24/3/12

Video quay cảnh hàng trăm Công An đàn áp Dân để cưỡng chế đất đai tại Hà Nội


  • Rất thương đồng bào VN khi coi những video này nhưng phải để đồng bào VN phải tự đứng lên và dẹp chế độ csVN vô nhân và đồng bào phải cho con cháu của mình không nên tham gia vào hàng ngũ công an "cồn đồ" hà hiếp đồng bào
  • Bọn chó dữ này chả biết ăn cơm đâu,bọn chúng chỉ biết ăn cức thôi.Bọn nầy nên thấy thằng nào là diệt thằng đó.Chó dữ thì không nên tồn tại.
  • Trước khi biểu tình các bác cựu chiến binh tốt hơn hết phải chuẩn bị đầy đủ vủ khí.Ai còn giử được súng ống gì thì cứ việc dùng để bảo vệ những ngừơi tay không,phụ nữ,vì đối với loài chó má đàn áp dân yếu tay mềm dã man như thế nầy thì quí vị không còn gì để mất.Quí vị đả lầm khi đả từng cầm súng bắn vào anh em đồng bào miền nam để bảo vệ cái đảng CS cướp bóc khốn nạn này ,tại sao bây giờ chưa thức tỉnh khi thấy chúng đánh đập dã man lên đầu con cháu quí vị?--biểu tình ôn hoà??!!,lầm nữa rồi.

Đạo Khổng của bá quyền đại Hán được Hồ Cẩm Đào tô vẽ lại để thay thế chủ nghĩa "Mác - Lê, Tư tưởng Mao Trạch Đông"

Phong Uyên

Nhiều báo chí Tây phương cho sở dĩ Trung Quốc ngày nay có trật tự xã hội, ổn định chính trị và kinh tế phát triển là vì Đặng Tiểu Bình đã biết khôi phục tư tưởng Khổng giáo để thay thế cái chủ nghĩa đã đưa Trung Quốc tới bờ vực thẳm là chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông. Có người còn cho là Đặng Tiểu Bình chỉ sao chép lại phương cách canh tân nước Nhật của Minh Trị Thiên Hoàng, kết hợp truyền thống Khổng giáo với kỹ thuật Tây phương. Nhưng sau Đặng Tiểu Bình, không phải Giang Trạch Dân mà là Hồ Cẩm Đào là người đã thực thi ý tưởng của họ Đặng một cách có hệ thống khi vứt bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Mác - Lê và cho ra đời một chủ nghĩa mà nòng cốt là tôn ti trật tự Khổng giáo kết hợp với ý tưởng hài hòa trong kinh Dịch, gọi là "Xã hội Hài hòa Xã hội chủ nghĩa". Hồ Cẩm Đào cũng cho thiết lập ở nhiều nước trên thế giới những học viện Khổng Tử với mục đích, không phải chỉ có những hoạt động văn hóa, mà còn có sứ mệnh đề cao mô hình chính trị Trung Quốc để đối lại với mô hình tự do dân chủ của Phương Tây trong cuộc tranh giành ảnh hưởng chính trị và kinh tế ở các nước có nhiều tài nguyên mà Trung Quốc đang nhòm ngó hay ở các nước đang phát triển.
ĐCSVN có tập theo Hồ Cẩm Đào, thay thế chủ nghĩa Mác - Lê Nin bằng đạo Khổng "Đổi mới" không?
Tôi nghĩ trước hết cần phải xóa bỏ sự nhập nhằng giữa Khổng giáo trước đời Tần (551-221 TCN) và đạo Khổng từ đời Hán Vũ Đế (140-87 TCN) để hiểu với ẩn ý gì Hồ Cẩm Đào muốn khôi phục lại những ý tưởng của đạo Khổng đời Hán: Không ai biết tư tưởng thật sự của Khổng Tử là gì vì những kinh sách của Khổng Tử và các môn đệ đã bị Tần Thủy Hoàng đốt hết. Đạo Khổng sau này chỉ là sự bịa đặt của bá quyền Đại Hán lấy danh Khổng Tử áp đặt trên đầu trên cổ dân tộc Trung Hoa và dân tộc những vùng đất bị Tàu xâm chịếm một thể chế Trung ương tập quyền có một không hai trong lịch sử thế giới. Hồ Cẩm Đào nắm cả ba chức vụ một lúc: Chủ tịch nước, Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, chỉ lấy lại cương vị của một thiên tử ngày xưa mà triều đình là ĐCSTQ cũng với một hệ thống quan lại là các bí thư Đảng đi từ các vùng "Tự trị" (nghĩa là các nước chư hầu) tới các tỉnh quận, làng xã và mọi tổ chức trong xã hội.
Các nhà báo phương Tây cũng thiếu hiểu biết và mắc mưu tuyên truyền của Trung Quốc khi cho là Nhật bản, Đại Hàn, Singapor, Đài Loan, vì đã biết vận dụng tư tưởng Khổng Tử mà đã trở thành những con rồng châu Á. Nhật Bản có một nền văn hoá riêng biệt không dính dáng gì với Khổng giáo của Tàu. Cái hay của người Nhật là đã biết phối hợp nền văn hoá đó với tư tưởng Tây phương để trở thành một nước hùng cường và đi đến dân chủ. Các nước Đại Hàn, Đài Loan, Singapore cũng là những nước có lối tư duy Tây phương, theo mô hình dân chủ Tây phương không dính dáng gì đến truyền thống Khổng giáo chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình.
Trong bài viết này, tôi xin chứng minh:
- Không ai biết những tư tưởng thật sự của Khổng Tử là những tư tưởng nào vì năm cuốn sách do chính tay Khổng Tử biên soạn (chứ không phải sáng tác) gọi là Ngũ kinh đều đã bị Tần Thủy hoàng thiêu hủy cùng với bộ Tứ thư gồm ba cuốn do các môn đệ Khổng Tử biên tập cộng với cuốn Mạnh Tử do các đồ đệ Mạnh Tử viết 200 năm sau khi Khổng Tử mất.
- Không có bằng chứng những giáo điều nằm trong cuốn Luận ngữ được viết lại dưới thời Hán Vũ đế là của Khổng Tử: những "chuẩn mực" giềng mối của Khổng giáo như Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức quá là vô nhân nếu không muốn nói là sát nhân, vô đạo đức, sơ đẳng hoá xã hội chỉ có 2 hạng người, kỳ thị chủng tộc... và hoàn toàn mâu thuẫn với những ý niệm về Thiên lý, về Tâm về Nhân còn nằm rải rác trong kinh Dịch, cuốn sách có từ cả ngàn năm trước Khổng Tử.
- Nhật Bản không phải là nước theo Khổng giáo.
- Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội trong lịch sử nên cho tới bây giờ vẫn lệ thuộc tư duy đạo Khổng của Tàu.

1) Không ai biết tư tưởng đích thực của Khổng Tử là gì

Thử căn cứ vào Tứ thư và Ngũ kinh:

1° Ngũ kinh:

Gồm 5 cuốn sách có từ thời Khổng Tử còn sống: kinh Thi, kinh Thư, kinh Dịch, kinh Lễ, kinh Xuân thu. Nhưng chính Khổng Tử tự công nhận chỉ sáng tác có 1 cuốn là kinh Xuân Thu:
Kinh Thi gồm những bài thơ của dân gian được Khổng Tử sưu tập.
Kinh Thư kể lại những truyền thuyết về những vị vua hiền đức như vua Nghiêu vua Thuấn đối lại với những ông vua tàn ác như vua Kiệt vua Trụ.
Kinh dịch nói lại những phương cách bói toán được đặt ra từ cả ngàn năm trước thời Khổng Tử gồm những Vạch, liền (dương), đứt (âm), được xếp với nhau tạo thành những Quẻ. Tất cả có 8 quẻ gọi là bát quái biểu thị những biến hoá của âm dương. Khi soạn thảo thành cuốn sách kinh Dịch, Khổng Tử chỉ cắt nghĩa thêm cho rõ ý nghĩa của những quẻ này và hệ thống hóa nó, biến nó thành những khái niệm âm dương về sự sinh thành và biến chuyển của vạn vật trong Lý Thái cực, tương đồng với Logos của Héraclite và Vô thường của Phật, gần như cùng thời. Có thể nói những khái niệm chính của triết học Trung Quốc nằm trong cuốn sách này.
Kinh Lễ chỉ chép lại những lễ nghi nhờ đó giữ được trật tự phân minh trong xã hội. Thật ra những lễ nghi được bày đặt ra chỉ cốt để che giấu những luật lệ pháp trị của một chế độ trung ương tập quyền có từ đời nhà Tần được nhà Hán (Hán Vũ Đế 140-87 TCN) tiếp tục dưới một bản hiệu khác.
Kinh Xuân Thu là cuốn sách duy nhất do Khổng Tử sáng tác và Khổng Tử rất ưng ý khi nói: "thiên hạ biết ta là cũng chỉ ở kinh Xuân Thu, người trách tội ta là cũng chỉ ở kinh Xuân Thu". Kinh này ghi lại những biến cố xẩy ra ở nước Lỗ và một vài sự việc của nhà Chu và các nước chư hầu.
Vấn đề là Tần Thủy hoàng đã tận diệt Khổng giáo, chôn sống học trò, đốt hết kinh sách của Khổng giáo nguyên thủy, vậy thì Ngũ kinh mà người Tàu và người Việt phải học từ 2000 năm nay chắc chắn chỉ là những cuốn sách mạo danh Khổng Tử viết lại 400 năm sau khi Khổng Tử chết theo lệnh của Hán Vũ đế. Chứng cớ là cụ Trần Trọng Kim có viết trong cuốn Nho giáo (trang 191): "Nhưng vì kinh Thư bị nhà Tần đốt mất, đến đời nhà Hán mới có quan bác sĩ đời nhà Tần là Phục Sinh (có người nói là con gái ông ấy) nhớ thuộc lòng đọc được 29 thiên. Sau ở nước Lỗ lại tìm được trong vách nhà Khổng Tử một tập 25 thiên viết bằng chữ cổ. Những thiên của Phục Sinh đọc ra viết bằng kim văn, những thiên tìm được gọi là cổ văn. Về sau quan bác sĩ là Khổng An Quốc đời Đông Hán xếp cả kim văn lẫn cổ văn làm thành ra kinh Thư truyền đến ngày nay". Một người có chút suy luận có thể tin được rằng một người con gái chưa xuất giá, nghĩa là chưa đến tuổi cập kê (16 tuổi ta) học ở đâu mà có thể nhớ được 29 thiên viết bằng kim văn? Vô lý hơn nữa là 600 năm sau mà còn tìm thấy trong vách nhà Khổng Tử 25 thiên viết bằng cổ văn! Nhà ngày xưa vách làm bằng đất thó trộn rơm và chữ cổ viết trên các thanh tre (gọi là sử xanh), làm sao tồn tại được 600 năm và tre chép sử không mục? Kinh thư mà còn như vậy thi kinh Xuân Thu do đích danh Khổng Tử sáng tác có thể chứa đựng những tư tưởng chính trị trái ý Tần Thủy Hoàng, vậy ai là người không sợ Tần Thủy Hoàng chôn sống mà dám giấu diếm?

2° Tứ thư:

Gồm 4 cuốn. Cần nhắc lại đây cũng chỉ là những bản được viết lại nhằm mục đích lợi dụng danh nghĩa Khổng Tử đề cao tôn ti trật tự vua quan, gia đình, xã hội của bá quyền Đại Hán:
Luận ngữ: Cuốn sách chính trong bộ tứ thư ghi chép lại những câu nói của Khổng Tử. Vì đệ tử chính của Khổng Tử là Tăng Tử và các đồng môn nhớ được đến đâu viết đến đó nên thiếu mạch lạc và rất lộn xộn và có nghĩa trái ngược nhau, chứng tỏ được thêm vào sau này. Những ý niệm then chốt của Khổng giáo hậu Tần về quân tử, tiểu nhân, tam cương, ngũ thường... đều nằm trong Luận ngữ.
Đại học: Thời Tăng Tử chỉ là 1 thiên trong sách Lễ ký được Tăng Tử chích ra để giải diễn những lời Khổng Tử dạy phép làm người, dạy sửa mình để trở thành quân tử. Đến đời Tống mới in riêng ra và chắc là được thêm thắt nhiều để thành 1 cuốn sách.
Trung dung: Do cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp học trò của Tăng Tử soạn thảo ra. Theo Hán thư sách này có 23 thiên bị thất lạc hết chỉ còn 1 thiên chép lại trong sách Lễ ký đến đời Tống mới in riêng ra thành sách. Sách này nói về đạo Trung dung: Trung là giữa không nghiêng lệch về bên nào và là cái tính tự nhiên của trời đất và là đức hạnh của người quân tử vì muốn theo đạo này phải đạt được 3 cái đức là trí, nhân, dũng. Trí là biết rõ các sự lý, nhân là để hiểu điều lành phải làm, dũng là có khí cường kiện để làm điều lành cho đến cùng. Có thể đó là đạo Trung dung thời Khổng Tử nhằm mục đích tu thân để trở thành người minh triết, đạo đức, công bằng như nghĩa "le sage" của Socrate Platon, "l'honnête homme" của Montaigne. Đạo Trung dung đời Tống nhằm mục đích trở thành một siêu nhân gọi là người quân tử để thắng thế bọn tiểu nhân rồi nắm quyền trị vì thiên hạ (Tề gia trị nước bình thiên hạ). Ý niệm thành quân tử để bình thiên hạ chắc chắn là được các triều đại Tàu từ Hán đến Tống thêm vào để biến 1 thiên trong Lễ Ký thành 1 cuốn sách như trong trường hợp cuốn Đại học.
Mạnh Tử: Cuốn sách do các đồ đệ Mạnh Tử viết để gom lại những lời giảng dạy của Mạnh Tử về Thiện và Tâm. Mạnh Tử sinh sau Khổng Tử gần 200 năm, coi mọi người sinh ra đều bình đẳng vì ai cũng đã mang trong người tính Thiện "nhân chi sơ tính bản thiện". Ý tưởng bản tính Thiện có sẵn trong mỗi con người của Mạnh Tử tương đồng với những ý niệm Thiện (le Bien) của Socrate, Platon và gần với ý niệm Phật tính của Phật, trái với ý niệm của Khổng giáo là trời đất sinh ra đã có 2 hạng người quân tử và tiểu nhân. Ý tưởng của Mạnh Tử có vẻ "nhân đạo" hơn và ít có tính cách chính trị hơn so với những sách kể trên, nên dầu có được viết lại chắc cũng phản ánh đúng những tư tưởng của Mạnh Tử hơn.
Nói tóm lại: Trong 5 cuốn Ngũ kinh chỉ có 1 cuốn do Khổng Tử sáng tác là kinh Xuân thu. Cuốn thứ Hai gần Khổng Tử nhất là cuốn Luận ngữ do học trò của Khổng Tử kể lại. Cuốn Mạnh Tử do học trò của Mạnh Tử viết 200 năm sau khi Khổng Tử chết không ăn nhập gì tới Khổng giáo cả. Hai cuốn Đại học, Trung dung chỉ là 2 thiên của Lễ Ký đến đời Tống, 1500 năm sau khi Khổng Tử mất mới được "bồi bổ" thành sách nên khó có thể coi đó là những kinh sách của Khổng Tử được.

2) Không có bằng chứng những giáo điều, những chuẩn mực định đoạt thứ bực mọi thành phần trong xã hội nằm trong "Luận ngữ" như Quân tử - tiểu nhân, Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức, là của Khỗng Tử:

Quân tử - Tiểu nhân:

Khổng Tử trong Luận ngữ được viết lại dưới thời Hán Vũ đế phân biệt 2 hạng người trong xã hội: quân tử và tiểu nhân. Người quân tử là người thuộc tầng lớp của vua ("quân" có nghĩa là vua, "tử" có nghĩa là con vua). Người quân tử là người vì học đạo thánh hiền biết tu thân sửa mình nên có tính khí cao thượng và được vua chọn đặt vào những địa vị tôn quí trong xã hội thay vua trị dân. Tiểu nhân là người thường dân và đàn bà, bị coi là không học đạo thánh hiền nên có tính khí hèn hạ. Đã học đạo thánh hiền (đạo Khổng) để thành người quân tử thì phải có bổn phận "hành đạo" nghĩa là ra làm quan thay mặt vua trị nước. Tiểu nhân và đàn bà không được học hành sẽ không bao giờ thành người quân tử được, cả đời sẽ chỉ là những người tiện dân hèn hạ phải phục tòng người quân tử.

Tam cương là 3 giềng mối, 3 mối quan hệ được bá quyền Đại Hán nhân danh Khổng tử đặt ra thành những quy tắc "chết người":

- Quân thần (vua tôi) người làm tôi bị vua "thắt cổ" bằng chữ Trung: "quân xử thần tử, thần bất tử bất trung".
- Phụ tử (cha con): cha "thắt cổ" con bằng chữ hiếu "phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu". Cha bảo con chết thì con phải chết. Con không chịu chết là con bất hiếu. Lẽ tất nhiên là người Tàu trọng nam khinh nữ chỉ bóp cổ con gái thôi như vẫn thường xảy ra ở bên Tàu hiện nay với chính sách một con.
- Phu phụ (vợ chồng) "phu xướng phụ tùy". Chồng nói vợ phải theo. Nhưng người đàn bà không phải chỉ phụ thuộc một người đàn ông mà ba người đàn ông theo luật Tam tòng: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Khi còn con gái phải theo cha, khi đi lấy chồng phải theo chồng, khi chồng chết phải theo con trai. Làm đàn bà Tàu khổ như vậy, phải theo và phục tòng đàn ông từ nhỏ đến già như một kẻ nô lệ ngay đối với cả con mình. Đó cũng còn may nếu sinh được con trai. Nếu không có con trai hay chỉ sinh con gái sẽ bị đuổi ra khỏi nhà, chết vơ chết vẩn ngoài đường.
Người đàn bà còn phải có 4 cái đức (tứ đức) để hầu hạ và chiều chuộng người đàn ông là:
+ công: khéo léo trong việc làm
+ dung: hoà nhã trong sắc đẹp.
+ ngôn: mềm mại trong lời nói.
+ hạnh: nhu mì trong tính nết.
Có cái ngược lý là tam tòng tứ đức chỉ trói buộc người đàn bà được người quân tử "chiếu cố" chứ trái lại người đàn bà của kẻ tiểu nhân tức là của tiện dân, lại có quyền trên chồng trên con hơn nhiều vì một lẽ dản dị là phải làm ăn buôn bán, dệt vải, trồng dâu chăn tầm, kiếm đồng tiền bát gạo nuôi chồng nuôi con.
Giữa người và người cùng trong một nước mà còn phân biệt thứ hạng và giới tính như vậy thì đối với những dân tộc lân bang không cùng tộc Hoa, Khổng Tử của nhà Hán còn tệ hơn nhiều khi nói: "Các nước Di, Địch dù có vua cũng không bằng Hoa Hạ (Trung Hoa) không có vua". Quan niệm của người Trung Hoa coi nước mình là trung tâm của vũ trụ chung quanh chỉ là những dân tộc man di mọi rợ đã tạo ra óc kỳ thị chủng tộc và tư tưởng bá quyền trong đầu óc mỗi người Trung Hoa nên đã đến lúc cần phải lấy lại tên quốc tế của nước Qin là Chine, China, phiên âm theo tiếng Việt từ ngàn xưa là nước Tần (đọc trại là Tầu). Dân ta từ xưa đến nay chỉ gọi nước Tàu, người Tầu, giặc Tần, giặc Ngô... Trong Nam chỉ gọi "mấy chú chệt" (từ chữ chinois, chinetoque), mấy chú (trú) khách (khách qua ẩn trú bên nước ta khi nhà Minh mất). Trong giấy tờ ngoại giao tiếng Việt gọi China là Trung Hoa cũng đã là lịch sự lắm rồi. Từ "Chung Guo" (Trung Quốc) chỉ nên để cho mấy người Tàu nói với nhau. Gọi nước Tàu là Trung Quốc thì khác gì tự nhận mình là phiên bang.
Nói tóm lại ông Khổng Tử được Tàu coi là một ông thánh mà có những ý nghĩ phân biệt giữa người và người, giữa dân tộc này với dân tộc khác, khuyến khích cha giết con, người cầm quyền giết dân thì quá là ác độc hơn Bin Laden bội phần! Ông Khổng này chỉ là ông Khổng của bá quyền Trung Quốc bày đặt ra.

3) Nhật Bản chưa bao giờ là nước theo Khổng giáo. Việt Nam là nước độc nhất vẫn lệ thưộc tư duy đạo Khổng cho tới bây giờ

1° Người Nhật chỉ chọn lọc một vài ý niệm của Khổng giáo để thực dụng:

Người Nhật chỉ biết Khổng giáo qua chữ Hán từ đầu thế kỷ thứ V thông qua người Cao Ly. Những người này trốn chạy xâm lược Tàu có mặt ở Nhật từ đầu thế kỷ thứ III đem những kỹ thuật nông nghiệp, làm đồ sắt, dệt vải truyền bá cho người Nhật (nước Nam Việt của Triệu Vũ Vương biết những kỹ thuật này từ 200 TCN nên Lã hậu mới cấm bán nguyên liệu sắt cho Nam Việt). Các nhà nho Cao Ly (lettrés, theo nghĩa biết viết chữ Hán) dùng chữ Hán giúp Nhật làm văn khố, lập thư viện, giúp vua chúa Nhật tổ chức hành chính phỏng theo Tàu. Chỉ bắt đầu từ thế kỷ thứ VIII dưới triều đại nhà Đường người Nhật mới thấy cần phải giao thiệp thẳng với Tàu để học thêm: lập sứ quán ở Tràng An, lập những cư xá tụ tập từ 100 đến 200 người đủ hạng: sứ thần, nhà sư đi học đạo Phật, những người đi học nghề, học kiến trúc, văn chương... Có cả thảy tới 5 trung tâm như vậy luôn luôn đầy ắp người vì đi từng đội thuyền gồm 4 chiếc (thành ngữ tiếng Nhật "tứ thuyền" có nghĩa là đi du học) luân phiên nhau chở người đi qua Tàu học. Muốn học văn chương chữ Hán bắt buộc phải học tứ thư ngũ kinh của Khổng giáo vì mọi chữ nghĩa đều nằm trong đó, nhưng không có nghĩa là những người này sẽ đem đạo Khổng của Tàu áp dụng ở Nhật. Vả lại dưới thời đại nhà Đường Khổng giáo bị đạo Phật lấn áp. Truyền thống học hỏi và lợi dụng những hiểu biết của nước ngoài mà không lập lại y hệt, vẫn được người Nhật tiếp tục từ khi bắt đầu tiếp xúc với Tây phương và khi đi du học Tây Phương thế kỷ thứ XIX dưới thời Minh Trị Thiên Hoàng.

2° Người Nhật không theo chế độ tôn quân quyền nên không tuyển người cai trị theo kiểu Khổng giáo:

Cái khác với Việt Nam là người Nhật học Khổng giáo không phải để bắt chước Tàu mở kỳ thi tuyển quan lại cai trị dân thực thi chủ nghĩa Tôn quân quyền như Việt Nam mà là để mượn văn tự Hán và lấy văn hoá Khổng giáo bồi bổ cho nền văn hoá riêng biệt của mình là truyền thống Thần đạo. Địa lý nước Nhật không phải như nước Tàu với những đồng bằng mênh mông ở lưu vực sông Hoàng Hà cần phải có một cơ cấu hành chánh trung ương tập quyền để kiểm sát dân và phân phối nước cho đồng ruộng. Khổng giáo được bá quyền Đại Hán tạo ra là cốt để tuyển người phục vụ cái thể chế đó. Nước Nhật gồm nhiều đồng bằng nhỏ bé phân cách nhau bằng nhiều ngọn đồi chỉ có thể thông thương với nhau bằng đường biển nên nước bị chia ra làm nhiều miền, mỗi miền có 1 dòng họ, 1 lãnh chúa (shogun) cai trị, hay tranh giành nhau, đánh lẫn nhau. Cũng vì vậy cần phải có 1 ông vua vô quyền đứng làm trọng tài hay đứng tượng trưng, và tuy được suy tôn là Thiên hoàng, dân chúng phải thờ lạy, nhưng luôn luôn bị các lãnh chúa bắt nạt. Tất nhiên là những Shogun (Đại tướng quân) luôn luôn đánh lẫn nhau cần phải có sự hỗ trợ của một tầng lớp thượng võ dưới quyền là tầng lớp Võ sĩ đạo (Samourai). Tầng lớp này coi văn là phụ và học văn là cốt để thay mặt shogun cai trị dân. Khổng giáo ngược lại trọng chữ thánh hiền khinh võ trọng văn...
Cũng cần phải nói thêm là Nhật chỉ mượn 1945 chữ trong số 80000 chữ Hán để kết hợp với 45 vần Hiragana phiên âm tiếng gốc Nhật và 45 vần Katakana phiên âm tiếng nước ngoài. Cách phiên âm này được 1 nhà sư Nhật tạo ra cách đây 1000 năm. Nhờ vậy mà người Nhật không cần phải học hết Tứ thư Ngũ kinh mới biết viết như Việt Nam. Công của nhà sư Nhật này cũng ngang với công của giáo sĩ Đắc Lộ đã tạo ra chữ quốc ngữ cách đây gần 400 năm.

3° Ý niệm "Trung hiếu", nòng cốt của Khổng giáo xa lạ với tâm thức người Nhật:

Như tôi đã nói trên, Thiên Hoàng chỉ tương trưng nước Nhật chứ không có quyền hành gì. Một người lính Nhật thua trận tự rạch bụng tự tử là vì thấy không làm tròn bổn phận đối với đất nước chứ không phải vì trung với vua "quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" như cái chủ nghĩa "quân thần" ác ôn này của Khổng giáo. Khổng giáo không có đất nước mà chỉ có vua. "Trung với Đảng" cũng không ra khỏi cái nghĩa này.
Người võ sĩ đạo rạch bụng tự tử khi shogun của mình thua cũng không phải vì hiếu với shogun là vì tự cảm thấy nhục không làm tròn nhiệm vụ được giao phó. Hai người võ sĩ đạo đấu kiếm với nhau người thua yêu cầu người thắng giết mình không thì cũng tự mổ bụng mà chết.

4) Việt Nam trong lịch sử đã bỏ lỡ nhiều cơ hội nên cho tới bây giờ vẫn không thoát khỏi tư duy đạo Khổng của nhà Hán:

Từ khi giành được độc lập cách đây hơn một ngàn năm cho đến nay, Việt Nam có nhiều khả năng và cơ hội hơn Nhật để tự tạo ra một nền văn hoá riêng biệt, thoát khỏi tư duy Tàu, hội nhập với Tây phương và trở thành 1 nước lớn mạnh nhất Đông Nam Á. Nhưng vì quá nô lệ tư duy Tàu nên mọi cơ hội đều đã bị bỏ lỡ:
1° Triều đại nhà Lý có công đánh Tống diệt Chiêm mở mang đất nước cho tới Quảng Bình Quảng Trị, lập kinh đô Thăng Long, lấy đạo Phật làm quốc giáo, lẽ ra phải biết kết hợp truyền thống thờ thành hoàng và thờ các danh nhân, thờ tổ tiên với đạo Phật (không phải Đại thừa của Tàu) để làm nền tảng cho 1 nền văn hoá riêng biệt như Nhật đã làm với Thần đạo, thì lại bắt chước Tàu mở khoa thi (năm 1075) lấy lại đạo Khổng của Tàu làm quốc giáo để tự chui vào cái gông cùm văn hoá tư duy Tàu.
2° Tiếp xúc với Tây phương từ thế kỷ thứ XVI cùng thời với Nhật, các vua chúa đàng Trong cũng như đàng Ngoài (trừ chúa Sãi) đã không biết làm như các Shogun Nhật, lợi dụng sự hiểu biết kỹ thuật của Tây phương để cải tiến kinh tế, cải tiến kỹ thuật đi biển, mở rộng thông thương, phát triển thương mại đưa đất nước đến thịnh vượng.
3° Nhưng cái ngu xuẩn nhất là đã không biết dùng chữ quốc ngữ để thoát khỏi chữ Hán và tư duy Tàu. Các vua nhà Nguyễn sau này lại còn sợ "tà đạo" Cơ đốc lợi dụng chữ quốc ngữ xâm nhập phá đạo thánh hiền của Tàu nên ra sức giết đạo, bế quan toả cảng, khiến cho thực dân Pháp mượn cớ bênh đạo hợp cùng với Y Pha Nho nổ súng xâm lăng đầu tiên ở Đà Nẵng. Cho tới nay cũng vẫn có người nghĩ như các vua chúa nhà Nguyễn là mình đã có chữ nôm rồi đâu cần phải dùng chữ quốc ngữ và Giáo sĩ Đắc Lộ (de Rhodes) là gián điệp của Tây đã mở đường cho Tây xâm chiếm Việt Nam. Những người này tỏ ra thiếu hiểu biết về hai điều: 1° De Rhodes tên thật là Rueda gốc người Do thái Y Pha Nho sinh ở đất Giáo Hoàng chứ không phải ở Pháp và chết 200 năm trước khi Pháp tới Việt Nam. 2° muốn viết được chữ nôm thì phải biết chữ Hán 2 lần hơn người Tàu vì một chữ nôm gồm 2 chữ Hán, 1 chữ tượng nghĩa, 1 chữ tượng âm.
3° Vừa thoát khỏi tròng thực dân Pháp thì lại tự chui đầu vào thòng lọng Tàu, lao đầu vào một cuộc nội chiến kéo dài 20 năm vì cũng vẫn giữ tư duy trung ương tập quyền của đạo Khổng : một nước không thể có 2 miền Nam, Bắc, được. Không thấy là Nhật Bản nhờ có nhiều shogunat (Mạc phủ) cạnh tranh nhau mà mạnh. Và sở dĩ đất nước Việt Nam được mở rộng tới tận mũi Cà Mau và có một thời cai trị cả Lào và Cao miên, là vì có 2 mạc phủ, đàng Trong (Nguyễn), đàng Ngoài (Trịnh).

Kết luận

Đã đến lúc ĐCSVN phải thay thế cái chủ nghĩa Mác - Lê Nin mà trong 4 nước gọi là cộng sản còn sót lại, chỉ Việt Nam còn giữ. Nhưng thay thế bằng chủ nghĩa nào? Chỉ có hai giải pháp:
1° Bệ nguyên si cái chủ nghĩa "Xã hội Hài hòa Xã hội chủ nghĩa" của Tàu đem về Việt Nam và chỉ cần thay chữ "hài hòa" quá Tàu bằng chữ "Hòa giải" chẳng hạn. "Hòa giải Xã hội chủ nghĩa" nghe cũng rất kêu. Chắc chắn là phái "Lãnh đạo" bảo thủ thân Tàu trong Đảng hoan nghênh giải pháp này: Đảng vẫn giữ nguyên cơ cấu, vẫn bảo tồn được hệ thống lãnh đạo, giành Quản lí nằm trong tay phái "Cầm quyền" cấp tiến. Cái khó là ai là người trong phái này có bản lãnh như Hồ Cẩm Đào để vừa là Chủ tịch nước vừa là Tổng bí thư Đảng để một ngày kia khống chế luôn cả phái "Cầm quyền".
2° Làm một cuộc cách mạng nội bộ thay thế Marx - Lê Nin bằng Marx - Engels, tháo gỡ bộ máy hệ thống "Đảng Lãnh đạo" để biến ĐCSVN thành một đảng Dân chủ - Xã hội. Bước đầu tuy chưa chấp thuận đa đảng nhưng chấp thuận trong thực tế đa nguyên trong Quốc hội, tự do báo chí, tự do thành lập các nghiệp đoàn và các tổ chức xã hội dân sự. Chắc chắn là ĐCSVN kiểu "Dân chủ - Xã hội" sẽ được quốc tế nhiệt liệt hoan nghênh và sẽ được nằm trong danh sách những đảng Xã hội thành viên của Quốc tế Xã hội chủ nghĩa (Internationale Socialiste) hậu thân của Đệ Nhị Quốc tế thợ thuyền từ thời Engels. Cái khó là phải có một người trong phái Cầm quyền (thủ tướng, chủ tịch nước, chẳng hạn) có đủ bản lãnh tháo gỡ bộ máy lãnh đạo ký sinh trùng mà người đứng đầu là Tổng bí thư Đảng.
Nhưng giải pháp nào cũng còn hơn tình trạng giậm chân tại chỗ hiện nay mà cái gọi là chủ nghĩa Mác - Lê Nin chỉ là tấm bình phong nấp sau đó các bè phái chia nhau chiếu trên chiếu dưới, không những ở Trung ương mà còn ở những đơn vị địa phương nhỏ bé nhất như các phường xã... Chế độ cộng sản Việt Nam không phải là chế độ độc tài độc đảng - với nghĩa có một nhà độc tài sử dụng đảng của mình như một công cụ - mà là chế độ Nhị thập đảng X 2 vô lãnh tụ trong chế độ này mỗi tỉnh là một đảng, mỗi đảng lại phân làm 2 phái chia nhau quyền hành theo tập tục của các làng xã Việt Nam khi xưa. Có sự ngược đời là muốn giải quyết cần phải tạo cho ĐCSVN một lãnh tụ độc tài để có thể hạ bệ được.

Vì sao có những chế độ độc tài? Chính trị - xã hội

BS Hồ Hải

Chế độ là do con người lập ra. Những con người lập ra chế độ đứng về mặt cấu thành gồm có, lãnh đạo và nhân dân trong một chế độ, xã hội cụ thể. Lâu nay, trên các diễn đàn và truyền thông thường nhìn vấn đề còn phiếm diện ở sự độc tài của lãnh đạo, mà không nhìn 2 mặt của vấn đề làm nên một thể chế độc tài.
power_of_people.jpg
Nhân Dân không biết rằng họ mới thực sự là người nắm Quyền Lực
Đứng về mặt xã hội học, để có một chế độ độc tài đòi hỏi phải có lãnh đạo độc tài. Lãnh đạo vì quyền lợi cá nhân để giải quyết bản chất của con người là tư hữu và quyền lực của họ. Đây chỉ là điều kiện cần cho một thể chế độc tài.
Nhưng cũng trên cơ sở xã hội học, để có một chế độ độc tài thì cũng có điều kiện đủ để có một thể chế độc tài. Vì chỉ một nhóm số ít lãnh đạo không thể tạo ra một thể chế độc tài, muốn làm gì thì làm được, vì sự tham lam của họ. Điều kiện đủ đòi hỏi cái quan trọng ở số đông là người dân của xã hội tiếp tay cho sự độc tài của lãnh đạo. Nên nhớ là tiếp tay chứ không là ủng hộ.
Trên cơ sở đó, nếu số đông người dân quay lưng với những mệnh lệnh đưa ra từ hiến pháp, luật lệ sai trái thì liệu lãnh đạo có tồn tại để độc tài không? Nhưng vì sao người dân lại tiếp tay với lãnh đạo mà họ cho là sai quấy?
Câu hỏi trên làm cho các nhà phân tâm học có câu trả lời là vì, số đông người dân chưa hiểu hết quyền lực thực sự của mình. Nếu số đông này hiểu được quyền lực thực sự của mình là từ chối tiếp tay với mệnh lệnh sai trái và, không thực thi những luật lệ sai trái của lãnh đạo đưa ra, để hút máu dân phục vụ cho quyền lợi nhóm của lãnh đạo thì tự động nhóm nhỏ này sẽ rơi vào vực thẳm của cái cách chơi dao của họ, vì đứt tay.
Thế thì, tại sao người dân không hiểu được sức mạnh của mình? Vì họ chưa giải thoát được cái mà ông tổ của Phật học đưa ra: giải thoát cái sợ. Khi con người chưa đủ hiểu biết và bị định hướng bỡi quyền lực thứ tư - truyền thông đại chúng - và bị áp đặt 3 quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp sai quấy để phục vụ cho sự tham lam của nhóm cầm quyền, thì đám đông sẽ không thoát được tư duy đám đông vô thức và sẽ không thoát được cái sợ.
Họ sợ vì họ chưa hiểu hết nghĩa cái mà họ cho là của mình. Vợ/chồng của mình, con cái/cha mẹ của mình, tài sản của mình, cơm no áo ấm của mình, v.v.... rất nhiều cái của mình. Đó là bản chất tư hữu và quyền lực của con người. Nhưng họ không hiểu rằng, khi từ giã cõi đời, họ không còn cái gì là cái của mình. Lúc đó, bản chất tư hữu và quyền lực của con người cũng không còn tồn tại.
Thế thì tại sao khi còn hiện hữu trên cõi đời này, con người không biết giành lấy quyền lực thực sự của mình để mưu cầu hạnh phúc đúng nghĩa? Tất cả mọi vấn đề xoay quanh bản chất của con người: tư hữu và quyền lực.
Đến khi nào loài người ý thức được, quyền lực của số đông người dân trong một xã hội không có gì là to tát, mà chỉ cần quay lưng với những mệnh lệnh sai quấy của lãnh đạo, lúc đó bóng đen của độc tài sẽ tan biến, mà không cần bạo động, lật đổ chính quyền như những cuộc cách mạng hoa Nhài gần đây vậy. Điều này thánh Gandhi đã từng làm ở Ấn đối với người Anh và cuộc cách mạng Nhung mà cố tổng thống Václav Havel đã thực hiện ở Cộng Hòa Cezch hồi cuối thập niên 1980 đến đầu thập niên 1990 vậy.
Đám đông vô thức vì tư hữu và quyền lực của một tập thể nhỏ - gia đình là tế bào của xã hội - vì cái sợ đã quên đi quyền lực lớn thực sự của mình, là điều kiện đủ để tạo ra điều kiện cần của một nhóm nhỏ có ý thức đưa ra một thể chế độc tài. Từ đó, thế giới loài người trên trái đất luôn tồn tại những chế độ độc tài là vậy.
Asia Clinic, 9h30' ngày thứ Sáu, 24/02/2012

Thảm họa vỡ đập không quá xa vời

Sông Tranh 2: Thảm họa vỡ đập không quá xa vời

clip_image001 
GS.TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam.
 
"Tôi không hiểu sao nhà thầu lại phát ngôn rằng chuyện nứt đập là chuyện bình thường. Dù gì, nguy cơ vỡ đập là có. Rõ ràng chính các kỹ sư thi công cũng chưa hiểu hết về kỹ thuật nên mới có một vài tuyên bố như vậy". Đó là chia sẻ của GS.TSKH Phạm Hồng Giang về sự cố nứt Đập Thủy điện Sông Tranh 2.
Lỗi không ở công nghệ
Theo đánh giá của ông, sự cố nứt đập của thủy điện Sông Tranh 2 đang ở mức độ nào?
Theo như kinh nghiệm trong ngành thì đó là việc nghiêm trọng. Không thể nói nó là bình thường. Trong kỹ thuật xây dựng đập, việc để nước từ thượng lưu chảy xuyên qua đập, tràn qua mặt đập, mái đập là không được phép.
Chiều 21/3, nhà thầu đã nhận lỗi kỹ thuật. Nhưng có người lại đặt dấu hỏi về công nghệ được lựa chọn?
Không. Đập bê tông đầm lăn là công nghệ của Nhật Bản, được sử dụng vào khoảng hơn 30 năm trở lại đây. Đập đầm lăn có nhiều ưu điểm, sử dụng ít xi măng, tiết kiệm, việc tỏa nhiệt ít hơn nên nó cho phép đổ những khối bê tông rất lớn, tiến độ thi công rất nhanh. Vì sử dụng ít xi măng nên khả năng chống thấm của nó kém hơn. Bởi thế việc chống thấm cho bê tông đầm lăn phải làm rất cẩn thận. Đối với thiết kế đập, người ta phải làm những đường hành lang bên trong đập để gom những phần thấm không chặn hết ở thượng lưu chứ không bao giờ được phép để tràn ra mái hạ lưu.
Lúc mới xảy ra sự cố, nhà thầu khẳng định đó là hiện tượng bình thường. Chắc hẳn vì cho rằng đã là đập bê tông đầm lăn thì phải chấp nhận nước thấm qua?
Tôi thấy rất buồn cười khi họ phát ngôn như thế. Chúng ta đã làm những đập đầm lăn lớn như đập Sơn La, Bản Vẽ... Không phải cứ đập đầm lăn thì đương nhiên nó phải thấm. Nếu làm chống thấm tốt thì nó sẽ không như thế. Có rất nhiều cách để giải quyết chống thấm. Vì thế hoàn toàn không phải do công nghệ.
Nguyên nhân thì đã rõ, liệu có xử lý được không thưa ông?
Tôi khẳng định lại, việc để nước chảy tràn ra ở mái hạ lưu là không được phép. Giọt thấm sinh ra do độ chênh lệch mực nước ở thượng lưu và hạ lưu. Đập cao hàng trăm mét như thế thì thế năng dòng nước ở thượng lưu là rất lớn. Khi chảy trong đập thì nó có thể cuốn theo làm phá hủy các loại vật liệu dọc đường thấm. Khi nó thấm như thế, tràn qua mái đập, thì chỗ mái đập hạ lưu là chỗ dễ bị phá hủy nhất. Nếu là đập đất thì khả năng vỡ đập đã thấy rõ. Nhưng đây là đập bê tông đầm lăn nên nó chưa thể vỡ ngay được. Vì thế phải xử lý bằng được.
Tôi không hiểu sao họ lại mắc lỗi như thế!
Nguyên nhân đã được xác định rõ là do lỗi quên khâu thiết kế đường ống hút nước trong thân đập, ông có bình luận gì về nguyên nhân này?
Khi sự cố vừa xảy ra, một vài kỹ sư của nhà thầu có nói rằng nguyên nhân là do nước từ các khe tỏa nhiệt của khối bê tông thấm xuống hạ du. Tôi tự hỏi không thể hiểu vì sao mà họ lại mắc lỗi như vậy được. Vì rõ ràng về nguyên tắc căn bản thiết kế xây dựng đập, không thể làm tắc trách như vậy được.
Nghĩa là người ta đã "quên" khâu xử lý khe?
Đúng vậy. Khi đổ các khối, các khe giữa các khối là phải xử lý, người ta có thể có nhiều cách. Có thể làm các khớp giữa các khối để ngăn không cho nước vào trong khe. Các khe đó có thể làm bằng cao su, nhựa nhưng tốt nhất là làm bằng đồng. Nếu không thì chụp, phun chất chống thấm vào đó khi thi công như đổ nhựa đường, vữa chống thấm. Phải làm như thế, chứ không thể để các khe toang hoác như thế, dòng thấm nó đi qua là đương nhiên. Nhưng tôi không thể lý giải vì sao người ta lại có thể "quên" khâu này.
Trước khi nguyên nhân được công bố, ông có nghĩ đến giả thiết này?
Khi họ nói rằng có nước thấm qua khe nhiệt, tôi đã có thể khẳng định các khe chưa được xử lý đúng kỹ thuật. Tại sao họ làm như thế thì tôi cũng chịu. Không biết là do thiết kế đã có phương án kỹ thuật xử lý đầy đủ nhưng thi công không làm theo, hay thiết kế không chú ý đến chỗ đó, người ta cũng không làm... thì mình không khẳng định được.
Vậy khi họ nói đó là sự cố "bình thường", ông nghĩ gì?
Những người am hiểu thì không ai phát biểu như thế. Bảo là bình thường là không được. Chỉ khi anh thi công không đúng kỹ thuật thì nó mới xảy ra sự cố như vậy.
Xử lý phức tạp, tốn tiền
Trên thế giới đã bao giờ xảy ra sự cố tương tự chưa thưa ông?
Cũng có. Ở Hy Lạp năm 2002 cũng có hiện tượng rò rỉ đập giống như ở Sông Tranh 2. Người ta phải khắc phục bằng giải pháp chống thấm ở thượng lưu. Các đập đất bị vỡ nhiều, chứ đập bê tông đầm lăn thì chưa.
Cách xử lý có phức tạp không?
Hoàn toàn có thể xử lý được, không phức tạp. Việc trám xi măng vào chỗ rò rỉ chảy nước chỉ là biện pháp rất tạm thời thôi. Về lâu dài nó sẽ không thể duy trì sự an toàn của đập.
Vậy thì phải làm sao thưa ông?
Phải chống thấm từ phía thượng lưu. Với một khối lượng nước lớn như vậy ở hồ chứa thì người ta có 2 cách là làm khô hoặc làm ướt. Làm khô là sẽ phải hạ thấp mức nước hồ chứa xuống cho khô mặt đập, tìm xem chỗ nào thấm. Sau đó dán một lớp màng chống thấm vào đó hoặc là sơn phủ bề mặt bằng một loại sơn đặc biệt. Cũng có thể là khoan và phụt vật liệu chống thấm vào các khe, ngăn được dòng thấm từ thượng lưu. Cách làm ướt là có thể cử thợ lặn xuống nước dán lớp màng chống thấm vào khe nứt. Nhưng trước tiên là phải xác định được nó rò rỉ ở chỗ nào. Ở Hy Lạp, người ta cũng xử lý dán trong nước sau khi xác định được vùng thấm.
Chi phí sửa chữa có nhiều không thưa ông?
Cụ thể thì tôi không có số liệu chi tiết nhưng theo tôi biết là rất đắt. Nhưng để đảm bảo an toàn cho đập thì đắt đến mấy cũng phải làm.
Có thể cả một huyện sẽ bị xóa sổ
Sau khi xử lý như vậy thì độ an toàn của đập sẽ thế nào thưa ông?
Sau khi xử lý thì sẽ không có vấn đề gì hết. Nhiều người lo ngại nó mất an toàn, nhưng tôi nghĩ nếu làm tích cực thì có đủ thời gian. Như ở Hy Lạp thì người ta xử lý trong vòng 1 năm.
Thời gian đó có quá dài không thưa ông?
Phải nghiên cứu khảo sát, thi công và hoàn thành, thì phải cần đến chừng đó thời gian.
Nhưng một số chuyên gia có bày tỏ lo lắng rằng địa điểm đặt thủy điện Sông Tranh 2 nằm trong vùng tâm mưa của Trà My. Mà mùa mưa thì đang đến gần kề, liệu nguy cơ nào sẽ đe dọa người dân ở đây?
Theo tôi nhìn tổng thể đập thì chưa thể vỡ được ngay. Nó chỉ đe dọa sự an toàn nhưng chúng ta có đủ thời gian để làm. Với dung tích 730 triệu mét khối của Sông Tranh 2, nếu vỡ thì sẽ là một thảm họa rất lớn. Nó ục xuống một cái thì có khi cả một huyện sẽ bị xóa sổ. Thảm họa vỡ đập không quá xa vời, cần khẩn trương xử lý đúng kỹ thuật.
Xin cảm ơn ông!

Theo tôi thì người dân cũng phải bình tĩnh. Cần có những phương án sẵn sàng. Nếu xử lý không được thì phải di chuyển. Nhưng chắc không ai để cho xảy ra tình huống vỡ đập đâu. Tuy nhiên vẫn phải tính đến những rủi ro, nên phải tính các phương án đối phó đề phòng và có biện pháp khắc phục sớm. Nếu cứ để như vậy sẽ gây ra hư hại và ảnh hưởng đến sự an toàn của đập.


Tô Hội (Thực hiện)

Hàng trăm dân oan kêu cứu Quốc hội

Gia Minh, biên tập viên RFA
Hằng trăm nông dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên bị chính quyền các cấp thu hồi đất cho dự án khu đô thị sinh thái Ecopark hôm nay tiếp tục kéo đến Văn phòng tiếp dân của Quốc hội tại số 36 Ngô Quyền Hà Nội yêu cầu chính quyền trả lại đất cho dân.
Sáng nay 22 tháng 3, 2012 khoảng 100 người thuộc các huyện Văn Giang - Hưng Yên, xã Yên Vên (Gia Lâm, HN) đã kéo về trước Văn phòng tiếp dân của Quốc hội để kêu cứu. Courtesy blog Nguyễn Xuân Diện
Một người dân tham gia cùng đoàn khiếu kiện tại Văn phòng tiếp dân của Quốc hội hôm nay cho biết:
Chúng tôi đều là dân Hưng Yên, chúng tôi khởi hành đi từ tám giờ rưỡi sáng. Hôm nay đông chừng 500 người. Mục đích chúng tôi hỏi về ruộng nương của chúng tôi. Chúng tôi không bán thì trả ruộng lại cho chúng tôi. Chúng tôi đi 7 năm rồi mà chưa ai giải quyết cho chúng tôi cả. Họ tránh không ai tiếp chúng tôi cả.
Chúng tôi mang theo khẩu hiệu với nội dung chúng tôi không bán đất, trả lại ruộng đất cho chúng tôi. Những khẩu hiệu của chúng tôi không có vướng mắc gì cả.
Mục đích chúng tôi hỏi về ruộng nương của chúng tôi. Chúng tôi không bán thì trả ruộng lại cho chúng tôi. Chúng tôi đi 7 năm rồi mà chưa ai giải quyết cho chúng tôi cả. Họ tránh không ai tiếp chúng tôi cả.
Một người dân đi khiếu kiện
clip_image002
Hằng trăm dân oan khiếu nại việc thu hồi đất cho dự án khu đô thị sinh thái Ecopark trước văn phòng tiếp dân của Quốc hội. Courtesy blog nguyenxuandien
Cuộc tập trung đông nông dân khiếu kiện hôm nay ở Hà Nội được cho biết kéo dài khoảng từ 9 giờ đến cuối giờ làm việc buổi sáng là 11 giờ 30.
Tin cho biết trong đoàn người hôm nay trước Văn phòng tiếp dân của Quốc Hội có nhiều người được nói không phải dân đi khiếu kiện. Có tình trạng nếu ai muốn chụp ảnh đoàn người khiếu kiện thì bị người lạ khác cố tình ngăn cản và cướp máy ảnh.
Mới hôm qua, nhiều người gồm những người dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và những địa phương khác như Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, rồi huyện Phú Xuyên, Đông Anh Hà Nội kéo nhau đến tại Văn phòng Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam để khiếu kiện về những sai luật trong việc thu hồi đất đai của họ.
Dự án khu đô thị Ecopark được dự trù rộng đến 500 héc ta. Đây là đất của người dân ba xã Xuân Quang, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
G. M.

NỖI LO TOÀN CẢNH PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở NƯỚC TA



Tô Văn Trường

Vết nứt toác lớn bên vai trái đập chính thủy điện Sông Tranh 2

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phát triển đất nước. Không hề xấu hổ khi nói rằng chúng ta rất lạc hậu về mọi mặt. Không thể đốt cháy giai đoạn bằng sử dụng một cách phí phạm các nguồn tài nguyên, các nguồn lực của đất nước. Bởi chúng ta không thể tái tạo cái mà thiên nhiên phải tích lũy hàng triệu năm. Cái chúng ta cần làm ngay là ổn định đất nước về mọi mặt, là phải biết tập trung phát huy sức mạnh của trí tuệ, sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Sức mạnh đó mới giúp chúng ta phát triển trên nền tảng bền vững, giúp đất nước đi lên một cách vững chắc. Từ sự kiện nóng, sự cố rò rỉ nước ở đập thủy điện sông Tranh 2 đang gây xôn xao dư luận, đặc biệt là sự bất an, lo lắng của người dân vùng hạ lưu đập, hãy cùng nhau nhìn lại bức tranh tổng thể về công tác phát triển thủy điện ở Việt Nam.
Chiến lược phát triển ngành điện
Chúng ta xây dựng các dự án phát triển ngành điện cho vài chục năm sau, nhưng không hề có dữ liệu dự đoán một cách đáng tin cậy của các ngành sử dụng mà cứ lấy phương hướng của các ngành khác nhân với tỉ lệ tăng trưởng dự kiến hàng năm để cho ra con số tổng công suất cần đạt được, có nghĩa là không có số liệu điện năng tiêu thụ bình quân cho mỗi sản phẩm qui đổi của từng nhóm hàng trong rổ hàng hóa! Tức là ta không có bức tranh tương lai toàn cục, hai mươi năm sau, vài chục năm sau, mà chỉ có các hộ sử dụng điện sinh ra chứ không có các hộ sử dụng điện mất đi, tức là hôm nay sản xuất một tấn thép tiêu hao hết từng này điện thì vài chục năm sau cũng vậy bằng cách nhân tỷ lệ tăng lũy tiến cho vài chục năm. Do đó, độ tin cậy của tổng sơ đồ phát triển điện cũng rất hạn chế. 
Công tác quy hoạch, khảo sát
Hệ thống điện của Việt Nam phần lớn dựa vào nguồn phát của thuỷ điện (thuỷ điện chiếm đến 40% cơ cấu nguồn điện của hệ thống). Tuy nhiên, nguồn nước để phát điện tuỳ thuộc vào thời tiết, tuỳ thuộc vào “ông trời” và quy trình vận hành hồ chứa do con người lập ra. Chúng ta chưa có luật quy hoạch, cho nên các ngành khi làm quy hoạch thì sự phối hợp giữa các ngành chỉ là hình thức, hay nói rõ hơn không có “nhạc trưởng” đủ uy quyền cả tâm và tầm để chỉ huy chung. Bởi thế, mới xảy ra việc quy hoạch chồng chéo, mâu thuẫn nhau và chính những người chịu trách nhiệm làm quy hoạch do chịu nhiều sức ép, nên đôi khi cũng mất kiểm soát. Với trường hợp quy hoạch thủy điện, bất cập nhất là làm gia tăng xung đột sử dụng nước. Năm 2010, chúng tôi đi vào rừng Yok Đon, mục sở thị 20 km sông Serepok cạn khô vì thủy điện Serepok 4A chặn dòng. Rõ ràng "anh điện" được lợi (kiếm tiền từ thủy điện) thì các ngành khác hoặc là chết khô, hoặc là chết ngập!


Cơ chế thị trường, nên nhiều chủ đầu tư muốn đầu tư vào thủy điện đều tìm cách sao cho có lợi nhuận cao nhất, do đó tìm cách tiết kiệm tất cả các khâu từ khảo sát thiết kế đến thi công, kể cả thẩm tra, thẩm định. Thông thường khi nhận một công trình những đơn vị thiết kế đều lên dự toán theo quy chuẩn của nhà nước, nhưng chủ đầu tư chỉ chi 60~70% giá theo dự toán, muốn được việc người thiết kế đành cắn răng nhận. Ngay việc khảo sát cũng không được nhận đủ kinh phí theo dự toán. Ví dụ như đo đạc địa hình, các thuỷ điện đều xây dựng ở nơi heo hút, rừng nhiều, đo đạc đâu có dễ, do ít tiền nên chỉ vẽ sơ bộ, còn căn cứ vào bản đồ tỷ lệ thô vẽ lại. Về địa chất thì đáng khoan 10 mũi thì chỉ khoan 5 mũi mà có khi khoan chưa đến đá gốc, lấy vài mẫu để báo cáo, còn lại dùng phương pháp siêu âm ngoại suy, như thế thiết kế sao có thể chuẩn được? 


Công tác thiết kế.
Theo tôi biết, hiện tại ở Việt Nam đập bêtông đầm lăn (RCC) thiết kế theo tiêu chuẩn của Mỹ, đập đá đổ lõi đất thiết kế theo tiêu chuẩn của Trung Quốc, còn đập đất thì thiết kế theo tiêu chuẩn VN (dựa trên tiêu chuẩn của Nga).
Bất cập: Tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam không thống nhất về phân loại cấp công trình thuỷ điện theo Quy mô công suất, gây khó khăn trong việc phân cấp công trình. Cụ thể: TCVN 285:2002 & QCVN 03:2009/BXD-Ban hành kèm theo TT số 33/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009.
Trong khi đó theo QCVN 03: 2009 BXD lại quy định loại công trình thủy điện cấp đặc biệt tổng công suất >1000MW. Cấp I công suất 300- <1000MW; Cấp II 100-<300 MW; Cấp III 50-<100MW; Cấp IV <50MW.
Cần có quy trình thiết kế ngặt nghèo hơn đối với những khu vực hay xảy ra động đất như Quảng Nam, Đà Nẵng. Hơn nữa, chúng ta khai thác triệt để nguồn nước để phát điện vì lợi ích kinh tế thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Hiện tại, việc thiết kế thuỷ điện ở VN chưa thực sự quan tâm, xem xét đến yếu tố “dòng chảy môi trường” và cũng chưa xét đến trường hợp khi thuỷ điện hết tuổi thọ (khi chất bồi lắng đã ngập cửa nhận nước) thì chi phí nào để thực hiện!
Công tác thi công.
Khi mở móng thi công đáng ra phải làm theo thiết kế, đất đào phải chuyển đi xa tới nơi có thể đổ đất thì đổ toẹt xuống sông hạ lưu cho lũ cuốn đi, thế là lại gây bồi xói hạ lưu. Chủ đầu tư muốn có lãi có khi tự thi công nên chuyên môn không vững, tiền thi công rẻ mạt, và thường ăn bớt khối lượng. Mặt khác, chủ đầu tư muốn có dự án phải “chạy” cửa nọ, cửa kia của tỉnh cũng tốn kém, nếu không có vốn kịp triển khai mấy năm sau lại bị tỉnh thu hồi, các quan tỉnh lại bán cho chủ đầu tư khác thế là chủ đầu tư cũ mất tiền. Các chủ đầu tư thường cũng chỉ có 30% vốn, còn lại phải đi vay ngân hàng mà lãi suất ngân hàng ngày càng tăng, tình cảnh đó khiến chủ đầu tư đau đầu và chỉ còn cách tiết kiệm tối đa.

Ngay tại các vết nứt trên bờ đập chính thủy điện Sông Tranh 2, các công nhân đang cần mẫn đội nắng khoan sâu vào bê tông theo vết nứt để đặt ống dẫn nước và bơm hóa chất vào để không cho nước phun trào ra thân đập.

Vấn đề môi trường
Về vấn đề môi trường trong việc đầu tư các dự án phải được đặt lên hàng đầu. Phải có biện pháp khống chế nạn phá rừng làm nương rẫy, nạn khai thác rừng bừa bãi, nạn cháy rừng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của chúng ta và con cháu chúng ta trong tương lai. Các đập thủy điện phải đa mục tiêu, sử dụng hữu hiệu nguồn nước. Trong tương lai, nguồn nước cho sinh hoạt sẽ ngày càng cạn kiệt. Tổng thống Mỹ John F. Kennedy khi còn đương nhiệm đã phát biểu rằng: nếu ai đó giải quyết được vấn đề nước thì người đó sẽ nhận đồng thời hai giải thưởng Nobel: một giải thưởng về khoa học và một giải thưởng về hoà bình!
Cần quy định dòng chảy trả lại cho hạ lưu (dòng chảy môi trường) phải quy định ngặt nghèo hơn vì trên thực tế có nhà máy thủy điện vận hành có khi cả tuần, cả nửa tháng không hề xả nước xuống hạ du.
Sự cố rò rỉ đập thủy điện sông Tranh 2

Sáng 21-3, nước vẫn tuôn ra trên thân thân đập thủy điện Sông Tranh 2/báo Đà Nẵng
Ngay khi công luận quan tâm lo lắng về rò rỉ nước đập thủy điện sông Tranh 2, cơ quan quản lý dự án khẳng định dòng thấm chảy ra phía hạ lưu đã được nghiệm thu và đánh giá là đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình là ngụy biện!. Các chuyên gia Hội đập lớn Việt Nam đều có chung nhận xét đối với đập bêtông đầm lăn nguyên tắc thiết kế phải có một hoặc nhiều tầng hành lang. Trong hành lang đặt các thiết bị đo các yếu tố kỹ thuật như thấm, chuyển vị, nhiệt độ. Riêng về thấm, các nhà tư vấn tính toán lưu lượng thấm cho phép qua toàn bộ thân đập theo các tiêu chuẩn hiện hành nhưng tuyệt nhiên không cho thấm trên mặt đập, càng không cho phép nước chảy thành dòng như ở đập sông Tranh. Tại các khe nhiệt và khe co dãn phải bố trí ít nhất là 1 hàng vật chắn nước (với đập cao như Sông Tranh 2 thông thường bố trí 2 hàng vật chắn nước) từ đỉnh đến chân đập bằng đồng hoặc bằng nhựa PVC có tuổi thọ cả trăm năm nhưng phải tuyệt đối đảm bảo chất lượng không cho nước thấm qua các vật chắn của các khớp nối ở khe nhiệt hoặc khe co giãn, khe lún.
Bài học kinh nghiệm đắt giá của nước ngoài
Xin cảnh báo thực tế đã có vỡ đập ở Mỹ, các hiện tượng ban đầu rất giống như đập thủy điện sông Tranh 2 của Việt Nam. Đập chứa nước St.Francis dung tích 47 triệu m3, chiều cao 59 m, chiều dài 185 m, cung cấp nước cho Los Angeles, xây dựng từ 1924 đến 1926 thì hoàn thành. Trong suốt năm 1926 và 1927, một số vết nứt bắt đầu xuất hiện trong đập. Ngày 12/3/1928 người ta phát hiện ra một vết rò rỉ mới đồng thời đã có lo ngai đập bị xói mòn. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, thanh tra xác định rằng sự xuất hiện của nước bùn không phải từ phần đập bị rò rỉ, do đó họ vẫn tuyên bố đập an toàn. Tuy nhiên, đến nửa đêm thì đập St. Francis bị vỡ. Khoảng 600 người thiệt mạng, trong đó có những nạn nhân bị cuốn ra biển vài tháng sau, thậm chí vài chục năm sau mới tìm thấy xương cốt. Nguyên nhân vỡ đập được xác định do ba yếu tố chính: sự bất ổn của nền đất trên đó đập được xây dựng (trên rãnh đứt gãy địa chất); Sai lầm trong thiết kế, đặc biệt khi tăng thêm chiều cao của đập vào năm 1925, và công tác giám sát thiết kế và thi công. Rút kinh nghiệm từ sự cố này, thành phố Los Angeles đã cho gia cố, xử lý đập Mulholland có kết cấu tương tự ngay sau thảm họa.
Thay cho lời kết
Thực tình, so với các nhà máy sản xuất điện khác hiện có, nếu con người đừng quá tham lam thì thủy điện có lẽ ưu việt hơn cả vì vừa có tác dụng phát điện, vừa có tác dụng điều tiết nước. Chữ "nếu" này không bao giờ thành hiện thực ở các nước nghèo, quan trí thấp nhưng ham muốn thì vô biên. Từ xây dựng quy hoạch (kể cả thẩm định), thiết kế (có thẩm định), thi công (bao gồm cả giám sát), vận hành đều quay cuồng trong vòng xoáy phần trăm lại quả, vậy thì không chỉ thủy điện mà mọi hoạt động kinh tế đều tiềm ẩn nguy cơ có quả bom nổ chậm treo trên đầu người dân. Cần phải thấy rằng nếu 1 con đường làm ẩu thì chỉ làm hại những ai đi trên con đường ấy; Nếu 1 nhà máy nhiệt điện làm ẩu thì chỉ ảnh hưởng đến công nhân (sự cố cháy nổ) hoặc dân cư xung quanh (vì xả khí ô nhiễm) còn nếu đập thủy điện không an toàn thì tiềm ẩn nguy cơ tác động có thể đến hàng chục vạn người dân ở hạ du.
Hiện nay, trên thế giới người ta có thể dùng máy CT để chụp cắt lớp các khe nứt. Đoàn kiểm tra mới công bố trấn an dư luận đập sông Tranh 2 vẫn an toàn nhưng không đưa ra bất cứ số liệu đo đạc kiểm tra để minh chứng. Dù có xử lý bằng cách nào đi nữa kể cả xử lý triệt để ở mái thượng lưu thì “tuổi thọ” của đập thủy điện sông Tranh chắc chắn bị tổn hại, đó là điều không phải bàn cãi.
EVN cùng Bộ Công thương phải thường xuyên báo cáo Thủ tướng một cách trung thực và áp dụng các biện pháp xử lý một cách khoa học và đồng bộ không sợ chịu trách nhiệm và tốn kém vì sự an toàn của người dân. Đây cũng là một sự kiện để EVN thể hiện sự đổi mới sau khi thay tướng. Công việc của EVN sắp tới nặng như núi, trong đó chắc hẳn có công việc tổng kiểm tra độ an toàn của toàn bộ hệ thống đập thủy điện ở Việt Nam.

 TVT
  3/2012