Trần Nhu
Trước hết, mời bạn đọc tìm hiểu qua về địa lý nước ta và khu vực thủ đô Thăng Long.
Thư tịch cổ về địa lý học của Việt Nam từ đời Lý nước ta đã có sách “Nam Bắc phiên giới địa đồ, ghi hình thể núi sông phong vật” đời Lý Anh Tông. Tiếc là từ lâu đã thất truyền. Vị trí mở đầu các tác phẩm “địa lý học Việt Nam Thực Lục mở đầu từ Địa Dư Chí” của Nguyễn Trãi.
Đời Lê Thánh Tông có hai đợt phân định địa giới, sửa đổi địa danh: năm Quang Thuận thứ 10 (1469), chia cả nước làm 12 thừa tuyên, năm Hồng Đức thứ 21 (1490), đổi chia làm 13 xứ thừa tuyên.
Đến năm Đinh hợi, nhằm niên hiệu Cảnh Hưng thứ 28 (1767) trong tập Quốc Sử Quan Hàn Lâm Viện, Học Sĩ Lê Quí Đôn tham gia biên soạn, thì địa đồ nước ta: “Phía đông nam đến tận biển, phía đông đến Châu Khâm Châu Liêm, phía bắc tiếp liền với Quảng tây, phía tây tiếp liền với Vân Nam, phía tây bắc vượt đến ranh giới Vân Nam, Quảng đông và Quảng tây, phía Tây Nam kế tiếp nước Ai Lao, phía nam cắt phân nửa nước Chiêm Thành. Hình thể tiếp liền sông biển, nắm lấy núi sông, đáng gọi là một nước rào dậu vững vàng ở bốn bên”.
(“Dẫn sách Vân Đài Loại Ngũ quyển 3 của Lê Quí Đôn” trang 221)
Riêng về Thăng Long ta còn một tư liệu khá quan trọng cho chúng ta ngày nay hiểu thêm được về thành Thăng Long là bản đồ Thăng Long thời Hồng Đức. Bản đồ thời đó tuy chỉ là những họa đồ có tính ước lệ phần trắc đạc không được chính xác như bây giờ nhưng dù sao qua đó chúng ta có thể hình dung được vị trí một thời của kinh thành.
Nhìn trên bản đồ thành Thăng Long xưa được xây hai lớp, Hoàng Thành và Cấm Thành. Vòng Hoàng Thành uốn lượn theo địa hình, thành có ba cửa: Đông Môn (ước đoán khu vực cửa Đông ngày nay), Nam Môn (ước đoán khu vực phố Cao Bá Quát ngày nay), cửa Bảo Khánh (ước đoán khu vực nhà triển lãm Giảng Võ, Ngọc Khánh ngày nay). Từ góc ngã ba sông Tô Lịch và Thiên Phù chỗ đầu chợ Bưởi ngày nay sang Cầu Giấy, vòng theo đường La Thành xuống Giảng Võ, ngoặt về phía Đông đến phố Kim Mã sang Sơn Tây, vườn hoa Lê Trực đến phố Hà Trung ngược lên hướng Bắc thẳng theo phố Phùng Hưng đến vườn hoa Hàng Đậu, rẽ về phía Tây vòng theo sông Tô Lịch, phố Quan Thánh, đường Hoàng Hoa Thám ngày nay đến chợ Bưởi là hết một vòng Hoàng Thành.
Thăng Long, từ Lý, Trần đến nay, là một khoảng không gian có thể tính từ chợ Bưởi đến Ô Cầu Dền, từ sông Hồng đến Cầu Giấy trên sông Tô Lịch. Bao gồm 3 tòa thành trong 13 trại và 6 phường, rồi 36 phố phường, từ bờ Hồ Tây chạy dài đến Hồ Gươm. Phía Bắc có sông Hồng bao bên trong thành có Hồ Tây, tiếp đến Hồ Trúc Bạch, rồi Cổ Ngư, đi nữa đến Hàng Than, lại thêm một nhánh khác của sông Hồng và sông Tô Lịch, đi từ chợ Gạo đến chùa Cầu Đông, Hàng Đường, chếch lên mạn Bắc ở cổng chéo Hàng Lược đi theo Phố Phan Đình Phùng qua Thụy Khuê, Thụy Chương đến Hồ Khẩu là cửa thoát nước từ Hồ ra sông Hồng rồi đến chợ Bưởi, sau khi gặp con sông Thiên Phù từ Quán La xuống sông Tô Lịch, quẹo về phía Nam sông Tô trở thành cái hào tự nhiên, che mặt Bắc và cả mặt Tây, đến Ô Cầu Giấy, Sông Tô Lịch lại có một nhánh nối liền với sông Kim Ngưu, làm hào lũy cho mặt Nam cửa thành, rồi chạy qua Ô Chợ Dừa, đổ vào Đầm Sét. Mặt Đông của thành Thăng Long có sông Hồng (còn có tên gọi là sông Cái, sông Nhị Hà) phía Nam Tây Hồ. Từ Đông sang Tây, có núi Nùng, núi Khám, núi Xưa, núi Bát Mẫn, núi Voi (Thái Hòa), núi Cột Cờ, núi Cung, núi Trúc và núi Vạn Bảo.
Núi đây là những núi nhân tạo, người ta đắp lên từ đời Lý, Trần. Núi Cung và núi Xưa hiện còn cao khoảng 18 mét. Phía Nam lác đác có những gò lớn tựa như những quả núi. Từ Đống Đa đến gò Chinh Chiến xã Phương Liệt, chạy mãi đến bờ sông có nhiều gò lớn như núi, Gò Ðống Ða ở về phía Tây Nam Hà Nội thuộc khu vực phố Tây Sơn, nay cái tên phố lịch sử đó Cộng Sản đổi thành đường Nguyễn Lương Bằng (UVBCTÐCS, Chủ Tịch nhà nước CSVN).
Gò Ðống Ða là một bằng chứng về sự thất bại thảm hại, nhục nhã nhất của bọn xâm lược Trung Quốc. Hai chục vạn quân xâm lược Tầu đã bị vùi lấp ở nơi đây (Mồng 5 Tết Kỷ Dậu 1789). Trên cả thẩy 12 cái núi xương gọi là gò, thời bấy giờ gọi là Kình Quán, sau những trận đánh, người Việt Nam thường chôn xác giặc thành Gò gọi là Kình Nghê, Kình Quán. Kình Nghê là hai loài cá dữ, chỉ bọn giặc Tầu, Kình Quán là gò lớn. Trong bài thơ “Loa sơn điếu” (viếng núi Ốc của thi sĩ Ngô Ngọc Du, sống cùng thời vua Quang Trung), có hai câu thơ đầy lòng tự hào:
Thành nam thập nhị kình nghê quán
Chiếu diệu anh hùng đại võ công.
Nghĩa là:
Mười hai kình quán phía Nam thành
Còn rọi sáng công lớn của vị anh hùng.
Về núi Ốc ngày trước tên chữ là Loa Sơn. Nay núi này không còn, nhưng trên bản đồ Hà Nội năm 1873 còn thấy ở khu vực Nam Ðồng, Khương Thượng có vẽ nhiều Gò Ðống, trong số này có núi Ốc, giờ đây nằm trên con đường đi từ phố Tây Sơn vào chùa Bộc gần hết địa phận nơi đây Cộng Sản xây dựng trường Công Ðoàn có một chỗ nhô cao chỗ đó chính là vết tích của núi Ốc ngày xưa.
Ngoài ra, suốt cả khu vực rộng lớn đó có nhiều gò đống lớn chôn xác giặc Tầu ấy vốn có tên là “xứ Ðống Ða”. Thời Pháp thuộc, vào những năm cuối thế kỷ thứ XX thực dân Pháp đem khu vực xứ Ðống Ða ấy thưởng cho tên Việt gian Hoàng Cao Khải làm Thái Ấp, Khải bắt dân san bằng gò đống, chỉ giữ lại cái gò thứ 12. Năm 1851 khi xây dựng chợ Nam Ðồng, phải làm đường, san đất dân phu đào thấy nhiều đống hài cốt của quân Tầu khắp cả khu vực rộng lớn đó, đào đâu cũng thấy xương quân Tầu. Viên Tổng Ðốc hạ lệnh cho dân đem chôn ở một cái gò nữa thuộc đất làng Nam Ðồng thành ra cái kình quán thứ 13 (13 cái gò). Rõ ràng đây chẳng phải là những gò thiên nhiên, mà chính là những đống thây quân Trung Quốc xâm lược. Sau trận Khương Thượng, xác giặc Tầu chôn không xuể, nhiều quá! Vượt tất cả kỷ lục Đông Tây kim cổ của thế giới, phải đào xuống rồi xếp thành đống cao, đổ đất lên trên 13 cái gò là những núi xương trở thành một dãy đài kỷ niệm, mà đáng nhẽ ra những nhà lãnh đạo Bắc Kinh như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo… mỗi lần qua Hà Nội phải đến đây để mặc niệm các chiến sĩ xâm lăng mà suy tư…
Nhưng Giang Trạch Dân, cũng như Hồ Cẩm Đào đã không tới gò Đống Đa, mà chúng nghênh ngang đến Hội An tắm biển không cần lính bảo vệ.
Này hai chú khách kia: Vùng biển Hội An, đâu phải ao nhà của nước Tầu. Các chú muốn tuyên bố gì với thế giới đây? Mục tiêu của Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, qua việc đến biển Hội An tắm, chúng ta có thể xác quyết rằng họ có ý đồ xâm chiếm nước ta. Với nhiều bằng chứng cụ thể từ nhiều năm nay… Họ làm cái gì mà không có hậu ý, không theo một sứ mạng (“mission”) nào đó. Ta nhìn thấu tim đen của các chú, nếu không phải cái nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN này, kể từ nay, đã trở lại quy chế (AN NAM ĐÔ HỘ Phủ) của Thiên Triều trên thực tế.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Loài nào giống ấy chẳng sai”, ca dao Việt Nam lại dậy rằng:
“Lòng vả cũng như lòng sung
Một trăm lòng vả lòng sung một lòng”
Nghĩa là người Tầu đời nào cũng có máu xâm lăng như nhau cả:
“Loài đỉa Hán vốn say máu Việt
Nước độc rừng thiêng, một đi là một chết
Vạn người đi không một bóng trở về”
(Thơ của Phạm Lê Phan)
Còn bọn Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh kia, vờ không hiểu, và có khi không hiểu thật, ý nghĩa của trò ám chỉ đểu cáng, xấc láo của hai gã kia! Thì bọn chúng đã bôi tro trát trấu vào mặt Tổ Tiên và chối bỏ quốc tịch Việt Nam rồi đó. Bọn chúng không lo mất nước, chỉ sợ mất quyền lợi địa vị.
Tổ quốc Việt Nam chưa bao giờ lâm nguy như bây giờ, bởi vì ngay từ đầu Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho giặc can thiệp vào nội tình nước ta cho đến nay đã hội đủ mọi điều kiện để trở thành một tỉnh của Trung Cộng: lãnh đạo đồng lõa, trí thức nhu nhược, dân trí thấp kém với một chủ trương cấm cố qua bao thế hệ bằng đủ mọi thứ biện pháp bưng bít, hậu quả là tất nhiên.
Ý thức nhục nhã, ý thức nguy hiểm. Song với ý muốn giải ảo toàn diện mọi ảnh hưởng của cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh” và cả cái thứ Chủ Nghĩa Cộng Sản mà y mang vào một cách dứt khoát. Đất nước ta mới có khả năng hồi sinh, hầu đương đầu với tình huống bi đát hiện tại.
Tất cả ai là công dân Việt Nam hãy ý thức trách nhiệm, hãy cảnh giác Bắc Triều. Đừng bao giờ quên cái họa 1000 năm. Và đừng bao giờ quên Việt Nam luôn luôn là giấc mơ không giấu giếm của bọn bành trướng phương Bắc, dù là bạn bè đồng chí cũng không có ngoại lệ. Đừng bao giờ quên bài học nước Tây Tạng đã bị Trung Cộng ngang nhiên thôn tính trước sự bó tay của cộng đồng quốc tế.
Có lẽ tôi đã đi ra ngoài đề tài vụ hài cốt người Tầu ở gò Đống Đa, tôi muốn nhắc nhở họ mang hài cốt ông cha họ về Bắc Kinh an táng và lập đền thờ mà đâu có phải chỉ có ở khu vực gò Đống Đa, nội thành Thăng Long và khu vực ngoại thành, đâu đâu cũng có thây xác người Tầu từ lớp này đến lớp khác… Đó là chưa kể ở các dòng sông, như sông Như Nguyệt (thời nhà Lý 1077). Sông Bạch Đằng với Ngô Quyền, Lê Đại Hành, thời nhà Trần sau ba phen lửa đạn (1257-1285-1288). Tuy là cuộc chiến với Thành Cát Tư Hãn với các tướng Mông Cổ đấy, nhưng trên 50 chục vạn lính toàn là người Hán, chết nhiều lắm, đến thời nhà Lê, mười năm đánh quân Minh (1418-1427)… Biết là mấy triệu tử sĩ!
Những tử sĩ người Tầu đó chẳng phải là máu mủ, huyết thống của Giang Trạch Dân, chủ tịch Hồ Cẩm Đào hay sao? Nếu cần, các ông có thể nhờ Trung Tâm giảo nghiệm của Hoa Kỳ ở Hạ Uy Di khám nghiệm xem có đúng huyết thống của các ông không? Nơi đây đáng tin cậy lắm. Các ông không quý nhau, mà Trung Quốc là một nước có lễ nghĩa, con cháu của Hoàng Đế và Thần Nông, Đại Hán mà những người tướng lãnh và người lính Tầu hy sinh vì lý tưởng xâm lược Việt Nam lẽ nào lại là kẻ ngoại tộc?
Thế mà các triều đình nước Tầu không có ông vua nào muốn gánh vác trách nhiệm giải quyết vấn đề đó. Nay may ra có Đảng Cộng Sản Trung Quốc vĩ đại làm được việc đó chăng?
Văn hóa truyền thống 5000 năm đấy nhé. Đế quốc Mỹ chỉ có hơn hai trăm năm mà họ coi hài cốt lính Mỹ còn quý hơn cả vàng, chẳng thế mà đường xa vạn dặm, cách trở ngàn trùng, tốn bạc tỷ cũng thuê Việt Cộng tìm cho bằng được. Vậy mong tiên sinh họ Đào và Ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc nhớ giải quyết vụ hài cốt này cho đẹp lòng người chết, an lòng kẻ sống. Cũng xin quý vị lưu ý, cái vong người Tầu ở khu vực gò Đống Đa, đói rét kinh khủng, họ khổ sở không thể kể xiết…
Vì Tổ quốc của họ không một ai ngó tới! Nên trước đây các chùa Việt Nam ở Hà Nội và nhiều nơi khác hàng năm vào dịp Rằm tháng Bảy có cúng vong. Nhân đây tôi xin kể một câu chuyện xẩy ra gần 50 năm qua mà tôi luôn nghĩ tới. Đó là hồi tôi ở tù khoảng năm 1959, có sống chung với mấy vị sư, tôi có hỏi về việc cúng vong ngày Rằm tháng Bảy. Các thầy đều nói vào những ngày đó, các vong người Tầu đến đông như kiến cỏ. Tôi hỏi: Tại sao các thầy biết là vong người Tầu? Các thầy bảo: Thì họ nói toàn tiếng Tầu mà hàng ngàn vạn vong như một thân hình tiều tụy kêu khóc thảm thiết rằng: Không có ai thừa nhận họ! Không có nơi trở về sống vất vưởng ở đây nhiều thế kỷ rồi! Họ chỉ mong được đầu thai làm con chó nước Mỹ. Hỏi tại sao lại không muốn làm người Trung Quốc? Họ nói nếu được làm kiếp con chó nước Mỹ thì còn hạnh phúc gấp vạn lần làm người Trung Quốc! Sống được đối xử tử tế… chết có nghĩa trang riêng. Còn ở Trung Quốc, muôn thuở các vua chúa coi người như cỏ rác. Nhiều triều đại tắm máu nhân dân để lên ngôi thống trị, bao nhiêu cuộc xâm lăng các vị tướng “công thành” nhờ “vạn cốt khô” nhưng chết không ai ngó tới. Bây giờ chúng con chỉ còn biết trông cậy vào nhà chùa, một năm được ăn của bố thí vài lần, có năm chẳng được gì vì đông quá! Tôi hỏi các thầy có ai ở khu vực đó không?
Một vị nói: Tôi trụ trì chùa Đồng Quang, đối diện với gò Đống Đa, qua trục đường Sơn Tây, ông có nhớ không? Dạ nhớ! Sư kể: Không phải chỉ có ngày Rằm tháng 7 mới có cúng vong mà hàng năm thời Pháp thuộc cứ vào mồng 5 Tết Nguyên Đán có Hội Đống Đa là hội lớn ở Thủ Đô. Từ tinh mơ, cửa đình làng Khương Thượng đã mở rộng. Khói hương thơm ngát tỏa lan cả bầu trời. Lá cờ đại cao ngất trước sân đình chào mừng ngày hội vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cả Thủ Đô náo nức, cờ Ngũ Hành cắm la liệt quanh sân đình, các tụ điểm lịch sử như chùa Bộc, chùa Đồng Quang mà trung tâm là Gò Đống Đa, nơi cử hành quốc lễ.
Sáng rõ mặt người tất cả các đoàn rước kiệu vùng ngoại ô Hà Nội, các bô lão và các vị chức sắc trong các làng đã tề tựu đầy đủ. Chiêng trống gọi hồi gióng uy nghiêm. Sau tuần trầu nước, vừa trọn một tuần hương cuộc đại lễ bắt đầu.
Khoảng giờ Ngọ (12 giờ), đám rước thần mừng chiến thắng được diễn ra từ đình làng Khương Thượng đến Gò Đống Đa: Cờ, biểu, tàn, tán, lọng, kiệu… Đã sửa soạn xong. Quân chấp kích, Đô tùy, quan viên, người nào việc ấy, cũng đã gọn gàng trong trang phục lễ hội, chờ lệnh:
Ba hồi chín tiếng trống chiêng nổi lên báo hiệu tất cả dân làng ngoại ô Hà Nội đốt một bánh pháo như nghi thức pháo lệnh của vị thống soái.
Tiếng pháo dứt, đám rước lên đường uy nghi hùng tráng làm sống dậy hào hùng của trận tấn công mùa xuân Kỷ Dậu (1789) của Hoàng Đế Quang Trung, người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo.
Hàng vạn thanh niên, nam nữ vui vẻ hồn nhiên đua nhau bện con cùi (núm) bằng rơm thật to, nối dài mãi, rồi lấy mo cau, giấy bồi vẽ thành hình rồng lớn (con rồng lửa) múa theo nhịp sênh tiền, nhiều tốp thanh niên mặc võ phục đi quanh đám rước rồng lửa, biểu diễn côn quyền, múa kiếm… Họ dùng rơm bện núm dài tẩm dầu nổi lửa, như mở trận hỏa công uy hiếp kẻ thù. Đám lửa cháy theo đường dài và vòng tròn, tựa như con rồng đang rực lửa căm thù lao vào thiêu cháy quân giặc.
Từ đó (rồng lửa Thăng Long) trở thành biểu tượng chiến thắng của nhân dân ta, một trò lễ hội độc đáo của lễ hội chiến thắng Đống Đa.
Trước đây, nhà nước đứng ra trụ trì cuộc lễ hội. Quốc kỳ và cờ phất phới trên sân đền trên bãi, chân Gò Đống Đa. Đó là nhà nước còn các chùa Đồng Quang và các chùa ở Hà Nội, cũng cầu kinh, cầu hồn, cúng cháo thí cho cô hồn quân giặc, những kẻ chiến bại như một hành động nhân nghĩa truyền thống của dân tộc ta ông ạ!... Nhưng rồi đến thời Hồ thì chùa chiền bị dẹp! Chẳng ai cúng vong. Vả lại cũng như Trung Quốc Thời Mao, nhà nước Cộng Sản quản lý lương thực hết sức gắt gao, và chặt chẽ, đồng bào ai cũng đói. Còn sư tăng đi tù cả lấy đâu cúng vong. Giả sử Nghiêu Thuấn, đến đức Khổng Tử, Lão Tử… mà các vị đó sống trong thời Cộng Sản quản lý lương thực, chắc cũng khó lòng nhường nhau mẩu sắn, huống hồ là người dân!
Nên mong rằng các ông và dân Trung Quốc cũng cảm thông… chứ đồng bào tôi thực lòng không hẹp hòi gì. Nhân đây xin có một vài lời cùng ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc vĩ đại.
Cốt nhục, phân ly, các bậc tổ tiên, tướng lãnh Hán tộc quá cố trận vong trăm đời, ngàn đời, cùng với thân nhân quyến thuộc Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào, thủ tướng chính phủ Ôn Gia Bảo, Ngô Bang Quốc chủ tịch quốc hội. Các ông quyền thế, danh vọng tột đỉnh vinh hoa phú quý nhất nước Trung Hoa hiện nay. Phải nghĩ đến tiền nhân của các ông. Ít nhất là nên xây dựng một đài kỷ niệm ở gò Đống Đa Hà Nội. Tiếc thay Ban Lãnh Đạo Đảng Cộng Sản TQ lại không làm việc nghĩa đó, mà họ lại đi xây dựng “Nhà Hữu Nghị Việt-Trung”. Theo báo chí VN thì vào trung tuần tháng 10 năm 2007 chính phủ Trung Quốc đã cho khởi công xây dựng “Nhà Hữu Nghị Việt-Trung”, ở Từ Liêm, Hà Nội. Kinh phí lên đến 26 triệu Mỹ Kim. Đối với nhân dân VN, đây không phải là điều tốt lành trên thực tế trong tâm khảm muôn đời của người Việt là:
Ngậm mối thù truyền kiếp mấy ngàn năm
Con cháu mẹ từng nhọc nhằn u uất
(Thơ Phạm Lê Phan)
Người Trung Quốc và người Việt Nam đều biết sự thực này! Vậy tại sao họ lại đi xây Nhà Hữu Nghị?
Hay họ muốn làm đẹp lòng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, kẻ khi còn sống thường dậy các Đảng viên Cộng Sản Việt Nam: “Mối tình thắm thiết Việt-Trung, vừa là đồng chí vừa là anh em.”
Lịch sử sang trang rồi (tình đồng chí anh em) Quốc Tế Cộng Sản đã chìm vào dĩ vãng. Hồ Chí Minh cũng đã chết từ lâu! Nhưng di sản của ông để lại có nhiều cái không chịu chìm vào dĩ vãng, có cái thuộc về quá khứ (Cải Cách Ruộng Đất), có cái thuộc hiện tại, Việt Nam mất đất, mất Trường Sa và Hoàng Sa!
Có cái thuộc về tương lai, mất nước!
Trong tình cảnh như thế này, xây dựng “Nhà Hữu Nghị Việt-Trung” cho ai xem đây? Việc này đáng ngờ, họ định chặn long mạch hay yểm gì ở vùng đất thiêng này? Tổ tiên của họ, Mã Viện dựng cột đồng đề chữ “Ðồng trụ chiết, giao chỉ diệt”. Thóa mạ cả dân tộc Việt Nam, Cao Biền đã phá hủy long mạch đất Hương Cổ Pháp (ngoại thành Hà Nội). Thiền Sư Ðịnh Không biết được âm mưu của giặc, đã lấp lại như xưa… Có hàng trăm chứng tích về các cuộc xâm lấn của người Trung Hoa đối với đất nước Việt Nam nhỏ bé!
Tội của chúng:
“Trúc Nam Sơn không ghi hết chữ.
Nước Ðông hải không rửa sạch mùi”
(Cáo Bình Ngô)
Việc hồi hương 20 vạn hài cốt quân Tàu ở gò Đống ĐaTrần Nhu
(tiếp theo phần một)
Trần Nhu
Phường chó sói đeo mặt nạ thánh hiền. Dù thời đại văn minh có khác chút ít về tình tiết, về ngôn từ mà chung quy là người Tầu đồng lòng xâm lăng nước ta.
Nhà thơ Phạm Lê Phan phẫn nộ!
“Loài đỉa Hán vốn cuồng say máu Việt”
Bản thân thơ cũng là một sản phẩm của lịch sử được kết tinh lại, là người Việt Nam ai có thể tin được: “Mối tình thắm thiết Việt-Trung vừa là đồng chí vừa là anh em?” Có lẽ từ khi lập quốc cho đến nay, chỉ có Hồ Chí Minh, Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Nông Ðức Mạnh… là tin vào anh em Trung Quốc. Nhưng chẳng lẽ trong số 84 triệu dân Việt Nam có mấy ngoe ấy, mà Bắc Kinh bỏ ra tới 26 triệu dollars để xây nhà Hữu Nghị? E rằng quá lố và uổng phí! Ðúng lý ra họ nên dùng số tiền lớn này giúp Việt Nam để xây dựng một Viện Bảo Tàng… (Museum) Kỷ niệm và triển lãm cái núi xương cốt của người Tầu ở Ðống Ða, và các nơi ở nội thành Hà Nội. Ðể mỗi khi giới lãnh đạo Trung Nam Hải qua Hà Nội đến đó làm lễ mặc niệm cho hương hồn tử sĩ hay cho dân Trung Hoa đi du lịch muốn đến đây viếng tổ tiên, hương hoa thì hợp đạo lý. Thế nhưng họ lại không làm, mà đi xây nhà Hữu Nghị! Thì không hợp tình hợp lý mà việc làm Viện Bảo Tàng không mới mẻ gì, trên thế giới có hàng trăm, đủ loại. Người Do Thái xây dựng “Museum” trưng bày tội diệt chủng của Ðức Quốc Xã. Người Campuchia đã xây dựng “Museum” để cảnh tỉnh nhân loại về tội diệt chủng của Khờ Me Ðỏ, mà tác giả của nó chính là quan thầy Trung Cộng, đồng tác giả của chiến dịch Cải Cách Ruộng Ðất ở Việt Nam.
Thử phác thảo một dự án xây dựng Viện Bảo Tàng các cuộc xâm lăng của người Tầu ở Việt Nam. Với các phương thức trình bầy từng thời kỳ, thí dụ: Kỷ thuộc Tây Hán, Kỷ Trưng Nữ Vương, Kỷ thuộc Ðông Hán, Kỷ thuộc Ngô, Tần, Tống, Kỷ Tiền Lê – Lý, Kỷ Triệu Viết Vương, Kỷ Hậu Lý: Kỷ Ðinh, Lê, Lý, Trần, Kỷ thuộc Minh… Rồi tìm kiếm cái phiên bản… Trung Quốc nếu thực lòng, có thể cộng tác với UNESCO cho chương trình sẽ có nhiều trang bị và phương tiện hiện đại. Có nhân viên trình độ khoa học cao, hoặc khảo cổ học, hay các nhà nghiên cứu sưu tầm tài liệu. Nhờ khảo cổ khai quật các trận đánh quanh Thăng Long (Hà Nội).
Có thể giải thích tường tận các thế hệ xâm lăng của người Tầu, đối với Việt Nam. Ðể khắc trên những bộ xương tử trận thế kỷ thứ mấy, cùng với những chứng tích, hiện vật kim loại như đao, kiếm, mặt khác nhiều bộ sưu tập: tranh, sách, vở. Và mô hình các trận đánh như trận Chi Lăng – Xương Giang (8-10-1427), tranh vẽ hoặc điêu khắc tướng nhà Minh, giảo quyệt, dữ tợn như bọn Liễu Thăng, Lương Minh, Lũ Thôi Tụ, Hoàng Phúc chịu trói như thế nào? Nếu nỗ lực trong việc thu thập và bảo tồn các di sản xâm lăng từ khắp miền đất nước Việt Nam, quá khứ, cả hiện đại như trận Lạng Sơn (1979) đến thuyền các ngư phủ Việt Nam bị lính Trung Quốc bắn giết mấy năm qua cần được trưng bầy. Làm được như vậy sẽ giúp đỡ đắc lực cho nhiều thế hệ sinh viên, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam nghiên cứu sinh trong học tập và nghiên cứu lịch sử. Ðồng thời Viện Bảo Tàng này sẽ là một tấm gương vĩ đại, ai là người Tầu có thể nhìn vào đây mà suy ngẫm. Soi xét chuyện đời xưa và đời nay là bài học cho những kẻ xâm lăng. Mong ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản TQ hồi tâm làm một cử chỉ đạo lý với tiền nhân của họ. Cho trọn đạo làm người, trước tiên nên làm ngay Trai Đàn Chẩn Tế giải oan là một pháp hội cúng chay và cầu siêu cho những vong hồn người chết không có ai thờ tự, không có nơi nương tựa, đang sống vất vưởng, lang thang khắp mọi nẻo đường trên cạn, dưới sông ở đất nước Việt Nam, hài cốt chôn vùi bờ đầm, gò đống quanh Hà Nội, và nhiều đoạn sông Hồng, cửa Đại Bàng, sông Văn Úc, sông Cầu khắp nơi trên đất Việt nơi nào chẳng có. Riêng khu vực thủ đô Hà Nội những điểm tụ hội hài cốt người Tầu có thể kể từ đình làng Khương Thượng, Chùa Bộc, Chùa Đồng Quang là chung quanh khu vực gò Đống Đa. Nơi đây đã xẩy ra những trận đánh khốc liệt đẫm máu nhất. Cách đây hơn 200 năm (1789-2007).
Các sách sử VN ghi vào thời nhà Thanh được thiết lập ở Trung Hoa cũng như các triều đại đã rắp tâm xâm lược nước ta, nhưng chưa tìm được cớ gây hấn. Nhân cơ hội Lê Chiêu Thống kẻ đại diện triều Lê Mạt thối nát sang cầu cứu với hy vọng trở lại ngai vàng, Tôn Sĩ Nghị, Tổng Đốc Lưỡng Quảng được lệnh đem 20 vạn quân sang xâm lược nước ta.
Giặc Tầu tiến vào nước ta ngày 16-12-1788, chúng ỷ sức mạnh, đông quân tràn xuống chiếm Thăng Long. Tướng giữ thành Thăng Long là Ngô Văn Sở. Chủ trương của ông là tránh quyết chiến với giặc, tạm thời lui quân về Tam Ðiệp để bảo tồn lực lượng, kéo dài thời gian cho đại quân Nguyễn Huệ quyết định. Đó là một quyết định sáng suốt, hợp với ý đồ của chủ trương.
Ngày 20 tháng Chạp (15-1-1789) đại quân tới Tam Ðiệp, Ngô văn Sở, Ngô Thời Nhiệm ra chịu tội. Nhà Vua cười nói: “Ta biết đây là kế của các ông, lui quân để tránh thế giặc đang mạnh trong khuyến khích sĩ khí, ngoài phấn kích lòng kiêu ngạo của giặc. Kế dụ giặc vào chỗ hiểm yếu của ta, như thế là phải lắm!
Tại đây, Vua hội với Ngô Văn Sở, Ngô Thời Nhiệm, Phan Văn Lân và các Đô Đốc, khẩn trương chuẩn bị phản công, chỉnh đốn quân ngũ, cắt xếp tướng lãnh, hoặc định chiến thuật, chiến lược cụ thể. Khi mọi việc đã chuẩn bị, Vua cho mở tiệc linh đình vào ngày 29 tháng Chạp để thiết đãi tướng sĩ trong bữa tiệc vua nói: “Bữa nay ta đã ăn Tết Nguyên Đán trước. Sang Xuân ngày 7 vào Thăng Long. Sẽ mở tiệc ăn tết kiết hạ, lại nói:
“Xuân sang, một là ăn tết, hai là chịu chết. Tướng sĩ phải hết lòng cùng ta”. Ai nấy đều hớn hở vui mừng.
Nắm chắc phần thắng rồi: Hai lần ra Thăng Long, vua Quang Trung đã quan sát kỹ địa danh địa thế của Bắc Hà. Và trước khi dừng binh ở Nghệ An. Nguyễn Huệ đã mật sai quân đi do thám để nắm vững tình hình của địch. Ngày 15-1-1789 ra đến Tam Điệp. Tại đây Vua hợp quân với Ngô Văn Sở gấp chuẩn bị phản công.
Biên chế thành hai đạo quân, Đạo quân của Đô đốc Lộc vượt biển lên vùng Phượng Nhãn Lang Giang chắn đường rút lui của giặc, Đạo quân của Đô đốc Tuyết cũng theo đường biển đánh vào Hải Dương, diệt cụm quân địch đóng ở đây, và tiếp ứng cho trận công kích Thăng Long từ hướng Đông, theo kế hoạch đã định, từ vùng Biện Sơn – Tam Ðiệp. Khi khối bao vây xuất kích theo đường biển, thì đại quân có nhiệm vụ tiến công cũng bất ngờ vượt sông Gián Thủy. Đó là đêm giao thừa Tết Nguyên Đán liên tiếp ba ngày mồng 1, 2, 3, quân ta tiến công tiêu diệt mấy vạn quân Thanh và bọn Lê Chiêu Thống, như một cơn lốc suốt một giải dài từ Gián Khẩu tới Phú Xuyên. Sáng ngày 30-1 từ ngày quân ta bước vào tấn công các mục tiêu chủ yếu. Nguyễn Huệ tiến đánh Ngọc Hồi, Đô Đốc Đặng Tiến Đông, tiến công Đống Đa Vu Hồi vào thành Thăng Long. Còn Ngọc Hồi, Nguyễn Huệ công kích từ chính diện: chủ tướng Hứa Thế Hành bị giết, giặc chống giữ không nổi, phải tháo chạy về phía Đầm Mực, tại đây, đạo quân của Đô Đốc Bảo phục sẵn để tiêu diệt phần còn lại. Theo sử ghi lại trận chiến đấu diễn ra rất ác liệt, giáo mác, đao kiếm, gẫy như rơm, tên đạn bắn như mưa, kiếm đao vung lên như những tia chớp, đầu quân Tầu rụng như sung, máu đổ như suối.
Chủ soái Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt tháo chạy khỏi Thăng Long. Ngày mùa Đông ngắn ngủi ấy kết thúc. Mặt trời rực rỡ chiếu từ buổi sớm đã lặn, và nhờ có bóng tối của đêm đen mà chủ soái Tôn Sĩ Nghị đã thoát chết và không bị bắt. Mất tự chủ, họ Tôn run cầm cập, bỏ cả ấn tín, mấy ngày sau còn phải chạy trốn cực nhục, khốn đốn trên vùng rừng núi Bắc Việt, Tôn Sĩ Nghị mới thoát khỏi tay quân Tây Sơn. Năm thế kỷ trước, Hoàng Tử thoát Hoan con trai Hốt Tất Liệt Đại Hãn, có nhiều sừng cũng phải bẻ để chui vào ống đồng mới thoát khỏi quân nhà Trần.
Trở lại trận Đống đa: Đến ngày mùng 5 Tết thì mọi việc đã xong xuôi, chừng 20 vạn quân Tầu bị giết, bị bắt làm tù binh. Vua Quang Trung kéo quân vào thành Thăng Long trong không khí tưng bừng chưa từng thấy. Chiếc chiến bào của nhà vua đỏ thắm đã bị nhuộm thuốc súng thành màu đen ánh.
Vua vào thành Thăng Long trước kỳ hẹn hai ngày. Trăm họ chật đường nghênh tiếp Ngài và binh sĩ. Tiếng reo hò của nhân dân và binh sĩ vang dội một góc trời. Theo đúng lời hẹn, Vua cho tướng sĩ ăn Tết một lần nữa. Thành Thăng Long, nhân dân đua nhau mời tiệc vui mừng. Cả thủ đô cờ vàng phất phới tung bay.
Nguyễn Huệ là thiên tài quân sự, thông minh xuất chúng, có ý chí vững chắc và nghị lực không gì lay chuyển nổi. Ông hiểu rõ lịch sử, binh pháp, chiến thuật, nghệ thuật chỉ huy, vừa là vị anh hùng dân tộc, vừa là một nhà lãnh đạo quốc gia biết nhìn xa trông rộng, là một nhà ngoại giao khéo léo, và một nhà quân sự tài năng. Nguyễn Huệ biết lựa chọn những người có khả năng vào những vị trí thích hợp. Ông tạo ra một thế hệ tướng lãnh kiệt xuất, những nhà ngoại giao tài ba. Không may cho dân tộc ta, ông chết quá sớm, chứ Nguyễn Huệ còn thì Nguyễn Ánh chắc chắn cũng như Lê Chiêu Thống bỏ xác nơi quê người.
Lịch sử dẫu đã sang nhiều trang… Ngày nay, mong rằng giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc và nhân dân Trung Hoa, ai cũng còn chút lương tâm yêu thương nòi giống, và còn nhớ đến những người đã khuất trong các cuộc xâm lăng nước Việt Nam, hãy làm một cử chỉ thực tế. Bây giờ kinh tế Trung Quốc phát triển, Đảng vinh hoa, dân sung sướng chưa từng có, lại sắp đưa người lên du lịch Mặt Trăng nay mai cũng xin nhắc: (không được khạc nhổ bậy trên mặt trăng) về phương diện tâm linh thì mỗi gia đình người Tầu, nên bỏ ra chút tiền thiết lập bàn thờ cúng vong. Chỉ cần hoa, hương, nước trong, và cháo trắng. Còn về phần nhà nước, thì cần lập Đại Trai Đàn Chẩn Tế giải oan. Đây là một trong những hình thức chữa trị những thương tích nội tâm, nối kết lại tình đồng bào, đồng đảng Trung Hoa với nhau. Chắc chắn sẽ làm vơi đi những oan khuất đã chất chứa nhiều thế kỷ xâm lăng Việt Nam. Chúng tôi có thể xác quyết với quý vị rằng: Đã có hàng triệu triệu sinh linh người Tầu đang vất vưởng ở Việt Nam, và nhiều hài cốt đến nay không có ai thừa nhận. Như thế thật là tủi cho người chết quá! Đáng thương tâm quá! Các trận chiến đẫm máu đã xẩy ra, từ thời Việt Nam mới lập quốc! An Dương Vương với Triệu Đà nhà Tần (257-207 trước CN)… Chỉ kể những trận đánh lớn, năm 938 ở sông Bạch Đằng, giữa Ngô Quyền với Quân Nam Hán, trận này hàng ngàn chiến thuyền quân Hán đã bị đánh chìm, máu lính Tầu chảy loang đỏ cả dòng sông Bạch Đằng, Tướng Hoàng Thao cũng tử trận tại đây. Đến năm Tân Tỵ (981) cũng ở tại đây, đại chiến thủy bộ giữa vua Lê Đại Hành với quân nhà Tống, trận này Tầu lại thua đậm hơn trận trước, máu người Tầu cũng nhuộm đỏ cả dòng sông, và tướng Tầu là Hầu Nhân Bảo và hàng vạn thủy quân Tầu cũng chìm sâu ở sông Bạch Đằng này.
Năm Đinh Tỵ (1077) vẫn cũng Tống triều cử Quách Quỳ, Triệu Tiết đem đại binh thủy bộ sang xâm lăng. Đánh nhau với quân Đại Việt do thống soái Lý Thường Kiệt chỉ huy chỉ trong vòng 3 tháng. Binh lực của Tống triều trên 20 chục vạn cả thủy lẫn bộ đều đại bại, quân Tầu chết gần hết, phải cúi mặt xin rút quân. Triều nhà Trần, Việt Nam ba lần đại kịch chiến với Thành Cát Tư Hãn (1257-1285-1288). Như đã nói trên đa số tướng soái là người Mông Cổ, nhưng 50 vạn quân sĩ toàn người gốc Hán cũng quanh quẩn ở Thành Thăng Long. Và sông Hồng, ba lần ít nhất là 50 vạn, rồi đến thời nhà Minh, với Lê Lợi. Mười năm chinh chiến biết mấy chục vạn, rồi nhà Thanh với vua Quang Trung, trận Đống Đa Việt Nam. Xác người lính Tầu tính sao xuể!Cho nên các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cần tổ chức lễ Trai Đàn Chấn Tế giải oan là hết sức hợp tình hợp đạo lý. Điều này cũng lại rất phù hợp với truyền thống của dân Trung Hoa. Pháp hội này được chính vua Lương Võ Đế khởi xướng.
Duyên khởi như sau:
“… Về tập tục theo Hòa Thượng Đạo An, cầu siêu độ cho người chết,” vốn không phải là một tập tục của Phật Giáo, tập tục này chỉ bắt đầu ở Trung Hoa từ đời nhà Đường. Điều này có thể đúng vì theo sử chép, thì năm 738 vua Đường Huyền Tông đã ban sắc lệnh cho toàn quốc ở mỗi quận phải xây một ngôi chùa, đều đặt tên là chùa Khai Nguyên (Khai Nguyên là niên hiệu thứ nhì của vua Huyền Tông). Đó là chùa công do các quan lại địa phương trông coi, dùng làm nơi tổ chức các tiết lễ quốc gia. Cầu cho quốc thái dân an. Năm 755 An Lộc Sơn nổi loạn, kéo binh về chiếm kinh thành khiến vua Huyền Tông phải chạy vào Tứ Xuyên lánh nạn. Một năm sau thì quân triều đình dẹp yên giặc loạn trong một năm chiến tranh. Số người chết, chiến sĩ của cả hai bên và dân thường nhiều vô kể. Triều đình bèn ra chỉ dụ cho tất cả các chùa Khai Nguyên trong toàn nước Tầu, thỉnh chư vị cao tăng, đại đức thiết lễ tụng kinh cầu siêu độ cho các chiến sĩ và thường dân đã chết trong cuộc chiến. Đây rõ ràng mục đích chính của nó là chữa lành những vết thương do chiến tranh gây ra. Tuy nhiên trong nghi thức này cũng dành cho tất cả các loại cô hồn đều được triệu thỉnh về tham dự. Đồng thời an ủi các gia đình nạn nhân. Dân chúng Trung Hoa thấy triều đình làm như thế, bèn bắt chước làm theo. Từ đó lễ cầu siêu độ cho người chết trở thành một tập tục phổ biến lan sang cả các nước láng giềng như nước ta.
Theo tinh thần giáo pháp của Đức Thế Tôn, những nạn nhân của cuộc xâm lăng xấu số, tướng Tầu, lính Tầu, nhiều phen chết ở Việt Nam nên các nhà lãnh đạo Bắc Kinh và Phật Giáo Trung Hoa nên đứng ra tổ chức Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan, thì đồng bào Việt Nam sẽ đồng tâm cầu siêu cho tất cả trong tinh thần bao dung, không kỳ thị…
Với ban lãnh đạo Bắc Kinh, đây là cơ hội tốt nhất để chữa lành vết thương, đưa những niềm oan khuất này lên vùng ý thức dân tộc Đại Hán để nhận diện, để khóc thương, để cầu nguyện và chấp nhận sự thật… Chính nó là Cam Lộ Tình Thương của đạo Phật nhiệm mầu, cho các vong hồn phiêu linh và các loài quỷ đói nhiều thế kỷ được hưởng ân phước của Tổ Quốc Trung Hoa vĩ đại.
Trai đàn chay sẽ cung cấp thức ăn để phân phát cho hàng triệu triệu vong hồn tử sĩ. Chẩn là phân phát, tế là cứu giúp, tế độ những kẻ oan khiên kia ra khỏi cảnh ngộ ngặt nghèo, ngàn năm không ai đoái hoài. Các triều đại Trung Hoa làm ngơ, dân Trung Hoa phớt lờ, thành ra các vong linh lâm vào cảnh khốn cùng! Ôi! Có tin vui trong một ngàn năm tuyệt vọng!
Trai Đàn Chẩn Tế cũng là để hướng dẫn các hương linh sám hối, cho hương linh có cơ hội nghe Kinh để chuyển hóa mà vãng sinh cực lạc quốc, hoặc nếu có đầu thai làm người Trung Hoa trở lại, xin nguyện quyết không đi lính sang xâm lăng Việt Nam nữa.
Sự có mặt của ngài Tổng Bí Thư Hồ Cẩm Đào, ngài Thủ tướng, ngài Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, tới tham dự lễ trai đàn sẽ có ảnh hưởng rất lớn, một sự quan tâm của Đảng Cộng Sản Trung Quốc thực hiện, sẽ là một công lao lớn, nuôi dưỡng tinh thần quốc gia. Một đất nước Trung Hoa luôn luôn đi theo giá trị tinh thần truyền thống trong công cuộc kiến quốc vĩ đại ở cái thế kỷ 21 nầy.
Nếu quý ngài muốn tổ chức một Đại Trai Đàn Chẩn Tế giải oan cỡ quốc tế, xin lưu ý mời Đại lão Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, ngài có nhiều kinh nghiệm tổ chức trai đàn và cần mời các vị Tổng Thống Pháp, Mỹ, Nga… Coi như sứ điệp Hòa Bình của nhân loại. Xin nhất tâm phụng thỉnh Chư tôn Hòa thượng Ðạo cao Ðức trọng, kể cả Phật Giáo Việt Nam và Phật giáo Trung quốc, đứng ra lãnh trách nhiệm Cầu Siêu Bạt Độ cho chư vong linh quân lính Trung Hoa tử trận tại chiến trường Việt Nam.
(Điều nầy nên liên lạc giữa hai bên để thành lập một “Ban tổ chức” quy mô giữa Phật giáo của hai quốc gia Việt Trung để thực hiện. Lãnh đạo nhà nước Trung Hoa hiện nay phải là phần chủ động.)
Linh vị quý vị có thể được viết bằng chữ Hán, nếu muốn có thể in trên nền giấy mầu đỏ cho đúng với truyền thống Trung Hoa.
Nội dung linh vị các vị tướng Tầu và binh sĩ hữu danh vô danh, dùng chữ Hán tạm phiên âm như sau:
Phụng vị quá khứ liệt vị tướng soái Trung Hoa… Ức triệu chư vong, thuộc Tổ tiên Dân tộc của Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Chủ tịch Quốc Hội nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa…
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, ngót gần 4000 năm và hàng vạn chiến sĩ trận vong chết tại Gò Đống Đa, hàng triệu mạng chết trên Sông Bạch Đằng v.v… Hữu danh Vô vị, Hữu vị Vô danh, nhân lễ kỳ siêu bạt độ nầy mà Siêu sanh Cực Lạc quốc.
Chúng con đại diện cho dân tộc Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo hiện diện nơi đây. Nguyện xin chuyển hóa…
**********************************************************************
Nếu được như vậy nhân dân Việt Nam sẽ hết lòng giúp đỡ các ông bằng mọi khả năng sẵn có.
Cũng xin lưu ý:
* Chủ tịch Hồ Cẩm Đào muốn tìm hài cốt tổ tiên (xin liên lạc với người nổi tiếng về khoa ngoại cảm. Việt Nam hiện có nhiều nhà ngoại cảm nổi tiếng được Đảng Cộng Sản xác nhận như Nguyễn thị Phương, Vũ Thành Bát, Dương Mạnh Hùng, thiếu tướng Chu Văn Phát, họ có thể tìm những ngôi mộ cách đây mấy trăm năm, như mộ Huyền Trân Công Chúa đời Trần. Mộ tướng quân Hoàng Công Chất, từ đời chúa Trịnh cách đây gần 300 năm). Theo viện Khoa học Liên Hiệp và giới trí thức Hà Nội, thì các nhà ngoại cảm chỉ là người phiên dịch trung gian, giữa người chết và thân nhân người còn sống, mà họ đã đem đến cho hàng vạn gia đình có người thân mất tích trong các cuộc chiến tranh.
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng khi được phỏng vấn thì người cõi âm rất cần ở những tấm lòng của người thân. Và họ sợ bị người thân quên lãng.
Hàng triệu người Tầu chết trận ở Việt Nam đã bị lãng quên dễ dàng. Họ cô quạnh, hẩm hiu, nơi đất khách. Họ luôn trông chờ tình cảm của người thân nơi tổ quốc vĩ đại nghĩ về họ.
Sáng ngày 2-4-2007, phái đoàn 7 nhà ngoại cảm cùng đi dự Lễ Trai Đàn Chẩn Tế Bình Đẳng giải oan, do HT Nhất Hạnh tại Quốc Tự Diệu Đế, THPG Thừa Thiên, Huế – Chiều ngày 3-4-2007 có Đại Chẩn Tế tâm linh cô hồn, họ đã phải bật khóc khi trông thấy nhiều hương linh lũ lượt vào tranh nhau ăn mày công đức nơi cửa Phậ!
* Còn chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung quốc muốn khai quật khu gò Đống Đa để đem hài cốt người Tầu hồi hương – giá nhân công rất rẻ. Xin liên lạc Bộ Lao Động, Bộ Thương Binh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
(Trích dẫn một chương trong sách “Thăng Long Xưa – Hà Nội Nay” sắp xuất bản)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét