4/9/11

Cái gọi là Pháp-nạn ???

Những nỗi đau mãi mãi của Huế.

Miền Trung, từ Quảng-trị cho đến hết Quảng-tín. Chúng tôi mỗi lần ngang qua, lòng chỉ muốn nhắm mắt ngủ quên rồi qua luôn, không muốn ghé miền đất của chết-chóc, miền đất như bị nguyền-rủa từ thời hồng-hoang nào đó. Miền đất của quỷ dữ hoành-hành.

Nhưng Huế dường như có ma-lực hấp-dẫn khủng-khiếp. Khiến chúng tôi không năm nào mà không ghé thăm Huế . Ở lại Huế lấy vài ngày. HUẾ CỦA THƠ, HUẾ CỦA MỘNG, CỦA MƠ. HUẾ THẬT ÊM-ĐỀM.

Tôi “ghét”, tôi “hận” Huế nhiều lắm. Huế đã chứng-kiến, và cũng là khởi-điểm cho những cuộc trầm-luân của dân-tộc tôi cho đến ngày hôm nay. Nhưng Huế cũng là nạn-nhân của bao nghiệp-chướng và nhân-quả. BIẾN-CỐ TẾT MẬU-THÂN. Một hậu-quả mà người dân Huế không bao giờ quên. Những tên đao-phủ của Huế đến giờ ra công, ra sức để trốn-chạy khỏi bóng tối của địa-ngục đang chờ đón chúng. Những Nguyễn-Đắc-Xuân, những anh em Hoàng-Phủ và những đồ-tể khác nữa.

Những ác-tăng – (mà Thích-Trí-Quang là đại-diện số 1) – còn đang sống, hoặc đã chết. Là những chứng-cứ rõ-ràng và đầy-đủ nhất mà Huế phải gánh-nhận những hậu-quả không thể thoái-thác trước lịch-sử. ĐAU-ĐỚN QUÁ, HUẾ CỦA TÔI ƠI !


(Ảnh : Sưu-tầm)

Đầu cầu Tràng-tiền – bờ Nam sông Hương, ngay tại ngã tư Hùng vương và Lê-Lợi, một cái tháp mới được lên trên nền cũ của văn-phòng đài Phát-thanh Huế.


Đức Phật Thích-Ca đã từng dạy :

Ta là Phật đã thành. Chúng-sinh là Phật sẽ thành.

Hoặc :

Này chúng-sinh các ngươi hãy tự thắp đuốc lấy mà đi. Có nghĩa là Đức Phật không hề ban sự giác-ngộ, hoặc giải-thoát cho bất-kỳ ai cả. Không hề ban ân, bố đức cho bất cứ chúng-sinh nào.

Chỉ với lời dạy này, chúng ta hẳn phải thấy nực cười thay cái tháp với tấm bia phong thánh đó của Huế.

Xưa kia, thời quân-chủ chuyên-chế, nhà vua là biểu-tượng thiên-tử, tức con Trời. Vì là con Trời nên có quyền phong Thần cho những ai có công với dân, với nước bằng hình-thức sắc-phong Phúc-Thần, từ trung-đẳng đến thượng đẳng mà thôi.

Nay, với tấm bia kỳ-quái này, chúng ta sẽ không hiểu nổi cái gọi là giáo-hội Thừa-thiên này lấy danh-nghĩa gì, và phụng vào ai, vào nghĩa-lý gì mà lập nên vậy ? Không phụng vào ai, vào nghĩa-lý gì. Ắt hẳn những tay chân trong cái giáo-hội ấy có thể là một thứ gì thật kỳ-quái lắm vậy.

Trong giáo-lý, kinh, sách của Phật-giáo, không ai có thể thấy bất cứ điều nào, lời nào, kêu gọi người theo Phật-giáo phải tử vì đạo cả.

Nay, những nạn-nhân được nêu tên trong bia, hẳn có mấy ai thực-sự chết vì đạo ? Vả, đã biết đạo là cái gì chưa để mà chết ? Hoặc chỉ vì thấy đông mà đi, bởi bản-tính hiếu-kỳ vốn cố-hữu của con người ? Hoặc là đi cho vui ?

Xuất-kỳ bất-ý, một quả lưu-đạn MK3, thuộc loại được dùng trong huấn-luyện, tức là loại không có mảnh bị nổ tung, và người ta sợ-hãi tháo-chạy, nên xô-đẩy và dẫm-đạp lên nhau mà chết một số. Chẳng may cho họ mà thôi. Sau này mọi bí-mật của những biến-cố trong năm 1963 dần-dần ló rạng. Người ta mới được biết là thủ-phạm chính là CIA.

Giản-dị chỉ có thế. Nay bỗng nhiên được một đám người có chút giáo-quyền, phẩm-trật của cái gọi là giáo-hội Thừa-thiên phong cho họ – những nạn-nhân của một âm-mưu đen-tối và thô-bỉ lên tới chức THÁNH. Chức này trong Phật-giáo có bao giờ chưa nhỉ ? Nay giáo-hội này muốn phá luật, phá lệ chăng ? Quả là xấc-láo, hỗn-sược, ngông-cuồng và xuẩn-động với dư-luận trong và ngoài nước vậy ! Hay-ho gì, cái thứ tiếm-phạm cẩu-thả như thế !

Việc gì, sự gì cũng thế. Đều phải lấy CHÂN, THỰC, THÀNH-TÍN làm gốc-rễ của mọi sự, mọi điều mới có giá-trị, mới nên được. Nếu không có một trong những điều nêu trên rồi cũng phải tan-vỡ, biến-mất mà thôi. Âu cũng không đáng làm trò-cười cho thiên-hạ vậy !

Chỉ có truyện Tề-Thiên ngụy-tạo ra mới có cái trò Phật-tổ Như-lai sắc-phong cho Tam-Tạng và đám đệ-tử làm Phật, làm La-hán mà thôi. Dẫu sao Tây-du ký vẫn chỉ là một thiên ký tào-lao cho vui, cho đám bình-dân tán hươu, tán vượn mà thôi. Không hề có chút giá-trị văn-học, nghệ-thuật bác-học nào cả.

Chỉ nhìn vào cái tháp với tấm bia quái-đản đó, chúng ta có thể hiểu-thấu được cái dã-tâm của những người có chân trong cái gọi là giáo-hội Thừa-thiên vậy !

Chùa Thiên-mụ – Huế.


Chiếc xe chở HT. Thích-Quảng-Đức bị đưa đi thiêu hồi năm 1963 được lưu-giữ tại chùa Thiên-mụ. Giáo-hội Phật-giáo quốc-doanh của Huế muốn lấy nó để hạ-nhục VNCH. Cũng là để tâng-bốc, kiếm điểm với cộng-sản.


Chùa nhìn từ trong ra ngoài.


Là con dân một nước, bất cứ ai là một người có giáo-dục đều phải lấy quốc-gia làm tối-thượng. Mọi quyền-lợi của bè-phái, hội, đảng hoặc các tôn-giáo cũng đều phải coi là thứ-yếu.

Các giáo-hội của các tôn-giáo thì lấy sự truyền đạo làm chính. Lấy THIỆN mà khắc-chế ÁC. Nhưng cổ, kim cũng có nhiều đám trong giới tăng-lữ của những giáo-hội ấy, họ lại muốn nhân cái đám tín-đồ làm hậu-thuẫn để phô-trương uy-thế của riêng mình, làm cầu thang vinh-hiển cho cá-nhân, cho bè-phái của họ. Hoàn-toàn làm mất giá-trị cho việc xuyển-dương đạo mầu.

Những người đó, xứng-đáng được thế-nhân ban cho hai chữ ÁC-TĂNG là đúng lắm thay !

Còn gì ác hơn, khi cùng hùa với nhau để bức-tử một người khờ-khạo, ngờ-nghệch nhưng ham-hố danh-vị rỗng-tuếch (?) Còn gì ác hơn khi cấu-kết với nhau để “hy-sinh” một người bằng cách hết sức man-rợ : Thiêu sống. Còn gì ác hơn, khi âm-mưu với nhau để chích thuốc một người, vì e-rằng ông ta không đủ dũng-khí để thi-hành âm-mưu đen tối của bè-lũ. E-rằng ông ta sẽ bất-ngờ phản-tỉnh mà không ưng-thuận, khứng-chịu khi tấm màn đến hồi cần phải hạ.

Lạnh-lùng, bình-thản đến băng-giá cũng không bằng. Phải là sự lạnh-lùng, bình-thản của đồ-tể lành nghề mới có thể thản-nhiên mà tưới xăng lên thân-thể nạn-nhân. Rồi đứng từ xa châm lửa ĐỐTCHẾT ông ấy.

Quá tàn-bạo, nhẫn-tâm của một loài không tim và không óc.

Ngược lại, chúng ta cứ chấp-nhận giả-thiết cho rằng, hòa-thượng T.Q. Đức hoàn-toàn tự-nguyện chịu thiêu vì tranh-đấu cho tự-do tín-ngưỡng, vì Phật-giáo bị đàn-áp.

Vậy chúng ta hãy bình-tâm để tìm-hiểu giả-thiết này có thể đứng vững được ? Có thể tin được ?

Trong đạo Phật rất đề cao và khuyến-khích tất cả những ai là Phật-tử cho đến giới tăng-lữ đều cố-gắng lấy TỪ-BI và HỶ-XẢ làm phương-châm sống cũng như cư-xử với tha-nhân trong xã-hội.

Theo nhà Phật khi nói TỪ-BI và HỶ-XẢ thì người đó ắt phải có HÙNG và LỰC RẤT MẠNH-MẼ. Vì không có hùng và lực thì không sao có được từ-bi và hỷ-xả.

Đại Từ, Đại bi, Đại hỷ và Đại xả là bốn điều tiên-quyết được dùng để xóa-tan đi những thái độ, hành-động sai lầm, tội-lỗi.

Cũng theo nhà Phật, nhờ vào những đức-tính cao-quý đó mà không bao giờ chấp-nhận những tinh-thần băng-hoại, tiêu-cực yếm-thế. Có nghĩa là không bao giờ chấp-nhận sự tự-sát, còn gọi là tự-vẫn hay tự-tử. Ở đây là tự thiêu. Đó là những thái-độ, hành-động sai-lầm vậy. Vì chỉ có những bậc hùng, lực mới dấn-thân được đến bến bờ giác-ngộ mà thôi. Trong nước biển có vị duy-nhất là vị mặn. Trong Pháp của ta có vị duy-nhất là vị giải-thoát. Đó là lời dạy của Đức Phật.

Với tinh-thần đó, chúng ta hãy thử tìm hiểu ý-nghĩa sự « tự thiêu » của HT. T. Q. Đức có giá-trị những gì ?

Trước hết, với tinh-thần hùng, lực, từ, bi, hỷ và xả của nhà Phật thì « tự-thiêu » đã là một điều không thể chấp-nhận được rồi.

Vậy, chúng ta thử tìm-hiểu qua những khía-cạnh khác, hầu có thể đạt được một đáp-số khả-dĩ nào đó chăng.

Trở lại nguyên-nhân gây ra cái gọi là « Pháp-nạn ». Là do chính-quyền tỉnh Thừa-thiên không cho treo cờ Phật-giáo (?), bởi các chùa ở Huế chỉ treo cờ Phật-giáo mà quên (?) không treo Quốc-kỳ VNCH. Từ đó gây ra mâu-thuẫn mạnh-mẽ (một cách cố-ý của lãnh-đạo giáo-hội Phật-giáo tại Thừa-thiên).

Căng-thẳng giữa hàng giáo-phẩm với Chánh-phủ được cố-gắng đẩy mạnh đến mức tưởng không thể hòa-giải và hòa-hợp được. Mặc dầu Chánh-phủ đã mở cuộc họp giữa Ủy-ban Liên-bộ (Chánh-phủ) và Ủy-ban Liên-phái Bảo-vệ Phật-giáo. Để thương-thảo, cuối-cùng đạt được thỏa-thuận là các nhà thờ cũng như các chùa-chiền chỉ được treo Giáo-kỳ bằng ¾ so với Quốc-kỳ mà thôi.

Tưởng với kết-luận như thế sẽ được các ông tu-sĩ của Ủy-ban Liên-phái Bảo-vệ Phật-giáo phải thấu-hiểu rằng : Quốc-gia là tối-thượng !

Xuất-kỳ bất-ý, một đoàn tăng, ni kéo rốc đến ngã tư Lê-Văn-Duyệt và Phan-Đình-Phùng làm một màn trình-diễn tiền vô khoáng hậu : TỰ THIÊU !

Tại sao các ông kéo đến đây ? Tại sao không tự thiêu tại một nơi nào khác ? Thiếu gì chỗ rất dễ gây tiếng vang với dư-luận thế-giới ? Đây mới là cái thâm-hiểm đến độ quỷ-quyệt của bọn tăng, ni này.

Vào những năm bắt đầu chiến-tranh Quốc – Cộng, Căm-bốt là lãnh-thổ an-toàn tuyệt-đối cho việt-cộng một khi chúng xua quân qua đánh phá dân-chúng thôn-làng bên Việt-nam. Đánh thua thì chúng rút qua biên-giới nước bạn … còn quay lại chọc quê lính mình nữa. Mình đành chịu, đâu dám làm gì hơn. Sihanouk đã ngấm-ngầm ủng-hộ và tiếp-tay cho việt-cộng theo lệnh Trung-cộng rồi.

Vì thế, bọn tăng, ni này chọn chỗ ngã tư đó là đắc-địa lắm vậy. Bởi ngay tại đó, là chình-ình cái tòa đại-sứ của Căm-bốt … thế thôi.

Trong chiến-tranh, một khi cuộc chiến bắt đầu nổ ra, thì một trong hai bên sẽ ra tuyên-bố. Nếu không lịch-sử gọi đó là cuộc chiến không tuyên-bố. Tức là đánh lén. Đánh lén tức là HÈN. Người có đảm-lược, có hùng, có lực có nên HÈN chăng ? Có nên đánh lén ai đó chăng. Nhất là trong khi đó cuộc hội-đàm đang có chiều-hướng phát-triển tốt-đẹp. Sự tự thiêu lúc đó đúng là một đòn giáng chí-tử xuống, để phá-tan hòa-bình giữa Chánh-phủ và Ủy-ban Liên-phái Bảo-vệ Phật-giáo. Thật là bỉ-ổi !

Đến đây không còn đáng gọi là tranh-đấu vì cái gọi là “pháp-nạn”, vì công-lý, công-bằng hay nhân-danh tốt-đẹp nào đó được nữa. Hơn hết thẩy, đó là sự phá-hoại đầy ác-độc của một bọn người nhân-danh tôn-giáo để hủy-diệt một Chánh-phủ hợp-hiến và hợp-pháp của một quốc-gia. Thương thay ! Quốc-gia đó lại là Việt-nam Cộng-hòa của chúng ta.

Chỉ nội danh-xưng : Ủy-ban Liên-phái Bảo-vệ Phật-giáo là chúng ta thấy cả một sự kỳ-quặc rồi. Phật-giáo nào bị tại-họa, tai-ương, tai-nạn gì mà phải cần có cả một Ủy-ban để bảo-vệ ? Mỉa-mai và khôi-hài hết sức !

Chúng tôi, một nhúm người nhỏ-bé vốn-dĩ vô danh, cộng với sự thiển-cận, kém-cỏi cố-hữu xin phép được mượn diễn-đàn này để thổ-lộ, để phơi-bày tâm-phúc từ mấy chục năm trời nay. Nếu quý độc-giả có hảo-ý chỉ-giáo cho những gì khiếm-khuyết hoặc thô-lậu. Nhóm THÂN-HỮU QUỐC-NỘI chúng tôi lấy làm cảm-tạ vô biên.

Van Toan
TM – Toàn-thể Thân-Hữu Quốc-Nội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét