2/2/12

Linh mục và của cải trần gian


Một tinh thần nghèo khó như thế cần phải được đóng ấn trên cách ăn ở, thái độ, cử chỉ, đời sống và bộ mặt của các linh mục, vì các vị là mục tử và là người của Thiên Chúa.
Trong các đòi hỏi phải từ bỏ do Chúa Giê-su đưa ra cho các môn đệ, có một đòi hỏi về của cải vật chất, đặc biệt là tiền của (Mt 19,21 ; Mc 10,21 ; Lc 12, 33 và 18,22). Đó là một lời yêu cầu gửi cho Ki-tô hữu theo tinh thần nghèo khó, nghĩa là gỡ lòng ra cho khỏi dính bén của cải, để có thể quảng đại phục vụ người khác. Nghèo khó là một lối sống cam kết dựa vào lòng tin vào Chúa Giê-su và lòng mến dành cho Người. Đó là một tinh thần đòi phải có một sự thực tập, một sự từ bỏ của cải tương ứng với ơn gọi Ki-tô hữu, trong tư cách riêng hay theo lời cam kết của một cộng đoàn hiến thánh. Tinh thần nghèo khó có giá trị dối với mọi người. Mỗi người phải thực hành cách nào đó cho hợp với Tin Mừng.
Truyền chức Linh mục
Đức nghèo khó mà Chúa Giê-su yêu cầu các Tông Đồ thực hành là một mạch suối tu đức không thể cạn kiệt đối với các ngài, cũng không phải chỉ dành cho những nhóm đặc biệt, vì tinh thần nghèo khó cần cho mọi người ở mọi nơi và trong mọi lúc. Tuy nhiên, trung thành với tinh thần không có nghia là phải từ bỏ mọi sở hữu hay bãi bỏ quyền này đối với các Ki-tô hữu và các linh mục. Nhiều lần Huấn quyền đã kết án những ai chủ trương như thế (x DS 760, 930; 1097) đồng thời cũng tìm cách hướng dẫn tư tưởng và hành động theo đường lối ôn hòa. Thật đáng phấn khởi khi thấy rằng cùng với thời gian và nhờ ảnh hưởng của nhiều vị thánh xưa cũng như nay, ý thức về lời kêu mời sống đức nghèo khó theo Tin Mừng mỗi ngày một rõ nét và sâu sắc hơn nơi hàng giáo sĩ,trong tư tưởng cũng như trong hành động. Điều này phù hợp với những đòi hỏi của đời linh mục thánh hiến. Hoàn cảnh xã hội và kinh tế trên thế giới đã góp phần làm cho điều kiện, tình trạng nghèo khó thật sự của các cá nhân cũng như đoàn thể nên hữu hiệu, ngay cả khi những cá nhân và đoàn thể này, do bản chất, cần nhiều phương tiện để hoàn thành nhiệm vụ. Trong nhiều trường hợp, chúng ta phải đứng trước một tình trạng khó khăn và nan giải. Hội thánh tìm lối giải quyết bằng nhiều cách, nhất là kêu gọi lòng hảo tâm của các tín hữu, để có thể lo việc thờ phượng, hoạt động bác ái, nuôi dưỡng chủng sinh, làm việc truyền giáo v.v… Có được một ý thức về đức nghèo khó thật là một phúc lành cho đời linh mục cũng như đời sống của mọi Ki-tô hữu, bởi vì ý thức đó sẽ giúp cho dễ tuân hành các lời khuyên và yêu cầu của Chúa Giê-su hơn.
Đức nghẻo khó theo Tin Mừng không hề khinh chê của cải trần gian mà Chúa ban cho con người sử dụng, để sống và hợp tác với chương trình sáng tạo của Người. Theo Công Đồng Va-ti-ca-nô II, linh mục cũng như mọi Ki-tô hữu đều có nhiệm vụ ca tụng và tạ ơn, nên phải nhìn nhận và tán dương lòng quảng đại của Cha Trên Trời được biểu lộ trong các của cải trần gian (PO, 17).
Công Đồng còn nói thêm, đang khi sống ở trần gian, các linh mục phải luôn luôn nhớ rằng mình không thuộc vế thế gian này (Ga 17,14-16) và phải gỡ mình ra cho khỏi mọi ràng buộc quá đáng, hầu đạt được một tư thế thiêng liêng thích hợp với thế gian và những thực tại thế trần (Pastores do vobis, 30) Phải nhận rằng đó là một vấn đề tế nhị. Hội thánh thi hành sứ vụ giữa thế gian và của cải vật chất là điều hoàn toàn cần thiết cho con người được phát triển. Chúa Giê-su đã không cấm các Tông đồ nhận những thứ cần thiết cho đời sống ở trần gian. Người cũng xác nhận quyền của các ông khi sai các ông đi rao giảng: “Người ta cho ăn uống thức gì thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công.” (Lc 10,7 ; x Mt 10,10). Thánh Phao-lô nhắc cho tín hữu Co-rin-tô: “Chúa truyền cho những ai rao giảng Tin Mừng phải sống nhờ Tin Mừng.” (1 Cr 9,14) Thánh nhân cũng luôn yêu cầu: “Người được học lời Chúa, hãy chia sẻ mọi của cải với người dạy dỗ mình (Gl 6,63).
Vậy, các linh mục có của cải vật chất để sử dụng là điều chính đáng theo huấn lệnh của Chúa và Hội thánh (PO, 17). Về điểm này, Công Đồng đưa ra những chỉ dẫn cụ thể.
Trước hết, việc quản trị tài sản chính thức của Hội thánh phải được bảo đảm theo các luật lệ của Hội thánh và với sự trợ giúp của các giáo dân thành thạo. Những của cải này phải luôn luôn được sử dụng để tổ chức công việc thờ phượng, bảo đảm cho các linh mục một mức sống vừa đủ, yểm trợ các công việc tông đồ, bác ái, đặc biệt giúp người nghèo. Phần còn lại phải dành ra để phục vụ Hội thánh và những công việc bác ái, từ thiện. Phải đặc biệt nhấn mạnh điều này là các chức vụ trong Hội thánh đối với các linh mục và cả các giám mục, không bao giờ được là cơ hội để làm giầu cho cá nhân hay gia đình mình. Vì thế,  các linh mục chẳng những không được dính bén của cải mà lại còn phải tránh xa mọi dáng dấp của sự ham muốn và cẩn thận loại bỏ mọi hình thức buôn bán. Tựu trung, nên nhớ rằng trong việc dùng của cải, tất cả đều phải dựa vào Tin Mừng và điễn ra theo ánh sáng của Tin Mừng.
Khi linh mục làm những công việc đời hay quản trị công việc thế tục không thuộc phạm vi thánh thiêng, cũng phải theo nguyên tắc nói trên. Thượng Hội Đồng năm 1971 tuyên bố rằng: “Bình thường linh mục phải dành toàn thời giờ cho công việc theo chức vụ. Vậy tuyệt đối không được coi việc tham gia các hoạt động thế tục như mục đích chính. Những công việc này không thể diễn tả cách thỏa đángtrách nhiệm riêng biệt của linh mục” (Ench. Vat. IV, 1191). Thượng Hội Đồng đã bày tỏ lập trường và thái độ trước khuynh hướng tục hóa hoạt động của linh mục, muốn linh mục có thể làm một nghề như những người khác ở đời.
Quả thật, có những trường hợp và những nơi người ta không biết Chúa Ki-tô, nên cách hữu hiệu nhất để đưa Hội thánh dến với họ là có những linh mục cùng làm việc và sinh sống như họ và ở giữa họ, như thời các linh mục thợ. Lòng quảng đại của những linh mục này thật đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, cũng phải coi chừng vì khi làm như vậy, linh mục có thể đẩy xuống hàng thứ yếu hay loại bỏ thừa tác vụ linh mục của mình. Vì mối nguy cơ này, như kinh nghiệm chứng tỏ, Công Đồng đòi linh mục nào muốn làm việc lao động như những công nhân phải được giám mục của mình ưng ý và cho phép. (PO, 8). Thượng Hội Đồng năm 1971 đã đặt ra câu hỏi là linh mục làm việc đời có nên và thích hợp không. Điều đó tùy thuộc giám mục và linh mục đoàn trong giáo phận mình, và sau khi đã tham khảo, nếu cần, nên xin ý kiến của HĐGM. (Ench. Vat. IV, 1192)
Đôi khi có những trường hợp,như đã xảy ra trong quá khứ, là có những linh mục có khả năng và được huấn luyện kỹ, hoạt động trong lãnh vực lao động hay văn hóa, nghệ thuật không trực tiếp ăn nhằm với công việc đạo. Vậy, phải coi đây là trường hợp hết sức đặc biệt và phải theo tiêu chuẩn Thượng Hội Đồng năm 1971 đã đề ra như mới nói trên đây, nếu muốn trung thành với Tin Mừng và Hội thánh.
Chúa Giê-su đã sinh ra và lớn lên trong sự nghèo khó. Thánh Phao-lô nhắc bảo chúng ta:“Người vốn giầu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em.” (2 Cr 8,9). Cũng chính Đức Ki-tô đã nói với anh thanh niên giầu có muốn theo Người: “Con chồn có hang,  chim trời có tổnhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” (Lc 9,57) Những lời này cho thấy một cảnh trơ trụi hoàn toàn, không có chút gì là tiện nghi vật chất. Nhưng không nên vì thế mà vội kết luận Chúa Giê-su sống trong cảnh cơ cực, bần cùng, túng đói. Có những đoạn trong Tin Mừng nói Người được mời và nhận lời mời tới nhà những người giầu có (Mt 9,10-11; Mc 2, 15-16 ; Lc 5,29 ; 7,36 ; 19,5-6). Người được các bà, các cô trợ giúp trong các nhu cầu vật chất (Lc 8,2-3 ; Mt 27,55 ; Mc 15,40 ; Lc 23,55-56) để Ngườicó thể bố thí cho kẻ nghèo. (Lc13,29)
Một tinh thần nghèo khó như thế cần phải được đóng ấn trên cách ăn ở, thái độ, cử chỉ, đời sống và bộ mặt của các linh mục, vì các vị là mục tử và là người của Thiên Chúa. Điều ấy có thể được diễn ra bằng một thái độ vô vị lợi, một sự dứt bỏ đối với tiền bạc, một sự từ chối mọi thứ ham muốn chiếm hữu của cải vật chất, một lối sống đơn sơ, một nơi ở bình thường ai cũng tới được, không có gì xa hoa đài các.
Chúa Giê-su đã đến rao giảng Tin Mừng cho những người nghèo. Linh mục, giám mục phải tránh hết sức những gì có thể đưa mình xa người nghèo (PO, 17). Ngược lại, nếu sống nghèo khó theo tinh thần Tin Mừng, các vị sẽ đi đến với họ, tìm cách chia sẻ giúp đỡ họ về vật chất cũng như tinh thần. Đó là bằng chứng về Chúa Giê-su nghèo khó của những linh mục nghèo khó, bạn của người nghèo. Đó là ngọn lửa tình yêu bập bùng cháy lên trong đời sống của các linh mục. Nó sẽ có sức chiếu giãi và thu phục nhân tâm hơn những gì khác. Nguyên một việc linh mục sống bình dị, không ham tiền đã là một bằng chứng quí giá cho việc rao giảng Tin Mừng rồi.
L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p
.

Vụ Lm Phan Khắc Từ chiếm đoạt tài sản giáo xứ Vườn Xoài: Ngôi nhà được dâng tặng cho ai?


Việc Linh mục Phan Khắc Từ chiếm đoạt tài sản gồm 250 cây vàng 9999 của giáo xứ Vườn Xoài, số tiền này có được từ việc bán ngôi nhà một cá nhân đã dâng tặng cho giáo xứ mà Nữ Vương Công Lý đã đưa tin, đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết cụ thể.
Tòa TGM Sài Gò chưa có ý kiến, về phía Linh mục Từ và những người cộng tác với linh mục Từ lý luận rằng: Căn nhà cụ Tú dâng tặng là cho cá nhân linh mục Phan Khắc Từ nên chuyển sang tài khoản cá nhân của Lm Từ là hợp lý?
Vậy có đúng là gia đình Cụ Bùi Thị Tú đã dâng că nhà nói trên cho linh mục Phan Khắc Từ hay không?
Ban biên tập Nữ Vương Công Lý đã liên lạc được với các con trong gia đình của bà cụ Anna Maria Bùi Thị Tú, là người đã dâng tặng căn nhà 359/39 Lê Văn Sĩ Quận 3 TP HCM.
Những người con trong gia đình Cụ Tú đã khẳng định với chúng tôi lá đơn sau đây do chính họ gửi đến Nữ Vương Công Lý, đồng thời cũng gửi đến Tòa TGM Sài Gòn, linh mục quản nhiệm Giáo xứ Vườn Xoài, Hội đồng mục vụ Giáo xứ Vườn Xoài…
Việc xử lý vấn đề của Giáo xứ Vườn Xoài từ Tòa TGM Sài Gòn như thế nào là câu hỏi nhức nhối bạn đọc đang chờ đợi.
Kính gởi: Cha Phêrô Nguyễn Văn Võ
Quản nhiệm Giáo Xứ Vườn Xoài
Kính Thưa Cha,
Chúng con đồng ký tên dưới đây, là các con của cụ bà Anna Maria Bùi Thị Tú, là người đã dâng tặng căn nhà 359/39 Lê Văn Sĩ Quận 3 TP HCM.
Xin minh xác rằng: ý nguyện của mẹ chúng con là dâng tặng căn nhà địa chỉ nói trên cho Giáo Xứ Vườn Xoài, chứ không cho 1 cá nhân hay 1 tổ chức nào, bất cứ dưới hình thức nào, kể cả vay mượn.
Một lần nữa, chúng con xin minh xác ý nguyện của mẹ chúng con, để cha là người kế nhiệm biết rõ, và xin cha vui lòng cho đọc thư này trong các thánh lễ để giáo dân được rõ. Chúng con hết lòng cám ơn cha. Nếu có điều gì cha muốn biết, xin cha vui lòng liên lạc với chúng con.
Soeur Bùi Thị Ngà: (281) 894-7xxx
Soeur Bùi Thị Kim Anh: (323) 268-04xx, cell (323) 637-3xxx
Nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ Maria ban cho cha được dồi dào sức khỏe, và luôn gìn giữ, hướng dẫn cha trong suốt cuộc đời Thánh hiến.
Kính chào cha.
San Jose ngày 25 tháng 6 năm 2011
Bùi Thành Công              (San Jose)
Sr. Bùi Thị Ngà               (Texas)
Bùi Thanh Tùng              (San Jose)
Bùi Thanh Lịch                (San Diego)
Bùi Thị Thiệp                  (San Jose)
Sr. Bùi Thị Kim Anh      (Los Angeles)
Đồng kính gửi:
  • Tòa Tổng Giám Mục TP HCM “để kính tường và xử lý”
  • Trung Tâm Mục Vụ Tổng Gíao Phận “để kính tường”
  • Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Vườn Xoài “để tường”
  • Ban Biên Tập Nữ Vương Công Lý

Từ chiếm đoạt tài sản Gx Vườn Xoài, người trong cuộc nói gì?

“Linh mục” Từ chiếm đoạt tài sản Gx Vườn Xoài, người trong cuộc nói gì?
Vấn đề sang đoạt tài sản của một giáo xứ về tay cá nhân như thế nào, thiết nghĩ mọi tín hữu đều có thể hiểu được các nguyên tắc của Giáo hội. Cần nói rõ rằng: Tài sản của giáo xứ không có nghĩa là tài sản riêng của linh mục, dù đó là quản xứ, quản hạt hay ngay cả Đức Giám mục. Vì vậy việc sang tên chiếm đoạt tài sản của giáo xứ về tay linh mục khi không còn được nhiệm vụ phục vụ ở đó là điều trái Giáo luật và pháp luật.
Để tìm hiểu về vấn đề tài sản của Giáo xứ Vườn Xoài (GXVX) chúng tôi xin cung cấp nội dung các cuộc điện thoại của một người đã trao đổi với các cá nhân liên hệ trong vụ việc như sau để bạn đọc hiểu rõ hơn.
Đầu tiên là ông Tiến, Chủ tịch Hội đồng Mục vụ Giáo xứ.
Nội dung cuộc phỏng vấn như sau:
Người phỏng vấn (PV): Chào anh Tiến  sau khi Lm Từ thôi không giữ chức chánh xứ VX nữa, anh vẫn là Chủ tịch HĐMV chứ?
ĐHY PHạm Minh Mẫn và Lm Phan Khắc Từ ở báo Công giáo và Dân tộc, tờ báo mạo danh Công giáo
Tiến (CTHĐMV): Dạ, tôi vẫn đương nhiệm. Cha Từ thôi không giữ chức cha Sở VX nữa để ra Quốc Hội thôi! và hiện nay cha Từ vẫn ờ đây. TGM Sài Gòn đã cử cha Võ về làm quản nhiệm GXVX, chỉ là quản nhiệm thôi!
 Hôm nay Tôi còn nghe thông tin không chính thức trên toà TGM là muốn gạt cha Võ ra, là do cha Võ Văn Ánh, Hạt trưởng tân Định là quản hạt muốn như vậy! Tôi có nói chuyện với cha Võ, ngài nói thôi cứ để Đức Cha Khảm sắp xếp.
PV: Anh Tiến cho biết vụ việc nhà cụ Tú ở khu thánh Giuse ra sao?
CTHĐMV: Khi biết sẽ không còn giữ chức Chánh Xứ nữa, Cha Từ  có  giấy xin lại số tài sản (giá trị bán căn nhà nói trên) vì cha không còn ở đây nữa (GXVX) và để cha làm việc từ thiện.
Từ đó  tôi đi xác minh, những người chứng kiến việc dưng tặng căn nhà, cũng như giấy tờ lưu trong hồ sơ, là họ có ý, cho cha Từ  làm việc xã hội.
Khi bán căn nhà đó cho thầy Bình, để  mua một căn nhà khác kế tháp chuông  để mở rộng khuôn viên nhà Thờ.  GX cũng có hỏi ý kiến họ (con cháu cụ Tú,người dâng tặng căn nhà cho GX), là để cho thầy Bình cũng xử dụng căn nhà làm từ thiện là nuôi các em mồ côi và họ cũng đồng ý. Mà lúc đó cha Từ vẫn còn là cha Sở, đề xuất như vậy  thì phải giải quyết cho cha thôi .
PVTheo tôi biết  thì căn nhà đó được dâng tặng cho GXVX, đã được nhập vào sổ sách cuà GX, từ lâu, khi chưa bán đi,thì tiền cho thuê hàng tháng cũng đã nhập vào quỹ GX, và  sau này  bán được (với giá 250 cây vàng 9999) cũng thuộc về tài sản cuả GX dưới  sự kiểm soát của ban kiểm soát tài sản GX(BKSTXGX). Khi âm thầm chuyển qua tên cá nhân cha Từ, thì có họp hành các trưởng khu giáo và bàn thảo, hoặc xin ý kiến cuả tòa TGM không? Đức Hồng Y có biết không?
Và theo giáo luật cũng như quy chế cuả TGP về quản lý, chuyển nhượng tài sản,  khi làm hành vi chuyển đổi tài sản GX qua sở hữu  cá nhân. Anh có thấy là vi phạm giáo luật không? và không hợp lý, hợp pháp không?
CTHĐMV: Vì cha Từ lúc đó vẫn còn là cha sở, và quyết định cuả cha là tối hậu rồi, nên phải giải quyết cho cha thôi!
PVTrị giá căn nhà nói trên  nộp và ngân hàng Phát triển Nông Thôn TP HCM, do Ông Trịnh H Kiểm được ủy nhiệm đứng tên sở hữu đúng không? và nay đã chuyển qua tên LM Phan Khắc Từ đúng không?
CTHĐMV: Cha Từ, chúng tôi có những cuộc họp với các trưởng khu, và ban kiểm soát  để  giài thích  và thông qua vấn đề đó. Chẳng có gì sai cả.
PV: Cái đó là anh nói! nếu mọi người  đồng ý, đồng thuận thì sao có nhiều người ta thán, bất mãn  cái việc chuyển đổi số tài sản lớn (250 cây vàng 9999, tương đương gần 10 tỷ VNĐ) cuả GXVX qua tên cá nhân cha Từ là bất minh, bất hợp pháp, có nhiều điều khuất tất. Đến nỗi tôi ở bên này cũng nghe được?
CTHĐMVAnh chỉ nghe một chiều làm sao được! phải căn cứ trên giấy tờ và qua xác minh nữa chứ! và tôi phải làm theo yêu cầu cuả cha Sở
PV:  Không phải là tôi đang hỏi chuyện anh đây sao?  nhưng căn bản người nào thì cũng dâng, là dâng cho GX, Giáo hội. Còn nói dâng cho cha Từ là vì cha Từ là cha sở còn không sao không cho anh, hay cho tôi mình cũng biết làm từ thiện vậy, chỉ vì cha Từ là cha Sở đơn giản thế thôi .
Vì thế Cha Từ rồi các anh tham gia vaò việc chuyển đổi tài sàn GX qua cá nhân như thế là không đúng rồi ! vi phạm giáo luật 1983 (quyển 5, thiên 1, thiên 3 quy định về tài sản và  sự chuyển nhượng tài sản cuả GH) .
Cha Sở  chỉ có quyền quản lý tài sản cho GP, GH thôi chứ đâu có quyền muốn định đoạt tài sản GH sao cũng được.
CTHĐMV: Tôi chỉ làm theo chỉ thị cuả cha Từ thôi chứ làm sao?
PV:  Nếu vậy Cha Từ, rồi các anh  phải chịu trách nhiệm. Nếu không sửa lại tôi sẽ kiến nghị toà TGM lập tổ thanh tra xuống kiểm tra sổ sách  GXVX.
 Tôi chỉ muốn hỏi thăm  chuyện đó  thôi, chào anh Tiến nghe. Có dịp sẽ gặp lại cám ơn anh.
Thành ủy SG chúc mừng Lm Nguyễn Khắc Từ và Lm Nguyễn Công Danh trong UBĐKCG
CTHĐMV: Chào anh,chúc anh chị và các cháu vui khoẻ.
Trong cuộc trao đổi qua điện thoại, bà Thụ Trưởng khu Thánh Đê cho chúng tôi biết vụ việc này như sau:
PVChào chị Thụ, chị có khoẻ không? chị có thể cho biết về căn nhà cụ Tú dâng tặng cho GXVX, và vấn đề chuyển đổi tài sản GXVX qua tên cá nhân cha TỪ ra sao không?
TKTĐê: Thì mình cũng làm trưởng khu thánh Đê 4 nhiệm kỳ rồi, khi tham gia HĐMV thì đã có tài sản (căn nhà) đó rồi vì thế  cũng không rõ nguồn gốc lắm. Chỉ biết là do cụ Tú dâng tặng cho GXVX, và lúc chưa bán thì tiền cho thuê cũng đã nhập vào sổ sách cuả GX, lúc nào cũng báo cáo đó là tài sản GX .
Như khi cha Từ sắp đi thì lật ngược lại , đúng ra cũng chẳng  hội họp,  thông báo gì!  khi chúng tôi yêu cầu  thi cũng họp lần đầu có cha Từ chỉ nói qua loa không rõ ràng gì, lần thứ 2 thì không có cha TỪ,chỉ có ông Tiến (CTHĐMV),khi gần kết thúc buổi họp, thì ông Tiến mới nói đi nói lại 2, 3 lần là tài sản GX quý vị giao cho chúng tôi thì quý vị cứ yên chí.
PV: Theo anh Tiến, và Kiểm cũng xác nhận, tôi biết là sau khi bán căn nhà cuả cụ Tú dâng GX, được 250 cây vàng 9999, gửi vaò ngân hảng PTNT, do Ông Kiểm được GX uỷ nhiệm đứng tên sở hữu thay cho GX. Và bây giờ sang tên cho cá nhân  Cha Từ đúng không? xin chị xác nhận lại.
TKTĐê: Họ ầm thầm làm chuyện đó với nhau xong rồi, thì cũng chẳng thông báo rõ ràng  gì về việc đó, chỉ là ai hỏi thì trả lời cho qua chuyện thôi. Mới kỳ họp tháng vưà rồi  Bà Thuỷ ban KS mới đứng lên hỏi: ”Xin ông CTHĐMV  cho biết vụ 250 cây vàng cụ thể rõ ràng, vì dư luận trong giáo dân họ bàn tán xôn xao dữ lắm, nếu  ông không trình bày rõ ràng thì chúng tôi làm bản tường trình lên Tòa TGM” ông Tiến  mới nói là: “Người ta cho chaTừ, có  bà Huệ, ông Minh ( là người  liên  quan họ hàng  với cụ Tú ( người dâng căn nhà cho GX)  làm chứng” và ông Minh chỉ gật đầu , xác nhận là đúng  cho Cha Từ và còn nói là: “Chính tôi chở cha đi làm giấy tờ”
 Lúc đó  tôi mới nói cho như thế nào tôi không biết, không chứng kiến, nhưng từ khi có căn nhà đó, đã gần 20 năm rồi, hàng tháng, hàng năm, rồi nhiệm kỳ này bàn giao qua khoá kế tiếp là tài sản cuả GXVX, hơn nữa hăng năm GX tổ chức thánh lễ cầu cho ân nhân GX là bao giờ cũng Xướng tên Cụ Tú, là ân nhân GX. Nếu nói như mấy người thì cụ Tú đâu phải là ân nhân GX, cho cha Từ thì ân nhân cha Từ.
Vì thế đây là một âm mưu  tẩu tán, sang đoạt tài sản cuả GX. Khi mà cha Từ nhận giấy tờ cuả TGM,yêu cầu thôi chức chánh xứ VX  thì tôi đã cảnh báo là, việc Cha Từ đi thì không có gì phải lo, mà lo, là lo coi chừng tài sản cuả GX.
Lúc trước khi mà tuyên bố là trả  lại cho cha Từ số tài sản đó  thì tôi có hỏi: “Chị Thuỷ ơi  số vàng 250 cây đó sao rồi” chị Thuỷ lại nói: “Cha Từ nói cho cha mượn làm gấy tờ đàng hoàng” . Rồi sau này lại nói: “Vì ngưới ta cho cha Từ, nên trả lại cho  cha” cho nên chính ban KS cũng bất nhất, lúc nói thế này lúc nói thế kia, chán lắm anh ơi!
PVNếu như vậy, dù sao bên đó  vẫn là chính, chị vận động các trưởng khu, giáo dân  lên tiếng. Tôi bên naỳ  cũng cầu nguyện cho chị và những người có lòng nhiệt thành  với GX, GH can đảm lên tiếng vì sự thực đòi lại tải sản cho GH.
TKTĐê:  Cũng khó lắm vì có 10 trưởng khu, nhưng chỉ có tôi với Ông Điệp (khu thánh Tùy) là lên tiếng, còn tất cả đều im lặng không  nói tiếng nào. Kỳ này nhức đầu  và chán  lắm. Nếu tất cả đồng một lòng thì chắc được, đằng này ai cũng không dám nói lời nào.
PVThôi chị cố gắng vận động, giải thích hành vi đó là bất hơp pháp theo giáo luật cho các trưởng khu khác ,họ hiểu và xin họ hợp tác  đòi lại  quyền lợi, tài sản cuả GX. Thôi chúc chị khoẻ mạnh . đầy ơn Chuá Thánh Thần .
TKTĐê: Anh ở xa nhưng có lòng, có khi cũng làm được việc. Tôi cũng cầu xin Chuá Thánh Thần giúp sức cho anh. Chúc cả gia đình anh khoẻ mạnh .
Phỏng vấn  ông uỷ viên kế toán GXVX:
PVChào Kiểm, còn nhiệm vụ kế toán cho giáo xứ chứ?
UVKT: Dạ! vẫn là UVKT anh ơi!
PV: Kiểm đứng tên tài khoản tại ngân hàng PTNT, là tài sản giáo xứ gửi tại đó và uỷ quyền cho Kiểm đứng tên đúng không?
UVKT: Dạ! Đúng
PV : Nhưng sao lại chuyển tên cho cha Từ?
UVKT: Vì có vài cuộc họp, cha Từ, anh Tiến và ban kiểm soát. Ý trong cuộc họp quyết định như vậy.
PV : Như vậy Kiểm chỉ nghe lời cấp trên thôi chứ không biết gì sao?
UVKT: Dạ! vì Cha Từ cũng có họp với các trưởng khu giáo, ban Kiểm Soát. rồi yêu cầu như vậy.
PVVì có lẽ Kiểm cũng không rành! nhưng làm như thế là chuyển nhượng trái phép  tài sản GX qua tên cá nhân cha Từ là vi phạm vào Giáo Luật và quy chế Giáo Phận, không đúng rồi.
UVKT:  Dạ!
PV: Thôi chào Kiểm nhé! Cho hỏi thăm cả nhà
UVKT: Chúc anh chị các cháu khoẻ.
Nữ Vương Công Lý
Nữ Vương Công L
ý

Vì sao súng nổ ở Cống Rộc?


Vì sao súng nổ ở Cống Rộc?
Đọc lá đơn của ông Đoàn Văn Vươn kêu cứu đến Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng ngày 5/12/2011 và những văn bản, quyết định của Tòa án NDTP Hải Phòng do Thẩm phán Ngô Văn Anh ký, Quyết định của UBND Huyện Tiên Lãng do chủ tịch UBND Huyện ông Lê Văn Hiền ký, chúng tôi mới thấy được âm mưu, sự tráo trở cũng như sự lộng hành của bọn cường hào ác bá mới tại đây.
Cũng qua đó, chúng tôi hiểu được nỗi đau đớn, bức xúc và tinh thần của người dân chân chất nơi đây đã từng tin tưởng vào hệ thống chính trị hiện tại. Và như một cô gái trọn tình chung thủy, khi bị phụ tình và tráo trở trắng trợn đã bị dồn đến bước đường cùng liều lĩnh.
Lá đơn của ông Đoàn Văn Vươn gửi Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng nêu rõ quá trình ông và gia đình bỏ ra bao công sức, mồ hôi của cải và cả tính mạng để tạo ra khu đầm đó, diễn tiến của việc Chủ tịch huyện Lê Văn Hiền đã giở những thủ đoạn như thế nào nhằm chiếm cướp bằng công sức, xương máu và thành quả của ông.
Nội dung lá đơn cho biết: Thực hiện chủ trương của Thành phố Hải Phòng về việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản ngoài bãi sa bồi ven biển, ngày 4/10/1993 UBND Huyện Tiên Lãng giao cho gia đình ông diện tích 21ha để gia đình ông vay vốn đắp đê lấn biển nuôi trồng thủy sản. Bao công sức và tiền của bỏ ra đã hình thành nên khu đầm với những triển vọng tốt. Chính vì vậy, ngày 9/4/1997, UBND Huyện Tiên Lãng tiếp tục giao cho ông 19,3ha đất sát đó để đầu tư.
Gia đình ông đã bằng mọi nguồn lực đắp đê, trồng cây chắn sóng và tạo nên một khu đầm nuôi trồng thủy sản rộng hàng chục ha.
Tưởng như công sức của mình và gia đình bỏ ra sắp đến ngày thu hái thành quả, thì bỗng nhiên ngày 7/4/2009 Chủ tịch UBND Huyện Lê Văn Hiền ra quyết định số 461 “thu hồi” diện tích đất của ông.
Tin tưởng vào nhà nước pháp quyền và hệ thống chính quyền “của dân, do dân và vì dân” cũng như tin tưởng vào hệ thống pháp luật, ông làm đơn khởi kiện đến TAND Thành phố Hải Phòng. Ngày 9/4/2010, Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng đã mời hai bên là UBND Huyện cử đại diện và ông Vươn để thỏa thuận với hai nội dung là:
- UBND Huyện Tiên Lãng có nhiệm vụ làm thủ tục để cho ông Vươn tiếp tục thuê đất để nuôi trồng thủy sản.
- Ông Vươn có nhiệm vụ làm đơn đền nghị UBND Huyện cho thuê đất của mình là 40,3ha để tiếp tục nuôi trồng thủy sản.
Nếu hai bên nhất trí, thì ông Vươn phải rút đơn khởi kiện UBND Huyện Tiên Lãng.
Sau khi nhất trí nội dung trên, ông Vươn rút đơn thì UBND Huyện Tiên Lãng đã trở mặt không thực hiện nội dung đã cam kết dù ông Vươn đã nhiều lần là đơn đề nghị.
Thế rồi ngày 24/11/2011, chủ tịch Huyện Lê Văn Hiền đã ra quyết định buộc ông Vươn phải giao lại đất đai của mình đã tạo ta bao chục năm qua. nếu sau 15 ngày không giao, sẽ cưỡng chế thu trắng không có bồi hoàn cho ông và gia đình bao công sức, tiền của.
Thế rồi tin tưởng vào nhà nước, ông Vươn làm đơn kêu cứu, nhưng khi đang kêu cứu thì nhà nước cho công an, quân đội đến chiếm cướp tài sản của ông.
Tóm lại đó là một âm mưu của cường hào Lê Văn Hiền đã rắp tâm cưỡng đoạt tài sản, mồ hôi công sức và tính mạng của gia đình ông Đoàn Văn Vươn gây dựng mấy chục năm qua hết sức trắng trợn.
Theo thông tin chúng tôi nhận được. Sở dĩ ông Lê Văn Hiền tận UBND Huyện Tiên Lãng, suốt ngày ăn trắng mặc trơn biết được khu đầm nhà ông Vươn có giá trị, chính vì em ruột Lê Văn Hiền là Lê Văn Liêm đang là Chủ tịch UBND Xã và em rể đanglà Phó Chủ tịch UBND Xã Vinh Quang. Kiểu gia đình trị này đã làm cho Lê Văn Hiền tưởng rằng thế lực nhà mình vững như bàn thạch và muốn làm sao thì làm không ai có thể lay chuyển.
Chính vì gia đình trị như vậy, nên việc coi thường pháp luật là điều rất dễ xảy ra và bất chấp lương tâm, đạo đức làm người.
Sau khi lá đơn kêu cứu của ông Vươn gửi Chủ tịch UBND TP Hải Phòng chưa được giải quyết, khi ông Vươn đang đến Viện Kiểm sát để khiếu nại thì việc cưỡng chế đã xảy ra. Và súng đã nổ.
Người dân ở đây cho biết: Việc thu hồi đất của nhà ông Vươn trái pháp luật chưa xong, thì nhà cầm quyền địa phương ở đây đã ngay lập tức giao cho người khác quản lý khu đầm với toàn bộ tài sản của ông Vươn. Người này vốn thân quen, và chính chiếc máy ủi đến ủi san bằng ngôi nhà anh em ông Vươn là của người này
Trong quá trình đó, một ngôi nhà bị san bằng, ngôi nhà còn lại bị đốt cháy thành tro bụi. Khi phóng hỏa đốt cháy nhà, toàn bộ lợn gà, và động vật nuôi cũng không được thả ra và bốc cháy khét lẹt.
Hiện nay hai gia đình anh em ông Vươn không nơi ẩn trú, không dụng cụ sinh hoạt, áo quần và cả ngay chiếc bát để ăn cơm ngay giữa ngày đông rét mướt và ngày Tết đang về.
Với những âm mưu, cách hành động và đạo đức lương tâm của người cán bộ, đầy tớ nhân dân như vậy, thì việc súng nổ ở Cống Rộc là điều không khó hiểu.

Ngày 16/1/2012
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Luật Pháp bảo vệ ai?


Luật Pháp bảo vệ ai?
Vụ cưỡng chế đất của các chủ đầm ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý tại Cống Rộc, xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng tiếp tục là đề tài nóng của nhiều báo chí trong nước, cũng như của các trang blog.
Trường hợp của hai gia đình vừa nêu cũng tương tự như nhiều người khác tại khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Những người có cùng cảnh bị cưỡng chế bất công phải khiếu kiện lâu nay chia xẻ đồng cảm với gia đình họ Đoàn trong phần trình bày sau, do Gia Minh thực hiện.

Con giun xéo lắm phải oằn

Các cụ ta nói rồi ‘con giun xéo lắm phải oằn’, và nước khi ắp lên rồi không chữa được nữa phải vỡ bờ. Con người ta cũng thế, khi đến bước đường cùng phải chống lại. Đằng nào cùng chết, mà phải chết vinh quang. Dân tộc Việt Nam không bao giờ để chết nhục nhã được.

Tình trạng khiếu kiện về cưỡng chế đất đai trái pháp luật đã kéo dài lâu nay tại Việt Nam. Các văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng và chính phủ ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh hằng ngày vẫn còn có người đến kêu oan vì bị cơ quan chức năng địa phương lấy đất, tài sản của họ một cách phi pháp. Có những lúc số người khiếu kiện tập trung lại lên đến cả mấy trăm người như hồi tháng 7 năm 2007 tại văn phòng II của quốc hội ở thành phố Hồ Chí Minh.
Việc khiếu kiện đông người buộc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký nghị định 136 cấm khiếu kiện tập thể và điều này bị tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ kiện cho là trái với hiến pháp Việt Nam. Thế rồi vấn đề khiếu kiện đông người cũng được quốc hội khóa 12 đưa ra nghị trường bàn bạc. Nhiều đại biểu cho rằng không thể bỏ qua tình trạng đó. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có gì chuyển biến và hầu hết những vụ khiếu kiện về đất đai của người dân vẫn không được giải quyết thỏa đáng.
Vụ gia đình họ Đoàn sử dụng súng hoa cải và mìn tự tạo để chống lại lực lượng cưỡng chế hồi ngày 5 tháng 1 vừa qua được xem như là một phản ứng ‘tức nước, vỡ bờ’ đối với việc cơ quan các cấp tùy tiện thu hồi đất đai, tài sản của người dân không theo đúng qui định của pháp luật.
Điều này được các dân oan hoàn toàn chia xẻ. Ông Trọng Thanh, một người bị thu hồi đất ở Nam Định cho biết:
Các cụ ta nói rồi ‘con giun xéo lắm phải oằn’, và nước khi ắp lên rồi không chữa được nữa phải vỡ bờ. Con người ta cũng thế, khi đến bước đường cùng phải chống lại. Đằng nào cùng chết, mà phải chết vinh quang. Dân tộc Việt Nam không bao giờ để chết nhục nhã được.
Dân rất hài lòng, họ thấy chính quyền làm không đúng. Dân thấy ông này ở đó rất lâu rồi, mà nếu lấy đất làm công trình phục vụ công ích quốc gia thì phải có bồi thường thỏa đáng. Chứ đâu lại đập nhà người ta như thế, tức không có công bằng, không có nhân quyền.
Bà Nguyễn Kim Phượng
Bà Nguyễn Kim Phượng, một dân oan khác ở Cà Mau phải đi khiếu kiện về đất đai của bà suốt 20 năm qua trình bày ý kiến về vụ Đoàn Văn Vươn:
Dân rất hài lòng, họ thấy chính quyền làm không đúng. Dân thấy ông này ở đó rất lâu rồi, mà nếu lấy đất làm công trình phục vụ công ích quốc gia thì phải có bồi thường thỏa đáng.Chứ đâu lại đập nhà người ta như thế, tức không có công bằng, không có nhân quyền. Những người dân oan bị mất đất, mất tài sản trở thành những người tay trắng phải khiếu kiện lâu nay mà không hề được giải quyết. Ra đến tận trung ương, nhận được hứa hẹn nhưng khi về địa phương lại không được đoái hoài; những thành phần đó giờ đây cho rằng phản ứng của gia đình họ Đoàn giúp cho họ thêm động lực, can đảm để tiếp tục cuộc đấu tranh vì công lý, như phát biểu của bà Nguyễn Kim Phượng:
Vụ ông ngoài đó tôi thấy rất hài lòng, đó là một phấn đấu cho tất cả những người dân bị oan, nhất là gia đình tôi.
Và của ông Trọng Thanh về điểm này:
Sự kiện Đoàn Văn Vươn là ‘thế’ để cho các làng, xã, khu vực khác dựa vào thế đó để đứng lên đòi dân chủ, tự do, đòi dân quyền mà theo thế giới là ‘nhân quyền’. Đó là đòi quyền được giữ mảnh đất của mình, có quyền bảo vệ tài sản của mình chứ không thể dùng cường quyền mà đến cướp.
Dân ở khu vực tôi uất ức lắm và từ vụ việc đó chúng tôi liên hệ đến khu vực mình.
Hiện nay bốn thành viên trong gia đình họ Đoàn đang bị giam và sẽ bị đưa ra xét xử về tội sử dụng vũ khí chống lại người thi hành công vụ. Đối với phiên xử sắp đến, những người dân oan mất đất khác mong muốn công lý được thực thi.
Bà Nguyễn Kim Phượng bày tỏ mong muốn:
Tôi mong đợi ông được công lý pháp luật can thiệp công bằng cho gia đình ông ta.
Và ông Trọng Thanh có ý kiến:
Ai sai phải sửa. Chính quyền mà hành sử ‘cường hào ác bá’ như thế buộc dân đứng lên như Chí Phèo phải đâm vào lưng Bá Kiến.
Luật pháp bảo vệ quyền lợi cho ai? Cho kẻ tham nhũng hay cho dân? Việc chống thi hành công vụ đối với ông Vươn nên chỉ rút kinh nghiệm về hành chính thôi. Ai gây ra vụ việc đó phải bị bỏ tù.
Trong tình hình cường hào, ác bá, bước đường cùng như thế đối với anh Vươn là hành động anh hùng; phê phán là những người dùng quyền cướp đất của dân.
Cho đến lúc này hầu như tất cả các báo trong nước, rồi Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đều có những kết luận về việc cưỡng chế sai trái của các cấp chính quyền tại huyện Tiên Lãng. Hồi đầu tuần này, Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn và Hội Nghề Cá cho biết sẽ vào cuộc tìm hiểu sự việc theo chỉ đạo của thủ tướng chính phủ.
Duy chỉ có cơ quan truyền thông tại Hải Phòng tiếp tục cho rằng cơ quan chức năng địa phương làm đúng. Lâu nay, người ta thường nói ‘Phép Vua thua lệ làng’, không biết rồi lần này công lý có được thực thi hay cũng như bao lâu nay, những dân oan khiếu kiện hết năm này qua năm khác, đi từ địa phương lên trung ương, từ trung ương về địa phương để rồi mọi chuyện vẫn dẫm chân tại chỗ. Bản thân nạn nhân từ chỗ bị mất đất, mất nhà một cách bất công đến chỗ rơi vào cảnh bị bắt bớ đánh đập, thậm chí tù đày.
Gia Minh