24/4/10

HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN









“HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN”

VÌ SAO TÔI VIẾT HỒI KÝ?
    

Khi bắt tay vào viết hồi ký, ấy là lúc mọi khát vọng sáng tạo đã cạn, mọi ham mê, hoài bão đã tắt, và thần chết đã cầm lưỡi hái hiện trước cửa sổ... ”
Câu mở đầu đó, nếu tôi không nhầm, là của George Sand mà tôi đã đọc, đã thương cảm và đã tự nhủ rằng rồi đây chính mình cũng sẽ phải để lại cho đời ít dòng nói thật khi bước vào tuổi 70, nếu như cái chết lãng nhách không đến bất chợt!
Biết đâu đấy, rồi đây lịch sử sẽ có thêm được một số chi tiết trong “tội ác diệt văn hóa” của nhà cầm quyền Việt Nam trong một thời gian dài trên nửa thế kỷ nhờ những chứng liệu được ghi trong hồi ký của một kẻ từng làm thứ văn nghệ gọi là “vì Đảng vì dân” trong suốt đời mình.
Hãy nhìn lại lịch sử văn học nghệ thuật ở miền Bắc Việt Nam mà xem.
Một lỗ hổng lớn!
Đúng vậy! Hậu thế sẽ thắc mắc: làm sao mà từ năm 1945 đến đầu thế kỷ 21, nhân tài đất Việt ở miền Bắc Việt Nam —một thứ Đàng Ngoài của lịch sử lặp lại — ít ỏi đến thế?
Tác phẩm của họ đâu rồi, ngoài lèo tèo mấy bài thơ của Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán...và chẳng có một tiểu thuyết, một đoạn văn nào đáng được trích giảng trong các trường từ tiểu, trung đến đại học? Vậy mà suốt thời kỳ đất nước nằm dưới “sự lãnh đạo vô cùng sáng suốt” và “duy nhất đúng đắn” của những tên “xuất thân thành phần cơ bản”, trình độ học thức ở mức “đánh vần được chữ quốc ngữ”, các văn nghệ sĩ công chức ở nơi này vẫn được nhà cầm quyền trao tặng “Giải thưởng Nhà Nước”, “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và đủ thứ bằng khen giấy khen, được trang trọng lồng kính treo kín những bức tường phòng khách!
Thử hỏi những tác phẩm được khen nức khen nở ấy giờ ra sao?
Té ra tất cả đã bị lịch sử xếp xó.
Hơn thế nữa, những tác giả được Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa khen hàng loạt nọ, trong thực tế, còn là những kẻ bán rẻ lương tâm đã lợi dụng các loại hình văn nghệ để ca ngợi những điều bất nhân, bất nghĩa bị cả nhân loại phỉ nhổ: khuyến khích con đấu cha, vợ tố chồng; hô hào kích động người cùng một nước chém giết lẫn nhau; ra sức ngợi ca những tên sát nhân khét tiếng như Stalin, Mao Trạch Đông… thậm chí, còn quỳ gối khấu đầu tạ ơn những tên đao phủ và cái tổ chức tội ác là “Đảng đã cho ta một mùa xuân”, dạy những đứa trẻ bập bẹ biết nói: “tiếng đầu lòng con gọi Stalin!” Nhục nhã thay cho những kẻ cam tâm bợ đít, luồn trôn kẻ giết cha mình! Cho tới cuối thế kỷ 20 vẫn còn những kẻ u mê cứ tưởng các “tác phẩm” tuyên truyền cho cuộc chiến huynh đệ tương tàn, cho hận thù dân tộc, cho đấu tranh giai cấp của chúng là giá trị lắm! Cứ xem chúng tâng bốc nhau, nịnh bợ nhau, bôi xấu nhau, kiện cáo nhau, để được nhận cái… vết nhơ một thời làm lính văn nghệ của Đảng thì thấy.
Không thể nín nhịn mãi, nhân dịp người ta tổ chức mừng sinh nhật 70 tuổi của tôi để ghi công những năm làm nô bộc của tôi, tôi đã công khai phủ nhận tuốt tuột những gì tôi gọi là “tranh cổ động bằng âm thanh” trên Tivi Sài Gòn. Tôi kiên quyết không cho phát lại những gì tôi được nhà cầm quyền ngợi khen suốt quá trình sáng tác. Để nhắc đến những tác phẩm của tôi, tôi chỉ đồng ý lên một chương trình do chính tôi soạn thảo và đặt tên. Nó gồm những tiếng nói của trái tim bị cấm đoán, bị lên án, thậm chí bị trù dập suốt nửa thế kỷ.
Sau hết, dựa vào thời cơ “Đổi Mới”, nhờ những bạn bè đồng tình với tôi và còn giữ được một số quyền hành cuối cùng trước khi về hưu, chương trình Nửa Trái Tim Tôi của Tô Hải đã ra mắt trọn một tiếng đồng hồ với toàn những “tác phẩm bỏ tủ lạnh”, với những lời tuyên bố gây “sốc” mạnh trong giới làm nhạc ăn lương.
Những đồng nghiệp thực sự có tài và có tâm sự giống tôi thì hài lòng. Số này, khi trả lời phỏng vấn, cũng chỉ dám nhận một cách khiêm tốn con số ít ỏi những gì mình làm ra xứng đáng được gọi là tác phẩm.
Còn số khác, những “nhạc sĩ” bám chặt thành tích 500, 1000 bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác, động viên con em ra chiến trường hiện còn tiếp tục lải nhải kể công với Đảng để xin “tí tiền còm” nhân danh giải này giải nọ thì tự ái, nổi khùng, gọi tôi là “tên phản động”.
Trả lời những câu hỏi của báo chí hoặc truyền thanh truyền hình, tôi luôn nhắc lại nguyên lý bất diệt của nghệ thuật: “Chỉ những gì từ trái tim mới đến được trái tim”! Nhưng trái tim của tôi, hỡi ôi, gần một thế kỷ qua lại không đập vì...tôi! Nó bị trói buộc, bị cưỡng bức phải đập vì những cái xa lạ với tôi: vì Đảng, vì hai cuộc chiến, vì những tín điều nhập khẩu từ các nước cộng sản Nga, Tầu.
May thay, thời thế rồi cũng đổi thay.
Liên Xô, “quê hương của cách mạng vô sản toàn thế giới”, “ngọn đuốc soi đường cho nhân loại” sụp đổ cái rụp. Thần tượng Marx, Lénine, Stalin gần 70 năm được tôn thờ hơn cả Chúa Trời bị đập tan!
Đọc hồi ký, di bút của các văn nghệ sĩ vĩ đại của mọi thời đại như Beethoven, Modigliani, Rubinstein, Stravinsky, Litz... hay của các nhà chính trị như De Gaulle, Khrutchev, Nixon ... càng thấy cái cao thượng của họ bao nhiêu càng thấy cái bẩn thỉu, thấp hèn của các nhà “chính chọe” (politicaillerie) bấy nhiêu.
Biết bao tên tuổi lớn đã chịu sự hắt hủi, lên án, thậm chí săn đuổi, cách ly của một thể chế, của tập đoàn nắm quyền lực, kể cả bị lên án là “phản bội” đã để lại cho chúng ta các tác phẩm ghi lại những gì họ suy ngẫm qua những trải nghiệm trong cuộc đời, những buồn đau, khổ cực, những chịu đựng ghê gớm cả về vật chất lẫn tinh thần để tồn tại, để tìm tòi và sáng tạo.
Trong khi đó, hồi ký của các “lãnh tụ cách mạng” chỉ là những cuốn sách viết ra cốt tự đề cao mình một lần cuối, để giải thích (chống chế thì đúng hơn) cho những hành động sai lầm, đổ tội cho người khác về những thất bại mang tính lịch sử mà kẻ viết hồi ký chính là tội phạm. Vậy thì, tôi, Tô Hải, một cái tên được nhiều người biết ở cái thời “âm nhạc phục vụ công nông binh”, ở cái thời mà âm nhạc, nếu không làm đúng yêu cầu của Đảng sẽ lập tức bị bọn “quan văn nghệ” lên án là “mất lập trường”, là “cá nhân tiểu tư sản”, thậm chí là “âm nhạc phản động”, có gì để mà hồi với ký?
Bánh xe lịch sử quay với tốc độ kinh hoàng đã cuốn phăng những “tác phẩm”, và cả những tác giả của chúng từng đoạt giải thưởng này huân chương nọ — lại than ôi, có cả tôi trong đó!
Lẽ công bằng chậm chạp cho đến nay đã phục hồi một cách rụt rè (không cần một quyết định hành chính nào hết) những tác phẩm và những tác giả một thời bị đoạ đầy, bị cấm đoán. Cuộc Đổi Mới — thực tế là trở lại như cũ — với các quan niệm về cái đẹp đã cho những “tên tuổi lớn” một thời trong mọi lãnh vực quân sự, chính trị, văn học, nghệ thuật những cái tát tỉnh người!
Trong “cơn đau cuối đời”, một số cựu uỷ viên trung ương đảng không còn chỗ ngồi ghé trong các ban chấp hành mới, mấy ông tướng bị cho ra rìa, ngồi chơi xơi nước hoặc bị khai trừ khỏi đảng vì bất tuân thượng lệnh, đã tỉnh ngộ. Kinh nghiệm một đời theo Đảng đã cho họ cái để viết nên những trang “sám hối” có phần nào giá trị. Họ phải trả giá cho sự dám nhìn lại cuộc đời bằng con mắt khách quan và tỉnh táo bằng sự trừng trị tương đối nhẹ nhàng so với người đối kháng khác: bị giam lỏng tại nhà, bị cắt điện thoại, tịch thu computer...
Trong khi đó — tôi xin nhắc lại — mấy anh văn nghệ sĩ mơ ngủ vẫn xúm đen xúm đỏ chen lấn nhau để giành bằng được mấy cái giải thưởng cho những tác phẩm mà con cháu ngày nay chẳng còn coi là cái giống gì. Ấy là chưa kể những kẻ chẳng bao giờ góp mặt trong nền văn nghệ, kể cả văn nghệ “phục vụ cách mạng”, nhân dịp này dịp khác cũng được nhà nước vô sản hào phóng ban thưởng về “sáng tác”!
Một bức tranh cười ra nước mắt.
Riêng tôi, khi chẳng còn lao động nghệ thuật được nữa (đúng hơn là không còn muốn lao động nghệ thuật nữa) bỗng dưng lại được cái Nhà Nước công nông binh tặng cho cái “Huân Chương Lao Động Hạng Nhất”.
Và khi không còn sáng tác nữa (đúng ra là không muốn sáng tác nữa) lại được người ta treo lên cổ cái mề-đay “Giải thưởng Nhà Nước”! Sướng chưa?
Tội nghiệp cho mấy anh Văn Chung, Nguyễn Đình Phúc, Lê Yên, Vũ Trọng Hối, Trần Ngọc Xương... chẳng còn sống ở trên đời để mà hưởng cái “Giải thưởng Nhà Nước” nọ. Nói thêm chút cho vui: Cái giải thưởng này quy ra tiền cũng được gần bằng một phần mười giải thưởng tặng cho hoa hậu đấy. Mà để làm hoa hậu thì cần quái gì phải có học.
Bi kịch hay hài kịch đây?
Dù sao cái giải thưởng đáng giá hai năm lương hưu của tôi cũng là món tiền thêm vào cho hai năm tôi ngồi viết những trang tiếc nuối cuộc đời mà các bạn đang cầm trong tay. Không có nó tôi đành ôm cả núi ân hận mà về với đất. Vì không có nó thì lấy gì ăn để mà viết? Cho nên tôi cũng thấy cần ghi lại ở đây “lời tri ân” đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi viết nên những dòng hồi ký này.
Thế là, với sức tàn còn lại, tôi bắt đầu...
Những hình ảnh đầu tiên đến với tôi rõ nét nhất chính là những thời gian, không gian, sự kiện và những con người đã mang lại cho tôi những cảm xúc, những niềm vui và nỗi buồn.
Trong đầu tôi tràn ngập hồi ức đòi được thoát ra.
Vì thế trong khi viết, tôi luôn phải cố gắng sao cho khỏi lạc “chủ đề tư tưởng” (cách nói méo mó trong ngôn từ văn nghệ cộng sản). Và trước hết, tôi phải đè bẹp được sự “hèn nhát” trong tôi là cái đã bén rễ sâu chặt do thời gian quá dài sống trong lồng kín, cách ly bầu trời tự do.
Tôi sẽ viết để bạn bè, con cháu hiểu và thông cảm nỗi đau của những người cả cuộc đời phải sống và làm việc với cái đầu và trái tim của tên nô lệ.
Tôi tình nguyện làm một trong những người vạch trần những bộ mặt chính trị dỏm, văn nghệ dỏm, những tên cơ hội, đã cản trở, giết chết tác phẩm, đẩy những tài năng vào hố sâu quên lãng.
Đáng buồn là những chuyện được giấu kín đó, tôi đều được biết, thậm chí còn được tham dự các kế hoạch hại người (được gọi là kiểm điểm, học tập, thu hoạch... ) ngay từ khi chúng mới được phác hoạ, trong suốt quá trình tôi ở cương vị cấp uỷ, lãnh đạo chỉ đạo nghệ thuật.
Để bảo vệ chỗ đứng của mình, tôi đã không dám cãi lại những lời chửi rủa bố tôi là đồ “phản động”, mẹ tôi là “Việt gian”, họ hàng nhà tôi là “tay sai đế quốc”!
Vậy thì làm sao tôi dám bảo vệ cho một Đoàn Phú Tứ là không phản bội, một Phạm Duy là không phải “dinh tê” chỉ vì không chịu được gian khổ”?
Tôi đã chọn con đường cúi đầu nín lặng mặc dù tôi biết rõ nguyên nhân vì sao ông cậu Đoàn Phú Tứ của tôi phải về Thành, biết rõ không ai không sợ chết mà lại dám một mình vác đàn, nhịn đói vượt U Bò, Ba Rền vào chiến trường Bình Trị Thiên ác liệt nhất để viết nên Bà Mẹ Gio Linh, Về Miền Trung như Phạm Duy. Tôi đã là thế đấy. Những âm mưu hạ tiện đó, tôi không phải không biết. Trái lại, tôi hiểu ra ngay từ lúc chúng mới được bàn bạc trong “nội bộ”. Lòng tôi chống lại thủ đoạn hại người, nhưng miệng tôi lại không dám nói ra.
Nỗi bất bình bị dồn nén ám ảnh tôi suốt mấy chục năm trời. Dần dà, nó biến tôi thành một núi mâu thuẫn. Mặc dầu tôi tự nguyện dồn nén, miệng núi lửa kia thỉnh thoảng lại bục ra. Những phản ứng không kìm được xảy ra ngày một nhiều và được các công bộc mẫn cán của Đảng ghi lại bằng giấy trắng mực đen trong lý lịch đảng viên của tôi, kèm theo nhận xét “không có ý thức bảo vệ Đảng”, “hay phát ngôn vô trách nhiệm”. Tôi mang tội “không có ý thức bảo vệ Đảng” chẳng qua vì tôi không chịu bảo vệ Đảng và những đảng viên có chức có quyền làm những điều sai trái.
Ngay cả với trưởng ban Tổ Chức Trung Ương Lê Đức Thọ ( ) quyền sinh quyền sát là thế mà tôi cũng có lần nói thẳng mặt: “Tại sao khi những người nhân danh Đảng làm bậy, chúng tôi phê phán họ thì lại bị ghép vào tội chống Đảng, chống chủ nghĩa cộng sản? Tại sao lẽ phải bao giờ cũng thuộc về họ, mặc dầu họ không có một xu kiến thức để đối thoại với chúng tôi?”
Đó là một trong những “cú liều” đem lại cho tôi nhiều thiệt thòi, cay đắng. Với những “cú liều” này, bạn bè bảo: “Tô Hải là thằng “có bản lãnh”. Những người cùng nghĩ như tôi nhưng biết giữ mồm giữ miệng thì khoái lắm, vì đã có Tô Hải nói thay! Số còn chức còn quyền nhưng không đến nỗi tồi tệ quá thì cố tìm cách “hãm phanh” tôi lại để các “anh trên” đỡ vì đau đầu mà phạng lung tung. Còn tôi, ở cái tuổi ngoài 70, chẳng còn gì để mất, lại được sự cổ vũ của số lớn bạn bè, tôi cứ “nổ” khi có điều kiện.
Cũng có người cho rằng tôi “dại” có cỡ, có kẻ nhắc là “cẩn thận kẻo vào tù!” Nhưng tôi đã quyết: 55 năm miệng bị lắp khoá kéo, nay đã già, đã về hưu, có chia xẻ với bạn đọc những hồi ức của đời mình thì cũng chẳng còn phải e ngại các lời ong tiếng ve rằng mình vì tư lợi, muốn kiếm chác cái gì.
Còn về Đảng ư ? Tôi đã cóc cần nó từ khuya rồi và hết sức vinh dự được trở lại hàng ngũ nhân dân đang bị một nhóm người bắt sống cuộc sống trại lính, ăn gì, mặc gì, xem gì, đọc gì, thậm chí chết kiểu gì cũng đều do họ quy định và cho phép!
Tôi đã nói và sẽ nói, nói tất, nói với bạn bè, với người thân, với con cháu, chắt, chút, chít những gì mà bộ não ông già 70 còn ghi nhớ được về cái thời tưởng mình là một cánh đại bàng bay bổng giữa trời.
Nhưng, than ôi! Gần hết cuộc đời, tôi vẫn chỉ là “con đại bàng... cánh cụt”, chạy lè tè trên mặt đất mà vẫn vấp ngã đến gãy mỏ, trụi lông.
Hi vọng rằng sau khi đọc hồi ký này người đọc sẽ thương cảm cho tôi, cho các bạn tôi, những người ngây thơ, tội nghiệp, cả cuộc đời bị lừa dối và đi dối lừa người khác một cách vô ý thức.
Biết đâu chẳng có ngày đất nước này hoàn toàn “đổi mới” thật sự, hồi ký này sẽ được in ra để làm tài liệu lưu trữ về một thời cay đắng và tủi nhục nhất trong lịch sử Việt Nam. Và, may ra, lạy trời, những “đại bàng cánh cụt” chúng tôi sẽ được nhắc tới, như những chứng nhân lịch sử.
Nhưng, “vừa là tội đồ vừa là tòng phạm” làm sao những con đại bàng cánh cụt kia có thể bay cao, bay xa? Thôi thì xin làm con sói của Alfred de Vigny, con bói cá của Musset tru lên tiếng rú cuối cùng, phanh ngực, xé lòng, hiến cho lịch sử một mẩu trái tim, một mẩu trí óc, một chút hơi tàn của thân xác.
Với niềm tin vô bờ bến rằng ngày tàn của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam đã đến rất gần, dù có chậm hơn ở các nước bậc cha ông, anh cả, anh hai đến vài ba thập kỷ, niềm tin ấy vẫn cháy bỏng trong tôi thúc giục tôi vứt bỏ mọi sợ hãi, mọi hèn kém để ngồi vào computer.
Tôi bắt đầu...

ĐÔI ĐIỀU PHI LỘ VIẾT... SAU CÙNG

Tập Hồi Ký này tôi viết xong từ năm 2000, nhưng do... hèn, tôi đã không dám cho nó ra mắt bạn đọc. Vâng, do... hèn, chứ chẳng phải do cái gì khác, tôi đã giấu nó đi, lại còn cẩn thận ghi thêm một dòng ở ngoài bìa “Để xuất bản vào năm 2010”.
Như một lời di chúc dặn vợ con, khi tôi đã... chết!
Tới năm 2003, mang bản thảo ra đọc lại, thấy ngòi bút của mình sao vẫn rụt rè, vẫn lấp lửng mới biết mình vẫn chưa hết sợ sức mạnh tàn bạo của nền “chuyên chính vô sản” mà mình từng nếm trải. Nhất là sợ rồi đây vợ con mình phải chịu đựng những đòn thù bẩn thỉu của bầy dã thú đội lốt người, nếu chẳng may những gì mình viết ra rơi vào tay chúng.
Tôi thấy cần phải sửa lại cuốn sách — từ cách viết, từ cái nhìn chưa đủ tinh tường về những sự kiện lịch sử — và viết thêm về những con người cần được nhắc tới, mỗi người là một mảnh gương nhỏ, nhưng gộp lại người đọc có thể thấy hình ảnh một thời đại.
Và tôi viết thêm chương TÔI ĐÃ HẾT HÈN!
Nhưng đã đến chưa, cái thời cơ có thể đưa cuốn sách mà tôi ấp ủ bấy lâu ra trình diện người đọc? Vẫn chưa phải lúc chăng? Ngẫm ra, tuy viết là “Tôi đã hết hèn”, nhưng trong thực tế cái hèn vẫn còn đó, nó vẫn bám chằng chằng, như một bộ phận của cơ thể, cái sự mình khẳng định với mình rằng đã hết hèn mới chỉ là sự mạnh dạn với bản thân khi cầm bút mà thôi! Còn đấu tranh trực diện với cái sức mạnh tăm tối đang cai trị đất nước, kìm hãm sự phát triển của cả một dân tộc là chuyện khác, không phải là điều ai cũng dám làm!
Đặc biệt, ba bốn năm gần đây tôi may mắn có điều kiện làm quen với Internet, nhờ đó được tiếp cận với rất nhiều người mà tôi vô cùng cảm phục. Dù đang sống ở trong nước, họ không hề sợ hãi trước đàn áp, ngục tù. Đó là những Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu. Bùi Minh Quốc. Đó là những Hoàng Tiến, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Thanh Giang, Vũ Cao Quận... Đó là những nhà sư, những linh mục thà chết không chịu đứng chung hàng với lũ tu sĩ “quốc doanh”, và nhiều, rất nhiều người khác nữa!
Cũng không thể không nói đến ảnh hưởng của hàng chục website cổ võ dân chủ trên khắp thế giới, cũng như những gì bạn bè tôi, đồng đội, “đồng chí” cũ của tôi như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên phải bỏ nước, bỏ cả vợ con ra đi để được viết lên Sự Thật, mở mắt cho bao người còn đang sống hèn như tôi.
Không có những cái đó thì nhân dân còn tiếp tục bị lừa dối bởi lũ bồi bút cho đến nay vẫn ra rả ca tụng một chủ nghĩa đã lỗi thời với cả nhân loại.
Tôi cũng mong sao mỗi người trong số các văn nghệ sĩ sắp giã từ cõi đời nhầy nhụa này hãy để lại một “bản di chúc” nói lên Sự Thật, dù chỉ là 1/1000 Sự Thật, để tạ tội với đồng bào, về những gì mình đã vì miếng cơm manh áo, vì yếu hèn mà phải cúi đầu làm thân trâu ngựa. Được như Ba Người Khác của Tô Hoài cũng đã là tốt, làm được thế thì người viết cũng có thể được nhân dân “xá tội” cho phần nào.
Người đọc đang chờ xem “di cảo” của một Chế Lan Viên, một Nguyễn Đình Thi — hai nhân vật đứng đầu bầy nô lệ cầm bút. Đáng ngạc nhiên là theo Nguyễn Đình Chính (con trai Nguyễn Đình Thi) thì cuốn hồi ký của Nguyễn Đình Thi sẽ chỉ được phép công bố vào năm... 2014?!
Sao lại lâu đến thế? Nguyễn Đình Chính vẫn còn sợ, còn tính toán thiệt hơn, còn bắt linh hồn người cha ở thế giới bên kia tiếp tục đóng kịch mãi sao? Hay chính tác giả cuốn hồi ký doạ sẽ in năm 2014 vẫn còn chưa tin là chủ nghĩa cộng sản đã đến ngày tuyệt diệt?
Tôi sẽ phải đưa vào chương sẽ viết những nhận thức mới, tình cảm mới, những sự kiện bổ sung dưới ánh sáng mới, một chương gần như tóm tắt tất cả những gì tôi đã viết vào lúc chưa có được sự tiếp xúc và tiếp sức của phong trào đòi tự do, dân chủ, đòi quyền con người đang ào ào dâng lên mỗi giờ, mỗi ngày trong cái xã hội độc tài đảng trị đáng nguyền rủa.
Viết xong chương bổ sung cần thiết, tôi sẽ công bố cuốn hồi ký của đời mình trên mạng Internet toàn cầu để mọi người nếu đã biết rồi sẽ biết thêm về mặt trái với những góc khuất của một xã hội tồi tệ được sơn son thếp vàng bởi một lũ bồi bút hèn hạ, trong đó, than ôi, có cả bàn tay của kẻ viết những dòng này.
Tại sao lại phải công bố trên Internet?
Bởi vì không thể trông chờ sự xuất hiện của một nhà xuất bản tư nhân nhờ “ơn trên” nào đó sẽ ra đời trong một cuộc đổi mới giả hiệu, và tập hồi ký này sẽ được in. Trong cái quái thai “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” vẫn độc tài với tự do tư tưởng, với nhân quyền tối thiểu, chuyện đó quyết không thể xảy ra.
Thật tình, tôi những ước mong lời nhắn gửi của tôi sẽ đến tay đồng bào, bè bạn, đồng đội, “đồng chí” cũ của tôi, những thế hệ sau tôi, kể cả “kẻ thù” của tôi nữa, trong dạng một cuốn sách bằng giấy trắng mực đen hơn là một cuốn sách trên màn hình máy tính. Mạng thông tin toàn cầu cho tới nay vẫn còn là một cái gì xa lạ với tuyệt đại đa số dân chúng Việt Nam, kể cả nhiều người gọi là có học nhưng đã về già, không còn sức để đọc mấy trăm trang trên computer!
Cuối cùng, xin người đọc, nhất là các bậc thức giả, hãy lượng thứ cho những thiếu sót, những nhầm lẫn ở chỗ này chỗ khác về tên tuổi, địa danh, ngày, tháng... mà một cây bút “trẻ” ở tuổi 80, tài vốn hèn, sức đã kiệt, có thể mắc phải.



Sài Gòn ngày 1 tháng 5 năm 2007
TÔ HẢI

Trận Chiến Dựng Lại Quốc Kỳ.

Bản tổng hợp
Trận Chiến Dựng Lại Quốc Kỳ.


Phạm Bá Hoa


“Trận Chiến Dựng Lại Quốc Kỳ” là một trong hai trận chiến quan trọng tại hải ngoại (Trận Chiến Nhân Quyền), góp phần phát huy sức mạnh của Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn cộng sản, và góp phần hỗ trợ mạnh mẽ công cuộc dân chủ hóa chính trị trên quê hương Việt Nam.
Xin hiểu nhóm chữ “Quốc Kỳ Việt Nam” hay “Cờ Vàng” trong bản tổng hợp này là “quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ”, để phân biệt với cờ của cộng sản Việt Nam. Bản tổng hợp gồm 7 phần: (1) Quốc Kỳ Việt Nam. (2) Kỳ đài. (3) Bia đá tưởng niệm chiến sĩ. (4) Tượng đài tưởng niệm Chiến Sĩ. (5) Bia và tượng đài tưởng niệm Thuyền Nhân. (6) Các địa phương công nhận Quốc Kỳ Việt Nam. (7) Hạ cờ cộng sản.


Phần một. Quốc Kỳ Việt Nam.


1. Quốc Kỳ Việt Nam trên đỉnh Everest.


Ngày 17 tháng 5 năm 2004, quốc kỳ Việt Nam chúng ta đã được cắm trên đỉnh Everest dãy Hy Mã Lạp Sơn. Đây là đỉnh núi cao nhất thế giới (8.848 thước), cũng là nơi mà nhiều người trên thế giới mong muốn thực hiện cuộc hành trình gian khổ để chinh phục đỉnh núi nổi tiếng này.


Qua địa chỉ , tóm lược bài viết trong tờ Thời Báo số 117 ngày 25/6/2004 phát hành ở Portland, Oregon: Kỹ sư Huỳnh Lương Vinh quen biết với ông Craig Van Hoy, 46 tuổi. Ông có vợ người Lào tên Malysone. Có thể do mối liên hệ với quê hương bên vợ mà ông Craig dễ thông cảm với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương, cùng trong hoàn cảnh bị chế độ cộng sản độc tài cai trị. Nhận ra tình cảm đó, ông Huỳnh Lương Vinh tâm sự với ông Craig về những thành công ngoạn mục của Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn tại Hoa Kỳ, về cuộc vận động các địa phương chánh thức công nhận quốc kỳ Việt Nam. Kỹ sư Vinh mong muốn ông Craig, với tư cách Trưởng Đoàn chinh phục đỉnh núi Everest, cắm lá quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh núi.

Ông Craig vui vẻ chấp nhận và ông nói thêm rằng: Ông cắm quốc kỳ này trên đỉnh Everest, không chỉ dành riêng cho ông Huỳnh Lương Vinh và Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn trên thế giới, mà ông còn dành danh dự này cho hơn 80 triệu dân trên đất nước Việt Nam nữa. Trong đoàn leo núi này, ngoài ông Craig Van Hoy, còn có 1 người Đài Loan và 4 người Hoa Kỳ. Ông Craig Van Hoy đã thực hiện lời ông đã hứa với kỹ sư Huỳnh Lương Vinh, và ông mang về cho ông Vinh tấm hình ông chụp lá quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh Everest để chứng minh lời hứa đó.

2. Quốc kỳ Việt Nam tại Iraq.

Từ địa chỉ e-mail của Tuyến Nguyễn ngày 1/10/2004 cho biết, đơn của Trung sĩ Quân Cảnh Bùi Thanh Thảo trong Lục Quân Hoa Kỳ đang chiến đấu tại Iraq, xin được cắm quốc kỳ Việt Nam tại đơn vị của Anh, đã được cấp trên của Anh chấp thuận. Anh Bùi Thanh Thảo đã cắm quốc kỳ Việt Nam chúng ta cùng với quốc kỳ Hoa Kỳ vào ngày 6/9/2004 ngay trước đơn vị mà anh đang phục vụ tại thủ đô Iraq. Trong ảnh kèm theo e-mail cho thấy, anh Thảo đứng giữa 2 quốc kỳ Việt Nam-Hoa Kỳ. Trong thư gởi cho nhật báo Người Việt ở California, có đoạn anh Thảo viết: Dù là một quân nhân đã phục vụ hơn 7 năm trong quân đội Hoa Kỳ, nhưng tôi vẫn không quên mình là người Việt Nam. Một đoạn khác: Nhân danh cá nhân tôi và các người lính Mỹ gốc Việt đang tham dự vào công cuộc chiến đấu chống khủng bố trên thế giới, tôi sẽ không bao giờ quên truyền thống Việt Nam của tôi, và tôi sẽ theo bước các thế hệ ông cha, tôi tiếp tục chiến đấu cho lý tưởng tự do và dân chủ.

3. Quốc kỳ Việt Nam tại tiểu bang S. Australia.

Chiều ngày 12 tháng 8 năm 2005, một buổi tiếp tân trọng thể do ông Michael Atkinson, Bộ Trưởng Nội Vụ, Bộ Trưởng Đa Văn Hoá và Sắc Tộc tiểu bang Nam Úc, tổ chức tại phòng khánh tiết trong tòa nhà Quốc Hội tiểu bang, để “Vinh Danh Cộng Đồng Việt Nam 30 Năm Tị Nạn tại tiểu bang Nam Úc”. Buổi lễ do ông Mike Rann, Thủ Hiến tiểu bang Nam Úc chủ tọa. Hằng trăm quan khách Việt Nam và Úc Đại Lợi, trong số đó có nhiều viên chức của cơ quan lập pháp lẫn hành pháp tiểu bang tham dự. Trong phòng khánh tiết, hai đại kỳ Australia và Việt Nam, được đặt vào vị trí trang trọng nhất. Quan khách Việt Nam có mặt rất xúc động khi đứng trước quốc kỳ mà mình đã từng chiến đấu bảo vệ. Giờ đây, trong hoàn cảnh chế độ tự do đã sụp đổ 30 năm trước, nhưng quốc kỳ vẫn tồn tại một cách vinh dự trong những hoàn cảnh thích hợp trên những quê hương thứ hai. Phần chánh của buổi tiếp tân, Thủ Hiến Mike Rann đã đọc một bài diễn văn thật ý nghĩa, xin trích dẫn một số đoạn:

… Chúng ta không bao giờ được quên những người đã bỏ mình trong cuộc vượt thoát chế độ cộng sản Việt Nam trong thập niên 70. Chúng ta phải vinh danh Họ, và chúng tôi phải vinh danh quí vị, là những người đã sống sót để thuật lại câu chuyện như một chiến thắng vinh quang của mình, một câu chuyện về vô số người Việt Nam đã trốn chạy chế độ cộng sản ác ôn áp bức từ năm 1975. Cuộc trốn chạy can trường của người Việt Nam, đã làm cho cả thế giới nói chung, và nước Úc nói riêng, phải kinh ngạc!

… Quí vị phải đương đầu với bão tố và hải tặc, với niềm hy vọng trông thấy một dãi đất nhân hậu bên kia chân trời để bắt đầu cho cuộc sống mới. … Sự đóng góp của quí vị đã tạo ra của cải cho tiểu bang Nam Úc, không chỉ về phương diện kinh tế, mà còn cả về phương diện xã hội và văn hoá nữa.

.. Tên của những người Úc gốc Việt trẻ tuổi học hành tận tụy, đã chiếm nhiều hàng tít lớn trên báo chí vào tháng Giêng hằng năm, khi mà kết quả các kỳ thi được công bố với số điểm tối ưu hoặc rất cao. Các em đó cũng học hành xuất sắc như thế ở bậc đại học. Thật ra, tuổi trẻ Việt Nam đã được đứng vững trên đôi vai phi thường của các bậc phụ huynh vĩ đại …”

…Cộng Đồng người Việt cũng đã tiến hành những cuộc tranh đấu đòi hỏi những quyền căn bản cho mọi người dân đang sống tại Việt Nam. Đó là những quyền mà mỗi con người đương nhiên được hưởng, như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do đi lại, quyền không bị ngược đãi bằng bất cứ hình thức nào, ..v..v..

… Chánh phủ do tôi lãnh đạo, và cá nhân tôi, đứng về phía quí vị trong cuộc đấu tranh không ngưng nghỉ, nhằm mang lại tự do và những quyền căn bản cho mỗi con người Việt Nam trên quê hương của quí vị. Vì vậy, trong khi chúng ta tán dương những thành tựu của Cộng Đồng người Việt hôm nay, chúng ta cũng công nhận sự nghiệp đấu tranh cho người dân tại Việt Nam.”

4. Quốc kỳ Việt Nam tại Đức.

Ngày 21 tháng 8 năm 2005, một thánh lễ bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 20, được tổ chức trên sân cỏ Marienfield thành phố Koln, Cộng Hòa Liên Bang Đức do Đức Giáo Hoàng chủ lễ. Trong buổi lễ này, ước lượng có khoảng 800.000 người tham dự, và cũng do ước lượng có đến hằng tỷ người trên thế giới theo dõi qua các phương tiện truyền thông. Điều nhấn mạnh ở đây là khán giả theo dõi buổi lễ trên màn ảnh TV đều trông thấy rất rõ quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ, cùng với mấy lá cờ nữa được giương cao và tung bay phất phới ngay sau chiếc ghế mà Đức Giáo Hoàng đang ngồi chủ tọa. Vậy là không phải chỉ có Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn cộng sản trên thế giới đều biết được quốc kỳ Việt Nam chúng ta, đã xuất hiện chánh thức với những văn bản hoặc trong một số lễ hội của chánh quyền bản xứ nơi có tổ chức Cộng Đồng Việt Nam, ít nhất là từ đầu năm 2003 và vẫn tiếp tục, còn có hằng tỷ người trên thế giới trông thấy nữa. Sự nhức nhối của lãnh đạo cộng sản Việt Nam, nhất là nhân viên các cơ quan ngoại giao của họ tại ngoại quốc nhức nhối như con bệnh ung thư ngày thêm trầm trọng. Cái đau của họ là họ thấu hiểu sự nhức nhối đó nhưng không có bất cứ phương cách nào ngăn chận được .

5. Quốc kỳ Việt Nam trong diễn hành văn hoá quốc tế.

Đáp lời kêu gọi của Ủy Ban Tổ Chức Ngày Văn Hoá Quốc Tế tổ chức hằng năm tại New York, Cộng Đồng Việt Nam tị nạn tại Hoa Kỳ bắt đầu tham gia Diễn Hành Ngày Văn Hoá Quốc Tế từ năm 2000, sau khi đánh bại sự khiếu nại của cộng sản giành quyền đại diện Việt Nam tại Cơ Quan Di Dân Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc. Đây là lần diễn hành năm thứ 22 trong khi Cộng Đồng Việt Nam tham dự lần thứ 8, tổ chức ngày 18 tháng 6 năm 2007. Phái đoàn của Cộng Đồng Việt Nam tham dự hơn 2.000 người từ 44 Cộng Đồng địa phương qui tụ đến đây, cũng là dịp biểu dương sức mạnh của Cộng Đồng tị nạn ngay trước mặt phái đoàn cộng sản Việt Nam do ông Nguyễn Minh Triết dẫn đầu đang có mặt nơi đây.

Đội hình đoàn diễn hành với quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ và quốc kỳ Hoa Kỳ cùng với banner “International Immigrants Presents Vietnam” dẫn đầu. Tiếp đó là banner “Vietnamese American Community”, lần lượt theo sau là đại diện 44 Cộng Đồng, đoàn nữ giới với trang phục Hoàng Triều, đến đại kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ, đoàn Không Quân, xe hoa của hoa hậu Bích Trâm, đoàn nam giới mặc quốc phục cổ truyền, đến màu sắc rất đẹp của đoàn nữ giới với trang phục ba miền Nam Trung Bắc, xe hoa với ảnh Phù Đổng Thiên Vương + bản đồ Việt Nam + lá quốc kỳ Việt Nam và xướng ngôn viên Tố Uyên giới thiệu, đến đoàn nữ giới với chiếc áo dài tha thướt và những chiếc nón lá duyên dáng, rồi đoàn thanh thiếu niên nam nữ với chiếc áo tứ thân và khăn đóng áo dài, đến xe hoa của hoa hậu Bích Liên, đoàn nữ giới với những chiếc áo dài thời trang, và sau cùng của đoàn diễn hành là đông đảo bà con đồng hương. Từ đầu đến cuối đoàn diễn hành của Cộng Đồng là một rừng cờ vàng ba sọc đỏ phất phới suốt 8 block phố trên đại lộ số 6. Đoàn diễn hành của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn đã tạo được tình cảm của Ban Tổ Chức Liên Hiệp Quốc và tất cả mọi người có mặt. Đặc biệt là những đơn vị Cảnh Sát bảo vệ trật tự, khi đi ngang đoàn Việt Nam đều hoan hô “Việt Nam, Việt Nam”.

Đoàn diễn hành của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản đã thành công ngoạn mục.

6. Quốc kỳ Việt Nam trong diễn hành Chiến Sĩ Trận Vong 2007.

Tại Washington DC, một cuộc diễn hành qui mô tổ chức ngày 28/5/2007 nhân Ngày Chiến Sĩ Trận Vong Hoa Kỳ (National Memorial Day). Tham dự có 164 đoàn cựu chiến binh thuộc các quân binh chủng Hoa Kỳ. Đặc biệt có đoàn mô-tô của Rolling Thunder hằng mấy chục chiếc mà đa số là cựu chiến binh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Trong số rất ít cựu chiến binh thời đệ nhị thế chiến tham dự, có một chiến binh 106 tuổi được Ban Tổ Chức vinh danh. Lúc 11 giờ trưa, Tổng Thống Bush đặt vòng hoa tại đài chiến sĩ vô danh trong nghĩa trang quốc gia Arlington. Đoàn bắt đầu diễn hành lúc 2 giờ trưa từ đường số 7 West, theo đại lộ Constitution, và chấm dứt tại đầu đường số 17.

Đây là lần đầu tiên, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vùng đông bắc Hoa Kỳ được mời tham dự. Dẫn đầu đoàn diễn hành Việt Nam là biểu ngữ lớn với dòng chữ “Republic of Vietnam Associations Coalition” do các bà các chị trong chiếc áo dài trắng với khăn quàng màu tím và nón lá bài thơ, những chiếc áo tứ thân với chiếc nón quai thao, cùng căng biểu ngữ chiếm trọn bề ngang đoàn diễn hành. Kế đến là toán thủ quốc kỳ quân kỳ cùng với các toán cựu quân nhân trong quân phục đại diện các quân trường, quân chủng, binh chủng, sau cùng là xe hoa với toán cựu quân nhân Thủy Quân Lục Chiến trong tư thế lúc dựng lại quốc kỳ Việt Nam ngay sau khi tái chiếm cổ thành Quảng Trị. Chen lẫn trong đoàn là những chiếc áo dài dịu dàng mềm mại với những màu sắc khác nhau của các toán thuộc gia đình cựu nữ sinh Gia Long, gia đình cựu nữ Quân Nhân, gia đình cựu sinh viên sĩ quan Thủ Đức, cựu sinh viên trường Võ Bị Đà Lạt, gia đình Không Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Nhẩy Dù, Thiết Giáp, Truyền Tin, Thiếu Sinh Quân, Quốc Gia Nghĩa Tử, Chiến Tranh Chính Trị, các Sư Đoàn Bộ Binh 1, 5, 7, 9, và nhóm Hậu Duệ trong chiếc áo dài xanh rất dễ thương cùng với Tập Thể Chiến Sĩ vùng đông bắc Hoa Kỳ, là những hình ảnh nổi bật trong đoàn diễn hành.

Đoàn diễn hành của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn với hơn 100 người tiêu biểu các tổ chức khác nhau, từ nhiều địa phương khác nhau, mang theo những tấm bảng ghi các địa danh từng là chiến trường ác liệt mà hầu hết cựu chiến binh Hoa Kỳ đều biết, khi đi ngang khán đài danh dự, quan khách cùng đứng lên chào lá đại kỳ Việt Nam. Đây là một thành công nữa trong mục đích giương cao quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ trong vùng đông bắc Hoa Kỳ.

7. Quốc kỳ Việt Nam tại Paris.

Theo e-mail của ông Nguyễn Bắc Ninh từ Paris. Do vận động của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn tại địa phưong, tòa thị chánh “Voisins Le Bretonneux” cách Paris 35 cây số, cho phép treo quốc kỳ Việt Nam trên một trong bốn cột cờ chánh của tòa thị chánh trong 3 ngày từ 8 giờ 30 sáng ngày 27/6/2008 đến 8 giờ 30 sáng ngày 30/6/2008. Tuy không được như Cộng Đồng Việt Nam tị nạn tại Hoa Kỳ, Canada, Australia, nhưng bà con trong Cộng Đồng tại đó rất vui mừng vi được thấy quốc kỳ chúng ta lần đầu tiên chánh thức tung bay trên bầu trời Paris cùng với quốc kỳ Pháp suốt thời gian ngắn ngủi ấy.

8. Quốc kỳ Việt Nam trong Ngày Giới Trẻ Quốc Tế tại Sydney.

“Ngày Giới Trẻ Quốc Tế lần thứ 23” tổ chức tại Sydney, Australia, từ ngày 15 đến 20 tháng 7 năm 2008. Trong tổng số giới trẻ tín đồ Thiên Chúa tham dự đại hội có 100.000 giới trẻ bản xứ, 125.000 người từ khắp nơi trên thế giới đến, trong số đó có 15.000 giới trẻ -gồm cả giới trẻ Mỹ gốc Việt- từ Hoa Kỳ đến, và khoảng 600 giới trẻ đến từ Việt Nam.



Ngày 17/7/2008, trong lúc trên du thuyền gần Cầu Hải Cảng và Nhà Hát Con Sò, thanh niên Phạm Vũ Anh Dũng đã kể chuyện với Đức Giáo Hoàng về cuộc sống của gia đình anh trong Cộng Đồng tị nạn cộng sản, nhân đó anh dâng dãi quốc kỳ lên Đức Giáo Hoàng. Ngài liền ban phép lành và tự choàng lên cổ. Tấm hình (bên trên) lịch sử này được chiếu trên đài truyền hình Australia.

Ngày 20/7/2008, trong Thánh Lể bế mạc Đại Hội, Cộng Đồng tị nạn đã thành công cao hơn dự tưởng, vì không một lá cờ đỏ nào của cộng sản Việt Nam xuất hiện trong khi rừng cờ vàng rực rỡ giữa rừng người dự lễ mà cơ quan truyền thông Australia ước lượng khoảng 500.000 người.

Tuổi trẻ Việt Nam đến Sydney từ khắp nơi vào khoảng 3.000 người và Ban Tổ Chức sắp xếp ở chung nhau. Do dễ dàng tâm sự bên nhau nên được biết trước khi rời Việt Nam, mỗi người phải mang theo cờ của đảng cộng sản và được lệnh phải giương cao 400 lá cờ đỏ trong ngày thánh lễ bế mạc, nhưng các bạn này quyết định không thực hiện, một phần vì Ban Tổ Chức bảo cất nó trong cặp, phần khác vì biết tin ngày bế mạc có đến 5.000 người Việt Nam cùng giương cao cờ vàng ba sọc đỏ. Quả thật, ngày bế mạc cả rừng cờ vàng giữa rừng người đến nửa triệu, lúc ấy nhận thấy quyết định không giương cờ đỏ lá đúng, dù biết rằng sẽ gặp khó khăn khi về nước. Rất nhiều bạn trẻ chụp hình kỷ niệm, dù chụp từ góc cạnh nào cũng có cờ vàng ba sọc đỏ trong hình nhưng các bạn cho biết không sợ, cứ tới đâu hay đó. Các bạn cũng cho biết, có vài bạn bị phóng viên báo Thanh Niên kéo ra một góc kẹt, căng cờ đỏ lên để họ chụp hình về VN làm báo cáo.

Tờ Sydney Morning Herald phát hành ngày 21/7/2008, trong bài viết ngắn “A Flag For Freedom” (Lá Cờ Cho Tự Do) được ông Trần Hưng Việt tại Brisbane, Queensland, Australia, dịch từ Anh ngữ như sau: “Cuộc chiến có thể đã chấm dứt, nhưng đối với nhiều người trong Cộng Đồng người Việt ỏ Sydney thì không. Quốc kỳ của Nam Việt Nam là biểu tượng được trông thấy rõ ràng nhất giữa rừng quốc kỳ và các biểu ngữ về tôn giáo trong buổi Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng, mặc dù đó là một biểu ngữ không có quốc gia và bị cấm ở nơi chốn nguyên thủy của nó. Đây là quốc kỳ của nước Việt Nam Tự Do. Một người hành hương trong nhóm người Việt đang đứng dưới lá đại kỳ màu vàng ba sọc đỏ: Hôm nay, chúng tôi mang lá cờ này để nhắc nhớ mọi người rằng, có những nhà cầm quyền vẫn đàn áp quyền tự do tôn giáo”.


9. Quốc kỳ Việt Nam trong trường Mt. Tahoma.


Từ địa chỉ e-mail
kèm theo thư của cháu Nguyễn Anh Thùy, đang học tại trường Mt. Tahoma, Tacoma, tiểu bang Washington. Theo đó, năm 2008 trong ngày văn hoá tại trường, cháu thấy học sinh gốc quốc gia nào có cờ của quốc gia đó, riêng Việt Nam thì không là cháu suy nghĩ. Trong một lớp học, cháu thấy cô giáo có bộ sưu tập các quốc kỳ, trong đó có cờ đỏ sao vàng với kích thước khá nhỏ do một học sinh Việt Nam tặng. Từ đó cháu cùng nhóm học sinh Việt Nam quyết định ghi tên tham dự Ngày Văn Hóa của trường vào ngày 27/03/2009. Cháu Thùy nói: “... Và thật hãnh diện khi lá cờ Việt Nam tung bay sánh bước cùng cờ tiểu bang liên bang, chúng con bước đi trong niềm hạnh phúc và cháy bỏng trong tim để bạn bè và cô giáo thấy biết đây chính là lá cờ thật sự của nước Việt Nam chúng ta. Chúng con rất vui khi đem lá cờ tự do Việt Nam và những điệu múa dân gian cùng tà áo dài truyền thống của người con gái Việt đến những bạn trẻ Việt Nam sống nơi đây cũng như bạn bè khắp nơi biết được nét đẹp và văn hoá dod65c đáo của đất nước chúng ta. Và từ hôm ấy lá cờ vàng ba sọc đỏ được treo tại trường cùng lá cờ các quốc gia bạn”.

Phần hai. Những kỳ đài.

1. Kỳ đài tại San Jose, Hoa Kỳ.

Ghi nhớ đến kỳ đài, tuy có muộn màng nhưng rất cần tuyên dương Liên Hội Người Việt tại thành phố San Jose, tiểu bang California. Giữa những năm 80, một công viên văn hoá Việt Nam được xây dựng tại thành phố này, và trong dự án kỳ đài có quốc kỳ Việt Nam sẽ phất phới trên đó. Hội Đồng Quản Trị Công Viên thành phố San Jose hỏi ý kiến Bộ Ngoại Giao về việc Cộng Đồng Việt Nam treo quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa trước kia trên kỳ đài trong công viên. Trong văn thư ngày 22/9/1986 của Bộ Ngoại Giao, theo đó “Bộ Ngoại Giao không thấy trở ngại nào, về việc quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa (cũ) treo trên kỳ đài của đài tưởng niệm những chiến sĩ Việt Nam và Hoa Kỳ, đã dũng cảm hi sinh cho dân chủ tự do trong cuộc chiến tại Việt Nam”.

2. Kỳ đài tại Houston, Hoa Kỳ.

Lần lượt các Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Houston, từ năm 1994 đến năm 2005, với sự hỗ trợ tích cực của đồng hương trong Cộng Đồng, đã thực hiện được 12 kỳ đài tại các khu phố thương mại sầm uất của Houston và ven ngoại ô. Tại mỗi kỳ đài có 3 lá cờ ngang nhau: quốc kỳ Hoa Kỳ, quốc kỳ Việt Nam, và cờ tiểu bang Texas. Tất cả tuy chưa phải là qui mô như tên gọi, nhưng điều quan trọng là quốc kỳ Việt Nam chúng ta, cùng với quốc kỳ liên bang Hoa Kỳ và cờ tiểu bang Texas, tung bay trên các vùng Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, và Tây Nam của thành phố.

3. Kỳ đài tại Pomona, Hoa Kỳ.

Nguồn tin từ bác sĩ Võ Đình Hữu, Cộng Đồng Người Việt thành phố Pomona Valley, tiểu bang California, Hoa Kỳ, đã khánh thành kỳ đài ngày 30/4/2000. Kỳ đài được thành phố cấp giấy phép số 812 ngày 20/4/2000. Trên đỉnh hai cột cờ có chiều cao 45 feet (khoảng 15 thước), là quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ Hoa Kỳ tung bay trong gió.

4. Kỳ đài tại Seattle, Hoa Kỳ.

- Ngày 25 tháng 4 năm 2004, một kỳ đài với 2 cột cờ cao 36 feet được khánh thành trong buổi lễ trang trọng tại khuôn viên đài phát thanh Sài Gòn SRBC ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Rất đông đồng hương tham dự.

5. Kỳ đài tại Greer, Hoa Kỳ.

Nguồn tin từ anh Phạm Bá Hân. Với văn thư chánh thức ngày 12/12/2005, Disabled American Veterans Greer Chapter 39, đồng ý cho Việt Nam thực hiện các bia đá đen ghi tên các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hi sinh vì Dân chủ Tự Do. Các bia đá đen này đặt cạnh các bia đá đen ghi tên các tử sĩ Hoa Kỳ có sẳn nơi đây. Mỗi bia đá đen ghi danh được 57 tử sĩ với chi phí chung là 5.630 mỹ kim (hay là chi phí riêng cho mỗi tử sĩ là 98.78 mỹ kim). Hội Cựu Quân-Cán-Chánh tại South Carolina, đang vận động gây quỹ để thực hiện những tấm bia đá đen này, khắc tên từng tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa, để các thế hệ mai sau nhớ mãi gương hi sinh cao quí của những bậc cha ông.

Lễ khánh thành kỳ đài trong công viên Victor Memorial Veterans tại thành phố Greer, tiểu bang South Carolina, tổ chức lúc 11 giờ sáng ngày 29/4/2006, do Hội Cựu Quân-Cán-Chánh và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia thành phố Greenvill, phối hợp với Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tổ chức. Công trình này do Clayton Monuments thực hiện. Hai quốc kỳ Việt Nam và Hoa Kỳ trên đỉnh hai cột cờ, trong nhóm kỳ đài có sẳn trong công viên này.

Phần ba. Bia đá tưởng niệm chiến sĩ.

1. Bia tưởng niệm tại Honolulu, Hoa Kỳ.

Tài liệu từ Giáo Sư Nguyễn Văn Canh, “Ủy Ban Dựng Bia Đá & Vinh Danh” gọi tắt là “Ủy Ban Vinh Danh” được thành lập, do Luật Sư Đỗ Doãn Quế Chủ Tịch, cô Nina Nguyễn Ngọc Nhung, Phó Chủ Tịch Điều Hành, cựu Đại Tá Gene Castagnetti, Phó Chủ Tịch Đối Ngoại, và một số vị trách nhiệm những bộ phận khác nhau. Giáo Sư Nguyễn Văn Canh là Cố Vấn. Bia đá ghi danh tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa được phép đặt cạnh bia đá của Không Quân Hoa Kỳ, cùng hàng với khoảng 50 bia đá của Hoa Kỳ và các quốc gia khác, trong khuôn viên “Nghĩa Trang Quốc Gia Thái Bình Dương” (National Memorial Cemetery of the Pacific = NMCP) tại Honolulu, tiểu bang Hawaii. Nghĩa trang nằm trên miệng núi lửa Puowaina, rộng 112 mẫu. Puowaina có nghĩa là “Hi Sinh”. Ngoài bia đá nặng khoảng 2.000 lbs. trên đỉnh núi Kapa’a do Giám Đốc công ty sở hữu núi Kapa’a tặng.

Ngày 30/4/2006, Bia Đá Vinh Danh Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã được khánh thành trong buổi lễ rất trang nghiêm, trọng thể, và cảm động.

Phần trên của bia đá: Chính giữa là bản đồ Việt Nam. Bên trái là quốc kỳ Hoa Kỳ với dòng chữ “Duty - Honor - Country”. Bên phải là quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ với dòng chữ “Tổ Quốc Ghi Ân - Vị Quốc Vong Thân”. Phần dưới là một khung lớn với những dòng chữ bằng Anh ngữ “Vinh Danh Quân Lực Hoa Kỳ, Quân Lực & Nhân Dân Việt Nam Cộng Hòa, và các quốc gia Đồng Minh Australia, New Zealand, South Korea, Phillippines, Taiwan, và Thailand, đã chiến đấu chống cộng sản để bảo vệ dân chủ tự do và nhân quyền cho thế giới”.

Trong e-mail lochuong65@yahoo.com.au viết về lễ khánh thành Bia Đá này, có bài thơ Vị Quốc Vong Thân, như sau: Vị Quốc Vong Thân Ất Mão niên. Quốc suy Tướng sĩ chết theo thành. Vong linh tuế nguyệt trầm hương tỏa. Thân thế thiên thu khắc hãn thanh”.

2. Bia tưởng niệm tại Fayetteville, Hoa Kỳ.

Nguồn tin từ tác giả Nguyễn Văn Lập. “Hội Ngộ Mũ Đỏ” (Red Hat Reunion) được tổ chức tại thành phố Fayetteville, tiểu bang North Carolina, từ ngày 11-14 tháng5/2006. Khoảng 300 Mũ Đỏ Hoa Kỳ và Mũ Đỏ Việt Nam tham dự. Nhiều cơ quan truyền thông Hoa Kỳ và Việt Nam cũng có mặt. Trong số Mũ Đỏ Hoa Kỳ, có nhiều vị trước kia là cố vấn Sư Đoàn Nhẩy Dù Việt Nam mà nay là Tướng Lãnh. Một đoạn trong lời phát biểu, Trung Tướng James B. Vaught -Cố Vấn Sư Đoàn Nhẩy Dù Việt Nam năm 1971- nhấn mạnh: “… Tưởng rằng làm cố vấn giúp các bạn chiến đấu, nhưng thật sự thì chúng tôi học tinh thần chiến đấu anh dũng tuyệt vời của các bạn. Và buổi lễ tưởng niệm này để tưởng nhớ sự hy sinh của trên 20.000 Người Lính Nhẩy Dù Việt Nam Cộng Hòa trong suốt cuộc chiến, trong đó có nhiều Cố Vấn thuộc Team 162 đã nằm xuống vì tự do cho Việt Nam…”

Lễ đặt Bia Đá Tưởng Niệm và khánh thành Khu Bảo Tàng dành cho Mũ Đỏ Việt Nam được thực hiện ngày 12/5/2006, rất trang trọng với đầy đủ lễ nghi quân cách của quân lực Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa. Trên Bia Đá có dòng chữ “Dedicated to the 20,000 + Vietnamese Airborne who died fighting for freedom and democracy in South Vietnam 1960-1975. Military Assistance Command Vietnam Advisory Team 162 The Red Hats”. Tấm bia này được khắc xuống nền sân trước của Bảo Tàng Viện. Trích lời phát biểu của Đại Tá Paul Devries, Trưởng Ban Tổ Chức trong lễ khánh thành “Khu Bảo Tàng” bên trong Bảo Tàng Viện: “… Phải gọi là lịch sử, vì đây là lần đầu tiên và duy nhất, một Binh Chủng thiện chiến của quân đội Đồng Minh (Việt Nam Cộng Hòa) được đặt Bia Tưởng Niệm và có một Khu Bảo Tàng vĩnh viễn trong Bảo Tàng Viện nổi tiếng của Lục Quân Hoa Kỳ …”

Chủ Tịch Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam, ông Nguyễn Thành Phúc, đã cảm tạ Toán Cố Vấn Nhẩy Dù 162 thuộc MACV về nghĩa cử và hành động ghi nhớ sự hy sinh của chiến sĩ Nhẩy Dù Việt Nam Cộng Hòa.

Phần bốn. Tượng đài tưởng niệm Chiến Sĩ & Thuyền Nhân.

1. Tượng đài tại Fairfield, Australia.

Ngày 31/8/1991, lễ khánh thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa & Úc Đại Lợi rất trọng thể, do Đề Đốc Peter Sinclair, Thủ Hiến tiểu bang New South Wales, Australia chủ tọa. Tượng đài đặt trong công viên Cabra-Vale, thành phố Fairfield, ngoại ô của Sydney, với quốc kỳ Việt - Úc cùng phất phới trên kỳ đài.

2. Tượng đài tại Perth, Australia.

Ngày 7 tháng 12 năm 2002, Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn chúng ta tại Australia nói chung và miền Tây Australia nói riêng, đã thực hiện và khánh thành Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt - Úc đã hi sinh vì dân chủ tự do tại thành phố Perth, miền Tây Australia. Tại đó, quốc kỳ Việt Nam chúng ta đã chánh thức phất phới trên kỳ đài, dù rằng đại sứ cộng sản Việt Nam tại Australia đã phản đối mạnh mẽ, nhưng họ đã thất bại như đã thất bại với tượng đài năm 1991.

3. Tượng đài tại Westminster, Hoa Kỳ.

Ngày 27/4/2003, Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Nam-Hoa Kỳ đã được long trọng khánh thành tại công viên tòa thị sảnh thành phố Westminster, tiểu bang California, nơi được xem là “thủ đô” của Cộng Đồng tị nạn chúng ta. Trong buổi lễ này, rất đông nhân vật chánh quyền địa phương, chánh quyền tiểu bang và liên bang Hoa Kỳ, nhiều quan khách ngoại quốc mà trước kia có quân đội tham chiến bên cạnh quân đội Việt Nam Cộng Hòa, và hằng chục ngàn đồng hương Việt Nam tại địa phương, từ nhiều tiểu bang khác, cùng với đồng hương từ nhiều quốc gia xa xôi đến tham dự.

4. Tượng đài tại Dandenong, Australia.

Ngày 30/4/2005, tượng đài được khánh thành trong buổi lễ thật trang trọng tại Dandenong, tiểu bang Victoria, Australia, với sự tham dự rất đông bà con Việt Nam từ các tiểu bang qui tụ về đây. Trên bệ tượng đài là Người Lính Australia & Người Lính Việt gần như đâu lưng nhau trong tư thế sẳn sàng chiến đấu trên đường hành quân.

5. Tượng đài tại Houston, Hoa Kỳ.

Ngày 11/6/2005, rất đông bà con trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn tại thành phố Houston và vùng phụ cận, và một số nhân vật Hoa Kỳ địa phương -kể cả cựu chiến binh Hoa Kỳ- đã tham dự ngày khánh thành tượng đài Chiến Sĩ Việt Nam & Hoa Kỳ trong buổi lễ rất trang trọng. Tượng chiến sĩ Việt Nam và Hoa Kỳ, súng trong tay, cùng nhìn về phía trước trong tư thế sẳn sàng tác chiến. Tượng đài xây dựng tại số 11360 đại lộ Bellaire, khu tây nam thành phố Houston, nơi qui tụ đông đảo đồng hương cư trú lẫn kinh doanh thương mãi.

6. Tượng đài tại Brisbane, Australia.

Ngày 16/9/2005, tại miền Đông Australia, tượng đài Chiến Sĩ Việt Nam & Australia được khánh thành rất trang trọng trong Công Viên Roma Street tại trung tâm thành phố Brisbane, tiểu bang Queensland, cách Sydney khoảng 1.000 cây số về phía bắc. Lễ khánh thành do bà Anna Bligh, Phó Thủ Hiến Queensland chủ tọa, với sự tham dự khoảng 700 người Việt và Úc. Theo tài liệu của anh Nguyễn Văn Sanh từ Brisbane cung cấp, Ủy Ban Xây Dựng thành lập từ tháng 4 năm 2001. Trách nhiệm thực hiện do Ban Điều Hành với hai vị đồng Trưởng Ban là cựu Đại Úy Huỳnh Bá Phụng và cựu Thiếu Tá Alan Cunningham. Tượng Người Lính Việt Nam Cộng Hòa & Người Lính Australia, do điêu khắc gia Dean Rusling, nhà tạc tượng Frederick Whitehouse, và kiến trúc sư Lê Cương thực hiện.

7. Tượng đài tại Adelaide, Nam Australia.

Tại thành phố Adelaide, sau hơn 3 năm phối hợp công tác của Hội Cựu Chiến Binh Úc tham chiến tại Việt Nam và Hội Cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, ngày 15/10/2006, tượng đài Chiến Sĩ Việt Nam & Australia trong công viên Torrens Parade Ground trước Trung Tâm Quân Sự Tiểu Bang Nam Úc, được khánh thành trong buổi lễ rất trang nghiêm và cảm động, do ông Mike Rann, Thủ Hiến tiểu bang Nam Úc chủ tọa. Khoảng 4.000 quan khách Việt Nam và Australia tham dự, trong số đó có nhiều chính khách của thành phố Adelaide, tiểu bang, và liên bang. Đặc biệt, có mặt của Trung Tướng Donald Dunstan, cựu Tư Lệnh quân đội Úc tại Việt Nam Cộng Hòa năm 1971-1972.

Tượng chiến sĩ Việt-Úc cùng đứng bên nhau trên bệ đá hoa cương. Mặt Nam là mặt chánh, có dòng chữ “Vietnam War Memorial” mạ vàng. Mặt Đông khắc huy hiệu Hải Lục Không Quân Úc và huy hiệu Hải Lục Không Quân VNCH. Mặt Bắc ghi tên 58 chiến sĩ của Nam Úc đã hi sinh trên chiến trưowfng.

trungkhoi LƯU AVRIL - 2010 * 1

LS Lê Thị Công Nhân tham dự Thánh lễ vọng Phục sinh 2010 tại Thái Hà . 
Phái đoàn Quốc Hội Việt Nam CS  bị phản đối tại Quốc Hội California
Cuộc nội chiến : Nam Bắc của Hoa Kỳ ( 4-1865 ) và Trên quê hương tôi (04-1975)
Thông Cáo:TNCV  Ủng hộ biểu tình chống Việt gian Nguyễn Tấn Dũng đến Washington D.C.
NHẠC BẢN THANH NIÊN CỜ VÀNG
THÔNG BÁO CỦA HỘI HẢI QUÂN VÀ HÀNG HẢI VNCH MIỀN ĐÔNG BẮC HOA KỲ
Linh mục Nguyễn Văn Lý gặp Đại sứ Canada tại Việt Nam qua điện thoại
XE HƠI BAY * Terrafugia đã hoàn tất chuyến bay thử nghiệm
Chống cuộc viếng thăm của Hồng y Mẫn là chống một người đã sỉ nhục Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và Căn Cước Tỵ Nạn * Bác sĩ Vũ Linh Huy
CHÍNH ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN VN ĐÒI BỎ CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN - LÝ ĐẠI NGUYÊN
Liệt sĩ nước “lạ” trên đất Việt
Lê Thị Công Nhân – nạn nhân từ hai phía!
Hình Ảnh LM Nguyễn Văn Lý Chuẫn Bị Dự Lễ Phục Sinh 2010
Tin đồn về đời tư của tổng thống Pháp Sarkozy và phu nhân Carla Bruni
Sau 35 Năm Ly Hương Chúng Ta Nghĩ Gì? * Hướng Dương txđ
Thứ Sáu, 9/4/2010 - Đức TGM Ngô Quang Kiệt Bất Thần Trở Về Hà Nội

 

Washington DC - 12*13*14-04-10 BIỂU TÌNH ĐÒI GIẢI TÁN ĐẢNG CSVN
NHATRANG , NƠI BẠN TÔI NẰM ĐÓ - HQ Trung tá Hà Ngọc Lương

Văn hóa đấu tố, "Thánh Nữ" thành con thằng cuội!

http://trungkhoi.over-blog.com/ext/http://bienxua.over-blog.com/article-chinh-ng-vien-c-ng-s-n-vi-t-nam-oi-b-ch-ngh-a-mac-lenin-l-i-nguyen-48205048.html

Văn hóa đấu tố, Thánh Nữ thành con thằng cuội!


Ở miền quê, thường thì nhà nào cũng nuôi chó để giữ nhà. Việc nuôi chó ở Việt Nam ngày xưa rất đơn gỉản. Bao nhiều cơm thừa canh cặn, những đồ ăn thiu, kể cả thối, đều dành cho chó. Tuy thế, chó làm việc rất chăm chỉ, đắc lực để trả ơn. Đặc biệt về đêm, con chó thành một chiến tướng canh gác, bảo vệ cho cả nhà an giấc.


Trong xóm, gần nhà tôi, có một con chó rất dữ. bọn học sinh chúng tới có quậy mấy cũng phải né. Tôi nhớ, khi còn nhỏ, mỗi lần phải đi qua đầu ngõ căn nhà có con chó dữ ấy, tôi rất sợ. Tôi chỉ sợ nó nhẩy xổ ra và cắn tôi. Có lần sợ qúa, tôi níu chặt lấy mẹ tôi và không chịu đi ngang qua đó nữa. Mẹ tôi bảo: Ơ hay, con lại sợ con chó à? Sợ chứ mẹ, con là người còn nó là con chó. Nó có biết gì đâu! Mẹ tôi mỉm cười bảo tôi. Ừ con còn nhỏ, con sợ là phải. Mai một thì con hết sợ nó. Bởi lẽ, chả có con chó nào thấy bóng người mà không sủa. Nhưng đường con, con cứ di, đừng sợ tiếng sủa bên đường. Mẹ, mẹ nói sai rồi, mấy con chó không dám sủa khi thấy Việt cộng hay Hồ chí Minh đâu. Nó chỉ sủa người mình thôi. Ai bảo con thế? Bố. Bố bảo đấy! Khi chúng mò về làng, thôn ấp, con chó nào sủa, làm hỏng “sự nghiệp” ăn đêm của chúng là chúng nó bóp cổ chết ngay! Mẹ tôi bảo: Nhưng con không phải là Việt cộng, cứ ngay thẳng mà đi.


Câu chuyện ấy xảy ra lâu rồi, đến nay vẫn còn vài điểm đúng.
- Này anh, này chị, các anh chị nghĩ gì về việc Lê thị Công Nhân vửa chuyển nhiệm sở từ nhà tù nhỏ sang nhà tù lớn.
- Thì mừng cho chị ấy được vào nhà tù lớn với mình.
- Thưa cụ ông, cụ bà, cụ có vui khi Lê thị Công Nhân vừa thoát tù ngục cộng sản không ạ?
- Người ấy là ai? Là quân cướp của, giết người hay là đoàn đảng viên Việt cộng?
- Dạ thưa cụ, cô ấy còn trẻ lắm. Cô ấy là người có học. Cô áy lý luận đòi nhà nước phải trả Tự Do, Công Lý lại cho nhân dân ta ạ?
- Vậy thì chiều nay tôi làm cốc rượu mừng! May ra trời lại thương giống dân mình chăng?.
- Này em, em biết chị Lê thị Công Nhân không?
- Thưa, Sẽ là ánh đuốc của tuổi trẻ chúng em ạ.
- Còn anh chị cán nghĩ sao về việc nhà nước ta thả Lê thị Công Nhân về?
- Là một sai nhầm nhớn! Của ấy thì cứ cho tù rục xương mới phải?
- Đồng chí chỉ biết một mà không biết hai. Đảng ta cho nó về là để chúng nó giết nhau đấy. Chứ nhốt nó ở trong tù chỉ hoài cơm gạo xã hội chủ nghĩa, còn làm cái đích cho chúng tụ lại chống phá nhà nước thôi.
- Báo cáo đồng chí, sao không tống nó ra ngoại?
- Trải thảm cho nó lên máy bay, đưa tiền vào trương mục riêng cho nó, nó cũng không thèm đi!
- Thưa đại cán…. bút Duyên Lãng, ông nghĩ sao ạ?
- Nó là Thánh Nữ con của thằng cuội đấy!

Thì ra thế, cùng một người là Lê thị Công Nhân vừa ra khỏi nhà tù cộng sản mấy tuần trước. Nay lại có nhiều khuynh hướng trả lời khác nhau về cô. Câu trả lời có khi lại đối chọi nhau nữa. Nếu bên này là vì nhân bản là tình người, là chân thật nghĩa khí mà trả lời. Phía bên kia có lẽ cũng nhân danh sự thật bệnh hoạn của họ để trả lời đấy. Có khác, là trong những câu trả lời ấy không có tính Nhân Bản Thiện mà thôi!
Thật vậy, nếu trên đỉnh núi có muôn lời ca vang làm cho lòng người rung động trong niềm vui hoan lạc, trong hạnh phúc, thì thật khó tránh cảnh ở dưới lũng sầu luôn có lũ côn trùng, sâu bọ thi nhau phun nhả ra những mùi xú uế để làm vơi đi niềm vui đang hiện hữu của người. Như thế thì việc LTCN có bị đấu tố cũng không có gì là lạ.


1. Lý do và mục đich của những cuộc đấu tố:
Phải nói ngay, chẳng có một lý do nào khả dĩ được gọi là chính đáng để làm nền cho người ta mở ra một cuộc đấu tố người khác. Đơn giản hơn, chẳng có một loại luật pháp nào cho phép ngưòi ta mở những cuộc đấu tố, nếu như không muốn nói những cuộc đấu tố này hoàn toàn chống lại các trường hợp của pháp luật. Vì không có cơ sở dựa vào các nguyên tắc pháp lý nên tất cả mọi cuộc đấu tố, dưới mọi hình thức bạo lực hay truyên truyền đều tựa vào những lý do rất hàm hồ, nhưng lại có thể tạo ra mâu thuẫn. Từ điểm tự tạo ra mâu thuẫn này, kẻ đứng ra đấu tố sẽ khích động người khác cùng nhập cuộc để mong đạt được mục dích của cuộc đấu tố là: Triệt hạ sức sống hay sự sống về cả mặt tinh thần lẫn thể chất của đối tượng
Chứng minh cho đoạn viết trên là chính cuộc đấu tố do Hồ chí Minh phóng tay phát động trên toàn miền bắc 1953-1956, Việt cộng đã triệt tiêu sự sống của trên 100,000. đồng bào Việt Nam và hàng trăm ngàn người khác bị tổn hại về tinh thần, sức sống, cũng chỉ đặt trên một cái lý do rất mơ hồ là đối tượng thuộc thành phần Tri Phú Địa Hào! Nhưng tại sao thành phần Trí Phú Địa Hào lại phải bị đấu tố thì ngay cả cái tập đoàn bạo ác do Hồ chí Minh cầm đầu với tất cả quyền hạn ở trong tay, cũng không thể nào tạo ra được một vài cơ sở pháp lý để làm nền cho cuộc đấu tố này thành hợp pháp. Theo đó, lịch sử sẽ có đầy đủ chứng liệu để lên án những tội ác phạm đến con người của chúng . Riêng cá nhân Hồ chí Minh thật khó thoát cái tội là đồ tể của dân tộc Việt Nam.


2. Các loại đấu tố:

2.1 Đấu tố do tập thể lãnh đạo. Có thể nói một cách không sai lầm, đấu tố là sách lược cơ bản và quan trọng nhất trong số các sách lược do Việt cộng chủ trương mở ra với chủ đích nắm giữ lấy độc quyền chính trị. Theo đó, mặt đối ngoại, Việt cộng chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có ý định ngưng lại các cuộc đấu tố đồng bào của mình. Có thể vì tình thế, chúng chỉ thay đổi ít nhiều về mặt hình thức của cuộc đấu tố. Nhưng mục đích vô đạo của các cuộc đấu tố là triệt hạ sự sống, sức sống của đồng bào trên cả phương diện tinh lần lẫn thể chất thì không đời nào thay đổi. Mặt đối nội, chúng gọi là đấu tranh phê bình kiểm thảo. Đây cũng chỉ là một hình thức khác của cuộc đấu tố trong nội bộ mà chúng dành cho nhau dưới một mỹ từ khác mà thôi. Với nghề đấu tố do tập thể lãnh đạo này, đối tưọng trong cũng như ngoài, hầu như không có lối thoát.



2.2 Đấu tố do cá nhân tổ chức. Bản chất của các cuộc đấu tố vốn dĩ đặt trên nền tảng của gian dối với những lý do mơ hồ. Từ đó người tổ chức đấu tố sẽ tạo ra những mẫu thuẫn từ những dẫn chứng sai lệch để lôi kéo, khích dộng người khác đứng về phía mình mà đấu tố đối tượng. Thí dụ như, thành phần phản động, phản quốc và thêm một cụm từ rất mới lạ “Thánh Nữ con của thằng cuội”. Từ vỏ bọc ngụy tạo, gian dối nên nó cũng rất khó che đậy những nhỏ nhen, ghen tương, bệnh hoạn, bạc nhược, đố kỵ. Kể cả cái bản chất bất lương của ngườì đấu tố cũng dễ bị phơi bày ra ánh sáng, công luận. Theo đó, đã có khá nhiều cuộc đấu tố do cá nhân khởi xướng, tưởng rằng đối tượng phải gục chết, bị tàn lụi sức sống. Kết qủa, kẻ khởi xướng rước lấy toàn bộ kết qủa tái quy. Đôi khi lại còn phải đáo tụng đình vì cái tội phỉ báng hay mạ lỵ, xúc phạm đến danh dự của đối tượng.


3. Nạn nhân của các cuộc đấu tố:


3,1 Những nạn nhân được gọi là thành phần Trí Phú Địa Hào.
Trên 100,000. ngàn ngưòi Việt Nam đã bị chết trong các cuộc đấu tố do Hồ chí Minh phóng tay phát động trong chiến dịch gọi là : Trí Phú Địa Hào. “Đào tận gốc, trốc tận rễ”. Cuộc đấu tố này đã thành công trên ít nhất hai mặt chính: Triêt hạ toàn bộ sức sống của những thành phần cơ bản của quốc gia. Gieo rắc kinh hoàng sợ hãi cho dân chúng để chúng tự tung tự tác nắm quyền lực, tự chuyên xây dựng một nền văn hóa vô dạo, phi luân lý cho những thế hệ kế tiếp, rồi đưa đất nước vào vòng nô lệ cho Tàu cộng. Vào lúc phát động mùa đấu tố, chưa ai nhìn ra được chủ đích của nó. Nay thì sự việc đã được nhà nước Việt cộng trình diễn trước mặt mọi người. Chúng tàn sát đồng bào ta để phục vụ cho chủ nghĩa bá quyền Trung cộng. Nhưng lịch sử không phải đã chấm hết vào ngày hôm qua, hay ngày hôm nay, hoặc vĩnh viễn khép lại với cái nghiệp chướng cộng sản. Theo đó lịch sử mai hậu sẽ có phán xét nghiêm minh về những tội ác này.



3.2 Tổng Giám Mục Hà Nội, Giuse Ngô Quang Kiệt.
Có thể nói rằng: Tổng Gíám Mục Hà Nội, Giuse Ngô Quang Kiệt nổi lên như một biểu tượng, như một vì sao dẫn đường cho người dân tạo lại niềm tin để đi tìm Chân Lý. Thật vậy, giữa cái thời mà người ta chỉ biết gian dối, chỉ biết lừa nhau, chỉ biết tính toán cho mình để mà sống thì việc quên mình, đến với tha nhân thật không dễ chút nào. Nó không dễ vì nhiều lý do, trong đó có thể kể đến sự kiện người ta đã mất niềm tin nơi nhau. Không tin nhau từ trong nhà ra xã hội. Ngay trong tôn giáo cũng không có ngoại lệ. Câu nóí “Tin đạo, chứ không tin người có đạo” đã phản ảnh đúng tâm trạng của mọi người vào lúc này. Họ đến nhà thờ đọc kinh, dâng lễ, nhưng tin ông cha, tin người cùng đi nhà thờ với mình hay không lại là một chuyện khác. Trường hợp gặp những thầy lừa như Trương bá Cần, Huỳnh Công Minh, Vương đình Bích, Phan khắc Từ… mà đặt niềm tin là chết không kịp trối! Vậy mà Đức Tổng Giám Mục Hà Nội lại có ngoại lệ.

Ông trở thành ngoại lệ là bởi, ở nơi ông, xem ra một vị Giám Mục đứng giật chuông treo trên cành cây nhãn ở Lạng Sơn trước giờ kinh hay một Tổng Giám Mục tươi cười với đoàn chiên sau giờ dâng thánh lễ ở giữa Hà Nội cũng không có gì là khác biệt. Bởi lẽ ở nơi ông, vẫn hiễn hiện một hình bóng của vị mục tử luôn khát khao đi tìm Chân Lý và dựng lại niềm tin cho đời đi tìm Tự Do trong cuộc sống. Hơn thế, ông không sủng ái quyền lực mà cũng không khinh chê đồng bào nghèo khó của mình. Ông đã công khai đọc Tuyên Ngôn Chân Lý ngay trước công đường của bạo quyền Hà Nội rằng: “Tự Do tôn giáo là cái quyền của con người, không phải là một ân huệ Xin – Cho”. Nhưng lại cũng con người ấy, tay chống gậy tre, quần lăn lên qúa gối, chân mang dép thô mà lội nước bùn đọng ngang đùi mà đi thăm đân trong cơn lũ lụt.
Kết qủa, Hà Nội bị chìm sâu trong gian dối sau mấy chục năm trời dưới chế độ cộng sản, đã bừng tỉnh, đã tìm lại được sự sống, đã tìm lại được niềm tin, đã dám thách thức đối đầu với bạo lực bằng những lời kinh và bằng những cành thiên tuế trong tay rảo bước khắp mọi ngã đường của thành phố để đòi một điều đáng sống: Tự Do và Công Lý!
Ở một chiều khác, khi bóng của Ông đã trỗi vượt lên đỉnh cao. Tiếng nói công lý của Ngài đã trải rộng ra đều khắp cả mọi nơi, khả dĩ tạo thành sức mạnh tiêu diệt tận căn, gốc rễ của gian dối. Tập đoàn cộng sản Hà Nội hoảng hốt. Chúng chỉ còn một từ duy nhất để đồi phó với ông: Đấu tố nó, đấu tố nó đi!
Kết qủa, Tổng Giám Mục Hà Nội, Ngài Ngô Quang Kiệt không chết. Trái lại còn chiếm được trọn vẹn trái tim của, không riêng dân thành Hà Nội, nhưng là trên cả nước và trải rộng ra hải ngoại. Tên Ngài trỗi vượt lên như một biểu tượng của Công Lý đối kháng với một tập thể gian dối và bạo lực. Ngài Ngô Quang Kiệt không chết, không phải là vì Việt cộng không muốn giết Ông, cũng không phải là chúng đã biết học cách làm người. Nhưng vì toàn bộ cuốn phim ghi âm, ghi hình còn đây. Âm thanh, tiếng nói, mang trọn niềm thương dân thương nước của ông còn đây. Nên từ đó, người ta tìm ra sự thật. Gian dối đã không lừa đảo được con người. Hơn thế, khát vọng của Ông với đất nước, sự biểu lộ tâm tình của Ông với người dân, cũng như hướng đi tìm Tự Do, Công Lý của Ông đã đuợc mọi người đón nhận. Họ theo ông, họ tin rằng hướng đi chân thật ấy sẽ là đường, là đèn soi, xóa tan đi bóng đêm của bạo tàn, để mở ra một một kỷ nguyên an bình cho đất nước, cho mọi người, hơn là cho bản thân Ông.


3.3 LS Lê thị Công Nhân,
Kể từ ngày 03-02-1930 đến nay đã có rất nhiều người Việt Nam, tuy không lên tiếng chống cộng sản cho đến chết. Nhưng họ đã lấy chính máu xương ra để bảo vệ quê hương thay cho muôn lời nói. Đó chính là những quân cán chính và đồng bào của Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng Lê thị Công Nhân, lại là một khác biệt. Cô sinh sau cái ngày Việt Nam đã rơi vào tay cộng sản. Và có lẽ, cô là người thứ hai đã công bố rõ ràng hướng đi của minh khi bước vào đường tranh đấu cho tự do Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý cho Việt Nam.

Người thứ nhất là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Khi đứng ra xây dựng toàn bộ hệ thống chống cộng sản cho miền nam Việt Nam, ông đã tuyên bố: ” Tôi tiến, đồng bào hãy tiến theo tôi. Tôi lùi, hãy bắn tối” Kết qủa, vị Tổng Thống đạo đức, liêm khiết, thương dân yêu nước của nền đệ Nhất Cộng Hòa đã không chết vì viên đạn của kẻ thù vô đạo, gian dối Hồ chí Minh. Nhưng lại chết vì viên đạn của những kẻ phản bội. Nói trắng ra, chỉ vì 3 triệu bạc của CIA, những danh hề mãi võ Sơn Đông là Minh, Đôn, Đính, Xuân, Mậu Nghiêm, Kim, Khiêm, Khánh…đã chia nhau túi tiền rồi giết ông và hai bào đệ của ông. Nghiệt ngã thay, lịch sử không dừng lại ở cái ngày chúng giết ông, nhưng còn kéo dài tới hôm nay để những ”gía áo túi cơm” này trở thành những “ma dại không nhà”, nương nhờ áo cơm nơi xứ người!
Người thứ hai là Lê thị Công Nhân: “Tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn một mình tôi, trước hết là giành lấy nhân quyền cho chính mình, và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người Việt Nam. Và Cộng sản Việt Nam đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì dù chỉ là thỏa hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi.”
Chỉ ba giờ sau khi công khai công bố hưóng đi của mình, Lê thị công Nhân đã bị Việt cộng bắt giam và đấu tố ròng rã trong 3 năm, từ nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội cho đến trại tù Thanh Hóa. Sau ba năm, cô cũng không chết và đã chuyển đổi nhiệm sở sang nhà tù lớn với toàn dân Việt Nam vào ngày 10-30-2010.
Rồi sau ngày ra khỏi lao tù nhỏ, trong bài trực tuyến nói chuyện với Ô. Cao Quang Ánh, Dân Biểu Hạ Viện Hoa Kỳ, trong dó có đoạn như sau: “ Biết nói thể nào đây nhỉ? Hai cái quốc hội này nó khác nhau nhiều qúa…. Tôi mong muốn là sẽ sớm hay gần đây Quốc Hội Việt Nam được một phần như Quốc Hội Hoa Kỳ. Một phần ở đây tức là bản chất của nó cần phải được thay đổi… Tôi mong muốn rằng sẽ có nhiều hơn nữa các cuộc giao lưu và cuộc làm việc giữa hai cấp quốc hội. Cho dù là quốc hội Việt Nam nó có thấp kém và tồi tệ thế nào chăng nữa thì cái việc, mà bây giờ mình thấy người ta không tốt mà cứ để mặc kệ thì bao giờ người ta mới thay đổi đây. Đấy, nên tôi nghĩ rằng tôi mong QH Hoa Kỳ sẽ có thể mạnh dạn hơn nữa, khoan hoà hơn nữa để có cái mối giao lưu tìm hiểu đối với QH Việt Nam, mà từ đó, cụ thể là các đại biểu QH Hoa Kỳ người ta sẽ biết và người ta sẽ có được những ảnh hưởng nhất định. Có đúng như thế không ạ? Nói một lần không được thì nói hai lần. Nói hai lần không được nhưng nói đến môt trăm lần… thì cũng chưa chắc chắn là đã có được ảnh hưởng tích cực. Nhưng cũng không nên cắt dứt quan hệ… cũng không nên tụt giao…”
Tôi không phải là người hiểu rộng, viết nhiều. Mà có lẽ cũng chả cần gì phải hiểu rộng, biết nhiều mới hiểu được ý, gỉải thích được nghĩa của đoạn văn nói này. Theo đó, tôi cho rằng: Đây là một đoạn văn nói rất chững chạc, mạch lạc, ý nghĩa sâu sắc. Đoạn văn gần như chuyên chở đầy đủ những bản lãnh của ngưòi đang trình bày là:


1. Tri , Trí, Thức: Nghĩa là biết mình, biết người. Biết tôn trọng mình, biết tôn trọng người và còn biết tôn trọng cả một tập thể có quyền lực phía sau người đối thoại với mình nữa. Tuy thế, rất hài hòa trong ngôn từ, không hề khúm núm.


2. Bao Dung- Khoan Hòa. Lê thị Công Nhân biết rõ, cộng sản, kẻ thù của dân tộc Việt Nam là một tập đoàn “ phát xuất từ một cái nền văn hóa thấp từ một cái văn hoá (tôi muốn nói đây là CSVN) thấp kém, một phương pháp đấu tranh hoàn toàn phi nhân đạo, phi nhân bản, là chuyên chính, bạo lực, vô sản để đàn áp, để trấn áp con người với một mục tiêu hoàn toàn phi đạo lý, vô chính trị và có thể nói là phi pháp nữa” Chúng có một cái bản chất như thế, nhưng cô lại không ôm mộng trả thù mà yêu cầu “ngoại bang”: hỗ trợ cô, giúp cô tiêu diệt chúng, hoặc gỉả, căt dứt ngoại giao, trừng phạt chúng. Trái lại, cô bao dung khoan hòa, kiên nhẫn, đề nghị với những người khách kia, trong phạm vi của họ có thể, xin hãy giáo dục, dạy dỗ chúng. Giáo hóa một lần chưa được thì hai lần và có thể hàng trăm lần cũng chưa được như ý, nhưng ít ra nó cũng ảnh hưởng được một phần nào trong số những lời giáo hóa về Nhân Bản, về Nhân Quyền, về Tự Do, về Dân Chủ để chúng có thể thay đồi đưọc một phần cái bản chất man rợ của chúng!


3. Đức Độ: Đoạn văn nói này còn nói lên tính Đức Độ là bản sắc của dân tộc Việt ẩn sâu trong tâm tình của một người đi tranh đấu cho sự nghiệp của quê hương. Cô không màng đến võ trang. Cô chấp nhận thiệt thòi cho mình bằng cách “nhập ngục cứu quốc” hơn là thấy máu xương của đồng bào, kể cả máu xuơng của kẻ thù phải đổ ra để giải quyềt vấn đề. Bởi lẽ, trong cô đã có sẵn ý niệm phải giáo dục, dạy dỗ chúng quay trở về với nhân bản tính của nòi giống Việt hơn là chém giết chúng. Cô đã thấm nhuần tinh thần của Bình Ngô Đại Cáo “Lấy chí Nhân để thay cường bạo”
Với kẻ thù xâm lược cha ông ta còn có tình thần tha thứ giáo huấn, tại sao ta không đem tinh thần ấy để cải tạo những chỗ còn có thể cải tạo ở trong những con ngừời trong tập đoàn cộng sản? Máu xương của dân tộc ta nên qúy trọng vì còn phải bảo vệ biên giới của quê hương. Nghĩa khí thay! Tôi tin rằng, cộng sản rất đau đớn khi nghe nhắc đến đọan văn nói này. Nhưng chúng không thể không tâm phục khẩu phục, một người có tấm lòng đức độ vì quê hương và với đồng loại như cô.


Theo đó, nếu tên tuổi của cô, vào lúc này, có được đồng bào nhắc nhở đến với lòng thương mến nhiền hơn Hồ chí Minh cũng không có gì lạ! Bởi lẽ từ tâm hồn đến thể chất cô đều tốt đẹp hơn Hồ. Tuy nói thì như thế, nhưng thật ra tên tuổi của Hồ chí Minh vượt trội hơn cô và tất cả những người Việt Nam khác rất nhiều. Cô cùng lắm là đứng vào hàng hậu duệ của hai bà Trưng bà Triệu thôi. Phần Hồ chí Minh thì đứng trên đỉnh cao chói lọi của gian ác, của bán nước hại dân và đứng trước cả những cái tên như Lê chiêu Thống, Trần ich Tắc, Mạc Đăng Dung nữa kìa!


Trở lại vấn đề, một bài nói trực tuyến chững chạc, đường hoàng, đanh thép, tri thức, bao dung, khoan hoà, chưa dám nói đến việc bao gồm cả tình thương đồng loại, yêu nước, nhưng rất tầm vóc như thế, có bị Việt cộng đem ra chặt chém, làm nền cho cuộc đấu tố cô, không có gì là lạ. Điểm lạ ở đây. Việt cộng chưa hề chém, chặt, ghép lại một chữ nào trong lời nói của cô để mở cuộc đấu tố như chúng đã làm với vị TGM thành Hà Nội vào sau ngày 20-9-2008. Nhưng quan cán…. bút Hà tiến Nhất của làng Duyên Lãng đất Thái Bình, đang hưởng lạc trong chuỗi ngày về chiều trên đất cờ hoa, lăn cao tay áo lên, dùng dao… phay mà chặt chém, ghép lại thành bài để mở cuộc đấu tố LTCN. Nghe nói, được cả ông quan thật, họ Phùng tên Sa, cựu thiếu tá hay là trung tá trong QLVNCH trước kia phụ họa, mới là chuyện kinh hoàng!


Xin bạn đọc, đọc lại đoạn tôi trích ở trên và đọc đoạn chặt chém của quan cán… bút Duyên Lãng ở dưới đấy thì hiểu biết về ông và chủ đích của ông trong đoạn chặt chém hơn là tôi trình bày: Quan cán chém vè như sau:“ Quốc-hội Mỹ và Quốc Hội VN cần phải giao lưu và làm việc với nhau. Mong Quốc Hội Mỹ hãy khoan hòa, bao dung, và giúp đỡ Quốc-hội VN, đừng đẩy họ vào con đường cùng. Cho dù 1 lấn, 2 lần, 5 lần hay 100 lần hoặc hơn nữa, Quốc Hội Mỹ cũng vẫn tiếp tục giúp đỡ Quốc-hội VN, như thế thì mới mong thay đổi được”.


Đoạn trích của quan cán bút họ Hà chả có mấy chữ dính với cái bản tôi ghi ở trên. Nhưng dựa trên đoạn chém này, quan đã viết một bài dài, toàn là những lý do hàm hồ để đấu tố Lê thị Công Nhân và đưa ra kết luận LTCN là “ Thánh Nữ con của thằng cuội gốc cây đa Tân Trào”. Tôi cho cái kết luận ấy là không công bằng. Nên ở đây tôi xin được mở một dấu ngoặc là. Nếu quan cán người đất Duyên Lãng họ Hà nhất định đề bạt LTCN vào cái chức “ Thánh Nữ con của thằng cuội gốc cây đa Tân Trào” thì không biết bản thân quan cán sẽ nhận cho mình một tước vị nào cho xứng tầm với bài viết này nhỉ? Tôi nghĩ có lẽ là “ Con, kẻ thừa tự của Thằng Chí Phẻo ở làng Vũ Đại”. Tiếc là nhà văn Nam Cao không đề là làng Duyên… Lãng!


3.4 LM Nguyễn văn Lý:
Tôi nghĩ, không cần nói, không cần quảng diễn thêm bất cứ một điều gì về nhân vật đã tạo nên tấm hình “bịt miệng” lich sử trong công cuộc tranh đấu cho Tự Do, Nhân Quyền, và Công Lý cho Việt Nam của ông nữa. Bởi lẽ, chính bức hình ấy, không cần giải nghĩa thêm, tự nó đã có khả năng truyền đạt di bằng cả hàng trăm thứ ngôn ngữ khác nhau cho tất cả mọi sắc dân cùng hiểu biết rồi. Nói thêm về ông, về cuộc tranh đấu của ông là thừa.


Tuy nhiên, sau ba năm ngày tạo ra bức hình lịch sử ấy, ông bị tai biến mạch máu não trong tù, Việt cộng cho ông về nhà chung Huế để cho gia đình và giáo hội chạy chữa cho ông. Đây không biết là vì lý do nhân đạo hay là vì sợ ông chết ở trong tù gây ra oan khiên cho bác và đảng, nên chúng phải cho ông trở về nhà Chung. Sau khi về, trong một bài phỏng vấn trả lời cho đài BBC ông nói”

“Nhưng tôi nghĩ quan trọng là phải nghiêm túc suy nghĩ, công việc hiện nay phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn. Phải có một học thuyết đủ sức thay thế chủ nghĩa Marx - Lenin, có đường hướng sát thực tế để người ta nhìn vào mà hy vọng rằng con đường ấy, tổ chức ấy sẽ làm cho Việt Nam ổn định hơn Indonesia, Thái Lan, Philippines. Nếu chúng ta ảo tưởng thì sẽ thất bại.
Bao nhiêu người có tâm huyết, muốn thay đổi, nhưng thay đổi thế nào? Nếu thay đổi mà mất ổn định, tình hình xấu hơn cả Thái Lan, Indonesia, Philippines, thì thà cứ để yên cho Đảng Cộng sản lãnh đạo”


Muốn để Việt Nam huy hoàng hơn, thăng tiến hơn, đạo đức hơn, có nền tảng vững chắc hơn thì tổ chức ấy phải hội đủ nhiều điều kiện lắm. Nếu như không, cũng chỉ mơ tưởng với nhau vậy thôi còn trong thực tế, không thể thành công.”



Nguyên đoạn văn này rất đứng đắn và có tính xác thực, thực tế mà bất cứ một người Việt Nam nào còn tâm huyết với quê hương cũng phải nhắc đến và công nhận là đúng. Bởi nếu chúng ta không có một chương trình dài cho đất nước. Cứ tào lao mơ mơ hồ hồ như hiện nay, hay trước đây. Hết đảo chánh này đến đảo chính khác, hết đảo chánh sang chỉnh lý rồi lại đảo chánh… hụt! Không có được một giải pháp thống nhất cho một đường lồi của quốc gia lâu dài. Ai cũng là chúa, không ai chịu đứng thứ hai. Đây một tổ chức nhất đẳng, kia là đảng phải đứng đầu. Rồi bên kia lại gõ trống, không có tôi cầm cờ đầu là không xong thì có đến tết…. tết gì nhỉ? Chớ bảo là tết Công gô mới thành sự nghiệp đấy. Bởi lẽ Công gô cũng mỗi năm có một lần tết! ….. mới thành nghiệp. Bởi lẽ, đánh theo kiểu này thì cộng chưa chết, người phía ta đã theo ông bà cả rồi. Âý là chưa kể đến việc. Ta đánh ta tận tình lắm, nhưng đánh cộng thì… run !


Như thế, đoạn nói này của LM Lý phải được coi là một sự cảnh tình thành tâm, gởi đến những người còn nghĩ đến quê hương. Đề nghị họ phải thực tế ngồi lại mà đặt ra một hướng đi cho cặn kẽ thì mới mong đạt mục đích. Nếu không, cũng chả nên làm đổ máu và tạo thêm thống khổ cho dân nữa! Ấy là chưa kể đến mục đích cao xa hơn, một tầm với mới mà LM Nguyễn văn Lý đã sớm đặt ra cho một ước mơ lớn, Việt Nam sẽ trưởng thành, có tiếng nói trong trường quốc tế!


Ý nghĩa của nó rõ ràng như thế. Nhưng những tay bút, cũng có cả quan cán đất Duyên lãng nữa, hình như thuận nghề cầm dao hơn cầm bút đã chặt chém ra thành nhiều khúc và chỉ lấy một khúc giữa “Bao nhiêu người có tâm huyết, muốn thay đổi, nhưng thay đổi thế nào? Nếu thay đổi mà mất ổn định, tình hình xấu hơn cả Thái Lan, Indonesia, Philippines, thì thà cứ để yên cho Đảng Cộng sản lãnh đạo” . rồi tổ chức đấu tố ông. Chỉ căn cứ vào thái độ đấu tố ông thôi, người ta có thể đoán ra phần nào cái kết qủa tang thương của cuộc tranh đấu hiện nay. Tệ hơn thế, cái kế, thả ông ấy ra để cho chúng giết nhau của Việt cộng lại có cơ được thực hiện một cách tận tình bởi những người cứ cho mình là quốc gia, nhân bản!


Với tôi, tôi không tin là LM Lý sẽ chết vì những cuộc đấu tố kiểu này. Bởi lẽ, tuổi trẻ ngày nay thực tế hơn. Họ nhìn thấy vấn đề và dấn thân. Họ không bạc nhược vì những cú chém như thế. Có điều, người ta sẽ thắc mắc là: Không biết họ nhân danh ai, nhân cái gì mà ra hay chặt chém những người đã vào cuộc như thế? Ước mong họ đừng nhân danh đồng bào khốn khổ Việt Nam mà ra tay đấu tố LM Nguyễn văn Lý hay Lê thị Công Nhân. Được như vậy cũng là qúa hạnh phúc rồi, chứ nào dám mong cầu họ nhập cuộc cứu nạn khổ cho đời!!


4. Kết qủa của những cuộc đấu tố.
Một câu hỏi được đặt ra là: Sau hơn 70 năm bị Việt cộng đấu tố, dân ta được những gì?

1 : Có trên 170000 người Việt Nam đã mất cuộc sống và hàng trăm ngàn người khác bị tan nhà nát cửa và bị đày vào cuộc sống đầy bóng đêm.



2. Những người trục tiếp tham gia vào cuộc đấu tố 53-56 vẫn trắng tay, không có nhà không có đất. Vẫn lẫm than trong kiếp sống còn hơn nô lệ với cái cày trên các cánh đồng.
3 Mặt cá nhân thì thù hận thêm chồng chất. Có người chưa bao giờ có kẻ thù. Bỗng sau cuộc đấu tố, nhìn đâu cũng thấy toàn là kẻ thù.


4 Đời sống: Niềm tin giữa con người và con người đã bị hủy diệt. Cuộc sống mất hẳn ý nghĩa của sự liên đới. Ngươì ta tìm cách cho nhau gian dối hơn là sự thành thật.


5. Xã hội, cuộc sống của xã hội Việt Nam ngày nay xa đoạ như chưa bao giờ thấy, và nhân phẩm của con người thì bị chà đạp, bán rẻ.


6. Văn Hóa, Việt cộng đã nhập cư vào Việt Nam một nền văn hóa bất lương, vô đạo, tôn thờ tội ác. Không đặt trên nền tảng đạo đức và luân lý của xã hội. Không giáo hóa con người theo triết lý cơ bản của dân tộc là Nhân Lễ Nghĩa Trì Tín, Trung.


7. Chính trị: không có Tự Do. Không có Nhân Quyền. Không có dân chủ, Không có Công Lý. Đất nước không có Độc Lập.


Phía ngưòi đứng ra tổ chức đấu tố được những gì?


1. Việt cộng được tự do tổ chức một thể chế độc tài toàn trị trên đất nước. Được độc quyền điều hành guồng máy chính trị này bằng sách lược bạo lực và khủng bố. Độc quyền hưởng mọi bổng lộc và tài nguyên của đất nước

2. Chúng tự do tàn sát, áp bức đồng bào ta. Tự do bán hải đảo, bán biển, bán đất liền, vẽ lại đường biên giới, nhượng đất của tổ quốc cho ngoại bang. Đã thế, còn cho tàu cộng đặc quyền mở những đặc khu quân sự để độc quyền khai thác tài nguyên, Bauxite trên cao nguyên nước ta. Rồi tự do cho Tàu cộng thuê rừng đầu nguồn, tự do cho khai thác mặt bằng hủy hoại toàn bộ sinh thái của đất nước. Trong lúc nhân dân không có chỗ cắm dùi.



5. Dân ta còn lại gì? Di sản của tiền nhân còn lại gỉ?
Có phải chăng chỉ còn lại những cuộc đấu tố lẫn nhau để chúng ta tiếp tục giết đi toàn bộ niềm tin và sức sống của dân tộc? Để hủy diệt đi tất cả những Nhân Lễ Nghĩa còn xót lại theo căn bản của gia đình và tôn giáo?
Không! Không. Chắc chắn là không thể nào như thế được.
Hỡi tuổi trẻ Việt Nam, di sản của tiền nhân ta để lại là lòng tự hào và bất khuất. Cha ông ta không bao giờ chấp nhận cảnh nô lệ từ bất cứ một loại ngoại bang nào.

Di sản của tiền nhân để lại cho chúng ta là lòng bao dung, khoan hòa, nhân ái,. nghĩa khí. “”Lấy Đại Nghĩa để thắng hung tàn”, nhưng không phải là sự bạc nhược cúi đầu.
Di sản của tiền nhân để lại cho ta là nghĩa đồng bào, tình đồng hương.
Di sản của tiền nhân để lại cho dân ta là một nền văn hóa nhân bản Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín. Không phải là một nền văn hóa đấu tố, bất lương…
Vâng đó là phần di sản chúng ta phải giữ gìn và phát triển.



Thay lời kết. Ở nơi đây, tôi xin thưa một điều là: Thật ra, tôi không bao giờ có ý định viết bài này. Bởi lẽ, nếu trên đỉnh núi có muôn lời ca ngọt mềm của gió, của mây làm say đắm lòng người viễn khách, thì dưới đáy của lũng sầu kia, không thiếu gì những bài ca cay đắng của lũ côn trùng thiếu nắng. Đó là một định luật tự nhiên, nhưng tôi lại phải viết. Viết vì trách nhiệm với chính tôi và với những người tôi quen biết. Nó như việc ôn lại một bài học hơn là nhắm vào một cá nhân. Hoặc gỉa, nó như môt chút kinh nghiệm gởi các bạn trẻ khi lên đường. Đường ta… ta cứ đi. Đi và sống bằng chính lương tâm trong sáng của mình.
 
Bảo Giang