27/12/11

TP HCM LUẬT SƯ ĐÁNH, CHỬI MẸ “KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI “

http://www.nguoi- viet.com/ absolutenm/ anmviewer. asp?a=98583&z=2



Cụ bà Vũ Thị Nhung, 77 tuổi, bị con đánh và chửi. (Hình: PN -Sg)

SÀI GÒN (TH) – Những người con của một bà cụ không những đã bạo hành mẹ ruột, lại còn nói bà “không phải là người,” một bản tin của tờ Phụ Nữ ở Sài Gòn tường thuật câu chuyện đạo hiếu ở Việt Nam.

Các người con của bà cụ đều là những người trí thức, từ luật sư, kỹ sư, giáo sư đại học, và cả ông con “cán bộ thi hành án.”

“Ngày 20 Tháng Bảy, bà Ðỗ Thị Nhung (77 tuổi, một giáo viên đã nghỉ hưu, ngụ 87/80 Nguyễn Sĩ Sách, KP4, P.15, Tân Bình, Sài Gòn) tìm đến báo Phụ Nữ nhờ can thiệp việc ba người con trai của bà, là những thạc sĩ-luật sư, kỹ sư, cán bộ thi hành án, đã cùng cô con dâu út bạo hành cả thể xác lẫn tinh thần bà nhiều năm qua.”

Tờ Phụ Nữ kể câu chuyện như vậy và cho hay tiếp, “Chúng tôi gặp bà Nhung tại nhà ông Trần Quang Tỉnh – phó ban điều hành KP4. Nhìn bà nặng nề lê nạng gỗ, ông Tỉnh xót xa, “Bà ấy bệnh tật như vậy, mà sao con cái nỡ đánh đến bầm giập mặt mũi. Chúng tôi đã kiến nghị các cơ quan chức năng can thiệp, nhưng chưa có kết quả.”

Theo bà Nhung, người đánh bà là ông Nguyễn Thanh Sơn, 49 tuổi, kỹ sư cơ khí, từng là giảng viên của một trường ÐH. Sự việc bắt đầu từ những mâu thuẫn gia đình giữa mẹ chồng và con dâu, là bà Nguyễn Thị Thuyết (vợ ông Nguyễn Thanh Long, cán bộ thi hành án huyện Cần Giờ, con trai út của bà Nhung). Bênh vực em dâu, một giờ sáng ngày 27 Tháng Sáu, ông Sơn sau khi mắng chửi đã tát tai mẹ mình tới tấp. Chưa đủ, ông còn túm tóc, đấm vào mặt người mẹ đã ở tuổi gần đất xa trời này.

Sau đó, ông Sơn dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra, để mặc mẹ mình mặt mũi máu me, tự gọi xe ôm đi cấp cứu. Thấy bất bình, bà Nguyễn Thị Hồng – tổ trưởng tổ dân phố 93 báo sự việc lên CA P.15. Giấy chứng nhận thương tích số 164 của BV Nhân Dân 115, cũng ghi rõ: bà Nhung bị sưng bầm hai mắt, cằm và môi dưới, chấn thương đầu và mặt.”

Tờ báo kể theo lời bà Nhung, “đây là lần thứ hai người con trai này có hành vi côn đồ với mẹ. Hơn một năm trước, bà Nhung có nhờ ông Sơn mua màn cửa sổ. Khi không vừa ý, bà muốn đổi cái khác, liền bị ông con giật cái màn xuống, ném trả lại tiền và không quên ‘tặng’ mẹ đẻ của mình hai bạt tai.”

“Tôi không thể tưởng tượng con mình lại hành xử thú tính với mẹ như vậy. Không chỉ Sơn, mà những đứa con trai khác cũng vậy” bà Nhung ôm mặt khóc.

Còn bà Nguyễn Thị Hồng kể lại, “Một lần, thấy bà Nhung nhăn nhó, tôi hỏi thì bà vạch áo lên, để lộ phần lưng và hông đầy những vết bầm. Bà nói, con bà dùng dây lưng quất túi bụi. Người đánh là con trai đầu của bà Nhung – ông Nguyễn Thanh Giang, thạc sĩ-luật sư của Ðoàn Luật sư thành phố.”

“Trong những đứa con, Long có vẻ ổn hơn, không đánh tôi bao giờ, thậm chí nhiều lần còn can ngăn chị Thuyết khi chị lao vào đánh tôi. Nhưng Long cũng nhiều lần chửi tôi thậm tệ” bà Nhung cho biết.

Ngày 22 Tháng Bảy, trao đổi với ký giả báo Phụ nữ, ông Nguyễn Thanh Long nói, “Việc anh tôi đánh mẹ thế nào tôi không biết. Riêng chuyện cơm không lành canh không ngọt giữa mẹ và vợ tôi thì tôi hoàn toàn bất lực.”

Trong khi, ông Tỉnh lẫn bà Hồng đều cho biết, “Khi chúng tôi muốn tìm hiểu thì các con của bà Nhung đều cho rằng chúng tôi không đủ trình độ để nói chuyện. Còn các anh ấy có trình độ, sao lại đối xử với mẹ mình như vậy?”

“Chúng nó học theo cha chúng nó hành hạ tôi. Ông ấy cũng đánh tôi bao nhiêu năm qua” bà Nhung nói. Và chồng bà Nhung – ông Nguyễn Như Chương, nguyên là một chuyên viên Bộ Giáo Dục-Ðào Tạo cũng thừa nhận, “Việc tôi bạo hành bà ấy là có. Tôi cũng đã từng làm đơn ly dị hai lần nhưng vì các lý do khách quan nên chưa được.”

Tôi không coi bà ấy là người!

Trong cuộc tiếp xúc với nhà báo, ông Nguyễn Thanh Giang, thạc sĩ-luật sư của Ðoàn LS Sài Gòn đã “dùng những lời nặng nề khi nói về mẹ mình” mà tờ báo trích dẫn lại, “Bà ấy muốn làm mọi cách để hạ uy tín anh em tôi! Tôi cũng không hiểu sao người đàn bà đó là mẹ mình!” Khi được hỏi lại, “Sao anh có thể nói về mẹ mình như vậy?” ông Giang đáp, “Tôi còn không coi bà ấy là một con người, nói gì là mẹ!”

Nguồn:Báo Tổ Quốc




Tất cả đó là hiện thân của Hồ Chủ Tịt , là thấm nhuần tư tưởng của thời đại HCM Quang Vinh :

” Mười năm trồng cây; Một trăm năm trồng nguời “

Thưởng tết cho giáo viên... một bịch hạt dưa!

16 năm đứng trên bục giảng, hầu như năm nào, chị tôi cũng có quà tết. Tuy nhiên, thường quà tết là: “Nếu năm nay là bịch hạt dưa, thì sang năm là lít dầu ăn, trị giá khoảng từ 50.000 – 60.000 đồng”, chị tôi nói.


Năm hết, tết đến, trong khi các ngành, các cấp mừng vui với chuyện tiền thưởng tết, ở tỉnh Quảng Ngãi, có giáo viên chỉ nhận quà tết trị giá 100.000 đồng, thậm chí có giáo viên chưa bao giờ biết khái niệm về tiền thưởng tết.
23 năm chưa từng nhận quà tết
Khi chúng tôi hỏi về tiền thưởng tết sắp đến, ông Nguyễn Trà, hiệu trưởng trường trung học cơ sở và tiểu học Trà Trung, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) cười nói: “Tôi lên xã vùng cao này dạy được tám năm, nhưng chưa bao giờ nghe tiền thưởng tết, thậm chí quà tết cũng không có nữa”.
Giáo viên vùng cao xã Trà Trung chưa biết khái niệm về tiền thưởng tết.

Ông Trà kể: “Tết Tân Mão, giáo viên ở đây nghe nói có tiền cho tết, thế nhưng, chờ đến tết, rồi qua tết, cũng không thấy đâu. Mãi đến tháng 9.2011, tụi tôi, mỗi người nhận được 100.000 đồng, gọi là tiền tết Tân Mão”.
Theo ông Trà, muốn có tiền “tươi” cho giáo viên ăn tết, thì phải có các hoạt động để có quỹ phúc lợi như: dạy phụ đạo, tổ chức văn nghệ, thu học phí... tuy nhiên, đối với vùng miền núi này, những chuyện ấy không thể có.
Tương tự như hoàn cảnh của giáo viên ở vùng cao xã Trà Trung, cả huyện Tây Trà và năm huyện miền núi khác của tỉnh Quảng Ngãi cũng vậy. Mới đây, tôi gặp anh Trần Kim Mậu ở số 85 đường Bắc Sơn, thành phố Quảng Ngãi, khi anh về nhà lấy gạo chở lên vùng cao – nơi anh dạy là trường THCS Ba Lế, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi.
Anh Mậu kể: “Đến nay, sau 23 năm đi dạy học ở sáu xã vùng cao, tới giờ này, tôi chưa một lần nhận được quà tết, huống hồ là tiền thưởng, tiền hỗ trợ tết”.
Mang câu chuyện của giáo viên vùng cao kể lại với chị tôi là giáo viên tiểu học ở huyện Bình Sơn, chị tôi cho biết, 16 năm đứng trên bục giảng, hầu như năm nào, chị tôi cũng có quà tết. Tuy nhiên, thường quà tết là: “Nếu năm nay là bịch hạt dưa, thì sang năm là lít dầu ăn, trị giá khoảng từ 50.000 – 60.000 đồng”, chị tôi nói.
Lực bất tòng tâm
Chuyện tiền thưởng tết của giáo viên ở vùng miền núi và nông thôn là vậy, còn tiền thưởng tết của giáo viên ở thành thị, thành phố thì sao?
Trao đổi với chúng tôi, cô Võ Thị Xuân, hiệu phó trường THCS Trần Phú (thành phố Quảng Ngãi) cho biết, sau 33 năm đi dạy, cô Xuân chưa hề một lần nhận tiền thưởng tết.
Theo cô Xuân, ngày trước, khi còn dạy ở trường nội trú con thương binh liệt sĩ, cô Xuân không những không nhận được quà, mà cô còn trích tiền lương của mình để giúp cho học sinh.
“Còn bây giờ, nếu có, thì đó là phần quà tết trị giá dưới 100.000 đồng do hội Phụ huynh học sinh tặng. Muốn có tiền hỗ trợ cho giáo viên ăn tết, nhà trường phải tổ chức dạy phụ đạo tại trường, sau đó lấy 25% tiền học sinh nộp sung vào quỹ phúc lợi và đến tết, lấy tiền đó hỗ trợ cho giáo viên. Thế nhưng, ở trường này, chỗ học cho học sinh còn không đủ thì lấy gì tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh”, cô Xuân nói.
Còn thầy Đỗ Tấn Khoa, hiệu trưởng trường THPT Ba Gia (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) cho biết: “Tết Tân Mão 2011, tiết kiệm hết sức, nhà trường chúng tôi hỗ trợ cho gần 100 cán bộ giáo viên nhà trường từ 400.000 – 500.000 đồng/giáo viên, còn tết Nhâm Thìn năm nay thì do tình hình khó khăn chung, chúng tôi chưa biết như thế nào”.
Trao đổi với ông Thái Văn Đồng, giám đốc sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ngãi về chuyện tiền thưởng tết cho giáo viên, ông Đồng lắc đầu nói: “Lực bất tòng tâm em ơi! Ngành giáo dục biết lấy nguồn nào để hỗ trợ cho anh chị em giáo viên ăn tết? Nếu đi xin tiền thưởng tết, chỉ một giáo viên là 100.000 đồng, thì tỉnh Quảng Ngãi có hơn 16.000 giáo viên, phải mất 2 tỉ đồng. Nhưng liệu có xin được không?”
Theo ông Đồng, hiện nay, ngành giáo dục tỉnh Quảng Ngãi đang chuẩn bị tổ chức đêm văn nghệ để quyên góp tiền cho học sinh nghèo và học sinh khuyết tật. Trong dịp này, ngành cũng vận động mỗi giáo viên đóng góp 50.000 đồng giúp cho học sinh nghèo, khó khăn. “Đã không nhận quà, còn phải trích lương ra cho học sinh nghèo nữa. Nhưng biết làm sao đây, đời nhà giáo là vậy mà”, ông Đồng chia sẻ.
Theo Sài Gòn tiếp thị

Xin cắn hạt dưa mà chịu đựng.


Chưa bao giờ người giáo viên phải đối diện với những căn bệnh bỉ thử của xã hội nhiều như hôm nay. Nghề nghiệp cao quý chỉ mới đây vài thập niên được tôn vinh hết mực, được xã hội nể vì, được học trò kính trọng như một điểm sáng dẫn đường trong hành trình đi tìm tri thức nay đã thành điển hình cho những gì tan vỡ nhất trong cộng đồng.
Sự học không còn phục vụ cho tri thức mà nó đã được mặc nhiên thừa nhận như phương cách để kiếm tiền sau khi tốt nghiệp. Cái giá đem trả cho người thầy được đặt xuống như một thách thức của xã hội khi nhà nước từ lâu không còn trách nhiệm với cuộc sống của người giáo viên nói chi đến việc tuyên dương giá trị kiến thức của họ qua đồng lương thích đáng.
Giáo viên cả nước tự bơi trong chiếc hồ khổng lồ đậm đặc ô nhiễm và xuống cấp của đạo đức. Họ kiếm thêm thu nhập khi đồng lương chính thức không thể giúp gia đình no lòng. Dạy thêm là phương cách khó từ chối để người thầy không quỵ ngã nhưng nó đang là con dao hai lưỡi giết dần mòn niềm tin của học sinh lẫn cha mẹ chúng.
Người giáo viên có chọn lựa duy nhất là phải có học sinh học thêm. Học sinh có chọn lựa cũng duy nhất là nếu không học thêm sẽ khó đạt điểm cao trong lớp khi bạn bè em ai cũng theo học thêm bằng cách nào đó. Học và dạy thêm hiện nay hình thành bán chính thức vì không có một quy định nào khuyến khích hay ngăn cấm việc này. Bộ Giáo dục có lẽ là nơi vô trách nhiệm nhất đối với nhân viên của mình so với các Bộ khác khi biết rõ và chắc chắn rằng không ai có thể sống được với đồng lương nhưng cấp cao nhất vẫn chọn thái độ im lặng. Các cơ quan khác thì chọn tham nhũng, ăn cắp của công, còn nhà giáo thì không thể làm gì hơn là phải chọn lựa dạy thêm và chấp nhận ánh mắt thiếu thiếu cảm của phụ huynh học sinh soi mói. Nhưng biết làm sao hơn vì họ không thể ăn cắp như những cơ quan khác.
Xã hội đồng lòng chấp nhận trả tiền học thêm cho con em mình như một cách trả nợ để chúng thoát các kỳ thi cuối cấp. Không ai ngạc nhiên khi những ý kiến nêu trên mặt báo của phụ huynh học sinh không nhiều thì ít luôn cho rằng tiền học thêm của con cái họ làm cho đôi vai của cha mẹ học sinh cong quằn hơn.
Còn giáo viên thì sao?
Đâu đó cũng không thiếu giáo viên nhờ dạy thêm mà khấm khá. Sự ăn nên làm ra dựa vào bục giảng của một số rất ít này trở thành kim chỉ nam cho rất nhiều đồng nghiệp. Nhiều, rất nhiều giáo viên các cấp hiện nay chăm chú nhìn vào sự thành công đó rồi buộc mình vào cỗ xe không người lái này.
Dù khấm khá hay không thì những con người trí thức khốn khổ mang tên Giáo viên có miệng mà không nói được. Tại sao phải dạy thêm.Tại sao phải chịu đựng sự sỉ nhục âm thầm chung quanh môi trường sống. Tại sao chấp nhận đồng lương khốn nạn như vậy mà không hề phản kháng?
Ngày thường thì gia đình những giáo viên nghèo túng có thể nương tựa nghiêng ngã vào nhau mà sống, điều đáng sợ nhất của nhiều gia đình giáo viên khi năm hết tết đến. Họ phải đối diện với những vấn đề nan giải mà không ít người chỉ biết ngậm ngùi chịu đựng.
Truyền thông trong những ngày cận tết ngoài việc đưa tin giá cả của các loại thực phẩm cần thiết thì vấn đề tiền thưởng tết được bàn thảo rất kỹ. Theo báo chí thì năm nay tuy kinh tế trì trệ nhưng mức thưởng tết cho công nhân trong các khu công nghiệp không đến nỗi tệ, bình quân mức thưởng tết năm nay cho lao động là 2 triệu cho mỗi người.
Về cán bộ nhà nước thì báo Thanh Niên dựa theo số liệu thống kê của Liên đoàn Lao động TP.HCM cho thấy UBND phường của Q.11 là nơi lương, thưởng tết cao hơn so với các quận, huyện khác. Cụ thể, mức cao nhất 24 triệu đồng một người, và thấp nhất là18 triệu đồng một người, bình quân 19 triệu đồng mỗi người.
Những người hoạt động trong các đơn vị hành chánh sự nghiệp như bệnh viện thì mức thưởng tết rất cao. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương công bố mức thưởng Tết cho nhân viên với mức 17 triệu đồng mỗi người.
Tại bệnh viện Nhân dân 115 mức thưởng dự kiến là 18 triệu đồng. Tuy nhiên bệnh viện Từ Dũ đã qua mặt tất cả với mức thưởng 20 triệu bình quân. Mức thưởng của các bệnh viện chỉ chênh lệch nhau không đáng kể nhưng sự chênh lệch kinh khủng nhất là người làm việc tại bệnh viện và người giáo viên trên cả nước.
Cùng là đơn vị sự nghiệp như nhau, một bên cứu người còn một bên trồng người nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo không hề lên tiếng về việc không có việc thưởng tết cho nhân viên của mình. Giáo viên tiếp tục bơi mà không dám nhìn sang người bạn y tế bên cạnh. Có mặc cảm cũng đúng bởi cả xã hội đã nghiễm nhiên thừa nhận lối tổ chức ngu xuẩn này từ nhiều chục năm nay của cả hệ thống. Ngậm đắng nuốt cay là chọn lựa của nhiều giáo viên cho vị trí kiếm sống của mình.
Cũng có người chú ý tới hoàn cảnh bi đát của những giáo viên và họ tự ý quyên góp phẩm vật để “đi tết”cho thầy cô thay vì tiền thưởng. Những vật phẩm mà người hảo tâm mang tặng thầy cô giáo thật không khác gì để cứu trợ nạn nhân bão lụt. Cũng mì gói, cũng dầu ăn, nước tương, nước mắm...và vì dịp tết nên có cô giáo nhận được một bịch hạt dưa để dành cắn trong dịp tết!
Mà suy cho cùng thầy cô giáo có khác gì nạn nhân bão lụt đâu? Khác chăng là bão lụt thật xảy ra vào giữa năm còn bão lụt của giáo viên thì lặp đi lặp lại vào dịp tết. Bão lụt thật thì chết người trước mắt còn bão lụt trong đời giáo viên sẽ gây ra những cái chết mòn.
Bức tranh này diễn mãi hàng năm lâu dần đã trở thành quen và bởi quen nên cảm xúc của xã hội trở nên chai lỳ. Thật đáng tuyên dương cho ai đó có ý tưởng tặng hạt dưa cho thầy cô giáo, bởi hạt dưa được nhuộm màu đỏ nên khi cắn chúng sẽ ướp cho cô giáo một chút hồng trên môi, cũng là cách che bớt chua chát, đắng cay trong lòng cô trong những ngày cận tết.



Comments

Sat, 12/24/2011 - 14:11 — Hải Lâm

Cần phải đổi mới 100% quan chức ở Bộ GD, bởi họ tư duy kém lắm, họ luôn luôn lạc hậu, an phận thủ thường... Họ không biết lo cho quân sĩ. Vậy thì làm sao có thể làm chuyện chỉ đạo giáo dục con em nhân dân ta thành những công dân sánh vai các nước được. Nguyên việc CCGD, làm đi làm lại nhiều lần mà rồi vẫn cứ mắc sai lầm ấy, lần sau còn nghiêm trọng hơn lần trước.

Fri, 12/23/2011 - 18:02 — Thưởng Tết

Cám ơn cánh cò đã gióng lên 1 hồi chuông cho các giáo viên , viết lên 1 sự thực đau lòng vì sao 1 số nhà giáo dục đã phải hành xử " vô giáo dục " trong cuộc sống hàng ngày. Lỗi ở cơ chế , ở hệ thống và chế độ bất công là điều không thể cãi đựoc.Riêng về mục thưởng Tết ở Vn có nhiều sự thật khá quái đản : những công ty QD làm ăn lỗ sạch gạch, thất thoát hàng nghìn tỷ đồng,,,,vậy mà vẫn được tiền thưởng cuối năm ,với con số nghe xong muốn chóng mặt . Như trên viết về UBND phường , Bệnh Viện,,,,,là nơi tham nhũng , ăn cắp, ăn cướp, trấn lột người dân nhiều nhất thì cuối năm đựoc " Thưởng " cho các hành vi tồi bại đó , mỗi người vài chục triệu ? Tôi có ông anh họ làm BV ở nước ngoài hơn 20 năm về Vn thấy nhân viên Bv được thưởng mà tròn xoe đôi mắt , ông nói : " Ở Bv tôi làm không bao giờ có mục tiền thưởng cuối năm gì hết , VN ta nghèo mà thật sang nhỉ ? " Ừ ! sang lắm cho 1số người thôi , còn toàn dân thì thêm đói !!!!!!

Những phát ngôn nổi sóng năm 2011

Bên cạnh nhiều phát ngôn ấn tượng, năm 2011 ghi nhận không ít phát ngôn gây sốc theo hướng phản cảm về nhiều lĩnh vực: chính trị, giáo dục, kinh tế… Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận:“Hàng ngàn điểm 0 sử là bình thường”
Tại kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2011, tỷ lệ học sinh dự thi vào khối C là 6%, thấp nhất so với các khối khác. Không chỉ vậy, kết quả thi môn sử của khối C rất thảm hại với hàng nghìn bài thi bị điểm 0. Trả lời báo chí về thực trạng đáng báo động này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Phạm Vũ Luận cho rằng: “Hàng nghìn điểm 0 môn sử là bình thường”. Câu trả lời của người đứng đầu ngành giáo dục thực sự gây sốc bởi học sinh khi thi đại học thì đã tốt nghiệp THPT, tức là phải có một kiến thức nền tảng nhất định về lịch sử chứ không thể là kiến thức liệt (điểm 0).
Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo: Phạm Vũ Luận.Ảnh: VTC News.
Lý giải về nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh ngày càng xa lánh môn sử, bộ trưởng Phạm Vũ Luận đổ lỗi phần nhiều cho “thời đại”: “Điểm sử thấp không phải chỉ là chuyện của Việt Nam, mà là chuyện của thời đại… Học sinh thuộc sử Tàu hơn sử Việt Nam không phải là vấn đề vấn đề của giáo dục, mà là vấn đề xã hội… Còn chuyện do dạy và học, cũng có khía cạnh đúng, nhưng nếu đổ hết cho dạy và học thì lại là chuyện khác”.
Khi mới nhậm chức, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nói rằng, ông không muốn tạo dấu ấn trong nhiệm kỳ của mình. Nhưng với những phát ngôn phản cảm đến mức vô tình như trên, có lẽ ông đã tạo ra một “dấu ấn khó phai”.
ĐBQH Hoàng Hữu Phước:“Biểu tình là ô danh. Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể chi tiền đài thọ cho một sự ô danh”
Tuyên bố trên nằm trong bài phát biểu của ĐBQH Hoàng Hữu Phước đọc trước Quốc hội để phản đối việc ban hành Luật biểu tình, một dự luật do Thủ tướng Chính phủ đề xuất. Trong phần thảo luận, tranh luận tại hội trường Quốc hội về dự luật Biểu tình, đại biểu Phước đã dùng nhiều câu chữ khá gay gắt nhằm phản đối việc xây dựng dự luật này: “biểu tình là hành động để chống lại chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của chính phủ của nước mình” hay “tại sao cứ nói về nó mãi như thể nó là khuôn vàng thước ngọc để đo chiều cao chiều rộng chiều cao chiều sâu của tự do, dân chủ?”.

ĐBQH Hoàng Hữu Phước.Ảnh: VNE.
Trong bài phát biểu của mình, ĐBQH Hoàng Hữu Phước cho biết “tình nguyện đi đến tất cả các địa phương nào, dù đó là vùng sâu vùng xa, các trường đại học, các khu dân cư, mà không cần công tác phí, để thuyết trình về sự không cần thiết của Luật Biểu tình”.
Trong buổi họp trước khi bế mạc kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII đã nhất trí thông qua đề xuất xây dựng dự án Luật Biểu tình và sẽ thảo luận để ban hành trong nhiệm kỳ Quốc hội này.
Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam:“Đau lòng vì lương nhân viên chỉ có 7,3 triệu đồng”
Tại buổi họp công khai khoản lỗ của ngành điện chiều 19/11, Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh công bố, lương bình quân năm 2009 của cán bộ, nhân viên toàn ngành điện là 7,3 triệu đồng mỗi tháng. Ông Phạm Lê Thanh còn cho biết: “Là tổng giám đốc, tôi rất đau lòng khi lương của cán bộ tập đoàn chỉ có ngần đó. Đây là mức tương đối thấp, nếu ở nông thôn thì có thể được, còn ở thành thị thì không thể sống được”.

Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh.Ảnh: VNE.
Phát biểu của Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh, đã gây khá nhiều tranh luận trong xã hội. Nhiều ý kiến không đồng tình và cho rằng cần xem xét lại việc trả lương cho nhân viên của EVN. Bộ trưởng LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng cần phải xem lại việc lãnh đạo EVN bày tỏ “đau lòng” trước việc nhân viên ngành mình lương “chỉ có” 7,3 triệu đồng/tháng. Theo bà Chuyền, nếu lãnh đạo EVN cho rằng mức lương 7,3 triệu đồng/tháng không đủ sống ở thành thị là không phù hợp với thực tiễn vì thực tế hiện nay, khối doanh nghiệp có mức lương tối thiểu là 2 triệu đồng, vẫn được coi là tạm ổn so với mức lương tối thiểu của cán bộ công chức chỉ có 830.000 đồng.
ĐBQH Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho đây là điều khó chấp nhận: “Điều chúng tôi băn khoăn là tại sao doanh nghiệp lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng mà lương bình quân toàn ngành tới 7,3 triệu đồng/tháng. Đó là mức lương cấp bộ trưởng (lương bộ trưởng hệ số 10 là 8,3 triệu đồng). Trong khi đó, những cán bộ công chức, học 4 năm đại học hay bác sĩ học đến 6 năm, nhưng lương khởi điểm chỉ hệ số 2,34, khoảng 2 triệu đồng/tháng”. Nhiều nhân viên của EVN cũng lên tiếng “kêu oan” và cho biết lương của họ chỉ 3 – 4 triệu đồng/tháng và phải rất vất vả, làm thêm nhiều nghề mới đủ trang trải cuộc sống.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết EVN trả lương đúng quy định: “Điện lực là lĩnh vực đặc thù, nguy hiểm và khá độc hại. Lương trả cho lĩnh vực này có tới 25% được trả cho phụ cấp an toàn, độc hại. Như vậy, mức trung bình 7,3 triệu đồng này có tới 1,9 triệu đồng phụ cấp, còn lại 5,4 triệu đồng là thu nhập ròng”.
Theo báo cáo của Tổng giám đốc EVN, năm 2011, ngoài khoản lỗ trên 10.000 tỷ đồng do kinh doanh điện, khoản lãi từ các ngành hàng khác đã giảm lỗ xuống khoảng 8.000 tỷ đồng; EVN còn lỗ thêm khoảng 15.000 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá.
Đây không phải lần đầu tiên, lãnh đạo “nhà đèn” phát ngôn gây sốc theo kiểu phản cảm. Tháng 7/2010, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đào Văn Hưng cũng gây xôn xao dư luận với tuyên bố “có cắt điện hay không chỉ Ngọc Hoàng mới trả lời được”. Vài tháng sau phát ngôn của ông Hưng, lãnh đạo Bộ Công thương đã đăng đàn nhắc nhở ngành điện cần có cách ứng xử, lời nói phù hợp.
ĐBQH Nguyễn Minh Hồng:“Tôi cũng không biết vì sao cần có Luật Nhà văn”
“Tôi cũng không biết Luật Nhà văn sẽ điều chỉnh những gì”. Những phát biểu trên được đưa ra bởi chính người đã đề xuất xây dựng Luật Nhà văn trước Quốc hội, đại biểu Nguyễn Minh Hồng (đoàn Nghệ An). Theo giải thích của vị ĐBQH này, Luật Nhà văn không phải là sáng kiến của ông mà là của Hội Nhà văn, do Chủ tịch Hữu Thỉnh đứng đầu. Ông Hồng chỉ thực hiện lời hứa với Hội Nhà văn là sẽ đưa đề xuất trên ra trước Quốc hội. Đại biểu Hồng cho biết thêm, tên đầu tiên trong tờ trình đề xuất xây dựng luật là Luật phát triển văn học.

ĐBQH Nguyễn Minh Hồng.Ảnh: Đại biểu nhân dân.
Mặc dù theo giải thích của đại biểu Nguyễn Minh Hồng, luật này sẽ bảo vệ quyền lợi cho các nhà văn, nhưng ngay khi biết thông tin dự luật này được đề xuất trước Quốc hội, nhiều nhà văn đã lên tiếng phản đối.
Quốc hội khóa XIII đã quyết định rút dự án Luật Nhà văn và hai dự án Luật Bảo vệ quyền riêng tư, Luật Bảo vệ sức khỏe tâm thần khỏi chương trình xây dựng luật của Quốc hội khóa này.
ĐBQH Đỗ Văn Đương:“Tôi không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực”
Tại buổi thảo luận toàn thể về tình hình kinh tế xã hội, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, trong phần phát biểu của mình, gần 50 đại biểu bày tỏ sự lo lắng về tình hình lạm phát của nước ta đang ở mức rất cao. Tuy nhiên, không khí nghị trường đột ngột thay đổi khi đại biểu Đỗ Văn Đương (đoàn TP HCM) mở đầu bài phát biểu: “Tôi không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực!”

ĐBQH Đỗ Văn Đương.Ảnh: Bee.
“Theo tôi phải xem lại chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục nghìn. Trong nước tôi đi chợ rau muống ở đô thị có thể 5.000 đồng/mớ, đi xuống vùng nông thôn chỉ 2.000, xuống nữa có khi rẻ hơn. Tôi thấy gần đây giá cả giảm, giá sắt thép giảm hơn, nhà thu nhập thấp ít người mua hơn, đề ra nhà thu nhập cho người trung bình, tới đây có lẽ là nhà thu nhập cao. Rất nhiều hàng hóa của mình được giảm giá, đồng tiền của mình về Việt Nam được tự do, có giá trị. Cần xem lại đánh giá chỉ tiêu lạm phát này xem có đúng không, theo tôi không phải là cao nhất”.
Phát biểu của đại biểu Đỗ Văn Đương khiến cả hội trường cười ồ vì khi đó, lạm phát đang tăng cao, vượt xa mức dự báo (7%). Nhiều ý kiến cho rằng đại biểu Đỗ Văn Đương rất xa rời thực tế khi đưa ra những nhận định như trên về lạm phát ở Việt Nam.

Theo: Đất Việt


Đại hội XI Đảng CSVN, đại hội cuối cùng?

Kami
-
“… Đó chính là lý do vì sao khi phóng viên hãng tin AP đặt câu hỏi với ông Tô Huy Rứa tại cuộc họp báo hôm qua (10/01) tại Hà nội là “Việt Nam có đa nguyên đa đảng hay không?”, thì người trả lời thay lại là Đinh Thế Huynh – Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân.”
Thời gian chỉ còn đếm bằng giờ chứ không đủ để tính bằng ngày, chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng CSVN lần thứ XI khai mạc. Theo kế hoạch thì còn ít giờ nữa Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 12/1 đến ngày 19/1 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Đây được coi là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Được biết tham dự Đại hội sẽ có gần 1.400 đại biểu, đại diện cho hơn 3,6 triệu đảng viên, sinh hoạt tại 54.000 tổ chức cơ sở Đảng.
Vì là đại hội của đảng cộng sản, chính đảng hợp pháp duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội theo quy định của hiến pháp, cho đến nay Việt nam là số trong 5 quốc gia theo chủ nghĩa Cộng sản còn sót lại vẫn ngoan cố bám theo mô hình cai trị kiểu cộng sản, đó là đảng cộng sản là cơ quan quyền lực cao nhất ở đỉnh chóp của một trục thẳng đứng lãnh đạo toàn diện mọi mặt bao gồm cả 3 cơ quan quyền lực khác là Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp từ trung ương tới địa phương.
Theo chương trình, Đại hội sẽ thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X); Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020; Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi). Đại hội sẽ bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (nhiệm kỳ 2011-2015), cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội.
Trong lịch sử các đảng cộng sản trên toàn thế giới và Việt nam hiện nay, thì việc sắp đặt nhân sự của các bộ máy đảng và nhà nước cho các đại hội đảng với thời gian 5 năm một lần đều do Ban Tổ chức Trung ương thực hiện có tham khảo ý kiến của Bộ Chính trị. Tới thời điểm trước Hội nghị Trung ương kỳ chót thì mọi việc đã ngã ngũ kiểu ván đã đóng thuyền, nêu ra tại Hội nghị Trung ương cuối cùng thực ra chỉ mang tính chất thông báo cho các ủy viên Trung ương biết. Còn việc bỏ phiếu bầu ra Ban Chấp hành Trung ương, rồi để từ đó tiến tới Bầu các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Kiểm tra Trung ương đảng chỉ hoàn toàn mang tính hình thức vì tất cả đã được sắp đặt sẵn. Kết quả nhân sự cuối cùng của các kỳ đại hội đảng toàn quốc đều diễn ra như theo nguyên tắc như vậy.
Theo đánh giá của các nhà phân tích tình hình cho thấy, trong số 11 đại hội toàn quốc của đảng CSVN từ năm 1930 đến nay, chưa từng có một đại hội nào lại gặp khó khăn, và bế tắc như việc chuẩn bị đại hội lần thứ XI. Ngay từ khâu công bố Dự thảo các văn kiện của đại hộ i XI để xin ý kiến toàn dân cũng vấp phải sự phản biện quyết liệt ngay từ những ngày đầu của các cựu lãnh đạo các cấp của đảng và nhà nước, các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu, và những ý kiến đó đã bị quy kết cho là mang tính chống đối. Nhưng thê thảm hơn vẫn là vấn đề nhân sự, được biết tại Hội nghị trung ương 14 vấn đề nhân sự gặp bế tắc và bị phản ứng dữ dội bằng các tranh luận gay gắt, trong tiếng la ó của các đại biểu thuộc các phe phái khác nhau, một hiện tượng chưa từng xảy ra trong các kỳ đại hội đảng toàn quốc của đảng CSVN. Danh sách nhân sự dự kiến của Ban Tổ chức TW xem xét cũng phá sản, không được Hội nghị thống nhất, kể cả cách thức lựa chọn bầu Tổng Bí thư trực tiếp cũng phải gác lại mà không ai dám quyết. Và cuối cùng các phe nhóm cũng buộc phải tạm thỏa hiệp để đi đến kết luận cuối cùng là tạm chấp nhận để nghiên cứu xem xét thêm.
Cũng chưa yên, kết quả của Hội nghị TW14 kết thúc mang lại cũng bị các nhân vật cựu lãnh tụ cao cấp của đảng không chấp nhận. Ngay lập tức họ có các văn bản yêu cầu, bản kiến nghị gửi các đại biểu bầy tỏ quan điểm rõ ràng, khẳng định rõ họ ủng hộ ai, không ủng hộ ai và yêu cầu Bộ chính trị phải triệu tập Hội nghị Trung ương 15 bất thường để thông qua lần cuối trước ngày khai mạc có hơn 2 ngày. Đặc biệt có nguồn tin từ đại biểu cho biết dự kiến nhân sự của Hội nghị Trung ương 15 đã đảo ngược so với kết quả đạt được của Hội nghị Trung ương 14 thông qua và gay go nhất là trường hợp của ông Nông Quốc Tuấn, Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang. Cũng tin từ đại biểu này cho biết tại Hội nghị 14 có đoàn đại biểu đã thẳng thừng yêu cầu bác bỏ tên của ông Nông Quốc Tuấn, khỏi danh sách đề cử vào Ban chấp hành Trung ương với lý do tư cách phẩm chất của Nông Quốc Tuấn chưa đủ, để lại sẽ làm mất uy tín của đảng. Việc để xuất thẳng thừng như vậy đã gay tranh cãi giữa các phe gay gắt,cuối cùng đưa đến phương án dung hòa để xem xét lại có thể đưa vào danh sách bầu ủy viên dự khuyết.
Đáng quan tâm nhất là tỷ lệ sự tín nhiệm của các đại biểu đối với các nhân vật tên tuổi hàng đầu có danh sách ngấp nghé các chức vụ Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ như các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang hay Nguyễn Minh Triết … số phiếu cũng chỉ xấp xỉ quá bán, đặc biệt trường hợp ông Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạt dưới 50% không đủ phiếu theo tiêu chuẩn để vào trung ương. Nhưng người ta vẫn hy vọng trong buổi bỏ phiếu bầu trong đại hội chính thức sẽ có kết quả khả quan hơn.
Một câu hỏi đặt ra là tại sao lại có tình trạng thiếu thống nhất và lộn xộn như vậy trong việc thông qua các vấn đề chuẩn bị cho đại hội 11? Câu trả lời là:
  • Nguyên nhân thứ nhất trước hết là sau hai đại hội 9 và 10, vai trò lãnh đạo đã được trao cho ông Nông Đức Mạnh giữ chức vụ Tổng Bí Thư, chức vụ quyền lực cao nhất trong hệ thống đảng và chính quyền ở Việt nam. Vốn là một người có gốc dân tộc thiểu số, thiếu kiến thức cần phải có của một vị lãnh tụ, do thiếu sự giáo dục toàn diện trong thời gian dài cộng với tính ba phải kiểu “mười bốn cũng ừ, mười tư cũng gật” và đầu óc nặng về vụ lợi thu vén cá nhân, không có khả năng phân biệt đúng sai, bạn hay kẻ thù. Qua hai khóa 9 và 10 ở cương vị này, ông Mạnh đã ngày càng sa sút về phẩm cách dẫn tới uy tín và sự tín nhiệm trong nội bộ Trung ương đảng hết sức thấp, bị đồng chí coi thường.
  • Nguyên nhân thứ hai cũng từ nguyên nhân thứ nhất dẫn tới sự thiếu đoàn kết, thiếu nhất quán trong Bộ Chính trị, Ban bí thư Trung ương, hình thành các phe nhóm kiểu Tam quốc rõ nét và công khai thể hiện trong việc công tác triển khai các chủ trương lớn của đảng thường mâu thuẫn giữ các phe trong Bộ Chính trị như đường sắt cao tốc là một ví dụ điển hình.
  • Nguyên nhân thứ ba là do trong hàng các nhân vật hàng đầu của đảng CSVN hiện nay không có một nhân vật xuất chúng, có bản lĩnh hơn người toàn diện và nổi trội để đủ sức khống chế và thuyết phục đội ngũ cán bộ cao cấp dưới quyền. Với sự phá sản của phương án nhân sự của Trưởng ban Tổ chức Trung ương Hồ Đức Việt trình Hội nghị, thì khi đưa danh sách ra có tới 142/200 nhân sự đề cử là tay chân của mình, đã gây cho các Ủy viên trung ương hết sức giận dữ (Hội nghị Trung ương 14) yêu cầu phải xé toạc, và kết quả tại Hội nghị TW 14 chính Trưởng ban TCTW Hồ Đức Việt đã bị gạt vào nằm trong danh sách về hưu sớm và ông Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ đạt được 8/15 phiếu của Bộ Chính trị trong việc ủng hộ vào chức vụ Tổng Bí thư.


    Tất cả 3 nguyên nhân tạm dẫn ra trên đây đều do nguyên nhân chủ chốt cơ bản nhất là sự thoái hóa, xuống cấp về phẩm cách chính trị, đạo đức cách mạng của các lãnh đạo cao cấp trong bộ máy đảng do tác động của cơ chế kinh tế thị trường mang lại. Khi mà trong đảng CSVN thiếu một lãnh tụ kiệt xuất, đủ uy tín để quyết định các vấn đề nhân sự quan trọng cho đại hội kế tiếp theo nguyên tắc truyền thống của các đảng cộng sản từ xưa tới nay. Hiện tại do chức, quyền đi kèm với tiền bạc và quyền lợi của các nhóm lợi ích khác nhau, cộng với mục đích và lý tưởng của đảng viên cộng sản đã thay đổi sâu sắc. Từ chỗ các đảng viên luôn luôn xác định phấn đấu vì mục tiêu cao cả nhất vì đất nước và dân tộc đã được thay bằng vì lợi ích của đảng và cá nhân thì sự tranh chấp về quyền lực giữa các phe nhóm sẽ dễ bộc lộ, hòng triệt hạ lẫn nhau về uy tín chính trị và quyền lợi của mỗi nhóm là chuyện đương nhiên phải có, đồng thời động cơ không ăn được thì đạp đổ đã bắt đầu hình thành và xuất hiện trong suy nghĩ và hành động của các lãnh đạo cao cấp.
Sau Hội nghị Trung ương 14, đã có nhiều ý kiến đề nghị hoãn và lùi lại ngày khai mạc Đại hội XI do vấn đề nhân sự bế tắc, kể cả phương pháp lựa chọn Tổng Bí thư thông qua bỏ phiếu trực tiếp cũng chưa có câu trả lời thống nhất, mà phải chờ tới đại hội chính thức để xin ý kiến các đại biểu vì lý do điều lệ đảng không đề cập tới.
Người ta thường nói bèo hợp rồi sẽ tan là quy luật của tự nhiên, với các nguy cơ phân hóa, mâu thuẫn ngày càng sâu sắc về quyền lợi, quyền lực và với tình hình nội tại của ban lãnh đạo đảng CSVN thì khả năng đảng CSVN sẽ buộc phải tách đảng kiểu tôi đi đường tôi, anh đi đường anh là rất có thể. Đó chính là lý do vì sao khi phóng viên hãng tin AP đặt câu hỏi với ông Tô Huy Rứa tại cuộc họp báo hôm qua (10/01) tại Hà nội là “Việt Nam có đa nguyên đa đảng hay không?”, thì người trả lời thay lại là Đinh Thế Huynh – Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân khẳng định: “Việt Nam chúng tôi không có nhu cầu đa nguyên đa đảng, và dứt khoát không đa nguyên đa đảng.” chứ không phải là ông Tô Huy Rứa Ủy viên Bộ Chính trị – Trưởng ban Tuyên giáo là người được hỏi.
Như ông Cù Huy Hà Vũ đã phát biểu khi trả lời phỏng vấn của bà Tâm Oanh trước ngày bị bắt cho rằng “Đại hội đảng lần thứ XI sẽ là đại hội cuối cùng”, điều đó hoàn toàn rất có khả năng xảy ra. Vì cứ xem sự bùng nhùng, bế tắc do bất đồng hiện tại trong nội bộ ban lãnh đạo đảng CSVN hiện nay, mà diễn biến các Hội nghị TW 14 và 15 cho thấy, điều mà chưa thành tiền lệ trong lịch sử 81 năm hoạt động và trưởng thành của đảng CSVN đã xảy ra như vậy, thì sự chia tay giữa các phe nhóm lợi ích sẽ là giải pháp tốt nhất. Các phe nhóm hiện tại trong đảng tách thành các đảng khác nhau để thi thố tài năng và cạnh tranh để chứng tỏ khả năng của chính mình thì cũng tốt, kể cả không cho các đảng phái khác tham gia cũng còn hay hơn hiện tại.

Chúng ta hãy cùng chờ xem!

Ngày 11/01/2011
(Blog Kami)

Cuộc gặp Thành Đô hay sự đầu hàng hèn nhát

Vào những năm 60 khi Nguyễn Văn Linh còn là Bí thư trung ương cục miền Nam, thỉnh thoảng ông bí mật đi thăm Trung Quốc. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đều khen và cho rằng ông Linh là một người thừa kế đầy hy vọng trong thế hệ lãnh đạo tương lai của Việt Nam.
Khi trúng TBT ông Linh không tán thành đường lối chống Trung Quốc của Lê Duẩn nên ông tìm cách “sửa sai”. Tháng 10 năm 1989, Kaysone Phomvihane TBT Đảng Cộng Sản Lào, trên đường đi thăm Trung Quốc về ghé qua Hà Nội, chuyển lời thăm hỏi của Đặng Tiểu Bình đến TBT Linh. Được lời như mở tấm lòng, ông Linh lập tức cho mời viên đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy đến phòng khách của Trung ương Đảng để hội kiến. Sự có mặt của Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người có tư tưởng chống Trung Quốc, khiến TBT Linh chưa trút được bầu tâm sự bữa đó. TBT Linh tìm cách vô hiệu hóa Nguyễn Cơ Thạch bằng cách bí mật cho Hoàng Nhật Tân (con trai Hoàng Văn Hoan) mang một lá thư tay, và lời nhắn miệng tới đại sứ Trương Đức Duy rằng TBT rất muốn gặp riêng Trương Đức Duy ở Bộ quốc phòng vừa an toàn, vừa kín đáo, và không cần phiên dịch. Thế là tại phòng khách của Bộ quốc phòng Việt Nam ngày 22-8-1990 TBT Linh cùng viên đại sứ Trương Đức Duy đã thai nghén ra một kế hoạch cho cuộc gặp cấp cao Việt-Trung đầu tiên sau những cuộc chém giết đẫm máu, rùng rợn, dã man mang màu sắc của những cuộc chiến thời Trung cổ của quân đội Trung Quốc gây ra dọc biên giới phía Bắc nước ta đầu năm 1979.
Không đầy hai tháng sau cuộc gặp ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên diễn ra vào hai ngày 3 và 4-10-1990. Phía Việt Nam gồm TBT Linh làm trưởng đoàn, Phạm Văn Đồng khi đó 84 tuổi mắt đã lòa nhìn không rõ chữ tai nghe câu được câu chăng, và Đỗ Mười – Thủ tướng chính phủ, đã một thời hành nghề hoạn lợn. Không có mặt Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Phía Trung Quốc gồm Giang Trạch Dân và Lý Bằng. Cuối buổi, Giang Trạch Dân đọc hai câu thơ của Giang Vĩnh đời nhà Thanh tặng đoàn Việt Nam: “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại; tương kiến nhất tiếu mân ân cừu” (qua hết sóng gió anh em vẫn còn; gặp nhau cười một cái quên oán thù). Cảm kích quá, TBT Linh rưng rưng nước mắt họa lại đại ý rằng:
Anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ.
Trong khoảnh khắc oán hận biến thành mây khói;
Gặp lại nhau cười rạng rỡ,
Tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại.

Xin mở ngoặc nói thêm một chút về mối quan hệ giữa TBT Linh và Bộ trưởng ngoai giao Nguyễn Cơ Thạch. Ông Thạch có học, lịch lãm, là một nhà ngoại giao có tài, được thế giới biết đến, ông thông thạo nhiều ngoại ngữ, từng làm trợ lý đắc lực cho Lê Đức Thọ đối đầu với Henry Kissinger ở Hiệp Định Paris. Ông đã chủ trương thiết lập ngoại giao với Mỹ ngay từ những năm đầu của thập kỷ 80. Hơn nữa ông Thạch cũng như ông Bách là người cùng quê Nam Định với Lê Đức Thọ nên cũng được ông Thọ nâng đỡ đặc biệt. Ngược lại ông Linh học ít, trưởng thành ở chiến trường, lên làm TBT nhờ vào vận may. Thêm vào, ông Linh coi ông Thạch là một tay chân của Lê Đức Thọ và Trần Xuân Bách nên cần phải nhổ cho sạch cỏ.
Nhìn gương ông bạn đồng hương Trần Xuân Bách, ông Thạch tự biết rằng sự nghiệp chính trị của mình cũng đang vào chương kết. Vì thế trước khi thôi nhiệm sở, ông đưa một nghị quyết phải kiểm điểm những thành viên tham dự cuộc gặp Thành Đô vì đã vi phạm vào nghị quyết VI của Đảng về vấn đề Campuchia. Trong buổi kiểm điểm này, ông Phạm Văn đồng tỏ ra rất ân hận, cho rằng bị Trung Quốc lừa, chơi khăm. Còn TBT Linh thì phát biểu: “Bây giờ tôi vẫn nghĩ thế là đúng. Tôi không thấy ân hận về việc mình chấp nhận phương án…. âm mưu của đế quốc Mỹ chống phá chủ nghĩa xã hội. Nó đã phá Trung Quốc qua vụ Thiên An Môn, nay chuyển sang phá ta… Trung Quốc muốn thông qua Khmer Đỏ nắm Campuchia. Song dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước XHCN.”
Cũng trong buổi kiểm điểm này, có đầy đủ thành viên Bộ chính trị, ông Thạch đã phát biểu rằng chính các ông đang đưa Việt Nam trở lại thời kỳ Bắc thuộc, ám chỉ ông Linh và những thuộc hạ đã qụy lụy Trung Quốc một cách qúa hèn hạ.
“Kẻ cơ hội nhất hành tinh, xin chào Ngài!”
Tháng 10-1989 đi mừng Quốc khánh Đông Đức, đáng lẽ đó là việc của chủ tịch nước Võ Chí Công, và thủ tướng chính phủ Đỗ Mười, nhưng TBT Linh giành lấy với lý do ông muốn gặp trực tiếp đồng chí Honecker và nhất là trao đổi ý kiến với Gorbachev, để cứu vãn tình hình, kẻo không thì nguy khốn lắm rồi. Thế là ông Linh có mặt ở Đông Berlin. Vừa gặp Gorbachev chưa kịp nói gì thì Gorbachev cúi gập người, ngả mũ, và chào ông Linh rằng “Kẻ cơ hội lớn nhất hành tinh, xin chào Ngài!” Người phiên dịch giật mình, đỏ mặt, không biết dịch thế nào. Sau bữa đó, ông Linh bị bệnh nặng, liệt dây thần kinh số bảy, mặt méo, mắt nhắm không kín, miệng ngậm không chặt, ăn uống khó khăn. Nhất là khi nghe tin bức tường Berlin sụp đổ, ông càng bệnh nặng hơn. Vợ ông đi coi bói, thầy bói phán rằng ngõ hướng Bắc là không hợp với thần thổ địa, nên vợ ông cho mở về hướng Đông. Quả tình bệnh ông thuyên giảm. Khi hết nhiệm kỳ TBT, ông Linh còn làm cố vấn cho Ban chấp hành trung ương khóa VII và VIII. Ông qua đời vào tháng tư 1998, hưởng dương 83 tuổi. Khi ông chết dân tình bàn luận rằng ông tên Linh, nhưng không Thiêng, vì những điều ông nói không có gì ứng nghiệm cả. (Ngày đó dân Bắc kỳ thường truyền miệng câu “Linh mà không Thiêng, Hùng mà không Mạnh, Kiệt mà không Giỏi” ám chỉ ba ông Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, và Võ Văn Kiệt)
Đã hơn một phần tư thế kỷ trôi đi, kể từ khi ông Linh lãnh đạo công cuộc “Đổi Mới”, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia nghèo đói về kinh tế, lạc hậu về chính trị, man rợ về nhân quyền, băng hoại về đạo đức. Rồi đây những nhà sử học chân chính sẽ viết lại một cách sòng phẳng, công bằng về trách nhiệm của ông Linh đối với dân tộc Việt Nam. Nhất định sẽ không giống như những bồi bút đã tâng bốc ông.
© Trần Hồng Tâm

Tổng bí thư của “Đổi mới”

Tổng bí thư của “Đổi mới”


Nguyễn Văn Linh (1915- 1998). Ảnh On the net

Mèo mù bắt được cá rô

Tổng Bí Thư (TBT) Nguyễn Văn Linh có tên cúng cơm là Nguyễn Văn Cúc. Ông sinh ra và lớn lên ở Hưng Yên, một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Nhưng cuộc đời và sự nghiệp chính trị của ông lại gắn liền với mảnh đất Nam bộ nên những người đồng chí miền Nam gọi ông là “Mười Cúc”. Không thấy có tài liệu nào nói về học vấn của ông tại đất nước ở tuổi học đường.
Đại hội IV năm 1976 ông Linh giành được ghế trong Bộ chính trị (BCT), nhưng đến đại hội V năm 1980 bị gạt ra rìa, rồi được bầu bổ sung trở lại BCT. Đến đại hội VI năm 1986 thì ông được bầu làm TBT sau một cuộc đấu đá giữa hai chú khủng long Trường Chinh và Lê Đức Thọ.
Tháng 7 năm 1986 TBT Lê Duẩn qua đời vì chứng ung thư tiền liệt tuyến. Trường Chinh được chỉ định làm TBT vài tháng tạm thời trước kỳ đại hội. Chiếc ghế TBT mà ông Duẩn ngự trị suốt 26 năm ròng nay bỗng nhiên vắng chủ. Nó giống như một cô gái ở tuổi dậy thì, đang những ngày rụng trứng, hở hang, khêu gợi làm bao nhiêu kẻ thèm muốn.
Những kẻ thèm muốn này truớc hết phải kể đến Lê Đức Thọ. Ông Thọ là nhân vật quyền lực thứ hai trong BCT, chỉ sau Lê Duẩn. Khi Lê Duẩn sắp gần đất xa trời, ông Thọ tự thảo một di chúc trong đó có đoạn chỉ định ông Thọ thay ông Duẩn làm TBT, rồi bảo Lê Duẩn ký vào tờ di chúc đã viết sẵn. Ông Duẩn ức lắm, không ký và đuổi ông Thọ ra ngoài không thèm tiếp. Tiếp theo là Trường Chinh đang tạm thời giữ ghế TBT, cũng rất muốn trở thành TBT nhiệm kỳ tới. Trường Chinh tính toán rằng, nếu ông trúng TBT, sẽ đưa Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch nước, và Đoàn Duy Thành, người được Lê Duẩn rất tin tưởng, làm thủ tướng chính phủ.
Trong sự nghiệp chính trị của mình, Lê Đức Thọ đã đạt đến những đỉnh cao đầy quyền lực, nhưng chưa bao giờ có được một chức danh cho ra hồn như là TBT, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, chưa bao giờ được đọc diễn văn hay dạy dỗ công chúng như những lãnh tụ khác thường làm, ông chưa được tắm gội trong những ánh hào quang của 21 phát đại bác hay quân nhạc. Ông chưa bao giờ được đại diện Đảng, Nhà nước, hay Quốc hội đi thăm thú nơi này nơi kia. Trường Chinh thì ngược lại, đã có qua nhiều chức danh, khoác trên mình rất nhiều xiêm y lộng lẫy, nhưng quyền lực thực sự thì hơi bị ít. Lê Đức Thọ như con thoi, ra Bắc vô Nam để vận động dư luận và chuẩn bị “nhân sự”, còn Trường Chinh thì vùi đầu soạn thảo các văn kiện, nghị quyết chuẩn bị cho ĐH VI.

Lê Duẩn (1907- 1986)

Không được Lê Duẩn “đề bạt”, lại bị làm nhục, ông Thọ ức lắm, tung tin rằng cả gia đình Lê Duẩn sẽ bị “làm thịt” sau khi ông Duẩn về chầu diêm vương. Cùng lúc ông Thọ tiếp tục gây phe cánh và vận động hành lang cho mình, nhưng Đảng khi đó cũng không mặn mà gì với ông lắm, và ông Thọ ngầm hiểu điều này. Làm trưởng ban tổ chức trung ương đã lâu năm, kinh nghiệm đầy mình, lại là một kẻ đa mưu túc kế, ông Thọ đâu có chịu thua. Không ăn được thì đạp đổ. Ông chơi một ván bài ngửa với những đấu thủ chính trị của mình – “không được tham quyền cố vị, phải nhường chỗ cho những đồng chí khác.”
Cuối cùng cuộc vật lộn của hai con khủng long Trường Chinh-Lê Đức Thọ bước vào hồi kết. Tất cả: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp phải theo gương Lê Đức Thọ về nghỉ hưu. Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, đưa ông Linh thành TBT Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Như mèo mù vớ được cá rô, Nguyễn Văn Linh giành được ghế TBT mà không cần phải tung móng vuốt. Đường lối, nghị quyết, văn kiện “Đổi Mới” thì Trường Chinh đã dọn cỗ sẵn cho ông xơi. Còn về mặt “nhân sự”, ông thừa hưởng di sản lớn của Lê Đức Thọ, nghĩa là Bộ chính trị bao gồm 13 vị, trong đó có đến 7 vị là đệ tử ruột của ông Thọ.
NVL – “Nói Và Làm” hay “Nói Và Lờ”?

Ông Linh làm TBT được khoảng nửa năm, người ta thấy trên trang nhất của báo Nhân Dân đăng một loạt bài “Những việc cần làm ngay” ký tên NVL. Lúc đầu NVL được giải thích là chữ ký tắt của “Nói và Làm”. Sau được nói thẳng ra rằng đó là Nguyễn Văn Linh. Những bài báo này thường ngắn, ngôn ngữ bình dân, nội dung chung chung, không có ý tưởng mới lạ, không có sức đột phá lớn, nhưng phần nào nó cũng gây tiếng vang trong dư luận và làm cho nhiều cán bộ phải khó chịu. Được vài tháng thì loạt bài này biến mất, cả tác giả NVL cũng không còn xuất hiện và không có một lời giải thích. Dân ta vốn hài hước, dí dỏm, gọi NVL là “Nói Và Lờ”. Từ đó ngoài tên Nguyễn Văn Linh, Mười Cúc, ông có thêm một bí danh NVL, hay “Nói Và Lờ”.
“Cởi trói rồi lại trói vào như không”

Trần Độ (1923- 2002). Ảnh QSVN

Trần Độ khi đó làm trưởng ban văn hóa văn nghệ trung ương. Ông Độ và ông Linh thân nhau từ khi còn ở chiến trường. Nay trên địa hạt mới, hai người còn trở nên thân thiết hơn. Ông Linh đã nhờ ông Độ thu xếp cho cuộc gặp mặt 100 văn nghệ sĩ và những nhà hoạt động văn hóa với TBT vào hai ngày 6 va 7 tháng 10 năm 1987 tại Hà Nội. Trong hai ngày gặp mặt này, người ta ghi nhận rằng TBT Linh nói ít, chủ yếu là “lắng nghe” ý kiến của các văn nghệ sĩ. Đây là một điều trái ngược với những lãnh đạo khác thường nói nhiều hơn nghe. Khi Hồ Ngọc phát biểu về mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị, có những chỗ “đụng chạm”, Hồ Ngọc sợ bị chụp mũ mang vạ vào thân, nên anh đã ngập ngừng, rào trước đón sau. TBT Linh khuyến khích anh mạnh dạn lên, nếu còn rào đón thì chưa khá được đâu, phải tự “cứu mình” trước khi trời cứu. Cuộc họp còn có hai bài phát biểu được cho rằng súc tích, thẳng thắn, gai góc là của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện và nữ văn sĩ Dương Thu Hương. Khi ông Viện và bà Hương phát biểu xong, trong tiếng vỗ tay như sấm, TBT Linh đi đến từng người, bắt tay và ôm hôn thắm thiết, thăm hỏi, rồi xin lại bài phát biểu để nghiên cứu.
Cụm từ “Cởi trói” cho văn nghệ đã có từ trước, nhưng được TBT Linh dùng trong lời phát biểu kết luận của mình hôm ấy: “Đảng sẽ cởi trói cho văn nghệ”. Từ đó cụm từ “Cởi trói” được sử dụng một cách rộng rãi. Ngờ đâu không đầy một năm sau, trong một cuộc họp, ông Linh công khai phát biểu rằng “Nguyễn Khắc Viện là “con nhà địa chủ đòi lên mặt dạy đời””,“Dương Thu Hương là “con mẹ ranh cũng dám nho nhoe đòi làm Tổng thống”. Dân làm văn nghệ bấy lâu suy tôn ông Linh là “Tổng bí thư của Cởi trói” nay mới ngộ ra, thất vọng, chua chát như kẻ bị lừa tình, đã mượn ý của cụ Nguyễn Tiên Điền mà lẩy rằng:
“Thà rằng đừng cởi cho xong,
Cởi ra sao nỡ cột vào như không” 
Trần Xuân Bách – con dê tế thần

Trần Xuân Bách (1924- 2006). Ảnh Boxitvn.net

Trần Xuân Bách trước làm bí thư tỉnh ủy Hà Nam Ninh (nay là Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình), một vùng đất được mệnh danh là thủ đô của công giáo miền Bắc, với hai giáo phận nổi tiếng là Bùi Chu ở Nam Định và Phát Diệm ở Ninh Bình, cạnh đó còn có những giáo xứ trải dài ở các huyện duyên hải Kim Sơn, Vụ Bản, Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thủy. Lúc đó sự xung đột giữa công giáo và chính quyền xảy ra thường xuyên ở khắp nơi. Nhưng riêng ở Hà Nam Ninh, dưới sự lãnh đạo mềm mỏng, khôn khéo, và khoáng đạt của ông Bách, đã không có một va chạm đáng tiếc nào. Dân vùng này cũng dễ làm ăn, dễ thở hơn so với những tỉnh khác. Ông Bách thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, và có tiếng là giản dị, trong sạch nên được trung ương để ý, ông Bách lại là người cùng quê ông Lê Đức Thọ, nên được ông Thọ nâng đỡ đặc biệt.
Ông Bách thăng tiến rất nhanh, được bầu vào Ủy viên trung ương Khóa V năm 1982, và đến đại hội VI năm 1986 được vào Bộ chính trị. Ông đã từng giữ chức trưởng ban tôn giáo trung ương, chánh văn phòng trung ương, thành viên trong Bộ chỉ huy tối cao chiến dịch tấn công Campuchia tháng Giêng 1979, trưởng ban nghiên cứu lý luận trung ương, và trưởng ban đối ngoại trung ương.
Khi Đông Âu sụp đổ ông Bách được giao nhiệm vụ nghiên cứu tổng kết tìm ra nguyên nhân sụp đổ của phe “XHCN ” và đề ra một lối thoát cho Việt Nam. Ông Bách lập ra một nhóm giúp việc gồm những trí thức sáng giá, đầu ngành. Cuối cùng ông đã đưa ra những kết luận như là: Dân chủ không phải là ban ơn. Không thể dùng quyền lực thay cho năng lực. Đảng nằm trong chứ không được nằm ngoài và đứng trên xã hội. Đa nguyên kinh tế sẽ tất yếu dẫn đến đa nguyên chính trị. Kinh tế thị trường, và đa nguyên là những thành tựu nổi bật của nhân loại trong thế kỷ XX. Ông Bách chưa bao giờ dám dùng từ “đa Đảng”. Những phát biểu của ông Bách đã dẫn đến một cuộc đấu tố mang màu sắc của cải cách ruộng đất, được tổ chức dưới sự chủ trì của TBT Linh và sự phụ họa đắc lực của Đào Duy Tùng. Người ta đồn rằng cuộc đấu tố ông Bách diễn ra trong ba ngày liên tục. Người duy nhất trong Bộ chính trị bênh đỡ ông Bách là Nguyễn Cơ Thạch. Phút cuối cùng trước khi phán quyết, TBT Linh hỏi ông Bách rằng ông Bách có muốn thay đổi chính kiến, quan điểm, lập trường không, chỉ cần trả lời “có” hay “không” mà không cần giải thích. Nếu thay đổi, sẽ được giữ nguyên chức vụ, quyền hạn cùng quyền lợi. Ông Bách khẳng khái giữ nguyên thái độ, lập trường của mình. Tất nhiên hậu quả thì như mọi người đã biết.
Điều đáng bàn ở đây là ông Linh được mệnh danh là TBT của “Đổi Mới” mà lại bóp chết một tư tưởng “Đổi Mới” ở thời kỳ phôi thai. Thế là ông Linh đã đậy tấm ván thiên, và đóng những cái đinh cuối cùng lên cỗ quan tài chính trị của ông Bách.
Mượn tay Đào Duy Tùng để giết Trần Độ
Ngược dòng thời gian trở lại những năm giữa thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70, Trần Độ làm cấp phó cho ông Nguyễn Văn Linh ở chiến trường Nam bộ. Hai người rất gắn bó với nhau. Ông Trần Độ viết trong hồi ký của mình rằng, năm 1969 khi ông Hồ Chí Minh ốm nặng, ông Độ và ông Linh được thay mặt quân dân miền Nam ra Hà Nội thăm Bác. Cả hai ông được Bác mời ăn cơm. Khi Bác mất, cả hai ông cùng nghiêng mình kính cẩn bên linh cữu Bác. Thời gian lưu lại ở miền Bắc, ông Linh thường ghé thăm vợ con ông Độ. Khi ông Linh làm TBT, tình bạn của hai ông vẫn thắm thiết. Có lần ông Linh nói với ông Độ rằng “Té ra là tôi thì tự do về kinh tế, còn anh thì tự do về văn hóa”. Hai ông thường gặp nhau hàng tuần, rủ nhau đi xem phim, đàm đạo những công việc thế sự. Thế nhưng không đầy một năm sau, khi Trần Độ phát biểu trong hội nghị rằng “đánh giá một tác phẩm nghệ thuật thì ý kiến của TBT cũng giống như ý kiến của một công chúng bình thường”, Đào Duy Tùng mách lại cho ông Linh, ông Linh đã nổi giận mắng Trần Độ rằng “Anh nói thế là anh xúc phạm tôi nặng nề”. Cuối cùng TBT Linh viết thư cho Trần Độ “Dạo này tôi bận lắm, vì vậy có chuyện gì về văn hóa văn nghệ anh nói với anh Đào Duy Tùng, chứ đừng nói chuyện với tôi nữa”. Thế là số phận của Trần Độ cũng không khá gì hơn Trần Xuân Bách, được định đoạt trong tay Đào Duy Tùng – một đao phủ của “Đổi Mới”.
Chuyện gì đã xảy ra cho Trần Độ thì cả bàn dân thiên hạ đều biết. Chỉ muốn nhắc lại để thấy TBT Linh đã dẫn dắt con đường “Đổi Mới” của Việt Nam như thế nào.
Cuộc gặp Thành Đô hay sự đầu hàng hèn nhát
Vào những năm 60 khi Nguyễn Văn Linh còn là Bí thư trung ương cục miền Nam, thỉnh thoảng ông bí mật đi thăm Trung Quốc. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đều khen và cho rằng ông Linh là một người thừa kế đầy hy vọng trong thế hệ lãnh đạo tương lai của Việt Nam.
Khi trúng TBT ông Linh không tán thành đường lối chống Trung Quốc của Lê Duẩn nên ông tìm cách “sửa sai”. Tháng 10 năm 1989, Kaysone Phomvihane TBT Đảng Cộng Sản Lào, trên đường đi thăm Trung Quốc về ghé qua Hà Nội, chuyển lời thăm hỏi của Đặng Tiểu Bình đến TBT Linh. Được lời như mở tấm lòng, ông Linh lập tức cho mời viên đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy đến phòng khách của Trung ương Đảng để hội kiến. Sự có mặt của Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người có tư tưởng chống Trung Quốc, khiến TBT Linh chưa trút được bầu tâm sự bữa đó. TBT Linh tìm cách vô hiệu hóa Nguyễn Cơ Thạch bằng cách bí mật cho Hoàng Nhật Tân (con trai Hoàng Văn Hoan) mang một lá thư tay, và lời nhắn miệng tới đại sứ Trương Đức Duy rằng TBT rất muốn gặp riêng Trương Đức Duy ở Bộ quốc phòng vừa an toàn, vừa kín đáo, và không cần phiên dịch. Thế là tại phòng khách của Bộ quốc phòng Việt Nam ngày 22-8-1990 TBT Linh cùng viên đại sứ Trương Đức Duy đã thai nghén ra một kế hoạch cho cuộc gặp cấp cao Việt-Trung đầu tiên sau những cuộc chém giết đẫm máu, rùng rợn, dã man mang màu sắc của những cuộc chiến thời Trung cổ của quân đội Trung Quốc gây ra dọc biên giới phía Bắc nước ta đầu năm 1979.
Không đầy hai tháng sau cuộc gặp ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên diễn ra vào hai ngày 3 và 4-10-1990. Phía Việt Nam gồm TBT Linh làm trưởng đoàn, Phạm Văn Đồng khi đó 84 tuổi mắt đã lòa nhìn không rõ chữ tai nghe câu được câu chăng, và Đỗ Mười – Thủ tướng chính phủ, đã một thời hành nghề hoạn lợn. Không có mặt Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Phía Trung Quốc gồm Giang Trạch Dân và Lý Bằng. Cuối buổi, Giang Trạch Dân đọc hai câu thơ của Giang Vĩnh đời nhà Thanh tặng đoàn Việt Nam: “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại; tương kiến nhất tiếu mân ân cừu” (qua hết sóng gió anh em vẫn còn; gặp nhau cười một cái quên oán thù). Cảm kích quá, TBT Linh rưng rưng nước mắt họa lại đại ý rằng:
Anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ.
Trong khoảnh khắc oán hận biến thành mây khói;
Gặp lại nhau cười rạng rỡ,
Tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại.

Xin mở ngoặc nói thêm một chút về mối quan hệ giữa TBT Linh và Bộ trưởng ngoai giao Nguyễn Cơ Thạch. Ông Thạch có học, lịch lãm, là một nhà ngoại giao có tài, được thế giới biết đến, ông thông thạo nhiều ngoại ngữ, từng làm trợ lý đắc lực cho Lê Đức Thọ đối đầu với Henry Kissinger ở Hiệp Định Paris. Ông đã chủ trương thiết lập ngoại giao với Mỹ ngay từ những năm đầu của thập kỷ 80. Hơn nữa ông Thạch cũng như ông Bách là người cùng quê Nam Định với Lê Đức Thọ nên cũng được ông Thọ nâng đỡ đặc biệt. Ngược lại ông Linh học ít, trưởng thành ở chiến trường, lên làm TBT nhờ vào vận may. Thêm vào, ông Linh coi ông Thạch là một tay chân của Lê Đức Thọ và Trần Xuân Bách nên cần phải nhổ cho sạch cỏ.
Nhìn gương ông bạn đồng hương Trần Xuân Bách, ông Thạch tự biết rằng sự nghiệp chính trị của mình cũng đang vào chương kết. Vì thế trước khi thôi nhiệm sở, ông đưa một nghị quyết phải kiểm điểm những thành viên tham dự cuộc gặp Thành Đô vì đã vi phạm vào nghị quyết VI của Đảng về vấn đề Campuchia. Trong buổi kiểm điểm này, ông Phạm Văn đồng tỏ ra rất ân hận, cho rằng bị Trung Quốc lừa, chơi khăm. Còn TBT Linh thì phát biểu: “Bây giờ tôi vẫn nghĩ thế là đúng. Tôi không thấy ân hận về việc mình chấp nhận phương án…. âm mưu của đế quốc Mỹ chống phá chủ nghĩa xã hội. Nó đã phá Trung Quốc qua vụ Thiên An Môn, nay chuyển sang phá ta… Trung Quốc muốn thông qua Khmer Đỏ nắm Campuchia. Song dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước XHCN.”
Cũng trong buổi kiểm điểm này, có đầy đủ thành viên Bộ chính trị, ông Thạch đã phát biểu rằng chính các ông đang đưa Việt Nam trở lại thời kỳ Bắc thuộc, ám chỉ ông Linh và những thuộc hạ đã qụy lụy Trung Quốc một cách qúa hèn hạ.
“Kẻ cơ hội nhất hành tinh, xin chào Ngài!”
Tháng 10-1989 đi mừng Quốc khánh Đông Đức, đáng lẽ đó là việc của chủ tịch nước Võ Chí Công, và thủ tướng chính phủ Đỗ Mười, nhưng TBT Linh giành lấy với lý do ông muốn gặp trực tiếp đồng chí Honecker và nhất là trao đổi ý kiến với Gorbachev, để cứu vãn tình hình, kẻo không thì nguy khốn lắm rồi. Thế là ông Linh có mặt ở Đông Berlin. Vừa gặp Gorbachev chưa kịp nói gì thì Gorbachev cúi gập người, ngả mũ, và chào ông Linh rằng “Kẻ cơ hội lớn nhất hành tinh, xin chào Ngài!” Người phiên dịch giật mình, đỏ mặt, không biết dịch thế nào. Sau bữa đó, ông Linh bị bệnh nặng, liệt dây thần kinh số bảy, mặt méo, mắt nhắm không kín, miệng ngậm không chặt, ăn uống khó khăn. Nhất là khi nghe tin bức tường Berlin sụp đổ, ông càng bệnh nặng hơn. Vợ ông đi coi bói, thầy bói phán rằng ngõ hướng Bắc là không hợp với thần thổ địa, nên vợ ông cho mở về hướng Đông. Quả tình bệnh ông thuyên giảm. Khi hết nhiệm kỳ TBT, ông Linh còn làm cố vấn cho Ban chấp hành trung ương khóa VII và VIII. Ông qua đời vào tháng tư 1998, hưởng dương 83 tuổi. Khi ông chết dân tình bàn luận rằng ông tên Linh, nhưng không Thiêng, vì những điều ông nói không có gì ứng nghiệm cả. (Ngày đó dân Bắc kỳ thường truyền miệng câu “Linh mà không Thiêng, Hùng mà không Mạnh, Kiệt mà không Giỏi” ám chỉ ba ông Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, và Võ Văn Kiệt)
Đã hơn một phần tư thế kỷ trôi đi, kể từ khi ông Linh lãnh đạo công cuộc “Đổi Mới”, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia nghèo đói về kinh tế, lạc hậu về chính trị, man rợ về nhân quyền, băng hoại về đạo đức. Rồi đây những nhà sử học chân chính sẽ viết lại một cách sòng phẳng, công bằng về trách nhiệm của ông Linh đối với dân tộc Việt Nam. Nhất định sẽ không giống như những bồi bút đã tâng bốc ông.
© Trần Hồng Tâm

Về Đại Hội Đảng kỳ XI

Phong thủy đại hội đảng csvn XI

Thiên Ðức 
(Bài viết dành riêng tặng thế hệ sau chiến tranh tại đại hội đảng XI)
Tác giả không giữ bản quyền, rất mong bạn đọc tiếp tay phổ biến rộng rãi thành thật cám ơn.
Hằng năm vào dịp đầu năm âm lịch, Thiên Ðức khai bút vài dòng liên quan đến phong thủy hay tử vi lý số. Ðặc biệt năm nay tại vùng trời quê hương cách xa, đã, đang và sắp có những biến chuyển trọng đại xảy ra ảnh hưởng cho toàn dân tộc Việt, vì thế phá lệ một lần Thiên Ðức khai bút sớm vào đầu năm dương lịch với một đề tài phong thủy mang tính thời sự như tựa đề nêu trên. Mong bạn đọc bình tâm theo dõi, để chọn lựa một thái độ thích hợp với sự biến thiên của thời cuộc.
Theo lời phát biểu chính thức của ông Nông Ðức Mạnh trong buổi bế mạc phiên họp hội nghị ban Chấp hành trung ương 14 khóa X, nguyên văn như sau:
Về giới thiệu nhân sự ứng cử Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI, Hội nghị lần này đã xem xét, cân nhắc, lựa chọn, bổ sung vào kết quả có được tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, nhất trí thông qua danh sách để giới thiệu với Ðại hội lần thứ XI của Ðảng. (1)
Tổng hợp các nguồn tin đáng tin cậy như VOA, BBC, RFA, RFI, danh sách được thông qua dự kiến như sau:
Ông Nguyễn Phú Trọng, 66 tuổi sẽ trở thành Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Trương Tấn Sang, 61 tuổi, Chủ tịch nước,
Ông Phạm Quang Nghị, 61 tuổi, (hay Nguyễn Sinh Hùng?) Chủ tịch Quốc hội
Ông Nguyễn Tấn Dũng, 61 tuổi, tiếp tục làm Thủ tướng.
Nếu những sự kiện trên trở thành sự thật sau đại hội đảng XI thì đây là một bằng chứng không thể tranh cãi là toàn thể ban chấp hành trung ương, bộ chính trị khóa X đảng CSVN chẳng những ngồi “ỉ…” trên hiến pháp mà còn cả trên “luật đảng “ hiện hành nữa.
* Ngồi trên hiến pháp :
Hiến Pháp nước Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam qui định rõ ràng:
Ðiều 83
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Ðiều 84
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
………
6- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương;
7- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;”
Theo qui định không phổ biến chính thức, các chức vụ tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội phải là những đại biểu quốc hội. Kỳ bầu cử quốc hội khóa tới chưa tổ chức, luật bầu cử mới chưa ban hành, thế mà ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Tấn Dũng đã được chọn làm đại biểu quốc hội và giữ những nhiệm vụ nói trên là một bằng chứng gian lận trước bầu cử, một hình thức tước đoạt quyền bỏ phiếu của người dân.
Ngoài ra chức vụ chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ phải do toàn thể đại biểu quốc hội mới bầu chứ không phải do ban chấp hành trung ương đảng csvn chỉ định. Quốc hội mới chưa hình thành, đại biểu quốc hội chưa thảo luận, bỏ phiếu, thế mà Phạm Quang Nghị đã được bầu chọn tiến cử làm chủ tịch quốc hội. Trương Tấn Sang chủ tịch nước, Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng chính phủ. Ðiều này chứng tỏ đảng csvn đã cướp quyền bầu cử của đại biểu quốc hội.
* Vi phạm trầm trọng điều lệ đảng:
Theo bản điều lệ đảng sửa đổi sau đại hội đảng X năm 2006 qui định như sau:
Ðiều 9:
Ðảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Ðảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Ðảng là Ðại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Ðảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy).
Ðiều 17:
1. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Ủy viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Ủy viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Ủy viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; (2)
Theo tinh thần các điều lệ đảng nói trên, đại hội đảng là cơ quan lãnh đạo cao nhất, bầu ra và định số lượng ủy viên ban chấp hành trung ương, từ đó ban chấp hành mới bầu bộ chính trị và tổng bí thư trong số ủy viên bộ chính trị. Những quy định này đưa đến hệ luận rằng:
Tất cả ủy viên ban chấp hành trung ương cũng như ủy viên bộ chính trị hiện hành không đương nhiên được tái nhiệm mà phải qua đại hội đảng xét tuyển và bầu cử.
Tất cả thành viên còn lại của bộ chính trị sắp mãn nhiệm chưa chắc đã hội đủ tiêu chuẩn, sự tín nhiệm để được bầu chọn làm thành viên trong bộ chính trị mới. Bởi một lý do rất đơn giản là những thành viên này chưa được đảng hội đảng bầu chọn làm ủy viên ban chấp hành trung ương, rồi từ đó được bầu chọn làm ủy viên bộ chính trị. Ví dụ cụ thể ông Nguyễn Tấn Dũng lảnh đạo trực tiếp Vinashin bị phá sản, đang bị nhiều cán bộ đảng viên yêu cầu từ chức. Vậy ông Nguyễn Tấn Dũng có hội đủ tiêu chuẩn để tái nhiệm phải do đại hội đảng XI bình xét, chứ không phải do ban chấp hành trung ương và bô chính trị sắp mản nhiệm.
Vấn đề gây tranh cãi hiện nay là:
Phải chăng hành vi bầu chọn hiện nay của hội nghị ban chấp hành trung ương 14 khóa X trước đại hội đảng đã giẫm chân tước đoạt quyền đề cử và bầu cử toàn thể đại hội đảng XI, và còn tước đoạt quyền đề cử và bầu cử của ban chấp hành trung ương mới chưa được hình thành bởi đại hội đảng?
Thật vậy trên thực tế hiện nay, sự việc ban chấp hành trung ương sắp mãn nhiệm đã bầu chọn để giới thiệu tổng bí thư mới, và những nhân sự chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội trong số ủy viên bộ chính trị củ còn sót lại và sắp mãn nhiệm kỳ là vi phạm trầm trọng điều lệ đảng.
Xét cụ thể vấn đề ông Nguyễn Phú Trọng 66 tuổi đã quá tuổi hồi hưu, có đủ tư cách và tiêu chuẩn để làm ứng viên chức vụ ủy viên bộ chính trị hay không là thuộc quyền đại hội đảng XI chứ đâu phải quyền của ban chấp hành trung ương sắp mãn nhiệm kỳ. Sự việc ban chấp hành khóa X xét đặc cách lưu nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng làm ủy viên bộ chính trị thêm một nhiệm kỳ với chức vụ đề nghị là tổng bí thư đảng là một sự vi phạm trầm trọng điều lệ đảng vừa mới sửa đổi chưa ráo mực. Hai vi phạm cụ thể nghiêm trọng là;
- Vi phạm quyền xét và bầu chọn ủy viên ban chấp hành của đại hội đảng XI
- Vi phạm quyền đề cử và bầu chọn ủy viên bộ chính trị mới, quyền đề cử và bầu cử tổng bí thư của ban chấp hành trung ương mới chưa được hình thành bởi đại hội XI.
Ðây chính là sự kiện sinh đẻ ngược dòng, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông bà nội.
Ngoài ra hội nghị ban ban chấp hành trung ương 14 khóa X đã tạo ra một tiền lệ bất công nguy hiểm ngay chính trong lòng đảng CSVN, thật vậy theo quy định tuổi hưu trí là 65 tuổi, tính đến ngày đại hội XI vào tháng giêng năm 2011 thì ông Nguyễn Văn Chi sinh ngày 28 tháng 7 năm 1945, vừa đủ 66 tuổi hưu trí.
Phạm Gia Khiêm sinh ngày 6 tháng 8 năm 1944 trên 67 tuổi hưu trí.
Thế nhưng ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 cũng đã 67 tuổi, già hơn ông Nguyễn Văn Chi và cùng tuổi với ông Phạm Gia Khiêm lại không bị hưu trí mà còn được chỉ định làm tổng bí thư đảng sắp tới.
Quy định về tuổi hưu trí tại VN đã được thực hiện 60 năm qua cho cán bộ, đảng viên công nhân viên: nam nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Trong khi thành phần ủy viên bộ chính trị nghỉ hưu 65 tuổi đã là một nghịch lý nội tại trong lòng chế độ, giờ đây
đảng để cho ông Nguyễn Phú Trọng 67 tuổi quá tuổi hưu trí hai năm, tiếp tục làm việc là một hành vi phá hủy luật đảng cũng như luật pháp Việt Nam.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã quá tuổi hưu trí, được đặt cách lưu nhiệm, không dựa trên những nguyên do khả dĩ chính đáng như là công trạng đặc biệt hay là khả năng chuyên môn không thể thay thế. Thực tế ông Nguyễn Phú Trọng không hề có công trạng gì đáng kể, cũng chưa hề làm tổng bí thư thì làm sao có khả năng chuyên môn không thể thay thế. Lý do lưu nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng chủ yếu dựa vào cảm tính chủ quan của những lão già đã hưu trí và những kẽ thế hệ chiến tranh còn sót lại trong bộ chính trị sắp mãn nhiệm. Ðiều này sẽ tạo nên một tiền lệ nguy hiểm, bất ổn chính trị cho những ai đó sau này có thể đưa ra những lý do vu vơ để tiếp tục lưu nhiệm đưa đến sự độc đoán chuyên quyền sự phiêu lưu chính trị của những kẽ đương quyền đến tuổi hưu trí.
Với thành tích ngồi “ỉ…” trên hiến pháp và luật đảng như vậy , đảng csvn có còn tư cách để nói vấn đề tập trung dân chủ trong đảng hay không? Xây dựng nhà nước pháp quyền hay không?
Rất tiếc loạt bài nghiên cứu này không nhằm góp ý vào nội dung của các dự thảo văn bản đại hội đảng XI, cũng không nhằm giải đáp những nghịch lý trên mà chỉ đưa ra một cảnh báo về hình thức tổ chức đại hội đảng XI hiện nay đã vi phạm nguyên tắc cơ bản phong thủy đưa đến hậu quả tác hại nghiêm trọng cho đất nước.
I/- Cái huôn của người thất bại :
Theo phong thủy, một người giám đốc tiếp quản một xí nghiệp làm ăn thất bại, điều cốt lõi cơ bản về phong thủy là người giám đốc mới phải thay đổi ít nhiều về hình thức xí nghiệp như là bàn ghế, sơn quét, trang trí lại và đặc biệt nhất về nội dung là ông giám đốc mới không bao giờ dùng lại chương trình hay kế sách của người đi trước. Bởi một lý lẽ rất giản dị nếu ý tưởng của người đi trước đúng thì tại sao lại thất bại để phải hô hào đổi mới, hay nhường ghế cho người khác. Giải thích về phương diện phong thủy, những tư tưởng của người giám đốc trước để lại luôn luôn hàm chứacái huôn của người thất bại
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đảng CSVN đã kiên định thực hiện hai nhiệm vụ chính:
- Xây dựng xã hội chủ nghĩa
- Bảo vệ tổ quốc (toàn vẹn lãnh thổ)
Ðể thực hiện sứ mạng này đảng đã đổi tên nước là : “Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam “Ðộc lập – Tự do – Hạnh Phúc”. Giờ đây đã ba mươi lăm năm qua chỉ là một giấc mơ của lịch sử, nhưng lại là một chặng đường vừa đủ để đánh giá lại ước mơ của một thế hệ. Hay nói rõ ra thế hệ chiến tranh của đảng csvn mong muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa trên đất nước Việt Nam đã thành công hay thất bại?
1)- Mục tiêu Xã Hội Chủ Nghĩa: hai đặc tính cơ bản để thể hiện tính ưu việt của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa đó là giáo dục và y tế cho người dân không phải mất tiền. Hiến pháp Việt Nam cũng quy định rõ ràng:
Ðiều 59 Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí.
Thế nhưng thực tế cho thấy trẻ em mẫu giáo chẳng những phải đóng tiền mà còn phải thi tuyển mới có thể vào trường học, kể cả mẫu giáo. Dân nghèo bị bệnh đành phải chịu chết trước của bịnh viện. Hai đặc tính ưu việt không thực hiện được, mục tiêu xây dựng XHCN không còn ý nghĩa gì nữa, hoàn toàn thất bại.
2)- Mục tiêu Ðộc lập – Tự do – Hạnh phúc cũng không đạt được. Thật vậy, suốt ba mươi lăm năm hòa bình, đảng csvn từng tự hào giương cao ngọn cờ độc lập đi liền với sự toàn vẹn của tổ quốc, giờ đây thực tế đã cho thấy Hoàng Sa – Trường Sa đã mất vào tay Trung Quốc, đảng csvn đã hèn nhát trước sự bá quyền của Trung Quốc trong việc bức hiếp ngư dân ở biển Ðông. Nhượng đất biên giới, lại còn cho thuê dài hạn những vùng đất biên giới đầu nguồn cũng chính là một hình thức cắt đất cho ngoại bang.
Người dân hoàn toàn không có tự do nói lên chính kiến của mình, thậm chí bày tỏ lòng yêu nước mà phải đi tù như Ðiếu Cày, Phạm Thanh Nghiên. Dân oan ba miền khiếu kiện triền miên, nỗi oan khiên chồng chất theo năm tháng. Người dân hoàn toàn không có hạnh phúc.
Như vậy có thể kết luận rằng đảng cọng sản Việt Nam đã hoàn toàn thất bại trước hai nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc. Hay nói một cách khác Xã hội chủ nghĩa chỉ là một ước mơ không thành của thế hệ trong chiến tranh
Có hai vấn đề đặt ra ở đây:
1)- Thế hệ trong chiến tranh đã lão hóa sắp bước vào bóng tối chính trị của lịch sử, đã hoàn toàn thất bại trong việc thực hiện lý tưởng XHCN tính từ khi thành lập đảng đến nay là 80 năm, vậy thế hệ này có còn đủ tư cách và khả năng để đưa ra những bản dự thảo xây dựng đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa cho thế hệ sau chiến tranh hay không?
2)- Yếu tố nào để đưa đến thành công: Trước đây lúc khối chủ nghĩa xã hội đứng đầu là Liên Xô còn hưng thịnh, đảng cọng sản Việt Nam quyết tâm tiến nhanh tiến mạnh tiến vũng chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa dưới cái bóng của Liên Xô và trung Quốc, kết quả đất nước nghèo mạt, tụt hậu đến bờ vực thẳm. Giờ đây khối XHCN tan rả, đảng cọng sản Việt Nam đã đi ăn mày khắp thế giới, kể cả ăn mày “chất xám và tiền bạc” của cái bọn mà một thời theo tên gọi của đảng là “bọn ma cô đĩ đĩ điếm, liếm gót ngoại bang” qua cái nghị quyết 36.
Vậy câu hỏi đặt ra đảng cọng sản Việt nam dựa vào yếu tố nào để xây dựng thành công định hướng xhcn Việt Nam? Hay nói một cách khác là sự thành công trong việc định hướng xhcn Việt Nam là hoàn toàn tùy thuộc vào sự bố thí của khối tư bản và bọn phản quốc hay sao?
Tóm lại thế hệ trong chiến tranh đã hoàn toàn thất bại trong mục tiêu xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa từ khi đảng ra đời cho đến lúc thế hệ này bước những bước chân cuối cùng vào quá khứ , thì không thể có đủ tư cách và khả năng để đưa ra những văn kiện đại hội đảng xây dựng đất nước trên nền tảng định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa mà không mang cái huôn của người thất bại của cả một đời người trong toàn thế hệ.
1)-Diễn văn bế mạc hội nghị ban chấp hành trung ương 14 khóa X của tổng bí thư Nông Ðức Mạnh
http://saigonbao.com/news-room-cong-san/cong-san-viet-nam-communist-party.htm
2)- Ðiều lệ đảng cọng sản Việt Nam năm 2006
http://saigonbao.com/news-room-cong-san/cong-san-viet-nam-communist-party.htm
II/- Cái huôn của kẻ phản bội:
Một câu hỏi đặt ra từ đại hội X cho đến nay vẫn chưa được giải đáp chính thức là: Ðất nước Việt nam chấm dứt tiếng súng và thống nhất từ năm 1975 dưới sự lãnh đạo liên tục của đảng Cọng Sản Việt Nam từ đó cho đến nay, thế thì tại sao trong các văn kiện đại hội X và XI lại chối bỏ giai đoạn lịch sử then chốt và quan trọng từ 1975 – 1986, cũng là thập niên đầu khai sinh nước Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam?
Ðể làm sáng tỏ vấn đề này không gì hơn làm cuộc so sánh những nét đại cương cơ bản của hai thời kỳ ắt sẽ có kết luận rõ ràng:
a)- Thời kỳ “trước đổi mới” tạm dùng đặt tên cho giai đoạn lịch sử từ năm 1975 – 1986:
Tại đại hội IV, Ông Lê Duẩn đã từng kiêu hãnh tuyên bố: nước Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa với phương cách “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa” bằng cách thực hiện kiên quyết các biện pháp được tóm lượt như sau:
- Chủ nghĩa Mac – Lenin là tư tưởng chủ đạo chính như là một loại kinh thánh không ai có thể tranh cãi.
- Xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản, là nguồn sức mạnh cơ bản và cốt tử của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Xác định kẻ thù chính là đế quốc Mỹ và bọn tư bản đang rẫy chết.
- Tập trung tư liệu sản xuất bằng biện pháp quốc hữu hóa tài sản của nhân dân, cải tạo công thương nghiệp, cải cách ruộng đất.
- Kinh tế chỉ còn tồn tại hai thành phần đó là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Trong giai đoạn này thành phần kinh tế tư nhân và cá thể phải bị tiêu diệt. Kiên quyết xóa bỏ mọi hình thức bóc lột.
- Y tế và giáo dục hoàn toàn miễn phí. Ðảng csvn từng tự hào tuyên bố đây chính là tính ưu việt của xã hội chủ nghĩa.
b)- Thời kỳ đổi mới, và tiếp tục đổi mới toàn diện từ đại hội VI đến XI: (1986 – 2011), thực hiện các biện pháp cụ thể như sau:
- Chủ nghĩa Mac Lenin vẫn tiếp tục làm kim chỉ nam để xây dựng đảng và xã hội chủ nghĩa, ngoài ra còn thêm vào tư tưởng Hồ Chí Minh mà trước đó không hề xuất hiện.
- Xây dựng nhà nước chuyên chính hữu sản: Thật vậy từ đại hội X, đảng csvn chính thức chấp nhận cho đảng viên làm kinh tế tư bản không giới hạn qui mô, tức là có quyền bóc lột tối đa. Ngoài ra với Nghị định số 37/2007/NÐ-CP ngày 09/03/2007 kiểm kê tài sản là một hình thức công khai và chính thức công nhận viên chức nhà nước được hợp pháp sở hữu mọi loại tài sản. Nói một cách khác đây là bản khai tử chính thức nhà nước chuyên chính vô sản để thiết lập nhà nước chuyên chính hữu sản.
- Kẻ thù chính là diễn biến và tự diễn biến hòa bình, đảng sẵn sàng đi ăn mày viện trợ và cầu mong kẻ thù đế quốc Mỹ trở lại Việt nam. Hình ảnh ông Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng đi cửa sau tòa bạch ốc là một minh chứng. Ðảng CSVN chưa hề có một sự giải thích chính thức nào cho dân chúng Việt Nam về sự kiện này.
- Tư liêu sản xuất không còn tập trung vào nhà nước mà từng bước cổ phần tư nhân hóa
- Xây dựng nền kinh tế thị trường “định hướng xã hội chủ nghĩa?” với nhiều thành phần trong đó kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, thành phần kinh tế tập thể hoàn toàn phá sản, kinh tế tư nhân được hồi sinh và phát triển. Ðiển hình trong giai đoạn này là Việt Nam xin gia nhập tổ chức WTO và đang từng bước vận động quốc tế công nhận Việt nam đủ điều kiện để thực hiện nền kinh tế thị trường (một hình thức chối bỏ cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa)
- Y tế và giáo dục không còn miễn phí mà chi phí của dịch vụ này được thả nổi theo giá trị tiền tệ trên thực tế.
Qua so sánh trên có thể đưa ra những kết quả như sau:
a/- Giai đoạn trước đổi mới: sau 10 năm thực hiện, dân tộc Việt Nam từng có cơ hội biến thành ngựa để nhai bo bo đỏ của các trại chăn nuôi Liên Xô. Thực tế đất nước rơi vào vực thẳm đói khổ cùng cực. Giải thích sự kiện này có một số người đã đặt nghi vấn về giá trị và hậu quả khi thực hiện chủ nghĩa Mac Lenin, mà báo Tuổi Trẻ đã dùng một từ rất ấn tượng cho giai đoạn này là “đêm đen trước đổi mới”?
Tại sao đảng Cọng sản Việt Nam không làm rõ trách nhiệm của mình trong giai đoạn này, cũng như rút ra những bài học về những lý do nào đưa đến thất bại? Tại vì đảng cọng sản Việt Nam ngu dốt không học thuộc bài nên áp dụng sai chủ thuyết Mac Lê Nin hay là tại chủ nghĩa Mac Lenin sai nên cần phải đổi mới và bổ sung thêm là tư tưởng Hồ Chí Minh. Hoặc cả hai lý do đều đúng.
b/- Giai đoạn đổi mới và tiếp tục kêu gọi đổi mới toàn diện: Tất cả các biện pháp trong các giai đoạn này hoàn toàn quay ngược lại 180o so với các biện pháp thực hiện trong giai đoạn trước đổi mới. Ðưa đến kết quả Việt Nam phát triển đạt được một số thành tựu về kinh tế mà đảng tự hào liệt kê trong các văn kiện đại hội đảng XI.
Như vậy tên gọi đổi mới trong giai đoạn này hoàn toàn không chính xác, mà phải gọi là giai đoạn đi ngược trở lại từ đầu khởi điểm chưa có chế độ cọng sản tại Việt Nam như tái lập quyền tư hữu, cho đảng viên làm kinh tế, bãi bỏ chuyên chính vô sản để tái lập nhà nước hữu sản như thời chính phủ Trần Trọng Kim hay Việt Nam Cọng Hòa trước đây. Hai đặc tính ưu việt đầy tự hào của nhà nước xhcn không còn nữa thua xa VNCH trước đây còn có trường công cho học sinh miễn phí và bịnh viện công cho dân nghèo.
Ðiều này cũng có nghĩa đây là giai đoạn từng bước xa rời chủ nghĩa Mac Lê Nin để trở về với con đường chủ nghĩa tư bản mà Mac Lenin từng lên án. Hay nói chính xác và cụ thể hơn đảng Cọng Sản Việt nam đang trên đường càng ngày càng phản bội chủ nghĩa Mac Lenin.
Truyện Tam Quốc chí kể rằng, Ngụy Diên ban đầu là một viên tướng có chức vụ trung bình của Lưu Biểu. Ngụy Diên đã đầu hàng và theo phò Lưu Bị sau khi Lưu Bị chiếm được Trường Sa khoảng năm 209.
Ngụy Diên là một tướng tài, qua ý kiến Khổng Minh, Lưu Bị trọng dụng phong đến chức thái thú Hán Trung năm 219, nhưng lòng Khổng Minh không bao giờ tin dùng. Thực tế đã xảy ra, sau khi Khổng Minh mất, Ngụy Diên quả nhiên làm phản nhưng Khổng Minh đã tiên đoán trước nên bày kế cho Mã Ðại chém chết Ngụy Diên.
Lý giải cho sự kiện này về mặt phong thủy rất là đơn giản, bởi những người đã từng đầu hàng, phản bội luôn luôn tiềm ẩn cái huôn “phản bội của kẻ phản bội”.
Hiện nay đảng csvn hô hào học tập “đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh” thế nhưng thực tế đảng lại luôn luôn phản bội ông Hồ Chí Minh bởi những sự kiện cụ thể như sau:
- Ông Hồ viết di chúc với ước nguyện hỏa thiêu thân xác.
Ðảng xây lăng, ướp xác lại còn giở trò làm xác giả để triển lãm cho khách du lịch.
- Ông Hồ trong di chúc kêu gọi đoàn kết đấu tranh vô sản.
Ðảng cho đảng viên làm kinh tế không giới hạn qui mô.
- Ông Hồ mong muốn xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Ðảng gặp dân đòi hỏi đối thoại thì bỏ chạy trốn.
- Ông Hồ chủ trương dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra.
Ðảng cố tình bóp miệng dân, không cho nói.
Khai bút đầu năm 2010 người viết đã phổ biến loạt bài nghiên cứu “Phong thủy tính sổ ngày tàn chế độ Cọng Sản Việt Nam” (1)
Theo ghi nhận khách quan, thế hệ chiến tranh sắp sửa ra đi sẽ để lại sản nghiệp chính trị cho thế hệ sau chiến tranh như sau:
1)- Gia sản của ông Hồ Chí Minh là một xác ướp đã hư thúi hơn 40%, nằm giữa lăng Ba Ðình gây ảnh hưởng phong thủy nghiêm trọng cho đất nước. Ngoài ra đảng csvn cưỡng chế dân tộc Việt Nam học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, dân tộc Việt nam phải trở thành những kẽ lùn trí tuệ “đui diếc, câm” trước tư tưởng của một xác thúi vong bản từ lúc sống tuyên bố không hề có tư tưởng gì cả ngoài Mác Lenin cho đến lúc chết viết di chúc mong muốn đi thăm cụ Mac, cụ Lê quên cả cha mẹ ông bà tổ tiên và tổ quốc.
2)- Ðảng csvn đã mất đi lý tưởng, khi chấp thuận cho đảng viên làm kinh tế không giới hạn qui mô, không còn có linh hồn thì chẳng khác gì một xác chết chưa chôn. Ðảng csvn hiện nay chỉ là một tập hợp liên kết nhau vì quyền lợi và tham nhũng chứ không phải vì lý tưởng như trong thời kỳ chiến tranh.
3)- Ðảng csvn đã sai lầm chia rẽ dân tộc ra hai thành phần giai cấp “vô sản và không vô sản” gây ra bao cảnh ly tan, chết chóc đau khổ, lòng người oán hận, cho đến nay đảng không hề có thực tâm giải quyết hậu quả của những sai lầm đó. Món nợ “Hòa giải dân tộc” vẫn còn đó ai sẽ là người giải quyết?
Ngoài ra Việt nam đang trên đường phá sản với tỉ lệ nợ nước ngoài đã vượt qua ngưỡng cửa an toàn. Phải chăng đảng csvn phải bán đất cắt biển cho thuê đất cho Trung Quốc để trả nợ? (tham khảo thêm toàn văn bài viết, đính kèm)
Với sản nghiệp chính trị để lại thê thảm và tệ hại như vậy, những người đại diện cho thế hệ chiến tranh hiện nay là toàn bộ ban chấp hành và bộ chính trị khóa X cũng chính là những kẽ có trách nhiệm về sự thất bại trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội vào bảo vệ tổ quốc, cũng là người đang trên từng bước phản bội chủ nghĩa Mac Lenin và ông Hồ Chí Minh, vậy những kẽ này còn có tư cách và khả năng để đưa ra những văn kiện đại hội đảng tuyên bố kiên trì xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo kinh chỉ nam của chủ nghĩa Mac Lenin hay không?
Trước những thành tích và bằng chứng cũng như việc làm của những người thế hệ trong chiến tranh còn sót lại như trên có thể nào đem lại niềm tin cho thế hệ sau tiếp bước theo con đường của lớp người đi trước hay không? Những văn kiện đại hội đảng XI đã mang cái huôn thất bại và phản bội như đã trình bày trên có đem lại hiệu quả xây dựng đất nước trong thời gian tới hay không?
Thế hệ sau chiến tranh có thể nào mãi mãi cúi mặt nhận chịu tất cả những hậu quả thảm hại và chấp nhận hèn nhát làm viên sỏi lót đường để cho thế hệ chiến tranh hạ cánh an toàn hay không?
Tại sao tương lai của đất nước lại không do thế hệ trẻ sau chiến tranh quyết định bằng những văn kiện mới do chính thế hệ sau chiến tranh soạn thảo phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước?
Tại sao nhân sự lãnh đạo mới không do chính thế hệ trẻ sau chiến tranh tự đề cử và bầu chọn, mà phải chịu sự áp đặt của những lão già quá tuổi hưu trí, trong chiến tranh đã từng thất bại và phản bội?
Thế hệ sau chiến tranh nghỉ gì, phải làm gì để không hổ thẹn và tủi nhục với tiền nhân, với dân tộc, với đất nước hôm nay và mai hậu?
Nguyện cầu hồn thiêng sông núi linh thiêng chứng giám và hỗ trợ cho thế hệ sau chiến tranh có đủ dũng khí để có thái độ thích hợp trước đại hội đảng XI, để đưa đất nước ra khỏi vòng cương tỏa của bè lũ phản bội và thất bại nói trên.
Ðất nước Việt Nam mãi mãi tồn vinh, đảng csvn không phải là đất nước hay dân tộc mà chỉ là một bộ phận chính trị đã đánh mất lý tưởng, đã thất bại và phản bội chủ nghĩa Mac Lenin và Hồ Chí Minh không còn lý do để tồn tại, tất yếu phải cáo chung.