22/8/11

Trở Lại Xứ Lào: thăm Tam Giác Vàng


Thursday, August 5, 2010


Phạm Đỗ Chí

Đã mười năm qua, tôi trở lại xứ này giống như quê hương cũ. Đây rồi vài khuôn mặt da vàng xạm đen quen thuộc giơ tay vẫy với câu chào địa phương dễ thương “Sa bài đi”. Phi trường Wattay mới làm xong cách đây vài năm trông tân kỳ hơn xưa rất nhiều cho cảm giác của sự tiến bộ. Ngoài những ngôi nhà nhỏ đổ nát, Vientiane có nhiều ngôi nhà gạch với kiến trúc cầu kỳ từ thời Pháp thuộc được sửa lại sừng sững uy nghi trong thành phố. Sự khác biệt nổi bật là những đường chính đều được làm lại đẹp và sạch, không có cảnh đường đất bụi mù như cách đây mười năm.

Chiếc taxi quẹo vào con đường đại lộ chính, được mệnh danh là “Champs-élysées”, giờ đây được trang điểm thêm một hàng đèn dài thật đẹp dẫn từ Phủ Tổng Thống đến “Arc de Triomphe” của Vientiane và một số chùa Phật giáo nguy nga. Khu phố này được xây lại mong gợi cảnh đại lộ hoàng hôn tráng lệ của Paris. Điều đặc biệt là có thêm vài ngôi chùa lớn đang xây, các đền chùa cũ đều được tô điểm lại mới và sáng chói mầu sơn son thếp vàng, cho thấy dân Lào rất sùng kính đạo Phật, chăm sóc chùa chiền dù trong cảnh kinh tế khó khăn phải thắt lưng buộc bụng, mức sống chung vẫn cơ cực và nhà cửa trong thành phố phần lớn vẫn mang vẻ nghèo nàn xưa.
Buổi sáng sau hôm đến, tôi dậy sớm dự một lễ địa phương lớn và hội chợ Thát Luồng. Đây là lễ hội tôn giáo hàng năm lớn nhất tại thủ đô với buổi lễ truyền thống Phật giáo tại điểm du lịch nổi tiếng nhất của thành phố: Thát Luồng (mang ý nghĩa là “Cái Tháp Của Mọi Người”). Từ 6 giờ sáng mọi người đã ăn mặc quần áo đẹp đem hương hoa và thức ăn đến cúng dường các vị sư, từ các bậc cao tăng đến những chú tiểu đã từ mọi nơi về tụ họp ở Viêng chăn. Buổi lễ được cử hành rất trang trọng với sự có mặt của các nhà lãnh đạo chính phủ trong lễ dâng hương truyền thống mở đầu, tiếp nối bởi tục lệ rất đẹp là dân chúng quỳ xuống dâng thức ăn gồm cả chay lẫn mặn (theo quan niệm Tiểu thừa Phật giáo) bỏ vào bình bát của các nhà sư ngồi dài theo các bờ tường với màu áo cà sa vàng rực rỡ khắp vùng đất thiêng này. Hội chợ được tổ chức khá thành công và làm tăng thêm không khí tưng bừng của lễ hội, cho thấy sự an vui phấn khởi và nếp sống thanh bình của nhiều tầng lớp dân chúng xứ Lào vốn mang danh là hiền hòa trong mắt du khách.

Thăm khu tam giác vàng
Ở Lào hai lần, lần trước trên bốn năm và lần này, tôi vẫn nghe nhiều huyền thoại về khu tam giác nổi tiếng này. Với ba cạnh tam giác gồm các nước Thái Lan (cạnh nơi tôi đang đứng nhìn), phía tay phải là cạnh do nước Lào và tay trái là cạnh do nước Miến Điện (trước là Burma nay đổi là Myanmar). Tôi vẫn ngần ngại không dám đến vì nghe nói từ nhiều năm trước đây là vùng hoạt động náo nhiệt của tổ buôn thuốc phiện và cần sa cũng như vũ khí. Đặc biệt là huyền thoại về một tay người Miến –Khun Sa-- trước đây đã lập một đại bản doanh gồm cả ngàn quân canh khu sản xuất chế biến thuốc phiện ở Mea Sa và là nguồn cung cấp khối lượng cần sa chính cho Tam Giác Vàng để bán sang các thị trường Âu Mỹ qua các nước Lào, Campuchia và Thái Lan. Nhưng bây giờ vì tuổi già tay đó đã chính thức đầu thú với chính phủ Miến và hiện được cung cấp một khu biệt thự lớn ở ngay thủ đô Yangon để “an hưởng tuổi vàng” với gia tài là khối vàng và tiền bạc tích tụ kếch sù. Từ đó các hoạt động sản xuất buôn lậu thuốc phiện cũng bớt đi và khu này đã từ từ được biến thành khu du lịch gồm vài khách sạn ở biên giới phía Thái Lan và khách sạn Paradise Resorts ở biên giới phía Miến Điện được chiếu cố thường xuyên vì có sòng bài “Casino Golden Triangle” được chính phủ Miến cho phép mở với nguồn vốn Thái Lan. Còn phía kia của Lào thuộc tỉnh Bokeo vẫn chưa có khách sạn hay đường sá mở mang.

Sông Mekong tại khu Tam Giác Vàng, phía bờ Thái Lan.
Vài hôm sau dịp cuối tuần, mấy người bạn Lào cho biết có quen một nhóm doanh nhân từ Malaysia định sang khảo sát vùng này để xin mở casino lớn ở vùng biên giới Lào và rủ tôi đi cùng xem cho vui. Tôi mừng rỡ gia nhập nhóm này vì từ lâu muốn đặt chân đến xem “miền đất huyền thoại” này. Chúng tôi khởi hành từ 7 giờ sáng ở Vientiane lái xe vượt chiếc cầu sang vùng biên giới Thái ở Nongkhai rồi đi Udon Thani, trực chỉ phía Tây Bắc về hướng Chieng Rai là đỉnh địa đầu của Thái Lan tiếp giáp Tam Giác Vàng, đi thêm 40 cây số nữa là đến vùng ranh giới của ba nước. Chuyến đi cười nói khá vui làm quên đường dài trên 10 tiếng. Lúc đến khách sạn thì trời đã tối mặc dù mới hơn 6 giờ chiều.

Chúng tôi mặc áo ấm vì trời khá lạnh độ 15 0C, lấy xe bus đi 5 phút chuyển sang một chuyến đò đi thêm 5 phút nữa để vượt một nhánh nhỏ và cạn của con sông nổi tiếng Mêkông là sang đến bờ khách sạn Paradise Resorts của xứ Miến. Lúc đầu có hơi thất vọng vì trông khu này quá nhỏ và trời tối đen xì chỉ nhìn thấy khu rừng âm u dày đặc bên cạnh khách sạn và con sông chỉ có đoạn ngắn nhỏ. Sang đến khách sạn thì chỉ có vài phòng đánh bài nhỏ đông nghẹt nhóm khách Á châu ngồi đánh baccarat.

Nhưng buổi sáng thức dậy, nhìn từ hàng hiên phòng khách sạn mới thấy vẻ đẹp thiên nhiên huyền bí của khu Tam Gíac Vàng này. Bên trái là khu rừng dày điểm thêm những rặng chuối, nhìn xa là những mái ngói đỏ của khu sòng bài xứ Miến và bên phải phía Lào chỉ có rừng núi cao nổi bật và hàng cây dài nằm bên kia dòng Mêkông nhiều chỗ đã cạn nước có thể đi bộ sang bờ xứ Thái. Cho thấy sự thiếu mở mang của Lào so với nước bạn láng giềng. Nhưng bây giờ với cố gắng của nhóm doanh nhân Malaysia này để xin một giấy phép mở casino mong thu hút thêm khách du lịch và tiền thuế do sòng bài mang lại, sự mở mang sẽ đến nhưng có phải trong chiều hướng mong muốn không?

Chế biến heo sữa quay từ thịt chuột cống

MADE IN TÀU CỘNG :
Chế biến heo sữa quay từ thịt chuột cống
*
Trên một số diễn đàn gần đây, hình ảnh những con chuột được biến hóa thành... heo sữa quay dưới đây khiến đông đảo độc giả thêm quan ngại về tình hình an toàn thực phẩm hiện nay. Tuy nhiên, căn cứ vào một số bức hình có thể thấy đây là những hình ảnh có nguồn gốc từ Tàu cộng

Bước 1, làm sạch nguyên liệu chuột!
Sau đó, ngâm 1 ít thuốc tẩy Javel cho da thịt của chuột thêm trắng tươi mơn mởn và lấy chùi xoong chà sạch sẽ nhé…


Phơi thịt Chuột cho ráo nước...


Chặt ra làm từng miếng nhỏ cho dễ nhìn bắt mắt và vừa ăn…
Ướp thêm 1 ít gia vị: hành, tiêu, tỏi, ớt mọi thứ 1 chút,cho nhiều bột ngọt để mất đi cái mùi của chuột


Bắt chảo dầu nóng, thật nóng, cho thịt chuột ướp sẵn vào chiên dòn…


Vớt ra ướp với nước sauce và chiên lại 1 lần nữa…
Và thế là bạn đã có món heo sữa Bắc Kinh từ chuột cống thơm ngon béo ngậy...
Dọn ra dĩa, và sắp xếp cho thật là bắt mắt như thế này...

Thế là đã có có món thịt chuột cống thật là ngon, không thua gì thịt heo sữa quay…

NGUYỄN CAO KỲ

NGUYỄN CAO KỲ ( bài 1)
Câu nói này hình như tôi nghe thấy quen quen. Thì ra, trước anh Liệu, đại úy Nhơn, đại úy Hưởng, đại úy Ngọc, Đại úy Huy phi đoàn tôi đã nói câu này quá nhiều “Sao mà tôi khổ với ông Thiếu úy này như thế….” Có lẽ thằng út này sinh ra suốt đời đi làm khổ Nghĩa Tử là Nghĩa Tận, viết về cái chết của NCK
Trường Sơn Lê Xuân Nhị

***
Như thế là mọi người đều đã biết, ông NCK đã về bên kia thế giới, hay nói văn hoa một chút, là đã tiêu diêu miền cực lạc, hay đã về Nước Chúa, hay nói một cách… không quân hơn, là đã cất cánh bay về một cõi trời vô định. Đây là lần đầu tiên tôi dùng tiếng “Ông” để gọi NCK kể từ khi ông ta về Việt Nam quỵ lụy và ăn mày bọn Việt Gian Cộng Sản. Tại sao tôi lại dùng tiếng ông như thế? Xin thưa, Nghĩa Tử là Nghĩa Tận. Ông Kỳ chết rồi, mình không nên làm nhục một cái thây ma, bôi nhục một xác chết, một đống thịt già … thầm lặng không còn khả năng để tự vệ cho mình. Người Quốc Gia mình hơn bọn Việt Gian Cộng Sản ở chỗ đó.

Nghe tin ông Kỳ chết, tôi chẳng vui mà cũng chẳng buồn. Chẳng vui bởi vì tôi biết NCK, giống như bạn, như tôi, trước sau gì thì cũng phải ngủm củ tỏi mà thôi. Dĩ nhiên, nếu NCK chết cách đây chừng 20 năm thì đã là một cái chết bình thường, lịch sử ngàn năm sẽ ghi NCK là một cựu Thủ tướng, cựu phó Tổng Thống của VNCH, dù chẳng làm được con mẹ gì cho tổ quốc ngoài việc ăn nhậu và phá thối, nhưng ít nhất cũng đã không phản bội anh em, bạn bè, chiến hữu. Tôi chẳng buồn vì thế giới này thiếu đi một thằng Việt gian như NCK thì là một chuyện mừng chứ không phải chuyện buồn.

Nghe tin NCK ngủm củ tỏi, tôi ngồi thừ, như đã nói, chẳng vui chẳng buồn, làm chừng chục lon bia và tự hỏi lòng mình, tại sao tôi lại khinh ghét NCK đến thế. Tại sao trong cả cái Quân Chủng Không Quân của tôi, anh hùng đầy dẫy, chỉ có mình tôi, một anh Thiếu Úy quèn, một thằng út nhỏ bé của phi đoàn 114, đứng ra chửi NCK, đại diện quân chủng Không Quân to lớn của tôi đi xin lỗi mọi người về cái hành động ô nhục của NCK. Và cuối cùng, tại sao, có vài người lại còn bênh vực NCK như thằng chó đẻ ĐVA và vài thằng không quân khốn nạn khác. (chúng  mày rồi sẽ biết tay tao.)

Trước hết, xin nói thật rằng, giống như bao nhiêu phi công trẻ của QLVNCH những ngày chưa mất nước, NCK ngày xưa là thần tượng của tôi. Tôi thích cái tính khí ngang tàng, hào phóng, có sao nói vậy của NCK. Dĩ nhiên, chúng tôi đều biết, NCK chẳng có đầu óc gì lắm, nói nhiều làm ít, nhưng tuổi trẻ là tuổi của tha thứ, hào hùng, chúng tôi chẳng để ý đến những chuyện này, thậm chí, còn nghĩ như thế mới là tốt, mới là… Không Quân.

Năm 1984, thành phố NEW ORLEANS tổ chức Lễ Thượng Kỳ, treo cờ Quốc Gia trước Tòa Thị Chánh thành phố, hội cựu quân nhân chúng tôi có mời NCK về tham dự. Chúng tôi đã tổ chức vô cùng chu đáo. Xuống phi cơ, Kỳ được mời vào phòng VIP và sau đó lên xe Limo, được cảnh sát với xe mô tô hộ tống chở về khách sạn sang trọng nhất thành phố nổi tiếng ăn chơi này. Ngày xưa Tào Tháo đãi Quan Công ba ngày một đại yến, mỗi ngày một tiểu yến, nhưng anh em chúng tôi đãi NCK mỗi ngày ba đại yến, luôn luôn có Cognac XO và sơn hào hải vị quý nhất của thành phố NEW ORLEANS do chính những anh em đi biển đem về.

Có lẽ kể từ khi sinh sống tại Mỹ, đây là lần đầu tiên Kỳ được tiếp đãi trang trọng như thế.

Dĩ nhiên, Kỳ chẳng bao giờ hiểu được rằng cảnh sát Mỹ chẳng bao giờ sách xe mô tô đi hộ tống cho ai nếu không được trả tiền, chẳng có khách sạn sang trọng nào cho người ở miễn phí, chẳng có nhà hàng nào cho chúng tôi ăn free vì sự có mặt của NCK.

Chúng tôi phải trả tiền và những số tiền này là những đồng tiền mồ hôi nước mắt của anh em chúng tôi đóng góp. Anh em chúng tôi, những người đi làm lao động đầu tắt mặt tối thì lương ba cọc ba đồng, những người làm văn phòng thì lương lại càng ít hơn, thêm vào đó, còn bill nhà, bill cửa, vợ con một đống, nhưng cũng ráng đóng góp, chỉ hy vọng mình có thể làm được việc gì đó cho quê hương. Ngày lễ, anh em chúng tôi ngồi tuốt phía dưới xa, nhìn Kỳ ngồi trên hàng ghế danh dự, ăn nói với những tai to mặt lớn của thành phố, chúng tôi lấy làm hãnh diện vô cùng. Ai khinh tướng chúng tôi thì có quyền khinh, nhưng chúng tôi không khinh tướng của chúng tôi.

Kỳ lúc ấy quả thật là một thần tượng của anh em chúng tôi. Báo chí truyền hình phỏng vấn, Kỳ trả lời bốp chát, cứ y như ngày nào ở Việt Nam. Mãi sau này, khi coi lại những cái clip, tôi mới đau đớn nhận ra rằng những lời tuyên bố của NCK toàn là bố láo, chẳng ra đâu vào đâu, toàn là nhắc nhở đến một thời quá vãng cũ, tự đánh bóng mình một cách hợm hỉnh, chẳng có liên quan gì đến chuyện vinh danh QLVNCH như anh em chúng tôi hằng mơ ước.

Có thể, có người bảo, tại mấy ông ngu nên mới đón tiếp NCK long trọng như thế chứ ông ấy đâu cần mấy ông đón tiếp đâu. Câu trả lời là: Đúng, có thể chúng tôi ngu, nhưng người lợi dụng cái ngu ấy của chúng tôi thì thật đáng phỉ nhổ. Chúng tôi ngu vì tình thương Tổ quốc. Ngu vì chúng tôi còn biết làm người, còn có lương tri, biết liêm sĩ, biết nhục là gì. Hơn nữa, tuổi trẻ là tuổi của tha thứ và hy vọng. Chúng tôi hy sinh và chẳng bao giờ tính toán. Nếu biết tính toán một chút thì ngày xưa, tôi, 17 tuổi đã không bỏ nhà đi lính. Nếu biết tính toán một chút thì tôi đã không xông pha giữa hòn tên mũi đạn, bay một ngày 8 tiếng đồng hồ, để kết quả là bị kéo về phi đoàn nhốt tù vì tội “bay quá thấp, coi thường mạng sống của phi hành đoàn” (chuyện này xin hỏi phi đoàn trưởng của tôi, trung tá Tám khóa 17 Dalat hiện ở Orange County, Cali, xem thử ổng nhốt tôi bao nhiêu lần vì những tội gì? Muốn biết thêm thì hỏi ĐU Hưởng ở Canada, DU Nhơn ở Orlando, FL-- Và nếu hỏi thì xin hỏi luôn, những huy chương của tôi trong 4 năm trời lăn lộn ở những chiến trường đẫm máu nhất, nhiều khi tàu bị bắn rách phải bỏ vì không vá được, ai đã lấy hết mà chỉ để cho tôi một cái Phi Dũng Bội Tinh là một cái không ai có thể ăn cắp được vì có tên tôi. Hỏi luôn thiếu tá Lý Bửng, trưởng phòng HQ phi đoàn 114, họp hành quân phi đoàn, tuyên bố một câu xanh dờn như sau: Chúng tôi mất công điều động các anh đi bay, chúng tôi phải được chia sẽ những huy chương của các anh. Ai bảo phi công QLVNCH hào hoa phong nhã hay sung sướng ? Không có đâu, chỉ toàn là mồ hôi, máu và nước mắt mà thôi, quí vị ơi. Nhưng vì tổ quốc, chúng tôi chẳng phiền hà gì. Chúng tôi chấp nhận chịu thiệt thòi để cho dân tộc được hạnh phúc. Đơn giản như thế thôi.)

Sau lần đến thành phố NO, NCK đâm ra yêu thành phố quê mùa nghèo hèn này. Cũng dễ hiểu thôi bởi vì Kỳ đã bị những chỗ khác tẩy chay, trong khi đó, dân NO chúng tôi vốn quê mùa dốt nát và… chẳng biết mẹ gì ngoài chuyện lo cho gia đình đầy đủ êm ấm, đón tiếp Kỳ như một ông vua. Thêm vào đó, như ai đã nói, trong thế giới mù thì thằng chột là vua. Kỳ muốn làm thằng chột trong thế giới mù người Việt Nam của thành phố NO. Thế là Kỳ khăn gói quả mướp dọn về NO ở.

Kỳ dến NO với hai bàn tay trắng, và mọi người, ai cũng biết như thế. Nhưng không sao, tiền bạc là thứ nhỏ, Kỳ mới là quan trọng. Tôi không bao giờ quên được đêm ThanksGiving năm ấy tại nhà hàng ChinaTown của Đại Tá An …

Đêm hôm ấy Kỳ mặc đồ quân phục Đại Lễ Không Quân màu trắng, đeo hai sao, ngồi bên cạnh tướng Westmoreland mặc thường phục. Kỳ nói không bao giờ ngừng, trong khi tướng Westmoreland chỉ mỉm cười yên lặng. Hội Cựu Quân Nhân ngày ấy giao cho tôi trọng trách bảo vệ an ninh cho NCK. Khỏi cần phải nói, tôi làm tròn bổn phận mình.

Sau lễ chào cờ, Kỳ và Westmoreland ngồi xuống trên bàn ghế danh dự trên cao, nhìn xuống dưới, nơi khoảng 300 thực khách đang ngồi. Không hiểu tại sao, lúc ấy Kỳ có vẻ mặt không vui. Tôi đến bên Kỳ và hỏi, “Mọi chuyện OK không Thiếu tướng?”

Kỳ nói ngay:

-Anh lấy cho tôi chai rượu.

Lúc ấy tôi mới nhận ra là ban tổ chức đã quên bỏ chai rượu cho bàn danh dự. Tôi nói liền “Thiếu tướng chờ chút, em đi lấy cho.”

Tôi liền đi hỏi “Chai Rượu cho ông tướng” nhưng chẳng ai có. Thế là tôi đành phải phóng ra ngoài, trời đêm ấy lạnh, vạn vật đóng băng, chạy bộ đi kiếm cho Kỳ chai rượu. Tôi chạy cỡ 5 block đường, lạnh quá nên… teo mẹ nó chim, tay chân run cầm cập, cây 9mm trong bụng xém rớt xuống đất mấy lần mới nhìn thấy một cái tiệm chạp phô nhỏ. Đây là tiệm chạp phô bán cho người nghèo nên tôi kiếm tới kiếm lui chỉ thấy được chai Hennessy VS, tức là loại rượu rẻ tiền. Tôi biết khẩu vị của Kỳ phải là thứ XO thượng hạng, nhưng chẳng biết làm sao hơn đành mua đại. Tôi ôm chai rượu chạy giữa trời, chim lại teo vì trời lạnh quá, nhưng tự nhủ rằng dù … teo chim nhưng mình cũng làm tròn bổn phận của một người lính với vị chỉ huy cũ.

Tôi trở về, hí hửng đem chai rượu để trên bàn, chờ đón một lời khen. Nhưng khi nhìn thấy chai rượu, có lẽ vì không phải là thứ XO như Kỳ thích, Kỳ nhăn mặt lại, chẳng thèm nói một lời cám ơn. Tôi cũng chẳng buồn vì nghĩ rằng Kỳ bận rộn với những việc lớn nên không có thì giờ cho những chuyện nhỏ như chuyện cám ơn vớ vẩn một tay Thiếu úy vô danh.

Kỳ ở nhà Đại tá Ân. Lúc ấy (1985) đại tá Ân làm chủ nhà hàng Chinatown, tiền bạc rủng rỉnh, bạn bè thì có những tai to mặt lớn như NCK, đàn em thì có những tay nổi tiếng như Lý Tống (LT), Tương Sĩ Lương, (TSL) Lê Hồng Thanh… tối thứ sáu thứ bảy tổ chức văn nghệ gọi là Đêm Làng Văn, thu cả chục ngàn đô la một đêm. Đại tá Ân còn yểm trợ cho Trương Sĩ Lương ra tờ báo “Tiếng Nước Tôi”, tờ báo đầu tiên của thành phố NO. (Lúc ấy tôi mới chập chững cầm bút, viết mấy bài, tốn bao nhiêu tô phở cho TSL nhưng bài chẳng bao giờ được đăng. Dù không được đăng bài, nhưng được đi ăn nhậu với nhà báo TSL làm tôi cũng thấy an ủi phần nào.) Người bạn tâm huyết của Kỳ lúc ấy là LT. LT vượt biển, báo Reader Digest có đăng chuyện này, trở thành ngôi sao sáng. LT đang đi học nhưng cứ bị Kỳ gọi tới, rủ đi nhậu.

Đùng một phát, tôi nghe NCK mở vựa bán tôm ở Houma. Trước khi viết thêm, tôi xin nói về chuyện tôm cá ở NO…

Năm 75, rất nhiều người tị nạn gốc Phước Tỉnh,vốn sống bằng nghề đánh tôm đánh cá, đã định cư tại thành phố này. Họ chịu khó nên chẳng bao lâu trở thành giàu có, lợi tức hàng năm lên đến vài trăm ngàn đô la hoặc triệu đô la là chuyện thường. Nhưng, ít ai biết được rằng, người đánh cá giàu, nhưng người chủ vựa tôm cá còn giàu gấp trăm lần. Chủ vựa mua tôm với giá, ví dụ, 1 đô la, họ đem bán ra thị trường gấp 5 giá này. Mỗi một ngày, mua về cỡ 100 ngàn cân, bán đi, bạn làm con tính thì sẽ biết số tiền lời nó như thế nào.

Mới nhìn qua thì ai cũng phải công nhận, Kỳ quyết định ra mở vựa tôm là một quyết định khôn ngoan. Vấn đề ở đây, quan trọng nhất, Kỳ chỉ có hai bàn tay trắng, lấy tiền ở đâu ra để mở? Kỳ may mắn ở chỗ có thằng phó giám đốc nhà băng người Mỹ ngày xưa là THỦY QUÂN LỤC CHIẾN Mỹ, biết Kỳ, nên đứng ra yểm trợ, cho Kỳ vay tiền, tôi nghe nói là 1 triệu đô la. Kỳ lại kêu gọi anh em Không Quân đóng góp, hùn vốn, hứa hẹn đủ thứ.

Thế là anh em Không Quân Việt Nam đùng đùng đóng góp, kẻ vài trăm, người vài ngàn. Đau đớn một điều là bây giờ, nếu ai về NO hỏi người Không Quân, lần ấy bạn mất cho NCK bao nhiêu thì chẳng ai dám nói sự thật.

Nghề làm chủ vựa, coi dễ nhưng khó vô cùng. Thường thì những chủ vựa là cha truyền con nối. Muốn lấy lòng những thuyền đánh tôm, họ phải chứa xăng dầu, nước đá, đồ ăn thức uống đầy đủ để khi tàu cặp bến, họ bán tôm xong là có xăng dầu, nước đá, đồ ăn thức uống đi liền cho chuyến tới. Vì nghề chủ vựa là nghề béo bở, cho nên, để cạnh tranh nhau, nhiều khi chủ vựa còn chứa cả gái điếm, cần sa ma túy bán cho người đánh cá.

Kỳ làm sao hiểu được những chuyện này. Lại còn huyênh hoan tuyên bố, chúng nó phải bán tôm cho tôi vì tôi là NCK. Nhưng, thành thật mà nói, Kỳ cũng nghĩ đến vấn đề PR chứ. Giải pháp PR của Kỳ là kéo thằng Đặng Văn Âu (DVA) từ Houston về ra tờ báo “Ngư Phủ”. DVA gặp tôi, nhờ tôi chỉ bảo về việc muốn đặt một giàn máy điện toán đánh được chữ Việt để làm tờ Ngư Phủ. Tôi bảo, ông giao cho tôi 3 ngàn đô la, tôi thiết trí cả máy in, là xong việc. DVA không giao cho tôi mà tự làm lấy, và bill cho Kỳ, tôi nghe nói, khoảng 10 ngàn đô la. Giống như Việt Gian Cộng Sản, chúng nó ăn cướp lẫn nhau.

Ngày tờ “Ngư Phủ” ra đời, tại nhà anh Toàn Huế, DVA khoe tôi tờ báo Ngư Phủ số một. Tôi xem qua, chút xíu nửa thì ói, cười, nửa đùa nửa thật, bảo: “Nếu tôi là tướng Kỳ, tôi ra copy chừng vài trăm cuốn video XXX về phát cho ngư phủ, may ra họ còn nhớ đến tướng Kỳ mà bán tôm cho ổng. Dân ngư phủ làm gì biết đọc mà anh lại làm báo?” DVA bảo, ông say rồi. Tôi bảo, người say mới dám nói sự thật. Cả bàn cùng cười.

Tờ báo Ngư Phủ ra được số thứ hai thì NCK khai phá sản. DVA âm thầm về lại Houston, dĩ nhiên, không quên đem theo bộ computer 10 ngàn đô la theo. Thằng phó giám đốc nhà băng người Mỹ bị mất việc, và không biết bao nhiêu anh em không quân bị mất tiền.

Tôi không gần gủi Kỳ nên không biết tại sao Kỳ khai phá sản, nhưng sau đây là suy luận của tôi:

1/ Trên cõi đời này, làm việc gì cũng thế, từ việc rửa một cái chén nhỏ cho đến việc coi sóc một công ty to lớn, người ta phải có sự cố gắng, biết chịu khó làm việc. NCK là loại người biếng nhác, nói thì hay nhưng không bao giờ dám thò tay ra làm một việc gì. Kỳ mở vựa tôm, đúng ra thì phải có mặt từ lúc sáng tinh mơ, đôn đốc nhân viên chùi rửa vựa, tiếp đãi khách hàng, đàng này, Kỳ cứ ở lì ở thành phố NO, ăn nhậu chè chén, giao hết mọi việc cho đàn em, sáng 12 giờ mới bước ra khỏi giường, chiều 7 giờ đã bày tiệc rượu, hỏi vựa cá nào còn có thể sống được.

2/ Đàn em của Kỳ toàn là thứ ăn hại, giết Kỳ sau lưng Kỳ nhưng Kỳ không hề biết. (Như thằng DVA chẳng hạn. Nó càng bênh vực Kỳ thì người ta càng ghét Kỳ.)

3/ Kỳ là một con người giỏi mồm miệng nhưng ngu dốt, không có đầu óc.

Nhưng không sao, những chuyện này là những chuyện có thể tha thứ được. Ai mất tiền đau khổ thì cũng coi như mình đi buôn, không gặp thời, đành chịu. Tôi bắt đầu đòi uống máu NCK khi nghe tin Kỳ chơi luôn con vợ của bạn mình, vợ của đại tá Ân là bà Kim. Tôi có ông anh kết nghĩa là BS Liệu dân nhảy dù, dạy tôi một câu như sau: “Vợ của bạn là mẹ của mình.” Anh Liệu khỏi cần dạy, tôi cũng biết những điều căn bản này của giang hồ.

Nói tới anh Liệu và NCK, tôi phải kể một chuyện như sau.

Một ngày, anh em chúng tôi hẹn nhau ở Houston để ăn nhậu, nhưng bị thất lạc. Mãi cho đến gần tối, anh Liệu mới liên lạc được với tôi. Anh Liệu cho địa chỉ nhà của ông Quế (Ai không tin cứ hỏi Cò Quế Houston kiểm chứng cho việc này). Chúng tôi đi nhưng vừa đi vừa chửi thề vì đường xa quá. Đến nơi mới nhận ra rằng mình đang bước vào một cái lâu đài chứ không phải là nhà. Bước vào nhà, tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy NCK đang ngồi chểm chệ ở ghế chính của bàn tiệc, chung quanh NCK là một lô toàn những người lạ mắt (sau này tôi mới biết toàn là BS, bạn anh Liệu ở bên Âu Châu qua). Tôi quay lui bỏ đi về. Anh Liệu chạy theo, hỏi tôi sao thế. Tôi bảo, “Em không muốn ngồi chung với thằng ăn cắp vợ bạn.” Anh Liệu năn nỉ tôi bảo, “Thôi, chuyện ông Kỳ lấy ai và lỗi của ai thì mình chưa biết, nhưng anh em tề tựu cả đây, em bỏ đi về coi kỳ quá.”

Nễ lời người hùng Charlie, tôi đành trở lại ngồi xuống, nhưng chọn một góc bàn, nơi cuối cùng của bàn tiệc, không thèm nhìn NCK. Lúc ấy tôi đã có chút ít tiếng tăm, viết được vài cuốn sách, cho nên thiên hạ sau khi nghe tên tôi thì liền bu xuống ngồi gần tôi để hỏi chuyện. Chẳng có ai còn để ý đến NCK nữa. Nửa tiếng đồng hồ sau, Kỳ bị bỏ cô đơn liền gọi tôi:

-Này anh, nghe nói anh ngày xưa là phi công hở.

Dĩ nhiên, Kỳ đã quên mất chuyện tôi đã chạy 5 block đường lấy cognac cho Kỳ uống. Tôi trả lời:

-Đúng. Ngày xưa tôi là phi công của QLVNCH.

-Tại sao anh có vẻ làm lơ với tôi.

Tôi nói thẳng:

-Tôi không muốn nói chuyện với thiếu tướng.

-Tại vì sao?

Bàn rượu căng thẳng. Anh Liệu ngồi sát bên tôi, cứ bấm vào đùi tôi lia lịa, bảo nhỏ:

-Chú mày cương quá, không được.

Tôi trả lời:

-Thôi thì bây giờ như thế này. Nếu thiếu tướng trả lời được ba câu hỏi của tôi, tôi sẽ nói chuyện với thiếu tướng.

Tôi để ý lúc ấy Cò Quế nhìn tôi mặt hằm hằm, chỉ chực ăn tươi nuốt sống, nhưng tôi đéo ngán. Nhà của ông thật, nhưng ông muốn chết với tôi thì tôi sẵn sàng chết với ông liền tại chỗ, một đổi một. Hơn nữa, đời người trước sau chỉ một lần chết mà thôi.

Nhưng NCK lại cười, nói:

-Anh muốn hỏi thì cứ hỏi đi.

-Thứ nhất, thưa thiếu tướng, đàn anh có được quyền lấy vợ của đàn em hay không?

Mọi người khựng lại, không ai ngờ câu hỏi của tôi lại như thế. Tội nghiệp anh Liệu, lại bấm vào đùi tôi, háy hó đử thứ. Rồi anh than:

-Mẹ, sao mà tôi khổ với ông Thiếu úy này như thế…đàn anh. Nhưng ngày xưa là Không Quân nói, mãi đến bây giờ mới có ông Nhảy dù nói như thế. Vấn đề là, biết tôi làm khổ mấy ông, nhưng mấy ông không bao giờ bỏ tôi được, tôi chẳng biết vì sao.

NCK trả lời, tự nhiên và lưu loát:

-Ồ, thì anh muốn nói đến chuyện tôi và bà đại tá Ân chứ gì. Bà Ân ly dị chồng, tôi ly dị vợ, chúng tôi yêu nhau, cưới nhau…

Câu trả lời quá hay. Tôi lại hỏi:

-Thằng Bùi Tín là cái gì mà thiếu tướng lại đi nói chuyện với nó?

Kỳ giơ tay ra:

-Ô, tôi đang ăn phở, hắn ta ngồi vào ngay trong bàn ăn, cậu hỏi tôi không nói chuyện với hắn thì sao?

Anh Liệu lại bóp đùi tôi, ngầm bảo câm họng lại. Tôi nói:

-Câu hỏi cuối cùng, thưa thiếu tướng, thiếu tướng định nghĩa cho tôi nghe coi Liêm Sĩ là gì?

Mọi người lại trắng mặt. Anh Liệu lại khổ sở hối hận vì đã trót dại gọi tôi tới đây. Nhưng NCK nói ngay:

-Làm người có liêm sĩ là sống thế nào không thẹn với trời, không hổ với đất….

Kỳ nói một thôi, toàn là những lời lẽ trong chuyện tàu mà ai cũng biết. Sau đó, không khí trở nên nặng nề, Kỳ đứng lên bỏ về. Mọi người ra xếp hàng bắt tay tiễn đưa Kỳ, ngoại trừ tôi và anh Liệu. Tôi thương anh Liệu tôi chỗ đó. Anh có thể bắt tay Kỳ, nhưng anh thấy thằng em hăng máu quá, anh ngồi lại với thằng em, cùng chịu khổ với thằng thiếu úy không quân. Nhảy dù hay ở chỗ đó.

Tất cả những chuyện này, đều có thật 100%, ai muốn biết rõ hơn thì xin gọi điện thoại cho Cò Quế, người bạn già của tôi, hiện đang ở Houston. Này ông cò Quế, lần sau tôi xuống Houston, ông có dám mời tôi về cái lâu đài của ông để ăn nhậu không?

Ngày đó, dù Kỳ làm gì đi nữa thì tôi vẫn gọi Kỳ là tướng. Cho đếh khi Kỳ biến mất khỏi NO và về Việt Nam làm một thằng Cộng Nô. Lúc ấy tôi bắt đầu gọi Kỳ là thằng. Xin lỗi, người tôi ngưỡng phục nhất trong đời tôi là thân phụ, nhưng nếu thân phụ theo VC thì tôi cũng sẵn sàng giết chết người,uống máu rồi tự sát,nói gì đến chuyện thằng Kỳ lở loét. Ai sợ chết, tôi lại khoái nhìn thẳng vào sự chết. 17 tuổi, mặc áo lính rộng thùng thình, tôi dơ tay thề, chấp nhận chết cho quê hương. 60 tuổi, tôi nghĩ, nếu mình chết, mình nên đem vài thằng VC hay Việt gian chết theo mình. Chết một mình là chết ngu, chết vô ích. (Nói đùa thôi, ai ngu gì chết) Không có gì quan trọng và cao quí hơn tổ quốc mình. Tôi đã viết nhiều bài nói về chuyện này, viết thêm cũng chỉ là thừa. Nghe tin Kỳ chết, như đã nói, tôi chẳng vui chẳng buồn, nhưng xin quí vị hiểu cho tại sao tôi gọi Kỳ là thằng.

Nhưng thôi, bây giờ, như đã nói, nghĩa tử là nghĩa tận. Người anh hùng không đánh kẽ không còn tự vệ được cho mình. Tôi xin cúi đầu chúc linh hồn Kỳ được tiêu diêu miền cực lạc. Kể từ giờ phút này, tôi gọi NCK là ông Kỳ, thay vì là thằng Kỳ.

Nhưng tôi có lời nhắn cho thằng khốn nạn DVA, đừng có đem thây ma của thầy mày để đánh bóng cho mày. Trước sau gì tao cũng gặp mày thôi (để tâm sự).

Trường sơn lê xuân nhị

ĐÊM TÂN HÔN


- CHUYỆN VUI

- Chuyện có thật !

Do Do Viet gửi tới. Cảm ơn anh Do Viet







Cô gái xinh đẹp này từng là đàn ông
Người mẫu xinh đẹp Alicia Liu, 25 tuổi, cơ thể với những đường cong hoàn hảo, nhưng, khi sinh ra, cô gái nổi tiếng này từng là một người đàn ông.
 

Hình ảnh Alicia trước và sau khi chuyển giới. Ảnh: Oddful.
Theo Oddful, gia đình và người thân hết lòng ủng hộ việc Alicia phẫu thuật thay đổi hình dáng từ đàn ông thành phụ nữ khi 18 tuổi. Alicia hy vọng sẽ gặp được người ông có thể hiểu và yêu thương cô trọn đời. Hiện cô là người mẫu nổi tiếng trong làng thời trang Đài Loan.

Những bức ảnh tuyệt đẹp của giai nhân từng là đàn ông, ảnh trên Oddful:


CÔNG NGHỆ CHẾ CÀ PHÊ BẩN Ở XỨ VIỆT CỘNG

Bài diều tra của báo Phụ Nữ, do Tu Gia Pham gửi tói. Cảm ơn Tu gia Pham
Envoyé le : Dim 22 mai 2011, 1h 28min 58s
Objet : Fwd: Đặc biệt dành cho dân ghiền cà phê.

Mời quý độc giả thưởng thức cà phê từ xứ việt cộng. Quý vị nào thích cà phê Tây Nguyên hay các loại khác sản xuất từ xứ Việt Cộng thì có ngày đi xóm "Nhị Tỳ" sớm. Xin đọc tiếp dưới đây để biết rõ tại sao.


In bài

Công nghệ chế cà phê... bẩn ở xứ Việt cộng

09/05/2011 9:00

PN - Giá một ký cà phê nhân khoảng 50.000đ, sau khi chế biến sẽ cho ra 0,7kg cà phê bột, nhưng lại được nhiều hãng chào bán với giá chỉ từ 55.000 - 60.000đ/kg. Nếu tính các chi phí như nhân công, đóng gói, tiếp thị, vận chuyển… thì các hãng cà phê này chắc sẽ lỗ to. Vậy vì sao các hãng cà phê không những sống khỏe mà còn giàu lên trông thấy khi kinh doanh mặt hàng này?

Siêu lợi nhuận

Qua nhiều mối giới thiệu, chúng tôi tiếp cận được ông C. - một người có tiếng về kỹ thuật pha chế tại Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai). Chỉ nhấp một ngụm nhỏ cà phê, ông có thể phân biệt được công thức pha chế của các hãng cà phê với tỷ lệ bột bắp, đậu nành và hàm lượng hóa chất, phụ gia ra sao. Đặc biệt, ông còn có thể làm được một ly cà phê giống hệt màu sắc, hương vị của ly cà phê vừa uống thử. Cũng chính nhờ tiếng tăm trong nghề nên không ít hãng cà phê tại Đồng Nai, TP.HCM đã “đặt hàng” với ông. Tuy nhiên, do các chủ doanh nghiệp này vì lợi nhuận cao, đã đưa ra công thức pha chế với quá nhiều hóa chất độc hại nên ông từ chối thẳng.

Ông C. cho biết, nếu pha chế cà phê bằng bắp và đậu nành với tỷ lệ hợp lý thì sẽ chẳng có hại bao nhiêu cho người tiêu dùng, nhưng khi bắp và đậu nành được sấy cháy đen thành than, lại tẩm ướp thêm hóa chất vào, đóng gói và tung ra thị trường thì rất nguy hiểm cho sức khỏe. “Với giá cà phê như hiện nay, để sản xuất ra một ký cà phê bột (gồm: nhân công sấy, xay, đóng gói, bao bì nhãn mác…) ít cũng phải mất 100.000đ trở lên. Cà phê bột được chào bán giá từ 55.000 - 60.000đ/kg thì chỉ có bột bắp, đậu nành mà thôi” - ông C. khẳng định.



"Công nghệ" chế cà phê bẩn với mỡ công nghiệp, đường hóa học, hóa chất...
Để chứng minh, ông cho biết thêm: hiện giá bắp chỉ khoảng 8.000đ - 9.000đ/kg, đậu nành khoảng 13.500đ/kg. Với bột bắp, đậu nành mà bán 55.000đ - 60.000đ/kg thì giới kinh doanh cà phê “phất” nhanh là điều dễ hiểu. Lợi nhuận cao đã khiến các hãng cà phê đua nhau mọc lên và tung ra thị trường những sản phẩm rất bát nháo. Chìa cho chúng tôi cả chục loại cà phê đến tiếp thị, ông C. lắc đầu: “Có nhiều thương hiệu mà khi gọi vào số điện thoại in trên bao bì thì chỉ nghe… ò e í, hoặc truy ra là địa chỉ ma…”.

Hóa chất: bao nhiêu cũng có

Trong “cà phê bẩn”, ngoài cà phê - đậu nành - bắp còn có khoảng chục loại hóa chất, phụ liệu độc hại như: bột CNC (chất làm keo), chất tạo bọt trắng, caramen tạo mùi, tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hóa học, bột vani… Theo ông C., nếu không có những chất trên - được dân trong nghề mua ở “chợ hóa chất” Kim Biên (TP.HCM) - thì đậu nành, bột bắp không thể “hô biến” thành cà phê được.

CNC - chất làm keo cà phê
Trong vai một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập muốn “chế biến” cà phê bột từ bắp, đậu nành, chúng tôi ghé một cửa hàng bán hóa chất tại chợ Kim Biên. Một phụ nữ còn khá trẻ đon đả: “Yên tâm đi anh Hai, em để giá sỉ cho, loại nào cũng có. Chất CNC làm keo, đảm bảo cà phê khi pha sẽ có chất kết dính sền sệt nhìn rất bắt mắt; bột tạo bọt trắng cho vào một chút thì chỉ cần khuấy nhẹ là ly cà phê đầy tràn bọt ngay; caramen tạo mùi muốn đắng kiểu nào cũng được, mùi nào cũng có (mùi cà phê đậm, nhạt)…”. Nói rồi, cô ta tiếp tục giới thiệu các phụ gia “cao cấp” hơn mà chỉ dân trong nghề mới biết như: tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hóa học, bột vani…

Caramen tạo mùi, màu và vị đắng tự nhiên
Theo người phụ nữ này, tinh sữa (có màu trắng đục như sữa, sền sệt, được đóng vào can nhựa trắng), giá bán lẻ 120.000đ/kg. Tinh ca cao là phụ gia không thể thiếu (có màu nâu nhạt cũng được để trong từng thùng nhựa trắng) giá 350.0000đ/kg, loại này cho vào “cà phê” sẽ giúp cho bột có mùi thơm phức như loại thượng hạng thường chỉ có bán ở những quán cà phê sang trọng. Đường hóa học được đóng thành từng bịch, mỗi bịch 1kg (có thể dùng được cho cả tạ cà phê xay), nhìn bề ngoài trắng như những viên bột sắn dây, cho vào khi pha chế thì dù bột bắp, đậu nành cháy đen đắng cỡ nào cũng thành cà phê có vị ngọt, đắng tự nhiên. Ngoài ra, để pha chế, người ta còn cho thêm vào bột vani, làm cho bột cà phê thơm lừng…

Không chỉ vậy, để giảm chi phí, bột đậu nành, bắp sau khi đã sấy thành than thì đổ ra nền đất, trộn bơ (mỡ) công nghiệp (do Trung Quốc sản xuất, có giá chỉ 50.000 - 60.000đ/kg) vào, để bột được béo ngậy và thơm. Cũng là mỡ động vật (mỡ cừu) - chuyên để sấy cà phê có chất lượng - thì giá tới 260.000đ/kg. Công đoạn cuối cùng của “cà phê bắp, đậu nành” là đổ thêm chút hương liệu rượu rhum vào, giúp cà phê thêm đậm đà khi pha chế cho khách.

Cũng tại chợ hóa chất Kim Biên, biết chúng tôi chuẩn bị mở cơ sở chế biến cà phê, nhân viên một tiệm bán hóa chất khác mách nước: “Anh đã có bao bì sản phẩm chưa? Cứ đến tiệm K.T. (đường Trang Tử, P.14, Q.5) mà lựa mẫu”. Tiệm này đã thiết kế sẵn cả chục loại bao bì cực kỳ bắt mắt, rất đẹp với đủ trọng lượng khác nhau. Hầu hết cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thường đến đây để lấy hàng. Khi chúng tôi đến, nhân viên của tiệm cho biết, chỉ làm thấp nhất là năm ký (mỗi ký được 500 bao nhỏ loại 300g) với giá 135.000đ/kg. Mua bao xong, chủ nhân muốn in tên gì lên trên cũng được, chỉ cần đem đến tiệm in là xong…

Kinh hoàng xưởng chế biến

Từ một đầu mối khác, chúng tôi tìm đến xưởng chế biến cà phê của ông N.T.H. nằm sâu trong con hẻm thuộc P.Tân Hòa (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). “Cụm liên hợp pha chế cà phê” này có ba lò sấy, hai máy trộn với ba công nhân làm việc. Dù đây là cơ sở cung cấp một lượng “cà phê” lớn hàng ngày, nhưng nhà xưởng rất tuềnh toàng, nhếch nhác. Do toàn bộ công việc được “cơ giới hóa” nên không khí làm việc dù rất khẩn trương nhưng lại khá yên ắng, người ngoài khó mà phát hiện được.

Do được ông P. - một mối hàng quen của cơ sở này giới thiệu, chúng tôi không mấy khó khăn khi tiếp xúc với ông chủ của cơ sở. Sau khi kiểm tra qua lai lịch của chúng tôi, ông H. cho biết, ông đã làm nghề này hàng chục năm, hàng ngày chủ yếu là rang bắp, đậu nành, cà phê cho các mối quen. Ai đem đến thì rang rồi chở đi, bình quân mỗi ngày cũng vài trăm ký các loại.

“40.000đ/kg anh làm được không?”. Ông H. đáp: “Được, nhưng tỷ lệ 50-50 (nửa bắp, nửa đậu)”. Ông H. giải thích thêm: “Nếu làm đậu không hoặc bắp không cũng được, nhưng uống chối (dội) lắm”. “Thế 40.000đ/kg làm bằng đậu có lời không?” - tôi vặn. Ông N.T.H. lắc đầu: “Nếu bằng đậu nành không thì… lỗ to! Vì bây giờ một ký đậu nành đã 15.500đ, tẩm gia vị xong thì coi như… công cốc”. Ông hỏi tôi, hiện quán lấy hàng bao nhiêu? Tôi nói 60.000đ/kg, ông định lượng ngay: “Cao lắm thì 1,5 cà phê + 7 bắp + 1,5 đậu nành, thậm chí không có cà (cà phê)”.

Giữa lúc chúng tôi nói chuyện, một mẻ bắp cháy đen được các công nhân của ông H. cho ra lò. Sau khi đổ ụp xuống nền nhà, các công nhân này xịt một loại hóa chất có màu nâu, màu trắng rồi dùng… cuốc để trộn đều. Tiếp đến, hai công nhân cào cà phê vào một chiếc chậu cáu bẩn để đổ vào máy trộn. Sau khi đổ hết bắp sấy vào máy, ông H. đổ từng bịch caramen, chất tạo dính, đường hóa học vào để trộn đều. Chỉ trong vòng năm phút, mẻ bắp cháy đen đã được “hô biến” thành cà phê có màu nâu sẫm, bóng loáng và thơm phức, nhìn rất bắt mắt. Lúc này, thấy chúng tôi có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn do mùi hóa chất tẩm ướp cà phê bốc lên nồng nặc, ông H. bảo: “Chắc không quen, lại chưa có khẩu trang”. Ông đưa ngay cho tôi chiếc khẩu trang lớn, dày cộm, khoe: “Có đứa em ở công ty sản xuất ắc quy cho mới chịu nổi” (!).

Nhóm PV

Ông Trần Văn Ký - Giám đốc Công ty Dịch vụ tư vấn kỹ thuật an toàn thực phẩm Infosa TP.HCM, cho biết: khi bị rang cháy đen, bột bắp và đậu nành không còn giá trị dinh dưỡng nữa. Đồng thời, chúng sẽ sinh ra ít nhất 20 loại chất độc hại, trong đó có các chất: acrylamide, heterocyclic amines, HCAs... là những chất gây ung thư. Riêng chất CNC tạo độ dính, nếu là loại được sử dụng trong công nghiệp, có khả năng gây ung thư vì chứa nhiều tạp chất độc hại. Ngay cả loại dùng trong thực phẩm, nếu dùng quá liều cũng độc hại. Chất caramen, nếu được sản xuất từ đốt cháy đường thì cũng phát sinh những chất độc hại gây ung thư như các loại thực phẩm bị đốt cháy khác.

Thanh Khê (ghi)

BÁN NƯỚC CHO TÀU CỘNG RA SAO ?

VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC CHO TÀU CỘNG RA SAO ?

Bài của Tu Gia Pham gui tới. Cảm ơn Tu Gia Pham
VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC RA SAO ?

1) Lê Khả Phiêu bị Trung Quốc gài Mỹ Nhân Kế lấy cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc năm 1988 và sanh được một bé gái.

LKP không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều lần Trung Cộng gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 1 năm 1999. Đồng thời đòi đưa ra ánh sáng vụ nầy nếu LKP không hợp tác. Và buộc Lê Khả Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30 tháng 12 năm 1999.

2) Ngày 31 tháng 12 năm 1999 phái đoàn Trung Quốc cầm đầu do ông Tang Jiaxuan và tình báo TQ sang Việt Nam, họ gặp kín Lê Khả Phiêu bàn thêm về vấn đề hiến đất .

3) Ngày 25 tháng 2 năm 2000, Lê Khả Phiêu phái Nguyễn Dy Niên sang Trung Quốc. Nguyễn Dy Niên cho biết Lê Khả Phiêu đã đồng ý việc hiến thêm đất.

Trung Quốc nghe tin rất hoan hỉ mở tiệc chiêu đãi Nguyễn Dy Niên một cách nồng nhiệt với nhiều Cung Tần Mỹ Nữ ở nhà khách Diao-yu-tai ăn nhậu cùng ông Ngoại Trưởng Tang Jiaxuan .

4) Bộ Trưởng Trung Quốc Tang Jiaxuan gửi thư kín nhắn tin muốn gặp Bô. Trưởng CSVN tại ThaiLand khi ông viến thăm nước nầy. Ngày 26 tháng 7 năm 2000. Nguyễn Duy Niên đáp chiếc Air Bus bay từ phi trường Nội Bài vào lúc 6 giờ 47 sáng sang ThaiLand gặp Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc tại khách sạn Shangri-La Hotel Bankok phía sau phòng Ballroom 2. Cuộc gặp rất ngắn ngủi. Tang giao cho Niên một chồng hồ sơ đòi CSVN hiến thêm đất, biển trong hồ sơ ghi rõ TQ đòi luôn 50/50 lãnh hải vùng Vịnh Bắc Việt, đòi VietNam cắt 24,000 sq Km vùng biển cho TQ. Ngày 28 tháng 7 bộ chính trị nhóm chóp bu họp kín.

5) Sau hai tháng họp kín và bàn bạc. Bộ chính trị CSVN cử Phan Văn Khải qua gặp mặt Lý Bằng. Phan Văn Khải bay chuyến máy bay sớm nhất rời Việt Nam ngày 26 tháng 9 năm 2000 qua Bắc Kinh và được xe Limo chở từ phi trường Bắc Kinh về Quảng Trường Nhân Dân vào trưa hôm đó. Nhìn thấy mặt Khải tỏ vẻ không hài lòng và hoang mang về vụ hiến đất (Điều nầy chứng tỏ Khải không rõ chuyện nầy). Lý Bằng cho Khải biết là hai tay Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân đã gặp nhau 2 lần cho vụ hiến đất rồi. Lý Bằng ôm chặc PVKhải và khen Đảng CSVN làm việc rất tốt và ông cho biết là đã có Nông Đức Mạnh (lúc đó là chủ tịch Quốc Hội ĐCSVN) đã đi đêm sang Trung Quốc vào tháng 4 năm 2000 và Lý Bằng đã gặp lại Nông Đức Mạnh, vào tháng 8 năm 2000 ở New York Hoa Kỳ. Lý Bằng cho biết Nông Đức Mạnh phải được cử làm Bí Thư DCSVN sau khi Lê Khả Phiêu xuống, nếu không thì sẽ bị Trung Quốc "đòi nợ cũ" .

Khải trước khi về vẫn khước từ vụ hiến vùng biển VN và nói với LB là sẽ xem lại sự việc. Lý Bằng nhăn mặt bắt Khải ngồi chờ, vào gọi điện thoại, nói gì trong đó và trở lại nói là Chủ Tịch Giang Trạch Dân muốn gặp Khải tại Zhong-nai-hai và sau đó Khải được đưa đi gặp GTD và cho ông Zhu Rongji hù dọa Khải nói: Trung Quốc đã nắm trong tay Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh ...nếu không nghe lời TQ, Khải sẽ bị tẩy chay và coi chừng bị "chích thuốc". Khải cuối đầu và run sợ, sau đó đòi về. Trước khi Khải về, một lần nửa Giang Trạch Dân nhắn Khải gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh chứ không nhắc tới tên người khác trong Quốc Hội CSVN. Khải không được khoản đải như một vị quốc khách vì tính tình bướng bỉnh vì không nghe lời đàn anh .

6) Vào ngày 24 tháng 12 năm 2000 , Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao VN Lê Công Phụng được Trần Đức Lương phái âm thầm đến Trung Quốc gặp ông tình báo của Trung Quốc là ông Hoàng Di, ông nầy là cánh tay phải của Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc.

Ông ta nói tiếng Việt rất rành. Hai bên đã gặp nhau ở một địa điểm X gần biên giới Việt, (Tỉnh Móng Cái Việt Nam). Theo bản báo cáo cho bộ chính trị CSVN, ông Lê Công Phụng cho biết lúc đầu ông Hoàng Di vẫn khăng khăng đòi chia 50/50 với Việt Nam về vùng biển Vịnh Bắc Việt "Beibu Bay" đòi lấy luôn đảo Bạch Long Vĩ sau đó ông Phụng, được bộ chính trị dặn trước là xin lại 6% của Vùng biển gần khu vực Bạch Long Vĩ vì đã được lâu đời là của Việt Nam . Kết Qủa cuộc đi đêm Việt Nam còn lại 56% Vịnh Bắc Việt và mất đi 16,000 sq Km vùng vịnh cho Trung Quốc.

7) Ngày 25 tháng 12 năm 2000, Trần Đức Lương rời Hà Nội qua Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân và được đưa về Thành Bắc của Quảng Trường Nhân Dân, theo tài liệu lấy được của tình báo Trung Quốc. Trần Đức Lương và Lê Khả Phiêu chính thức quyết định thông qua bản hiệp ước hiến đất bất chấp lời phản đối của Khải và nhiều người trong quốc hội. Phe thân Nga và Phe Miền Nam đã không đủ sức đấu với Lê Khả Phiêu và Trần Đức Lương. Bản hiến chương hiến đất cho Trung Quốc được chính Giang Trạch Dân và đảng CSTQ trả cho số tiền là 2 tỉ US Dollar được chuyển cho Việt Nam qua hình thức Đầu Tư. DCSTQ chỉ thị cho DCSVN sẽ phải làm gì trong kỳ đại hội đảng thứ 9 vào tháng 3 năm 2001 sắp tới. Trần Đức Lương được khoản đải ở Thành Bắc QTNN.

Ngày 26 tháng 12 năm 2000 vào lúc 2 giờ trưa, Lý Bằng được cận vệ đưa tới gặp Trần Đức Lương ở Quảng Trường Nhân Dân. Lý Bằng cho Lương biết là số tiền 2 tỉ dollar để mua 16,000 sq km vùng vịnh Beibu của Việt Nam là hợp lý. Trần Đức Lương cám ơn DCSTQ về số tiền nầy. Số tiền 2 tỉ dollars nầy được Lương đem về để làm bớt sự phẩn nộ của Khải, Kiệt và những nhân vật khác trong quốc hội CSVN.

Ông Lý Bằng nhắc lại chuyện Trung Quốc đã bán vũ khí và hổ trợ cho đảng CSVN trong thời gian chiến tranh và số nợ trên Trung Quốc dùng để trao đổi mua lại vùng đất Bắc Sapa của Việt Nam, Ải Nam Quan, Bản Dốc, Cao Bằng.... Thêm lần nữa Lý Bằng chỉ gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh !. Sau đó Lương được mời lên xe Limo và đưa về Zhong-nan-hai để gặp Zhu Rong ji . Zhu Rongji không nói gì khác hơn là nhắc lại số tiền 2 tỉ dollars sẽ được giao cho Việt Nam sau khi Lương trở về nước.

Biểu tình ở Hà Nội:

Biểu tình ở Hà Nội:
Dã thú công an việt cộng đánh người việt nam biểu tình
Bài của DO VIET gửi tới. Cảm ơn anh Do Viet
Báo chí quốc tế tràn ngập tin tức về cảnh tượng đáng xấu hổ hôm nay ở Hà Nội -

Bản tin trên RFI: Hàng trăm người biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn
Biểu tình phản đối tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông, Hà Nội, 17/07/2011 (ảnh HTC đăng trên http://anhbasam.wordpress.com)

(Phóng sự của Anh Vũ / Tú Anh)

Hôm nay, 17/07/2011, cùng lúc tại Hà Nội và Sài Gòn, đã có hai cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lấn biển và hiếp đáp ngư dân Việt Nam. Người biểu tình hô khẩu hiệu « Đả đảo Trung Quốc, đả đảo bắt người yêu nước ». Lực lượng an ninh đông gắp năm lần đã bắt đi ít nhất 100 người, hầu hết đã được trả tự do sau đó.

Tại Hà Nội, theo AFP và AP, ít nhất khoảng một chục người đã bị bắt sau một cuộc đàn áp khá mạnh. Đoàn biểu tình mang biểu ngữ lên án Trung Quốc « xâm lấn chủ quyền » và hô khẩu hiệu « phản đối hành động bắt người yêu nước » bị một lực lượng công an đông gấp năm lần, chận lại ở một nơi còn cách sứ quán Trung Quốc một đoạn đường.

Hãng thông tấn Đức DPA ghi nhận có khoảng 300 người xuống đường tại Hà Nội kêu gọi lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa, đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải có thái độ cứng rắn chống lại tham vọng lãnh thổ và lãnh hải của láng giềng phương Bắc.

Chính quyền huy động cảnh sát chống bạo động bao vây bắt đi ít nhất 55 người tại Hà Nội.

Được hãng thông tấn Đức phỏng vấn, một phụ nữ Hà Nội xin dấu tên nhận định là « chính quyền (Việt Nam) không thể nào diệt trừ được các cuộc biểu tình vì nó biểu lộ lòng yêu nước. Càng bắt bớ thì chính quyền càng mất sự ủng hộ của dân ».

Còn theo tường thuật và phóng sự ảnh của một phóng viên mạng tham gia biểu tình tại Sài Gòn phổ biến trên Facebook, thì hơn 20 thanh niên sinh viên đã chọn chợ Bến Thành làm địa điểm xuất phát. Họ vừa đi vừa hát bài « Này người anh em » một bản nhạc được phổ biến gần đây trong giới trẻ quan tâm đến vận mệnh đất nước. Cuộc biểu tình kéo dài khoảng nửa giờ khi đến quảng trường Quách Thị Trang thì bị công an chìm bao vây bắt gần hết. Theo một số nguồn tin, thì có khoảng 25 người đã bị bắt giữ, trong đó có nữ ca sĩ Diên An.

Giới nhân quyền quốc tế đã phản đối hành động trấn áp này. Bình luận về phản ứng của chính quyền Việt Nam nhân cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc lần thứ 7, ông Phil Robertson, giám đốc Á châu của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch tuyên bố rằng « Thái độ khinh thường những cam kết quốc tế của chính quyền Việt Nam trong lãnh vực nhân quyền đã phơi bày ra ánh sáng qua các vụ dùng bạo lực trấn áp những người biểu tình ôn hòa ».

Tiến sĩ sử học Nguyễn Hồng Kiên, người đã tham gia cuộc biểu tình, bị công ăn bắt và sau đó được trả tự do, cho RFI biết một số thông tin về cuộc biểu tình tại Hà Nội hôm nay:

DÃ THÚ CÔNG AN VIỆT CỘNG

DÃ THÚ CÔNG AN VIỆT CỘNG ĐÁNH
NGƯỜI VIỆT NAM BIỂU TÌNH CHỐNG TÀU CỘNG

Bài do Tu Gia Pham gửi tới. Cảm ơn anh Tu Gia Pham

Figure 1
1) Một dã thú việt cộng, công an chìm, đang bóp cổ một người Việt nam biểu tình
và vác đi như vác một con vật đang dãy dụa vì ngạt thở, sau nhà thờ Đức Bà Sàigòn .

Figure 2
2) Bốn dã thú công an việt cộng, nắm giữ chân tay một người Việt nam biểu tình nằm ngửa dưới đất
để hứng những cú chân mang dép đạp thẳng vào mặt. Hình chụp bên cạnh một chiếc xe bus ở Hà Nội.


Figure 3
3) Bốn dã thú công an việt cộng, xách chân tay một người việt nam biểu tình bên đường rầy xe lửa.

***
Hoàng Thanh Trúc (danlambao) -

Bạn thân tôi cũng là khách hàng của tôi, một doanh nhân người Nhật gần chục năm qua lại làm ăn có văn phòng đại diện ở Việt Nam, sau một hồi coi ba tấm ảnh trên
laptop đã nói như sau: "Những cái đạp sống sượng của bọn công an cộng sản vào người Việt nam không hề thù hằn với chúng nó, đang bị khóa chặt tay chân, tuồng chỉ có ở súc vật hay loại người hạ đẳng trong giáo dục mới hành xử như thế -- Tôi không biết người dân Việt nam quan niệm ra sao – Nhưng tôi biết chắc cộng đồng thế giới (trừ Trung Quốc) sẽ cùng nhận xét như tôi: Những cái đạp ấy đang “ĐẠP THẲNG VÀO MẶT BỌN CẦM QUYỀN VIỆT CỘNG ” chứ không ai khác !!!..."

Tôi hỏi : Anh nghĩ sao ?

Suy tư khá lâu trước 3 tấm ảnh, bất giác anh hỏi ngược lại tôi: Bóng đá nước Anh có giải đấu gì nổi tiếng ấy nhỉ ?

Tôi chưng hửng: giải “ngoại hạng” ?!.

Búng ngón tay cái chóc, chỉ vào hình ảnh anh nói: Chính xác, rất chính xác, đích thực là Premier unscrupulous (vô liêm sỉ ngoại hạng). Bởi tôi có đọc tin tức trên tờ Asahi ShimBun, lý do của những người VN biểu tình này là phản đối Trung Quốc gây hấn trên vùng biển VN, một lý do đơn thuần của lòng yêu nước, nhân viên công lực không hướng dẫn đến những quảng trường công cộng để người dân tỏ bày chính kiến của mình như thông lệ tập quán của các nước tự do dân chủ, đã là thiếu trách nhiệm lại ngăn chặn bắt bớ không đúng luật là vô liêm sỉ, xử dụng bạo lực mất nhân tính như thế này là “ngoại hạng” của vô liêm sỉ rồi, không còn từ ngữ nào thích hợp hơn, nếu là tại quê hương tôi lập tức nó sẽ trở thành “big problems” (sự việc lớn) về nhân quyền đủ để thủ tướng và nội các phải cúi đầu xin lỗi nhân dân về lau nhà cho vợ.-

Tuy nhiên, anh cười ý nhị nhìn tôi nói tiếp: Bạn có thấy điều gì theo sau những tấm ảnh ấy? rất quan trọng mà không biết nhà cầm quyền Việt Nam có lường được hết không ? Những hình ảnh này tôi nghĩ giờ đây thông qua internet nó đã lan tỏa toàn cầu và nhiều người đã thấy những nhân viên an ninh VN đang thừa hành “Công Vụ” rất đáng phẫn nộ, tất nhiên phải có lệnh từ nhà cầm quyền – Đàn áp thô bạo nhân dân mình đang bày tỏ lòng yêu nước được chứng minh trên các biểu ngữ và quốc kỳ, nó làm cho chỉ số nhân cách của tập đoàn nhân sự cầm quyền VN.

Chiến Dịch Thủ Tiêu Các Cột Mốc Biên Giới Việt Trung

Chiến Dịch Thủ Tiêu Các Cột Mốc Biên Giới Việt Trung Xuân Nhi 2010/11/24

Note : Tài liệu bằng hình ảnh dưới đây, khá quan trọng, đưa ra bằng chứng TC và CSVN đã phối hợp thủ tiêu các cột mốc cũ. Câu hỏi được đặt ra và dễ trả lời là đường biên giới cũ mà CSVN đã « nhượng » cho TC nằm sâu trong lãnh thổ VN, do đó những đường biên, chứng tích cũ thì bọn nầy phải xoá đi. Hình ảnh nói lên tất cả và đây cũng là chứng tích bán nước rõ ràng nhất cần phổ biến rộng (Xuân Nhi).
Chiến dịch thủ tiêu các cột mốc biên giới Việt Trung

Chiến dịch đã phát động vào ngày 20/07/2010.

Hàng loạt những cột mốc lịch sử quốc giới Trung-Việt đã bị
Trung Cộng và CS Việt Gian tất bật tháo gỡ đưa vào
các Bảo Tàng Lịch Sử địa phương mà chúng gọi là :
Chiến dịch « bài trừ các mốc biên giới cũ »
Mốc số 17 (đoạn Vân Nam - Hà Khẩu)
Đại Nam Quốc Giới" tại Phòng Thàng Quảng Tây
Tại sao bọn Trung Cộng xâm lược có quyền làm như thế ? 


Việt Nam tham gia việc khuân vác cột mốc quốc giới dâng cho Trung Cộng
Đảng CS Việt Gian đang câm lặng ?

Chủ Tịt Nước CHXHCNVN Phát Ngôn Bừa Bãi


Trần Việt 21/10/2009

 
Lời tuyên bố nầy của "đỉnh cao trí tuệ" Chủ Tịt Nguyễn Minh Triết,
đã được chọn là chuyện khôi hài "vĩ đại" nhứt của năm 2009.
www.youtube.com/v/fJtl4lApWIU
(Link nầy đã bị lấy mất)
Xin click vào link dưới đây :
Khi chủ tịch Triết giểu dở ! 
Sĩ diện Quốc gia bị xâm phạm khi 1 tên du kích rải truyền đơn nhảy lên ghế chủ tịch !
Lời của Bà Hà (ái nữ của học giả Đặng Thái Mai), vợ của ĐT Võ Nguyên Giáp :
"Khi lũ người không học lịch sữ mà làm cách mạng thì chỉ có bán nước !". 
Thảo nào thiên hạ đồn rùm beng là Nguyễn Minh Triết đã dùng bằng tú tài giả "made in Chợ Lớn" để ghi tên học ĐHKH Sài Gòn, thành ra trong 3 năm trời 'ngài" không qua nổi chứng chỉ dự bị MGP ! 
K/C
Quý vị có thể vào mạng www.youtube.com/v/fJtl4lApWIU (copy rồi paste vào hàng URL của Firefox, là hàng bắt đầu bằng http://) để có thể chính tai nghe được giọng nói của Chủ tịch nước CHXHCNVN, phát biểu một cách rất là bừa bãi khi viếng thăm nước Cu Ba vào ngày 28/09/2009 : "Có người ví von, Việt Nam Cu Ba, như là trời đất sinh ra, một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây, chúng ta thay nhau canh giữ hoà bình cho thế giới. Cu Ba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cu Ba nghỉ" ... (tiếng vỗ tay vang dội đất trời).

Chủ tịch Triết ơi, làm ơn chỉ cho quý độc giả biết ai là người đã ví von : "Việt Nam Cu Ba, như là trời đất sinh ra, một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây" như thế này ? ? ? Không biết ông có bị lãng trí, chứ có ai đâu khùng khùng mà ví von như thế, hay là chính ông đã ví von ? Không biết ông có hiểu ông nói gì không ? Việt Nam và Cu Ba, trời đất sinh ra, còn các quốc gia khác ai sinh ra vậy hả ông ? Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây, là ở phía Đông của cái gì mới được, còn Tây thì Tây của cái gì mới được, ông nói khơi khơi kiểu đó người ta biết ông nói cái gì. Thí dụ như phía Đông của Việt Nam là Hoàng Sa, chẳng hạn.

Thiệt tình, khi nghe ông Triết nói : "Chúng ta thay nhau canh giữ hoà bình cho thế giới", chúng tôi mắc cỡ vô cùng. Việt Nam mất biển, mất đảo Hoàng Sa, Trường Sa, rồi mất luôn Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Bãi Tục Lãm ... vào tay của Tàu, Chủ tịch Triết có làm gì được không mà đòi gìn giữ hoà bình cho thế giới ?

Vừa đây thôi, 17 ghe đánh cá của Việt Nam ta với 200 ngư dân vào trú bão tại Hoàng Sa, lúc trở ra bị đánh đập, cướp bóc rất dã man bởi tàu chiến và lính hải quân của Tàu, Chủ tịch Triết có làm gì được không mà đòi gìn giữ hoà bình cho thế giới ?

Rồi còn anh chàng Cu Ba kia, dân đói nghèo thê thảm, nhớ hôm nào Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tặng cho 3000 tấn gạo. Cu Ba lo cái đói của dân mình còn không nổi, nói gì đến gìn giữ hoà bình cho thế giới. Thử hỏi, giữa phát ngôn bừa bãi và lộng ngôn, không biết Chủ tịch Triết muốn nhận cái nào ? ? ?
 
Nếu không dùng được link trên, 
chỉ cần chép link nầy và để vào hàng "địa chỉ" (URL)
www.youtube.com/v/fJtl4lApWIU
Chủ tịch Triết ơi, ông học đóng kịch hài hồi nào vậy ? Có lẽ nghệ sĩ Vân Sơn, Hoài Linh, hay Quang Minh, Hồng Đào chắc còn thua ông xa lắm. Cái gì mà : "Cu Ba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cu Ba nghỉ" ! Ở đây ông dùng âm "gác" rồi dùng đến âm "cu" làm người đọc có thể hiểu lầm đến cái thú tiêu khiển của các cụ chơi chim, và cái nghề "gác cu" cũng là một nghề kiếm sống ở Việt Nam (Ở đời có 4 cái ngu : Làm mai, gánh nợ, gác cu, cầm chầu).

Nè ông Triết, lời thật mất lòng, ông đừng buồn, ông phải vui mới đúng, vì xét ra, ông còn hơn một khối người, khối người này được xem giống như những con chó hùa, chẳng cần biết có hiểu ông nói gì không, cũng đã sủa lên (vỗ tay) vang dội trời đất khi ông vừa nói xong.

Chủ tịch nước mà như thế này, thiệt khổ cho dân tôi !
 
Trần Việt 21/10/2009

Những bài học Lịch sử đắt giá chưa thuộc

- Nguyễn Trung

Nguyễn Trung
    "Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu." Lời của Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) “Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng dễ ai lấy mất 1 phân núi, 1 tấc sông do vua Thái Tổ để lại.” Lời của Vua Lê Thánh Tông (1442-1497)
Trên đây là những lời vàng ngọc liên quan đến chủ quyền và lãnh thổ quốc gia, trước mưu đồ bành trướng của người láng giềng đến từ phương Bắc, của hai vị Vua nổi tiếng trong lịch sử nước nhà. Không có gì là quá đáng nếu xem đó là những bài học lịch sử đáng giá ngàn vàng trong vấn đề chủ quyền và lãnh thổ của đất nước. Tiếc thay, lịch sử luôn lặp lại với những người không thuộc lịch sử.

Và Đảng Cộng Sản Việt Nam mà người đại diện là cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một trong những người không thuộc những bài học lịch sử mà Tiền nhân đã để lại.

Ngày 14 tháng 9 năm 1958, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Công hàm gởi người đồng nhiệm của mình là Chu Ân Lai để ghi nhận và tán thành “tuyên bố với quốc tế về quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục”!. Nội dung của bức Công hàm do Thủ tướng việt gian cộng sản Phạm Văn Đồng ký như sau.

Gần đây, nhiều học giả của Việt Nam đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức để chứng minh rằng bức Công hàm trên đây của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị khi phía Trung Quốc dùng bức Công hàm trên đây như một bằng chứng là Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1958. Dù chúng tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm trên đây của nhiều học giả Việt Nam trong và ngoài nước nhưng chúng tôi thấy cần phải trình bày thêm những điểm sau đây để chúng ta có thể đánh giá vấn đề này một cách thấu đáo.

Thứ nhất: Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chu Ân Lai, Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công khai tuyên bố với quốc tế về quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục, có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa. (1)

Như vậy, rõ ràng là một điều bất cập khi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 bởi “Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công khai tuyên bố với quốc tế về quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục, có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa”. Có nghĩa là phía Trung Quốc đã có gởi hình ảnh để làm bằng chứng “đường ranh giới lãnh hải, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa” mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vẫn đặt bút ký Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 để “ghi nhận và tán thành” tuyên bố của Trung Quốc thì rõ ràng là phía Việt Nam đã tự buột dây thòng lọng vào cổ mình.

Thứ hai: Là Thủ tướng của một nước thì không thể ký Công hàm một cách giỡn chơi được. Nhất là Công hàm liên quan đến chủ quyền và lãnh hải của quốc gia cũng như đối ngoại với lân bang hay bạn bè trên thế giới. Có phải là lố bịch hay không khi mà đảng cầm quyền vẫn tồn tại, thể chế lãnh đạo vẫn tồn tại nhưng lại cho rằng Công hàm ngoại giao của người tiền nhiệm không có giá trị pháp lý. Nói như vậy thì có khác nào tự vả vào mặt mình?

Thứ ba: Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ trong tay của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Khi đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà Thủ tướng việt gian cộng sản Phạm Văn Đồng vẫn đang làm Thủ tướng có gởi Công hàm để phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và lãnh hải của Việt Nam hay không? Nếu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có gởi Công hàm để phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc thì đương nhiên quần đảo Hoàng Sa trực thuộc chủ quyền của Việt Nam. Còn nếu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc thì đã đồng nghĩa rằng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không coi trọng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Dù lúc đó Trung Quốc là đồng minh của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như giúp đỡ súng đạn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng cũng không thể nào dùng chủ quyền lãnh hải và biển đảo của đất nước để trao đổi, thỏa hiệp. Dù là chế độ nào, dù cho ở thời điểm nào, một khi dùng một tấc đất của Tổ tiên để lại rồi trao đổi với ngoại bang thì vẫn là hành động bán nước cần lên án.

Thứ tư: Đảng Cộng Sản là đảng cầm quyền mà thông qua Thủ tướng việt gian cộng sản Phạm Văn Đồng đã ký Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 và đảng cầm quyền hiện nay tại Việt Nam vẫn là một đảng Cộng Sản. Tính đến nay là đã có 6 người giữ chức Thủ tướng sau Phạm Văn Đồng. Như vậy, đã có vị Thủ tướng nào của Việt Nam đã lên tiếng nói rằng Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 được ký bởi Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý hay chưa? Nếu chưa có vị nào đưa ra tuyên bố này thì hiển nhiên là Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 được ký bởi Phạm Văn Đồng vẫn còn có giá trị.

Có lẽ bài học lịch sử “Công hàm 1958” là một bài học đắt giá mà lãnh đạo đảng CSVN phải ghi nhớ và nằm lòng để lấy đó làm kim chỉ nam trong quan hệ đối ngoại với Trung Quốc. Ngoài ra, cũng cần kể thêm bài học “mối nối đường xe lửa” của Trung Quốc để thấy rõ âm mưu bành trướng để lấn đất, cướp đất của Việt Nam chúng ta. Thế nhưng, lãnh đạo của đảng CSVN không bao giờ ghi nhớ những bài học xương máu. Để rồi Việt Nam lại mắc mưu thâm độc của Trung Quốc và lịch sử lại tiếp tục lặp lại.

[….. Những biến động lớn trong tình hình thế giới bên ngoài lúc này đã tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ của lãnh đạo ta về phương hướng chiến lược đối ngoại.

Cuộc khủng hoảng chính trị tại nhiều nước theo chế độ XHCN đã bùng nổ từ năm 1989 và đang có chiều hướng lan rộng ra. Tháng 6.89 xảy ra vụ Thiên An Môn ở Trung Quốc. Cũng trong năm 1989, chế độ XHCN ở các nước Đông Âu như CHDC Đức, Ba Lan, Rumani, Hung, Tiệp, Ba Lan đều đã sụp đổ. Đầu tháng 10.89, TBT Nguyễn Văn Linh đi dự kỷ niệm 40 năm Quốc khánh CHDC Đức, khi về đến Hà Nội thì bức tường Berlin đổ, Honecker bị lật. Lãnh tụ Rumani Ceaucescu, người mà khi ở Berlin anh Linh xem ra tâm đầu ý hợp trong việc bàn chuyện tâm huyết cứu vãn sự nghiệp XHCN thế giới đang lâm nguy, vừa chân ướt chân ráo về đến Bucarest thì bị truy bắt. Với “tư duy mới” của Gorbachov, tình hình Liên Xô ngày càng trở nên lộn xộn.

Các "đồng chí" Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên còn nhấn vào âm mưu của đế quốc Mỹ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Âu. TBT có ý kiến: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước XHCN cùng chống âm mưu đế quốc xoá bỏ CNXH, phải cùng chống đế quốc. Trước hết phải phát triển quan hệ giữa 2 nước. Các vấn đề khác giải quyết sau … một Campuchia thân thiện với Trung quốc, thân thiện với Việt Nam là tốt nhất. Trên cơ sở điểm đồng này mà giải quyết vấn đề Campuchia có lợi cho Campuchia … Phương án 4 là tốt. Không để LHQ nhúng tay vào vì LHQ là Mỹ, Thái lan là Mỹ” …] (Hồi ký Trần Quang Cơ, Chương 9)

Khi những quốc gia ở Đông Âu từ bỏ con đường XHCN trong những năm cuối của thập niên 80 của thế kỷ trước, thì Việt Nam đã có một cơ hội ngàn vàng để thoát khỏi vũng lầy lạc hậu và đói nghèo. Thế nhưng, lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam giai đoạn đó đã bỏ qua cơ hội ngàn vàng này để đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo đói và lạc hậu. Không những vậy, Bộ Chính Trị đã chọn con đường chống đế quốc bằng cách bắt tay với Trung Quốc để tiếp tục con đường xây dựng XHCN.

Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN và đã có 4 người đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí Thư kể từ thời TBT Nguyễn Văn Linh. Nhưng cho đến ngay lúc này, ông tân TBT Nguyễn Phú Trọng – một nhà lý luận (suông?) xuất sắc của đảng CSVN hiện nay vẫn không thể trả lời cho hơn 85 triệu người Việt Nam biết rằng, không thể nói rõ rằng Việt Nam hiện đang ở đâu trên nấc thang dẫn đến thiên đường bánh vẽ XHCN.

Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường kinh tế thị trường định hướng XHCN, kim ngạch xuất cảng của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào xuất cảng thủy hải sản, lúa gạo, và tài nguyên thô là chính. Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN, nền giáo dục nước nhà đã đi “đúng hướng” với những chỉ tiêu như học sinh cấp trung học thi đậu tốt nghiệp từ 98% đến 100%. Lãnh đạo của Bộ Giáo dục có thể tự hào vì Việt Nam đã có những trường đại học được xếp thứ hạng cao trong một trang mạng “vui là chính” nào đó. Thế nhưng, Việt Nam luôn thiếu nguốn nhân lực đảm trách các ngành sản xuất chế tạo công nghiệp cao mà những công ty kỹ thuật hàng đầu như Intel tìm kiếm.

Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN, Việt Nam đã có những công trình hạ tầng cơ sở hoành tráng và hiện đại. Thế nhưng, những công trình hoàng tráng và hiện đại này có thể bị sụt lún hay xuống cấp trầm trọng trước khi được đưa vào sử dụng bởi do thời tiết. Hoặc là những công trình hoành tráng có thể trở thành sông sau một cơn mưa lớn. (2)

Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN, giai cấp công nhân – giai cấp tiên phong của chế độ được làm việc trong những điều kiện tồi tệ và bị bóc lột đến tận xương tủy. Những người công nhân – giai cấp tiên phong của chế độ được sống và làm việc trong những môi trường không khác gì những giai cấp công nhân Âu Mỹ đã từng trải qua trong khoảng thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN, Việt Nam đã nhận được rất nhiều hỗ trợ từ các quốc gia tiên tiến Âu Mỹ để xây dựng hệ thống Tư pháp được tốt hơn. Thế nhưng, thế giới biết đến Việt Nam không phải vì Việt Nam có một nền Tư pháp văn minh hiện đại mà thế giới biết đến Việt Nam qua những phiên tòa “bịt miệng” cũng như phiên tòa bắt đầu bằng “2 bao cao su”.

Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN, sân golf mọc lên khắp nơi để phục vụ những người lắm tiền nhiều của. Bên cạnh đó là người dân bị đẩy vào con đường cùng bởi mất ruộng, mất đất để làm kế sinh nhai. Chúng ta có thể thấy những khu biệt thự triệu đô bị bỏ hoang nhưng cũng không thiếu cảnh người dân không có mảnh đất cắm dùi. (3)

Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN, tuy giới lãnh đạo CSVN không thể cho hơn 85 triệu người dân biết được Việt Nam đang ở đâu trên con đường tiến lên XHCN, nhưng hơn 85 triệu người Việt hiện nay có thể biết được, thấy được xã hội Việt Nam ngày nay đang đầy rẫy những bất ổn bởi sự quản lý yếu kém, tham nhũng, và tất nhiên là không thể không kể đến “một bầy sâu” như lời của ông Bí thư Thường trực Trương Tấn Sang đã nói cách đây không lâu.

Và tệ hại hơn, việc bắt tay với Trung Quốc để tiếp tục con đường xây dựng XHCN vào năm 1990 đã khiến Việt Nam lún sâu vào những cạm bẫy của Trung Quốc. Chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề này trong một chủ đề mới với tựa đề “Tư duy và chiến lược Đà điểu”. Kính mời quý độc giả đón đọc kỳ tới.

Nguyễn Trung

(1) http://www.thuvienphapluat.vn/Default.aspx?CT=NW&NID=5586
(2) http://www.dothi.net/news/tin-tuc/doi-song-do-thi/2011/06/3b9b029a/
(3) http://phapluattp.vn/2011021310440350p0c1085/bo-hoang-biet-thu-trieu-do.htm

Ai là kẻ gây ra “bao trò lố”?

Quê choa

Ai là kẻ gây ra “bao trò lố”?

Nguyễn Quang Lập
Lần đầu tiên báo lề phải gọi biểu tình yêu nước là những “trò lố”. Báo Hà Nội Mới hôm nay có bài: “Giải tán một nhóm người  
cố tình vi phạm quy định, tụ tập hò hét tại khu vực hồ Gươm có đoạn viết: “Cuối cùng thì bao trò lố của một số người cầm đầu ngoan cố, lợi dụng chính sách tốt đẹp của Nhà nước ta lôi kéo, tụ tập thành đám đông gây mất trật tự đường phố hàng tuần cũng đã bị lật tẩy.” Nếu đây là ý kiến của ai đó, đăng ở blog nào đó thì mình chẳng nói làm gì. Nhưng bài viết này là của “Nhóm PV Điện tử + Nội chính”  của báo Hà Nội Mới, tức tiếng nói chính thức của bản báo thì không thể chấp nhận được.
 Người ta có thể không đồng tình, có thể phản đối các cuộc biểu tình yêu nước, nhưng gọi biểu tình yêu nước là những trò lố là xúc phạm nghiêm trọng đến những người yêu nước, xúc phạm ngay cả  chính quyền Hà Nội. Mới cách đây ít lâu, tướng Nguyễn Đức Nhanh thay mặt Chính quyền Hà Nội đã tuyên bố: “Đây là những cuộc biểu tình yêu nước tự phát, cho nên các cấp và Công an Hà Nội không có chủ trương trấn áp, bắt giữ người biểu tình tự phát.” Nếu gọi biểu tình là trò lố thì nói thế nào đây với tuyên bố của tướng Nhanh?
Thế nào gọi là lố? Nhân danh điều gì để gọi những cuộc biểu tình yêu nước là những trò lố?
Nên nhớ Báo Hà Nội Mới là tiếng nói của Đảng bộ Hà Nội, là bộ mặt văn hóa của chính quyền Hà Nội, không thể có kiểu phát ngôn vô trách nhiệm và thiếu văn hóa như thế được.
Hãy xem hai clip dưới đây để biết ai là kẻ  gây ra “bao trò lố”.
“Trò lố”?
 xem video ở đây:
http://www.youtube.com/watch?v=-beyXrLB5NM&feature=player_embedded
hay ở đây:
http://anhbasam.wordpress.com/2011/08/22/284-ai-la-k%E1%BA%BB-gay-ra-%E2%80%9D-bao-tro-l%E1%BB%91%E2%80%9D/#more-24655


Nguồn: blog Quê choa của Nhà văn Nguyễn Quang Lập.
Mời coi bài Hà Nội sáng 21/8: Giải tán một nhóm người cố tình vi phạm quy định, tụ tập hò hét tại khu vực hồ Gươm của báo Hà Nội Mới, được BS đăng lại, đã có gần 300 phản hồi của độc giả, hầu hết phê phán nghiêm khắc bài viết. Trong khi đó ngay trên Hà Nội Mới Online, sau 14 giờ đồng hồ, vẫn không hề có một “Ý kiến bạn đọc” nào được đưa lên. Riêng đó cũng cho thấy bản chất lối làm báo của HNM là gì.

BẤT ĐỘNG SẢN VÀ NHỮNG NHÓM LỢI ÍCH Ở HÀ NỘI

Người Quan Sát
 Làn sóng biểu tình trong mấy tháng qua ở Hà Nội đã khiến nhiều quan chức và đại gia ăn không ngon ngủ không yên. Trước mắt họ là mối nguy cơ về bất ổn chính trị đang dần hiện hữu, là khối tài sản vừa nổi vừa chìm của họ có nguy cơ bị vạ lây với số phận của nền chính trị.
 Những nhóm lợi ích nào?
Từ nhiều năm nay, bất động sản đã trở thành một “trụ cột” kinh tế ở Việt Nam. Nói chính xác, lĩnh vực này chưa hẳn có tác động mang tính quyết định đối với sự tồn vong của nền kinh tế, nhưng lại rất có ý nghĩa đối với sinh mạng của những nhóm lợi ích đặc thù.
Những nhóm lợi ích đó là ai? Đương nhiên thành phần đầu tiên của nó phải là những đại gia bất động sản có tên tuổi ở Hà Nội, những doanh nghiệp đã từng làm mưa làm gió trong cơn sốt đất nền giai đoạn từ giữa năm 2009 đến đầu năm 2011 như HUD (Tập đoàn phát triển nhà và đô thị), Sông Đà, Vincom, Vinaconex, Nam Cường, cùng một số đại gia tư nhân khác.
Còn thành phần thứ hai của nhóm lợi ích? Đây mới chính là vấn đề cốt yếu mà mấy năm nay báo chí trong nước thường đề cập nhưng hầu hết lại né tránh việc chỉ đích danh. Câu trả lời khá đơn giản: thành phần thứ hai là hệ quả của thành phần thứ nhất. Việc một phần trong số đại gia bất động sản ở Hà Nội (cũng là những đại gia có tầm chi phối đối với thị trường địa ốc trên phạm vi toàn quốc) là những công ty, tập đoàn thuộc nhà nước đã phản ánh mối quan hệ hữu cơ giữa nhóm lợi ích này với chính giới quan chức nhà nước liên quan – những nhân vật có chức vụ và có ảnh hưởng trong hệ thống các bộ và cơ quan ngang bộ như Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước…, và cao hơn nữa là những quan chức trong Chính phủ.
Trong nhóm lợi ích bất động sản, cả hai thành phần đều là hệ quả của nhau, dựa vào nhau để cùng làm giàu và thao túng thị trường. Cái béo bở của các dự án đất đai cũng là chất bôi trơn kết dính giữa hai thành phần, dẫn đến sự hình thành một thứ chủ nghĩa thân quen trên phương diện xã hội học và chủ nghĩa tài phiệt trên phương diện thị trường. Từ năm 2000 đến nay, bất kể cái thị trường đó có được “định hướng xã hội chủ nghĩa” hay không, hiện tượng “chạy” dự án vẫn là một trong những đường hướng chiến lược, được phát triển thành một hệ thống nhiều chiến thuật tinh vi mà giới kinh doanh ở Hà Nội đã dành trọn tâm sức.
Cứ sau những cơn địa chấn có tính chu kỳ về nhà đất, sự phân hóa giữa nhóm lợi ích người giàu với nhóm lợi ích người thu nhập trung bình và thu nhập thấp ở Hà Nội lại tăng vọt. Với con số thống kê được công bố chính thức của Tổng cục Thống kê Việt Nam, sự cách biệt giàu nghèo chỉ khoảng 9-10 lần. Nhưng gần như tương ứng với hiện trạng hố đen phân cực trong xã hội Trung Quốc đương thời, hố phân cách giàu nghèo ở Hà Nội hiện đã lên đến 60-70 lần.
Sau cơn sốt bất động sản tại Hà Nội vào năm 2007, người ta bắt đầu nghe nói đến một vài đại gia nhà đất có tài sản lên đến vài trăm triệu USD. Đó cũng là một mốc thời điểm quan trọng, minh chứng cho hoạt động đầu cơ ở Hà Nội đã được đẩy lên tầm rất cao, với việc nhiều đại gia bất động sản có chân đứng trong thị trường chứng khoán niêm yết và tạo ra sự lũng đoạn rất lớn đối với thị trường này. Dòng chảy của nguồn tiền đã tạo ra hiệu ứng “bình thông nhau” giữa thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản Hà Nội trong giai đoạn cuối năm 2006 – đầu năm 2007, dẫn đến hệ quả là tài sản của những người giàu có đầu cơ trên cả hai thị trường này đã được nhân lên hàng chục lần sau đợt tăng nóng của chứng khoán và kéo theo đó là bất động sản.
Tuy nhiên vào năm 2007, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn được “định hướng xã hội chủ nghĩa”, rất ít đại gia tự nguyện công bố hay khoe khoang tài sản của mình. Nhưng sau cơn sốt chứng khoán và địa ốc giai đoạn 2009-2011, cụm tính từ giả trang về ý thức hệ không còn được nhắc tới nhiều, báo chí trong nước đã ngồn ngộn bài phỏng vấn, thống kê và xếp hạng các đại gia, với số người có tài sản 300-500 triệu USD không phải chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nổi bật nhất, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng – chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup – đã lên đến gần một tỷ USD.
Giới người giàu và siêu giàu ở Việt Nam đã chính thức hình thành. Và cũng giống như hiện tượng người giàu ở Trung Quốc với 7/10 số tỷ phú đô la thuộc về những nhà đầu tư tài chính và bất động sản mà đã gây ra phản ứng căm thù của người thu nhập thấp ở Trung Quốc, người dân thường đã chuyển từ tâm lý xa cách sang thái độ ghét bỏ và oán giận đối với lớp người giàu đột biến ở Việt Nam.
 Chuẩn bị đào tẩu!
Lớp người giàu đột biến ở Việt Nam lại không chỉ được cấu thành bởi lớp đại gia. Nhiều, rất nhiều, có thống kê dư luận còn cho rằng số quan chức ở Hà Nội có tài sản từ 10 triệu USD trở lên có thể lên đến vài ba ngàn người, còn trên 100 triệu USD thì phải đến hang trăm người.
Một điểm khá trùng hợp là nếu năm 2007 là mốc thời điểm bắt đầu xuất hiện công khai hiện tượng đại gia bất động sản và tài chính ở Hà Nội, thì khoảng thời gian đó cũng là lúc trong nội bộ Đảng bắt đầu nổi lên câu hỏi về những đảng viên cao cấp có thu nhập bất thường. Thực ra, “bất thường” chỉ là từ ngữ hết sức nhẹ nhàng và “tế nhị”, chỉ phản ảnh một phần nhỏ nào đó trong chủ nghĩa thân quen đã được hình thành sau nhiều năm tháng ở Hà Nội. Còn trong thực tế, người dân đã khai triển từ ngữ đó thành một khái niệm đầy đủ hơn nhiều: tầng lớp tư sản đỏ.
Sự trùng hợp về thời điểm trên, cùng với vô số vụ việc báo chí và người dân phản ứng về nạn nhũng nhiễu, tham nhũng của cán bộ chính quyền trong các thủ tục liên quan đến đất đai đã gia cố một cách rõ nét về hình ảnh của giai cấp tư sản đỏ. Đó chính là một nhóm lợi ích rất đặc thù trong xã hội đương thời.
Nguồn cơn dẫn đến quyền lợi của nhóm lợi ích tư sản đỏ chính là món “lại quả” có hệ thống và ngày càng lộ liễu từ giới đại gia bất động sản. Không hiếm những “dịch vụ” mà quan chức nhà nước kiếm được hàng triệu đô la cho mỗi vụ.
Từ những ngành kinh tế – kỹ thuật, nhóm lợi ích tư sản đỏ đã mở rộng sang cả lực lượng vũ trang, đặc biệt là ngành công an. Một hiện tượng rất phổ biến hiện nay là sự phân hóa quá lớn giữa một đa số cán bộ, chiến sĩ bị lệ thuộc vào đồng lương hẹp hòi với số tài sản kếch xù nhiều triệu đô la của một thiểu số sĩ quan cấp tá và tướng.
Nhóm lợi ích tư sản đỏ sẽ còn tồn tại đến bao giờ? E rằng sự tồn tại ấy là một phạm trù lịch sử, bởi nó đã được sinh ra và nuôi dưỡng bởi cơ chế nào thì chỉ đến khi cơ chế ấy mất đi, người dân mới có hy vọng nhìn thấy sự trả giá của những quan chức giàu bất thường và bất chính.
Một số trong nhóm người giàu bất thường và bất chính đó đang tập tành “lòng yêu nước” theo cách của quan chức Trung Quốc. Từ năm 1990 đến nay, khoảng 18.000 quan chức, cán bộ đã chuồn đi định cư ở nước ngoài, mang theo 120 tỷ USD  mà chính quyền Trung Hoa vừa buộc phải công bố.
Còn ở Hà Nội, không hiếm dư luận về chuyện ông này, bà kia đã lén lút gửi tiền bạc ở ngân hàng các nước Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Úc, Canada…; đã đưa con cái và cả người nhà đi “du lịch” vô thời hạn ở nước ngoài…, để đến một thời điểm “nhạy cảm” nào đó, bản thân họ cũng sẵn sàng nhảy lên máy bay đi đến vùng viễn xứ.
Những dư luận như trên đã râm ran từ mấy năm nay, và càng trở nên rõ rệt từ đầu tháng 6/2011, vào lúc phong trào biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn bắt đầu khởi sự. Trong câu chuyện ngoài lề, một số quan chức và đại gia đã thầm thì với nhau là đang có một chính sách của Bắc Kinh là người Việt Nam mang dòng máu Hoa được bảo lãnh 20 người Việt khác; còn người thân cận với Trung Quốc được bảo lãnh từ 5-10 người Việt… Hẳn là những lời thầm thì ấy đã toan tính đến một hậu sự: nếu quân Trung Quốc xâm chiếm đất Việt thì ngay lập tức cần phải bán nước cầu vinh.
Nhưng chưa cần đến việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Làn sóng biểu tình trong mấy tháng qua ở Hà Nội đã khiến nhiều quan chức và đại gia ăn không ngon ngủ không yên. Trước mắt họ là mối nguy cơ về bất ổn chính trị đang dần hiện hữu, là khối tài sản vừa nổi vừa chìm của họ có nguy cơ bị vạ lây với số phận của nền chính trị. Có lẽ đã đến lúc phải thu xếp một nơi cư trú khác, khi ở Việt Nam không còn an toàn để làm ăn và chôn giấu của cải phi pháp…
Hiển nhiên nếu muốn, những cơ quan nội chính và tư pháp của chính quyền sẽ không quá khó khăn để kiểm chứng sự thật về những dấu hiệu ban đầu của sự đào tẩu của nhóm lợi ích tư sản đỏ và nhóm lợi ích đại gia – một sự thật mà những cơ quan này đã từng tiếp cận không chỉ một lần.
NQS
p/s : các ảnh trong bài chỉ có tính minh họa.
Tác giả gửi cho Quê choa