1/2/12

TV nhà nước dùng kẻ cắp để rao giảng đạo đức và văn hóa



Đài Truyền hình Quốc gia mở hàng đầu năm bằng bài rao giảng đạo đức và văn hóa của kẻ ăn cắp



Phải chăng, cả đất nước đang lâm nạn trộm cắp, trấn lột, cướp giật khắp nơi chính là kết quả của chính sách cướp đoạt của nhà nước cộng sản Việt Nam từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc mà cha con Vũ Văn Hiến, Đài THVN đã thực hiện?
Trên chương trình VTV1 đầu năm mới lúc 1h30 ngày 1/1/2012, Đài Truyền hình Việt Nam có chương trình văn hóa, người đứng rao giảng về văn hóa, đạo đức lại là Kiều Trinh, một người đàn bà có thâm niên và tiền sử trộm cắp đã được cộng đồng mạng vạch rõ từ hơn 10 năm nay.

Nữ Vương Công Lý đã một lần nói đến việc này, thế nhưng có lẽ chỉ vì ‘Đạo đức cộng sản’ dường như đúng với bản chất trộm cắp tham nhũng và cướp đoạt, nên không thể dùng ai khác thay thế người đàn bà trộm cắp này để giáo dục văn hóa, đạo đức cho cả nước.

Cũng cần nhắc lại: Kiều Trinh, người đàn bà nhiều lần thò mặt lên truyền hình để bị la ó và phải xuống, rồi lại mon men leo lên màn hình chính là con gái cựu Tổng Giám đốc Đài THVN – ông Vũ Văn Hiến mới rời chức vụ năm trước. Người thay thế ông ta hiện nay là Trần Bình Minh.
Vũ Văn Hiến


Trong quá trình làm TGĐ Đài THVN, Vũ Văn Hiến đã nổi tiếng về những vụ tham nhũng nổi tiếng nhưng vì là Ủy viên Trung ương Đảng, nên ông ta đã được bao che.

Nhưng, hành động ăn cắp tại nước ngoài của con gái ông ta thì không dễ bao che như trong nước. Trên các diễn đàn mạng internet, những vụ trộm cắp của cô con gái theo nghề ’6 ngón’ của ông bố đã vang dội hơn 10 năm nay và vẫn còn in đậm trên đó.

Nội dung câu chuyện về cô gái yêu của cựu TGĐ Đài THVN như sau:

Sinh năm 1975, Kiều Trinh là con gái cả của ông Vũ Văn Hiến. Cô nàng này nổi tiếng thì ít mà tai tiếng thì nhiều. Năm 2001, khi đang là phóng viên Ban Thời sự- VTV, được cử sang Thụy Điển học 03 tuần, em gái đã không bỏ lỡ cơ hội trổ tài trộm cắp tại nhiều siêu thị.

Ngày 11 tháng 2 năm 2001, Kiều Trinh đã bị cảnh sát thành phố Kalmar- Thụy Điển bắt vì tội ăn trộm. Sau vài ngày chối tội, cuối cùng em gái VTV đã phải thú nhận ăn trộm nhiều loại hàng hóa trị giá hơn 400USD tại một số của hàng ở các thành phố Orebro và Kalmar.

Theo luật pháp Thụy Điển, với số tiền trộm cắp lớn như vậy, lẽ ra cô nàng phải ra tòa xét xử với mức án phạt tù. Tuy nhiên, do thành khẩn khai báo, có giấy của bệnh viện trong nước gửi sang xác nhận tiền sử mắc bệnh tâm thần ( lấy của người khác nhưng không nhớ), số hàng hóa trộm cắp được đưa vào diện giảm giá, nhờ sự can thiệp của Đại sứ quán VN tại Thụy Điển, do lần đầu bị bắt nên Kiều Trinh chỉ bị phạt tiền và trục xuất về nuớc.

Sau 1 tuần bị giam tại Đồn cảnh sát Kalmar, đến ngày 16 tháng 2 năm 2001, Kiều Trinh đã được phóng thích, ngày 18 tháng 2 năm 2001 đáp máy bay về nước. Niềm vui sướng tột cùng đã đến với ông Vũ Văn Hiến vì sau đó ông này vẫn trúng cử Ủy viên TW Đảng và trở thành Tổng giám đốc Đài THVN.
Kiều Trinh, con gái cựu Tổng Giám đốc Đài THVN - ông Vũ Văn Hiến


Phát huy thành tích đã đạt được, năm 2006, trong một chuyến công tại tại Anh, bệnh cũ của Kiều Trinh lại tái phát, cô này lại bị bắt quả tang khi ăn trộm một chiếc máy ảnh kỹ thuật số tại một Shop. Mọi việc vẫn được giải quyết êm thấm.

Năm 2009, sau nhiều lần trộm cắp, đúc kết được nhiều kinh nghiệm lấy hàng không phải trả tiền, ông Vũ Văn Hiến đã ký quyết định kết nạp cô con gái “sáu ngón” vào Đảng và bổ nhiệm làm Trưởng phòng Văn hóa của Ban Thời sự- Đài Truyền hình VN.

Hy vọng, với tài trộm cắp của mình và nghiệp vụ nhào nặn thông tin, bố con ông Hiến sẽ giúp cho mô hình ”Ăn trộm siêu thị” được nhân rộng ra toàn VTV. Nói một cách khác, ở VTV,nếu bạn muốn thành đạt, muốn được kết nạp đảng và bổ nhiệm, trước hết phải thành thạo nghiệp vụ ” mua hàng nhưng quên trả tiền”.

Phải chăng, cả đất nước đang lâm nạn trộm cắp, chấn lột, cướp giật khắp nơi chính là kết quả của chính sách cướp đoạt của nhà nước cộng sản Việt Nam từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc mà cha con Vũ Văn Hiến, Đài THVN đã hướng dẫn và thực hiện?

Đầu năm mới, chương trình đầu tiên của Đài THVN lại do một kẻ cắp đạo diễn. Có phải đây là thông điệp mà nhà nước Việt Nam đang phát đi cho đám quan chức biết rằng: Một năm cướp đoạt và chấn lột mới đã được khởi động?

Thật đúng là hết thuốc chữa.

1/1/2012


Nữ Vương Công Lý
Reply With Quote

Báo chí Việt Nam 'mắng' lãnh đạo Hải Phòng 'vô liêm sỉ'


HÀ NỘI (Người Việt ) - Ngày 17 tháng 1, 2012, các báo ở Việt Nam tường thuật cuộc tiếp xúc của ông Ðỗ Trung Thoại, phó chủ tịch thành phố Hải Phòng, khi ông này tới dự một cuộc “giao ban” với báo chí.



Căn nhà 2 tầng của gia đình ông Ðoàn Văn Quý và căn nhà lợp bổi của ông Vươn bị đốt phá, san phẳng sau vụ cưỡng chế ngày 5 tháng 1. (Hình: VNExpress)


Ngoài chuyện yêu cầu báo chí phải tự bịt miệng và không được đưa tin tiếp về vụ việc cưỡng chế trái luật kiểu cướp ngày đã đẫn đến người dân nổ súng nổ mìn khi bị dồn vào đường cùng, ông còn nói rằng hai ngôi nhà của anh em ông Ðoàn Văn Vươn đã bị san bằng chỉ vì “dân bất bình nên phá nhà ông Vươn.”

Mấy ngày gần đây, nhiều bài báo “lề phải” dẫn lời của một số người như nguyên Thứ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Ðặng Hùng Võ, một số luật sư, cũng như trưng dẫn một số tài liệu chứng minh vụ cưỡng chế sai từ đầu. Rồi sự lên tiếng của ông Lê Ðức Anh, nguyên chủ tịch nước, 3 tướng lãnh quân đội CSVN nghỉ hưu, đều cho rằng nhà cầm quyền huyện Tiên Lãng làm bậy, được sự hậu thuẫn của viên chức cấp thành phố và cả hệ thống tòa án, nên đã xảy ra sự chống đối.

Ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa là người cầm đầu chính phủ, lại cũng là “đại biểu nhân dân” của Hải Phòng, thấy không thể nín thinh mãi, cũng ra lệnh nhà cầm quyền Hải Phòng điều tra toàn bộ vụ việc và báo cáo “kiểm tra làm rõ đúng sai, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc cưỡng chế.”

Bộ Công An, theo tờ Pháp Luật, cũng cho hay “lãnh đạo bộ sẽ có cuộc họp để nghiên cứu vụ cưỡng chế và dùng súng chống trả lực lượng chức năng ở huyện Tiên Lãng.” Bộ Tài Nguyên Môi Trường thì “chính thức chỉ đạo Tổng Cục Ðất Ðai theo dõi vụ cưỡng chế đất tại Tiên Lãng để có những chỉ đạo cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ lĩnh vực quản lý của ngành.”

Bên cạnh đó, nhiều báo cũng loan tin “Mặt Trận Tổ Quốc VN” sẽ “lập đoàn giám sát vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng.”

Từ một chuyện xảy ra ở khu đầm nuôi cá của gia đình anh em ông Ðoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, đã trở thành đề tài phát biểu sôi nổi của rất nhiều giới khác nhau trong nước.

Phía nhà cầm quyền tự xã lên huyện tới thành phố đều nằng nặc nói làm đúng luật. Nhưng ngoài những ông này ra, ai cũng thấy các ông làm trái luật. Các ông viện dẫn Luật Ðất Ðai và nói mình làm theo đó nhưng ông Ðặng Hùng Võ bẻ ngược lại là không có luật nào của Việt Nam cho phép các ông tự ý tùy tiện cho thuê đất hay thu hồi, ngắn hạn hay dài hạn không chừng. Theo ông Võ, luật đất đai nói phải giao 20 năm không hơn, không kém. Hết hạn cũng không thu hồi mà giao tiếp tục. Ðằng này, nhà cầm quyền lấy lại để “giao cho ai thì giao.”

Chỉ vì ông Vươn khiếu nại, kiện tụng về sự trái luật của các ông suốt nhiều năm đã được hứa hẹn rồi bội ước nên mới xảy ra vụ việc chống cưỡng chế sáng ngày 5 tháng 1, 2012.

Báo Dân Trí ngày 18 tháng 1, 2012 có một bài viết đả kích ông Phó Chủ Tịch Ðỗ Trung Thoại là “vu oan cho nhân dân” phá nhà anh em ông Vươn. Báo chí Việt Nam cho hay hai căn nhà của anh em ông Vươn nằm ngoài chỗ bị cưỡng chế. Lúc đầu thì nhà cầm quyền địa phương nhìn nhận san phẳng vì nơi đó có những kẻ chống đối ẩn núp. Bây giờ ông phó chủ tịch tỉnh chối tội giùm.

Vào cái ngày định mệnh đó, khi đoàn cường chế hàng trăm người võ trang súng ống cùng mình đầy ra đó thì có thứ “nhân dân” nào dám tới đó mà “bức xúc”? Mà phá nhà người khác? Hình ảnh về vụ cưỡng chế công bố trên nhiều báo cho thấy hàng ngàn người dân đứng xem cưỡng chế bị Công an, Cảnh sát Cơ động chận từ xa, đâu có ai được tới gần.

“Tưởng sự dối trá đến thế là cùng nhưng vẫn chưa đủ khi gần đây, ông Phó Chủ Tịch UBND TP. Hải Phòng Ðỗ Trung Thoại lại nêu việc phá ngôi nhà của ông Quý là do... nhân dân bức xúc. Một sự vu oan giá họa, trắng trợn đổ tội cho nhân dân và đó là câu dối trá vô liêm sỉ nhất mà mình được nghe từ miệng một quan chức chính quyền cấp tỉnh.”

Báo Dân Trí ngày 18 tháng 1, 2012 viết: “Còn giả sử, vâng giả sử nếu do nhân dân bức xúc phá nhà ông Quý thì gần một trăm chiến sĩ công an, quân đội và nhiều vị lãnh đạo các cấp có mặt tại thời điểm đó tại sao không ngăn cản, bảo vệ? Trách nhiệm của công bộc đối với những người đóng thuế nuôi họ để đâu? Rồi ‘nhân dân bức xúc’ là ai? Tên tuổi là gì? Tại sao cho đến giờ chưa có ‘nhân dân bức xúc’ phá nhà nào bị truy tố vì tội phá hoại tài sản công dân? Ðó là chưa kể có nhiều bức ảnh đã ghi lại cảnh đập phá này.”

Bài viết này kết luận, “Ðổ tội cho nhân dân, vu vạ cho cấp dưới là vô liêm sỉ. Sự lèo lá, tráo trở đã không còn giới hạn.”

Lên tiếng trên báo Giáo Dục Việt Nam, Tướng Phạm Xuân Thệ phát biểu: “Bản thân ông Vươn là người được học hành tử tế, là một kỹ sư nông nghiệp, nên ông ta không dễ gì có những hành động tiêu cực, vi phạm pháp luật như vậy. Tôi cho rằng, nguyên nhân sâu xa nằm ở cách giải quyết của chính quyền địa phương và cần phải xem xét lại nghiêm túc vấn đề này.”

Còn Tướng Huỳnh Ðắc Hương, từng tới thăm gia đình ông Vươn năm 1999, nói rằng: “Những người như ông Vươn là tấm gương làm kinh tế mà các người dân ở nước ta phải noi theo. Và với tấm gương sáng như vậy, thay vì tạo điều kiện giúp đỡ, mà tổ chức cưỡng chế, hủy hoại tài sản của họ, thì tôi cho rằng những lãnh đạo địa phương không có tấm lòng.”

Tướng Phạm Xuân Thệ cho rằng những tráo trở của nhà cầm quyền huyện Tiên Lãng toa rập với tòa án ở Hải Phòng “chẳng khác nào lợi dụng lòng tin của nhân dân vào chính quyền để làm tổn hại tới quyền lợi nhân dân.”

Trên báo điện tử của Dòng Chúa Cứu Thế ngày 18 tháng 1, 2012, đăng tải phóng ảnh Ðơn Kêu Cứu của ông Ðoàn Văn Vươn đề ngày 5 tháng 12, 2011 là ngày ông bị cưỡng chế tài sản. Khi vụ việc xảy ra thì ông cầm đơn đi kêu cứu với nhà cầm quyền Hải Phòng nêu ra các tráo trở của nhà cầm quyền huyện Tiên Lãng.

Trong đó, ông trình bày cho thấy ngày 4 tháng 10, 1993 ông đã được huyện giao cho “khoanh vùng nuôi trồng thủy sản” 21 ha ở bãi biển Vinh Quang (phía tây Cống Rộc). Ðến ngày 9 tháng 4, 1997 thì được giao thêm 19.3 ha nữa. Nói là giao đất nhưng thật ra chỉ là những bãi bồi hoang vu không làm gì được. Ông và gia đình đã vay vốn, đầu tư cả sức người và tài sản để đắp đê làm kè chống chọi lại với sóng biển suốt nhiều năm trời mới tạo thành những khu đầm nuôi tôm cá và cây ăn trái.

Bỗng dưng ngày 7 tháng 4, 2009, trong đơn ông viết, ông Lê Văn Hiền, chủ tịch huyện Tiên Lãng ra quyết định thu hồi khu vực nuôi trồng thủy sản của gia đình ông. Ông kiện ra tòa thì được yêu cầu hòa giải. Ngày 25 tháng 6, 2010, “Tòa án nhân dân” Hải Phòng gửi văn thư cho ông nói như sau: “Trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã tạo điều kiện để các đương sự thỏa thuận với nhau để giải quyết vụ án và ngày 9 tháng 4, 2010 tại trụ sở Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng ông nhất trí rút đơn kháng cáo và xin thuê lại đất theo quy định của pháp luật, đại diện Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng cũng nhất trí cho ông thuê lại đất theo quy định của pháp luật. Vì vậy Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ kiện. Ðể được tiếp tục thuê đất, ông cần làm đơn (và hồ sơ xin thuê đất) gửi tới Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng để giải quyết theo thẩm quyền.”

Với văn bản này, nhà cầm quyền huyện Tiên Lãng coi như không có kháng cáo và bản án sơ thẩm (cho phép cưỡng chế) có hiệu lực nên ông Lê Văn Liêm ra lệnh cưỡng chế cho dù bức thư của tòa án nói rõ là nhà cầm quyền huyện đã “nhất trí” cho ông Vươn tiếp tục thuê đất.

Báo Ðại Ðoàn Kết ngày 18 tháng 1, 2012 gọi những quyết định tráo trở của nhà cầm quyền huyện Tiên Lãng là “những quyết định trời ơi.”

(TN)

CHỬI ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ CS VIỆT NAM MỘT CÁCH CAY ĐỘC VÀ CÓ VĂN HÓA

CHỬI ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ CS VIỆT NAM MỘT CÁCH CAY ĐỘC VÀ CÓ VĂN HÓA, BẢN LĨNH KHÔNG AI HAY HƠN GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU

Posted on Tháng Một 25, 2012

Tôi vốn không đặc biệt thích Giáo sư Ngô Bảo Châu. Cái bổ đề toán học mà ông đã giải được cũng chẳng mang lại niềm kiêu hãnh gì đặc biệt cho tôi, mỗi khi có dịp đi công tác nước ngoài, bị một thằng Nhật lùn hoặc một tay Hàn quốc bậm trợn nào đó hỏi “Mày là người nước nào?”.
“Tao là người Việt Nam” trả lời và cảm thấy muối mặt khi nhìn thấy nụ cười nữa miệng của chúng nó.
Nhưng tôi lại đặc biệt thích cái văn phong ngắn gọn, mạnh mẽ đến sổ sàng của tay Giáo sư toán chết tiệt này.
Có những bài viết ngắn gọn của ông trong vòng vài trăm từ như bài viết “Về sự sợ hãi” hay bài viết về việc “Bám theo lề là việc của con cừu không phải việc của con người tự do” đã một thời gian làm cư dân mạng sôi lên “sùng sục”.
Trước thềm năm mới Nhâm Thìn 2012 trong một bài trả lời phóng viên báo Tuổi trẻ cuối tuần 20/01/2012 với tựa do báo Tuổi trẻ cuối tuần đặt “Bạn trẻ vẫn đầy niềm tin tương lai”, một lần nữa lại làm không khí trên mạng Facebook cũng như các blog “lề trái”, “sôi lên sùng sục”.
Ngay trên blog anhbasam.wordpress.com và các blog nỗi tiếng khác như Quechoa.info, Nguyenxuandien… cũng đã có những bài viết bắt bẻ, lên án phát ngôn của vị Giáo sư này.
Tôi cũng đã đọc qua các bài viết này và có nhận xét của riêng mình về các bài viết này:
-Các tác giả của những bài viết, cũng như các còm-sỹ với các comment chỉ trích Giáo sư Ngô Bảo Châu hiện có “cái đầu quá nóng” hay “văn hóa đọc” hơi bị “lùn” hoặc thiển nghĩ đây là những ngòi bút của lề phải nối dài, để, hòng che đậy, lấp liếm đi, cái ý chính sâu sắc được giấu sau cách trả lời thông thái và láu lĩnh “kiểu Trạng Quỳnh” của vị giáo sư này.
Trên blog anhbasam viết:
“Làm toán” cần kiến thức toán học, còn “tính toán” thì cần tới cái láu lĩnh ở đời. Và có lẽ hai thứ này kết hợp với nhau đã làm nên điều kỳ diệu, để, chỉ trong vòng có mười tháng thôi, biến Ngô Bảo Châu từng gây xôn xao dư luận với bài viết ngắn gọn, khúc chiết, mạnh mẽ mà vẫn khéo léo đến lạ, bàn “Về sự sợ hãi”, thành một con người khác hẵn.
Theo tôi, sống trong một đất nước hiện bị cưỡng ép dưới một thể chế Độc tài toàn trị, quyền tự do ngôn luận, dĩ nhiên bị đàn áp bằng mọi thủ đoạn “đê hèn”. Từ “bắt nóng”, “bắt nguội”, vu vạ đủ mọi thứ “tội trời ơi đất hỡi” như anh Điếu cày bị vu tội “trốn thuế”, chị Minh Hằng bị đưa vào trại “phục hồi nhân phẩm”, mà không thông qua bất cứ bản án nào v.v….
Thì việc ưu tiên hàng đầu của những người đấu tranh cho TỰ DO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN là:
1-Phải bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình, trong mức có thể.
Chẳng phải sau sự kiện blogger Cô gái Đồ Long bị bắt dạo nào, hàng loạt các blog như Quechoa, Kwan… đóng sập mục phản hồi đó chăng?
2-Khôn khéo vận dụng những ưu thế có được, bằng mọi cách, mọi lúc, để có thể phản biện, đấu tranh, vạch ra những cái xấu xa, bỉ ổi của Độc tài toàn trị, thậm chí có thể chửi sa sả trên đầu bọn Đôc tài toàn trị mà vẫn ung dung, tự tại.
Đạt được điều này, theo tôi, trong đầu thế kỷ 21 này, cho đến ngày hôm nay, ở Việt Nam không có ai trực diện và xuất sắc như Giáo sư Ngô Bảo Châu.
Đa số các chỉ trích chỉ nhằm vào câu trả lời của Giáo sư Ngô Bảo Châu với phóng viên báo Tuổi trẻ cuối tuần khi phóng viên này đặt câu hỏi với một “cái bẫy” được gài sẵn mà không ai có tí thông minh, không nhận ra:
“Gần đây phong trào phản biện của giới trí thức ngày càng sôi nỗi. Thậm chí người ta còn cho rằng người lao động trí thức sẽ chưa đạt tầm của một người trí thức nếu chỉ biết làm công việc chuyên môn của mình mà chưa bọc lộ được năng lực phản biện xã hội. Giáo sư suy nghĩ thế nào về trách nhiệm phản biện xã hội của giới trí thức cũng như vai trò của giới trí thức trong xã hội?”.
Và Giáo sư Ngô Bảo Châu đã trả lời:
“Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. Đến bao giờ chúng ta mới thôi thi đua để được phong hàm trí thức?.”
Rõ ràng là câu trả lời quá chuẩn.
Chị Minh Hằng, Người buôn gió, Mẹ Nấm, chị Phương Bích, anh Điếu cày, anh Ba Sài Gòn và hàng nghìn, hàng vạn các blogger trong đó có tôi dù có tham gia phản biện xã hội với mong muốn xã hội ngày càng công bằng, văn minh, dân chủ, tự do hơn cũng xin không dám nhận hai chử “trí thức”.
Trong khi những bọn đầu thì to, óc như trái nho, toàn bả đậu thì bằng mọi thủ đoạn đế lấy cho bằng được những tấm bằng Tiến sỹ, Thạc sỹ “Nam Thái Bình Dương” để có cái mẽ trí thức.
Có tra tự điển của tất cả các nước trên toàn thế giới thì cũng chẵng thể nào kiếm ra được định nghĩa khác với câu trả lời của Giáo sư Ngô Bảo Châu, quan niệm về người trí thức. Một câu trả lời thông minh, đủ để không sa vào cái bẫy được giăng sẵn của tay phóng viên “được dạy dỗ cẩn thận” những đòn phép câu chử của ban Tuyên giáo.
Nhưng liền tiếp đó ông phát biểu tiếp:
“Mặc khác cần trân trọng những trí thức hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội chết lâm sàng”.
Rõ ràng phản biện không phải là một “thiên chức” độc quyền của giới trí thức. Phản biện xã hội là một “thiên chức” của tất cả những ai có “lương tri” mà không phụ thuộc vào trình độ học vấn hay học hàm học vị.
Thật vậy xã hội Việt Nam hiện nay đã và đang “chết lâm sàng” trước những suy đồi đạo đức trên tất cả các bình diện.
Những Sầm Đức Xương, Nguyễn Trường Tô, những ván cờ tướng bạc tỷ, những vụ tư vấn tâm sinh lý trong các nhà nghỉ, trên võng của các thẩm phán, những cú lừa đảo, chiếm dụng nghìn tỷ bạc của hàng loạt các giám đốc chi nhánh Ngân hàng Agribank, Vietinbank, và cú chìm xuồng của Vinashin mà chẳng có thằng nào con nào bị kỷ luật theo quyết định của Bộ Chính Trị???.
Những clip nữ sinh đánh nhau lột quần, lột áo, khoe hàng. Những vụ án mạng thương tâm mà thủ phạm cũng như nạn nhân mới chỉ ở độ tuổi lớp 7, lớp 8, chỉ vì mâu thuẩn nhỏ nhặt…
Những cú đánh chết người, những phát súng trên phố đông người của lực lượng cảnh sát.
Những vụ mãi lộ trên khắp các cung đường huyết mạch từ Nam ra Bắc mà người có công điều tra ra những vấn nạn nhức nhối của lực lượng này là phóng viên Hoàng Khương, hiện đang ở đàng sau song sắt nhà tù???
Cả dất nước đã và đang chết lâm sàng, không phải chỉ sau khi có quyết định QĐ 97/2009/QĐ-TT cấm các tổ chức Khoa học Công nghệ do các cá nhân thành lập phản biện công khai hay Nghị định 35/2005/NĐ-CP cấm tụ tập đông người, NĐ 36/2005/NĐ-CP cấm khiếu nại tập thể. Đất nước Việt Nam, Xã hội Việt Nam, con người Việt Nam đã chết lâm sàng kể từ khi Hồ Chí Minh đứng trên lễ đài tuyên bố độc lập 02/09/1945.
Giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu tiếp:
“Những người có học, có trí thức thật ra cần phải tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội. Học hàm, học vị không thể đảm bảo rằng cái anh nói ra mặc nhiên đúng”
Có những cái mà đến vị lãnh tụ của giai cấp vô sản trên toàn thế giới đã cho là “chân lý”, thì đến ngày nay thực tế lịch sử chứng minh rằng những chân lý ấy chỉ đáng vứt vào sọt rác của nhân loại.
“Với thói quen làm việc khoa học của mình, cái mà anh có thể làm là đưa ra những lập luận vững chắc và có tính thuyết phục. Nhà lãnh đạo “văn minh”, có “bản lĩnh” (tôi xin mạn phép đóng ngoặc những từ này của Giáo sư Ngô Bảo Châu) sẽ biết lắng nghe những lập luận đó. Họ có thể làm theo hoặc không làm theo kết luận của anh. Trong trường hợp họ không làm theo, vẫn dưới giả thiết là lãnh đạo “văn minh và có bản lĩnh”, lãnh đạo sẽ phải đưa ra những lập luận ít nhất cũng vững chắc bằng những lập luận của anh để bảo vệ quan điểm của mình.
Tôi quan niệm vai trò của trí thức là vậy, anh ta có vai trò gây sức ép lên người lãnh đạo, nhưng cũng như lãnh đạo anh ta không độc quyền chân lý”.
Qủa thật không thể nào phát biểu khôn khéo hơn, với thói quen làm việc khoa học của mình, Giáo sư đã lập luận sắc bén và láu lĩnh không kém cạnh gì Trạng Quỳnh, khi đưa ra một CHÂN LÝ: không có ai độc quyền chân lý.
Lãnh đạo hiện tại của nhà nước CHXHCN VN có “Văn minh”, có “bản lĩnh” không??? khi mà kết tội Luật sư Cù Huy Hà Vũ với cái cớ ban đầu là HAI BAO CAO SU ĐÃ QUA SỬ DỤNG???
Có “Văn minh và đủ bản lĩnh” không??? khi kết tội anh Điếu cày trốn thuế và kết án hai năm, khi trong hợp đồng cho thuê nhà có ghi rõ điều kiện: bên thuê nhà phải có trách nhiệm đóng thuế thu nhập cho bên cho thuê???
Có “Văn minh và đủ bản lĩnh” không??? khi vừa hết hạn tù lại kết tội anh Điếu cày tội chống phá nhà nước trong khi anh đang thụ án trốn thuế trong tù???
Có “Văn minh và đủ bản lĩnh” không??? khi bắt chị Minh Hằng giam mà không hề có một phiên tòa xét xử nào???
Có “Văn minh và đủ bản lĩnh” không??? khi không đưa ra được bất cứ một luận cứ khoa học nào đủ sức thuyết phục để vẫn cho khai thác Boxit, để tới bây giờ sau khi Bộ Giao thông vận tải phải bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để nâng cấp cầu đường để vận chuyển quặng Boxit, hiệu quả kinh tế là con số âm khổng lồ.
Có “Văn minh và đủ bản lĩnh” không??? khi ban hành Quyết định QĐ 97/2009/QĐ-TT để cấm các tổ chức Khoa học Công Nghệ do các cá nhân thành lập phản biện công khai.
Rõ ràng với lập luận khoa học và vững chắc và khôn khéo của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu, đã chứng minh rằng lãnh đạo hiện tại của CHXHCN VN, thiếu “Văn minh” và “không đủ bản lĩnh”
Hơn thế nữa, ông còn phát biểu:
“Người lãnh đạo có bản lĩnh sẽ có hành động nhất quán, chứ không được chăng hay chớ. Đi cùng với sự nhất quán là tính chủ quan, ở đây nếu lắng nghe ý kiến phản biện, người lãnh đạo sẽ tránh được những sai lầm không thể cứu vãn. Theo tôi phẩm chất quan trọng nhất của người lãnh đạo là tính lương thiện, ít nhất là lương thiện vừa đủ để không tự lừa mình bằng những điều viễn vông và không tự bao biện cho những sai lầm của mình.”
Vậy theo quan niệm trên của Giáo sư Ngô Bảo Châu, lãnh đạo hiện tại của CHXHCN có tí lương thiện nào không khi chẳng những bỏ ngoài tai mọi phản biện xã hội mà còn bắt giam những người bất đồng chính kiến từ chuyện bé tới chuyện lớn. Nếu như nghe phản biện thì đã không có nỗi nhục Vinashin, không có những khoản lỗ cũng như những nguy hiểm treo lơ lững trên đầu khi Chính phủ vẫn nhất quyết cho khai thác Boxit chỉ vì đó là chủ trương lớn của Đảng???
Có tí lương thiện nào không khi tự lừa mình và cả đất nước dân tộc bằng những cách tính “đếm cua trong lỗ” đầy tính viễn vông của lũ trẻ con như
-Chỉ số IQ cao nên làm đường sắt cao tốc???.
-Đến 2030 thu nhập bình quân/đầu người VN sẽ là 30.000USD/năm???.
-Không nên bán chứng khoán lúc này. Nếu là tôi(Nguyễn Sinh Hùng) tôi sẽ không bán???.
Có tí lương thiện nào không khi bao biện cho vụ Vinashin rằng thì là do lỗi khách quan nên Bộ Chính trị quyết định không kỷ luật ai trong thành phần Chính phủ hết???
Với lập luận trên rõ ràng giới lãnh đạo hiện tại của CHXHCN VN, không có tí nào là lương thiện
Giáo sư Ngô Bảo Châu còn nêu quan niệm:
“Đối với người lãnh đạo, chia sẽ thông tin là một việc khó, như từ bỏ một phần quyền lực của mình. Thông tin hoàn toàn mở, anh lãnh đạo sẽ phải tranh luận với anh trí thức trong tình huống”cân bằng vũ trang” và chưa chắc anh lãnh đạo thắng.
Nhưng thành ra cởi mở thông tin, tranh luận với trí thức, với những người nằm ngoài bộ máy chính là một cách tiếp năng lượng cho lãnh đạo, rằng với giả thiết lãnh đạo “văn minh và có bản lĩnh”. Để làm được việc anh lãnh đạo luôn phải phụ thuộc vào bộ máy của mình. Nếu không cởi mở, dừng tranh luận, những quyết định của anh sẽ dần dần chịu ảnh hưởng của bộ máy, phục vụ lợi ích của bộ máy chứ không ưu tiên phục vụ xã hội nữa”
Một cú đánh gót nữa ghi điểm cho Giáo sư vì từ trước tới giờ có khi nào lãnh đạo ở tư thế “cân bằng vũ trang” với trí thức hoặc nhân dân đâu? Từ “Nhân văn giai phẩm” với những Trần Dần, Phùng Quán, Văn Cao, Hữu Loan, Hoàng Cầm… cho đến Cù Huy Hà Vũ, anh lãnh đạo thời nào cũng vũ trang tới tận răng với An ninh, mật vụ, cảnh sát và cả bộ máy truyền thông thông tin, sẵn sàng bóp chết thằng trí thức hoặc thằng nào trong tay chỉ có ngòi bút hoặc bàn keyboard, dám mở miệng phản với biện xã hội. Cũng theo lập luận trên khi không cởi mở, dừng tranh luận, theo logic, dĩ nhiên lãnh đạo CHXHCN VN chỉ phục vụ cho lợi ích của trước hết bản thân mình, kế đó là nhóm lợi ích có ăn phần sau đó mới tới bộ máy và quyền lợi xã hội, dĩ nhiên bị vứt sang một bên.
Hiện tại lãnh đạo CHXHCN VN có phục vụ lợi ích xã hôi không???
Khi mà những Tập đoàn kinh tế với những lợi thế về vốn, về sự độc quyền thao túng thị trường liên tục thua lỗ hàng ngàn, hàng chục ngàn tỷ đồng và những khoản lỗ này liên tục được phân bổ lên giá thành sản phẩm như những đợt lên giá điện, nước, chậm chạp trong việc hạ giá xăng dầu khi giá thế giới về mặt hàng này lao dốc trên thị trường thế giới???
Người dân lãnh đủ những hậu quả làm ăn yếu kém của các tập đoàn kinh tế nhà nước độc quyền.
Phần trả lời câu hỏi kết luận của tay phóng viên, thiển nghĩ Giáo sư Ngô Bảo Châu đã trả lời khôn khéo, đủ để không bị chụp cho bất kỳ cái mũ nào khi ông tránh bàn luận các vấn đề mà ông không biết rõ ngoài Toán học.
Ngoài việc đưa ra những phản biện, phải có lập luận chặt chẽ để đóng góp cho xã hôi, cho đất nước, người trí thức hơn ai hết dĩ nhiên phải ý thức được ảnh hưởng của phản biện mà mình đưa ra.
Các bài viết, những comment bắt bẻ, chỉ trích Giáo sư Ngô Bảo Châu chỉ chăm chăm vào phần trả lời quan niệm của Giáo sư về định nghĩa người tri thức mà không nói đến nội dung toàn bài phát biểu của Giáo sư.
Viết như thế chẳng khác nào đòn bẩn đánh dưới háng, một trò thường thấy của các cơ quan thuộc bộ 4T như trong việc biên tập lại lời phát biểu của Linh mục Ngô Quang Kiệt, khi cắt bỏ đi toàn bộ lời phát biểu của Linh mục ở đoạn sau.
Không có gì tự tố cáo mình là cánh tay nối dài của Ban Tuyên Giáo một cách ngu xuẩn hơn, khi lên tiếng chỉ trích, bắt bẻ Giáo sư Ngô Bảo Châu bằng những lập luận phiếm diện như thế.
Theo tôi, hiện tại ở đầu thế kỷ 21, cho tới thời điểm này tại Việt Nam, không có ai can đảm và đủ bản lĩnh để chửi bọn Độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam một cách trực diện nhưng khôn khéo và láu lĩnh bằng Giáo sư Ngô Bảo Châu.
Có những người kiệt xuất như Giáo sư Ngô Bảo Châu, không riêng gì các bạn trẻ mà có thể nói toàn dân tộc Việt Nam vẫn đầy niềm tin vào tương lai không cộng sản.
Sài Gòn 25/01/2012(mùng 3 Tết Nhâm Thìn)
Oanh Yến Thị Phạm

Tháp điện gió Việt Nam xuất qua Mỹ bị vạ lây vì dính đến Trung Quốc




Bộ Thương mại Mỹ tố cáo Việt Nam và Trung Quốc bán phá giá các tháp điện gió
REUTERS

Trọng Nghĩa
Thứ năm 19/01/2012, sau khi xem xét khiếu nại của các nhà sản xuất Mỹ, bộ Thương mạiHoa Kỳ đã loan báo quyết định mở điều tra về các loại tháp điện gió nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam, bị tố cáo là đã bán phá giá vào Mỹ. Theo một số nhà quan sát, cuộc điều tra chủ yếu nhắm vào Trung Quốc, nhưng doanh nghiêp Việt Nam bị họa lây vì bị nghi ngờ làm bình phong cho Trung Quốc tuồn hàng vào thị trường Hoa Kỳ.

Vụ việc khởi sự từ cuối năm ngoái, 2011, khi 4 công ty lớn của Mỹ chuyên chế tạo các tháp điện gió (Trinity Structural Towers, DMI Industries, Katana Summit and Broadwind Energy), vào ngày 29/12, đã nộp đơn khiếu nại lên chính quyền, đòi phải áp thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm nhập từ Trung Quốc và Việt Nam, mà khối lượng đã tăng lên gấp đôi trong năm 2011, tranh giành thị phần của các công ty Mỹ. Họ cáo buộc các công ty Trung Quốc và Việt Nam là nhờ được Nhà nước trợ cấp nên đã bán hàng hóa vào Mỹ với giá rẻ.

Một ví dụ được lãnh đạo công ty Trinity Structural Towers, một trong bốn hãng nộp đơn kiện, nêu bật là vụ công trình xây dựng khu sản xuất điện gió Shepherds Flat Wind Farm, đang xây dựng ở miền đông tiểu bang Oregon. Khi hoàn thành vào năm 2012, Shepherds Flat được coi là khu sản xuất điện gió trên đất liền lớn nhất thế giới.

Điều oái ăm là thay vì đặt mua thiết bị chế tạo tại Hoa Kỳ, những người chịu trách nhiệm công trình lại nhập hàng từ Trung Quốc, giá rẻ hơn !

Trong vụ kiện bán phá giá bắt đầu khai diễn, việc các công ty Trung Quốc bị Mỹ tấn công không khiến ai ngạc nhiên, nhưng sự có mặt của doanh nghiệp Việt Nam trong số bị điều tra khá bất ngờ, vì cho đến nay, Việt Nam được biết đến nhiều hơn trong tính cách là nước nhập hơn là nước xuất thiết bị điện gió.

Để tìm hiểu rõ hơn về vụ kiện bán phá giá khá lạ thường này, RFI đã đặt câu hỏi cho kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, một người thường xuyên theo dõi các vấn đề thương mại Mỹ - Việt.

RFI: Xin kính chào anh Nghĩa và xin được hỏi anh về hồ sơ kiện tụng xuất phát từ bộ Thương Mại Hoa Kỳ liên quan đến các cột điện gió xuất khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam vào thị trường Mỹ. Bối cảnh của vấn đề này là gì ?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Quen tính nghịch ngợm, tôi xin được gọi đây là một chuyện... phải gió và sẽ cố trình bày ngắn gọn về bối cảnh để giải thích tại sao.

- Công cuộc kỹ nghệ hóa của nhân loại cần năng lượng và vài chục năm một lần, người ta lại lên cơn lo rằng các nguồn năng lượng cho yêu cầu đó vốn dĩ bị hạn chế sẽ cạn dần so với dân số và đà phát triển của thế giới. Vì vậy, lâu lâu thiên hạ hốt hoảng nói đến việc tìm nguồn năng lượng có khả năng tái tạo, thay vì bị tiêu hủy sau khi sử dụng như than đá hay dầu khí. Song song, người ta cũng lo khí thải của công nghiệp sẽ ô nhiễm môi sinh và gây ra hiện tượng nhiệt hoá địa cầu hoặc hiệu ứng "lồng kính".

- Loại năng lượng có khả năng tái tạo và không gây ô nhiễm vì vậy trở thành chuyện ăn khách và ra tiền. Trong loại này có năng lượng hay điện năng từ nước, gọi là thủy điện, từ gió thì gọi là phong năng, hay từ ánh mặt trời là quang năng. Các nguồn năng lượng tái tạo ấy được rất nhiều quốc gia chiếu cố và phát triển, trong thế cạnh tranh tất nhiên gay gắt. Đã vậy, kinh tế thế giới đang ở vào chu kỳ đình trệ khiến xứ nào cũng cố xuất khẩu tối đa và nhập khẩu tối thiểu để thoát khỏi khó khăn ở bên trong. Vì thế, quan hệ giữa các nước bị chi phối nặng bởi chuyện buôn bán giao dịch với nhau.

- Năm nay, Hoa Kỳ có tổng tuyển cử nên chính quyền phải chứng tỏ là mình bảo vệ quyền lợi người dân, cụ thể là tạo ra công ăn việc làm. Khi doanh nghiệp Mỹ mà mất mối và than phiền thì chính quyền phải mở cuộc điều tra xem là doanh nghiệp có bị cạnh tranh bất chính hay không. Trong bài diễn văn về Tình hình Liên bang Hoa Kỳ, vào tối Thứ Ba 24 vừa rồi, là bài diễn văn quan trọng nhất trong năm, tổng thống Barack Obama trực tiếp nói đến việc phải ngăn ngừa nạn cạnh tranh bất chính đó. Đấy là về bối cảnh chung.

RFI: Từ đó, ta bước vào các lò phát điện bằng sức gió do Trung Quốc và Việt Nam bán cho Mỹ. Họ bán có nhiều không và gây sức ép về cạnh tranh như thế nào mà bộ Thương Mại Mỹ phải điều tra?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thật ra, từ nhiều năm nay, Hoa Kỳ nhập khẩu ngày càng ít hơn loại sản phẩm này, vốn là các tháp rất cao dựng lên để đón gió và dùng sức gió làm xoay turbine để biến thành điện. Qua vụ kiện cáo, ta biết là năm 2010, Mỹ mua tháp gió của Trung Quốc trị giá hơn 103 triệu đô la và của Việt Nam gần 52 triệu đồng, nghĩa là cũng không nhiều gì.

- Thế rồi, tháng 12 vừa qua, một hiệp hội gồm bốn doanh nghiệp Mỹ bị mất thầu cung cấp tháp gió tại Mỹ đã khiếu nại với bộ Thương Mại và với một cơ quan độc lập của Hoa Kỳ là Hội đồng Mậu dịch Quốc tế ITC, rằng doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam được trợ giá nên bán tháp với giá quá thấp, tức là cạnh tranh bất chính. Vì vậy, hôm 18 tháng Giêng, bộ Thương Mại công bố quyết định điều tra hai chuyện. Thứ nhất là doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam có bán phá giá không và thứ hai có nên đặt ra chế độ áp giá để trả đũa doanh nghiệp Trung Quốc không.

- Đáng chú ý trong vụ này là hiệp hội đó đòi nâng giá nhập khẩu sản phẩm của Trung Quốc thêm 64% và của Việt Nam thêm 59% cho công bằng. Quan điểm của bộ Thương Mại Mỹ lại gắt gao hơn vì cho rằng sản phẩm Trung Quốc bán vào Mỹ với giá thấp hơn sản phẩm Mỹ tới 213,5%, là rẻ bằng một phần ba, và doanh nghiệp Việt Nam thì rẻ hơn 140%, là rẻ hơn nửa giá của Mỹ.

- Song song, Hội đồng Mậu dịch Quốc tế ITC của Mỹ cũng mở cuộc điều tra và sẽ cho biết quan điểm vào trung tuần tháng Hai này. Khi họ điều tra như vậy là mọi doanh nghiệp liên hệ của Mỹ có quyền trình bày sự thể theo hướng này hay hướng khác để ảnh hưởng tới quyết định.

RFI: Khi anh trình bày là các doanh nghiệp liên hệ của Mỹ có thể tác động "theo hướng này hay hướng khác" thì điều ấy có nghĩa là gì?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Hãy tưởng tượng là ta có công ty sản xuất tháp gió và doanh nghiệp cung cấp điện năng, có khi là điện từ tháp gió nhập khẩu. Nhà sản xuất máy thì bị cạnh tranh với máy nhập và nhà sản xuất điện chẳng hạn lại muốn mua máy rẻ, dù là máy ở nước ngoài và không muốn có biện pháp áp giá để trả đũa.

- Hai loại doanh nghiệp ấy cùng tác động theo hướng đối nghịch với dàn luật sư và chuyên viên kinh tế hay mậu dịch của họ để so sánh giá cả của Mỹ, của Trung Quốc, Việt Nam, hay các xứ khác như Ấn Độ chẳng hạn, nhằm phân giải xem là có nạn trợ giá, cạnh tranh bất chính và có gây thiệt hại cho doanh nghiệp Mỹ hay chăng. Thành thử, trong trận đánh này không chỉ có doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam đối đầu với doanh nghiệp Mỹ trước sự tài phán của các cơ quan công quyền mà còn có nhiều tác nhân cùng can thiệp vì quyền lợi của họ.

RFI: Thính giả của chúng ta có thể không mấy ngạc nhiên khi là một trận đánh về mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng vì sao Việt Nam cũng có mặt trong trận này?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Vì vậy tôi mới gọi đó là "chuyện phải gió"!

- Việt Nam không là đại gia về công nghiệp phong năng hay điện gió mà cũng chả có sản lượng đáng kể - và trong 10 nhà sản xuất lớn nhất thế giới thì có bốn doanh nghiệp Trung Quốc. Theo như tôi biết thì Việt Nam chỉ có hai nhà sản xuất. Một ở Bà Rịa – Vũng Tầu thì kết hợp với doanh nghiệp Nam Hàn. Doanh nghiệp kia ở huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương với số vốn kinh doanh chỉ có 50 triệu đô la thì do thông tin từ phía Trung Quốc mà mình được biết là mua thiết bị của Trung Quốc. Đấy chính là doanh nghiệp bị phía Mỹ khiếu nại là bán phá giá!

- Tôi e là Việt Nam bị vạ lây vì mua đồ rẻ của Trung Quốc rối dán nhãn Việt Nam mà bán qua Mỹ và khi phía Hoa Kỳ muốn xử trí với Trung Quốc vì những lý do bên trong nước Mỹ thì Việt Nam ở giữa bị trúng gió... Chuyện này thật ra không lạ vì Hoa Kỳ và cả Âu châu biết rằng Việt Nam cũng là hành lang tuồn hàng Trung Quốc vào các thị trường Âu-Mỹ.

- Nhìn từ Hoa Kỳ thì tôi thiển nghĩ rằng nước Mỹ có thiện cảm và thật ra muốn nâng đỡ kinh tế Việt Nam, trong khi vẫn phải canh chừng Trung Quốc về nhiều mặt. Nhưng khi doanh nghiệp và cả nhà nước Việt Nam lại muốn giúp Trung Quốc lọt cửa ải của Mỹ để chinh phục thị trường Hoa Kỳ thì ở đây người ta phải xét lại. Ta có gọi đó là chuyện mắc dịch chắc là không sai !

RFI: Trở lại phần bối cảnh như anh trình bày, thì trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn mà lại vào một năm tranh cử tại Hoa Kỳ, mâu thuẫn về mậu dịch tất nhiên sẽ chỉ tăng chứ không giảm nên vụ điều tra và kiện cáo này chắc là sẽ tiếp tục trong những ngày tháng tới ?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Ngay sau khi nhậm chức, tổng thống Barack Obama đã lập kế hoạch gia tăng xuất khẩu gấp đôi trong vòng năm năm để tạo thêm hai triệu việc làm cho dân Mỹ. Đấy là một quốc sách đầy tham vọng và cho thấy nước Mỹ không dễ dàng mở cửa đón nhận hàng hóa của thiên hạ như trong sáu bảy chục năm liền, nhất là khi đã bị bội chi và mắc nợ tới mức kỷ lục.

- Trong bài diễn văn về Tình hình Liên bang vào tuần trước, ông Obama còn đếm từng trận tranh chấp với Trung Quốc như một thành tích biểu kiến của mình. Ở giữa hai chuyện này là kế hoạch của ông nhằm phát huy công nghệ sạch và nâng đỡ các doanh nghiệp Mỹ sản xuất quang năng hay phong năng đều bề tắc. Mà một doanh nghiệp được chính quyền trợ giúp rất nhiều là Solyndra tại California lại phá sản vì không cạnh tranh nổi với các loại pin mặt trời quá rẻ của Trung Quốc. Vì vậy tôi nghĩ rằng tranh chấp về ngoại thương sẽ còn gia tăng.

- Sau cùng, riêng với Việt Nam, ta không quên là cùng với chuyện tháp gió, ngày 18 vừa qua bộ Thương Mại Mỹ cũng mở cuộc điều tra về việc doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam bán mắc áo bằng sắt vào Mỹ với giá quá rẻ và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Mỹ. Tức là sau mắc áo Trung Quốc đến lượt mắc áo Đài Loan và Việt Nam cũng đang bị Mỹ chiếu cố!

- Năm 2010, Việt Nam bán có 29 triệu đô la mắc áo bằng sắt vào Mỹ và so với số xuất siêu đã đạt với Hoa Kỳ là cả chục tỷ đô la một năm thì không nhiều nhặn gì. Nhưng vì người khôn của khó nên ba doanh nghiệp Mỹ bị thiệt hại đã đầu đơn khiếu nại và Bộ Thương Mại mới phải điều tra xem có nên áp dụng biện pháp trả đũa bằng hàng rào quan thuế hay chăng. Hội đồng Mậu dịch Quốc tế Mỹ cũng đang nghiên cứu vụ này và sẽ có phán quyết vào ngày 13 tháng tới.

RFI: Thưa anh, sau chuyện cá da trơn có phải là "catfish" hay không để vượt qua cửa ải của kỹ nghệ nuôi cá của Mỹ ở bốn tiểu bang miền Nam thì nay lại có chuyện tháp gió và mắc áo. Anh có thấy rằng buôn bán với Hoa Kỳ là chuyện khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam không?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi cho là việc gì và ở đâu mà chẳng có những khó khăn riêng.

- Nhưng từ khi Việt Nam bang giao và mở rộng buôn bán với Hoa Kỳ thì xuất khẩu tăng 300 lần, từ 50 triệu đô la vào năm 1994 tăng vọt lên gần 15 tỷ vào năm 2010, mà nhập khẩu chỉ tăng 20 lần, nên được xuất siêu 11 tỷ trong khi lại bị nhập siêu một ngạch số tương tự với Trung Quốc.

- Chi tiết ấy cho thấy mối lợi của Việt Nam nằm tại Mỹ. Mà thật ra cả chính quyền lẫn nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đều muốn cải thiện và gia tăng quan hệ mậu dịch với Việt Nam. Nếu biết được luật chơi của Mỹ, trong đó có cả một rừng luật lệ, thì Việt Nam vẫn có lợi, miễn là đừng dại dột moi tiền của Mỹ cho doanh nghiệp Trung Quốc thì sẽ rơi vào cảnh "thằng còng làm cho thằng ngay ăn" mà lãnh cái nạn "quít làm cam chịu".

- Câu kết luận ở đây là Việt Nam đừng chơi dại, chưa nói gì đến việc giới dân cử Hoa Kỳ vứa mới phàn nàn với Đặc sứ Thương mại Hoa Kỳ là Việt Nam càng đạt thắng lợi về mậu dịch lại càng thoái trào về nhân quyền. Giới dân cử này mà tác động vào hồ sơ mậu dịch đang thương thảo là người dân Việt Nam lại thêm một tầng khó khăn khác - và họ phải biết là từ đâu mà ra.

RFI: Xin cảm ơn chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ.
Reply With Quote

Lời cảnh cáo

Lời cảnh cáo đến những kẻ độc tài:
Các người có thể thẳng tay đàn áp người dân,
nhưng không thể trốn chạy khi chế độ sụp đổ !

VN Bất Ổn: Tiền Mất Giá, Lạm Phát Tăng

Đa số thợ VN bị chính quyền bỏ mặc, hãng ép

HANOI(VietBao) — Lạm phát ở hai hàng số, sức tăng kinh tế chậm lại và bất ổn lao động tăng thêm, cuộc đổi mới kinh tế của VN đang gặp cơ nguy, theo các nhà phân tích quốc tế.

Giá tiêu thụ đã tăng hơn 17% tính theo năm vào tháng 1-2012, và là mức lạm phát cao nhất vùng Châu Á. Cùng lúc, sức tăng kinh tế là 6.8% trong năm 2010 đã chậm lại để còn 5.9% trong năm 2011. Do vậy, nhà phân tích Roberto Tofani nói rằng trong khi các nước khác trong vùng Châu Á phảỉ giảm lãi suất để thúc đẩy mức tăng kinh tế và để bù đắp ảnh hưởng từ kinh tế Mỹ và Châu Âu suy yếu, thì lạm phát cao đã buộc VN phải giữ lãi suất ở 15%.

Những phi lý trong guồng máy còn được chỉ ra bởi kinh tế gia Phạm Chi Lan trong một bài viết mới đây, rằng chính phủ đã đầu tư 253 ngàn tỷ đồng (12.3 tỷ đôla) vào 22 công ty quốc doanh năm ngoái nhằm thúc đẩy kinh tế. Như thế là nhiều gấp 3 lần con số 81 ngàn tỷ đồng (3.89 tỷ đôla) mức loan báo sẽ cắt giảm chi phí ngân sách nhưng lại không bao giờ thực hiện bởi Quốc Hội.

Trong khi đó, ngân hàng trung ương ước tính tổng tín dụng tăng 7% năm ngoái, nhưng các phân tích gia độc lập nói con số thực là phải cao hơn. Trong khi chính phủ tăng chi, đồng VN sụt giảm giá trị so với đôla Mỹ, giảm hơn 7% trong khi nhiều tiền tệ cùng khu vực laị tăng giá so với đôla Mỹ. Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương VN Nguyễn Văn Bình cảnh báo đồng VN có thể còn xuống giá nữa trong năm 2012.

Báo Asia Times nói rằng mỗi năm có thêm từ 1.3 triệu tới 1.5 triệu người gia nhập lực lượng lao động, hầu hết sẽ vào khu vực sản xuất. Bây giờ xuất cảng sang Mỹ và Châu Âu suy giảm, bất ổn lao động là thấy rõ, và thất nghiệp sẽ tăng.

Đặc biệt là chính phủ VN cũng không thực sự quan tâm về đời sống công nhân: ngay cả khi lạm phát 18% vào những tháng cuối năm ngoái, chế độ từ chối tăng lương tối thiểu và cũng không ghìm vật giá nổi. Có gần 63% công nhân phỏng vấn bởi viện Institute for European Studies (IES) nói rằng họ phaỉ làm thêm giờ để có lương cao hơn, trong khi 32.2% công nhân, đặc biệt ở khu vực đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, nói là họ làm thế vì bị các quản đốc thúc ép.

Trong 4 năm qua, trong khi kinh tế gia các nước khác quy lỗi kinh tế trở ngại chỉ vì thị trư7òng thế giới ảnh hưởng, nhưng trường hợp VN thì nhiều công nhân được thăm dò nói vấn đề không phaỉ vì quốc tế nào xa, mà trở ngại chính là trong nước.

Trong khi nhiều người Việt nhìn nhận rằng năng lực của đất nước chưa được sử dụng hết, thì nỗi giận càng tăng khi thấy chỉ có một nhóm nhỏ trong Đảng CSVN hưởng lợi và bóc lột tiềm năng dân tộc. Kết hợp với giá tăng, bất ổn xã hội đã tác động tới sức tăng, sự đổi mới và sự hấp dẫn của VN như một điểm đến để đầu tư không còn có thể bị bỏ qua nữa.

Lời kêu gọi tẩy chay tài chính

Kính thưa đồng bào,
Qua những lần kêu gọi trước đây được sự hưởng ứng của đại đa số đồng bào thu hoạch được kết quả khả quan trong quá trình lộ rõ bộ mặt bất tài điều hành nền kinh tế này gây thêm nợ cho chúng ta và con cháu nội ngoại sau này.
Những lời kêu gọi được đáp ứng và thành công là:
1. Tẩy chay TTCK (xuống còn 370, thấp nhất trong 8 năm mà 3 Dũng không thể nào gỡ được, Bloomberg nói thế và chỉ chờ sụp đổ)
2.Tẩy chay BĐS (nhà căn hộ và đất nền xuống còn 4.5 triệu/m2 ở Phú Mỹ (Quảng Ngãi) và bây giờ chỉ mới 3 tháng vào suy thoái, 7 năm suy thoái sẽ giảm giá sâu hơn nữa nếu không sụp đổ)
3. Kêu gọi rút tiền tiết kiệm mua vàng và usd, thành công vượt bực và thanh khoản NH thấp nhất, từ đó ĐCS phải chửa cháy bằng cách vội vã sát nhập 3 NH, nợ vẫn còn đó để người mua cp gánh nợ cho bọn chúng, vẫn còn nhiều NH đang hấp hối, chỉ cần một cú đẩy cuối cùng là lật)
4. Kêu gọi bán đổ bán tháo Tập đoàn và TCTY khiến 3 Dũng phải bị áp lực cổ phần hóa rất nhiều những bầu sửa tham nhũng của bọn cánh hẫu, chúng vẫn còn giữ lại nhiều bầu sủa tham nhũng lớn như dầu khí, điện lực, Than và khoán sản, lương thực, dệt may v.v..)
5. Kêu gọi cắt đầu tư công vì nợ quốc gia quá nhiều, Xi măng Đồng bành và hàng chục cty Sông Đà khác. Vịnh Vân Phong đình chỉ và những món tiền lót tay cho những dự án ở Vân Phong bắt đầu gây tranh cải và đấu đá nội bộ của ĐCS miền Trung và 3 Dũng.
———————————————————–
Động thái tẩy chay mới này sẽ đem lại kết quả sụp đổ kinh tế CS vì chúng ngoan cố, không làm theo lòng dân.
Những cách tẩy chay tài chánh sau đây:
1. Không trả nợ định kỳ cho nhà băng, thách thức họ phát mãi (họ khôngthể phát mãi hằng ngàn doanh nghiệp mang nợ được và khi trả tiền định kỳ, nhà băng vẫn được NHNN sát nhập và họ sẽ bỏ túi những món tiền định kỳ hàng ngàn tỉ vnd này), nếu doanh nghiệp không trả được nợ vay thì NHNN sẽ xóa nợ, họ phải làm thế vì sợ hỗn loạn tài chánh. Khi NV ngân hàng điện thoại hay gặp doanh nghiệp đòi tiền, cứ than vãn là không có tiền trả định kỳ, muốn phát mãi cái gì thì cứ tự nhiên.
2. Không đóng tiền điện, nại lý do không đủ tiền đi chợ, đóng học phí cho con v.v…
3. Ngưng đóng bất kỳ loại thuế nào, tiền sử dụng đất, trước bạ v.v..nại lý do không có tiền, kinh tế khó khăn.
4. Chấm dứt giao dịch với Doanh Nghiệp Nhà Nước, chuyển qua giao dịch tư nhân.
Những cú đấm tẩy chay này có thể đẩy DCS vào vực thẩm tài chính. Họ đã ngoan cố giữ lại Tập đoàn và TCTY hiện đang mang nợ 100 tỉ usd và mỗi năm giữ lại trong tay DCS sẽ tham nhũng và nợ thêm 30 tỉ usd nữa, GDP VN chỉ có 100 tỉ usd/năm
TTCK sẽ dẹp tiệm, BĐS sẽ rẻ bèo cho tất cả đồng bào chúng ta, nhà băng sẽ không hớn hở sát nhập nữa đâu vì những món nợ xấu hàng trăm tỉ usd sẽ bắt người dân mang nợ mà đóng (CP Hậu CS sẽ có thể không vui mà chấp chánh trong tình trạng nợ nần lớn như thế).
Tất cả tập đoàn, DNNN sẽ bị giải thể ngay khi CP Hậu CS chấp chánh.
Hãy hưởng ứng lời kêu gọi này, quý vị sẽ không bị tù tội nhưng sẽ được thoát khỏi gông cùm của bọn cai trị và đô hộ này.

Bàn về nhân quyền, pháp quyền và pháp chế

Tôi là Trần Văn Huỳnh. Hôm nay tôi xin được gửi đến quý báo một trích đoạn từ quyển sách còn dang dở: Con đường Việt Nam do con tôi - Trần Huỳnh Duy Thức - viết, cùng với Lê Công Định và Lê Thăng Long. Chính quyển sách này đã bị qui kết là “một kế hoạch tổng thể hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” dẫn đến việc kết án 24,5 năm tù và 11 năm quản chế cho những người tham gia vào quyển sách này.
Tựa đoạn này do tôi đặt, được trích từ chương 3 (Cải cách pháp luật) của phần IV (Các sách lược tập trung). Nội dung của nó đề cập đến những vấn đề rất thiết thực đối với người dân và cũng rất sống còn đối với đất nước hiện nay.
Do vậy tôi rất mong quý báo giúp phổ biến nội dung này.
Xin cảm ơn và kính chào.
Trần Văn Huỳnh

CON ĐƯỜNG VIỆT NAM


BÀN VỀ NHÂN QUYỀN - PHÁP QUYỀN - PHÁP CHẾ

Vì sao việc cải cách tư pháp (CCTP) và cải cách hành chính (CCHC) được chú trọng bằng rất nhiều nghị quyết và chỉ thị trong hàng chục năm qua nhưng lại không đạt được những tiến bộ đáng kể, mà có chỗ còn đi thụt lùi? Do thiếu quyết tâm chính trị thực lòng hay thiếu động lực cho cải cách thực chất?
Không có động lực của con người thì sẽ không có sự thay đổi xã hội. Các cuộc cách mạng bạo lực có thể tạo ra động lực cưỡng bức nhưng không bền vững. Còn cải cách thì luôn cần phải có động lực tự nhiên - những cuộc cải cách thành công đều phải dựa trên những giải pháp hướng được những động lực này đến những mục tiêu lành mạnh. Tạo ra động lực lành mạnh là đòi hỏi thiết yếu của cải cách tốt đẹp. Không chú trọng đến việc này thì mọi cuộc cải cách sẽ rất vất vả và hầu hết là thất bại. Do vậy muốn CCTP và CCHC thành công thì việc đầu tiên phải phân tích hiện trạng của các động lực tự nhiên của con người Việt Nam đang hướng đến các đối tượng và mục tiêu nào trong các hoạt động tư pháp và hành pháp quốc gia.
Sẽ không quá khó, chỉ cần thẳng thắn và dũng cảm thừa nhận, để thấy rằng động lực của người dân hiện nay hầu hết không được tạo ra bởi niềm tin vào công lý để hướng đến một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Môi trường pháp lý và chính trị hiện nay đang làm cho các động lực này hướng tập trung đến các kết cục trái ngược hẳn với các chuẩn mực của một xã hội như vậy: tham nhũng, cường quyền và lạc hậu. Điều này đang diễn ra ngày càng trầm trọng, bất chấp các mong muốn khác đi theo chủ trương của nhà nước và lý tưởng của đảng Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền. Nguyên nhân cốt lõi của vấn đề là:
(i) Tính cách luôn mưu cầu lợi ích là một động lực phổ quát và tự nhiên của con người. Dù không phải tất cả mọi người đều như thế nhưng xu thế chung áp đảo sẽ luôn là như vậy - như một thực tế khách quan và không phải là điều xấu. Thiếu loại động lực này thì xã hội loài người đã không thể hình thành và phát triển.
(ii) Những động lực này không cần biết đến các giá trị tốt đẹp trên danh nghĩa được quy định trong các văn bản luật, chỉ thị, nghị quyết hay lý tưởng mà nó chỉ chịu tác động và vận hành theo các giá trị đang tồn tại trong thực tế (theo đúng thực chất của hiện trạng) của các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Đây chính là sự vận động theo các quy luật tự nhiên khách quan: Kết quả được tạo ra dựa trên vấn đề thực chất và giá trị thực tế mà thôi.
(iii) Cuộc sống ở Việt Nam đang tạo ra một thứ niềm tin của người dân vào việc đưa hối lộ như là cách tốt nhất, thực tế nhất để mưu cầu lợi ích cho mình - từ những việc nhỏ nhặt như chứng giấy tờ đến những chuyện to tát như các loại giấy phép béo bở, từ những mục đích chính đáng như kiếm tiền sinh sống hoặc tự khẳng định mình đến những mong muốn làm giàu bất chính hoặc vươn lên bằng cách chà đạp người khác. Hầu hết đều phải dựa vào tham nhũng, tin nó và thậm chí còn bao che cho nó. Niềm tin đi ngược lại nó không chỉ bị xem là ngớ ngẩn, không thức thời mà còn đầy rủi ro. Tin vào công lý ngày càng trở nên phi thực tế và tốn kém mà lại không hiệu quả.
Thứ niềm tin như vậy đang tồn tại áp đảo trong thực tế làm cho động lực tự nhiên của người dân hướng đến phục vụ nhu cầu hoặc thỏa mãn yêu cầu của những kẻ xấu nắm quyền tại các bộ máy tư pháp và hành pháp ở mọi cấp, cả bộ máy của đảng cầm quyền. Môi trường pháp lý đã không thể ngăn chặn được những cái xấu mà đạo đức xã hội cũng không còn đủ sức để lên án chúng. Thậm chí có nhiều lúc, nhiều nơi đã hình thành nên các chuẩn mực đạo đức làm cho người tốt dám đấu tranh với cái xấu trở nên "lập dị" và trở thành "kẻ phá bĩnh". Không thể không xót xa khi phải chứng kiến các hiện tượng như vậy đang ngày càng phổ biến.
Nếu không có một cuộc cải cách xã hội, bao gồm cả CCTP và CCHC để thay đổi hiện trạng này, hướng các động lực tự nhiên của người dân đến các mục tiêu lành mạnh thì tình trạng suy thoái xã hội hiện nay sẽ mau chóng biến thành suy đồi chỉ trong vòng một vài năm nữa. Đến lúc đó mọi nỗ lực chỉnh đốn đều sẽ bất khả thi, và một sự sụp đổ xã hội dẫn đến suy thoái chính trị là không thể tránh khỏi. Điều này sẽ diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn diện từ 2010 đến 2011 như đã phân tích ở chương IV.1 nếu không có một cuộc cải cách toàn diện và hiệu quả ngay từ bây giờ. Hậu quả sẽ là những sự khốn khổ đến cùng cực của người dân. Nhưng chính quyền cũng sẽ không thể tránh khỏi những hậu quả tồi tệ. Đây là những nguy cơ mà Con đường Việt Nam, như đã nhiều lần từ đầu quyển sách, muốn cảnh báo cho cả người dân lẫn chính quyền, đồng thời đề ra những sách lược khắc phục. Chương này bàn về sách lược cải cách pháp luật, mà trọng tâm là CCTP và CCHC. Các vấn đề về hiến pháp cũng sẽ được đề cập ở khía cạnh cốt lõi.

NGUYÊN LÝ VÀ HIỆN TRẠNG

Nguyên lý vận hành của một hệ thống pháp luật trong một xã hội dân chủ dựa trên 3 yếu tố cốt lõi: Nhân quyền, Pháp quyền và Pháp chế như đã trình bày ở phần II. Chương này sẽ xem xét các yếu tố này trong thực tế của Việt Nam để nhìn thấy những vấn đề và giải pháp chiến lược.

Nhân Quyền tại Việt Nam

Tuyên ngôn độc lập 1945 đã thừa nhận rằng mọi người sinh ra đều có sẵn các quyền con người căn bản, đều bình đẳng và tự do. Năm 1977, Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc cũng có nghĩa là sự công nhận của nhà nước Việt Nam đối với các quyền bất di bất dịch này của con người được qui định và trịnh trọng tuyên bố tại Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền của LHQ vào năm 1948. Đến 1982 thì Việt Nam đã chính thức gia nhập hai Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị; và về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Tại đây, nhà nước Việt Nam đã long trọng cam kết tôn trọng, bảo vệ các quyền này cho công dân Việt Nam, và đồng thời cũng thúc đẩy các quyền này trên toàn thế giới. Trên tinh thần đó, Hiến pháp hiện hành (1992) của Việt Nam cũng đã hiến định tất cả các quyền thiêng liêng này của con người Việt Nam. Với những văn bản pháp lý như vậy thì mọi công dân Việt Nam từ lúc sinh ra đời đều được hưởng bình đẳng tất cả các quyền con người như bất kỳ công dân nào khác trên thế giới mà không phân biệt quốc gia, màu da, chủng tộc, xuất thân, địa vị, quan điểm chính trị, trình độ phát triển, lịch sử hình thành, v.v..., và cũng không phải chờ sự cho phép của bất kỳ luật hoặc văn bản nào dưới hiến pháp.
Tuy nhiên, các giá trị tốt đẹp trên danh nghĩa này còn rất xa so với thực tế trong việc thực thi quyền con người trên đất nước ta. Đại đa số người dân lẫn quan chức hiện nay đều nghĩ rằng chỉ có những quyền nào có luật qui định thì công dân Việt Nam mới được sử dụng. Quan điểm vi hiến như vậy lại tồn tại phổ biến ngay tại Quốc hội trong việc lập pháp. Sự xâm phạm tự do và các quyền cơ bản của người dân lại xảy ra phổ biến tại các cơ quan hành pháp. Còn các cơ quan tư pháp thì lại trừng phạt không thương tiếc những công dân nào dám tự do sử dụng các quyền làm người căn bản của mình đã được hiến định. Cần hiểu rằng các hành động như vậy không chỉ vi hiến mà còn vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại với các chuẩn mực văn minh của thế giới.
Dân ta cần hiểu rằng theo luật pháp quốc tế mà Việt Nam cam kết tôn trọng thì các quyền con người là không thể phân chia, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan với nhau. Năm 1993, Đại Hội đồng LHQ đã ra Tuyên bố Viên và Chương trình hành động tái khẳng định lại các tính chất này của các quyền con người bao gồm từ quyền được bú, được ngủ lúc mới sinh ra; được ăn, được học khi lớn lên; rồi quyền được có việc làm để sinh sống; quyền hôn nhân và nuôi dạy con cái; quyền đảm bảo sự riêng tư như chỗ ở, bí mật thư tín, điện thoại; quyền tự do ngôn luận, sáng tác, sáng chế, lập hội, biểu tình; quyền bình đẳng trước pháp luật, v.v... Nếu không hề cần có những luật để cho phép được bú được ăn được ngủ được học được làm thì cũng không cần phải có luật để cho phép được nói được bày tỏ quan điểm được sáng tác phê bình được biểu tình, v.v... Đó chính là tính nguyên vẹn không thể phân chia của các quyền con người mà nếu bị xâm phạm thì người sống sẽ không trở thành con người đầy đủ. Sự xâm phạm này nếu rất nghiêm trọng sẽ biến con người trở thành không khác gì con vật như trong các chế độ nô lệ. Chỉ khi nào người dân có thể tự do sử dụng đầy đủ các quyền con người thì mới thực sự làm người.
Những sự xâm phạm như vậy cũng là nguyên nhân của sự chậm tiến của Việt Nam trong một thời gian dài và của sự tăng trưởng bất ổn như hiện nay vì đã vi phạm hoặc không tôn trọng đầy đủ các quy luật tự nhiên khách quan như đã phân tích ở phần II

Pháp quyền tại Việt Nam

Như đã trình bày ở phần II, bản chất hay tính chất bất biến của pháp quyền là sự bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật. Đây cũng là nguyên tắc qui định bởi Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền: "Nếu không muốn con người buộc phải sử dụng sự nổi dậy như một biện pháp cuối cùng để chống cường quyền và áp bức thì việc bảo vệ các Quyền con người bằng nhà nước pháp quyền là thiết yếu". Do vậy, bản chất của một nhà nước pháp quyền là sự uỷ trị hợp pháp để đại diện cho mỗi công dân, không phân biệt bất kỳ yếu tố nào để bảo vệ mọi quyền con người của họ bằng pháp luật. Lưu ý rằng, sự ủy trị chỉ hợp pháp khi nó đại diện cho mọi công dân, từng người một mà không phân biệt thành phần, giai cấp cho dù người đó không bỏ phiếu cho những người được bầu chọn thực hiện sự ủy trị đó, cho dù quan điểm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, ... của người đó có khác biệt với những người được bầu chọn đến thế nào đi nữa. Một nhà nước không đảm bảo được những tính chất này thì không thể là một nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp quyền lần đầu tiên được Việt Nam hiến định vào năm 2001 khi sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992 tại điều 2: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân". Còn điều 50 thì ghi rõ: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và luật". Như vậy, theo đúng bản chất của nhà nước pháp quyền ở điều 2 và ý nghĩa rõ ràng của điều 50 này thì công dân Việt Nam không chỉ có đầy đủ các quyền con người đã được Hiến pháp hiện hành qui định theo đúng nguyên tắc của Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân Quyền và hai Công ước Quốc tế kèm theo mà còn có thể được hưởng thêm những quyền khác nếu có luật qui định. Giá trị trên danh nghĩa rõ ràng là như vậy.
Tuy nhiên, thực tế của việc thực thi các điều khoản này của Hiến pháp thì lại khác xa. Thuộc tính phụ "xã hội chủ nghĩa" trong "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" được tùy tiện vận dụng và áp đặt để diễn giải sai lệch bản chất bất biến của thuộc tính chính "pháp quyền". Điều này không những tạo ra rất nhiều các phạm trù mơ hồ được gắn với cụm từ "xã hội chủ nghĩa" mà còn dẫn đến sự tước đoạt các quyền con người bất khả xâm phạm của công dân bằng cách cho rằng chữ "luật" trong điều 50 của Hiến pháp có nghĩa là khi nào có luật qui định về những quyền nào (đã được ghi ở Hiến pháp) thì công dân mới được thực hiện những quyền đó. Cách hiểu này trao cho Quốc hội cái quyền ban phát các quyền con người cho người dân chứ không phải là nhận sự ủy nhiệm của nhân dân để bảo vệ cho họ thực hiện đầy đủ các quyền vốn có của họ mà Tạo hóa ban cho, theo đúng thuộc tính "của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" của Nhà nước pháp quyền được ghi tại điều 2 của Hiến pháp.
Khi nào mà Quốc hội của nước ta chưa làm được bổn phận bảo vệ quyền con người như vậy cho công dân ta thì nó chưa có tính hợp pháp vì đã vi hiến, cho dù nó có được hình thành bằng các hình thức phổ thông đầu phiếu đi nữa. Đây là vấn đề thực chất mà bất kỳ một quốc hội nào trong một nhà nước pháp quyền cũng phải đảm bảo, cho dù đó là pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp quyền cộng hòa đại nghị, pháp quyền quân chủ lập hiến, v.v... đi nữa. Đó là chưa kể người dân có quyền đòi hỏi thuộc tính bổ sung "xã hội chủ nghĩa" phải làm hay hơn, tốt hơn, ưu việt hơn cho tính chất "pháp quyền xã hội chủ nghĩa" như lý tưởng cao đẹp mà đảng Cộng sản Việt Nam luôn tuyên truyền và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn khẳng định, chứ không phải là làm cho thực tế bảo vệ quyền con người tại Việt Nam ngày càng xấu đi như hiện nay. Thực tế này thuộc về trách nhiệm lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam mà Con đường Việt Nam đã đưa ra những đề nghị cần thay đổi trong Phần III về cách thức lãnh đạo của đảng cầm quyền hiện nay nếu không muốn một sự sụp đổ toàn diện, kéo theo những hậu quả nặng nề cho dân chúng.

Pháp chế tại Việt Nam

Do trách nhiệm tối thượng của một nhà nước pháp quyền là phải bảo đảm cho công dân thực hiện đầy đủ các quyền con người của từng người nên nó phải ngăn cản sự xâm phạm các quyền này từ bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào. Cũng do tính chất pháp quyền của nó, nên nó phải thực hiện việc ngăn cản này bằng luật pháp. Đây chính là nguyên tắc pháp chế - tức là chế tài bằng pháp luật - của một nhà nước pháp quyền. Đây cũng là nguyên tắc được qui định tại Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân Quyền: "Khi thực hiện các quyền và tự do của mình mỗi người chỉ phải chịu những hạn chế nào được luật qui định nhằm một mục đích duy nhất là để đảm bảo sự thừa nhận và bảo vệ đúng đắn các quyền và tự do của người khác và đáp ứng các yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ".
Mọi phạm vi chế tài (bao gồm hạn chế và xử phạt) phải do luật qui định. Không có luật hạn chế điều gì thì làm điều đó là không phạm luật và không phải xin phép nơi nào hết. Hoàn toàn không cần phải có luật cho phép làm điều đó. Chỉ có quan chức mới chỉ được làm những gì mà luật cho phép để hạn chế sự lạm dụng quyền hành của họ mà thôi. Không ai hay tổ chức nào được quyền nhân danh vì bất kỳ lợi ích chung nào để áp đặt các hạn chế đối với các quyền con người của công dân mà không được thông qua bằng luật bởi một quy trình lập pháp hợp hiến. Lý do và mục đích của những sự hạn chế như vậy cũng phải được ghi rõ.
Điều 12 Hiến pháp 1992 ghi "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa". Điều này rõ ràng là tuân theo nguyên tắc pháp chế đúng đắn của một nhà nước pháp quyền như trên, phù hợp với chuẩn mực của luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, thực tế thì khác hẳn. Không hiểu dựa trên cơ sở nào mà rất nhiều vị đại biểu Quốc hội - những người được gọi là những nhà lập pháp đại diện của dân - lại hồn nhiên phát biểu trước công chúng đại ý là phải cố gắng nhanh chóng xây dựng luật để người dân có thể thực hiện các quyền của mình. Còn các cơ quan hành pháp thì ban hành đầy rẫy các nghị định, quyết định hạn chế, cấm đoán các quyền con người của công dân một cách vi hiến. Còn các cơ quan tư pháp thì chưa bao giờ ra bất kỳ phán quyết nào liên quan đến sự vi hiến, đơn giản vì chúng không có được quyền hạn đó trên danh nghĩa và cũng không có đủ quyền lực tư pháp độc lập trên thực tế.
Thuộc tính xã hội chủ nghĩa đúng ra phải thể hiện được sự ưu việt hơn cho nguyên tắc pháp chế của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thì thực tế lại trở thành cái để lợi dụng nhằm tước đoạt rất nhiều quyền con người của công dân bằng cách đặt sự bảo vệ chế độ lên trên hết - vi phạm nguyên tắc "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" của Hiến pháp (điều 2). Thực tế này lại tiếp tục bị lợi dụng để bảo vệ đặc quyền cho các nhóm lợi ích nhỏ, tạo ra một thực tế càng tệ hại hơn nữa.

Trách nhiệm của công dân

Cách biệt giữa danh nghĩa và thực tế của môi trường pháp lý Việt Nam đang rất nghiêm trọng và ngày càng xấu đi nên gây ra bất ổn nặng nề. Trách nhiệm này đương nhiên là thuộc về chính quyền, nhưng nếu người dân không ý thức được các quyền con người và vai trò làm chủ đất nước của mình thì cách biệt này không bao giờ được thu hẹp theo hướng tốt đẹp. Dân ta cần hiểu cốt lõi bản chất của các khái niệm Nhân quyền, Pháp quyền, Pháp chế. Thực ra chúng rất đơn giản: Nhân quyền là các Quyền con người của mỗi người chúng ta vốn có từ lúc sinh ra mà không ai có quyền ban phát cả và chúng ta cần tự tin sử dụng ngay các quyền này mà không phải đợi ai cho phép. Pháp quyền là trách nhiệm trên hết của nhà nước phải bảo vệ cho công dân thực hiện đầy đủ các quyền bất khả xâm phạm này của mình, và Nhà nước Việt Nam hiện nay là một nhà nước pháp quyền được khẳng định tại Hiến pháp. Pháp chế nghĩa là chúng ta chỉ bị hạn chế làm những gì có luật qui định rõ, không có luật hạn chế tức là không có hạn chế, chứ không phải là chưa được phép. Mối liên hệ của bản chất và nguyên tắc của 3 khái niệm này tạo nên một nguyên lý cốt lõi của dân chủ: công dân có quyền làm bất cứ điều gì mà luật không hạn chế và không cần phải xin phép để làm điều đó.
Ở các nước dân chủ và thịnh vượng, thay vì làm ra nhiều luật để hạn chế thì nhà nước ở đó xây dựng rất nhiều luật khuyến khích và tạo động lực cho công dân của mình làm nhiều việc tốt để hướng xã hội phát triển theo những lý tưởng tốt đẹp. Chúng ta hoàn toàn đủ quyền và đủ lý do chính đáng để đòi hỏi có được một nhà nước pháp quyền với các nguyên tắc pháp chế như trên. Đó cũng là những tiêu chuẩn mà công việc CCTP và CCHC phải đạt đến. Không có những áp lực từ dưới lên thì sẽ khó có thể có được những thay đổi từ trên xuống. Đó là trách nhiệm của công dân đối với việc cải cách.

Trách nhiệm của chính quyền

Tuy nhiên, trách nhiệm trên hết vẫn thuộc về chính quyền. Nếu nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam không nhận rõ được hiện trạng như trên và nhanh chóng thực hiện các giải pháp cải cách thành công thì sự thất bại của chúng sẽ dẫn đến các cuộc cách mạng. Liên Xô sụp đổ sau khi đã tiến hành cải cách muộn màng và thất bại.
Với tinh thần như vậy, Con đường Việt Nam đã nghiên cứu để đề nghị với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các sách lược CCTP và CCHC được trình bày cụ thể dưới đây.
(Đang viết vào tháng 4/2009)
__________________

Một số hình của anh Trần Huỳnh Duy Thức vào dịp khai trương hệ thống dịch vụ mới One-Connection tại Singapore năm 2003:

oc_launching-013.jpg
oc_launching-056.jpg
oc_launching-092.jpg

Bỏ “ơn đảng, ơn chính phủ”

Tập dân chủ (bài 2) - Có một thói quen “nhờ ơn” với “biết ơn” rất phi lý và chối tai cần phải loại bỏ. Những câu “ơn đảng ơn chính phủ” nhiều quá, nhiều đến mức nghe cứ khiến đảng- nhà nước như cha mẹ của dân. Điều này xảy ra nhiều nhất ở nông thôn, các vùng sâu vùng xa, nơi dân trí còn thấp. Cựa việc gì cũng “nhờ ơn” “biết ơn”, mở miệng là “ơn đảng ơn chính phủ”.
Nhiều lần đi cứu trợ cho đồng bào vùng bão lũ, thấy bà con chìa tay nhận quà xong cứ mở miệng “nhờ ơn đảng nhà nước” khiến phát... bực! Không ít bận tôi đã hết nhịn nổi phải giải thích như hét lên rằng: đây là quà của cháu, không có đảng nhà nước nào hết!
Những câu “nhờ ơn”, “biết ơn” rất ngượng mồm nhưng không hiểu sao nghe nhiều đến vậy và nó sống dai dẳng đến thế?
eva.jpg
Tôi muốn mọi người tập bỏ điều này. Người dân, từ nay không cần phải nhờ ơn biết ơn đảng, ơn chính phủ nữa. Không thể nhận mấy ký gạo, vài gói mỳ tôm cứu trợ cũng cho rằng đó là “ơn Bác ơn đảng”. Họ đã đóng thuế đầy đủ rồi, thậm chí cả cái khoản phí bão lụt gì đó cũng thu, thu chồng thu chéo, ở cơ quan cũng thu, về phường thu tiếp.
Vậy thì ai phải “nhờ ơn” và “biết ơn” ai?
Người dân, khi đã đóng thuế đầy đủ cho nhà nước, thậm chí người ngoài đảng, không phải đảng viên cũng đóng thuế để nuôi đảng, thì trách nhiệm của đảng, của nhà nước phải chăm lo, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống người dân. Ý thức rõ điều này sẽ không còn ai phải nói “nhờ ơn Bác ơn đảng ơn chính phủ (hay nhờ có chính sách của đảng và nhà nước) mà tôi (hay gia đình tôi) mới được thế này thế kia…”. Ngược lại, chẳng những không cần “nhờ ơn”, mà dân còn có quyền yêu cầu, đòi hỏi: tại sao tôi (hay gia đình tôi) đã đóng thuế đầy đủ nhưng lại không được thế này thế kia?
Phải nhận thức rõ đó là quyền, quyền của dân, chứ không phải “nhờ ơn mưa móc” đảng, càng không phải của Bác. Công lao đảng và Bác là lớn lao, rất lớn lao. Không ai phủ nhận điều này. Nhưng tôi tin nếu cụ Hồ sống dậy, nghe vậy ông cũng lắc đầu. Và giả nếu được hỏi ý kiến, tôi tin cụ cũng đồng ý rằng: Từ nay làm gì, nhận gì, hưởng gì cũng đừng bắt dân phải “ơn Bác” nữa! Thôi, vứt bỏ cái thói quen “ơn đảng ơn Bác” ấy đi!
Nói vậy không phải là phủ nhận công lao của đảng của Bác, của nhà nước của chính phủ. Công là công, trách nhiệm là trách nhiệm. Không phải cựa việc gì cũng bắt dân phải “biết ơn”, ơn đời đời kiếp kiếp như thế. Thậm chí trong nhiều việc nhiều nghĩa, đảng- chính phủ- nhà nước phải biết cất lời “biết ơn” dân, phải ý thức rằng đảng “nhờ dân”!
Mặt khác, tư duy kiểu “nhờ ơn” “biết ơn” đó cũng đã vô tình tạo cho người dân thói quen lười biếng, trông chờ ỷ lại vào nhà nước.
Bài tập nói không với “nhờ ơn” “biết ơn” quá dễ - Tại sao không?

Gia đình ông Vươn, ông Quý không có quà Tết

Vì cho rằng gia đình ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý không có hộ khẩu ở địa phương nên chính quyền xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng không hỗ trợ Tết

Chiều 27-1 (mùng 5 Tết), chia sẻ với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Phạm Thị Hiền, vợ của ông Đoàn Văn Quý và bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) cùng cho biết trong những ngày Tết, chính quyền địa phương không đả động gì đến việc thăm hỏi, hỗ trợ Tết.

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động chiều tối 27-1 về việc chính quyền địa phương không đến thăm hỏi gia đình ông Đoàn Văn Vươn, ông Đoàn Văn Quý nhân dịp Tết Nguyên đán, ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, nói: “Việc này là do chính quyền cơ sở xem xét để có quyết định thăm hỏi động viên. Tôi chưa nắm được anh em cơ sở có thăm hỏi hay không, tôi phải trao đổi lại xem thế nào”.


Sau khi lực lượng chức năng và “người lạ” rút khỏi đầm vào ngày 22-1 (29 tháng chạp)
gia đình ông Vươn, ông Quý mới ra dựng lều để ở tạm trong những ngày Tết. Ảnh: QUANG VINH

Trong khi đó, ông Phạm Đăng Hoa, Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, nói rằng mặc dù sinh sống và làm ăn tại xã Vinh Quang nhưng do gia đình ông Vươn, ông Quý không có hộ khẩu ở đây nên việc lo Tết và bảo đảm cuộc sống sau vụ thu hồi đầm không thuộc trách nhiệm của xã.

Cách hành xử của xã Vinh Quang trái ngược với chủ trương của lãnh đạo TP Hải Phòng. Trong buổi làm việc với đoàn giám sát của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chiều 21-1 (28 tháng chạp), ông Lê Văn Nhã, Phó Chủ tịch Thường trực MTTQ TP Hải Phòng, đã hứa: “TP Hải Phòng sẽ không để một người dân khó khăn nào không có Tết”.

Trước trả lời thiếu trách nhiệm của lãnh đạo xã Vinh Quang, luật sư Lê Đức Tiết, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn dân chủ và pháp luật – Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cho rằng sự phân biệt dân ngụ cư với dân chính cư đã bị chôn vùi cùng với chế độ phong kiến thực dân cách đây hơn 65 năm.

“Lời phát biểu của bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang là tư tưởng và hành vi vi phạm nhân quyền. Với cương vị là cơ quan đại diện cho dân, thực hiện giám sát việc tuân thủ pháp luật của cơ quan, viên chức và công dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam sẽ ủng hộ những việc làm đúng và sẽ phản biện những quyết định không đúng pháp luật” – ông Tiết quả quyết.

Còn ông Nguyễn Công Nguyên, Trưởng Ban Kinh tế đối ngoại – Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nhấn mạnh: Phải đối xử có tình người đối những người thân của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý. Không thể phó mặc họ, nhất là dịp Tết Nguyên đán.

Sẽ khiếu nại việc cưỡng chế

Bà Phạm Thị Hiền cho biết trong những ngày tới, bà sẽ gửi đơn đến một số cơ quan chức năng như Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, TAND Tối cao, Bộ Tài nguyên và Môi trường… khiếu nại về vụ cưỡng chế thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý.

Vụ cưỡng chế dẫn đến sự cố chống người thi hành công vụ của gia đình ông Đoàn Văn Vươn xảy ra vào ngày 5-1. Toàn bộ diện tích đầm này thời gian qua đã bị phong tỏa bởi những “người lạ” và công an của xã Vinh Quang.

THẾ DŨNG

Hố ngăn cách giữa người dân với chính quyền quá lớn

Trao đổi với PV Thanh Niên, luật sư Lê Đức Tiết, thành viên đoàn giám sát của Ủy ban T.Ư MTTQ VN vừa làm việc tại Tiên Lãng về vụ cưỡng chế đầm thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn, cho biết: “Điều quan trọng nhất bây giờ là phải hàn gắn mối quan hệ đoàn kết giữa Đảng, chính quyền với người dân địa phương”.


Luật sư Lê Đức Tiết (thứ 3, từ trái sang) ghi nhận ý kiến của người dân tại Vinh Quang hôm 21.1 - Ảnh: Hải Đăng

Qua tiếp xúc với nhân dân và chính quyền ở Tiên Lãng, có điều gì làm ông trăn trở?

Tôi đã đi nhiều “điểm nóng” về khiếu kiện, thu hồi đất đai nhưng chưa ở đâu tôi thấy có hố ngăn cách giữa người dân (cả người liên quan và không liên quan đến vụ việc) với cán bộ chính quyền lớn như ở Tiên Lãng lần này.

Trong các vụ việc cưỡng chế, thường chính quyền và người dân sẽ nảy sinh mâu thuẫn, nhưng ở các nơi khác, tổ chức Đảng, các đoàn thể địa phương như MTTQ, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, cơ quan dân vận sẽ là cầu nối để giải thích cho người dân, làm cho người dân không thấy đơn độc, không bị đẩy đến đường cùng. Ngay cả khi đã xảy ra cưỡng chế, họ vẫn được thăm hỏi, động viên và tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ. Trong những vụ việc như thế này, vai trò của các tổ chức đoàn thể là cực kỳ quan trọng để giúp người dân còn giữ lòng tin vào chính quyền. Nhưng rất tiếc, những người dân ở Vinh Quang, Tiên Lãng mà chúng tôi hỏi, họ đều nói rằng  không còn tin vào cán bộ lãnh đạo cấp xã, cấp huyện.

 Đọc Báo Thanh Niên Ở ĐÂY

_________________________________

Bài trên Báo Giáo dục Việt Nam:

Ông Bình khẳng định: “Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản này, người trực tiếp dùng các công cụ để thu hoạch phải chịu trách nhiệm với vai trò là người thừa hành. Còn những người “bật đèn xanh” cho người khác khai thác số hoa lợi trên ở nhà ông Vươn cũng phải chịu trách nhiệm với vai trò đồng phạm”.

Điều 137. (Bộ luật hình sự) Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:
1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Hành hung để tẩu thoát;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

Đọc thêm báo Giáo dục Việt Nam Ở ĐÂY

______________________________________

Bài trên báo An ninh Thủ đô và Người Lao động:

GS – TSKH Đặng Hùng Võ nhận lời làm cố vấn cho luật sư này

Ông Vươn bị Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng khởi tố về tội “Giết người” do liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.

Cùng ngày, luật sư Minh đã có mặt tại Hà Nội để gặp gỡ các chuyên gia, khẩn trương hoàn thành các thủ tục. Ngoài ra, luật sư Minh cũng đã gửi hồ sơ vụ việc của ông Vươn đến Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng theo quy định.

Luật sư Minh cũng liên hệ với GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, để tham khảo và xin ý kiến về Luật Đất đai với tư cách chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực này. Ông Đặng Hùng Võ cho biết đã gặp gỡ, trao đổi với luật sư Minh và thống nhất ý kiến về việc chính quyền huyện Tiên Lãng đã vi phạm pháp luật trong việc giao đất, thu hồi và cưỡng chế đất của ông Vươn.

 Đọc thêm báo An ninh Thủ đô và báo ?Người Lao động Ở ĐÂY

___________________________________________

Bài trên báo Tiếng nói Việt Nam:

Vụ cưỡng chế đất: “Vẫn còn dấu vết xe cẩu, xe xích vào đập phá”

(VOV) – “Chúng tôi đã xác minh vẫn còn dấu vết của xe cẩu, xe xích vào đập phá để lại trên nền ngôi nhà. Nên việc nói dân vào phá, tôi khẳng định là không đúng” -LS Lê Đức Tiết nói

Vụ cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng) đang được dư luận quan tâm. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo giải quyết nghiêm vụ việc và các Bộ chức năng cũng đã bắt đầu vào cuộc. MTTQ Việt Nam cũng đã cử đoàn công tác về tận nơi để tìm hiểu vụ việc… Sau khi kết thúc đợt giám sát, Luật sư Lê Đức Tiết, phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn về dân chủ và pháp luật MTTQ Việt Nam-thành viên đoàn giám sát của Mặt trận trả lời phỏng vấn của VOV Online về vụ việc này.

LS Lê Đức Tiết (ảnh: DT)

PV: Thưa ông, trong cuộc phỏng vấn với VOV Online ngay sau khi đoàn giám sát của MTTQ Việt Nam kết thúc đợt giám sát, Trưởng đoàn giám sát có cho biết Mặt trận chưa công khai nhiều thông tin mang tính phản biện. Theo ông, những thông tin này có đủ sức phản biện một cách thuyết phục không?

LS Lê Đức Tiết: Thực ra còn tuỳ vấn đề, bởi trong đợt giám sát vừa qua, nhiều thông tin MTTQ Việt Nam mới nghe được một phía. Chính quyền cũng chỉ mới nói về phía chính quyền, người dân thì cũng mới nói ý kiến của người dân. Hiện giờ MTTQ Việt Nam chủ yếu là lắng nghe. Sau đó, phải để hai bên đối thoại và xác minh lại mới biết độ chính xác của thông tin đến mức độ nào.

PV: Theo ông, trong vụ việc này, có thể nói Mặt trận các cấp đã thực sự vào cuộc một cách kịp thời?

LS Lê Đức Tiết: Trong vụ việc này, Mặt trận cấp dưới đáng lẽ phải vào cuộc sớm hơn. Theo tôi Mặt trận từ cấp tỉnh đến cấp xã là chưa kịp thời.

Vụ việc xảy ra ngày mùng 5/1 nhưng đến 28/1, MTTQ Việt Nam mới biết được và cử đoàn giám sát xuống Tiên Lãng (Hải Phòng) ngay. Gần Tết nhưng chúng tôi vẫn cố gắng về gặp gỡ bà con để động viên tinh thần và hiểu rõ hơn vụ việc, lắng nghe ý kiến của các bên. Theo tôi, Mặt trận Trung ương làm được như thế cũng là tích cực.

PV: Ông nhận xét như thế nào về sự không thống nhất trong phát ngôn của đại diện chính quyền các cấp ở Hải Phòng về vụ việc này? Cụ thể, khi lãnh đạo thành phố thì nói rằng dân phá nhà ông Vươn, trong khi lãnh đạo huyện lại khẳng định lực lượng cưỡng chế phá?

LS Lê Đức Tiết: Trong cuộc giao ban báo chí, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Đỗ Trung Thoại cho rằng, việc phá nhà ông Vươn là do người dân bức xúc. Nhưng trong cuộc họp báo, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền đã khẳng định rằng, lực lượng chức năng phá.

Nhưng qua chứng cứ chúng tôi trực tiếp giám sát thì dân không thể nào phá được một ngôi nhà hai tầng. Chúng tôi đã xác minh vẫn còn dấu vết của xe cẩu, xe xích vào đập phá để lại trên nền ngôi nhà. Nên việc nói dân vào phá, tôi khẳng định là không đúng.

 Đọc thêm bài trên báo Đài Tiếng nói Việt Nam ( VOV) Ở ĐÂY

_____________________________

Bài trên báo Tuổi Trẻ:

Luật sư Nguyễn Duy Minh nhận bào chữa cho ông Vươn

TT – Chiều 28-1, trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại, luật sư Nguyễn Duy Minh (văn phòng luật sư Duy Minh, Đoàn luật sư TP.HCM) xác nhận ông đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục cần thiết để bào chữa cho ông Vươn và những người thân trong gia đình (đã bị khởi tố các tội giết người và chống người thi hành công vụ).

“Tôi đã ký các giấy tờ cần thiết gửi cơ quan điều tra TP Hải Phòng. Hôm nay tôi đang ở Hà Nội để đầu tuần tới hoàn thiện các thủ tục cần thiết để được bào chữa cho thân chủ của mình” – luật sư Minh nói.

Cũng trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Phạm Thị Hiền (em dâu ông Vươn) cho biết từ sau khi gửi đơn tố giác đoàn cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng về hành vi hủy hoại tài sản công dân đến nay, gia đình bà chưa nhận được hồi âm nào.

“Vì vậy, đầu tuần tới gia đình tôi sẽ tiếp tục gửi đơn tố cáo này đến tổng Thanh tra Chính phủ” – bà Hiền cho hay.

Trong đơn, gia đình bà Hiền đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ hành vi hủy hoại ngôi nhà hai tầng và các tài sản trên phần đất không thuộc diện bị cưỡng chế. Không chỉ bị thiệt hại về ngôi nhà và các tài sản trong nhà mà sau khi vụ án xảy ra, nhiều người lạ còn tháo cống và dùng kích điện để vét sạch tôm, cua, cá vược, cá trắm trong khu đầm gia đình ông Vươn nuôi thả, trị giá hàng tỉ đồng.

Đọc thêm báo Tuổi trẻ Ở ĐÂY

______________________

Bài trên BBC ( lấy lại báo chí trong nước):

Đừng “đẩy dân vào thế đối lập”

Ông Lê Đức Tiết (giữa)Ông Lê Đức Tiết (giữa) tiếp xúc với các nhân chứng tại xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

Một thành viên đoàn giám sát của Trung ương Mặt trận Tổ Quốc trong vụ việc của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng cho rằng cách làm ưa cưỡng chế như trong vụ việc Đoàn Văn Vươn, hơn là thuyết phục người dân của chính quyền có thể “đẩy dân vào thế đối lập”

Trao đổi với truyền thông trong nước hôm 28/01, luật sư Lê Đức Tiết, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật của Trung ương Mặt trận Tổ Quốc VN khẳng định rằng trong vụ việc cưỡng chế với gia đình ông Đoàn Văn Viên ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, chính quyền huyện đã “bất tuân pháp luật.”

Phát biểu trên tờ Tuổi Trẻ, luật sư Tiết người vừa thăm và làm việc ở xã Quang Vinh, nơi xảy ra vụ nổ súng chống cưỡng chế thu hồi đất đầu năm nay, đặt câu hỏi liệu “chính quyền không hiểu luật hay cố tình không hiểu.”

Luật sư cũng phê phán phản ứng của lãnh đạo thành phố Hải Phòng liên quan vụ việc, khi cho rằng phát biểu của Phó Chủ tịch UBND Thành phố, ông Đỗ Trung Thoại là “thiếu nhạy cảm” và “không thể hiện đúng vai trò của nhà chức trách.”

Vị phó chủ tịch Hội đồng tư vấn của Mặt trận cũng cho rằng cần phải có sự “lựa chọn kỹ càng,” “giám sát chặt chẽ” đối với các quan chức đang “cầm cân nảy mực” trong quá trình họ “thực thi công vụ và pháp luật.”

Ông Tiết nói với tờ Tuổi trẻ: “Qua những tài liệu mà chúng tôi có được và về tận nơi tìm hiểu sự việc, chúng tôi cho rằng chính quyền cơ sở ở đây làm việc không căn cứ vào pháp luật. Pháp luật cũng như chính sách của Đảng, Nhà nước đều nhất quán là khuyến khích người dân khai hoang phục hóa, sử dụng đất đai có hiệu quả, làm ích nước lợi nhà.”

Luật sư Tiết cho biết ông và đoàn giám sát đã tiếp xúc “không hẹn trước” với mười một người để tìm hiểu vụ việc Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng:

“Chỉ có hai hộ dân mà sử dụng hàng trăm người với công an, bộ đội, biên phòng đến cưỡng chế rồi coi đó như thắng lợi của một trận đánh thì không đúng. Trung ương cần sớm chấn chỉnh xu hướng này, phải rút kinh nghiệm, không nên để xảy ra tình trạng chính quyền đẩy người dân vào thế đối lập”-Ông Lê Đức Tiết

“Trong đó có những đảng viên lão thành, có người nguyên là bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, có người có đất bị thu hồi, có những người không có liên quan gì… Tất cả họ đều không tán thành với việc làm của chính quyền nơi đây.

“Người dân cho rằng chính quyền có những xử lý trái đạo lý, trái luật pháp.”

Đánh giá về cách làm của chính quyền, được cho là mang tính phổ biến mà không chỉ hạn chế riêng ở cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, quan chức Mặt trận nói:

“Cũng qua vụ việc này, tôi thấy chính quyền trong quan hệ với dân vẫn thiên về cưỡng chế, ít thuyết phục. Đây là điều rất đáng lo.

“Chỉ có hai hộ dân mà sử dụng hàng trăm người với công an, bộ đội, biên phòng đến cưỡng chế rồi coi đó như thắng lợi của một trận đánh thì không đúng.

“Trung ương cần sớm chấn chỉnh xu hướng này, phải rút kinh nghiệm, không nên để xảy ra tình trạng chính quyền đẩy người dân vào thế đối lập.”

‘Đã mời luật sư

Luật sư Nguyễn Duy Minh (phải) và GS Đặng Hùng VõLuật sư Nguyễn Duy Minh (phải) cho hay đã tiếp xúc với GS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường.

Trong một diễn biến liên quan, BBC được biết thân nhân của ông Đoàn Văn Vươn và những người đang bị truy tố trong gia đình ông đã mời luật sư tham gia bào chữa quyền lợi hợp pháp của họ.

Hôm thứ Bảy, 28/01, luật sư Nguyễn Duy Minh, thuộc văn phòng luật sư Duy Minh ở TP. Hồ Chí Minh cho BBC hay ông đã ra Hà Nội và trong lúc chờ trả lời của các giới chức cho phép ông được chính thức bào chữa cho các thân chủ, ông có kế hoạch tiếp xúc trực tiếp với gia đình của ông Đoàn Văn Vươn.

Ông Minh cũng cho hay, cùng ngày ông đã “tới nhà thăm và chúc tết” Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc và Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài Nguyên Môi trường.

Đọc thêm BBC Ở ĐÂY

_________________________

Còn đây là bài viết của bà Lê Hiền Đức, một công dân độc lập chống tham nhũng của Việt Nam, từng được tổ chức minh bạch thế giới trao giải thưởng. Hồi còn trẻ, bà là điệp báo mật mã cho Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc. Cái tên Lê Hiền Đức là tên do Bác Hồ đặt.

Thế thiên hành đạo

Lê Hiền Đức

Liên quan “Vụ án nổ súng, đặt mìn chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 5-1-2012″ theo cách gọi của chính quyền thành phố Hải Phòng, ngày 10-1-2012, Viện kiểm sát thành phố này đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, cho bắt tạm giam các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh (anh ruột ông Vươn), Đoàn Văn Quý (em ruột ông Vươn) và anh Đoàn Văn Vệ (cháu ruột ông Vươn) về tội giết người, đồng thời khởi tố bị can, cho tại ngoại hầu tra đối với các bà Phạm Thị Báu (em dâu ông Vươn), Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) về tội chống người thi hành công vụ. Em Đoàn Xuân Quỳnh (con ông Vươn, sinh năm 1995, đang học lớp 11, đã bị bắt mấy ngày) được giao về cho gia đình quản lí song vẫn bị cơ quan công an đe là “sẽ xem xét sau”.

Ở đâu, giết người và chống người thi hành công vụ cũng là trọng tội. Giết người thi hành công vụ, tội càng nghiêm trọng. Vậy hãy xem trên các báo “lề phải” của Việt Nam, người ta nói thế nào về đối tượng mà ông Đoàn Văn Vươn và người thân nổ súng, đặt mìn để chống lại.

Ông Vũ Trọng Kim (uỷ viên Trung ương – Đảng cộng sản, phó chủ tịch kiêm tổng thư kí Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc) nhận xét việc cưỡng chế thu hồi có dấu hiệu áp đặt không khác gì cưỡng đoạt, thiếu coi trọng quyền lợi người dân trong khi họ đã bỏ công sức, sinh mạng để gây dựng; việc huy động quân đội có dấu hiệu vi hiến. Ông Lê Đức Tiết (luật sư, phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc) cho rằng không có có sở pháp luật để thu hồi đất mà huy động lực lượng cưỡng chế dân là hành vi bất thường; tòa sơ thẩm huyện không có căn cứ pháp luật để công nhận việc làm của chính quyền huyện là đúng, tòa phúc thẩm “mặc cả” quyền kháng cáo của dân là trái nguyên tắc xét xử hai cấp; lực lượng cưỡng chế phá hủy căn nhà không nằm trên diện tích đất phải cưỡng chế là vi phạm pháp luật; mọi lí do đưa ra để bào chữa cho việc thu hồi đất trái pháp luật đều không thể chấp nhận. Đặc biệt, ông Tiết còn nhận xét chính quyền địa phương chưa nhận ra bản chất vấn đề, đã có hành vi cố ý làm sai pháp luật với động cơ không minh bạch, để xử lí không thể dựa vào phê bình và tự phê bình được nữa. Ông Đặng Hùng Võ (giáo sư, tiến sĩ, cựu thứ trưởng Bộ tài nguyên – môi trường) nhận xét chính quyền huyện Tiên Lãng có nhiều cái sai, các quyết định giao đất cho ông Vươn đều trái Luật đất đai, quyết định thu hồi đất vừa trái luật vừa trái đạo lí, cố tình tước bỏ quyền lợi của dân.

Ông Lê Đức Anh (đại tướng, cựu uỷ viên Bộ chính trị – Đảng cộng sản, cựu chủ tịch nước) khẳng định chính quyền sai từ xã đến huyện, đã để sự việc kéo dài quá nhiều năm mà không xử lí đến nơi đến chốn và thấu tình đạt lí, đã cố thu hồi đất đối với người làm được, làm tốt, cố tình tiến hành thu hồi trái pháp luật, dồn người dân vào chân tường; phá nhà dân là hành vi bất chấp luật pháp, cưỡng chế là sai, dùng bộ đội và công an để cưỡng chế là càng sai. Ông Nguyễn Quốc Thước (trung tướng, cựu uỷ viên Trung ương – Đảng cộng sản, cựu tư lệnh Quân khu 4, cựu đại biểu Quốc hội) cho rằng trong vụ việc này, các cấp lãnh đạo địa phương đã không nhằm vào lợi ích của quốc gia và nhân dân, không xứng đáng đại diện cho dân. Ông Phạm Xuân Thệ (trung tướng, cựu tư lệnh Quân khu I) cho rằng chính quyền địa phương quá non kém về chính trị, đã lợi dụng lòng tin của nhân dân vào chính quyền để làm tổn hại tới quyền lợi nhân dân; đưa lực lượng liên ngành tạo nên một cuộc cưỡng chế rầm rộ chẳng khác gì đẩy người nông dân lương thiện vào đường cùng, biến họ thành tội phạm. Ông Huỳnh Đắc Hương (thiếu tướng, cựu phó chính ủy Quân khu Tây Bắc, cựu thứ trưởng Bộ lao động – thương binh – xã hội) khẳng định sự chống đối của người dân xuất phát từ cách làm của chính quyền; cưỡng chế, hủy hoại tài sản của gia đình ông Vươn là không có tấm lòng.

Ông Trần Vũ Hải (luật sư) cho rằng chỉ với việc đánh sập ngôi nhà không nằm trong diện tích đất bị cưỡng chế của ông Đoàn Văn Vươn đã có đủ yếu tố cấu thành hành vi cố ý hủy hoại tài sản của công dân, phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 143 – Bộ luật hình sự; nếu mở rộng vụ án để xem xét việc thu hồi, cưỡng chế, giải quyết khiếu nại, khởi kiện có đúng pháp luật hay không thì còn có thể truy tố chính quyền huyện Tiên Lãng theo những tội danh sau: lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 281 Bộ luật hình sự); lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ (điều 282); thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (điều 285); vi phạm các quy định về quản lí đất đai (điều 174). Các ông Trần Công Trục (luật sư, cựu trưởng ban Biên giới chính phủ), Đinh Xuân Thảo (tiến sĩ, viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp – Ủy ban thường vụ Quốc hội), Phạm Thanh Bình (luật sư), Trương Anh Tú (luật sư) cũng cho rằng việc cưỡng chế không đúng luật pháp, chính quyền địa phương phải bồi thường cả về vật chất lẫn tinh thần cho việc huỷ hoại ngôi nhà và tài sản nằm ngoài phạm vi cưỡng chế, phải xử lí những người liên quan. Ông Bình còn khẳng định việc cán bộ Tòa án huyện Tiên Lãng đến hòa giải, vận động đương sự rút đơn là hành vi trái pháp luật.

Ông Bùi Hoàng Tám đánh giá việc uỷ viên Ban thường vụ Thành uỷ, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng Đỗ Trung Thoại đổ tội cho nhân dân, vu vạ cho cấp dưới là vô liêm sỉ, là sự lèo lá, tráo trở đã không còn giới hạn.

Mới trên các báo “lề phải” thôi, y sì, không suy diễn mà đã rõ mười mươi chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng cố ý vi hiến, vi phạm pháp luật, bất chấp luật pháp, có nhiều cái sai, vừa trái luật vừa trái đạo lí, vô liêm sỉ, lèo lá, tráo trở tới mức không còn giới hạn, cố tình cưỡng đoạt, tước bỏ quyền lợi của người dân, hủy hoại tài sản của công dân, không nhằm vào lợi ích của quốc gia và nhân dân, không xứng đáng đại diện cho dân, lợi dụng lòng tin của nhân dân vào chính quyền để làm tổn hại tới quyền lợi của nhân dân, đẩy người nông dân lương thiện vào đường cùng và biến họ thành tội phạm… Dân gian có câu: “Con ơi nhớ lấy câu này – Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Đối với ông Đoàn Văn Vươn và rất nhiều người dân lao động cần cù, chân chính khác, chính quyền huyện Tiên Lãng, thậm chí cả chính quyền thành phố Hải Phòng thật sự là bọn cướp ngày, là mối hoạ lớn. Ông Đoàn Văn Vươn đã kêu cầu nhiều lần, nhiều nơi song chẳng ích gì bởi bọn cướp ngày kia quyết tâm cưỡng đoạt lấy được thành quả lao động của ông. Trong bối cảnh ông càng nhân nhượng thì chúng càng lấn tới, bối cảnh mà ông Lê Đức Tiết nhận xét là để xử lí không thể dựa vào phê bình và tự phê bình được nữa”, thử hỏi ngoài vùng lên, có súng dùng súng, có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ông Đoàn Văn Vươn còn cách nào khác? (*)

Chiểu theo lời Hồ Chí Minh từng khẳng định một cách mạnh mẽ: Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”, rõ ràng hành động của ông Đoàn Văn Vươn là chính đáng, chính nghĩa, cần được ủng hộ, tôn vinh. Chỉ cần đọc các báo “lề phải” thôi, cũng đã biết lòng dân đang nghiêng về đâu. Nếu đọc thêm các trang mạng, các bài viết của những vị ít nhiều có tiếng là đức cao vọng trọng như Nguyễn Quang A, Huy Đức, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Quang Vinh, điều ấy sẽ càng thêm rõ.

Vì dân vi bang bản, ý dân là ý trời nên chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lí, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi. Và chừng đó, trên khắp đất nước Việt Nam này sẽ xuất hiện thêm nhiều Đoàn Văn Vươn, kèm theo đó là hàng triệu, hàng triệu người ủng hộ, tôn vinh Đoàn Văn Vươn.

Với các cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang mang danh từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, tôi muốn mượn hai câu thơ hồi kháng chiến chống Pháp chúng tôi hay dùng vận động nguỵ quân để nhắn nhủ:

Trong tay cầm khẩu súng dài

Ngắm đi ngắm lại, bắn ai thế này?

Lê Hiền Đức