10/11/11

Tiền lương trong nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

Xích Tử -


Một cơ quan của Bộ Nội vụ công bố một khảo sát cho thấy
từ năm 2003 đến nay, mức lương tối thiểu chung của công
chức, viên chức đã điều chỉnh 7 lần, từ 210.000
đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng, bằng 3,952 lần, tăng thêm
295,2%, cao hơn mức tăng chỉ số giá tiêu dùng 142,27% và mức
tăng GDP là 85,9%. Những con số đó cố gắng chứng tỏ như là
một sự quan tâm nỗ lực của nhà nước trong việc điều
tiết từ tổng chi ngân sách để giải quyết một nội dung
trọng yếu của an sinh xã hội là trả công cho người làm ăn
lương trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức hội đoàn
được bao cấp và các cơ sở hoạt động sự nghiệp công
lập, công ích. Mặt khác, trong tương quan của những đại
lượng so sánh, hình như những con số cũng muốn chứng minh
tính thực tiễn của quá trình điều chỉnh, nhất là tương
quan giữa sự tăng lên của giá trị tính toán tiền lương so
với chỉ số giá tiêu dùng, tức là mức lạm phát hoặc sức
mua của đồng tiền. Bài toán được áp dụng ở đây chắc là
khả tín, không như cách tính mức lạm phát theo so sánh giá rau
muống giữa Việt Nam với các nước theo đề nghị của một
đại biểu Quốc hội khoá XIII, song với số tuyệt đối của
đồng lương tối thiểu, đánh giá chung của nhiều người, cả
cơ quan quản lý lao động, tiền lương, các nhà khoa học và
những người làm công ăn lương, là không đủ sống. Chất
lượng ấy của đồng lương không phải đến thời điểm
cuối năm 2011 mới trở thành thời sự; ngay từ khi mới nhậm
chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Thiện
Nhân, nay là Phó Thủ tướng nhiệm kỳ thứ hai, đã hứa rằng
đến năm 2010, lương của giáo viên sẽ bảo đảm đủ sống.
Lời hứa ấy thất bại, hoà chung vào sự bức xúc để đến
giai đoạn này, vấn đề cải cách lương, tăng lương được
nêu ra một cách rầm rộ, nào là sẽ trình phương án tăng
lương vào hội nghị trung ương V, nào là từ đầu năm 2012 sẽ
tăng lương tối thiểu cho lao động trong doanh nghiệp, đến
tháng 5/2012 sẽ tăng lương tối thiểu cho công chức viên chức,
rằng năm 2012, lương sẽ đủ sống, có tích luỹ v.v..

Phân tích những phát ngôn hứa hẹn, với số đơn vị đồng VN
của mức lương tối thiểu và tình hình phát triển kinh tế xã
hội, mới thấy câu chuyện còn rất dài và không dễ. Kết
luận đó không phải là phủ nhận viễn tưởng, bi quan, nếu
chỉ cần phân tích quá trình lương của công chức, viên chức
từ những năm 80 của thế kỷ trước đến nay.

Vào giai đoạn trước 1985, tức thời điểm bước ngoặc của
giải pháp giá – lương – tiền và mức lạm phát đến hơn
600%, lương khởi điểm của một công chức tốt nghiệp các
ngành đại học nghiệp vụ là 64 đồng. Với mức lương ấy,
có thể mua được 156 kg gạo (giá gạo 0,41 đồng/kg), 0,4 đồng
cân (chỉ) vàng (giá vàng chợ đen tại các đô thị miền nam
khoảng 160 đồng).

Đến tháng 11/2011, tiền lương khởi điểm của chủ thể lao
động nói trên là 1.734.000 đồng. Số tiền nay chỉ còn mua
được 124 kg gạo (giá phổ biến khoảng 14.000 đồng/kg) và
khoảng 0,36 chỉ vàng.

Với cách so sánh chi tiết đó, mới thấy được bức tranh thu
nhập dựa vào lương của công chức Việt Nam qua 40 năm dao
động như thế nào, và biết người ta bảo vệ sự sinh tồn
cá nhân, cuộc sống của gia đình (cả bố mẹ, con cái, họ
tộc) làm sao. Nhưng đó mới chỉ là sự so sánh đơn giản;
cuộc sống qua 40 năm quá nhiều thay đổi, trong đó có những
yếu tố Kinh tế - Văn hoá – Xã hội tạo áp lực ngày càng
khó hơn và giá trị thực của tương quan sức mua trở thành
tương đối.

Trước 1986, đổi mới, và có thể sau đó một ít, người công
chức được phân phối theo định lượng tem phiếu. Với 64
đồng hàng tháng, họ chỉ được mua 13 kg gạo, 4 lạng thịt, 2
lạng đường, một ít chất đốt và nhu yếu phẩm khác. Nếu
định lượng đó bảo đảm cho nhu cầu calorie để duy trì vận
động vật lý, hoạt động tinh thần, hoạt động sinh học,
kể cả tình dục và không có chi dùng gì khác, số tiền dôi ra
cũng khá. Nhà cửa chủ yếu nhờ và chờ phân phối tập thể.
Phương tiện đi lại chỉ mong được chiếc xe đạp phân phối;
cùng lắm thì mua từ nguồn thị trường tự do (chợ đen). Tang
ma hiếu hỷ thời đó cũng rất đơn giản, cùng chia sẻ khó
khăn nên chỉ kẹo thuốc lá nước chè, không phong bì tốn kém
gì lắm. Tâm lý ứng xử trong hoàn cảnh ấy cũng không tạo ra
mặc cảm phẫn chí bới ai cũng như ai; chưa có doanh gia và ngày
doanh gia, chưa có lớp đại gia và nhóm lợi ích, chưa có những
người chơi tennis, chơi golf và có máy bay riêng, cũng chưa có
đại biểu quốc hội tư sản dám đòi bỏ tiền túi để xây
dựng dự luật.

Bây giờ, mọi cái đều khác hẳn nhờ "đổi mới"; hàng
hoá nhiều về loại và lượng, nhu cầu chi tiêu mua sắm tăng
lên cho tiện nghi cá nhân và gia đình và cho cả thi đua nhòm
ngó nhau để bằng anh bằng chị. Nhà cửa, xe cộ phải tự lo,
thậm chí như một tiêu chuẩn xin việc; tang ma hiếu hỷ cứ
mỗi suất bằng một nửa mức lương tối thiểu. Và v.v..

Ấy thế nhưng qua 40 năm, trừ ra giai đoạn khoảng từ 1980
đến 1990, một số công chức, nhất là ở miền nam, sống
không nổi với lương, bức bỏ ra ngoài, số còn lại và các
thế hệ kế tiếp vẫn kiên trì bám trụ, sống được. Tuỳ
từng ngành và từng cấp chức khác nhau, một số lớn công
chức đã có tài sản lớn: ô tô các loại, nhà đất vài ba cơ
sở ở những khu vực có giá trị cao, gởi tiết kiệm, tham gia
cổ phần hoặc mở công ty trá hình, mua cổ phiếu chứng khoán,
cho con du học tự túc ở nước ngoài v.v…Nhờ vậy, một chỗ
làm hiện nay trong một cơ quan nhà nước vẫn có sức hút ghê
gớm; sức hút đó được vật chất hoá thành hàng trăm triệu
đồng chạy cho một biên chế bậc tốt nghiệp trung cấp y, sư
phạm ở một trạm y tế xã, một trường tiểu học. Sự thật
này ai cũng biết, chỉ không biết Tổng bí thư, Chủ tịch
nước có biết không.

Thế mới biết công chức, viên chức nước mình rất giỏi,
chịu đựng và khắc phục hoàn cảnh. Tuy nhiên, cái giỏi ấy
tựu trung vẫn chỉ có thể nói gọn lại là ăn cắp và tham
nhũng, từ ăn cắp vặt (ăn cắp nguyên vật liệu,công sản và
ăn cắp thời gian công vụ để chạy làm thêm, thanh toán bằng
chứng từ khống…) và tham nhũng vặt cho đến những loại
hình ăn cắp và tham nhũng có hệ thống bằng dạy thêm của
giáo viên, phong bì của bác sĩ, hoa hồng của các dự án, đút
lót cho việc bôi trơn các tác vụ có liên quan đến công
quyền, có yếu tố quyền lợi của người dân, hối lộ cho
tuyển sinh, chuyển trường, lên lớp, bán chức quyền, hộ
khẩu, sổ đỏ, bằng lái xe, lót tay cho các hoạt động kinh
doanh, làm ăn, tại cơ sở cố định cũng như giao thông vận
chuyển trên đường. Vô số, không kể ra hết được.

Chính những cái ấy đã làm nên bộ mặt sáng hơn trong mức
sống, cách sinh hoạt, tiện nghi của lớp cán bộ công chức mà
có lẽ những người cầm quyền lấy đó làm mừng, làm tự
hào. Chính cái phương thức ăn cắp và tham nhũng đó đã tích
cực giúp nhà nước trong việc phân phối lại phúc lợi xã
hội mà công cụ tiền lương không làm được hoặc cố tình
không làm. Nó cũng tạo ra một sự lưu chuyển sinh động đồng
tiền, từ các nguồn viện trợ và tổng đầu tư xã hội, trong
đó có FDI, ngấm vào các tầng lớp xã hội, thông qua hệ
thống các dịch vụ trung gian ăn theo. Nó chứng minh mặt trái
của kết cấu không minh bạch từ GDP, lợi nhuận đến tiền
lương và trả lời câu hỏi tại sao đến nay với mức tăng GDP
hàng năm như vậy, đất nước đã tiến lên giai đoạn thu
nhập trung bình, song lương công chức lại giảm đi về giá
trị sức mua: phần dôi ra ấy đã đi theo đường ngầm để
tạo ra thu nhập bất minh cho một tầng lớp; nó không mất đi
đâu cả theo định luật bảo toàn. Ấy vậy nên đã có ý
kiến rằng chỉ cần giảm lãng phí, chống được tham nhũng
thì thừa tiền để xây trường học, bệnh viện và tăng
lương cho giáo viên, bác sĩ, tăng phụ cấp cho người già, tàn
tật

Điều khái quát đang quan tâm của toàn bộ quá trình trên là
sự giả dối vĩ đại của cả một đất nước qua bộ mặt
của lớp "tinh hoa" là những trí thức đang làm công chức,
viên chức. Chỉ cần lấy câu nhận xét của một ông Bộ
trưởng là nếu chỉ với lương, đừng mơ đến việc mua
được nhà ở Hà Nội so với căn nhà hiện có của đến cả
nguyên Tổng bí thư thì không bao giờ có thể giải thích
được khoảng chênh ra đó. Hiệu số của phép toán (tổng tài
sản hiện có của tổng cán bộ công chức) trừ đi (tổng tích
luỹ bình quân từ lương nhân với tổng số lượt năm/tháng
làm việc + các nguồn thu nhập chính đáng minh bạch khác) chính
là sự giả dối vĩ đại ấy. Cuối cùng, nó tích tụ trong cái
tên nước: Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa. Hiện nay, đó là phần
kèm phản ánh mục tiêu, định hướng chính trị của quốc
hiệu Việt Nam duy nhất trên thế giới. Lịch sử của quốc
hiệu bắt đầu như là những tên riêng về ngữ pháp, tuy các
từ tố tạo ra nó có thể có ý nghĩa gì đó (ngôn ngữ học
gọi là võ đoán tương đối). Đến thời xuất hiện chế độ
Cộng hoà thay cho chế độ Phong kiến, tên riêng đó gắn thêm
phần kém cộng hoà; đây là định thức quốc hiệu phổ biến
trên thế giới. Càng về sau, nhất là sau 1917, 1945…,ở một
số khu vực khác trên thế giới, phần kèm kéo dài ra phức
tạp, như trường hợp của Libya, Miến Điện trước đây,
Brunei, Bắc Triều Tiên, Lào, Trung Quốc, …và nước ta. Ở một
số nước, ngoài phần kèm tên riêng, còn có dòng slogan nhấn
mạnh thêm tính quyết tâm của mục tiêu chính trị.

Với Việt Nam, từ 2/9/45, dòng slogan thống nhất cho đến nay
là Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Thời 1969 – 1975, slogan
kèm "quốc hiệu" Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam
Việt Nam là độc lập – dân chủ - hoà bình – trung lập.
Đến thời gian gần đây, không thoả mãn với sự ngắn gọn
của slogan kèm quốc hiệu, đảng nghĩ ra thêm cụm từ
"dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh"
được đảo đi đảo lại như phù chú.

Suy cho cùng, những cái đó chẳng ích gì. Những nước có tên
dài, với dằng đặc những từ to tát, lại phần lớn là
nhược tiểu, mới giành độc lập, được một đoạn tự chủ
rồi đi dần đến độc tài, độc quyền, tham nhũng, thối nát.
Khi nó vỡ ra, người ta mới thấy tên nước chỉ là chiếc áo,
và chiếc áo không làm nên được thầy tu. Hình như đó cũng
là kết quả của kiểu tư duy tiểu nông phổ biến toàn cầu
ở những nước nghèo và bị xâm lược, giống như câu chuyện
tiếu lâm Việt Nam về một người mất lợn chạy đi tìm lại
hỏi người qua đường rằng có thấy con lợn mới mua làm đám
cưới cho con trai chạy qua không, trong khi chi tiết "mới mua
làm đám cưới cho con trai"
không phải là chỉ dấu khu
biệt để nhận diện, tìm liếm. Với nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa chẳng hạn, đó là gọi tên cái tồn tại hiện
thực hay một khả năng, một mơ ước. Khả năng, mơ ước thì
bấp bênh, vô vọng, vô khả; tồn tại hiện thực thì giả
dối. Một nước phát triển đến hình thái "làm theo năng
lực, hưởng theo lao động"
lại trả lương cho thần dân
công chức của mình như vậy suốt mấy chục năm sao? Một xã
hội công bằng, văn minh, không bóc lột, có đảng lãnh đạo
lại không giải thích được sự giả dối thể hiện ở sự
chênh lệch giữa lương – hình thức với kết quả ăn cắp,
tham nhũng để tạo ra thu nhập thực như vậy sao?

CHUYỆN CHƯA BIẾT NHIỀU VỀ DỰ ÁN BAUXITE TÂY NGUYÊN


Lê Trung Thành, 
theo BVN
Từ ngày 30-11 đến ngày 4-12-2001, ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam – Nông Đức Mạnh sang thăm Trung Quốc theo lời mời của ông Giang Trạch Dân – Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Một bản tuyên bố chung được ký kết cùng với một Hiệp định khung giữa hai Chính phủ trong đó có câu: “Sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô – xít nhôm Đắc Nông”.
Ngay sau khi chuyến đi của ông Nông Đức Mạnh kết thúc, từ năm 2002 Tổng công ty Than Việt Nam được giao nhiệm vụ quan hệ với các đối tác Trung Quốc để tìm công nghệ và nguồn vốn đầu tư khai thác bauxite. Tới ngày 14-12-2005, tại thủ đô Bắc Kinh, ông Đoàn Văn Kiển – Tổng giám đốc Tập đoàn Than Việt Nam (VINACOAL) và ông Tiêu Á Khánh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Nhôm Trung Quốc (CHALCO) đã ký văn bản thỏa thuận hợp tác khai thác mỏ Bauxite tại tỉnh Đắc Nông. Sau khi có văn bản này, phía Trung Quốc tiến hành các cuộc vận động chuẩn bị vốn đầu tư vào các dự án bauxite Tây Nguyên.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, vào dịp ông Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước CHND Trung Hoa thăm chính thức VN trước khi tham dự hội nghị thượng đỉnh Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Hà Nội, trong bản tuyên bố chung ký ngày 17-11-2006 có đoạn: “Tích cực ủng hộ và thúc đẩy doanh nghiệp hợp tác lâu dài và cùng có lợi trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, khai thác nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô – xít Đắc Nông”…
Mấy hôm sau, trên trang web Mining Top News có bài “VietNam, China in 1,6 bin Bauxite/Alumina deal – Việt Nam và Trung Quốc giao kết khai thác bauxite/alumina với 1,6 tỷ đôla”. Bài báo dẫn rằng “bauxite sẽ được khai thác tại vùng cao nguyên của tỉnh Đắc Nông để sản xuất 1,9 triệu tấn alumina trong giai đoạn đầu và tiếp theo, dự đoán sẽ sản xuất 4 triệu tấn alumina hàng năm”. Ngoài việc đầu tư 1,6 tỷ USD, Tập đoàn công nghiệp Nhôm TQ (CHALCO) hứa sẽ vận động Chính phủ TQ cho vay vốn ưu đãi để TKV đầu tư xây dựng tuyến đường sắt và cảng chuyên dùng vận tải và bốc xếp alumina.
Dựa trên nội dung thông báo số 72TB/TW ngày 9-5-2007 của Bộ Chính trị về quy hoạch các dự án bauxite Tây Nguyên và sắt Thạch Khê – Hà Tĩnh và những dữ liệu điều tra, TKV đã lập kế hoạch thăm dò, khai thác bauxite trình Thủ tướng chính phủ. Vào ngày 1-11-2007, ông Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 167/2007 QĐ – TTG chính thức phê duyệt“Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007 – 2015 có xét đến năm 2025”.
Theo quyết định này, vùng khai thác bauxite và sản xuất alumina quy mô công nghiệp gồm các vùng Đắc Nông, Bảo Lộc – Di Linh, Konplon – Kanak và Phước Long. Nhà máy Alumin Tân Rai – Bảo Lộc do Tập đoàn TKV làm chủ đầu tư. Và tất nhiên, vì phía TQ chú ý nhiều nhất tới vùng Đắc Nông nên ngay trong giai đoạn 2007 – 2015 dự kiến xây dựng Nhà máy Alumin Đắc Nhân Cơ từ 0,3 đến 0,6 triệu tấn/năm. Nhà máy Đắc Nông 2 là 1,5 – 2 triệu tấn/năm. Đắc Nông 3 công suất 1,5 – 2 triệu tấn/năm. Đắc Nông 4 công suất 1,5 – 2 triệu tấn/năm và đều do TKV làm chủ đầu tư. Giai đoạn từ 2016 – 2025 sẽ tùy thuộc khả năng thị trường để mở rộng Nhà máy Nhân Cơ lên 1,2 triệu tấn/năm, các dự án khác tăng lên 3 – 4 triệu tấn/năm. Vốn đầu tư các dự án cộng với đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đơn khổ 1,435 m giai đoạn 1, cảng biển ở Bình Thuận và xây dựng nhà máy điện, nhà máy điện phân nhôm… cần tới 11,8 đến 15,6 tỷ USD. Lúc ấy, Chính phủ VN hy vọng sẽ huy động từ các nguồn vốn cổ phần của các cổ đông VN và quốc tế, vốn vay các ngân hàng thương mại VN và quốc tế, Chỉnh phủ sẽ xem xét bảo lãnh phần vốn vay nước ngoài và vốn huy động từ thị trường chứng khoán, trái phiếu công trình… Đối với các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng (khoảng 1,9 tỷ USD) còn trông vào nguồn vốn ODA, vốn ngân sách nhà nước, vốn tham gia của doanh nghiệp…
Những việc làm trước đó của TKV triển khai dự án Tân Rai – Bảo Lộc và quyết định này có vẻ làm hài lòng Chính phủ Trung Quốc nên trong bản Tuyên bố chung ký ngày 2-6-2008 nhân chuyến đi thăm Trung Quốc của ông Nông Đức Mạnh, câu chữ vẫn để giống như bản tuyên bố năm 2006, chỉ khẳng định “Hai bên tăng cường hợp tác trong các dự án như bauxite Đắc Nông”.
Vậy việc triển khai dự án Alumin Tân Rai diễn ra như thế nào?
TKV âm thầm phối hợp với đối tác Trung Quốc lập báo cáo khả thi dự án tổ hợp bauxite – alumin Tân Rai với số vốn ban đầu khoảng 8.000 tỷ đồng và đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư. Cùng thời điểm đó, TKV phát tin sơ tuyển các nhà thầu tham gia đấu thầu quốc tế gói số 9 – xây dựng nhà máy theo hình thức EPC – chìa khóa trao tay. Từ ngày 20-6 đến ngày 16-7-2007 có 30 nhà thầu tới nghiên cứu và tìm hiểu nhưng chỉ có 7 nhà thầu tham dự. TKV chọn được 3 hồ sơ đưa vào “danh sách ngắn” là Chalieco (tên đầy đủ là Công ty TNHH công trình quốc tế Nhôm TQ  – một công ty thành viên của Tập đoàn Nhôm TQ), Tập đoàn luyện kim VânNamvà Liên doanh NFC – CNTIC.
Kết quả của cuộc bỏ thầu tương lai đã rõ phần thắng thuộc về Chalieco nên ngày 16-4-2008, TKV phê duyệt Chalieco trúng thầu. Ngày 14-7-2008, TKV tổ chức ký hợp đồng gói thầu EPC tại Hà Nội trị giá 466 triệu USD xây dựng trong 24 tháng kể từ ngày TKV giao mặt bằng cho nhà thầu. Các quan chức của Bộ Công thương và TKV có mặt đông đủ. Còn trước đó, về phía Lâm Đồng, ngày 16-11-2007, ông Huỳnh Đức Hòa – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã trao giấy chứng nhận đầu tư dự án tổ hợp bauxite nhôm cho TKV trên diện tích 142 ha, hoạt động theo hình thức xây dựng – sở hữu – kinh doanh (B.O.O). Dự án có số vốn 8.000 tỷ đầu tư vào vùng đất này lớn nhất từ trước đến nay nên được ưu ái hết sức. Đó là miễn tiền thuế đất 11 năm kể từ ngày hoàn thành, được miễn tiền thuê đất 15 năm kể từ ngày chính thức đưa vào hoạt động kinh doanh.
Ngày 26-7-2008, Lễ khởi công dự án Tân Rai được tổ chức, ông Hoàng Trung Hải – Phó Thủ tướng tới dự và phát lệnh khởi công. Tổ hợp dự án có tổng số vốn đầu tư là 687 triệu USD và sử dụng tới 2297 ha đất đang trồng cà phê, chè, cây ăn trái… của các xã Lộc Phú, Lộc Ngãi và thị trấn Lộc Thắng thuộc huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc.
Vào thời điểm này, khi dư luận xã hội quan tâm tới việc Chính phủ VN quyết tâm đầu tư khai thác và chế biến bauxite thì buổi hội thảo khoa học đầu tiên được tổ chức vào ngày 22 và 23-10-2008 tại thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đắc Nông. Trong 2 ngày này, TKV giới thiệu nội dung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007 – 2015 và đề cập tới công nghệ khai thác, chế biến Alumina, sản xuất nhôm. Những ý kiến phản biện liên quan tới khoa học và xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên, về nguồn nước, tầng văn hóa… đã làm bùng lên một đợt sóng phản đối mạnh mẽ và lan rộng trong dư luận cả nước và quốc tế.
Trước tình hình đó, ngày 5-1-2009 tại Hà Nội ông Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về thăm dò, khai thác bauxite. Bốn ông Phó thủ tướng và nhiều Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, TKV có mặt. Ông Dũng yêu cầu TKV, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam và các bên liên quan triển khai thực hiện quy hoạch đã duyệt, giao cho ông Hoàng Trung Hải chủ trì tổ chức Hội thảo và căn dặn “Trong thời gian chưa hoàn thành công việc tổ chức hội thảo, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng không đưa tin về ảnh hưởng môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxite, sản xuất Alumin và luyện nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên”.
Tới ngày 9-4-2009, Bộ Công thương phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật VN tổ chức một cuộc hội thảo quan trọng tại khách sạn Melia – Hà Nội, thành phần tham dự bao gồm các nhà khoa học, nhà văn hóa, nghiên cứu lịch sử, dân tộc học…, đại diện văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan của Quốc hội, đại diện các Bộ Khoa học và công nghệ, Kế hoạch đầu tư, Tài chính, GTVT, Quốc phòng, Công an, đại diện lãnh đạo các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Đắc Nông, Bình Thuận, Bình Phước, Đaklak, Cao Bằng, Lạng Sơn. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Quyền Chủ tịch Liên hiệp hội Hồ Uy Liêm đồng chủ trì hội thảo.
Trong kết luận của mình, ông Hoàng Trung Hải khẳng định các đại biểu tham dự đã đóng góp ý kiến rất tâm huyết, không thể khai thác bauxite bằng mọi giá nên chỉ tiến hành triển khai thí điểm hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ. Ông cũng cho rằng TKV cần tính toán lại phần lợi nhuận 10%, nếu không lãi không làm…
Mặc dù có nhiều ý kiến phản đối, có cả bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Chính phủ yêu cầu ngừng thực hiện các dự án bauxite nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn giữ nguyên quyết định triển khai dự án ở Đắc Nông và Lâm Đồng. Trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội ông Dũng thừa nhận rằng việc khai thác và chế biến bauxite Tây Nguyên không thể tránh khỏi gây ra những tác động xấu nhất định tới môi trường. Còn vấn đề an ninh, quốc phòng không đáng lo ngại quá vì lực lượng lao động và nhân viên kỹ thuật người Trung Quốc sẽ rút toàn bộ về nước sau khi xây dựng và bàn giao công trình.
Công trường bauxite ở Tây Nguyên. Ảnh: LTT
Công trường bauxite ở Tây Nguyên. Ảnh: LTT
Tuy nhiên vấn đề xử lý bùn đỏ và ảnh hưởng của hàng chục triệu tấn “bom bùn” treo lơ lửng trên đất Tây Nguyên ảnh hưởng đến nguồn nước vốn đã hết sức quan trọng với vùng đất đầu nguồn vẫn là đề tài nóng bỏng nhất trên báo chí và nghị trường làm đau đầu những người chỉ đạo và thực hiện dự án.
Ngày 4-10-2010 sự cố vỡ hồ bùn đỏ tại nhà máy bauxite Ajka cách thủ đô Budapest – Hungary 160 km làm cho hơn 1 triệu m3 bùn đỏ tràn ngập thị trấn Kolontar, gây ra cái chết và mất tích của 11 người, 122 người khác bị thương, cuốn trôi 270 căn nhà… lại làm dấy lên nhiều lời chỉ trích Dự án Tân Rai, Nhân Cơ, nhiều nhà khoa học một lần nữa lên tiếng đòi ngưng thực hiện dự án Tây Nguyên.
Hồi chuông báo động dóng lên nhưng đã trót trèo “lên lưng cọp”, các hợp đồng tổng thầu đã ký, đã thực hiện nên Chính phủ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà máy Alumin Tân Rai những mong tới đầu năm 2011, mẻ sản phẩm đầu tiên sẽ xuất xưởng, tuy nhiên nhà thầu Chalieco đã không hoàn thành theo đúng thời hạn vì nhiều lý do. Cho đến nay, đã gần hết năm mà Chalieco vẫn chưa bàn giao nhà máy cho TKV. Hạng mục được quan tâm, chú ý nhất là hồ chứa bùn đỏ thi công khá chậm chạp bởi lý do thời tiết, mưa nhiều, ảnh hưởng tới toàn bộ dự án. Về phía chủ đầu tư, vốn vay để thực hiện hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ không mấy khả quan sau khi vụ Vinashin đổ nợ quá nặng nề làm mất uy tín của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế nên các khoản vay của TKV gặp khó khăn. Ngày 13-4-2010, TKV vay Citibank 200 triệu USD trong thời hạn 13 năm để trang trải cho dự án Tân Rai. Bộ Tài chính đứng ra bảo lãnh cùng với cơ quan bảo lãnh đầu tư và xuất khẩu Nhật Bản hỗ trợ. Phần còn thiếu, TKV đang tiếp tục đề nghị Chính phủ đứng ra bảo lãnh nhằm bảo đảm nguồn vốn cho 2 dự án trên.
Trong suốt quá trình chuẩn bị đầu tư, TKV chưa bao giờ đề cập tới nguồn vốn sửa chữa và nâng cấp tuyến đường tạm khi các dự án xây dựng đường sắt và cảng biển còn đang nằm trên giấy. Chính vì vậy, họ tỏ ra hết sức lúng túng trước chuyện các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai kiên quyết không nhượng bộ kế hoạch vận chuyển Alumin và các loại nguyên liệu, nhiên liệu… của TKV khi sử dụng loại xe trọng tải 40 tấn.
Nhà máy Tân Rai đang gấp rút thi công. Ảnh: LTT
Biết bao lần tổ chức họp hành, thị sát thực địa, từ ông Phó thủ tướng phụ trách đến các cơ quan liên quan đều bóp đầu, vò tai khi bàn thảo nguồn kinh phí sửa chữa hơn 240 km đường từ Tân Rai – Bảo Lộc về tới cảng Gò Dầu tỉnh Đồng Nai. Ông Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhiều lần khẳng định trách nhiệm tìm và cung ứng vốn sửa chữa cầu đường là của TKV nhưng họ tìm mọi cách thoái thác, “đá bóng” sang ngành giao thông vận tải, vì vậy công việc sửa chữa đường cho đến nay vẫn dẫm chân tại chỗ.
Chuyện vận chuyển sản phẩm chưa có hồi kết giữa lúc Nhà máy Tân Rai (dù đưa vào hoạt động chậm tiến độ cả năm trời) đang chuẩn bị vận hành khiến ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong văn bản ký ngày 31-10-2011 phải chỉ đạo cho TKV và UBND tỉnh Lâm Đồng lập ngay kế hoạch sửa chữa đường tỉnh ĐT725 từ Nhà máy Tân Rai ra tới ngã ba quốc lộ 20 và cho phép Chủ tịch tỉnh chỉ định nhà thầu thực hiện dự án.
Phải bỏ tiền ra sửa chữa đường, TKV chắc chắn lãnh đủ khoản lỗ do chi phí vận tải lên quá cao. Như vậy, còn gì là “hiệu quả” lãi 10% như mong muốn ban đầu của TKV? Vì vậy ngay trong cuộc họp với Bộ Công thương ngày 7-11-2011, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc TKV đề nghị giảm thuế xuất khẩu Alumin từ 20% (hiện nay) xuống 5% và 0% (!) để hỗ trợ cho các dự án bauxite “có đà phát triển”.
Đã không phải trả tiền thuê đất, tiền thuế đất, nay lại đòi giảm tiền thuế xuất khẩu nữa thì TKV đào quặng bauxite lên làm gì nữa???
còn tiếp…
L.T.T.

Nhậu... chuột cống!

Nhậu... chuột cống!
Thứ Tư, 9.11.2011

Chuột cống? Nó hôi hám, đem theo ngàn vạn thứ mầm bệnh dịch hạch, thổ tả chết người. Nó ở dưới đáy của cống ngầm, nó ăn cặn bã thối tha ở các bệnh viện Hà Nội và bất kể nơi nào khác. Nó là biểu tượng của những cái gì đáng buồn nôn nhất mà người ta có thể gặp phải.
Ấy vậy mà có người nói với tôi, có người lên mạng khoe “đặc sản”, ở làng nọ có rất nhiều người đi bắt chuột như một cái thứ nghề truyền thống. Thịt chuột bán thành cái chợ nhỏ. Nó là thứ đặc sản “đáng tự hào”. Chỉ có điều hơi ngài ngại, chướng tai: Họ đã bắt chuột cống, ăn chuột cống, bán chuột cống để làm thành đặc sản: Chuột rán, xào, nấu đông, giả cầy, luộc rắc lá chanh, rang muối trắng, nướng trên than hoa dìu dịu. Chuột cống biến thành thịt thú rừng, thịt thỏ quay, thịt lợn sữa chiên giòn, có khi hầm rinh rượp trong nồi nước phở ngọt lừ. Thật vậy không?
Chúng tôi đã đi theo thợ săn chuột và chứng kiến họ tóm được con chuột cống khổng lồ này ở gần chợ Châu Long (Hà Nội).
Chúng tôi đã đi theo thợ săn chuột và chứng kiến họ tóm được con chuột cống khổng lồ này ở gần chợ Châu Long (Hà Nội).
Bắt chuột Hà Nội, hái ra tiền!
Một lần, gặp anh chàng bắt chuột cống ở Hà Nội, tôi bèn bám theo. Lúc đầu anh ta đề phòng, giấu nhẹm đàn chuột bằng cách dùng nylon bịt kín phần lồng sắt buộc sau chiếc xe máy cà tàng. Hỏi gì cũng không biết. Rồi thỉnh thoảng lại có cậu đồng nghiệp vác vợt cán dài rèo rèo xe đạp lượn qua, có cậu vè vè xe máy ghé lại ngó nghiêng.
Giời Hà Nội khuya khoắt, phố Hàng Bún đượm buồn trong ánh đèn vàng vọt. Đó là giờ các thợ săn chuột cống xuất hiện, đàn chuột bẩn thỉu, ướt át, to sù cũng từ cống ngầm, các vỉa chợ rác rưởi và các vở hồ như Trúc Bạch, hồ Tây... rồng rắn kéo ra. Trong chớp mắt, lưới được dựng ở cửa, cống, xuỵt! Tiếng đuổi như đuổi chó. Rào! Tiếng sào tre chọc xuyên lòng cống. Oé! Nó mắc lưới. Chân chuột có móng dài, đã bám vào lưới là có giời chạy. Tóm gọn, dùng kìm (là một mẩu sắt uốn tròn gắn trên đầu cây gậy gỗ) để bẻ răng. Chuột ta ngoan hiền nằm trong rọ sắt.
Thấy chúng tôi chăm chú, lại ra chiều là nhà nghiên cứu phát triển đàn mèo để diệt chuột, một thợ săn chuột  có thâm niên gần 10 năm tên là Nguyễn Thạc Cường - quê ở Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh -  chấp nhận nói chuyện. Một thợ chuột vùng Thanh Trì lượn qua, thợ chuột nữa ở Thạch Thất ngó lại. Họ cạnh tranh và cạnh khoé nhau lắm. Họ chia lãnh địa, ai có đất người đó kiếm ăn. Mỗi cân chuột cống bán cả trăm nghìn, đụng đến miếng cơm manh áo sao mà nhường được. “Bọn kia nó cũng ở làng chuột đấy. Làng chuyên ăn và bán thịt chuột ở Hà Nội, Hà Tây cũ. Nó bắt ác lắm.
Em không đi nhanh là hết!” - Cường dè bỉu. Mấy thợ chuột đi xe đạp vòng vèo cũng lít chít cả đàn chuột cống rồi, có khi họ còn chõ sang phía chúng tôi, nói với Cường: “Người ta mà đưa lên báo thì mày chết”. Rồi họ phóng vù đi. Mỗi lần vòng đi vòng lại, thợ chuột gọi là “quẹt”. “Thôi, đừng chụp ảnh nữa, em đi làm một quẹt đây - Cường vồi vội như muốn lảng tránh - Hôm nay, 12 giờ rồi mà Hà Nội còn đông, chứ mọi hôm, giờ này em đi mãi chưa hết một “quẹt”. Quẹt nào lâu mới đủ vòng quanh hết hồ Tây, tức là quẹt ấy gặp nhiều chuột để bắt. Hà Nội đông người, chuột không ra, thì đi nó nhanh hết quẹt”.
Nhìn những con chuột 7-8 lạng bị tóm ra khỏi cống ngầm, khỏi khu chợ Châu Long bẩn thỉu, bạn tôi đã bỏ chạy tán loạn. “Nước đái chuột cống độc lắm. Nó đái mù mắt. Mà chúng nó chính là thủ phạm từng gây nên bệnh dịch hạch - cái bệnh suýt xoá sổ cả thế giới hồi nọ đấy”. Vài người bán hàng khuya thở dài: “Gớm, ai ăn dính cái giống chuột này trên bàn đặc sản thì có mà... chết sớm. Nó giả làm lợn sữa quay, giả làm chuột đồng, giả làm đặc sản thú rừng ở trên Hoà Bình đấy, chú ạ”. Cường nghe chúng tôi nói, chỉ cười hiền khô: “Ăn chả sao đâu, ngon lắm. Chính nhà em cũng toàn ăn cái chuột Hà Nội này. Có khi người Hà Nội lên nhà em ăn cả vài mâm cỗ, có khi em bán buôn một lúc cả yến chuột này, người Hà Nội, người Bắc Ninh, cả người Lạng Sơn cũng về mua mà”.
Hôm sau chúng tôi lên thăm nhà Cường ở Đình Bảng. Ông nội Cường là cụ Suốt, mẹ Cường là bà Cử, đều khoe “chuột Hà Nội”, chuột nói chung ngon lắm, bổ lắm. Cường khẽ khọt tiết lộ: Như đêm qua mưa to quá, em chỉ bắt được 9 cân chuột Hà Nội, mỗi cân em bán 100 nghìn đồng.
Nhiều hôm chịu khó đi xa, đi mãi tỉnh lỵ Hải Dương, Phú Thọ (chỉ bắt ở thành phố!), có thể được tới 30kg chuột một đêm. Vị chi là 3 triệu một buổi nhé. Mà cái nghề này chả mất vốn mất lãi gì, đêm đi, sáng có tiền, người Hà Nội và các nơi họ về họ đặt hàng, có mà chả đủ sức đi bắt cho đủ lời hứa hẹn với người ta. Gớm, mấy khi còn chuột để bán ra chợ làng Đình Bảng đâu! Bà Cử chỉ rõ: “Con này là con dúi, con này là chuột đồng, còn đây là chuột cống. Hôm nay nhà tôi mổ toàn chuột cống. Có hôm làm dăm mâm cỗ, thanh niên Hà Nội về ăn chật nhà, uống hết mấy lít rượu, họ vui vẻ nhảy nhót đến gãy cả bàn ghế...”.
Thịt những con chuột cống khổng lồ (chặt đầu, làm sạch vẫn còn 5 lạng) được chế biến, bày bán để... làm món nhậu. Ảnh: P.T.T.G
Thịt những con chuột cống khổng lồ (chặt đầu, làm sạch vẫn còn 5 lạng) được chế biến, bày bán để... làm món nhậu. Ảnh: P.T.T.G
Nỗi ám ảnh đem cống rãnh vào... dạ dày
Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND phường Đình Bảng bảo: “Tôi chỉ biết, bà con có nhiều gia đình dùng chó săn, bẫy đi bắt chuột đồng về ăn và bán cho người làng ăn. Nhưng, ở cái phường có tới 1,8 vạn dân này, tôi chưa bao giờ nghe nói đến chuyện người ta đi bắt chuột cống về làm cỗ, bán đi các nơi làm “đặc sản”. Nhóm phóng viên chúng tôi giả làm thực khách đặt cỗ ở quán T.P ở Từ Sơn - nơi mà các thợ chuột cống cho biết vẫn thường “đổ buôn thịt chuột” cho họ “làm hàng”, chúng tôi đều nhận được câu trả lời ráo hoảnh: “Chúng em bán chuột đồng ngô, chuột đồng thóc, ngon lắm, chuột làm gần chục món...”.
Đình Bảng là miền quê văn hiến. Với tất cả sự thận trọng của mình, chúng tôi đã tiếp tục trở lại thăm một số hộ đi bắt và bán thịt chuột... phố, chuột Hà Nội. Thì bất ngờ thay, trước chứng cứ của chúng tôi, bà con cũng chả nói thác chuột cống thành chuột đồng làm gì nữa. Gia đình ông Suốt một mực nói rằng: Thịt chuột cống ngon và bổ lắm, nó không mang lại dịch hạch hay bệnh tật gì đâu(?).
Khi chúng tôi bảo chuột cống ăn kiểu gì cũng độc, các nhà khoa học nói rõ như vậy và kể cả có trói cổ lại bắt ăn thử một miếng thịt chuột cống bắt được ở Hà Nội thì chúng tôi cũng không dám ăn; thì bà Cử rành rọt: “Tôi hỏi, có phải con chó vẫn thường ăn... phân người không? Thế sao thịt chó được người ta ăn và khen ngon khắp cả nước? Chuột cống nó ăn ở cống, ở bệnh viện Hà Nội, nhưng (cũng như con chó ăn bẩn) nó ăn nó có lựa chọn, nó phải tiêu hoá chứ. Chúng tôi ăn chuột đã bao năm.
Nếu có dịch hạch thì làm sao chúng tôi béo khoẻ thế này”. Bà Cử còn chì chiết: Ăn chuột ngon, chứ ăn lợn, gà, bò, cá, chim cút - bây giờ người ta toàn cho chất tăng trọng với lại chất kích thích tăng trưởng, độc hại lắm. “Làm gì có ai chui vào cống để bón chất tăng trọng độc hại cho chuột”(?) - một người góp chuyện. “Thịt chuột còn hơn thịt chó ở chỗ nó có tính mát, thịt chó ăn nhiều rất nóng. Tôi chỉ sợ chuột lắm đạm quá, ăn vào béo” - bà Cử thở dài rồi chỉ vào cơ thể phây phây nục nạc của mình.
Cụ Suốt từ bấy giờ im lặng, giờ mới vuốt râu: “Nhà tôi 3 đời bắt chuột rồi”, bà Cử chen ngang: “Người ta còn mời vợ chồng tôi về Hà Nội, mang theo một lồng chuột cống to đùng để đóng phim về...  thành phố sống trong bãi rác cơ mà. Được trả công bao nhiêu là tiền”. Còn Cường thì lẩm bẩm: “Bây giờ chán quá, Hà Nội người ta xây bít hết cả cống rãnh lại, mặt đường cứ phẳng lỳ, thế là chuột cống không có lối lên để bắt. Có khi, trời mưa, nước dềnh lên, chuột trong cống không có lối ra bị chết đuối sạch, tiếc lắm...”.
Khi chúng tôi ra về, bà Cử cũng không quên cho số điện thoại, dặn bất cứ khi nào muốn ăn thịt chuột, có thể đặt một lúc mười mâm, thì cứ “phôn” một cái là xong phắt. Cái mùi chuột sống đã sợ, lại thêm chuột chết bị giội nước sôi, chặt đầu, phanh thây nó càng lợm lợm. Tôi chạy khỏi ngôi nhà đó, ra đến gần đình làng, lại vớ phải cái mùi đó, khi gặp chợ chuột với dăm bảy người đàn bà mỗi người quản lý vài cái... chậu thau chuột đã mổ. Trắng tinh! Dường như, mùi chuột đã tanh lắm, nhưng khi bạn biết chắc chuột đó là chuột cống ở phố thị bẩn thỉu thì cái tanh tưởi nó càng ám ảnh hơn.
Phạm Thị Thảo Giang

VỤ ĐÀN ÁP KHOA HỌC ĐẪM MÁU NHẤT THẾ KỶ XX Ở LIÊN XÔ


Vũ Cao Đàm, theo BVN
(Viết nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười)
Trong các nước XHCN, khoa học là do Đảng Cộng sản (ĐCS) lãnh đạo.
Vụ án di truyền học ở Liên Xô do Lưxenko, Chủ tịch Viện Hàn lâm Nông nghiệp, đã nhân danh Đảng CSLX chủ xướng có thể xem là một vụ đàn áp khoa học đẫm máu nhất thế kỷ XX, đáng xem là một bài học đắt giá về sự lãnh đạo của ĐCS đối với khoa học.
Câu chuyện được bắt đầu khi thuyết Mendel-Morgan được truyền bá vào Liên Xô với Vavilov là một đại biểu của trường phái này.
Vavilov khi đó là Viện trưởng Viện Di truyền học thuộc Viện hàn lâm Nông nghiệp Liên Xô, cũng chính là người thành lập và lãnh đạo Viện Hàn lâm khoa học nông nghiệp từ trước năm 1935. Năm 1938, sau khi hai vị Chủ tịch kế nhiệm của Vavilov là Muralov và Meister bị bắt và bị tử hình thì Lưxenko đã giành ngay được chức vụ này. Năm 1940 Vavilov cũng bị bắt, và đầu năm 1943 ông bị chết trong tù. Lưxenko đã giành nốt chức Viện trưởng Viện di truyền học cũng do Vavilov thành lập. Lưxenko nhanh chóng lợi dụng chức Viện trưởng của chính Viện nghiên cứu về di truyền học để mở chiến dịch tấn công di truyền học. Nhiều nhà sinh học lỗi lạc như Viện sĩ Zhebrak, Zavadovski, Zhukovski, Nemtchinov và Rapoport đã lên tiếng bảo vệ cho sự tồn tại của trường phái khoa học này.
Tuy nhiên, Lưxenko đã dùng quyền lực trong Đảng và trong khoa học tuyên bố chỉ cho phép tồn tại một trường phái mà ông chủ trì trong ngành sinh học Xô viết. Đó là trường phái non-Mendel, đồng thời trực tiếp chỉ đạo việc đàn áp những nhà di truyền học đi theo Mendel và Morgan, gán cho họ tội danh “truyền bá chủ nghĩa duy tâm tư sản phản động”.
Làn sóng khủng bố lan rộng. Hàng loạt nhà khoa học bị gọi tới cơ quan để viết kiểm điểm và buộc tuyên bố từ bỏ “trường phái khoa học phản động”. Ai không chấp nhận thì bị đuổi khỏi cơ quan. Những người là đảng viên thì bị yêu cầu phải thừa nhận sai lầm trước Đảng. Nhiều người đã không làm như vậy, chẳng hạn Rapoport đã đến cơ quan Đảng để trả thẻ đảng và xin ra Đảng; Nhà sinh lý học thực vật Sabinin bị đuổi khỏi Đại học Matxcơva, bị chuyển đến Krưm, và đã tự sát; Hiệu trưởng Đại học Gorki đã gọi Chủ nhiệm Bộ môn Di truyền học Tchetverikov yêu cầu thay đổi quan điểm, nhưng ông không chấp nhận và đã bị sa thải; Bộ trưởng Bộ Giáo dục cao đẳng  cách chức Nemtchinov, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Matxcơva; Zhebrak cũng bị cách chức Viện trưởng và Viện của ông bị giải thể. Nạn đại dịch khủng bố di truyền học lan tràn trong hàng loạt trường đại học có các ngành nông nghiệp, y, sư phạm, lâm sinh, công nghiệp thực phẩm và nhiều trường đại học khác. Toàn Liên Xô đã có gần ba ngàn nhà sinh học bị sa thải ngay trong thời điểm đó (*).
Kết quả là Liên Xô đã để mất những vị trí rực rỡ đã giành được trong lĩnh vực di truyền học, bước vào thời kỳ tụt hậu cả trong di truyền học, cả trong các khoa học ứng dụng về chọn giống, cả trong việc chữa các bệnh mang tính di truyền và trong công nghiệp sản xuất thuốc kháng sinh. Liên Xô đã bị loại hoàn toàn khỏi cuộc chạy đua với các cường quốc sinh học trong lĩnh vực quan trọng nhất, vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa quân sự. Kết quả đau buồn là ngành di truyền học ở Liên Xô đã bị gạt sang bên lề của thế giới, nhiều nước đã vượt lên trước, thậm chí cả những nước mới vừa trước đó còn chưa dám nghĩ tới chuyện chạy đua với Liên Xô về di truyền học trong các lĩnh vực nghiên cứu bản chất và cấu trúc của tính di truyền.
Vào những năm 1970, đúng vào lúc Viện hàn lâm Liên Xô vẫn đang được xem là cơ quan khoa học “cao nhất”, được hưởng những đặc quyền lớn nhất trong xã hội, thì các nhà điện ảnh Xô Viết đã cho ra đời bộ phim trào phúng có tên tiếng Nga là “Pienư”. Bộ phim đả kích tệ sùng bái tước vị và khoa bảng trong cộng đồng khoa học Xô viết, một tệ nạn dẫn đến bị lũng đoạn bởi các công ty ma gồm những chuyên gia không hàm vị, chuyên viết thuê luận án cho các vị có chức quyền muốn giành ghế Viện sỹ Viện hàn lâm. Phim đã được chiếu dài ngày vào năm 1978 tại Hà Nội với nhan đề được dịch sang tiếng Việt là “Bèo bọt”.
Ngày nay ở nước Nga vị trí của Viện hàn lâm đang thay đổi, từng bước được đặt vào vị trí “bình thường” trong mạng lưới tổ chức khoa học. Không những thế, ở nước Nga ngày nay còn xuất hiện thêm hàng loạt tổ chức khác cũng được đặt tên là Viện hàn lâm. Điều này khiến nhiều đại biểu của tư tưởng học phiệt phản ứng quyết liệt. Họ đã tìm cách gây ảnh hưởng để các nhà lãnh đạo ký sắc lệnh cấm sử dụng tên “húy” của Viện hàn lâm; một số Viện sỹ già nua còn viết bài đả kích trên công luận, xem đó là một thứ “ngụy khoa học”. Nhưng xu thế dân chủ trong khoa học đã như luồng gió lành quét sạch tư tưởng phong kiến. Tất cả các tổ chức có tên là Viện hàn lâm ở nước Nga đều đang tồn tại như sự thách thức trước các nhóm học phiệt và hồi chuông cáo chung của chủ nghĩa học phiệt lỗi thời.
Ngay sau ngày bức tường Berlin sụp đổ, tôi có dịp viếng thăm nước Đức thống nhất. Trước cảnh vắng lạnh trong khuôn viên của Viện hàn lâm Đông Đức cũ, tôi bùi ngùi nuối tiếc Viện hàn lâm, nơi tôi vừa đến làm việc mấy tháng trước đó. Người bạn Đức đã nhận bằng Tiến sỹ tại Viện hàn lâm Liên Xô cũ, vốn lãnh đạo một viện thuộc Viện hàn lâm Đông Đức, hiểu ý, vừa chia sẻ tình cảm với tôi, vừa nói: “Sau ngày thống nhất, trong khi tất cả các trường đại học ở miền Đông nước Đức vẫn được giữ lại nguyên vẹn, thì Viện hàn lâm theo mô hình Xô viết đã bị giải thể hoàn toàn; công việc nghiên cứu khoa học được trả lại cho các trường đại học”. Ông nhắc lại một lần nữa như sợ tôi không hiểu hết ý: “trả lại cho các trường đại học”, và tiếp: “Tuy là người đã mất quyền lãnh đạo khoa học, và hiện đang mất việc làm, tôi vẫn khẳng định: Quyết định đó của Nhà nước Đức là đúng đắn”.
*
Lịch sử đàn áp khoa học của Liên Xô không phải chỉ diễn ra có một lần trong lĩnh vực Di truyền học. Cho đến tận những năm 1960, nhiều tư tưởng khoa học tiến bộ cũng vẫn chịu số phận như di truyền học. Chúng ta có thể kể đến hàng loạt lĩnh vực hiện đại đưa vào Liên Xô đều đã bị phê phán gay gắt, trước hết là từ giới triết học marxist-leninist, sau đó là giới chính trị gia và các thế lực học phiệt bám đuôi giới chính trị gia.
Chúng ta có thể kể đến hàng loạt lĩnh vực, như Điều khiển học (Cybernetics), Lý thuyết hệ thống (Systems Theory), Toán kinh tế (Mathematical Economics), và ngay cả John Bernal, nhà vật lý học, một đảng viên cộng sản người Anh, khi viết cuốn The Social Function of Science (1939) cũng đã bị đả kích gay gắt, khi ông đưa ra khái niệm thất nghiệp vì công nghệ (technological unemployement), vì đã đưa ra một luận đề mới về sự thất nghiệp do đổi mới công nghệ gây ra, trái với Marx, thất nghiệp chỉ có thể là do tư bản bóc lột.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, xem lại những bài học về quan hệ giữa chính trị và khoa học sẽ vô cùng cần thiết để hoạch định một chính sách đúng đắn cho sự phát triển khoa học của đất nước.
V.C.Đ.

Số phận một loài chim

Trần Trung Đạo

 Cách đây không lâu. Anh chủ nhiệm của một tờ báo địa phương đến thăm và nghe các con tôi nói chúng thích nuôi thú vật kiểng (pet). Lần sau anh trở lại với một chiếc lồng và hai con chim nhỏ để tặng các cháu. Anh dặn kỹ: "Chim này chỉ nuôi trong nhà, đem ra ngoài gió chúng sẽ chết." Tôi thật không tin. Chim là phải bay nhảy chứ làm gì ngay cả gió cũng sợ. Tôi đến một tiệm bán chim hỏi lại. Bà chủ tiệm cũng đồng ý với anh chủ nhiệm: "Đây là loại chim được sản xuất theo lối công nghiệp chứ không phải chim sinh nở tự nhiên. Nếu đem ra ngoài trời, chúng sẽ chết vì không thích hợp với môi trường." Tôi đành giữ kỹ chim trong nhà. Vài hôm sau, một người bạn cùng quê của tôi tới thăm. Anh nghiêm chỉnh khiển trách: "Mày là Phật tử mà bỏ tù sinh vật. Người ta chẳng ví cảnh tù đày như cá chậu chim lồng đó sao. Phải thả chúng bay đi." Tôi thật khó xử, vừa cảm thấy việc "bỏ tù sinh vật" là không nên làm nhưng thả bay đi chúng sẽ chết. Tôi phân trần với anh: "Đây là chim công nghiệp, đem ra ngoài chúng sẽ chết, và thả bay đi chúng càng chết nhanh hơn." Anh bạn Quảng Nam đáp: "Nếu chúng chết thì chúng sẽ trọn nghiệp vì biết đâu kiếp sau chúng sẽ là những con chim tự do." 

Tôi chưa hẳn đồng ý với cách cãi của anh ta nhưng phải công nhận việc tôn trọng tự do của mọi sinh vật là đúng, nên viết thư về Việt Nam hỏi ý một vị Đại Đức ở Hội An. Thầy trả lời theo lối "vạn sự do tâm": "Chim công nghiệp vẫn là chim. Nếu môi trường xấu làm cho chúng xấu đi thì môi trường tốt sẽ làm cho chúng tốt trở lại. Hãy tập cho chúng quen dần, từng bước và khi chúng hoàn toàn quen thuộc với môi trường bên ngoài thì phóng sinh chúng đi." Tôi cho đó là giải pháp hợp lý. Rất tiếc tôi lại quá bận để tập cho chim quen với thiên nhiên, bèn tặng chúng cho người em và dặn chú ấy tập cho chúng quen dần với đời sống bên ngoài, định bụng khi chúng hoàn toàn làm quen sẽ bàn với chú em làm lễ phóng sinh.

Tháng sau tôi trở lại nhà người em nhưng không thấy chim. Chưa kịp hỏi, chú em trả lời: "Chẳng giấu gì anh, ngày nào em cũng đem chim ra vườn tập. Chúng tiến bộ lắm. Chúng rất thích cảnh thiên nhiên. Vừa thấy cảnh cây lá sum sê là chúng kêu ríu rít lên ngay. Tuần trước, trong lúc em để chúng trên sân sau, chạy vào nhà trả lời điện thoại, khi trở ra thì chỉ còn mấy cái lông rơi rớt bên cạnh chiếc lồng vỡ nát và con mèo của hàng xóm đang nhảy sang bên kia hàng rào." Tôi an ủi chú em theo lý luận của anh bạn Quảng Nam: "Hai con chim đó đã trọn nghiệp trong kiếp này, hy vọng đời sống sau, chúng sẽ làm chim của núi rừng tự do thay vì làm kiếp chim công nghiệp."

Mỗi khi nhớ đến câu chuyện hai con chim, tôi lại ngậm ngùi nghĩ đến số phận của các em bé Bắc Hàn. Cuộc đời của các em không khác gì những con chim công nghiệp kia. Ngay khi các em ra đời, các cơ chế chính trị và xã hội đã được chuẩn bị sẵn để các em sống, suy nghĩ và hành động một cách thích nghi.

Tương tự như môi trường dành cho loại chim công nghiệp, cơ chế chính trị Bắc Hàn được xây dựng và tồn tại bằng niềm tin tuyệt đối nơi lãnh tụ của họ. Trong cơ chế đó sự nhầm lẫn, hoài nghi dù hợp lý đều không được cho phép tồn tại. Trong buổi phỏng vấn dành cho tuần báo Time, người cận vệ của Kim Chính Nhật đào thoát nhắc lại câu chuyện của một người lái xe vô tình chạy lạc vào khu vực dinh thự của Kim Chính Nhật. Sau khi thẩm vấn anh tài xế, đám cận vệ của Kim Chính Nhật đều đồng ý rằng anh ta thật sự đi lạc. Tuy nhiên cách giải quyết họ chọn trong trường hợp đó là bắn chết anh ta ngay tại chỗ. Gia đình anh tài xế được thông báo rằng anh đã "đền nợ nước" và thưởng công cho gia đình một cái tủ lạnh. Nhiều câu chuyện, đối với người sống bên ngoài bán đảo Bắc Hàn, có thể là chuyện hoang đường đến độ buồn cười, nhưng với người dân Bắc Hàn lại là chân lý, đúng như một nhà thơ Việt Nam có lần đã định nghĩa: "Chân lý là đường Đảng đã vạch ra và sự thật là gì Đảng đã dạy ta." Giờ sinh của Kim Chính Nhật, con trai Kim Nhật Thành và là đương kim lãnh tụ Bắc Hàn, được mô tả trong giáo trình tiểu học: "Lãnh Tụ Kính Yêu sinh ra trong một căn cứ quân sự bí mật bên rặng núi thánh Paektu-san (Bạch Đầu Sơn), lúc Người ra đời một có hai cầu vồng rực rỡ và một ngôi sao sáng hiện ra trên nền trời" (Người dân Bắc Hàn gọi Kim cha là Lãnh Tụ Vĩ Đại hay Lãnh Tụ Vĩnh Cửu và Kim con là Lãnh Tụ Kính Yêu). Thật ra làm gì có căn cứ quân sự nào, chẳng trên núi thánh nào và lại càng không có chuyện thần thoại như hai vòng cầu vồng ngũ sắc hiện ra trong giờ Kim Chính Nhật giáng trần. Theo sử liệu của Sô-Viết cũ, anh chàng Kim Chính Nhật sinh ra trong một đồn lính nhỏ hẻo lánh ở Siberia vì cha anh ta làm lính cho Stalin sau khi trốn khỏi Mãn Châu. Một mẩu chuyện khác về Kim Chính Nhật: "Mặc dù trước kia chưa bao giờ chơi gôn (golf), khi cầm cây gôn lần đầu Lãnh Tụ Kính Yêu đã đánh trúng ngay 5 lỗ một lần." Và nữa, "Một lần nọ, Lãnh Tụ Kính Yêu đến kiểm tra súng của một đơn vi quân đội và trước mặt binh sĩ Người đã rút súng bắn trúng ngay mắt trái của mười con bò rừng." Kim Chính Nhật không phải là người thường, trong ý thức của người dân Bắc Hàn, anh chàng là hiện thân của một thiên thần. Chàng ta tuy chưa bao giờ đi lính một ngày nhưng được gọi trong sách là "Tướng Trời". Tại Bắc Hàn, ngay cả chiếc khăn để lau tấm ảnh của hai cha con họ Kim cũng không được phép dùng để lau các đồ vật khác trong nhà. Giống như những con chim công nghiệp, các em bé Bắc Hàn cũng líu lo mỗi sáng, nhưng nếu ai lắng tai nghe, bài hát các em hát trong giờ vào lớp luôn bắt đầu bằng câu: "Hoa nở nhờ có không khí và các em cười nhờ ơn của Kim Lãnh Tụ Vĩ Đại."

Học sinh Bắc Hàn được dạy phải "yêu tổ quốc và yêu đồng bào" nhưng tổ quốc của em được mô tả trong sách vở không phải là một quốc gia nghèo đói, cô lập với thế giới bên ngoài mà một thiên đường trên trái đất dưới sự lãnh đạo anh minh của Kim Lãnh Tụ. Trong các ví dụ được dùng ở trường học, từ văn chương đến toán học, cuộc đời và sự nghiệp của hai cha con họ Kim luôn được dùng để ví những điều tốt đẹp và "đế quốc Mỹ xâm lược" luôn được dùng để ám chỉ những điều xấu xa tội lỗi nhất trên đời. Sinh viên học sinh Bắc Hàn rất kiêu căng khi nói về lịch sử và dân tộc Triều Tiên vì một lý do đơn giản, ngoài những câu chuyện tuyên truyền được dạy ở trường, họ không biết gì về lịch sử loài người và cũng không biết đúng về lịch sử của tổ tiên họ. Và với một môi trường như thế, nhiều thế hệ người dân Bắc Hàn, hơn nửa thế kỷ qua đã tiếp tục sinh ra, lớn lên trong số phận một loài chim công nghiệp.

Mặc dù những mẩu chuyện trên có thể gợi lại trong ký ức của những người Việt lớn tuổi những hình ảnh, những tiếng thì thầm nghe rất quen quen, tuổi thơ Việt Nam ngày nay dù sao cũng may mắn hơn những người cùng tuổi với họ ở Bắc Hàn. Trong lúc nhiều nơi vẫn còn khó khăn, thiếu thốn, đa số tuổi thơ Việt Nam đang có một đời sống tinh thần dễ chịu hơn tuổi thơ Bắc Hàn. Bài học của thiếu nhi Việt Nam học hôm nay không đến nỗi hoang đường như của thiếu nhi Bắc Hàn và bài hát của các em bé Việt Nam hát không trơ trẽn khó nghe như những câu mà thiếu nhi Bắc Hàn dùng để ca tụng cha con họ Kim. Hai mươi năm qua, ánh sáng bên ngoài đã theo những khe hở của "chính sách đổi mới" rọi vào căn nhà Việt Nam mang theo kiến thức mới lạ từ những phương trời khác. Qua những khe hở đó, chúng ta cũng được nghe nhiều tiếng nói chân thành vọng ra từ trong nước tương tự như chúng ta đang nghe những ưu tư trăn trở của những người Việt đang sống ở ngoài nước dù họ đã một thời lớn lên bên này hay bên kia sông Bến Hải.

Như vậy có gì giống nhau trong hoàn cảnh của hai em thiếu nhi Bắc Hàn và Việt Nam không? Có chứ. Hai cơ chế chính trị ảnh hưởng đến đời sống của các em bé Bắc Hàn và Việt Nam về căn bản vẫn giống nhau. Hai con nước đều bắt nguồn từ thượng lưu sông Volga trong những thập niên năm đầu của thế kỷ 20 và vẫn còn đang chảy xiết. Cả hai cơ chế chính trị đều nhằm ngặn chặn mọi suy nghĩ độc lập và hủy diệt mọi khả năng phản kháng của con người. Quyền căn bản đầu tiên trong nghiên cứu khoa học là quyền đặt vấn đề, thế nhưng quyền đó không đươc tôn trọng trong hai xã hội Bắc Hàn và Việt Nam.

Hiện nay, nhiều quốc gia và hàng trăm tổ chức thiện nguyện, tôn giáo, nhân đạo khắp thế giới đang tìm mọi cách để cứu giúp thiếu nhi Bắc Hàn, nhưng đồng thời, mọi người cũng đồng ý rằng, tất cả những gì họ đang làm chỉ là những biện pháp vá víu trong lúc chờ đợi một sự thay đổi toàn diện và căn bản.

Đúng vậy, sinh mệnh của một quốc gia không thể thay đổi bằng vài bao bột mì, hướng đi của một đất nước không thể được lót bằng dăm ba lon sữa và hạnh phúc của một dân tộc không bao giờ đến bằng sự vuốt ve an ủi từ những bàn tay thương xót bên ngoài. Số phận của một dân tộc phải được quyết định bằng mồ hôi nước mắt, bằng những tấm lòng tận tụy với tương lai dân tộc, bằng đức tính kiên nhẫn làm việc vì đất nước của chính người dân nước đó. Và dù diễn ra dưới bất cứ hình thức nào, nhẹ nhàng hay cứng rắn, xói mòn hay cường tập, thay đổi cơ chế chính trị vẫn là mục tiêu quyết định của mọi cuộc cách mạng xã hội. 

Nhiệm kỳ thủ tướng và giá rau muống

Tham luận của Lana Huyền Chi

Cầu mong sao trong lịch sử Việt Nam, khi nhắc đến anh Ba Dũng người ta không phải dùng đến biệt danh "thủ tướng rau muống".
Thưa các anh chị em,
Hồi 2006, khi anh Ba Dũng mới lên làm thủ tướng, nghe anh ý tuyên bố này nọ và cũng thấy anh ý... đẹp trai, nhà em lạc quan lắm, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp nhiều lắm. Lúc nghe tin anh ý trúng cử cũng là lúc em đang đi chợ. Còn nhớ khi đó giá rau muống là 1000VNĐ/mớ, còn bánh giò thì cũng quãng 1000đ/cái loại có nhân ngon, loại nhân thường thì 500VNĐ/cái.
Sau 5 năm anh Ba tại nhiệm. Chả hiểu làm sao mà giá rau muống dzọt lẹ lên đến 5000VNĐ và bánh giò cũng thế. Nhiều người bảo rằng tại khủng hoảng kinh tế, cái gì chả tăng. Nhưng em không nghĩ thế, lý do:
- Rau muống là thứ rất thông dụng và gần như rẻ nhất Việt Nam, thuộc nhóm củ chuối (đểu nhất là củ chuối, đến bèo, rồi đến rau muống). Ông tây bà đầm nào bị "Việt Nam hóa" nhiều quá được vinh dự gọi là "tây rau muống", đủ thấy rau muống là đặc trưng là phổ biến ở Việt Nam. Nó chẳng liên quan nhiều đến vàng với dầu hay là các thứ quý hiếm khác mà nước ta phải nhập. Ruộng đất thì của ta, lao động cũng của ta, không phải thuê nước ngoài. Tăng nhiều thế có hợp lý không?
- Nguyên liệu làm ra bánh giò là gạo tẻ, là chút vôi, là thịt, hành, mộc nhĩ và lá chuối, toàn là những thứ ta có sẵn. Công nghệ làm bánh giò cũng có sẵn từ lâu, chẳng phải mua của nước ngoài. Nhiên liệu là củi, là than, ta cũng có sẵn, không phải nhập. Làm sao lại tăng nhiều thế? Có vô lý không?
- Đến phổ thông bình dân, hoàn toàn 100% do ta làm chủ như rau muống với bánh giò mà còn chả quản lý nổi, thế thì, thử hỏi trình các bác các chú các cô lãnh đạo Việt Nam có thể quản lý được thị trường Việt Nam không? Có thể duy trì sự ổn định, bền vững và phát triển nhanh của kinh tế Việt Nam không? (em nghĩ 99,99% là không)
Năm 2011, anh Ba tái cử. Sau đó ít ngày, giá rau muống nhích lên 6000VNĐ/mớ. Có nơi lên đến 7000VNĐ/mớ, thậm chí có lúc có nơi lên đến 10.000VNĐ/mớ. Suy nghĩ theo kiểu "bi quan y trang thực tế" thì có nhẽ khi anh Ba Dũng mãn nhiệm kỳ thứ hai, giá rau muống có thể chắc là lên đến cả chục ngàn đồng.

* * *

Thưa các anh chị em. Nhà em không có thù ghét gì anh Ba Dũng, thích là khác (vì anh ý đẹp giai, phong độ), nên chỉ mong anh Ba luôn khỏe và làm thế nào để giá lương thực thực phẩm - đặc biệt là rau muống và bánh giò đừng có tăng giá. Cầu mong sao trong lịch sử Việt Nam, khi nhắc đến anh Ba Dũng người ta không phải dùng đến biệt danh "thủ tướng rau muống".
Chúc các anh chị em Dân Luận luôn khỏe và càng ngày càng có nhiều bài viết hay. Xin hết ạ!

quan tài di động

Một tai nạn thảm khốc tới... quá trễ

Nguyễn Tường Tâm
Đáng lẽ tai nạn cháy chiếc “quan tài di động” phải xảy ra sớm hơn nữa và nhiều hơn nữa để thức tỉnh chính quyền phải mau chóng ban hành những qui định cấm cải biên các xe khách thành loại “quan tài di động” chật chội và chở khách gấp đôi số ghế dự định như thế.

vu_tai_nan.-400x2711.jpg

Ngày 7/11/2011, tiêu đề và hình ảnh của một tai nạn giao thông thảm khốc làm 13 người chết cháy khiến tôi bàng hoàng. Chiếc xe đò cháy rụi, chỉ còn một đống sắt vụn han rỉ, đen thui. Tôi nhìn mãi đống sắt vụn đó. Nhưng trước mặt tôi là hàng chục khuôn mặt đang kêu gào, la khóc thảm thiết chen chúc nhau cố tìm lối thoát. Hàng chục người chen chúc trên một chiếc xe đóng kín không cửa thoát hiểm. Hàng chục con người chen chúc nhau vượt quá số ghế hạn định trên một chiếc xe đã “bị” cải biên trái phép. Và những chiếc xe này lại được lái bởi những tài xế say rượu, bởi những tài xế mệt mỏi vì lái quá nhiều giờ trong ngày. Và đặc biệt, những chiếc xe khách đó thường xuyên được lái bởi những tài xế chạy ẩu, chạy vội, chạy vượt xe trước trên những quốc lộ chỉ có hai lằn đường, đặc biệt là quốc 1 Bắc Nam. Đó là những chuyến xe tôi đã đi. Và tôi gọi đó là những “quan tài di động” được tổ chức bởi những “nhà quàn” đưa hành khách vun vút vội vàng trên những “con đường chạy tới nghĩa địa”.
“Nhà quàn” đây không chỉ là chủ xe. “Nhà Quàn” đây còn là ban quản lý bến bãi, là cảnh sát giao thông. Nói tóm lại là chính quyền. Tại sao hàng ngày có vô số những chuyện tương tự liên quan tới sinh mạng người dân đang sờ sờ diễn ra trước mắt mọi người như thế mà chính quyền không có giải pháp, không quan tâm, trong khi họ lại nghĩ tới một chuyện vừa vớ vẫn vừa ngu xuẩn là “đưa vào nghị trình thảo luận của quốc hội DỰ LUẬT THƠ”!
Những “quan tài di động” là rất phổ biến thời “ngăn sông cấm chợ xã hội chủ nghĩa” của những năm trước 1990. Thời đó chỉ có những chiếc xe cũ rich còn lại từ “thời Mỹ Ngụy.” Những chiếc xe đã quá tuổi thọ được cải biến để tăng số ghế quá hạn định rồi lại chở số người quá số ghế. Những chiếc xe lúc nào cũng quá tải cho nên muốn lên được xe trước tiên phải giang hay tay cố bám vào cửa xe đã chật cứng người. Chiếc xe khởi hành lao đi vun vút với mấy thân người còn lắc lư ngoài cửa xe. Đó là một trong những hình ảnh tiêu biểu của nền “văn minh xã hội chủ nghĩa” du nhập từ miền bắc sau khi miền Nam được “giải phóng khỏi cuộc sống đói khổ bị kềm kẹp của Mỹ Ngụy.”
Bây giờ, hơn 20 năm sau khi tập tành đi vào kinh tế thị trường, tự do cạnh tranh, những chiếc xe cũ không còn nữa, nhưng vẫn là những “quan tài di động” kiểu mới.
Cách nay mấy năm, lần đầu tiên về nước tôi đi chuyến xe được gọi là “sang”, xe bus du lịch. Hồi đó thì loại xe này là sang thật, vì đắt tiền hơn những chuyến xe khách bình thường. Mặc dù vậy, giá cũng không đắt lắm cho nên dân chúng trong nước đi cũng nhiều.
Xe phải chạy đêm vì ban ngày luôn kẹt trên quốc lộ. Đây là một đặc tính của quốc lộ Việt Nam mà tôi đã đi đường bộ xuyên quốc gia qua gần 40 nước không một nước nào mắc phải. Trong những nước tôi đi qua đó kể cả Campuchia, Lào, và mấy quốc gia cực nghèo ở lục địa châu Mỹ, không có một nước nào có một quốc lộ chính mà hầu như toàn quyến chỉ có 2 lằn xe, khu gia cư lại lấn ra sát ven đường, và trên đường xe thì lúc nào cũng kẹt cứng. Trong khi đường chỉ dài có 1138 km (707 miles). Trong tình huống như thế, đối với chủ xe, chạy đêm là giải pháp đỡ tốn kém nhất.
Nhưng chạy đêm cũng có cái kinh hoàng của chạy đêm. Vì quốc lộ chỉ có 2 lằn đường cho nên muốn vượt xe trước thì phải lấn sang lằn đường trái chiều. Xe lao đi vun vút. Trong đêm tối, không thấy gì, nổi bật lên ở phía đối diện là duy nhất hai ngọn đèn xe sáng chói. Theo ước tính thì chiếc xe ngược chiều còn ở xa, tài xế xe lấn sang lề bên trái, tăng tốc cố vượt xe trước. Trong khoảng khắc, 2 ngọn đèn sáng chói ở phía đối diện đang mau chóng lớn dần. Lớn dần! Rõ ràng là 2 ngọn đèn sáng chói đang to dần đó đang lao ngược chiều về phía xe của tôi. Ngồi cạnh tôi là mấy tay tây ba lô Âu châu. Sợ quá họ nhắm nghiền mắt lại. Thời gian lúc đó sao lại chậm thế! Cuối cùng chiếc xe tôi đi cũng kịp vượt xe trước lách trở lại vào lằn đường của mình. Hai bóng đèn xe sáng chói trái chiều lao vụt qua. Kèm theo tiếng gió ào thổi là tiếng còi xe. Mấy tay tây balo cười nói với tôi, không đâu trên thế giới có những chuyến xe tử thần như thế. Chúng tôi nhìn nhau cười.
Năm 2010, tôi đi một chiếc xe “du lịch có ghế nằm” từ Đông Hà ra Hà Nội. Vì là khách đầu tiên nên tôi được nằm ở ghế đầu, thấy thoải mái. Khi xuống bến xe Hà Nội, không thấy một tây ba lô nào, tôi lấy làm lạ. Đi du lịch nhiều nơi trên thế giới, kể cả những nơi thiếu an ninh, tôi biết một nguyên tắc của dân du lịch nhà nghề là lúc nào và nơi nào thấy có tây ba lô là ở đó an toàn. Nhưng bến xe Hà Nội không có bóng dáng một tây đầm ba lô nào khiến tôi thắc mắc. Sự thắc mắc được giải đáp trên lượt về.
Tôi đã gọi điện thoại cho một hãng xe được quảng cáo là “xe du lịch có ghế nằm”. Tôi còn hỏi rõ xe 3 hàng ghế hay 5 hàng ghế thì được quả quyết chỉ có 3 hàng ghế thôi. Và tôi cũng yêu cầu đăng ký hàng ghế đầu. Nhưng khi tới nơi, tôi được nhà xe cho biết hàng ghế đầu hết rồi chỉ còn hàng ghế cuối. Đó là cách làm ăn tiêu biểu tại Việt Nam ngày nay: chữ “tín” hầu như không có trong tiếng Việt. Tôi cũng đành đi. Tôi muốn nằm ở hàng ghế trên cũng không còn chỗ. Đành chấp nhận “nằm” ở hàng ghế dưới. Và tôi bước lên xe. Ngập ngừng! Xe không phải chỉ có ba hàng ghế như cho biết mà là năm hàng ghế. Có nghĩa là “Nhà Quàn” họ kê ghế nằm cho khách ở cả hai dẫy đường đi. Vị chi trên sàn chiếc xe chật kín 5 hàng ghế cho tới cuối xe. Và bên trên là một “tầng” cũng 5 hàng ghế như vậy. Tôi không thể “đi” vào ghế của mình mà phải “bò”. Sự kiện này trong chuyến ra Hà Nội tôi không biết vì lần đó tôi được nằm ở hàng ghế đầu ngay sau tài xế. Vì ghế (giường ?) của tôi ở cuối nên tôi phải bò qua tất cả các hàng ghế (giường ?) nằm của những người khác mới tới “giường” của mình. Khi tới nơi rồi tôi phải nằm luôn, không thể ngồi được nữa, vì hàng ghế trên chỉ cách mặt tôi chưa tới 1 mét. Thế có nghĩa là xe nguyên thủy chỉ có một tầng ghế ngồi, bây giờ để tăng số khách “Nhà Quàn” họ hạ hàng ghế ngồi thành ghế nằm để có chỗ thiết trí thêm một hàng ghế nằm bên trên. Và dĩ nhiên khách nằm bên trên cũng không đủ chiều cao khoảng trống để ngồi mà họ cũng phải nằm suốt một đêm đi đường.
Cạnh tôi là một cô khách khá xinh. Và giường “chúng tôi” sát nhau quá. Nằm yên chờ xe chạy mà thấy vừa “vui”, vừa buồn cười, mà vừa lo. “Vui” là vì được nằm sát một cô khách xinh như thế. Nhưng lo thì “hơi bị nhiều”. Xe chưa chạy nhưng nỗi lo mỗi lúc một tăng. Tôi muốn xuống trở lại đi tiểu cũng không được, vì sẽ làm phiền bao nhiêu khách họ cũng đã nằm yên vị rồi, chỉ chờ khách tới đủ là đi. Nằm bên cạnh mình là một phụ nữ đẹp nên thích thì thích thật nhưng cũng khổ là tôi cứ phải nằm ké né, ôm sát hai tay vào thân mình. Sợ lỡ “đụng” sang bên cạnh thì chết. Nhưng rồi đêm hôm thì sao? Lỡ mình ngủ quên vung tay sang bên cạnh thì sao? Hay là mình không vung tay sang bên cạnh mà cô gái đó biết mình là việt kiều nổi máu tham vu oán giá họa thì sao? Ai làm chứng cho mình? Bên cạnh nỗi lo đó là nỗi lo cũng lớn tương tự, nhỡ có tai nạn xe bị cháy thì sao?
Tôi đã trải qua kinh nghiệm hồi thập niên 1980, ở trại cải tạo Z30D Hàm Tân Thuận Hải, nằm trong nhà giam bằng tranh bị cháy bên ngoài rồi. Sáu chục con người la ó hoảng loạn trong căn nhà tranh đang bốc lửa trên mái mà mấy “ngài” quản giáo và trực trại nhất định không chịu mở khóa cho chúng tôi chạy ra. May nhờ mấy anh cũng tù cải tạo được làm trật tự hết lòng lấy nước dập tắt lửa. “Cách mạng” thực là nhân đạo! Cán bộ và quản giáo luôn bảo thế! Thật khủng khiếp. Nằm “bó mình” (chứ không phải chỉ bó gối), nhìn ngược lên cái “trần” là hàng ghế nằm bên trên gần ngay sát mặt mình mà lo lắng, phân vân. Tôi muốn ngộp thở. Nằm yên không nhúc nhích được, không quay trái phải được, vì hai bên đều có người, quay sang thì miệng mình sát vào mặt hay vào miệng người ta à? Nhìn ra ngoài cái cửa sổ xe bị che khuất bé hơn. Không nhìn thấy sinh hoạt gì bên ngoài, chỉ có một mảng mây nhỏ. Muốn đi xuống nhưng đây là chuyến chót trong ngày. Xe chạy đêm. Ngày mai nếu đi thì cũng lại chiếc “quan tài di động” tương tự. Không lối thoát.
Nhưng rồi như hiển hiện trước mắt hình ảnh 60 người tù cải tạo, trong đó có tôi, với những nét mặt kinh hoàng, hành động hoảng loạn, chen chúc nhau mà cảm thấy bất lực không biết làm gì để thoát thân trong khi ngọn lửa đang bốc cháy trên đám mái tranh phía cửa khiến tôi quyết định phải đi xuống. Mạng mình là quí. Không thể giao mạng mình cho một chiếc “quan tài di động” như đánh bạc thế này được. Tôi mạnh mẽ quyết định đi xuống và sẽ đi xe lửa chứ không bao giờ dám đi những chiếc “quan tài di động” như thế này nữa. Ra tới gần cửa xe, tôi ngồi dậy hỏi nhà xe lấy lại đôi giầy. Khi lên xe, vì quá chật nên nhà xe tổ chức thu các giầy dép vào một chỗ. Tôi vừa đứng dậy vừa hơi bực nói với lơ xe và tài xế, “đi xe như thế này như đi xe hòm ấy!” Lơ xe trả lời, “Xe như thế này mà ông nói xe hòm à?” Tôi định lấy máy ảnh chụp để làm tài liệu nhưng rồi sợ bị lơ xe hay tài xế hành hung nên thôi. Du lịch về Việt Nam cái gì cũng đáng sợ.
Con gái tôi còn ở miền Trung. Cô ấy có cửa hàng quần áo ở nhà nhưng thỉnh thoảng cũng phải đích thân ra Hà Nội gặp nhà sản xuất để xem mẫu mã mới. Tôi hỏi cô ấy cũng đi những chuyến xe như vậy sao thì cô ấy cho biết đâu còn loại xe nào nữa. Tôi hết hồn và dặn cô ấy, “Con à! Mạng mình là quí. Con không thể nào đánh cược mạng con cho những chiếc “quan tài di động” như vậy được. Đồng ý là con đi chưa có chuyện gì xảy ra, nhưng chưa chứ không phải là không. Lỡ xảy ra, xe bị cháy, thì chắc chắn con không còn lối thoát, chắc chắn sẽ chết.”
Tôi luôn nghĩ thế nào cũng có một tai nạn cháy chiếc “quan tài di động” này. Mà một khi chiếc “quan tài di động” như thế đã cháy thì chắc chắn chết. Ai mà thoát chết trong tai nạn cháy loại chiếc “quan tài di động” như thế phải nói là đại phước. Bây giờ mới có tai nạn thảm khốc như thế là quá muộn. Đáng lẽ tai nạn cháy chiếc “quan tài di động” phải xảy ra sớm hơn nữa và nhiều hơn nữa để thức tỉnh chính quyền phải mau chóng ban hành những qui định cấm cải biên các xe khách thành loại “quan tài di động” chật chội và chở khách gấp đôi số ghế dự định như thế. Trong khi đất nước có nhiều lãnh vực cần chính quyền và quốc hội ban hành những luật, những nghị định để bảo toàn mạng sống và quyền lợi người dân thì lại không làm. Họ lại đi làm chuyện “ruồi bu” là thảo luận DỰ LUẬT THƠ. Đúng là chỉ có tại Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa!