Phan Thủy
-Từ phiên xử tội yêu nước đến mặt thật của “nền pháp quyền Xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam
Bạn có biết ở nước Việt Nam ta có ít nhất 3 hạng con người? Thực chất sự phân loại này đã tồn tại dưới các triều đại phong kiến, nay không hiểu vì cớ gì vẫn không xó bỏ được giữa thế kỷ 21 văn minh hiện đại. Nếu không biết điều này thì bạn cũng không nên buồn, bởi vì còn rất nhiều người không biết giống như bạn, hoặc biết nhưng nhu nhược nên như không biết.
Loại 1 và 2
Với phiên tòa xử 4 đảng viên Đảng Dân Chủ Việt Nam vừa rồi, qua các triệu chứng lạ được ghi nhận bởi vô số nhà chẩn bệnh uy tín từ nhiều quốc gia, ắt sẽ thành lý do để người Việt Nam viết lại sch. Rất có thể bản giảm tải năm tới ghi rõ như sau: “Công dân Việt Nam được chia làm 2 hạng. Công dân trong mỗi hạng đều bình đẳng với đồng loại mình, nhưng hai kiểu bình đẳng đem so với nhau thấy khác”.
Điều này cũng dễ hiểu, bởi trong phiên tòa chính trị vừa qua, người ta đã ghi nhận một loại công dân được chính quyền ưu ái đặc biệt. Độ 200 công dân loại này đã được xe biển xanh tìm tới tận nhà, mời đi xem xét xử. Để bồi thường tổn hao thể lực của hai tiếng ngồi vỗ tay, vị Bao Công hào phóng của chính quyền nhân dân đã biếu mỗi người 50.000 VNĐ tiền công quỹ. Được trả tiền công, lại được đi xe công, nếu tấn tuồng có gì sơ suất khiến những công dân này phải phật lòng, thì chỉ có thể là do ban tổ chức quên phát bỏng ngô miễn phí.
Những công dân thuộc loại thứ hai, ngược lại, chẳng có xe đưa rước, chẳng được trả tiền, cũng chẳng được phát bỏng ngô. Nhưng xem ra họ còn được chính quyền chăm sóc chu đáo hơn loại 1. Người ta đã không tiếc mồi hôi và phí tổn để điều động cả rừng cảnh phục, súng ống và dùi cui chỉ để ngăn toàn thể loại công dân thứ hai bén mảng quanh nơi xử án. Một số anh dân đã được cơ quan an ninh ân cần gô cổ, cẩn thận tháp tùng tới tận bàn trà của đồn công an vì tội dại dột ngồi uống cà phê trong các quán gần nơi, và đúng lúc cuộc thực thi công lý… mật đang diễn ra.
Gia đình các bị cáo may mắn hơn. Sau khi bị lột sạch những công cụ trót mang hơi hướm của nền văn minh trái đất sau công nguyên như điện thoại, máy ghi âm, máy ảnh, máy quay phim, họ cùng các phóng viên bị nhồi chung vào một phòng cách ly, căng mắt theo dõi cơn hoạn nạn của con em mình qua một màn hình vừa mờ vừa cũ.
Loại 0, hay siêu 1 hảo hạng
Nói về phiên tòa, sáu vị trong Hội đồng xét xử, những ông mặt sắt cầm cân nảy mực, những người thừa hành chính nghĩa, nắm quyền sinh sát trong tay đều là đảng viên Cộng Sản. Rừng dùi cui và súng ống chiếm đóng phòng xử hôm ấy đều phải nhất nhất trung thành với đảng Cộng Sản theo qui định của hiến pháp, và theo luật lệ của đồng tiền lương. “Quần chúng” đến dự, xin hân hạnh giới thiệu, đều là những đảng viên Cộng Sản hưu trí. Như thế, trong cuộc xử kín hôm 20 tháng 1, cùng với các luật sư của mình, bốn người tù chính trị bị cáo buộc hoặc tham gia đảng Dân Chủ Việt Nam, hoặc móc nối với đảng Dân Chủ Việt Nam đã bị bao vây bởi một hội đồng hoặc tham gia đảng Cộng Sản Việt Nam, hoặc cấu kết với đảng Cộng Sản Việt Nam, trong tay lăm lăm súng đạn, dùi cui, và quyền định đoạt công lý.
Một công dân ăn gan hùm nào đó đã từng “vu cáo” đảng Cộng Sản vừa đá bóng, vừa thổi còi trong trận tranh quyền làm chủ đất nước với… nhân dân. Tôi thấy anh này nhận thức lệch lạc nên không hiểu vấn đề. Phải nói lại cho đúng hơn: trong trận tranh hùng với dân, Đảng ta đã vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa tự tiện soạn luật bóng đá.
Ứng cử viên trong cuộc bầu gồm những vị nào là do Mặt Trận Tổ Quốc quyết định. Mà Mặt Trận Tổ Quốc lại là một tổ chức con của đảng Cộng Sản. Thế là nhân dân được tự do bầu chọn những ứng viên nào đảng Cộng Sản cho phép.
Thế thảo nào tuyệt đại đa số “đại biểu nhân dân” là đảng viên Cộng Sản. Thảo nào luật pháp Việt Nam, kết tinh công sức ngồi nhắn tin và ngủ gật của họ trong các buổi họp hành lại lắm những luật lạ: qui định đảng Cộng Sản là lãnh đạo đất nước, quân đội và công an phải vệ đảng trước vệ quốc, trung với Đảng trước trung với dân. Thảo nào lời nói đầu trong bản hiến pháp Việt Nam hiện hành có 530 chữ, nhưng chỉ có 53 chữ được dành cho 4000 năm lịch sử của nước Việt Nam. Phần còn lại, chiếm tròn 90%, dùng để ca ngợi công ơn của đảng Cộng Sản với nước, với dân. Thế rốt cuộc nó là hiến pháp của nước Việt Nam, hay là quyển sổ ghi nợ của đất nước và nhân dân Việt Nam, do vị chủ nợ quang vinh tuỳ tiện sáng tác?
Thì ra là thế…
Khi được Đảng và nhà nước tạo điều kiện cho nói lời cuối cùng trong phiên xét xử, luật sư Lê Công Định đã bộc bạch:
“Thứ nhất xét về hành vi khách quan, luật pháp và hiến pháp của Việt Nam đã quy định và bảo vệ quyền lãnh đạo duy nhất của đảng CSVN đối với nhà nước và xã hội Việt Nam. Cho nên là những lời kêu gọi đa nguyên đa đảng mặc nhiên là muốn thể hiện ý muốn thay đổi thể chế chính trị hiện nay. Và những tổ chức nào chủ trương đa nguyên đa đảng thì như vậy là đương nhiên vi phạm vào điều 79 theo định nghĩa của điều 79 của luật hình sự”.
Thì ra là thế. Thì ra là trong số những người đã, đang và sẽ còn lao mình vào nhà ngục với tội trạng “lật đổ chính quyền nhân dân”, chẳng ai ham hố làm ông vương ông tướng gì, cũng chẳng ai mong mỏi xoá bỏ sự tồn tại của đảng Cộng Sản vì những thù hằn cũ. Họ chỉ mong mỏi xây dựng cho đất nước một nền chính trị đa đảng đa nguyên, trong đó đảng Cộng Sản không còn hưởng những đặc quyền đặc lợi tự ban phát, không còn là những ông vương ông tướng độc tôn quyền hành của nước Việt Nam, mà được dành một chỗ đứng ngang hàng với mọi chính đảng khi đại diện cho nhân dân và chăm lo việc nước.
Dự định cao đẹp này chắc chắn không được háo hức chia sẻ vởi một đảng cầm quyền tề tựu đông đủ các vị quan tham vừa mê tít quyền lực, vừa tài năng và đức độ tới nỗi chẳng dám mơ tới chiến thắng trong các cuộc bầu cử đa đảng, cũng như mọi ông bạo chúa đã chẳng chịu từ bỏ ngai vị để ích nước lợi dân. Đảng Cộng Sản đã nắm cả quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp trong tay. Và “đạo đức cách mạng” sẵn có đã giục họ nhanh tay qui sự nghiệp đấu tranh vì một nền dân chủ và lẽ công bằng ở nước Việt Nam thành một tội phạm thượng phải chém.
Nghĩ mà xem, các loại công dân nói trên đều thuộc giống người, và cùng sống ở nước Việt Nam. Họ vẫn tương đồng với nhau về nhiều đặc điểm hình thể, chẳng hạn như số con mắt, số lỗ miệng, lỗ tai, dù tần suất tự do sử dụng những cơ quan này có khác nhau ở hai loại, điều có thể gây hiện tượng tiêu biến. Và dù trong mọi phát ngôn không bí mật, những công dân loại 1 và siêu 1 vẫn thường nhũn nhặn tự xưng là đầy tớ của các đồng bào loại 2. Có đầy tơ nào tự quyền định đoạt công lý và ăn trên ngồi trước cả chủ của mình không?
Phan Thủy
©Tạp Chí Thanh Niên PHÍA TRƯỚC
Tạp chí Phía Trước số 31: 1000 Năm Thăng Long
Tải xuống tại đây:
Bản HD: http://www.mediafire.com/?gky3nkm2njr
Bản Thường: http://www.mediafire.com/?zytozyzoitm
Bản Mini: http://www.mediafire.com/?ty5qrioiwwl
Đăng ký nhận thông báo khi có số báo mới: http://groups.google.com/group/xem_bao_phia_truoc/subscribe?hl=vi
Cộng tác viết bài cho Tạp Chí Phía Trước số 32 Tự hào Việt Nam
Vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã từng nói: “Đánh cho sử tri nước Nam anh hùng chi hữu chủ."
Năm mới đang đến, mọi người vui xuân lễ lạc để tết cổ truyền. Thiết nghĩ chúng ta cũng nên nhân dịp đầu năm tìm về truyền thống nước Nam để từ đó thêm tự hào khi mang trong mình dòng máu nước Việt.
Việt Nam ngày nay không còn là một chấm nhỏ trên bản đồ thế giới. Những cuộc trao đổi văn hoá, du lịch, những đầu tư quốc tế và những hoạt động của các du học sinh đã góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam trên sân khấu quốc Tế. Năm vừa qua là năm thế giới biết đến Việt Nam với truyền thống hiếu học qua các thành công của Bộ trưởng người Đức gốc Việt Phillips Roesler, Hạm trưởng Đoàn Bá Hùng, Thẩm phán Liên bang Hoa Kỳ Jacqueline Nguyễn và Giáo sư Ngô Bảo Châu. Và ắt còn nhiều thành công của người Việt khắp năm Châu mà chắc hẳn làm chúng ta không khỏi tự hào.
Các bạn có những suy nghĩ, tâm tư, và những tấm gương mà theo bạn là đáng để chúng ta học hỏi, xin hãy chia sẽ với Tạp chí Thanh niên PHÍA TRƯỚC số 32. Tạp chí hy vọng số 32 với chủ đề ―Tự hào Việt Nam sẽ gióng lên niềm tự hào dân tộc, khơi gợi lòng yêu nước cũng như tinh thần quật khởi của dân tộc.
Bài vở xin gởi về: contact.phiatruoc@gmail.com
Website: http://phiatruoc.info
Blog: http://phiatruoc.wordpress.com
Scribd: http://www.scribd.com/phiatruoc
Twitter: https://twitter.com/phiatruoc
Facebook: http://www.facebook.com/profile.php?id=10000023245260
Đăng ký nhận báo: http://groups.google.com/group/xem_bao_phia_truoc?hl=vi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét