Vụ hối lộ nghiêm trọng này đã từng được hai tờ báo Úc là The Age và Sydney Morning Herald tiết lộ lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2009, nhưng từ đó đến nay, mối liên can của ông Lê Đức Thúy chỉ được gợi lên một cách gián tiếp qua việc con trai ông có liên hệ làm môi giới cho Công ty Securency, nguyên là một công ty con của Ngân hàng Trung ương Úc (RBA), để giành được hợp đồng in tiền polymer cho Việt Nam. Chính trong thời gian ông Thúy làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mà Việt Nam đã quyết định từ bỏ tiền giấy để dùng tiền polymer.
Thế nhưng, ngay từ thứ hai vừa qua, ông Lê Đức Thúy bị hai tờ báo nói trên nêu đích danh là một người đã nhận hối lộ của công ty Securency. Hãng tin Pháp AFP, trích dẫn nhật báo Úc The Age, cho biết rõ là chính Công ty Securency đã chi trả tiền học phí cho con trai ông Lê Đức Thúy tại trường Đại học Durham ở Anh Quốc. Công ty này đã sử dụng một "ngân quỹ bí mật". Quỹ này được thiết lập trên cơ sở các khoản tiền "hoa hồng", chi cho ông Lương Ngọc Anh, nhân vật chính thức làm môi giới giúp cho Securency giành được hợp đồng in tiền khổng lồ tại Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2009.
Vụ hối lộ này đã được chính quyền Úc điều tra từ 20 tháng nay, và theo nhật báo Anh Financial Times vào hôm nay, thì một người thân cận với giới điều tra đã cho biết rằng Securency bị cho là đã hối lộ ông Lê Đức Thúy, bằng cách trả hàng chục ngàn đô la tiền học phí cho con trai của ông ở nước ngoài. Thông tin này đã xác nhận thêm tiết lộ do nhật báo Úc The Age đưa ra cách nay hai hôm.
Cũng theo Financial Times, nguồn tin trên khẳng định là các khoản hối lộ cho ông Thúy chỉ là một phần trong số hơn 15 triệu đô la Úc mà Securency đã chi ra, thông qua một số ngân hàng ở Thụy Sĩ, Hồng Kông và nhiều tài khoản khác.
Ông Lê Đức Thúy là người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2007, trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giám sát Tài chính Quốc gia, một chức vụ mà ông vẫn giữ cho đến ngày nay. Lẽ dĩ nhiên, từ ông Thúy cho đến phía công ty Securency hay Ngân hàng Trung ương Úc, không bên nào chấp nhận bình luận về những lời cáo buộc kể trên.
Xin nhắc lại là công ty Securency không chỉ dính líu đến các vụ tình nghi hối lộ ở Việt Nam. Hiện nay, họ còn bị điều tra về các cáo buộc hối lộ để giành hợp đồng in tiền tại nhiều nước khác như Nigeria, Indonesia hay Malaysia. Vào cuối tháng 10 năm ngoái, cảnh sát đã câu lưu một số người tại Anh, Tây Ban Nha, Úc và Malaysia trong khuôn khổ cuộc điều tra này.
Có điều, như một số nhà quan sát đã ghi nhận, cho đến hiện nay chính quyền Việt Nam cũng như các nhân vật bị nêu tên trong vụ tai tiếng này đều im lặng, không thấy có phản ứng gì. Trái với thái độ thụ động đó, tại Malaysia, nước lân cận với Việt Nam, nơi công ty Securency cũng bị cáo buộc hối lộ, chính quyền Kuala Lumpur lại tích cực hơn, sẵn sàng hợp tác với cảnh sát Úc để truy tìm thủ phạm.
Thế nhưng, ngay từ thứ hai vừa qua, ông Lê Đức Thúy bị hai tờ báo nói trên nêu đích danh là một người đã nhận hối lộ của công ty Securency. Hãng tin Pháp AFP, trích dẫn nhật báo Úc The Age, cho biết rõ là chính Công ty Securency đã chi trả tiền học phí cho con trai ông Lê Đức Thúy tại trường Đại học Durham ở Anh Quốc. Công ty này đã sử dụng một "ngân quỹ bí mật". Quỹ này được thiết lập trên cơ sở các khoản tiền "hoa hồng", chi cho ông Lương Ngọc Anh, nhân vật chính thức làm môi giới giúp cho Securency giành được hợp đồng in tiền khổng lồ tại Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2009.
Vụ hối lộ này đã được chính quyền Úc điều tra từ 20 tháng nay, và theo nhật báo Anh Financial Times vào hôm nay, thì một người thân cận với giới điều tra đã cho biết rằng Securency bị cho là đã hối lộ ông Lê Đức Thúy, bằng cách trả hàng chục ngàn đô la tiền học phí cho con trai của ông ở nước ngoài. Thông tin này đã xác nhận thêm tiết lộ do nhật báo Úc The Age đưa ra cách nay hai hôm.
Cũng theo Financial Times, nguồn tin trên khẳng định là các khoản hối lộ cho ông Thúy chỉ là một phần trong số hơn 15 triệu đô la Úc mà Securency đã chi ra, thông qua một số ngân hàng ở Thụy Sĩ, Hồng Kông và nhiều tài khoản khác.
Ông Lê Đức Thúy là người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2007, trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giám sát Tài chính Quốc gia, một chức vụ mà ông vẫn giữ cho đến ngày nay. Lẽ dĩ nhiên, từ ông Thúy cho đến phía công ty Securency hay Ngân hàng Trung ương Úc, không bên nào chấp nhận bình luận về những lời cáo buộc kể trên.
Xin nhắc lại là công ty Securency không chỉ dính líu đến các vụ tình nghi hối lộ ở Việt Nam. Hiện nay, họ còn bị điều tra về các cáo buộc hối lộ để giành hợp đồng in tiền tại nhiều nước khác như Nigeria, Indonesia hay Malaysia. Vào cuối tháng 10 năm ngoái, cảnh sát đã câu lưu một số người tại Anh, Tây Ban Nha, Úc và Malaysia trong khuôn khổ cuộc điều tra này.
Có điều, như một số nhà quan sát đã ghi nhận, cho đến hiện nay chính quyền Việt Nam cũng như các nhân vật bị nêu tên trong vụ tai tiếng này đều im lặng, không thấy có phản ứng gì. Trái với thái độ thụ động đó, tại Malaysia, nước lân cận với Việt Nam, nơi công ty Securency cũng bị cáo buộc hối lộ, chính quyền Kuala Lumpur lại tích cực hơn, sẵn sàng hợp tác với cảnh sát Úc để truy tìm thủ phạm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét