28/9/10

ĐỨNG NGUYÊN MỘT CHỖ, LÙI THÊM MỘT ĐỜI

Phạm Trần
3 Dự thảo Văn kiện của đảng Cộng sản Việt Nam  đem ra thảo luận tại  Đại hội XI tòan quốc vào tháng 1 năm 2011 đã được phổ biến ngày 15/9 (2010) để lấy ý kiến cán bộ, đảng viên và tòan dân,nhưng đảng đã đạp lên những điều viết  chưa ráo mực mang danh nghĩa “dân chủ xã hội”.
Để chứng minh cho việc làm giấu đầu hở đuôi, dân chủ trá hình này, mọi người hãy đọc  trong Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011): “ Nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.”
Đảng cũng hứa trong Báo cáo Chính trị : “ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, công chức thật sự là công bộc của nhân dân. Nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân. Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp. Thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành động vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ để gây rối; chống tập trung quan liêu, khắc phục dân chủ hình thức. Quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết.

Vậy mà vào ngày 10/9/2010, khi ban hành văn bản (số 112-HD/BTGTW) hướng dẫn việc công bố và lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, cán bộ, đảng viên và nhân dân vào các dự thảo văn kiện Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng,  Ban Tuyên giáo Trung ương đã ra lệnh cho tòan hệ thống đảng phải thi hành những việc như sau :
-“Việc đăng, phát trên phương tiện thông tin đại chúng các ý kiến góp ý cần có sự chọn lọc, thận trọng, đảm bảo phát huy được trí tuệ, dân chủ của nhân dân, không để những phần tử xấu lợi dụng diễn đàn công kích, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.
-“ Đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, kết hợp đấu tranh trực diện với việc tuyên truyền khẳng định những thành tựu của đất nước.
- “Không đăng và phát trên các phương tiện thông tin đại chúng những ý kiến phản bác chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về học thuyết Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về vai trò lãnh đạo của Đảng; những vấn đề cần giữ bí mật về quốc phòng, an ninh đối ngoại, những ý kiến đả kích cá nhân hoặc tổ chức đảng cơ quan nhà nước.

Chỉ thị này do Nguyễn Bắc Son, Phó Trương Ban Tuyến giáo Trung ương ký tên còn ra lệnh :
- “Bộ Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương mở các chuyên trang chuyên mục, chuyên đề đặc biệt tuyên truyền các dự thảo văn kiện. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm soát việc đăng, phát và tổng hợp ý kiến góp ý cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chỉ đạo đấu tranh chống các luận điệu sai trái, tiêu cực xuyên tạc các dự thảo văn kiện trên diễn đàn thông tin đại chúng.
- Ban Tuyên giáo tham mưu cho cấp uỷ nội dung thảo luận tại đại hội cơ sở; chỉ đạo công cụ thông tin của ngành, lĩnh vực tuyên truyền nội dung văn kiện, biên tập tài liệu hướng dẫn đoàn viên, hội viên tìm hiểu, nghiên cứu văn kiện; theo dõi tình hình tư tưởng, dư luận về các vấn đề của văn kiện trong đối tượng phụ trách.
- Các Ban Tuyên giáo địa phương phải : “Theo dõi các sinh hoạt chính trị, nắm tình hình tư tưởng, dư luận cán bộ, đảng viên, nhân dân xung quanh các dự thảo văn kiện. Tham mưu cho cấp uỷ công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng trong nội bộ và chỉ đạo đấu tranh đối với các thế lực thù địch.
Như vậy thì dân chủ ở lỗ nào chui lên trong chế độ độc tài, đảng trị và  tự biên tự diễn  là “nhà nước pháp quyền” ?
TÊ LIỆT NÃO TRẠNG
Trong nội dung tất cả 3 Văn kiện, chỗ nào đảng CSVN cũng dành quyền làm chủ của dân để cai trị  mà cứ hô lên  là  nhân dân muốn mình làm như  vậy nên Cương lĩnh đã tự ý hợp thức hóa vai trò lãnh đạo  cho  đảng tự thỏa mãn : “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo và góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, bản lĩnh chính trị và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra.

Cho đến Thế kỷ XXI,  sau khi nhân dân Nga đã vứt Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thùng rác được 18 năm  mà Đảng CSVN vẫn còn thương vay khóc mướn  rằng: “  Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là một tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới” thì có lẽ cái đảng này còn bảo hòang hơn cả các vua chúa thời Nga hoàng.

Vì vậy mà không ai  ngạc nhiên khi thấy đảng CSVN tìm mọi cách để trù yểu  Chủ nghĩa Tư Bản như họ viết trong Cương lĩnh rằng : “ Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.

Ảo tưởng hão huyền như thế vì những người sọan ra Cương lĩnh vẫn chưa hiểu, hay cố tình che tai trước  lời tuyên bố chân thành mới đây của Lãnh tụ Nhà nước Cuba, Fidel Castro với Nhà báo Jeffrey Goldberg của Tạp chí The Atlantic. Trong một cuộc phỏng vấn cho số Báo tháng 10 (2010),  Fidel Castro đã nói : ““Mô hình Cuba không còn hoạt động được nữa”, khi được hỏi : “Liệu hệ thống kinh tế của Cuba có còn đáng để xuất cảng ra nước ngoài hay không?”
Cuba là một trong số 4 nước Cộng sản còn lại sau khi các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu và khối Liên bang Sô Viết tan rã từ 1989 đên 1992.  Ba kia là Trung Hoa, Việt Nam và Bắc Triều Tiên.
Có thể người CSVN cãi cối rằng kinh tế Việt Nam khác với kinh tế Cuba, nhưng nền kinh tế được gọi là “thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” vẫn do Nhà nước nắm vai “qủan lý”, “chủ đạo” của Việt Nam là chủ trương dành đặc quyền, đặc lợi cho các doanh nghiệp nhà nước để cho đảng, nhất là những kẻ có chức, có quyền tự do thao túng, làm giầu trên sức lao động bằng mồ hôi và nước mắt của người dân.
Bằng chứng nhãn tiền đã xẩy ra với Tổng Công ty tầu thủy Vinashin bị phá sản với khỏan nợ khổng lồ 86,000 tỷ đồng trên tổng số vốn 90,000 tỷ đồng.
Người có trách nhiệm lớn nhất trong vụ này là Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng vì Dũng chủ trương và ủng hộ thành lập các tập đòan kinh tế lớn. Chính phủ đã ngửa tay đi vay tiền nước ngòai 750 triệu dollars trao cho Vinashin đầu tư để bây giờ tiêu tan mà vẫn không có ai bị cách chức mà lại để cho  dân gánh chịu thì chỉ có ở Việt Nam trong thời Cộng sản bao che mới có chuyện thổ tả này !
Điểm tối dạ thư hai là Cương lĩnh bổ sung vẫn giữ nguyên quan điểm tăm tối của Cương lĩnh năm 1991 khi viết rằng : “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.

Căn cứ vào đâu để đảng CSVN ăn nói bừa bãi như thế ?  Nếu nhân lọai muốn bỏ chủ nghĩa Tư bản để  theo Chủ nghĩa Xã hội thì nhân dân các nước Cộng sản Đông Âu và khối Liên Xô cũ đã không đứng lên xóa bỏ chế độ lạc hậu của nước họ.
Vậy mà trong  Cương lĩnh năm 2011 , đảng CSVN vẫn tiếp tục chũi đầu xuống cát để kiên định thứ Chủ nghĩa đã bị nhân dân Nga, thành trì của Chủ nghĩa Mác-Lênin, vứt vào sọt rác từ năm 1992.
QÚA ĐỘ MỆT NGHỈ
Đảng viết trong Cương lĩnh : “ Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ.”
Họ còn nói viển vông: “Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh.
Từ nay đến khoảng giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Một nửa thế kỷ là 50 năm, nhưng bây giờ mới qua 10  năm mà đất nước vẫn trì trệ đứng nguyên sau 24 năm đổi mới thì đến bao giờ người dân Việt Nam mới thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm ?
Nhưng cứ gỉa thử  như đảng CSVN sẽ đưa Việt Nam tiến lên  một nước “công nghiệp hiện đại” thì còn các yếu tố tối cần khác như “dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ” thì 40 năm sau chắc gì đã có  ?
Vậy đảng còn bắt dân phải “qúa độ” đến bao nhiêu năm nữa, hay chính đảng cũng ngu ngơ mù mịt như người rừng về thành phố ?
Đảng CSVN cũng vẽ ra cái xã hội lý tưởng phải đạt tới là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ”, nhưng đến bao giờ xã hội lý tưởng này mới có , hay sẽ muôn đời không tìm thấy đâu nếu đảng CSVN vẫn cai trị đất nước như hiện nay ?
Vì vậy người dân trong nước đã muốn đảng  cho họ biết phải “qúa độ” đến bao giờ ? Nhiều đảng viên cũng muốn đảng cho họ biết “dứt khóat tư tưởng” một lần cho xong, chứ cứ ỡm ờ mãi thì không chừng sẽ chết cả lũ !
Nhưng đảng thì dường như họ đã mất đi qúa nhiều thính giác và thị giác nên cứ khư khư quan điểm  : “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là di sản tư tưởng và lý luận vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.”

Thật tội nghiệp cho  hai giai cấp công nhân và lao động  là những người  đã hy sinh nhiều nhất nhưng lại tiếp tục chịu nhiều thiệt thòi hơn mọi người trong xã hội bây giờ.  Lớp người cùng đinh này những tưởng những mất mát của họ trong 30 năm chiến tranh sẽ được Đảng đền bù khi có hòa bình, nào ngờ sau 35 năm im tiếng súng họ còn  bị đảng quay lưng phản bội và tiếp tục cho ăn bánh vẽ  là  “đại biểu trung thành” của mình !
Vậy mà, trong Cương lĩnh mới, đảng vẫn không biết ngượng để tiếp tục lý luận áp chế  và  tiếm quyền làm chủ đất nước theo lối cả vú lấp miệng em rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.”
Đảng còn hưá : “ Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, bảo đảm đầy đủ dân chủ và kỷ luật trong sinh hoạt Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè phái. Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân.”

Lậy Trời, lậy Phật nếu đảng CSVN đã làm được những việc như họ viết trong Cương lĩnh từ 20 năm qua, kể từ khi Cương lĩnh 1991 ra đời, thì quốc nạn tham nhũng, lãng phí tiền mồ hôi nước mắt của dân đâu có còn cao hơn núi như hiện nay.  Nạn mua quan, bán tước , mua bán bằng gỉa, suy thóai  đạo đức, phẩm chất trong hàng ngũ cán bộ đảng viên cũng đã biến mất từ lâu rồi chứ đâu có thể bám trụ mãi như đảng đã thừa nhận trong Báo cáo Chính trị ?
Hơn nữa, nếu quyền làm chủ đất nước và  quyền giám sát của người dân được đảng chấp hành như các văn kiện đảng viết thì đảng CSVN cũng đã biến mất từ khuya rồi chứ đâu còn tồn tại để tiêp tục đè đầu, bóp cổ dân đen như bây giờ ?
Thế mới biết câu nói :“đừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm” của Cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn có nhiều ý nghĩa, nhất là đối với hòan cảnh của đất nước trong lúc đảng CSVN chuẩn bị tổ chức Đại hội đảng lần thứ 11 vào tháng 1 năm 2011.
Vì vậy nội dung của  3 Văn kiện:  Cương lĩnh  xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng” và “ Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020” đã phản ảnh một não trạng xơ cứng, giáo điều, bảo thủ và tê liệt của một cơ thể  hết máu không còn cử động được nữa.
Chúng chỉ là những thây ma không hồn đang níu chân dân tộc đứng lại để lùi thêm một đời . -/-

GÓP Ý VỚI ĐẢNG: HÃY GIẢI TÁN QUỐC HỘI!

Chuyện sửa đổi Hiến pháp đã khuấy động dư luận từ nhiều năm nay. Nhiều ý kiến đóng góp của nhiều nhân vật quan trọng, nhiều quan chức cao cấp, nhiều đầu óc thông tuệ … không thiếu tâm huyết và chắc cũng mất không ít thời gian, công sức. Từ Trung tướng Ủy viên Bộ chính trị Đồng Sĩ Nguyên, tới nguyên Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An, từ cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, TS Tường Duy Kiên ,Trung tâm Nhân quyền – Học viện Chính trị quốc gia, GS Đào Trí Úc ,ĐH Quốc gia Hà Nội, PGS Đinh Ngọc Vượng ,Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam tới… Báo chí cũng đăng rất nhiều ý kiến của công dân đủ mọi thành phần, lứa tuổi, đủ mọi trình độ. Tuần báo Vietnamnet có thể đã tập hợp được hàng nghìn chất vấn và kiến nghị.
Nói chung, sửa và sửa một cách triệt để Hiến Pháp là một nguyện vọng vừa nung nấu, vừa cháy bỏng. Vì nó chứa đựng hy vọng đổi đời. Đời của một dân tộc trong đó có đời của mỗi công dân. Và đặc biệt là hy vọng không bị liệt vào những kẻ khác người, có thể đi lẫn với xung quanh mà không xấu hổ, không bị coi là lập dị. Phải đảm bảo quyền tự do, tự quyết, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật những hành vi cá nhân của mình. Phải đảm bảo quyền dân chủ trực tiếp, quyền phúc quyết hiến pháp của dân, quyền quyết định vận mệnh của Chính phủ, của chế độ.v.v..
Nhưng chuyện chẳng đi đến đâu cả, và sẽ chẳng đi đến đâu hết.
Tại sao? Ai cũng biết, nhưng không ai dám nói ra. Đó là sự hèn đớn, suy sụp của tinh hoa dân tộc, sản phẩm của một khủng hoảng đức tin và đạo đức, sinh ra từ một hệ tư tưởng và một hệ thống giáo dục tội lỗi.
Ông Nguyễn Đình Lộc nguyên Bộ Trưởng Tư pháp thắc mắc: “Vì sao chỉ trong 46 năm từ 1946 đến 1992 mà ta có đến 4 hiến pháp – không kể những lần sửa đổi? Nước Mỹ 200 năm qua chỉ có một Hiến pháp. Hiến pháp 1980 dự định là Hiến pháp của cả thời kỳ quá độ, nhưng chưa kịp thi hành đã bị thay thế bằng Hiến pháp 1992, rồi 2001 lại sửa, giờ lại sửa tiếp. Không lẽ việc sửa đổi Hiến pháp đã trở thành truyền thống?”.
Không có gì khó hiểu. Và chính ông cũng biết. Hiến pháp phải thay đổi vì Cương lĩnh chính trị của đảng thay đổi. Bởi vì, Hiến pháp chỉ là công cụ để thể chế hóa, luật pháp hóa quyền lực của đảng. Nhận thức của đảng thay đổi, lợi ích của Đảng thay đổi, nghĩa là Cương lĩnh của Đảng thay đổi thì đương nhiên Hiến Pháp phải thay đổi. Thậm chí, chỉ cần tương quan sức mạnh trong nội bộ đảng thay đổi, thì vũ khí hay công cụ quyền lực phải thay đổi tương ứng . Hiến Pháp trước hết phải bảo vệ Đảng, tức là bảo vệ sự tồn tại của Đảng, bảo vệ quyền và lợi ích của Đảng. Và vì vậy, khi đảng cần nó có hình thù như thế nào, nó phải biến đổi để có hình dạng như vậy. Còn nó có hợp lòng dân, hợp với thời đại hay không, thì tùy cơ ứng biến. “Trình độ dân trí của ta còn thấp “, nói thế nào chả được, thế nào dân chả nghe.
Nhưng cái xảo trá lập lờ của những người soạn thảo Cương lĩnh( lần này là Nguyễn Phú Trọng và Tô Huy Rứa) là lúc nào cũng núp dưới danh nghĩa “trung thành với lý tưởng XHCN “, nhằm tìm kiếm lá chắn của chính nghĩa. Chính vì vậy mà dự thảo sửa đổi đầy rẫy những “xã hội chủ nghĩa ” : “quá độ xã hội chủ nghĩa “, “kinh tế thị trường định hướng xã hôị chủ nghĩa “, nhà nước “pháp quyền xã hội chủ nghĩa “, “dân chủ tập trung “xã hội chủ nghĩa, nhân quyền xã hội chủ nghĩa … và phải hiểu rằng, chữ xã hội chủ nghĩa ở đây có nghĩa là “sự giám sát và điều khiển của Đảng “. Kinh tế thị trường do đảng chỉ đạo, nhà nước pháp quyền do đảng điều khiển, dân chủ tập trung do đảng quyết định, nhân quyền nhưng phải được đảng chấp thuận.
Và muốn sửa Hiến pháp phải có chỉ đạo của Đảng. Không phải dân muốn sửa là sửa.
Từ tháng 10/2007, ông Uông Chu Lưu, phó chủ tịch Quốc hội đã nói : “… phải tổ chức việc nghiên cứu, tổng kết việc thực hiện các chế định của Hiến pháp, làm cơ sở cho việc thực hiện một số chủ trương, đường lối, chính sách đã đề ra trong nghị quyết của Đảng”.
… việc sửa đổi hiến pháp “cần chờ ĐH Đảng toàn quốc để sửa đổi cương lĩnh, trên cơ sở đó, đặt vấn đề sửa đổi Hiến pháp thì sẽ đáp ứng được nhiều yêu cầu hơn. “Bây giờ nếu chúng ta sửa Hiến pháp, rồi sau khi Đảng sửa cương lĩnh, lại đặt vấn đề sửa Hiến pháp nữa thì rất phức tạp”.
Theo ông Nguyễn văn thuận, chủ nhiệm UB Pháp luật: “Kinh nghiệm chúng ta có, cách làm cũng có, chỉ vướng ở chỗ chủ trương sửa đổi Hiến pháp là của Ban chấp hành TW, cho nên nếu đưa ngay ra QH lần này thì không ổn vì TW chưa cho chủ trương, nhưng phải có cách nào đó để báo cáo trình vào thời điểm thích hợp để có thể sau đợt này sẽ báo cáo Bộ Chính trị”.
Quốc hội họp ngày 17/06/2010 nói: “Việc sửa đổi Hiến Pháp phải tiến hành trên cơ sở cập nhật cương lĩnh chính trị, chiến lược phát triển KT-XH 2011 – 2020 mà ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XI sẽ thông qua”.
Rõ ràng là chẳng có gì mà không hiểu! “…các chế định của Hiến pháp” chỉ để “làm cơ sở để thực hiện đường lối, chính sách đã đề ra trong nghị quyết của Đảng”. Phải chờ đảng cho phép. Phải chờ đảng ra luật Mẹ trước. Hiến pháp không phải là Đạo luật gốc của mọi đạo luật, không phải là khung của hệ thống pháp lý, không phải là Luật mẹ của các luật con. Không phải Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất. Bên trên Hiến pháp là Cương lĩnh của Đảng cộng sản. Bên trên Quốc hội là Bộ Chính trị. Hiến pháp nằm bên dưới và bên trong cái cũi Cương lĩnh. Hiến pháp bị Cương lĩnh giam hãm. Quốc hội bị cầm tù hay chỉ là một con rối .
Sửa cái gì và sửa như thế nào, không phải là quyền và là việc của dân. Nếu cứ gọi là Quốc hội là Dân, Đại diện cho Dân, là của Dân, đáng lẽ là cơ quan cao nhất quyết định mọi chuyện hệ trọng nhất của đất nước, thì lại phải “trình”, phải “xin chỉ đạo của Bộ chính trị”.
Chuyện tày đình, chuyện quan hệ tới vận mệnh và phát triển đất nước như “nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê”, như “phát triển theo con đường tiến tới xã hội chủ nghĩa ” là việc riêng của đảng, đảng lựa chọn và quyết định áp đặt cho đất nước, dân không được động đến. Ngày 10/09/2010, Ban Tuyên giáo TƯ đã có hướng dẫn cụ thể: “Không đăng và phát trên các phương tiện thông tin đại chúng những ý kiến phản bác chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về học thuyết Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về vai trò lãnh đạo của Đảng”.
Như vậy còn gì nữa mà đòi. Không được đụng đến học thuyết Mác- Lê và vai trò lãnh đạo của Đảng. Nghĩa là điều 4 của Hiến pháp 1992 không được bàn đến. Nghĩa là tất cả vẫn nằm dưới sự kiểm soát và cai trị của đảng cộng sản. Nghĩa là vẫn còn nguyên hệ thống kìm kẹp. Mọi chuyện bàn cãi, tranh luận mà đảng kêu gọi, báo chí háo hức đều là chuyện vô bổ, chuyện giả dối như những đại hội trước, chẳng để làm gì.
Ông Nguyễn Đình Lộc nói: “năm 2001 lúc sửa Hiến pháp, đưa được vào Hiến pháp điều Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân thì rất mừng, sướng quá, xem đó như một thắng lợi. Nhưng 10 năm trôi qua, giờ nhìn lại thấy giật mình hỏi: chỉ đưa vào từng đó là đủ, là hết à? Rõ ràng là không phải, vì cả 5 chương về bộ máy nhà nước chúng ta vẫn quy định theo cách cũ “.
Thật tội nghiệp cho một vị Bộ trưởng, người đứng đầu ngành Tư Pháp của một đất nước, mà thấy “đưa được vào Hiến pháp điều Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân” thì “sướng quá, xem đó như một thắng lợi “. Thế tức là từ năm 2001 trở về trước, Đảng đã “cướp đoạt “mất Nhà nước của Dân. Bộ trưởng là quan chức cao cấp của Đảng mà “sướng quá ““xem đó như một thắng lợi “. Ai thắng ai đây? Có phải Bộ trưởng muốn nói: dân thắng Đảng? Nghĩa là từ trước tới nay Đảng chống lại dân. Từ trước tới nay dân và Đảng là hai phía đối lập? Dân phải liên tục đấu tranh, giành giật từng «thước đất ” mà Đảng cướp mất? thì sự ấm ức, uất hận về một sự đè nén, áp bức và bất công, đúng là đã có từ lâu. Và
Có vẻ đúng là vậy. Từ sau đổi mới, trong dân gian, người già thường hay nói: “Con ơi nhớ lấy câu này, cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Đảng đã biến chất. Đảng đã sợ dân, và ghét dân. Còn dân thì không còn ai tin đảng nữa. Ngoài đường phố, danh từ “đảng” có nghĩa là “xấu”. Người ta nói: “Thằng cha ấy đảng viên nhưng mà tốt” hoặc “Hắn là Bí thư nhưng không ăn cắp “.
Chính Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc nhớ lại: “Ông Lộc ơi, ông ở bộ Tư pháp, gần đây chúng tôi có nghe một từ lạ lắm là thị trường nhân sự. Nhân sự hiện nay trở thành thị trường để mua bán, và từ mua bán đó cho nên bộ máy chúng ta tiêu cực đi đến hư hỏng. Vì có chức có quyền, mua chức mua quyền đều có giá của nó từ cao đến thấp.”
Nhân sự là một loại thị trường! Ai, cái gì tạo ra loại thị trường này? Đó là cơ chế đảng lãnh đạo. Tổ chức nhân sự là độc quyền của đảng. Đã là độc quyền thì không còn giám sát. Độc quyền phải đem lại đặc lợi. Và đặc lợi là mục đích của mọi thứ thủ đoạn và tội ác.
Và đúng là dân đã phải chiến đấu chống lại đảng. Nhưng bao giờ dân cũng thua. Ông Lộc nói: “Bây giờ nhìn lại mớ chua xót. Mười năm trôi qua mà cả 5 chương về bộ máy nhà nước vẫn quy định theo cách cũ “. Nghĩa là chẳng có gì thay đổi về chuyện “tam quyền phân lập “. Và tới đây nữa, cũng chẳng có gì thay đổi. Vẫn là “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “, tức là pháp quyền dưới sự cai trị thống nhất của Đảng, bởi vì chủ nghĩa Mác- lê là Chuyên chính vô sản, là độc chiếm chính trị và quyền lực chính trị, phân quyền chỉ là hình thức, vẫn chỉ là chuyện “treo đầu dê, bán thịt chó “. Còn cái chuyện Tòa Hiến pháp thì còn lâu. “Hãy chờ đấy !”. Định xét lại cả Hiến pháp à ! Không thể được, vì có điểm nào của Hiến pháp hiện nay là hợp Hiến đâu, bỏ hết à ? Nhưng Hiến pháp thực chất là Cương lĩnh. Xét xử Hiến pháp là xét xử Cương lĩnh. Ai cho quyền xét xử Cương lĩnh đảng. Xét xử cương lĩnh là xét xử Bộ Chính trị. Không thể được. Bộ chính trị là cha mẹ dân, là người xỏ mũi lịch sử.
Tóm lại là Hiến pháp không việc gì phải sửa đổi. Bởi chính bản thân Hiến pháp thực chất không tồn tại, nó chỉ là cái bóng vụng về, chắp vá và đầy mâu thuẫn của Cương lĩnh. Cho nên kỳ Đại hội này, xin kiến nghị với Đảng giải tán Quốc hội bù nhìn đi. Với tư cách cơ quan lập pháp tối cao, thì Bộ Chính trị và Ban bí thư là đủ rồi và đấy mới là Quốc hội thực thụ, vả lại dưới Ban bí thư là hệ thống các ban nghiên cứu, các học viện đủ loại, làm sao phải cần các Ủy ban nào của ai nữa !
Và với tư cách là căn cứ cao nhất tạo khung cho pháp luật, thì chỉ cần Cương lĩnh của Đảng là đủ . Đây chính là Hiến pháp của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Thật là nhất cử mà tiện cho vạn sự. Không phải lo cưỡng ép gượng gạo điều 4 vào Hiến pháp để lập lờ đánh lận Đảng và Dân tộc. Cứ cái gì của dân tộc cũng vơ vào là của đảng. Rồi cứ cái gì cuả đảng cũng lợi dụng danh nghĩa dân tộc. Quân đội, Công an và Tòa án là của dân thì đảng kêu là của Đảng, phải trung thành tuyệt đối với đảng, chấp hành mệnh lệnh của đảng đàn áp thẳng tay những gì chống lại đảng. Còn cả bộ máy khổng lồ của riêng đảng, không làm gì, không tạo ra gì cho dân cho nước thì đảng cố tình gán ghép là từ “nhân dân mà ra “, “do dân nuôi dưỡng” để lập lờ sống nhờ tiền thuế của dân .
Giải tán Quốc hội thì Đảng sẽ bớt cho đất nước một tổ chức vô công rồi nghề, ăn tốn tiền của của dân của nước. Mọi việc hiên nay của quốc hội, đều do ban bí thư đề xuất và trực tiếp chỉ đạo, có ý kiến sát sạt của Bộ chính trị, tại sao còn phải cần một Ủy ban thường vụ Quốc hội với đầy đủ các loại ủy ban bên dưới nữa. Thừa. Không cần và không nên lãng phí của dân! Và như vậy, dân sẽ không cần đòi phải phúc quyết Hiến pháp.
Hoặc có cách khác, thực tế hơn, nghiêm túc hơn là rút bỏ Cương lĩnh. Bởi vì, cương lĩnh chính trị của một đảng chỉ có giá trị quy phạm hay dẫn dắt đối với những thành viên của nó, tức là những người tự nguyện thừa nhận tôn chỉ, lý tưởng và các quy tắc hoạt động của nó. Không có ràng buộc pháp lý. Không có giá trị gì với những người theo đảng phái hay đức tin khác. Càng không thể là hướng đạo cưỡng bức một dân tộc. Nếu muốn được thừa nhận, cương lĩnh của đảng phải được đưa ra Trưng cầu dân ý.
Trên thế giới, mọi chính phủ, thực chất vẫn do một đảng lãnh đạo. Nghĩa là tất cả đều là đảng cầm quyền. Nhưng không phải đảng độc quyền. Đảng sẽ cầm quyền khi thắng cử, bằng cương lĩnh tư tưởng và chương trình hành động của mình. Cương lĩnh và chương trình hành động của họ phải cọ sát công khai với các cương lĩnh và chương trình của các đảng phái khác. Người mà họ chọn lọc giới thiệu là hạt nhân ưu tú và xuất sắc nhất của họ. Những đối thủ lọt vào vòng chung kết phải đối chất công khai trước công chúng. Sau đó phải trực tiếp và đích thân giải thích chương trình và trả lời chất vấn của công chúng trên phương tiện truyền thông đại chúng. Về nguyên tắc, càng nhiều chương trình cạnh tranh công khai trước toàn thể công chúng quốc gia bao nhiêu, càng có xác xuất lựa chọn tối ưu nhất, hoặc ít sai sót nhất. Nghĩa là càng có nhiều đảng phái hay tập hợp chính trị khác nhau ganh đua lành mạnh thì càng tốt. Nhân dân và quốc gia là người thụ hưởng và giám sát cuối cùng. Cơ chế dân chủ không thể thông qua Mặt trận do đảng lãnh đạo hiệp thương. Các lực lược chính trị tự chọn lựa, giới thiệu và bảo vệ ứng cử viên của mình. Bên trong cái vòng đảng lãnh đạo thì không thể có cơ chế nào là dân chủ thực sự. Đừng tìm ở Mặt trận.
Cho nên hoặc giải tán Quốc hội để khỏi mang nhục là Quốc hội bù nhìn, chỉ “để thực hiện đường lối chính sách đã chỉ ra trong nghị quyết đảng”, nhận Cương lĩnh đảng thay cho Hiến pháp, hoặc là phải hạ bệ cái tổ chức nằm bên trên Quốc hội ấy xuống. Giải phóng Hiến Pháp khỏi sự lệ thuộc vào Cương lĩnh. Còn giữ cái cũi, cái lồng Cương lĩnh ấy thì bàn thêm chuyện sửa đổi Hiến pháp để làm gì. Chạy đi đâu cũng vẫn trong cái lồng ấy .
Theo cá nhân tôi, thì giải pháp nào cũng được. Miễn là không thừa, không dẫm đạp lên nhau, tiêu tốn tiền của của dân.
Bùi Quang Vơm

GÓP Ý DỰ THẢO CƯƠNG LĨNH: MÙ NHƯNG HAY THÍCH ‘DÒM’ XA

(Bài viết góp ý cho các dự thảo văn kiện của Đảng)
Mấy hôm trước tôi đọc bài “Mù văn Hóa” của nhà văn Nguyễn Quang Lập, bài viết nói về trình độ của các quan lãnh đạo cấp Sở ở các tỉnh ở Việt nam, đọc xong tôi có cảm giác rằng nhà văn Nguyễn Quan Lập chắc là bức xúc lắm, muốn chửi các quan ở cấp cao hơn nhưng có lẽ vì sợ (!?), nên chỉ dám chơi cái lũ quan tầm thâm thấp cỡ tỉnh, hơn nữa chỉ dám chê lũ chúng nó mù văn hóa mà Bọ Lập quên không chửi những thứ khác mà họ còn mù nặng hơn.
Tôi có đọc bài này cho ông cụ thân sinh nghe và nói suy nghĩ, nhận xét này của cá nhân mình về bài viết, thì ông cụ tôi nói thẳng luôn ” Ăn thua gì, không chỉ mù văn hóa mà chúng nó còn mù cả chính trị nữa”. Đó là nguyên văn phát biểu của ông cụ tôi, một cán bộ cao cấp của quân đội có hơn 60 năm theo đảng và Bác Hồ đi làm cách mạng nay đã nghỉ hưu.
Xem ra các cụ khi nghỉ hưu, thời gian rảnh rỗi nhiều ban ngày con cháu đi làm ăn hết cả, ở nhà rảnh ngồi buồn lại hay đọc tin trên mạng. Nghĩ cũng lạ, ngày trước tưởng các cụ già về hưu chỉ đọc báo hay xem TV không biết gì về máy tính, về internet vậy mà không ngờ mấy năm nghỉ hưu mà các cụ lại biết trèo tường lửa thoăn thoắt để đọc mấy trang boxitvn, talawas … một cách say mê. Cái này cũng là một mối họa của đảng và chế độ, thế mới biết ở các nước trong phe ta, phe XHCN như Cu ba và Bắc Triều tiên họ cấm tiệt cái việc tìm hiểu thông tin inter net là họ có lý của họ. Vì dân mù tịt thông tin, chỉ nghe thông tin một món duy nhất của đảng soạn sẵn thì ai cũng cho là đúng.
Nói vậy để thấy quả đúng như Nguyễn Quang Lập viết rằng “nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nói trong một cuộc nhàn đàm về dân trí và quan trí nước nhà,: “Tôi thấy trình độ dân trí của ta bây giờ rất khá. Họ không ấu trĩ u mê như cán bộ ta lầm tưởng đâu. Trong khi đó nhiều cán bộ của ta lại ấu trĩ, non kém không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của dân.”. Tôi đồng ý với nhận xét của nhà thơ, nhưng xin nói thêm rằng các quan chức chỉ ấu trĩ, non kém khi còn đang đương chức vì nhiều lý do bị ràng buộc vè quyền lợi. Đến khi hết thời, đến tuổi cầm cái quyết định nghỉ hưu thì hình như họ thoát xác thành một con người đúng nghĩa của nó.
Kể cả đồng chí TBT Nông Đức Mạnh của chúng ta cũng vậy, từ giờ đến sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (là lúc đồng chí TBT về vườn) thì đồng chí Tổng Bí Thư vẫn không nằm ngoài hàng ngũ các cán bộ có trình độ ấu trĩ, non kém đó. Đó là đội ngũ tập hợp của những kẻ ngu ngơ toàn diện, ấu trĩ tổng hợp mọi mặt mà đến giờ tôi vẫn không hiểu có phải họ giả ngây giả ngô kiểu ăn nhân dân (người) thạt hay không?
Xin bạn đọc chớ vội kết tội tôi là bộp chộp, đặt điều để nói xấu các quan chức lãnh đạo của đảng và nhất là lũ bậu sậu quân sư quạt mo làm cái nghề “chân gỗ” cho Bộ Chính trị. Tôi nói có sách, mách có chứng, bằng chứng là trong bản “Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trình Đại hội XI” mới được công bố gần đây, các thiên tài đỉnh cao trí tuệ của đảng có viết thế này (trích):
“Tuy nhiên, các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và cánh tả vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tìm cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.”
Mô tả ảnh.
Hồ Chí Minh và Kim Nhật Thành đã đặt nền tảng cho quan hệ phát triển Việt Nam và CHDCND Triều Tiên. (Ảnh: TTXVN)
Ai, ai cũng  biết rằng giữa tháng 7-1920 khi đọc bài “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng xã hội Pháp  đã gây xúc động lớn cho Hồ Chủ tịch. Như đảng ta tuyên truyền rằng Người rất cảm động, phấn khởi sáng tỏ, tin tưởng biết bao, vui mừng đến phát khóc lên… từ đó Người hoàn toàn theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ 3 và cuối năm 1920 Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng cộng sản Pháp.
Như vậy cái con đường của Bác Hồ đã chọn đó là con đường của Chủ nghĩa cộng sản theo đường lối của Chủ nghĩa Marx-Lênin, mà sau này những người cộng sản gọi các quốc gia đi theo con đường đó dưới cái tên phe xã hội chủ nghĩa. Đặc điểm cơ bản nhất của con đường Bác Hồ đã chọn là dùng bạo lực chuyên chính vô sản để xóa bỏ giai cấp bóc lột, nhằm tiến tới một xã hội có công hữu hóa toàn bộ về tư liệu sản xuất, một xã hội không có giai cấp, không có bóc lột. Nhưng cũng đừng quên một điểm tối quan trọng của học thuyết Chủ nghĩa Marx-Lenin mà đảng CSVN hôm nay cố bám lấy, đó là ở các nước đó có đảng cộng sản đang giữ độc quyền về chính trị, các đảng cộng sản tự gọi mình là các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó từ chủ nghĩa xã hội (cổ điển) được dùng theo nghĩa giai đoạn trước chủ nghĩa cộng sản.
Cho đến ngày hôm nay, cái Chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Marx-Lênin mà Bác Hồ đã từng theo và cho đảng CSVN đuổi theo đã bị nhân loại nguyền rủa và vứt vào sọt rác từ hai chục năm rồi. Kể cả 26 quốc gia trong phe XHCN năm xưa cũng vậy, sau cuộc khủng hoảng của CNCS năm 1989-1991 chỉ còn sót lại 4 quốc gia đó là Trung quốc, Việt nam, Cu ba và Bắc Triều tiên. Trong đó Trung quốc và Việt nam đã thoát chết do từ bỏ đường lối kinh tế tập trung XHCN của Chủ nghĩa Marx-Lênin nên khấm khá chút đỉnh, còn đồng chí Cu ba anh em cũng hết chịu nổi với cái chủ nghĩa Cộng sản vì dân khổ quá, nên vừa mới đây đã để Chủ tịch Fidel Castro đứng ra thú nhận rằng  “Mô hình Cu Ba là không còn vận hành được nữa”.
Như vậy bây giờ con đường mà Bác Hồ đã chọn nhầm cho dân tộc Việt nam chỉ còn duy nhất là ở đất nước của người đồng chí Bắc Triều tiên mà đang bị cả nhân loại phỉ nhổ, chứ lấy đâu như Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trình Đại hội XI nói rằng ” “Tuy nhiên, các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và cánh tả vẫn còn gặp nhiều khó khăn”.
– Hình ảnh nông dân Bắc Triều tiên. ( Ảnh: X-cafe)
     chủ nghĩa cũng không còn. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội cũng càng không còn. Để đổi lại nhân dân nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều tiên được hưởng một chế độ cai trị theo kiẻu gia đình trị độc tài, ông truyền cho cha và cha truyền cho con. Xã hội Bắc Triều tiên không                                                                    


Ở nơi đó chủ nghĩa gì cũng bị xóa bỏ kể cả chủ nghĩa Marx-Lenin cũng được thay bằng học thuyết Juche (chủ thể) theo đường lối của họ. Đó là nơi mà những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản không còn, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản 

còn có giai cấp nhưng có giai tầng, vốn dĩ là sản phẩm của Chủ nghĩa xã hội của học thuyết Marx-Lenin mà ngay Việt nam vẫn còn rơi rớt. Đó là tầng lớp lãnh đạo (thống trị) và một bên là nhân dân (bị trị) bị trị, trong lúc người dân Bắc Triều tiên đói khát triền miên tới mức phải ăn cỏ, phải kéo cầy thay bò v.v.. thì tầng lớp lãnh đạo vẫn có các chế độ đặc biệt hơn người, có các bệnh viện, các khu nghỉ dưỡng riêng, có các cửa hàng đặc biệt dành riêng cho các đối tượng lãnh đạo các cấp khác nhau, họ cũng có du thuyền, có sân golf … như những ông hoàng Arap.
Có phải con đường mà Bác Hồ chọn mà đảng ta cứ cố bám riết lấy bởi nó có các đặc quyền, đặc lợi dành riêng cho tầng lớp trên (lãnh đạo), cho phép họ được truyền ngôi từ ông tới cha rồi tới con và mãi mãi … như thế hay không? Nếu không phải như vậy thì lý do gì và tại sao đảng CSVN cứ cố bám riết, bám chặt lấy nó?
Chủ nghĩa Cộng sản từ lý thuyết của K.Marx đã được Lê nin cụ thể hóa thành học thuyết và được áp dụng vào thực tế ở các nước XHCN hơn 70 năm và thực tế đã chứng minh sự sai lầm của chủ thuyết này và nó đã thất bại hoàn toàn, loài người ngày hôm nay còn biết đến CNCS qua các hình ảnh trong viện bảo tàng về tội ác diệt chủng của Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pốt …Lúc đầu vì chưa có thử nghiệm thực tế nên nhân dân lao động đều háo hức và hưởng ứng vì tưởng nó là chủ nghĩa mang tính khoa học, nhưng rút cuộc thực tiễn của CNXH theo học thuyết của Marx-Lenin còn thua xa cái chủ nghĩa Tư bản mà hồi nào họ dọa đào chôn nó, cuối cùng là ngược lại 180 độ.
Không có chủ thuyết hay học thuyết nào là vĩnh viễn nếu không có sự tự điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể, chủ nghĩa tư bản không bị giai cấp vô sản đào mồ chôn bởi tự nó đã tôn trọng và để giai cấp vô sản được bình đẳng với mọi giai cấp khác trong việc tham gia lãnh đạo và làm chủ xã hội. Nếu đủ sức, đủ tài thì không ai ngăn cản đó là sự bình đẳng về cơ hội mà mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
Ý đồ của bản “Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trình Đại hội XI” của BCH Trung ương Đảng CSVN đưa ra cùng với sự chấp nhận ưu điểm, ưu thế của Chủ nghĩa Tư bản xong vẫn cho rằng nó (CNTB) còn nhiều vấn đề mâu thuẫn và dự kiến Đảng CSVN sẽ đưa cả dân tộc Việt nam đi theo con đường của Bác Hồ đã chọn cho dân tộc để đón đầu trong tương lai. Nó cũng giống như trước đây đảng CSVN đã từng đi tắt đón đầu để đưa đất nước tiến thẳng lên CNXH không thông qua con đường TBCN, mà kết quả là sau 26 năm (1960-1986) mới biết là mình nhầm và chữa ngượng bằng hai từ đổi mới (thực chất là quay lại như cũ).
Vạn vật và tự nhiên đều có tính quy luật, đó là sự tổng kết của con người trước sự lặp đi lặp lại trong thực tế. Xã hội loài người hàng chục ngàn năm qua tồn tại và phát triển đến hôm nay vì đã biết tôn trọng và tuân thủ theo đúng quy luật của tự nhiên và xã hội, đó là đào thải những cái tồn tại, lạc hậu để khác phục và gìn giữ những cái tinh hoa. Những cái tinh hoa hôm nay sẽ là cái lạc hậu của ngày mai, kể cả Chủ nghĩa Marx-Lênin hay Tư tưởng Hồ Chí Minh, không có gì là muôn năm và vĩnh cửu. Nước chảy đá còn phải mòn, tất cả chúng ta tới một ngày còn mất đi, hóa thân vào cát bụi chứ nói gì một cái tư tưởng vớ vẩn của người đã chết mà đòi sống mãi để bám chặt lấy (mà có thật là tư tưởng của ông ấy đâu).
Đã có một nghiên cứu khoa học cho rằng đã có những bằng chứng cho thấy suy nghĩ của Marx cho rằng xã hội cộng sản, với khẩu hiệu “Làm theo năng lực – Hưởng theo nhu cầu” sẽ thành hiện thực trong vòng 485 năm tới tức là gần 5 thế kỷ nữa, năm 2495 dương lịch. Nhưng tiếc rằng ước mơ ấy đã bị xóa bỏ bởi mới đây trên báo của nhà nước có bài  “Nếu muốn tồn tại, loài người phải rời khỏi trái đất trong vòng 200 năm tới”. Giả sử nếu đúng như dự báo của nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking như vậy thì phương án sang Bắc Triều tiến để đón đầu của đảng CSVN cũng bất khả thi, như vậy chỉ còn lại sao Hỏa, sao Mộc, sao Kim…  hay chị Hằng Nga có chú Cuội đang chờ bạn cũ (!?)
Hạnh phúc và đòi hỏi của đa số con người ta rất đơn giản, đó là mọi người có quyền được bình đẳng, quyền được sống, được quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Số người có mưu cầu về quyền lực chính trị để làm cha mẹ dân như các đồng chí lãnh đạo đảng CSVN rất ít không đáng kể. Chủ nghĩa xã hội theo Chủ nghĩa Marx-Lênin và con đường của Bác Hồ đã chọn cho dân tộc Việt nam đã (được thử nghiệm) và mãi mãi không bao giờ mang lại những đòi hỏi tối thiểu đó của người dân. Xin đảng CSVN đừng mang 87 mạng người Việt nam ra làm thân phận những con chuột bạch hay con ếch, con nhái trong phòng thí nghiệm để kiểm chứng một lần nữa. Hình ảnh và những thông tin về Hàn quốc và Bắc Triều tiên đã đủ để cho những người dân tâm trí bình thường dủ để lựa chọn cho họ muốn sống ở quốc gia kiểu nào?
Ai muốn đi tắt, ai muốn đón đầu và ai muốn kiểm chứng để “…nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội – ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.” thì xin mời các đồng chí sang Bắc Triều tiên mà sống, mà hưởng thụ hạnh phúc cùng nhân dân của họ. Hoặc nếu sợ chịu khổ không nổi ở quê hương còn sót lại duy nhất của CNCS thì xin Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN ra nghị quyết giao cho Quốc hội sửa Hiến pháp và đổi Quốc hiệu thành “Vương quốc An nam” hay gọi tắt là nhà Hậu Hồ. Khi ấy thì tha hồ các đồng chí thay nhau cha truyền con nối, tha hồ làm mưa làm gió, làm gì tùy thích , dân chúng  tôi xin côi cút làm ăn và hưởng lộc trời rơi vãi như vụn thịt cạnh cái thớt của Hoàng gia giống như kiểu mấy nước Hồi giáo.
Khi đó tài nguyên thiên nhiên, lộc nước, lộc trời đều của Hoàng gia các đồng chí cả khỏi phải tham nhũng, khỏi phải nhận hối lộ, không phải lo đối phó với các thế lực thù địch là quần chúng nhân dân và thích nhất có lẽ là các đồng chí không mất công lừa dân như hiện nay.
Như thế người ta gọi là phương án đơn giản và tiện lợi, vừa ích các đồng chí và vừa đỡ khổ dân. Tin chắc rằng phương án này nếu được đảng chấp nhận và đưa ra sẽ có trên 90% dân chúng ủng hộ. Và vấn đề cần giải quyết là số chống giải pháp này (thiểu số – các thế lực thù địch) lúc đó sẽ là số đảng viên đảng CSVN trọn đời bị lừa theo đảng, theo Bác Hồ nhưng cuối cùng không được sơ múi gì.
Nếu không làm như thế, thì người ta sẽ gọi các đồng chí là lũ mù chính trị vì cái “Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trình Đại hội XI” toàn là những điều phản quy luật, đi ngược lại xu thế của cuộc sống của xã hội loài người văn minh.
Chịu đi cho dân nó đỡ khổ các đồng chí ạ!
Nguồn: blog Kami
25.09.2010

CƯƠNG LĨNH NÓI MỘT ĐƯỜNG ĐẢNG LÀM MỘT NẺO

Phạm Trần
Cương lĩnh “Xây Dựng Đất Nước Trong Thời kỳ Qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) phổ biến ngày 15 tháng 9 cho nhân dân vạch lá tìm sâu đến ngày 31 tháng 10 năm 2010 có gì mới không mà báo chí đảng đã vội khóac cho Văn kiện này chiếc áo đơm vàng kết bạc như là “ tuyên ngôn chính trị của Đảng” để “ xác lập con đường xây dựng, lãnh đạo đất nước trong 10 năm tới” ?
Nêu câu hỏi như thế có qúa đáng không ? Nhất định không, bởi vì Văn kiện quan trọng này dù đã được một Ban nghiên cứu bàn qua tán lại từ năm 2006 trước khi nạp cho  Bộ Chính trị (15 người) họp 2 lần và 3 lần Hội nghị  thảo luận của Ban Chấp hành Trung ương đảng trong 2 năm 2009 và 2010 cùng hàng chục các cuộc họp nghiên cứu, góp  ý của các Nhà tư tưởng, khoa học, học gỉa, cựu lãnh đạo,  lão thành cách mạng v.v… thế mà có đốt đuốc mà tìm cũng chả thấy gì mới hơn nội dung của Cương lĩnh nguyên thủy năm 1991.
Hãy nghe Ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Tư pháp nói với báo Tuần Việt Nam ngày 30-8-2010 :” Tôi có tham gia một số hội thảo bàn về văn kiện đại hội XI, lúc đầu nói sẽ sửa đổi cương lĩnh, anh em chờ đợi, hi vọng rất nhiều nhưng bây giờ đọc lại dự thảo sửa đổi thì có thấy sửa gì nhiều đâu. Có người nói đó là bước lùi chứ không phải là cải tiến.
Giải thích vì sao cũng khó. Phải chăng trước hết vì nhận thức của chúng ta? Cũng có thể do ta thỏa mãn với những gì đã đạt được. Có người thấy cương lĩnh như thế là cơ bản lắm rồi.

Không phải chỉ có ông Lộc mới chán nản như thế mà ai đọc  Cương lĩnh mới rồi đem so  với những điều đảng nói trong Cương lĩnh ra đời từ 19 năm trước, cộng thêm với những  việc đảng đã và còn đang làm, nhất là về mặt tự do, dân chủ  thì ai cũng muốn đảng trả lại dân  những khỏan tiền và thời gian các cấp lãnh đạo đã hoang phí để nặn ra Văn kiện đầu Ngô mình Sở này.


CƯƠNG LĨNH NÓI CHO AI ?
Trước nhất, đảng viết : “Với những thắng lợi đã giành được trong hơn 80 năm qua, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.”

Ngay trong đọan ngắn ngủi này, đảng đã nói không thật 3 điều bởi vì :
1) Nước Việt Nam làm gì đã  có tự do.
2) Dân ta chưa được làm chủ đất nước, làm chủ xã hội vì nếu đã là chủ nhân thì phải được  cán bộ, đảng viên là những người tự  nhận mình là “đầy tớ của nhân dân”  phục vụ  chứ đâu có dám hành hạ dân, sa sút phẩm chất, đạo đức cách mạng xuống cấp, tham nhũng, lãng phí, thối nát và ăn chơi trác táng ngay trước mặt dân như bây giờ ?
3) Sau cùng nếu đất nước đã “thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu” thì tại sao xã hội vẫn còn qúa nhiều bất công, vẫn còn nhiều vụ có hàng trăm người dân kéo nhau đi khiếu kiện cán bộ cướp đất, cướp nhà, cướp ruộng, cướp vườn của dân. Vẫn còn cách biệt giầu nghèo giữa thành phố và nông thôn, vẫn còn có cán cán bộ, đảng viên Tư bản đỏ giầu nứt mắt mà người dân lại chưa ăn bữa sáng đã lo bữa tối ?
Cương lĩnh cũng viết : “ Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.”

Chiếc bánh vẽ này thật vĩ đại, nhưng cũng rất nhiều  dối  gian bởi vì người dân Việt Nam chưa bao giờ nói với ai rằng “đi lên chủ nghĩa xã hội” là “khát vọng” của chúng tôi.   Vậy thì xã hội lý tưởng “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ, có Nhà nước pháp quyền, có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc” đến bao giờ mới có, hay sẽ chẳng bao giờ có ?

Chính  Cương lĩnh cũng  viết mập mờ rằng : “ Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen. “

Nhưng “nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài” là bao nhiêu năm ? Đảng CSVN đã “qúa độ” ở miền Bắc 20 năm trước khi chiếm được miền Nam năn 1975 rồi tiếp tục “qúa độ” thêm 35 năm nữa, sau khi thống nhất đất nước, tổng cộng trên nửa Thế kỷ mà đảng CSVN cũng chỉ biết nói viển công rằng : “Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh.”

Như thế là bao nhiêu năm nữa, những người đứng đấu đảng CSVN có câu trả lời  không hay chỉ biết nói như thế để đánh lừa dân và để bảo vệ địa vị cầm quyền  độc tôn cho vinh thần phì gia với nhau ?
Về Giáo dục và đào tạo, Cương lĩnh nói đảng : “ Có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới toàn diện, mạnh mẽ giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.”

Nhưng thực tế của nền giáo dục lạc hậu, từ chương, bất bình đẳng, bất công, kỳ thị đã làm cho bao nhiêu trăm ngàn con em và thanh thiếu niên mất học vì nhà nghèo thì đảng có biết không ?


Đã có bao nhiêu hội nghị giáo dục khuyến cáo nhà nước phải đào tạo lại đội ngũ giáo viên, giảng viên và thay đổi cách dạy, sách học, và cách thi cử mà đảng có nghe đâu ?
Những chuyện mua, bán bằng cấp, chuyện người gỉa bằng thật hay người thật bằng giả, mua điểm, chạy trường, thi hộ, không đủ điểm mà vẫn lên lớp, được điểm cao, tệ nạn tự ý nâng cao  số học sinh tốt nghiệp để bảo vệ địa vị của các Hiệu trưởng, thầy cô dù học trò không đủ tiêu chuẩn cũng nhan nhản ra đấy mà đảng không biết hay sao mà Cương lĩnh vẫn lý tưởng khoe khoang những chủ trương “trời ơi đất hỡi” như thế ?
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (Institutes of Development Studies – IDS) , khi tuyên bố đóng cửa Viện này vào ngày 14-09-2009 để phản đối việc Nhà nước cấm không cho phổ biến công khai các nghiên cứu của Viện, đã viết : “ Ví dụ nổi bật nhất là cải cách giáo dục – một vấn đề sống còn của sự phát triển đất nước, một yêu cầu bức xúc của xã hội đang được dư luận và giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm, phản biện công khai sôi nổi từ nhiều năm nay nhằm thực hiện những nghị quyết của Đại hội Đảng và các Hội nghị Trung ương Đảng về cải cách giáo dục. Tuy vậy, sự phản biện này chưa được đánh giá và tiếp thu nghiêm túc.”
Như vậy thì  “sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam” của  đảng CSVN  xác quyết trong Cương lĩnh có nghĩa lý gì không hay chỉ là những lời ở đầu môi chót lưỡi  như bao nhiêu năm qua ?
Đối với đội ngũ Trí thức, Cương lĩnh cũng chỉ vuốt ve hời hợt bằng một câu ngắn :“  Đào tạo, bồi dưỡng, phát huy mọi tiềm năng và sức sáng tạo của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước. Xây dựng đội ngũ những nhà kinh doanh có tài, những nhà quản lý giỏi. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước.”

Viết như thế thì đảng có  biết ngượng không ?


Hành động coi rẻ Trí thức đã xẩy ra  vào ngày 24-7-2009 khi  Nhà nước CSVN cưỡng ép Trí thức để kiểm soát bằng  Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg của Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng.
Quyết định này  ấn định  danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ  để nghiên cứu có hiệu lực từ ngày 15-09-2009.
Thái độ coi Trí thức là đồ bỏ được quy định trong Điều 2 nói về  : “Trách nhiệm của cá nhân thành lập tổ chức khoa học và công nghệ” gồm 2 điểm:
1. Chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ do mình thành lập, tuân thủ các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các pháp luật có liên quan
2. Chỉ hoạt động trong lĩnh vực thuộc Danh mục ban hành kèm theo Quyết định này. Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ.”
Như vậy rõ ràng mục đích của Quyết định 97 là ngăn cấm không cho các Tổ chức nghiên cứu của giới Trí thức  độc lập được phổ biến cho dân chúng biết kết luận nghiên cứu và phản biện của họ  đối với chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước trên  danh nghĩa tập thể của Tổ chức.
Ngược lại các Tổ chức  chỉ  được  phép gửi  kết qủa nghiên cứu và  ý  kiến của họ  đến   các cơ quan của đảng và nhà nước.
Vì hành động phản dân chủ, coi thường đóng góp của Trí thức mà 16 Nhà Trí thức được coi như  hàng  đầu  của Việt Nam trong nhiều lịnh vực của  Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) duy nhất ở Việt Nam đã tuyên bố giải tán kể từ  ngày 14-09-2009, một ngày trước khi Quyết định 97 cí hiệu lực, để bảo vệ uy tín và nhân cách.
Viện này do Nhà giáo nổi tiếng Hoàng Tụy làm Chủ tịch Hội đồng qủan trị và Tiến sỹ  Nguyễn Quang A, Viện trưởng.
Các Nhà Trí thức  của IDS đã lên án Quyết định 97 là “ phn khoa hc , phn tiến b và  phn dân chủ”

Họ nói rằng nếu chấp nhận hoạt động theo Quyết định 97 thì họ “ không th làm tròn trách nhim công dân và nghĩa vngười trí thc ca mình.”
Bằng chứng thứ hai đảng coi thường Trí thức được chứng minh qua vụ đảng đã bỏ ngòai tai chống đối quyềt liệt của hàng ngàn chữ ký chống việc đảng để cho các Công  ty của Trung Hoa vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên (hai tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông). Đảng bỏ ngòai tai cả lời yêu cầu  đình chỉ khai thác Bauxite bằng văn thư của Võ Nguyên Giáp, đại tướng.
Như thế có phải đảng CSVN đã nuốt lời phát huy “sức sáng tạo của đội ngũ trí thức” và cũng dã chà đạp lên Nghị quyết số 27 – NQ/T.Ư “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ban hành tháng 10-2008.
Ban Chấp hành Trung ương đảng đã cam kết  : “Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước.”

Nhưng đảng có giữ lời không hay chỉ nói đãi môi để chứng minh ta đây cũng có văn hóa và biết trọng dụng nhân tài ?
Còn vô vàn chuyện đảng viết trong Cương lĩnh  bổ sung, báo cáo Chính trị và Dự thảo Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội 2011-2020  không phản ảnh sự thật của xã hội, nhưng ít tỷ dụ cụ thể nêu trên cũng qúa đủ để mọi người thấy rõ mặt trái của các Văn kiện này.
Các tài liệu này, nhất là Dự thảo Cương lĩnh  “Xây Dựng Đất Nước Trong Thời kỳ Qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) chẳng qua cũng chỉ chứa đựng  mớ lý luận cũ mèm như giẻ rách. Chúng chỉ  để  cho đảng viên đọc  cho nhau nghe  khóai lỗ tai chứ trong thực tế thì đảng đã “đánh trống bỏ dùi” và  “nói một đàng làm một nẻo” từ lâu rồi.
Nếu có  lập lại cả ngàn lần nữa cũng chưa chắc đã chọc cười  được ai . -/-