3/4/11

Giấy chứng nhận ... Người

Giấy chứng nhận ... Người

Bùi Quang Minh
Chungta.com
   
09:56' PM - Thứ hai, 14/03/2011

Câu chuyện trên chuyến xe khách dưới đây "Giấy chứng nhận làm... Người" được kể một cách hàm ý và bao quát nhưng với nghĩa văn hóa- giải trí và một thông tin thời sự pháp luật- xã hội tôi vừa đọc tại Vnexpress về "Trung tá công an bị tố đánh dân gãy cổ" (ngày 2/3/2011), "Cựu trung tá công an bị bắt để điều tra " (ngày 10/3/2011), tại Báo Công an Nhân dân "Khởi tố bị can nguyên Trung tá Nguyễn Văn Ninh, liên quan đến cái chết của anh Trịnh Xuân Tùng" (ngày 10/3/2011) đều viết tương đối cô đọng nhưng hơi khô khan, có vẻ giảm nhẹ tính chất vụ việc thành sự cố "nhỏ nhặt" và các phóng viên đều hoàn toàn không bày tỏ thái độ, quan điểm về sự việc đã diễn ra từ 10 ngày trước (ngày 28/2/2011). Hai câu chuyện nghệ thuật, thực tế xã hội khách quan nêu trên đều rất đáng để chúng ta suy ngẫm và đưa ra một vài kết luận ban đầu...
Do nhịp sống hiện đại rất gấp gáp, thông tin tuôn chảy hàng giờ, những sự việc như thế này dễ bị ta bỏ qua, thờ ơ, vô cảm, không suy nghĩ gì. Sự thể chưa đủ giật gân, chưa đủ câu khách, chưa đáng phải chú ý ngay(?!). Đáng lẽ chúng ta phải rèn luyện thói quen tập trung, để tâm, nhận diện rõ những vấn đề của xã hội qua những tiêu cực, éo le, oan trái. Từ đó ta sống cân bằng hơn trong truyền thông, trong phản ứng và đề phòng.
Hai câu chuyện được tôi lấy làm ví dụ, nếu suy xét kỹ sẽ thấy là những sự việc có ảnh hưởng đến sự sống, sinh mạng của con người, chính tôi, bạn và những người quanh ta rồi có thể sẽ gặp nhiều lần, gặp tức thì ngay sau đây. Trước hết, hai câu chuyện đều diễn ra công khai, thường nhật (một ở môi trường giao thông công cộng, một ở “nơi công quyền” cỡ nhỏ nhất là trên một chuyến tàu hỏa,...), ở mức độ quyền lực, mức độ trách nhiệm và tình huống khác nhau, với quy mô tham dự của nhân dân và nhóm công quyền, chức sắc khác nhau (một là các hành khách, người thương binh, cô soát vé, vị trưởng tàu; một là người lái xe ôm, người đi xem ôm, gia đình người bị nạn, trung tá công án, “dân phòng viên”, các chiến sĩ, cán bộ công an tại đồn CA…).

Từ một vụ việc mang tính chất hành chính, ông Trịnh Xuân Tùng đã bị công an dùng dùi cui đánh vào gáy, rồi bị còng tay đưa về đồn công an. Khi được đưa vào Bệnh viện, ông vẫn bị khóa tay vào cáng và đã tử vong tại Bệnh viện Việt Đức...
Gia đình nạn nhân vẫn chờ đợi sự nghiêm minh của pháp luật với vụ việc người dân lương thiện "ra đi" oan trái... Nhưng sự việc được xử lý vẫn rất chậm. Cho tới ngày 17/3/2011, CA vẫn chưa có kết luận pháp y và chưa cho gia đình vào thăm xác nạn nhân, để làm tang gia, chôn cất (?!) Nhưng may mắn là đến ngày 23/3/2011, công an đã thông báo với gia đình là sẽ trả xác nay mai để gia đình chôn cất!

Và rồi đám tang của nạn nhân cũng diễn ra xuôn xẻ ngày 24/3/2011 với sự quan tâm của đông đảo nhân dân. Ngành Công An cũng cử người "quan tâm", "chăm sóc" rất đặc biệt! Nhưng sẽ chỉ thật đáng quý và có trách nhiệm nếu ngành Công An làm rõ được cho gia đình nạn nhân và nhân dân: Ai là kẻ đã "mất nhân tính" và sớm minh oan cho nạn nhân xấu số, không để gia đình theo đuổi mãi quyết tâm đòi công lý với người thân đã khuất!

Các tài liệu về Đặc điểm các nền văn hóa đa dạng đã xếp nước ta vào nhóm nước có nét văn hóa "biệt lệ về luật lệ" (khi đối sánh văn hóa thiên về phổ quát hay biệt lệ) nghĩa là: "Ai cũng muốn mình được ưu đãi riêng về pháp luật, nhưng lại muốn tất cả những người khác tuân thủ đúng pháp luật chung". Thói quen "biệt lệ về luật lệ" này cộng với tâm lý "coi mình hơn người" của giới công quyền đã làm nảy sinh ra bao nhiêu bức xúc, bất công, bi kịch oan trái ở nhiều quy mô khác nhau, cho dù họ đều đang thực hiện cơ chế "Nhà nước của dân, do dân và vì dân". Hành vi giới công quyền biểu hiện qua ngôn từ, thái độ và ứng xử minh chứng cho một thái độ, cách nghĩ bất bình đẳng, vẹo vọ, tiêu cực về con người. Họ tự coi mình là "bề trên", hơn người khác dù người khác lớn tuổi hơn, người khác là kẻ xấu còn mình là người tốt, mình là người có quyền hành, có trách nhiệm, có đạo đức, nắm quyền luật pháp/ diễn giải, luận tội công dân theo cách công minh nhất và thực thi công lý bằng mọi phương tiện đang có, trong thái độ không nhân nhượng, nghiêm khắc...
Như vậy, với vỏ ngoài "chính đáng" là người được giao nhiệm vụ, giữ trách nhiệm thực thi công vụ, khá nhiều "công bộc" đi ngược lại đạo lý "tôn kính, hiểu biết và thương cảm lẫn nhau" với nhân dân, vi phạm đạo đức, kỷ luật ngành nghề, lạm dụng quyền hạn ác tâm, ác ý với người dân. Giới công quyền dễ bị kích động đột ngột, rơi rụng tính người, vô cảm, nhẫn tâm, ức hiếp, hành hung, tàn bạo đối với người dân, coi thân phận người dân như thân phận của "thú vật". Rất tiếc là những câu chuyện gây khổ, gây oan cho dân còn có sự tiếp sức của việc bao che, che dấu, thông tin không đầy đủ làm cho người dân, cùng lãnh đạo đất nước không kịp thời rút ra những bài học sâu sắc, nghiêm khắc.
Đáng lẽ ra những câu chuyện như trên chuyến tàu hỏa, những chiếc "hố tử thần", cán bộ hành chính "hành dân", cán bộ công an đánh dân đến tử vong... phải là những tiếng chuông báo động "cấp 1" với tất cả chúng ta về nạn vô cảm, vô trách nhiệm, rơi rụng nhân tính trước ý nguyện, quyền lợi và quyền lực của nhân dân trong thực tế. Chậm trễ trong nhận thức tính trầm trọng cái thực tế này, coi thường, nhu nhược, giả dối trước cái đúng, bỏ qua trừng trị cái sai làm cho cái sai tiếp tục lấn át cái đúng trong xã hội ta như những câu chuyện minh họa vừa qua có lẽ chính là một sai lầm lớn nhất của chúng ta.
(Bùi Quang Minh)

Giấy chứng nhận làm… Người

ÚC THANH (TQ)
Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách:
-Vé tàu!
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:
- Đây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bằng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
- Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:
- Anh là người tàn tật?
- Vâng, tôi là người tàn tật.
- Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:
- Tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em
Cô soát vé cười gằn:
- Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên – Anh chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn, bảo:
- Tôi cần xem chừng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật!
Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích:
- Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra sự cố ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định…
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.
Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật …
Trưởng tàu cũng hỏi:
- Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?
Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho Trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.
Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:
- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có bốn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:
- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.
Trưởng tàu nói kiên quyết:
- Không được.
Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu:
- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:
- Cũng được.
Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
- Anh có phải đàn ông không?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:
- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?
- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?
- Đương nhiên tôi là đàn ông!
- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?
Mọi người chung quanh cười rộ lên.
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:
- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?
Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:
- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao.
Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:
- Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:
- Cô hoàn toàn không phải người!
Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:
- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
- Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận “người” của cô ra xem nào…
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
Chỉ có một người không cười.
Vũ Công Hoan dịch
( Theo Chungta.com )
Bài đọc thêm:
HỊCH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
“Khoa học Đại vương” Trần Công Nghệ
Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường
Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô-bốt na-ô vào thám hiểm lòng người
Anh, Pháp công nghệ gien chế ra cừu nhân tạo
Thật khác nào:
Đem cổ tích biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng-la-đét (Bangladesh)
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.

Các ngươi ở cùng ta,
Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May 10, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều
Đường bộ thì Ma-tít, Cam-ry
Đường không leo E-lai, Xi-fic (Vietnam Airlines, Pacific).
Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dzô dzô”
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít
Lại còn chính sách khuyến khoa
Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng
Thật là so với:
Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,
Buổi hiện đại bên Nga, Pu-tin dùng Mét-vê-đép,
Ta nào có kém gì?

Thế mà, nay các ngươi:
Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
Giáo sư ư? Biết “Thần Đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng
Tiến sỹ a? Nghe “Hai Lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?
Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
Ham mát-xa giống nghiện “u ét đê” (USD)
Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm
Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung
Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu
Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
Bệnh háo danh lây tựa vi-rút com-pu-tơ
Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi
Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na-niếc na- nô?
Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút bút nghiên nghiên
Cho nên
“Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua
“Công nghệ tốt” mà không người áp dụng
Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt
Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang
Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?
Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?
Hiện đại hóa ư? Vẫn bám đít con trâu
Công nghiệp hóa ư? Toàn bán thô khoáng sản
Biển bạc ở đâu, để Vi-na-shin nổi nổi chìm chìm
Rừng vàng ở đâu, khi bô-xít đen đen đỏ đỏ
Thật là:
“Dân gần trăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”! (*)

Nay nước ta:
Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh
Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!

Chỉ e:
Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn
Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu
Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài
Tài cờ bạc không địch nổi hắc-cơ quốc tế
Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư
Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ

Hỡi ôi,
Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo
Tài giỏi thông minh, mà vạn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu

Nay ta bảo thật các ngươi:
Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy
Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ
Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia
Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại
Mà lo học tập chuyên môn
Mà lo luyện rèn nhân cách
Xê-mi-na khách đến như mưa
Vào thư viện người đông như hội
Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chẳng phải là to
Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu chỉ là chuyện nhỏ

Được thế thì:
Kiếm giải thưởng “Phiu” cũng chẳng khó gì
Đoạt Nô-ben không là chuyện lạ
Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lếch-xớt, xuống Rôn-roi
Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi-la, ra Rì-sọt
Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu
Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng
Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí
Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm
Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một
Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền
Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng
Đất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng
Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?
Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là Chiến lược
Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh
Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử

Vì:
Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung
Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục
Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.
Nếu vậy rồi đây khi nước Việt hóa hổ, hóa rồng, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?
Cho nên mới thảo Hịch này
Xa gần nghiên cứu
Trên dưới đều theo!

Những người buộc tội Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hãy nghĩ kỹ trước khi quá muộn!

Những người buộc tội Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hãy nghĩ kỹ trước khi quá muộn!

Lê Diễn Đức
 
 
Trong ngày 4 tháng Tư (hy vọng sẽ không thay đổi gì nữa) tại thủ đô Hà Nội sẽ diễn ra vụ án chính trị có thể nói lớn nhất kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách “đổi mới”, hé mở cánh cửa hội nhập với thế giới.
 
Cũng chính từ giai đoạn trên, những tiếng nói bất đồng chính kiến ngay trong lòng chế độ xuất hiện ngày mỗi mạnh mẽ hơn.
 
Với những phát biểu, phân tích đa dạng đứng về phía Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ của các lão thành cách mạng, của nhiều trí thức trong và ngoài nước, của các nhà bình luận trong giới báo chí, truyền thông, cũng như quan điểm của các luật gia dưới góc độ hiến pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, cáo buộc Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ “tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam”, đại diện của ngành tư pháp Việt Nam sẽ phải đối diện với một cuộc đối thoại khó khăn giữa chốn công đình.
 
Những ai có điều kiện chứng kiến trực tiếp phiên toà sẽ có sự trải nghiệm quý giá cho tư duy của mình về tính pháp trị của nhà nước Việt Nam, thật sự, hay mạo danh dưới lớp sơn đỏ sặc sỡ và chói chang.
 
Nếu tiếng loa vang vang khi chủ tọa phiên toà nói, nhưng không bỗng nhiên bị rè, và màn hình TV không bỗng dưng bị chớp như mất sóng vào lúc Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và các luật sư phát biểu, chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc đấu trí ngoạn mục, vô tiền khoáng hậu.
 
Tôi tin rằng, hội đồng xét xử sẽ đuối lý và bẽ bàng. Lẽ phải sẽ thuộc về Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
 
Tất nhiên, với điều kiện các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam ít nhất có được thái độ giống như toà án của phát xít Hitler trong năm 1933 đối với nhà cách mạng cộng sản Bulgaria Georgi Dimitrov, khi ông được quyền tự do biện hộ và cuối cùng toà buộc phải phán quyết ông vô tội. 
 
Dù sao, từ kinh nghiệm sống trong các chế độ cộng sản, tôi vẫn khó tin vào bất kỳ thiện chí nào của Hà Nội và linh cảm rằng Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ khó thoát khỏi trừng phạt.
 
Đơn giản là, chà đạp lên công lý, đạo lý, lương tri và bất chấp dư luận, đã nằm sâu trong bản chất của các chế độ cộng sản mà tôi là nhân chứng.
 
Cho đến hết ngày 31 tháng 3, tức chỉ còn một ngày làm việc nữa trước ngày xử án vào thứ Hai, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và các luật sư bào chữa của anh vẫn chưa nhận được bản cáo trạng và toà án cũng không thông báo cho công luận biết phiên toà được xử công khai hay xử kín. Thái độ mập mờ này chứng tỏ sự lúng túng và yếu thế, cho thấy những âm mưu đen tối và toan tính hẹp hòi đang hình thành sau hậu trường của Bộ Chính trị.
 
Mọi nhà nước độc tài, chuyên chế, chừng nào thấy còn nắm trong tay các phương tiện bạo lực, chừng đó vẫn còn giữ thói hung hăng, kiêu ngạo và điên rồ của bạo chúa.
 
Tuy nhiên tôi thực sự cảnh báo những ai cho mình quyền sử dụng bạo lực để chà đạp lên số phận của con người, chỉ vì họ có ý kiến khác với chế độ, chỉ vì họ đòi hỏi những điều tốt đẹp hơn cho đất nước.
 
Tấm gương Ba Lan
 
Trong ngày 16 tháng 3 vừa qua, Toà án Hiến pháp Ba Lan phán quyết rằng, ban hành tình trạng chiến tranh, chế độ cộng sản Ba Lan đã vi phạm chính hiến pháp của nhà nước cộng sản lúc bấy giờ, hiến pháp Ba Lan hiện nay và Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự.
 
Tình trạng chiến tranh bắt đầu từ tháng 12/1981, bị bãi bỏ vào tháng 7/1983, là tình trạng thiết quân luật do Hội đồng Quân sự công bố và quốc hội Ba Lan phê chuẩn ngày 25 tháng 1 năm 1982.
 
Vào lúc 0 giờ ngày 13 tháng 12/1981, quân đội và an ninh Ba Lan đã phát động một chiến dịch bắt giữ hàng loạt các nhà hoạt động đối lập. Vào ngày đầu tiên của lệnh thiết quân luật, 70 nghìn binh lính, 30 nghìn công an, 1.750 xe tăng, 1.400 xe bọc thép, 500 chiến xa và 9.000 xe ô tô, được tung ra trên các đường phố, cùng với một số phi đội máy bay trực thăng và máy bay vận tải. 25% lực lượng tập trung trong và xung quanh thủ đô Warsaw.
 
10 ngàn công an, mật vụ hoạt động trong một chiến dịch riêng rẽ khác được gọi là “Akcja Jodła” mà mục tiêu là bắt tất cả những ai, theo danh sách đã chuẩn bị trước, được xem là nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Chỉ trong tuần đầu tiên đã có gần 5.000 người bị bắt giữ. Còn suốt thời gian thiết quân luật, nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan đã thiết lập một mạng lưới trấn áp, đưa ra 10.132 quyết định giam giữ 9.736 người trong 49 nhà tù trên toàn quốc.
 
Và chỉ 11 ngày sau khi ban hành thiết quân luật, ngày 24/12/1981, khoảng 4.000 người, gồm các nhà lãnh đạo Công đoàn Đoàn Kết và những người tham gia các cuộc đình công, biểu tình, đã lãnh án tù giam. Bản án cao nhất, 10 năm tù, dành cho bà Eva Kubasiewicz, một nhà hoạt động đối lập, bị tòa án Hải quân kết tội tham gia tổ chức đình công tại Học viện Hàng hải Gdynia. Hình thức trừng phạt phổ biến nhất là buộc các nhà hoạt động của Công đoàn Đoàn Kết thôi việc hoặc phải rời bỏ đất nước.
 
Như vậy, để giành được tự do, dân chủ vào năm 1989, số người hoạt động đối lập của Ba Lan bị bắt giữ, chỉ tính 8 năm từ khi có lệnh thiết quân luật, cũng đã lớn hơn rất nhiều lần so với người Việt trong hơn ba thập niên qua. Cuộc biểu tình đầu tiên của người Ba Lan đã nổ ra rất sớm, vào năm 1956, với hơn 100 ngàn người tham gia, 57 người bị chết và hàng trăm người bị thương do quân đội và công an đàn áp.
 
Cuộc chuyển tiếp từ chế độ cộng sản qua thể chế dân chủ tại Ba Lan vào năm 1989 đã diễn ra một cách hoà bình sau khi chế độ cộng sản bị đẩy vào chân tường, buộc phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với phe đối lập, nhưng trong thực tế dân tộc Ba Lan đã phải trả giá cho tự do vô cùng đắt.
 
Sau hơn 20 năm xây dựng dân chủ, phán quyết những người cộng sản Ba Lan vi phạm hiến pháp được tạo ra bởi chính họ và vi phạm các công ước quốc tế, Toà án Hiến pháp Ba Lan không những trả lại công lý cho dân chúng, mà còn mở ra tiến trình bồi thường thiệt hại cho những công dân Ba Lan bị toà án cộng sản xử oan trái.
 
Theo sử gia Ba Lan nổi tiếng, giáo sư Leon Kieres, không phải tất cả mọi người, nhưng những ai bị kết án vì vi phạm lệnh thiết quân luật, tham gia biểu tình hay hoạt động đối lập, có thể đệ đơn lên yêu cầu toà án xét xử lại. Con số này có thể lên đến hàng trăm ngàn.
 
Công lý sẽ chiến thắng, hy sinh sẽ được đền bù
 
Một chế độ tồn tại nhờ bạo lực và dối trá khó có thể trụ được vĩnh cửu, trong lịch sử, cũng như trong thời đại ngày nay.
 
Các nước cộng sản Đông Âu và Liên Xô bị sụp đổ là minh chứng rõ ràng nhất, vì có cùng một ý thức hệ với CHXHCN Việt Nam.
 
Trong những ngày gần đây, giàu có, quyền lực vô song và tự tin đến mức ngạo mạn vì được các nhà lãnh đạo phương Tây ve vuốt, như Ben Ali, Mubarak, Gaddafi, Assad… cũng đã phải từ bỏ ngai vàng quyền lực, bị lực lượng quốc tế truy lùng, hoặc phải nới lỏng tự do dân chủ, khi quần chúng nổi giận.
 
Năm nay, năm sau hay ít năm sau nữa, sớm hay muộn, nhu cầu của quần chúng cũng sẽ trở nên tất yếu trước việc phải thay đổi một chế độ quá chuyên quyền, tham nhũng và thoái hoá đạo đức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
 
Đến lúc ấy, một nhà nước dân chủ chắc chắn sẽ phán xét các quan chức cộng sản đương quyền đã từng gây tội ác với nhân dân.
 
Quy kết tội cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, vi phạm hiến pháp của chính mình và các công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị, những người cầm cán cân công lý của CHXHCN Việt Nam hôm nay sẽ phải trả lời trước pháp luật trong tương lai.
 
Giống như cựu Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng sản Ba Lan Jaruzelski, cựu Bộ trưởng Nội vụ Kiszczak và hàng loạt các công tố viên, chánh án, cũng như sĩ quan an ninh đã bắt giam, tra tấn và xử tù sai trái những người bất đồng chính kiến và hoạt động đối lập, các quan chức cộng sản Việt Nam cũng sẽ phải đứng trước vành móng ngựa.
 
Cho nên, những bàn tay tội ác hãy dừng lại trước khi quá muộn! Nếu không, bi kịch của những người cộng sản Ba Lan đang gần đất xa trời mà vẫn phải ôm mối ô nhục, bị dư luận khinh rẻ, không ăn ngon ngủ yên - sẽ là ngày mai của quý vị!
 
Tôi tin vào luật nhân quả, vào quy luật ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão, đời cha ăn mặn, đời con khát nước!
 
Ngược lại, những anh chị đã và đang đối diện với bạo lực, dám lên tiếng đòi quyền làm người chính đáng, quyền được gióng chuông cảnh báo nguy cơ đất nước bị mất chủ quyền, mà bị nhà cầm quyền Việt Nam bạc đãi, tra tấn, tù đày – chắc chắn sẽ được tôn vinh và được bù đắp bằng cả tinh thần lẫn vật chất. Các anh chị sẽ có cơ hội, uy tín và nền tảng vững chắc để tham gia vào bộ máy của nhà nước dân chủ.
 
Các anh chị, những người đang tham gia vào các hoạt động dân chủ và nhân quyền trong nước, trong đó có Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hôm nay, thực sự là vốn quý ít ỏi của dân tộc trong bối cảnh đa số người đang sống thờ ơ, vô cảm với số phận của đất nước và văn hoá sợ hãi đã làm tiêu tan ý thức phản kháng trước bất công. 
 
Chính nhờ đội ngũ của các anh chị, trong đó có tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hôm nay, mà dân tộc Việt không bị hổ thẹn với truyền thống yêu nước và bất khuất của cha ông, vẫn giữ trọn vẹn căn cước Việt mà tổ tiên để lại.
 
Những gì đã và đang diễn ra ở các nước cựu cộng sản Đông Âu và các nước Bắc Phi, cho tôi niềm tin vững chắc vào viễn cảnh tốt đẹp không xa của Việt Nam. ■
 
Ngày 1 tháng 4 năm 2011
 
© 2011 Lê Diễn Đức - RFA Blog

Bị gia súc hoá. Hình ảnh chính xác của nỗi đau và bi kịch!

Lê Diễn Đức
 
 
Mừng Kim Chính Nhật 69 - Ảnh: Reuters
 
Hãng tin Reuters cho hay, trong ngày thứ Tư, 16 tháng 2 năm 2011, dân chúng Bắc Triều Tiên kỷ niệm ngày sinh của nhà lãnh đạo Kim Jong Il (Kim Chính Nhật).
 
Về mặt chính thức Kim Chính Nhật kết thúc tuổi 69 vào ngày này, nhưng trong thực tế, có thể là tuổi 70.
 
Cả nước Bắc Triều Tiên đã tổ chức vô số cuộc diễn hành, các cuộc mít tinh chào mừng, biểu thị lòng trung thành với nhà lãnh đạo. Một trong những ví dụ là cảnh cả rừng người ở Bình Nhưỡng, ai cũng cầm trong tay một bông hoa giống nhau (?) ào ạt (như chạy) đến đặt dưới tượng đài người cha của Kim Chính Nhật là Kim Nhật Thành.
 
Đài truyền hình quốc gia phát lại diễn tiến đại hội các nhà hoạt động của đảng bên dưới núi Paektu, trong đó người ta đổi mới các lời tuyên thệ chính thức trung thành với gia tộc họ Kim. Có cả bắn pháo hoa, trình diễn thể thao và đọc thơ ca tụng lãnh đạo.
 
Nhưng trên hết, người ta nói về một điều kỳ diệu xảy ra!
 
Hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA loan tin xuất hiện một hiện tượng tự nhiên huyền bí trong ngày sinh của vị lãnh tụ.
 
Mặt trời mọc và chiếu những tia sáng rực rỡ [trên khu nghỉ mát dành riêng cho quan chức cao cấp nhà nước và tướng lĩnh quân đội trên núi Paektu] và rồi một vầng sáng lớn tạo nên hình ảnh quyến rũ của mùa xuân trên đỉnh Chính Nhật [đỉnh núi được đặt tên vinh danh vị lãnh tụ] chính xác vào lúc 09 giờ 30 phút - Hãng thông tấn tường thuật.  Trẻ em Bắc Triều Tiên ở trường học được dạy dỗ rằng, lãnh tụ Kim Chính Nhật đã được sinh ra ở trên sườn núi Paektu trong một trại du kích. Trong thực tế, ông ta sinh ra tại Liên Xô, nơi cha ông đã trải qua đào tạo chiến đấu du kích.
 
Tuyên truyền lố bịch của Bắc Triều Tiên về hiện tượng kỳ diệu của trời đất đối với vị lãnh tụ trong ngày sinh nhật làm tôi nhớ lại những ngày của cuộc Các mạng Văn hoá ở Trung Quốc. Từ ga Bằng Tường đến Bắc Kinh, tôi thấy lớp lớp người quần áo đồng phục màu xanh, nhảy múa, tay vẫy quyển Mao tuyển đỏ chói, miệng hô lớn: “Mao Trạch Đông Muôn năm”, “Người cầm lái vĩ đại muôn năm!”.
 
Đâu đâu cũng vang bài ca “Đông Phương Hồng” (thưở còn bé tý ở Việt Nam học sinh chúng tôi cũng đã được thầy giáo tiếng Trung dạy cho bài này):
 
Đông Phương Hồng,
Mặt trời lên
Trung Quốc có Mao Trạch Đông!”...
 
Chính sách thần thánh hoá lãnh tụ ở các nước cộng sản đã được nhồi nhét ngay từ lúc tuổi thơ.
 
Trong những năm 60, người lớn thường nói với nhau: “Đụn sơn phân dái – Hòn Đái thất thanh – Nam Đàn sinh Thánh – Đông Thành sinh tướng” (chỉ ông Hồ Chí Minh và Tướng Võ Nguyên Giáp).
 
Mỗi ngày trước khi vào lớp, chúng tôi tập trung ở sân trường hát quốc ca và lãnh tụ ca, trong đó có câu “Hồ Chí Minh dắt dìu dân nước ta...”.
 
Giờ đây ngẫm nghĩ mới thấy ngớ ngẩn, cay đắng làm sao! Hàng triệu người trên miền Bắc một thời đã say sưa ca như thế! Trong khi đó, câu hát trên đồng nghĩa với cả dân tộc được ví như một đàn gia súc để ông Hồ Chí Minh dắt đi!
 
Nhưng đó là chuyện của thế kỷ trước, kỷ nguyên của lớp người bị nhốt trong cũi và được huấn luyện nghe, nhìn, nói, ăn, uống, ngủ, đi lại, thậm chí yêu đương, tất cả phải nhất nhất tuân theo tiêu chuẩn do đảng đặt ra. Một kỷ nguyên không có cơ hội tiếp nhận bất cứ nguồn thông tin nào khác ngoài bộ máy tuyên truyền của đảng cộng sản.
 
Còn hôm nay, đã bước qua thập niên thứ hai của thế kỷ 21, kỷ nguyên của công nghệ thông tin. Vậy mà người ta vẫn bịa ra cái vụ vầng hào quang trên đỉnh núi Chính Nhật ở Bắc Triều Tiên, hay vẫn bắt mọi người học tập tư tưởng Hồ Chí Minh (bỗng dưng được “sáng tác” vào thập niên 90, mặc dù chính Hồ Chí Minh đã nói ông chẳng có tư tưởng nào khác ngoài tư tưởng Marx-Lenin), thì quả thật kỳ lạ!  
 
Một sự sùng bái cá nhân như trên chỉ có thể có ở các chế độ độc tài mà vũ khí bảo vệ sự tồn tại của nó là chính sách ngu dân đến tận cùng, cộng với sự dối trá và đàn áp bạo lực, nhấn chìm xã hội trong sự sợ hãi triền miên.
 
Tôi lại chợt nghĩ đến bài “Xã hội đèn dầu” của nhà văn Đào Hiếu, một trí thức đang sống trong nước. Tôi đã đọc nhiều lần, suy ngẫm, rồi ưu tư, có lúc ngẩn ngơ và chua xót với những dòng dưới đây: 
 
Hãy tưởng tượng một đàn vịt đang lạch bạch đi trên bờ ruộng. Bỗng nhiên một con kêu: “cạc cạc!”, rồi con thứ hai cũng kêu “cạc, cạc”, con thứ ba, thứ tư, con thứ mười đều kêu “cạc, cạc”. Rồi tất cả đồng loạt kêu “cạc cạc”… Ta sẽ thấy rất buồn cười, nhưng không sao, có khi còn dễ thương nữa vì chúng là đàn gia súc. Nhưng thử tưởng tượng có một đám người, đủ mọi thành phần: nông dân, giáo viên, tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, học sinh, sinh viên, nhà văn, nhà thơ, diễn viên điện ảnh, hoa hậu, á hậu, người mẫu thời trang, giáo sư đại học, cán bộ công nhân viên, học sinh mẫu giáo… vừa đi vừa kêu “cạc cạc” như thế thì sẽ ra sao? Đó không phải là một xã hội nữa, đó là một bầy đàn".
 
Rất may là đã có một thành phần dám nói sự thật. Đó là những trang web kiểu như talawas, Bauxite… những blog cá nhân kiểu như Osin, Mẹ Nấm, Lề Bên Trái, Người Buôn Gió… Họ đã lần lượt bị bắt nhốt, bị đe dọa, bị đóng cửa. Họ là những tập thể, những cá nhân đã tỏa sáng và đang bị dập tắt”.
 
Xã hội hiện nay chỉ còn hiu hắt những ánh đèn dầu của đám người mờ nhạt, bị thuần hóa, bị gia súc hóa một cách thảm hại".
 
Ôi! Bị gia súc hoá. Hình ảnh chính xác của nỗi đau và bi kịch! Ở Bắc Triều Tiên. Ở Việt Nam. Giống nhau hoàn toàn về bản chất, chỉ khác ở mức độ.■
 

Việt Nam – Cần phóng thích nhà hoạt động pháp luật nổi tiếng


Nhà bảo vệ nhân quyền Cù Huy Hà Vũ sẽ ra tòa trong tuần này
APRIL 2, 2011
Cù Huy Hà Vũ bị xét xử vì đã thể hiện bản lĩnh chính trị qua hành động đương đầu một cách ôn hòa với tình trạng lạm quyền, bảo vệ nạn nhân bị tịch thu đất đai và bảo vệ môi trường. Chính quyền đã biến những nghĩa vụ quốc tế của chính mình về nhân quyền thành trò cười khi trả đũa các nhà hoạt động như Tiến sĩ Vũ, những người đang cố gắng sử dụng hệ thống pháp lý để yêu cầu quy xét trách nhiệm quan chức nhà nước và đòi hỏi một nền pháp trị.
Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu
(New York, ngày 2 tháng Tư năm 2011) - Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố Việt Nam cần thả ngay lập tức nhà bảo vệ nhân quyền và môi trường Cù Huy Hà Vũ. Tiến sĩ Vũ bị bắt ngày 5 tháng Mười một năm 2010, và bị khởi tố theo Điều 88 của bộ luật hình sự về tội "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam."Phiên tòa xét xử ông được dự định sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng Tư năm 2011 tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Trong năm năm vừa qua, Tiến sĩ Vũ đã trở thành một trong những nhà bảo vệ văn hóa, môi trường và nhân quyền nổi tiếng nhất ở Việt Nam.
"Cù Huy Hà Vũ bị xét xử vì đã thể hiện bản lĩnh chính trị qua hành động đương đầu một cách ôn hòa với tình trạng lạm quyền, bảo vệ nạn nhân bị tịch thu đất đai và bảo vệ môi trường", ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. "Chính quyền đã biến những nghĩa vụ quốc tế của chính mình về nhân quyền thành trò cười khi trả đũa các nhà hoạt động như Tiến sĩ Vũ, những người đang cố gắng sử dụng hệ thống pháp lý để yêu cầu quy xét trách nhiệm quan chức nhà nước và đòi hỏi một nền pháp trị".
Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an, và Trung tướng Hoàng Kông Tư, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II thuộc Bộ Công an, tuyên bố trong một cuộc họp báo ngày 6 tháng Mười Một năm 2010 rằng Tiến sĩ Vũ bị khởi tố về tội "làm ra nhiều tài liệu chống phá Nhà nước Việt Nam..., tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên, đa đảng, đi ngược lại quyền lợi dân tộc, kêu gọi nước ngoài can thiệp".
Tiến sĩ Vũ cũng bị quy kết tội đã "làm ra các tài liệu, đưa thông tin thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân, kích động, cổ xúy, hô hào chống Nhà nước; vu khống, xúc phạm danh dự các vị lãnh đạo Nhà nước". Trong các tài liệu Trung tướng Tư liệt kê có hai lá đơn TS Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng Sáu năm 2009 và tháng Mười năm 2010.
Các Luật sư bào chữa và gia đình của Tiến sĩ Vũ, trong đó có vợ ông, bà Nguyễn Thị Dương Hà, cũng là một Luật sư, đã tiến hành một cuộc vận động mạnh mẽ và sáng tạo để biện hộ cho ông. Là một họa sĩ có bằng Tiến sĩ luật của Đại học Sorbonne, Tiến sĩ Vũ xuất thân từ một gia đình cán bộ có địa vị, gồm các đảng viên cao cấp và lão thành cách mạng. Danh tiếng đó dường như đã giúp bảo vệ khiến ông chưa bị chính quyền xử lý vì các hoạt động của mình cho đến thời gian gần đây.
Tiến sĩ Vũ được toàn quốc biết đến khi ông nộp đơn kiện Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế vào tháng Năm năm 2005 vì đã cấp phép xây dựng một khu khách sạn nghỉ mát trên đồi Vọng Cảnh - một di tích văn hóa đã được xếp hạng, bảo vệ. Vụ kiện chính quyền cấp tỉnh của ông là sự kiện chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mặc dù phía tòa án phớt lờ đơn kiện của ông, dự án khu nghỉ mát cuối cùng đã bị hủy bỏ.
Tiến sĩ Vũ được biết đến nhiều nhất qua hai vụ kiện Thủ tướng, vụ thứ nhất kiện thủ tướng vì đã ký Quyết định 167 vào tháng Mười Một năm 2007, phê duyệt dự án khai thác bô-xít ở vùng Tây Nguyên vốn còn đang gây nhiều tranh cãi. TS Vũ nộp đơn kiện tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 11 tháng Sáu năm 2009. Sau đó bốn ngày, Tòa án này bác đơn kiện. Ông lại nộp đơn kiện lên Tòa án Nhân dân Tối cao vào ngày 3 tháng Bảy năm 2009, nhưng bị lờ đi. Ngày 21 tháng Mười năm 2010, Tiến sĩ Vũ nộp lá đơn thứ hai kiện Thủ tướng vì đã ký Nghị định 136 năm 2006, có nội dung cấm khiếu kiện tập thể. Một lần nữa, đơn kiện của ông lại bị lờ đi. Hai tuần sau đó, Tiến sĩ Vũ bị bắt.
Ngoài ra, Tiến sĩ Vũ còn được biết đến vì đã công khai chỉ trích các quan chức cao cấp của chính quyền. Tháng Sáu năm 2010, ông lên án Trung tướng Vũ Hải Triều của Bộ Công an về hành vi được cho là đã phê duyệt các đợt tấn công vi tính nhằm vào các trang mạng nhạy cảm về chính trị và trái ý chính quyền Việt Nam, rồi đến tháng Tám năm 2010, ông tố cáo Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải vì bị cho là đã tịch thu đất đai của gia đình liệt sĩ.
Ngày 16 tháng Mười năm 2010, Văn phòng luật của Tiến sĩ Vũ nhận biện hộ cho những giáo dân từ giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng bị bắt vào tháng Năm 2010 sau khi công an dùng bạo lực giải tán một đám đưa tang ra nghĩa địa nằm trên khu đất tranh chấp. Tòa án Nhân dân huyện Cẩm Lệ từ chối cấp giấy phép biện hộ để văn phòng luật đại diện cho các gia đình đương sự.
"Cù Huy Hà Vũ đáng được ca ngợi vì đã dùng hệ thống tòa án tranh đấu cho quyền của người dân được có môi trường sống lành mạnh, quyền tự do ngôn luận và một hệ thống tư pháp công bằng", ông Robertson nói. "Hành động bắt giữ và xét xử Tiến sĩ Vũ phát đi một thông điệp rằng hệ thống tư pháp ở Việt Nam là để phục vụ cho lợi ích chính trị, và các Luật sư cùng các nhà hoạt động muốn đi kiện hãy chuẩn bị tinh thần tự hứng lấy hậu quả".
Những tội danh mập mờ về an ninh quốc gia trong Bộ luật hình sự Việt Nam và các quy định pháp luật khác thường được dùng để xử tù những người bất đồng chính kiến về chính trị và tôn giáo. Trong đó có thể kể tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" (điều 79 luật hình sự); "phá hoại chính sách đoàn kết" (điều 87); "tuyên truyền chống nhà nước" (điều 88); "phá rối an ninh" (điều 89); "trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân" (điều 91); "gây rối trật tự công cộng" (điều 245); và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội để "xâm phạm lợi ích nhà nước" (điều 258).
"Lẽ ra không nên bắt giữ Tiến sĩ Vũ vì những tội danh được định nghĩa mơ hồ như vậy, chưa nói đến việc đưa ông ra xét xử", ông Robertson nói. "Việt Nam cần sửa đổi hoặc hủy bỏ những điều luật chung chung về an ninh quốc gia, thay vì sử dụng những điều luật đó để bịt miệng những người phê phán Chính phủ một cách ôn hòa. Làm sao mà Việt Nam có thể trở thành một quốc gia có nền pháp trị khi Chính phủ tiếp tục trừng phạt các nhà vận động pháp luật?"
Nguồn: hrw.org

Thư giãn Chủ nhật - Bức ảnh biết nói

Thư giãn Chủ nhật - Bức ảnh biết nói

Chổi Chà
clip_image002
Hình từ Baoblog.net
 
Đất nước Việt Nam này là do nhân dân làm chủ, nên luật lập ra là để áp dụng cho dân. Cán bộ chỉ là đầy tớ của nhân dân, do đó cán bộ không được hưởng quyền lợi như người dân: luật không được áp dụng cho "đầy tớ".
Vì thế mới có chuyện ông Trịnh Xuân Tùng đi xe máy, vừa cởi mũ bảo hiểm (sau khi đã tấp vô lề để nghe điện thoại) thì bị ông Trung tá CSGT Nguyễn Văn Ninh dùng dùi cui đánh cho gãy cổ chết. Ông CSGT này chở ba, không cần đội mũ và vẫn ngênh ngang giữa phố. Cái đó người xưa gọi là “Đại phu thì xử theo lễ, còn dân đen thì xử theo pháp”.
Hậu duệ Bút Tre có câu:
Nhân dân mà đi xe mày (máy)
Không mũ bảo hiểm có ngày gãy cô (cổ)
Công an mà đi với bồ
Không "nồi cơm điện" thằng mô dám nhìn!
C. C.
 
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Vua Hàm Nghi - một họa sĩ

Vua Hàm Nghi - một họa sĩ

Bức tranh CHIỀU TÀ của Vua hàm Nghi vừa được bán đấu giá tại Paris
Vua Hàm Nghi - một họa sĩ
01.01.1970

N. I. NIKULIN*
Khi có dịp đến thăm Huế, tôi đã lang thang rất lâu khắp Kinh đô, khắp các cung điện, đền miếu, lăng tẩm kỳ bí. Ở đây tôi được thưởng ngoạn một nền kiến trúc phức tạp, tinh tế, đẹp mê hồn, ngắm nhìn phong cảnh Huế tuyệt vời từ cửa Ngọ Môn. Tôi hít thở thật sâu bầu không khí kỳ lạ của cố đô được hòa quyện bởi hơi mát của biển và dòng sông Hương huyền diệu. Và lòng đầy xúc động tôi đứng trước ngai vàng triều Nguyễn, ngẫm xem những ai đã từng ngồi trên chiếc ngai vàng này, và đặc biệt tôi nghĩ về một người trong số họ, một con người rất đỗi tài năng và có một số phận không bình thường.

Tên tuổi ông không chỉ gắn liền với những sự kiện lớn lao trong lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam chống lại ách thống trị của thực dân Pháp, mà còn là sự khởi đầu cho nền hội họa hiện đại Việt Nam. Tên tuổi ông cũng gắn liền với một trong những cuộc tiếp xúc trực tiếp sớm nhất trong lịch sử quan hệ văn hóa Việt - Nga và đó cũng là một trang tuyệt vời trong lịch sử văn hóa nhân loại nói chung.

Có thể nói, từ nửa cuối thế kỷ XVIII các nhà văn Nga đã bắt đầu quan tâm ngày càng nhiều đến các quốc gia phương Đông và nền văn hóa của họ. Chính vì vậy mà suốt thế kỷ XIX nền văn hóa Nga, ở mức độ nào đó, đã trở nên giàu có màu sắc thẩm mỹ hơn nhờ nắm bắt được một cách nghệ thuật thực tại của các nước phương Đông, cùng với nền văn hóa và nghệ thuật của họ, trong đó có Việt Nam, mặc dù sự tiếp xúc với Việt Nam là rất ít. Hơn nữa những thông tin có giá trị về những nước này cũng không thường xuyên. Nhưng các nhà văn Nga vẫn luôn quan tâm đến nỗi đau tinh thần của nhân dân Việt Nam với một tình cảm chân thành.

Tôi đã được xem một tác phẩm của nền văn học Nga, in năm 1903, viết về vấn đề này.

Nguyên mẫu của nhân vật trong tác phẩm này mang tính lịch sử và chân thật, lưu giữ được chân dung thật của nhân vật. Tấm ảnh cũ chụp một người trong trang phục truyền thống của các nho sĩ Việt Nam, đầu đội khăn xếp; khuôn mặt suy tư toát lên vẻ đẹp tinh thần. Đó là một khuôn mặt thông minh, tài ba, có tâm hồn và đầy trách nhiệm. Trong giai đoạn lịch sử đầy cam go, khi đất nước Việt Nam của ông đang nằm dưới ách thống trị của bọn thực dân, năm 1884 ông lên ngôi vua khi mới 13 tuổi, trước ông, chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hai ông vua trẻ bị truất quyền. Có tư tưởng phản kháng chính quyền thực dân, ông lập tức trở thành người đứng đầu phong trào khởi nghĩa Cần Vương yêu nước. Bọn thực dân tìm cách sát hại ông. Khi ông trốn vào vùng rừng núi chúng đã truy lùng ông ráo riết như săn đuổi một con thú dữ. Cho tới năm 1888 ông bị bắt do có kẻ phản bội. Chúng đưa ông đi đày ở tận Bắc Phi - Angiêri. Và tại đây, theo nhà Việt Nam học người Nga V.V. Remartruc, mùa xuân năm 1902, trên đường về Nga, nữ văn sĩ Tachiana Lvôpna Sepkina-Kupernhic đã gặp vị vua Việt Nam đang bị lưu đày - Hàm Nghi.

Nữ văn sĩ 28 tuổi này có cuốn du ký hai tập mang tên Những bức thư từ phương xa (1903-1913) viết về những chuyện kỳ lạ ở nước ngoài. Nguyên mẫu của nhân vật trong một truyện ký ở tập I là vua Hàm Nghi. Truyện có nhan đề Hoàng tử Ly Tdong mà không phải Hàm Nghi, người mà trong các thư từ trao đổi, bà và những người quen của bà gọi là Hoàng tử An Nam, hoặc theo kiểu Pháp: Prince d’ Annam (trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ trích tác phẩm được xuất bản vào năm 1903 này).

Trong phần đầu tác phẩm của mình, Sepkina-Kupernhic đã phủ lên nhân vật một bức màn cổ tích lãng mạn, đôi chỗ bà phải lược bỏ những chi tiết có thật. Đối với nữ văn sĩ thì chân dung tâm lý của nhân vật là quan trọng hơn; từ đây để bảo vệ họ, tên thật được thay thế bằng những cái tên hư cấu như trong trường hợp Hàm Nghi. Sự thay đổi tên tuổi còn có thể giải thích bằng lý do tránh sự kiểm duyệt. Cụ thể là nỗi e ngại sự giận dữ của nhà cầm quyền Pháp sẽ dẫn đến việc họ ngăn cấm bà đến nước Pháp; rõ ràng là khi ở Angiêri giữa bà và nhà cầm quyền thực dân đã nảy sinh những rắc rối. Tachiana Lvôpna rất thích đến Pari, bà thường xuyên có mặt ở đó: “Pari có lễ misa” - Đó là những lý do có thể đã khiến nữ văn sĩ trong truyện ký của mình đã không gọi tên cụ thể chủ nghĩa thực dân Pháp khi đó mà lại mô tả về một đất nước phương Đông nào đó trong truyện cổ tích. Cách thức này đã tạo ra sắc điệu riêng biệt, phù hợp với việc chấp nhận hình tượng vị khách đến từ đất nước phương Đông xa xôi.

Có thể thấy rõ rằng, khi đối chiếu các sự kiện trong cuộc đời Hàm Nghi và nhân vật trong truyện ký của Tachiana Lvôpna như: nơi tù đày - biệt thự cách không xa thành phố Angiêri, tài năng nghệ sĩ, sự quan tâm đến học thuyết Nho giáo v.v..., và rằng trong tác phẩm của bà còn lưu giữ rất nhiều diện mạo tinh thần và vóc dáng thực sự của Hàm Nghi. Truyện ký đã dựa trên cơ sở tài liệu thuần túy và nhân vật hoàn toàn đồng nhất với Hàm Nghi.

Ở phần đầu của tác phẩm, nữ văn sĩ đã nói rõ ý đồ khi xây dựng nhân vật của mình như một vị hoàng tử trong truyện cổ tích, bằng một bút pháp ước lệ, nhưng thông qua sự ước lệ để làm lộ ra những đặc điểm hiện thực sống động.

Trong thực tế nữ văn sĩ đã kể một câu chuyện cổ tích phương Đông, vẽ nên những bức tranh hoa điền viên đầy những điều kỳ lạ. Bởi vậy bà đã bịa ra những điều cần thiết để giải thích:

“Truyện ngắn của tôi bắt đầu như chuyện cổ tích và thật dễ hiểu: điều đó diễn ra ở một đất nước cổ tích từ phương Đông xa xôi. Ở đó trong những mái nhà tranh sống những người da vàng trầm lặng, thờ Phật trong những ngôi chùa sặc sỡ, ở đó có những con voi đã được thuần hóa mang những chiếc kiệu kín mít, ngồi trên là những người đàn bà nhỏ bé, giống như hình dáng của những chiếc ngà voi.” (Sepkina-Kupernhic, tr.391).

Nữ văn sĩ đã vẽ nên bức tranh với những đặc điểm của đất nước Việt Nam. Đó là một bức tranh lý tưởng và kỳ lạ về một đất nước thuộc vùng văn hóa Viễn Đông. Có thể thấy rằng, bà đã nhiều lần nhấn mạnh đến nét nhỏ nhắn, duyên dáng của những con người từ đất nước “phương Đông xa xôi” - những đặc điểm đập ngay vào mắt người nước ngoài từ cái nhìn đầu tiên khi làm quen với những người Việt Nam có văn hóa.

Vị hoàng tử “được dạy dỗ bởi những bậc hiền triết của đất nước mình”, “theo đạo Nho và tôn thờ những giáo lý của nó”. Không khó khăn gì để có thể đoán ra (Sepkina-Kupernhic hy vọng vào sự tinh ý của bạn đọc) rằng, đất nước, nơi cùng một lúc thờ cả đạo Phật và đạo Nho, và cũng là nơi có những con voi - Đó chính là Việt Nam, đất nước “phương Đông xa xôi”.

Nhân vật truyền thống của truyện cổ tích thần kỳ thường là các hoàng tử, thế tử, mà không phải là vua, càng không phải là những ông vua bị hạ bệ. Theo tinh thần của truyện cổ tích, việc xâm lược của bọn thực dân trên đất nước của hoàng tử đã được kể lại: “Vào một buổi sáng bất hạnh” xuất hiện những người phương Tây cùng với vũ khí sáng lòa và những viên đạn thảm khốc, chúng đem lại sự hủy hoại.” (Sepkina-Kupernhic, tr.392). Tiếp theo, tính cổ tích của truyện bị vi phạm bởi việc kể lại một cách chân xác những sự kiện lịch sử có thực: “Chàng bị bọn thực dân bắt và bị đưa đi đày. Theo sự lựa chọn của những ông chủ mới của đất nước chàng - trên ngai vàng của cha ông chàng đang ngự trị những bóng ma câm lặng, - còn chàng thì bị giữ làm con tin vĩnh viễn, suốt  cuộc đời.” (Sepkina-Kupernhic, tr.392). Nếu đó đúng là truyện cổ tích thì có lẽ đây sẽ là một câu chuyện cổ tích thật khủng khiếp! Buộc phải dời khỏi quê hương mình, hoàng tử bị đưa đi đày ở Bắc Phi: “Ở đó là Tổ quốc chàng; còn ở đây là bậc thang để đi đến nấm mồ.” (Sepkina-Kupernhic, tr.396).

Câu chuyện cổ tích của Tachiana Sepkina-Kupernhic đang kết thúc bằng những tình tiết chân thực như vậy. Và nhà văn đã dời xa một cách nhẹ nhàng khỏi những quy phạm về mặt thể loại của cổ tích thần kỳ, dần dần làm biến đổi sắc điệu của toàn bộ truyện ký. Tachiana Lvôpna trở thành nhân vật của chính tác phẩm của mình: bà không chỉ là người kể chuyện mà còn là một nhân vật hành động. Nhân vật không còn mang tính ước lệ cổ tích mà đã trở thành hình tượng văn học đầy sức sống. Xuất hiện hình ảnh chàng hoàng tử hiện thực, không cần đến màu sắc kỳ ảo, được mô tả với mối thiện cảm lớn và những nhân tố lý tưởng hóa: “Dáng dấp nhỏ bé của hoàng tử (chàng xuất hiện giữa chúng tôi, giữa những bạn bè chung) trong bộ trang phục nửa Âu nửa Á, ngay lập tức đã lôi cuốn sự chú ý của tôi. Chiếc khăn xếp màu trắng trùm trên mái tóc đuôi sam, chiếc áo dài màu đen với ống tay áo rộng buông xuôi được lót bằng lụa tơ tằm màu xanh tươi (màu xanh của quê hương chàng); nước da vàng ngăm đen mang sắc màu của chiếc ngà voi lâu năm; còn rất buồn và rất thông minh là đôi mắt đen hơi xếch lên phía thái dương; tay và chân chàng nhỏ nhắn - Tất cả điều đó khiến tôi nghĩ về một bức tượng quý giá, được chạm trổ bằng bàn tay tài hoa của một nghệ sĩ phương Đông” (Sepkina-Kupernhic, tr. 394). Tất nhiên, chiếc khăn xếp màu trắng là màu quốc tang, Hàm Nghi không dùng để che mái tóc đuôi sam, mà che búi tóc truyền thống mà các nhà nho Việt Nam thường để. Nhưng toàn bộ chi tiết của quần áo và vẻ ngoài, rõ ràng, được tái hiện lại từ một người có tài quan sát.

Tới thời gian của cuộc gặp gỡ này, vua Hàm Nghi đã thông thạo tiếng Pháp. Ông không chịu chấp nhận sự coi thường vô lý của người châu Âu. Chính khi đến Angiêri, trong lúc bị cưỡng bức đi đày, thời gian đầu ông đã định sống thu mình lại trong sự biệt lập, chính xác hơn là cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Cách sống này là nguyên nhân không chỉ của thái độ cực đoan của tuổi trẻ mà trước hết là của sự khó chịu với những gì liên quan tới thực dân, tới “bọn Tây”. Chúng ta nhớ tới nhà thơ - nhà yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, khi ông kiên quyết chối từ, thậm chí việc cầm trên tay miếng xà phòng của kẻ thù...

Cùng với điều đó, Hàm Nghi còn giữ lại cho mình nhiều thói quen như khi còn sống trong cung đình Huế. Nữ văn sĩ Nga đã dẫn ra tình tiết sau: bên cạnh hoàng tử luôn có hai người trẻ tuổi từ các gia đình trí thức Việt Nam, họ tự nguyện theo ông trong cảnh tù đày. “Họ đi lại nhẹ nhàng dường như không có tiếng động trên những chiếc đế giày màu trắng; còn khi hoàng tử quay về phía họ hỏi bằng tiếng mẹ đẻ, họ trả lời rì rầm chỉ đủ để nghe, giống như tiếng của những cái đài hoa Trung Quốc chạm nhau và ngân vang trên khay nước.” (Sepkina-Kupernhic, tr. 400). Ở đây, nữ văn sĩ đã ghi nhận cung cách tinh tế, lịch thiệp đáng quý trọng của giới quý tộc Việt Nam trong giao tiếp với nhà vua, mặc dù là họ đang ở tại nơi tù đày của bọn thực dân.

Rõ ràng, lúc đầu vua Hàm Nghi đã chối từ việc học tiếng Pháp, tiếng của “bọn Tây”. Nhưng ông nhanh chóng thay đổi quan điểm của mình. Ông đã thôi cảm thấy thế giới phương Tây là hoàn toàn thù địch và không thể chấp nhận được. Ông quan tâm đến văn hóa châu Âu, say mê âm nhạc, và điều cơ bản nhất - ông hết sức yêu thích hội họa. Hơn nữa, hội họa trở thành niềm ham thích của ông, nuôi dưỡng cuộc đời ông, thành nghề nghiệp của ông.

Dáng dấp lạ lẫm, gợi cảm cùng với sự trang nhã của hoàng tử và sự bí ẩn của chàng đã tạo nên mối thiện cảm lớn lao trong lòng nữ du hành người Nga. Và bà cùng với bạn bè của mình đã trở thành khách mời tại nhà ông, nơi mà bên cạnh những bản thảo và nhạc cụ (cả Đông và Tây), bên cạnh các bản nhạc (mà giữa chúng có cả các tác phẩm của nhà soạn nhạc vĩ đại người Nga Mikhain Ivanôvich Glinka), thì thu hút sự chú ý của khách lại là những bức tranh do chính hoàng tử vẽ, chúng chứng tỏ cho khách thấy tài năng nghệ thuật của ông. ở đó còn có chiếc giá vẽ cùng với bản thảo dang dở. Trong biệt thự của hoàng tử, nữ văn sĩ Nga còn nhìn thấy “những vật quý giá và thiêng liêng như: những tấm lụa quý treo tường, cùng với những câu danh ngôn của Khổng phu tử được dát bằng vàng trên lụa, những nhạc cụ của đất nước chàng, những cuộn bản thảo, mực và bút trên bàn viết, những chiếc chiếu cói trên nền nhà. ở một chỗ khác trong nhà là cây đàn dương cầm, chiếc viôlông, những bản nhạc, giữa chúng tôi tìm thấy Glinka của chúng ta, và giá vẽ cùng với bản thảo dang dở. Trên những chiếc bàn khắp nơi là phác thảo của hoàng tử, tranh của chàng, chúng cho tôi biết rằng trong thân hình nhỏ bé như chiếc ngà voi kia ẩn giấu tâm hồn của một nghệ sĩ lớn.” (Sepkina-Kupernhic, tr.398). Qua nhận xét này của nữ văn sĩ - một người có tầm hiểu biết nghệ thuật sâu rộng, đ• biểu lộ niềm kính trọng lớn lao đối với Hàm Nghi.

Vua Hàm Nghi đã vẽ gì trong những bức tranh đầu tiên của mình? Nữ văn sĩ đã thông báo ngắn gọn điều đó: “Khu vườn của chàng... Những cửa vòm  kiểu La Mã ở Tamgađa, cảnh hoàng hôn trên biển... cảnh điêu tàn của  Kôxntantina và cánh rừng cọ El-Kantari, mái vòm trắng của nhà mộ Marabi, những trẻ em da đen - tất cả đều sống động, hiện lên trên nền vải vẽ.” (Sepkina-Kupernhic, tr. 398). Rõ ràng, Hàm Nghi đã vẽ mẫu thực tất cả những gì ông có thể quan sát được trực tiếp.

Nữ văn sĩ người Nga đã viết một đoạn cần thiết để lồng vào thiên truyện ký của mình, nói về bi kịch sâu kín của hoàng tử và đất nước thân yêu, cùng với khát vọng về tự do, về nền độc lập trước bọn thực dân của chàng. Có một nhận xét nhỏ, dường như muốn tỏ sự quan tâm tới chàng: “Thật là có lỗi, nếu như không triển l•m những tác phẩm của mình ở Pari, thưa hoàng tử ? - Một phụ nữ xinh đẹp người Pháp có mặt ở đó hỏi một cách nông nổi. Hoàng tử hơi tái mặt, chàng tỏ ra hào hiệp, lịch sự nhưng vẫn trả lời một cách dứt khoát: - Tôi lại cho rằng, sẽ là có lỗi nếu triển l•m những bức tranh của mình ở Pari !” (Sepkina-Kupernhic, tr.399). 

Ý thức tự hào và lòng tự trọng về đất nước thân yêu bị xúc phạm được biểu hiện trong câu trả lời tế nhị và giàu ý nghĩa của hoàng tử. “Và ý nghĩa chân chính của câu trả lời này đã thức tỉnh tôi!” - nữ văn sĩ kết luận. Hoàng tử đã có thể cởi mở với nữ văn sĩ hơn là với những người Pháp về những quan điểm chính trị của mình với niềm xúc động khi nhớ về Tổ quốc. “Nhưng rõ ràng rằng, chàng không muốn và không có thói quen nói chuyện với những kẻ xâm lược đất nước mình và cái gì đang rung động trong trái tim chàng, đang muốn tìm kiếm lối thoát, chàng có thể dễ dàng cởi mở với một người sinh ra ở đất nước Nga xa xôi; chàng tin rằng, sự động chạm của bàn tay tôi sẽ không thể làm đau chàng, và lần đầu tiên thật bất ngờ, chàng đã bắt đầu nói với tôi về chính Tổ quốc mình.” (Sepkina-Kupernhic, tr. 402). Nữ văn sĩ đã thấy cần phải nhấn mạnh: “Và cuộc nói chuyện của chúng tôi đ• bắt đầu: đó là cuộc đối thoại giữa hai người khác nhau, hai nền văn minh, hai chủng tộc.” (Sepkina-Kupernhic, tr. 401). Ở nhà văn Nga biểu lộ tư tưởng về sự bất thường của cuộc tọa đàm này, về ý nghĩa to lớn của sự hiểu biết lẫn nhau giữa các chủng tộc, các nền văn minh và các dân tộc. Giữa nữ văn sĩ Nga và Hàm Nghi đã hình thành một tình bạn, một sự tin cậy lẫn nhau. Có thể nói rằng, những miền khác biệt của bầu trời đã gặp gỡ nhau...

Cuộc đàm đạo đầy xúc động của hoàng tử với nữ văn sĩ Nga về Việt Nam - đất nước đang bị bọn thực dân nô dịch, niềm tin và mối thiện cảm của ông đối với bà (cuối cùng vào năm 1902 ông đã viết cho bà) - là những tình tiết quý báu trong lịch sử quan hệ văn hoá Nga - Việt. Hoàng tử còn cho bà biết rằng, ông đang viết bằng tiếng mẹ đẻ một cuốn sách bàn về học thuyết Nho giáo, “chàng không nói với ai về điều đó, nhưng điều đó tạo nên mục đích cuộc đời chàng”. Chàng kể về Kinh đô của mình, “về ngôi báu đang bị kẻ không có quyền được ngồi trên đó chiếm đoạt”, kể từ đó chàng “đã bị tước mất quyền, thậm chí quyền được ngắm nhìn bầu trời thân yêu của mình” (Sepkina-Kupernhic, tr. 402). Như vậy là, vào năm 1902 nữ văn sĩ Nga Tachiana Sepkina-Kupernhic đã đàm đạo ở Angiêri với cựu vương Hàm Nghi về cố đô Huế của Việt Nam.

Vẫn còn có một chi tiết quan trọng: Hàm Nghi không chỉ biết về nước Nga, nghĩ về nó mà còn mơ ước được đến thăm mảnh đất này:

“Sau đó chàng nói:

- Tôi mong muốn được nhìn thấy những bông tuyết và những miền thảo nguyên của đất nước bạn...

- Hãy đến chỗ chúng tôi! - Tôi bật ra lời  mà không cần suy nghĩ.

Hoàng tử cúi thấp đầu.

Lát sau chàng ngẩng lên nhìn tôi và mắt chàng đẫm lệ.

-  Tôi là một con chim bất hạnh bởi sợi dây đang buộc chặt chân mình. - Chàng khẽ khàng thốt lên cùng với nụ cười thường lệ, nhưng lúc này nụ cười ấy đã trở nên đau đớn.”
(Sepkina-Kupernhic, tr. 403).

Sepkina-Kupernhic đã cảm thấy và truyền đạt lại được toàn bộ tấn bi kịch sâu lắng trong lòng Hàm Nghi, những khát vọng cao cả và mối lo âu tới số phận của đất nước Việt Nam thân yêu của ông, nỗi buồn của nhà vua về cố đô Huế, truyền đạt lại cho chúng ta ngày nay mối quan tâm của Người tới nền triết học Nho giáo, tới âm nhạc (phương Đông và phương Tây), kể về tài năng nghệ thuật khác thường của nhà vua và sự quan tâm của Người tới nước Nga xa xôi.

Hàm Nghi không đạt được nguyện vọng là đến thăm nước Nga, không nhìn thấy những bông tuyết Nga. Nhưng tâm nguyện của ông, vào đầu thế kỷ XX - hầu như đã một trăm năm trước chúng ta - mơ ước được đến nước Nga, vẫn không hề bị quên lãng, bởi nữ văn sĩ Nga T.L. Sepkina-Kupernhic đã kể lại điều đó cho tất cả mọi người.

Bà đã thể hiện sự yêu thích thực lòng tài năng hội họa của Hàm Nghi qua những bức tranh đầu tiên của họa sĩ. Cần phải lưu ý bạn đọc rằng, trong thời gian này, nền hội họa hiện đại của Việt Nam còn chưa hình thành, nó mới chỉ thực sự đang nảy sinh. Về những bức tranh được sáng tác trong thời gian này, tôi mới chỉ được biết có một bức. Đó là tác phẩm “Bình thơ” của Lê văn Miến, nó ra đời năm 1898 và được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội.

Vua Hàm Nghi là một trong những họa sĩ đầu tiên của Việt Nam bắt đầu vẽ theo truyền thống châu Âu - với thể loại tranh sơn dầu, bằng sự tính toán theo phép phối cảnh. Hàm Nghi cần phải được coi là người mở đầu cho nền hội họa mới của Việt Nam. Và điều rõ ràng là ông đã trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp.

Tất nhiên, đối với lịch sử hội họa Việt Nam điều lý thú đặc biệt là những câu chuyện được kể về những bức tranh của vua Hàm Nghi, mặc dù đó chỉ là  một vài bức từ chúng. Còn việc nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo của ông, rõ ràng đã làm giàu có thêm nền văn hóa Việt Nam.

Nhưng ở đâu có thể còn đang lưu giữ những bức tranh của Hàm Nghi? Điều cần lưu ý thứ nhất là, bởi ông có thời gian sống rất lâu ở Bắc Phi, mất năm 1943 cũng tại đó và được mai táng trong khu vườn biệt thự Gia Long của mình ở ngoại vi trước đây của thành phố El-Biar (ngày nay nằm trong phạm vi của Thủ đô Angiêri - thành phố Angiê), thì việc trước hết là phải tìm kiếm ở chính nơi này. Tiếp theo, không còn nghi ngờ gì nữa, khả năng rất lớn là những bức tranh của Hàm Nghi hiện đang còn ở Pháp. Đó là điều cần lưu ý thứ hai.


(Ảnh; huevatoi.com)

Điều thứ ba, chúng tôi để ý đến một sự kiện đáng lưu ý trong cuộc đời Hàm Nghi từ tài liệu được lưu trữ. Năm 1902 ông đã đến Pari. Mục đích của chuyến đi là để cưới con gái của Laloer - một quan chức lớn của nước Pháp. Chúng tôi sẽ dẫn ra đây bức thư được gửi từ Pari của nữ văn sĩ Nga Maria Vxevôlôđôpna Krextôpxkaia cho bạn gái của bà là M. Theixa đề ngày 19 tháng sáu năm 1902:

“Hoàng tử An Nam đã có mặt được một vài ngày ở Pari, tôi đã gặp chàng và ngay lập tức chàng đã hỏi thăm tin tức của cô gái Tachiana (Sepkina-Kupernhic). Chàng nói: Tôi gần đây không hề nhận được tin tức của Tachiana, và muốn biết khi nào nàng sẽ tới Pari. Thời gian vừa rồi Tachiana có ở Maxcơva không nhỉ,  tôi đã gửi thư đến đó, không hiểu nàng có nhận được không?

Chúng tôi tập trung nhóm các bạn trẻ quen biết Hoàng tử An Nam để có mặt trong tiệc cưới  của chàng sẽ tổ chức vào ngày 9 tháng Bảy”.
Có đúng thế chăng, bức thư này mang đầy ý nghĩa? Hàm Nghi đã đi từ Angiêri đến Pari và đã gặp một người phụ nữ Nga, và ngay lập tức hỏi han tin tức về người bạn gái yêu quý của mình, nữ văn sĩ Nga Tachiana. Còn nữa, vua Hàm Nghi đã trở thành trung tâm chú ý của những người phụ nữ Nga. Mọi chuyện thật sự đã xảy ra ở Pari, chứ không phải ở Maxcơva hay ở Peterburg. Ngoài ra, từ bức thư chúng ta còn biết rõ rằng: trong đám cưới của cựu vương Việt Nam vào ngày 9 tháng Bảy năm 1902 có mặt một phụ nữ Nga. Có thể ở đó còn có mặt những người Nga khác nữa!

Cũng cần biết rằng, cuộc hôn nhân của Hàm Nghi với con gái của Laloer đã cho ra đời hai người con gái. Cả hai đều là những người thành đạt và sống ở châu Âu. Chắc rằng con cháu họ vẫn còn gìn giữ những bức tranh của họa sĩ Hàm Nghi.

Đương nhiên là người sáng lập nền hội họa hiện đại Việt Nam Hàm Nghi có thể có vị trí vinh dự không chỉ trong lịch sử của cuộc đấu tranh vì tự do chống lại chủ nghĩa thực dân, mà còn cả trong lịch sử nền nghệ thuật Việt Nam. Không đâu ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, một cựu hoàng lại có được một vai trò tương tự trong lịch sử nền văn hóa của dân tộc mình.

VŨ THANH dịch
(từ nguyên bản bản tiếng Nga do chính tác giả gửi cho chúng tôi)

(185/07-04)
-----------------------------------* Giáo sư Tiến sĩ văn học, Nhà Việt Nam học người Nga

Trương Vĩnh Ký: Một trí thức buồn

Trương Vĩnh Ký: Một trí thức buồn

Kỷ niệm lần giỗ thứ 110 (01/09/2008) của Trương Vĩnh Ký

Vietsciences- Hồng Lê Thọ          01/09/2008

                                                         MỘT TRÍ THỨC BUỒN

Trước khi qua đời, Pétrus Ký đã để lại những dòng thơ tự sự đầy cảm khái:

“Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.
Học thức gởi tên: con mọt sách,
Công danh rốt cuộc cái quan tài.
Dạo hòn, lũ kiến mau chơn bước,
Bò xối, côn trùng chắt lưỡi hoài.
Cuốn sổ bình sanh công với tội,
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.”
MISEREMINI MEI SATEM VOS AMICIC MEI
(Xin hãy thương tôi, ít ra những bạn hữu của tôi)



Rằng tuy ăn ở cùng Tần
Bâng khuâng nhớ Hán muôn phần xót xa

(Trương Vĩnh Ký)


Sĩ phu yêu nước hay “nàng Kiều” tây học ?

Vốn kiến thức uyên bác qua trên 118 tác phẩm để lại, tuy không phải là kiệt tác hay công trình học thuật độc đáo mà chủ yếu là những khảo sát, đúc kết lịch sử một cách có hệ thống mặc dù về hành văn còn pha trộn biền ngẫu, nhưng về nhiều phương diện, các trước tác của Trương Vĩnh Ký là đóng góp không thể xem thường: lần đầu tiên một tác phẩm sử học về Việt Nam viết bằng tiếng Pháp (Petit Cours d’histoire d’Anam xuất bản 1875/1877) và hai công trình sử học khác viết bằng tiếng Việt là Truyện đất Nam Kỳ lịch sử đàng trong (1864), Đại nam Việt quốc triều sử ký (1879) đều dựa theo những nguồn thư tịch và truyền thuyết cổ, được biên soạn theo phương pháp mới vào thời đó; hàng loạt tác phầm cổ điển của dân tộc bằng chữ Nôm được phiên âm sang quốc ngữ như Truyện Kiều (1875), Lục Vân Tiên, Phan Trần, Lục súc tranh công…nhiều bộ sách dịch Tứ thư, Ngũ Kinh của Trung Quốc…vào buổi bình minh của nền văn chương quốc ngữ ở nửa thế kỷ thứ 19, xứng đáng nâng tác giả lên tầm cỡ “một nhà bác học, một thủy tổ nghề làm báo, một nhà ngôn ngữ học” như nhiều người ca ngợi(1) . Được tiếp xúc với văn hóa phương tây, thông qua việc học trường đào tạo Thầy tu của các Giáo sĩ thừa sai công giáo, phương pháp tư duy của Trương Vĩnh Ký đã chịu ảnh hưởng rất lớn tư tưởng Khai sáng của Âu tây, khác với tư tưởng Khổng Mạnh của hầu hết nhân sĩ nước Việt thời bấy giờ. Chính nguồn gốc xuất thân đặc biệt của ông và cái vốn tây học phong phú nầy đã quyết định thân phận của một người trí thức thuộc địa, day dứt Trương Vĩnh Ký cho đến ngày tàn hơi mà chúng ta đã thấy ở lời thơ trên. Người mà sự nghiệp chính trị (nếu có) và sự nghiệp văn học luôn đứng giữa làn ranh, đôi bờ của những phê phán, khen-chê gay gắt, không tiếc lời từ trăm năm nay kể từ khi Ông qua đời (1/9/1898) đến ngày nay, khi mà tiếng Việt đã trở thành một ngôn ngữ hoàn chỉnh, bác học(2) trong đó có phần đóng góp không nhỏ của những trí thức “tây học” như Huỳnh Tịnh Của, Phạm Quỳnh, Trương Vĩnh Ký …vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Lê Đình Bảng đã ghi lại những ý kiến khá ấn tượng về Trương Vĩnh Ký, rằng “bên cạnh những hào quang mà người đọc đã tâm phục, đã tôn vinh ông là nhà bác học, nhà văn hóa, nhà ngôn ngữ, nhà Đông phương học, nhà chính trị, nhà ngoại giao…thì trong chừng mực nào đó, Trương Vĩnh Ký lại là “kẻ đưa chân đạp mũi nhọn”, là “cái bia cho người ta vấp phạm” chẳng những bị xóa sổ như người-không-có-công-lênh-gì, mà Trương Vĩnh Ký còn bị lên án, kết tội là một “tên cơ hội, hoạt đầu chính trị, đứa con hoang Nam kỳ gốc La mã; tên học trò ngoan đạo, tay sai, đặc vụ tình báo phục vụ đắc lực cho chủ nghĩa thực dân…”(3) với cái lẽ đơn giản là khi Pháp chiếm Gia Định(1859), “tại sao Trương Vĩnh Ký, một thức giả, một sĩ phu lại khoanh tay đóng vai bàng quan mà không tham gia cứu quốc, mà lại còn trùm chăn, tích cực hoạt động giúp quân địch ? Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn, có khác gì tình báo, chỉ điểm, bày mưu lập kế để giặc chóng đạt mưu đồ xâm lược(4) . Những ghi chép của Ông trong chuyến đi thăm ở Bắc Kỳ(1876) có phải là bản báo cáo do thám “tiền trạm” cho quân Pháp tiến quân chiếm đóng sau này như từng bị kết tội ?
Nhận xét của Trương Vĩnh Ký về vai trò của chữ quốc ngữ, rằng việc la-tinh hóa tiếng Việt sẽ giúp cho “xứ sở nghèo khốn không được thừa kế nầy…bước vào cộng đồng các dân tộc và hệ quả to lớn mà phương tây đem lại cho thế giới(5) có khác gì những phát biểu cùng thời và tương tự của Fukuzawa Yukichi trong “Thoát á luận” thời Minh Trị duy tân mở đường phát triển của nước Nhật vào hậu bán thế kỷ thứ 19, chỉ tiếc rằng, khác với Fukuzawa, Ông đã không gặp được một đấng minh quân và hàng quan lại thức thời của triều đình(6), biết lắng nghe gợi ý tâm huyết của quần thần như Minh Trị Thiên hoàng để phò tá … Còn nhiều lời lẽ phê phán gay gắt của nhiều nhà “sử học” viết về Trương Vĩnh Ký như Tô Minh Trung, Trần Huy Liệu(7)… vào những năm 1960 của thế kỷ trước, hay Nguyễn Đắc Xuân, Võ Xuân Đàn… sau nầy theo quan điểm mác-xít máy móc, có chung một lối nhận định, rằng ông là “con đẻ về mặt ý thức của bọn gián điệp đội lốt thầy tu…của chủ nghĩa thực dân xâm lược Pháp…” tuy nhiên theo chúng tôi, đây là một sự áp đặt phi biện chứng, thể hiện một quan điểm hẹp hòi trong phê phán, không đặt đối tượng vào bối cảnh lịch sử và tình huống mà họ đã sống và gặp phải, nghiên cứu theo lối một chiều, quên rằng Chủ nghĩa Mác-Lê Nin được du nhập vào nước ta sau đó gần hơn ba thập niên, kể từ khi đảng Cộng sản Đông Dương ra đời. Nếu áp dụng phương pháp luận nầy, ai không chống Pháp, ở trong “thành” làm việc cho Pháp đều là tay sai của chúng cả sao? Nói khác đi lối chụp mũ “cá mè một lứa” như vậy sẽ không giúp ích gì cho việc tìm hiểu sự phong phú và đa dạng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, nhất là công cuộc đấu tranh chống Pháp và kháng Mỹ kéo dài hơn một thế kỷ trong đó có những phong trào đấu tranh dưới nhiều dạng thức của nhân dân thành thị sau nầy, một tư duy bao biện máy móc “ai không theo ta là địch” theo kiểu “người làm việc cho Tây, Mỹ đều là kẻ phản động” của chủ nghĩa lý lịch “cách mạng” hẹp hòi. Điều giúp chúng ta phủ nhận sự đánh giá đó, lý giải được tại sao khi toàn dân đứng lên vác tầm vông vạc nhọn chống xâm lăng vào năm 1945, tất cả tượng đồng tưởng niệm thực dân trong thành phố bị triệt hạ thì riêng tên trường học và tượng đài của Trương Vĩnh Ký vẫn còn nguyên vẹn(8), phản ánh tình cảm của nhân dân kính trọng Ông đến thế nào.

Rồi 100 năm sau…nhìn lại

Trở lại với Trương Vĩnh Ký từ thời tấm bé, mồ côi Cha (là một lãnh binh) , mẹ là tín đồ Thiên chúa giáo, vì vậy bị xem là “tội đồ” khi nhà Nguyễn công khai “cấm đạo” buộc Cha ông trốn sang Cao miên và mất ở đây. Có thể nói đây là chính là “thân phận” hay “định mệnh” khắc nghiệt bám đuổi suốt cuộc đời Ông, một mâu thuẫn giữa hiện thực và đạo lý, giữa “ân “ và “oán” luôn dằn vặt và thể hiện rất rõ trong chọn lựa tiến thân của một chàng thanh niên ngoan đạo trước sự đàn áp của một triều đại phong kiến đang suy tàn. Trương Vĩnh Ký được theo các giáo sĩ tây phương ăn học trong một bối cảnh lịch sử vô cùng phức tạp, lúc người Pháp mang chiến thuyền và quân đội sang uy hiếp vua quan Nhà Nguyễn, buộc phải mở cửa giao thương, chấm dứt việc đàn áp người theo Đạo ( Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức đã áp dụng chính sách cứng rắn đối với giáo dân, cấm giao thương với Âu Mỹ, 6 lần ra chiếu cấm đạo từ năm 1848-1861, không cho người công giáo ra làm quan và xử thắt cổ nếu không bỏ đạo theo Chỉ dụ số 13 năm 1860)…đến khi quân Pháp chiếm đóng lục tỉnh ở Nam kỳ, dựa vào hòa ước Nhâm Tuất (1862) sau đó, đặt nền móng thống trị thực dân lâu dài. Thời kỳ mâu thuẩn địch-ta (Pháp và dân tộc Việt) căng thẳng, đối kháng một mất một còn… trên 300 cuộc nổi dậy lớn nhỏ ở khắp nơi (9) chống chế độ cai trị hà khắc, bóc lột đến tận xương tủy của bọn thực dân lẫn vua quan phong kiến đã phản ánh sự hờn căm và uất hận của nhân dân thời bấy giờ, đặc biệt là các phong trào “Bình Tây sát tả”, chống giáo dân quyết liệt hơn cả chống Tây gây ra vấn đề mâu thuẫn lương giáo diễn ra rất gay gắt(10). Chính sự hèn hạ bất lực, không thức thời trước trào lưu của thế giới của vua quan thời nhà Nguyễn, đặc biệt là hoạt động của thương nhân và giáo sĩ phương tây triển khai rầm rộ, lập hệ thống thuộc địa và thống trị thực dân khắp nơi từ thế kỷ 16-17…thì Pétrus Ký, người theo đạo công giáo, đã trở thành một đối tượng luôn bị hoài nghi, tội lỗi—là tay sai của bọn thực dân hay nhà trí thức muốn hòa hoãn, mong Việt nam sống chung trong sự bảo hộ của chúng(11)---mà cả đời Pétrus Ký vẫn không biện minh nổi . Nếu chỉ dựa vào những ghi chép “ báo cáo” thành tích của vài nhân vật thuộc kẻ địch (như đề đốc De la Grandière) trong đó nhắc đến vai trò “hữu dụng” của Trương hay lá thư Ông gửi cho Trung tá Hải quân Jauréguiberry(12) , cầu cứu “ngoại viện” trước việc bị kết tội “theo giặc” để qui chụp Ông đã câu kết với thực dân để đồng hóa dân tộc trong hệ thống cai trị (chính trị lẫn văn hóa) của Pháp liệu có thỏa đáng không ? Lúc triều đình nhà Nguyễn (vua Tự Đức) cử Phan Thanh Giản sang Pháp(1863) để đàm phán “chuộc” lại ba tỉnh miền đông không thành, cho rằng Ông đã bị mua chuộc hay lung lạc thậm chí qui chụp là “tình báo” chỉ vì là thông ngôn cho phía Pháp !(13) . Thời gian Trương Vĩnh Ký làm việc cho vua Đồng Khánh ở Huế, người “tốt” với Trương như Paul Bert(a), luôn phụ họa với những suy nghĩ của Ông trong mấy tháng đầu nhưng Trương vẫn bị bọn “xấu” như Paulin Vial--- là giám đốc Nội vụ, cấp trên của Trương Vĩnh Ký ở Nam-kỳ(14)--- không ưa, luôn tìm cách đố kị dèm pha, nghi ngờ , chống đối ra mặt(b). Há Ông đã nhiều lần nói “ ta làm việc cho họ nhưng không theo họ” và thực tế đã chứng minh điều đó khi nhận chức vụ Đốc Học(Hiệu trưởng) Trường Thông ngôn(Collège des Interprêtes) hay Thầy giáo trường Quản trị Tập sự (Collège des Administrateurs Stagières) lẫn lúc rút về Nam sống ẩn dật đó sao. Những huy chương mà nhà nước Pháp trao tặng (Bắc đẩu Bội tinh…), những chức tước (hàm quan-Hàn lâm Thị Giảng học sĩ để dạy Vua học tiếng Pháp hay biệt hiệu Nam Trung Ẩn sĩ và khi trở về Nam, Kim Khánh Bội Tinh và Chức hàm Lễ Bộ Thượng Thư (theo Trương Vĩnh Lễ - Việt Nam, Đâu là sự thật- Où est la vérité ?) của Đồng Khánh ban cho Ông là gì ?(c). Bên nào cũng “tưởng thưởng” cho Ông huy chương hay hàm tước vinh danh để kéo Ông nghiêng hẳn về phía họ…nhưng nếu nhìn vào cuộc sống bệnh tật, nghèo túng của Trương Vĩnh Ký thì rõ ràng Ông đã bị cả hai phía ruồng rẫy vào những ngày cuối đời, cho thấy những lập luận nầy không chính xác, hay quá ư khắt khe. Nếu như thế thì Trương Vĩnh Ký đã có dinh cơ kèm theo chức tước đem lại quyền lợi cụ thể và một cuộc sống đầy đủ sung túc, hơn cả người bình thường vì khả năng đóng góp “to lớn” của Ông(d).

Thực tế, cuộc sống “vinh thân, phì gia” hoàn toàn xa lạ đối với Trương. Trong một bức thư gửi bác sĩ Chavannes ngày 8/4/1887, Ông viết “…về danh vọng thì nó không còn quyến rũ được con sư tử già bị đè nặng dưới niềm chua chát” , còn với vợ mình ( Bà Vương Thị Thọ) Ông tâm sự như trăn trối ” Mọi việc tôi làm còn lưu lại đó. Việc đúng, việc sai hãy để cho đời phán xét, đời nầy chưa tỏ thì đời sau tiếp tục…Trong sáng như cụ Nguyễn Du mà còn phải kêu lên không biết 300 năm sau có ai hiểu được mình huống gì thân phận tôi ! Nếu tôi ra đi trước, bà nhắc con cháu là cả đời tôi cần mẫn, chăm chút để lại cho chúng toàn là sách….”(15)
Vậy Pétrus Ký là ai, một trí thức đau khổ của thời cuộc, của một dân tộc trong chế độ phong kiến suy tàn nằm dưới gọng kìm của đế quốc sài lang ? Trong cuộc trao đổi với Paul Bert trên đường ra kinh thành Huế vào tháng 4/1886, trên tàu thủy, Trương đã phê phán:


Nhiều lần tôi có nói với thống đốc, những người kháng cự họ có lý do vì chủ nghĩa yêu nước của họ. Một là sự thù hằn đối với đám người theo đạo mà họ coi là những người chạy qua hàng ngũ người Pháp làm chỉ điểm, dẫn đường. Hai là sự ngờ vực sự tráo trở như úp ngửa bàn tay, coi mình như những ông chủ của nhà nước An Nam. Họ có mặt khắp nơi trong thành quách bị chiếm đóng, họ đuổi quan An Nam ra khỏi nha môn, và khi ấy mấy ông quan này mất hết quyền thế, phẫn uất mà hút gió thổi bùng lên ngọn lửa kháng cự(16).
Và rằng:


Người ta trách Đại nhân xài quá nhiều tiền và đã đem nhiều người từ Pháp sang, vào thẳng bộ máy của Đại nhân, nhưng họ ngơ ngáo trước công việc của bổn xứ, trong khi có bao nhiêu người Nam kỳ có tài, ngồi đó, không ai coi ra gì Người ta luận xét, Đại nhân có chính sách thiên vị và không để tâm về phía Nhà nước. Tôi mong các nhà Giám sát ghé mắt.(17)


Thử hỏi một tên “tay sai” hay “siêu Việt gian” , đáng bị “đời đời nguyền rủa” (chữ dùng của Nguyễn Đắc Xuân, xem chú thích 12 & 22) có thể nói với người “chủ” của mình như thế không ? Đau đớn thay cho Trương Vĩnh Ký khi phải hứng chịu những lời lẽ thô bạo như vậy.

Tiêu chí của lòng yêu nước không chỉ có một


Qua những trước tác về lịch sử, văn hóa, báo chí của Ông mà ta đọc được ngày nay thì có thể nói những lời qui kết của cả hai phía đều không thỏa đáng. Phải chăng vì Trương Vĩnh Ký không tham gia vào các phong trào chiến đấu của tầng lớp sĩ phu trong khởi nghĩa Yên Thế, chiến lũy Bãi Sậy(1885-1889), khởi nghĩa Văn Thân (1878), Phan đình Phùng… hay phong trào Cần vương theo Vua Hàm Nghi mà ta có thể qui tội cho Ông ? Đành rằng đây là phong trào kháng Pháp, phò vị vua yêu nước quyết liệt, không những hàng vạn người bị chúng cầm tù, tàn sát, truy diệt--- trong đó ba vị Vua nhà Nguyễn đã bị lưu đày tận đảo ở Châu Phi---và đã thất bại hoàn toàn khuất phục trước họng súng của thực dân Pháp. Ngay chủ trương “Pháp việt đề huề” sau nầy cũng đã làm tê liệt Phan Chu Trinh, biến Phan bội Châu thành “ông già bến Ngự”…cho thấy thủ đoạn của bọn thực dân nham hiểm và cay độc với tầng lớp sĩ phu đến nhường nào. Trong tình thế như vậy Trương Vĩnh Ký dù có “yêu nước”, sớm giác ngộ nhận thức về độc lập dân tộc đến mấy cũng phải ngậm ngùi. Đã có bao sĩ phu khác trong các phong trào yêu nước đấu tranh bằng vũ lực như sự kiện “Đầu độc Hà Thành”(1908),“Tiếng bom Sa Diện”(1924) của Phạm Hồng Thái, Khởi nghĩa Yên Bái(1930) trong phong trào Quốc dân đảng sau nầy đã bị quân đội Pháp đưa lên máy chém , tù đày ở Côn Lôn, Phú Quốc và các vùng đất đảo xa xôi tận Châu Phi như chúng ta đã biết.
Tiếc thay, quan điểm đánh giá những nhân vật trong lịch sử kháng Pháp vào hậu bán thế kỷ 19 ở nước ta vẫn còn loay hoay trên một nhận thức kinh điển bao biện, xem “kháng cự (sự đề kháng) như một thước đo phẩm hạnh cũng bao hàm những nguy cơ xuyên tạc nghiêm trọng tương tự” nếu theo lời “cáo” nổi tiếng từ thế kỷ 15 “hào kiệt đời nào cũng có”( Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi)…thì đánh giá nầy cũng có thể áp dụng cho thế kỷ 19(18). Hai chữ “hào kiệt” ở đây đâu chỉ là người cầm gậy gộc, tầm vông chiến đấu với quân thù mà thôi. Chính việc lấy “kháng cự”(bằng vũ lực) làm “tiêu chí” nầy đã phủ lấp mặt tích cực của một trí thức yêu nước, một sĩ phu uyên bác nhưng chất chứa nhiều mâu thuẫn của một thời kỳ đen tối của dân tộc, thậm chí còn chụp lên Ông—một con chiên của Ki tô giáo-- vai trò của một Việt gian(19) mà cơ sở “phán xét” của nó là dựa vào những cuốn sách mỵ dân, bịt mắt người đọc, lẫn lộn “chính”, “tà” của phía mà Trương Vĩnh Ký cộng tác(20) hay chọn lựa những câu chữ cắt xén từ những tài liệu lưu trữ ở Sở Văn khố thuộc địa Pháp theo một ý đồ chính trị đã có sẵn.
Hãy nghe lý lẽ mà Trương Vĩnh Ký đã từ chối quốc tịch Pháp lẫn ân huệ khác của chính quyền thực dân, nói lên nỗi niềm bất hạnh nầy:


Nước Nam ta tổ tiên Hồng lạc…gia phả truyền lại bồn ngàn năm nay, nhứt đán ta dân tịch theo Tây, phục sắc theo Tây, biến hết làm Tây, không còn cái dấu tích chi là người nam nữa, đó là loài Tịch đàm vong tổ, rồi tới đời con cháu ta nó theo gia phả mới của ta mà đốt quách cái gia phả cũ của tổ tiên, quên đứt là người nam, thì giống ta còn cũng như mất, mà cái cơn diệt chủng tự ta treo lên trước…Người ta sẽ cho tôi là nhu nhược, nhút nhát; tôi đã làm như vậy vì tôi sợ muốn thoát thân ra khỏi một hoàn cảnh khó khăn. Vào dân tây tôi sẽ mất hết uy tín, uy lực của tôi và đã mất hết tín nhiệm của Vua, của triều đình và của đồng bào tôi. Không lý trời sanh tôi ra là con quạ, bây giờ biểu thì một hai nói tôi là con cò sao đặng ? Nên là điều trái tự nhiên hết sức(21)

Mấy lời kết


Ngồi bên cạnh ngôi mộ Trương Vĩnh Ký vắng lạnh, điêu tàn và lặng lẽ trên mãnh đất của gia đình người vợ ông ở góc đường Trần Bình Trọng và Trần Hưng Đạo (quận 5, TPHCM), trong căn lều bán bia và ốc”núi” luộc(đặc sản của vùng núi Tây Ninh) lụp xụp, nghèo nàn của người cháu nội năm đời của ông trong khuôn viên vào một buổi chiều cuối tháng 7 năm 2008, chúng tôi ngậm ngùi biết bao dù biết rằng Ông đã yên giấc từ trăm năm nay, để lại cho thế hệ đời sau những công trình và tư liệu mà hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về mặt học thuật cũng như tồn tại mối nghi ngờ về thái độ và hợp tác của Trương Vĩnh Ký với cả hai phía, Pháp và triều đình nhà Nguyễn chưa được xóa tan. Thời gian ngắn ngủi bên cạnh Vua Đồng Khánh(22) và Toàn quyền(Khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ) Paul Bert của Ông đã bị một số nhà nghiên cứu qui kết tội làm “tay sai”, ”phản quốc”… mà không thấy ngay bản thân Trương Vĩnh Ký cũng đã bị Paul Bert— thống đốc toàn quyền của bộ máy cai trị thực dân, người bạn hiểu Ông nhất-- “trở giọng” vì chủ trương siết chặt thuộc địa bằng sức mạnh quân sự của Hoàng đế “chính quốc”. Trước sự ép buộc và cưỡng chế lộ liễu thực hiện chính sách phân chia Việt nam làm ba phần (Nam, Trung, Bắc kỳ) trong khi Ông đang ra sức thuyết phục Paul Bert và bênh vực Vua Đồng Khánh--- mặc dù hàng ngũ quan lại trong triều vẫn khư khư phủ nhận Trương--- phản đối việc bó hẹp ảnh hưởng của triều đình trong chính sách “chia để trị” của nhà cầm quyền thực dân, thì giới quân đội trong hàng ngũ thống trị thuộc địa đã gây sức ép(23) đè nặng lên Ông sau khi Paul Bert đột ngột qua đời ( ngày 11/ 11/1886). Trương Vĩnh Ký thất vọng đắng cay và “tỉnh ngộ” trong việc hợp tác với Pháp(24), tìm cách lui về Nam sống ẩn dật(25) và biên soạn sách vở cho hậu thế với tất cả tâm huyết và tài năng.
Chúng ta có thể thấy lối nhận định “phê phán” của một số nhà sử học phát xuất từ định kiến hay ý đồ chính trị với một cách nhìn hằn học, phiến diện, sai lệch, thiếu chiều sâu về một giòng lịch sử chống quân xâm lược vô cùng phong phú của dân tộc ta, phủ nhận công lao của tầng lớp trí thức, sĩ phu. Nói khác đi, cuộc chiến đấu để bảo vệ tổ quốc không chỉ có những nông dân, sĩ phu kể cả hàng ngũ quan lại… đứng lên cầm súng, tuốt gươm, vác tầm vông, xây chiến lũy chống giặc mà còn có những con người khiêm tốn, thủy chung âm thầm đóng góp và chịu nhiều hàm oan khắc nghiệt giữa hai gọng kìm thực dân lẫn phong kiến như Trương Vĩnh Ký, một kẻ sĩ thức thời Việt nam trước thời cuộc trong thế kỷ thứ 19.(26)


Ở với họ mà không theo họ
(Sic Vos Non Vobis)(27)





Hồng Lê Thọ
7/2008