho nhân dân vô cùng khổ sở và ca thán. Trong nước, giặc giã nổi lên khắp nơi. Trong khi đó tại triều đình, các bọn gian thần kéo bè kết đảng và trở nên lộng hành vô cùng.
Chu Văn An, một vị quan thanh liêm, trung thần tại triều đình, đã dâng thất trảm sớ đề nghị trị tội những tên tham quan ô lại. Vua Trần Dụ Tông đã không nghe theo nên Chu Văn An đã từ quan về nhà dạy học.
Năm 1369, Trần Dụ Tông mất, một người con là Nhật Lễ lên thay. Theo sử sách, Nhật Lễ không phải là con Dụ Tông mà mẹ Lễ vốn là cô đào, vợ của kép hát Dương Khương, đã mang thai Lễ trước khi làm vợ Dụ Tông. Vì vậy sử vẫn gọi tên người con là Dương Nhật Lễ. Nhật Lễ ở ngôi bỏ bễ chính sự, ham tửu sắc, hằng ngày chỉ rong chơi, thích các trò hát xướng, muốn đổi lại họ là Dương. Sau Lễ lại giết Hiến Từ Tuyên Thánh Thái hoàng thái hậu vì bà đã hối hận việc lập Nhật Lễ. Người tôn thất và các quan đều thất vọng. Tháng 10 năm 1370, các tôn thất nhà Trần hợp mưu lật đổ và bắt giết Nhật Lễ, đưa con thứ 3 của vua Minh Tông là Phủ lên ngôi, tức là Trần Nghệ Tông.
Nghệ Tông làm vua được 2 năm, lên làm thái thượng hoàng và nhường ngôi cho em là Kính lên thay, tức là Duệ Tông. Năm 1377, Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, thượng hoàng Nghệ Tông lập con Duệ Tông là Phế Đế lên thay. Thượng hoàng Nghệ Tông nắm quyền bính trong tay quyết định mọi việc nhưng lại quá tin dùng một mình Lê Quý Ly (tức Hồ Quý Ly). Do đó, Quý Ly xúi giục Nghệ Tông giết hại các trung thần, các hoàng tử, các thân vương và ngay cả vua Phế Đế cũng bị sự gièm pha của Quý Ly mà bị Nghệ Tông phế bỏ . Con Nghệ Tông là Thuận Tông (đồng thời là con rể Quý Ly) được lập lên ngôi nhưng cũng không có thực quyền.
Vì có mưu đồ soán đoạt ngôi vua mà lại được sự tin dùng của Nghệ Tông nên Hồ Quý Ly đã tạo được khá nhiều phe cánh và bè đảng ở triều đình và khắp mọi nơi. Rồi từ đó Quý Ly càng ngày càng lộng quyền không coi ai ra gì. Năm 1394, Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly nắm lấy cả quyền hành rồi sai người vào đất Thanh Hoá xây thành Tây Đô. Sau khi công việc xong xuôi, Hồ Quý Ly bắt Trần Thuận Tông dời kinh về Tây Đô rồi lập mưu ép Thuận Tông nhường ngôi cho con là Thiếu Đế khi đó mới có 3 tuổi lên ngôi. Quý Ly lên làm phụ chính sai người giết Thuận Tông và chuẩn bị cướp ngôi.
Nhìn thấy âm mưu của Hồ Quý Ly, nhiều tướng lĩnh nhà Trần như Trần Khát Chân lập hội với mưu đồ tiễu trừ Quý Ly, nhưng cơ mưu bị bại lộ, tất cả đều bị bắt và bị giết vào khoảng hơn 370 người. Năm 1400, Quý Ly phế truất Thiếu Đế rồi tự xưng làm vua, chiếm lấy ngôi nhà Trần, đổi sang họ Hồ.
Nhà Trần chấm dứt,kéo dài 175 năm với 13 đời vua.


Nhà Trần lấy ngôi nhà Lý bằng biện pháp hôn nhân. Nhà Trần từ vai trò là ngoại thích của nhà Lý đã giành ngôi. Do đó, để tránh họa ngoại thích, nhà Trần chủ trương chỉ kết hôn với người trong họ.
Tác giả Nguyễn Thị Chân Quỳnh đã dẫn ra hơn 30 trường hợp hôn nhân nội tộc của nhà Trần:
Trần Liễu, anh Thái Tông, con Thượng hoàng Trần Thừa, lấy Thuận Thiên công chúa, con vua Lý Huệ Tông và Thuận Trinh. Thuận Trinh là em ruột Trần Thừa, Trần Liễu và Thuận Thiên là con cô con cậu.
Năm 1225, Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông, lấy Lý Chiêu Hoàng, em Thuận Thiên; trường hợp này cũng là con cô lấy con cậu.
Sau khi Lý Huệ Tông qua đời, giáng Huệ hậu (Trần Thị Dung) làm Thiên Cực công chúa, gả cho Trần Thủ Độ tức là chị em họ lấy nhau.
Năm 1237, vì Chiêu Hoàng không có con, Thủ Độ ép Thái Tông lấy Thuận Thiên, lúc ấy đã có mang ba tháng với Trần Liễu. Trường hợp này vừa là con cô con cậu lấy nhau, vừa là em chồng lấy chị dâu.
Vua Thái Tông hứa gả em gái là Trưởng công chúa Thiên Thành cho Trung Thành vương và đã cho Thiên Thành tới ở nhà Nhân Đạo vương, là cha đẻ ra Trung Thành vương, để chờ ngày cưới. Năm 1251, Hưng Đạo vương muốn lấy công chúa Thiên Thành, đang đêm lẻn vào phòng Thiên Thành thông dâm. Thụy Bà Trưởng công chúa, chị Thái Tông và Thiên Thành, lại là mẹ nuôi Hưng Đạo vương, đang đêm gõ cửa cung nói dối là Hưng Đạo vương đã bị Nhân Đạo vương bắt giam, xin vua cứu giúp. Sự thật, khi vua sai người tới thì Hưng Đạo vương còn trong phòng Thiên Thành và lúc ấy Nhân Đạo vương mới biết. Hôm sau Thụy Bà phải dâng mười mâm vàng sống xin cưới Thiên Thành cho Hưng Đạo. Vua bất đắc dĩ phải gả và bồi thường cho Trung Thàng vương. Như vậy Thiên Thành có họ với Trung Thành vương, lại là cô ruột Hưng Đạo, vì Hưng Đạo là con Trần Liễu, anh ruột Thiên Thành. Đây là trường hợp cháu lấy cô.
Năm 1258, Trần Thánh Tông lấy Thiên Cảm công chúa là con Trần Liễu, tức là con chú con bác lấy nhau.
Thụy Bảo công chúa, con vua Thái Tông, lấy Uy Văn vương Toại.
Gả công chúa tên Thúy, con Thái Tông cho Thượng vị Văn Hưng hầu.
Thiên Thụy công chúa, con vua Thánh Tông và Thiên Cảm, tức cháu nội Thái Tông và cháu ngoại Trần Liễu, lấy Hưng Vũ vương Quốc Nghiễn (con Trần Hưng Đạo), cháu nội Trần Liễu; trường hợp này vừa là con cô con cậu (Trần Hưng Đạo và Thiên Cảm là con Trần Liễu) vừa là cháu chú cháu bác lấy nhau.
Thiên Thụy công chúa lại tư thông với Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư là tông thất nhà Trần. Khánh Dư nhờ có công đánh quân Nguyên được Thượng hoàng Thánh Tông nhận làm con nuôi.
Năm 1274, Nhân Tông, con Thánh Tông, lấy Bảo Thánh, rồi Tuyên Từ, đều là con Hưng Đạo vương. Trường hợp này giống Thiên Thụy lấy Quốc Nghiễn.
Anh Tông, con Nhân Tông, cháu Thánh Tông, chắt Thái Tông, lấy Văn Đức phu nhân năm 1292, là con Hưng Nhượng vương Quốc Tảng, cháu nội Hưng Đạo vương, chắt Trần Liễu. Trường hợp này là cháu cô cháu cậu (Hưng Đạo vương và Thiên Cảm là con Trần Liễu) hay chắt chú chắt bác lấy nhau.
Sau Anh Tông lại bỏ Văn Đức phu nhân mà lấy em ruột phu nhân là Thánh Tư.
Anh Tông lấy Huy Tư là con Thụy Bảo công chúa và Trần Bình Trọng. Thụy Bảo là em Thánh Tông, Anh Tông là cháu nội Thánh Tông, tức cháu lấy cô.
Năm 1301, Thiên Trân công chúa, con Anh Tông, Anh Tông là con Nhân Tông, cháu Thánh Tông, lấy Uy Túc công Văn Bích, cháu nội Trần Quang Khải. Quang Khải và Thánh Tông là anh em, tức cháu chú cháu bác lấy nhau.
Thiên Trân chết, Uy Túc lại lấy Huy Thánh công chúa.
Thượng Trân công chúa, em Anh Tông, chắt Thái Tông lấy Văn Huệ công Quang Triều, con Quốc Tảng, cháu Hưng Đạo, chắt Trần Liễu, tức chắt chú chắt bác lấy nhau.
Trần Minh Tông, con Anh Tông, cháu Nhân Tông, lấy Huy Thánh tức Lệ Thánh, con gái lớn Huệ Vũ vương Quốc Chẩn. Chẩn là em Anh Tông: con chú con bác lấy nhau.
Minh Tông gả Huy Chân, con Nhân Tông, cho Uy Giản hầu năm 1317. Mẹ Huy Chân là Trần Thị Thái Bình, cung tần của Thượng hoàng Anh Tông.
Năm 1318 Minh Tông gả Thiên Chân Trưởng công chúa cho Huệ Chính vương.
Năm 1337 Hiến Tông, con Minh Tông, lấy Hiển Trinh, con gái lớn Huệ Túc vương Đại Niên.
Năm 1342, Thiên Ninh công chúa, con Minh Tông, lấy Hưng/Chính Túc vương Kham.
Năm 1349, Dụ Tông, con Minh Tông, lấy con gái thứ tư Huệ Túc vương là YÙ Từ Nghi Thánh.
Năm 1351, Dụ Tông loạn dâm với Thiên Ninh là chị ruột. Nguyên năm 1339 Dụ Tông bị chết đuối ở Hồ Tây, được thầy thuốc Tàu là Trâu Canh dùng kim châm cứu khỏi nhưng đoán sau này lớn lên sẽ bị liệt dương. Sau quả nhiên sự việc xảy ra đúng như vậy, Trâu Canh được vời đến chữa, khuyên vua giết một đứa con trai nhỏ tuổi lấy mật hoà với thuốc dương khởi thạch mà uống rồi thông dâm với chị hay em ruột. Vua nghe theo, thông dâm với Thiên Ninh công chúa.
Huy Ninh công chúa, con Minh Tông, lấy tông thất Nhân Vinh. Sau Nhân Vinh bị Dương Nhật Lễ giết, Nghệ Tông là anh, lại gả Huy Ninh cho Quý Ly.
Duệ Tông, con Minh Tông và Lê Đôn Từ, cô Quý Ly, lấy Hiền Trinh là em họ Quý Ly, tức anh em họ lấy nhau.
Duệ Tông lấy con gái Thái bảo Trần Liêu làm phi.
Năm 1375 Duệ Tông gả con là Trang Huy công chúa cho Nguyên Dẫn, con Cung Chính vương. Cung Chính vương và Duệ Tông đều là con Minh Tông, tức con chú con bác lấy nhau.
Thiên Huy hay Thái Dương công chúa, con Nghệ Tông, lấy Phế Đế là con Duệ Tông. Nghệ Tông và Duệ Tông cùng là con Minh Tông, mẹ Nghệ Tông là Minh Từ, mẹ Duệ Tông là Đôn Từ, là hai chị em ruột, cô của Quý Ly: vừa là con chú con bác, vừa là cháu dì cháu già lấy nhau.
Sau khi Phế Đế chết, vợ là Thái Dương tư thông với Nguyên Uyên, con Cung Tín vương Thiên Trạch, em Nghệ Tông: con chú con bác tư thông với nhau.
Năm 1393, thượng hoàng Trần Nghệ Tông giận Thái Dương, đem gả Thái Dương cho Nguyên Hãng là em Nguyên Uyên để làm nhục.
Tuyên Huy công chúa, con Duệ Tông, lấy Quan Phục Đại vương Húc, con Nghệ Tông, giống trường hợp Thái Dương lấy Trần Phế Đế.
Quý Ly gả Trang Huy công chúa, con Tông thất Nhân Vinh (bị Nhật Lễ giết) cho Mộng Dữ, con Trần Nguyên Đán, cháu bốn đời của Quang Khải.
Thuận Tông, con út Nghệ Tông, lấy Thánh Ngẫu công chúa là con gái lớn của Hồ Quý Ly và Huy Ninh công chúa. Huy Ninh là em Nghệ Tông, tức là con cô con cậu lấy nhau. Thuận Tông lại là cháu nội của Đôn Từ, cô của Quý Ly, lấy con gái Quý Ly, tức anh em họ lấy nhau.
Từ khi Trần Nghệ Tông trọng dụng Hồ Quý Ly là một ngoại thích, lập tức nhà Trần cũng gặp "họa ngoại thích" và mất về tay ngoại thích.


Thời Lê sơ kéo dài đúng 100 năm, có 10 vua thuộc 6 thế hệ, đây là thời kỳ các vua Lê nắm trọn được quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông, đất nước phát triển về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội,giáo dục thi cử, quân sự....Nước Đại Việt chưa bao giờ cường thịnh bằng thời này.


Vua Lê Thái Tông còn nhỏ lên ngôi nhưng đã tỏ ra là vị minh quân. Ông trọng dụng các đại thần chính trực như Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt, giáng chức bè đảng Lê Sát, Lê Ngân.
Vua Thái Tông có 4 người con là Nghi Dân, Khắc Xương, Bang Cơ, Tư Thành. Vì các hoàng tử đều còn quá nhỏ (chỉ chênh nhau một vài tuổi) nên đã xảy ra việc tranh chấp ngôi thái tử giữa các bà vợ vua Thái Tông. Nghi Dân là con Trưởng của vua, con của bà Dương thị vốn đã được lập làm thái tử từ nhỏ. Nhưng sau đó Nguyễn Thị Anh được vua sủng ái nên năm 1441 vua nghe lời, truất ngôi của Nghi Dân, lập con Thị Anh là Bang Cơ lên làm thái tử. Bà mẹ của Khắc Xương vốn không được vua sủng ái nên không thể tranh chấp ngôi thái tử. Tuy nhiên, nhiều người trong triều dị nghị rằng, Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Bang Cơ không phải là con vua Thái Tông. Cùng lúc đó, một bà phi khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại có mang sắp sinh. Thị Anh sợ chuyện bại lộ thì ngôi lớn sẽ thuộc về con bà Ngọc Dao nên tìm cách hại bà Ngọc Dao. Bà này được vợ chồng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ hết sức che chở, mang đi nuôi giấu và sinh được hoàng tử Lê Tư Thành năm 1442. Biết bà Ngọc Dao đã sinh con trai mà ngày càng nhiều người đồn đại về dòng máu của Bang Cơ, nhân lúc con mình còn đang ở ngôi đương kim thái tử, Thị Anh chủ động ra tay trước. Nhân dịp vua Thái Tông về thăm Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi gièm pha mình và nói tốt cho Tư Thành nên Thị Anh sai người sát hại vua Thái Tông rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi
Sau khi Thái Tông mất, Bang Cơ lên ngôi, tức là Lê Nhân Tông, Thị Anh được làm thái hậu, nắm quyền trị nước.


Năm 1459, Lê Nghi Dân làm binh biến giết mẹ con Nguyễn Thị Anh, trong chiếu lên ngôi nói: "Diên Ninh (niên hiệu của Nhân Tông) vốn không phải là con tiên đế...". Nghi Dân lên ngôi cải niên hiệu là Thiên Hưng.
Nghi Dân làm vua được 8 tháng, tới tháng 6 năm 1460, các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt lại làm binh biến lật đổ Nghi Dân, Cung vương Khắc Xương khước từ lên ngôi, nên triều thần lập con út của Thái Tông là Tư Thành lên ngôi, tức là vua Lê Thánh Tông.


Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, năm 1497, vua Thánh Tông bị bệnh. Hoàng hậu Trường Lạc Nguyễn Thị Hằng vốn bị vua xa lánh lâu ngày, lấy cớ vào thăm bệnh vua rồi ngầm bôi thuốc độc vào tay, xoa lên những chỗ loét của vua. Do đó bệnh vua càng nặng thêm và mất. Vì Nguyễn Thị Hằng là con đại thần Nguyễn Đức Trung, ông tổ của Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng là tổ nhà Nguyễn sau này nên sử nhà Nguyễn bỏ qua không đề cập về cái ghen của hoàng hậu họ Nguyễn đã giết vua Lê.
Vua Thánh Tông có nhiều vợ và có 14 người con trai, thường mãn nguyện nói với các quan, đại ý rằng: Trẫm có lắm con trai, cơ nghiệp sau này vững bền không phải lo gì nữa. Nhưng Trạng Lường là Lương Thế Vinh thẳng thắn tâu đại lược rằng: Lắm con trai chỉ là đầu mối của loạn lạc.
Chỉ hơn 10 năm sau cái chết của Thánh Tông, điều Trạng Lường nói đã thành hiện thực.




Vua Uy Mục ăn chơi vô độ, ham rượu chè, gái đẹp, tàn bạo giết hại nhiều người vô tội. Uy Mục mới lên làm vua thì giết tổ mẫu là bà Thái hoàng Thái hậu (tức Trường Lạc hoàng hậu của vua Lê Thánh Tông trước đây), giết quan Lễ bộ Thượng thư là Đàm Văn Lễ và quan Đô ngự sử là Nguyễn Quang Bật, vì lẽ rằng khi vua Hiến Tông mất, bà Thái hậu và hai người này có ý không chịu lập Uy Mục.
Uy Mục còn ra lệnh cho giết hết những người Chiêm bị bắt làm gia nô trong các điền trang của các thế gia, công thần. Vua Uy Mục đêm nào cũng cùng với cung nhân uống rượu, rồi đến khi say thì giết đi. Phó sứ thần Trung Quốc là Hứa Thiên Tích sang, trông thấy Uy Mục, làm thơ gọi Uy Mục là vua quỷ (Quỷ vương / 鬼王):
An nam tứ bách vận vưu trường
Thiên ý như hà giáng quỷ vương?
(Dịch:
Vận An Nam còn dài bốn trăm năm
Ý trời sao lại sinh ra vua quỷ?)


Vua Gia Long (1762-1820) là con trai thứ ba của Nguyễn Phúc Luân, lên ngôi năm 1802, có 13 con trai và 18 con gái. Vua Gia Long cũng là người đặt tên nước là Việt Nam.
Vua Minh Mạng (1791-1841) là con trai thứ tư của vua Gia Long, lên ngôi năm 1820 (ngày 1 tháng giêng âm lịch) vì người anh cả là hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh lúc đó đã chết (các anh thứ hai và thứ ba chết lúc còn nhỏ), có 78 con trai và 64 con gái. Vua Minh Mạng cũng là người đặt tên nước là Đại Nam.[143]
Vua Thiệu Trị (1807-1847) là con trai lớn của vua Minh Mạng, lên ngôi năm 1841 (ngày 1 tháng giêng âm lịch), có 29 con trai và 35 con gái.
Vua Tự Đức (1829-1883) là con trai thứ hai của vua Thiệu Trị, lên ngôi năm 1847, vì không có con nên nuôi 3 người cháu. Cả ba sau đều lên làm vua: Dục Đức, Đồng Khánh và Kiến Phúc.
Vua Dục Đức (1852-1883) là con trai trưởng (con nuôi) của vua Tự Đức, lên ngôi ngày 20 tháng 7 năm 1883 nhưng 3 ngày sau bị Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết truất phế rồi giết chết, có 11 con trai và 8 con gái. Dục Đức, vì ở trên ngôi có 3 ngày, không có thời giờ chọn niên hiệu; Dục Đức là tên của dinh thự của vị vua này. Miếu hiệu và thụy hiệu về sau mới được tôn xưng.
Vua Hiệp Hòa (1847-1883) là con trai thứ 29 của vua Thiệu Trị (tức là em của vua Tự Đức), lên ngôi ngày 30 tháng 7 năm 1883 nhưng 4 tháng sau bị Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết giết chết, không có con.
Vua Kiến Phúc (1869-1884) là con trai thứ ba (con nuôi) của vua Tự Đức, lên ngôi ngày 2 tháng 12 năm 1883 nhưng 8 tháng sau thì bị bệnh rồi chết, mọi việc đều được lo bởi Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, không có con.
Vua Hàm Nghi (1872-1943) là cháu gọi vua Tự Đức là chú (có cùng cha với vua Đồng Khánh nhưng vua Đồng Khánh là con nuôi của vua Tự Đức), lên ngôi năm 1884 nhưng bị Pháp truất phế 1 năm sau đó vì mưu lược chống họ, có 1 con trai và 2 con gái. Sau khi bị truất phế vua Hàm Nghi tiếp tục việc chống Pháp nhưng bị bắt vào năm 1888 và bị Pháp đày sang Algérie.
Vua Đồng Khánh (1864-1889) là con trai thứ hai (con nuôi) của vua Tự Đức, lên ngôi năm 1885 nhưng sau 3 năm thì bị bệnh rồi chết, có 6 con trai và 3 con gái.
Vua Thành Thái (1879-1955) là con trai thứ bảy của vua Dục Đức (người làm vua chỉ trong 3 ngày), lên ngôi năm 1889 nhưng bị Pháp truất phế vào năm 1907 vì chống lại họ, có 16 con trai và nhiều con gái. Vào năm 1916 vua Thành Thái (cùng con là vua Duy Tân) bị Pháp đày sang đảo Réunion, nhưng được đón trở lại Việt Nam vào năm 1947.
Vua Duy Tân (1899-1945) là con trai thứ năm của vua Thành Thái, lên ngôi năm 1907 nhưng chỉ lo việc chống Pháp nên bị họ truất phế và đày sang đảo Réunion (cùng với cha là vua Thành Thái) vào năm 1916, có 3 con trai và 1 con gái.
Vua Khải Định (1885-1925) là con trai trưởng của vua Đồng Khánh, lên ngôi năm 1916 với ý định hòa hoãn với Pháp, chỉ có 1 con trai.
Vua Bảo Đại (1913-1997) là con trai độc nhất của vua Khải Định, lên ngôi năm 1926 trong khi đang du học tại Pháp nên về Việt Nam 6 năm sau đó, có 2 con trai và 3 con gái. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, triều đình hoàng đế Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Nhà sử học Trần Trọng Kim được bổ làm Nội các Tổng trưởng, giao nhiệm vụ thành lập nội các vào ngày 17 tháng 4 và đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Vua Bảo Đại thoái vị ngày 30 tháng 8 năm 1945 và giữ chức "Cố vấn tối cao" cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập, nhưng chẳng bao lâu lại từ chức đi sống tại các nước ngoài. Bảo Đại trở lại Việt Nam với chức vụ Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam vào năm 1948 nhưng lại bị mất quyền sau một cuộc trưng cầu dân ý trong năm 1956.

NHỮNG ĐIỀU LÝ THÚ VỀ CÁC VỊ VUA VIỆT NAM 2

Thời nhà Hậu Lý, Phật giáo rất hưng thịnh. Đại Việt sử ký toàn thư chép:
Năm 1010, mùa thu, tháng 7, vua [Lý Thái Tổ] từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La... Xuống chiếu phát tiền kho 2 vạn quan, thuê thợ làm chùa ở phủ Thiên Đức, tất cả 8 sở, đều dựng bia ghi công...Lại ở trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên. Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm... Tháng 12, phát bạc ở kho 1.680 lạng để đúc chuông lớn, treo ở chùa Đại Giáo...
Năm 1011, bên hữu dựng chùa Vạn Tuế. Ngoài thành dựng chùa Tứ Đại Thiên Vương và các chùa Cẩm Y, Long Hưng, Thánh Thọ...
Năm 1014, mùa thu, tháng 9, xuống chiếu phát 310 lạng vàng trong kho để đúc chuông treo ở chùa Hưng Thiên, tháng 10, xuống chiếu phát trăm lạng bạc trong kho để đúc hai quả chuông treo ở chùa Thắng Nghiêm...
Năm 1016, độ cho hơn nghìn người ở kinh sư làm tăng đạo. Dựng hai chùa Thiên Quang, Thiên Đức và tô bốn pho tượng Thiên Đế...
Năm 1018, mùa hạ, tháng 6, sai Viên ngoại lang là Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nước Tống xin kinh Tam Tạng...
Năm 1019, xuống chiếu độ dân trong nước làm tăng... Năm 1021, làm nhà Bát giác chứa kinh...
Năm 1024, mùa thu, tháng 9, làm chùa Chân Giáo ở trong thành để vua tiện ngự xem tụng kinh.
Đó là các sự kiện trong đời vua Lý Thái Tổ, các đời vua sau như Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông... việc chép kinh, đúc chuông, tạc tượng, xây chùa v.v. vẫn tiếp tục phát triển và đều có ghi chép trong sử sách.
Phật giáo trở thành quốc đạo phát triển tới mức như sử gia Lê Văn Hưu đã viết: "...nhân dân quá nửa là sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa chiền...".


Nhà Lý suy tàn từ thời vua Lý Cao Tông (1175-1210), tuy rằng đã có những dấu hiệu từ thời Lý Anh Tông. Đại Việt sử ký toàn thư nhận xét vua Cao Tông chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy.
Năm 1179, Cao Tông xuống chiếu cấm không được đem mắm muối và đồ sắt lên bán đổi ở đầu nguồn, điều này đồng nghĩa với việc bế quan tỏa cảng, làm cho nền kinh tế không phát triển. Mùa hạ, tháng 4 năm 1181 mất mùa, dân chết đói gần một nửa hay năm 1199 mùa thu, tháng 7, nước to, lúa mạ ngập hết, đói to, đã thế nhưng nhà Hậu Lý không thấy có đưa ra phương sách nào để cứu giúp dân chúng mà vua còn ngự đi khắp núi sông, phàm xe vua đến đâu mà có thần linh đều cho phong hiệu và lập miếu để thờ (năm 1189) hay đến phủ Thanh Hóa bắt voi, chế nhạc Chiêm Thành để nghe chơi hoặc năm 1203 còn cho xây dựng rất nhiều cung điện làm hao tốn của cải. Tăng phó Nguyễn Thường nói: "Ta nghe bài tựa Kinh Thi nói rằng: Âm thanh của nước loạn nghe như ai oán giận hờn. Nay dân loạn nước nguy, chúa thượng thì rong chơi vô độ, triều đình rối loạn, lòng dân trái lìa, đó là triệu bại vong".
Điều này đã dẫn đến sự nổi dậy của dân chúng ở nhiều địa phương như tháng 10 năm 1184, các sách Tư Mông (tỉnh Hòa Bình ngày nay?), tháng 7 năm 1192 người ở giáp Cổ Hoằng (tỉnh Thanh Hóa ngày nay), tháng 7 năm 1198, người hương Cao Xá (tỉnh Nghệ An ngày nay), tháng 9 năm 1203, người ở Đại Hoàng giang (tỉnh Ninh Bình ngày nay) hay năm 1207, người Man ở núi Tản Viên châu Quốc Oai (tỉnh Hà Tây ngày nay) nổi lên cướp bóc, không thể ngăn được.
Tất cả những yếu tố trên đây đã làm cho nhà Hậu Lý suy sụp. Năm 1209, vua Cao Tông nghe theo lời gian thần Phạm Du giết oan tướng Phạm Bỉnh Di. Bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc đang trấn thủ Hoan châu mang quân ra đánh Thăng Long báo thù cho chủ. Vua Cao Tông và thái tử Sảm bỏ chạy lạc mỗi người một nơi. Quách Bốc lập con nhỏ của vua là Thậm lên ngôi.
Thái tử Sảm chạy đến nương nhờ gia tộc họ Trần ở duyên hải, nhờ sức họ Trần mang quân về đánh dẹp Quách Bốc. Tuy loạn được dẹp nhưng từ đó quyền lực chi phối chính trường của họ Trần bắt đầu được hình thành, bắt đầu từ Trần Tự Khánh và sau đó là vai trò lớn của Trần Thủ Độ. Năm 1210, vua Cao Tông chết, thái tử Sảm lên thay, tức là Lý Huệ Tông. Triều chính hoàn toàn trong tay họ Trần. Kết cục, cuối năm 1225, con gái thượng hoàng Huệ Tông (bị ép truyền ngôi đầu năm) là Lý Chiêu Hoàng đã bị ép nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, thượng hoàng Lý Huệ Tông sau đó còn bị Trần Thủ Độ ép tự tử vào năm 1226. Nhà Hậu Lý chấm dứt, nhà Trần thay thế từ đó.
Năm 1226, một hoàng tử nhà Hậu Lý là Lý Long Tường (con vua Anh Tông) đi theo đường biển chạy sang nước Cao Ly, được vua nước này thu nhận và trở thành Hoa Sơn tướng quân nước Cao Ly. Sau này, Lý Long Tường trở thành ông tổ của một dòng họ Lý ngày nay tại Hàn Quốc Nhà Hậu Lý chấm dứt,kéo dài 216 năm với 9 đời vua.


Khi nhà Lý bắt đầu suy yếu, người đứng đầu dòng họ Trần ở đây là Trần Cảnh (Trần Thái Tông) nhưng người đặt nền móng cho sự ra đời chính thức của nhà Trần là Trần Thủ Độ. Nhà Lý suy vi, quyền lực rơi hết vào tay Trần Thủ Độ. Sau khi ép Lý Chiêu Hoàng (7 tuổi) nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (8 tuổi; 1218 - 1277) thì thời đại của nhà Trần chính thức bắt đầu năm 1225. Trong khoảng 175 năm trị vì, nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt ba lần kháng chiến chống quân Nguyên thành công vào các năm 1258, 1285 và 1288, nhưng trong những năm sau này, kể từ đời vua Dụ Tông thì triều đại nhà Trần đã suy yếu đi vì nhiều lý do, chủ yếu là do sự mục nát và yếu kém của hệ thống quan lại. Cuối cùng vào năm 1400, Hồ Quý Ly đã cướp ngôi nhà Trần, chấm dứt 175 năm trị vì của dòng họ này.


Tổ tiên của dòng dõi nhà Trần có nguồn gốc dân tộc Mân ở quận Tần Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Trần Quốc Kinh từ Phúc Kiến sang Việt Nam vào khoảng năm 1110, thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127), lúc đầu cư trú tại xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày nay; sống bằng nghề chài lưới trên sông nước, trên đường làm ăn chuyển dần vào hương Tức Mạc, huyện Thiên Trường, nay là vùng đất thuộc Thái Bình - Nam Định. Trần Quốc Kinh lấy vợ ở Tức Mạc, sinh ra Trần Hấp. Trần Hấp sinh ra Trần Lý và Trần Hoằng Nghi. Trần Lý sinh ra Trần Thừa, Trần Tự Khánh và Trần Thị Dung- sau được tôn là Trần Thái Tổ. Trần Hoằng Nghi sinh được ba người con trai: Trần An Quốc, Trần An Bang và Trần Thủ Độ..


Các nhà lãnh đạo thuộc những thế hệ đầu tiên thường mang tên các loài cá, do nguồn gốc xuất thân chài lưới của họ Trần. Tổ họ Trần vốn tên là Chép, được dịch sang tiếng Hán là 鯉, phiên âm là "Lý", nghĩa là cá chép. Con ông là Trần Thừa vốn có tên là Dưa (cá dưa). Hai con trai Trần Thừa vốn có tên là Leo (cá leo), được phiên theo chữ Hán là Liễu (cha của Trần Quốc Tuấn), người con thứ hai có tên là Lành Canh (cá lành canh), phiên sang chữ Cảnh (vua Thái Tông). Trần Thị Dung cũng vốn có tên là Ngừ (cá ngừ), khi làm hoàng hậu của Lý Huệ Tông mới đổi gọi là Dung. Về sau dân địa phương lập đền thờ bà vẫn gọi là "Bà chúa Ngừ".
Từ thế hệ thứ hai, nhà Trần nắm quyền cai trị nên mới đặt theo các tên đời sau thường biết tới.


Về Phật giáo, vào đầu đời nhà Trần thì Phật giáo còn thịnh. Các nhà vua đều sùng đạo cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng để phụng thờ khắp nơi. ĐVSKTT chép lại Thượng hoàng xuống chiếu rằng trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng phật để thờ.
Vua Nhân Tông còn sai sứ sang Trung Hoa để thỉnh kinh về truyền bá đạo Phật, và ông chính là ông tổ đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm. Nhưng cuối đời Trần, Phật giáo bị pha thêm các hình thức mê tín bùa chú cho nên ngày càng suy vi. Về Lão giáo thì cũng được nhân dân ngưỡng mộ. Do đó, nhà Trần cũng cho mở những khảo thi tam giáo như đời nhà Lý.

NHỮNG ĐIỀU LÝ THÚ VỀ CÁC VỊ VUA VIỆT NAM

Mời xem youtube Ðăng Ðàn Cung , quốc ca của Việt Nam thời nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ 20
http://www.youtube.com/watch?v=irCZxDU6LUQ




Hoàng đế đầu tiên: Lý Nam Đế (544 - 548) với niên hiệu đầu tiên là Thiên Đức
Hoàng đế đầu tiên: Lý Nam Đế (544 - 548) với niên hiệu đầu tiên là Thiên Đức
Hoàng đế cuối cùng: Bảo Đại (1925 - 1945)
Ở ngôi lâu nhất: Triệu Vũ Vương Triệu Đà: 70 năm (207-137 TCN), Lý Nhân Tông Càn Đức: 56 năm (1072 - 1127), Lê Hiển Tông Duy Diêu: 47 năm (1740 - 1786), Lê Thánh Tông Tư Thành: 37 năm (1460 - 1496)
Ở ngôi ngắn nhất: Tiền Lê Trung Tông Long Việt: 3 ngày (1006), Dục Đức (Nguyễn Cung Tông): 3 ngày (1883)
Lên ngôi trẻ nhất: Lê Nhân Tông lúc 1 tuổi (1442); Mạc Mậu Hợp lúc 2 tuổi (1562); Lý Cao Tông lúc 3 tuổi; Lý Anh Tông cũng 3 tuổi; Lý Chiêu Hoàng lúc 6 tuổi (1224).
Lên ngôi già nhất: Trần Nghệ Tông Phủ, khi 50 tuổi (1370); Triệu Đà khi 50 tuổi (207 TCN)
Trường thọ nhất: Bảo Đại 85 tuổi (1913-1997), vua Trần Nghệ Tông 74 tuổi (1321 - 1394). Nếu tính Triệu Đà thì Triệu Đà là vua thọ nhất: 120 tuổi (257-137 TCN) (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư). Ngoài ra, nếu tính cả các chúa thì chúa Nguyễn Hoàng thọ hơn Bảo Đại: 89 tuổi (1525 - 1613)
Sống nhiều năm nhất ở nước ngoài trong thời gian làm vua: Bảo Đại
Yểu mệnh nhất: Hậu Lê Gia Tông Duy Khoái 15 tuổi (1661 - 1675), Hậu Lê Huyền Tông Duy Vũ 17 tuổi (1654-1671). Nếu tính cả vua không chính thống thì Lê Quang Trị bị giết khi 7 tuổi (1509-1516)
Vua đặt nhiều niên hiệu nhất: Lý Nhân Tông có 8 niên hiệu
Vua có niên hiệu sử dụng lâu nhất: Lê Hiển Tông - niên hiệu Cảnh Hưng trong 47 năm (1740-1786)
Vua có tôn hiệu dài nhất: Lý Thái Tổ (được truy tôn hiệu dài 52 chữ)
Nữ vương đầu tiên: Trưng Vương (Trưng Trắc) (vì chỉ xưng vương) (40-43)
Nữ hoàng duy nhất: Lý Chiêu Hoàng Phật Kim (1224 - 1225), vợ vua Trần Thái Tông Cảnh (1226 - 1258).
Vua lập nhiều hoàng hậu nhất: Lý Thái Tổ lập 9 hoàng hậu (6 bà lập năm 1010, 3 bà lập năm 1016).
Vua duy nhất ở ngôi 2 lần: Hậu Lê Thần Tông (1619-1643 và 1649-1662)
Vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ người phương Tây: Lê Thần Tông (Lê Duy Kỳ) lấy vợ người Hà Lan
Vua có nhiều con làm vua: 2 người, mỗi người có 4 người con làm vua. Thứ nhất là Trần Minh Tông cha của Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông và Trần Duệ Tông. Thứ hai là Lê Thần Tông cha của Lê Duy Hựu (Chân Tông); Lê Duy Vũ (Huyền Tông); Lê Duy Cối; (Gia Tông); Lê Duy Hợp (Hy Tông).
Vua có nhiều con rể làm vua nhất: Lê Hiển Tông có 3 con rể làm vua là Nguyễn Huệ (lấy công chúa Lê Ngọc Hân), Nguyễn Quang Toản (lấy công chúa Lê Ngọc Bình) và Nguyễn Ánh (cũng lấy Ngọc Bình). Nhưng khi còn sống ông chỉ chứng kiến Nguyễn Huệ làm con rể mình.
Vua có nhiều loại tiền mang niên hiệu nhất: Lê Hiển Tông đã cho đúc 16 loại tiền Cảnh Hưng trong thời gian làm vua
Vua trăm trận trăm thắng: Quang Trung (Nguyễn Huệ) (1753 - 1792)
Người mở đất mạnh nhất, rộng nhất: Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725)
Vua nhiều con nhất Minh Mệnh (Nguyễn Phúc Đảm) (1790 -1840) con chính thức là 142 gồm 78 trai, 64 gái
Vua có nhiều vợ mà không có người con nào: Tự Đức (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) có 300 vợ.
Vua làm nhiều thơ văn nhất: Tự Đức để lại 4000 bài thơ chữ Hán, 100 bài thơ Nôm, 600 bài văn


Triều đại tồn tại lâu nhất: nhà Hậu Lê 356 năm (1428 - 1527 và 1533 - 1788).
Triều đại tồn tại ngắn nhất: nhà Hồ 8 năm (1400 - 1407).
Triều đại truyền nhiều đời vua nhất: nhà Hậu Lê: 27 vua (từ Thái Tổ đến Chiêu Thống), nhà Trần (kể cả Hậu Trần) 15 vua.
Triều đại truyền ít đời nhất: nhà Thục 1 vua.
Triều đại truyền qua nhiều thế hệ nhất: nhà Hậu Lê 14 đời (từ Thái Tổ Lê Lợi đến Trung Tông Duy Huyên, rồi từ Anh Tông Duy Bang đến Chiêu Thống Duy Kỳ), sau đó là nhà Lý: 9 đời (từ Thái Tổ Công Uẩn đến Chiêu Hoàng Phật Kim).
Triều đại xảy ra phế lập, sát hại các vua nhiều nhất: Nhà Lê sơ 6/11 vua. Nếu tính cả các vua không chính thức là Lê Quang Trị (1516), Lê Bảng và Lê Do (1519) thì tổng cộng có 9/14 vua.
Triều đại có các vua bị bắt đi đày ra nước ngoài nhiều nhất: Nhà Nguyễn





Do hoàn cảnh lịch sử, vua Việt Nam có thể có những danh hiệu khác nhau, cao nhất là hoàng đế, thấp hơn là "vương", thấp nữa là "công" hoặc "Tiết độ sứ".Sau đây là danh sách các vị vua Việt Nam từ khi hình thành nhà nước đến hết thời kỳ phong kiến.Hồng Bàng và Văn LangThời Hồng Bàng và nước Văn Lang mang tính truyền thuyết, có nhiều giả thuyết chưa thống nhất. Tên hiệu các vua Hùng được Hùng triều ngọc phả ghi gồm các vua như sau:Hùng Vương Tên húy Trị vìLục Dương Vương Kinh Dương Vương, Hùng Dương hay Lộc Tục 2879 TCNHùng Hiền Vương Lạc Long Quân, Hùng Hiền hay Sùng Lãm Trị vì từ năm 2839-2439 TCN,có nhiều đời vua đều xưng là Hùng Hiền VươngHùng Quốc Vương Lân Lang Trị vì từ 2439-2218 TCN gồm nhiều đời vua,đều xưng là Hùng Quốc VươngHùng Diệp Vương Bảo Lang Gồm nhiều vua Trị vì từ 2218-1918 TCN,đều xưng Hùng Diệp VươngHùng Hy Vương Viên Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 1918-1718 TCN,đều xưng Hùng Hy VươngHùng Huy Vương Pháp Hải Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 1718-1631 TCN,đều xưng Hùng Huy VươngHùng Chiêu Vương Lang Liêu Gồm nhiều đời vua trị vì từ 1631-1431 TCN,đều xưng Hùng Chiêu VươngHùng Vi Vương Thừa Vân Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 1431-1331 TCN,đều xưng Hùng Vi VươngHùng Định Vương Quân Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 1331-1251 TCN,đều xưng Hùng Định VươngHùng Nghi Vương Hùng Hải Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 1251-1161 TCNđều xưng Hùng Nghi VươngHùng Trinh Vương Hưng Đức Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 1161-1054 TCNđều xưng Hùng Trinh VươngHùng Vũ Vương Đức Hiền Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 1054-958 TCNđều xưng Hùng Vũ VươngHùng Việt Vương Tuấn Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 958-853 TCN,đều xưng Hùng Việt VươngHùng Anh Vương Chân Nhân Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 853-754 TCN,đều xưng Hùng Anh VươngHùng Triệu Vương Cảnh Chiêu Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 754-660 TCN,đều xưng Hùng Triệu VươngHùng Tạo Vương Đức Quân Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 660-568 TCN,đều xưng Hùng Tạo VươngHùng Nghi Vương Bảo Quang Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 568-408 TCN,đều xưng Hùng Nghi VươngHùng Duệ Vương Huệ Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 408-258 TCN,đều xưng Hùng Duệ Vương^ Thời Hùng Vương có nhiều điều không rõ. Danh sách trên theo Ngọc phả của người đời sau soạn. Con số 18 đời khiến nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ. Trong truyền thuyết, con số 9 (như voi 9 ngà, gà 9 cựa...) được các nhà sử học cho rằng mang tính chất biểu trưng là "nhiều"; các bội số của 9 như 18, 27... cũng mang tính biểu trưng là sự truyền nối lâu dài như vậy.Âu Lạc và Nam ViệtNhà Thục (257-207 TCN hoặc 179 TCN)Vua Tên húy Trị vìAn Dương Vương Thục Phán 257-179 TCNNhà Triệu (207-111 TCN)Vua Tên húy Trị vìTriệu Vũ Vương Triệu Đà 179-137 TCNTriệu Văn Vương Triệu Hồ 137-125 TCNTriệu Minh Vương Triệu Anh Tề 125-113 TCNTriệu Ai Vương Triệu Hưng 113-112 TCNTriệu Thuật Dương Vương Triệu Kiến Đức 112-111 TCNBắc thuộcCác cuộc khởi nghĩa lớnKhởi nghĩa Hai Bà Trưng Trưng Trắc - Trưng Nhị 40-43 Khởi nghĩa Bà Triệu Triệu Thị Trinh 246-249Khởi nghĩa Mai Hắc Đế Mai Thúc LoanMai Thúc Huy 713-723Khởi nghĩa Phùng Hưng Phùng HưngPhùng An 766-789Nhà Tiền Lý (544-602)Nhà Tiền Lý Lý Nam Đế Lý Bí (Lý Bôn) 541-548Triệu Việt Vương Triệu Quang Phục 549-571Hậu Lý Nam Đế Lý Phật Tử 571-602Tự chủ (905-938)Tự chủ Tĩnh Hải Tiết độ sứ (Tiên chủ) Khúc Thừa Dụ 905-907Tĩnh Hải Tiết độ sứ (Trung chủ) Khúc Hạo (Khúc Thừa Hạo) 907-917Tĩnh Hải Tiết độ sứ (Hậu chủ) Khúc Thừa Mỹ 917-923/930Tĩnh Hải Tiết độ sứ (Dương Chính công) Dương Đình Nghệ (Dương Diên Nghệ) 931-937Tĩnh Hải Tiết độ sứ Kiều Công Tiễn[2] 937-938^ Tiết độ sứ cuối cùng cai trị lãnh thổ Việt Nam trước thời kỳ độc lậpThời kỳ độc lậpNhà Ngô (939-965)Tiền Ngô Vương Ngô Quyền 939-944Dương Bình Vương Dương Tam Kha (Dương Thiệu Hồng) 944-950Hậu Ngô Vương Ngô Xương NgậpNgô Xương Văn 950-965^ Dương Tam Kha cướp ngôi của nhà Ngô và làm vua trong 6 năm.^ Thời Hậu Ngô Vương gồm hai vị vua Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương cùng trị vì.Nhà Đinh (968-979)Đinh Tiên Hoàng Thái Bình Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Hoàn) 968-979Đinh Phế Đế Thái Bình Đinh Toàn (Đinh Tuệ) 979-980^ Dùng tiếp niên hiệu cũ.Nhà Tiền Lê (980-1009)Lê Đại Hành Thiên PhúcHưng Thống (989-993)Ứng Thiên (994-1005) Lê Hoàn 980-1005Lê Trung Tông Ứng Thiên (kế tục vua trước) Lê Long Việt 1005 (3 ngày)Lê Ngoạ Triều Ứng Thiên (kế tục 1006-1007)Cảnh Thụy (1008-1009) Lê Long Đĩnh 1005-1009Nhà Lý (1010-1225)Lý Thái Tổ Thuận Thiên Lý Công Uẩn 1010-1028Lý Thái Tông Thiên Thành (1028-1033)Thông Thụy (1034-1038)Càn Phù Hữu Đạo (1039-1041)Minh Đạo (1042-1043)Thiên Cảm Thánh Võ (1044-1048)Sùng Hưng Đại Bảo (1049-1054) Lý Phật Mã 1028-1054Lý Thánh Tông Long Thụy Thái Bình (1054-1058)Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065)Long Chương Thiên Tự (1066-1067)Thiên Huống Bảo Tượng (1060)Thần Võ (1069-1072) Lý Nhật Tôn 1054-1072Lý Nhân Tông Thái Ninh (1072-1075)Anh Võ Chiêu Thắng (1076-1084)Quảng Hữu (1085-1091)Hội Phong (1092-1100)Long Phù (1101-1109)Hội Tường Đại Khánh (1110-1119)Thiên Phù Duệ Võ (1120-1126)Thiên Phù Khánh Thọ (1127) Lý Càn Đức 1072-1127Lý Thần Tông Thiên Thuận (1128-1132)Thiên Chương Bảo Tự (1133-1137) Lý Dương Hoán 1128-1138Lý Anh Tông Thiệu Minh (1138-1139)Đại Định (1140-1162)Chính Long Bảo Ứng 1163-1173)Thiên Cảm Chí Bảo (1174-1175) Lý Thiên Tộ 1138-1175Lý Cao Tông Trinh Phù (1176-1185)Thiên Gia Bảo Hữu (1202-1204)Trị Bình Long Ứng (1205-1210) Lý Long Trát (Lý Long Cán) 1176-1210Lý Thẩm 1209-1209Lý Huệ Tông Kiến Gia Lý Sảm 1211-1224Lý Nguyên vương Càn Ninh Không rõ 1214-1216Lý Chiêu Hoàng Thiên Chương Hữu Đạo Lý Phật Kim (Lý Thiên Hinh) 1224-1225^ Nữ vương duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.Nhà Trần (1225-1400)Trần Thái Tông Kiến Trung (1225-1237)Thiên Ứng Chính Bình (1238-1350)Nguyên Phong (1251-1258) Trần Cảnh 1225-1258Trần Thánh Tông Thiệu Long (1258-1272)Bảo Phù (1273-1278) Trần Hoảng 1258-1278Trần Nhân Tông Thiệu Bảo (1279-1284)Trùng Hưng (1285-1293) Trầm Khâm 1279-1293Trần Anh Tông Hưng Long Trần Thuyên 1293-1314Trần Minh Tông Đại Khánh (1314-1323)Khai Thái (1324-1329) Trần Mạnh 1314-1329Trần Hiến Tông Khai Hữu Trần Vượng 1329-1341Trần Dụ Tông Thiệu Phong (1341-1357)Đại Trị (1358-1369) Trần Hạo 1341-1369Hôn Đức Công Đại Định Dương Nhật Lễ 1369-1370Trần Nghệ Tông Thiệu Khánh Trần Phủ 1370-1372Trần Duệ Tông Long Khánh Trần Kính 1372-1377Trần Phế Đế Xương Phù Trần Hiện 1377-1388Trần Thuận Tông Quang Thái Trần Ngung 1388-1398Trần Thiếu Đế Kiến Tân Trần Án 1398-1400Nhà Hồ (1400-1407)Hồ Quý Ly Thánh Nguyên Lê Quý Ly 1400Hồ Hán Thương Thiệu Thành (1401-1402)Khai Đại (1403-1407) Hồ Hán Thương 1401-1407Nhà Hậu Trần (1407-1413)Giản Định Đế Hưng Khánh Trần Ngỗi 1407-1409Trùng Quang Đế Trùng Quang Trần Quý Khoáng 1409-1413Thời thuộc Minh (1407-1427)Trần Cảo Thiên Khánh Trần Cảo 1426-1428Nhà Hậu Lê - Lê sơ (1428-1527)Lê Thái Tổ Thuận Thiên Lê Lợi 1428-1433Lê Thái Tông Thiệu Bình (1434-1440)Đại Bảo (1440-1442) Lê Nguyên Long 1433-1442Lê Nhân Tông Đại Hòa/Thái Hòa (1443-1453)Diên Ninh (1454-1459) Lê Bang Cơ 1442-1459Lệ Đức Hầu (Lạng Sơn Vương) Thiên Hưng (1459-1460) Lê Nghi Dân 1459-1460Lê Thánh Tông Quang Thuận (1460-1469)Hồng Đức (1470-1497) Lê Tư Thành (Lê Hạo) 1460-1497Lê Hiến Tông Cảnh Thống Lê Tranh 1497-1504Lê Túc Tông Thái Trinh Lê Thuần 6/1504-12/1504Lê Uy Mục Đoan Khánh Lê Tuấn 1505-1509Lê Tương Dực Hồng Thuận Lê Oanh 1510-1516Lê Chiêu Tông Quang Thiệu (1516-1526) Lê Y 1516-1522Lê Cung Hoàng Thống Nguyên (1522-1527) Lê Xuân 1522-1527Nam - Bắc triềuBắc Triều - Nhà Mạc (1527-1592)Mạc Thái Tổ Minh Đức Mạc Đăng Dung 1527-1529Mạc Thái Tông Đại Chính Mạc Đăng Doanh 1530-1540Mạc Hiến Tông Quãng Hòa Mạc Phúc Hải 1541-1546Mạc Tuyên Tông Vĩnh Định (1547)Cảnh Lịch (1548-1553)Quang Bảo (1554-1561) Mạc Phúc Nguyên 1546-1561Mạc Mậu Hợp Thuần Phúc (1562-1565)Sùng Khang (1566-1577)Diên Thành (1578-1585)Đoan Thái (1586-1587)Hưng Trị (1588-1590)Hồng Ninh (1591-1592) Mạc Mậu Hợp 1562-1592Mạc Toàn Vũ An (1592-1592) Mạc Toàn 1592Sau đời Mạc Toàn, con cháu nhà Mạc rút lên Cao Bằng, tồn tại cho đến năm 1677 mới bị diệt hẳn:Mạc Kính Chỉ (1592-1593)Mạc Kính Cung (1593-1625)Mạc Kính Khoan (1623-1638)Mạc Kính Vũ (Mạc Kính Hoàn) (1638-1677)Nam Triều - Nhà Hậu Lê (1533-1788)Lê Trang Tông Nguyên Hòa Lê Duy Ninh 1533-1548Lê Trung Tông Thuận Bình Lê Huyên 1548-1556Lê Anh Tông Thiên Hữu (1557)Chính Trị (1558-1571)Hồng Phúc (1572-1573) Lê Duy Bang 1556-1573Lê Thế Tông Gia Thái (1573-1577)Quang Hưng (1578-1599) Lê Duy Đàm 1573-1599Lê Trung Hưng - Trịnh-Nguyễn phân tranhTrong thời kỳ này các vua Lê chỉ trị vì trên danh nghĩa, quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (miền Bắc) và chúa Nguyễn ở Đàng Trong (miền Nam).Lê Kính Tông Thận Đức (1600)Hoằng Định (1601-1619) Lê Duy Tân 1600-1619Lê Thần Tông (lần thứ 1) Vĩnh Tộ (1620-1628)Đức Long (1629-1643)Dương Hòa (1635-1643) Lê Duy Kỳ 1619-1643Lê Chân Tông Phúc Thái Lê Duy Hựu 1643-1649Lê Thần Tông (lần thứ 2) Khánh Đức (1649-1652)Thịnh Đức (1653-1657)Vĩnh Thọ (1658-1661)Vạn Khánh (1662) Lê Duy Kỳ 1649-1662Lê Huyền Tông Cảnh Trị Lê Duy Vũ 1663-1671Lê Gia Tông Dương Đức (1672-1773)Đức Nguyên (1674-1675) Lê Duy Hợi (Lê Duy Cối, Lê Duy Khoái) 1672-1675Lê Hy Tông Vĩnh Trị (1678-1680)Chính Hòa (1680-1705) Lê Duy Hợp 1676-1704Lê Dụ Tông Vĩnh Thịnh (1706-1719)Bảo Thái (1720-1729) Lê Duy Đường 1705-1728Hôn Đức Công Vĩnh Khánh Lê Duy Phường 1729-1732Lê Thuần Tông Long Đức Lê Duy Tường 1732-1735Lê Ý Tông Vĩnh Hữu Lê Duy Thận 1735-1740Lê Hiển Tông Cảnh Hưng Lê Duy Diêu 1740-1786Lê Mẫn Đế Chiêu Thống Lê Duy Khiêm (Lê Duy Kỳ) 1787-1789Trịnh - Nguyễn phân tranhChúa Trịnh (1545-1786)Thế Tổ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm 1545-1570Bình An Vương Trịnh Tùng 1570-1623Thanh Đô Vương Trịnh Tráng 1623-1652Tây Định Vương Trịnh Tạc 1653-1682Định Nam Vương Trịnh Căn 1682-1709An Đô Vương Trịnh Cương 1709-1729Uy Nam Vương Trịnh Giang 1729-1740Minh Đô Vương Trịnh Doanh 1740-1767Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm 1767-1782Điện Đô Vương Trịnh Cán 1782 (2 tháng)Đoan Nam Vương Trịnh Khải 1782-1786Án Đô Vương Trịnh Bồng 1786-1787Chúa Nguyễn (1600-1802)Tiên vương (chúa Tiên) Nguyễn Hoàng 1600-1613Sãi vương (hay Chúa Bụt) Nguyễn Phúc Nguyên 1613-1635Thượng vương Nguyễn Phúc Lan 1635-1648Hiền vương Nguyễn Phúc Tần 1648-1687Nghĩa vương Nguyễn Phúc Trăn 1687-1691Minh vương Nguyễn Phúc Chu 1691-1725Ninh vương Nguyễn Phúc Chú 1725-1738Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát 1738-1765Định Vương Nguyễn Phúc Thuần 1765-1777Nguyễn Ánh Nguyễn Phúc Ánh 1781-1802Phong kiến tái thống nhất (1778-1945)Nhà Tây Sơn (1778-1802)Thái Đức Hoàng Đế Thái Đức Nguyễn Nhạc 1778-1793Thái Tổ Vũ Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ 1788-1792Cảnh Thịnh Hoàng Đế Cảnh ThịnhBảo Hưng Nguyễn Quang Toản 1792-1802Nhà Nguyễn (1802-1945)Gia Long Nguyễn Thế Tổ Nguyễn Phúc Ánh 1802-1819Minh Mạng Nguyễn Thánh Tổ Nguyễn Phúc Đảm 1820-1840Thiệu Trị Nguyễn Hiến Tổ Nguyễn Phúc Miên Tông 1841-1847Tự Đức Nguyễn Dực Tông Nguyễn Phúc Hồng Nhậm 1848-1883Dục Đức Nguyễn Cung Tông Nguyễn Phúc Ưng Ái (Nguyễn Phúc Ưng Chân) 1883 (3 ngày)Hiệp Hoà Nguyễn Phúc Hồng Dật 6/1883-11/1883Kiến Phúc Nguyễn Giản Tông Nguyễn Phúc Ưng Đăng 12/1883-8/1884Hàm Nghi Nguyễn Phúc Ưng Lịch 8/1884-8/1885Đồng Khánh Nguyễn Cảnh Tông Nguyễn Phúc Ưng Kỷ 1885-1888Thành Thái Nguyễn Phúc Bửu Lân 1889-1907Duy Tân Nguyễn Phúc Vĩnh San 1907-1916Khải Định Nguyễn Hoằng Tông Nguyễn Phúc Bửu Đảo 1916-1925Bảo Đại Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy 1926-1945

BỘ DA CỦA LOÀI THÚ


Đỗ Thái Nhiên 

Đề cập tới mối quan hệ giữa con người với con người, Karl Marx cho rằng: “Tất nhiên, chỉ có loài thú mới có thể quay lưng lại với nổi đau của loài người, để chỉ lo chăm sóc riêng cho bộ da của nó”. (Hết lời dẫn) Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu xem: Sau nhiều thập niên làm đệ tử trung thành của Marx, phải chăng CSVN đã quay lưng lại với nổi đau của người dân để chỉ lo chăm sóc riêng cho bộ da của chế độ Hà Nội? Câu trả lời nằm trong sông nước mênh mông ngay giữa thủ đô Hà Nội vào các ngày từ 31/10/08 đến ngày 02/11/08.

Ngày 29/05/08, tại diễn đàn của quốc hội Hà Nội, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN đã hiên ngang dùng văn phong của thầy địa lý để tuyên bố rằng: “Tựa vào dãy núi Ba Vì và hướng ra dòng sông Hồng, Hà Nội sẽ luôn giữ được thế rồng cuộn, hổ ngồi, tiện hướng nhìn sông, dựa núi, tiếp nối được giá trị khoa học và nghệ thuật trong lịch sử hình thành và phát triển đô thị Việt Nam”. (Hết lời dẫn) Thế rồi chỉ năm tháng sau đó, ngày 31/10/2008 và hai ngày kế tiếp, không cần phải tựa núi Ba Vì mới có thể nhìn thấy sông Hồng, người Hà Nội đã tận mắt chứng kiến sông Hồng bò vào tận sân trước, sân sau, nhà bếp, tầng trệt của mỗi nhà. Đó là trận “đại hồng thủy” 2008 mà Hà Nội phải hứng chịu. Trận đại hồng thủy này làm toàn bộ hệ thống giao thông bị tê liệt. Trường học, công tư sở, chợ búa trở nên bất động trong 72 giờ đồng hồ. Qua đó, hai mươi hai người Hà Nội tử nạn. Thiệt hại vật chất sơ khởi là 3 ngàn tỷ đồng Việt Nam. Dĩ nhiên trong thực tế mực độ thiệt hại của quần chúng to lớn hơn gấp nhiều lần. Đối diện với tai trời, ách nước to lớn kia đảng CSVN đã làm gì để cứu dân?

Về phía lãnh đạo đảng CSVN.

Ngày 01/11/08 (ngày thứ hai của đại hồng thủy), Phạm Quang Nghị, bí thư thành ủy Hà Nội, cho biết cấp lãnh đạo vẫn an nhiên bận họp “tổng kết vấn đề tôn giáo”

Ngày 02/11/08, tức là ngày thứ ba của trận lụt, nhân một chuyên đi thăm dân cho biết sự tình, ông Phạm Quang Nghị, một trong 14 ủy viên bộ chính trị CSVN nói với báo điện tử ViệtNamnet rằng: “Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại nhà nước lắm.Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hổ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm.” (Hết lờI dẫn) Dư luận cho rằng ông Nghị là người vô cảm trước nổi đau của người dân. Dư luận khác lại đặt câu hỏi: phải chăng đảng CSVN chỉ chuyên lo giữ đất đai, tiền thuế của toàn dân, lo chia hoa hồng với tư bản ngoại quốc, lo xuất khẩu tài nguyên quốc gia để làm giàu riêng. Còn người dân phải lo tự cứu trước mọi loai thiên tai?

Ngày 04/11/08 ông Cao Đức Phát, bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, đưa ra nhận xét: “Hà Nội chậm chạp trong giúp dân.” 

Theo VN Express (Báo của CSVN), sau ba ngày nước lụt đã ra khỏi Hà Nội, chiều ngày 06/11 , lãnh đạo Hà Nội mới huy động 1000 binh sĩ tiến vào thủ đô để “tìm kiếm cứu nạn”. Cùng ngày 06/11, tiến sĩ Đặng Nguyên Anh thuộc viện khoa học xã hội Việt Nam cho đài Á Châu Tự Do biết: “Người dân bây giờ cũng lo tự cứu mình thôi chứ không có một lực lượng chủ lực để mà thực hiện việc này cho người dân”.(Hết lời dẫn)

Trong 72 giờ đồng hồ Hà Nội lâm nguy trên biển nước, đảng CSVN hoàn toàn vắng mặt, hoàn toàn im hơi lặng tiếng, nếu có lên tiếng chăng thì chỉ là lời vô cảm, lời trách cứ người dân chỉ biết ỷ lại nhà nước, không biết tự cứu. Ngày 03/11 nước lụt từ giả Hà Nội. Ngày 06/11 quân đội CSVN mớI vào Hà Nội để “cứu nạn”. Qua tới ngày 07/11 CSVN ra lệnh cho bô Nông Nghiệp / Phát Triển Nông Thôn cùng với Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Lụt Bảo Trung Ương phải vội vàng và ầm ỉ lên tiếng kêu gọi các tổ chức quốc tế hãy cứu giúp Việt Nam vượt thoát những khó khăn do bảo lụt. Sau bao nhiêu lần hoạn nạn người dân thừa biết tiền cứu trợ của quốc tế bao giờ cũng vào tay đảng viên, chứ không hề tới tay người dân.

Về phía truyền thông các loại.

Trước hết hãy nói về cơ quan dự báo thời tiết: vẫn theo tiến sĩ Đặng Nguyên Anh, công việc dự báo thời tiết không khó khăn, không tốn kém nhiều nhưng không hiểu tai sao cơ quan dự báo thời tiết của Hà Nội lại bất động trong cơn đại hồng thủy vừa qua. Như vậy công tác dự báo thời tiết bất thành còn báo chí thì sao? Báo chí có thông tin cho người Hà Nội biết tình trạng lụt lội ở thủ đô nông sâu như thế nào không? Tuyệt nhiên không! Có lẽ họ sợ sẽ vào tù theo Nguyễn Việt Chiến vì loan tin thất thiệt chăng? Đúng vậy, trong một bài viết trên BBC Luân Đôn ngày 03/11/08 có đoạn ghi nhận: báo An Ninh Thủ Đô của CSVN ngày 02/11/08 đã ân cần nhắc nhở báo chí ngắn gọn rằng: “Lãnh đạo thành phố đồng thời cũng yêu cầu các cơ quan báo chí không được đưa tin thất thiệt, gây dư luận không tốt ”.(Hết lờI dẫn) Từ đó toàn bộ báo chí đi vào thế giới của câm lặng. Kịp đến ngày 05/11/08 ông Phạm Quang Nghị thông qua báo điện tử VietNamNet ngõ ý xin lỗi công luận về việc ông Nghị trên VietNamNet ngày 02/11/08 đã trách cứ người dân quá “ỷ lại vào nhà nước”. Điều kỳ lạ là nhân dịp này báo VietNamNet cũng vội vàng góp lời xin lỗi bên cạnh ông Phạm Quang Nghị vì đã đăng tin thiếu xót! Rõ ràng trong vụ Phạm Quang Nghị, VietNamNet chẳng làm gì gọi là thiếu xót. Xin lỗi ở đây là xin lỗi giúp cho Phạm Quan Nghị bớt bị dư luận chiếu cố. Xin lỗi ở đây là xin lỗi để lấy lòng thượng cấp. Đó là bản chất của báo chí quốc doanh.

Về phía những cơ quan đặc trách phát triển đô thị.

Nhận định về cơn đại hồng thủy, ông Phạm Quang Nghị, ủy viên bộ chính trị cho rằng: “Thiên tai thì không tính trước được, chỉ dự phòng tới tần xuất trung bình thôi, còn với đỉnh lũ cao như thế này thì không dự phòng trước được.” (Hết lời dẫn)

Nhận định như vừa kể, ông Phạm Quang Nghị có ý muốn nói: CSVN hoàn toàn đứng ngoài mọi nguyên nhân gây ra những thiệt hai trong trận lụt ngày 31/10/2008. Tuy nhiên, báo Thanh Niên Online ngày 02/11/08 lại loan tin: khu phố cổ Hà Nội do người Pháp xây dựng trước đây có khả năng thoát nước rất nhanh . Từ khu phố cổ Hà Nội, chúng ta hãy nhìn vào trung tâm đô thị mới của Hà Nội gọi là khu Mỹ Đình. Nơi đây, đất rộng mênh mông, nhà cửa nguy nga với Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, với cao ốc Keangnam 70 tầng lầu . Mỹ Đình là một quần thể kiến trúc, có tầm vóc qui mô xứng hợp với một thủ đô lớn của thế giới. CSVN tôn xưng Mỹ Đình như một kiến trúc biểu tượng của nhà nước. Thế nhưng, tất cả công trình hoành tráng kia cộng với xe hơi các loại đã phải ngoi ngóp trong biển nước mênh mông. Nhìn vào thảm kịch Mỹ Đình, tiến sĩ Huỳnh Văn Hoàng, chủ tịch Hội Xây Dựng Thành Phố Saigon, nói về Hà Nội như sau: “Theo tôi, phải nghĩ lại cái khu cũ do Pháp xây, nó tính kỹ hơn. Còn những khu đô thị mới của Hà Nội nguyên trước kia là đầm rau muống được xây lên thành đô thị. Bây giờ nó ngập kinh khủng). (Hết lời dẫn)

Những trình bày ở trên cho thấy: CSVN không thiếu chuyên viên xây dựng đô thị. Sỡ dĩ xảy ra tệ trạng Mỹ Đình là vì chế độ Hà Nội mang bệnh “ăn thật làm dối”. Xây cất theo kiểu ăn bớt vật liệu. Khi cần, họ sẳn sàng dùng ciment cốt tre thay cho cốt sắt. 

Nhìn ngắm và suy nghĩ về 72 giờ đại hồng thủy taị Hà Nội, giới quan sát nhận biết ngay rằng: dĩ nhiên, hồng thủy là thiên tai. Thế nhưng, thay vì ngập lụt chỉ thoáng qua như ở khu cỗ Hà Nội, khu Mỹ Đình lại bị úng nước nhiều ngày. Sự kiện này có nguyên nhân từ tội ác tham ô của CSVN trong kiến thiết đô thị. Đó là trách nhiệm không thể chối cãi được của chế độ Hà Nội thông qua tai họa hồng thủy. Mặc dầu vậy, CSVN vẫn thản nhiên ứng xử với người dân theo kiểu “ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Ăn cổ là lúc CSVN đứng lên kêu gọi quốc tế cứu trợ. Lội nước là 72 giờ đại hồng thủy. 

Bây giờ hãy trở lại với câu chuyên “Bộ da thú” của Karl Marx. Con thú không có khả năng chăm sóc bộ da của nó bằng cách lột da của những con thú chung quanh. CSVN ác nghiệt hơn loài thú. Đảng đã chăm sóc bộ da của đảng bằng cách lột da của nhân dân nhằm bồi dưỡng cho bộ da của đảng. Lợi dụng công tác xây dựng “Hà Nội Mới” để tham ô công quỹ kiến thiết đô thị. Đó là lột da của nhân dân. Nhân danh nạn nhân bảo lụt để xin quốc tế cứu trợ, sau đó tiền cứu trợ lại vào túi riêng của đảng. Đó là lột da nhân dân. Thế nhưng khi sông Hồng đến thăm từng nhà, từng người thì từ người dân, nạn nhân bị lột da, cho đến giới lãnh đạo CS, chánh phạm của tội ác lột da, tất cả đều ngụp lặn trong biển nước. Hồng thủy 2008 đã dạy cho CSVN một bài học: mới đầu gậy ông đập lưng dân. Sau đó chính gậy ông lại đập lưng ông. “Gây ông đâp lưng ông” chẳng là gì khác hơn là câu chuyện: người nào vay, người đó phải trả. Có khi trả theo lệnh Trời. Có khi trả theo lệnh dân. Sự việc Mỹ Đình, Hà Nội mới, chỉ là một hồ sơ nợ. CSVN còn vô số hồ sơ nợ khác. Nợ dân oan. Nợ tự do tôn giáo. Nợ ước vọng tự do dân chủ. Nợ giáo dục ngu dân…Nợ ở đây là nợ đã lột da của muôn dân để bồi dưỡng cho bộ da của CS. Mỗi một lột da là một đau đớn ngút ngàn. Những đau đớn ngút ngàn kia không thể không dồn đọng lại thành một lực nổ long trời, lỡ đất. Chừng nào tiếng nổ kia đến ngay với triều đình Hà Nội? Câu trả lời nằm ở nổ lực kết hợp người Việt với người Việt. Trong đó, đoàn kết người Việt hải ngoại phải là một đoàn kết đi đầu và mẫu mực. 

Đỗ Thái Nhiên

Việt Nam Tôi Đâu


Mỹ Tho: Nhạc Sĩ Việt Khang Bị Bắt - Việt Nam Tôi Đâu

Nhạc Phẩm VIỆT NAM TÔI ĐÂU, nhạc và lời Nhạc Sĩ Việt Khang chính tác giả trình bày.


Tin từ một người bạn của nhạc sĩ Việt Khang cho hay, công an Mỹ Tho đã bắt đi nhạc sĩ Việt Khang vào trước lễ Noel vừa rồi. Việt Khang có tên thật là Võ Minh Trí là cộng tác viên trẻ thuộc Đoàn Nghệ Thuật Tổng Hợp Tiền Giang.

Lý do Việt Khang bị bắt giữ có thể liên quan tới một ca khúc do chính anh sáng tác và biểu diễn. Ca khúc có tên “Việt Nam Tôi Đâu”. Bài hát ca ngợi tình yêu nước, chống Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Cùng với lời ca là  các hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, Sài Gòn, video do anh sáng tác được phát tán rộng rãi trên mạng.

Bài hát có đoạn “Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tầu...”, tiếp theo đó là lời kêu gọi đứng lên “chống giặc tầu và những kẻ bán nước”…

Liên quan tới những sáng tác “nhạy cảm” về chủ quyền biển đảo, tháng trước đây, bộ phim “Hoàng Sa- Nỗi đau mất mát” do ông André Menras-Hồ Cương Quyết hợp tác với Đài Truyền hình TPHCM thực hiện năm 2011 đã bị cấm chiếu. Ngay buổi công chiếu đầu tiên ở một quán cafe vào đêm 29 tháng 11 thuộc khu du lịch Văn Thánh, công an quận Bình Thạnh đã thô bạo giải tán những người tới xem, đồng thời ngắt điện của tiệm cafe.

Mặc dù trong năm rồi, nhà nước đã có những động thái nhất định chính thức thừa nhận chủ quyền đối với Hoàng Sa cũng như những tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông. Từ chỗ đề cập úp mở, báo chí Việt Nam đã đề cập trực diện tới các xung đột trên biển Đông. Nhiều quan chức đứng đầu nhà nước như các ông Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức lên tiếng về chủ quyền biển đảo, thay vì những thông cáo nhàm chán do các thế hệ người phát ngôn bộ Ngoại Giao lặp đi lặp lại nhiều năm nay.

Song, tình yêu nước vẫn bị kiểm duyệt khắt khe. Những hành động “yêu nước tự phát”, ở các mức độ khác nhau, đều bị trấn áp. Những người mặc áo, đội nón NO-U (nói không với đường lưỡi bò) vẫn bị làm khó, người biểu tình bị giải tán, bắt bớ tùy tiện.

Nguồn: http://www.danchimviet.info/archives/49163

Lời chúc Xuân gửi đến các bạn trẻ trong Quân Đội Nhân Dân.


Cùng các bạn trẻ trong quân đội,

Tuy biết tất cả các bạn đều bị bắt buộc phải thi hành nghĩa vụ quân sự, phải mặc quần áo quân đội một cách bắt đắc dĩ, nhân dịp Xuân về, chúng tôi vẫn chúc các bạn có đảm lược để suy nghĩ và thực hành một điều duy nhất là Hiếu với Dân vì Dân chính là cha mẹ, ông bà, cô dì, chú bác và các bạn của các bạn. Các bạn không nhập ngũ để phục vụ cho một chế độ xua đuổi dân vào đường cùng, sau khi đã cướp trắng của họ tài sản, mồ hôi nước mắt mà cả một thế hệ, đã vun dầy, xây đắp. Các bạn cũng không cầm súng, đứng nhìn hoặc hợp tác với Công An cưỡng chế, lùa dân ra chỗ chết đói, để lại đất đai cho kẻ có quyền thế, xây biệt thự mênh mông cho lãnh đạo thụ hưởng hoặc xây khách sạn cho ngoại bang du hí. Mặc dù là trong thời bình, các bạn chắc không thể quên những bài học lịch sử oai hùng từ thời Triệu, Trưng đến Nguyễn Huệ, gần đây là những trận chiến Hoàng Sa, Trường Sa, và trận đánh bảo vệ biên giới phía Bắc, những bài học nhắc nhở đến hàng triệu triệu chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ giải đất giang sơn hình chữ S đẹp vô ngần. Nhưng trên hết, chắc các bạn không thể không nghĩ đến sự phân cách của giới quân nhân các bạn và giới công an. Trong khi các bạn đổ máu và hy sinh mạng sống mình cho đất nước, thì công an nghênh ngang tọa hưởng khoái lạc trên đầu cổ nhân dân. Họ còng tay, cùm kẹp nhân dân là những người mà bạn bảo vệ. Họ cướp của dân giữa ánh sáng ban ngày. Họ hoành hành bá đạo, và coi khinh lực lượng quân đội nhân dân của các bạn như cỏ rác. Lý do đơn giản: Công An và lũ 5 C (Con Cháu Các Cụ Cả) lượm được tiền nhiều gấp chục lần các bạn quân nhân đã đổ mồ hôi mới kiếm được. Có thể nói lương tháng của cả Tiểu Đoàn các bạn cũng không đủ để cho một đồn công an kinh tế ăn chơi trong một tuần. Nói chi đến các lãnh tụ với đời sống xa hoa mà các bạn đang phải đổ máu ra bảo vệ. Có lẽ lương cả Sư đoàn quân của các bạn chỉ đủ đóng tiền cho một đứa 5 C đi du học. Doanh trại của các bạn không thể được so sánh với cái bếp của Lãnh Tụ. Trong khi các bạn cầm cà-mên vào nhà ăn để nhận bột ngọt và các thức ăn đạm bạc, thì các lãnh tụ ném cả ngàn đô la vào một bữa ăn chơi, có lãnh tụ còn đem cả tiền tỷ đi đánh bạc, hoặc đi nhậu với gái chân dài. Nhìn vào tình hình tiêu xài phung phí và quyền hành vô hạn của các lãnh tụ và công an, chúng tôi tưởng như các bạn là những nô lệ thời đại cho một chế độ “người bóc lột người”. Thân mình của các bạn quân nhân là các chân chống cho các bàn tiệc mênh mông đầy rượu ngoại năm, bẩy trăm đô một chai, có gái chân dài sếch xi dâng hiến. Còn sinh mạng của các bạn là bàn đạp cho các lãnh đạo bước lên thềm các lâu đài Tư Bản vinh hoa phú quý, không những cho cá nhân họ mà còn cho đời con, đời cháu của họ nữa. Chưa kể đến những vụ thủ tiêu, ám sát các Tướng Lãnh Quân Đội. Hãy nhớ đến những vụ chết “đột xuất” của các tướng lãnh trong quân đội, vụ 13 tướng lãnh bị nổ máy bay, vụ Tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, và Trần Văn Trà.. và biết bao nhiêu người nữa ra đi trong thầm lặng, bí hiểm. 

Vì thế, trong tinh thần năm mới, chúng tôi chúc các bạn trẻ trong quân đội: Chân Cứng, Đá Mềm, rạng sáng Tinh Thần các đời vua Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Chúc tim của các bạn tỏa ánh một mầu Việt Nam. Chúc chân của các bạn vững chãi như thành đồng vách sắt bảo vệ Tổ Quốc không rơi vào tay giặc Tầu. Chúc tay của các bạn là những mũi lao phóng vào cái chế độ phản quốc đang bán đứng giang sơn cho giặc, cái chế độ chỉ biết dung dưỡng lực lượng Công An để vinh thân phì da trong máu của đồng bào, trong khi tận dụng sinh lực các bạn quân nhân như những tên nô lệ. 

Hãy vùng lên, hỡi các quân nhân mang dòng máu Việt!  Hãy vùng lên đòi lại danh dự cho chính mình và cho dân tộc yêu quý. 

VÙNG LÊN! HỠI CÁC NÔ LỆ CỦA THẾ GIAN!

Mến quý.