4/4/11

Trịnh Công Sơn một ký sinh trùng

Trịnh Công Sơn một ký sinh trùng

    "Lạy Trời, tôi đừng biết Tôi chết vì tay anh" - (Trịnh Công Sơn và cho những ai còn "trong cơn mê")
Bài cũ rồi tèo đăng lại cho những ai còn mê ngủ.
Trần Anh Lan


Sự ra đi của Trịnh-Công-Sơn tạo khá nhiều bất đồng ý kiến. Kẻ thì bảo Trịnh Công Sơn là nhạc-sĩ có tài, yêu nước. Người thì nói "nó là tên Cộng-sản nằm vùng". Rồi những bài viết về Trịnh Công Sơn có thể là của cô em tinh-thần "một thuở đi về có nhau", hay của một vài bạn-bè chếnh-choáng hơi men đêm nào nơi quán cóc ven đô. Một chút đam-mê thời xa xưa đó lại hiện về khi "ghế đá công-viên dời ra đường phố". Hãy bình tâm mà xét, xin một phút nghĩ về đêm kinh-hoàng của người dân miền Nam nhất là những người dân như "đàn chim đã một lần bị tên". Xin hãy lắng nghe tiếng tức-tưởi của hàng ngàn người đã ngã xuống, quằn-quại, rên-xiết. Và rồi, át cả tiếng kêu than là tiếng của Trịnh Công Sơn trên đài phát-thanh Sài-Gòn "Rừng núi dang tay nối lại biển xa, ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn-hà. Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay".

Rồi từ sau ngày 30-4-1975 là giai-đoạn "ánh-sáng" trong đời TCS. Ánh lửa kinh-hoàng của 30-4-1975 là ánh bình-minh mà TCS hằng mong đợi. Ta hãy nghe TCS chia cuộc đời mình làm 2 giai-đoạn: trước 1975 là "bóng tối", sau 30-4-1975 là "ánh-sáng". Trong bài viết "Tiếng hát về ánh-sáng" của TCS trên báo Đất Việt số ra ngày 20-01-1979:

-"Lúc bấy giờ nếu nói về núi thì tôi sẽ không nói gì về cái vóc dáng hùng-vĩ của nó mà tôi chỉ nhìn thấy cái vẻ im-lìm, cam chịu của núi. Nhìn dòng sông thì tôi chỉ thấy cái hình-ảnh của thời-gian mang đi hết tuổi thơ của mình. Tôi cũng không nói về cái nắng rực-rỡ của bình-minh mà chỉ bằng lòng cái màu vàng-vọt cùa nắng quái buổi chiều. Nói đến con người, tôi không bao giờ nói đến nó đã sống oanh-liệt như thế nào mà chỉ nhắc đến cái buổi chia-lìa của nó với mặt đất. Tóm lại tôi đã đứng về phía bóng tối tiêu-cực như một thế-giới-quan bệnh hoạn mà từ đó tôi đã khai-thác làm thành cách biểu-hiện của riêng mình đối với cuộc đời. Trong quá-khứ tôi đã hát về bóng tối. Tôi đã quen-thuộc với bóng tối đến độ tôi đi trong đó mà không phải thắp đèn. Tôi đã sống với bóng tối như một kẻ đã được sinh ra mà định-mệnh của nó là niềm tin tuyệt-vọng".

Thật tội nghiệp cho TCS đã mang niềm tuyệt-vọng từ ngày còn là một cậu giáo sinh trường sư-phạm Qui-Nhơn (1962). Một TCS thông-minh, mưu trí như một tay gián-điệp quốc-tế "đi trong bóng tối không cần dọ-dẫm". Thật sự thì cần gì phải dò-dẫm, kế-hoạch nào, phòng-thủ ra sao TCS đã thuộc lòng. Lợi-dụng lòng tin, tình-cảm vào những đêm ngồi cùng hát cho nhau nghe chến-choáng hơi men. Những tình-cảm chân-thực được tỏ bày qua những kẻ đàn anh đã dang tay che chở cho Sơn vào thời điểm Sơn phải vào lính. Thà rằng TCS làm như Hoàng-Phủ Ngọc-Tường, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê văn Nuôi để bè bạn đỡ phần ân-hận.

Dòng đời là tiếp nối những thăng-trầm. Sự chết nào rồi cũng khơi nguồn cho mạch sống mới. Nếu không có cái chết của Phạm-Phú-Quốc thì ta đâu được nghe dòng nhạc bồng-bềnh như len-lỏi trong mây "Huyền sử ca một người mang tên Quốc" của Phạm-Duy. Động-cơ nào đã đưa nhạc TCS lên đến đỉnh cao được nhiều người mến-mộ ? Trước 30-4-1975 TCS đã hát về bóng tối, đứng về phía bóng tối tiêu-cực như một thế-giới-quan bệnh-hoạn (theo lời TCS).

Đọc lại sử Việt-Nam qua những chiện-thắng hào-hùng của tiền nhân, từ cuộc chiến chống bọn phong-kiến phương Bắc đến bọn đế-quốc xâm-lược đều là "tự-vệ". Những năm tháng ấy, ông cha chúng ta còn phải đương-đầu với Chiêm-Thành ở phía Nam. Rồi những rạn-nứt, phân-chia qua các cuộc phân-tranh Trịnh - Nguyễn, Gia Long - Quang Trung, hình-ảnh chiến-tranh, chết-chóc kéo dài từ thế-hệ nầy qua thế-hệ khác đã phát ra tiếng kêu trầm-thống âm-ỉ trong lòng người dân Việt. Rồi cuộc chiến-tranh xâm-lược của Cộng-sản miền Bắc được sự hỗ-trợ của Nga Tàu, từ sau ngày đất nước được tạm chia để chờ ngày thống-nhất. Dân miền Nam chống cuộc xâm-lược đó chỉ là bảo-tồn sự sống còn của nền tự-do và tín-ngưỡng mà tiền nhân đã truyền lại từ ngày lập quốc. Ta nghe lại "Một ngàn năm đô-hộ giặc Tàu, một trăm năm đô-hộ giặc Tây, ba mươi năm nội chiến từng ngày...", cuộc nội chiến đó ai gây, điều đó chắc TCS phải hiểu bởi vì ở vào lứa tuổi "bắt buộc phải hiểu". Hình-ảnh của chết-chóc bất-ngờ quá, chua-xót quá. Vừa mới đó, mới còn thấy đó phút chốc đã mất mẹ mất cha, mất người yêu, mất bạn bè. Ai giết ? Ai gây ? "Người anh em", người vừa mới cùng mình chén tạc chén thù, người mới vừa thề thốt đã bội phản. Nhìn cái chết tức-tưởi, phi lý, không còn một lựa chọn nào khác hơn. Cảnh đau lòng đó hỏi ai không xót thương, không oán hận. Phải thừa-nhận rằng TCS là nghệ-sĩ có tài đã nói lên được cảnh tận cùng bi-đát, đã đưa vào lòng người cảnh-tượng hãi-hùng đó. Và chính nhờ cái "gia-tài của Mẹ để lại cho con" mà nhạc TCS được nhiều người hậm-mộ là đã nói lên một sự-thật dân miền Nam đang gánh chịu. Nhưng nói lên sự thật mà không nói đến nguyên-nhân tạo nên cảnh tương-tàn đó, chỉ ru ngủ rằng:
    "Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi Để một mai tôi về làm cát bụi"
Người đọc nghe, cảm-nhận điều đó đúng hoàn-toàn. "Sinh, lão, bệnh, tử" có từ nghìn xưa nhưng nơi đây chưa đến lúc phải về với cát bụi mà đã vội đi về hỏi ai không nghĩ đến. Dù biết rằng sớm muộn gì cũng về nhưng chưa chắc có một ai lựa chọn cõi về như một nỗi hân-hoan bình-thản. Tôi không dám nói đến cõi về của các "thánh tử đạo" nhưng chẳng biết quý vị thánh đó có đầu-tư cho "linh-hồn mình ở kiếp sau không" chỉ có Trời biết.

Năm tháng TCS đã sống và chính TCS đã gọi đó là "bóng tối", chính nhờ cái bóng tối đó mà TCS được nhiều người biết, ca-tụng, hâm-mộ và họ đã bị phản bội. Bóng tối đã tạo nên hào-quang cho TCS, dùng hào-quang để ngụy tạo rồi vong ơn. Từ ngày TCS được gọi là trở về với nhân-dân, TCS sáng-tác có đến 150 bản nhạc, có bản nào được ca-tụng như thời TCS bị ở trong bóng tối ?

TCS ơi ! anh đã làm gì với thời đó, anh có thấy người nông-dân miền Nam vừa mờ sáng vác cuốc đi thăm ruộng đã phải dẫm mìn VC tan xác bên bờ ruộng mình ? Một người mẹ bởi gắng cắt nốt luống lúa vừa chín tới kẻo tối đến du-kích về gặt trộm mất. Nhễ-nhại mồ-hôi, vừa xong việc trời đã chập-choạng tối, vội-vàng đầu đội bó lúa, tay nách đứa con vừa thôi nôi đã bị du-kích bắn trả. Quá khuya người nhà đi tìm thì hỡi ơi, dòng sữa nào đã cạn chỉ còn dòng máu đang rỉ thấm vào miệng đứa con thơ ...

Đó là những người làm nên hạt cơm nuôi sống anh, hạt gạo của những bà mẹ quê nơi miền Nam trước năm 1975. Và rồi, chúng ta được nghe "Đại-bác đêm đêm dội về thành-phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe". Đại-bác, hỏa-tiễn từng đêm về thành-phố, từ đâu về và do ai chỉ-điểm ? Giả vờ xót thương, hòa mình vào cái đau khổ, cậm lặng chịu đầu hàng số-phận để rồi đâm sau lưng một cách hèn-hạ.

Ta hãy nghe TCS trả lời phỏng-vấn báo Đảng như sau: "Năm 1963 tôi lên Đà-Lạt trốn lính và tình-cờ nghe Khánh-Ly hát ỏ đây. Khi về Sài-Gòn, Khánh-Ly bỏ phòng trà và đi hát với tôi trong phong-trào sinh-viên. Đến sự-kiện nổ súng ở trường Đại-học Văn-Khoa 1968, tôi không hát trước đám đông nữa".

Nhớ vào ngày lễ Giáng-sinh 1968, đêm văn-nghệ có TCS hát, khi hát được nửa buổi, một thanh-niên lên máy vi-âm tuyên-bố: "Buổi sinh-hoạt văn-nghệ hôm nay là để kỷ-niệm ngày thành-lập MTGPMN". Nghe tới đó, Ngô Vương Toại (xin đừng lầm với tên VC Đoàn Văn Toại) chạy lên giằng lấy micro. Thanh-niên kia rút súng nổ vào bụng Toại rồi mở đường tẩu thoát. Ngô Vương Toại được đưa vào bệnh-viện, rất may chỉ mất một đoạn ruột (từ đó Toại được gọi là Toại ruột). TCS biến đi lúc nào không ai hay.

Có lẽ TCS vào bóng tối vì ông đi trong bóng tối không cần đèn. Trên tờ Đất Việt do hội Việt kiều Đoàn-Kết (báo VC xuất-bản), TCS viết: "Tôi (tức TCS) đã trở về với nhân-dân năm 1968".

Chiến-tranh dai-dẳng trên đất-nước, ai không mong một ngày hòa-bình ? Dòng nhạc TCS đã khơi đúng nỗi ước mơ "khi đất-nước tôi không còn chiến-tranh, mẹ già lên núi tìm xương con mình". Ước mơ đã thành sự thật, đất-nước hết chiến-tranh (sau 30-4-1975) hàng vạn bà mẹ lên núi với áo vải chân trần ngược dòng đến tận nơi đèo heo-hút gió, thâm-sơn cùng-cốc để không phải "tìm xương con mình" mà để "nhìn xương con mình". Đó là những bộ xương người lỡ đất trồng khoai trên các ngọn đồi cháy nắng hay bì-bõm kéo cày thay trâu nơi sình lầy nơi các trại tù. Những bà mẹ đó đã năm lần bảy lượt đút lót cho bọn Công-an sau những tháng ngày tần-tảo buôn-bán kiếm tiền để xin được giấy phép thăm con; những người vợ phải bán máu nơi cổng bệnh-viện và những đứa trẻ thơ phải đi bán từng tấm vé-số góp đủ tiền mua ký đường để má nó đi thăm chồng tận trại giam đất Bắc. Những bà mẹ đó đâu được cái vinh-hạnh như TCS trên chuyến xe lửa xuyên Việt đầu tiên năm 1975 khi đi "tham-quan" miền Bắc. Trong tờ "Đứng Dậy" TCS viết:

- "Khi tàu dừng ở Vinh để phái-đoàn đi ăn trưa, tôi và anh em ngồi quán chờ nhà hàng dọn cơm. Bầy trẻ bu quanh nhìn tôi, một đứa giơ tay trỏ vào tôi kêu lên "Ui chao, cái tóc". Tóc tôi dài quá. Quả đúng ! Sau bao nhiêu ngày sống với cách-mạng, tới ngày giờ nầy cái tàn dư của Mỹ Ngụy vẫn còn rơi rớt lại trên đầu trên cổ tôi. Thế là tôi bỏ bữa ăn trưa để đi hớt tóc".

Đọc đến đây tôi sững-sờ, đau xót; có lẽ cái đau xót hơn cả một cô gái nhà lành lỡ trao thân nhằm tướng cướp. Đứng thật nghiêm như một lần thú tội.
    "Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi ... mọi đàng" và vẳng đâu đây tiếng mõ cầu kinh. "Thiện tại, thiện tai ... Nam Mô A Di đà Phật".
Trả lời phỏng-vấn báo Đất Việt năm 1986, TCS cho biết:

- "Khi giải-phóng tôi ở Huế, được thư và điện của bạn bè ở cục R (trung-ương cục miền Nam) và miền Bắc như các anh Hoàng-Phủ Ngọc-Tường, Nguyễn Khoa Điềm; cùng các anh em đó tôi lập hội văn-nghệ ở Huế. Năm 1979, tôi xin chuyển về thành-phố HCM sinh-hoạt hội văn-nghệ thành-phố".

Sau 1975, TCS là ủy-viên biên-chế, quyền sinh sát với các tác-phẩm của hàng trăm văn nghệ-sĩ khác. Đời TCS từ sau 1975 đã lên tột đỉnh vinh-quang, ta hãy đọc lại đoạn TCS viết khi "bóng tối" khép lại:

- "Rất may, là cái giai-đoạn nầy đã khép lại kịp thời, khép lại vĩnh-viễn với một đất-nước đã được giải-phóng hoàn-toàn, giành lại độc-lập, thống-nhất và hòa-bình. Bóng tối trong tôi cũng từ đó khép lại và mất hút trước một ánh-sáng mới-mẻ của bình-minh".

"Buổi bình-minh đã được khôi-phục bằng máu xương của cả dân-tộc, bằng những hy-sinh lớn-lao không có gì so-sánh nổi". Sau 3 năm từ ngày miền Nam mất, TCS đã sáng-tác đâu lối 10 bản nhạc. Nghĩ về mình chưa làm hết sức mình để dâng công cho Đảng, TCS viết:

- "Ba năm với khoảng 10 ca khúc phục-vụ các phong-trào, vài ba cái bút ký ghi chép những thực-tế nóng bỏng của các công-trương, nông-trường, chúng tôi tự thấy có bổn-phận phải giữ một cái nhìn nghiêm-khắc hơn về phía lương-tâm mình. Chúng tôi có phần giống một người nông-dân tồi, bất-lực trước cánh dồng chưa hoàn-thành nổi một vụ mùa nào dù nhỏ. Đời-sống thì cứ mỗi ngày phơi mở ra dưới những dạng linh-động phong-phú mà tiếng nói biểu-hiện cuộc đời dường như muốn lẫn tránh chúng tôi. Tuy-nhiên chúng tôi không vội nản lòng vì anh em bằng-hữu chung-quanh chúng tôi và qua những anh em đó, chính là sự có mặt của Đảng, vẫn luôn luôn đủ kiên-nhẫn để duy-trì một tình-cảm đôn-hậu và nồng-nhiệt, cứ sẵn-sàng chờ đợi ở tôi cũng như ở các bạn tôi một tiếng nói mới.

Điều may-mắn cho riêng tôi là tôi vẫn chưa quá già để không thể trả nổi cái ân-tình nồng-hậu của các anh, các bạn và nhất là cuộc sống hôm nay bằng một "Tiếng hát về ánh-sáng". Đó phải là tiếng hát của hạnh-phúc và của niềm hy-vọng.

Gần 30 năm về trước, tôi cũng đã lảng-đảng trong niềm vẩn-vơ cho cuộc đời, thân-phận khi dòng nhạc TCS qua các bản: Lời buồn thánh, Diễm xưa, Tuổi đá buồn. Chính vì nỗi đam-mê đó, ngày là lính tôi đã tổ-chức mỗi cuối tuần: "Mỗi tuần một ngày cho người nằm xuống".

Vào ngày cuối tuần đó, đơn-vị tôi sửa-soạn những thức ăn thật ngon (cá tươi mua từ bãi biển Sa-Huỳnh khi ghe vừa vào bến) thịt lấy từ chuồng nuôi của đơn-vị, khoảng 20 chiếc GMC đưa binh-sĩ hậu-cứ đến rừng đốn củi mang ra thị-xã bán. Số tiền thu được mua gạo phát cho gia-đình tử sĩ, thương phế binh và những anh em trong đơn-vị có đông con. Tôi, chúng tôi đã khóc, khóc nhiều lần khi tiếng hát vang ra từ những chiếc loa phóng thanh nơi ven rừng: "Bạn-bè còn đó, anh biết không anh ? người tình còn đây anh nhớ không anh ? ... bạn-bè rồi quên, người tình rồi xa ...".

Dòng nhạc và tâm-tình đó đã thấm dần vào từng tế-bào của da thịt, từng "van" máu về tim. Đó là một loại rượu "bồ-đào" xa xưa của người tráng-sĩ lên lựng ngựa túy-lúy say:
    "Túy ngọa sa-trường quân mạc tiếu Cổ-lai chinh-chiến kỷ nhân hồi". (Lương Châu Từ, Vương-Hàn)
Rồi như một chất men âm-ỉ trong tim sau một ngày chếnh-choáng hay một cuộc hành-quân trở về phố thị, chúng tôi: Nghĩa, Minh (Phan Như Thức), Vương Thanh, Luân-Hoán, Minh Đường, Việt, ... quanh chiếc bàn, gác đầu vào vai nhau hát nhạc TCS mặc cho sương thấm lạnh chiếc áo trận bạc màu.

Và sau hôm ấy, Nghĩa (Đ/U) mất tích ở Quế-Sơn, Việt (Đ/U) bị mìn cụt hai chân hiện giờ lưu-lạc, biệt mất hay còn ở quê nhà. Vương Thanh bị bệnh mất sau gần 10 năm tù. Minh Đường mất sau những ngày bệnh tật đói khát; Phan Nhự Thức sau gần 10 năm tù được giấy cho về, mừng quá không kịp xem đến ngày có tin đi Mỹ, nhìn lại giấy ra tù đề ngày 30-2-1982. Vay mượn và được bạn bè giúp-đỡ đủ lộ-phí ra vô Quảng-Ngãi, Hà-Nội để điều-chỉnh ngày 30-2 lại (vì tháng 2 không có ngày 30). Tiền mất tật mang, kết quả đã mất vì bệnh-hoạn. Riêng Luân Hoán, "Ngày trở về có anh thương binh KHÔNG chống nạng cày bừa bởi vì CS đâu có cấp đất cho thương phế binh "Ngụy". Luân Hoán hiện ở Canada gác nạng, ngồi viết gởi bài cho tờ Khởi-Hành Nam California.

Trước năm 1975 nhìn cuộc chiến tương-tàn trên đất Việt hỏi ai không đau xót, nhất là những tâm-hồn nghệ-sĩ, tâm-hồn dễ xúc-cảm. Đêm thật buồn trên quê-hương, đèn mờ nơi phòng trà nước mắt nào không nhỏ xuống khi nghe dòng nhạc TCS trong bài "Em hãy ngủ đi": "Đời mãi đêm và đời mãi buồn, em hãy ngủ đi". Tưởng chừng như bàn tay của một nàng tiên đang xoa nhẹ trên khuôn mặt của cô bé mang nỗi buồn vô tận khi sự chết-chóc vừa cướp đi những người thân trong gia-đình. Dòng nhạc đó người nghe có cảm-tưởng như tiếng ru bềnh bồng mang đến cõi về mà chính mình hằng mong ước. Nỗi khổ đau tận cùng trên quê-hương không lối thoát đó ai không mong đợi một ngày, một ngày mà: "Việt-Nam ơi ! còn bao lâu những con người ngồi nhớ thương nhau" hoặc "Huế, Sài-Gòn, Hà-Nội, 20 năm tiếng khóc lầm-than" và rồi "ngày mai đây những con đường Nam Bắc nở hoa" (trong bài Huế, Sài-Gòn, Hà-Nội của TCS). Đó là một sự thật người dân Việt hằng mong ước, nỗi buồn chỉ còn rượu để tìm quên, song rượu vào, trái sầu vẫn không rụng.
    "Dục phá thành sầu, duy dụng tửu Túy tự, túy đảo sầu vẫn sầu".
Nỗi buồn bất tận thì còn gì biết phải về đâu, thiên-đàng hay địa-ngục cũng là một:
    "Sầu đã chín xin người thôi hãy hái Nhận tôi đi dù địa-ngục thiên-đàng"
Giữa những suy-tư đó có một kẻ thật tỉnh-táo, vờ say, vờ phóng-khoáng trong tính-toán khôn lường. Đánh đúng vào yếu điểm để xem mình như kẻ đồng-hội đồng-thuyền rồi mưu-đồ cho cá-nhân là một diều sỉ-nhục không thể tha-thứ.

Đọc Kim-Dung qua "Tiếu ngạo giang-hồ" ta thấy nơi Lệnh Hồ Xung, một tửu đồ hào-phóng dường như không có chính hay tà mà chỉ có rượu ngon hay dở và kẻ đối ẩm có đáng để giao tình. Trên Tích Tiên tửu lầu năm xưa, LHX đã dùng mưu trí lừa được tên dâm tặc Điền Bá Quang để cứu Nghi-Lâm rồi nhân đó khơi lên chút thiện tâm, hùng tâm để Điền Bá Quang lẻn vào hầm rượu Tích Tiên tửu đập bễ gần 200 vò rượu quý trên thế-gian chỉ giữ lại có 2 vò mang lên đỉnh Hoa-Sơn cùng với LHX đối ẩm. Với TCS là một tên tửu đồ khơi vào lòng những kẻ cầm súng tự-vệ nỗi buồn chán chiến-tranh mau buông súng đầu hàng để chực cướp thời-cơ dân công cho Bác Đảng.

Rồi 30-4-1975 đến, TCS dang tay đón nhận ánh hồng bình-minh mà từ lâu TCS hằng mong đợi, trong khi đó nó là nỗi kinh-hoàng nhất của nhân-dân miền Nam. Trên những con lộ về Sài-Gòn nhầy-nhụa, lênh-láng xác và máu người dân vô tội. Hàng vạn bè bạn những người đã ngưỡng-mộ TCS lần lượt vào các trại tù từ Nam ra Bắc. Hàng nửa triệu người bỏ xác trên biển Đông hoặc làm mồi cho thú rừng, cho hiếp-đáp, cướp-bóc dọc biên-giới, ... TCS không một giọt nước mắt tiếc thương. Ngay từ năm 1968 hàng ngàn xác người được đào lên từ những mồ chôn tập-thể, nơi quê-hương TCS (Huế). Cuộc tàn-sát nhẫn-tâm trong Tết Mậu-Thân, TCS có một tiếng nói nào cho sự tiếc thương ? Nghệ-sĩ là những người đa-cảm và bất-khuất, nhất là nghệ-sĩ tương-đối có tài như TCS. Hãy nghe lời thơ của Trần-Dần và Phùng-Quán trong Nhân Văn Giai-phẩm, thời mà CS sẵn-sàng thanh-toán bất cứ một ai chỉ cần một chút hé môi giọng bất-mãn:
    "Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ" (Nhất định thắng- Trần Dần)
hoặc:
    "Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng khôn nói yêu thành ghét Dù ai cầm dao dọa giết Cũng không nói ghét thành yêu" (Lời mẹ dặn- Phùng Quán).
Anh Sơn ơi ! là một nhạc-sĩ khá tiếng tăm, chắc anh nghe nỗi hoài-vọng của hàng vạn người đã trốn chạy chế-độ Cộng-sản từ 1954. Anh có nghe thoảng trong gió tiếng hát ngút-ngàn lảng-đảng đâu đây: "Hà-Nội ơi, tóc thề thả gió lê-thê ... biết đâu ngày ấy anh về". Trong khi đó lại vang lên nỗi chờ của anh, của lời anh đang kêu gọi: "Nơi đây tôi chờ, trong căn nhà nhỏ, mẹ cũng ngồi chờ. Anh lính ngồi chờ trên đồi hoang-vu, người tù ngồi chờ bóng tối mịt-mù. Chờ đã bao năm, Chờ đã bao năm". Chờ gì hở anh ? Chắc anh chờ ánh bình-minh để rồi anh hả-hê cười trong thỏa-mãn "Ta đã thấy gì trong đêm nay, cờ bay muôn vạn cờ bay". Cờ đỏ sao vàng anh mong đợi đã về đó ! Anh tiếp-tục lừa phỉnh người em gái tinh-thần một thời cùng anh được mệnh-danh "nữ-hoàng đi chân không" đi rao giảng tin "cờ nối gió, đêm vui nối ngày. Dòng máu nối con tim đồng-loại". Tôi không bàn đến người cùng anh rao giảng có chủ-đích gì không nhưng bằng tất cả rung-cảm tột cùng đã lôi-cuốn người nghe như âm-điệu của loài ma quái ru người và tên tuổi anh được sáng-chói phải nói một phần là ở công-lao của trái tim nhiệt-tình nầy. Bấy giờ anh sẵn rượu ngon, gái đẹp trong tay cô ca-sĩ trẻ có khuôn mặt khả-ái với đôi răng khểnh ngày đêm bên anh "khi tựa gối khi cúi đầu" chưa đủ sao anh ? anh lại bảo "Em ra đi nơi nầy vẫn thế".

Anh đã tạm thời vờ quên bữa cơm trưa nơi quán hàng bến xe đò tại Vinh (Quảng-Bình) để cắt đứt, không còn dính-líu vào cái tàn dư Mỹ-Ngụy. Và rồi anh tiếp-tục hát ca-khúc "Bài ca đường tàu Thống-nhất":
    "Xóa hết những ngày tối tăm Bóng dáng sao vàng lồng lộng Đoàn tàu đi thống-nhất hai miền".
Trước năm 1975 chắc anh đã chứng-kiến những đứa trẻ 15, 17 chết không toàn thây trên đường mòn Hồ Chí Minh hoặc quanh các tiền đồn miền Nam với 4 chữ trên cánh tay "sinh Bắc tử Nam", anh không cảm-nhận lời nhắn gọi của người bộ-đội qua lời thơ nơi đáy chiếc ba-lô trước khi chết nơi ven rừng không ai vuốt mắt:
    "Những chiều Trường-sơn núi rừng cô-quạnh Mẹ hiền ơi con chợt nhớ quê mình".
Anh còn tiếp tục thăng-hoa cho những bà mẹ, bà chị, em nhỏ trĩu nặng vai trong mỗi phiên chợ buồn:
    "Gánh gánh gánh gánh mau ra chợ Có tiếng líu-lo trẻ nhỏ Quê-hương ta thống-nhất thật rồi".
Anh không thấy đoàn nữ vận-chuyển Trường-sơn tuổi 15, 17 đã bỏ cả quảng đời con gái làm thân lạc-đà nơi núi rừng. Ngày hòa-bình, về lại quê xưa cày cấy thì không được chia đất, lấy chồng thì trai làng không còn chỉ còn những đứa bé trai lên 5 lên 3, đi làm gái điếm để mưu cầu cuộc sống thì không khách nào đủ can-đảm để hứng gọi mời. Anh tiếp tục cổ-võ họ ra nông-trường, biên-giới:
    "Trên nông-trường không xa lắm Có đôi chân đi không ngại ngần Em bây giờ quên mùa nắng Tóc trên vai vấn-vương bụi hồng Qua bao mùa em bỗng lớn Đời cho em trái tim nồng-nàn Yêu người nên lo-lắng Muốn nghiêng vai gánh thêm nhọc-nhằn"
Trước 30-4-1975, anh đã nói lên được sự-thật, sự-thật không thể chối cãi:
    "Khi đất nước tôi không còn chiến-tranh Mẹ già lên núi tìm xương con mình"
Bây giờ thì thật sự những bà mẹ từ miền Bắc đi tìm xương con mình trên núi đồi Trường-sơn. TCS ôi ! anh có thấy bóng-dáng bà mẹ được đứa con mình nhắn gọi qua lời thơ đang lang-thang trên đồi không anh ?

Năm 1979 nữ danh ca Mỹ Joan Baez (người đã cùng Jane Fonda) được Việt Cộng ca-ngợi là đã hát cho hòa-bình Việt-nam trước năm 1975, Người đã nhân-danh tổ-chức Humanitas in bích-chương với chữ ký của giới trí-thức phản chiến quốc-tế dán khắp thành-phố lớn trên thế-giới để cảnh-tỉnh lương-tâm nhân-loại về nhân-quyền tại Việt-Nam. Hai tên Việt Cộng Nguyễn Khắc Viện, Lưu Quý Kỳ đã gọi Joan Baez thay-đổi lập-trường làm tay-sai cho CIA. Riêng TCS đã viết cho Joan Baez một lá thư lên án bảo bà ta là: "Tiếp tay cho tư-bản thọc sâu lưỡi dao vào vết-thương của dân-tộc Việt-Nam chưa được hàn-gắn, do đế-quốc Mỹ và bè lũ tay sai" (theo tờ Đất Việt của VC, Canada 14-10-79).
    Thư của Trịnh Công Sơn gửi ca sĩ Mỹ Joan Baez Chị Joan Baez thân mến! Trong lúc viết lá thư này cho chị thì trước mặt tôi có lá thư ngỏ của chị và bên tai tôi thì có tiếng hát "We shall over come" của chị. Đây là một lá thư tâm tình gửi chị Joan Baez nghệ sĩ với đầy đủ sự khiêm tốn của nó chứ không phải thư ngỏ gửi cho President, Humanitan/International Human Rights Committe. Năm ấy, tôi lên một thành phố nhỏ ở vùng cao nguyên và nhân tiện ghé thăm một người bạn gái cũng là ca sĩ có một quán cà-phê ở đó. Vào quán, tôi thấy những đĩa hát có hình chị đính ở các vách tường bằng gỗ. Ở ngoài trời rất lạnh, quán đèn màu hồng và ở chiếc quầy trên ghế cao cách tôi khoảng hai mét có một người lính Mỹ ngồi im lặng trước ly rượu. Tiếng hát của chị bay la đà trên từng mặt bàn, ghé vào từng tách cà phê, từng ly rượu và dường như muốn thăm hỏi từng trái tim. Khi người lính Mỹ đứng dậy bước ra tôi thấy trên mắt y có một giọt nước mắt mầu hồng .... Nếu phút này tôi nói tôi yêu quê hương của tôi, tôi yêu những người thân thiết của tôi nơi này thì dĩ nhiên, chị sẽ chẳng có gì ngạc nhiên cả. Bởi vì trên mặt đất này ai cũng có một quê hương, nơi đó như một chiếc nôi êm ái mỗi người đã được sinh ra, lớn lên, sống rồi chết. Ở đó cũng còn có cả hạnh phúc lẫn sự đau khổ như hai khuôn mặt muôn đời của đời sống nhân loại. ... Có thể chị rất đau lòng khi viết lá thư ngỏ này, kể cả những người cùng ký tên trong lá thư mà tên tuổi của họ đã từng gắn liền với cuộc chiến tại Việt Nam. Nhưng chị làm thế nào hiểu được hết số phận của một đất nước trên một ngàn năm chưa hề biết đến sự nghỉ ngơi. Khát vọng về hoà bình, về tình yêu, về hạnh phúc của chính chúng tôi là những kẻ cần hơn bất cứ ai trên mặt đất này. Tôi không muốn kể ra đây thật nhiều thí dụ nhưng tôi tin rằng chị chẳng bao giờ biết được trong những nhà tù cũ tại Việt Nam có những người tù từ 1954 chưa hề biết đến ổ bánh mì là gì, có những cô gái ở nhiều tỉnh trên đất nước tôi, vì chiến tranh, biết nhiều B52 nhưng lại ngạc nhiên thích thú không hiểu vì sao một cái tủ lạnh lại có thể cho mình những viên đá lạnh để uống mát đến thế. Làm thế nào nói cho hết được về con người trong một xứ sở mà chiến tranh đè nặng suốt hơn một nghìn năm. Và số phận của những con người ấy sẽ như thế nào nếu không có cuộc cách mạng vừa qua để mang lại độc lập và thống nhất trên đất nước của chúng tôi. Có thể nào chị và những người bạn Mỹ cùng ký tên trong một lá thư ngỏ ấy không hiểu rằng sau một cuộc cách mạng đất nước nào cũng phải chịu đựng những khó khăn, bề bộn và bối rối nhất định?... (Theo báo Tiền phong) Joan Baez, sinh 1941. Nổi tiếng là một trong những ca sĩ hàng đầu của âm nhạc Mỹ thập kỷ 60-70. Từ năm 1964, là một trong những nghệ sĩ phản đối mạnh mẽ nhất cuộc chiến tranh Việt Nam và bị chính quyền Mỹ gây khó dễ. Tháng 12-1972, Joan đến Hà Nội đúng thời điểm Điện Biên Phủ trên không. Năm 1973 ra mắt album Where Are You Now, My Son? ghi lại những cảm xúc trong hành trình tới Hà Nội.
Những người may-mắn thoát chết hiện lưu-lạc xứ người, tuổi đã về già, nợ gia-đình phải lo nhất là sợ con cháu mình lỡ có một người như anh. Sự thật thì không đủ thì giờ xem báo, hiểu thêm về anh sau 1975 hoặc đọc đôi lời anh tâm-sự. Một thoáng hiện về với âm vang thời xa xưa đó nghe lòng nhức-nhối quặn đau. Bạn bè, những người cùng dựa lưng nhau trong nỗi chết gần kề đâu còn mấy ai. Tôi đốt nén hương cho bè bạn tôi, những người đã nằm xuống có bàn tay anh góp sức và xin được tiễn những người đã ra đi trong số đó có anh bằng tiếng ca trong "Lời nguyền" của Phạm Thế Mỹ:
    "Lạy Trời, tôi đừng biết Tôi chết vì tay anh".
Kết những dòng nầy tôi nhớ chuyện xưa; một trong số con cháu nhà Lê, "Lê Báo" vì mưu-đồ phục-hưng sự-nghiệp tiên chúa nên núp bóng chùa Tiêu-Sơn để hoạt-động. Nhưng nhà Lê đã đến thời mạt vận, nghiệp lớn không thành; bấy giờ ông ở tuổi 43, đang quét lá nơi sân chùa. Một đứa cháu hỏi:

-"Thưa Chú, bây giờ nghiệp lớn không thành, chú định làm gì ?".
Ông nhìn trời, một phút lặng yên rồi trả lời:
- "Từ lâu vì mưu-đồ việc phục-hưng để khỏi phụ lòng tiên chúa nhưng nghiệp nhà Lê đã hết, đó là ý Trời. Núp bóng, lợi-dụng danh-nghĩa chốn từ-bi, kẻ tu-hành mưu-đồ sự-nghiệp cho cá-nhân, dòng họ là một điều không nên dù là việc nước nhà. Vong ân là một điều vô liêm của con người nhất là kẻ sĩ. Chú nguyện với lòng là cạo đầu ở dưới mái chùa quét lá đa là vậy".

Bây giờ anh đã nằm xuống. Chết là hết nhưng nơi anh nào đã hết. Người ta nhắc tên anh, đưa anh về nơi an nghỉ với: ngưỡng-mộ, thương-hại, nguyền-rủa, khinh-bỉ và nhất là tính hiếu-kỳ.

Cõi nào anh về ? Niết-bàn hay thiên-đàng, theo tôi vẫn là một. Thoảng nghe dòng nhạc anh "Người nằm xuống để thấy thiên-đàng cuối trời thênh-thang".

Cửa thiên-đàng vốn rộng mở, lòng Chúa vốn bao-dung, lừa lọc gian ngoa càng dễ vào, không sao đâu anh.

Trần Anh Lan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét