6/6/12

Doanh nghiệp Nhà nước kém hiệu quả


Thứ Ba, 05/06/2012 23:28

Nhận nhiều ưu đãi nhưng hiệu quả kém, sức cạnh tranh thấp, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất cân đối tài chính, thua lỗ kéo dài

Bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã được Bộ Tài chính khắc họa trong đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn.
Nợ bằng 1,67% lần vốn chủ sở hữu
Theo Bộ Tài chính, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty năm 2010 đạt 1.088.290 tỉ đồng, bình quân bằng 1,67% lần vốn chủ sở hữu. Trong đó có hơn 30 tập đoàn, tổng công ty có tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Cá biệt có 7 tổng công ty có tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 10 lần.
Tính đến hết tháng 9-2011, dư nợ vay ngân hàng của các DNNN hơn 415.000 tỉ đồng, tương đương 16,9% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, dư nợ cho vay của 12 tập đoàn đã lên tới 218.737 tỉ đồng, đứng đầu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nợ 72.300 tỉ đồng, tiếp theo là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nợ 62.000 tỉ đồng.
Nhiều lĩnh vực quan trọng do doanh nghiệp Nhà nước giữ thị phần lớn nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Ảnh: TẤN THẠNH
Đáng lưu ý là tình hình tài chính tại nhiều doanh nghiệp chưa bảo đảm các yêu cầu về an toàn và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, đổ vỡ khi kinh doanh không hiệu quả. Mức lỗ bình quân của DNNN cao gấp 12 lần so với doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Tổng số lỗ lũy kế của các tập đoàn, tổng công ty tính đến hết năm 2011 là 26.110 tỉ đồng. Đứng đầu danh sách kinh doanh thua lỗ là EVN, năm 2010 lỗ 12.313 tỉ đồng.
Bộ Tài chính đề xuất: đối với 44 DNNN hiện đang thua lỗ kéo dài không có khả năng hồi phục, cần giải thể, phá sản 13 doanh nghiệp. Đối với 31 doanh nghiệp còn lại, thực hiện tái cơ cấu bằng các phương thức thị trường như mua bán doanh nghiệp, chuyển nhượng một phần vốn tại doanh nghiệp, tái cơ cấu nợ để chuyển thành công ty cổ phần, công ty TNHH có 2 thành viên trở lên…
2,2 đồng vốn tạo ra 1 đồng doanh thu
Theo số liệu thống kê, DNNN phải sử dụng 2,2 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu (năm 2009) trong khi mức trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam là 1,5 đồng.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ cần 1,2 đồng vốn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần 1,3 đồng để tạo ra 1 đồng doanh thu. Hiệu quả kinh doanh của các  DNNN còn nhiều hạn chế, những doanh nghiệp lãi cao chủ yếu nhờ vào kinh doanh những ngành nghề có nhiều lợi thế như khai thác tài nguyên khoáng sản hoặc còn độc quyền.
Nhiều doanh nghiệp hiệu quả đầu tư thấp, sản phẩm đầu tư có khả năng cạnh tranh không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Nhiều DNNN ở các doanh nghiệp dệt, may, giấy, đường, dâu tằm tơ… phải sử dụng vốn vay ngắn hạn với lãi suất cao, trang thiết bị lạc hậu, trình độ năng lực quản lý hạn chế, dẫn đến kinh doanh thua lỗ không trả được nợ, mất vốn.
Nhiều lĩnh vực quan trọng do DNNN giữ thị phần lớn nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế như thiếu điện, tham gia điều tiết thị trường chưa hiệu quả… Một số lĩnh vực do DNNN nắm vai trò chủ chốt như: sản xuất giống, cây trồng, vật nuôi… nhưng hiệu quả kinh doanh thấp khiến sản phẩm và hàng hóa trong lĩnh vực này bị chi phối bởi hàng hóa nước ngoài.
Tính chung tỉ suất lợi nhuận trên vốn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước năm 2010 chỉ đạt 16,5%, tương đương chi phí vay vốn trung bình của các ngân hàng trong cùng thời kỳ. Nhưng trong số lợi nhuận đó có đến 80% tập trung ở một số ít tập đoàn như: Dầu khí Quốc gia, Viễn thông Quân đội, Than Khoáng sản, Bưu chính Viễn thông, Công nghiệp Cao su; còn đại bộ phận DNNN khác bị thua lỗ.
Phương Anh
 http://nld.com.vn/20120605111624199p0c1014/doanh-nghiep-nha-nuoc-kem-hieu-qua.htm

Quân đội Nhân dân Việt Nam bảo vệ dân hay bảo vệ đảng?


2010-12-22
Việt Nam đang tổ chức kỷ niệm 66 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nhiều câu hỏi được đặt ra rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, Quân đội Nhân dân Việt Nam có còn phục vụ nhân dân? 

Quân đội nên “trung với đảng” hay “trung với nước”? Nhiệm vụ hàng đầu của quân đội là chống giặc ngoại xâm, bảo vệ sự an nguy của dân hay chống “diễn biến hòa bình”? Mời quý vị cùng Thông tín viên Ngọc Trân giải đáp các thắc mắc trên.

“Trung với đảng” hay “trung với nước”?

Sức mạnh quân sự Việt Nam.
Sức mạnh quân sự Việt Nam. Screen capture
Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiền thân là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944. Tên gọi “Quân đội Nhân dân Việt Nam” do ông Hồ Chí Minh đặt ra, với ý nghĩa quân đội này là “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ”.
Ngoại trừ quân đội nằm dưới sự lãnh đạo của các chính thể độc tài, phát xít, hầu hết quân đội ở các nước trên thế giới đều có nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ sự an nguy của người dân. Quân đội của một đất nước phải là lực lượng phục vụ cho lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, không thể phục vụ cho lợi ích riêng của một cá nhân, một nhóm lãnh đạo hay một đảng phái chính trị nào.
Trong khi Quân đội Nhân dân Việt Nam “từ nhân dân mà ra”, thay vì trung thành với nhân dân, bảo vệ tổ quốc, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, thế nhưng QĐND Việt Nam đã bị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và phục vụ cho lợi ích của đảng.
Ngày 20 tháng 7 năm 2005, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX cũng đã ra nghị quyết 51-NQ/TW, trong nghị quyết có nêu rõ: “Đảng CSVN mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam”. 

Trong khi Quân đội Nhân dân Việt Nam “từ nhân dân mà ra”, thay vì trung thành với nhân dân, bảo vệ tổ quốc, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, thế nhưng QĐND Việt Nam đã bị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và phục vụ cho lợi ích của đảng
Mới đây, trong một bài viết đăng trên website của Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia, TS Nguyễn Văn Cần cũng đã viết: “Chỉ có Đảng ta là chính đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo quân đội, Đảng không chia sẻ quyền lãnh đạo cho bất cứ một đảng phái nào hoặc tổ chức chính trị nào khác.
Đảng quyết định mục tiêu chiến đấu, chủ trương, đường lối, quan điểm tư tưởng, nguyên tắc tổ chức, nhiệm vụ chính trị và mọi hoạt động xây dựng và chiến đấu của quân đội; đồng thời Đảng trực tiếp lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện, bảo đảm đường lối, chủ trương biến thành hiện thực”.

Chỉ có Đảng ta là chính đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo quân đội, Đảng không chia sẻ quyền lãnh đạo cho bất cứ một đảng phái nào hoặc tổ chức chính trị nào khác. Đảng quyết định mục tiêu chiến đấu, chủ trương, đường lối, quan điểm tư tưởng, nguyên tắc tổ chức, nhiệm vụ chính trị và mọi hoạt động xây dựng và chiến đấu của quân đội 
TS Nguyễn Văn Cần
Về sự lãnh đạo toàn diện của Đảng CSVN đối với QĐND Việt Nam, TS Nguyễn Văn Cần cho rằng: “Đảng lãnh 
Biểu ngữ của đảng cộng sản được dựng khắp nơi. AFP
Biểu ngữ của đảng cộng sản được dựng khắp nơi. AFP
đạo quân đội trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội phải bao quát được hết mọi thứ quân, mọi quân chủng, mọi binh chủng, mọi ngành nghiệp vụ chuyên môn, mọi công tác, mọi mặt hoạt động cả trong xây dựng và chiến đấu; không để cho bất cứ một khâu nào trong quân đội thiếu sự lãnh đạo của Đảng”.
Trong một lần phát biểu trước đông đảo các tướng lĩnh QĐND Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cũng đã đề cập đến việc QĐND Việt Nam phải tuyệt đối trung thành với Đảng trước, sau đó mới đến Tổ quốc và cụm từ “nhân dân” được đặt sau cùng.

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cũng đã đề cập đến việc QĐND Việt Nam phải tuyệt đối trung thành với Đảng trước, sau đó mới đến Tổ quốc và cụm từ “nhân dân” được đặt sau cùng
Chủ tịch nước đã nói: “Quân đội phải giữ vững và tăng cường bản chất cách mạng, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân”. 

Chống ngoại xâm hay chống “diễn biến hòa bình”?

Do phải “trung với đảng”, nên nhiệm vụ của QĐND VN do đảng đề ra không phải chống giặc ngoại xâm, bảo vệ dân mà là “chống diễn biến hòa bình” và bảo vệ đảng. Trong “Đề cương tuyên truyền kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đã nêu rõ, nhiệm vụ hàng đầu của QĐND là chống “diễn biến hòa bình” và các “thế lực thù địch”, “bảo vệ đảng” và “bảo vệ chế độ”.
Đề cương này đã nhấn mạnh nhiệm vụ của QĐNDVN như sau: “Chủ động và kiên quyết thực hiện tốt nhiệm vụ cấp bách hàng đầu là phòng chống chiến lược ‘diễn biến hòa bình’, bạo loạn lật đổ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, phản động bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và thành quả cách mạng của nhân dân”.

Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đã nêu rõ, nhiệm vụ hàng đầu của QĐND là chống “diễn biến hòa bình” và các “thế lực thù địch”, “bảo vệ đảng” và “bảo vệ chế độ”.
Trong một bài bình luận đăng trên báo The New York Times, ông Roger Cohen cho biết, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định kẻ thù số một là “diễn biến hòa bình”. Ông Cohen nói rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không sợ một cuộc cách mạng long trời lở đất mà sự xâm nhập từ từ của nền dân chủ, tự do chính là cơn ác mộng của đảng cầm quyền.
Nhận định về sự chống phá của các “thế lực thù địch” mà đảng đang lo sợ, bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng NNVN cho rằng, mất lòng dân nguy hiểm hơn mối lo ngại về sự chống phá từ bên 

Lênin vẫn được tôn thờ kính trọng
Lênin vẫn được tôn thờ kính trọng . AFP
ngoài. Bà Hương đã phát biểu như sau: “Nhận định nữa là do sự chống phá của các ‘thế lực thù địch’. Tôi thấy chưa tìm thấy sự chống phá từ bên ngoài, nhưng mà cái niềm tin của dân đã giảm, thì còn nguy hiểm hơn cả thế lực bên ngoài.
Nhận định nữa là do sự chống phá của các ‘thế lực thù địch’. Tôi thấy chưa tìm thấy sự chống phá từ bên ngoài, nhưng mà cái niềm tin của dân đã giảm, thì còn nguy hiểm hơn cả thế lực bên ngoài
Bà Dương Thu Hương
Cái điều đó mà tôi cho rằng cần phải đánh giá như thế. Tất nhiên chúng ta vẫn cảnh giác nhưng chưa thấy ai chống phá chúng ta, những gì gọi là để cho đất nước này đổ cả, tôi chỉ sợ lòng dân này làm cho chúng ta sụp đổ. Nó như một tòa nhà bị mối, mặc cho bên ngoài tòa nhà này vẫn rất đẹp, nhưng mà nó đã bị mối ăn hết rồi”.
“Liên Xô sụp đổ chẳng phải vì ‘diễn biến hòa bình’ từ bên ngoài, mà Liên Xô sụp đổ từ lòng tin của người dân Liên Xô tan rã. Việt Nam chúng ta đang trên con đường đó, nhưng chúng ta vẫn rất chủ quan, vẫn vẽ cho chúng ta một màu hồng vô cùng đẹp”.

An ninh quốc gia bị đe dọa

Có lẽ vì QĐND Việt Nam trung thành với Đảng CSVN, thay vì trung thành với nhân dân hay Tổ quốc, nhiệm vụ hàng đầu của QĐND Việt Nam là chống “diễn biến hòa bình” và các “thế lực thù địch”, cho nên người dân Việt Nam hiện không được bảo vệ và an ninh quốc gia đang bị đe dọa.
Trên biển, ngư dân liên tục bị Trung Quốc tấn công; trên bờ, đất đai ở các vị trí quan trọng đã bị cho người nước ngoài, thuê trồng rừng dài hạn. Riêng vùng đất thuộc vị trí chiến lược ở Tây Nguyên cũng đã cho Trung Quốc vào khai thác; điều này đã làm cho nhiều người cảm thấy bất an.
Bà Dương Thu Hương đã nói lên những nỗi lo ngại về an ninh quốc gia như sau: 

Trên biển, ngư dân liên tục bị Trung Quốc tấn công; trên bờ, đất đai ở các vị trí quan trọng đã bị cho người nước ngoài, thuê trồng rừng dài hạn. Riêng vùng đất thuộc vị trí chiến lược ở Tây Nguyên cũng đã cho Trung Quốc vào khai thác
“Về an ninh quốc phòng, quả thật tôi đang rất lo sợ về việc này. Vì dính dáng đến Quốc hội, cho nên tôi thấy rằng, những vấn đề về boxit Tây Nguyên, vấn đề về cho thuê rừng, vấn đề về lao động nước ngoài…không 
Hải quân anh hùng của Việt Nam nghĩ gì
Hải quân anh hùng của Việt Nam nghĩ gì khi nhìn những ngư dân Việt này ngồi dưới chân lính Trung Quốc. Video do TQ phổ biến
được giải quyết triệt để. Tất cả những vấn đề kinh tế này dính đến vấn đề an ninh quốc phòng mà hiện tại không được giải quyết dứt điểm, không rõ ràng, không dứt khoát, còn chần chừ và e ngại.
Thôi boxit thì các anh cũng biết rồi, không nói nữa, nhưng rừng, cho thuê rừng, xin báo cáo các anh là các đoàn đại biểu Quốc hội ở những địa phương có rừng cho thuê, người ta nói rằng, sau khi cho thuê, nó rào hết tất cả lại, nội bất xuất, ngoại bất nhập, không biết bên trong nó làm cái gì.
Mà cho thuê tối thiểu là 50 năm. Tôi rất buồn là một đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh, một tỉnh cho thuê rừng này lại tuyên bố rằng ‘50 năm sau, ai làm người đó kiểm soát, giám sát!’ Sao mà ngây thơ thế? Thế rồi lao động nước ngoài, láng giềng của chúng ta, xây dựng làng, xã, thành phố rồi, mà nó không mang tên là China Town đâu, chưa mang tên [China Town] đâu, nhưng nó sẽ mang tên. 

Và các anh cứ đi từ Bắc Ninh lên Lạng Sơn xem, tất cả các dự án, những chỗ nào đất đai mầu mỡ nhất, ở đấy là các dự án của ‘đồng chí bạn lớn của chúng ta’ hết. Mà người ta đã mang dự án sang, người ta mang công nhân sang, công nhân Trung Quốc sang, lại lấy vợ Việt Nam, cắm đất ở đây luôn
Bà Dương Thu Hương
Quốc hội hỏi thì Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội chần chừ, không dám nói. Giả sử tôi được ở vào vị trí đó, thì tôi sẽ trả lời Quốc hội một câu rằng, tôi sẽ về kiểm soát, kiểm tra, và nếu không đúng luật pháp Việt Nam, tôi sẽ trục xuất ngay. Nhưng mà không dám nói câu đó, lại phát biểu trước Quốc hội rằng ‘khó lắm, tế nhị lắm’. Thế thì thôi, đặt họ vào vị trí chiếm đất của mình hết rồi!
Và các anh cứ đi từ Bắc Ninh lên Lạng Sơn xem, tất cả các dự án, những chỗ nào đất đai mầu mỡ nhất, ở đấy là các dự án của ‘đồng chí bạn lớn của chúng ta’ hết. Mà người ta đã mang dự án sang, người ta mang công nhân sang, công nhân Trung Quốc sang, lại lấy vợ Việt Nam, cắm đất ở đây luôn, sát ngay Hà Nội luôn. Tôi lo chuyện này vô cùng”.
Câu hỏi được đặt ra là: khi quân đội phải trung thành với một đảng chính trị, và nếu đảng này không đứng trên lợi ích của dân tộc, thì quân đội sẽ chọn đảng?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Should-Vietnam-People-Army-Protect-the-People-not-the-Party-12222010061953.html?searchterm=None

Trung Quốc đã nhào nặn ra lịch sử "Đường lưỡi bò 9 đoạn" như thế nào?


Thứ ba 05/06/2012 

(GDVN) - Những tuyên bố của Bắc Kinh “người Trung Quốc là người đầu tiên có mặt (trên biển Đông – Trường Sa) chẳng khác nào lập luận rằng thực dân châu Âu đã đến Australia trước khi người dân bản xứ có mặt ở đây.
Tranh chấp chủ quyền biển Đông - Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) giữa Trung Quốc với các bên liên quan liên tục nóng lên kể từ sau vụ căng thẳng trên bãi Scarborough giữa Bắc Kinh với Manila bùng phát hôm 10/4.

Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc được dịp tự tung tự tác, liên tục đăng tải các bài "phân tích", "bình luận" nhằm khẳng định cái gọi là "chủ quyền" đối với biển Đông, Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV).
 

Từ ngày 10/4 trở lại đây, ngư dân Philippines không thể trở lại ngư trường quen thuộc của họ trên đầm phá bãi cạn Scarborough vì tàu Hải giám, Ngư chính của Trung Quốc liên tục quần thảo, xua đuổi

Một điều rất dễ thấy khi quan sát những phản ứng của Bắc Kinh trước, trong và sau đối thoại an ninh Shangri-La 2012, một trong những diễn đàn an ninh mặc dù không ràng buộc nhưng đóng vai trò quan trọng nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đó là Trung Quốc rất sợ quốc tế hóa tranh chấp biển Đông, giải quyết tranh chấp qua đàm phán đa phương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thông qua trọng tài quốc tế.

Trung Quốc sợ như vậy bởi một lẽ rất đơn giản, nếu cứ căn cứ theo những gì quy định trong luật quốc tế, đặc biệt là Công ước biển Liên Hợp Quốc mà Bắc Kinh là một nước thành viên đã công nhận, thì những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông là hết sức phi lý, phi pháp và không thể chấp nhận được.
 

Hôm nay 5/6, tờ Nhật báo Phố Wall đăng tải bài phân tích "China's Invented History", tạm dịch "Lịch sử nhào nặn của Trung Quốc" với lời tựa: "Trung Quốc viết lại lịch sử để giải thích tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển tranh chấp" của nhà báo kỳ cựu Philip Bowring thường trú tại Hồng Kông.
 

Nhà báo kỳ cựu Philip Bowring của tờ Nhật ký Phố Wall có bài phân tích rất chi tiết, hệ thống về việc Trung Quốc "viết lại lịch sử trên biển Đông", qua phân tích của ông công luận quốc tế sẽ hiểu rõ hơn tại sao Trung Quốc lại sợ đưa tranh chấp biển Đông ra trọng tài quốc tế, xử theo luật Công ước biển Liên Hợp Quốc đến như vậy

Bài viết phân tích khá chi tiết, hệ thống và làm nổi bật âm mưu, ý đồ bóp méo sự thật lịch sử, né tránh luật Công ước biển Liên Hợp Quốc nhằm thực hiện chiến lược độc chiếm biển Đông của Bắc Kinh. Để rộng đường dư luận, xin giới thiệu bài phân tích trên của tác giả Philip Bowring:

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc xung quanh bãi cạn Scarborough có thể xem như một tranh chấp nhỏ về bãi đá ngầm mà con người không thể cư  trú và vùng nước bao quanh. 


Tuy nhiên, Scarborough cực kỳ quan trọng  đối với tương lai các mối quan hệ trong khu vực vì nó thể hiện quan điểm “cứng rắn” của Trung Quốc về việc lịch sử của những người không phải gốc Hán đã có mặt trên một khoảng 2/3 diện tích biển Đông là không phù hợp.
 
Lịch sử khu vực biển Đông được đề cập là bản lịch sử được viết bởi người Trung Quốc và được giải thích bởi Bắc Kinh.

Bản đồ tuyến hàng hải trên biển Đông mà Trung Quốc đưa ra có 9 nét đứt đoạn, còn gọi là đường chữ U hoặc đường lưỡi bò được tác giả Philip Bowring sử dụng minh họa cho bài viết

Trường hợp tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với bãi Scarborough được chủ yếu trình bày dưới góc độ địa lý học, bãi Scarborough mà Philippines gọi là Panatag trong khi Trung Quốc đặt tên là Hoàng Nham Đảo là một bãi ngầm ngoài khơi cách bờ biển Luzon, đảo lớn nhất trong quần đảo Philippines 130 hải lý.
Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, theo Công ước biển Liên Hợp Quốc, Philippines có 200 hải lý tính từ bờ biển Luzon, trong khi Scarborough cách thềm lục địa Trung Quốc 300 km và cách đảo Đài Loan 300 km.
Trung Quốc thì tìm mọi cách phủ nhận thực tế địa lý của bãi cạn Scarborough vì nó bất lợi cho đòi hỏi chủ quyền của họ nên yếu tố lịch sử được Bắc Kinh áp dụng cho đòi hỏi chủ quyền đối với toàn bộ biển Đông. Đó là lý do tại sao Trung Quốc không chỉ mâu thuẫn với Philippines mà còn với các quốc gia khác (trong khu vực biển Đông).


Lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra bản đồ 9 đoạn hay còn gọi là bản đồ lưỡi bò "nuốt trọn" 90% diện tích biển Đông do chính quyền tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc chế ra năm 1947. Thời gian gần đây chính phủ Trung Quốc đang tìm mọi cách để hợp thức hóa nó nhằm khẳng định cái gọi là "chủ quyền" đối với toàn bộ biển Đông (nguồn Wikipedia)

Bản đồ 9 đoạn hay còn gọi là đường chữ U, đường lưỡi bò (phi lý và phi pháp –PV) nổi tiếng của Bắc Kinh xác định tuyên bố chủ quyền lãnh hải ôm trọn/đè lên vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý trên biển Đông của cả Malaysia, Philippines, Việt Nam, Brunei, gần với vùng biển Natuna được đánh giá rất giàu tiềm năng khí đốt của Indonesia.
Trong trường hợp bãi đá Scarborough bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn “bằng chứng lịch sử” được đề cập trong bản đồ Trung Quốc đưa ra (được cho là) có từ thế kỷ 13 khi người Trung Quốc đang bị thống trị bởi đế chế Mông Cổ lập ra triều đại nhà Nguyên, (tấm bản đồ Trung Quốc đưa ra được cho là) kết quả các chuyến đi của một tàu Trung Quốc.
Tranh cãi “tôi ở đây (biển Đông) đầu tiên” là vô nghĩa. Những thủy thủ Trung Quốc là những người đến sau trên  biển Đông sau này nói rằng không có hoạt động thương mại nào đến Ấn Độ Dương. Lịch sử đi biển của khu vực biển Đông bắt đầu sớm nhất từ thiên niên kỷ đầu tiên và bị chi phối bởi tổ tiên của người Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Hình vẽ chân dung đô đốc Trịnh Hòa, người được Trung Quốc viện dẫn như trường hợp tiên phong trong việc mở ra các tuyến hàng hải trên biển Đông, ra Ấn Độ Dương từ thời nhà Minh, thế kỷ 15 và căn cứ vào đó để khẳng định cái họ gọi là "chủ quyền" ở biển Đông bất chấp mọi sự thật lịch sử

Hồ sơ (nhào nặn) của phía Trung Quốc đề cập, khi các tàu Trung Quốc đến khu vực Sumatra và sau đó đến Sri Lanka thì các tàu Mã Lai cũng đã làm điều đó.  Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, trong thời đại đó, người Mã Lai tổ tiên của người Indonesia ngày nay đã cư trú ở hòn đảo lớn thứ 3 thế giới, đảo Madagascar. Họ đã vượt qua Ấn Độ Dương từ hơn 1000 năm trước, sớm hơn rất nhiều chuyến đi của đô đốc Trịnh Hòa, Trung Quốc trong thế kỷ 15.
Khả năng vượt biển của người Mã Lai sau này không bằng người Nam Ấn và Arabs, nhưng vẫn là những người đi biển hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á cho đến khi thực dân châu Âu thống trị khu vực này.
Những người Chăm nói ngôn ngữ Mã Lai theo Ấn Độ Giáo ở miền Trung Việt Nam đã thống trị hoạt động thương mại trên biển Đông cho đến khi họ bị chinh phục bởi người Việt Nam trong lúc những thương nhân châu Âu bắt đầu tìm đến châu Á.

Trong khi hoạt động thương mại giữa người Chăm ở miền Trung Việt Nam với người Philippines trên bán đảo Luzon được hình thành rất lâu trước khi người Trung Quốc vẽ bản đồ biển Đông từ thế kỷ 13.
 

Bãi đá Scarborough không chỉ nằm gần bờ biển Luzon, Philippines mà còn nằm trên tuyến hàng hải trực tiếp từ vịnh Manila đến các cảng biển của người Chăm (Việt Nam) khi đó ở Hội An, Quy Nhơn được biết đến bởi các thủy thủ Mã Lai.

Những tuyên bố của Bắc Kinh “người Trung Quốc là người đầu tiên có mặt (trên biển Đông – Trường Sa) chẳng khác nào lập luận rằng thực dân châu Âu đã đến Australia trước khi người dân bản xứ có mặt ở đây. Điều này hết sức phi lý và nguỵ tạo.
 

Hoàng triều dư địa toàn đồ, kích thước 57x57,3 cm, được triều đình nhà Thanh, Trung Quốc vẽ khoảng năm 1728, 1729 (năm Ung Chính thứ 6,7).Địa đồ này cùng toàn bộ địa đồ, văn tự cổ Trung Quốc đều cho thấy cương giới phía nam Trung Quốc không vượt quá phủ Quỳnh Châu, không có bất kỳ thông tin nào về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được thể hiện trong các tư liệu này như bản đồ Trung Quốc vẽ ra từ năm 1947 (nguồn: biengioilanhtho.gov.vn)

Một yếu tố không ổn định khác trong yêu cầu chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi đá Scarborough là sự phụ thuộc vào Hiệp ước Paris năm 1898. Hiệp ước này chuyển giao “chủ quyền” của thực dân Tây Ban Nha đối với quần đảo Philippines cho Mỹ và vẽ đường thẳng trên bản đồ để lại một vài dặm bãi đá Scarborough bên ngoài đường dọc theo quy định của Hiệp ước Paris 1898.

Trung Quốc ngày nay bám lấy hiệp ước này, căn cứ vào thỏa thuận giữa hai cường quốc nước ngoài thống trị Philippines mà hoàn toàn không đếm xỉa đến Philippines, Bắc Kinh cho rằng Manila không có chủ quyền đối với Scarborough.
 
Điều trớ trêu là trong trường hợp tương tự, Trung Quốc lại phản đối “các điều ước quốc tế bất bình đẳng” được thực dân phương Tây đưa ra giống như trường hợp hội nghị Simla năm 1913-1914, thống đốc Anh Sir Henry McMahon ấn định biên giới giữa Ấn Độ và Tây Tạng theo một đường ranh giới mệnh danh là "đường McMahon" (McMahon Line ).
Điều đó có nghĩa là Việt Nam hoàn toàn có đủ căn cứ để tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa bởi vì người Pháp trước đây khi chiếm đóng Việt Nam đã từng tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo này và  Việt Nam ngày nay kế thừa tuyên bố chủ quyền ấy của người Pháp.


Hình ảnh khu cảng làng Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa, một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ Quốc (nguồn: biengioilanhtho.gov.vn)

Trung Quốc cũng luôn khẳng định rằng bởi vì Trung Quốc chính thức khẳng định chủ quyền (đối với bãi cạn Scarborough) tính từ thời điểm năm 1932 nên những tuyên bố (chủ quyền đối với bãi Scarborough) sau đó của Philippines là không hợp lệ.
Manila muốn giải quyết  tranh chấp theo Công ước biển Liên Hợp Quốc nhưng Bắc Kinh cho rằng vì tuyên bố (cái gọi là) chủ quyền của họ đối với biển Đông đưa ra năm 1932 cho nên không bị ràng buộc bởi Công ước biển Liên Hợp Quốc có hiệu lực năm 1994.

Hiện tại Trung Quốc hầu như chỉ bám vào (cái gọi là) căn cứ này khi tuyên bố chủ quyền trên biển Đông vì Bắc Kinh hiểu rằng họ sẽ rơi vào thế yếu nếu căn cứ theo Công ước biển Liên Hợp Quốc.
 
Trung Quốc đang khẳng định một cách không ngại ngùng (về cái gọi là chủ quyền đối với biển Đông – Trường Sa) bằng cách viết lại lịch sử mà không (dám, không thể) xem xét bất cứ yếu tố nào về mặt địa lý.

Lập luận  hải quân ngày nay sẽ không đi đến một kết thúc nào cho đến khi bên lớn nhất trong các bên tranh chấp khu vực biển Đông, Trường Sa ngừng viết lại quá khứ.
 

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

VIỆT NAM, VỐN ODA, ‘CHUỘT’ VÀ ‘SÂU’


VIỆT NAM, VỐN ODA, ‘CHUỘT’ VÀ ‘SÂU’

Vụ Đan Mạch ngưng tài trợ cho ba dự án ở Việt Nam đã khiến chính quyền, những người trong cuộc và các nhà bình luận đưa ra các nhận xét khác nhau.
Các quan chức Việt Nam có vẻ cho rằng Đan Mạch đã ‘hiểu lầm’ Việt Nam khi cho rằng nhiều tỷ đồng đã thất thoát trong các dự án có vốn viện trợ chính thức (ODA) này.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh được dẫn lời nói “quan điểm của Việt Nam là sử dụng ODA phải hiệu quả, có vi phạm thì phải xử lý nghiêm khắc”.
Vị bộ trưởng nói Việt Nam có rất nhiều dự án ODA nhưng các sai phạm thì “không phải là nhiều” và chỉ là hiện tượng “con sâu bỏ rầu nồi canh” vốn đã bị “xử lý nghiêm”.
Ông cũng nói Hà Nội “luôn chân thành và coi trọng vốn ODA của các nước”.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng nói với trang tin Dân trí: “Việt Nam rất trân trọng từng đồng vốn của các nhà tài trợ, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.”
Ông Vinh giải thích rằng có khác biệt giữa hệ thống hạch toán và kiểm toán của Việt Nam và của các công ty quốc tế nên chưa thể có kết luận gì về thời điểm hiện nay.
‘Chuột kiểm soát gạo’
Trong khi đó cây viết Alan Phan nói ba dự án mà Đan Mạch nghi có tham nhũng “thuộc loại tép riu nếu so với các xì căng đan khác như Vinashin, Vinalines, Vina…bananas” và viết tiếp:
“Các cách tham nhũng như thổi giá máy móc, dụng cụ, hợp đồng thuê ngoài, nhân viên ma, kế toán bịp bợm, gởi con đi du học bằng tiền viện trợ… thì quả là cũ như trái đất, ai mà chẳng biết.
“Tuy nhiên, kỳ này, công ty kiểm toán KPMG hạch toán lại tất cả những lạm rất chi tiết, bài bản và cho thấy tổng số tiền…cuốn theo chiều gió lên đến 23%.”
Ông Alan Phan nói con số 23% là “kỷ lục” nếu so với các khoản “tiền bôi trơn” dự án ở mức 1,2% của Singapore, 8% của Trung Quốc, 9% của Thái Lan, 12% của Indonesia và 18% của Lào.
Mức thất thoát trung bình ở Việt Nam cũng chỉ là 14%.
Tiến sỹ Alan Phan kết thúc bài viết bằng câu: “Người Mỹ có câu ngạn ngữ “Khi các bệnh nhân tâm thần cai quản nhà thương điên…Thực ra, nó ít nguy hiểm hơn là khi lũ chuột nắm quyền kiểm soát kho gạo.”
Không có ‘khuất tất’
Trang tin VnExpress của Việt Nam nói các cơ quan quản lý những dự án bị nghi có tham nhũng đều khẳng định họ không làm gì sai trái.
Phó giáo sư Nguyễn Ngọc Lâm từ Viện Hải dương học ở Nha Trang, người điều phối dự án về biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái vùng cửa sông ở Việt Nam nói:
“Chúng tôi đã kiểm tra toàn bộ hệ thống tài chính của Viện.
“Kế toán trưởng cũng đã cam kết không có vấn đề khuất tất xảy ra trong quá trình này.”
Ông Huỳnh Ngọc Sỹ bị công an áp giải
Vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ nhận hối lộ trong dự án ODA của Nhật đã khiến Tokyo ngưng viện trợ trong vài tháng
Về việc con gái ông đi học nước ngoài bằng khoản tiền hàng trăm triệu đồng từ vốn ODA, ông Lâm nói:
“Lãnh đạo viện chỉ cấp quyết định cử đi học sau khi kinh phí và nội dung sử dụng kinh phí được phê duyệt bởi phía đối tác Đan Mạch.”
‘Chuyện bình thường’
Bản thân chính quyền Đan Mạch từng nói rằng tình trạng tham nhũng ở Việt Nam là phổ biến.
Trong báo cáo về quan hệ đối tác Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2006-2010, Bộ Ngoại giao Đan Mạch nhận định “tham nhũng là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam” và người ta phải hối lộ ngay cả chỉ để nhận các dịch vụ xã hội miễn phí như y tế và trường học.
Trước Đan Mạch, Nhật Bản cũng từng ngưng viện trợ chính thức cho Việt Nam hồi năm 2008 sau khi có nghi án tham nhũng trong dự án Đại lộ Đông Tây ở thành phố Hồ Chí Minh.
Trong vụ này một quan chức đã chịu án tù nhiều năm vì nhận hối lộ hàng trăm ngàn đô la Mỹ từ một công ty tư vấn của Nhật.
Phía Việt Nam nói hiện công an Việt Nam chưa vào cuộc để điều tra các cáo buộc tham nhũng liên quan tới các dự án có vốn của Đan Mạch.
Báo chí Việt Nam nói ngày 6/6, các cơ quan liên quan của Việt Nam sẽ họp với Đại sứ quán Đan Mạch và công ty kiểm toán để bàn về vụ việc.
Trong khi đó Tiến sỹ Alan Phan nói chuyện tham nhũng và lãng phí ở Việt Nam đã là “chuyện bình thường” và “thuộc loại tin ít người để ý”
“Tin một cô người mẫu gì đó bán dâm chắc chắn được theo dõi gấp trăm lần,” ông viết.

Quân đội Nhân dân Việt Nam bảo vệ dân hay bảo vệ đảng?

Ngọc Trân, thông tín viên RFA


2010-12-22

Việt Nam đang tổ chức kỷ niệm 66 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nhiều câu hỏi được đặt ra rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, Quân đội Nhân dân Việt Nam có còn phục vụ nhân dân?





Quân đội nên “trung với đảng” hay “trung với nước”? Nhiệm vụ hàng đầu của quân đội là chống giặc ngoại xâm, bảo vệ sự an nguy của dân hay chống “diễn biến hòa bình”? Mời quý vị cùng Thông tín viên Ngọc Trân giải đáp các thắc mắc trên.



“Trung với đảng” hay “trung với nước”?

Sức mạnh quân sự Việt Nam. Screen capture

Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiền thân là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944. Tên gọi “Quân đội Nhân dân Việt Nam” do ông Hồ Chí Minh đặt ra, với ý nghĩa quân đội này là “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ”.

Ngoại trừ quân đội nằm dưới sự lãnh đạo của các chính thể độc tài, phát xít, hầu hết quân đội ở các nước trên thế giới đều có nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ sự an nguy của người dân. Quân đội của một đất nước phải là lực lượng phục vụ cho lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, không thể phục vụ cho lợi ích riêng của một cá nhân, một nhóm lãnh đạo hay một đảng phái chính trị nào.

Trong khi Quân đội Nhân dân Việt Nam “từ nhân dân mà ra”, thay vì trung thành với nhân dân, bảo vệ tổ quốc, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, thế nhưng QĐND Việt Nam đã bị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và phục vụ cho lợi ích của đảng.

Ngày 20 tháng 7 năm 2005, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX cũng đã ra nghị quyết 51-NQ/TW, trong nghị quyết có nêu rõ: “Đảng CSVN mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam”.



Trong khi Quân đội Nhân dân Việt Nam “từ nhân dân mà ra”, thay vì trung thành với nhân dân, bảo vệ tổ quốc, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, thế nhưng QĐND Việt Nam đã bị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và phục vụ cho lợi ích của đảng

Mới đây, trong một bài viết đăng trên website của Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia, TS Nguyễn Văn Cần cũng đã viết: “Chỉ có Đảng ta là chính đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo quân đội, Đảng không chia sẻ quyền lãnh đạo cho bất cứ một đảng phái nào hoặc tổ chức chính trị nào khác.

Đảng quyết định mục tiêu chiến đấu, chủ trương, đường lối, quan điểm tư tưởng, nguyên tắc tổ chức, nhiệm vụ chính trị và mọi hoạt động xây dựng và chiến đấu của quân đội; đồng thời Đảng trực tiếp lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện, bảo đảm đường lối, chủ trương biến thành hiện thực”.



Chỉ có Đảng ta là chính đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo quân đội, Đảng không chia sẻ quyền lãnh đạo cho bất cứ một đảng phái nào hoặc tổ chức chính trị nào khác. Đảng quyết định mục tiêu chiến đấu, chủ trương, đường lối, quan điểm tư tưởng, nguyên tắc tổ chức, nhiệm vụ chính trị và mọi hoạt động xây dựng và chiến đấu của quân đội



TS Nguyễn Văn Cần

Về sự lãnh đạo toàn diện của Đảng CSVN đối với QĐND Việt Nam, TS Nguyễn Văn Cần cho rằng: “Đảng lãnh

Biểu ngữ của đảng cộng sản được dựng khắp nơi. AFPđạo quân đội trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội phải bao quát được hết mọi thứ quân, mọi quân chủng, mọi binh chủng, mọi ngành nghiệp vụ chuyên môn, mọi công tác, mọi mặt hoạt động cả trong xây dựng và chiến đấu; không để cho bất cứ một khâu nào trong quân đội thiếu sự lãnh đạo của Đảng”.

Trong một lần phát biểu trước đông đảo các tướng lĩnh QĐND Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cũng đã đề cập đến việc QĐND Việt Nam phải tuyệt đối trung thành với Đảng trước, sau đó mới đến Tổ quốc và cụm từ “nhân dân” được đặt sau cùng.



Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cũng đã đề cập đến việc QĐND Việt Nam phải tuyệt đối trung thành với Đảng trước, sau đó mới đến Tổ quốc và cụm từ “nhân dân” được đặt sau cùng

Chủ tịch nước đã nói: “Quân đội phải giữ vững và tăng cường bản chất cách mạng, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân”.



Chống ngoại xâm hay chống “diễn biến hòa bình”?

Do phải “trung với đảng”, nên nhiệm vụ của QĐND VN do đảng đề ra không phải chống giặc ngoại xâm, bảo vệ dân mà là “chống diễn biến hòa bình” và bảo vệ đảng. Trong “Đề cương tuyên truyền kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đã nêu rõ, nhiệm vụ hàng đầu của QĐND là chống “diễn biến hòa bình” và các “thế lực thù địch”, “bảo vệ đảng” và “bảo vệ chế độ”.

Đề cương này đã nhấn mạnh nhiệm vụ của QĐNDVN như sau: “Chủ động và kiên quyết thực hiện tốt nhiệm vụ cấp bách hàng đầu là phòng chống chiến lược ‘diễn biến hòa bình’, bạo loạn lật đổ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, phản động bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và thành quả cách mạng của nhân dân”.



Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đã nêu rõ, nhiệm vụ hàng đầu của QĐND là chống “diễn biến hòa bình” và các “thế lực thù địch”, “bảo vệ đảng” và “bảo vệ chế độ”.

Trong một bài bình luận đăng trên báo The New York Times, ông Roger Cohen cho biết, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định kẻ thù số một là “diễn biến hòa bình”. Ông Cohen nói rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không sợ một cuộc cách mạng long trời lở đất mà sự xâm nhập từ từ của nền dân chủ, tự do chính là cơn ác mộng của đảng cầm quyền.

Nhận định về sự chống phá của các “thế lực thù địch” mà đảng đang lo sợ, bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng NNVN cho rằng, mất lòng dân nguy hiểm hơn mối lo ngại về sự chống phá từ bên

Lênin vẫn được tôn thờ kính trọng . AFPngoài. Bà Hương đã phát biểu như sau: “Nhận định nữa là do sự chống phá của các ‘thế lực thù địch’. Tôi thấy chưa tìm thấy sự chống phá từ bên ngoài, nhưng mà cái niềm tin của dân đã giảm, thì còn nguy hiểm hơn cả thế lực bên ngoài.



Nhận định nữa là do sự chống phá của các ‘thế lực thù địch’. Tôi thấy chưa tìm thấy sự chống phá từ bên ngoài, nhưng mà cái niềm tin của dân đã giảm, thì còn nguy hiểm hơn cả thế lực bên ngoài



Bà Dương Thu Hương

Cái điều đó mà tôi cho rằng cần phải đánh giá như thế. Tất nhiên chúng ta vẫn cảnh giác nhưng chưa thấy ai chống phá chúng ta, những gì gọi là để cho đất nước này đổ cả, tôi chỉ sợ lòng dân này làm cho chúng ta sụp đổ. Nó như một tòa nhà bị mối, mặc cho bên ngoài tòa nhà này vẫn rất đẹp, nhưng mà nó đã bị mối ăn hết rồi”.

“Liên Xô sụp đổ chẳng phải vì ‘diễn biến hòa bình’ từ bên ngoài, mà Liên Xô sụp đổ từ lòng tin của người dân Liên Xô tan rã. Việt Nam chúng ta đang trên con đường đó, nhưng chúng ta vẫn rất chủ quan, vẫn vẽ cho chúng ta một màu hồng vô cùng đẹp”.



An ninh quốc gia bị đe dọa

Có lẽ vì QĐND Việt Nam trung thành với Đảng CSVN, thay vì trung thành với nhân dân hay Tổ quốc, nhiệm vụ hàng đầu của QĐND Việt Nam là chống “diễn biến hòa bình” và các “thế lực thù địch”, cho nên người dân Việt Nam hiện không được bảo vệ và an ninh quốc gia đang bị đe dọa.

Trên biển, ngư dân liên tục bị Trung Quốc tấn công; trên bờ, đất đai ở các vị trí quan trọng đã bị cho người nước ngoài, thuê trồng rừng dài hạn. Riêng vùng đất thuộc vị trí chiến lược ở Tây Nguyên cũng đã cho Trung Quốc vào khai thác; điều này đã làm cho nhiều người cảm thấy bất an.

Bà Dương Thu Hương đã nói lên những nỗi lo ngại về an ninh quốc gia như sau:



Trên biển, ngư dân liên tục bị Trung Quốc tấn công; trên bờ, đất đai ở các vị trí quan trọng đã bị cho người nước ngoài, thuê trồng rừng dài hạn. Riêng vùng đất thuộc vị trí chiến lược ở Tây Nguyên cũng đã cho Trung Quốc vào khai thác

“Về an ninh quốc phòng, quả thật tôi đang rất lo sợ về việc này. Vì dính dáng đến Quốc hội, cho nên tôi thấy rằng, những vấn đề về boxit Tây Nguyên, vấn đề về cho thuê rừng, vấn đề về lao động nước ngoài…không

Hải quân anh hùng của Việt Nam nghĩ gì khi nhìn những ngư dân Việt này ngồi dưới chân lính Trung Quốc. Video do TQ phổ biếnđược giải quyết triệt để. Tất cả những vấn đề kinh tế này dính đến vấn đề an ninh quốc phòng mà hiện tại không được giải quyết dứt điểm, không rõ ràng, không dứt khoát, còn chần chừ và e ngại.

Thôi boxit thì các anh cũng biết rồi, không nói nữa, nhưng rừng, cho thuê rừng, xin báo cáo các anh là các đoàn đại biểu Quốc hội ở những địa phương có rừng cho thuê, người ta nói rằng, sau khi cho thuê, nó rào hết tất cả lại, nội bất xuất, ngoại bất nhập, không biết bên trong nó làm cái gì.

Mà cho thuê tối thiểu là 50 năm. Tôi rất buồn là một đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh, một tỉnh cho thuê rừng này lại tuyên bố rằng ‘50 năm sau, ai làm người đó kiểm soát, giám sát!’ Sao mà ngây thơ thế? Thế rồi lao động nước ngoài, láng giềng của chúng ta, xây dựng làng, xã, thành phố rồi, mà nó không mang tên là China Town đâu, chưa mang tên [China Town] đâu, nhưng nó sẽ mang tên.



Và các anh cứ đi từ Bắc Ninh lên Lạng Sơn xem, tất cả các dự án, những chỗ nào đất đai mầu mỡ nhất, ở đấy là các dự án của ‘đồng chí bạn lớn của chúng ta’ hết. Mà người ta đã mang dự án sang, người ta mang công nhân sang, công nhân Trung Quốc sang, lại lấy vợ Việt Nam, cắm đất ở đây luôn



Bà Dương Thu Hương

Quốc hội hỏi thì Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội chần chừ, không dám nói. Giả sử tôi được ở vào vị trí đó, thì tôi sẽ trả lời Quốc hội một câu rằng, tôi sẽ về kiểm soát, kiểm tra, và nếu không đúng luật pháp Việt Nam, tôi sẽ trục xuất ngay. Nhưng mà không dám nói câu đó, lại phát biểu trước Quốc hội rằng ‘khó lắm, tế nhị lắm’. Thế thì thôi, đặt họ vào vị trí chiếm đất của mình hết rồi!

Và các anh cứ đi từ Bắc Ninh lên Lạng Sơn xem, tất cả các dự án, những chỗ nào đất đai mầu mỡ nhất, ở đấy là các dự án của ‘đồng chí bạn lớn của chúng ta’ hết. Mà người ta đã mang dự án sang, người ta mang công nhân sang, công nhân Trung Quốc sang, lại lấy vợ Việt Nam, cắm đất ở đây luôn, sát ngay Hà Nội luôn. Tôi lo chuyện này vô cùng”.

Câu hỏi được đặt ra là: khi quân đội phải trung thành với một đảng chính trị, và nếu đảng này không đứng trên lợi ích của dân tộc, thì quân đội sẽ chọn đảng?

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Should-Vietnam-People-Army-Protect-the-People-not-the-Party-12222010061953.html?searchterm=None

Hai cái chân và sự trùng tên "định mệnh"

Buồn quá Bác ơi!






Tháng 7 năm 2011, nhân dân bị cú chân đạp như vầy:









Người đạp: Đại úy công an Phạm Hải MINH

Người đang bị công an túm cho tên Minh đạp vào mặt: Anh Nguyễn Chí ĐỨC

Truyền thông lề phải giải thích thế nào?

- Người dân tên Đức tự động áp mặt vào chân công an Minh!



Việc “cưỡng chế” anh Nguyễn Chí Đức



Qua tháng 6, năm nay, 2012, nhân dân có cái chân như vầy:





Người cũng bị công an túm, có chân bị vỡ máu: Bà Lê Hiền ĐỨC

Người kết án cái chân tóe máu có tên là: Thanh tra Nguyễn Văn MINH

Truyền thông lề phải ra tin như thế nào?

- Thanh tra Minh hô hoán là bà Đức tự động/vô cớ đạp vào cửa kính, tự gây thương tích.

Câu đố tạm đặt ra:

Bạn thấy có gì tương đồng/tương thân/tương ái qua hai chuyện này?

Câu trả lời tôi tạm ghi ra điểm tương trùng như sau:

- Người có cái mặt bị đạp sưng tếu và người có cái chân tóe máu cùng có tên là Đức. Hai người bị đau đều là cháu con của "cha già dân tộc" tên Minh.

- Người ra chân đạp và người ra mặt lu loa vu cáo cùng có tên là Minh. Hai người này trùng tên với "cha già dân tộc" tên Minh.

- Minh làm đau Đức. Có Minh là không có Đức.



Bác Hồ đến thăm bà Đức



Xoay quanh như vậy, thì con cháu Bác Hồ cùng tên Đức đều bị hạn/hại bởi đầy tớ nhân dân Bác Hồ cùng có tên Minh.

Nói trộm, con cháu tên là Minh mà không học tập gương đạo đức XHCN, cha già dân tộc cũng có tên là Minh.

Nói dại, tên Minh cà chớn/dữ tợn này nó hại tên Minh vĩ đại muôn vàng kính yêu kia. Bác Hồ Chí Minh mà còn sống chắc chắn phải đau lòng, phải buồn lắm. Cha tên Minh mà thấy cháu con đầy tớ cùng tên Minh mà ứng xử độc ác, ngậm máu phun người như vậy với chính con cháu XHCN mình, chắc chắn phải hỏi tội/trị tội thôi.

Minh trị tội Minh!

(Gõ đến đây, tôi trình cho vợ duyệt qua, vợ phán câu sau:



Chưa biết Minh nào trị Minh nào!

Kiểu tên Minh ngày này thì Bác Hồ còn sống nó cũng hốt cả Bác! Bác Hồ Chí Minh thì cũng bị đạp, bị nhốt, chứ bà Đức, anh Đức, nhằm nhò gì!



Nghe sao buồn quá Bác ơi!



Thuận Ân

Đời không như là mơ!

Đêm qua tớ có một giấc mơ lạ. Tớ có được chiếc đồng hồ vượt thời gian. Khi quay ngược thời gian, trước mặt hiện ra vườn cam; trời nóng gắt, vườn không bóng người bác Đông phong đang ngồi ăn cam ngon lành kẻo phí của trời, trông rất vô tư! Quay lùi một chút, bác Hồ cũng đang ăn bên cạnh một đống vỏ. Ăn xong, bác định cắm bảng: làm chủ bởi nhân dân, sở hữu toàn dân. VNMY khóc lóc: "Đây là vườn cam của bố mẹ cháu, bác làm thế, bố mẹ chữi cháu mất!".




Nhận ra giọng đứa cháu quen thuộc, bác dừng tay. Hơi ngạc nhiên trước nhận thức chính trị của đứa cháu yêu, làm thế thì sao động viên được quần chúng! Sau khi điều nghiên hiện trường, biết chắc đất này không ở trên 'yêu mạch' để chằn tinh hiện ra quấy phá, bác liền phong tước 'nhân dân' cho vườn cam hàng xóm của vnmy, bần cố nông chân chính 3 đời nhưng không biết sắm dù phòng lúc dông bão. Đến bây giờ, vnmy mới nhận thấy tư tưởng của Người thật là vĩ đại.



Trước khi đi, bác còn đề tặng: "vườn cam ưu tú!". Quay lùi một chút, tớ thấy một quan phong kiến, cũng đi qua vườn cam sau khi đánh giặc về. Không thấy chủ vườn, ông ăn 1 trái và bỏ 1 đồng vào túi vải, treo đúng vào chổ vừa hái rồi ra đi. Giáo dục phong kiến quả đào tạo ra giống người cứng nhắc cổ hủ, nho giáo giả tạo! Nhớ lời Nhô: bọn trưởng giả thường dùng tiền mua chuộc nhân dân; còn ta: một khi là của nhân dân tức là của ta, vì ta cũng là nhân dân.



Tớ liền quay nhanh đồng hồ về trước, vườn cam trù phú năm xưa nay xơ xác, các tá điền ốm o uể oải làm việc. Tớ thấy một bảng hiệu rất to trước cổng: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu", ngay bên dưới một hàng chữ nhỏ hơn rất nhiều: "Chỉ hưởng theo nhu cầu, sau khi đã làm HẾT NĂNG LỰC". Đây quả là xh với tư tưởng tuyệt vời, không chỉ triết lý sống mà còn cả máy móc kỹ thuật. Làm thế nào có thể biết được họ đã làm hết năng lực!



Sau khi suy nghĩ và nắm bắt tư tưởng thâm sâu của chữ lớn chữ to trên bảng hiệu này, tớ chụp ngay một lão, có lẽ đã hưởng hết nhu cầu vì dáng dấp rất phương phi, to nhỏ: "Làm hết năng lực nghĩa là sao?". "Đó nà nàm hết sức mình". "!? Mấy người làm đây có phải là tội phạm đang bị cưỡng chế lao động?". Bác giãy nãy: "Không, đây là những người chủ của vườn này!". Nghe mà phát hãi, tớ hỏi tiếp:"Thế bác làm gì ở đây?". "Nhiệm vụ tui là giúp cho họ ý thức được quyền làm chủ".



Tớ đáp: "Con người có ý thức rất cao về quyền làm chủ, không cần ai dạy làm chủ là thế nào. Nếu nhà bác đang ở, một tên nào đòi làm chủ hay chia xẻ quyền sở hữu, bác chẳng cần ai dạy phải phản ứng cách nào. Chính quyền làm chủ, mà bác phải làm việc mỗi sáng đúng giờ, 8 tiêng/ ngày". Tớ hỏi tiếp:"Thế bác làm gì với chiếc roi này?". "Tui dùng nó để trừng phạt kẻ xấu, những kẻ bôi xấu quyền làm chủ nhân dân hay ngăn cản quyền làm chủ này".



Nhìn những ng chủ vườn ốm đói làm việc, tớ hỏi tiếp: "Chắc họ phải nhịn ăn nhiều cho bác để nghe thuyết giảng quyền làm chủ này lắm nhỉ?" Lão trừng mắt bực dọc trước những câu hỏi cắc cớ này và không muốn giải thích thêm. Tới đây, tớ giật mình thức giấc. Đời không như là mơ, nhưng cũng có khi giấc mơ là cơn ác mộng. Nếu không có giấc mơ, ta chẳng biết được giá trị của đời thật; và chính đời thật lại định nghĩa giá trị phù phiếm của giấc mơ.



Giấc mơ sẽ qua mau, đời thật sẽ thật hơn. Sau cơn bão, trời lại quang. Chính bão tố đã tăng giá trị muôn thuở của mặt biển bình yên. Đố bạn: Bánh chi trông rất ngon lành. Chỉ nhìn, chỉ ước, chẳng ăn bao giờ. Bánh này để cúng ÔNG BÀ. Phận con thấp cổ, ngắm nhìn ước ao! Bánh chi nghe lạ, đố bạn bánh chi? Chiếc bánh chú vẽ vẫn treo đầu ngỏ, cùng lồng đèn các cháu đu đưa trong ánh trăng.. mờ ảo! Thêm phần ước ao.