20/12/11

Việt Nam-Ai xui thì ráng chịu!

Song Chi.

Mấy ngày qua có khá nhiều bài báo trong nước lên tiếng về việc Tòa Án Nhân dân tối cao ngày 7.12 đã bác đơn kháng nghị đòi lại công bằng của 3 chàng trai ở Hà Đông trong vụ án hiếp dâm gây xôn xao dư luận suốt thời gian dài.
Trước đó, báo chí đã vạch ra khá nhiều uẩn khúc, vô lý của vụ án cũng như việc cơ quan điều tra đã có nhiều vi phạm tố tụng hình sự trong quá trình điều tra và xác định thủ phạm, khiến khả năng 3 chàng trai bị oan sai là khá cao. Nhưng mặc cho dư luận lên tiếng, phiên giám đốc thẩm của Tòa Án tối cao vẫn ra phán quyết bác bỏ kháng nghị. Như vậy ba chàng trai lại phải thi hành nốt bản án. Nếu quả thật họ bị oan, thì cái giá nào có thể đền bù cho mười năm tù tội, cả một quãng đời thanh xuân bị bỏ phí, cộng thêm 2 năm đằng đẵng chờ đợi phiên giám đốc thẩm? Chưa kể một trong ba người đã bị lây nhiễm HIV một cách oan ức trong thời gian còn ở tù. Vậy mà bây giờ họ lại phải vào tù tiếp.
Nếu ba chàng trai này mà là công dân ở các nước dân chủ nào khác ví dụ như ở Mỹ thì khỏi nói, chắc chắn họ sẽ được xét xử lại một cách đàng hoàng và nếu thật sự họ bị oan, chính phủ Mỹ sẽ phải đền bù cho họ cả đống tiền. Hãy xem vụ sinh viên Việt Nam Hồ Quang Phương bị cảnh sát đánh hồi năm 2009, chưa bị thương tích gì trầm trọng, vậy mà chính quyền thành phố San Jose (California) phải bồi thường 90,000 đô la Mỹ, còn 4 nhân viên cảnh sát liên quan đến vụ việc thì bị Sở cảnh sát San Jose đình chỉ công tác và mở điều tra cáo buộc làm trái!
Nhưng thôi nói chuyện ở Mỹ mà làm gì. Lại mất công các bạn bênh vực nhà nước VN sẽ bảo xứ của bọn tư bản giẫy chết khác, xứ mình khác!
Câu chuyện của 3 chàng trai chỉ là một trong rất nhiều ví dụ chứng minh cho thân phận của người VN khi phải sống trong một đất nước mà luật pháp hoàn toàn không được tôn trọng, sinh mạng con người thì rẻ hơn cả bó rau muống thời bão giá! Và người VN do vậy phải tâm niệm câu nếu phận rủi xui trúng ai thì ráng mà chịu!
Từ những chuyện nhỏ như đi trên đường, nếu phận rủi, người dân có thể chết oan uổng vì bị sụp ổ gà, sụp “hố tử thần”, bị dây điện hở gây điện giật khi trời mưa…như nhiều nạn nhân đã từng bị. Sau đó rồi cũng chả thấy ai chịu trách nhiệm gì, các ban ngành có liên quan thì bên này đổ lỗi cho bên kia, nếu có đi kiện thưa thì cũng “huề cả làng”, mồ xanh cỏ cũng chẳng ăn thua gì.
Hoặc nếu xui rủi mua trúng xe máy bị cháy, bị nổ, tiền mất tật mang, thậm chí chết thảm như vụ xe máy nổ ở thôn Sơn Nam, xã Nam Sơn (Quế Võ, Bắc Ninh) khiến người mẹ đang mang thai chết ngày 1.12, bé gái bị thương nặng sau đó cũng qua đời ngày 13.12. Vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra. Mà không phải một vụ, theo báo chí trong nước, chưa đầy nửa tháng trở lại đây đã có tới 4 chiếc xe máy của hãng Honda, một chiếc Attila của hãng SYM cháy rụi. Mà chả biết đến bao giờ, và thêm mấy người chết nữa thì mới có câu trả lời chính thức tại sao có những vụ cháy, nổ xe máy như vậy và ai phải gánh chịu trách nhiệm.
“Cái xui rủi hễ trúng phải thì ráng mà chịu” đó chẳng chừa một ai, tràn lan trong mọi lĩnh vực. Ví dụ như lĩnh vực y tế. Đau mà vào bệnh viện có khi phận rủi gặp trúng ông bác sĩ tay nghề kém hoặc lơ đãng, bỏ quên gạc trong bụng bệnh nhân như trường hợp một sản phụ đi mổ đẻ tại BV Phụ sản Hà Nội. Thậm chí, theo bài báo “Tình trạng bác sĩ bỏ quên gạc trong bụng bệnh nhân sau ca mổ không hiếm ở Việt Nam. Trường hợp được phát hiện gần đây nhất là một người đàn ông ở Quảng Bình, bị hỏng xương vì miếng gạc nằm trong đùi gần 1 năm. Có trường hợp miếng gạc nằm trong cơ thể bệnh nhân đến 4 năm sau ca mổ ruột thừa. Một sản phụ ở Tiền Giang cũng từng bị bỏ quên gạc trong bụng đến 3 tháng” (“Bác sĩ quên gạc trong tử cung sản phụ”, VNExpress ). Một trường hợp khác, bệnh nhân Nguyễn Văn Đông tại BV Đa khoa tỉnh Bình Thuận ngày 20.9 trong vòng 24 giờ đã chịu mổ đến 3 lần, lần thứ hai là do…bác sĩ bỏ quên gạc trong đầu bệnh nhân nên phải giải phẫu lần thứ ba, sau đó bệnh nhân tử vong vì xuất huyết não! Thậm chí, hỏng một quả thận mà lại bị cắt nhầm cả 2 như chị Hứa Cẩm Tú trong phiên mổ tại BV Đa khoa tỉnh Cần thơ ngày 6.12 v.v…Nếu lỡ có bị như vậy, thì cũng đành chịu, nếu có bồi thường thì ở VN số tiền thường không đáng kể, vả lại, tiền làm sao lấy lại được sức khỏe hay tính mạng con người ?
Nếu phận rủi xui trúng, người dân có khi chỉ vì quên đội mũ bảo hiểm, vì một lỗi giao thông rất nhỏ hay đang trong quá trình tạm giam để điều tra mà bị công an đánh chết. Mấy năm gần đây biết bao nhiêu vụ công an sử dụng bạo lực quá tay dẫn đến chết người, ngoại trừ một vài vụ như vụ tay thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp đánh chết anh Nguyễn Văn Khương ở tỉnh Bắc Giang ngày 23.7.2010 khiến dân chúng bất bình tự phát biểu tình dẫn đến bạo động, sau đó phải đưa ra xử và tuyên án 7 năm tù, chủ yếu do sức ép của dư luận. Còn lại hầu hết là “chìm xuồng”. Điển hình như vụ anh Nguyễn Công Nhựt chết trong thời gian bị tạm giam tại trụ sở Công an huyện Bến Cát (Bình Dương) tháng 4.2011 hay vụ ông Trịnh Xuân Tùng (Hà Nội) bị tay trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh gẫy cổ chết tháng 3.2011. Sau đó mẹ và vợ của nạn nhân Nguyễn Công Nhựt cũng như cô con gái Trịnh Kim Tiến của nạn nhân Trịnh Xuân Tùng đã đi kêu oan bao lâu nay mà mọi chuyện vẫn rơi vào im lặng.
Còn đối với những người vỉ yêu nước, vì nặng lòng với vận mệnh của đất nước, vì bức xúc trước những vấn đề của xã hội mà lên tiếng cách này cách khác, thì số phận của họ coi như xong đời. Nhà nước này có muôn vàn cách để răn đe, trị tội những con người như vậy để làm gương cho gần 90 triệu người khác. Cứ xem tấm gương của blogger Điếu Cày, blogger Tạ Phong Tần, blogger Anh Ba SG, chị Bùi Minh Hằng, gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn cho đến luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Công Định, thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung, doanh nhân Lê Thăng Long, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ v.v… và v.v… thì biết.
Trong những vụ việc như vậy, nhà nước muốn bắt giữ lúc nào, muốn gán cho tội danh gì, bị bao nhiêu năm tù mà chả được, những phiên tòa xét xử thì chỉ là màn kịch với bản án bỏ túi đã định sẵn. Nhưng dẫu sao, được đưa ra xét xử dù là xét xử như trò hề cũng còn là may, có khi bị giam vô thời hạn mà không thấy xử cũng không biết còn sống hay đã chết như blogger Điếu Cày, hoặc không cho vào tù mà lại đưa vào trại…giáo dục cải tạo vì tội danh “gây rối công cộng” như chị Bùi Thị Minh Hằng ấy chứ!
Một xã hội mà tính mạng con người, nhân quyền không được tôn trọng, không được đảm bảo.
Nguyên nhân là bởi vì luật pháp bị coi thường, có luật đó mà nhà nước vẫn xài luật rừng với dân, lại không ai phải chịu trách nhiệm hoặc chỉ bị trừng phạt rất nhẹ.
Không kể những vụ sai trái "nhỏ như con thỏ", kể cả những vụ to đùng như hàng trăm đứa trẻ chết vì bệnh dịch “tay chân miệng” vậy mà bà Bộ trưởng Y tế vẫn yên vị, cả một tập đoàn Vinashin lỗ lã vỡ nợ lên đến hơn 86 nghìn tỷ đồng tương đương 4,4 tỷ đô la Mỹ và còn hơn thế nữa, vậy mà ông Thủ tướng người chịu trách nhiệm cao nhất vẫn bình chân như vại, ngồi tiếp thêm một nhiệm kỳ, lại còn cãi chày cãi cối: “Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm. Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai"!
Cả một quốc gia nhìn đâu cũng thấy những việc sai trái, cho đến lãnh thổ lãnh hải bị “nước lạ” “gặm” mất, cũng chả ai chịu trách nhiệm, chả ai bị rớt chức, càng không có ai từ chức!
Cái khác nhau của một chế độ độc tài với chế độ dân chủ là ở chỗ đó. Chỉ có trong một chế độ dân chủ pháp trị tam quyền phân lập, mới có sự công khai minh bạch về trách nhiệm, cả 3 hệ thống lập pháp tư pháp hành pháp độc lập kiểm soát khống chế lẫn nhau thì cái sự lạm quyền/lộng quyền mới có thể được hạn chế, không ai, không một cá nhân nào, cơ quan nào có thể đứng trên luật pháp cho dù là ông Tổng Thống. Chưa kể báo chí lại độc lập và là một kênh quyền lực thứ tư theo dõi săm soi từng chính sách của nhà nước, từng động tác của các quan to quan nhỏ. Và cuối cùng là người dân có quyền lên tiếng phản đối, biểu tình, đòi ông Tổng thống hay Thủ Tướng phải từ chức và nếu không từ chức thì hết nhiệm kỳ cũng chẳng ai bầu cho ông nữa!
Chỉ có trong một xã hội như vậy, người dân mới thôi phải chịu cảnh phận rủi xui trúng ai thì ráng chịu!

Comments

Giống thời Tống!

Đọc bài viết của Song Chi mà tôi thấy hoàn cảnh của người dân, những "thảo dân" Việt Nam, Xã hội Việt Nam đương đại tăm tối và âm u như thời kỳ Thái úy Cao Cầu, đời Tống trong phim Thủy Hử của Trung Quốc...thế nhưng các "hảo hán Lương Sơn Bạc thời nay" thì chẳng thấy đâu, chắc là bận kiếm tiền, kiếm việc, kiếm ăn lần lữa sống qua ngày!?

Tam quyền phân lập và thủ đô

Cô Song Chi nhắc thể chế tam quyền phân lập gợi cho Dân Nam nhớ lại bài học lá cờ vàng 3 sọc đỏ và thế Liên bang Bắc, Trung, Nam ngày xưa. Đây là yếu tố phân quyền, tản quyền mà Hoa kỳ, Úc,...đã áp dụng thành công, đưa quốc gia họ đến chỗ văn minh, thịnh vượng và an lành. Bỡi Việt nam xui, sanh ra HCM và những người cộng sản Hà nội chỉ biết đánh giết, thu gom một cách tham lam và độc ác cho nên Hà nội đẻ ra luật pháp toàn trị để hãm hại dân và bảo vệ chế độ “ăn bù, uống trả thù” thời “hòa bình” mà Người Sài gòn từng nêu ra trên trang RFA. Việt nam xui bỡi lớp người luôn xưng tụng có 4000 năm lịch sử nhưng tự phụ không chịu học hỏi lịch sử của các nước văn minh. Xin đóng góp thêm phần lịch sử, qua 3 điểm đáng nói:
1) Cờ vàng với tam quyền phân lập và yếu tố Liên bang
Thời 1945 đến 1950, nước Việt đã được Nhựt và Pháp trao trả độc lập, thống nhứt mà không cần đổ máu. Lần đầu là tháng 3/1945, sau khi Nhựt trả độc lập, vua Bảo Đại mời học giả Trần trọng Kim thành lập chánh phủ, chuẩn bị lo canh tân nước Việt, theo thể chế Quân chủ Lập hiến như Nhựt, Anh quốc, Thái Lan. Nhưng HCM và cộng sản Hà nội nổi lên cướp chánh quyền.
Lần thứ hai năm 1947, Pháp trao trả độc lập, Bảo đại cũng chuẩn bị cho thành lập chánh phủ theo thể chế Quân chủ Lập hiến trong Liên hiệp Pháp, giống các quốc gia khối Liên hiệp Anh, hay tổ chức Liên hiệp quốc và Liên hiệp Âu châu ngày nay, nhưng HCM cũng phá bỏ cơ hội này, nhứt quyết nướng dân đen vào khói lửa để chia hai đất nước. Đó là sự ngu xuẩn nhứt của HCM và tập đoàn cộng sản Hà nội. Dân Nam xin lỗi là không tìm được từ nào thích hợp hơn từ ngu xuẩn để diễn tả hành động của HCM và cộng sản Hà nội về việc phá bỏ hai cơ hội độc lập, thống nhứt không đổ máu này.
Vua Bảo Đại hấp thụ văn hóa Pháp, nên ông đã áp dụng thể chế Quân chủ lập hiến, nhà vua chỉ là biểu tượng nghi lễ, thủ tướng là người có toàn quyền điều hành việc nước, giống như Anh quốc, Úc, Nhựt, Thái lan. Đây là cơ chế tuyệt vời, mang lại thịnh vượng và ổn định cho các quốc gia vừa nói. Nhà vua chia Việt Nam làm 3 kỳ (ba Miền) Bắc kỳ, Trung kỳ kỳ, Nam kỳ. Mỗi kỳ có Thủ hiến (Khâm sai) đứng đầu, giống hệ thống Liên bang Mỹ, Úc,... có Thống đốc/Thủ hiến Tiểu bang, v.v. Chứng tỏ Bảo Đại hiểu rõ việc phân quyền và tản quyền của những nước văn minh.
Cờ vàng 3 sọc đỏ mang ý nghĩa: màu vàng là da vàng, sọc đỏ là máu đỏ. Màu vàng biểu hiệu của vương quyền phương Nam, là đất nuôi sống toàn dân. Ba sọc đỏ tượng trưng cho ba Tiểu bang (ba kỳ/ba miền) là ba anh em Nam Trung Bắc cùng chung sống bình yên trên dãi đất Việt Nam. Ba sọc đỏ song song là biểu tượng của ba anh em đồng hành, đồng quyền, tương kính; không ai được quyền lấn lướt, hà hiếp, hãm hại ai, mà cùng chung nhau xây dựng, phát triển, bảo vệ mảnh đất màu vàng phương Nam để cùng cộng sinh và cộng hưởng. Ba sọc đỏ còn là biểu tượng của tam quyền phân lập (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp) và là ba biểu tượng của Tự do, Dân chủ, Nhân quyền mà Hoa kỳ và các quốc gia tự do kể cả Việt Nam Cộng Hòa đã/đang áp dụng.
Đến thời Đệ nhứt Cộng hòa (không còn thể chế Quân chủ Lập hiến) cố Tổng thống Ngô đình Diệm lúc đó muốn thay lá cờ. Ông cho dân chúng mọi thành phần tham gia vẽ cờ mới và đóng góp ý kiến. Có hơn 50 bản vẽ cờ được đệ nạp, báo chí và dân chúng tự do bình chọn. Sau cùng Miền Nam không tìm thấy bản vẽ lá cờ nào mang đầy đủ ý nghĩa và hồn nước bằng lá cờ vàng. Vì vậy sau cùng ông Diệm và quốc hội VNCH đồng lòng chấp thuận giữ lại cờ vàng làm quốc kỳ. Đến đời cố TT Nguyễn văn Thiệu vẫn không thay đổi lá cờ. Bây giờ Dân Miền Nam Tự do hải ngoại vẫn giữ cờ vàng và quần tụ nhau phát triển, thành công và thịnh vượng trong tinh thần Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, Đa đảng, Đa nguyên mà VNCH ngày xưa đã áp dụng. Dĩ nhiên có tự do, dân chủ, nhân quyền thì có tranh cải để tranh đua tiến lên cao hơn, giúp Dân Việt tự do hải ngoại thống nhứt quan điểm giương cao cờ vàng đóng góp tốt cho sự phát triển quốc gia đang định cư, đồng thời giúp trong nước và tranh đấu đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Lá cờ vàng từ đó mang lại niềm tin và chánh nghĩa của Tự do, Dân chủ, Nhân quyền và là biểu tượng của Tam quyền phân lập, phù hợp với thế giới văn minh. Do đó giới chức chánh quyền của nhiều thành phố ở Hoa kỳ, Úc, Canada, Đức, Pháp v.v đã chánh thức công nhận lá cờ vàng. Họ cho phép treo cờ vàng và mỗi ngày cờ vàng càng phát triển mạnh hơn ở hải ngoại. Điều đó chứng tỏ phần tâm linh là hồn Việt, hồn nước vẫn tựa vào lá cờ vàng, giúp cờ vàng mỗi ngày một vững mạnh. Về thực tế vật chất thì cờ vàng ba sọc đỏ phù hợp với tam quyền phân lập, thể chế Liêng bang với ba tiểu bang có ba anh em đồng quyền, tương kính như trên đã nói, v.v, giúp cho cờ vàng ba sọc đỏ có đầy đủ ý nghĩa nhân bản và sẽ có ngày cờ vàng sẽ là quốc kỳ của Việt Nam Tự do, Dân chủ, Nhân quyền với Tam quyền phân lập thời hậu cộng sản. Giống như các quốc gia cựu cộng sản đã dẹp bỏ cờ cộng sản, thay vào đó là cờ cũ mang đầy đủ ý nghĩa và bản sắc dân tộc của họ.
Cộng sản Hà nội sợ nhứt là có ngày cờ đỏ một sao sẽ bị vứt vào sọt rác, bỡi cờ đỏ là cờ cộng sản. Là bể máu của hàng nhiều triệu dân Việt chết oan khiên, tật nguyền thê thảm, chịu đựng nghèo đói bất công mấy thế hệ qua. Cờ đỏ một sao vừa là cờ cộng sản, vừa là cờ của giặc cướp phá hoại độc lập, chia hai đất nước, gây chiến, giết hại và ăn cướp của anh em đồng loại. Một sao vàng còn là chư hầu của Tàu cộng, bán nước, bán dân mà ăn, mà sống, làm giàu trên xương máu đồng bào. Cho dù đất nước tụt hậu, nghèo đói, mất chủ quyền, mất biển đảo, đất liền, thác, ải, hầm mỏ, khu phố, v.v thì cờ đỏ vẫn bình chân như vại. Đó là lý do cờ đỏ sẽ phải bị vứt đi theo chân những người chủ cộng sản ôm chủ thuyết ngoại lai của nó.
2) Thủ đô
Ông Diệm là người Miền trung, cố đô Huế có sẵn, theo lẽ lên nắm chánh quyền thì ông lấy Huế làm thủ đô cũng không ai cản trở. Tuy nhiên, cố TT Diệm đã là người hiểu xã hội dân chủ, tự do, nhân quyền và bình đẳng Tây phương, nên ngoài việc giữ lại lá cờ vàng, ông vẫn giữ thủ đô tại Sài gòn. Tại sao? Sài gòn nằm giữa Huế và phía Nam (thí dụ Cần thơ). Ông không xem trọng Miền Trung hơn Miền Nam mà xử sự công bình. Thủ đô Sài gòn đem lại tiện lợi cho dân chúng và viên chức chánh quyền của hai vùng xa là Quảng Trị và Cà Mau. Giúp sự đi lại về thủ đô dễ dàng, đỡ tốn kém, đỡ mất thì giờ cho hai đầu phần đất VNCH. Đó là điểm công minh, công bình tuyệt vời của ông Diệm và ông Thiệu (sau này).
Thử nhìn về thủ đô Canbera cúa nước Úc. Quốc gia này có hai thành phố lớn nhứt là Sydney và Melbourne. Thời kỳ mới thành lập chánh phủ Liên bang, kỳ họp quốc hội đầu tiên diễn ra ở Melbourne. Lúc đó hai thành phố đều tranh giành ảnh hưởng, muốn thủ đô được đặt tại một trong hai thành phố là Melbourne hoặc Sydney. Phe hỗ trợ Sydney thì có Brisbane và cánh phía đông. Phe hỗ trợ Melbourne là Adelaide và Perth (Tây Úc) tức cánh phía tây. Để tránh gây phân hóa dân tộc và giúp dễ dàng đi lại, tôn trọng sự tương kính giữa vùng miền. Quốc hội Úc cho tìm vùng đất thích hợp về địa lý và tinh thần bình đẳng, tương kính giữa đông tây, tức là giữa Sydney và Melbourne để đặt thủ đô. Sau cùng thì thủ đô được xây dựng tại Canberra, nằm giữa hai thành phố lớn Sydney – Mebourne. Đó là sự khôn ngoan, nhân bản tuyệt vời của nhân dân và chánh quyền Úc.
Thử nhìn nước Mỹ, ngoài thể chế tự do, dân chủ, nhân quyền với tam quyền phân lập, còn một việc tối quan trọng cần nêu ra. Đó là sau nội chiến 1865, phe Bắc Mỹ thắng trận đã hoàn toàn không có chánh sách trả thù phe thua. Trái lại, phe Bắc Mỹ đã hành xử vô cùng văn minh với phe Nam Mỹ thua trận. Không một tiếng súng, tiếng kèn hay tiếng hò reo mừng chiến thắng. Phe thắng im lặng, chào kính phe thua. Phe thắng để cho phe thua giữ lại lừa ngựa, vũ khí cá nhân, lá cờ Miền Nam và được cấp thêm lương thực, trở về nguyên quán, làm ăn, sinh sống bình thường. Phe thắng đã hợp tác và trọng dụng phe thua, cùng nhau tái thiết nước Mỹ thành cường quốc văn minh nhứt thế giới.
Phe Nam Mỹ thua trận được tự do xây dựng viện bảo tàng chiến tranh, mộ phần và đài tưởng niệm cho các tử sĩ phe thua. Kể cả các liệt sĩ miền Nam Mỹ còn được cải táng đưa vào khu đặc biệt trong nghĩa trang chung với phe thắng tại nghĩa trang quốc gia Arlington gọi là Confederate Section. Không có chuyện trả thù, kỳ thi, cướp giựt, tù đày. Không có cảnh ăn mừng chiến thắng. Nước Mỹ không có ngày lễ chiến thắng.
3) Thử nhìn sơ qua hành động và chủ trương của cộng sản Hà nội.
a) Ngoài tội ác phá bỏ hai lần độc lập, thống nhứt không đổ máu thập niên 1940, chia hai đất nước, giết hại và ăn cướp vụ cải cách ruộng đất, gây chiến xâm lăng, ăn cướp Miền Nam, v.v chúng ta còn thấy thêm: Ngay sau 30/4/1975, Hà nội đã có chánh sách ăn cướp trắng Miền Nam và trả thù tàn bạo đối với Dân, Quân, Công, Cán, Chính của VNCH. Tiếp theo là Hà nội cướp luôn tên Thành phố Sài gòn, nơi văn minh phồn thịnh được thế giới ban tặng là Hòn ngọc Viễn đông. Thời đó Hà nội như địa ngục, Sài gòn là thiên đường của những người Miền Bắc vào Nam ngay sau cuộc chiến mà bà Dương thu Hương là người cộng sản Hà nội đã phải khóc giữa lòng Sài gòn than rằng:
Phe chiến thắng là lũ man dại
Phe chiến bại là người văn minh
Hành động cướp tên Sài gòn giống như một cái tát nẩy lửa vào mặt tất cả Dân Miền Nam. Đó là hành động của kẻ bán khai, vô học, vừa đánh giết ăn cướp vừa sỉ nhục toàn thể Dân Miền Nam mà ngoài miệng thì HCM và Miền Bắc luôn rêu rao rằng “thương yêu” và “giải phóng” cho Miền Nam! Đến nay trắng đen đã rõ nhưng Hà nội vẫn chưa ban lệnh trả tên TP Sài gòn cho Miền Nam? Người Việt nam mọi giới, Nam Bắc, trong ngoài thấy là có nên lên tiếng kêu gọi Hà nội trả lại danh dự cho Dân Miền Nam và trả lại tên Sài gòn cho Miền Nam được chưa?
Suốt mấy trăm năm, Dân Miền Nam theo chúa Nguyễn, đổ máu, còng lưng khai mở Miền Nam trù phú và Sài gòn phồn tịnh với đồng bằng Cữu long màu mỡ nuôi sống cả nước. Sài gòn là cái nôi của thịnh vượng, tự do, dân chủ, văn minh mà chính Hà nội sau 1975 phải học hỏi mọi việc của Sài gòn. Hà nội đã nhờ lúa gạo Sài gòn cứu đói năm Ất Dậu 1945. Sau 1975, Hà nội cũng nhờ Sài gòn cứu đói, vực dậy và bây giờ Hà nội gần như đã hoàn toàn được Sài gòn hóa. Thế nhưng, những người cộng sản Hà nội nói riêng và Miền Bắc nói chung vẫn chưa thấy ai lên tiếng đòi nhà cầm quyền Hà nội trả lại tên Sai gòn cho thành phố văn minh và giàu nhứt nước này.
Thử tưởng tượng dân vĩa hè nói đĩ, điếm, trộm cắp, bọn mất dạy Sài gòn hoặc Hà nội. Nhưng sau 1975 thì phải nói đĩ HCM, điếm HCM, bọn trộm cắp HCM và bọn mất dạy Hồ chí Minh thì thiệt là khó xử! Cái anh hớt tóc cho Dân Nam kể chuyện vui là khi thành phố Sài gòn bị đổi tên, anh lơ xe đò chạy đường Miền Tây thấy chàng bộ đội cộng sản vẩy xe. Anh lơ hỏi đi đâu? Anh bộ đội đáp Hồ chí Minh. Xe chậm lại, lơ xe là giới hay chữi thề, anh lơ này la lớn “ĐM Hồ chí Minh, lẹ lên, chậm là bị bỏ lại”. Xe dừng lại, chàng bộ đội lên xe, nhoẻn miệng cười, bà con trên xe cười theo, xe tiếp tục chạy! (Xin lỗi cô Song Chi và quí nữ độc gỉa về chuyện anh lơ xe Miền tây dùng hai từ đê em).
b) Thủ đô Hà nội. Ngay sau 1975, không những Sài gòn bị đổi tên, cộng sản Hà nội còn xấc xược lấy Hà nội làm thủ đô mà Dân Miền Nam không ai được phép có ý kiến. Riêng Miền Bắc thì say men chiến thắng, vừa được tự do ăn cướp, trả thù Miền Nam, vừa được bốc lên tận mây xanh là “chúng ông” là lớp người “chiến thắng” có thủ đô Hà nội, còn “chúng mày” mất tất cả làm hạng nô lệ cho chúng ông. Ba mươi sáu năm qua, mỗi lần có việc ra thủ đô thì Dân Miền Nam phải lặn lội đường xa, tốn kém, mất thì giờ để đến Hà nội. Nhứt là dân Cà Mau muốn đi Hà nội càng khổ thêm. Tôi nghiệp cho Dân oan Miền Nam ra Hà nội khiếu kiện càng thê thảm hơn nữa. Các viên chức từ Miền Nam bay ra Hà nội làm việc, hội họp càng tốn thêm công quỹ, mất thêm thì giờ. Hà nội nằm sát Trung cộng, về vị trí chiến thuật chiến lược vô cùng bất lợi. Rất dễ bị Tàu cộng gây ảnh hưởng, kềm kẹp, đồng hóa và làm miếng mồi ngon khi hai nước có chiến tranh. Đó là mặt vật chất rất bất lơi và tối nguy hiểm khi đặt thủ đô tại Hà nội. Về mặt tinh thần thì không đạt sự đồng thuận của toàn dân, không tôn trọng Dân Miền Nam, gây phân hóa chia rẻ, không công bình và khó khăn nhiều mặt giữa vùng miền. Điều đó cho thấy lãnh đạo Hà nội vừa có cái tâm rất ác và cái đầu tối tăm, không thấy sự bất lợi về lâu dài khi đặt thủ đô tại Hà nội.
c) Mộ phần của tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã bị Hà nội trả thù, đào mồ, cuốc mã, bắn nát mộ bia, đến nay vẫn không được cho chỉnh trang tử tế như phe thua trận Nam Mỹ đã được làm ở thế kỷ 19. Trong khi đó, ngày xưa cố TT Ngô đình Diệm đã cho chỉnh trang bảo quản mộ của ông Nguyễn sinh Sắc là bố của HCM. VNCH cho chôn cất hoặc cho phép thân nhân của Việt cộng bị chết trong nam được chôn cất tử tế theo ý của họ. Điều đó nói lên cấp lãnh đạo Hà nội và đảng cộng sản thật sự là hạng man rợ, bán khai, trả thù cả người chết. Ngày nay trong nước với bằng cấp, học hàm học vị (giả/thật) đầy dẫy, nhưng vẫn không thấy ai lên tiếng kêu gọi Hà nội trả lại danh dự cho tử sĩ VNCH. Để thân nhân họ được tự do chính trang mồ mã, xây tượng đài, khắc cờ vàng lên mộ bia và xây bảo tàng viện chiến tranh của phe Miền Nam như Hoa kỳ đã làm.
Với mấy điểm đơn giản trên cho thấy Hà nội đã mất hết văn hóa và văn minh, vì vậy cộng sản Hà nội mới tự do hành xử như thời đồ đá, mà Dân Miền Nam ngày nay thường hay nói là Hà nội còn tệ hơn thời kỳ đồ đá, bỡi chế độ và nhà nước đó thật sự là đồ đểu.
Dân Nam
Hải ngoại, Dec 2011
Nghĩa trang quân đội, lá cờ và các huy hiệu, huy chương, quân chủng của phe Nam Mỹ thua trận.
1) Confederate Memorial (Nghĩa trang phe Nam Mỹ thua trận)
http://www.historichampshire.org/civilwar/confed.htm
2) Viện bảo tàng của cố tổng thống phe thua – Jefferson Davis
http://www.youtube.com/watch?NR=1&v=PTOd5odknyc
3) Nghĩa trang quốc gia Arlington cemetery (phe thắng và thua được cải táng chôn chung trong nghĩa trang quốc gia)
http://www.google.com.au/search?q=arlington+cemetery&hl=en&prmd=imvns&tb...
http://www.arlingtoncemetery.net/csa-mem.htm (Section mộ phần phe thua trong nghĩa trang quốc gia)
http://www.arlingtoncemetery.mil/ (chi tiết nghĩa trang quốc gia)

Dân Nam viết hay đó

Tôi thích nhất phần so sánh cách đối xử của phe miền Bắc Hoa Kỳ (sau khi thắng phe miền Nam Hoa Kỳ) với phe CS Bắc VN (sau khi chiếm miền Nam VN).

Cái ác của Hà nội đến người chết cũng không được tha

Cám ơn bạn đã đọc bài viết và hỗ trợ tinh thần. Chúng ta biết được điều gì có lợi cho cuộc tranh đấu chống lại sự dối trá, tàn ác của cộng sản thì chúng ta thẳng thắn nêu ra, giúp cho người trẻ hiểu rõ sự thật.
Chúc bạn và bạn đọc an vui dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch.
Thân ái
Dân Nam
------------------
Nghĩa Trang Quân Đội Quốc Gia Biên Hòa đã bị phá hủy, bị trồng cây để tiêu diệt mộ phần. Cái ác của Hà nội đến người chết cũng không được tha.

Lại gặp O //Chi

Tôi đọc hoài bản tin về vụ xét xử không công minh của 3 Thanh niên họ Nguyễn này dĩ nhiên là tôi rất căm phẩn cái" toà án " quá độc ác của thiên đường XHCN .. O //chi hè!
Tuổi Thanh Xuân đã trôi qua trong 4 bức tường và căn bệnh Sida .. Quá đủ cho 1 cuộc CM ở VN ... Cho thấy rõ không thể nào im lặng được nữa .tôi đã qua những oan khiên nghiệt ngã nên tôi hiểu rõ sự đau khổ & tuyệt vọng của 3 thanh niên này lắm vì các em ở vào lứa tuổi học trò của tôi ..sự tuyệt vọng của các em cũng là sự thất vọng của người dân nói chung ...
Từ " xui " có lẽ đúng nhưng buồn cho số phận..không ai có thể giết và chôn vùi tuổi Thanh Xuân của các em cả ... Tôi ước ao là tôi có thể làm 1 điều gì đó cho các em ..
O //chi ! Buồn quá phải không .. Và tức tối .. Hình như muôn đời là bóng đêm , che phủ trong không gian của ngày dài .. Còn nhiều" nạn nhân dự khuyết " nữa phải không hở O ?
Năm mới vui vẻ đến O và gia đình
Thân ái ( Nguyên ngã phương thảo)

VN,muốn sống phải gian ác ,nói láo

đảng CSVN chủ trương ai mạnh thì sống ai bé cổ thấp miệng sẽ là nạn nhân cho bạo quyền CSVN , ai sống bằng lương tâm yêu nước yêu dân sẽ vào tù
và bị chế độ công an trù dập khủng bố,các quan lớn CSVN hiếp dâm trẻ em thì thoát nạn,người dân đen kg phạm tội lại bị tù tội ,dân đen cướp đất tài sản khiếu kiện cho là phản động trấn áp vào tù,công an giết người tùy tiện
nước VN đang sống 1 chế độ bạo tàn hơn thực dân,trong thế kỷ này các chế độ độc tài tàn ác với chính dân mình sẽ bị sụp kg tránh khỏi , mùa xuân
Á RẬP,MIẾN ĐIỆN đang tiến đến dân chủ, VN sẽ sông trong dân chủ tự do kg
cs 1 ngày rất gần

Sau sự sụp đổ của Gaddafi tới lượt Putin?

Nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborcza – Lê Diễn Đức dịch

 
V. Putin trong chân dung của Pie Đại đế - Ảnh: OnTheNet
 
Các cuộc cách mạng Ả Rập đã dẫn tới sự sụp đổ của những tên bạo chúa - từ Ben Ali tới Gaddafi - giờ đây là thời gian cho nhà lãnh đạo chuyên quyền của Nga, Thủ tướng Vladimir Putin - Andre Glucksmann một nhà trí thức Pháp nổi tiếng nhận định trên tờ "Le Monde" của ngày 13 tháng 12.
 
Triết gia và là nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền trong ​​bài viết "Sau Gaddafim tới lượt Putin?" đã đưa ra các bình luận về những cuộc biểu tình đường phố phản đối gần đây nhất của người Nga sau cuộc bầu cử quốc hội ở nước này. Các quan sát viên quốc tế tạm thời chỉ ra rằng, sự gian lận phiếu bầu đã ủng hộ chiến thắng cho đảng cầm quyền Nước Nga Thống Nhất của Putin.
 
"Ngôi sao Putin tỏa sáng"
 
Theo Glucksmann, sau các cuộc biểu tình - "lớn nhất ở Nga kể từ năm 1991, và có lẽ từ tháng Hai năm 1917" - đưa tới kết luận rằng, quyền lực của Putin đang bị chao đảo, cũng giống như trước đó trong những trường hợp của các nhà độc tài ở các nước Ả Rập: Tunisia, Ai Cập, Libya và Syria.
 
Rõ ràng là  - triết gia Pháp lưu ý - không có gì báo trước là Putin sẽ gặp rắc rối tới giờ chót. "Ngôi sao của ông toả sáng (...). Những ngôi sao màn bạc của Hollywood và Pháp vội vã tới dự lễ sinh nhật của ông, và những người giàu có, hùng mạnh của thế giới này mỉm cười với "Sa hoàng Đại đế" - Glucksmann mỉa mai.
 
Thế nhưng, cái điều nói trên đã thuộc về quá khứ. Theo triết gia Pháp, đám đông trên đường phố phản đối cặp bài trùng Putin-Medvedev là "sự khởi đầu hoàng hôn của một nền dân chủ giả hiệu" ở Nga.
 
"Tham nhũng đẩy Nga tới mức của Somalia"
 
Glucksmann nhấn mạnh rằng, nạn tham nhũng "phổ cập" ở Nga "đẩy quốc gia to lớn này vào thứ hạng của Somalia, thậm chí Zimbabwe". Ông nói thêm rằng các tài nguyên tự nhiên - "dầu khí trời ban" - bị đánh cắp bởi các đầu sỏ chính trị, không góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá nước Nga. Theo ông, hầu hết các đầu sỏ chính trị đều giữ tài sản của họ ở nước ngoài, và "50 phần trăm người Nga" cam chịu cảnh đói nghèo lớn, nạn nghiện rượu, mại dâm và bệnh tật.
 
Tác giả gọi ông Putin là "người bảo trợ toàn cầu lớn nhất - cùng với người Trung Quốc - tất cả những kẻ bạo chúa, từ Iran đến Bắc Triều Tiên" và cũng là "thủ phạm giết người ở vùng Caucasus".
 
Nước Nga của Pushkin sẽ quét đi nước Nga của Putin?
 
"Câu hỏi của thế kỷ XX là: chế độ độc tài toàn trị hay dân chủ? Câu hỏi trong ngày hôm nay là: Dân chủ hay tham nhũng? Người Nga đã bắt đầu đặt ra. Chúng tôi phải nghe xem" - Glucksmann viết. Ông cũng đề cập đến thi sĩ lãng mạn Alexander Pushkin, một thi sĩ của tự do. "Nước Nga của Pushkin không chết. Vậy bây giờ nó sẽ quét đi nước Nga của Putin?" - Triết gia Pháp kết thúc bài viết của mình.
 
Glucksmann, một trong những triết gia và ký giả nổi tiếng nhất của Pháp, người bạn của các nhà bất đồng chính kiến Nga, ​​trong thời cộng sản ông đã từng ủng hộ Công đoàn Đoàn kết Ba Lan và phe đối lập Cộng hòa Czech, và những năm gần đây ông tham gia vào các hoạt động bảo vệ quyền độc lập của người Chechnya.
 
Cũng trên cùng số báo, "Le Monde" đưa ra bình luận riêng của ban biên tập về các sự kiện ở Nga. Theo tờ báo, cuộc biểu tình rầm rộ vừa qua là một cuộc nổi loạn "của giới trung lưu Nga bị nạn tham nhũng, dối trá  dày vò và sự chán nản về một chế độ chuyên quyền".
 
Theo "Le Monde", áp lực đám đông đã làm cho Putin phải nhượng bộ hơn nhiều đối với phe đối lập từ trước tới giờ, và "cuối cùng phải có quyết định cải cách cơ cấu, kinh tế và chính trị".  "Điều này đồng nghĩa thực sự với việc dỡ bỏ những nền tảng của hệ thống mà chính Putin đã xây dựng nên. Nhưng Putin đã không có lựa chọn nào khác" - tờ báo kết luận.
 
Bản Việt ngữ © 2011 Lê Diễn Đức

Thư gửi người em trong nhà tù

Mon, 12/19/2011 - 20:06 — nguyenhuuvinh

Paulus Lê Sơn thân mến
Anh vừa nhận được tin mẹ em đang hấp hối trên giường bệnh, anh gửi em mấy dòng này.
 
Kể từ cuộc điện thoại dang dở cuối cùng em gọi cho anh đến nay, em bị bắt bí ẩn và rồi cách biệt, chưa có một cơ hội nào để gặp lại em. Dù không gặp lại, nhưng hình ảnh em vẫn chưa khi nào nguôi trong trái tim mọi người.
Mọi người nhớ em không chỉ bởi những việc em đã làm, những hi sinh của em khi đã dấn thân cho sự thật và công lý, người ta còn nhớ em bởi những hoàn cảnh khắc nghiệt riêng em mà em đã chấp nhận, chịu đựng và vượt qua.
Anh đã về quê em khá nhiều lần, quê hương của Thánh Lê Bảo Tịnh - giáo xứ Trinh Hà thuộc Giáo phận Thanh Hóa. Có về đó mới thấy rằng cuộc "cách mạng tư tưởng và văn hóa" của đảng ta đã thắng lợi giòn giã ở nhiều nơi mà quê em là điển hình. Cũng có về đó, mới thấy được sự trưởng thành và hi sinh của em dấn thân cho những công việc chung, sự nghiệp chung là lớn lao đầy nhọc nhằn, vất vả. Một giáo xứ lâu đời, một nơi có đền Thánh tử đạo, nay số người theo đạo chỉ còn lác đác. Việc tồn tại một giáo xứ, một cơ sở của Giáo hội ngày nay chắc sẽ không bao giờ có nếu không có những giáo dân kiên định, vững vàng đầy hi sinh như ông ngoại em.
Biết em chưa lâu, gặp em chưa nhiều lắm nhưng để lại trong anh là hình ảnh của một thanh niên có những suy tư về việc chung, về giáo hội, đất nước và chấp nhận hi sinh vì Sự thật, Công lý. Nhớ những ngày sự kiện Tam Tòa của Giáo phận Vinh, em đã cố gắng thật nhiều để hiệp thông với các nạn nhân để nói lên sự thật ở đó và tinh thần của giáo dân GP Vinh. Những ngày sự kiện Đồng Chiêm xảy ra, em là một trong những người đầu tiên có mặt để sẻ chia với các nạn nhân. Rồi nhiều biến cố khác nữa, ít khi em từ nan, ít khi em bỏ cuộc.
Người ta còn nhớ hình ảnh em bên những thai nhi, bên những hành trình bảo vệ sự sống, chống lại cái ác, cái vô cảm của xã hội và đi giải quyết các hậu quả của những cuộc ăn chơi trác táng cho những ai đó là sản phẩm của đạo đức xã hội suy đồi.
Sơn thân mến
Anh biết rằng nếu cũng như những thanh niên khác chiếm đa số trong xã hội hiện nay, lớn lên lo chăm chăm cho mình cuộc sống vật chất, hưởng thụ mặc cho mọi sự xung quanh suy đồi, mặc cho giáo hội và xã hội lâm nguy, thì em cũng có thể tạo cho minh một cuộc sống không vất vả đến vậy. Nếu như em cũng nhiễm thói bịt mắt, che tai để yên ổn cho riêng bản thân mình với não trạng ích kỷ, thì đâu đến nỗi em chịu những vất vả như hôm nay.
Anh biết rằng, nhiều khi, những trăn trở của em không chỉ vì hoàn cảnh, vì cuộc sống xã hội mà thẳm sâu tự trái tim mình em băn khoăn, lo lắng cho Giáo hội, em phân vân khi bước những bước khó khăn trên bước đường Sự thật - Công Lý. Những bước đường đó em phải trả giá bằng sự khó khăn, thiếu thốn, sự hi sinh của riêng mình. Không chỉ có thế, em còn phải oằn lưng chống lại những lời chói tai, dị nghị ngay trong gia đình, làng xóm và ngay cả trong giáo hội.
Nhưng, đó là sự trả giá cần thiết và cần phải chấp nhận khi em xác định được mục tiêu phía trước của mình là Thiên Chúa, ngài là Đường, là Sự thật và là Sự sống để nhắm tới và bước đi bằng những hành động, lời nói, bài viết của mình.
Tất cả để sự thật được sáng tỏ, để những nạn nhân có tiếng nói.
Thế rồi, anh còn nhớ ngày 3/8/2011, buổi trưa hôm đó, cuộc gọi qua điện thoại của em báo cho anh biết em đang gặp một nhóm người lạ mặt, cuộc gọi dở dang và em biệt tích đến nay. Nhóm người đó đã bắt cóc em khi em chưa kịp có ai bên cạnh.
Gia đình em bàng hoàng, bạn bè em ngạc nhiên, người yêu em ngơ ngác. Người ta có thể kết cho em muôn vàn thứ tội tùy thích, hẳn em đã biết rồi, ở ta muốn ai có tội gì mà chẳng được. Còn anh, anh biết rằng đã đến lúc em phải chấp nhận trả giá cho việc nói lên Sự thật và Công Lý, điều mà ở đất nước này người ta đã không thích từ lâu.
 
Paulus Lê Sơn thân mến
Mẹ em, người phụ nữ quê mùa đã một thân một mình nuôi em lớn khôn, được học hành trong hi vọng. Giờ đây đang nằm hấp hối trên giường bệnh vẫn mỏi mòn ngóng tin em.
Còn em, em vẫn biệt tăm, ở trong nhà giam lạnh lùng kia, em có biết?
Anh gửi qua làn gió đông lạnh buốt hôm nay thổi vào trong đó cho em những lời này, ở đó em hãy cùng anh và mọi người cầu nguyện cho mẹ em. Cầu xin Chúa thương để mẹ em vượt qua khó khăn, đau khổ này để sống, để chờ ngày em về như lòng mẹ em đã mong ước từ những ngày ẵm em trên tay, một mình nuôi em khôn lớn đến hôm nay.
Cũng qua đây, anh muốn nhắc em rằng, trong bất cứ hoàn cảnh nào, mọi người vẫn bên em trong sự hiệp thông của mọi tín hữu là con cái Chúa.
Xin Chúa Hài Đồng sẽ đến và mang bình an đến sớm cho em, cho gia đình, cho giáo hội và đất nước chúng ta.
Hà Nội, ngày chuẩn bị mừng Chúa Giáng sinh 2011
·         J.B Nguyễn Hữu Vinh
 

Hang Pắc Bó cũng nằm bên Trung Quốc

Tue, 12/20/2011 - 05:41 — trandongduc

Quần thể hang Pắc Bó không nằm ở Việt Nam
Trần Đông Đức
Hang chính Pắc Bó, còn gọi là hang Cốc Bó được xem là nơi thai nghén của cách mạng Việt Nam. Quần thể di tích Pắc Bó  hiện nay ở biên giới Việt Trung còn được vinh danh bằng nhiều khái niệm thiêng liêng khác nhau ghi dấu bước chân của các nhân vật lãnh đạo như Nguyễn Ái Quốc (Già Thu, Ông Ké, Hồ Chí Minh), Dương Hoài Nam (Anh Văn, Võ Nguyên Giáp)... Nhưng cho dù nhà nước Việt Nam hiện nay đang cố gắng tôn tạo di tích này nhằm hồn thiêng hóa nơi được xem là cội nguồn cách mạng thì sự thực các di tích này vốn không nằm trên đất Việt Nam như nhiều người lầm tưởng.
Căn cứ theo từng chi tiết miêu tả về các cột mốc Pháp Thanh (107 và 108) trong các trang hồi ký của Lê Quảng Ba (người Nùng), Võ Nguyên Giáp (người Kinh) trong các lần từ Quảng Tây về Cao Bằng vào năm 1941 đối chiếu lại tư liệu của Trung Quốc cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 thì sẽ thấy rõ sự thật này.
Đường đi của xe tăng vào cột mốc 107 và một 108 để chiếm cao điểm 473 và nhà bảo tàng Hồ Chí Minh (Pắc Bó)
Chính lúc Trung Quốc lúc xua quân sang Cao Bằng vào Pắc Bó cũng xuất phát từ các cột mộc này (107, 108, 109). Lấy mục tiêu là bao vây Pắc Bó - Sóc Giang và chiếm cho bằng được khu nhà lưu niệm Hồ Chí Minh để làm biểu tượng xuất quân (và họ đã làm điều đó) vì thế mà tư liệu về địa hình này không thiếu.  Đem các thông tin hình ảnh thực địa này từ quân Trung Quốc rồi đối chiếu với vành đai biên giới Việt Trung theo vệ tinh google map cho thấy rằng hang Pắc Bó, suối Lê Nin nơi mà Võ Nguyên Giáp (tức là anh Văn) và Hồ Chí Minh (tức là ông Ké) gặp nhau nơi điểm hẹn không phải là địa hình nằm trên quần thể di tích Pắc Bó bây giờ. Pắc Bó chính hang tuyệt đối không phải hang Cốc Bó trên núi Các Mác đang được phục chế (có phần ngụy tạo lộ liễu về chi tiết để nói rằng cội nguồn cách mạng này trên đất Việt Nam) mà là thuộc về lãnh thổ  Trung Quốc đã được xác định qua cột mốc biên giới.
1. Chi tiết trong chuyến dẫn đường của Lê Quảng Ba vào ngày 28-2-1941
Vượt lên một đoạn dốc ngắn rồi xuống một sườn núi dài lởm chởm đá, hoa lau dọc sườn núi phớt nâu rung rinh trong nắng. Đồng chí Lê Quảng Ba đã nhận ra cây mậy rẫy (cây si) xum xuê như một cây đa cổ thụ, mọc không xa mốc đá 108. Mốc đá như một tấm bia, hai mặt có khắc chữ Trung Quốc và chữ Pháp. Bác dừng lại cúi đọc những chữ khắc sâu trên đá. Rồi Người hướng tầm mắt nhìn vọng hồi lâu về dải đất Tổ quốc trùng điệp… Từ cột mốc 108 nhìn về Nam chỉ thấy những ngọn núi nhấp nhô.
Đồng chí Lê Quảng Ba dự định sẽ đưa Bác về ở tạm nhà sàn của gia đình ông Máy Lì, người dân tộc Nùng, cơ sở cách mạng. Nhà ông đơn sơ gồm hai gian nhỏ và một gian mới làm thêm. Đến trưa Bác tới nơi. Ông Máy Lì ân cần đón tiếp Bác và cả đoàn. Bác ngồi uống nước, trò chuyện thân mật với ông Máy Lì như một người nhà vừa đi xa về.
Chợt Bác quay sang đồng chí Lê Quảng Ba nói nhỏ:
- Ta nhiều người nên ở trong núi thôi.
Không giữ được đoàn ở lại nhà mình, ông Máy Lì nói:
- Ở ngọn núi kề đây có hang kín đáo lắm, chỉ khi có thổ phỉ chúng tôi mới chạy tới thôi.
2. Hồi Ký của Võ Nguyên Giáp nói gì?
"Lần đầu về nước, tôi đi cùng một đồng chí giao thông. Qua một quả núi đất khá cao, lởm chởm đá, xuống một con đường mòn nằm quanh co giữa những nương rẫy bên sườn núi, đồng chí giao thông chỉ một phiến đá nhỏ, nói đó là cột mốc biên giới. Tôi dừng chân, đứng nhìn một lúc. Phiến đá có khắc mấy chữ Hán, dựng giữa hai nương ngô.
Đi chẳng bao xa, tôi đã nhận ra Bác đang ngồi trên một phiến đá. Sau bao năm xa nước, hoạt động từ Đông sang Tây, Bác đã trở về góc rừng hoang vắng của Tổ quốc với bộ quần áo chàm giản dị, rất tự nhiên trong vai một ông già người Nùng. Gần chỗ Bác ngồi, dưới chân những khối nhũ đá thấp nhỏ, hình thù kì dị, nước từ khe núi chảy ra đọng lại trong vắt.
Bác trỏ dòng nước rồi nói:
- Đây là suối Lê-nin.
Trèo qua một quả núi đá không cao lắm, lách người đi hết một đám lau rậm, thì thấy hiện ra một cửa hang."
Chiếu theo địa hình ghi lại trong trang hồi ký Võ Nguyên Giáp thì thấy rõ ràng đoàn Võ Nguyên Giáp đã đi qua Cột Mốc 107 từ Tĩnh Tây thuộc tỉnh Quảng Tây. Đây là địa điểm gần nhất để đi vào sát biên giới. Khi qua khỏi cột mốc, đoàn Võ Nguyên Giáp không thể đâm thẳng trèo lên dãy núi về phương Nam vì như thế là cách xa biên giới tới một bản khác không liên quan. Giáp ta phải trèo qua quả núi đá men theo biên giới hướng Tây về phía Trường Hà cột mốc 108. Kỳ lạ thay, phiến đá dựng giữa nương ngô có khắc mấy chữ Hán vẫn còn đó. Trên phiến đá này có ghi Trung Quốc Quảng Tây Giới với số hiệu 107. Ngày nay, sau hiệp định biên giới Việt Nam - Trung Quốc được ký kết, địa điểm này mang số hiệu mới là 681.
Chiếu theo hình ảnh chụp được từ thực địa do cựu binh Trung Quốc chụp và hình ảnh thu từ vệ tinh, từ chỗ Võ Nguyên Giáp (107) tới chỗ Lê Quảng Ba (108) dài hơn 2km với nhiều đồi núi chập chùng. Khu vực này cũng là một trong ba mũi tấn công của Trung Quốc tấn công vào Việt Nam có nhiều hang động và ở vị trí đỉnh cao.
Qua chi tiết Lê Quảng Ba cho thấy rằng nếu nhà Máy Lỳ (Lý Quốc Súng) ở cùng đỉnh núi với Cột Mốc 108 (theo thực tế hiện nay) thì di tích hang Cốc Bó trùng tu hiện nay càng không phải là cái chính hang đầu tiên vì nếu đi qua cột mốc 107 một quả núi thì không thể nào tới ngay cái hang động đó được.
Giả sử đó là một trong những cái hang ẩn náu theo hồi ký thì nó phải gần về phía cột mốc 107 giữa với đoạn đường Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh gặp mặt. Khu vực này như đã nói nằm giữa hai cột mốc 107 và 108 vốn có rất nhiều hang động, phù hợp với hồi ký Võ Nguyên Giáp.
Thuộc về Trung Quốc rồi
Sau khi hiệp định biên giới Trung Quốc được ký kết cột mốc 108 biến thành 475 và cột mốc 107 biến thành 481. Ở giữa hai cột này người ta gắn thêm 5 cột mốc khác 676, 677, 678, 679, 680 theo đường khoét sâu về phía Nam để các núi đồi sông suối hình cánh cung đều thuộc về Trung Quốc. Nếu tính theo đường chim bay nối giữa hai điểm thì toàn bộ khu vực này phải thuộc về Việt Nam theo thực tế của biên giới.
Đây cũng chính là một trong những chiêu thức thêm cắm mốc dày đặc thêm giữa hai cột mộc để xác định lại những khu vực cho nó thuộc về Trung Quốc.
Nếu đi dò xét từng cột mốc cũ theo đường biên giới thì sẽ thấy rõ những đoạn "bụng bà bầu" này đều khoét vào đất phương Nam rất nhiều.
Trong lúc các cột mốc biên giới cũ được người ta xem như là một văn vật, có giá trị cổ xưa thì Việt Nam thúc đẩy phải bứng đi và cho tiêu huỷ. Lý do, chính là chính quyền sợ người ta lại đem so sánh tại sao giữa hai cột mốc tính theo đường chim bay thì đồi núi vẫn thuộc về Việt Nam. Khi cột mốc dày đặc ra thì lại lại khoét sâu cho thuộc về Trung Quốc. Cột Mốc 107 và 108 là một bằng chứng rõ ràng về việc nhường đất, nhường đồi, nhường núi như thế này.
Ngay cả quần thể Pắc Bó, thai nghén cội nguồn cách mạng mà cũng phải nhường. Như thế mà cũng được à?
Phía Việt Nam phụ trách cắm các mốc đơn mang số chẵn, phía Trung Quốc phụ trách cắm các mốc đơn mang số lẻ. Do trong lúc Trung Quốc chưa huỷ cột mốc 107 theo yêu cầu của phía Việt Nam nên các cựu binh Trung Quốc chụp hình lưu lại, đem so sánh với thực địa và hình vệ tinh mới cho biết rằng khu vực hang Pắc Bó, suối Lê Nin thật, nơi Hồ Chí Minh gặp Võ Nguyên giáp, đoạn giữa cột mốc 107 và 108 theo sách hồi ký ghi chép lại đã nằm trên đất Trung Quốc.
Hang giả Cốc Bó hiện nay là một cái hang giả mang tính ngụy tạo cao vì khu vực hang thật trước nó phải nằm ở dãy núi cao hơn địa bàn hiện tại.
Đây chỉ là một chi tiết có thể kiểm tra bằng phương pháp khoa học dựa vào sự miêu tả tình cờ trong hồi ký cùng với hình ảnh vệ tinh xác định lại các điểm như cột mốc, đỉnh đồi, con suối. Nếu theo phương pháp này mà tìm thì sẽ thấy còn rất nhiều các chi tiết thú vị khác về con người, biên giới lịch sử và sự giao lưu thân mật giữa hai dân tộc Kinh - Nùng, mà sau này một bộ phận lớn người Nùng đã chuyển thành dân tộc Tày.
Cột Mốc 107 chụp gần - Trung Quốc Quảng Tây Giới 107
Pắc Bó có nghĩa là mó nước phun trào theo địa hình nham sơn thạch động vùng này mới có. Tuy nhiên trong tiếng Việt và tiếng Hán không có từ tương đương với tiếng Nùng do đó phải phiên âm hoặc dịch âm với một số dị bản. Hiện nay, trong tiếng Trung Quốc dịch âm Pắc cũng là Bắc (trong tiếng Nùng) và vì có lẽ theo địa hình là phương Bắc của của xã Sóc Giang. Bó thì phiên âm sang tiếng Trung Quốc mượn chữ Pha làm âm, có nghĩa là đèo. Cách gợi ý này cũng rất hợp lý về mặt địa hình. Phía Trung Quốc muốn tới Pắc Bó thì phải xuống đèo (hạ pha). Về mặt núi đồi mà nói đứng từ biên giới phía Tịnh Tây mà nhìn thì quả đèo Pắc Bó hiện nay làm nơi cội nguồn đang ở một nơi quá thấp so với sự an toàn chiến lược thời đó và quá xa so với biên giới. Vì thế, nơi thai nghén cội nguồn cách mạng Việt Nam, Pắc Bó chính hang là đang ở trên đất Trung Quốc.
http://www.cand.com.vn/vi-vn/phongsu/2009/7/144675.cand
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/136847/print/Default.aspx
http://bbs.yournet.cn/bbs/ShowPost.asp?PageIndex=1&ThreadID=9669
http://bbs.yournet.cn/bbs/ShowPost.asp?ThreadID=9669
http://bike.yournet.cn/bbs/ShowPost.asp?PageIndex=21&ThreadID=8265
Trần Đông Đức

Bao giờ dân Triều Tiên hết khổ ?

 LƯƠNG KHÁU LÃO


Nghe tin “lãnh tụ vĩ đại” Kim Dâng In từ trần , không biết nên buồn hay vui đây ?

Lại thấy trên truyền hình quốc gia Triều Tiên , cô phát thanh viên khóc như mưa như gió khi đưa tin Kim chết . Có lẽ bố cô chết cô cũng không khóc thê thảm được như vậy . Rồi một số bức ảnh được bộ máy truyền thông của Triều Tiên công bố, thấy người dân khóc cứ như cha chết vậy Xem thế thì biết cái chủ nghĩa sùng bái cá nhân ở Triều Tiên nó ghê gớm như thế nào. Ngay cả Stalin, rồi Mao Trạch Đông cũng phải gọi cha, con, cháu Kim Nhật Thành bằng “cụ tổ “

Nhưng mình có kinh nghiệm rồi. Tin một nửa thôi. Phải được xem ảnh những người dân Triều Tiên cười hả hê hoặc dửng dưng khi nghe tin động trời này để đối chứng, để so sánh, để tìm ra sự thật 100% lúc đó mình mới tin lòng dân Triểu Tiên thật sự ra sao . Có phải như bộ máy tuyên truyền của họ nói không ?

Dân Triều Tiên đói dài năm này qua năm khác. Bao nhiêu người đã chết đói ? Có ai nói ra được sự thật này không ? Ngay cả Kim Dâng In cũng phải thú nhận đã không thực hiện được di chúc của cha mình là Kim Nhật Thành khi không giúp được dân tránh được nạn đói . Có phải họ không có gạo hay tất cả tiền bạc đều đổ vào nuôi bộ máy chiến tranh khổng lồ với quân số đông thứ tư trên thế giới , rồi bao nhiêu tiền bỏ ra để chế tạo vũ khí từ tên lửa đến bom hạt nhân .

Dân gian Việt Nam có câu “Phép vua thua thằng liều “ ngẫm ra rất đúng trong trường hợp cha con Kim Dâng In . Lúc nào cũng giơ con ngáo ộp vũ khí nguyên tử ra đe dọa thiên hạ trước nhất là người anh em Hàn Quốc ở phương Nam – đồng minh chiến lược của Mỹ.. Đó là con bài tẩy của Triều Tiên . Và thiên hạ không muốn dây với “thằng hủi” nên cũng phải vừa đánh vừa xoa nếu không thằng điên này nó làm thật thì cũng bươu đầu sứt chán chứ chẳng chơi

Đói ! Thì rõ rồi nhưng sao dân Triều Tiên vẫn ca hát vui vẻ cả vạn người trên quảng trường. Đói thì làm sao mà múa hát suốt ngày được ? Họ có thứ vũ khí tinh thần gì vậy . Đội bóng đá của họ thuộc loại sừng sỏ châu Á cả nam lẫn nữ và đôi lần vào dến World cup chắc là được ngậm sâm suốt ngày nên chạy không biết mệt ? Tinh thần dân tộc , tinh thần thượng võ đã được đẩy đến cao trào chăng? Thế thì bái phục, bái phục !

Mình không sang đất nước Triều Tiên để được tận mắt chứng kiến sự thật nên đoán già đoán non nghi nghi hoặc hoặc . Các nhà báo quốc tế cũng không có dịp đến Triều Tiên để được tự do đi lại tiếp xúc với người dân quay phim chụp ảnh. Mấy anh người Mỹ quay phim chụp ảnh không được phép liền bị tóm cổ , bị quy tội gián điệp và ngồi tù ngay tắp lự đến mức cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Cartor phải thân chính sang Triều Tiên gặp Kim Dăng In thì mấy tay nhà báo liều mạng này mới thoát chết .

Nhưng có một sự thật có thể kiểm chứng. Anh bạn ở Đội tuyển xe đạp Hà Nội khi đi học ở Triều Tiên hồi Việt Nam-Triều Tiên còn thắm thiết tình đông chí anh em đem lòng yêu một cô gái Triều Tiên. Về nước , xa cách , mất liên lạc nhưng đôi tình nhân vẫn luôn nhớ về nhau và sau bao năm xa cách, nhờ bao nhiêu thủ tục ngoại giao phiền hà, phức tạp cô gái Triều Tiên đã bước sang tuổi 50 mới được theo chồng về Việt nam với hai bàn tay trắng và không nghề nghiệp . Hiện nay họ đang sống ở Hà Nội không dư dả gì nhưng vẫn tồn tại nhờ tình yêu xuyên biên giới và vượt qua mọi thời gian . Hình ảnh cô con dâu người Triều Tiên nghèo khó lấy anh chồng Việt Nam phần nào phản ánh cái nghèo khó của người dân Triều Tiên sau bao nhiêu năm sống dưới chế độ công xã trại lính nguyên thủy

Không biết cô con dâu Triều Tiên này có khóc không khi nghe tin Kim Dăng In chết ? Nhưng tại sao đất nước Triều Tiên chịu nhiều đau khổ và mất mát trong chiến tranh lại tiếp tục chịu đựng sự khốn cùng như vậy lâu đến thế . Tại sao cả ê kíp lãnh đạo Triều Tiên cả tầng lớp tướng lĩnh và cả dân tộc Triều Tiên lại tâm phục khẩu phục cha con Kim Nhật Thành đến như thế . Nếu họ Kim mang lại hanh phúc ấm no cho họ thì là một nhẽ Đằng này , họ chỉ thấy đói rét và cơ cực .Hỏi có bao nhiêu người Triều Tiên được đi du lịch nước ngoài? Có bao nhiêu thanh niên ưu tú của Triều Tiên được theo học tại các trường danh tiếng trên thế giới ? Có bao nhiêu người chết đói mỗi năm ?

Bài học công xã mà Mao Trạch Đông áp dụng thất bại thảm hại ở Trung Quốc đã được xuất cảng sang Triều Tiên và được họ Kim thể hiện dưới bộ mặt mới . Không có Trung Quốc hỗ trợ về mọi mặt chắc chắn chế độ Kim Dâng In sẽ không thể tồn tại cho đến thé kỉ thú 21 này . Dùng Triều Tiên làm đối trọng với Hàn Quốc , đó chính là hai con bài trong tay hai ông chủ lớn Trung Quốc và Mỹ. Có Trung Quốc đứng sau, Triều Tiên có thể yên tâm về chính trị, quân sự và kinh tế cho dù chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào giống như những năm 50 quân chí nguyện Trung Quốc đã sát cánh cùng quân của Kim Nhật Thành đẩy lùi quân Mỹ xuống dưới vĩ tuyến 38 nơi có địa danh Bàn Môn Điếm lịch sử

Không có Trung Quốc “con hổ “kinh tế Hàn Quốc sẽ dễ dàng thống nhất đất nước như hai nước Đức cách đây đã hơn hai mươi năm và người dân Triều Tiên đã không khốn khổ như bây giờ. Xem thế đủ biết có ai thương dân tộc mình đâu. Khi họ hy sinh để giải phóng cho dân tộc bạn thì họ phải áp đặt sự “đô hộ” lên đầu lên cổ dân tộc bạn bằng hình thức này hay hình thức khác. Và họ đã tìm được người thực hiện xuất sắc nhiệm vụ đó . Đó chính là cha con Kim Nhật Thành

Hôm nay Kim Dâng In đã theo cha về bên kia thế giới nhưng Kim Dâng In đã sớm và kip trao trách nhiệm lãnh đạo đất nước cho con trai thứ của mình là Kim Dâng Un . Tương lai của Triều Tiên sẽ ra sao hoàn toàn không phụ thuộc vào tài thao lược của viên tướng bốn sao do cha mình phong tước khi chưa đến ba mươi tuổi mà vẫn do Bắc Kinh điều khiển và định đoạt. Chừng nào dân tộc Triều Tiên không tự giải phóng cho chính mình thì dân TriềuTiên vẫn còn nghèo khổ vẫn còn bị cắt lìa với thế giới đương đại . Nhưng thế giới đang thay đổi. Hy vọng đến một ngày nào đó Triều Tiên sẽ thay đổi.

Kim Jong Il chết, nước mắt thật hay giả của dân chúng Bắc Triều Tiên?


Lê Diễn Đức 
Kim Jong Il và cha là Kim Il Sung - Các ông vua của triều đại thứ nhất và thứ hai nhà Kim - Ảnh: TVN24.pl
 
Tuyệt vọng, buồn bã, khóc gào đến tắt cả tim gan - trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn - tất cả mọi người ở Bắc Triều Tiên đang rơi vào tang thương sau cái chết của "Lãnh Tụ  Yêu Dấu" Kim Jong Il. Đó là những giọt nước mắt chân thành hay là phản ứng sợ hãi bị đưa đi tập trung cải tạo gây ra?
 
Kim Jong Il, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã chết - Các phương tiện truyền thông chính thức của Bắc Triều Tiên công bố vào sáng thứ Hai ngày 19/12/2011. Nhà độc tài đã qua đời vào ngày thứ Bảy trong khi đi du lịch bằng tàu hỏa. Ông đã hưởng thọ 69 tuổi. Phương tiện truyền thông Bắc Triều Tiên thông báo rằng, con trai cả của nhà độc tài, ông Kim Jong Un, là "người kế thừa vĩ đại".
 
Mặc bộ đồ đen, xướng ngôn viên đã thổn thức trên đài truyền hình nhà nước khi công bố cái chết của Kim Jong Il.
 
Theo hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA, Kim Jong Il qua đời vào ngày thứ Bảy 17 tháng 12, lúc 8 giờ 30 phút giờ địa phương trên tàu hoả khi đang thực hiện chuyến đi du lịch khắp đất nước, vì bị nhồi máu cơ tim do đã làm việc quá "căng thẳng về tinh thần và thể chất". Trong ngày Chủ Nhật người ta đã tiến hành khám nghiệm tử thi để xác nhận chẩn đoán này.
 
"Lãnh tụ vĩ đại" ra đi
 
"Đây là sự mất mát lớn nhất đối với đảng và đất nước của chúng ta - nỗi buồn lớn nhất" - Xướng ngôn viên đài truyền hình Bắc Triều Tiên đã nói như thế về cái chết của "Lãnh tụ Kính Yêu" - là từ ngữ mà dân chúng Bắc Hàn gọi Kim Jong Il. Hãng tin AP viết rằng, nhìn thấy những người Bắc Triều Tiên đi trên đường phố với mắt ứa lệ.
 
Nhà chức trách đã công bố quốc tang, kéo dài đến ngày 29 tháng 12. – Dân tộc phải biến nỗi đau thành sức mạnh để vượt qua khó khăn - KCNA kêu gọi. Vào ngày 20 tháng 12 chiếc quan tài với thi thể của "lãnh tụ" sẽ được đặt trước khung cảnh của lăng Kumsusan nơi cha của Kim Jong Il đang nằm, ông Kim Il Sung.
 
Hãng thông tấn KCNA cho biết, tang lễ sẽ được tổ chức vào ngày 28 tháng 12 tại Bình Nhưỡng. Trong cả nước sẽ bắn đại bác, tất cả các "toà hoả, xe hơi" sẽ dừng lại trong ba phút và còi báo động sẽ được kéo lên để tiễn đưa vị lãnh tụ kính yêu. Tất cả các công dân sẽ giữ im lặng ba phút.
 
Bắc Triều Tiên không muốn sự hiện diện của các đoàn đại biểu nước ngoài trong tang lễ.
 
Bây giờ là Kim Jong Un
 
Kim Jong Il và con trai Kim Jong Un - Các ông vua của triều đại thứ hai và thứ ba nhà Kim - Ảnh: TVN24.pl
 
Người kế nhiệm được chỉ định là con trai của nhà lãnh đạo đã chết, ông Kim Jong-Un, sinh năm 1983 hoặc năm 1984. - Tất cả đảng viên của Đảng Lao động, quân đội và nhân dân phải trung thành đứng bên cạnh đồng chí Kim Jong Un, bảo vệ và củng cố mặt trận chung của Đảng, quân đội và đất nước - Hãng thống tấn KCNA, cơ quan ngôn luận chính thức của Bắc Hàn kêu gọi.
 
Hãng thông tấn KCNA lần đầu tiên trong lịch sử, gọi Kim Jong Un là "người kế vị vĩ đại", là "một nhà lãnh đạo đặc biệt của quân đội, Đảng và nhân dân ta". Kim Jong Un là người đứng đầu ủy ban tang lễ.
 
"Mặt trời của dân tộc"
 
Theo các nguồn tin chính thức của nhà nước Bắc Triều Tiên, Kim Jong Il sinh ngày 16 tháng Hai 1942 trên núi Pektu-san nằm ở phía Bắc Triều Tiên. Có truyền thuyết rằng khi ông ra đời, mặc dù lúc đó là mùa đông khắc nghiệt, trên núi hoa đã nở rộ và "những con chim đã hót bằng giọng của con người". Trong thực tế, nhà độc tài Kim Jong Il đã được sinh ra một năm trước đó - vào năm 1941 ở Liên Xô, trong làng Viatskoye gần Khabarovsk. Lúc đó cha của ông ta đang phục vụ trong Hồng quân Liên Xô!
 
Triều đại thứ hai của nhà Kim
 
Kim Jong Il được giáo dục một thời gian ngắn tại một trường ở Đông Đức, sau đó quay trở lại trường Đại học mang tên Kim Il Sung tại Bình Nhưỡng. Ông là ứng cử viên kế vị tự nhiên của cha mình. Năm 1994, khi cha ông qua đời sau một cơn đau tim, Kim Jong Il trở thành nhà lãnh đạo của đất nước. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, ông  đã không chấp nhận các chức danh chính thức của cha mình. Đến năm 1998 ông mới giữ cương vị người đứng đầu của đảng.
 
Nhà độc tài Kim Jong Il đã kết hôn hai lần. Với người vợ đầu tiên ông có một con trai, Kim Jong Nam, với vợ thứ hai có Kim Jong Chul và Kim Jong-Un, người được ông chỉ định kế vị khi còn sống.
 
Cho đến nay Bắc Triều Tiên là quốc gia có những hành xử "nổi tiếng không thể đoán trước", do đó rất khó để dự đoán tiến trình mà quốc gia này sẽ chọn ngày hôm nay - Hãng AP viết sau cái chết của Kim Jong Il.
 
Theo AP, thế giới nhìn vào Bắc Triều Tiên sau cái chết của Kim Jong IL với sự lạc quan thận trọng, nhìn thấy cả hai khả năng, bất ổn trong khu vực trong quá trình tiếp quản quyền lực của con trai trẻ tuổi, cũng như cơ hội cho một sự khởi đầu một đường hướng ngoại giao mới.
 
Khả năng của "bước ngoặt"
 
Ngoại trưởng Anh quốc, William Hague đã gửi tới Bình Nhưỡng điện chia buồn, nhưng cũng nhấn mạnh rằng sự lãnh đạo của Kim Jong-Un, con trai út của người quá cố, "có thể là một bước ngoặt đối với Bắc Triều Tiên".
 
Ông Hague cho biết ông hy vọng rằng nhà lãnh đạo mới sẽ ý thức được rằng hợp tác với cộng đồng quốc tế "sẽ mở ra triển vọng tốt nhất cho việc cải thiện đời sống của người dân bình thường ở Bắc Triều Tiên". Trong một thông báo liên quan đến cái chết của Kim Jong Il, ông Hague cũng kêu gọi Bình Nhưỡng nối lại đàm phán quốc tế về chương trình hạt nhân.
 
"Đòi hỏi rõ ràng"
 
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đức, ông Dirk Augustin, bày tỏ ý kiến ​​rằng, Bắc Triều Tiên có thể thay đổi. "Chúng ta phải có những đòi hỏi rõ ràng với Bắc Triều Tiên" - ông nói thêm khi nói về việc từ bỏ chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, cải thiện tình hình tai hại của người dân và những cải cách kinh tế và chính trị.
 
Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé bày tỏ hy vọng rằng, "một ngày nào đó người dân Bắc Triều Tiên sẽ có thể lấy lại sự tự do của mình" sau cái chết của Kim Jong Il, người đã trị vì đất nước từ năm 1994. Trong phản ứng trước thông tin "chia buồn chân thành" với Bình Nhưỡng của chính quyền Trung Quốc, Juppé tuyên bố rằng ông "không chia sẻ" sự đau buồn như thế. - Cái chết của con người không bao giờ mang lại niềm vui, nhưng một đất nước đau khổ làm tôi buồn, điều này mới là quan trọng - Người đứng đầu ngoại giao Pháp ở phát biểu tại Bordeaux.
 
Con mắt thận trọng của Paris
 
Ngoại trưởng Pháp lưu ý rằng nhà chức trách Pháp đang "rất cẩn thận xem xét các hậu quả của việc kế nhiệm" ở Bắc Triều Tiên. Ông nhấn mạnh rằng Bắc Triều Tiên là "chế độ hoàn toàn bị khép kín, một trong những chế độ cộng sản cuối cùng trên thế giới", ngoài ra còn có vũ khí hạt nhân. - Vì lý do này, chúng tôi phải thận trọng - ông nói thêm.
 
Juppé nhận xét rằng "đối thoại với Bắc Triều Tiên ghi lại những thăng trầm,"nhưng nó phải tiếp tục để làm sao "Bắc Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí hạt nhân".
 
"Thời gian không chắc chắn của chế độ độc tài"
 
Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt đã viết trên Twitter: "Cái chết của nhà độc tài luôn luôn là thời điểm bất ổn cho một chế độ độc tài. Trong khi đó Bắc Triều Tiên là một chế độ độc tài nặng nhất của thời đại chúng ta…".
 
Được tin về cái chết của nhà độc tài, Tổng thống Hàn Quốc Li Miung bak đã triệu tập một cuộc họp khẩn của Hội đồng An ninh Quốc gia.
 
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cũng triệu tập một cuộc họp tương tự. Hoa Kỳ thông báo giữ tình trạng thường xuyên liên lạc với Tokyo, Seoul và nhấn mạnh sự quan tâm tới sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên và an toàn của Hàn Quốc.
 
Đoàn kết xung quanh đảng?
 
Lãnh đạo Trung Quốc đã ban hành một tuyên bố, trong đó bày tỏ niềm tin rằng "nhân dân Bắc Triều Tiên thể theo ý nguyện của Kim Jong Il sẽ đoàn kết xung quanh Đảng Lao động Triều Tiên và Kim Jong Un, biến đau của mình thành sức mạnh".
 
Hãng AP ghi nhận rằng Trung Quốc từ lâu đã tìm cách thuyết phục Bắc Triều Tiên cải cách kinh tế và cái chết của Kim Jong Il cho hy vọng rằng Bình Nhưỡng sẽ lắng nghe lời khuyên này.
 
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bày tỏ niềm tin rằng cái chết của Kim Jong Il, như ông nói - là một tổn thất lớn cho người dân Bắc Triều Tiên, nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của quan hệ hữu nghị giữa Bắc Triều Tiên và Nga.
 
Lãnh đạo chết, đất nước tang tóc
 
Tình trạng tương tự như hôm nay đã từng xảy ra với cái chết của cha ông Kim Jong Il, người tiền nhiệm của nhà độc tài, tức Kim Kim Il Sung. Tang lễ ở Bắc Triều Tiên lúc bấy giờ đã được cử hành với quy mô cực lớn. Các cơ sở sản xuất ngưng làm việc, dân chúng tập trung tại các quảng trường chính của thành phố để cùng nhau khóc chia tay "Lãnh tụ Vĩ đại".
 
Nhưng sau nhiều năm, nhiều người tị nạn từ CHDCND Triều Tiên (mà những người liên quan đã được viết trong cuốn sách của Barbara Demick "Chúng tôi chẳng có gì phải ghen tị với thế giới. Số phận bình thường của Bắc Triều tiên", năm 2011) thừa nhận rằng họ không có lựa chọn nào khác và đã phải giả vờ đau buồn và tuyệt vọng sau khi Kim Il Sung chết. Nếu không, nhà cầm quyền có thể đe dọa đưa họ đi trại cải tạo – biểu hiện thiếu sự đau thương trong tang lễ có thể được xem như một tội phạm chống lại nhà nước.
 
© 2011 Lê Diễn Đức 2011 – RFA Blog