13/3/10

Tự do báo chí hay tự do kiểm soát báo chí

2010-01-25

Trong bài phát biểu cuối năm vừa qua, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã khen ngợi giới truyền thông báo chí về những hoạt động được xem là hữu hiệu khi loan truyền những tin tức, chính sách của Việt Nam đến với nước ngoài trong đó có các cộng đồng người Việt.

RFA file

Ước mong nhỏ nhoi của họ chỉ muốn nói lên nguyện vọng , ý kiến hầu xây dựng đất nước thanh bình giàu mạnh.

Trong khi đó thế giới đang hết sức quan tâm đến các hoạt động báo chí đích thực cũng như những phương tiện truyền thông khác trên Internet đang bị nhà cầm quyền kiểm soát ngày một gắt gao hơn. Mặc Lâm có bài viết thu thập ý kiến của các ký giả trong nước cũng như những chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam nhằm tìm hiểu thêm vấn đề.
Một tổng biên tập cho tòan bộ báo chí?

Trong nhiều năm qua chính quyền Việt Nam đã có những thay đổi về mặt kinh tế và kết quả thấy rõ nhất là tăng tưởng GDP ngày một cao hơn. Bên cạnh thành tựu kinh tế được quốc tế thừa nhận là cởi mở Việt Nam cũng nới lỏng việc kiểm duyệt báo chí và trong một thời gian ngắn báo chí Việt nam khởi sắc hẳn lên khi loan truyền những thông tin về chống tham nhũng cũng như các mặt tiêu cực của đời sống chính trị xã hội.

Đấu tranh chống tiêu cực trong các vụ phanh phui tham nhũng, quan liêu của nhà báo là nét mới nổi bật sau đổi mới. Thế nhưng quan liêu, tham nhũng không hề yếu đi mà càng ngày càng mạnh lên. Sau năm 2000, báo chí ngày càng lép vế trước tham nhũng, cho tới khi xảy ra sự kiện hai nhà báo chống tham nhũng bị bắt, bị xử tù thì thế thượng phong của báo chí chống tham nhũng chính thức cáo chung.

Để buộc cỗ xe báo chí đi đúng hướng, có đến bốn cơ quan trách nhiệm trực tiếp đó là Ban Tuyên huấn Đảng, Bộ Thông tin Truyền thông, Cục An ninh Văn hóa Bộ Công an và cuối cùng là cơ quan chủ quản của tờ báo.

Để buộc cỗ xe báo chí đi đúng hướng, có đến bốn cơ quan trách nhiệm trực tiếp đó là Ban Tuyên huấn Đảng, Bộ Thông tin Truyền thông, Cục An ninh Văn hóa Bộ Công an và cuối cùng là cơ quan chủ quản của tờ báo. Minh hoạ cho việc kiểm soát này Bộ trưởng truyền thông Lê Doãn Hợp đã sáng tác một từ rất ấn tượng để miêu tả tình trạng này, đó là từ “lề phải”. Nhà văn Trần Mạnh Hảo nhận định về việc này như sau:

Trần Mạnh Hảo: Ông Nông Đức Mạnh mới nói đây, ổng bảo tăng cường dân chủ tới cơ sở và thông tin hai chiều. Thông tin hai chiều thì phải có nói đi nói lại, phải có phải có trái. Phải có tranh luận, phải có đối lập trong khi ông bộ trưởng Lê Doãn Hợp lại chủ trương lề phải là một chiều. Không cho báo chí liên thông trên con đường phát triển đất nước, mà bắt báo chí đi bộ vì lề phải là lề đường thì phải đi bộ. Đây là hình thức nhốt báo chí lại.

Báo chí lề phải được hiểu rộng rãi là báo chí của nhà nước. Vì là báo công nên nguồn tin cần phải kiểm soát. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra chỉ thị cho Việt nam Thông Tấn xã phải phát huy vai trò chủ đạo của mình trong việc thông tin và chia sẻ nguồn tin cho báo chí cả nước. Việc chia sẻ này đi ngược lại vai trò độc lập mà báo chí cần có. Luật sư Trần Lâm, người đã từng có nhiều chục năm giảng dạy tại trường Đảng đã thẳng thắng cho rằng đây là chỉ là hình thức tự do báo chí chứ thực ra mọi việc đều nằm dưới tầm kiểm soát của nhà nước.

Tin tức thì nó phải nhiều chiều nhiều hướng để người ta so sánh rồi có 1chủ đạo về tin tức đưa ra. Trong khi hiện nay tất cả tin tức đều phải lấy từ VNTTX cho nên người ta nói có 700 tờ báo nhưng mà chỉ có một tổng biên tập. Thế thì chỉ cần ra một tờ báo là đủ.
Luật sư Trần Lâm

Trần Lâm: Tin tức thì nó phải nhiều chiều nhiều hướng để người ta so sánh rồi có 1chủ đạo về tin tức đưa ra. Trong khi hiện nay tất cả tin tức đều phải lấy từ VNTTX cho nên người ta nói có 700 tờ báo nhưng mà chỉ có một tổng biên tập. Thế thì chỉ cần ra một tờ báo là đủ.
Cộng đồng mạng cũng lên “lề phải”

Kiểm soát báo chí chưa đủ, nhà nước còn vươn tay đến những trang blog có các bài viết được xem là nhạy cảm. Việc cấm đoán các trang blog này đã dấy lên làn sóng phản đối tuy âm thầm nhưng rất rộng rãi. Người viết blog cảm thấy bị xâm phạm mặc dù họ chỉ viết những điều rất riêng.


Trang web bauxite Vietnam bị đánh sập

tư và không dính dáng gì đến sự lo ngại của nhà nước. Nhà văn Trần Mạnh Hảo cho biết ý kiến của ông về việc đàn áp các trang blog hồi gần đây:

Trần Mạnh Hảo: -Ngay trên các blog trong nước thì người ta cũng đã có những bài viết cấm không cho người dân phát biểu ý kiến cũng như gần 700 tờ báo không được phát biểu ý kiến của công dân là vi phạm pháp luật. Đấy là một cách họ cấm đoán không cho tự do báo chí không cho ai phê bình mình. Độc quyền hành động mà không có ai phê phán thì làm sao tiến bộ được?

Kiểm soát báo chí chưa đủ, nhà nước còn vươn tay đến những trang blog có các bài viết được xem là nhạy cảm. Việc cấm đoán các trang blog này đã dấy lên làn sóng phản đối tuy âm thầm nhưng rất rộng rãi. Người viết blog cảm thấy bị xâm phạm mặc dù họ chỉ viết những điều rất riêng tư và không dính dáng gì đến sự lo ngại của nhà nước.

Từ việc quản thúc báo chí dưới hình thức lề phải, nhà nước đã không ngần ngại tấn công sâu hơn vào lãnh vực Internet, nơi có hàng triệu thanh thiếu niên Việt Nam truy cập hàng ngày đã nói lên tính chất quan trọng của tự do ngôn luận có ảnh hưởng thế nào đối với việc bưng bít thông tin. Nhà nước không thể cấm tất cả mọi tờ báo phải viết theo chỉ thị của mình mặc dù chỉ trong năm 2008, báo chí Việt Nam vốn cam chịu dưới chức năng công cụ, đã bị trừng phạt nặng nề vì nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là vì đi ngược lại với chỉ thị lề phải. Có 6 cơ quan báo chí bị cảnh cáo, 252 trường hợp bị khiển trách, 15 nhà báo bị thu thẻ hành nghề, trong đó có 2 Tổng Biên tập, 4 phó Tổng Biên tập, 6 nhà báo bị khởi tố, 2 nhà báo vào tù.

Bức tranh ảm đạm của nền báo chí Việt Nam đang làm dư luận thế giới sửng sốt. So với Trung Quốc, Việt Nam không hề chịu thua kém trên lĩnh vực đàn áp, răn đe kể cả bạo lực cách mạng cũng được mang ra sử dụng. Lịch sử của nền báo chí chuyên chính tuy chưa phải là dài nhưng hệ luỵ của nó vẫn đang đè nặng xuống trái tim biết bao ký giả có lương tâm cùng những ngòi bút hết lòng vì sự nghiệp đất nước.

Trong kỳ tới mời quý vị theo dõi tiếp lịch sử báo chí Việt Nam qua từng thời kỳ cùng với những can thiệp sâu nặng của nhà cầm quyền đã khiến hàng trăm ngòi bút xuất sắc bị bách hại như thế nào. Bài cũng do Mặc Lâm trình bày cùng với nhiều ý kiến của báo giới.

Phanh phui tham nhũng, thêm 2 ký giả bị rút thẻ nhà báo


AFP PHOTO
Tại Việt Nam, tất cả các phương tiện truyền thông đều nằm dưới quyền kiểm soát và chi phối của đảng CSVN. Mọi tiếng nói khác biệt đều bị qui cho tội "tuyên truyền chống phá nhà nước".



Giữa năm ngoái, phóng viên của hai tờ báo lớn nhất Việt Nam là Thanh Niên và Tuổi Trẻ, bị cơ quan an ninh bắt vì “lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ.”
Hai phóng viên này vốn được xem như đi đầu trong quá trình đưa tin phanh phui vụ tham nhũng tại PMU 18.
Mới đây, hai phóng viên khác, cũng của Tuổi Trẻ, lại bị rút thẻ nhà báo sau một thời gian đưa tin về vụ một nhân vật dùng “700 ngàn Mỹ kim bôi trơn,” liên quan đến một số cán bộ của tỉnh Khánh Hòa và Trung Ương.
Trong cả hai sự kiện vừa đề cập, phía “bị nạn” đều là nhà báo, và vụ việc đều trực tiếp liên quan đến các quan chức chính quyền.

“Treo thẻ”…

Liên hệ “nhân quả” khá rõ nét ấy khiến dư luận đặt câu hỏi: phải chăng, phanh phui tham nhũng đang là một trong những lãnh vực rủi ro nhất cho giới phóng viên Việt Nam?
Trong bài viết “Treo Thẻ,” đăng trên blog Osin, nhà báo Huy Ðức mở đầu:
“Ngày 15-8, báo Khánh Hòa Chủ Nhật giật tít to trên trang nhất “Thu Hồi Thẻ Nhà Báo Trưởng Văn Phòng Ðại Diện Báo Tuổi Trẻ Tại Nha Trang.” Có thể nghe được âm thanh phía sau những dòng chấy. Trong vụ án Nguyễn Ðức Chi, Phan Sông Ngân, là “cái gai” cuối cùng ở Khánh Hòa.”
Sở dĩ nhà báo này bị “rút thẻ” là do Tỉnh “đề nghị Bộ” vì Ban Thường vụ Tỉnh ủy “không đồng ý” với mức kỷ luật mà báo Tuổi Trẻ áp dụng với Phan Sông Ngân và Võ Hồng Quỳnh: cách chức; treo bút 6 tháng.
blog Osin
Và đoạn tiếp theo:
“Sở dĩ nhà báo này bị “rút thẻ,” theo tin của Khánh Hòa Chủ Nhật, là do Tỉnh “đề nghị Bộ” vì Ban Thường vụ Tỉnh ủy “không đồng ý” với mức kỷ luật mà báo Tuổi Trẻ áp dụng với Phan Sông Ngân và Võ Hồng Quỳnh: cách chức; treo bút 6 tháng và điều Phan Sông Ngân về tòa soạn Sài Gòn.”
Cả hai vụ, PMU 18 và Nguyễn Ðức Chi, đều đặt ra rất nhiều câu hỏi, liên quan đến rất nhiều khía cạnh: Các phóng viên đã tác nghiệp ra sao? Hệ thống tư pháp độc lập như thế nào? Và, mức độ “miễn nhiễm” của giới cán bộ đối với luật pháp cao đến đâu?
Lúc vụ án PMU 18 lên đến cao điểm, một Phó Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao đã từng phát biểu về hoàn cảnh và quyết định bắt tạm giam, điều tra thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến, rằng “...Vì sao lại chọn ông Tiến, ngoài vấn đề có tính chất rất vô tư khách quan, còn chuyện đằng sau nữa không thì tôi không rõ.”
Nay, đến vụ Nguyễn Ðức Chi, thì theo lời blogger Osin, trích dẫn một Phó Văn Phòng Tỉnh Ủy Khánh Hòa viết trong một bài báo, là “...vụ án xảy ra trong thời điểm chuẩn bị Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 15, nên đã tạo dư luận xấu, gây sự hoang mang, hoài nghi…, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh mệnh chính trị của không ít cán bộ, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh.”

Bài học từ ‘lề phải’

Cả hai vụ, ở hai thời điểm và địa phương khác nhau, có một điểm tương đồng: Nhà báo phanh phui tham nhũng mắc nạn vì những chuyện đằng sau “không rõ” và làm ảnh hưởng đến “sinh mệnh chính trị” của cán bộ.
Phải chăng, những chuyện “không rõ” cùng “sinh mệnh chính trị” của cán bộ đã và đang chi phối hệ thống tư pháp Việt Nam?
Nhớ lại, hồi giữa năm ngoái, một nhà báo tại Việt Nam, là ông Bùi Chí Vinh, đã tỏ ra hờ hững, như một phần dư luận lúc ấy, trước những gì đang xảy ra cho giới phóng viên viết về tham nhũng tại Việt Nam. Khi nói về vụ bắt tạm giam hai phóng viên Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến, ông Vinh nhận định, rằng “nhân dân không tham gia,” vì đó là “chuyện xử lý nội bộ của nhà nước.”
“Báo Tuổi Trẻ, từ lãnh đạo đến phóng viên đều là công chức nhà nước. Ðây là chuyện của nhà nước. Do đó đến việc xử án cũng là chuyện riêng của nhà nước. Nhân dân không tham gia vụ xử vụ án đó.”
Họ là công chức nhà nước, nên đây là chuyện xử lý nội bộ của nhà nước. Những phóng viên đó đều là đảng viên. Về mặt Ðảng, họ làm gì sai thì Ðảng biết và Ðảng xử lý.
Ô. Bùi Chí Vinh
“Họ là công chức nhà nước, nên đây là chuyện xử lý nội bộ của nhà nước. Những phóng viên đó đều là đảng viên. Về mặt Ðảng, họ làm gì sai thì Ðảng biết và Ðảng xử lý.”
Một vấn đề khác, thường xảy ra trong các vụ án tham nhũng tại Việt Nam, là việc báo chí “định tội” các nghi phạm ngay cả trước khi tòa án ra phán quyết.
Một thời gian dài, trước cả khi thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến bị bắt, nhiều tờ báo đã khai thác đời tư của ông, mô tả ông như một tội phạm. Sau hai năm điều tra, nguyên thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến được tuyên bố gần như trắng án. Và chỉ hai tháng sau, ông được khôi phục Ðảng tịch, một dấu hiệu cho thấy nhân vật này có đủ tư cách trở lại với tất cả quyền lực đã có trước khi bị bắt.
Vụ Nguyễn Ðức Chi thì sao? Theo tác giả Osin, báo chí Việt Nam đã không may mắn có được những nguồn tin muốn phanh phui sự thật. Tác giả viết:
“...Trước thời điểm Ðại hội, “sinh mệnh chính trị của một số cán bộ chủ chốt” có lẽ đã được nhắm tới, nên có những thông tin có thể đã được “dựng lên,” có thể đã bị “thổi phồng.” Còn báo chí thì, không cần có những điều tra riêng, nhiều tờ báo đã nhanh chóng gọi Nguyễn Ðức Chi là “Siêu Lừa” ngay sau khi ông vừa bị công an bắt.
Trong vụ án Nguyễn Ðức Chi ít ai chú ý tới một sự kiện quan trọng được công bố trên báo chí: Ngày 22-4-2005, Phó thủ tướng Vũ Khoan, Bí thư TW Ðảng, sau khi nghe báo cáo về “những hành vi phạm tội của Nguyễn Ðức Chi,” đã kết luận, “Nguyễn Ðức Chi lừa đảo chiếm tài sản là đã rõ. Tôi đồng ý với đề xuất của Bộ Công an…””
Tác giả Huy Ðức kết luận:
“Cũng như báo chí, ông Phó Thủ tướng đã phạm sai lầm chết người khi chỉ mới nghe “báo cáo của công an” đã gọi Nguyễn Ðức Chi là “lừa đảo.””

Vai trò của báo chí?

Từ một cách tiếp cận khác, các vụ án liên quan đến tham nhũng, như PMU 18 và Nguyễn Ðức Chi, cần được nhìn từ khía cạnh “báo chí đóng vai trò công cụ.”
Công việc chuẩn bị Ðại hội lại đang được bắt đầu. “Thẻ nhà báo” của Võ Hồng Quỳnh và Phan Sông Ngân bị “treo” bởi một sự kiện xảy ra cách đây 4 năm, nghĩ, thật đáng buồn. Nhưng, các nhà báo cũng từ đấy mà nên nhận ra một bài học mới vừa được treo lên ở bên lề phải.
blog Osin
Một nhà báo tại Việt Nam từng nhận định với Đài chúng tôi, rằng nguồn tin tại Việt Nam, trong nhiều trường hợp, sử dụng báo chí như một công cụ. Nhà báo này nói, rằng “Vụ bắt 2 phóng viên Hải và Chiến cho thấy, thông tin do cơ quan điều tra, có thể ở vị trí rất cao, rất chuyên nghiệp là Cục Cảnh Sát Ðiều Tra, tung ra, vẫn có thể là tin giả. Tin giả là để tạo dư luận áp lực lên các bộ phận khác của nhà nước.”
Vấn đề đặt ra cho tất cả các vụ án tham nhũng tại Việt Nam là: liệu Việt Nam có được một hệ thống tư pháp đủ độc lập để bảo đảm không ai, dù ở bất kỳ vị trí chính trị nào, đứng trên luật pháp hay không?
Tác giả Huy Ðức nói rất rõ điều này trong các đoạn sau cùng của bài viết:
“...Ngay cở những thể chế chính trị như Việt Nam thì về danh nghĩa các cơ quan tố tụng cũng được xác định là “độc lập, chỉ tuân theo pháp luật”. Nếu quyết tâm chống tham nhũng thì hãy để cho một điều tra viên có thể khởi tố, ngay cả một ủy viên Bộ Chính trị, nếu điều tra viên này có trong tay bằng chứng.
Viện kiểm sát sẽ đóng vai trò giám sát để quyết định có phê chuẩn các bước tố tụng của điều tra viên hay không. Và tòa án sẽ là nơi cuối cùng phán quyết một người có tội hay không có tội.”
Xin nhắc lại một chi tiết đã được đề cập, trong vụ PMU 18, một Phó Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao từng phát biểu về quyết định bắt tạm giam, điều tra thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến, rằng “... Vì sao lại chọn ông Tiến, ngoài vấn đề có tính chất rất vô tư khách quan, còn chuyện đằng sau nữa không thì tôi không rõ.”
Ðâu là tính độc lập của hệ thống tư pháp Việt Nam; Ai là người có thể đứng trên luật pháp tại Việt Nam? Ðó là những câu hỏi đang được đặt ra.
Ðoạn kết trong bài viết của mình, tác giả Osin trình bày tư thế và tình trạng của báo chí Việt Nam hiện nay, đáng cho chúng ta suy gẫm. Xin trích nguyên văn để kết thúc bài viết này:
“Công việc chuẩn bị Ðại hội lại đang được bắt đầu. “Thẻ nhà báo” của Võ Hồng Quỳnh và Phan Sông Ngân bị “treo” bởi một sự kiện xảy ra cách đây 4 năm, nghĩ, thật đáng buồn. Nhưng, các nhà báo cũng từ đấy mà nên nhận ra một bài học mới vừa được treo lên ở bên lề phải.”

Vụ xử phóng viên: “nguyên tắc nền của luật hình sự” đã bị vi phạm

Photo: AFP
Hai phóng viên Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên tại phiên toà xét xử vào ngày 14 và 15 tháng Mười. 



Hai phóng viên Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên bị mang ra toà xét xử vào ngày 14 và 15 tháng Mười.
Một số ý kiến cho rằng, vụ xử sẽ không diễn ra công khai, trong khi một luật sư thì nói là cơ quan bảo vệ pháp luật đã “làm trái nguyên tắc nền của luật hình sự” ngay từ thời điểm bắt tạm giam và khởi tố 2 phóng viên. Biên tập viên Thiện Giao có bài ghi nhận sau đây.
Một vài ngày trước, và kéo dài cho đến đêm trước khi vụ xử 2 phóng viên bắt đầu khai diễn tại Hà Nội, giới báo chí Việt Nam cho rằng họ đang làm việc trong một “bầu không khí căng thẳng.”
Lúc 2 nhà báo này bị bắt, họ bị khởi tố với tội danh khác với tội danh bây giờ. Lúc đó, tôi đã viết một bài báo phân tích, khẳng định rằng khởi tố với tội danh đó là sai, vì họ không phạm tội ấy. Còn bây giờ, với tội danh mới, tôi không thể biết được là đúng hay sai, vì phải có chứng cứ mới. Tôi không được tiếp xúc, mà báo chí cũng không đăng tải.
Nhà báo Tạ Phong Tần
Hai phóng viên Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên bị đưa ra xét xử trong phiên toà dự trù kéo dài 2 ngày, 14 và 15 tháng Mười, với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà Nước.”
Cùng bị xét xử với 2 ông Chiến và Hải còn có 2 sĩ quan công an cao cấp thuộc Bộ Công An, một người từng mang quân hàm thiếu tướng, người kia mang quân hàm thượng tá.
Trong những ngày qua, trên mạng Internet, người ta thấy loan truyền một đoạn ghi âm dài được nói là âm thanh của một buổi “hội thảo” tại Ban Tuyên Giáo Trung Ương, trong đó có sự tham dự của ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, và 2 báo cáo viên là trung tướng công an Vũ Hải Triều và phó Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, Hoàng Nghĩa Mai.

Lý do bắt tạm giam

Trong đoạn âm thanh này, trung tướng Vũ Hải Triều nêu lý do bắt tạm giam 3 người, là thượng tá công an Đinh Văn Huynh cùng 2 phóng viên Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải.
“Có mấy lý do phải bắt giam 3 người này. Thứ nhất, đã không hợp tác cơ quan điều tra. Hai là, có dấu hiệu thông cung, và ba là, vận động dư luận. Sau khi cơ quan an ninh điều tra có báo cáo, được sự phê chuẩn của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, cơ quan an ninh điều tra đã ra lệnh bắt tạm giam 3 bị can này ngày 12 tháng Năm, 2008.
Việc cơ quan an ninh điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can, và áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tạm giam với 3 bị can nêu trên là có căn cứ, và đã được thực hiện theo đúng các qui định của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, theo đúng qui định của Luật Báo Chí và trình tự thủ tục giải quyết của một vụ án hình sự.”

Trái với nguyên tắc

Cũng không hẳn là đúng với các qui định của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự.” Một luật sư đưa ra nhận định như vậy vào buổi sáng trước khi phiên xử bắt đầu.
Luật sư này, yêu cầu không nêu tên, nói rằng vì “thời điểm bắt tạm giam trùng với thời điểm khởi tố,” nên sự viện dẫn lý do “bất hợp tác, thông cung, và vận động dư luận” để bắt giam là “trái với nguyên tắc nền của luật hình sự.”
Luật sư này cũng nhấn mạnh thêm yếu tố “vận động dư luận” mà phía công an đưa ra làm lý lẽ bắt giữ. Ông nói, “phát biểu như vậy là thừa nhận dư luận có thể tác động lên hệ thống toà án.”
Một ngày trước khi phiên xử bắt đầu, theo nguồn tin riêng của chúng tôi, thì nhiều lãnh đạo của báo chí đã phải hội họp với các cơ quan chức năng. Và cuộc họp này diễn ra sau khi báo chí đã nhận được chỉ thị của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng, do Bộ Thông Tin – Truyền Thông truyền đạt lại.
Những vụ này lại xảy ra ở thời điểm rất nguy hiểm. Chúng ta vừa phá hội trường Ba Đình xong, gây bức xúc trong dư luận. Chúng ta vừa họp Quốc Hội, việc sáp nhập Hà Tây và Hà Nội cũng gây rất nhiều bức xúc. Bây giờ thả Nguyễn Việt Tiến, bắt công an, bắt nhà báo, nó cộng hưởng dư luận rất nguy hiểm. Trong nghị quyết Đảng chúng ta bao giờ cũng có câu “lòng tin của dân vào Đảng bị giảm sút.” Thế những việc làm này rõ ràng cộng hưởng càng làm cho lòng tin của dân vào Đảng giảm sút hơn.
Một tham dự viên tại Hội Thảo
Được biết, hơn 21 nhà báo của nhiều tờ báo trên cả nước bị triệu tập ra Hà Nội trong nhiều vai trò khác nhau để phục vụ cho phiên xử. Trong số này, tờ Tuổi Trẻ bị triệu tập đông nhất, gồm một tổng biên tập, hai phó tổng biên tập, trưởng văn phòng đại diện Hà Nội, một biên tập viên và một phóng viên.
Nói chuyện với một nhà báo tự do và cũng là một blogger, là bà Tạ Phong Tần, thì bà nhận định rằng khó biết được tội danh mới với 2 nhà báo là đúng hay sai, vì “không có thông tin về chứng cứ.”
“Lúc 2 nhà báo này bị bắt, họ bị khởi tố với tội danh khác với tội danh bây giờ. Lúc đó, tôi đã viết một bài báo phân tích, khẳng định rằng khởi tố với tội danh đó là sai, vì họ không phạm tội ấy. Còn bây giờ, với tội danh mới, tôi không thể biết được là đúng hay sai, vì phải có chứng cứ mới. Tôi không được tiếp xúc, mà báo chí cũng không đăng tải.”
Bà Tạ Phong Tần cũng cho biết là bà không tin vụ xử sẽ diễn ra công khai, mà sẽ “giống y như vụ xử Điếu Cày cách đây vài tuần.”

Bất mãn lan rộng

Hành động và thời điểm bắt 2 nhà báo và 2 sĩ quan công an liên quan đến vụ PMU 18, theo như đoạn ghi âm cuộc hội thảo đã được đề cập, cho thấy một sự bất mãn lan rộng, ngay cả trong giới Đảng viên. Chẳng hạn, một tham dự viên tại Hội Thảo nói rằng “việc làm này rõ ràng cộng hưởng càng làm cho lòng tin của dân vào Đảng giảm sút hơn.”
“Những vụ này lại xảy ra ở thời điểm rất nguy hiểm. Chúng ta vừa phá hội trường Ba Đình xong, gây bức xúc trong dư luận. Chúng ta vừa họp Quốc Hội, việc sáp nhập Hà Tây và Hà Nội cũng gây rất nhiều bức xúc. Bây giờ thả Nguyễn Việt Tiến, bắt công an, bắt nhà báo, nó cộng hưởng dư luận rất nguy hiểm. Trong nghị quyết Đảng chúng ta bao giờ cũng có câu “lòng tin của dân vào Đảng bị giảm sút.” Thế những việc làm này rõ ràng cộng hưởng càng làm cho lòng tin của dân vào Đảng giảm sút hơn.”
Cho đến thời điểm bài viết này được thực hiện, nhiều người tin rằng, hai phóng viên sẽ không bị xử nặng, vì áp lực của dư luận.

Nguyễn Việt Chiến - tài hoa trong thi ca, mạnh mẽ trong ngòi bút

Photo AFP
Nhà báo Nguyễn Văn Hải bị tuyên án 24 tháng cải tạo không giam giữ; Nhà báo Nguyễn Việt Chiến bị kết án 2 năm tù giam.


Một tài năng thi ca mà thơ và con người của anh đang được theo dõi rất kỹ trong và ngoài nước, đó là nhà báo nhà thơ Nguyễn Việt Chiến hiện đang bị nhà nước Việt Nam giam giữ và buộc tội lợi dụng quyền tự do dân chủ trong vụ án PMU18.
Nguyễn Việt Chiến sinh năm 1952 tại Hà Tây, quê Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Tây, sống và làm báo tại Hà Nội. Phóng viên báo Thanh Niên từ năm 1993. Nguyễn Việt Chiến cũng là hội viên Hội Nà Văn Việt nam, hội viên Hội Nhà Báo Việt nam, hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội.
Những sáng tác chính của anh là ba tập thơ Ngọn sóng thời gian, Mưa lúc không giờ, Cỏ trên đất và cuối cùng là thi tuyển Những con ngựa đêm. Nguyễn Việt Chiến nhận được Giải thưởng văn chương của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 2004.
Tháng 5 năm 2008 anh bị bắt cùng với bạn đồng nghiệp là nhà báo Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ. Ra tòa vào ngày 15 tháng 10 năm 2008.
Anh bị kết án 2 năm tù giam vì cương quyết không nhận là mình có tội, trong khi đó nhà báo Nguyễn Văn Hải được phóng thích vì tòa cho là có thái độ thành khẩn nhận tội. Tội danh mà nhà báo Nguyễn Việt Chiến bị cáo buộc là một tội danh từng gây rất nhiều tranh cãi.

Một tài năng thi ca

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến được đánh giá cao qua tài năng thi ca cũng như nhân cách sống và làm việc của anh. Anh được xem là nhà thơ cách tân trong ngôn ngữ và ý tưởng đổi mới thơ Việt Nam đương đại.
Tác phẩm cuối của anh mang tên “Những con ngựa đêm” có lẽ là tác phẩm quan trọng nhất, trong đó dòng chảy trữ tình bàng bạc trong nhiều bài thơ nhưng không làm mất đi chất lửa của đời thường qua cái nhìn của một ký giả.
Khi ẩn dụ, khi phơi trần, nhưng dù dưới hình thức nào thì Nguyễn Việt Chiến cũng quyến rũ được người đọc thơ anh bằng những nhận biết kỳ ảo, miêu tả tế vi và hoài mơ lãng mạn.
Những con ngựa đêm đi qua mặt hồ
Để lại dấu chân trên song

Những con ngựa hoang thức dậy từ đáy nước sâu
Những ngôi sao hoang mọc dậy từ đáy nước sâu

Đêm nay rong rêu không ngủ
Đêm nay cá hồ không ngủ

Những con ngựa đêm cõng chúng ta đi qua mặt hồ
Khi chiếc kẹo bạc hà trong miệng em chưa tan
Bên kia hồ nhiều người đang hôn nhau

Những lứa đôi
Không thuộc về ngày mai
Không thuộc về quá khứ

Nhưng giấc mơ đêm nay là của họ
Những con ngựa đêm đi qua mặt hồ

Đi qua đường viền của bóng tối
Em cởi bỏ sợi dây buộc tóc
Mái tóc đêm xoã ấm

Em cũng giống như chú ngựa đêm đi qua mặt hồ
Nhưng không để lại dấu chân trên song
Bởi em là trăng xanh

Chúng ta vừa nghe chị Phùng Thị Bích Ngọc hiền nội của nhà thơ đọc bài “Những Con Ngựa Đêm và Trăng”.

Ngôn ngữ thi ca tài hoa

Bài thơ ngắn nhưng chứa đựng thật nhiều điều. Trước tiên là ngôn ngữ thi ca. Nguyễn Việt Chiến rất tài hoa khi sử dụng thứ ngôn ngữ tinh khôi, chưa qua tinh luyện của dòng thời gian văn học.
Anh sắp xếp trật tự của chúng một cách khác thường và biến chúng từ rất khó cảm thụ trở thành bình thường và dễ hiểu một cách lạ lùng.
Những con ngựa hoang thức dậy từ đáy nước sâu
Những ngôi sao hoang mọc dậy từ đáy nước sâu

Cấu trúc ngữ nghĩa trong hai câu này nếu đứng riêng ra thì không một từ nào khó hiểu nhưng khi kết hợp lại với nhau trong cùng một nhịp điệu chúng trở thành mơ hồ và đầy ấn tượng.
Người ta có thể tự hỏi về ý nghĩa của hai câu thơ nhưng sẽ cùng đồng ý với nhau một điểm: Ý niệm của hai câu này rõ ràng là đơn giản nhưng khó giải thích cho thật dễ hiểu.
Người đọc hay nghe cảm thụ rất nhanh tính chất mơ hồ như khi người ta xem tranh trừu tượng. Và khi xem tranh trừu tượng, óc quan sát không còn quan trọng cho bằng sự đồng cảm. “Ngựa” và “Sao” trong hai câu thơ không sáng tạo cho sự quan sát mà được nhào nặn cho cảm nhận và suy tưởng.
Em cũng giống như chú ngựa đêm đi qua mặt hồ
Nhưng không để lại dấu chân trên song
Bởi em là trăng xanh

Bởi em là trăng xanh hình như lập lại những viên lệ đá xanh của Thanh Tâm Tuyền, nhưng trăng xanh trong thơ Nguyễn Việt Chiến gần gũi hơn, ít triết học hơn do đó dễ đồng cảm hơn. “Ngựa” làm ta liên tưởng tới em: Thần thoại và dễ vỡ.
“Em” làm ta liên tưởng tới trăng xanh: Đẹp, buồn và cũ như cổ tích. Chi tiết rất ít nhưng được Nguyễn Việt Chiến khéo léo tập hợp lại khiến câu thơ nổi lên miên man như sóng vỗ.
Những con ngựa đêm cõng chúng ta đi qua mặt hồ
Khi chiếc kẹo bạc hà trong miệng em chưa tan
Bên kia hồ nhiều người đang hôn nhau

Một lần nữa, ba câu thơ rời rạc và đầy mệt mỏi này bỗng dưng tạo hiệu ứng thành một chuỗi hình ảnh liên hệ. “Ngựa trên lưng”,bạc hà trong miệng” “người hôn nhau” là những cặp chữ tuyệt đẹp khiến câu thơ rộng mênh mang và sâu não nùng.
Nguyễn Việt Chiến cũng tỏ ra cứng tay trong loại thơ 8 chữ tuy thể loại này đã được cày xới rất kỹ bởi những kiện tướng trong phong trào Thơ Mới. Hãy nghe vài đoạn trích trong bài "Đất nước" của anh:
Thôi hãy lặng yên
Cánh đồng trên trang sách
Tiếng cuốc dưới trời mưa
Và hạt thóc lấm bùn
Ta như cỏ trên ngực trần đất nước

Thôi hãy chín đi quả xanh rơi vãi
Nắm đất nào chẳng đẫm ứa mồ hôi
Gánh lo âu vai mẹ hứng suốt đời
Lưng mẹ thắt dáng buồn sông núi cổ

Nón trên đầu, núi hoang liền ruộng vỡ
Ta nhận ra đất nước chính là người
Thôi hãy lên đường
Rừng sâu bể vắng

Những đứa con năm tháng ngóng tìm về
Nơi mắt mẹ trời xanh cha thấy hửng
Nơi tóc mẹ trắng mưa đêm lũ úng
Mùa bão dài chưa qua

Chiếc thuyền nan câu hát lấm phù sa
Miền châu thổ bùn hoang gió cả
Cây lúa nào cháy đen mùa giặc giã
Mẹ gánh con hớt hải chạy trên đồng

Mẹ gánh con súng trận đã bao năm
Mùa loạn lạc lúa trên đồng vẫn cháy

Thôi hãy lặng yên
Cánh đồng trên trang sách
Tiếng cuốc dưới trời trưa
Và hạt thóc lấm bùn
Ta như cỏ trên ngực trần đất nước

Nhà thơ làm báo

Và hạt thóc lấm bùn,
Ta như cỏ trên ngực trần đất nước

Hai câu cuối của bài thơ cho người đọc thấy niềm đau của nhà thơ trước nhọc nhằn mà bao đời nay người dân Việt vẫn chưa thoát khỏi. Tầm nhìn của một nhà báo phần nào chi phối cảm quan thi ca của anh và tính chất thời sự không thể thiếu vắng trong những bài thơ sau này. “Niềm Tin Thơ Ngây” là bài thơ có lẽ nói lên được rất nhiều tâm sự của một nhà thơ làm báo. Anh thảng thốt móc niềm tin của mình ra ngắm nghía và bật lên những thừa nhận não lòng:
Cánh đồng trên trang sách
Những đám mây ngôn từ
Cỗi cằn bao ý tưởng
Hạt chữ miền hoang vu

Những ngọn nến không cháy
Những cánh chim không về
Trên môi lời hát ấy
Ngủ quên không ngời nghe

Những cỗ xe tưởng tượng
Chất đầy sách và người
Oằn lưng như ngựa kéo
Đi về miền xa xôi

Cánh buồm nào không gió
Dòng sông nào đứng im
Không một người đi bộ
Không một vì sao lên
Thế giới chung quanh nhà thơ có vẻ như cô đặc lại bằng những hình ảnh: cánh đồng, trang sách, cánh chim, ngựa kéo, cánh buồm, vì sao... tất cả quay chung quanh một trục bánh xe thời cuộc, sức ly tâm của vòng quay kéo nhào những tranh chấp trong đời sống lẫn mệt mỏi rã rời của từng con người trong vòng quay ấy. Người trí thức thì tự vấn trước những trang sách bây giờ đã trở thành vô nghĩa như mây bay, như ngựa chạy....

Tận tình với ngôn từ

Nguyễn Việt Chiến làm thơ lục bát cũng hay như thơ tự do, thơ năm chữ cũng tròn như thơ tám chữ. Anh không công phu với thể loại mà anh tận tình chí cốt với ngôn từ.
Thơ của anh có thể đọc để đồng hành mà cũng có thể để thưởng thức và suy gẫm. Dù bằng cách nào khi đã chọn thơ Nguyễn Việt Chiến, người đọc thật khó lòng mà bỏ ngang trước khi dừng lại ở những chữ cuối cùng.
Cát chiều bay sẫm bến sông
Thương con đò ngược mùa đông chưa về

Lối mòn bạc cỏ may đê
Chiều mòn rỗng tiếng chim gì kêu đau
Sóng đêm tự bến sông nào
Theo trăng về thức dưới màu mây xưa

Tôi hoang vu, cát hoang vu
Trăng là người khách qua đò đêm nay

Cô đơn xuống một đò đầy
Tôi chờ em phía bên này mùa đông
Cát còn bay trắng bến sông
Người còn đi trắng mùa mong ước này

Tôi cầm hạt cát trên tay
Đêm không còn ấm như ngày có em

Tôi cầm cả chính tôi lên
Câu thơ nhặt được phía miền quạnh hiu
Câu thơ như cát mỗi chiều
Đem theo chút ấm nắng nghèo vào đêm.

Nguyễn Việt Chiến cũng trãi lòng mình trong “Nhật Ký Của Một Nhà Báo”:
Anh dành cho mình vài phút xa xỉ
Sau một ngày làm việc
Được ngồi một mình với cốc bia
Giữa những người xa lạ

Thành phố đang mưa
Đám mây trong đầu anh
Và ngọn lửa nghi ngại

Chiếc bàn uống nơi anh ngồi
ướt và bẩn
Vài phút xa xỉ anh dành cho mình
Sau cơn giông

Anh không biết gì về những người xung quanh
Họ đang uống cũng như anh ngẫm ngợi

Trời mỗi ngày một tối
Và mưa mau hơn
Những đứa trẻ bán báo rong trong thành phố này
Cũng như những đứa trẻ lang thang phía bên kia lục địa

Và, anh - người làm báo
Viết gì về trẻ thơ
Chiến tranh và cái đói
Tuổi thơ rét mướt
Anh đã từng đi qua

Giờ này
Bên cạnh chiếc máy chữ của anh
Đất đai đang cày xới
Nhũng hạt giống được ngâm ủ trong bùn
Để sinh ra thứ ánh sáng tốt tươi

Và anh
Kẻ nông phu cần mẫn
Thức dậy mỗi sớm mai trên cánh đồng ngôn ngữ
Bởi niềm tin lành lặn
Ở con người

Thật khó mà hình dung ra được anh đang nghĩ gì trong khuôn viên nhà tù hiện nay. Tài hoa trong thi ca, mạnh mẽ trong ngòi bút phản kháng tham nhũng để cuối cùng nhận được những xỉ vả từ bản án mà anh không làm.
Cay đắng có thể làm thơ anh hay hơn nhưng tù hãm không thể làm niềm tin bật sáng.
Niềm tin của kẻ nông phu cần mẫn Nguyễn Việt Chiến trên cánh đồng chữ nghĩa có còn lành lặn hay không sau bài học cay đắng này có lẽ vẫn còn đeo đẳng anh rất lâu sau này.
Và cũng có lẽ, thơ sẽ mãi mãi bên anh thay cho ngòi bút ký giả nay đã trở thành xa xỉ từ sau bản án hai năm.....

Vượt tường lửa bằng UltraSurf trong Firefox

Vượt tường lửa bằng UltraSurf trong Firefox

Ai cũng biết chương trình UltraSurf dùng để leo rào vào nhà mình trong Multiply.
Nó có một nhược điểm là nó dùngmặc định chương trình IE để vào Internet.

Nay nó đã bổ sungmột tính năng để dùng với FF.

1. Chương trình UltraSurf

UltraSurf là phần mềm miễn phí nổi tiếng chuyên cho vượt tường lửa. Bạn có thể tải xuống phần mềm này ở trang sau:

==>> http://www.ultrareach.com/download_en.htm

Hoặc tải xuống từ Dân Luận (phiên bản 9.4):

==>> http://danluan.org/files/tor/U94.exe

Chỉ cần gỡ nén, chạy tập tin có tên U94.exe, UltraSurf sẽ khởi động (xem hình vẽ). Có thể chọn 1 server khác trong 3 server, nếu bạn thấy kết nối hiện tại chậm chạp hoặc tỏ ra có vấn đề. Nhấn vào một trong 3 ô vuông (checkbox) ở cửa sổ UltraSurf để chuyển server. UltraSurf sử dụng Internet Explorer như trình duyệt mặc định của mình, khi nó khởi động, nó sẽ mở một cửa sổ Internet Explorer để bạn duyệt web.

Cửa sổ chính của UltraSurf

Nếu bạn muốn dùng Firefox, bạn phải tải xuống và cài một chương trình bổ sung nhỏ cho Firefox:

==>> http://www.ultrareach.com/downloads/...jbutton_en.zip

Hoặc dùng tải xuống từ Dân Luận:

==>> Download

Gỡ nén, mở cửa sổ Firefox và kéo tập tin có tên wjbutton_en.xpi vào trong cửa sổ Firefox để cài chương trình bổ xung này. Sau đó đóng tất cả các cửa sổ Firefox và mở lại (restart).

Biểu tượng UltraSurf màu xám có nghĩa là UltraSurf đang bị tắt, ngược lại biểu tượng màu vàng sáng là UltraSurf đang bật vào bảo vệ bạn. Bấm vào biểu tượng để bật tắt chức năng vượt tường lửa và che dấu IP bằng UltraSurf.


LT: chú ý ở góc bên phải của màn hình Firefox có chữ WJ Disable, ta phải bật nó lên thành Enable thì mới vào nhà được.
Nào bây giờ thì ta có thể xài Mul mà hổng có cảm giác ta đang bị khóa cửa nhà.
Xem thêm cẩm nang vượt tường lửa ở đây.:
http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=932808


Những Nét Dị Biệt của Hai Nền Văn Hoá Việt Mỹ

GS Xuân Vũ Trần Đình Ngọc

  Nặng Phần Trình Diễn

 Có những đám ma của người Việt nhất là những người chết là các ông già bà cả đông con nhiều cháu, lại sẵn tiền thì làm rềnh rang lắm.

Nguyên một cái vụ chụp hình, quay video, con cháu phải huy động những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, trả tiền bộn cho họ, chưa kể những máy chụp hình của người nhà, của con cháu đi theo linh cữu mà bấm lia lịa.

Một ông già tôi biết, chết ở quận Cam, California cách đây khoảng chục năm, người con lớn của ông ta khá giả nên dùng đến 2 dàn quay video cùng với hàng chục phó nhòm khác có nghĩa quay và chụp hết mọi góc cạnh, hết cả những ngày để người chết ở nhà quàn tối tối đọc kinh, quay cho đến khi nhân viên nhà quàn bỏ quan tài lên xe chở trở lại phòng lạnh.

 Hôm đưa quan tài vào nhà thờ để các Linh mục đồng tế (15 cha) dâng lễ thì còn long trọng nữa.(Có đám cố mời cho được Đức Giám mục địa phận, có như vậy mới oai, mới nổi nang.) Các chi tiết trong thánh lễ, từ bài giảng, lúc Linh mục dâng Mình Thánh và Máu thánh lên cao (sau lời nguyện biến bánh, rượu thành Mình, Máu Chúa mà lễ nào cũng y như lễ nào), lúc mọi người lên rước lễ, tóm lại dàn quay video không bỏ sót một chi tiết nhỏ nhặt nào làm như phải chụp, phải quay cặn kẽ như thế thì người chết (và người sống) mới toại nguyện!

Sau thánh lễ ở nhà thờ, quan tài và mọi người lên xe rùng rùng chạy ra nghĩa trang, ở đó lại thêm vài ba tiếng nữa mới xong.

 Quan tài còn để ở trên miệng huyệt nhờ mấy cây đòn ngang, bắt đầu là anh con cả vĩnh biệt cha với một bài dài thoòng kể lể đầu cua tai nheo, rồi anh con thứ, con thứ nữa, 5 cô con gái, bà mẹ...Vị Linh mục hay Hoà thượng được mời đi theo ra làm phép huyệt hoặc tụng kinh lần cuối đứng tê chân dưới cái nắng nung người mùa Hè Cali. May mắn lắm thì có người mang dù đi và một thanh niên đứng che dù cho Linh mục (hay Thượng toạ).

 Những người đi đưa ai chẳng thương người quá cố nhưng kể từ lúc động quan rồi di quan đưa vào nhà thờ (chùa) đến giờ đã hơn 3 tiếng, ai nấy đều uể oải, mỏi mệt và khát. Nhà hiếu có mang nước chai đi mời nhưng chỉ đỡ khát mà không đỡ mệt. Uống nước vào lại phải kiếm chỗ giải quyết cái bàng quang (bọng đái) cho nên chờ ném được hòn đất hay bông hoa vĩnh biệt người quá cố về đến nhà ít nhất cũng phải 1 rưỡi chiều. Người nhà hiếu ngồi coi cho nhà quàn lấp đất, về nhà sau đó vài tiếng nữa. Nghĩa tử nghĩa tận thật đấy nhưng mấy cụ cao niên không cách gì chịu đựng được lâu như thế bởi đã bắt đầu từ 9 hay 10 giờ sáng!

 Chung qui là từ cái tinh thần quá nặng phần trình diễn, muốn nổi, muốn trội, ai cũng phải thua mình, mình là hạng nhất trong vụ đó, để được nghe lời khen:

“Đám ma to quá, nguyên vòng hoa đã phải dùng bốn cái xe truck chở theo, chụp cả nghìn tấm hình, video quay cả mấy tiếng đồng hồ v.v...Mấy người con có hiếu quá!”

 Những lời khen tặng ấy có ích gì cho người chết không?

Không!

Có ích gì cho người sống không? Không!

Quay video và chụp hình nhiều như thế sau này có bỏ ra coi không? May ra được một lần! Thương người chết thì vẫn thương nhưng bỏ video ra coi lại đám ma, ít người coi trọn cuốn, coi đi coi lại cũng chỉ có vậy, hơn nữa bận tối mắt vì đi làm, thì giờ đâu mà coi. Có những cuốn video đám cưới, đó là việc vui mừng, có cặp chỉ quay cho lắm, chụp cho nhiều chứ không bao giờ giở ra coi lại được một lần. Nhiều cặp, video còn nguyên đó nhưng người thì đã chia tay, chia chân, chia nhà, chia xe rồi.


“Lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ mừng thế! Trời mùa Thu Cali, suốt đời làm chia ly”!


Như vậy quay cho lắm để làm gì? Để lấy le với người quen mà thôi. Sao lại phí tiền và phí thì giờ thế? Nhiều người tự bào chữa:”Vì thói quen, người ta làm cho bố mẹ người ta, mình không làm, sau này ân hận!”


Nói thế thì đất nước mình muôn năm vẫn hủ lậu mà thôi. Nếu thấy cái gì dở phải dứt khoát bỏ ngay, cái gì hay thì duy trì và làm cho nó hay thêm, như vậy mới theo kịp người chứ!

Thời nay có nhiều người, họ không “chơi” kiểu đó nữa nhưng thông báo cho mọi người thân, sơ biết, nếu muốn phúng điếu hoa cho người quá cố thì xin dùng tiền đó bỏ vào cái quỹ này, quỹ kia để giúp các cơ sở từ thiện, các Cô nhi viện, các viện chữa trị Aids, phong cùi, ung thư v.v...Việc làm đó vừa tạo phúc cho người bỏ tiền, vừa làm mát linh hồn người quá cố lại chẳng hơn phí tiền vào hình ảnh, hoa hoét sao?

 Nếu muốn, dăm ba tấm hình chụp quan trọng về người chết từ khi nằm xuống, thiết nghĩ cũng đủ. Tất nhiên không ai không có một tấm hình khi còn trẻ trung, đẹp đẽ, khoẻ mạnh. Người còn sống dùng tấm hình ấy để thờ, để lưu niệm sau này mà lại hay hơn những tấm hình lúc đã nằm liệt giường.

 Người Mỹ không chụp hình, quay video trong đám tang. Họ rất sợ cái buồn, cái tang chế. Chôn cất xong rồi là họ gói những kỉ niệm lại, hình ảnh người chết cũng thu nhặt bỏ vào một cuốn album mà ít khi giở ra trừ những trường hợp đặc biệt như phải cho con cháu biết mặt mày ông bà nội, ngoại chúng v.v...

 CÓ NHỮNG TỤC LỆ TỪ NGƯỜI TÀU

 Người con trai cả ở Việt Nam khi xưa khi cha chết phải làm lều bên cạnh mộ cha ở ngoài đồng canh mộ 3 năm mà nhớ đến cha. Mỗi tối phải thắp hương cầu nguyện trước bài vị, đêm ngủ tại lều, ban ngày tới bữa thì về nhà ăn cơm rồi lại ra mộ. Nói rất ít, không cười, không tiếp bạn bè thân sơ. Có thể đem sách ra lều đọc còn những việc  khác thì không.

Khi cha chết cũng không được vui vầy ân ái với vợ, không đi đình đám, dự đám cưới, uống rượu, cười nói, mặc đồ không phải đồ tang. Người thường đi giầy, đi guốc nhưng những người có đại tang này phải đi chân đất. cấm mặc mầu đỏ và những mầu vui tươi vì trái với kẻ đang có tang chế. Cấm uống rượu, chơi bài bạc, dự các hội xuân, làng vào đám, hát quan họ v.v...Những thứ này bị coi là có hành động bất hiếu vì đã sớm quên cha.

 Sau khi mãn tang 3 năm anh ta mới được trở về nhà, rất hà tiện nụ cười vì nó không thích hợp với người đang để trở (tang); ai hỏi đến cha thì mặt đăm đăm thương nhớ, thờ cha từ trong lòng ra đến ngoài mặt, có người nào nhắc đến cha thì lại khóc.

Ngày tiễn cha ra phần mộ, anh ta phải mặc quần áo vải sô, đầu chít khăn sô, ngang lưng thắt một dây bện bằng tầu chuối, chân đi đất, quay mặt vào quan tài mà bước giật lùi (chứ không được đi như người thường, vì vậy đám ma xưa, nhìn vào là biết ai là con cả người quá cố).

 Mắt anh ta đỏ hoe vì khóc quá nhiều, ai hỏi gì cũng nhìn nhìn chứ không trả lời. Mọi việc lo liệu tang ma đã uỷ cho những người khác, anh ta đã cấm khẩu từ khi phát tang. Nếu phải cám ơn thân bằng quyến thuộc đi đưa, một người khác nói hộ anh ta, anh ta chỉ đứng bên cạnh và khi người kia nói xong thì sụp xuống lậy mọi người ba lậy để gọi là trả ơn đã đưa cha anh ra mồ cao mả dài!

 Những tục lệ đó chính là từ người Tàu. Minh tinh nhà tang, vàng mã, làm nhà trên mộ canh mộ cũng từ người Tàu. Có hiếu với cha mẹ là điều rất tốt nhưng những hủ tục này cần phải được cải thiện. Với xã hội ngày nay, ba năm canh mộ lấy tiền đâu mà ăn, mà nuôi con? Một mình người vợ sao có thể đảm đang nuôi cả gia đình? Vả lại canh mộ như vậy không giúp ích gì cho người chết và người sống mà chỉ phí thì giờ quí báu để lo cho người sống như các đứa con đang cần sự chỉ dạy của người cha, để là chỗ nương tựa của người vợ.

Đời người khi xưa rất ngắn, thường chỉ sống ngoài 50 đến 60 tuổi. Ba năm là 1/20 đời người, bỏ phí vô ích cho một công việc không cần thiết. Đó chính là hủ tục của người Tàu mà ta nhiễm lấy. Ba năm đó, tay một người đàn ông sản xuất biết bao lợi lộc cho gia đình mà vợ con cũng được nhờ cậy, vui vẻ. Bởi vậy, thấy cái gì sai phải dứt khoát và can đảm bỏ ngay thì đất nước mới tiến bộ được.

 Người Mỹ nhớ ngày sinh, không nhớ ngày tử. Họ chụp hình ngày đứa bé sinh ra, ngày nó đi học lần đầu, ngày nó tốt nghiệp High school, tốt nghiệp Đại học, ngày cưới, những ngày vui cuộc đời nó, đứa con đầu tiên và những đứa con sau này nhưng họ không chụp hình người ốm (bệnh) và người chết trừ những trường hợp cần phải làm một, hai tấm vì lí do gì đó chứ không phải để lưu niệm, lâu lâu đem ra ngó. Họ thích cái đẹp, cái khoẻ, cái vui. Họ không hoài cổ như người Việt. Khi nghe tôi nói có đám ma Việt Nam quay video tốn cả hơn chục ngàn đôla, họ trố mắt nghi ngờ. Khi tôi nói đó là sự thực họ mới tin và bảo, có lẽ những người nhà hiếu đó đã điên rồi hoặc không điên thì liệng tiền qua cửa sổ.

Tôi nói họ muốn mua cái danh hão nhưng khốn thay vẫn còn nhiều người thích cái danh hão đó! Họ chỉ sợ lúc họ chết, có ít người đi theo quan tài!

NGƯỜI VIỆT NAM THÍCH XÂY LĂNG


Chị tôi đã hơn 90 tuổi mất ở Việt Nam mấy năm nay, các con chị báo tin cho tôi. Tôi gửi các cháu chút tiền để phụ lo đám tang. Vì tôi không kịp dặn nên sau đám táng khoảng 4 tuần, tôi nhận được bao thư của các cháu con chị gửi cho tôi tấm ảnh chụp mộ chị đã xây, cao, chắc chắn và đẹp. Tôi gọi phôn về bảo ở Mỹ người ta không cần xây mộ như thế, đúng ra cũng không cần chụp hình gửi cho cậu vì ngôi mộ nào cũng gần giống như nhau, cậu có nhìn một lần rồi cũng bỏ vào trong ngăn kéo, chưa chắc đã có lần cậu giở ra coi lại lần thứ nhì mặc dù cậu thương mẹ các cháu lắm.

 Số tiền để làm việc đó đem giúp cho những kẻ nghèo khổ, cơ nhỡ hoặc tàn tật mà lại ích lợi hơn là xây mộ.

Tôi cũng viết thư cho các cháu nói, ở Hoa Kỳ người ta không xây lăng mộ. Vị Tổng Thống hay phu nhân nằm chung với thường dân hay các anh chiến binh trong nghĩa trang, mỗi ngôi mộ có một khoảng diện tích ngang 1m dài 2m, mộ nọ ở kế mộ kia, ở đầu cắm một cây thánh giá sơn trắng chiều cao khoảng một cánh tay, cây nào như cây nấy, chỉ khác ở trên có viết tên họ, và năm sinh, năm mất của người chết.


Người ta không nhìn thấy từ ngôi mộ, ai giầu, ai nghèo, ai quyền cao chức trọng lúc sống, ai thường dân. Trước mặt Thượng Đế chí tôn, ai cũng như ai, có hơn chăng là khi sống đã làm được những điều gì ích quốc lợi dân, giúp đỡ kẻ nghèo hèn hay chỉ là những kẻ phá hoại con người, đầu độc xã hội, đẻ ra những chủ thuyết mê lầm dối trá hòng bịp bợm nhân dân để vinh thân phì gia, hưởng lạc nhiều đời.


Họ là những người có ích cho nhân loại như bà bác học Marie Curie (1867-1934), nhà bác học Louis Pasteur (1822-1895), bác học Albert Einstein (1879-1955, thuyết tương đối), anh em ông Wright (người Mỹ, phát minh ra máy bay), nhà bác học Thomas Edison (1847-1931, nhà phát minh về điện) v.v... hay chỉ là những Hitler, Tần thuỷ Hoàng, Polpot, Xít-ta-lin, Lênin, Karl Marx, Engels, Hồ chí Minh, Ceausescu, Castro, Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống và nhiều tên khác không thể kể ở đây v.v...để cho người đời thoá mạ nghìn năm?    


Lăng của Gia Long, của Minh Mạng, của Tự Đức và cả của Khải Định to và đẹp thật nhưng nó chỉ là những cái mả con cháu, đồng chí tôn vinh làm cho. Chúng sẽ tan ra tro bụi một ngày nào đó vì không có gì tồn tại với thời gian.


Nhưng nếu những ông vua này làm ích quốc lợi dân rõ rệt thì chẳng cần xây lăng, xây mộ làm gì. Cái lăng đẹp nhất, vững bền nhất, to lớn nguy nga hoành tráng nhất xây giữa lòng nhân dân Việt Nam như lăng Hai Vua Trưng, lăng Tổ Hùng Vương, lăng đại đế Quang Trung, lăng vua Lê Thái Tổ, lăng tướng Lý thường Kiệt hay lăng về văn học như lăng các thi hào Nguyễn Du, Nguyễn công Trứ, Cao bá Quát, Trần tế Xương, bà huyện Thanh Quan, Nữ sĩ Hồ xuân Hương v.v...Những cái lăng không có hình tướng, không xây bằng xi măng cốt sắt, nó chỉ mờ mờ ảo ảo ở trong tâm hồn người dân Việt thế mà nó tồn tại đến muôn đời, cho đến khi nào không còn một người Việt. Nào có ai xây cho các vị này một ngôi mộ to lớn như mộ của vua Minh Mạng hay Tự Đức đâu? Thế mà nó vẫn chình ình trong trí tưởng của mọi người đủ biết sự tốt lành, sự thiện hảo, cái đức sáng của con người không bao giờ bị xoá nhoà.Và, cái khác biệt của người này với người kia sau khi chết chính là cái lăng vô hình vô tướng đó.

 Chúa Kitô lúc giã từ cõi đời mà Ngài đã xuống để chuộc tội loài người, các môn đệ táng Ngài trong hang đá (sinh ra trong hang đá, chết trở về với hang đá) thiếu cả một cái khăn liệm cho đủ vải, không dầu thơm, không nhang đèn, không rẩy nước thánh, không có ca đoàn hát bài Requiem can in Paces, chỉ một hòn đá lớn chắn cửa hang, không ghi tên tuổi gì cả trái với lúc Chúa ở trên cây thánh giá còn có bảng để chữ INRI (vua Do Thái).

 Không hết mọi thứ nhưng Chúa đã sống lại vinh hiển, đã có đủ mọi thứ mà vua chúa đời này không thể sánh được! Nếp sống giản dị đơn sơ của Chúa, từ khi sinh ra cho đến khi sống lại không phải là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo và bắt chước ư? Để bắt đầu sống đạo, chúng ta hãy bắt chước cái tính giản dị ấy của Chúa trước nhất!

 Có nhiều Phật tử phải lặn lội sang Ấn độ tìm đến chỗ Phật Thích Ca thành đạo dưới tàng cây bồ đề. Nhiều Phật tử khác nói họ không cần đi vì Phật ở ngay trong tâm họ: Tâm tức Phật, Phật tức tâm. Đi hành hương xa nhưng cái tâm không lành, chuyên ăn gian nói dối, lường gạt bịp bợm thì chắc chăn không Phật nào chứng quả!

 Trở lại với dòng suy tư ở trên, trái lại, một kẻ phản quốc, một tên Việt gian, tên bịp quốc tế dù xây mười cái lăng thật lớn thật đẹp, lính gác cả nghìn, đèn đuốc cả triệu ngọn mỗi tối thì khi có dịp đi ngang qua, người dân cũng khinh bỉ nhổ nước miếng vào.

Đâu cứ nhất thiết xây lăng tẩm như Khải Định, một ông vua dốt nát và bồi Tây,  mà được kính trọng đâu! Nghĩ thế là quá lầm!

 VĂN HOÁ CÁI PHÒNG VỆ SINH

 Một cặp vợ chồng người Mỹ là bạn,  đi du lịch Việt Nam năm 2005 về bảo với tôi:

“Cái đáng phiền nhất là ở Việt Nam không có phòng tiêu, tiểu công cộng. Người đông đứng len chân, đi đâu cũng thấy người là người mà không có một cái nhà tiêu, tiểu công cộng. Dù không đói, cũng không muốn ăn nhưng để có chỗ giải quyết, tôi phải xẹt vào một nơi bán hàng gọi một món gì đó, ăn không ăn thì bỏ nhưng để có chỗ giải quyết “cái bầu tâm sự.”

Cá nhân Bút Xuân chưa về Việt Nam nhưng đã nghe rất nhiều những lời than, từ người đi du lịch và từ báo, Net.

Một cặp Mỹ khác bảo:

“Ở đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm có chỗ tiêu, tiểu công cộng nhưng người đứng hàng một chờ đến phiên coi mà nản. Nó dài hơn bất cứ chỗ xếp hàng nào chờ ăn. Tiền nộp trước (3 ngàn) ở bên ngoài, một người đàn bà đứng phát cho mình mảnh giấy chùi nếu mình nói đi đại tiện chứ không phải tiểu tiện. Một bà Ấn độ đứng trước vợ chồng tôi nhất định không chịu đi vì cho rằng mảnh giấy phát cho bà ta không đủ làm...việc. Phải gấp ba đó ít nhất. Còn chỉ có vậy thì nó không sạch, hôi thối không tiếp tục đi chơi được. Nhưng người đàn bà Việt đứng phát giấy bảo đủ rồi, không chịu phát thêm làm cái hàng không nhúc nhích lên một phân. Đang lúc đó thì ở phía sau tôi khoảng mươi người, một thằng bé độ 14, 15 tuổi, không rõ quốc tịch, đứng phẹt ra ngay tại chỗ. Phân và nước tiểu chảy xuống ống quần, xuống giầy vớ. Mùi thối xông lên lợm giọng! Thằng bé cuống quá tự động xông đến chỗ người đàn bà phát giấy đòi cả cuồng giấy để lau. Nó với bà này la nhau ỏm tỏi. Nghe nó nói người ta đoán nó là người Tây ban Nha, nó cùng đi với gia đình 5 người.

Ông bạn Mỹ của tôi nói tiếp, ông thấy nản quá nên hai vợ chồng ông bỏ hàng (line) đi kiếm cách khác. Vả lại, nghe một bà vừa từ trong phòng vệ sinh ra, nó dơ không tả nổi. Người ta phẹt ra ngay từ cửa vào, không có chỗ đặt chân, nhìn thấy sợ quá phải nín tè.

Từ thượng cổ đến nay, người Việt Nam ta theo Văn hoá người Tàu chỉ chú trọng đến ăn vào mà không quan tâm đến tiêu hoá ra. Vì vậy nạn đái đường ở đâu cũng có, vô phương cứu chữa.

Đái ở gốc cây, đái vào bánh xe đò, xe bus, đái ở góc tường khi nhìn trước nhìn sau không thấy có người, đái bất cứ chỗ nào có thể đái được. Trẻ con thì bố mẹ đứng canh cho chúng ỉa đái. Trút xong là tếch, mặc kệ hậu quả. Có người đã mỉa mai gọi là Văn hoá đái đường. Đàn ông đái đường khá dễ, đã đành, nhưng đàn bà cũng vạch ra trắng hếu. Mà là đại tiện chứ không phải đái đường. Giấy không có thì vài cái lá ở quanh hoặc nắm cỏ cũng xong, miễn là trút được bầu tâm sự ghê gớm. Một đám đàn bà ăn nhậu chung với đàn ông ở một vỉa hè nào đó ở Sàigòn hay Hà Nội, họ cũng uống bia nên có đầu vào phải có đầu ra; thế là mươi chị ngồi thành hàng chắn ngang cho vài chị ngồi tè ngay đó, sau đó đổi chỗ cho chị khác tè. Đường phố vì vậy hầu như chỗ nào cũng khai thối khủng khiếp. Mùa nóng, người đông, ngộp vì hơi người lại ngộp vì nước tiểu và phân người. Dân du lịch ngoại quốc đã quá sợ và họ nói thề không trở lại những thành phố này nữa.

 Người ta ước đoán thành phố Hà Nội và thành phố Sàigòn phải xây cả mấy chục cái phòng vệ sinh công cộng ở cạnh đường nhưng nay chỉ mới có vài cái mà tình trạng những kẻ sử dụng không được học công dân giáo dục, sử dụng bừa bãi nên có vài cái như ở đền Ngọc Sơn cũng như không!

 Các nhà thờ, chùa chiền khi xưa ở Việt Nam chưa có một nhà thờ hay chùa nào làm phòng vệ sinh dành cho giáo dân hoặc Phật tử lúc đến dự lễ.

Ngôi nhà thờ lớn nhất Đông Dương ở kế làng tôi là đại thánh đường Phú Nhai, tháp cao cả trăm mét, ngôi nhà thờ lớn như trái núi, mọi phòng ốc đều có chỉ không có phòng vệ sinh.

Ngày nay tôi ngạc nhiên khi nhớ lại có những đại lễ như lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội vào tháng 11 dương lịch, lễ Đầu Dòng kính thánh Đa Minh vào mùa Hè v.v...giáo dân khắp nơi qui tụ về cả trăm ngàn người, đã đành là có những cầu tiêu ở nhà tư nhân nhưng vào lúc lễ chầu, những người đang dự lễ bỗng chột dạ muốn giải quyết thì làm thế nào? Người ngay tại địa phương bỏ giờ chầu lễ đó chạy về nhà cũng là khốn đốn chứ đừng nói những người ở xa về dự lễ. Họ kiếm chỗ nào khuất khuất để đi tiểu thôi chứ chưa nói đến đại tiện. Thế mà cả trăm năm nay người ta vẫn sống như thế được. Hay thật!

 Từ đó tôi không nhớ ngày còn bé tôi đi lễ Phú Nhai sao tôi có thể ung dung dự chầu, lễ mà chẳng khi nào chột bụng cũng như mắc đi tiểu? Bàng quang quá tốt!

Có thể là lúc đó các cụ (vào thế hệ thầy và ông tôi, xây nhà thờ) không nghĩ đến làm phòng vệ sinh trong nhà thờ vì:

-        chưa có bàn cầu, mỗi nhà vẫn còn dùng một cái hố bắc hai cây gỗ ngang qua, người ngồi chồm hổm trên đó.

-        để làm sạch sau khi, phải xuống ao hay sông, chưa có giấy kể cả giấy báo (nhật trình). Cũng không có xà phòng.

-        Mọi việc xong, trước khi xuống cầu ao phải dùng cái bàn xúc gio (tro) đổ phủ xuống hố để bớt hôi. Có nhà không.

-        Vì những lý do đó, dù biết nhiều giáo dân đi lễ cần phòng vệ sinh cũng đành chịu. Đào một cái hố ở bên ngoài nhà thờ thì ruồi nhặng sinh ra chịu không nổi mà làm ở bên trong nhà thờ thì....ai lại làm thế?

-        Hình như tất cả đã quen đứng tiểu ở ngay các rãnh các giong, nên không e ngại những vụ đứng tiểu. Đàn bà khi xưa mặc váy rộng nên vẫn đứng tiểu được.

Từ đó, các giong, xóm xung quanh nhà thờ chắc là phải có nhiều nước tiểu đái xuống rãnh.

Ngay thánh đường Sàigòn khi xưa tôi thường đi lễ cũng không có một phòng vệ sinh, nếu tôi nhớ không lầm, vì tôi chưa cần phải sử dụng bao giờ. Các thánh đường miền quê thì chắc chăn là không có rồi. Giáo xứ Bắc tỉnh của tôi cũng có một ngôi thánh đường nhưng hình như thời đó không ai cần đến một phòng vệ sinh trong lúc chầu, lễ. Có lẽ một đôi lần, rất hiếm, tôi phải chạy về nhà vì chột dạ. Còn đi tiểu thì quá dễ, đi xa xa nhà thờ một chút là có bụi rậm ngay. Những người lớn làm sao thì trẻ con làm vậy!

 Ở Bắc Việt khi xưa, người ta rất quí nước tiểu. Nước tiểu để ngấu pha với phân người hoặc phân súc vật và nước làm thành một thứ phân bón cực tốt. Bón lúa hay rau cải, cây cối đều tốt miễn là phải để ngấu (3, 4 tháng) và pha với nước cho loãng ra.

 Ngày xưa, ở Bắc Việt, có những nhà, bạn mới vào tới cổng ngõ đã ngửi thấy mùi khai rồi.

Nồi hông chủ nhà sắp bên cạnh cổng cả chục cái, nếu bạn cần đi tiểu, đứng đó tiểu trước khi gặp chủ nhà. Nhà càng đông khách đến thì các nồi hông chứa nước tiểu càng mau đầy. Chủ nhà dùng nó cho lúa, cho rau, cho bắp. Có những nhà chứa bạc, họ bảo chỉ được lãi mấy nồi hông nước tiểu (từ con bạc). Ôi cái văn hóa đái đường của nước Văn Lang ngàn năm văn vật, 60 năm nay lại cộng thêm cái đỉnh cao trí tệ loài chồn này nói bao giờ cho hết?

(còn tiếp)

GS Xuân Vũ TRẦN ĐÌNH NGỌC 

DÂN TỘC BẤT HẠNH KHI ĐẤT NƯỚC KHÔNG CÓ TỰ DO VÀ CÔNG LÝ

LÝ ĐẠI NGUYÊN
Trong một đất nước mà con người không có Tự Do thì đừng hòng ở đấy tìm thấy Công Lý. Cái mà người ta gọi là công lý thì đó chỉ là cường quyền, áp bức, bóc lột, tùy tiện và phi pháp. Dù nó có tên là “Pháp Quyền” cũng chỉ là do ý chí chủ quan của một nhóm Việtcộng cưỡng chiếm quyền của toàn dân. Dân không có quyền lựa chọn chế độ, tuyển chọn chính quyền, không có phương tiện kiểm soát chính quyền, qua hệ thống truyền thông tư nhân tự do và các chính đảng đối lập. Khi một chính quyền không tôn trọng Nhân Quyền, luật pháp không bảo vệ Dân Quyền thì quyền lực chính trị của chính quyền đó không còn phát xuất từ  Quốc Dân nữa, mà phải dựa vào các thế lực chính trị Quốc Tế. Thế là chủ quyền Dân Tộc bị biến mất. Chính vì vậy mà Việtnam, thông qua đảng Việtcộng đang từng bước lọt vào tay bọn bành trướng Trungcộng. Khiến cho nhiều đảng viên Việtcộng còn lương tri phải bật lên tiếng báo nguy về tình trạng mất nước. Thật bất hạnh cho Dân Tộc Việt Nam bị rơi vào hoàn cảnh bi thảm này.

 Trước cảnh đau lòng đó, trong dân chúng, từ những bậc tu hành, đến văn nghệ sĩ, trí thức, thanh niên, lao động…nam, nữ và cả các cựu đảng viên cộng sản đã cùng đứng lên đòi Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho toàn dân. Đòi toàn vẹn đất nước và chủ quyền dân tộc. Họ đã, đang bị trả giá bằng sự tù đầy, quản chế khắc nghiệt. Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là người tù bị quản chế vô hạn định. Năm 2007, Việtcộng dùng tòa án phi pháp, kết án Linh Mục Nguyễn Văn Lý, 8 năm tù, 5 năm quản chế. Hiện Ngài vẫn còn trong tù, 2 lần bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người. Và 13 tù nhân chính trị: Ô. Nguyễn Phong, 6 năm tù giam, 3 năm quản chế. Ô. Nguyễn Bình Thành, 5 năm tù giam, 2 năm quản chế. Ô. Lê Nguyên Sang 4 năm tù giam. Ô Nguyễn Bắc Truyền, 3 năm tù giam. Luật sư Lê Thị Công Nhân, 3 năm tù giam, 3 năm quản chế. Luật sư Nguyễn Văn Đài, 4 năm tù, 4 năm quản chế.  Nhà văn Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, 2 năm 6 tháng tù giam. Ô. Nguyễn Văn Hải, 2 năm tù treo. Ô. Trần Quốc Hiền, 5 năm tù giam, 2 năm quản chế. Ô. Trương Minh Đức, 5 năm tù giam. Ô. Trương Quốc Huy, 6 năm tù giam, 3 năm quản chế. Ô. Nguyễn Ngọc Quang, 5 năm tù giam, 2 năm quản chế. Ô. Phạm Bá Hải, 3 năm tù giam, 2 năm quản chế.

 Cuối năm 2009, đầu năm 2010, tòa án phi pháp Việtcộng lại đã áp dụng điều luật 79, lật đổ chính quyền, và  điều 88, tuyên truyền chống nhà nước để kết án 17 người dân yêu nước, đấu tranh ôn hòa cho tự do dân chủ và chủ quyền dân tộc. Khiến cho toàn dân uất hận và quốc tế lên án nặng nề. Trong đó gồm: Ô. Phạm Văn Trội, 4 năm tù giam. 4 năm quản chế. Ô. Trần Đức Thạch, 3 năm tù giam, 3 năm quản chế. Ô. Vũ Văn Hùng, 3 năm tù giam, 3 năm quản chế. Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa, 6 năm tù giam, 3 năm quản chế. Ô. Ngô Quỳnh, 3 năm tù giam, 3 năm quản chế. Ô. Nguyễn Văn Túc, 4 năm tù giam. 3 năm quản chế. Ô. Nguyễn Mạnh Sơn, 3 năm, 6 tháng tù giam, 3 năm quản chế. Ô. Nguyễn Văn Tính, 3 năm, 6 tháng tù giam, 3 năm quản chế. Ông Nguyễn Kim Nhàn, 2 năm tù giam, 2 năm quản chế. Ô. Trần Anh Kim, 5 năm, 6 tháng tù giam, 3 năm quản chế. Ô. Trần Huỳnh Duy Thức, 16 năm tù giam, 5 năm quản chế. Ô. Nguyễn Tiến Trung, 7 năm tù giam, 3 năm quản chế. Ô. Lê Công Định, 5 năm tù giam, 3 năm quản chế. Ô. Lê Thăng Long, 5 năm tù giam, 3 năm quản chế. Cô Phạm Thanh Nghiên, 4 năm tù giam, 3 năm quản chế. Bà Trần Khải Thanh Thủy, 3 năm, 6 tháng tù giam. Ô. Đỗ Bá Tân, 2 năm tù treo, 3 năm và 11 tháng quản chế.

 Cô luật sư kiên cường bất khuất, Lê Thị Công Nhân hết hạn tù vào ngày 06/03/2010, bị công an Việtcộng dẫn giải về tận Phường, nơi cư trú và cho xem biên bản quy định về việc quản chế. Cô đã ký và viết ý kiến vào biên bản rằng: “Tôi không chấp nhận bản án, trong đó có hình phạt phụ là quản chế”. Thế rồi cô sinh hoạt đi lại bình thường. Chỉ 72 tiếng đồng hồ sau, vào lúc 13g30 ngày 09/03/10, khi cùng với người chị đi phố về, đã bị công an đón đường bắt giữ 3 tiếng vì “vi phạm lệnh quản chế”. Lý do ngầm là ngăn không cho cô trực tiếp gặp hãng tin quốc tế AFP để trả lời phỏng vấn lúc 3 giờ chiều cùng ngày.

 Trên đây chỉ là một số tên tuổi mới bị Việtcộng chính thức kêu án, còn biết bao nhiêu là tù nhân tôn giáo và lương tâm đã bị Việtcộng cầm tù dài hạn từ trước tới nay, mà dư luận ít biết tới. Thực ra với chế độ độc tài toàn trị: Quốc Hội, Chính Phủ, Toà Án, Truyền Thông đều nằm trong tay Cộngđảng, thì toàn quốc có khác gì là một “nhà tù lớn”. Trên 80 triệu dân, nằm dưới quyền cai trị, tham nhũng, hà khắc của 3 triệu đảng viên cộng sản. Họ muốn nhốt ai vào nhà tù nhỏ thì nhốt. Bất kể họ đã ký vào các Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Chính vì vậy, mà họ đã không nương tay đối với các tôn giáo, nơi quy tụ sức mạnh của dân chúng. Để che mắt thế giới, họ cho Công An đội lốt “lưu manh, côn đồ” để  tấn công các tín đồ tôn giáo. đập phá các nơi thờ tự, và những biểu tượng thiêng liêng của các tôn giáo. Hiện nay các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tại vùng Cửu Long, đang là nạn nhân bị Việtcộng địa phương đàn áp, đánh đập dã man. Trước đó giáo dân Thiên Chúa Giáo ở Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm…và Tăng Ni Phật Giáo tại tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng cũng gặp cảnh tương tự.

 Thật đáng buồn cho giáo dân Thiên Chúa Giáo Việtnam, vị cầm đầu của Phong Trào Giáo Dân  quyết liệt đòi “Sự Thật và Công Lý”, là Tổng Giám Mục Hànội, Ngô Quang Kiệt đã bị rời quê hương đi Roma để chữa bệnh, giữa lúc vị thế của tín hữu Kitô Giáo Việtnam đang lên cao. Theo một nguồn tin chưa chính thức, thì vị Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo tại Quận Cam, Linh mục Nguyễn Uy Sỹ, một người trẻ đầy nhiệt huyết, năng nổ trong việc ủng hộ cho các cuộc đấu tranh của giáo dân ở Hải Ngoại, đòi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho Việtnam, vào tháng 7 tới, cũng sẽ bị thuyên chuyển tới một giáo xứ mới. Nhưng đây chỉ là vấn đề nội bộ của Giáo Hội Thiên Chúa. Vấn đề chung của Đất Nước và Dân Tộc là trách nhiệm của toàn dân, mà mọi tôn giáo, mọi đoàn thể Quốc Gia trong và ngoài nước phải biết vận dụng thời cơ, giữa lúc Việtcộng đang tranh nhau vị trí lãnh đạo. Trungcộng thì muốn áp lực Việtcộng phải làm tay sai trung thành với chúng, Hoakỳ  muốn Việtnam trở thành “đối tác chiến lược” của họ. Nhưng đòi Việtcộng “cần cải thiện hồ sơ nhân quyền của mình”. Không lúc nào bằng lúc này, thành ngữ ; “Đi với Tầu thì mất nước”. “Đi với Mỹ thì mất đảng” lại quá đúng . Đến đây thì những người cộng sản còn lương tri và tình tự dân tộc buộc phải lựa chọn. Với toàn dân thì trước sau như một “Không có Tự Do và Công Lý”, thì không thể huy động nổi sức mạnh của toàn dân để ngăn bành trướng, và đưa Quốc Gia Việtnam chủ động gia nhập tiến trình toàn cầu hóa được.  Little Saigon ngày 09/03/2010.