1/3/12

Hiến Pháp Phải Gắn Liền Với Con Người Việt Nam

     Tác giả : Nguyễn Quang Duy
Muốn thiết lập một Thể Chế Tự Do Việt Nam cần một Hiến Pháp Dân Chủ điều này không cần phải bàn tới, nhưng có người vẫn tin rằng phải trở lại với Hiến Pháp 1946.
Trên diễn đàn BBC trước đây, người viết chứng minh rằng chính Hiến Pháp 1946 xây dựng nền tảng cho thể chế độc tài cộng sản. Các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong Hiến Pháp này không được rõ ràng. Nghị Viện (Quốc Hội) chỉ có Một Viện duy nhất và cũng chính Viện này lại bầu lên một Chủ tịch nước. Quyền hạn của chủ tịch nước được liệt kê ở Điều thứ 49, cho phép chủ tịch nước các quyền hạn tuyệt đối không thua gì Tổng Thống Hoa Kỳ.


Nhưng đến Điều thứ 50 lại ghi rõ "Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc." Khi ấy Hồ chí Minh là chủ tịch nước, Điều 50 đặt ông Hồ trên cả Hiến pháp và Luật pháp quốc gia.

Ông Hồ còn kiêm nhiệm chủ tịch đảng Cộng sản. Điều 50 như vậy sửa soạn cho cả một guồng máy chuyên chính cộng sản thần thánh hoá biến ông thành nhà độc tài trong một thể chế chuyên chính toàn trị. Vì thế ông Hồ đã tùy tiện xé bỏ Hiến Pháp 1946 để thay bằng các Cương Lĩnh Đảng 1959, 1980 và 1992. Thật ra dưới chế độ cộng sản Hiến Pháp chỉ là hình thức. Mọi quyết định đều từ các Nghị Quyết Đảng và không ít Nghị quyết hòan tòan vi hiến, thí dụ Cải Cách Ruộng Đất, Cải Tạo Công Thương Nghiệp hay Nhân Văn Giai Phẩm.

Học theo gương Hồ chí Minh đặt chủ tịch trên Hiến Pháp trên Luật Pháp Quốc Gia, các cháu ngoan của “Bác” đặt Điều 4 vào Hiến Pháp thôn tính tất cả quyền lực nhưng chẳng ai “phải chịu một trách nhiệm nào”. Trường hợp Đại tá Công an Đỗ Hữu Ca vi phạm Hiến Pháp và luật pháp tấn công lương dân nhưng lại trở thành người điều tra xét xử, trong khi gia đình Đòan văn Vươn vì tự vệ lại phải tù. Nhờ tiếng súng của gia đình Đòan văn Vươn mới biết Hiến Pháp 1992 không có điều lệ nào cho phép quân đội (và cả công an) tham gia cưỡng chế đất đai. Hai lực lượng này là để bảo vệ dân chứ không phải để tấn công dân. Còn “luật đất” thì có nhưng nhà nước cộng sản không áp dụng mà chỉ dùng “luật rừng”. Tình trạng lộng quyền đã nói lên tình trạng khủng hỏang Hiến Pháp, khủng hỏang luật pháp và phá sản của guồng máy cai trị tại Việt Nam.
Hồ chí Minh còn sợ bị người dân lật mặt nạ phản quốc. Con và cháu “Bác” ngày nay thì vượt “Bác” ở chỗ không sợ cả tội phản quốc công khai bán nước cho Tầu.
Nhưng khuyết điểm lớn nhất của Bản Hiến Pháp 1946 là thiếu vắng “con người Việt Nam”. Một Hiến Pháp đúng nghĩa cho Việt Nam cần gắn liền với làng xã với con người Việt Nam.

Hiến Pháp Hoa Kỳ
Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ đã xác nhận "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Tư tưởng này là nền tảng cho Bản Hiến pháp Hoa Kỳ, nó đặt quyền người dân trên hết, còn quyền hạn của Chính phủ và Quốc Hội là những quyền do người dân ủy nhiệm.


Một mô hình tam quyền phân lập rõ ràng được đưa vào Hiến Pháp Hoa Kỳ. Quốc hội được trao quyền lập pháp, Tổng thống quyền hành pháp và Tòa án quyền tư pháp. Các quyền của mỗi nhánh lại được cân bằng và kiểm soát bởi các quyền của hai nhánh kia.

Hiến pháp Hoa Kỳ còn nêu rõ quyền hạn của các viên chức chính phủ. Các Nghị sỹ Dân Biểu chỉ được tiếp tục phục vụ nếu họ được tái bầu cử trong các cuộc bầu cử có định kỳ. Các viên chức bổ nhiệm phải được bổ nhiệm theo đúng Hiến Pháp. Nhờ Bản Hiến Pháp này Hoa Kỳ đã thiết lập một chính quyền Trung Ương Liên bang có thực quyền và thống nhất quyền lực đưa Hoa Kỳ từ những thuộc địa trở thành một cường quốc số một trên thế giới.

Cũng chính nhờ Bản Hiến pháp đặt quyền con người trên hết, dù xuất thân từ bất cứ nguồn gốc nào, mỗi người dân đều gắn bó với đất nước trong một niềm tự hào chung là công dân Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Và vì thế Hiến Pháp Hoa Kỳ đã trở thành một Hiến Pháp kiểu mẫu, một mô hình kiểu mẫu được nhiều quốc gia trên thế giới noi theo.

Hiến Pháp 1946 Thiếu Vắng Con Người Việt Nam
Trong bài “Viễn Tượng Việt Nam”, người viết có nhắc đến những người sọan ra Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9-1945 đã sao chép những lời vàng ngọc trong Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ. Trước đó năm 1919 tại Hội Nghị Versailles, nhân Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson tham dự và phát biểu về quyền tự quyết dân tộc, Nhóm Người Việt Yêu Nước Nguyễn ái Quốc đã gởi bản "Yêu sách của Nhân Dân Việt Nam" với yêu sách thứ bẩy mong người Pháp ban hành Hiến Pháp cho Việt Nam. Điều này cho thấy giới trí thức Việt Nam từ lâu đã hướng đến Hoa Kỳ như một quốc gia mẫu mực cho Việt Nam noi theo.


Hiến Pháp 1946 cũng được xây dựng dựa trên Hiến Pháp Hoa Kỳ như Điều 49 quyền hạn của Chủ tịch nước tương tự như quyền hạn của vị Tổng Thống Hoa Kỳ. Nhưng các điều khác trong Hiến Pháp này lại trái ngược như tam quyền không phân lập. Việc nghiên cứu tìm hiểu thêm về Hiến Pháp này sẽ giúp cho chúng ta nắm được một giai đọan lịch sử mà tòan dân vừa giành được độc lập đang hướng đến xây dựng một thể chế tự do theo khuôn mẫu Hoa Kỳ.

Điều cần nói Hiến Pháp Hoa Kỳ là mô hình xây dựng cho một quốc gia lớn gồm nhiều cựu thuộc địa và dân chúng xuất xứ từ nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng tất cả đều ham muốn tự do và quyết tâm khai phá miền đất mới Hoa Kỳ.

Trong khi ấy Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp nhỏ. Vào năm 1946 có đến 90 phần trăm dân Việt sống ở nông thôn và cơ cấu hạ tầng của Việt Nam là làng xã. Người Việt luôn gắn bó với làng xã quê hương. Cho dù phải sống xa quê hương người Việt luôn hướng về làng mạc nơi ông cha họ đã khai phá gầy dựng. Chương V của Hiến Pháp 1946 đề cập đến cơ cấu và trách nhiệm Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Hành Chánh. Nhưng Chương này nhằm mục đích duy nhất là để Trung Ương cai trị địa phương và địa phương cai trị người dân.

Hiến Pháp 1946 cùng chung mục đích với Hiến Pháp Hoa Kỳ ở chỗ nó hướng đến việc tập trung quyền lực về Trung Ương. Tòan Bản Hiến Pháp 1946 thiếu hẳn sự kết hợp và tham dự của người dân địa phương vào việc hình thành chính sách và chiến lược quốc gia.

Đất và Con Người trong Mô Hình Phát Triển Quốc Gia
Đất, tài nguyên, tiền vốn, kỹ thuật, nhân lực và tri thức là các yếu tố chính trong một nền kinh tế quốc gia. Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp. Đến nay 70 phần trăm dân chúng vẫn sống tại thôn quê.


Theo Hiến Pháp hiện hành đất nông nghiệp không thuộc sở hữu nông dân mà thuộc sở hữu nhà nước. Nói cách khác người nông dân chỉ là những bần nông không ruộng không vườn. Dù họ đang sống trên mảnh đất do ông cha để lại, nhưng mảnh đất này đã bị đảng Cộng sản tước mất chủ quyền. Mất quyền sở hữu là mất động năng để người nông dân cần cù chăm sóc cho mảnh ruộng, mảnh vườn. Mất động năng làm việc người nông dân sẽ chỉ làm đủ sống qua ngày. Dân nghèo thì nước cũng nghèo.

Nhà nước giao đất cho nông dân và có quyền lấy lại đất bất cứ lúc nào. Quyền lấy lại đất lại bị các giới chức cầm quyền từ trung ương đến địa phương lạm dụng. Cũng như gia đình Đòan văn Vươn hằng triệu nông dân và gia đình đã, đang và sẽ lâm vào đường cùng. Trong khi đó giới chức cầm quyền càng ngày càng trở nên giàu có và quyền lực hơn.

Các phương cách thu hút vốn đầu tư hay phương cách phân chia vốn đầu tư quốc gia chủ yếu tập trung vào các thành phố các khu công nghệ càng làm cho nông thôn trở nên nghèo khó hơn. Người nông dân phải đóng thuế nhưng họ đóng thuế để phục vụ người giàu. Hậu quả là nông dân phải tha phương cầu thực hay sống nghèo đói tại quê nhà.
Một quốc gia mà phân cách giầu nghèo giữa thôn quê và thành thị càng ngày càng bị đào sâu thì dù giầu có cách mấy cũng không thể xem là một quốc gia phát triển. Đằng này Việt Nam lại là một nước nghèo và nông thôn Việt Nam ngày càng nghèo thêm.

Nói tóm lại cái nghèo của dân quê là do đảng Cộng sản tước bỏ tất cả các quyền mà tạo hóa đã ban cho con người. Muốn đất nước thóat khỏi cảnh nghèo vươn lên một Hiến Pháp mới phải gắn liền với làng xã Việt Nam, quyền của người nông dân phải được mang vào Hiến Pháp này.

Việt Nam Đất Nước của Làng Xã
Khi quân Nguyên xâm chiếm nước ta vua Trần cho vời các vị bô lão đại diện cho làng xã Việt Nam về kinh để xin ý kiến: Nên hòa hay nên chiến? Đây là bản sắc của dân tộc Việt Nam, là sự gắn bó dân chủ giữa trung ương và địa phương, là sự đòan kết giữa người cầm quyền chính danh và người dân từ khắp các thôn quê làng mạc.


Sự thất bại của chế độ cộng sản thúc đẩy chúng ta quay về tìm lại bản sắc dân tộc. Một trong những bản sắc nổi bật nhất chính là làng Việt truyền thống một tổ chức vô cùng đặc biệt. Trong bài viết mới đây tác giả Trần Trung Chính đã chỉ rõ làng là một tổ chức xã hội dân sự.
1. Mỗi làng đều có chợ, chùa, đình, văn từ văn chỉ, đền-miếu, công quán-điếm sở, giếng làng-ao làng, cổng làng, kho nghĩa sương, hệ thống đường làng, nghĩa trang làng và công điền-ruộng công. Nghĩa là mỗi làng đều có mọi phương tiện dịch vụ công cộng nhằm phục vụ cư dân trong làng trong xã.
2. Mỗi làng có pháp chế riêng (hệ thống hương ước), có tín ngưỡng của từng làng (thành hoàng làng)… Các hệ giá trị của làng được dân làng coi trọng như pháp luật nhà nước. 3. Người đứng đầu do các thành viên của làng bầu lên, được khởi đầu vào thời Lê đến thời Hậu Lê đã hoàn thiện và phổ biến áp dụng. Theo Đào Duy Anh việc quản trị hệ thống làng Việt Nam theo kiểu: “Công việc làng thường do dân làng bàn định, chứ nhà nước ít can thiệp đến, mà nhiều khi nhà nước có can thiệp cũng vô hiệu quả, cho nên ở nước ta có câu tục ngữ rằng: Phép vua thua lệ làng”.

Chính nhờ thế khi đất nước lâm nguy, khi quân Tầu xâm lược làng xã mới nối kết để giữ gìn từng tất đất do ông cha để lại.

Cuộc Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc mục tiêu chính là đánh vào cơ cấu hạ tầng dân tộc để đặt lên một guồng máy trung ương tập quyền nhằm kiểm sóat địa phương. Guồng máy này đang trong thời kỳ phá sản và một thể chế tự do sớm muộn gì cũng sẽ đến với Việt Nam.

Từ đầu thế kỷ thứ 20 đến nay người Việt chuộng khuynh hướng hướng ngọai tìm cái hay của ngọai quốc. Điều này rất tốt nhưng cái hay của người ngòai thường khi lại không thích hợp với đất nước với dân tộc Việt Nam. Thể chế tự do chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Để phục hồi xây dựng lại đất nước chúng ta chỉ còn một con đường là quay về gìn giữ những giá trị mà ông cha ta để lại trong đó có giá trị dân chủ trong tổ chức làng xã đã nói bên trên.

Hiến Pháp Thụy Sĩ
Trả lời với các hội viên Lions International, Giáo sư Victoria Curzon-Price của Đại học Genève, cho biết nền kinh tế chánh trị Thụy sĩ hoàn toàn trái ngược các quốc gia láng giềng phần đông đang bị khủng khoảng và đình trệ là nhờ họ có một Hiến Pháp dân chủ đặc biệt đang hình thành bởi hai sức ép: sự cạnh tranh giữa các “tỉnh –canton” và “quyền sáng kiến”. Về quyền sáng kiến thì “… Những người dân cử đều dưới quyền kiểm soát của công dân. Bất cứ lúc nào, một nhóm công dân đều có thể đưa ra một ý kiến một sáng tạo. (100 000 chữ ký cho một sáng kiến cấp Liên bang) chống một đạo luật, đề nghị một đạo luật, có khi cả một dự án luật, miễn là đừng đi ngược với Hiến Pháp. Dĩ nhiên với một sức ép như vậy, các vị dân cử khó có thể đề nghị tăng thuế hay tăng tiền xài …”


Không riêng gì Thụy sĩ, tại các quốc gia dân chủ người lãnh đạo luôn muốn lắng nghe quan điểm của công dân. Ngày 24-2-2012, Quốc Hội Liên Bang Úc mời Cộng Đồng Người Việt Tự Do, Khối 8406, Ủy Ban Bảo Trợ Người Lao Động và Qũy Tù Nhân Lương Tâm xin ý kiến nhằm hòan chỉnh diễn trình Đối thọai Nhân quyền giữa chính quyền Úc và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Tổng thống Barack Obama cũng đã chính thức muốn tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ để lắng nghe chúng ta trình bày các quan tâm đến tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Cuộc gặp đã được thu xếp và sẽ diễn ra tại Tòa Bạch Ốc vào trưa Thứ Hai, mùng 5 tháng Ba sắp tới. Cuộc gặp dự trù kéo dài 3 giờ đồng hồ giữa các giới chức Tòa Bạch Ốc và khoảng 100 người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ

Thế nhưng Hiến Pháp Úc Hiến Pháp Hoa Kỳ lại không cho quyền người dân trực tiếp tham gia hình thành các chính sách quốc gia.

Hiến Pháp Gắn Liền Với Con Người Việt NamƯu điểm của Hiến Pháp Thụy Sĩ là ghi nhận quyền sáng kiến để người dân có thể trực tiếp đề ra những chính sách hầu tối đa lợi ích quốc gia. Quyền sáng kiến đã thích hợp với Thụy Sĩ sao lại không thích hợp với Việt Nam ?

Vì thế quyền sáng kiến nên được đưa vào Hiến Pháp Mới của Việt Nam. Nhưng thay vì chữ ký của người dân nên thay bằng chữ ký của một tỷ lệ làng xã Việt Nam, cả thôn quê lẫn thành thị. Nó sẽ giúp người dân nhất là người nông dân được trực tiếp tham gia vào việc hình thành các chính sách quốc gia. Nó sẽ giúp cân bằng quyền lực giữa trung ương và địa phương và tạo nên sự công bằng giữa các địa phương. Một Hiến Pháp với sự liên tục tham gia trực tiếp giữa làng xã và chính quyền Trung Ương sẽ giúp Việt Nam thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Lần tới để tưởng nhớ Ngày Đức Thầy Hùynh Phú Sổ thọ nạn người viết sẽ chia sẻ cùng bạn đọc tư tưởng tòan dân chính trị của Đức Thầy. Bạn đọc sẽ thấy được ý tưởng trong bài viết có thể thích hợp cho Việt Nam Thống Nhất từ Bắc xuống Nam. Mời bạn đón xem.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
22/2/2012.
Tài Liệu Tham Khảo
Nguyễn Quang Duy (10-2005), Hiến pháp đúng mực sẽ giúp người dân làm chủ,
www.bbc.co.ukNguyễn Quang Duy (2-2012), Viễn Tượng Việt Nam: Tự Do, Tri Thức Và Phát Triển.
Phan Văn Song (1-2012), Sự thành công của Thụy sĩ: Chánh trị hay Kinh tế?
Trần Trung Chính (2-2012), Tổ chức xã hội dân sự – một di sản của Việt Nam

HƯỚNG DẪN KÝ THỈNH NGUYỆN THƯ GỬI CHO TÒA BẠCH ỐC

Nhạc sĩ Trúc Hồ đã tạo một Thỉnh Nguyện Thư tại trang Website chính thức của Tòa Bạch Ốc để yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ tạo áp lực CSVN phải tôn trọng Nhân Quyền trước khi làm ăn với họ. Thỉnh Nguyện Thư có nội dung như sau: "Kể từ năm 2007, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã liên tục đàn áp dã man các nhà hoạt động nhân quyền, bắt giam các danh nhân như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, ứng cử viên giải Nobel Hòa Bình Hòa Thượng Thích Quảng Độ, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, blogger Điếu Cày và gần đây nhất là nhạc sĩ Việt Khang. Anh đơn thuần chỉ muốn bày tỏ tình yêu nước và tự do qua các bài hát mà anh đã đăng trên mạng. Quốc Hội đã phản ứng bằng luật Nhân Quyền Việt Nam, Luật Chế Tài Vi Phạm Nhân Quyền Việt Nam và chỉ mới tháng trước là Nghị Quyết HR-484. Chúng tôi thỉnh cầu Tổng Thống hãy tận dụng cơ hội Việt Nam đang muốn thúc đẩy quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hệ Thống Ưu Đãi Thuế Tổng Quát để buộc họ phải thả ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các nhà hoạt động nhân quyền đang bị giam giữ. Hãy cho thấy Hoa Kỳ luôn đặt tự do lên hàng đầu".
Nhạc sĩ Trúc Hồ đã kêu gọi đồng hương đang sống tại Hoa Kỳ nên để thì giờ ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư này trong thời gian từ ngày 8 tháng Hai cho đến ngày 8 tháng Ba, năm 2012.
Chúng tôi xin tiếp tay bằng cách soạn bảng hướng dẫn từng bước ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư đang mở ở trang web chính thức của Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ. Trước hết, người ký cần có điều kiện: 1/ có email đang sử dụng, 2/ đang sống tại Hoa Kỳ. Con số chữ ký mong mỏi là 25,000 nhưng chúng ta cũng vẫn cố gắng ký tên càng đông càng tốt. (FVN)
Bảng hướng dẫn có 4 bước đơn giản:
1. Tạo email address tại Yahoo
2. Ghi danh mở trương mục tại website Tòa Bạch Ốc
3. Chứng minh email address là có thực và đang hoạt động
4. Ký Thỉnh Nguyện Thư
-------------------------------------
Bước 1. Tạo một email address tại Yahoo.
Có email nào cũng được ký Thỉnh Nguyện Thư, không bắt buộc phải có Yahoo. Trong hướng dẫn này, sự chỉ dẫn lập email address tại Yahoo chỉ là một thí dụ. Có nhiều nơi khác cũng cung cấp email miễn phí như aol.com, gmail.com, hotmail.com,...
Nếu ai đã có email address rồi và không muốn làm theo bước 1 này thì có thể nhảy đến bước 2.
Mở web browser và gõ vào địa chỉ (URL) http://mail.yahoo.com. Bên tay phải có khung chữ nhật thẳng đứng, là chỗ để login hoặc để tạo một email mới. (xem hình bên dưới- trái)
yahoo
 
Yahoo
Bấm vào nút Create New Account để bắt đầu tạo email mới. Điền các chi tiết theo yêu cầu của mẫu đơn Yahoo, rồi click Create My Account (hình trên- phải). Nếu các chi tiết hợp lệ thì một Email mới sẽ được tạo ra và quý vị nhận được email có lời chào mừng từ Yahoo.
Bước 2. Ghi danh (register) với White House để một trương mục (account) ở website Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ bằng cách vào Website theo link sau đây:
Trên Website của Tòa Bạch Ốc, quý vị sẽ thấy một khung hình chữ nhật bên phải với chữ   WE THE PEOPLE màu xanh lá cây như hình sau đây:
wh
Bấm vào WE THE PEOPLE màu xanh, để bắt đầu ghi danh một account  ở Tòa Bạch Ốc (The White House). Quý vị sẽ được đưa vào trang ghi danh. Nhìn ở cuối trang, quý vị sẽ thấy biên màu xanh đậm với hàng chữ SIGN IN / CREATE AN ACCOUNT.
WH


Bấm vào hàng chữ SIGN IN / CREATE AN ACCOUNT. Một khung khác hiện ra như sau:
WH
Bấm vào nút Create an Account ở khung bên phải. (Khung bên trái dành cho người nào đã có account ở White House). Quý vị thấy một khung khác hiện ra để ta bắt đầu ghi danh mở một trương mục ở website Tòa Bạch Ốc như hình sau đây:
WH
Có 3 ô bắt buộc phải điền là First Name, Last NameE-mail address. Ba ô tiếp theo không bắt buộc là City, State, và Zip, nhưng chúng ta cũng nên cung cấp đế giúp cho việc thống kê về sau. Một ô vuông nhỏ để đánh dấu v vào nếu muốn thường xuyên nhận email thông tư từ tổng thống Obama, cũng không bắt buộc. Ô lớn ở bên dưới có 2 chữ ngoằn ngoèo. Hai chữ này phải được điền vào ô bên dưới của nó. Ô này bắt buộc. Nếu không đọc được chữ ngoằn ngoèo thì bấm vào nút có hai mũi tên cong, ở bên phải, để yêu cầu cho hai chữ khác có thể dễ đọc hơn. Sau khi điền xong các yếu tố bắt buộc thì bấm vào nút Register để ghi danh mở trương mục. Website White House sẽ gửi một message về email của người ghi danh. Trang khác sẽ hiện ra và có khung màu vàng ghi như sau:
IMPORTANT: You have not finished creating your account. You will receive an email from us within a few minutes. You must click on the link in that email to continue.
Như vậy là xong bước thứ 2. Việc kế tiếp là chứng minh email address đã cung cấp cho Tòa Bạch Ốc là email thật hiện đang hoạt động. Đó là việc làm ở bước thứ 3, tức là bước kế tiếp.
Bước 3. Trở qua hộp thư email, chẳng hạn như hộp thư Yahoo Mail mới vừa tạo ra: mail.yahoo.com. Mở Inbox để tìm đọc email mới được gửi đến từ White House. Trong email này có hàng link đầu tiên. Click vào hàng link đó để trở lại Website White House. Đây là thủ tục kiểm tra có phải người đang muốn ký thỉnh nguyện thư có dùng email thật hay không.
Yahoo
Sau khi bấm và link dài đầu tiên trong email gửi từ Tòa Bạch Ốc, quý vị sẽ được đưa ngược trở lại website của Tòa Bạch Ốc. Nhìn phía dưới, bên phải, quý vị sẽ thấy Welcome rồi theo sau là tên người ghi danh. Như vậy việc tạo trương mục tại website White House đã thành công. (xem hình bên dưới)
WH
Xin lưu ý link EDIT PROFILE. Link này cho phép quý vị vào profile của mình để thay đổi vài dữ kiện cần thiết như password, email address,...
Bây giờ ta sửa soạn qua đến bước số 4, đi tìm thỉnh nguyện thư để ký.
Bước 4. Nhìn vào hàng MENU, click OPEN PETITIONS. Quý vị sẽ thấy:
WH
Bấm vào nút OPEN PETITIONS, quý vị sẽ thấy một danh sách các petitions. Rà từ trên xuống khoảng 1/3 trang, quý sẽ thấy petition ghi rằng:
STOP EXSPANDING TRADE WITH VIETNAM... như hình bên dưới.
Trong vài phút mà tìm không thấy thì dùng Search để tìm, bằng cách bấm OPEN PETITIONS rồi bấm Search:

search
Click Search, sẽ có một khung hiện ra để gõ vào những chữ để tìm Thỉnh Nguyện Thư:
search
Gõ vào ô Search chữ Vietnam rồi bấm nút GO. Website sẽ cho kết quả đã tìm được Thỉnh Nguyện Thư như hình bên dưới:
WH
Đó là Thỉnh Nguyện Thư chúng ta muốn ký. Click vào tựa đề của Petition. Quý vị sẽ được đưa qua trang mới.
Trong trang này sẽ thấy nút SIGN THIS PETITION (màu xanh lá cây). Bấm vào nút SIGN THIS PETITION để hoàn tất việc ký Thỉnh Nguyện Thư.
WH
White House sẽ gửi email cám ơn: Thank you for signing this petition, như hình bên dưới.
WH
Như vậy là ta đã làm xong việc ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi lên tổng thống Obama.
 
 
Về sau này, nếu có ký Thỉnh Nguyện Thư nào khác thì chỉ cần vào section WE THE PEOPLE ở Website White House:
WH
rồi login (bước 2) với account sẵn có bằng email và password:
WH
rồi đến bước số 4 là xong.
Kính chúc quý vị thành công.
FVN

freeVietnews HOME

Cái Chết Của Một Con Chó Điên

Huỳnh Ngọc Nga

Dù bạn là người nhạy cảm hay là kẻ có trái tim sắt đá, bạn sẽ không khỏi rùng mình sợ hãi khi nhìn thấy ông ta với thân thể gần như lõa lồ, mặt mày tái nhợt đầy những máu me và chung quanh ông ta mọi người đang reo mừng nhảy múa. Người ta nói họ đã lôi ông ta ra từ một ống cống như lôi một con chuột và họ đã hành hạ, đấm đá, làm nhục sinh lý ông ta trước khi cho vào đầu ông ta vài viên đạn gọi là thực thi công lý.

Chúng ta sẽ bảo đó là sự tàn nhẫn của người đối với người, nhưng những ai ân oán trong cái chết của ông ta họ sẽ bảo đó là sự tàn nhẫn đối với một con chó điên mà ngày 20/10/2011 là ngày chung cuộc của nó và cũng là ngày kết thúc cuộc nội chiến giữa chánh quyền và nhân dân Lybia sau gần một năm đổ máu. Không những thế, con người đó đã từng gây chết chóc bao lần tại nhiều nơi trên thế giới, từng làm xáo trộn đến quan hệ ngoại giao của chính trường Đông Tây và ảnh hưởng không ít đến sự sụp đổ của Berlusconi - Cựu Thủ Tướng Ý - với cuộc chơi trác táng mang tên gọi Bunga Bunga. Muốn biết rõ hơn, chúng ta hãy ngược dòng thời gian, lui về quá khứ để tìm hiểu cội nguồn của Muammar al-Gaddafi, người mà cố Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan đặt cho biệt danh là Con Chó Điên Phi Châu.
Muammar al-Gaddafi hay gọi đơn giản là Đại Tá Gaddafi sinh ngày 7 tháng 6 năm 1942 tại Sirte, một vùng sa mạc của quốc gia Lybia, con út trong một gia đình nông dân, cha là Mohammed Abdul Salam bin Hamed bin Mohammed Al-Gaddafi, mẹ là Aisha Bin Niran. Tuy vậy, theo tờ Times thì rất có thể cha ruột của ông là một sĩ quan người Pháp. Thời niên thiếu ông thường được bạn bè gọi là Al-Jamil tức "người đẹp trai". Ông được trưởng thành trong nền giáo dục truyền thống hồi giáo và vào trường dự bị Sebha ở Fezzan từ năm 1956 đến năm 1961. Ông cũng chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng cách mạng của Gamal Abdel Nasser, tổng thống Ai Cập láng giềng (1918-1970), người đã dành độc lập cho xứ sở Kim Tự Tháp sau 72 năm lệ thuộc đế quốc Anh và cổ xúy phong trào thống nhất khối Á Rập. Năm 1961, Gaddafi bị trục xuất khỏi Sebha vì các hoạt động chính trị. Sau đó, ông vào viện Hàn Lâm Quân Sự ở Benghazi năm 1963, nơi đây ông và vài người bạn thành lập một nhóm bí mật với mục đích lật đổ chế độ quân chủ hiện thời của Lybia mà ông cho là có lập trường thân Tây Phương. Sau khi tốt nghiệp năm 1965, ông đến Anh quốc để học quân sự tại Staff College (hiện là Joint Services Command and Staff College) và về nước năm 1966 với tư cách một sĩ quan ủy nhiệm trong Signal Corps.

Ngày 1/9/1969, Gaddafi lãnh đạo một tổ chúc quân sự nhỏ làm một cuộc đảo chánh thành công không đổ máu lật đổ vua Idris I của Lybia, xoá bỏ chế độ quân chủ và thành lập nước Cộng Hòa Á Rập Lybia, lúc đó ông chỉ mới 27 tuổi và ước muốn trở thành một "Che Guevara" mới của thời đại. Gaddafi thay đổi chức hiệu của mình qua từng thời kỳ, từ chủ tịch lúc khởi đầu, đến Thủ Tướng vào năm 1970 và cuối cùng tự thăng chức mình từ quân hàm Đại Úy lên Đại Tá (thay vì Đại Tướng) kiêm Tổng Tư Lệnh quân đội để cai trị xứ sở theo đường lối của một nhà độc tài, lấy luật Hồi Giáo, kinh Coran làm cơ bản. Ông viết ra quyển Sách Xanh để nói rõ "triết học chính trị Hồi Giáo" của mình với nào những danh từ chủ nghĩa Quốc Gia Á Rập, chủ nghĩa xã hội Hồi Giáo, phúc lợi xã hội, dân chủ nhân dân trực tiếp, v.v.

Dù mang tư tưởng "đội đá vá trời" tạo dựng tương lai bằng con đường binh biến nhưng "Anh chàng đẹp trai" cũng vẫn là một người đàn ông bình thường cần có một mái ấm riêng tư, Gaddafi cưới một cô giáo tên Fatiha năm 1969, người ta đồn rằng hình như trước đám cưới hai người chưa từng quen biết nhau, khi đứa con trai đầu lòng của họ chào đời năm 1971 thì 6 tháng sau đó Gaddafi ly dị vợ để kết hôn với Safia Farkash, một cô y tá người Hung Gia Lợi mà ông đã quen khi có dịp đến Bosnia, nơi mà gia đình cô đã định cư từ bao đời trước. Gaddafi có tất cả 8 người con: Muhammad (1971) với Fatiha, và 7 người con với Safia Farash Sayf al-Islam (1972), Saadi (1973), Hannibal (1975), Aisha (1977) là con gái duy nhất, Mutassim (1977-2011), Saif al-Arab (1982-2011), Khamis (1983-2011). Cây xương rồng vùng sa mạc với tám nhánh gai tua tủa, cầm nắm vận mệnh quốc gia Lybia từ hành chánh đến chính trị, quân sự, văn hoá. Lybia là quốc gia lớn hàng thứ tư tại châu Phi và đứng hạng 17 trên thế giới (lớn gấp 5 lần Việt Nam chúng ta), với số lượng dầu hỏa được kể lớn nhất nhì trên thế giới nhưng so với các nước láng giềng có chung tiềm năng khai thác thì đất nước nầy có mức nghèo khổ và đời sống thu nhập của người dân khá thấp, tỷ lệ thất nghiệp ước tính 30% hoặc nhiều hơn. Lợi nhuận thu được từ dầu hỏa nằm trong tay Gaddafi cùng gia đình và một số tay chân thân cận, số tài sản khổng lồ đó được biển thủ qua khắp các ngân hàng lớn trên thế giới, các cổ phiếu, bất động sản...

Từ năm 1977, tuy mang danh là một quốc gia dân chủ trực tiếp với những cuộc đầu phiếu do dân bầu nhưng trên thực tế chính trị mọi quyền lực đều nằm trong tay Gaddafi và một số cố vấn thân tín. Tự do truyền thông, ngôn luận, hội họp, tôn giáo đều bị hạn chế. Các tổ chức nhân quyền bị cấm đoán. Người dân Lybia không có quyền thay đổi chánh phủ của họ. Sự chuyên chế đó tạo ra những làn sóng chống đối, khi ngầm ngầm, khi xuất hiện và đã bao nhiêu lần ông phải ra tay đối phó bằng bạo lực. Năm 1980 là năm mà các đội ám sát của ông đã giết 9 người Lybia đối lập mà trong đó có 5 người bị giết tại Italia. Dân tộc và bộ tộc thiểu số bị phân biệt đối xử dù trên danh nghĩa Gaddafi vẫn luôn kêu gọi đoàn kết hợp nhất châu Phi.


Muammar al-Gaddafi

Về đối ngoại, Gaddafi ảnh hưởng thuyết Liên Minh Á Rập của Gamal Abdal Nasser (Tổng thống Ai Cập của thập niên 60-70).

- Năm 1972, sau khi Nasser mất ngày 28/9/1970, ông kêu gọi 3 nước Ai Cập, Lybia và Syria thành lập Liên Bang các nước Cộng Hoà Á Rập nhưng vì quá nhiều bất đồng ý kiến nên sự việc không thành.

- Năm 1973, Lybia chiếm dải Aouzou của Chad và xâm lược nước nầy cho đến tháng 6 năm 1994 mới rút quân theo một phán quyết của Toà Án Công Lý Quốc Tế ra ngày 13/2/1994.

- Năm 1974, ông đề nghị sát nhập Lybia và Tunisia thành một, nhưng những khác biệt giữa đôi bên đã khiến họ trở nên thù địch.

Gaddafi cũng giữ một vai trò quan trọng trong những vụ khủng bố liên quan đến mối thù truyền kiếp giữa Israel và khối Á Rập. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ cho Tổ Chức Giải Phóng Palestine của Arafat và là nước đầu tiên ngoài Liên Bang Xô Viết nhận được các chiến đấu cơ Mig-25 của nước nầy dù quan hệ giữa hai bên vẫn còn nhiều xa cách. Ngoài ra, ông cũng tìm cách đưa ảnh hưởng Lybia đến các quốc gia Hồi Giáo, hưởng ứng các phong trào giải phóng tự xưng và hỗ trợ các cuộc nổi loạn ở Tây Phi, đáng chú ý là Sierra Leone và Liberia dù họ không có nhiều thiện cảm lắm với Lybia.

Cách suy diễn, tiếp cận, hành động của ông dẫn đến những diễn biến chính trị, quân sự, kinh tế với bên ngoài Lybia như sau:

- Trong suốt thập niên 1970, Lybia dính líu vào những âm mưu khủng bố, phá hoại tại các nước trong và ngoài khối Á Rập.

- Đến giữa thập niên 1980, Gaddafi được coi là người cung cấp tài chính cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chẳng hạn vụ thảm sát tại Thế Vận Hội Olympics mùa Hè Munich năm 1972 của "Tháng 9 Đen" cũng như vụ nổ bom vũ trường Berlin năm 1986 làm thiệt mạng ba người và bị thương hơn 200 trong đó có một số là nhân viên Mỹ. Ông cũng bị nghi ngờ là đã chi tiền cho Carlos the Jackal để bắt cóc và sau đó thả ra một số bộ trưởng dầu mỏ của Arabo Saudi và Iran. Thêm vào đó, những biến chuyển tại Trung Đông giữa Mỹ, Irak, Iran từ những thập niên 80-90 mà Gaddafi luôn đứng về phía đối lập với Mỹ đã khiến Tổng Thống Mỹ đương thời là Reagan coi Lybia như một nước hiếu chiến và gọi ông là "Con Chó Điên Trung Đông" (thực sự Lybia ở Châu Phi chứ không nằm trong lãnh vực Trung Đông).

- Năm 1986 là năm có những xung đột dữ dội giữa Mỹ và Lybia khi Hoa Kỳ tấn công các tàu tuần tra của Lybia về vùng lãnh hải vịnh Sidra. Ngày 15/4/1986 cũng chính Ronald Reagan khởi xướng chiến dịch El Dorado Canyon bằng những cuộc ném bom vào các thủ phủ lớn của Lybia như Tripoli, Benghazi làm Lybia bị thiệt hại khá nặng nề về quân sự và nhân sự mà trong đó có cả cái chết của Hannah, con gái nuôi của Gaddafi. Nguyên nhân cuộc binh biến nầy là kết quả cuộc điều tra của Mỹ được biết chính phủ Lybia dính líu vào vụ phá hoại ngày 5/4/1986 một vũ trường tại Tây Bá Linh có nhiều quân nhân Mỹ lui tới thường xuyên. Dĩ nhiên là Gaddafi trả đủa lại bằng các hoả tiển bắn vào lực lượng hải quân Mỹ trên đảo Lampedusa của Ý nhưng chẳng gây thiệt hại gì vì hoả tiển rơi xuống biển.

- Trong thập niên 1990, Hoa Kỳ và Đồng Minh Châu Âu đã cấm vận kinh tế Lybia vì nước nầy đã từ chối cho phép dẫn độ sang Hoa Kỳ hay Anh quốc hai người Lybia bị tình nghi đặt bom làm nổ tung chuyến bay 103 của hảng hàng không PanAm trên bầu trời Lockerbie, Scotland. Qua trung gian của Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela và Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, năm 1999 Gaddafi đồng ý giao những nghi can nói trên tới Hoà Lan để xét xử theo luật Scotland và mãi đến tháng 8 năm 2003, sau khi các tên khủng bố bị kết án, Lybia mới chịu nhận "trách nhiệm" về vụ nổ bom Lockerbie và đồng ý trả trên 2,7 tỷ đô la cho gia đình 270 nạn nhân.


Nhờ vậy, các quốc gia Âu Châu và Liên hiệp quốc tháo lệnh cấm vận cho Lybia nhưng Mỹ vẫn giữ tên quốc gia nầy trong danh sách các nước hỗ trợ khủng bố. Vịn vào lý do đó, Lybia giữ lại 20% tổng số tiền bồi thường. Tháng 10 năm 2008 Libya trả $1.5 tỷ USD cho một quỹ được sử dụng để bồi thường cho các gia đình của:

1. Các nạn nhân vụ nổ bom Lockerbie với 20% còn lại;

2. Các nạn nhân người Mỹ trong vụ nổ bom vũ trường Berlin năm 1986.

3. Các nạn nhân người Mỹ của vụ nổ bom Chuyến bay 772 UTA năm 1989.4.

4. Các nạn nhân người Libya của vụ Hoa Kỳ ném bom Tripoli và Benghazi năm 1986.

Vì thế Mỹ đã tháo lệnh cấm vận và bãi bỏ mọi trường hợp kiện tụng bồi thường liên quan đến khủng bố của Lybia.

- Một chuyện tai tiếng khác liên quan đến vấn đề y tế khi năm 1999, năm y tá người Bulgarie và một bác sĩ Palestine bị cáo buộc cố tình cho 426 trẻ em bị nhiễm độc HIV và họ bị kết án tử hình ngày 6/5/204 tại toà án Lybia. Nhưng cộng đồng châu Âu can thiệp mạnh nên năm 2007 tất cả đã được giải thoát.

- Năm 2009 là năm đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Gaddafi:

Trong hội nghị thượng đỉnh kỳ thứ 53 của Liên Minh Châu Phi ông đã được bầu làm chủ tịch và ông đã tự xưng mình là "Vua của những vị Vua tại châu Phi".

Tháng 9 năm đó, tại Venezuela, Gaddafi cùng Tổng Thống Hugo Chavez nước chủ nhà kêu gọi thành lập một Tổ Chức Hiệp Ước Nam Đại Tây Dương để đối đầu với NATO, xây dựng quyền lực riêng của Nam Mỹ - Châu Phi.

Ngày 23/9/2009 lần đầu tiên Gaddafi xuất hiện trước Đại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp quốc, xé bản sao Hiến Chương LHQ và lên án cơ cấu Liên Hiệp Quốc là "chủ nghĩa phong kiến an ninh" hay "Hội Đồng Khủng Bố", sự kiện nầy gây khá nhiều xáo trộn tại đó qua những cuộc biểu tình ủng hộ và phản đối ông.

Trước thế chiến thứ hai, Lybia là thuộc địa của Ý và được trả tự do khi liên minh Đức-Ý-Áo bại trận. Có lẽ vì thế mối liên hệ giữa Ý và Lybia có nhiều điểm đặc biệt, nhất là dưới thời kỳ lãnh đạo chính quyền của Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi. Ý mua dầu hỏa và khí đốt của Lybia, sửa sang đường xá, hệ thống cầu cống cho xứ sở nầy như trả món nợ bồi thường chiến tranh. Berlusconi ưu đãi Gaddafi như bạn thân, từng hôn tay ông ta như hôn tay một giai nhân và cũng học đòi ở ông ta những thú vui gây nhiều tai tiếng về gái đẹp dẫn đến sự xáo trộn trong guồng máy chính trị Ý và là một phần đưa đến sự sụp đổ của chính quyền nầy.

Nói đến Gaddafi mà không kể đến Đội Nữ Cận Vệ Đồng Trinh của ông ta thì quả là một thiếu sót lớn. Các cô vệ sĩ xinh đẹp nầy phải có sức khoẻ tốt, luôn kề cận bên ông và được huấn luyện cực kỳ gắt gao, sử dụng thành tạo các loại vũ khí hiện đại, lúc nào cũng có bên mình súng trường tự động Kalashnikov, trang phục hợp thời trang, sơn móng tay cùng màu với màu báng súng và phải luôn đi giày cao gót. Người ta nói, năm 1998, khi Gaddafi bị phục kích, một cô cận vệ đã hy sinh khi lấy thân mình chắn đạn cho ông ta. Những nữ vệ sĩ nầy không bao giờ lập gia đình và họ nguyện hiến dâng cả cuộc đời cho "Chủ nhân khả kính" của họ. Nhưng người ta không thấy họ đâu trong cuộc nổi dậy năm 2011 ở Lybia mà thay vào đó chỉ có các nam vệ sĩ.

Gaddafi thường ví von mình bằng những danh từ, hình ảnh cao cả và thường nói "Những kẻ nào không yêu mến tôi đều không đáng sống", ông vẫn huênh hoang cho rằng "Không có nước nào trên hành tinh nầy có nền dân chủ thực sự ngoại trừ Lybia".

Ôm hoài khư khư chiếc ghế tối cao trong chính quyền không cần bình bầu thay đổi, Gaddafi giống đa số các các lãnh tụ những quốc gia Nam Mỹ, châu Phi và Trung đông, người ta gọi họ là những nhà độc tài thời đại và dĩ nhiên họ có rất nhiều phần tử bất mãn chống đối, từ nội địa lẫn hải ngoại. Tháng 10 năm 1993 một số người trong quân đội đã tổ chức ám sát ông ta nhưng bất thành. Tiếp đó là những cuộc nổi loạn với những cuộc thanh trừng đẫm máu nhiều người chết, nổi bật nhất là Fathi Eljamihmi, một phần tử đối lập đã bị bắt từ năm 2002 vì kêu gọi dân chủ hoá thực sự cho Lybia. Những sự kiện trên khiến Gaddafi không tin tưởng lắm vào quân đội chính quy quốc gia, ông dùng lính đánh thuê để bảo vệ mình và gia đình, họ được trả lương hậu hỉnh bằng tiền bán dầu hoả mà Gaddafi đã bỏ túi riêng. Tuy nhiên, sau nầy người ta khám phá ra rằng ông ta đã trả tiền giả cho họ trong giai đoạn cuối cùng của ông.

Nhưng cuộc đời chẳng có gì tồn tại với thời gian, nhất là khi nó được xây dựng bằng thù hận, bất công. Các "Ngài" Tổng Thống, Thủ Tướng "muôn năm" không thể hưởng giàu sang khi muôn dân kêu đói. Và việc gì đến phải đến khi tháng 2 năm 2011, nước láng giềng gần cận với Lybia là Tunisie - xứ sở mà ngày xưa thời Trung Cổ người ta đã gọi đó là "giỏ bánh mì của đế chế La Mã"- người dân khắp nơi đổ về thủ đô Tunis biểu tình phản đối, đòi chính phủ phải từ chức chỉ vì giá bánh mì gia tăng vượt bực. Cuộc biểu tình ngày càng lan rộng, cảnh sát lúc đầu làm rào chắn chống lại dân chúng, nhưng những ngày sau họ lại ngã về phía dân và cuối cùng chính quyền đương nhiệm phải từ chức để mọi người chọn bầu chính phủ mới.

Như một bệnh truyền nhiễm dễ lây, Tunisia vừa yên thì Ai Cập - một láng giềng khác của Lybia với "Ngài Tông Tông" Murabak tại vị ghế Tổng Thống trên 30 năm - lại bị dân chúng ùn ùn biểu tình ngày đêm tại thủ đô Cairo yêu cầu Mubarak từ chức vì chính sách độc tài, tham ô nhũng loạn của ông ta. Murabak cũng hạ lệnh cho cảnh sát bắn vào dân khiến nhiều người chết và bị thương, hổn loạn kéo dài gần cả tháng và cuối cùng Mubarak đào tẩu nhưng bị bắt lại, hiện đang chờ ngày xét xử, dân Ai Cập hỉ hạ tổ chức tuyển cử tìm người xứng đáng hơn.

Vết dầu dân chủ lại tiếp tục loang, người ta đọc trên báo, nghe trên TV, radio tin tức những cuộc nổi dậy gần khắp các nước Trung Đông Khối Á Rập, từ Yeman đến Syrie, từ Syrie qua Iran và tùy sự can đảm trường kỳ của người dân mỗi nơi mà các cuộc biểu tình phản đối chống chính phủ hoặc tan theo sức mạnh đàn áp của chính quyền hoặc tiếp tục chịu đựng áp lực chờ ngày đạt kết quả. Tổng thống Mỹ Obama đã gọi thời điễm quan trọng của những cuộc bùng dậy nầy là "Mùa Xuân Á Rập", mùa xuân của ý thức dân chủ mà từ lâu các dân tộc đó chỉ "có tiếng mà chưa hề có miếng" bao giờ. Giữa những cuộc "lao xao dâu bể" người ta ngạc nhiên khi thấy Lybia bình yên, im hơi lặng tiếng nhưng mọi người cũng linh cảm sẽ xảy ra một biến cố nào đó, khác hơn và dữ dội hơn.

Sự chờ đợi không lâu, độ vài tuần sau người ta nghe tin thủ đô Tripoli của Lybia náo loạn khi người dân xuống đường phản đối chánh phủ, và như có sự đồng thuận với nhau, các thành phố lân cận khác cũng ùn ùn kéo về tham gia. Súng lại nổ, súng của chính quyền bắn vào dân. Sự phẩn nộ gia tăng, người ta liều chết chống cự và một lực lượng vỏ trang của nhóm nổi loạn được thành lập, gọi tắt là NTC (Hội Đồng Chuyển Tiếp Quốc Gia). Nhưng họ không chống nổi lại lực lược lính đánh thuê của Gaddafi, họ rút về các cứ điểm an toàn hơn và cầu cứu quốc tế. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhóm họp, sau nhiều lần tham khảo, ngày 19/3/2011, ngoại trừ Nga và Trung quốc đa số tại đây đồng ý ra Nghị Quyết 1973 thiết lập vùng phi vận (cấm bay) tại Lybia nhằm ngăn chận các cuộc oanh kích của Gaddafi vào nhóm nổi dậy. Sau đó 15 nuớc Châu Âu đưa không quân, hải quân tới thực thi vùng phi vận, phong tỏa hải phận nước nầy và không kích vào lực lượng quân sự của Gaddafi để hỗ trợ cho nhóm NTC.

Lybia chính thức bước vào tình trạng chiến tranh nội chiến và phe nổi loạn được sự giúp sức của NATO chống lại chính quyền, hổn loạn bao trùm khắp chốn, nhất là tại thủ đô, nơi Gaddafi còn trú ngụ. Nhiều nhân vật quan trọng trong chính quyền, quân đội và thể thao đã chuyển hướng sang phe nổi dậy trong đó có Ngoại Trưởng Moussa Koussa của Lybia đã đào tẩu sang Anh quốc, tất cả đều lên án Gaddafi tội bắn giết dân, bạo lực đối với phụ nữ, làm những điều của kẻ mất lương tri, lý trí. Tướng Oun Ali Oun buộc tội ông tội "diệt chủng" và kêu gọi binh lính, sĩ quan rời bỏ chính quyền. Mỹ và quốc tế kêu gọi Gaddafi ra đầu hàng và cho phép ông sống đời lưu vong nhưng nhà độc tài quyết liệt từ chối và nói nhất định sống chết trên quê hương mình.

Cuối tháng 8 năm 2011, Gaddafi chính thức bị lật đổ sau hơn 42 năm cầm quyền nhưng ông vẫn cầm cự chiến đấu. Đến giữa tháng 9 năm 2011, khoảng một nửa quốc gia trên thế giới chính thức công nhận Hội Đồng Chuyển Tiếp Quốc Gia Lybia (NTC) là chính phủ hợp pháp của nước nầy. Ngày 6/10/2011 Gaddafi lại ra mặt sau một thời gian ẩn mặt và kêu gọi "toàn dân biểu tình chống lại chính phủ lâm thời" nhưng chẳng ai hưởng ứng. Các cuộc oanh kích lại diễn ra dữ dội, thoạt đầu lính đánh thuê của ông có vẻ thắng thế nhưng trong tình trạng bị cô lập và nhất là thiếu sự ủng hộ của người dân nên quân ông bị tổn hại nặng nề; một số các con trai của ông bị tử nạn và bị bắt; ông rút về Sirte, nơi sinh quán và cũng là cứ điểm cuối của mình.

Ngày 20/10/2011 quân NTC tấn công Sirte, sau nhiều lần chống cự nhóm lính đánh thuê của ông hoàn toàn tan rã, Gaddafi bị thương và bị bắt gần Sirte trên đường trốn chạy. Theo các nguồn tin cho biết, người ta đã lôi ông ra từ trong một ống cống như lôi một con chuột với thương tích trên người. Kẻ cao ngạo ngày nào giờ đang cầu xin tha mạng nhưng một viên đạn đã bắn vào đầu ông và kết thúc cuộc đời của một người điên loạn vì tham vọng bởi bạo lực và danh vọng (cho đến bây giờ mọi người vẫn còn đang điều tra để biết ông chết vì bị bắn hay vì đạn lạc). Trước đó, có tin đồn rằng người ta đã làm nhục sinh lý ông giữa đám đông trước khi "công lý được thực thi". Mọi người reo hò nhảy múa mừng chiến thắng, binh sĩ NCT viết lên cống bằng sơn màu xanh hàng chữ "Nơi trốn của Gaddafi, con chuột cống" và chuyền nhau khẩu súng lục bằng vàng của ông ta. Thi hài của Gaddafi sau đó được đưa đến Misrata với hai vết thương trên ngực và thái dương, họ đặt xác ông trong phòng lạnh dùng để chứa thịt gia xúc cùng với thi thể của Mu’tasim, con trai ông. Thiên hạ khắp nơi đổ ra đường ăn mừng cái chết của ông, người ta dẫn con cái xếp hàng dài để được vào xem thi thể của kẻ đã thống trị họ trên 42 năm bằng máu, mồ hôi và nước mắt. Đến ngày 25 tháng 10, Gaddafi cùng con trai Mutassim và cựu bộ trưởng quốc phòng dưới chế độ cũ Abu Bakr Younis đã được đem chôn tại một nơi bí mật trong sa mạc, trái với mong muốn trong di chúc của Gaddafi là được chôn tại Sirte để được gần gủi bạn bè và người thân.

Gaddafi chết, nội chiến Lybia chấm dứt nhưng âm hưởng cái chết đó vẫn còn. Mọi nơi thở phào nhẹ nhõm như lúc hay tin Bin Laden bị xử quyết, nhưng Tổng thống Venezuela Hugo Chavez lại thương tiếc và gọi ông ta là "liệt sĩ", người ta có thể bảo đó là "ngưu mã khóc thương nhau". Thế gian nầy có bao nhiêu người, bao nhiêu ý và chuyện khen, chê bất đồng là chuyện thường tình nhưng khó ai phủ nhận câu nhân quả của cuộc đời, đem nhân ái trị dân sẽ được câu thương yêu bền vững, lấy bạo lực tham tàn ứng xử sẽ lãnh kết cuộc thảm thương. Gaddafi không phải là trường hợp đầu tiên trong lịch sử cận đại, chỉ tiếc một điều là bánh xe trước gảy mà vẫn còn bao kẻ tiếp bước trên lối mòn để gieo oan khiên cho chính người dân của họ. Sụ sụp đổ của chính quyền Tunisia, Ai Cập và cái chết của Gaddafi vẫn chưa thức tỉnh được những ai còn đang ôm tham vọng thống trị dài lâu quê hương mình, chinh phục thế giới nầy bằng bạo lực, vì vậy bên kia trời Trung Đông xứ Syria vẫn còn một nhà độc tài Assad đang tiếp tục mỗi ngày nả súng vào làn sóng biểu tình chống đối của người dân cũng như tại Iran, tổng thống Mahmud Ahmadinejad vẫn đàn áp các phe nhóm đối lập trong việc cai trị của mình, những nhà độc tài không chịu buông rơi chiếc ghế lãnh đạo mà họ đã giữ mấy mươi năm. Giữa sa mạc bụi vàng, cát nóng hậu thế sau nầy có ai còn nhớ đó là nơi an nghĩ của một nhà lãnh đạo hay chỉ bảo đó là nơi chôn vùi của một con chuột cống, một con chó điên. Buồn thay, thế giới nầy luôn có những con chó điên thích cắn xé dân tộc và tự hủy diệt linh hồn mình. Trong cái đảo điên đầy nghiệp chướng của miền Trung Đông đang sôi sục, "Mùa Xuân Á Rập" vẫn tiếp tục nở hoa, những đóa hoa dân chủ tuy muộn màng nhưng thiết thực với sắc thắm bằng máu của người dân.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của BPSOS: http://www.machsong.org.]

BA NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHO VIỆT NAM KHÔNG THỂ CHỐNG THAM NHŨNG

Nguyễn Duy Vinh (TS Cơ khí Động học hiện đang làm việc ở Phi Châu), theo BVN
Thảm kịch Tiên Lãng đã gây sự chú ý rộng lớn trong và ngoài nước. Có hơn cả trăm bài viết về tin tức vụ Tiên Lãng, trên báo chí “lề trái” và cả “lề phải”, “chính thống” và “phi chính thống”. Những tin tức và những phản biện này đôi khi trái ngược nhau đưa đến những cái nhìn về nhiều khía cạnh khác nhau trong vụ án Tiên Lãng. Gần đây nhất có một bài viết xuất sắc của Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Xuân Phú mang tựa đề “Một số khía cạnh hình sự của vụ án Tiên Lãng – Hải Phòng” đặt nghi vấn về sự trong sạch của guồng máy chính quyền Hải Phòng.
Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Xuân Phú phân tích rất tỉ mỉ những lời kết luận của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về thảm kịch Tiên Lãng. Ông Hoàng Xuân Phú đưa ra những lời kết luận đanh thép như: “bộ máy cầm quyền ở Hải Phòng […] băng hoại”, và “không thể để bộ máy cầm quyền ở Hải Phòng định đoạt số phận gia đình ông Đoàn Văn Vươn”. Ông Hoàng Xuân Phú viết thêm:
Huyện ủy Tiên Lãng đã triệu tập 300 đảng viên đến để tuyên truyền, phổ biến những thông tin sai trái, hoàn toàn bóp méo sự thật về những gì đã và đang xẩy ra trên đất Tiên Lãng, và không thấy có đảng viên nào lên tiếng công khai phản đối. Trong thể chế mà Đảng CSVN lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, sự kiện kể trên cho thấy bộ máy cầm quyền ở Tiên Lãng đã mục ruỗng và không thể hy vọng gì từ đó. Để cho bộ máy cầm quyền ở Tiên Lãng rơi vào tình trạng thối nát và ngang nhiên hoành hành như vậy, không thể coi bộ máy cầm quyền của thành phố Hải Phòng – cấp trên trực tiếp của huyện Tiên Lãng – là vô can và trong sạch.
Đây là những câu kết luận rất nặng kí. Bài của Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Xuân Phú là một gáo nước lạnh dội vào bộ máy cầm quyền Hải Phòng. Nhưng cho những người còn tin tưởng vào việc giải quyết công minh của nhà nước, biến cố Tiên Lãng nếu được nghiên cứu tường tận sẽ giúp nhà nước tìm ra nguyên nhân của căn bệnh trầm kha là bệnh tham nhũng ở Việt Nam. Tìm được nguyên nhân sẽ đưa đến giải pháp. Cũng như bác sĩ chẩn bệnh, những triệu chứng do căn bệnh gây ra trên cơ thể bệnh nhân giúp người thầy thuốc xác định bệnh chính xác hơn. Thảm kịch Tiên Lãng đem đến rất nhiều dữ kiện cho người thầy thuốc (nhà nước) nếu vị thầy thuốc này có quyết tâm diệt trừ căn bệnh. Và ngoài sự quyết tâm đó, tìm ra những giải pháp thích đáng cho vụ Tiên Lãng còn đòi hỏi sự lắng nghe, một cuộc điều tra nghiêm túc, một sự tìm tòi nhìn sâu… để hiểu.
Chúng tôi cho rằng một trong những nguyên nhân quan trọng là tính độc lập của hệ thống luật pháp. Trong tiến trình tố tụng và xử án ở các xứ bên trời Âu Mỹ, bất cứ một vụ án lớn nào như vụ án Tiên Lãng đều phải có sự hiện diện của một bồi thẩm đoàn (membres du jury) hoàn toàn độc lập với phe tố tụng và phe bị cáo. Và ông tòa (chánh án) xử án dựa trên kết luận của bồi thẩm đoàn. Bộ luật hình sự hiện nay ở Việt Nam tương đối khá tốt nhưng cách xử án ở Việt Nam hiện tại hoàn toàn thiên vị guồng máy nhà nước vì bị chính guồng máy này kiểm soát. Chúng ta chỉ cần xem lại lời tuyên bố ban đầu của bà Chánh án Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng về vụ Tiên Lãng là có thể đoán trước vụ án Tiên Lãng sẽ được xét xử như thế nào hoặc xem lại những vụ tố tụng và xử án trong quá khứ để thấy cách xử án bất công của hệ thống luật pháp nước ta, ví dụ điển hình là vụ xử ông Cù Huy Hà Vũ.
Nguyên nhân quan trọng thứ hai là sự sợ hãi. Chiến tranh dai dẳng mà nước ta đã gánh chịu cộng thêm những áp lực đầy bạo cường gây ra bởi những chính sách hậu chiến tranh của nhà nước tạo cho người dân từ Nam chí Bắc một nỗi lo âu sợ hãi. Và đây là một căn bệnh của người Việt chúng ta, nó ăn vào xương vào tủy của rất nhiều người Việt Nam. Thêm vào đó, sự lạm quyền (và lộng quyền) của rất nhiều quan chức làm người dân bình thường lo sợ thêm mỗi khi thấy bóng dáng của các vị này nhất là khi mình bị chính quyền “mời lên làm việc”. Sự sợ hãi này sẽ làm cho những nhân chứng quan trọng trong bất cứ vụ án nào ở Việt Nam phải im hơi lặng tiếng. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Nhà nước có chính sách nào để lấy đi sự sợ hãi của người dân trước bộ máy chính quyền? Hay là nhà nước, ngược lại, đang củng cố sự sợ hãi này để dễ trị dân và giữ trật tự trong nước? Cách dùng những nhân viên dân sự (không làm việc cho nhà nước) mà các báo lề trái thường gọi là xã hội đen (hay côn đồ) để áp đảo dân biểu tình kêu oan hay để dẹp “loạn” là việc thường thấy nói đến trên những báo lề trái này.
Nguyên nhân quan trọng thứ ba là tự do báo chí. Chúng ta có hơn mấy trăm tờ báo chính thống trên mạng nhưng không tờ báo nào cho chúng ta những tin tức có thể tin cậy được hoàn toàn. May thay nhờ vào sự có mặt của truyền thông trên mạng (cái được gọi là Internet), những blogs độc lập trong nước đã tạo được một thành quả rất lớn trong việc dọi ánh sáng công luận vào vụ Tiên Lãng. Các blogs “không chính thống” này đã gây sự chú ý và nhất là sự quan tâm của rất nhiều người trong và ngoài nước. Sự quan tâm rộng lớn này cũng có thể là một lý do đã thúc đẩy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “thân chinh” dự phần vào việc xử lý thảm kịch Tiên Lãng.
Tôi không biết quý độc giả và nhà nước có đồng ý với suy luận của tôi hay không, và cũng không biết nhà nước có thực tâm muốn xây dựng một xã hội an lành hơn hay không.
N. D. V.

TỪ VỤ TIÊN LÃNG NGHĨ VỀ PHÁP LUẬT





Đặng Văn Sinh, theo BVN

Vụ cưỡng chế đầm tôm Đoàn Văn Vươn thực chất là một cuộc chiếm đoạt tài sản công dân có tổ chức của chính quyền địa phương. Nguyên nhân của cách hành xử mà tác giả Mạc Văn Trang gọi là “hệ thống chính trị Tiên Lãng và xã Vinh Quang là nhóm cố kết vì lợi ích cục bộ, có tính chất băng đảng xã hội đen!“, bắt nguồn từ sự bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành, trong đó có Luật đất đai. Nói là bất cập bởi nó không được xây dựng theo quy luật phát triển của đời sống xã hội nên không vận hành theo những nguyên tắc phổ quát từ thực tiễn giao dịch dân sự, mà là bộ luật duy ý chí, xuất phát từ quan điểm sai lầm “sở hữu toàn dân”.

Một câu hỏi đặt ra là, các nhà lãnh đạo có nhìn ra sự bất hợp lý của hệ thống pháp luật hiện hành không? Xin thưa là có, thậm chí họ còn hiểu rất rõ, nhưng, nếu xét về mặt thực tiễn thì có vẻ như xã hội Việt Nam không vận hành theo luật pháp mà lại vận hành theo nghị quyết, nên việc tu chính hiến pháp và các bộ luật lúc này không cấp thiết bằng… ra nghị quyết.

Đã từ lâu mọi người phải thừa nhận là, có một thực tế không thể bác bỏ, quản lý nhà nước Việt Nam hiện tại gồm hai hệ thồng chồng chéo nhau. Hệ thống “Anh” là đảng và hệ thống “Em” là chính quyền. “Anh” có “Cương lĩnh” và “Nghị quyết”, còn “Em” thì có “Hiến pháp” và hệ thống “Luật”. Và bởi vì “Anh” tự coi mình là lãnh đạo toàn diện” đến mức chòi sang cả Hiến Pháp của chú em (Điều 4, Hiến pháp năm 1992), nên “Anh” đương nhiên là có quyền hơn “Em”. Từ đó suy ra, “Nghị quyết” “thiêng” hơn “luật”. Chả thế đã có những người nói toạc móng heo: “Quốc hội thật ra chỉ là cơ quan để “thể chế hóa” nghị quyết của Đảng”.

Với hệ thống chính trị rất khác thường trên, từ lâu, xã hội Việt Nam (còn lâu mới là dân sự) được điều hành bởi “Nghị quyết” chứ không phải là theo “Luật”, trong đó, Ban Tuyên Giáo – một cơ quan siêu quyền lực – được giao công việc chuyển tải, giải thích và phổ biến nghị quyết vào đời sống xã hội. Chính vì thế mới có việc Vũ Hồng Chuân, Trưởng Ban Tuyên Giáo huyện Tiên Lãng, “nhiều lần xuất hiện trước công chúng, nói bao điều dối trá như diễn kịch, không hề ngượng ngùng, xấu hổ. Đặc biệt Chuân còn đứng trước 300 đảng viên cốt cán của cả huyện để quán triệt rằng: việc cưỡng chế là đúng pháp luật, đúng trình tự, hợp lòng dân, Vươn và đồng bọn chống người thi hành công vụ có chủ định, là tội giết người… Các đảng viên và toàn hệ thống chính trị phải nói và làm theo chỉ đạo của Huyện ủy, không nghe luận điệu của các phần tử xấu có sự xúi giục, dàn dựng của các thế lực thù địch!...” Trong khi ấy, Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng, tại cuộc họp thông báo kết luận về vụ Tiên Lãng với thời lượng gần một tiếng, đã nhấn mạnh những sai phạm nghiêm trọng của Thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng, Huyện ủy và UBND huyện Tiên Lãng trong việc cưỡng chế đầm tôm của gia đình nạn nhân Đoàn Văn Vươn. Cũng từ sự việc này, ông Đam còn nói đến tính bất khả thi của Luật Đất đai mà điển hình là, hiện nay, bộ luật này có đến 500 văn bản hướng dẫn thực hiện (còn gọi là văn bản dưới luật), trong đó có khá nhiều văn bản vênh nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau, hiểu theo cách nào cũng được. Việc này đối với các nước dân chủ thì bị xem là quái dị nhưng ở xứ ta, dân tộc Việt Nam “ra ngõ gặp anh hùng”, có “nền dân chủ XHCN tốt đẹp gấp triệu lần tư sản”, thì chỉ là “chuyện thường ngày ở huyện”, bởi lẽ Luật không quan trọng bằng “Nghị quyết”. Luật chỉ có tính tượng trưng để đối phó với “lực lượng thù địch” bên ngoài, còn Nghị quyết mới là linh hồn của nền dân chủ XHCN.

Cai trị đất nước bằng “Nghị quyết” có nghĩa là tính ổn định rất thời vụ. Các kế hoạch thường ngắn hạn và luôn có xu hướng tình thế. Hơn nữa, Nghị quyết không do nhân dân xây dựng trên tinh thần dân chủ có phản biện, mà chỉ là sản phẩm của một nhóm người, nên dễ xảy ra trục trặc một khi đưa vào cuộc sống. Nghị quyết được sản sinh ra bởi chủ nghĩa giáo điều nên cứng nhắc, không tương thích với cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Nghị quyết nhiều nhưng ra nghị quyết thì dễ, thực hiện nghị quyết mới khó, luôn dẫn đến tình trạng, khi sự cố xảy ra, cấp dưới chờ “ý kiến chỉ đạo” của cấp trên, cấp trên chờ cấp trên nữa, trong khi cuộc sống vận hành theo quy luật của nó, đến lúc hiểu ra mức độ nghiêm trọng thì sự việc đã vượt khỏi tầm kiểm soát

Tuy nhiên, cai trị bằng Nghị quyết lại có những điểm đặc biệt thuận lợi cho các nhà lãnh đạo mà một trong số đó là “lệnh miệng”. Chỉ cần một cú điện thoại của cấp trên là một vụ việc nổi cộm ở địa phương được dẹp êm. Lời nói gió bay, khi cần đối chứng có mà thánh tìm ra “chính danh thủ phạm”. Chưa hết, “Nghị quyết” thể hiện ý chí sáng suốt của tập thể lãnh đạo, chẳng ai phải chịu trách nhiệm cá nhân, nên hiển nhiên cũng không cần phải có văn hóa từ chức hoặc xin lỗi Quốc dân đồng bào. Tất cả đều được nhân danh tập thể, cùng lắm là “hạ cánh an toàn”, không bao giờ truy cứu trách nhiệm trong quá khứ cho dù thời gian làm “đầy tớ dân”, ông A hoặc bà B làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng.

Nhân danh tập thể, nhất là tập thể “Thường vụ”, không hiếm trường hợp, khi thấy cần thiết, người ta có thể ra ngay một nghị quyết về vấn đề “cấp bách” nào đó, nhằm hợp lý hóa một lô đất đẹp, giải tỏa một điểm dân cư hay cưỡng chiếm một khu nuôi trồng thủy sản đang ăn nên làm ra để “phân phối lại” cho những đối tượng trong cùng nhóm lợi ích. Vụ cưỡng chiếm đầm tôm Đoàn Văn Vươn chắc chắn Thường vụ Thành ủy Hải Phòng phải có một nghị quyết hay một lệnh miệng. Nếu không, Giám đốc Công an Đỗ Hữu Ca làm sao có thể mặc áo chống đạn, đích thân chỉ huy hàng trăm cảnh sát cơ động và quân đội “hiệp đồng tác chiến” bằng AK 47 cùng các loại vũ khí nóng. Sau khi bắt giữ và đập phá tan tành nhà người dân vô tội, bật đèn xanh cho bọn xã hội đen vét sạch thủy sản trong khu đầm, viên đại tá ác ôn còn huênh hoang truyên bố với các phóng viên báo “lề phải” là hợp đồng tác chiến rất đẹp, có thể viết sách, dựng thành phim!?. Thật là một kẻ bất lương. Hắn hưởng lương cao bổng hậu từ tiền thuế của nhân dân trong đó có Đoàn Văn Vươn mà lại mang thuộc hạ đi cướp đoạt tài sản của nhân dân rồi lại được Thường vụ chỉ định điều tra vụ việc thì thử hỏi trên đời này còn công lý hay không?

Hơn thế nữa, nếu không có sự bảo kê của “nhóm lợi ích” Hải Phòng, thì làm sao, sau khi đã có văn bản kết luận của Thủ tướng, bọn “công an” đầu trâu mặt ngựa xã Vinh Quang dám ngang nhiên nhổ cờ Tổ quốc, đập phá căn lều của vợ con ông Đoàn Văn Vươn, bàn thờ và di ảnh bị quẳng xuống đầm. Trong khi ấy, trước 500 cán bộ trung cao cấp tại CLB Bạch Đằng, ông Nguyễn Văn Thành thông báo tình hình thời sự của Vụ Tiên Lãng ngược lại với kết luận của Thủ tướng: “Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngượi công an-bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ. Có bậc lão thành nói không chuẩn. Ông Vươn xây nhà không có trong quy hoạch – trốn nợ thuế – không có tí công tích gì – trong khi đó Tiên Lãng tạo mọi thuận lợi cho anh Vươn. Đã gây dư luận phủ nhận công lao quá khứ của huyện Tiên Lãng, nhân dân cả nước chỉ tập trung vào vụ này để ngưng trệ sản xuất…”. Trước thái độ đổi trắng thay đen của ngài Ủy viên Trung ương Đảng, một thương binh cụt tay, nguyên là cán bộ Ban Tuyên huấn Thành ủy Hải Phòng nghỉ hưu, đã không thể nén được bức xúc, nhảy lên diễn đàn, chỉ mặt Bí thư Thành ủy nói như hét: Đề nghị Bộ Chính trị cách chức Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành. Cả hội trường vỗ tay ủng hộ.

Cũng bởi quản lý nhà nước bằng nghị quyết nên mới làm nảy sinh các nhóm lợi ích. Những nhóm này cố kết với nhau dưới những dạng thức khá tinh vi, dẫn đến tình trạng cát cứ, trong đó mỗi quan chức cao cấp giống như một “sứ quân” thời hiện đại. Mỗi “sứ quân” thao túng một vùng lãnh thổ, tha hồ làm mưa làm gió, tự đặt ra “luật”, bưng bít thông tin, lừa dối chính quyền trung ương, làm biến dạng bản chất của vụ việc. Hiện tượng “trên bảo dưới không nghe” đang là nguy cơ tiềm ẩn cho sự rạn vỡ của hệ thống chính trị. Không phải “các thế lực thù địch” đang âm mưu “diễn biến hòa bình” mà chính là các nhóm lợi ích siêu quyền lực, coi luật pháp chỉ là trò đùa, núp dưới bóng các nghị quyết, thao túng mọi hoạt động xã hội để trục lợi, đẩy người dân lương thiện đến bước đường cùng phải vùng lên bảo vệ quyền lợi của mình.

Trường hợp Đoàn Văn Vươn có thể xem là hồi chuông muộn cảnh báo cho các nhà quản lý quốc gia.

Đ. V. S.

___

TỪ HIỆN TƯỢNG VIETTEL NGHĨ VỀ SỰ HOANG PHÍ CỦA MỘT HỆ THỐNG




Lê Anh Hùng, theo BVN


Kể từ năm 2004, với sự tham gia của Viettel, hoạt động cạnh tranh trên thị trường cung cấp dịch vụ điện thoại di động ở Việt Nambắt đầu diễn ra sôi động. Cước di động giảm từ 3.500VNĐ/phút xuống quanh mức 1.000VNĐ/phút, số lượng thuê bao của Viettel không ngừng tăng lên; đến nay tập đoàn này đã vươn lên trở thành một trong hai doanh nghiệp viễn thông hàng đầu ở Việt Nam(cùng VNPT). Năm 2011, dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng doanh thu của Viettel vẫn tăng trưởng 28%, đạt trên 117.000 tỷ VNĐ, lợi nhuận đạt gần 20.000 tỷ VNĐ.



Không chỉ thành công ở trong nước, Viettel còn thành công ở nước ngoài và là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, với doanh thu năm 2011 trên 10.000 tỷ VNĐ. Dù tham gia muộn nhưng sau gần 3 năm hoạt động, mạng thông tin di động do Viettel đầu tư tại Lào và Campuchia đã trở thành mạng lớn nhất, năm 2011 đạt lợi nhuận sau thuế gần 70 triệu USD. Sau khi đầu tư tại Lào và Campuchia, Viettel bắt đầu tiến quân sang thị trường Châu Mỹ và Châu Phi.



Sự thăng tiến của Viettel quả là ngoạn mục và có thể xem là một hiện tượng nếu xét “tuổi đời” còn khiêm tốn của nó. Mặc dù Viettel có cái “thế” của quân đội và có sự may mắn của một đơn vị được giao quyền khai thác tài nguyên quốc gia, song chắc chắn không có thành công nào lại thiếu bóng dáng của con người trong đó, mà ở đây là đội ngũ lãnh đạo của tập đoàn, đứng đầu là ông Hoàng Anh Xuân, người vừa được thăng hàm trung tướng.



Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ngày 1/6/1989, Bộ Quốc phòng mới cho thành lập Công ty Điện tử – Thiết bị thông tin (tiền thân của Viettel). ”Khi thành lập Công ty này, chúng tôi rất lo lắng vì nếu không làm được hoặc có gì sai thì sẽ mang tiếng Bộ Quốc phòng. Từ 1989 đến 1995, Công ty phải thay đổi 3 lần lãnh đạo nhưng nội bộ vẫn chưa ổn nên không phát triển được. Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đó gọi tôi lên nhắc nhở và tôi hứa khắc phục ngay. Sau đó, tôi đề nghị anh em tìm một cán bộ lãnh đạo có năng lực nhưng phải ở trong các nhà máy, xí nghiệp của Bộ QP, biết làm kinh tế và dám chịu trách nhiệm. Cuối cùng chọn được anh Hoàng Anh Xuân (TGĐ Viettel hiện nay). Từ thời điểm này, Công ty có nhiều bước thay đổi rất nhanh.”



Rõ ràng, thành công hôm nay của Viettel phụ thuộc đáng kể vào sự lựa chọn lãnh đạo nói trên, và nếu không phải ông Hoàng Anh Xuân mà là một ai khác thì con đường phát triển của Viettel hẳn cũng đã khác. Điều này khiến người ta phải đặt câu hỏi là trong quân đội, và rộng hơn, trong cả hệ thống chính trị hiện hành, liệu còn bao nhiêu “viên ngọc thô” nữa không may mắn được phát hiện ra như ông Xuân? Câu trả lời ở đây xem ra phải là “rất nhiều”.



Máu làm quan dường như đã chảy trong huyết quản của người Việt Nam tự xa xưa. Điều này có lẽ bắt nguồn từ một thiên hướng tự nhiên trong mỗi chúng ta: con người ta hầu như ai cũng muốn chăm lo cho người thân của mình, cho đồng bào của mình, hay xuất phát từ tâm lý: “Đã mang tiếng đứng trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông”.[1] Trong thời phong kiến, tầng lớp quan lại nhìn chung vẫn được xã hội nhìn nhận như những bậc “dân chi phụ mẫu”, họ vừa có danh vừa có cả tư cách và điều kiện để “lo cho dân” theo cách này hay cách khác, điều đem lại cho họ cảm giác hài lòng và thoả mãn. Đây là giai đoạn lịch sử mà quyền lực trong thiên hạ tập trung vào trong tay một vị vua cùng bộ máy quan lại của ông ta.



Sau năm 1945, nước Việt Namchuyển sang chính thể “dân chủ cộng hoà”. Những tưởng kể từ đây, dưới sự lãnh đạo của một chính đảng tự xưng là “cách mạng” và “tiến bộ”, quyền lực nhà nước hoàn toàn thuộc về nhân dân. Nhưng rồi quyền lực nhà nước nhanh chóng bị thâu tóm vào trong tay một vị vua độc đoán mới: Bộ Chính trị ĐCSVN, dưới đó là một bộ máy quan chức nhất nhất làm theo sự chỉ đạo của “cấp uỷ” và cấp trên. Trong chế độ mới, chính trị trở thành thống soái, thâm nhập vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Các cháu thiếu niên chỉ mới 9 tuổi đã trở thành những đội viên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”, đã biết hô vang những câu khẩu hiệu sặc mùi chính trị như “Vì Tổ quốc XHCN, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!” Điều 4 Hiến pháp 1992 thì ghi rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành với quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” Mỗi người ViệtNam đến tuổi trưởng thành chẳng còn lựa chọn nào khả dĩ hơn ngoài việc trở thành một phần của hệ thống ấy.



Những gì trên đây dẫn đến một thực tế là ở Việt Namđội ngũ quan chức quá ư hùng hậu. Trong một bài viết trước đây, tác giả đã liệt kê là Việt Nam hiện có tới 24 vị được gọi là “lãnh đạo Đảng và Nhà nước”: ngoài 4 vị “tứ trụ triều đình” với quyền lực ngang ngửa nhau (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội), chúng ta còn có thêm 10 vị Uỷ viên Bộ Chính trị, 4 vị Bí thư TW Đảng, 1 Phó Chủ tịch nước, 3 Phó Thủ tướng (trong số 4 PTT thì 1 người là Ủy viên BCT), 2 Phó Chủ tịch QH (trong số 4 PCT QH thì 1 người là Ủy viên BCT, 1 người là Bí thư TW Đảng). Cơ cấu tương tự cũng được thiết lập cho cả cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Trong khi đó, ở các nước khác lãnh đạo nhà nước của họ chỉ “khiêm tốn” một vài vị thôi.



Dưới thời bao cấp, những người như ông Hoàng Anh Xuân không có lựa chọn nào phù hợp với tư chất và hoài bão của mình ngoài việc trở thành một phần của hệ thống chính trị. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường “định hướng XHCN”, thay vì gia nhập bộ máy công quyền, những ai có hoài bão và khả năng để “lo cho dân” hay để “có danh gì với núi sông” còn có thêm một lựa chọn khác: dấn thân vào thương trường để trở thành doanh nhân và tạo công ăn việc làm cho nhiều người, qua đó góp phần vào sự phát triển của xã hội.



Tuy nhiên, ngay cả ở thời điểm hiện tại cũng khó mà nói trước là một Hoàng Anh Xuân trai trẻ sẽ chọn lựa thế nào giữa hai ngả rẽ, dấn thân vào thương trường để rồi trở thành doanh nhân tự lập hay làm công chức trong bộ máy chính quyền rồi tiến tới trở thành một vị “quan cách mạng”, khi mà dường như giới trẻ Việt Nam ngày nay vẫn máu làm quan hơn là kinh doanh. Đơn giản là vì chế độ chính trị ở Việt Nam vẫn chẳng khác gì một nhà nước phong kiến hủ bại với một vị vua độc đoán mang tên Bộ Chính trị, Đảng CSVN vẫn là chính đảng duy nhất “lãnh đạo Nhà nước và xã hội” – nguyên nhân chính dẫn đến quốc nạn tham nhũng tràn lan hiện nay; và đặc biệt, tầng lớp doanh nhân vẫn chỉ được Đảng xếp là “công dân” hạng tư trong xã hội, sau những công nhân, nông dân và trí thức.[2] Trong bối cảnh ấy, lựa chọn thứ hai gần như chắc chắn sẽ đem lại cho người ta cả quyền lực lẫn tiền tài nhiều hơn hẳn so với lựa chọn đầu tiên.



Công bằng mà nói, đa số 24 vị “lãnh đạo Đảng và Nhà nước” nói trên, cùng một bộ phận đáng kể trong đội ngũ quan chức hùng hậu đằng sau họ, thực sự là những tài năng xuất chúng, với khả năng cạnh tranh đặc biệt. Thế nên, thay vì ganh đua trong chốn quan trường hòng tranh giành quyền lực rồi bị tha hoá, biến chất bởi cơ chế, nếu họ tham gia vào thương trường và cạnh tranh để làm nên những sản phẩm hay thương hiệu Việt Nam mang tầm cỡ khu vực và thế giới thì đóng góp của họ cho xã hội sẽ thực sự to lớn. Quả thực, chế độ chính trị hiện hành đã và đang gây ra cho đất nước chúng ta một sự lãng phí ghê gớm về nguồn nhân lực cao cấp vốn dĩ thuộc thành phần tinh hoa của dân tộc, chưa kể vô số tài năng đầy triển vọng khác còn bị cơ chế làm cho thui chột.



Trong một thế giới toàn cầu hoá đang ngày càng trở nên “phẳng” hơn và cạnh tranh gay gắt hơn như hiện nay, để đưa nước nhà sớm “sánh vai với các cường quốc năm châu”, chúng ta rất cần một đội ngũ CEO với tầm nhìn toàn cầu như TGĐ Viettel Hoàng Anh Xuân. Hy vọng là trong tương lai không xa, đất nước chúng ta sẽ rơi tình cảnh “đáng buồn” là mời những người này làm tổng thống hay thủ tướng “hơi bị khó”, như nhận xét của TS Nguyễn Sỹ Phương về giới lãnh đạo các tập đoàn lớn ở Đức trong một bài viết gần đây. Bất luận thế nào, trong thời đại ngày nay không một quốc gia bình thường nào lại cần tới những 24 vị “lãnh đạo Đảng và Nhà nước” như Việt Nam cả./.



L. A. H.

THƯ GỞI LÊ VĂN HẢO VÀ NHỮNG TÊN SÁT THỦ TẾT MẬU THÂN 1968 ĐANG SINH SỐNG TẠI HẢI NGOẠI

THƯ GỞI LÊ VĂN HẢO VÀ NHỮNG TÊN SÁT THỦ TẾT MẬU THÂN 1968 ĐANG SINH SỐNG TẠI HẢI NGOẠI


ỦY BAN TRUY TỐ TỘI ÁC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐIỀU HỢP TRUNG ƯƠNG
P.O. Box No. 6147, Fullerton, CA 92834 - USA

Bản Văn số : 122/ Ngày 12 tháng 2 năm 2012
                                          __________________________

CHỦ TỊCH ỦY BAN TRUY TỐ
TỘI ÁC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

GỬI LÊ VĂN HẢO
                         
- Nguyên Giáo Sư Nhân Chủng Học, Đại Học Huế trước năm 1968
- Nguyên Chủ Tịch Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình do Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập trước Tết Mậu Thân 1968
- Nguyên Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế trong thời gian quân đội cộng sản Việt Nam chiếm Huế vào Tết Mậu Thân 1968
- Nguyên Phó Trưởng Ban Mặt Trận Tổ Quốc Tỉnh Bình Trị Thiên sau ngày Cộng Sản Việt Nam cưỡng chiếm miền Nam 30/4/1975
- Hiện định cư tại Pháp Quốc

 Lê Văn Hảo,

Tôi, Liên Thành, nguyên Trung Úy Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên - Huế 1966-1968, kiêm Quận Trưởng Quận 3 Thị Xã Huế thời gian Mậu Thân 1968, Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên Huế 1969-1974, và hiện là Chủ Tịch Ủy Ban Truy Tố Tội Ác Đảng Cộng Sản Việt Nam (TTTAĐCSVN), trụ sở đặt tại Nam California, Hoa Kỳ:
nguyên Trung Úy Liên Thành
P.O. BOX 6147
Fullerton, CA 92834
USA

Điện thoại thường trực:              626-257-1057      
Lê Văn Hảo,


Hồi tưởng lại 44 năm về trước, năm Mậu Thân 1968, vào đúng 2 giờ 33 phút rạng sáng mồng Hai Tết, sau hàng loạt đạn pháo kích vào thành phố Huế, 10.000 quân Cộng Sản gồm quân chính quy, du kích, và đám tay sai Cộng Sản nằm vùng từ vùng rừng núi phía tây tràn vào tấn công và chiếm Huế trong suốt 26 ngày đêm, hay 624 giờ. Số Cộng quân này đã phục vụ cho ai? 10.000 quân giết người này đã phục vụ cho cái gọi là Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình mà chính ông là Chủ Tịch. 
Theo ghi nhận và điều tra của Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên Huế và các cơ quan an ninh tình báo của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thì trong trận tấn cộng thảm sát Huế, trong số 10.000 quân Cộng Sản thực thi việc tấn công chiếm Huế và giết người dân Huế một cách tàn bạo, có sự tham gia rất đông của một số người Huế địa phương, trong đó có rất nhiều thành phần gọi là “mô phạm trí thức” cao cấp của xã hội Miền Nam Việt Nam, chẳng hạn như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tôn Thất Dương Tiềm, Đào Thị Xuân Yến, Thích Đôn Hậu, v.v và Tiến Sĩ Nhân Chủng Học Lê Vă n Hảo. Câu hỏi được đặt ra tại sao như vậy?

Câu trả lời rất đơn giản và dễ hiểu là:  Đối với CS Hà Nội,“Chiêu bài nhân dân tổng nổi dậy chống ngụy quyền Sài Gòn” rất quan trọng; cho nên các thành phần “trí thức thành thị” nổi tiếng tại Huế được Hà Nội cho nắm vai trò chủ chốt trong cuộc tấn công ở Huế; còn lực lượng xâm lăng từ miền Bắc chỉ núp sau lưng “lực lượng nhân dân nổi dậy” nầy, không chiến đấu với danh nghỉa Quân Đội Vũ Trang Nhân Dân, hay Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam: mười ngàn quân CS nầy đã chiến đấu cho lực lượng nổi dậy địa phương, dưới sự điều khiển của lực lượng nổi dậy, để phù hợp với chiêu bài “Nhân dân tổng nổi dậy” tức Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình [LLLMDTDCHB], do ông Lê văn Hảo và Thích Đôn Hậu, hai nhân vật có tiếng tăm tại Huế làm chủ tịch và phó chủ tịch.

Câu hỏi đặt ra: Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình là ai? Người dân miền Nam nói chung biết nhiều về Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam [MTGPMN] hơn là LLLMDTDCHB, là lực lượng chính trị ngoại vi thứ hai của CS tại miền Nam sau MTGPMN, được Bộ Chính Trị Đảng CS VN và Hồ Chí Minh thành lập vài ngày trước Tết Mậu Thân 1968 trong âm mưu dựng lên một lực lượng chính trị địa phương, dùng danh nghỉa của lực lượng chính trị nầy để hợp thức hóa việc chiếm Huế làm thủ đô cho cái mặt trận thứ nhất là MTGPMN. 

 Vì tầm quan trọng của cuộc “tổng nổi dậy tại Huế” như thế, ông đã là một nhân vật cần thiết quan trọng, một nhân vật được cân nhắc và tuyển chọn kỹ lưỡng, một nhân tố không thể thiếu của “lực lượng tổng nổi dậy” này thưa ông Lê Văn Hảo.

Sau khi phá bỏ cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa tại Kỳ Đài Phú Văn Lâu, lực lượng xâm lăng đã xác định chủ quyền của mình bằng cách thay thế cờ của người dân Miền Nam bằng lá cờ xanh-đỏ-xanh ở giữa có ngôi sao vàng, suốt gần 24 ngày. Cờ này được Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế và các cơ quan an ninh tình báo của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa xác định chính là cờ của Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình chứ không phải cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam như một số người lầm tưởng. Chủ Tịch Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình này chính là ông. Nhân sự lãnh đạo của lực lượng này như sau:
Có đúng là "Thích Đôn Hậu bị bắt cóc đem ra Bắc 1968" như lời tuyên truyền của 1 số việt gian tại hải ngoại?Xem nụ cười của Thích Đôn Hậu khi đi Mông Cổ tuyên truyền chống VNCH năm 1969Việt gian Dương Tiềm (phía sau) tháp tùng
 Thích Đôn Hậu                       Nguyễn Hữu Thọ                             bà Tuần Chi   
Chủ Tịch: Lê Văn Hảo, Giáo Sư Nhân Chủng Học thuộc Viện Đại Học Huế của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa.
- Phó Chủ Tịch: Diệp Trương Thuần, tức ông Thích Đôn Hậu, Chánh Đại Diện Phật Giáo Ấn Quang Miền Vạn Hạnh
Tổng Thư Ký: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Giáo Sư trường Quốc Học, Huế
Phụ trách học sinh, sinh viên và thanh niên: Nguyễn Đắc Xuân, sinh viên năm thứ hai Đại Học Sư Phạm Việt-Hán

Ngoài ra ông Lê Văn Hảo còn đảm nhiệm thêm chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế trong suốt thời gian lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình và Cộng quân chiếm Huế. Chức vụ này theo hệ thống hành chánh của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tương đương với Tỉnh Thị Trưởng.

Với hai chức vụ cao nhất tại tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế thời gian mặt trận Mậu Thân 1968, sau  Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông là người có thẩm quyền cao nhất trong lực lượng xâm lăng Huế, và như thế ông  phải chịu trách nhiệm việc giết hại người dân Huế cùng với Cộng Sản Hà Nội.

Lê Văn Hảo,

Đồng bào Huế đã bị giết vô số kể trong 624 giờ kinh hoàng đau thương cùng cực dưới sự lãnh đạo của ông. Lực lượng an ninh của Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình do ông làm Chủ Tịch đã phối hợp hành động giết dân với Ty Công An Việt Cộng Thừa Thiên-Huế do Đại Tá Công An Việt Cộng Nguyễn Đình Bảy chỉ huy. Ty Công An này lại trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên Huế, cũng do ông làm Chủ Tịch. Hai lực lượng này của ông đã phối hợp với Ban An Ninh Khu Ủy Trị Thiên của Tống Hoàng Nguyên, các thành ủy viên Thành Ủy Huế như Hoàng Lanh, Phan Nam, Hoàng Kim Loan, Hoàng Phương Thảo và cùng với các tay chân bộ hạ thân tín của ông để tàn sát đồng bào Huế như:

- Thích Đôn Hậu, Phó Chủ Tịch Lực Lương Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình
- Đào Thị Xuân Yến, tức bà Tuần Chi, nguyên Hiệu Trưởng trường Nữ Trung Học Đồng Khánh Huế, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên-Huế trong Tết Mậu Thân 1968.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Nguyễn Thị Đoan Trinh
- Hoàng Phủ Ngọc Phan
- Tôn Thất Dương Tiềm
- Nguyễn Đắc Xuân

Đặc biệt sát thủ giết người hăng say và tàn bạo nhất là các đoàn viên Đoàn Thanh Niên Võ Trang Bảo Vệ Khu Phố. Đoàn giết người này trực thuộc Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình của ông, do Nguyễn Đắc Xuân chỉ huy, tất cả bọn chúng đã cùng với Cộng Sản Bắc Việt đã tạo nên “một địa ngục trần gian có thật tại Huế” trong suốt 26 ngày.      
Có thể nói Huế khi đó mỗi thước đất là một thây người, có xác còn tươi có xác đã sình thối; mỗi thước đất là một vũng máu, có vũng còn tươi, có vũng đã đổi thành màu nâu xám. Sân trước sân sau, trong nhà ngoài ngõ, đường lớn đường nhỏ, từ lùm cây đến bụi cỏ, đâu đâu cũng có xác người, mà Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình do ông Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch đã trực tiếp nhúng tay vào máu đồng bào Huế.

            Trong suốt 26 ngày chiếm Huế đã có 5.327 thường dân vộ tội bị sát hại vô lý cớ, và 1.200 người bị bắt đi mất tích mà mãi đến nay đã 44 năm trôi qua vẫn không tìm thấy một vết tích gì.
            Ba Bác Sĩ người Đức (Giáo Sư tại Đại Học Y khoa Huế) cùng một người vợ, một số các vị linh mục người Pháp và Canada, tất cả những người ngoại quốc nầy cũng đã bị chôn sống hoặc bị bắn chết.
            Trong số 5.327 thường dân vô tội bị giết, da số bị chết trong tình trạng ngộp thở vì bị chôn sống, hay bị vật cứng đập vào đầu! Thật quá thê thảm và tàn bạo!

Các tên giết người này là ai? Là Nguyễn Thị Đoan Trinh, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Đóa, Nguyễn Đắc Xuân, v.v. Chúng là ai? Chúng là thành viên của Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình do các ông Lê Văn Hảo và Thích Đôn Hậu lãnh đạo. Ông Lê Văn Hảo đã thi hành lệnh “Bạo Lực Cách Mạng” hay “Bạo Lực Đỏ” của Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với dân Huế thì ông phải chịu trách nhiệm việc tàn sát này, thưa ông Tiến sĩ Nhân Chủng Học Lê Văn Hảo. 

Ông là người Việt Nam, lại là người Huế, học ngành Nhân Chủng Học, kiến thức về sinh mạng con người của ông hẳn hơn rất nhiều người bình thường, cớ sao ông lại về hùa với Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản, ra lệnh  cho thuộc hạ thẳng tay tàn sát đồng bào Huế như thế? Họ đã làm gì nên tội? Ngoại trừ cái tội độc nhất là không tham gia “tổng nổi dậy” chống lại chính phủ Việt Nam Cộng Hòa? Vì tức giận và xấu hổ không có được cuộc “tổng nổi dậy” của dân chúng Huế, mà chỉ có Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình nổi dậy thôi, nên Hồ Chí Minh và bè lũ Cộng Sản tay sai đã tức giận xuống tay giết hại đồng bào tàn bạo đến thế hay sao, thưa ông Tiến Sĩ chuyên nghiên cứu về Con Người?
 
Lê Văn Hảo, ông cố tình quên tôi nhắc lại để ông nhớ:

- Trước Tết Mậu Thân 1968 dân chúng Huế rộn ràng háo hức đón Xuân về trong niềm vui của 3 ngày “hòa bình hưu chiến” hiếm có mà chủ Hà Nội Hồ Chính Minh của ông đã tính toán “bố trí”.

- Trong Tết Mậu Thân, dân chúng Huế đón Xuân trong súng đạn kinh hoàng trong máu và nước mắt, trong nỗi sợ run người, trong đau thương ngút tận trời xanh, trong cùng cực xuống đến tận đáy. Dân Huế trong thảm cảnh đói lạnh, không điện không nước, không thực phẩm, trong nguy cơ của một cơn dịch bịnh truyền nhiễm bởi phương tiện vệ sinh ứ đọng và xác người sình thối đầy dẫy mà Cộng quân và Lực Lượng LMDTDCHB của ông đã không cho phép chôn cất. Thành phố bị tàn phá nặng nề, ngày đêm không ngớt các loạt đạn và các đợt pháo kích loạn xạ vào khu dân cư của súng cối Cộng Sản 82 ly và 60 ly.

- Sau Tết Mậu Thân dân chúng Huế đón Xuân trong thấp thỏm lo âu, hồi hộp trông ngóng tin tức chồng con, cha mẹ, anh em, bạn bè thân thích, láng giềng xa, hàng xóm gần đã bị Cộng Sản và lực lượng của ông bắt đi chưa thấy trở về. Nhưng rồi ngày qua tháng lại, họ đã hiểu rằng những người thân của họ sẽ chẳng bao giờ trở lại vì đã bị Cộng Sản và lực lượng Việt gian nằm vùng tay sai Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình của ông giết chết.

Và năm sau, 1969, thành phố Huế là một thành phố hoàn toàn phủ màu tang trắng. Các giải khăn tang trắng với hàng ngàn cổ quan tài, với muôn ngàn giọt lệ rơi của những người dân lành còn sống sót qua cơn bạo sát của “Huế Địa Ngục Trần Gian Có Thật” do Cộng Sản và bè lũ Việt gian tàn bạo Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình của ông gây ra. Giải khăn tang trắng nầy với hàng ngàn cổ quan tài đã kéo dài vô tận từ cầu Tràng Tiền dọc đường Lê Lợi lên đến Đàn Nam Giao vào đến tận Ba Đồn nơi yên nghĩ ngàn thu của 5.327 thường dân vô tội bị các ông bắn trực xạ, bị đập đầu chôn sống. Hình ảnh giải khăn tang và dòng quan tài bất tận này ông Tiến Sĩ hẳn không cho là tôi bịa đặt chứ? Nó tràn lan trên tất cả các phương tiện internet và di lại cho muôn đời sau, mà đám Cộng Sản và tay sai như các ông dù có đập phá bia tưởng niệm ở nghĩa trang Ba Đồn, có cố gắng mỗi 10 năm tổ chức rầm rộ “chiến thắng Mậu Thân” thì cũng là việc dã tràng xe cát, càng làm cho thù hận sâu nặng thêm hơn mà thôi

 Lê Văn Hảo,

            Hồ chí Minh, đảng cộng sản Việt Nam cùng bè lũ Việt gian của Lực Lượng Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình là những tên sát nhân, phải bị đưa ra tòa án để định danh về Tội Ác Chiến Tranh và Tội Ác Diệt Chủng đối với dân tộc Việt Nam và đặc biệt đối với đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968
            Đã 44 năm trôi qua, ông nghĩ gì về những ngày máu lửa tại Huế và những nạn nhân đã bị bạo sát vào Tết Mậu Thân 1968 do Hồ Chí Minh, Đảng Cộng Sản Việt Nam và Lực Lượng Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình của ông gây ra?
             Xét trên nhiều phương diện: Lương tâm, đạo đức, trách nhiệm và luật pháp ông phải chịu trách nhiệm về vụ tàn sát tập thể đồng bào Huế.
            Khi “Cách Mạng” mới thành công, ông và các đồng chí của ông đã hân hoan với các thành tích chống Mỹ giết Ngụy cứu nước, tranh dành chức vụ do Cộng Sản ban cho. Riêng ông thì đã tâm sự rằng khá buồn khi không được chúng cho giữ lại chức Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế. Tuy nhiên, những năm sau nầy, khi mà công lý đã sáng tỏ, rằng chiêu bài “Chống Mỹ diệt Ngụy” chỉ là một trò bịp bợm của Cộng Sản, và Cộng Sản chính là kẻ gây ra tội ác cho nhân loại, thì qua các cuộc phỏng vấn của giới truyền thông quốc tế, đảng Cộng Sản của ông và đồng bọn Việt gian đã trơ trẽn chối tội. Từ ông cho đến Hoàng Phủ Ngọc Tường đều nói rằng không có mặt ở Huế trong suốt thời gian biến cố Mậu Thân xảy ra, còn tên sát nhân Nguyễn Đắc Xuân thì bảo rằng y ở “tuyến sau” lo cho thương binh mà thôi. 
Xin ông vui lòng nghe một đọan phát biểu của Hoàng Phủ Ngọc Tường với ông Burchett người thực hiện bộ phim tài liệu 13 tập với nhan đề:
Việt Nam: A Television History,  Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thú nhận y có mặt tại Huế  như sau:

“ Chẳng hạn, nó bỏ bom rơi vào một bệnh viện nhỏ gần Chợ Đông Ba, nó thả bom làm 200 người vừa chết vừa bị thương. Tôi đi trên con đường hẻm vào ban đêm, và tôi tưởng rằng tôi đang dẫm trên đống bùn. Thế mà khi tôi bật cái dèn pile lên, máu khắp mọi nơi. Và thế rồi những ngày cuối cùng khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi thành phố, kẻ thù của chúng tôi đã thâu lại và đem đi chôn.”

Viên Đại Tá Cộng Sản Bùi Tín thì thanh minh cho Hồ Chí Minh và đảng cộng sản đại để như sau:

“Thật ra trên 5.000 ngàn người chết ở Huế vào Mậu Thân 1968 là do bom đạn của VNCH và Hoa kỳ sát hại, chứ trong hàng ngũ cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam cũng như các cấp chỉ huy cao cấp của mặt trận Huế không một ai ra lệnh tàn sát tập thể nầy cả.”

Xin hỏi Ông Bùi Tín, bom đạn nào của VNCH và của Hoa Kỳ sát hại, trong khi 5.327 nạn nhận bị giết tất cả đều bị trói tay từng chùm bằng dây kẽm gai hay dây điện thoại, được lấp ở hố sâu hầm cạn trong tình trạng bị ngột thở vì bị chôn sống, hoặc bị vật cứng cứng đập vào đầu?

Còn ông lê Văn Hảo thì cũng đã chối tội qua cuộc phỏng vấn của Biên Tập Viên Nguyễn An thuộc đài phát thanh Pháp quốc RFI chương trình Việt ngữ rằng:

“Trong tất cả khi nổ ra Mậu Thân, tức trong 26 ngày đêm Cộng Sản chiếm thành phố Huế thì tôi ngồi trên núi để nghe đài phát thanh suốt ngày.”

 Lê Văn Hảo,

Theo nguyên tắc lãnh đạo và chỉ huy, thì lời chối tội của ông quả tình không ai trong cơ quan chính quyền hay tòa án nào có thể chấp nhận được. Bởi lẽ: Thống Soái Lê Văn Hảo, Chủ Tịch Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình có dưới tay 10.000 quân tấn công và chiếm Huế trong 26 ngày, mà trong suốt 26 ngày đó Thống Soái Lê văn Hảo chỉ ngồi trên núi nghe đài phát thanh để biết tin tức thôi à? Ngoài ra ông còn kiêm nhiệm chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên-Huế (tức tương đương Tỉnh, Thị Trưởng của VNCH) một chính quyền mà Cộng Sản Việt Nam thành lập trong những ngày chiếm Huế, ông với hai chức Chủ Tịch lại không chịu trách nhiệm gì về lực lượng “Thanh Niên giết người” của Nguyễn Đắc Xuân, trực thuộc ông Chủ Tịch hay sao? Ông cũng không chịu trách nhiệm gì về hành động tàn sát dân chúng của Ty Công An Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế của ông Chủ Tịch (Tỉnh Trưởng) hay sao ông Tiến Sĩ Nhân Chủng Học?

Lê Văn Hảo,

Trong suốt 26 ngày đau thương cùng cực của dân chúng Huế, tôi Liên Thành là Trung Úy Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt (An Ninh, Tình Báo) của Ty Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế, kiêm Quận Trưởng Quận 3 Thị xã Huế, và sau Mậu Thân 1968 tôi là Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế cho đến cuối năm 1974, vì thế tôi là người chịu trách nhiệm điều tra cao cấp nhất về Mậu Thân của chính phủ VNCH và đồng thời cũng là một chứng nhân, do đó tôi nắm rất vững tất cả các hoạt động và “thành tích” nằm vùng của tất cả các ông, những thành viên của Lực Lượng LMDTDCHB. Không thể chối cãi rằng trong vụ tàn sát 5.327 thường dân vô tội và bắt đi mất tích 1.200 đồng bào thì thủ phạm sát nhân chính là Hồ Chí Minh, chính là Đảng Cộng Sản Việt Nam, chính là Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình tức là đám Việt gian tay sai các ông mà ông và ông Thích Đôn Hậu làm chủ soái.
Tôi xin ghi lại lời phát biểu của ông được ghi nhận trên đài RFA như sau:

    “Tết Mậu Thân, những người lãnh đạo của mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam ở Huế có mời tôi đi dự cuộc họp. Và chính cuộc họp nầy đã tạo ra một bước ngoặc quan trọng trong đời tôi, vì họ nói là họ mời tôi đi họp, nhưng mà thực chất gần như một cuộc bắt cóc vậy đó.”

 Lê Văn Hảo
Khi còn du học tại Pháp ông đã có những hoạt động với nhóm Cộng Sản và thiên tả tại Pháp. Đến khi về nước dạy học tại các trường Đại Học Đà Lạt, Sài Gòn, và nhất là tại Huế, ông đã hoạt động trong tổ chức Trí Vận của cơ quan Thành Ủy Việt Cộng Huế từ trước 1966 với nhóm giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tôn Thất Hanh, Ngô Kha, v.v… Ông cộng tác với tờ báo Lập Trường tại Đại Học Huế. Ngoài ra tờ báo Cộng Sản “Việt Nam Việt Nam” do chính ông làm Chủ Nhiệm và Hoàng Phủ Ngọc Tường làm Tổng Thư Ký, đã được in ngay tại phòng ngủ của ông trong Cư Xá Giáo Sư Đại Học Huế để tránh sự lùng bắt của lực lượng an ninh chúng tôi.
Với những chức vụ, vai trò và những hoạt động như vậy mà ông nói rằng ông bị bắt cóc đi làm Việt Cộng? Ông đã hoạt động cộng sản rất lâu từ khi còn du học bên Pháp. Khẳng định của ngành an ninh tình báo VNCH rằng ông là một trong những kẻ nằm trong hệ thống tổ chức của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, sau đó đảm nhiệm Chủ Tịch của tổ chức mới là Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình tại Huế. Do đó ông có vai trò quan trọng trong vụ Thảm Sát Mậu Thân.
Thưa Giáo Sư Hảo, xin đừng đổ oan cho Cộng Sản bắt cóc ông. Có quá nhiều nhân chứng biết ông
là Cộng Sản, họat động tích cực trong Tổ Trí Vận tại nội thành. Trước Tết Mậu Thân, thành ủy viên VC Hoàng Kim Loan, Phan Nam, Hoàng Lanh bọn chúng đã báo trước cho ông và tổ chức để ông lên mật khu học tập chính sách đường lối của quân giải phóng trong cuộc tấn công, và nhất là cách thức phát động cuộc tổng nổi dậy tại đô thị.   Và đây là lời xác nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường về ông:

"Nhân đây tôi thấy cần nói một điều sòng phẳng về trường hợp anh Lê Văn Hảo. Trước khi thoát ly tham gia kháng chiến hồi Mậu Thân 1968, Giáo sư Lê Văn Hảo dạy Đại Học Văn Khoa Huế, là một trí thức yêu nước và tiến bộ có quan điểm chống Mỹ rõ ràng, được sinh viên cảm phục. Với tạp chí Việt Nam Việt Nam, dù không trực tiếp tham gia nội dung, nhưng sau khi đọc hết bản thảo, đã đồng ý đứng lên cầm đầu nhóm chủ biên và cho mượn phòng riêng để đảm bảo bí mật trong việc in báo. Còn sau nầy anh Lê Văn Hảo không kìm chế được những bức xúc cá nhân đánh mất bản lĩnh của người trí thức chân chính, đến nỗi phủ nhận đại nghĩa dân tộc mà mình đã lựa chọn, thì đó là điều đáng tiếc cho anh và hoàn toàn bất ngờ đối với tôi"
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, tuyển tập Hoàng Phủ Ngoc Tường tập số 3, trang 158)

Lịch sử không thể bị bóp méo, sự thật không thể bị tẩy xóa. Tên trùm đảng giết người Hồ Chí Minh, đảng giết người Cộng Sản Việt Nam và những tên sát nhân trong lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Binh còn sống sẽ phải ra trước tòa án Quốc Tế để trả lời với lưong tâm, với công luận quốc tế và nhất là đối với dân chúng Việt Nam, với thân nhân của 5.327 vong linh những nạn nhân đã bị thảm sát, và với thân nhân của 1.200 người đã bị bọn các ông bắt đi mất tich.
Chúng tôi lập lại, tất cả những kẻ ra lệnh, những kẻ thi hành vụ thảm sát dồng bào Huế trong Mậu Thân 1968 từ cấp lớn đến cấp nhỏ đều phải bị truy tố ra tòa án quốc tế xét xử và phải bị chế tài một cách công bằng trước luật pháp quốc tế.
Công bằng và công lý phải được trả lại cho vong linh và thân nhân của  5.327 thường dân vô tội bị thảm sát, và 1.200 bị bắt đi mất tích vào Tết Mậu Thân 1968 tại Huế.

Xin chào ông, và với tư cách là một nhân chúng, với tư cách là Chủ tịch UBTTTAĐCSVN, cùng với các nhân chứng, chúng tôi hẹn gặp những tên tội phạm vụ thảm sát đồng bào Huế vào Tết Mậu Than 1968 ở pháp đình của một tòa án tại Pháp Quốc và một số các quốc gia khác trong một ngày rất gần.

(ký tên) 
Liên Thành
Chủ Tịch Ủy Ban TTTAĐCSVN

Bức Thư nầy được phổ biến rộng rãi  đến đồng bào Việt Nam tại quốc nội và hải ngoại.

Phó bản được gửi đến:
- Quý cơ quan truyền thông báo chí người Việt Quốc Gia tại hải ngoại
- Quý Đảng phái người Việt Quốc Gia
- Quý hội đoàn cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Cảnh Sát Quốc Gia
- Quý cựu viên chức chính phủ Việt Nam Cộng Hòa
- Quý thân hào nhân sĩ tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại