17/1/11

Sử gia Dương Trung Quốc: "Bất ngờ trước dự án Mở rộng Hà Nội"

2008-05-20



Liên quan đến dự án Mở rộng Hà Nội hiện đang được bàn tại kỳ họp 3 Quốc Hội khoá 12, trong một buổi phát thanh trước chúng tôi giới thiệu bài đầu tiên trong loạt bài ghi nhận ý kiến của các nhà chuyên môn, đại biểu Quốc hội và những người quan tâm.









Đại biểu Quốc hội kiêm sử gia Dương Trung Quốc. Photo courtesy of wikipedia Trong buổi phát thanh hôm nay chúng tôi xin gửi tới quí vị bài thứ hai trong đề tài này. Kỳ này là cuộc trao đổi của Việt Hùng với đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.

Việt Hùng: Thưa ông Dương Trung Quốc liên quan đến “chiến lược” chủ trương Mở rộng Hà Nội câu hỏi đầu tiên chúng tôi xin được đặt ra là ông có bất ngờ trước dự án Mở rộng Hà Nội hay không?

Ông Dương Trung Quốc: Đúng về cách làm thì tôi bất ngờ, số đông cũng bất ngờ bởi vì những thông tin đầu tiên cũng mới chỉ bắt đầu từ đầu năm nay 2008 khi có Hội nghị Trung ương đảng họp lần thứ 6 (tháng Giêng, năm 2008) mà trong đó có chương trình Mở rộng Hà Nội.

Chúng tôi cũng nghĩ một đề án quan trọng như thế thì phải bảo đảm một tiến trình. Vấn đề tạo sự bất ngờ ở đây chính là diễn ra một cách quá sớm khi mà những thông tin đầu tiên chưa đến với đông đảo dư luận quần chúng, những người có liên quan và đông đảo các đại biểu dân cử như Hội đồng Nhân dân và các đại biểu Quốc hội. Cho nên rốt cuộc đến kỳ họp này chúng tôi mới nhận được những thông tin đầu tiên, những văn bản phải nói là rất sơ sài so với tầm mức quan trọng của đề án và hơn nữa là một vài vị trong chính phủ đã ấn định ngay cả thời điểm sẽ thực hiện vào ngày mùng 1-07 tới đây. Có thể nói tất cả những điểm đó đã gây cho chúng tôi sự bất ngờ và chính sự bất ngờ này cũng đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến đề án này.

Việt Hùng: Theo ông Bộ trưởng Nội vụ “vấn đề Mở rộng Hà Nội không có gì gọi là bí mật hay bất ngờ…” bởi vì đề án này đã có từ năm 2000, nhưng với cá nhân ông đã là đại biểu Quốc hội ít nhất cũng là 2 khóa rồi vậy mà tại sao ông nói là mới có được những “thông tin” mà tạm gọi là thông tin?


Đúng về cách làm thì tôi bất ngờ, số đông cũng bất ngờ bởi vì những thông tin đầu tiên cũng mới chỉ bắt đầu từ đầu năm nay 2008 khi có Hội nghị Trung ương đảng họp lần thứ 6 (tháng Giêng, năm 2008) mà trong đó có chương trình Mở rộng Hà Nội.

Ông Dương Trung Quốc: Đấy là cách nói của ông Bộ trưởng Nội vụ thôi, bởi vì ông ấy nói là có từ năm 2000 tức là 8 năm, trong khi ông Thủ tướng thì nói từ 6 năm nay? Tất cả muốn nói đến định hướng được đặt ra từ Nghị quyết của đảng vào năm 2000 cũng như Pháp lện về Thủ đô của Quốc hội cũng vào năm 2000. Nhưng nếu đọc kỹ hai Văn kiện này thì thấy tầm nhìn và mục tiêu của nó là đến năm 2010 và đặt ra mục tiêu phát triển Hà Nội cho tương xứng với sự phát triển chung của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và tương xứng với một quốc gia ngót 100 triệu dân trong thời gian tới. Thế nhưng trong Văn kiện đó cũng chưa hề nói tới giải pháp Mở rộng Thủ đô.

Theo tôi nghĩ giải pháp Mở rộng Thủ đô được đặt ra khi cảm thấy không còn giải pháp nào để thực hiện mục tiêu ấy bởi vì nội dung được nhiều nhà chuyên môn cũng như giới truyền thông biết đến là Xây dựng vùng Thủ đô nhằm tạo ra không gian thích hợp để không bị ngăn cản bởi biên giới hành chính để tạo ra nguồn lực hỗ trợ cho sự phát triển của Hà Nội. Chứ còn việc Mở rộng Hà Nội theo 5 phương án mà chính phủ trình bày thực ra cho đến kỳ họp này chúng tôi mới được biết tới. Không biết các nhà chuyên môn khác như thế nào thì tôi không biết… nhưng ít nhất các đại biểu Quốc hội đến thời điểm này mới được biết đến.

Nói thực ra lúc đầu chúng tôi cũng chỉ biết đến 2 phương án thôi, còn 3 phương án kia thì nói rằng đã bị các ban nghiên cứu bác bỏ rồi. Tôi thấy cách làm như thế là không bình thường nhất là với một đề án quan trọng như vậy. Chính tôi cũng phát biểu tại diễn đàn Quốc hội ngay hôm đầu tiên là với thông tin như thế, cách làm như thế thì các đại biểu Quốc hội chúng tôi không dám bày tỏ quan điểm của mình bởi vì chưa đủ thông tin và chưa có cơ hội để tranh thủ ý kiến các cử tri của mình trong đó có các cử tri là những nhà chuyên môn.

Bất cập








Theo đề án của Bộ Xây Dựng, thủ đô Hà Nội sẽ được mở rộng về hướng tây, bao gồm một phần tỉnh Hà Tây. Việt Hùng: Với cái nhìn của một nhà Sử học dự án này còn bất cập ở chỗ nào?

Ông Dương Trung Quốc: Cái bất cập lớn mà tôi phát biểu trong những cuộc thảo luận là rất khó nhìn về tương lai, tương lai của 30 năm, 40 năm như trong đề án đặt ra chỉ là những hình ảnh, viễn cảnh được mô tả mà thôi…nhưng nếu nhìn vào quá khứ thì có thể nhận ra tương lai ấy có khả thi hay không? Bởi vì đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội đưa ra những quy hoạch lớn cho sự phát triển của mình, kể cả mở rộng hay thu hẹp không gian hành chính của mình.

Nếu mà nhìn quá khứ như thế thì thấy tất cả những thử nghiệm ấy đều dẫn đến sự không thành công chứ tôi không nói là thất bại, ít nhất là không thành công. Cũng như trong quá khứ HàNội đã từng điều chỉnh của nhiều không gian của Vĩnh Phúc, của Sơn Tây hay…thì sau đó lại phải trở lại như cũ!

Trong khi đó thời điểm diễn ra sự mở rộng này cho dù sự mở rộng này có thể là một giải pháp phù hợp với thời điểm hiện nay thì Việt Nam đang đứng trước những khó khăn. Cái khó khăn đầu tiên là năng lực, nguồn lực của đất nước, tình hình đang lạm phát, nhà nước đang tập trung giải quyết hạn chế những đầu tư công mà trong khi đó dự án này không hề đưa ra những giải trình về khả năng và tính khả thi về nguồn lực, tài chính, nhưng quan trọng hơn là nguồn lực về con người. Rõ ràng Hà Nội còn đang bề bộn với không gian hiện tại, bề bộn rất nhiều trong việc xây dựng một chính quyền đô thị, trong xây dựng một đô thị thực sự cũng như văn hóa đô thị thì việc mở rộng này cũng đặt ra một vấn đề rất lớn về quản lý. Khó có khả năng vàtình hình không những không được cải thiện mà có thể lại trở nên tồi tệ hơn, đấy là theo quan điểm của cá nhân tôi.

Việt Hùng: Tại kỳ họp Quốc hội cá nhân ông đã đưa ra một số điểm sai trong dự án chiến lược này, xin ông có thể nói rõ hơn để quí thính giả được tường tận hơn.

Ông Dương Trung Quốc: Đấy là văn bản đầu tiên mà tôi tiếp nhận được. mới đọc lướt qua tôi đã thấy những cái sai hết sức sơ đẳng ấy. Điều tôi đưa ra là chủ yếu nhấn mạnh rằng với một cái đề án liên quan đến thủ đô vẫn được gọi là Nghìn năm Văn Hiến mà thiếu đi bàn tay khối óc của những nhà khoa học xã hội nhân văn thì chắc chắn đó là sai lầm về phương pháp.

Việc đề ra những chi tiết sai lầm tuy là nhỏ nhưng không thể chấp nhận được cho thấy sự đầu tư chưa đúng mức đối với tầm vóc của một đề án quan trọng như thế nhất là đối với Hà Nội.


Việc đề ra những chi tiết sai lầm tuy là nhỏ nhưng không thể chấp nhận được cho thấy sự đầu tư chưa đúng mức đối với tầm vóc của một đề án quan trọng như thế nhất là đối với Hà Nội.

Việt Hùng: Theo chỗ chúng tôi ghi nhận dự án Mở rộng Hà Nội đã được Bộ Chính trị thông qua, Hội nghị Trung ương đảng thông qua hồi tháng Giêng vừa qua, nay vấn đề đang được đặt lại tại diễn đàn Quốc hội. Câu hỏi được đặt ra có thực là Quốc hội muốn đặt lại vấn đề hay đó chỉ là ý kiến của một số đại biểu muốn đặt lại vấn đề.

Ông Dương Trung Quốc: Thực ra đấy cũng là quan ngại đầu tiên mà tôi đã phát biểu trên tờ Văn nghệ Trẻ Hà Nội khi được hỏi liệu khả năng có thông qua hay không thì tôi cũng nghĩ đơn giản là thông qua thôi, bởi vì khi đã có Nghị quyết của đảng rồi thì một tỷ trọng rất cao các đại biểu “dân cử” rất cao là đảng viên nên họ hành xử theo ý thức của một tổ chức chính trị.

Thế nhưng thực tế trên diễn đàn Quốc hội trong mấy ngày hôm nay rất sôi nổi, tôi thấy anh em, các vị đảng viên trong Quốc hội phát biểu cũng rất thẳng thắn. Vả lại ý kiến chung thì mọi người đều chia sẻ với chính phủ về việc mở rộng Hà Nội cũng là một giải pháp có thể phải cần thiết. Chỉ có đặt vấn đề là đến mức độ nào? được điều hành như thế nào? Và cuối cùng là vào thời điểm thích hợp thì đấy là điều mà các vị đại biểu đặt ra, chứ cũng ít ai đặt ra vấn đề là không nên mở rộng. Tôi nghĩ là trong cuộc thảo luận sắp tới, kết thúc thì tôi không thể đoán định trước được, nhưng tôi nghĩ sẽ có những cuộc thảo luận sôi nổi.

Việt Hùng: Theo ông Dương Trung Quốc, đề án Mở rộng Hà Nội đã được đặt lại tại diễn đàn Quốc hội trong kỳ họp này, nhưng vấn đề có thuận theo đề nghị của Ủy ban Pháp luật Quốc hội do ông Trần Quốc Thuận đứnghuận đứng đầu là dời thời điểm lại sau Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long hay không?

Kết quả bỏ phiếu được tiên liệu như thế nào? Ý kiến của các nhà chuyên môn, hay thậm chí gần đây việc lên tiếng của ông Võ Văn Kiệt về vấn đề này ghi nhận ra sao, đó là những vấn đề được đặt ra trong phần hai cuộc trao đổi với ông Dương Trung Quốc, mời quí vị nhớ đón nghe.

Đại lễ 1.000 năm có thật sự thành công?

2011-01-04
Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long diễn ra tại Hà Nội từ ngày mồng 1 đến ngày 10 tháng 10 năm 2010, được xem là 1 trong 10 sự kiện văn hóa nổi bật và được quan tâm nhất tại Việt Nam trong năm vừa qua.
AFP PHOTO / HOANG DINH Nam
Bản sao của trống đồng Việt Nam cổ, một biểu tượng của văn hóa dân tộc Việt Nam, được trưng bày tại Văn Miếu ở Hà Nội vào ngày 31 tháng 8 năm 2010 dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long.
Báo chí trong nước cho đó là biểu tượng văn hóa truyền thống, tưng bừng với sự tham gia, hưởng ứng của trên một triệu người dân cả nước cũng như từ hải ngoại tập trung về. Dịp này, hoàng thành Thăng Long cũng được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trên thực tế, đại lễ này có thật sự thành công như nhà nước nhận định và đánh giá hay không? Bên cạnh những thành tựu bề ngoài đó, những hiện tượng tiêu cực, mặt trái của 1.000 năm Thăng Long là gì? Mời quý vị theo dõi ý kiến của một số người Việt trong và ngoài nước về sự kiện lịch sử này.

Chuẩn bị rầm rộ

Đại lễ  cần thiết vì đó là cái mốc lịch sử của thủ đô, nhưng mà làm đến mức nào, chi phí đến đâu, quy mô ra sao, theo tôi cũng có nhiều vấn đề đáng phải suy nghĩ.
Ô. Lê Văn Triết
Những nét đẹp tươi, niềm phấn khởi, tự hào, những hình ảnh đầy màu sắc, lung linh rực sáng, cảnh nhộn nhịp, trang trọng của “dấu mốc lịch sử” ngàn năm có một này đã được cơ quan truyền thông của nhà nước phổ biến bằng mọi phương tiện thông tin, quảng bá nhanh chóng và rộng khắp cả nước và toàn thế giới. Vào những ngày cuối năm 2010, thành phố Hà Nội đã tổ chức các buổi lễ tri ân và tôn vinh những tỗ chức cùng cá nhân góp phần tích cực trên nhiều lãnh vực giúp cho hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long được hoàn thành mỹ mãn.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố đều yêu cầu chánh phủ nên có đánh giá, kiểm tra, giám sát, tổng kết chi tiêu, quyết toán tài chánh, báo cáo cụ thể  chi tiết hậu đại lễ, hầu rút kinh nghiệm và hạn chế đến mức tối đa, cho những sự kiện quan trọng tương tự, có tầm vóc quốc gia, trong tương lai. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, vào dịp đại lễ, thành phố thông thoáng, sạch đẹp, ngăn nắp, trật tự, nhưng một khi sự kiện trọng đại này kết thúc thì “mọi việc lại đâu vào đấy”, có nghĩa là đường phố đầy rác, ô nhiễm môi trường nặng nề, giao thông tắc nghẽn, ngập lụt đó đây tái xuất hiện.
Trả lời câu hỏi, 1.000 năm Thăng Long mang ý nghĩa ra sao? Ông Lê Văn Triết, cựu Bộ Trưởng Thương mại Việt Nam giải thích:
“Sự kiện đại lễ 1.000 năm Thăng Long cũng toát lên một nét văn hóa có giá trị nhất định của đất nước Việt Nam, nó cũng để lại trong chừng mực nào đó cái dấu ấn tốt đẹp của người công dân trong nước cùng bạn bè trên thế giới, đối với thủ đô của Việt Nam. Đó là điều đáng mừng, đây cũng là dịp tốt để bạn bè thế giới hiểu rõ Việt Nam hơn.”
Tuy nhiên, ông cũng đặt lại vấn đề là đất nước còn rất nhiều chuyện phải lo để đời sống người dân được nâng cao:
000_Hkg4060352-200.jpg

Công nhân lắp đặt đèn gần Nhà hát lớn ở trung tâm Hà Nội để chuẩn bị cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long diễn ra từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 10 năm 2010. AFP PHOTO/ HOANG DINH Nam.
“Đại lễ  cần thiết vì đó là cái mốc lịch sử của thủ đô, nhưng mà làm đến mức nào, chi phí đến đâu, quy mô ra sao, theo tôi cũng có nhiều vấn đề đáng phải suy nghĩ, làm sao cho phù hợp hơn đối với tình hình, nền kinh tế, khả năng, tiền nong, tài chính của trong nước, trong hoàn cảnh mà Việt Nam còn khó khăn, cần tập trung nhân lực, vật lực, tài lực để chăm lo sự phát triển của đất nước, đời sống của người dân, nhất là dân nghèo. Tôi không nói chữ lãng phí, quá lớn, tôi cũng không nói con số đã chi, là bao nhiêu bởi vì tôi không nắm được cụ thể số tiền đã bỏ ra, để chi phí.
Nhưng với cái nhìn của người dân, trong hoàn cảnh cần phải phát triển xã hội mạnh mẽ, cần vươn lên, trong lúc nhân dân ở một số nơi, thành thị, nông thôn vẫn còn nghèo, thì việc chi tiền, nên chi làm sao cho hợp lý, để mình dành được tiền nhiều hơn cho công cuộc phát triển, chứ không phải cho đại lễ. Chi đến đâu thì hợp lý là vấn đề phải cân nhắc, chi đến mức nào, còn để lại bao nhiêu cho công cuộc phát triển, lo giảm đói nghèo, giảm khó khăn cho các tầng lớp nhân dân, đó là vấn đề theo tôi, nên tính toán, cái ưu tiên đó, nó hợp lý hơn.”

Sự khoa trương sai lầm

Kế đó, blogger Mẹ Nấm, là người theo dõi các diễn tiến của đại lễ 1.000 năm Thăng Long và  sau đó phổ biến trên mạng nói lên suy nghĩ của mình:
Về sự kiện  đại lễ 1.000 năm Thăng Long, tôi vạch rõ những sự khoa trương sai lầm, trong đầu tư vào các công trình 1.000 năm Thăng Long, gây nhiều khó khăn lớn cho bà con ở thủ đô.
Ô. Lê Diễn Đức

“Có rất nhiều chuyện để nói, thứ nhất là ngày khai mạc đại lễ là ngày quốc khánh của Trung Quốc, thì vấp phải rất nhiều sự phản đối từ cộng đồng dân cư mạng, nhưng nhà nước vẫn bỏ qua. Ngày bế mạc là ngày quốc khánh của Đài Loan, 10 tháng 10, năm 2010, điều đó không gợi lên được tinh thần dân tộc. Điều thứ hai là số tiền chi tiêu cho đại lễ là sự xa xỉ và phung phí, trong khi vào thời điểm đó xảy ra lũ lụt Miền Trung, đó là chưa đến các công trình chào mừng đại lễ lại kém chất lượng, bộc lộ sự yếu kém ngay sau lễ khai mạc. Có quá nhiều bất cập trong việc tổ chức, kẹt xe, không kiểm soát được giao thông, rác tràn ngập sau đại lễ. Cá nhân em nhận xét đại lễ 1.000 năm Thăng Long là một thất bại, thứ nhất về mặt tinh thần dân tộc, thứ hai về mặt tổ chức vì lễ hội đó không để lại điều gì trong lòng người dân.”
Từ thủ đô Warsaw của Ba Lan, nhà báo Lê Diễn Đức kể lại một số điều mà ông cho là sai và vô lý:
“Trong những bài tôi viết về sự kiện  đại lễ 1.000 năm Thăng Long, tôi vạch rõ những sự khoa trương sai lầm, trong đầu tư vào các công trình 1.000 năm Thăng Long, gây nhiều khó khăn lớn cho bà con ở thủ đô, sau đó lại cho sơn các nhà mặt tiền một cách nham nhở, không giống ai. Có rất nhiều công trình Hà Nội tiến hành trong nhiều năm, nhưng đến lúc nước rút trong năm 2010, mới bộc lộ sự yếu kém về tổ chức vì vội vã. Báo chí hải ngoại cho rằng chi tới 4 tỷ đô la, ngay diễn đàn trong nước, quốc hội đều nói là mỗi công trình có thất thoát, lãng phí, tức là tham nhũng bỏ tiền vào túi riêng, tính ra mỗi công trình đều bị mất từ 15 đến 30 hay 40%.”  
Ngoài vấn đề tham nhũng, ông cũng nhắc đến nổi khổ đau của người dân chịu cảnh thiên tai mà không được đoái hoài:
000_Hkg4052043-305.jpg

Công nhân lắp đèn trang trí chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long ở trung tâm Hà Nội vào ngày 22 tháng 9 năm 2010. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.
“Mua quan, bán chức là việc rất phổ biến hiện nay ở Hà Nội, điều này đã được báo chí trong nước đề cập đến, nhân dân trong nước cũng không lạ gì cả. Đúng lúc diễn ra khai mạc đại lễ, lũ lụt Miền Trung , tôi theo dõi bài phát biểu của chủ tịch Nguyễn Minh Triết, rất dài nhưng suốt cả bài diễn văn, không có lấy một lời chia sẻ sự đau thương, lúc ấy có mất chục người đã bị chết. Tất cả những điều đau lòng đó nói lên sự bất công, tàn nhẫn, thái độ vô trách nhiệm của cấp lãnh đạo trước cuộc sống của nhân dân.” 
Một người Việt sinh sống lâu năm tại Paris, Pháp, cô Thanh Thảo, sinh hoạt trong ngành truyền thông, nói về ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa trong các sinh hoạt chào mừng 1.000 năm Thăng Long:
“Tuy sống ở nước ngoài, nhưng tôi theo dõi rất kỹ những diễn biến trong nước, đặc biệt là những lời ta thán của toàn dân từ Bắc chí Nam, về đại lễ  1000 năm Thăng Long. Tôi nghe nói số tiền bỏ ra lên tới một phần 10 tổng thu nhập toàn quốc. Chỉ có 10 ngày đại lễ như thế thôi mà họ đã bỏ 8 năm để chuẩn bị, nét nô lệ văn hóa Tàu thì ngày càng xuất hiện rõ, tạo nên sự phẫn nộ trong lòng quần chúng rất nhiều.”
Báo chí trong nước và hải ngoại cũng cho hay, hơn phân nửa trong số những con chim bồ câu, biểu tượng của “hòa bình” được thả vào dịp lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long đã chết, một số lớn được bày trên các bàn tiệc thịnh soạn ở các quán ăn.
Ông Phạm Tài Thu, người huấn luyện cho đàn bồ câu trắng trên 1.000 con cho biết, môt số chim chết vì uống nước bẩn, hay chết vì bệnh, số còn lại bị bắt và bán cho các nhà hàng tại Hà Nội để phục vụ cho khách ưa chuộng món chim bồ câu quay.

Theo dòng thời sự:

Giấc mơ tư pháp độc lập

AFP
Một lính đứng gác trước biểu ngữ có ảnh Ô. Hồ Chí Minh. AFP

2011-01-12
Sự kiện các giới chức cao cấp của Đảng Cộng sản khẳng định Việt Nam dứt khoát không đa nguyên đảng làm tắt đi giấc mơ cải tổ thể chế trong đó có nền tư pháp độc lập. Nam Nguyên trình bày một số ý kiến về vấn đề này:

Chủ nghĩa xã hội là chế độ một đảng cầm quyền

Pháp luật Việt Nam được mô tả là thiếu công khai minh bạch, không hiệu quả. Vấn đề bắt nguồn từ hệ thống tư pháp không độc lập được chỉ đạo can thiệp từ các cấp ủy đảng. Nguyên tắc hiến định tòa án và thẩm phán xét xử độc lập được mô tả là một chuyện phù hoa ở Việt Nam, rất nhiều phiên tòa đã có sẵn bản án gọi là ‘án bỏ túi’.  
Cái gọi là chủ nghĩa xã hội hiện nay còn đang tranh luận đấy là một điều. Điều thứ hai xưng tụng chủ nghĩa ấy là ưu việt thì cũng chưa thể hiện được ở đâu là ưu việt, thí dụ như Liên Xô thì tan rã rồi, còn Trung Quốc thì cũng chỉ nhận mình là chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Quốc
LS Trần Lâm
Hơn nửa thế kỷ qua, Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã dứt khoát lựa chọn đi theo con đường tiến tới xã hội chủ nghĩa. Những khẩu hiệu tuyên truyền thích hợp và phát huy trong thời gian chiến tranh, để mơ ước về một đất nước độc lập tự do hạnh phúc, đã càng ngày trở nên bị hoài nghi. Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi LS Trần Lâm, nguyên thẩm phán tòa án nhân tối cao nhận định rằng:
Cái gọi là chủ nghĩa xã hội hiện nay còn đang tranh luận đấy là một điều. Điều thứ hai xưng tụng chủ nghĩa ấy là ưu việt thì cũng chưa thể hiện được ở đâu là ưu việt, thí dụ như Liên Xô thì tan rã rồi, còn Trung Quốc thì cũng chỉ nhận mình là chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Quốc, còn kiểu ấy như thế nào thì không thể định nghĩa được. LS Trần Lâm nhấn mạnh:
“Vì thế khái niệm chủ nghĩa xã hội cũng là điều hiện nay chưa được rõ ràng, Việt Nam có người gọi là chế độ một đảng chuyên chính, một đảng cầm quyền hoặc độc tài đảng trị. Trong cái một đảng cầm quyền thì mỗi nước lại có màu sắc riêng, chỗ thì quân đội cầm quyền chỗ thì gia
Ban lãnh đạo Bộ chính trị ĐCSVN

 
đình cầm quyền, nó không giống nhau Triều Tiên khác, Việt Nam khác, Myanmar nó khác hay là một số nước Nam Mỹ.
Vì thế khái niệm chủ nghĩa xã hội cũng là điều hiện nay chưa được rõ ràng, Việt Nam có người gọi là chế độ một đảng chuyên chính, một đảng cầm quyền hoặc độc tài đảng trị. Trong cái một đảng cầm quyền thì mỗi nước lại có màu sắc riêng, chỗ thì quân đội cầm quyền chỗ thì gia đình cầm quyền
LS Trần Lâm
Bây giờ người ta nói nếu có một bộ phận chỉ đạo, không nói đảng cầm quyền nữa, gồm những người có tài có đức thì những cải tổ hợp lý sẽ ra đời. Chớ còn một bộ máy cầm quyền đức tài chưa đầy đủ thì nó cứ lúng túng. Cho nên trước kia người ta nói chủ nghĩa này nọ, bây giờ có thể kết luận rằng một nhóm người cầm đầu, ở một số nước nhóm người cầm đầu ấy có tài họ không bàn soạn chủ nghĩa gì ghê gớm mà cứ điều gì tốt thì họ làm, chính những cái đó tự nhiên đất nước phát triển.”

Tư pháp độc lập trong chế độ độc đảng?

Đáp câu hỏi là trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay có thể cải tổ để có nền tư pháp độc lập công khai minh bạch, mà vẫn giữ nguyên chế độ một đảng toàn trị hay không. LS Trần Lâm nhận định:
 "Về tư pháp độc lập, tư pháp nằm trong hệ thống chính trị, hệ thống chính trị ấy đẻ ra các ngành tư pháp, ngành quân đội… Ở đây quân đội phải bảo vệ Đảng chứ trên thế giới quân đội chỉ bảo vệ tổ quốc. Tư pháp ở ta do Đảng lãnh đạo, nếu muốn thay đổi thì phải thay đổi tận gốc.
Về tư pháp độc lập, tư pháp nằm trong hệ thống chính trị, hệ thống chính trị ấy đẻ ra các ngành tư pháp, ngành quân đội… Ở đây quân đội phải bảo vệ Đảng chứ trên thế giới quân đội chỉ bảo vệ tổ quốc. Tư pháp ở ta do Đảng lãnh đạo, nếu muốn thay đổi thì phải thay đổi tận gốc.
Hiện nay cũng có những người đòi hỏi tận gốc nhưng chưa có kết quả gì. Đòi hỏi tách riêng khỏi hệ thống chuyên chính hệ thống chung thì không thể được. Tuy vậy phải nhìn nhận là nó cũng có sự tiệm tiến, nó cũng có thay đổi hướng theo phương tây dần dần, ví dụ 3 năm 5 năm một lần, nói không thay đổi gì như nước Triều Tiên thì không phải. Nó có thay đổi nhưng chậm chạp.”
Luật sư Trần Đình Triển, Tiến sĩ luật đang sống và làm việc ở Hà Nội cho thấy một nhìn nhận khác, hàm ý dù là chế độ một đảng nhưng Việt Nam đang nỗ lực cải tổ để tiến tới nền tư pháp độc lập một cách tương đối. LS Triển cho rằng, tam quyền phân lập là nguyên lý đã có từ xưa và cũng rất nhiều nước áp dụng, tóm lại là “quyền lực hạn chế quyền lực” nhưng đều phải tập trung vào một mục tiêu dân giàu nước mạnh xã
Biểu ngữ cổ động của Đảng CSVN được treo khắp các thành phố. AFP

Biểu ngữ cổ động của Đảng CSVN được treo khắp các thành phố. AFP
hội công bằng văn minh, tính cách nào thì cũng tập trung vào tiêu chí đó.
Luật sư Trần Đình Triển, đang sống và làm việc ở Hà Nội cho thấy một nhìn nhận khác, hàm ý dù là chế độ một đảng nhưng Việt Nam đang nỗ lực cải tổ để tiến tới nền tư pháp độc lập một cách tương đối. LS Triển cho rằng, tam quyền phân lập là nguyên lý đã có từ xưa và cũng rất nhiều nước áp dụng
Theo ông mỗi quốc gia có lựa chọn áp dụng đường lối của mình. Có quốc gia áp dụng hiệu quả tam quyền phân lập, nơi khác thì chưa hẳn như vậy. Ở Việt Nam trước đây đã đưa ra nguyên lý nhà nước và pháp luật và cũng mong muốn có “quyền lực hạn chế quyền lực” nhưng tập trung một tiêu chí chung là một đất nước độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và dân giàu nước mạnh. Nếu đường lối đi đúng vào chủ trương như vậy thì đều phát huy hiệu quả cả. LS Triển nhấn mạnh:
“Tôi cho rằng cái chung của Việt Nam cũng như vậy, thí dụ như cải cách hành chính, quốc hội cũng đang tập trung làm thế nào đó thể hiện tính dân chủ trong quốc hội và nêu cao vai trò giám sát của quốc hội đưa lại những đổi mới trong quốc hội. Thậm chí về tư pháp đã có nghị quyết cải cách tư pháp làm thế nào để hệ thống tư pháp đảm bảo tính độc lập tương đối của nó, thanh tra kiểm tra hay xét xử điều tra truy tố đảm bảo đúng qui định pháp luật.”
Tuy vậy LS Trần Đình Triển nhận định, trong quá trình thực hiện Việt Nam gặp nhiều vướng mắc, cái quan trọng nhất là là phải kịp thời sửa chữa, thứ hai cái sai phải nhìn thẳng vào sự thật để sửa, đảm bảo tính nhanh chóng và công bằng. Tuy nhiên ông nhìn nhận trong nhiều trường hợp Việt Nam chưa bảo đảm được nguyên tắc chung như vậy.
LS Trần Vũ Hải ở Hà Nội nói với chúng tôi là cải cách tư pháp để có tư pháp độc lập không thể có được nếu không cải cách thể chế chính trị. Theo ông, cần phân định rõ những thành tố trong thể chế chính trị Việt Nam có quyền năng như thế nào.
LS Trần Vũ Hải ở Hà Nội nói với chúng tôi là cải cách tư pháp để có tư pháp độc lập không thể có được nếu không cải cách thể chế chính trị. Theo ông, cần phân định rõ những thành tố trong thể chế chính trị Việt Nam có quyền năng như thế nào. Có thể công nhận đảng cộng sản Việt Nam là lãnh đạo nhưng mà lãnh đạo đến đâu ở phạm vi nào, can thiệp đến như thế nào phải nói rõ. Cơ quan tư pháp có quyền đến đâu thậm chí có quyền xử lý đến đâu với cơ quan hành pháp và lập pháp cũng phải nói rõ. LS Trần Vũ Hải nhấn mạnh:
“Các chủ thể trong thể chế chính trị phải được làm rõ bằng các đạo luật. Theo tôi đấy là một hướng cải cách, người ta có thể thấy vào đảng thì có quyền lãnh đạo, tòa án cũng vậy ông lãnh đạo thông qua biện pháp gì cần có qui định. Hơn nữa cần có tòa án hiến pháp để xem xét là hành vi can thiệp có đúng luật đúng hiến pháp hay không.”
Theo LS Trần Vũ Hải những điều ông nói chỉ là lý thuyết trong tình hình thực tế của Việt Nam. Những đề xuất như thế là chưa thể giải quyết được trong giai đoạn này.  

Theo dòng thời sự:

2011-01-13
Sáng 12 tháng 1, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chính thức khai mạc, với sự tham dự của các lãnh đạo đảng và nhà nước, cùng với gần 1.400 đại biểu, đại diện cho khoảng 3,6 triệu đảng viên Đảng CSVN.


AFP photo
Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng tại phiên khai mạc Đại hội Đảng lần 11 hôm 12/1/2011
Nhân dịp này, thông tín viên Ngọc Trân tìm hiểu thêm tính hợp pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN hiện nay.

Dân tin tưởng giao phó?

Phát biểu khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc hôm 12 tháng 1 vừa qua, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư BCH Trung ương Đảng, đã tuyên bố lý do như sau:
“Theo quy định của Điều lệ Đảng, hôm nay chúng ta tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI để thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; quyết định Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011-2020; kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, bàn phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2011-2015; kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng và bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
Ai có ý kiến gì khác bị cho là ‘thành phần xấu’, ‘lực lượng thù địch’, và sẵn sàng chuẩn bị vào hai cái còng – tức luật 88 – đưa vào tù.
Blogger Tô Hải
Đây là những nhiệm vụ rất trọng đại và cũng hết sức vẻ vang mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã tin tưởng giao phó cho Đại hội. Tôi tin tưởng rằng, với tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng và dân tộc, Đại hội chúng ta sẽ hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin cậy của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta”.
Mặc dù ông Trương Tấn Sang nói rằng, những trọng trách của đất nước mà Đảng CSVN đang gánh vác là do người dân tin tưởng giao phó, thế nhưng trên thực tế người dân Việt Nam chưa bao giờ được hỏi ý kiến xem họ có giao cho đảng những trọng trách này hay không. 
Blogger Tô Hải, một người đã gần trọn cuộc đời theo đảng, cho biết như sau:“Cái gì mấy ông đó nói mà chả hợp với lòng dân? Mấy ổng nói đảng lãnh đạo toàn diện theo Điều 4 Hiến pháp là do yêu cầu của nhân dân, thế mà họ có yêu cầu đâu để nhân dân được nói?
Ai có ý kiến gì khác bị cho là ‘thành phần xấu’, ‘lực lượng thù địch’, và sẵn sàng chuẩn bị vào hai cái còng – tức luật 88 – đưa vào tù. Cho nên họ không cần gì hết, họ nói là lãnh đạo theo yêu cầu toàn dân họ lãnh đạo toàn dân, trong khi toàn dân nào ai biết cái gì đâu. Còn nếu họ hỏi tôi thì tôi sẽ trả lời là ‘KHÔNG’, nhưng họ có hỏi tôi đâu. Tôi 85 tuổi rồi nên họ chẳng bắt tôi làm gì, nhưng mấy anh còn trẻ mà nói thẳng là không đồng ý đảng lãnh đạo thì vào tù. Thế thôi, ở cái nước này người ta có cần gì đâu”.

Đảng không hề lắng nghe dân


Lãnh đạo Đảng CSVN luôn cho rằng, những việc đảng làm đều thể theo nguyện vọng của nhân dân, thế nhưng đa số người dân Việt Nam không hề có một chút quyền hành nào tham gia vào công việc của đảng. Đôi khi người dân còn bị lợi dụng để hợp thức hóa tính chính danh của đảng, qua việc kêu gọi góp các dự thảo văn kiện đại hội đảng, mỗi năm năm một lần, bởi vì hầu hết các ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, đều không được đảng lắng nghe.
Hơn ba tháng trước, trong một buổi hội thảo “Góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng”, GS Đào Xuân Sâm, nguyên trưởng khoa quản lý kinh tế Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, hiện là chuyên gia tư vấn Ban nghiên cứu Thủ tướng, đã phát biểu về việc góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng như sau:
“Chúng ta nói đây là nói với nhau thôi chứ biết rằng những người biên tập, làm văn kiện không nghe đâu, mà có nghe cũng không sửa được đâu. Biết cái đó cũng rất là đau, mà cũng phải nói. Cái thứ hai là, phải nói với nhau vậy, tâm sự với nhau vậy, chúng ta còn mất quyền nói to hơn nữa, nói với quốc dân. Không được lên tiếng với quốc dân.
Cấm! Tức là Ban Bí thư cấm, Ban Tuyên huấn cũng ra thông tin cấm. Thế thì ghê gớm quá. Thôi nhưng mà biết vậy, cho nên có khi là chúng ta phải nói với nhau và như tôi nghĩ đó là chúng ta phải nói để người sau, lớp sau trẻ hơn chúng ta, gửi gắm lại cho đời sau”.
Bắt đầu từ Đại Hội X, tôi quyết định không gởi văn thư đóng góp ý kiến nữa...Lý do đơn giản là tôi nhiều lần gởi thư góp ý kiến ... nhưng không lần nào tôi có được hồi âm.
GS Nguyễn Đăng Hưng
GS Nguyễn Đăng Hưng, một người đã nhiều lần được đảng mời gọi góp ý, viết trên blog của ông như sau: “Bắt đầu từ Đại Hội X, tôi quyết định không gởi văn thư đóng góp ý kiến nữa, tuy tôi đã từng được trực tiếp nhắc nhở từ một vài nhân vật quen thân có mặt trong Mặt Trận Tổ Quốc TP Hồ Chí Minh hay Hà Nội, Đà Nẵng…
Lý do đơn giản là tôi nhiều lần trong dịp Đại hội Đảng trước đây, từ Bỉ gởi thư góp ý kiến thông qua Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, khi thì cấp Trung Ương Hà Nội khi thì tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng không lần nào tôi có được hồi âm! Một tín hiệu nhỏ cho hay ‘đã nhận được thư góp ý’ của cơ quan chức năng cũng không có, chứ đừng nói đến việc ý kiến tâm huyết của mình đã đi đến đâu, đã được xem xét ra sao. Mỗi lần tôi có cảm giác là ý kiến của mình bị rơi vào không gian trống không, vô tận”.

Ai giao cho đảng cầm quyền ?

Trong khi Đảng CSVN luôn cho rằng, vai trò lãnh đạo của đảng hiện nay là hợp pháp, thế nhưng trên thực tế, người dân Việt Nam chưa bao giờ có được cái quyền đi bầu những người lãnh đạo mình.


Cũng tại hội thảo góp ý văn kiện đại hội đảng, ông Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đã đặt vấn đề về vai trò lãnh đạo của đảng. Ông Vũ Quốc Tuấn phát biểu: “Một là xác định cho rõ hơn nữa vai trò lãnh đạo của đảng. Và chúng ta nói rằng đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền là thế nào? Cầm quyền của ai? Ai giao cho anh cầm cái quyền đó mà anh cầm quyền”? 
Ai đã giao cho đảng CSVN cái quyền mà họ đang cầm? Qua các trang hồi ký của các chứng nhân lịch sử để lại như “Một cơn gió bụi” của sử gia Trần Trọng Kim, “Hồi ký Phạm Duy” của nhạc sĩ Phạm Duy, “Hồi ký của một thằng hèn” của nhạc sĩ Tô Hải, cũng như hồi ký của nhiều nhân chứng lịch sử khác, đã cho thấy, tháng 8 năm 1945, đảng CSVN cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim. Kể từ đó, đảng đã giành quyền lãnh đạo đất nước, giành quyền lãnh đạo người dân một cách bất hợp pháp, bởi không do đại đa số người dân Việt Nam bầu lên.
GS Trần Phương đã cho biết như sau: “Cuối cùng là Đảng làm hết, mà Đảng không chịu trách nhiệm. Ông quyết đủ mọi thứ nhưng ông có chịu trách nhiệm trước dân đâu, mà dân có bầu ông ra đâu nhỉ”?
Mới đây, khi bị đặt vấn đề về chia sẻ quyền lực thông qua đa đảng, lãnh đạo Đảng CSVN đã tự khẳng định rằng, Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng.
Ông Hà Văn Thịnh, giảng viên trường ĐH Huế đã nói:“Tôi nghĩ rằng điều đó không đúng, bởi vì nếu muốn khẳng định rằng đó là tâm nguyện của nhân dân Việt Nam thì phải trưng cầu dân ý thì mới biết được. Nếu không thì tôi không biết, mà đảng cũng không biết, và chẳng ai biết rằng nhân dân thích gì cả. Vậy  nếu muốn nói một cách sòng phẳng, khoa học và thực tế, thì phải trưng cầu dân ý”.
Cuối cùng là Đảng làm hết, mà Đảng không chịu trách nhiệm. Ông quyết đủ mọi thứ nhưng ông có chịu trách nhiệm trước dân đâu, mà dân có bầu ông ra đâu nhỉ ?
GS Trần Phương
Đảng CSVN luôn khẳng định, đảng là đại diện hợp pháp cho quyền lợi của dân, nhưng trên thực tế, rất nhiều chủ trương, chính sách của đảng không thể hiện ý nguyện của người dân.
Một trong những chủ trương đi ngược lại ý nguyện của đa số người dân Việt Nam là dự án khai thác boxit ở Tây Nguyên. Trong khi ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam nói rằng, đây là “chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”, thế nhưng, dự án này đã bị mọi tầng lớp nhân dân phản đối, thông qua các tranh luận, kiến nghị, góp ý liên tục từ khi dự án này ra đời cho đến nay.
Vậy thì, Đảng CSVN vẫn tiếp tục giành lấy quyền lãnh đạo đất nước, liệu đây có phải là ý nguyện của người dân hay không? Đảng vẫn chưa muốn từ bỏ quyền lãnh đạo, có phải để phục vụ nhân dân? Có lẽ đa số người dân Việt Nam đều có câu trả lời chính xác.

Theo dòng thời sự: