27/1/11

Lật lại hồ sơ lý lịch của tân UVBCT

Dân Làm Báo – Trong thành phần của thập tứ đại thiên lôi lớp 11, có thêm 1 thiên lôi mới toanh, tuổi trẻ, tài cao, học rộng. Đó là đồng chí Trần Đại Quang – Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công An.
Theo TTXVN thì đồng chí Quang sinh ngày 12/10/1956 tại Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đồng chí nắm trong tay mảnh bằng Phó giáo sư-Tiến sỹ Luật với trình độ Lý luận chính trị là “Cao cấp”. Đồng chí tham gia vào con đường hoạn lộ năm 1972.
Năm 2006 là năm “phất” của đồng chí Đại Quang. Chỉ trong năm này, đồng chí trở thành Thiếu tướng, Phó Tổng cục An ninh, Bộ Công an rồi thành Thứ trưởng bộ Công an, chui vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2006-2010. Một năm sau, đồng chí được thăng hàm Trung tướng.
Tuy nhiên việc đồng chí Quang chui ra lúc nào thì lại không được êm thuyền xuôi mái. Cái vụ ngày sinh tháng đẻ của đồng chí tân ủy viên BCT này đã làm bà con huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đem ra mỗ xẻ như mỗ lợn trong bàn nhậu.
Nếu theo như lời khai báo thì đồng chí thứ trưởng CA thì chàng vào đảng năm 16 tuổi. Cái này đúng là tuổi trẻ dấn thân cao độ, chưa đến tuổi yêu…  gái đã yêu đảng rồi. Và  nếu thế thì chỉ mới có 40 mà đồng chí đã là thứ trưởng công an.
Sự thực thì hổng phải dzậy! Số là để đủ “trẻ” nhằm bò vào ghế Thứ trưởng bộ công an, đồng chí Quang đã “biểu” chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình là đồng chí Đinh Văn Hùng ký văn bản ăn gian và thụt lùi ngày cất tiếng khóc mừng đảng rồi mới mừng xuân của đồng chí ấy đến 6 năm.
Đồng chí Hùng Đinh ký giấy vào năm 2004, tức là mãi cho đến mấy chục mùa thu lá rụng sau và 2 năm trước khi chụp được cái ghế thứ trưởng công an, thì ông quan to của một ngành mà việc điều tra lí lịch cực kỳ kỹ càng mới long trọng trình làng cái tờ giấy “xác nhận” ngày sinh.
Mà thiệt là rắc rối chi cho nó mệt xác. Đã có tài liệu gốc còn lưu giữ tại địa phương thì tội… mẹ gì phải hành xác đồng chí chủ tịch ta ký tên đóng dấu cho mệt. Kêu chúng “phắc” về là xong ngay! Cái gì mà phải xác định coi bộ là có … âm mưu.
Nhưng mà âm mưu gì chưa biết chỉ biết kết quả là đồng chí Quang leo lên ngồi chồm hổm được  ở ghế thứ trưởng. Chỉ hơi phiền là về nhà phải gọi đồng chí vợ bây giờ đã già hơn mình vài tuổi là đồng chí… chị.
Mà Đinh Văn Hùng là ai mà đồng chí Quang sai biểu? Đồng chí Hùng nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, người nổi tiếng là quan tham ăn đất nhưng được đồng chí Quang che chở bảo kê nên bám ghế quan to của tỉnh gần 2 nhiệm kỳ. Đồng chí Hùng còn nổi tiếng trong vụ ăn cắp đôi lục bình cổ 100 năm trị giá 1,8 tỷ. Vài tháng trước ngày đại hội quần hùng thứ 11, để có thêm một ghế trống cho các ngài UVTUĐ khác, đồng chí Bình được mời “thôi” tham gia BCHTƯ Đảng khóa X và nghỉ hưu.
Xong chiện thu vén tuổi trẻ xong thì đồng chí đệ thập thiên lôi cũng phải vun đắp cho cái chiện tài cao. Tài cao của đồng chí được trình làng là Phó giáo sư-Tiến sỹ Luật với trình độ Lý luận chính trị là “Cao cấp”. Chẳng biết cái trình độ Lý luận cao cấp là cái mốc xì gì, nhưng cứ nhìn vào bản sao Bằng tốt nghiệp thì thấy nó được “chứng giám” bởi Học viện Nguyễn Ái Quốc, chương trình Bồi dưỡng Lý luận Mác Lê Nin – Hệ Cao cấp tại chức (cái này mà gặp đồng chí Bá Thanh ta là xem như vức thùng rác).
Còn về cái hàm Phó giáo sư thì sau khi quần chúng đọc tiểu sử, thắc mắc lùm xùm, đến nỗi Cổng TTĐT Chính phủ phải thông tin chính thức để phân trần phải quấy là: đồng chí Trần Đại Quang là Giáo sư – Tiến sỹ Luật. Đồng chí được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận chức danh Giáo sư năm 2009 (giáo sư à nghe, hổng phải chỉ là phó nhé).
Lý do:
Liên tục từ những năm 1980, khi còn là cán bộ lãnh đạo của một đơn vị nghiệp vụ an ninh, đồng chí Trần Đại Quang đã tham gia giảng dạy và báo cáo thực tế ở các lớp đào tạo dài hạn, chuyên tu Đại học An ninh nhân dân (nay là Học viện An ninh nhân dân).
Đồng chí còn thường xuyên được các học viện, trường đại học, cao đẳng trong và ngoài ngành mời giảng bài, báo cáo chuyên đề nghiệp vụ và tham gia nghiên cứu khoa học về pháp luật, nghiệp vụ an ninh…
Vừa giảng dạy, vừa tham gia nghiên cứu khoa học, GS.TS Trần Đại Quang đã chủ trì nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở. Các đề tài khoa học đều gắn với nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng trong thực tiễn chỉ đạo, chỉ huy cũng như triển khai các mặt  công tác phòng ngừa, đấu tranh của lực lượng An ninh từ Trung ương đến cơ sở…
Trên cương vị Thứ trưởng Bộ Công an, GS.TS Trần Đại Quang vẫn tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng, đào tạo sau đại học, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, nghiên cứu sinh.
Có điều hơi phiền là năm 1980 đồng chí Quang ta vẫn… chưa là cái gì cả. Mãi đến năm 1994 (theo chứng từ bản sao của đồng chí) thì Quang ta mới tốt nghiệp cử nhân Luật. Năm 1986 trước đó thì mới có cái giấy chứng nhận “bằng tốt nghiệp Đại học An Ninh”. Lấy cái gì để giảng dạy cái gọi là “chuyên tu Đại học An ninh nhân dân”?! Rồi lại thường xuyên “được” các học viện, đại học, cao đẳng trong và NGOÀI NGÀNH mời (ngoài ngành gì vậy ta!?). Lại còn nghiên cứu khoa học, chủ trì khoa học cấp Nhà nước, Bộ…, đào tạo sau đại học. Thiệt là quá hay!!!
Và như vậy là “đương nhiên” cậu bé đảng viên 16 xuân xanh thành anh công an và trở thành Giáo sư – Tiến sỹ Luật, tay cầm súng, tay cầm bút, văn võ song toàn.
Nhưng còn cái vụ Tiến sỹ Luật này lại càng hay ho! Ở đâu ra vậy ta!?
Mà thôi thắc mắc hoài trung tướng tiến sỹ luật sư quăng bút rút súng bắn cho một phát là đời tàn. Trình làng cho bà con cả nước xem qua bản sao bằng cấp của chàng nè:
Thấy chưa? Cử nhân Luật 1994. Hạng giỏi Học hành tại chức đàng hoàng.
Mà sao kỳ ghê nghe!
Bản xác nhận ngày sinh của ông chủ tịch Ninh Bình là ngày 12 tháng 10 năm 1956.
Bằng tốt nghiệp cử nhân (và bồi dưỡng lý luận ở trên) lại ghi ngày 12 tháng 10 năm 1950.
Còn bằng tốt nghiệp Đại học An ninh thì lại ghi 10 tháng 10 năm 1950.
Hu hu!!! Bể mánh rồi đồng chí tân ủy viên BCT ơi!!! Đồng chí làm ơn trả lại danh hiệu ủy viên BCT trẻ nhất của lớp 11. Vương niệm trẻ trung này phải được đội lên đầu (hói) của em Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20 tháng 7 năm 1954 (mà hổng biết em này có thành thật khai báo hay không nữa!!!).
Mà nói thiệt nghe đồng chí, sao mà mấy cái văn bằng này, cái này khác cái kia, cách nhau cả chục năm, mà sao chữ viết nó “bà con” với nhau quá. Không dám nghi ngờ vô căn cứ nhưng nhìn hoài cứ thấy ngờ ngợ.
*
Vậy đó bà con nhân dân. Ông đồng chí tuổi “trẻ” tài “cao” lùng bùng, láo khoét lí lịch này lại là một trong 14 mạng quyết và quyết và quyết hết mọi sự cho gần 90 triệu dân ta.

MỘT THẾ HỆ KHÔNG BIẾT XẤU HỔ


Phố cổ Hà Nội xưa
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” là câu ca dao nói về người Hà Nội xưa, vùng đất kinh kỳ nổi tiếng trai thanh gái lịch, nơi sản sinh ra nhiều bậc tao nhân mặc khách. “Người Hà Nội xưa trải qua bao thế kỷ đã hun đúc thành một lối sống, nếp nghĩ, cách ứng xử, kiểu cách ăn ở rất tinh tế, thanh lịch, văn hóa… Tất cả đặc trưng đó đã được lưu giữ qua rất nhiều năm tháng cùng với những biến thiên, thăng trầm của lịch sử”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Kinh đô xưa, cũng giống Thủ đô nay lại cũng là nơi tập hợp, thu hút được cả trí tuệ của “thiên hạ” qua mối quan hệ ngoại giao (các sứ đoàn) hay cộng đồng người nước ngoài có mặt tại đây (nhà buôn, nhà truyền giáo, nhà ngoại giao…). Văn Miếu chính là cách tiếp nhận những giá trị của văn hoá bên ngoài một khi nó mang lại lợi ích quốc gia. Nội dung cái nguyên lý “Hiền tài là nguyên khí quốc gia…” thể hiện trong văn bia của Thân Nhân Trung khắc trong Văn Miếu xác tín nguyên lý xây dựng quốc gia của người xưa rất coi trọng con người, coi trọng trí tuệ và trọng dụng nhân tài”.
Thời xưa, trừ tầng lớp hoàng tộc thì kẻ sĩ Việt Nam là giới trí thức có địa vị cao nhất trong xã hội- nơi sản sinh ra quan lại. Kẻ sĩ ảnh hưởng lối sống Nho giáo của Khổng – Mạnh với quan niệm: “Chiếu trải không ngay không ngồi, thịt cắt không vuông không ăn”. Người kinh kỳ đi đứng khoan thai nhưng nhanh nhẹn, nói năng nhỏ nhẹ nhưng cương quyết, dẫu nghèo cũng cố giữ nếp nhà trong sạch giản dị, không chấp nhận lối sống thô thiển, xô bồ. Vì vậy, “Người Hà Nội chuộng lối sống khoan hòa, giản dị” (“Phố phường Hà Nội xưa”- nhà nghiên cứu Hoàng Đạo Thúy).
Thế nhưng, thời gian gần đây, không ít người có tư tưởng hoài cổ “kêu gào” Hà Nội ngày nay không còn thanh lịch nữa, lớp trẻ Hà Nội ngày nay xô bồ, hỗn độn, lớp trẻ Hà Nội ngày nay thiếu ý thức, Hà Nội đầy những rác.
Còn nhớ, hồi tháng 4 năm 2008, người Nhật đã công phu mang sang Hà Nội hàng nghìn cây hoa anh đào thật để tổ chức lễ hội hoa anh đào (sakura). Theo thống kê của ban tổ chức, “hơn một vạn người, chủ yếu là bạn trẻ, đến với lễ hội”. Đáng buồn thay, lớp trẻ Hà Nội đã phô bày cho người Nhật thấy một thế hệ mới Việt Nam không biết xấu hổ khi tàn phá không gian công cộng. “Ban tổ chức đã bố trí các gian hàng trưng bày và bán các loại thức ăn nhanh, ăn nhẹ ở hai phía sảnh lễ hội. Nhưng chưa đến 13g, toàn bộ hai bên sảnh ngập rác, trong khi các thùng rác được bố trí hầu như trống rỗng! Khoảng 15g, khi lễ rước kiệu Yosakoi từ trung tâm tiếng Nhật trên phố Núi Trúc tới khu vực Trung tâm triển lãm Giảng Võ chưa dứt thì khá đông bạn trẻ cả nam lẫn nữ ào ạt, xô đẩy nhau tới ba cây hoa anh đào thật (mà nhiều nghệ nhân đã mất nhiều thời gian để ghép từ 300 cành hoa) tranh nhau… bứt hoa bẻ cành! Trong chớp nhoáng, những cây hoa anh đào bị “tiêu diệt” gọn. Bảy cây hoa anh đào giả, hoa làm bằng lụa cùng với đèn lồng được ban tổ chức bố trí các góc sân cũng bị bẻ trụi. Thậm chí những dàn lưới treo lơ lửng hoa anh đào cũng bị nhiều bạn kiệu nhau lên “thanh toán” nốt!” (Tuổi Trẻ 08/4/20008).
Năm sau, người Nhật vẫn tổ chức lễ hội hoa anh đào ở Hà Nội để quảng bá cho văn hóa Nhật. Họ cũng mang sang Việt Nam khoảng 400 cành hoa anh đào lớn phía đông bắc Nhật Bản, nhưng “cảnh giác cao” để cho người Việt “chiêm ngưỡng từ xa” trong khoảng cách an toàn, còn ai muốn nhìn gần thì xin mời cứ nhìn “chục cây hoa anh đào lụa cùng cờ cá chép, hình ảnh tượng trưng cho mùa xuân Nhật Bản”.
Không vặt hoa bẻ cành được thì người ta hè nhau xả rác. Không phải Hà Nội thiếu thùng rác, không có chổ bỏ rác, nhưng người đi xem lễ hội tiện tay thì bạ đâu vứt đấy. Nhiều nhóm bạn trẻ chọn khu vườn hoa trước cửa sân vận động Quần Ngựa (nơi trưng bày) để nghỉ ngơi, ăn uống. Sau lễ hội hoa anh đào năm 2009, rác tràn ngập sân vận động Quần Ngựa, từ giấy gói thức ăn, hộp đựng thức ăn, giấy báo lót ngồi, chai nước uống… tất tần tật đủ loại tràn ngập trong và ngoài khu vực lễ hội.
Sau đại lễ 1.000 năm Thăng Long, báo điện tử VnExpress đăng loạt ảnh phóng sự Hà Nội ngập rác. Các bãi cỏ, lòng đường, vỉa hè… của nhiều tuyến phố, quảng trường ở thủ đô ngập tràn rác, đồ ăn do người xem đại lễ bỏ lại. Tối 10/10, kết thúc đêm đại lễ tại sân vận động Mỹ Đình, các thảm cỏ trở nên tan hoang và ngập rác. Dưới lòng đường, trên vĩa hè, đâu đâu cũng thấy rác thải, những hộp, túi đựng thức ăn thừa của những người tới đây xem lễ bế mạc bị vứt lại. Bên trong khuôn viên sân vận động, nơi tập trung các diễn viên tham gia đêm diễn, rác cũng ngập tràn sau khi những người này lên xe về nhà.
Lễ Noel vừa qua, trai thanh gái lịch Hà Nội lại diễn tiếp màn vô tư xả rác ngập ngụa quanh Hồ Gươm. Vỏ hạt dưa, đồ ăn, túi nylon, giấy báo… vứt đầy trên bãi cỏ, dưới lòng hồ thậm chí ngay cạnh thùng rác công cộng.
Lý giải hiện tượng người Tràng An ngày nay không còn thanh lịch như xưa, ông Dương Trung Quốc nói với báo chí: “Cái đáng nói là trung tâm chính trị, nhưng lại trải qua quá nhiều cuộc thay đổi về giá trị. Những thay đổi đó vừa phá vỡ những giá trị cũ mà lại không xây dựng được giá trị mới nên hệ quả là như chúng ta thấy hôm nay”, “Hà Nội bắt đầu phát triển to đẹp với những công trình có giá trị như Nhà hát Lớn, các rạp chiếu bóng, chợ Đồng Xuân, những ngôi nhà thờ, những đường phố rộng mới mở… Tuy nhiên, có thể thấy thời đó vẫn là một Hà Nội gọn gàng ngăn nắp, trong đó vẫn còn lưu dấu những phong tục tập quán cũ, vẻ cổ kính thâm trầm, hệ thống kiến trúc truyền thống, phố phường vẫn được giữ nguyên. Hơn thế, nếp sống đô thị và một tầng lớp thị dân đã hình thành. Song đáng tiếc sau đó, để thực hiện những mục tiêu chính trị, cùng với đó là một sự đảo lộn của đời sống đô thị, sự đảo lộn của cư dân đô thị. Những người dân đã tiếp thu và quen với nếp sống đô thị đã ra đi mưu sinh ở nơi khác, thay vào đó là sự tràn ngập của những người dân nông thôn đổ, mang theo văn hóa tùy tiện, lối sống đơn giản của nông thôn vào phố thị. Bên cạnh đó, đặc biệt là cách quản lý hành chính đô thị cũng có nhiều thay đổi, không phù hợp khiến phố thị luôn trong nguy cơ bị nông thôn hóa”.
Kiểu giải thích của ông Dương Trung Quốc không làm thỏa mãn người đọc, có vẻ như ông Quốc đổ thừa sự di dân của người dân nông thôn đã làm “thô tục hóa” Hà Nội. Nếu nói về vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, có lẽ không ở đâu mật độ di dân cao như Sài Gòn, thậm chí có thể nói cao nhất nước Việt Nam, dân tất cả các vùng miền đều kéo nhau vào Sài Gòn làm ăn sinh sống. Người Sài Gòn năm nào cũng tổ chức đường hoa Nguyễn Huệ (quận 1) rực rỡ nhưng không hề có hiện tượng người đi xem hoa vặt lá bẻ cành. Theo ghi nhận của báo Tuổi trẻ, sau Noel vừa rồi, khu vực trung tâm Sài Gòn công nhân vệ sinh dọn dẹp loáng trong vòng 30 phút là sạch sẽ.
Người miền Bắc, chính thức từ năm 1954 được (hay bị) “thụ hưởng” nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, những bạn trẻ thế hệ 8X, 9X là thế hệ thứ 2 của nền giáo dục này. Khu vực phía Nam, đến sau năm 1975 mới “thụ hưởng” nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, thế hệ 6X, 7X vẫn còn ít nhiều ảnh hưởng “nền giáo dục Mỹ – Ngụy”, còn 8X, 9X là thế hệ “thuần chủng” giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhưng may mắn hơn, có lẽ bị ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác kèm cặp theo lối “Mỹ – Ngụy”, thành thử còn biết giữ nếp nhà.
Người ta thường nói, sản phẩm của nền giáo dục là con người. Con người là sản phẩm của xã hội. Vì vậy, không ngạc nhiên khi lớp trẻ miền Bắc, cụ thể là người Hà Nội mới, có lối sống không biết tôn trọng văn hóa công cộng, không biết bảo vệ lợi ích chung và vô tư, thản nhiên thực hiện hành vi xấu mà không hề biết xấu hổ là gì.
Bài đã đăng Thời Báo (Canada)
http://taphongtan.wordpress.com

=============================================
Nỗi buồn từ lễ hội hoa anh đào: Sao đành "bứt hoa bẻ cành"?!
TT - Vui và buồn! Đó là hai trạng thái cảm xúc mà cả ban tổ chức lẫn nhiều người đi dự lễ hội hoa anh đào (sakura) Nhật Bản lần 2 diễn ra tại Hà Nội trọn ngày chủ nhật 6-4 đều có.
"Vui thì đã rõ: hơn một vạn người, chủ yếu là bạn trẻ, đến với lễ hội - chứng tỏ giới trẻ VN không thờ ơ với những sự kiện văn hóa và mang tinh thần học hỏi, hội nhập. Buồn vì một số bạn dự lễ hội mà có nhiều thái độ ứng xử không hiểu nổi nơi công cộng!" - một thành viên ban tổ chức lắc đầu.
Ban tổ chức lễ hội đã mở hết các cánh cổng để khách vào. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ công kênh nhau bật tường rào để vào trong trước những ánh mắt ngỡ ngàng của nhiều người Nhật đang xếp hàng vào cổng cạnh đó. Hai thiếu nữ Nhật với trang phục kimono sợ đến phát run lên nép mình vào hàng rào khi có bạn trẻ cười sỗ sàng: "Đẹp quá, cho đây sờ thử một cái!".
Một đôi tay ngọc ngà hăm hở bẻ hoa - Ảnh: PHẠM HẢI
Ban tổ chức đã bố trí các gian hàng trưng bày và bán các loại thức ăn nhanh, ăn nhẹ ở hai phía sảnh lễ hội. Nhưng chưa đến 13g, toàn bộ hai bên sảnh ngập rác, trong khi các thùng rác được bố trí hầu như trống rỗng!
Khoảng 15g, khi lễ rước kiệu Yosakoi từ trung tâm tiếng Nhật trên phố Núi Trúc tới khu vực Trung tâm triển lãm Giảng Võ chưa dứt thì khá đông bạn trẻ cả nam lẫn nữ ào ạt, xô đẩy nhau tới ba cây hoa anh đào thật (mà nhiều nghệ nhân đã mất nhiều thời gian để ghép từ 300 cành hoa) tranh nhau... bứt hoa bẻ cành! Trong chớp nhoáng, những cây hoa anh đào bị "tiêu diệt" gọn. Bảy cây hoa anh đào giả, hoa làm bằng lụa cùng với đèn lồng được ban tổ chức bố trí các góc sân cũng bị bẻ trụi. Thậm chí những dàn lưới treo lơ lửng hoa anh đào cũng bị nhiều bạn kiệu nhau lên "thanh toán" nốt!
"Đó không chỉ là một hành động đáng xấu hổ mà còn làm bạn bè quốc tế nhìn và nghĩ khác về con người Việt Nam".
Hành động đáng xấu hổ
Ngay tại lễ hội, nhiều bạn trẻ chứng kiến đã có một cảm giác chung: "Đáng xấu hổ với những người bạn Nhật"!
Đưa cháu gái đi dự lễ hội, bác Hà Thu Anh, khu tập thể Ngọc Khánh (Hà Nội), luôn để mắt trông chừng và dặn cô cháu gái 15 tuổi: "Không được bứt một cánh hoa anh đào!". Khi chứng kiến cảnh "tàn phá” vào cuối buổi chiều, bác Thu Anh lắc đầu ngán ngẩm: "Thật đáng xấu hổ!" .
Khi chứng kiến cảnh các bạn trẻ VN tranh giành nhau bứt hoa bẻ cành, cô giáo Iurumi khá ngỡ ngàng hỏi các học trò VN của mình: "Như vậy là sao?". Học trò của cô không biết trả lời thế nào. Cô giáo Iurumi lắc đầu: "Ở Nhật, các bạn trẻ đều rất tôn trọng văn hóa công cộng và vì lợi ích chung".
TRẦN ĐÌNH TÚ

Lê Ðức Thúy ăn, cả nước nhục

Ông Lê Ðức Thúy bỗng dưng nổi tiếng. Các tờ báo ở Úc Châu (Australia) đang nêu tên ông. Kể từ bây giờ khắp thế giới phải biết tên ông, và biết chuyện con ông đã được cấp học bổng đi dùi mài kinh sử ở Ðại Học Durham bên Anh Quốc. Nhiều người Việt Nam đang ở Úc cảm thấy nhục khi bạn bè hỏi về chuyện này.
Nhưng ở Việt Nam thì ông Lê Ðức Thúy đã nổi tiếng từ lâu. Năm 2006 ông đã nổi tiếng vì xin “trả lại” một ngôi nhà mặt tiền cho nhà nước, và được chấp thuận ngay. Ông có gốc lớn; từng là “trợ lý” cho Tổng Bí Thư Ðỗ Mười, trước khi lên làm thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam từ năm 1999, kế vị ông Nguyễn Tấn Dũng (chuyện có thật, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng từng làm thống đốc Ngân Hàng Trung Ương nước Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa). Ðến năm 2007 ông mới mất chức thống đốc nhưng sang tháng 3 năm sau, ông lại được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm làm chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia, chức to hơn nhưng phần ăn uống bị giảm.
Ông Lê Ðức Thúy là một ủy viên Trung Ương Ðảng hai khóa, đến khóa 11 này thì ngưng, cho nên không bị sóng gió xô đẩy trong cuộc tranh hùng giữa Tư Sang và Ba Dũng trước đại hội đảng. Nhưng ông Thúy từng được hưởng rất nhiều quả thực trong thời gian ông Dũng làm thủ tướng. Ðầu năm 2005, theo một nghị định của chính phủ, ông được mua “hóa giá” một ngôi nhà trên đường Lý Thái Tổ, Hà Nội. (Hóa giá là thủ đoạn biến của công thành của tư theo định hướng xã hội chủ nghĩa). Nhà mặt tiền, diện tích đất gần 80 mét vuông. Các thủ tục hành chính về nhà đất vốn rất rắc rối, phiền phức luôn luôn kéo dài (để cho các quan chức có đủ thời gian nhận quà bánh). Hiện nay hàng triệu người Việt Nam đã sống hàng chục năm trong ngôi nhà mình dựng lên nhưng vẫn không được “cấp sổ đỏ,” tức là chưa được nhà nước công nhận quyền sở hữu, nếu chưa làm đủ những “thủ tục đầu tiên.” Nhưng đối với ông Thúy thì thời gian hóa giá lại chạy quá nhanh. Ngôi nhà này thuộc sở hữu của chính phủ; cho nên trước hết “nhà nước” phải bàn giao căn nhà cho Sở Tài Nguyên Môi Trường Nhà Ðất Hà Nội; sau đó họ mới đem “hóa giá” cho ông Thúy. Từ lúc đầu cho đến khi ông Thúy được “cấp sổ đỏ” chỉ trong vòng 40 ngày. Không những nhanh, lại còn bán rẻ nữa. Giá trị thị trường ngôi nhà có thể lên đến hàng chục tỷ đồng nhưng được định giá khoảng 600 triệu đồng; rồi lại được hưởng nhiều khoản miễn giảm cho nên ông Thúy chỉ phải móc túi trả 476 triệu đồng thôi. Tất cả đều theo định hướng xã hội chủ nghĩa cả.
Ở đời phàm ăn miếng to quá và nuốt vội quá thì thế nào cũng bị nghẹn. Nhân lúc có bàn tay bên trong xùy cho báo chí tung tin vụ Chủ Tịch Thành Phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên bị tố về chuyện mua nhà hóa giá, người ta cũng đem ngôi nhà của ông Lê Ðức Thúy ra bàn. Nuốt chưa được hai năm, Lê Ðức Thúy phải nhả, xin trả lại ngôi nhà Lý Thái Tổ để dùng làm công sở như cũ! (Ông Hoàng Văn Nghiên vốn đã nổi tiếng ở Hà Nội ngang với ông Nguyễn Phú Trọng; qua câu đồng dao cũ: Giầu như Phú, Lú như Trọng, Lật lọng như Nghiên,…)
Nếu chỉ có chuyện nhà đất thì ông Ủy viên Trung Ương Ðảng Lê Ðức Thúy cũng chỉ nổi tiếng trong cái chuồng gà quanh quẩn ở Hà Nội mà thôi. Từ hôm Chủ Nhật vừa rồi, ông Thúy lại nổi danh quốc tế. Nhiều người biết tiếng ông, từ Úc qua Thụy Sĩ, qua Hồng Kông, chỉ vì vụ in tiền Việt Nam bên Úc. Báo chí bên đó đã nêu tên ông Thúy và con trai ông, trong lúc cảnh sát liên bang đang điều tra vụ hối lộ của công ty thuộc Ngân Hàng Trung Ương Úc.
Vụ này ở Việt Nam được gọi là vụ in tiền polymer. Năm 2007, có những lời tố cáo Lê Ðức Thúy đem in tiền bằng polymer vì con trai ông môi giới với nhà in Securency để nhận hoa hồng. Ngày 5 tháng 6, Phó Tổng Thanh Tra Lê Tiến Hào đã nêu danh Lê Ðức Minh, con trai Thống Ðốc Lê Ðức Thúy, làm việc cho công ty Banktech mà “công ty này tham gia quá trình thực hiện bộ tiền mới và cung cấp vật tư, thiết bị cho việc in tiền.” Nhưng đoàn thanh tra không “phát hiện hành vi tham nhũng nào cả.” Báo Tuổi Trẻ viết rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “đã yêu cầu thống đốc và các phó thống đốc đề cao tinh thần tự giác phê bình, tổ chức kiểm điểm… có hình thức xử lý nghiêm minh với các trường hợp sai phạm. Ðồng thời đề ra các biện pháp cụ thể để sửa chữa, khắc phục kịp thời, báo cáo kết quả lên” vân vân. Khi một ông thủ tướng cộng sản ra lệnh các quan “đề cao tự giác phê bình, tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm minh, vân vân ” là coi như chìm xuồng rồi. Nhưng ở Úc, một nước tự do dân chủ cai trị bằng pháp luật thì không cho chìm xuồng dễ dàng như vậy.
Tại Úc cũng như ở Mỹ, có đạo luật cấm các doanh nghiệp không được hối lộ quan chức nước khác để được lợi thế trong việc cạnh tranh. Ðây cũng là một hệ quả của quy tắc tự do cạnh tranh mà WTO muốn các quốc gia phải bảo vệ. Cảnh Sát Liên Bang Úc đã điều tra coi công ty Securency có hối lộ ai ở Việt Nam không. Và bây giờ thì, như nhật báo Người Việt đã loan tin, báo chí bên đó họ loan tin có hối lộ thật!
Nếu cảnh sát Úc đưa vụ này ra tòa thì thế nào tòa án cũng mời ông Lê Ðức Thúy hoặc cả con trai ông qua Úc làm nhân chứng. Ðây sẽ là vụ vi phạm luật cấm hối lộ quan chức ngoại quốc đầu tiên được đem ra xử ở nước Úc. Vinh dự “tiến lên hàng đầu” này là thành tích riêng của cha con ông Lê Ðức Thúy mà cũng là một vinh dự chung cho cả nước Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa. Có thể so sánh nó “ngang tầm thời đại” với vụ Viện Công tố Ðịa Phương Tokyo, vào năm 2008, đã mời ông Huỳnh Ngọc Sỹ qua Nhật Bản làm chứng về vụ hối lộ của công ty Tư Vấn Quốc Tế Thái Bình Dương (PCI); khi công ty PCI được trúng thầu tư vấn trong Dự án đại lộ Ðông Tây Sài Gòn. Ông Sỹ đã từ chối vinh dự đó. Tháng 12 năm 2008, chính phủ Nhật tuyên bố đình chỉ các dự án viện trợ ODA cho Việt Nam, một mối nhục có tầm cỡ quốc gia! Mất viện trợ thì Ðảng sẽ mất chỗ làm tiền, cho nên sang năm 2010 ông Sỹ được đưa ra tòa án ở Việt Nam, lãnh bản án chung thân. Phải coi ông Sỹ đã bị hy sinh, như nhiệm vụ của một đảng viên trung kiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đảng! Ông Nguyễn Phú Trọng từng đậu tiến sĩ triết học ở Liên Xô, chuyên ngành về Triết lý Xây dựng Ðảng; trong trong nhiệm kỳ của ông thế nào ông cũng chiếu cố tới công lao bảo vệ Ðảng của Huỳnh Ngọc Sỹ!
Nhưng số tiền ông Sỹ chấm mút chỉ có vài triệu đô la Mỹ, còn số tiền được báo chí Úc nói ông Lê Ðức Thúy được hưởng lên tới 15 triệu.
Theo các nhà báo lấy nguồn tin từ Cảnh Sát Liên Bang Úc thì người đứng tên nhận những món tiền này tên là Lương Ngọc Anh, và tiền được chuyển qua ngân hàng ở Thụy Sĩ và Hồng Kông. Làm thống đốc một Ngân Hàng Trung Ương thì ông Lê Ðức Thúy phải biết rằng những món tiền được chuyển qua ngân hàng, nhất là chuyển từ nước này sang nước khác, thế nào cũng có dấu vết trong máy vi tính.
Ngoài tội ăn hối lộ thiếu trình độ chuyên nghiệp để bị lộ, có lẽ đảng Cộng Sản Việt Nam còn phải xử lý nội bộ ông Lê Ðức Thúy về tội sơ suất trong nghiệp vụ đến nỗi “tiết lộ bí mật của Ðảng.” Vì ông đã để lại những dấu vết trên các trương mục ngân hàng! Nếu có ai rút tiền từ các trương mục đó đưa cho người khác, thế nào cũng còn dấu vết. Nếu điều tra tận cùng, thế nào người ta cũng biết món tiền 15 triệu Mỹ kim đó được chuyển tiếp sang những trương mục nào khác; tức là tiền bạc được dâng lên những cấp trên nào của ông Thúy, mỗi người bao nhiêu, cấp bậc nào được hưởng bao nhiêu! Tất cả các chứng cớ đó, sau này, khi nước Việt Nam có một chế độ dân chủ tự do, người ta có thể sẽ tìm ra. Danh tính của những người ăn hối lộ đó sẽ còn được lưu trữ trong máy điện thoán các ngân hàng, để lưu danh cho con cháu xem. Ðúng như câu ca: Trăm năm bia đá còn mòn – Ngàn năm bia điện vẫn còn trơ trơ! Xem trong vụ Huỳnh Ngọc Sỹ thì ta thấy trình độ nghiệp vụ của các đảng viên đã được nâng cao rất nhiều: Công ty PCI không ký ngân phiếu cho ông Sỹ. Ðại diện công ty phải đem phong bì đựng tiền, hàng trăm ngàn Mỹ kim tiền mặt, đem đến tận bàn giấy để nộp cho ông Sỹ. Cứ như thế, sau này họ không có bằng cớ nào trên máy điện toán cả! Có như vậy Huỳnh Ngọc Sỹ mới thật là một đảng viên chân chính!
Trong những ngày tháng tới, Cảnh Sát Liên Bang Úc có thể sẽ tiếp tục điều tra các nhà quản trị công ty Securency. Họ có thể sẽ mời các quan chức cộng sản Việt Nam sang làm chứng. Báo chí Úc sẽ tiếp tục loan tin từng bước kết quả cuộc điều tra. Dư luận bên Úc sẽ theo dõi chuyện này trong cả năm chưa chắc đã hết. Tuy nhiên, đảng Cộng Sản Việt Nam phải rút ra một bài học kinh nghiệm, không nên tái diễn một trò đã thử dùng trong vụ Huỳnh Ngọc Sỹ. Ðó là trò “dậy khôn” một chính phủ nước khác về cách “quản lý báo chí.”
Sau khi Nhật Bản mời ông Sỹ sang Nhật làm chứng, tháng 8 năm 2008, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam tên là Hồ Xuân Sơn tuyên bố trâng trâng rằng: “Việt Nam đã đề nghị phía Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của hai nước đều không nên đưa tin, đăng bài về việc này.” Ông Hồ xuân Sơn không biết rằng ở một nước tự do như Nhật Bản, họ không có một chức quan cho ông Tô Huy Rứa hay Ðinh Thế Huynh, để được phép ra lệnh cho các báo phải nói gì! Ở Việt Nam, sau khi báo Tuổi Trẻ loan tin một đại biểu Quốc Hội yêu cầu “lập ủy ban điều tra vụ Vinashin,” chỉ cần ban Tuyên Huấn kêu các cán bộ làm báo đến “làm việc” một buổi, ngày hôm sau các báo loan tin ngược chiều lại, xóa hết những điều đăng hôm trước! Không nên có thêm một Hồ Xuân Sơn lên lớp dậy dân Úc Châu phải học tập đường lối chuyên chính vô học, bóp nghẹt báo chí! Cán bộ ăn cắp của công, trâng tráo đòi tiền hối lộ, để cả nước Nhật người ta biết, báo chí người ta yêu cầu đừng phí tiền đi viện trợ cho một đám tham quan ăn; đó đã là một mối nhục lớn. Lại còn mách nước chính phủ Nhật Bản áp dụng chính sách ngu dân bịt miệng báo chí, để cả nước người ta biết nhà báo nước mình không có tự do; lại càng nhục hơn nữa! Hai nỗi nhục này đến bao giờ mới rửa sạch?
Nhưng không biết đảng Cộng Sản Việt Nam có chịu rút lấy bài học kinh nghiệm trên đây mà thay đổi hay không. Người ta chỉ có thể tiếp nhận được bài học này mà thay đổi nếu họ cũng cảm thấy có một mối nhục thấm thía, lo lắng cho con cháu sau này sẽ bị nhục lây. Nếu người ta đã hít thở trong không khí “văn hóa mặt dầy” lâu năm thì có khi họ không còn biết thế nào là hổ thẹn nữa! Một người bạn mới gửi cho chúng tôi 10 chuyện lạ ở Việt Nam năm 2010. Xin kể lại hai chuyện đầu:
1. Một số quan chức ở tỉnh Bình Thuận giả danh “lâm tặc,” những kẻ đốn cây lậu, để được cấp đất rừng, gọi là đất “hoàn lương.” Ông Phan Dũng, giám đốc Sở Kế Hoạch Ðầu Tư tỉnh, cùng vợ là hai trong số các “lâm tặc” được cấp đất “hoàn lương” nhiều nhất.
2. Mừng đại lễ 1,000 năm Thăng Long, chính quyền quận Hà Ðông (thuộc Hà Nội) đã chặt toàn bộ cây xanh lâu năm ở hai bên quốc lộ 6 đoạn qua Hà Ðông để trồng mới 1,000 cây sao đen con với kinh phí 6 tỉ đồng. Ở đâu moi ra tiền là có mặt các chiến sĩ cộng sản!
Không có gì bảo đảm là các lãnh tụ cộng sản còn giữ được khả năng biết hổ thẹn (Tu Ố chi tâm), mà Mạnh Tử coi là đầu mối của đạo Nghĩa!
Nguồn: Nguoi-viet.com

Chỉ là mộc cuộc diễn tuồng.

Về hai cuộc họp báo của các ông Hồ Cẩm Đào và Nguyễn Phú Trọng

Khi theo dõi những cuộc họp báo với giới ký giả của các lãnh tụ chính trị – nhất là một lãnh tụ ngoại quốc, qua các câu trả lời báo chí người ta rất dễ nhận ra bản lãnh, tư cách, cũng như kinh nghiệm chính trị của vị lãnh tụ này. Thường giới nhà báo ở những xứ tự do khi tham dự những cuộc họp báo quan trọng, nhất là lại được cho biết trước sẽ được đặt câu hỏi, các ký giả chuyên nghiệp nắm khá vững vấn đề cho nên họ đặt câu hỏi trúng trọng tâm, rất sát với sự chờ đợi của độc giả báo họ. Nếu không làm được như vậy nghĩa là họ đã không làm tròn trách vụ của một ký giả, không thực hiện nghiêm túc đệ tứ quyền của giới thông tin báo chí, không tôn trọng và phục vụ đúng mức độc giả, và tờ báo sẽ bị chỉ trích, độc giả bỏ tờ báo không mua đọc nữa. Đấy là về phía người đặt câu hỏi. Còn về phần người trả lời câu hỏi cũng sẽ được độc giả báo chí, truyền thanh truyền hình nhận xét và đánh giá theo nhiều chiều hướng, về nhiều mặt. Một cách tổng quát, quần chúng độc giả là trọng tài và ý kiến của họ luôn được tôn trọng. Ở vị trí của một độc giả theo dõi hai cuộc họp báo, một của ông Hồ Cầm Đào trong cuộc họp báo chung với tổng thống Barack Obama ở Washington vào ngày thứ nhì của chuyến công du bốn ngày của ông ta, và cuộc họp báo của ông Nguyễn Phú Trọng sau khi được Đại Hội XI của đảng Công sản Việt Nam bầu vào chức vụ Tổng Bí Thư, chúng ta có thể đưa ra một sự so sánh khá ý nghĩa.
Từ trước cuộc họp báo người ta có thể dự liệu câu hỏi báo giới Mỹ đặt ra cho ông Hồ Cẩm Đào sẽ xoay quanh hai trọng điểm: nhân quyền và tài chánh. Đây là hai mối quan tâm lớn nhất của người Mỹ trong giai đoạn này về hiện tình Trung Quốc. Vấn đề nhân quyền là vấn đề ‘nóng’ vì Trung Quốc đang bị tai tiếng, thế giới ác cảm về việc cầm tù nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền Lưu Hiểu Ba, và họ Lưu lại được trao giải Hòa Bình. Cách ứng xử của chính quyền dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Cầm Đào đã tỏ ra thiếu trách nhiệm, ngoan cố khi không chịu thả ông Lưu Hiểu Ba để ông đi lãnh giải. Tất nhiên ai cũng có thể hiểu được trong lúc này nhà nước Trung Quốc không thể thả ông Lưu, vì làm như thế sẽ mất mặt. Nhưng hành xử của nhà nước Trung Quốc trong việc trước hết là làm áp lực, vận động ủy ban giải Hòa Bình không trao giải này cho ông Lưu Hiểu Ba, và sau khi không thành công họ đã mở một chiến dịch bôi xấu Lưu Hiểu Ba trên toàn thể các cơ quan thông tin báo chí do nhà nước kiểm soát, cuối cùng là vận động một số nước không tham dự ngày trao giải, và tệ hại hơn hết là ngăn cấm vợ của ông Lưu Hiểu Ba cũng như những đồng chí dân chủ của ông không được ra khỏi nước đến Na Uy dự ngày phát giải.
Theo tường trình của báo chí và các hãng thông tấn ở Mỹ thì: “Khi ký giả hỏi về tình hình nhân quyền tại Trung Quốc, ông Hồ nói TQ đã có ‘tiến bộ to lớn, được thế giớ công nhận.” Nhưng lập tức sau khi khoe thành tích, họ Hồ phải xuống giọng ngay: “TQ công nhận và cũng tôn trọng tính phổ quát của nhân quyền, nhưng đồng thời chúng tôi tin rằng chúng ta cần phải xét đến hoàn cảnh khác nhau của mỗi nước khi nói đến tính phổ quát của nhân quyền.” Và sau khi đã không thể phủ nhận nhân quyền là phổ quát, họ Hồ tìm cách biện minh cho việc nhà nước dưới sự lãnh đạo của ông chưa thực hiện nhân quyền một cách nghiên túc và đầy đủ vì ”TQ là một nước đang phát triển với dân số vô cùng đông đúc, và đang ở trong giai đoạn cải cách quan trọng do đó vẫn phải đối đầu với nhiều thách thức về kinh tế và phát triển xã hội.” Để kết luận, ông thừa nhận: “vẫn còn nhiều chuyện phải làm trong lĩnh vực nhân quyền.” Như vậy ta có thể hiểu ông Hồ Cẩm Đào mới chỉ nhìn nhận nhân quyền trên nguyên tắc thôi (theo lời người dịch là universal principle) chứ việc thực hiện thì còn tùy hoàn cảnh thực tế ờ mỗi nước. Đây là một cách tránh né khá khôn ngoan.
Chúng ta biết rằng những lời phát biểu của ông Hồ Cẩm Đào không chỉ hướng tới dân chúng và chính quyền Mỹ mà còn được dân chúng và những người cọng sản đang cầm quyền ở nước ông xâm xoi. Cho nên tuy phải xuống nước dịu giọng với người Mỹ, ông cũng cẩn thận đỡ đòn tất nhiên sẽ có của các đối thủ chính trị trong nước. Đối với Mỹ, họ Hồ thừa nhận hai điều: nhân quyền là ‘nguyên tắc phổ quát’, và TQ còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để cải thiện tình trạng nhân quyển trong nước ông.
Vậy thì Trung Quốc – xét trên tổng thể – đã xứng đáng là một cường quốc như họ vẫn huênh hoang tự nhận chưa? Thành tựu về phát triển kinh tế của TQ trong hai thập niên vừa qua có cơ sở bền vững không, người dân có được hưởng những giá trị tinh thần không? Ai cũng biết nếu con người mới chỉ đầy đủ về vật chất mà thiếu thốn những giá trị tinh thần thì chưa thể được coi là hạnh phúc.
Nay đứng ở vị trí trọng tài của người theo dõi cuộc họp báo của ông Hồ Cẩm Đào, chúng ta có nhận xét ra sao? Về sự thỏa mãn đối với câu trả lời câu hỏi của giới báo chí của ông Hồ Cẩm Đào phải nói mới chỉ là 50/50. Nhưng chí ít câu trả lời của ông Hồ Cẩm Đào cũng đã không làm cho dư luận Mỹ nổi giận vì ông – không giống như những lãnh tụ ở nhưng nước cọng sản cai trị trước đây – đã không còn ngoan cố không chịu nhìn nhận nhân quyền có tính phổ quát, và đã thừa nhận nhân quyền tại TQ còn cần được cải thiện nhiều tuy có đưa ra những trở ngại thực tế. Và trên hết thảy, ông Hồ Cẩm Đào dù không chiếm được hoàn toàn thiện cảm của người Mỹ, nhưng nếu chỉ nhìn bề ngoài thôi thì ông Hồ Cẩm Đào cũng đã tỏ ra là một nhà lãnh đạo ‘có tư cách’, không che đậy lấp liếm sự thực một cách lộ liễu, dù đang ở trong thế yếu phải nhịn nhục, xuống giọng.
Còn cuộc họp báo của ông Nguyễn Phú Trọng vào ngày 19 tháng 1 năm 2011 thì sao?
Theo thông báo loan tải trên những phương tiện truyền thong từ trước thì đây là một cuộc họp báo sẽ có cà ký ra trong nước lẫn ngoại quốc tham dự. Nhưng khi cuộc họp báo diễn ra, theo bài tường thuật trên báo mạng VietnamNet thì người đọc chỉ thấy có câu hỏi của các ký giả VietnamNet, Tuổi Trẻ TP.HCM, và Pháp luật TP.HCM. Không thấy có câu hỏi nào của giới báo chí ngoại quốc. Vậy có thể hiểu hoặc ký giả ngoại quốc không được mời (hoặc được mời mà không) tham dự cuộc họp báo, hoặc nếu có tham dự thì cũng không được phép đặt câu hỏi. Nếu giả thuyết ký giả ngoại quốc – ở VN hiện nay có không ít ký giả ngoại quốc đang tác nghiệp – không tham dự hoặc không được mời tham dự cuộc họp báo là đúng thì đó là một điểm ‘không thể tự hào’ về cuộc họp báo này: sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng được Đảng bầu làm Tổng Bí thư không đáng là một sự kiện lịch sử thế giới cần chú tâm. Nếu giả thuyết có ký giả ngoại quốc dự cuộc họp báo mà họ không (hoặc không được) đặt câu hỏi thì điều này còn tệ hại hơn nữa. Cũng rất có thể là Đảng cho rằng đây chỉ là một biến cố nội bộ nên không mời giới báo chí quốc tê tham dự? Như chúng ta đã biết báo chí truyền thông ở VN do chính quyền kiểm soát cho nên người ta rất có thể nghi ngờ rằng ‘màn hỏi’ của các ký giả VietnamNet, Tuổi Trẻ TP.HCM, và Pháp luật TP.HCM chỉ là kịch bản dàn dựng để sơn phết một sự kiện lịch sử.
Như vậy về mặt qui chế tổ chức (protocol) cuộc họp báo phải coi là hỏng, không tạo được uy tín với dư luận cả trong và ngoài nước.
Nay xét đến những lời tuyên bố của ông Tân Tổng Bí thư. Nếu người ta chờ đợi ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đưa ra điều gì mới mẻ thì người ta sẽ hoàn toàn thất vọng. Tất cả những điểm như xây dựng Đảng, đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh Đổi mới, hội nhập quốc tế vân vân và vân vân đều đã được các lãnh tụ nói đi nói lại hàng chục năm nay, nhưng ‘nói thì nhiều làm chẳng được bao nhiêu.’ Trước câu hỏi của VietnamNet về việc triển khai rộng rãi cơ chế chất vấn trong Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng đã không trả lời thẳng vào câu hỏi mà loanh quanh như ‘chất vấn là một hình thức…Trong Ban chấp hành có chủ trương thực hiện chất vấn tại các kỳ họp trung ương…’ chứ không khẳng định được sẽ triển khai qui chế chất vấn ra sao. Và đã ‘đánh bùn sang ao’ bằng lời tuyên bố ‘Vấn đề là xây dựng quy chế như thế nào để triển khai hiệu quả.”(!) sau khi đưa ra nhận xét ‘vừa qua chất vấn trong Đảng hơi ít.’
Ông Trọng cũng tự ý dài giòng (không có ai hỏi) về “bầu nhân sự không phải dân chủ trình diễn”- hẳn trong óc ông khi nói như vậy ông đã thừa hiểu dư luận xã hội cho rằng việc bầu cử này chỉ là trình diễn – nên gián tiếp có ý thanh minh bao biện việc bầu cử trong kỳ Đại hội XI này, và để làm cho không khí cuộc họp báo bớt căng thẳng, ông đã chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo ‘không cần tạo dấu ấn.’ Chúng ta cũng có thể hiểu đây là một lời nói phát ra thực sự từ đáy lòng ông Nguyễn Phú Trọng (có thể từ vô thức) vì quả thực ông tự hiểu mình chỉ là một Tổng Bí thư thuộc loại “tầm thường” so với một vài Tổng Bí thư trước đây.
Đến câu hỏi gai góc nhất về cương lĩnh nói về đặc trưng ‘có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất’ khi 65% đại biểu sửa lại thành ‘nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp” thì ‘nhà lý luận của Đảng’ Nguyễn Phú Trọng tỏ ra rất ‘ba phải’, ‘chạy đạn’ khi cho rằng ‘Quyền của Đại hội, biểu quyết thế nào thì phải chấp hành, đó là ý chí của toàn Đảng, chúng tôi nghiêm túc chấp hành.”
Nhìn chung cuộc họp báo này ta có thể đưa ra mấy nhận xét sau đây:
- Tân Tổng Bí thư không những đã khiến dư luận thất vọng, mất niềm tin vào Đảng, mà còn tỏ ra khinh thường dư luận xã hội khi không đưa ra được những chính sách cụ thể sẽ thực hiện được nêu rõ trong những câu trả lời.
- Vì Việt Nam không có dân chủ, tự do ngôn luận, nên báo chí đã không thể có cơ hội thực thi Đệ tứ quyền, đứng về phía dư luận xã hội để chất vấn lãnh đạo. (không như ông Hồ Cẩm Đào đã bị cật vấn thẳng thừng trong cuộc họp báo nói ở phần trên)
- Tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được những thế lực trong Đảng tạm thời đẩy ra để đối phó với tình thế hiện tại cho nên ông phải đóng vai trò đã được giao. Nhưng ông đã thủ vai diễn này hơi ‘bị’ dở.
- Không thể gọi đây là một cuộc họp báo mà chỉ là mộc cuộc diễn tuồng.