20/1/11

Bàn tay Trung Quốc trong những cuộc đàn áp tại Việt Nam

Shawn W. Crispin

Bàn tay Trung Quốc trong những cuộc đàn áp tại Việt Nam


Đàn áp những cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam là chỉ dấu của những tranh chấp phe phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam trước Đại hội Đảng (lần thứ 11) đã gây sự chú ý quan trọng đến liên hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc và Tổng cục 2 (TC 2), một bộ phận bán tự trị nhiều tai tiếng, cơ quan tình báo đơn vị có nhiệm vụ giám sát với các mối đe dọa an ninh quốc gia của nhà nước CS Hà Nội.

Chính quyền Việt Nam, trong những tuần đầu tháng 9, 2009 đã bắt và giam giữ một số các nhà báo và blogger viết bài chỉ trích Trung Quốc, kể cả các bài viết liên quan đến đầu tư của Bắc Kinh trong một liên doanh khai thác mỏ bauxite ở khu vực địa lý chiến lược Tây nguyên và về những tranh cãi về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong biển vùng biển Đông.

Các cuộc đàn áp của chính quyền với những người hoạt động dân chủ nhằm ngăn cản việc đánh động tinh thần dân tộc Việt Nam để đối phó với Trung Quốc, láng giềng phương Bắc thường là kẻ thù trong lịch sử. Khuynh hướng đàn áp người dân để bảo vệ hình tượng của Trung Quốc đã bắt đầu ngay sau Diễn đàn Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương tổ chức cuộc họp tại Hà Nội vào năm 2007, nơi các nhà lãnh đạo thế giới tập hợp và khen ngợi việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới trước năm đó.




Nhà nước CSVN đã bỏ tù blogger Điếu Cày cuối năm trước bằng bản án trốn thuế nguỵ tạo sau khi Điếu Cày tổ chức biểu tình trực tuyến chống lại cuộc rước đuốc Olympic qua Việt Nam trước Thế vận hội Bắc Kinh. Trong cuộc đàn áp gần đây hơn, nhà báo Phạm Đoan Trang đã bị bắt giữ và thẩm vấn về những bài viết của mình về vụ tranh chấp lãnh thổ Trung Quốc-Việt Nam; cổng truy cập trực tuyến vào các bài viết của Đoan Trang đã bị khoá ngay sau vụ bắt giữ và khảo cung.

Mạng lưới những Phóng viên Tự do lưu vongViệt Nam cho rằng Trang đã lọt vào tầm nhắm vì cô cảnh báo cho báo giới về một cố vấn chính phủ Trung Quốc đã làm áp lực với đối tác Việt Nam để “kỷ luật” báo giới và các blog đã phê bình Trung Quốc. Các blogger khác đã bị giam giữ và thẩm vấn chỉ vì đưa hình ảnh của mình mặc áo thun tuyên bố Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam lên mạng Internet.

Có những giả thuyết tranh luận về việc tại sao chính quyền Việt Nam đã hăng hái bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc. Một nhà phân tích rủi ro chính trị, tin rằng Việt Nam gần như đã phá sản đầu năm nay (2009) giữa cơn lốc khủng hoảng thanh khoản (liquidity crisis) vì dự trữ ngoại tệ thấp đến mực hiểm nghèo; và trong cơn tuyệt vọng đó Việt Nam đã quay sang anh láng giềng Trung Quốc “lắm của tiêu của để” xin được bí mật giải cứu về mặt tài chính. Đổi lại, trên lý thuyết, Trung Quốc đã được ưu đãi trong dự án khai thác quy mô mỏ beauxit ở Tây nguyên.

Những nhà phân tích khác cho rằng đây chẳng qua là phản ảnh những tranh chấp nội bộ Đảng Cộng sản giữa phe bảo thủ và nhóm đổi mới trước Đại hội Đảng lần thứ 11, nơi những vai trò then chốt cũng như việc định hướng chính sách sẽ được quyết định vào đầu năm 2011. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được xem là đứng đầu nhóm đổi mới cổ xuý kinh tế tự do đã gây phản cảm với một số phần tử bảo thủ, những người đang tận dụng các quan hệ của họ với Trung Quốc để xác định lợi thế chính trị.

Một số tin rằng Dũng có thể sẽ bị phe bảo thủ (tìm cách) bỏ ra ngoài lề trước kỳ Đại hội Đảng sắp tới, một phần do sự cải cách thị trường quá trớn (chịu ảnh hưởng của Mỹ) và để cho đất nước rơi vào nguy hiểm trong cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu gần đây, phần khác do phong cách cá nhân lãnh đạo (của Dũng) không theo truyền thống của Đảng, là theo những quyết định chung (vô danh) của ủy ban.

Nhưng với các cuộc tranh cãi ý thức hệ về hướng tư bản của đất nước phần lớn được giải quyết, cạnh tranh trong Đảng bây giờ là để tranh giành quyền lực và lợi nhuận. Và những cuộc tranh cãi xa dần với ý thức hệ, một số nhà phân tích nhận định, đã đem cuộc tranh giành ảnh hưởng trong khu vực giữa Trung Quốc và Mỹ vào cuộc đấm đá giữa các phe nhóm trong Đảng Cộng sản Việt Nam.


Quan hệ phức tạp

Việt Nam đã có quan hệ phức tạp với nước láng giềng Trung Quốc, phức tạp vì những ký ức về cuộc chiến tranh biên giới ngắn nhưng đẫm máu giữa hai bên vào năm 1979 vẫn còn sắc nét. Gần đây Việt Nam đã bắt chước mẫu mực cải cách từ mô hình của Bắc Kinh, trộn chủ nghĩa tự do kinh tế với độc tài chính trị: tăng trưởng kinh tế là chính sách ưu tiên và đồng thời nghiêm cấm những hoạt động bất đồng chính kiến, kể cả trong các phương tiện truyền thông.

Những người hoạt động dân chủ cho rằng Trung Quốc, gần đây đã mở rộng lợi ích thương mại đáng kể tại Việt Nam, đã có một vai trò nhất định trong việc đàn áp chính thức với những khuynh hướng chống Trung Quốc. Họ lên án vai trò của bộ phận tình báo của Tổng cục 2, được nâng cấp với hỗ trợ kỹ thuật của Trung Quốc trong những năm 1990 để theo dõi , truy tầm những hoạt động đe dọa nội bộ, “xem như” nguy hại đến an ninh quốc gia.

Người ta tin rằng TC 2 đã tiến hành những hoạt động gián điệp trong nước ‒ với cả các thành viên cao cấp của Đảng Cộng sản ‒ và đã là nhân tố chính trong các cuộc đàn áp tôn giáo và những người hoạt động dân chủ trước đây. Có nhiều người trong giới quan sát Việt Nam cho rằng cho rằng Trung Quốc đã giúp TC 2 cải tiến công nghệ thông tin mới để theo giõi hoạt động trên mạng Internet của người dân.




Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh từ lâu đã là lãnh tụ của TC 2, một số nhà phê bình cho rằng Vịnh coi đây (TC 2) như thái ấp của riêng mình. Điều đó không khác gì cách hoạt động của Vũ Chính, tức Đặng Văn Trung, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục 2, một tướng VC thân Trung Quốc thời chiến tranh lạnh giữa Moscow và Beijing. Vũ Chính là bố vợ của Nguyễn Chí Vịnh.

Vịnh là một thành viên chủ chốt của phe theo Trung Quốc trong nhóm bảo thủ dẫn đầu là Tô Huy Rứa, một thành viên Bộ Chính trị mới lên cấp và Bí thư Trung ương Đảng, và Phạm Quang Nghị, cũng là một thành viên bộ chính trị và cựu Bộ trưởng Thông tin và Văn hóa. Rứa đứng đầu Uỷ ban Trung ương gần đây đã đổi tên thành Ban Tuyên giáo Trung ương và làm việc về các vấn đề ý thức hệ rất chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Carlyle Thayer, một chuyên gia Việt Nam tại Viện Quốc phòng Úc, dự báo chính xác trong một phân tích hồi Tháng Giêng 2008 rằng “Rứa càng lên cao (trong bộ chính trị) có nghĩa Việt Nam sẽ trở lại cuộc trói buộc ý thức hệ trong tầng lớp trí thức, gồm các học giả, nhà báo và khối thanh niên hiểu biết về máy tính. “Rứa được tin là người có tham vọng, mặc dù theo quy ước (Đảng) đã dùng trong quá khứ, Rứa còn quá trẻ ‒ để trở thành Tổng Bí thư sau khi Nông Đức Mạnh về hưu vào năm 2011.

Một số quan sát viên Việt Nam ước tính rằng Vịnh, tướng ba sao sắp được thăng cấp Đại tướng, có thể qua vận động với phe nhóm để vào Ban Chấp hành Trung ương (160-thành viên, khoá X) và ngay cả có thể được ghế Bộ trưởng Quốc phòng trong Đại hội Đảng lần tới khi nhóm bảo thủ đang ra sức nắm quyền kiểm soát. Năm 2006, Vịnh đã không được chọn vào Ban Chấp hành Trung ương với số phiếu khít khao; Một số quan sát viên cho đó là một khiển trách nhẹ với phe theo Trung Quốc của Nguyễn Chí Vịnh trong lúc phe đổi mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đi lên.




TC 2, trong quá khứ đã khuấy quậy tranh cãi nội bộ gồm cả những phát hiện đã được phổ biến vào năm 2001 rằng các đơn vị tình báo đã nghe lén đường dây điện thoại của một số cán bộ cao cấp của Đảng. Một số quan sát viên chính trị tự hỏi, với quá khứ như thế, đến nay TC2 đã thu tập xong hồ sơ về Dũng và phe tiến bộ bị cáo buộc tham nhũng trước Đại hội 11 để làm đòn bẩy đề bạt thành viên của phe thân Trung Quốc.

Những cáo buộc Nguyễn Tấn Dũng đã nhận hối lộ từ những cuộc đấu thầu trong dự án liên doanh khai thác mỏ beauxite với Trung Quốc đã đăng tràn lan trên Internet nhưng chưa được xác nhận. Phê bình khác trên mạng internet cho rằng khả năng có xung đột quyền lợi tại Văn phòng Thủ tướng trong việc quản lý “cổ phần hoá” doanh nghiệp nhà nước và công ty tư nhân vốn cổ phần ‒chuyên về những hoạt động cổ phần hoá ‒ của con gái và con rể của Nguyễn Tấn Dũng.


Căn cứ quyền lực bí mật

Theo tài liệu nghiên cứu do giáo sư Thayer biên soạn, trong quá khứ TC 2 đã dùng nhiều thủ đoạn chính trị, bất chấp những nỗ lực đã có để đưa cơ quan này vào vị trí trung lập. Cựu Tổng Bí thư Đảng cộng sản Lê Khả Phiêu đã dùng các hồ sơ do một đơn vị tình báo “nghe lén” gọi là A-10 thuộc TC 2 để gây ảnh hưởng cho phe nhóm của ông vào đêm trước Đại hội Đảng lần 9,.

Những tố cáo cho rằng tình báo quân đội đã sử dụng TC 2 can thiệp vào chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và thao túng những phe phái trong Đảng cho mục đích riêng đã phát sinh trong năm 2004 khi hai Tướng về hưu, Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Nam Khánh, yêu cầu có một cuộc điều tra về các tổ công tác bí mật. Khánh sau đó buộc tội cơ quan tình báo quân đội đã “vu cáo, đe dọa, tra tấn, và ám sát chính trị” bằng dẫn trích cụ thể từ một bản tin mật của TC 2. vẫn theo nghiên cứu của Thayer.

TC 2 cũng được xem chính là nguồn rò rỉ một tài liệu nêu tên một số lãnh đạo Đảng Cộng sản, trước đây và hiện nay, bị cáo buộc đã làm việc với và ăn lương của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Nổi tiếng nhất là scandal T-4, những cáo buộc này đã gây sóng gió trong kỳ Đại hội Đảng lần thứ 10. Theo tài liệu của TC 2 thì cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Tướng Võ Nguyên Giáp, trong số những người khác, là cộng tác viên của CIA.



iáp đã mạnh mẽ bác bỏ những cáo buộc (“nội gián cho CIA”) và vào tháng Sáu, 2004 đã kháng cáo đến Bộ Chính trị, Ủy ban Trung ương và Ban Bí thư yêu cầu mở lại một cuộc điều tra đặc biệt về mối quan hệ giữa TC 2 và Trung Quốc. Lãnh đạo Đảng CSVN đã trì hoãn nhiều lần không điều tra về hoạt động của TC 2, vì lo ngại những phát hiện có thể châm mồi gây bất ổn định và xung đột bên trong Đảng (CSVN), bề nổi là một đảng thống nhất.

Mặc dù đã có những biện pháp nhằm đặt cơ quan tình báo quân đội dưới sự kiểm soát của lập pháp và Chủ tịch Nước, trong đó một điều luật năm 2004 đã nêu rõ các nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan tình báo quân đội, nhiều người quan sát ở Việt Nam tin rằng TC 2 vẫn hoạt động theo Vịnh và dưới ảnh hưởng của phe thân Trung Quốc.

Trong tình hình của cuộc cạnh tranh với Mỹ về ảnh hưởng trong khu vực, một số nhà phân tích tin rằng Trung Quốc có quan tâm chiến lược trong việc gây tranh chấp phe phái trong Đảng CSVN. Phân tích đó được xác định bằng mối lo của Bắc Kinh nếu tập đoàn lãnh đạo Đảng CSVN thống nhất và ổn định có thể đi đến việc xây dựng một liên minh chiến lược với Washington. Liên minh này có khả năng sẽ cho phép các lực lượng quân đội Mỹ vào vịnh Cam Ranh của Việt Nam.

Ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản (Việt Nam) hiện nay một cách tỉ mỉ và rõ rệt cân bằng hoạt động ngoại giao của Việt Nam giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ví dụ, khi một tàu hải quân Mỹ được lên kế hoạch đến thăm một cảng Việt, Việt Nam lập tức rmời Trung Quốc đưa tàu vào cảng. Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự kiến đến thăm Washington vào cuối năm, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nông Đức Mạnh đi Trung Quốc cho một chuyến thăm hữu nghị 1 tháng trước đó.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak lên tiếng mối quan tâm của Washington về các vụ bắt giữ gần đây và cuộc đàn áp giới truyền thông, mà ông gọi là một cố gắng “tội ác hoá tự do ngôn luận” nhưng không cho ý kiến thêm về góc cạnh thân Trung Quốc của những cuộc đan áp. Trong khi đó, 16 Dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ đồng thanh kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do các blogger bị bỏ tù và tôn trọng quyền tự do Internet.

Tuy vậy, với sức mạnh kinh tế đang lên của Trung Quốc, kể cả vai trò như một nhóm đầu tư ra nước ngoài và tiềm năng là người cho vay cứu nạn cho Việt Nam, và với sự hỗ trợ phe nhóm ngày càng quyết đoán bên trong Đảng Cộng sản Hà Nội, những biểu hiện chống Trung Quốc trong tương lai của nhóm bất đồng chính kiến ở Việt Nam có thể sẽ được đáp ứng với một phản ứng tương tự, không khoan nhượng và phù Bắc Kinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét