29/7/10

Chuyện động trời: Trường "dỏm" Irvine University hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội!







Thứ ba, 27 Tháng 7 2010 09:31
Câu chuyện chung quanh trường "dỏm" "Irvine University" càng ngày càng thú vị.  Một nghiên cứu sinh ở Nhật cung cấp cho tôi những thông tin về đại học này rất đáng chú ý.  Điều khó tin nhưng lại là sự thật: Trường "dỏm" Irvine University từng hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh!
Irvine University là trường đại học thật hay dỏm?  Hôm qua tôi đã nhận xét rằng Irvine University chỉ là một “diploma mill”, một cơ sở kinh doanh bằng cấp dỏm.  Phần lớn những “đặc điểm” của cơ sở này rất phù hợp với dấu hiệu của một trường dỏm, như chương trình học mù mờ, thời gian học rất nhanh, ban giảng huấn lôm côm không tên tuổi, v.v… Thật ra, chẳng riêng gì tôi, một chuyên gia giáo dục người Mĩ đã cảnh báo trước đây rằng Irvine University là một trường dỏm.  Ngoài Irvine University, còn có một danh sách dài các trường khác đang làm ăn tại Việt Nam (xem danh sách dưới đây).
http://www.cartoonstock.com/lowres/shr0483l.jpg
Điều làm tôi kinh ngạc là Irvine University từng hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) đào tạo thạc sĩ!  Bản tin của VNU “43 học viên được trao bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh quốc tế” cho biết (kèm theo những hình ảnh lễ tốt nghiệp hoành tráng):
Chiều ngày 10/4/2007, Khoa Quản trị Kinh doanh thuộc ĐHQGHN phối hợp với Trường Đại học Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Irvine (Hoa Kỳ) đã trang trọng tổ chức lễ trao bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh quốc tế cho các học viên khoá I.
Tham gia lễ tốt nghiệp gồm có các đại diện Trường Đại học Quản trị Kinh doanh - Đại học Irvine; đại diện lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội; đại diện lãnh đạo Khoa Sau đại học, Khoa Quản trị Kinh doanh thuộc ĐHQGHN cùng các giảng viên tham gia giảng dạy khoá học và các học viên được trao bằng đợt này.
Chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh quốc tế giữa Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN và Trường Đại học Quản trị Kinh doanh- Đại học Irvine (Hoa Kỳ) là một trong những chương trình liên kết đào tạo có uy tín tại Việt Nam. Mỗi khoá học diễn ra trong 16 tháng, tại Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN. Suốt khoá học, học viên phải học 11 môn và làm khoá luận tốt nghiệp cuối khoá. Chương trình do các giảng viên quốc tế và trong nước cùng phối hợp giảng dạy. Kết thúc khoá học, các học viên được phía Trường Đại học Quản trị Kinh doanh - Đại học Irvine (Hoa Kỳ) cấp bằng.
Có 43/45 học viên tham gia khoá học đã được trao bằng tốt nghiệp đợt này. Các học viên đều đang giữ những chức vụ cao trong nhiều tập đoàn, tổng công ty hoặc các công ty lớn tại Việt Nam.
Tính tới nay, chương trình đã tuyển sinh được 4 khoá với gần 160 học viên theo học.”

Trời ạ!  Một trường dỏm như thế mà liên kết với một đại học hàng đầu của Việt Nam ta! Lại còn tuyên bố là “một trong những chương trình liên kết đào tạo có uy tín tại Việt Nam”!  Chẳng những thế, mà chương trình này đã cho ra lò 43 thạc sĩ, và 160 khác còn theo học. Chuyện thật động trời!  Các vị giáo sư của VNU nghĩ gì mà đứng trong hàng ngũ của loại trường này?
Chưa hết, Irvine University còn liên hết với Hanoi School of Business (HSB -- của ông PGS TS Trương Gia Bình?) đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh.  Trong trang web của HSB có một bản tin “Ngày hội MBA” cho biết ngày 18/11/2009 có làm lễ tốt nghiệp trao bằng cho 120 học viên “chương trình thạc sỹ Quản trị Kinh doanh HSB (HSB-MBA) và học viên chương trình thạc sỹ Quản trị Kinh doanh quốc tế (IeMBA) liên kết với trường Đại học Irvine, Hoa Kỳ đã diễn ra trang trọng tại Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) – ĐHQGHN.”  Tham gia buổi lễ tốt nghiệp có nhiều quan chức và nhà khoa bảng nổi tiếng như "GS. TSKH Vũ Minh Giang – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; GS. TS Nguyễn Hữu Công – Trưởng Khoa sau đại học, ĐHQGHN; GS. Hà Tôn Vinh – Cố vấn cao cấp Khoa Quản trị Kinh doanh, ĐHQGHN; Ông Nguyễn Việt Thắng – Phó chủ nhiệm Khoa Quản trị Kinh doanh, ĐHQGHN. Về phía bên ĐH Irvine Hoa Kỳ có TS. Eric H. Furlong – Phó Chủ tịch Hội đồng Hàn lâm khoa học ĐH Irvine. Đặc biệt tham dự lễ bế giảng có có Ngài Brent Omdald đại diện Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam."  Ông TS Eric Furlong thì các bạn có thể tìm thông tin ở đây. Thật ra thì ông ấy không có bằng tiến sĩ, không phải là giáo sư, và chẳng có thành tích khoa học gì cả.  Có lẽ ông ấy làm quản lí tiếp thị cho vài công ti vô danh (không loại trừ khả năng đó chính là công ti của ông ấy). Thật khó tin có cả đại diện sứ quán Mĩ nữa.  Chẳng lẽ sứ quán Mĩ ủng hộ chuyện bán bằng giả cho Việt Nam?
Sự có mặt của các cơ sở kinh doanh bằng dỏm ở Việt Nam là điều có thể hiểu được.  Cũng giống như khi chúng ta mở cửa sổ thì ngoài việc có ánh sáng, cũng có ruồi muỗi bay vào quấy nhiễu.  Sau một thời gian đóng cửa, Giáo dục Việt Nam mở cửa, và khi cánh cửa mở rộng, thì bên cạnh những trung tâm giáo dục danh tiếng vào hợp tác, cũng có những cơ sở kinh doanh bằng dỏm nhân cơ hội làm ăn.  Các cơ sở kinh doanh này thấy được nỗi khát khao có bằng ngoại quốc của người Việt, và họ lợi dụng tình trạng thiếu thông tin để kiếm chát.  Đối với họ, việc in ra một tờ giấy làm học vị thạc sĩ, thậm chí tiến sĩ, là điều quá dễ dàng, vì họ chẳng quan tâm đến giáo dục (điều xa xỉ) mà chỉ quan tâm đến đồng tiền.
Khoa học và học thuật cũng chẳng khác gì một câu lạc bộ mà trong đó các thành viên đều biết hay nghe tiếng nhau.  Người trong chuyên ngành chỉ cần nghe qua tên là biết người đó là ai và làm trong lĩnh vực nào.  Chỉ cần nhìn qua bản lí lịch khoa học của một giáo sư hay tiến sĩ là biết ngay người đó thuộc đẳng cấp nào.  Ấy thế mà các giáo sư của một đại học hàng đầu tại Việt Nam mà không nhận ra đâu là dỏm và đâu là thật, và để cho Irvine University gây hoen ố tên trường như thế.  Không thể chấp nhận được một đại học mang tiếng là “quốc gia” mà liên kết đào tạo với một cơ sở kinh doanh bằng cấp dỏm.
Tôi đề nghị ban giám đốc ĐHQGHN phải ngưng ngay "chương trình hợp tác" này để tránh khỏi những hệ lụy tiêu cực về sau, và để bảo vệ uy tín của một đại học quốc gia Việt Nam.
NVT
Ghi thêm 1: Danh sách các trường dỏm đang có mặt tại Việt Nam
Ghi thêm 2. Bài báo sau đây từ trang web của HSB 
Ngày hội MBA
Ngày 18/11/2009, lễ trao bằng tốt nghiệp cho 120 học viên chương trình thạc sỹ Quản trị Kinh doanh HSB (HSB-MBA) và học viên chương trình thạc sỹ Quản trị Kinh doanh quốc tế (IeMBA) liên kết với trường Đại học Irvine, Hoa Kỳ đã diễn ra trang trọng tại Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) – ĐHQGHN.
Tham dự lễ bế giảng có GS. TSKH Vũ Minh Giang – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; GS. TS Nguyễn Hữu Công – Trưởng Khoa sau đại học, ĐHQGHN; GS. Hà Tôn Vinh – Cố vấn cao cấp Khoa Quản trị Kinh doanh, ĐHQGHN; Ông Nguyễn Việt Thắng – Phó chủ nhiệm Khoa Quản trị Kinh doanh, ĐHQGHN. Về phía bên ĐH Irvine Hoa Kỳ có TS. Eric H. Furlong – Phó Chủ tịch Hội đồng Hàn lâm khoa học ĐH Irvine. Đặc biệt tham dự lễ bế giảng có có Ngài Brent Omdald đại diện Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Phát biểu tại lễ bế giảng GS. TSKH Vũ Minh Giang chia sẻ: “Đại học Quốc gia Hà Nội là một Đại học đặc biệt tại Việt Nam, Giám đốc, Phó Giám đốc do Thủ tướng bổ nhiệm và tất cả các kế hoạch phải thông qua các bộ trực tiếp chứ không phải qua một bộ chủ quản. Cơ chế mà Chính phủ tạo ra cho ĐHQG là tạo điều kiện ĐHQG có thể vươn lên đẳng cấp quốc tế. Một ĐH đặc biệt như vậy lại có Khoa Quản trị Kinh doanh là một đơn vị hết sức đặc biệt của ĐHQGHN, đặc biệt từ cơ cấu tổ chức, đội ngũ giảng viên, chương trình đào đạo đến học viên. Dù có đặc biệt nhưng hoạt động của Khoa QTKD cũng có những nét dễ nhận diện của ĐHQG đó là yêu cầu chất lượng khắt khe, chú trọng đào tạo sau đại học và rất đề cao hợp tác quốc tế. Tên viết tắt của Khoa Quản trị Kinh doanh là Hanoi School of Business (HSB) chỉ đảo một chữ so với Harvard Business Shool (HBS). Đó là một khát vọng muốn đưa Khoa QTKD thành một Harvard tại Việt Nam. Các Thạc sỹ tân khoa ngồi đây dù là ở chương trình HSB-MBA hay IeMBA đều có thể tự hào rằng đã được đào tạo tại một đơn vị hàng đầu. Tôi muốn gửi tới anh chị một kỳ vọng là làm sao đó xứng đáng với tấm bằng, làm sao phát huy được tốt nhất những điều mà đã đúc kết được sau khóa học.”
Buổi lễ bế giảng đã kết thúc trong không khí ấm áp, vui vẻ cùng gia đình của các tân thạc sỹ. Mong rằng những tri thức, những trải nghiệm tại HSB sẽ là nền tảng vững chắc giúp Tân Thạc sỹ xây dựng và lãnh đạo doanh nghiệp của mình trong tương lai.
Một số hình ảnh lễ bế giảng:











Nói dối vẫn được trọng dụng, tội gì nói thật!

Bài viết “Anh về Bộ Giáo dục theo đường dây nào?” nói theo tiếng Anh là hết sức “revealing”!  Revealing vì bài viết nói lên nạn bè phái trong cơ quan đầu não của hệ thống giáo dục của nước ta.  Tôi chợt nghĩ đến ông Nguyễn Thiện Nhân, nếu không có cái thế chính trị thì chắc gì ông có thể xin vào làm công chức của Bộ GDĐT.

Đó chỉ là trường hợp ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, chứ còn các bộ khác thì chắc cũng chẳng khác nhau mấy.  Tôi nghĩ tình trạng này chẳng những nói lên “chính trị” bè phái và phe nhóm trong các bộ, và các nhóm này chia chác nhau, luân phiên nhau nắm quyền.  Có lẽ chính vì thế mà dù bộ trưởng có quyết tâm cách mấy thì cũng không thay chuyển được tình thế vì bộ trưởng sẽ cô đơn trong một môi trường bè cánh như thế.  Vấn đề còn có thể phản ảnh một khía cạnh tế nhị và nhạy cảm khác mà không ai chịu nói ra: đó là sự chia rẽ Bắc Nam.  Thử tưởng bạn là người miền Nam, bạn chẳng quen biết ai ngoài đó, còn trẻ và chưa là đảng viên, nhưng bạn nghĩ rằng mình có khả năng chuyên môn, bạn nộp đơn xin việc trong Bộ GDĐT, có lẽ đơn của bạn sẽ rơi vào cái khoảng im lặng đáng sợ.  Người ta sẽ nhìn bạn là kẻ đến từ vùng đất thua trận, bạn không có tư cách gì làm việc ở đây, bạn sẽ mãi mãi là kẻ nô lệ, kẻ thừa hành, vì tất cả đều được quyết định ở đây, ở nơi ngàn năm văn vật này :-).  Nói vậy chắc hơi qúa đáng, vì tôi nghĩ người Bắc không kì thị người Nam bằng người Nam kì thị người Bắc.  Nhưng tại sao thì là một vấn đề tâm lí thú vị khác.  Tôi nghĩ sẽ rất thú vị nếu ai đó chịu khó làm một thống kê xem bao nhiêu nhân viên trung cấp và cao cấp trong các bộ là người miền Nam.  Giả thuyết đặt ra là con số đó sẽ dưới 10%.  Rồi, bạn thử phản nghiệm giả thuyết đó đi!
Quay lại bài viết của bác Hồ Bất Khuất: thật ra, bài viết đã bị biên tập khá nhiều.  Tôi không hiểu tại sao TuanVietNam lại chua thêm phía dưới bài rằng “Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả”.  Đương nhiên là quan điểm của tác giả.  Tác giả đủ lớn để chịu trách nhiệm bài viết của mình chứ.  Chẳng lẽ bài nào phù hợp với quan điểm của TuanVietnam là không cần chua thêm sao?  Tôi đã đọc bản gốc của bài viết có tựa đề là “Giáo dục: Nói dối vẫn được trọng dụng, tội gì nói thật!” và trong đó có nhiều chi tiết thú vị hơn bài bị biên tập trên TuầnVietnam nhiều.  Chẳng hạn như có đoạn tác giả chứng minh nói dối vẫn được trọng dụng:
"Tôi ví ngành giáo dục hiện nay đang trong tình trạng “những tờ giấy bay lung tung trong phòng”. Muốn giải quyết triệt để vấn đề, việc đầu tiên phải “đóng cửa sổ”, sau đấy mới đi “nhặt giấy”. Theo tôi, việc giải quyết những vụ tiêu cực cụ thể của từng cá nhân, từng ngôi trường, chỉ là “nhặt giấy”. Còn việc mà lãnh đạo Bộ GD-ĐT phải làm cấp bách hiện nay là “đóng cửa sổ”, nghĩa là phải tạo ra không khí, môi trường mà ở đó hiện tượng tiêu cực không có khả năng tồn tại. Muốn vậy, trước hết, Bộ GD-ĐT phải đề cao hai thứ: trí tuệ và sự trung thực. Hay nói một cách đơn giản: ngành giáo dục phải sử dụng những người giỏi và thật thà.
Tôi thấy Bộ GD-ĐT chưa làm tốt điều này. Ví dụ cụ thể nhất là ông Thứ trưởng Phạm Vũ Luận và bà Vụ trưởng Trần Thị Hà mới đây nói không đúng về việc các trường đại học ngoài công lập không xin phép mở các ngành báo chí, luật, sư phạm. Thế mà chẳng bao lâu sau đó, ông Phạm Vũ Luận được giao quyền điều hành hoạt động của Bộ GD-ĐT. Hóa ra, nói không đúng mà vẫn được trọng dụng, tội gì mà nói thật!"
Tiếc là TuanVietnam không đăng đoạn này :-).
NVT
====

"Anh về Bộ Giáo dục theo đường dây nào?"

Tác giả: Hồ Bất Khuất
Việc mà lãnh đạo Bộ GD và ĐT phải làm cấp bách hiện nay là "đóng cửa sổ", nghĩa là phải tạo ra không khí, môi trường giáo dục mà ở đó hiện tượng tiêu cực không có khả năng tồn tại. Muốn vậy, trước hết, Bộ GD và ĐT phải đề cao hai thứ: Trí tuệ và sự trung thực.
Trong vòng một phần tư thế kỷ trở lại đây, giáo dục luôn nằm ở trung tâm sự chú ý của xã hội cũng như của báo chí. Đã có quá nhiều ý kiến, tham góp của các tầng lớp từ các bậc trí giả đến người thường dân. Nhưng hầu như chất lượng giáo dục không nâng lên được bao nhiêu, tiêu cực trong giáo dục không giảm đi, yếu kém vẫn tiếp tục bộc lộ. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng nguyên nhân chính nằm ở khâu sử dụng con người không đúng và tư duy lạc hậu, xơ cứng của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
"Muốn tồn tại được ở đây, phải biết im lặng!"
Năm 1995, sau hơn mười năm công tác tại Tạp chí Cộng sản và bảo vệ luận án tiến sỹ báo chí ở Nga, tôi được một người bạn (Phó Tổng biên tập) mời về Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp (ĐHGDCN). Xuất hiện ở 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội (trụ sở Bộ GD và ĐT), tôi chỉ được hỏi: "Người quen của anh ở đây là ai?", "Anh về đây theo đường dây nào?"...
Một người quen cũ của tôi (chúng tôi quen nhau khi anh là Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ), nay về giữ một cương vị quan trọng thuộc Bộ GD và ĐT gặp tôi, dặn: "Muốn tồn tại được ở đây, phải biết im lặng!". Tôi rất băn khoăn vì tôi về đây là để nói (làm báo) mà để tồn tại, phải im lặng, thế thì tôi biết làm gì?!
Nhưng tôi về Bộ GD và ĐT với nhiệm vụ rất cụ thể: Xin phép xuất bản Tạp chí "Sinh viên" (phụ trương) và góp phần nâng cao tính lý luận của Tạp chí ĐHGDCN. Tôi và bạn bè làm việc cật lực, tháng 1/1996, "Sinh viên" ra số đầu tiên. Từ đó, giới sinh viên có một diễn đàn để trao đổi về mọi vấn đề liên quan đến đời sống của trí thức trẻ. Mỗi lần "Sinh viên" ra số mới, sinh viên các trường đến tận nhà in để lấy đọc. Chúng tôi rất vui mừng. Đó là niềm động viên ấm áp với người làm nghề.
Sau một chuyến công tác ở các tỉnh phía nam ra, tôi gặp một người lạ ở tòa soạn. Mọi người giới thiệu đây là lãnh đạo mới của tạp chí. Sau tôi mới biết bằng cấp của anh không liên quan gì tới báo chí. Anh học cùng lớp, cùng chuyên ngành và có bằng cấp như một học trò của tôi ở lớp đào tạo tại chức báo chí.
Như vậy là hai người có bằng cấp như nhau, một người thì đi học ở lớp đại học báo chí tại chức mà tôi giảng dạy, còn anh thì lãnh đạo, chỉ đạo tôi phải làm báo thế nào. Tôi cảm thấy có điều gì không ổn.
Cảm giác của tôi nhanh chóng thành sự thật: Chẳng bao lâu sau đó người ta "xóa sổ" Tạp chí ĐHGDCN bằng cách sáp nhập với một tạp chí khác. Đây là một tạp chí rất có uy tín, có nhiều đóng góp cho giáo dục đại học. Tạp chí này do cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu sáng lập. Thế mà nó bị xóa sổ!
Với việc xóa sổ Tạp chí ĐHGDCN, Bộ GD và ĐT cùng một lúc vứt bỏ hai công cụ tuyên truyền đối với giáo dục đại học, vì tạp chí "Sinh viên" cũng không có cơ sở tồn tại khi tạp chí "mẹ" bị sáp nhập. Điều mỉa mai là người ta xóa sổ tờ tạp chí này sau khi nhận Huân chương Lao động do Nhà nước phong tặng!
Với báo chí của ngành thì Bộ dẹp bỏ, với báo chí bên ngoài, hầu như Bộ chỉ tìm cách đối phó, ít khi chịu tiếp thu những kiến nghị, những đề xuất về yếu kém của giáo dục được nêu. Vậy thì làm sao khá lên được?!
Riêng tôi, vẫn nhớ tới câu hỏi phủ đầu: "Anh về đây theo đường dây nào?"
Có bao nhiêu người thực tài và trung thực?
Năm 2006, chuyện thầy giáo Đỗ Việt Khoa chống tiêu cực trong giáo dục nổi tiếng cả nước. Thầy Khoa được đích thân Bộ trưởng Bộ GD và ĐT đến tận nhà thăm và khen thưởng. Sau đó thầy Khoa còn được đề cao ở nhiều hoạt động khác. Rồi từ chuyện thầy Khoa chống tiêu cực, ngành giáo dục nhóm lên cuộc vận động "Hai không" mang tính phong trào, mạnh mẽ, rộng khắp.
Ban đầu tôi rất mừng, nhưng chỉ sau năm đầu tiên, tôi lo lắng, bởi hoạt động chính, hoạt động cơ bản của giáo dục không phải chống tiêu cực mà là dạy và học.
Có một chuyện thuộc nguyên lý tư duy. Khi những tờ giấy trong phòng bị gió thổi bay lung tung, việc đầu tiên, chúng ta phải làm gì? Đi nhặt những tờ giấy bị bay hay đóng của sổ? Đây là một bài tập tư duy đơn giản.
Tôi ví ngành giáo dục hiện nay cũng đang trong tình trạng "đi nhặt những tờ giấy bay lung tung trong phòng". Muốn giải quyết triệt để vấn đề, việc đầu tiên phải "đóng cửa sổ", sau đấy mới đi "nhặt giấy". Việc giải quyết những vụ tiêu cực cụ thể của từng cá nhân, từng ngôi trường, chỉ là "nhặt giấy".
Còn việc mà lãnh đạo Bộ GD và ĐT phải làm cấp bách hiện nay là "đóng cửa sổ", nghĩa là phải tạo ra không khí, môi trường giáo dục mà ở đó hiện tượng tiêu cực không có khả năng tồn tại. Muốn vậy, trước hết, Bộ GD và ĐT phải đề cao hai thứ: Trí tuệ và sự trung thực.
Hay nói một cách đơn giản, ngành giáo dục phải sử dụng những người giỏi và thật thà, và mỗi cán bộ của Bộ GD và ĐT trước hết, nói như bài của tác giả  Trần Nam Hà, phải là tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên noi theo.
Thế nhưng tôi thấy Bộ GD và ĐT chưa làm tốt điều này. Ví dụ mới đây, vài vị lãnh đạo Bộ phát biểu không trung thực về việc các trường đại học ngoài công lập không xin phép mở các ngành báo chí, luật, sư phạm. Thế nhưng chẳng bao lâu sau, vị cán bộ này lại được giao trọng trách lớn hơn ở ngay trong Bộ GD và ĐT. Hóa ra, nói không đúng vẫn được trọng dụng, tội gì mà nói thật (?)
Cuộc vận động "Hai không", sau năm đầu tiên ngành giáo dục có thiện chí thực sự muốn chống bệnh thành tích, gọi đích danh là bệnh dối  trá, thì chỉ ngay sau năm đó cho đến tận bây giờ, bệnh thành tích - dối trá lại quay trở lại, thản nhiên và trở thành điều "bình thường" của đời sống giáo dục.
Và nhìn kỹ, trong bộ máy quản lý của Bộ GD và ĐT hiện nay, có bao nhiêu người thực tài và trung thực?
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

HÌNH ẢNH SÀI GÒN XƯA

Cư dân Sài gòn hin ti không phi ai cũng biết Sài Gòn xưa khác ngày nay ra sao?
Mt điu chc chn không cht tri, n ào và bi bm như bây gi !!!
Sài gòn trước 1975, chưa phát triển rầm rộ nhưng đp lm!
Nếu không đp ai dám ví Sài Gòn là "hòn ngc Vin Đông"?
Xem xong lòng thy nao nao, ngm ngùi khó t!
Qu tht, Sài Gòn trước 1975 có cái gì đó rt đp, rt riêng.
Đường Nguyn Hu
Đường Nguyn Huệ - nay là tr s Petrolimex (?) trên đường Lê Dun
Rp Kinh Đô
Nay là Gloria Jean's coffees ngã ba Đng Khi-Nguyn Thip
Đây chính là ITC cháy tưng bng my năm trước
Mt con đường (không xác đnh chính xác được)
Công viên phía trước Nhà hát Thành ph
Đường Đng Khi chp t khách sn Caravelle, phía xa xa là Nhà th Đc Bà
Cu Sài Gòn 
Đường Nguyn Thip
Đường Trn Hưng Đo
Nay là đường Đng Khi
Đây có l là đường Hàm Nghi hin nay
Đường Lê Li, tòa nhà trong hình là Thương xá Tax
Dinh Đc lp
Ch Bến Thành
Mt hình nh khác ca cu Sài Gòn
Nay là đường Lê Dun nhìn t Diamond Plaza
Đường Nguyn Hu 
Photobucket
Thương xá Tax
Nhà hát thành ph
Đường Đng Khi
Bưu đin thành ph
Mt ca hàng tơ la trên đường Lê Li
Sân bay Tân Sơn Nht
Đường Hàm Nghi, góc H Tùng Mu
Nhà hát thành ph nhìn t Thương xá Tax
Nhà hàng Continental - đường T Do
Rp Rex
Đường Nguyn Hu - Trung tâm Sài Gòn
Hi trường Diên Hng (pho tượng phía trước là An Dương Vương) trên đường Công Lý, bến Chương Dương, là tr s ca Thượng Ngh Vin nước Vit Nam Cng Hòa.
 Tr s H Ngh Vin thi Đ Nh Cng Hòa
Tòa Đô Chánh
Đường T Do
Dinh Đc Lp trong thp niên 70
 Chú thích: Sau 1975 đường T Do ci tên thành ng Khi", đường Công Lý thành "Nam Kỳ Khi Nghĩa". Vì thế người Sài Gòn sau 1975 mới đặt thành 2 câu vè như sau:
Nam Kỳ Khởi Nghiã tiêu Công Lý
Đồng Khởi lên rồi mất Tự Do
Nhà th Đc Bà nhìn t tượng Petrus Ký, không nh là cái tượng ông này có còn sau 1975 hay không
N sinh trường Gia Long
Lp Đ Nh B2 – 1969 - Hình chp trong sân trường
Ngc Trâm và xe hiu đoàn
 Bến cng Sài Gòn
Headquarter ca công ty xăng du Shell Vietnam
Bưu đin Sài Gòn
 Xe hoa ngày cưới
Công viên Sài Gòn
Sông Sài Gòn
Giáo dân tham d thánh l ti Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn
Lăng Ông Bà Chiu
Ngày l Hai Bà Trưng được t chc mi năm vào ngày 6 tháng 2 Âm Lch ti Sài Gòn. Hng năm thành ph chn ra mt n sinh trường Trưng Vương và mt n sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng trong bui din hành
Cnh sát và dân
H con rùa  
Rp chiếu phim Long Vân
 L Pht Đn 1965

TP SÀI GÒN - NƠI MÀ TÔI VÀ NHIU NGUI ĐANG SINH SNG VÀ LÀM VIC......NGÀY NGÀY CHÚNG TA ĐI ĐI, V V TRÊN NHNG CON ĐƯƠNG RP BÓNG CÂY, NGANG QUA NHNG TÒA NHÀ LN, NHNG DÒNG NGUI NI ĐUÔI NHAU NHƯ KHÔNG BAO GI CHM DT TRÊN NHNG CON ĐƯỜNG DÀI..................HÃY DÀNH MT PHÚT Đ NHÌN LI NHNG HÌNH NH SÀI GÒN XƯA - NƠI ĐÃ TNG LÀ HÒN NGC VIN ĐÔNG MT THI VANG BÓNG VÀ CÓ TH BN S NHN RA MT S THAY ĐI THT THÚ V V QUÁ KH VÀ HIN TI.......
ĐI L GN CH LN
CH LN - KÊNH BONNARND
ĐI L NGUYN HU - LE BOULEVARD CHARNER
CH LN - PH M THO NHNG NĂM 1950 - NH: CAUCHETIER
ĐƯỜNG LÊ DUN - BAULEVARD NORODOM
NHÀ TH ĐC BÀ
BOULEVARND DE LA SOME - ĐI L HÀM NGHI
???
  • Theo blogger Trn Nht Thu - KTS

Trăm năm trước thì chưa gp
Trăm năm sau biết gp hay chăng?
Cuc đi sc sc không không
Thôi thì hãy sng cho v
a lòng nhau!







Chôn cô đơn trong bóng ti cô liêu
 Đôi mt sói đt cháy bng đêm vng
*  *  *
Sài Gòn vào khong nhng năm 1920
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
*  *  *
Sài gòn nhng năm đu thp niên 60
Photobucket