29/5/11

Bài báo của 3 nhà ly khai đảng CS Pháp

Bài báo của 3 nhà ly khai đảng CS Pháp: tệ giáo điều không thể đổi mới, lập tổ chức mới

Tiếp theo bài «Đảng CS Pháp vỡ từng mảng lớn», xin trích dịch dưới đây bài báo chung của 3 nhà ly khai nổi tiếng trong hơn 200 nhân vật ly khai: dân biểu François Asensi, dân biểu Patrick Braouezec và nữ dân biểu Jacqueline Fraysse, đều là dân biểu trên «vành đai đỏ» quanh thủ đô Paris, nơi ảnh hưởng của đảng CS Pháp khá mạnh sau Thế chiến 2.

Bài báo mang tựa đề «Ý nghĩa của việc chúng tôi từ bỏ đảng Cộng sản – Hãy sáng tạo nên một tổ chức quần chúng khác», được đăng trên báo Le Monde ngày 10-6-2010, là báo hàng ngày có nhiều bạn đọc nhất hiện nay.

Quan hệ giữa đảng CS Pháp với đảng CS Việt Nam xưa nay rất chặt chẽ. Tuy nhiên gần đây đảng CS Pháp lâm vào khủng hoảng cả về học thuyết lẫn hoạt động thực tiễn, chẳng những không còn mặn mà với chế độ độc đảng ở Hà Nội, mà còn công khai từ bỏ học thuyết chuyên chính vô sản và đấu tranh giai cấp – cũng giống như đảng CS Nhật công khai từ bỏ các học thuyết này từ năm 2002.

Bài báo dưới đây rất bổ ích cho những người CS Việt Nam, nhất là cho Học viện chính trị (Mác Lênin) ở Hà Nội, trong khi đang tiến hành các cuộc họp đại hội đảng các cấp, giữa cuộc khủng hỏang và bế tắc đến cùng cực của tất cả các đảng CS chỉ còn thưa thớt trên toàn thế giới.

«…Là những người cộng sản hoạt động nhiều năm, nay chúng tôi rời khỏi đảng CS Pháp, sau khi nhiều đảng viên khác đã rời đảng, chúng tôi sẽ không ngừng đấu tranh, không ngừng hy vọng và hành động nhằm cải tạo xã hội, bằng cách xây dựng một tổ chức chính trị mới thuộc cánh tả. Chúng tôi không cắt đứt quan hệ với những người đang còn ở trong đảng Cộng sản.

« Những tổ chức chính trị cũ thoái hóa, biến đi, nhường chỗ cho những tổ chức mới nảy sinh, chính đó là điều chúng tôi đang thúc đẩy.

« Biết bao vấn đề gay gắt của xã hội, của phong trào công đoàn, của môi trường sống nảy sinh và cần giải quyết. Mọi chuyện không đơn giản, con đường sẽ dài, quanh co, quyền lực hiện tại không thể bóp ngẹt những nguyện vọng cao quý là xã hội tiến lên và con người thăng hoa.

« Từ nhiều năm chúng tôi đấu tranh để thực hiện sự đổi thay đảng CS, nhưng những lời hứa hẹn đổi mới đảng luôn bị lần lữa. Chúng tôi chủ trương coi trọng các hình thức mới mẻ để giác ngộ chính trị cho quần chúng, đó chính là thế mạnh hồi trước của chúng ta. Chủ trương ấy đã bị bỏ qua, và tệ hơn nữa, qua cuộc bầu cử tổng thống năm 2007, ban lãnh đạo đã chọn con đường tự cô lập mình, do đó nhiều cơ hội đã bị bỏ qua.

« Chúng tôi nhận thức rõ rằng những hình thức tổ chức chính trị trong thế kỷ 20 đều đã lạc hậu. Cần thảo ra dự án chính trị mới làm nền tảng của tổ chức.

Chúng tôi chủ trương khai phá những con đường mới mẻ cho mọi công dân, không thể cứ ôm mãi những giáo điều cũ. Chúng tôi đề nghị Mặt trận cánh tả cùng các nhóm cánh tả phân tán hãy xem xét nghiêm chỉnh việc cùng sáng tạo nên một tổ chức hoạt động chính trị thích hợp.

« Giữa lúc chủ nghĩa tư bản gây ra cuộc khủng hoảng trong xã hội toàn cầu, từ tình trạng khí hậu thay đổi đến cuộc khủng hoảng tài chính, từ sự từ bỏ những thành tựu xã hội cho đến chính sách đối ngoại đế quốc và gây chiến, chúng tôi tin rằng việc đề xướng một đường lối chính trị khai phóng mang tính công dân là cần thiết và có khả năng thắng lợi.

«Chúng tôi chủ trương những mối quan hệ chặt chẽ giữa những phong trào trong xã hội, từ những vận động tư tưởng, vận động xã hội đang diễn ra ở đô thị, nông thôn với những vận động chính trị. Đó là sự kết hợp cuôc đấu tranh cho bình đẳng xã hội với cuộc cách mạng dân chủ.

« Chúng tôi chủ trương kết hợp các giá trị văn hóa cộng sản, xã hội, môi trường và tự do, từ đó sẽ góp phần vào thắng lợi của một cánh tả đổi mới mang tính quần chúng sâu sắc trong các cuộc bầu cử sau đó… »

Qua cuộc ra đi nổi bật của hơn 200 nhân vật cộng sản Pháp ly khai mới đây, - trong đó có 3 nhân vật trên,- phần lớn là những dân biểu, thị trưởng tại chức, giáo sư, nhà nghiên cứu, nhà báo… họ đã tỏ rõ ý định đi đến thành lập một tổ chức mới ở cánh tả, gắn bó với quần chúng, với thực tiễn, theo hướng đấu tranh cho phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, công bằng và bình đẳng cho mọi công dân.

Đảng CS Pháp vốn là một đảng lớn đã vấp phải khủng hoảng tận gốc về học thuyết, về đường lối và hoạt động thực tiễn; mọi chủ trương thay đổi, đổi mới, xây dựng lại đảng đều bế tắc. Chỉ còn con đường thoát là nghĩ đến một tổ chức hoàn toàn mới, mang sức sống mới, đáp ứng những yêu cầu thiết thực của xã hội, của nhân dân, theo những giá trị của thời đại.

Phong trào Quốc tế CS hùng mạnh, hung hăng một thời đã tan vỡ. Những thành viên cuối cùng của nó trở nên côi cút, èo uột, cố cưỡng lại số phận ngặt nghèo, nhưng vô hiệu. Tình trạng rơi tự do của đảng CS Pháp là một minh họa sống động.

Một tin sốt dẻo phù hợp đến đúng lúc: tại quê hương Staline, bức tượng công khai cuối cùng đồ sộ bằng tảng đá lớn của Nhà độc tài Cộng sản Đỏ đã bị chính người dân Georgia kéo đổ sập cũng vào tháng 6-2010, đánh dấu sự kết thúc của một thời hoành hành trên hành tinh một con quái vật mang mặt người: chủ nghĩa xã hội thực tiễn, phe xã hội chủ nghĩa trong cuộc sống, mang danh chung là Phong trào Cộng sản.
Những sự kiện mời gọi mọi người cộng sản còn lại suy ngẫm…

Việt Nam mua hỏa tiễn của Israel

Tăng cường bảo vệ Trường Sa: Việt Nam mua hỏa tiễn của Israel


SINGAPORE (TH) - Với tầm nhìn vào nhu cầu tăng cường khả năng phòng thủ khu vực quần đảo Trường sa, Việt Nam đang trong giai đoạn thương thuyết chót để mua của Israel một hệ thống hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn (Short-Range Ballistic Missile System),
theo bản tin của ký giả chuyên về tin tức quốc phòng Robert Karniol viết trên báo The Straits Times ở Singapore hôm Thứ Hai, 10 tháng 5, 2010.

Hỏa tiền tầm ngắn gọi tắt là Extra của Israel chế tạo mà Việt Nam đang điều đình để mua phòng thủ biển đảo. (Hình: IAI)


Hỏa tiễn tầm ngắn SRBM đang được hai bên thương thuyết do Kỹ Nghệ Quốc Phòng Israel phối hợp với công ty MLM Systems thuộc công ty Israel Aircraft Industries (IAI) hợp tác chế tạo, từng được đem trình diễn trong cuộc triển lãm máy bay ở Paris năm 2005.
Hệ thống SRBM nói trên còn được gọi rõ hơn là đạn pháo tầm hoạt động nới rộng (Extended Range Artillery Munition) hay gọi tắt là EXTRA, có tầm hoạt động hơn 150 km và mang đầu đạn nặng 125 kg, công ty IAI công bố chi tiết này trên website của họ và cho biết khả năng trệch mục tiêu của nó chỉ trong vòng bán kính 10 mét. Một trái đạn đại bác tầm trung 155 ly được coi là có độ chính xác cao có độ sai lệch mục tiêu từ 200m đến 300m ở mục tiêu tác xạ trung bình.
“Hỏa tiễn Extra có thể được phóng đi từ nhiều bệ phóng (platforms) khác nhau và có thể được xếp đặt 4 hỏa tiễn trong một dàn nếu là giàn phóng đặt trên mặt đất. Nó có thể được thiết trí trên xe tải hoặc ở một vị trí cố định nào đó.” IAI cho hay.
Hải Quân Việt Nam đang muốn có một hệ thống đặt ở vị trí cố định có thể nhắm đến các mục tiêu là tàu chiến di chuyển đến gần. Ðiều này cần thiết cho nhu cầu tối tân hóa khả năng tác chiến pháo binh vào lúc đang có những chuyển biến xấu thêm trong vấn đề tranh chấp biển Ðông.
Một số cải tiến của kỹ thuật nghiên cứu quân sự ở Singapore đem một đạn đại bác 155 ly từ tầm xa 19 km lên 30km đến 40 km. Nhưng Extra là một khả năng ở một mức vượt trội so với đại bác.
Giá bán một hệ thống Extra cho Việt Nam là bao nhiêu chưa ai biết nhưng khả năng tiêu diệt của nó lớn hơn hệ thống hỏa tiễn Himars do Mỹ chế tạo (High Mobility Artillery Rocket System) mà Singapore đang sở hữu. Ðầu đạn của Extra nặng 125 kg trong khi đầu đạn của Himars nặng 90 kg nếu đó là kiểu đạn tối tân nhất M31.
Theo tác giả bài viết, việc Việt Nam đề nghị mua hệ thống Extra rất đáng kể để tăng cường khả năng phòng thủ cho lực lượng Hải Quân 27,000 người mà nhiệm vụ phải bảo vệ những hải đảo ở xa. Sự mua sắm này cộng với việc đặt mua 6 tàu ngầm hạng Kilo, 12 khu trục đa năng Sukhoi SU 30 MK2 từ Nga hồi cuối năm ngoái và mới đây mua của Canada 6 chiếc thủy phi cơ (Otter DHC-6 series 600) để tuần tiễu biển, giúp hiện đại hóa, tăng cường khả năng quốc phòng cho Việt Nam.
Hơn 10 năm nay, chưa có cuộc chạm súng nào liên quan đến chủ quyền biển đảo trên biển Ðông, nhưng những cuộc tập trận qui mô, lớn lao của Trung Quốc ở khu vực các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm ngoái đến nay, báo động cho dư luận biết, Trung Quốc đang vươn sức mạnh quân sự xa hơn ra các vùng biển.
Khi tuyên bố một vùng biển Ðông rộng lớn hình lưỡi bò chiếm đến 80% và các nước có biển tiếp giáp chỉ còn một rẻo sát bờ rồi biểu diễn sức mạnh quân sự đe dọa các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, Bắc Kinh không che giấu tham vọng bá quyền bành trướng được với ai.
Hồi tháng 4, Trung Quốc đưa hạm đội Bắc Hải đóng căn cứ ở Thanh Ðảo tỉnh Sơn Ðông xuống phối hợp tập trận với hạm đội Nam Hải đóng ở Tam Á (đảo Hải Nam) ở khu vực quần đảo Trường Sa. Lần đầu tiên, có một cuộc trập trận của Trung Quốc qui tụ những chiến hạm, tàu ngầm tối tân nhất của hai hạm đội như một sự biểu dương sức mạnh với Việt Nam và các nước khu vực đang tranh chấp chủ quyền quần đảo này. Bộ chỉ huy của cuộc tập trận đặt ở đảo Fiery Cross Reef mà Trung Quốc đã đánh chiếm của Việt Nam năm 1988, (Trong trận này, Hải Quân Việt Nam mất 3 tàu và hơn 70 lính thiệt mạng). Ðảo Fiery Cross Reef nay là một căn cứ được trang bị cả hệ thống phá sóng radar.
Cùng với hai hạm đội, Trung Quốc còn đưa nhiều phi đội của các căn cứ khác nhau trên lục địa ra tập tấn công trên biển Ðông gồm nhiều trách nhiệm tác chiến và thử nghiệm từ khả năng vượt hàng rào radar, tác chiến đêm, tiếp nhiên liệu trên không, phá sóng radar địch v.v...
Trung Quốc loan báo luân phiên đưa các tàu tuần kiểm soát đánh cá trên biển Ðông nói rằng để bảo vệ ngư dân của họ nhưng thật sự là để cấm ngư dân Việt Nam và các nước khác đánh cá trong các vùng biển tranh chấp và cũng là coi quần đảo Trường Sa là của họ.
Mới đây, ngay khi Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng tới Thượng Hải gặp Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào, thì Bắc Kinh loan báo lệnh cấm đánh cá trên biển Ðông từ giữa tháng 6 đến 1 tháng 8, 2010 cũng như năm ngoái. Bản tin chính thức TTXVN ngày 30 thấng 4, 2010 viết, “Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về việc hai bên đã hoàn thành phân định Vịnh Bắc Bộ và phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước và nhất trí cho rằng hai bên cần tiếp tục kiên trì đàm phán trên tinh thần láng giềng hữu nghị, cùng quan tâm đến lợi ích của nhau, trên cơ sở luật pháp quốc tế, thông qua đối thoại và hợp tác, nỗ lực tìm kiếm giải pháp thỏa đáng cho các vấn đề liên quan đến Biển Ðông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.”
Chỉ ít ngày trước khi Nguyễn Tấn Dũng tới Thượng Hải, tàu tuần Trung Quốc lại bắt một tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi hoạt động ở khu vực Hoàng Sa và đòi tiền chuộc 70,000 nhân dân tệ. Thời gian hơn một tháng trước đó, đã bắt 2 tàu kéo về đảo Phú Lâm rồi chỉ trả một tàu và ngư dân, còn tịch thu một tàu và toàn thể ngư cự, trang bị hải hành của hai tàu.
Trong khi đó, báo chí trong nước cho hay từ cuối năm ngoái đến nay, hàng đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc đã vào sâu trong hải phận Việt Nam đánh cá mà chỉ bị “nhắc nhở” mà không bị bắt giữ hay phạt vạ.

=================

Subject: Chiến dịch đổi tên Biển của NTHF phát động lúc 4:00pm 10/5/2010

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Ngày 10 tháng 5 năm 2010

V/v: Ký tên kiến nghị yêu cầu đổi tên "Biển Nam Trung Hoa" (South China Sea) thành "Biển Đông Nam Á" (Southeast Asia Sea)

Kính thưa quý đồng bào trên toàn thế giới:

Hôm nay Nguyễn Thái Học Foundation (NTHF) bắt đầu chiến dịch ký thư kiến nghị gửi đến các Tổng Thống và Thủ Tướng của 11 nước Đông Nam Á, Chủ Tịch Tổ chức Bản Đồ Đại Dương của Liên Hiệp Quốc, và 11 hội Địa Lý của Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc, Gia Nã Đại, Ấn Độ, Nam Hàn, Nhật Bản, Âu Châu, Nga, và Đức. Thư kiến nghị yêu cầu họ

Đổi tên “Biển Nam Trung Hoa” (South China Sea) thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) để phù hợp với tình trạng địa dư thực tế của vùng biển này trong thế kỷ 21.

Đây là cuộc vận động vì quyền lợi của 600 triệu người ở vùng Đông Nam Á, bao gồm 90 triệu người Việt, và quyền lợi của hàng trăm triệu người của các quốc gia khác trên thế giới đang sử dụng thủy đạo quan trọng bậc nhì trên thế giới.

Chúng ta cần 500.000 chữ ký để đánh động nhân loại về những gì đang xảy ra ở vùng biển này.

Chúng ta hãy cùng nhau gánh vác và chia xẻ trách nhiệm đối với đất nước và vùng Đông Nam Á. Chúng ta hãy chung sức trong cuộc vận động dân của các quốc gia anh em trong vùng và của cộng đồng thế giới tham gia chiến dịch đổi tên biển này.

Hãy bấm vào đây để ký thư Kiến Nghị

Trân trọng kính chào và cám ơn quý vị,

Lý Kinh Dương Nguyễn Hoài Nhã Trân
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Trưởng Ban Báo Chí

Nguyễn Thái Học Foundation
www.nguyenthaihocfoundation.org

======================

Trung Quốc phô trương sức mạnh ở Biển Đông
Ngọc Thu luợc dịch theo The Japan Times
2010-05-10
SINGAPORE – Có phải Trung Quốc đang ngày càng trở nên quyết đoán hơn trong việc thực thi đòi chủ quyền nhằm kiểm soát 80% khu vực Biển Đông, yêu sách bao gồm chủ quyền đối với hàng chục hòn đảo tranh chấp với một số nước Đông Nam Á?

Hình chụp từ trang web biethet.com
Mô hình tàu sân bay cỡ lớn của Hải quân Trung Quốc.


Michael Richardson 09-05-2010
Kiểm soát Biển Đông

Những diễn biến gần đây chắc chắn cho thấy như thế. Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Australia - tất cả các cường quốc có khả năng mạnh mẽ trong việc ổn định khu vực - đang quan sát tình hình chặt chẽ.
Trong một cuộc biểu dương lực lượng cho thấy về khả năng thực thi trên biển ngày càng gia tăng, tháng trước hải quân Trung Quốc đã kết thúc việc triển khai tầm xa (1) vào Biển Đông. Việc diễn tập gồm có một số tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc và kéo dài gần ba tuần.
Đội tàu nhỏ từ Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc có trụ sở tại Thanh Đảo đi vào quần đảo Trường Sa, tất cả hoặc một phần của quần đảo này do Việt Nam, Philippines và Malaysia đòi chủ quyền. Các tàu Trung Quốc neo tại Đá Chữ Thập, bãi đá đã chiếm của lực lượng Việt Nam trong một trận chiến năm 1988 và bây giờ trở thành một căn cứ của Trung Quốc với một trạm radar cảnh báo sớm.

Bắc Kinh sẽ không tha thứ cho bất cứ sự can thiệp nào trên Biển Đông, nói rằng bây giờ Biển Đông đã là một phần các lợi ích “cốt lõi” về chủ quyền của Trung Quốc.
New York Times



Trong khi đó, máy bay chiến đấu Trung Quốc từ nhiều sân bay khác nhau trên đất liền đã tổ chức các cuộc diễn tập khả năng tàng hình cùng các kỹ năng bay đêm, tiếp nhiên liệu trên không, gây nhiễu radar và các cuộc tấn công giả vờ ném bom vào Biển Đông.
Hai tuần trước, cơ quan thực thi nhiệm vụ ngành thủy sản của Trung Quốc đã xác nhận rằng họ bắt đầu tuần tra thường xuyên để bảo vệ tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc trong và xung quanh quần đảo Trường Sa, vài chục (hòn đảo) ở đó là nơi đồn trú của Việt Nam, Philippines và Malaysia. Cơ quan này nói rằng hai tàu mới được gửi từ đảo Hải Nam của Trung Quốc để thay thế hai tàu đã đi tuần tra trong khu vực từ ngày 1 tháng 4.
Các quan chức Trung Quốc nói rằng các tàu đánh cá bằng lưới của Trung Quốc liên tục bị quấy nhiễu và đôi khi bị Việt Nam, Philippines và Malaysia tịch thu, mặc dù thực tế họ đang hoạt động tại khu vực hàng hải của Trung Quốc.
Tuyên bố việc triển khai thường xuyên nhằm chống lại cướp biển, chống lại việc bắt giữ và chống lại những cố gắng rượt đuổi các tàu đánh cá Trung Quốc ra khỏi khu vực, ông Liu Tianrong, Phó Cục trưởng cục Quản lý Nghề cá Nam Hải của Trung Quốc cho biết, "cung cấp việc bảo vệ trong khu vực này khỏi các mối đe dọa an ninh đặc biệt sẽ giúp gia tăng các quyền chủ quyền hiện tại của Trung Quốc trên lãnh thổ".
Phô trương sức mạnh hải quân

tautq-250
Đại diện các nước tham quan tàu ngầm Trung Quốc trong buổi lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải quân Trung Quốc. Hình chụp từ trang web biethet.com
Cùng lúc, hải quân Trung Quốc cho thấy khả năng phối hợp sức mạnh quân sự dấn sâu vào Biển Đông, một hạm đội khác của Trung Quốc bao gồm các tàu chiến trên mặt biển hiện đại và các tàu ngầm chạy bằng hơi nước qua biển Hoa Đông đi vào Thái Bình Dương, phía Nam Nhật Bản, gặp sự phản đối ngay từ phía Tokyo sau khi máy bay trực thăng của Trung Quốc bị cáo buộc đã bay quá gần các con tàu của Nhật Bản.
Báo Global Times, tờ báo của chính phủ Trung Quốc, nhận xét hôm 27 tháng 4 rằng, khi Trung Quốc cho mình có nhiều trách nhiệm hơn trong khu vực Đông Á, sẽ có các cuộc tập trận quân sự thường xuyên hơn của Trung Quốc tại vùng biển quốc tế, đặc biệt kể từ khi Hoa Kỳ tăng cường phòng thủ ở phía Tây Thái Bình Dương.
"Đương nhiên, sự chuyển đổi của hải quân Trung Quốc sẽ mang lại thay đổi cho mô hình chiến lược ở Đông Á và phía tây Thái Bình Dương đã kéo dài trong năm thập kỷ qua". Global Times nói thêm rằng việc chuyển đổi là tích cực bởi vì Trung Quốc không có ý định "thách thức Hoa Kỳ ở Trung tâm Thái Bình Dương hoặc tham gia vào một cuộc đụng độ quân sự với Nhật Bản ở vùng biển lân cận, mặc dù Trung Quốc sẵn sàng bảo vệ lợi ích cốt lõi bằng mọi giá".
Gần đây, báo New York Times đưa tin, trong tháng 3, Trung Quốc đã nói với hai quan chức cao cấp Hoa Kỳ đang viếng thăm rằng, Bắc Kinh sẽ không tha thứ cho bất cứ sự can thiệp nào trên Biển Đông, nói rằng bây giờ Biển Đông đã là một phần các lợi ích “cốt lõi” về chủ quyền của Trung Quốc.
Các quan chức Hoa Kỳ đã được trích dẫn khi nói rằng, đây là lần đầu tiên Trung Quốc đặt Biển Đông vào danh mục lợi ích cốt lõi của quốc gia, ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng.
Điều này có nghĩa là, nếu cần, Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ việc tuyên bố chủ quyền quốc gia của mình trên đất liền hoặc trên biển trong khu vực.
Trong một bài diễn văn tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế hồi tháng 3, ông Teo Chee Hean, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Singapore lưu ý rằng, Trung Quốc thường dùng phương pháp tiếp cận "mềm mại và nhẹ nhàng" trong khu vực Đông Nam Á, "trừ khi lợi ích cốt lõi quốc gia của họ bị đe dọa".

Trung Quốc là thành viên duy nhất trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc không nhận sự thống nhất hoàn toàn. Chúng tôi vẫn phải đối mặt với nhiều thử thách, chẳng hạn như tranh chấp hàng hải với các nước khác."
Ô. Trần Chu Chuẩn tướng


"Chúng tôi thấy điều này qua việc phản ứng của Trung Quốc hồi năm ngoái đối với việc Malaysia - Việt Nam gửi đệ trình chung lên Ủy ban Liên Hiệp quốc về Giới hạn Thềm lục địa cho các yêu sách của mình ở Biển Đông. Trung Quốc đã trả lời lại ngay ngày hôm sau, với một yêu sách trả đũa rằng (vùng biển của họ) trải dài tới tận ngoài khơi phía Đông Malaysia và quần đảo Natuna của Indonesia".
Biện hộ về việc gia tăng hải quân của Trung Quốc, trong một cuộc họp ở Bắc Kinh về Đối thoại Quốc phòng và An ninh ASEAN – Trung Quốc vào cuối tháng 3, ông Trần Chu Chuẩn tướng (2), thuộc Học viện Khoa học Quân sự cho biết, Trung Quốc là "thành viên duy nhất trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc không nhận sự thống nhất hoàn toàn" (3). Ông nói thêm rằng: "Chúng tôi vẫn phải đối mặt với nhiều thử thách, chẳng hạn như tranh chấp hàng hải với các nước khác."
Sự quyết đoán rõ ràng của Trung Quốc ở Biển Đông xảy ra giữa lúc tiếp tục có các sự chia rẽ trong 10 thành viên Hiệp hội Các nước Đông Nam Á về việc có phản ứng hay không và sẽ phản ứng như thế nào. Việt Nam hiện đang giữ chức Chủ tịch ASEAN, nước đang đòi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm giữ cũng như chuỗi quần đảo Trường Sa, đã không thể đưa cả nhóm cùng hành động như một khối trong giao dịch với Bắc Kinh.
Nếu không có một chiến lược thống nhất (giữa các nước) ASEAN, các cường quốc quan tâm khác gồm Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và Australia, cũng sẽ thấy khó hơn để chế ngự Trung Quốc.
Michael Richardson là một chuyên viên nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore.
Ghi chú:
(1) A long-range deployment: triển khai tầm xa, tức là triển khai khả năng chiến đấu xa và lâu mà không cần tiếp nhiên liệu vì các tàu đưa vào tập trận phải được trang bị đầy đủ nhiên liệu, lương thực, khả năng chiến đấu dài hạn…có thể chiến đấu xa bờ và lâu ngày.
(2) Senior Colonel: tức Brigadier General, cấp bậc ở giữa Đại tá và Thiếu tướng.
(3) Ý trong câu này: Trung Quốc thường hay bỏ phiếu ngược lại với các thành viên khác trong HĐBA Liên Hiệp quốc.

Quan chức VN tiếp tục thăm hải quân Hoa Kỳ
Hàng không mẫu hạm USS George Washington
Đại sứ sắp mãn nhiệm ở Hoa Kỳ Lê Công Phụng vừa có tiếp xúc với Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tại Hawaii trong khi quan chức sứ quán Việt Nam thăm tàu chiến Hoa Kỳ ở Nhật Bản.
Các hoạt động diễn ra dồn dập sau khi Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tăng cường đầu tư hợp tác quân sự ở Á châu.
Đại sứ Lê Công Phụng vừa có chuyến thăm tiểu bang Hawaii từ 09/03-12/03.
Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, ngoài các tiếp xúc với giới chức tiểu bang, trong có Thống đốc Neil Abercrombie, ông Phụng cũng đã "có buổi làm việc với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ tại trụ sở chính ở thành phố Honolulu".
Tại đây, ông đại sứ và người đứng đầu quân đội Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương - Đô đốc Robert Willard, đã "bàn biện pháp để thực hiện mong muốn của cả Việt Nam và Mỹ trong việc tăng cường và duy trì hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực cũng quan hệ quân sự giữa hai nước".
Hãng thông tấn nhà nước Việt Nam nói cuộc trao đổi "mang tính chất xây dựng".
Được biết, một trong các nội dung chính trong cuộc tiếp xúc là các vấn đề lợi ích hai bên liên quan tới biển.
Một chi tiết quan trọng được loan tải, là "Đại sứ Lê Công Phụng và Đô đốc Willard cho rằng nay là thời điểm chín muồi để phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng rộng lớn hơn".
Hàng không mẫu hạm
Chỉ vài ngày trước cuộc tiếp xúc giữa ông Lê Công Phụng và Đô đốc Willard, một đoàn quan chức ngoại giao Việt Nam từ Tokyo cũng tới thăm hàng không mẫu hạm sử dụng hạt nhân của Hoa Kỳ, USS George Washington, ở ngoài khơi Nhật Bản.
Thông tin của hải quân Mỹ cho hay đoàn đại biểu của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, dẫn đầu là Công sứ Hồ Minh Tuấn, đã tới căn cứ Yokosuka để thăm tàu sân bay của Mỹ hôm 08/03.
Công sứ Hồ Minh Tuấn được dẫn lời phát biểu sau khi thăm hàng không mẫu hạm rằng "quan hệ hai nước đang phát triển rất tốt đẹp" trong những năm gần đây".

Đại sứ Lê Công Phụng và Đô đốc Willard cho rằng nay là thời điểm chín muồi để phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng rộng lớn hơn.

Thông tấn xã Việt Nam
Chỉ huy USS George Washington Kenneth Reynard đã tháp tùng đoàn cán bộ đại sứ quán thăm viếng cơ sở vật chất cũng như tìm hiểu quy trình hoạt động của tàu sân bay tối tân nhất của Hoa Kỳ.
Bản tin của hải quân Hoa Kỳ gọi các quan chức ngoại giao Việt Nam là "khách quý" (distinguished guests).
Trong vài năm trở lại đây, đã có nhiều chuyến thăm hàng không mẫu hạm của Mỹ được tổ chức cho quan chức Việt Nam.
Mở đầu là chuyến thăm tàu USS John Stennis của các sỹ quan quân đội Việt Nam hôm 22/04/2009.
Phái đoàn do Đại tá Nguyễn Hữu Vinh, Phó tham mưu trưởng quân chủng Hải quân Việt Nam, dẫn đầu, cùng Đại tá Đỗ Minh Tuấn, Phó tham mưu trưởng Phòng không Không quân, đã tiếp xúc với các thuỷ thủ và tham quan hoạt động máy bay cất cánh, hạ cánh trên tàu.
Sau đó, quan chức ngoại giao từ Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ tới thăm hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush của hải quân Hoa Kỳ đậu tại Norfolk, Virginia hôm 30/06/2010.
Hơn một tháng sau, vào tháng 8/2010, quan chức Việt Nam cũng đã ra thăm tàu USS George Washington khi tàu này neo đậu ngoài khơi Đà Nẵng.
Vai trò Trung Quốc
Gần đây, Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ nguyện vọng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực hải quân, thậm chí thẳng thắn khuyến khích Việt Nam tham gia tập trận chung.
Kỷ niệm hải chiến Trường Sa 1988
Trong trận hải chiến 1988 tại Trường Sa, 74 bộ đội Việt Nam tử nạn
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn giữ thái độ dè dặt. Các báo trong nước không loan tải về cuộc tiếp xúc giữa Đại sứ Lê Công Phụng và Đô đốc Robert Williard, ngoại trừ bản tin của Thông tấn xã Việt Nam.
Giới chuyên gia nhận định Việt Nam không muốn đánh động Trung Quốc, trong khi nhận thức rõ ràng vị thế và sức mạnh đang lên của cường quốc đàn anh này, nhất là tại khu vực còn đang tranh chấp ở Biển Đông.
Hôm thứ Hai 14/03 là đúng 23 năm ngày xảy ra cuộc hải chiến Trường Sa năm 1988, trong đó 74 quân nhân Việt Nam thiệt mạng và mất tích sau trận tấn công của hải quân Trung Quốc.
Sau sự kiện này, Trung Quốc cũng chiếm thêm một số diện tích đảo từ tay Việt Nam.
Báo chí Việt Nam, sau một thời gian không đả động, bắt đầu nhắc lại sự kiện "đau thương" này. Một số báo đăng bài về trận hải chiến Trường Sa 14/03/1988, nhưng vẫn tránh nói đây là cuộc đụng độ với hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc mới đây tuyên bố sẽ tăng ngân sách quốc phòng 12,7% cho năm 2011. Hải quân Trung Quốc cũng liên tục có hoạt động tại các vùng biển tranh chấp, khiến một loạt quốc gia , trong đó có Việt Nam, lên tiếng phản đối.
Những ngày giữa tháng Ba, khi thiên tai khủng khiếp xảy ra tại Nhật Bản và tình hình bất ổn leo thang tại Trung Đông, trên các trang mạng phát sinh nhiều đồn đoán về việc Bắc Kinh có thể "lợi dụng thời điểm" này để tấn công các quốc gia đang tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

36 năm đất nước thống nhất, một tội danh bị đánh tráo, nỗi buồn riêng và chung

Fri, 04/22/2011 - 04:30 — ledienduc

Lê Diễn Đức

Dinh Độc Lập ngày 30 tháng Tư năm 1975 - Ảnh: Tư liệu

Suốt 36 năm qua, mỗi lần tới ngày 30 tháng 4 là mỗi lần tôi trở về với miền ký ức.

Tôi vốn không thích “bị” phỏng vấn và phỏng vấn có sự chuẩn bị trước, phải hẹn hò, chờ đợi. Thường hỏi về những sự kiện liên quan tới Ba Lan, bạn hữu của đài quốc tế Pháp RFI biết tính tôi vậy, nên khi gọi điện thoại cho tôi chỉ trao đổi ngắn gọn về chủ đề, giới hạn thời gian, rồi thực hiện ngay.

Năm 2007, anh Nguyễn Khanh của “Radio Free Asia” từ Washington DC gọi điện qua Ba Lan có nhã ý phỏng vấn nhân dịp 32 năm ngày thống nhất đất nước, tôi cũng đề nghị làm luôn. Khi trả lời rằng, ngày này 32 năm về trước tôi đang nằm ở nhà tù Hoả Lò, anh Khanh đã rất ngạc nhiên.

Về miền ký ức

Sau hơn một năm trời bị biệt giam, không được gia đình thăm viếng, chịu đói rét, ghẻ lở, cùng với các cuộc thẩm vấn liên miên, tôi nhận bản án 2 năm tù giam của Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội với tội danh là “Trốn ở lại nước ngoài”. Tôi bị an ninh cộng sản Ba Lan bắt giữ, giao nộp cho phía Việt Nam và bị áp tải về nước sau chuyến trốn qua Thuỵ Điển không thành, phải quay trở lại.

Ý thức phản kháng lại các đạo lý giáo điều, bất công, phi nhân bản của chế độ cộng sản và cuộc hành trình mạo hiểm đi tìm tự do của tôi đã xảy ra rất sớm, trước cả cái mốc lịch sử của cuộc “exodus” chưa từng có của người Việt sau 30 tháng 4 năm 1975.

Cũng muốn nói thêm để các bạn trẻ biết rằng, cho đến cuối thập niên 70, đầu 80 của thế kỷ trước, sinh viên Việt Nam từ miền Bắc du học ở các nước cộng sản (cũ) chạy sang các nước tư bản bị quy kết tội rất nghiêm trọng. Án phạt dành cho tôi có lẽ được giảm nhẹ sau khi Cục Chấp pháp Bộ Nội vụ kết luận tôi trốn qua Nam Tư, Thuỵ Điển chỉ vì muốn ở lại với người mình yêu, chứ không có hành động làm gián điệp hay phản bội tổ quốc.

Ít ai giờ đây tin rằng, ngay tại châu Âu, hồi đó chúng tôi bị cấm yêu, giữa sinh viên Việt Nam với nhau, chứ đừng sớ rớ tới người ngoại quốc.

Tuy nhiên, đến cả Adam và Eva trên Vườn Địa đàng còn quên lời răn của Thượng đế, không kìm nổi tò mò, dám ăn cả trái cấm, huống chi chúng tôi, những chàng trai, cô gái đang ở tuổi đôi mươi bằng xương bằng thịt nơi trần tục. Chúng tôi vẫn yêu nhau nhưng lén lút, kín đáo và khôn ngoan đối phó với những con mắt cú vọ sẵn sàng bẩm báo với trưởng đoàn lấy điểm. Người yêu của tôi là một cô gái Ba Lan xinh đẹp, tên Bozena, học khoa Pháp văn, cùng Wroslaw University.

Số sinh viên “vượt rào” bị phát hiện và đuổi về nước bấy giờ không ít. Hầu hết bị trả về địa phương, quay lại với “kiếp trâu cày chạy bữa đứt hơi”. Họ không thể ngẩng mặt lên làm một con người bình thường được nữa, vì bị hàng xóm, thậm chí gia đình, khinh thị, hắt hủi. Ở thành phố, tấm lý lịch đen tối không cho họ cơ hội tìm được việc làm tử tế nào ngoài lao động chân tay. Tôi biết T. người Thanh Hoá, học ở Warsaw Polytechnic, đã chết trên biển khi đi đánh cá, còn K. tôi gặp trong tù, người Quảng Bình, đã chết vì mìn nổ khi đi làm ruộng…

Tuy đã phải ngồi tù nhưng tôi gặp nhiều may mắn hơn. Sau 14 năm vật lộn, xoay xở và ma mãnh qua mặt chính quyền với nhiều trò có thể viết thành một cuốn tiểu thuyết bi hài, tôi đã quay trở lại Ba Lan, đúng lúc chế độ cộng sản Ba Lan sụp đổ và ở lại luôn cho đến nay. Tôi không bao giờ quên cảm nghĩ của mình khi máy bay của hãng Hàng không Liên Xô Aeroflot dứt khỏi đường băng sân bay Tân Sơn Nhất vươn lên bầu trời vào ngày 9 tháng 10 năm 1989: “Thế là ta đã chiến thắng!”.

Quy định cấm yêu được chấm dứt sau sự kiện Lê Vũ Anh, con gái (với bà vợ cả) của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn, bất chấp can ngăn của Đại sứ quán, đã nhất quyết lấy chồng người Nga, gây nên làn sóng phản đối của sinh viên. Họ đòi hỏi quyền được bình đẳng. Một số đã viết thư tập thể bằng máu gửi lên Đại sứ quán Việt Nam. Nhờ “công” của con gái vị lãnh đạo cao nhất của Đảng mà chính sách được thay đổi! Sau này Lê Vũ Anh chết do băng huyết trong lúc sinh con, nhiều sinh viên thương cảm nói có lẽ nên đúc tượng đồng “Nữ thần Tình yêu” cho cô! Đúng thế, Lê Vũ Anh đã làm một cuộc cách mạng.

Vào một đêm không ngủ trong trại tạm giam ở ngoại thành Hà Nội (sau này tôi được biết có tên gọi là B15), tôi viết:

… Tiếng dế kêu thưa thớt, hoang sơ
Tiếng lá cây xào xạc gió khua
Tiếng ếch ngoài đồng sau cơn mưa
Tiếng gà gáy gọi trời trở sáng
Tiếng chó sủa làng bên vang vọng…
Chỉ thế thôi, chẳng có gì hơn
Bản nhạc trời khuya rầu rĩ lạ thường!

(…) Sự thật nơi nào trên khắp thế gian
Có bao giờ tình yêu trở thành tội lỗi
Khi đó đây những vành đai biên giới
Khép mọi con đường, giam cả lứa đôi?

Hoặc trước đó, trên những nẻo đường đi tìm mặt trời và sóng biển:

… Từ trên cao, Bozena em ơi, hãy cùng anh nhìn xuống địa cầu
Thế giới dọc ngang những đường chia xẻ
Biên giới chẳng riêng là những ngọn núi, dòng sông hay hàng cọc bình thường
Bởi chính nơi đây, chân lý và tình yêu chẳng có phút giây nào khỏi bị đoạ đầy, cắn xé!

Cái xấu xa, chua chát của cuộc đời dạy anh bài học yêu em
Giúp anh trả lời thế nào là Tình yêu và Cuộc sống
Quên gông sắt, nhà tù lấy em làm hy vọng
Xây nên cuộc đời!…

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một lần trong cuộc phỏng vấn của BBC đã từng nói rằng, trong ngày 30 tháng Tư năm 1975, có triệu người vui nhưng cũng có cả triệu người buồn. Tôi thuộc vế sau. Cả phòng giam hôm ấy huyên náo khi giám thị loan báo tin chiến thắng. Tôi cũng phải cười nói hoà vào đám đông, nhưng lòng quặn đau nghĩ tới viễn cảnh đen tối và cùng đường của mình. Hy vọng le lói của tôi sau khi ra tù sẽ tìm cách vào Nam vụt tắt!

Tội danh bị đanh tráo

36 năm trôi qua. Có thể là một nửa đời người. Việt Nam đã trải qua vô vàn biến động và thay đổi chóng mặt. Nhưng có một thứ bất biến: Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ độc quyền cai trị đất nước, vẫn cùng một triều đại phong kiến mới với những khuôn mặt của các ông Vua mới kế vị nhau.

Tôi đã nhiều lúc nghĩ đến tội danh “trốn ở lại nước ngoài” mà tôi đã phải chịu gánh chịu. Cũng một bộ máy ấy, cũng đảng cầm quyền ấy, tội danh này dưới lăng kính hôm nay sẽ được quan sát ra sao?

Không có Bộ Luật hình sự của CHXHCN Việt Nam trong tay, cũng chẳng ham muốn truy cập trên mạng để tìm hiểu, tôi cho rằng, tội danh “trốn ở lại nước ngoài” đã bị loại bỏ khỏi đời sống pháp lý của chế độ hiện hành. Bởi vì nếu có, nhà tù Việt Nam sẽ không thể nào xây kịp!

Hàng chục ngàn, nếu không nói tới con số hàng trăm ngàn, công nhân Việt Nam lao động trong khuôn khổ hợp tác kinh tế tại Nga, Bulgaria, Tiệp Khắc (cũ), Đông Đức (cũ) sau khi Bức tường Berlin sụp đổ đã không trở về nước mà ở lại mưu kế làm ăn hoặc xin tị nạn.

Tôi cũng là nhân chứng liên tiếp suốt hai thập niên qua trước dòng người Việt bay sang Nga rồi khốn khổ vượt biên bất hợp pháp vào Ba Lan và các nước khác.

Hàng trăn ngàn công nhân được xuất khẩu lao động trong những năm gần đây, bị bóc lột thậm tệ, bị lừa gạt, bị bỏ rơi, không thể trở về nước vì món nợ đè lên vai, đã phải ở lại vật lộn với cuộc sống cơ cực, thậm chí phải hành nghề trộm cắp, đĩ điếm (như ở Malaysia)…

Rồi sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, gần cả triệu người miền Nam chấp nhận một sống hai chết, đã trốn chạy khỏi chế độ.

Nếu bị xử tù như tôi về tội “trốn ở lại nước ngoài”, chúng ta hình dung một bức tranh xã hội sẽ khủng khiếp như thế nào.

Ở đây, chúng ta thấy rằng, cùng một hành vi, ngày hôm trước được xem là có tội, ngày hôm sau mặc nhiên thành chuyện bình thường, thậm chí còn được nhà nước khuyến khích. Vậy thì, trong sự oan ức của tôi chỉ có thể được cắt nghĩa bằng hai cách. Thứ nhất, tôi thuộc những người “đầu thai nhầm thế kỷ”, giống như các văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân văn Giai phẩm đã nói về mình. Thứ nhì, sự ấu trĩ và sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đẩy vô vàn con người lương thiện xuống vực thẳm của bất hạnh và đau thương.

Dưới bàn tay cai trị của Đảng cộng sản Việt Nam, rõ ràng các khái niệm đã được đánh tráo trơ trẽn và nhanh chóng. Giờ đây, lực lượng đông đảo những người “trốn ở lại nước ngoài” (như tôi) mỗi năm gửi về nước nhiều tỷ đôla, mang tiền về nước đầu tư, Nhà nước ra Nghị quyết 36 gọi họ là bộ phận không thể tách rời khỏi cộng đồng dân tộc, là “khúc ruột ngàn dặm”, có thể xênh xang “áo gấm về làng”:

“Ngày đi, Đảng gọi Việt gian
Ngày về thì Đảng chuyển sang Việt kiều
Chưa đi: phản động trăm chiều
Đi rồi thành khúc ruột yêu ngàn trùng!”
(Thơ dân gian)

Song song với các khái niệm bị đánh tráo, các tội danh cũng được phù phép biến hoá thêm cho kịp với hoàn cảnh mới, nhằm phục vụ mục đích đàn áp tự do.

Điều 88 của Bộ luật hình sự xác định tội “truyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam”, được các luật gia và tổ chức quốc tế cho là rất mù mờ, có thể dẫn đến quy kết tuỳ tiện.

Tôi viết những dòng cảm xúc này sau khi vụ án xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong ngày 4 tháng 4 vừa rồi đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước.

10 tài liệu mà Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội lấy cơ sở quy kết tội cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nếu đặt dưới ánh sáng của quyền phát biểu chính kiến và góp ý cho nhà nước được bảo hộ bởi Hiến pháp và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký và cam kết, thì Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ phải được xem là vô tội. Tiếng nói của anh khó nghe với chính quyền, nhưng thực ra anh chỉ nói thay những người cùng có ý nghĩ như anh nhưng chưa hoặc không dám nói ra (ý của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh).

Vậy mà Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã bị kết án nặng nề với 7 năm tù giam, 3 năm quản chế, trong “một phiên toà trơ trẽn”, “làm mất thể diện quốc gia”, thậm chí “lưu manh và ô nhục”.

Trước Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, rất nhiều nhà bất đồng chính kiến khác cũng đã chung một số phận.

Là một công dân có kiến thức tối thiểu về luật pháp, có lương tri, không ai không hiểu một thực tế phũ phàng: “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!” (nhận định của bà Ngô Bá Thành, một luật sư nổi tiếng trước và sau năm 1975).

Là một công dân có trách nhiệm với xã hội, khao khát công lý và công bằng xã hội, không ai có thể mặc nhiên cúi đầu chấp nhận trò chơi luật pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được” (phát biểu trước Quốc hội của ông Trịnh Hồng Dương, Chánh án Tòa án tối cao, nhiệm kỳ 1997- 2002).

Lời kết

Ngang nhiên chà đạp lên cả luật pháp do chính mình thiết lập, lên các giá trị nhân đạo vẫn rao giảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã bất nhân khi ném hàng triệu sinh linh vào hố tử thần, vào bể khổ của ngục tù và sự đày ải tinh thần, cũng như vật chất kể từ Cải cách Ruộng đất cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975 và suốt 36 năm qua, chưa thấy có tín hiệu cải thiện nào.

Hả hê trên chiến thắng, ngông cuồng trên bạo lực, ngạo mạn trên sự giàu sang phú quý do tham nhũng mà có, những người cầm cán cân công lý của Đảng Cộng sản Việt Nam có lẽ chưa bao giờ nhận thức được sai lầm của các thế hệ tiền nhiệm chăng? Không những thế, họ còn tiếp tục mạnh tay hơn, tàn nhẫn hơn, đưa những người vô tội vào vòng lao lý hoặc cái chết tức tưởi bởi bàn tay của công an, đôi khi chỉ vì đi xe gắn máy quên đội mũ bảo hiểm!

Cho nên, dễ nhận ra rằng, tại sao sau 36 năm đất nước thống nhất, mọi thứ khẩu hiệu hô hào hoà hợp, hoà giải dân tộc, quên quá khứ, hướng tới tương lai của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không mang lại ý nghĩa thuyết phục nào. Người ta vẫn thấy đậm màu sắc giả dối phía sau sân khấu tuyên truyền sặc sỡ và ầm ĩ. Trong lòng người Việt muôn phương vẫn nặng trĩu những ký ức oán hờn, tủi hận. Vết thương lòng vẫn rỉ máu vì chưa bao giờ được giải toả hoặc đền bù, chí ít một lời xin lỗi thành tâm cũng không.

Mặc dù phải trải qua số phận nghiệt ngã của đất nước bị chia cắt và cuộc chiến huynh đệ tương tàn vì ý thức hệ, tôi cho rằng, những người con của đất Việt, trong hay ngoài nước, khắp ba miền, không có lý do gì lại không có thể cư xử với nhau trong tình nhân ái, bao dung, cao thượng vì sự phát triển của đất nước. Nhưng thái độ này chỉ có thể tồn tại và thể hiện trong một xã hội cởi mở, dân chủ, tự do, mọi người bình đẳng trước pháp luật và những quyền tự do cơ bản nhất của công dân được Hiến pháp thực sự che chở.

Một nhà nước tạo ra được môi trường như thế sẽ không cần phải tốn công sức kêu gọi tình đoàn kết dân tộc.■

© 2010 Lê Diễn Đức – RFA Blog

Mỹ vay tiền và vờn Trung Quốc trong cuộc chơi tiền tệ

Lê Diễn Đức

Tranh biếm hoạ Ben Bernanke rải tiền trên thành phố Thượng Hải - Investletter.com

Cách đây mấy bữa, tôi có trao đổi với bạn hữu trên Facebook về tình hình kinh tế toàn cầu và chuyện Trung Quốc trong vòng một thập niên nữa có thể đuổi kịp Hoa Kỳ về tổng thu nhập nội địa (GDP).

Nói là có thể đuổi kịp về GDP thôi, chứ về thu nhập bình quân tính trên đầu người thì có lẽ một vạn mùa quýt nữa Trung Quốc cũng khó bắt kịp với số dân trên 1,3 tỷ người và hàng trăm triệu người ở vùng nông thôn và miền núi vẫn đang sống dưới mức nghèo khổ.

Theo Quỹ Tiện tệ Quốc tế, thu nhập đầu người (GDP per capita) của Trung Quốc trong năm 2010 là 4.382 USD, so với của Mỹ là 47.284 USD.

Hơn nữa, Hoa Kỳ là một quốc gia có các định chế dân chủ vững chắc, với một nền kinh tế năng động, sáng tạo và luôn tìm ra được chính sách thích ứng với hoàn cảnh, thậm chí với các cuộc khủng hoảng. Trong khi Trung Quốc duy trì một cơ chế kinh tế tư bản nửa vời, chịu áp lực chi phối quá mạnh mẽ bởi nhà nước độc quyền và vẫn còn chủ yếu dựa vào xuất khẩu, bên cạnh nguy cơ bất ổn về chính trị xã hội luôn hiện hữu.

Trung Quốc hiện nay là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ. Trong bài “China: The new landlord of the U.S” trên CNNMoney, ngày 18 tháng 1 năm 2011, phân tích chủ đề này tác giả Paul R. La Monica cho biết Cục Ngân khố Hoa Kỳ thông báo Trung Quốc hiện sở hữu 895,6 tỷ đô la trái phiếu kho bạc Mỹ, có nghĩa là giảm từ 906,8 tỷ đô la so với một tháng trước đó và là sự suy giảm đầu tiên giá trị trái phiếu nợ của Trung Quốc kể từ tháng Sáu 2010. Trong một tháng mà giảm giá trị 11,2 tỷ đô la, quả là không nhỏ tý nào!

Trong cuộc mạn đàm trên Facebook tôi có nhắc lại nhận xét dí dỏm của một người bạn thân của tôi là Szymon Moldewhawer. Szymon Moldewhawer đã từng là Trưởng đại diện Văn phòng Thương mại của Mỹ tại Warsaw, Ba Lan.

Szymon Moldewhawer nói với tôi rằng, tớ đưa ra cho cậu một bức tranh đơn giản về chuyện nợ nần giữa Trung Quốc và Mỹ. Thế này nhé, một thằng Mỹ đầu tư vào Trung Quốc, ví dụ 1 tỷ đô la. Nhưng hắn ta cóc thèm mang tiền từ Mỹ vào Trung Quốc mà lấy ngay tiền của Trung Quốc thông qua các tác vụ tài chính từ khoản Trung Quốc cho Mỹ vay qua việc mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Nên nhớ rằng, chính phủ Mỹ khi phát hành trái phiếu không phải lấy tiền chỉ để chi dụng cho các nhu cầu nội địa, mà dành đến 60% cho đầu tư ở nước ngoài. Số tiền này mang lại lợi nhuận lớn, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc tiềm tàng. Bây giờ ta có một phép tính số học của học sinh cấp 1: Ví dụ thằng Apple lấy tiền của Trung Quốc, tận dụng nhân công rẻ mạt của Trung Quốc, sản xuất ra một cái iPad cứ cho là 100 đô la chẳng hạn. Sản phẩm được xuất qua Mỹ và nhiều nước khác, bán với giá 500 đô la. Tiền lãi chảy hết vào túi thằng Mỹ. Thằng Trung Quốc nghèo hơn, cho thằng Mỹ giàu hơn vay tiền, còn thằng Mỹ thì láu cá kiếm lợi nhuận ngay trên lưng thằng cho vay, tớ hỏi cậu ai khôn hơn ai? Đây là tớ chưa nói tới việc thằng đi vay lại là cái thằng in ra đồng tiền đó. Chỉ cần nó phá giá một tý thôi, giá trị trái phiếu có thể mất đi vài trăm triệu đô la, nếu không nói đến vài tỷ, trong chốc lát!

Ông bạn tôi cười thích thú và thêm rằng, kinh doanh tiền tệ trên thế giới khó ai khôn ngoan và điếm đàng hơn tư bản Mỹ!

Không lâu sau cuộc chuyện trò trên đây, thực tế đã chứng minh điều người bạn tôi phác hoạ là đúng.

Vào tháng 10 năm ngoái Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (The Federal Reserve System), viết tắt là Fed (cũng có thể hiểu tương tự như Ngân hàng trung ương) đã thông báo một chương trình có biệt hiệu là QE2.

Đây là chính sách được gọi là nới lỏng định lượng, trong đó Fed công bố kế hoạch mua lại 600 tỷ đô la trái phiếu kho bạc dài hạn từ tháng 10 năm 2010, nhằm mục đích cung cấp vốn mới, hỗ trợ nền kinh tế các khoản tín dụng rẻ.

Ngay sau khi FED công bố, Trung Quốc đã cao giọng chỉ trích chương trình QE2 này.

Kế hoạch mua lại trái phiếu của Fed dẫn đến một đồng đô la yếu hơn và lãi suất cao hơn, do đó làm giảm giá trị trái phiếu kho bạc mà Trung Quốc đang nắm giữ, như chúng ta đã thấy ở trên.

Trong ngày thứ Tư, 27 tháng 4 năm 2011, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã ấn định tỷ lệ lãi suất nằm trong khoảng 0-0,25 phần trăm và tuyên bố giữ nguyên quyết định mua lại trái phiếu với tổng số tiền 600 tỷ đô la.

Giám đốc Fed, ông Ben Bernanke, tại buổi họp báo cùng ngày cho biết Ủy ban Thị trường Mở đã có quyết định đầu tiên cho việc duy trì chính sách tái đầu tư các quỹ từ chứng khoán.

Sau cuộc họp hai ngày trước đó, Fed kết luận rằng, "sự phục hồi kinh tế Mỹ đang ở tốc độ vừa phải, và tình hình thị trường lao động cải thiện dần dần"; "Sự gia tăng lạm phát, đặc biệt là việc tăng giá nguyên liệu trong thời gian gần đây, có vẻ như là quá độ. Tình hình thị trường bất động sản vẫn còn yếu".

Quyết định về tỷ lệ lãi suất trên phù hợp với những gì các nhà phân tích đã dự đoán, và không gây ra phản ứng nào lớn. Tuy nhiên sự chú ý của thị trường trong khi chờ quyết định của Fed đã tập trung vào cái khác, cụ thể là, điều gì tiếp theo chương trình mua lại trái phiếu mà trên thực tế là in thêm tiền để bơm vào nền kinh tế 600 tỷ đô la.

Ông Bernanke nói thêm rằng, kết thúc chương trình mua lại trái phiếu dài hạn với giá trị 600 tỷ đô la vào tháng 6 này, Fed sẽ tiếp tục theo dõi khối lượng đầu tư vào trái phiếu kho bạc trong ánh sáng của các thông tin mới nhất, sẵn sàng điều chỉnh đầu tư trái phiếu ở mức tốt nhất nhằm bảo đảm việc làm tối đa trong nền kinh tế Hoa Kỳ và ổn định giá.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Giám đốc Fed, Ben Bernanke, có mặt và kết thúc một cuộc họp báo.

Chưa biết phản ứng mới của Trung Quốc với quyết định mới của Fed. Tuy nhiên để ứng phó, Trung Quốc có thể phải bắt đầu bán trái phiếu nợ ra.

Ngoài ra, người ta cho rằng, Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa trái phiếu nợ của ngân hàng trung ương và có thể chuyển sang trái phiếu khu vực đồng euro, một ngoại tệ mạnh nhưng tính ổn định đang đặt trước nhiều dấu hỏi khi hàng loạt các nước khu vực đồng euro như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland… đang vật lộn với khủng hoảng nợ công.

Cũng có người tin rằng Trung Quốc đã sử dụng các đại lý tại Vương quốc Anh để vực giá trị kho bạc lên. Giá trị hàng hoá sẽ hiển thị trên các cổ phiếu của Vương quốc Anh, không phải của Trung Quốc.

Một câu đặt câu hỏi đặt ra là trong tương lai, nếu Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu kho bạc mới, thì Trung Quốc có tiếp tục mua nữa hay không?

Cái khổ nằm ở chỗ là Trung Quốc vẫn phải mua, vì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng và lớn nhất của Trung Quốc, là “căn cứ địa” bảo đảm công việc làm cho hàng chục triệu, nếu không nó là hàng trăm triệu người lao động Trung Quốc. Một biến động lớn trên thị trường lao động sẽ là một thảm hoạ cho ổn định xã hội, điều mà các nhà lãnh đạo Bắc Kinh không bao giờ muốn xảy ra, bằng mọi giá.

Trong cuộc chơi khó khăn này, anh Mỹ có vẻ như được nước, tha hồ mè nheo, õng ẹo rằng, anh cho vay thì tôi mới có tiền trả hàng hoá, còn Trung Quốc dù rất khó chịu, phàn nàn anh Mỹ khôn thì vừa thôi, đừng quá đáng. Nhưng rồi cuối cùng Trung Quốc cũng phải đồng ý nếu cò kè được lãi suất cao hơn. Trừ phi anh Mỹ không muốn vay thêm!

Kiểu gì thì bác Sam nhà ta vẫn đứng ở thế lợi hơn.

Kết thúc bài báo đã dẫn trên CNNMoney, tác giả Paul R. La Monica nêu ra một câu ngạn ngữ xưa: "Nếu ngân hàng cho bạn vay một ngàn đô la, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay một triệu đô la, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng" (If the bank lends you a thousand dollars, the bank owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank).

Nghe ra có vẻ diễu cợt và hài hước quá!■

© 2010 Lê Diễn Đức – RFA Blog

Trung Quốc nguy hiểm hơn cả Bin Laden

Sun, 05/08/2011 - 22:21 — ledienduc



Steven Mosher - Lê Diễn Đức dịch

Công an Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ (Uygur) tại Tân Cương - Ảnh: Xinhua

Steven Mosher: “Cuộc chiến chống khủng bố đau thương nhưng trong thực tế không thật hẳn quan trọng. Quân khủng bố không có khả năng làm đảo lộn trật tự thế giới. Tham vọng từ phía Trung Quốc nghiêm trọng và huỷ diệt trật tự thế giới. Chúng ta bắt tay với Trung Quốc khi và chỉ khi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và trở thành nhà nước dân chủ”.

Nhật báo Ba Lan: Hiện nay có sự so sánh phổ biến tình hình địa chính trị tại châu Á với thời kỳ ngự trị ở châu Âu trước năm 1914. Trung Quốc đang nắm vai trò của nước Đức, vừa xuất phát từ việc không hài lòng với trật tự thế giới, vừa muốn tìm cho mình một vị thế tốt hơn. Ông nghĩ sao?

Steven Mosher: Trung Quốc không phải là nước Đức tiếp nối. Nước Đức bấy giờ là tiềm lực của mức trung bình. Còn Trung Quốc là quốc gia khổng lồ, lớn tương tự Hoa Kỳ, với 1 tỷ 300 triệu dân. Không đơn giản là một tay chơi tiếp theo, mới xuất hiện trên sân khấu. Đây là một tiềm lực lớn nhất của lịch sử loài người. Sự so sánh kể trên chỉ đúng trong một mức độ nào đó. Đức quốc đã gây ra chiến tranh ở châu Âu và tham vọng của nó tập trung ở lục địa này. Trong khi đó của Trung Quốc mang tính toàn cầu. Cho nên vấn đề nghiêm trọng hơn điều mà châu Âu trải qua 100 trước đây.

Nhật báo Ba Lan: Nhà tân bảo thủ (neoconservative) Robert Kagan trong cuốn sách “Paradise and Power” viết rằng, đối với các nhà chính trị Hoa Kỳ thì trước ngày 11/09 vấn đề không phải là câu hỏi chúng ta có xung đột với Trung Quốc hay không, mà là bao giờ. Từ lúc bấy giờ đến nay có gì thay đổi không?

Steven Mosher: Cuộc chiến chống khủng bố đau thương nhưng trong thực tế không thật hẳn quan trọng. Quân khủng bố không có khả năng làm đảo lộn trật tự thế giới. Tham vọng từ phía Trung Quốc nghiêm trọng và huỷ diệt trật tự thế giới. Chúng ta bắt tay với Trung Quốc khi và chỉ khi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và trở thành nhà nước dân chủ. Chúng ta sẽ giữ trật tự hiện có trên thế giới, trật tự hoà bình của các quốc gia dân chủ.

Nếu như Trung Quốc là nhà nước độc đảng, độc tài thì không thể nào trở thành một phần của trật tự hiện nay mà lại không có những thay đổi nền tảng. Trung Quốc đang giành ưu thế trước các quốc gia không lớn trong khu vực, khuyến khích các chế độ độc tài. Các nền dân chủ nhỏ châu Á bị làm suy yếu bởi chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc không là bạn của dân chủ mà là kẻ thù của nó.

Nhật báo Ba Lan: Điểm chính yếu nào của sự đối kháng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc? Có lẽ không riêng vấn đề Đài Loan?

"Ngưu tầm ngưu": Hồ Cẩm Đào và Ahmadinejad (Iran) ngày 29/01/2010 - Ảnh: ASiaNews.it

Steven Mosher: Không chỉ riêng như thế, sự can thiệp ngày nay của Trung Quốc tại Trung Đông rất rõ ràng. Nếu như chúng ta nhìn Iraq trước chiến tranh, hay Iran, Syria hôm nay, thì thấy ngay rằng, đồng minh gần gũi nhất bên kia đại dương của họ nằm ở Bắc Kinh. Trung Quốc hiện đang bán tên lửa cho Syria, công nghệ nguyên tử cho Iran. Nếu như Iran có bom nguyên tử, thì từ cùng một lý do mà Pakistan có – là nhờ Trung Quốc. Trung Quốc là một trong những nguyên nhân của sự hỗn loạn tại Trung Đông.

Tham vọng của Trung Quốc gây nên bất ổn định trật tự quốc tế. Thoạt nhìn bên ngoài thì có vẻ như Trung Quốc hợp tác, nhưng trong những khu vực khác nhau trên thế giới, Trung Quốc đưa đến hỗn loạn, đặc biệt là vùng Trung Đông.

Việc tiếp theo là vấn đề nhân quyền. Khi tôi nói đến Trung Quốc, người Trung Quốc, là ý tôi chỉ nói về nhà cầm quyền mà thôi. Tại Trung Quốc có rất nhiều người tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ, nhiều người bị tù đày tại những nơi mà họ bị tra tấn, thậm chí bị giết. Cách đây không lâu một chánh án Trung Quốc bị cảnh sát hành hạ. Khi gia đình nhìn thấy thì thân thể bị đánh đập kinh khủng. Được hỏi nạn nhân có bị tra tấn hay không, câu trả lời từ phía chính quyền là không và ông ta đột tử.

Các mối quan hệ thân mật - trước đây - với Saddam Hussein, Iran, Syria hay Bắc Hàn càng khuyến khích các chế độ này chống lại những giá trị dân chủ. Tôi không muốn chỉ nói về các giá trị của riêng Hoa Kỳ, mà là về những giá trị chung cho cả Hoa Kỳ và châu Âu: tôn trọng quyền tư hữu, tôn trọng luật pháp và bầu cử tự do. Những điều này Trung Quốc không hề có dưới mọi hình thức.

Nhật báo Ba Lan: Trung Quốc không phải là duy nhất ở châu Á. Những quốc gia khác trong khu vực như Ấn Độ hay Nhật Bản nhìn nhận thế nào về sự tăng tiềm lực của Trung Quốc? Hàn Quốc có chính sách như thế nào với Bắc Kinh? Việc thống nhất bán đảo Triều Tiên không phụ thuộc vào Bắc Kinh?

Chiến lược bành trướng lãnh thổ và ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các nước Đông Nam Á, Bắc Triều Tiên, Đông Nhật Bản và Tây Nam Ấn Độ - Ảnh: StrategyWatch.org

Steven Mosher: Nếu như không có Bắc Kinh thì Bắc Hàn đã sụp đổ từ lâu, còn bán đảo Triều Tiên đã được thống nhất và dân chủ. Chế độ Kim Jong Il tồn tại hoàn toàn từ giúp đỡ của Bắc Kinh. Nam Hàn giữ quan hệ với Trung Quốc cũng giống như các nước láng giềng khác, cố gắng không va chạm với Bắc Kinh. Tuy nhiên, trong thâm tâm tất cả đều quan ngại tiềm lực tăng lên của Trung Quốc.

Điều này cũng với cả Nhật Bản. Nhật Bản hiện nay đang làm việc nỗ lực với Hoa Kỳ về chiến lược xây dựng hệ thống lá chắn chống tên lửa. Tại sao? Bởi vì người ta lo ngại số tên lửa tầm xa và trung bình của Trung Quốc tăng lên. Về mặt chính thức họ nói rằng đây là biện pháp ngăn ngừa Bắc Hàn. Nhưng Bắc Hàn thì hiện mới chỉ có vài cái. Thực tế là người Nhật muốn phòng vệ trước sự xâm lăng của Bắc Kinh. Nhật Bản hợp tác với Hoa Kỳ và cũng cam kết bảo vệ Đài Loan, bởi vì, sự thất thủ của Đài Loan đe doạ chính Nhật Bản.

Ấn Độ cũng không yên tâm chút nào trước sự gia tăng tiềm lực của Trung Quốc. Cần nhớ lại rằng, Ấn Độ đã có cuộc chiến tranh biên giới với Bắc Kinh 1960-1961, còn Trung Quốc đang chiếm đóng hàng chục ngàn cây số vuông lãnh thổ Ấn Độ. Người Ấn cảm thấy đang bị đặt mặt đối mặt trước những đồng minh của Trung Quốc: Pakistan và Myanmar (những nơi Trung Quốc có các cơ sở hải quân lớn).

Sẽ không một ai bất an trước tiềm lực kinh tế mạnh đang tăng lên của Trung Quốc, nếu như Trung Quốc là một quốc gia dân chủ. Vấn đề lại nằm ở chỗ Trung Quốc không phải dân chủ mà là độc tài, trong khi những chế độ độc tài luôn có khuynh hướng tiến hành chiến tranh.

Nhật báo Ba Lan: Nhà chính trị-xã hội cấp tiến Pháp Guy Sorman trong cuốn sách “Năm Con Gà” nói về Trung Quốc, đưa ra một luận đề rằng, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là ảo. Theo Guy Sorman, những con số thống kê đưa ra bởi đảng cộng sản không đáng tin cậy.

Steven Mosher: Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không ảo. Thế nhưng rất mất cân đối. Cho nên đây không phải là sự tăng trưởng kinh tế bình thường, lành mạnh. Sự tăng tưởng tập trung chủ yếu ở hai khu vực. Thứ nhất, dựa trên xuất khẩu - tất cả chúng ta đều biết rằng, Trung Quốc là trung tâm sản xuất cho phần lớn các nước thế giới, kể cả Hoa Kỳ. Khu vực thứ nhì là mua hoặc ăn cắp các công nghệ để ứng dụng vào mục đích dân sự cũng như quân sự. Ở đây không nói đến vấn đề mua vũ khí của Nga mà là nói về sự phát triển sản xuất vũ khí tại ngay Trung Quốc. Lợi nhuận thu được từ xuất cảng chảy vào lĩnh vực quân sự và dùng để trợ cấp cho các công ty quốc doanh bị bội chi. Kinh tế khu vực quốc doanh đi xuống, trong khi xuất khẩu và khu vực quân sự phát triển.

Tại sao Trung Quốc không thực hiện phát triển nền kinh tế bền vững? Tại sao họ không tái cấu trúc các công ty quốc doanh đang trên đà phá sản? Tại sao Trung Quốc chi phí nhiều như thế cho quân sự và ngân sách quốc phòng tăng đều đặn? Nếu như Trung Quốc có thiên hướng nhắm tới hoà bình, thì lợi nhuận từ xuất khẩu sẽ được dành cho việc nâng cao mức sống của nhân dân. Nhưng điều này không xảy ra.

Nhật báo Ba Lan: Ông đánh giá sự hiểu biết về Trung Quốc tại phương Tây như thế nào?

Tập đoàn Boeing khai trương tại Trung Quốc - Ảnh: NewsAviation.net

Steven Mosher: Đây là vấn đề rất nghiêm trọng. Các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ, ví dụ như General Motors hay Boeing đã đầu tư nhiều tỷ đô la vào Trung Quốc vì cho rằng đây là thị trường của tương lai. Với cách này, các hãng trở thành con tin của chính quyền Trung Quốc và Trung Quốc tin rằng, các hãng này sẽ hỗ trợ Trung Quốc tại Hoa Kỳ. Cho nên, một khi Pentagon chỉ trích Bắc Kinh hay CIA khuyến cáo sự xâm nhập gia tăng của các điệp viên Trung Quốc tại Hoa Kỳ, các hãng lớn của Hoa Kỳ lại nói: Trung Quốc đang thay đổi, Trung Quốc đang phát triển kinh tế và không lâu sẽ trở thành quốc gia dân chủ. Chúng ta đừng lo ngại gì về Trung Quốc – sự biện minh của họ như vậy. Cũng như trên các giảng đường đại học: vô số các chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc bị mua đứt. Họ là những nhà tham vấn về các vấn đề Trung Quốc, làm việc tại Trung Quốc theo lời mời của nhà nước Trung Quốc, do nhà nước tổ chức và được đãi ngộ những chuyến đi đặc biệt.

Ngoài ra, người Trung Quốc dễ mến. Những chuyên viên Hoa Kỳ về các vấn đề Liên Xô không thích chủ nghĩa cộng sản, còn rất nhiều chuyên gia Hoa Kỳ chỉ đơn giản là yêu thích đất nước này. Họ không tách biệt rõ ràng cảm tính của mình giữa văn hoá, lịch sử và sự đánh giá về chính sách của chính quyền Trung Quốc. Vô số các nhà quan sát Hoa Kỳ thực sự đang phục vụ cho quyền lợi của Trung Quốc chứ không phải của Hoa Kỳ.■

Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức

------------------------------------
Chú thích: “Gazeta Wyborcza” là nhật báo tri thức có uy tín và lớn hàng đầu tại Ba Lan. Steven Mosher là nhà xã hội-chính trị học Hoa Kỳ, chuyên viên về lịch sử và chính sách Trung Quốc. Bài phỏng vấn được dịch tử nguyên bản tiếng Ba Lan do phóng viên Tomasz Pichór thực hiện với tựa đề "Chiny groźniejsze niż ben Laden" đăng trên“Gazeta Wyborcza” tại link: http://wyborcza.pl/1,86680,4327181.html. Hình trong bài do người dịch minh hoạ.

Tham nhũng - "gánh nặng của dân", nhưng chống tham nhũng là chống Đảng

Sun, 05/15/2011 - 14:15 — ledienduc

Lê Diễn Đức


Trong bài "Tham nhũng “vặt”: Gánh nặng của dân", tờ báo Đại Đoàn Kết ngày 13/05/2011 công bố kết quả cuộc khảo sát về chỉ số PAPI (chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công) "đã chỉ ra một thực tế: tham nhũng vặt có mặt ở tất cả các ngành và đang “gặm nhấm” dần uy tín của nền hành chính công. (...) Không có địa phương nào trên tổng số 30 địa phương tham gia khảo sát là không có hiện tượng tham nhũng “vặt”. Đặc biệt “phí lót tay” có mặt ở hầu khắp các bệnh viện công. Các tỉnh có việc “lót tay” diễn ra nhiều là Nam Định (78%), Điện Biên (72%), Hưng Yên (71%)"... Xin giới thiệu với bạn đọc một bài dưới đây của tôi, viết cách đây vài năm nhưng vẫn còn nguyên tính thời sự và là câu trả lời cho bài báo này.


Đảng ăn

Cái chuyện “ăn” của quan chức cộng sản Việt Nam trong và ngoài nước không ai không biết. Người viết miễn bàn về ẩm thực, sơn hào hải vị, sâm, nhung, rượu cao hổ cốt, nước mài từ sừng tê giác, v.v. - mà chỉ nói về kiểu ăn khác.

Ăn đủ thứ khó nhai, khó gặm với thường dân, nhưng với họ thì như thò tay vào túi lấy đồ vật. Ăn đây là ăn chặn, ăn hối lộ, thụt két, móc ruột, cướp bóc công quỹ bỏ túi riêng, không từ bất kỳ một cơ hội nào, từ bé đến lớn, chức to ăn nhiều, chức vừa vừa ăn vừa vừa, chức nhỏ ăn nhò.

Khốn nạn nhất là ăn bẩn. Đồng tiền đã biến nhiều quan chức cộng sản thành những con thú khát máu tiền, ăn tươi nuốt sống đồng loại không một tấc vũ khí trong tay.

Trong khi đồng bào miền Trung đang khốn đốn vì lũ lụt, nhà cửa bị tàn phá, màn trời mây đen sũng, chiếu đất nước mênh mông, thì Ủy ban Cứu trợ Bão lụt tỉnh Nghệ An (dĩ nhiên là của Đảng) đã từng ẵm hàng tỷ đồng tiền chi viện nhân đạo của các tổ chức chính phủ quốc tế, của nhân dân trong nước và nước ngoài chia sẻ cùng nạn nhân với tấm lòng “áo lành đùm áo rách”.

Mặc dù quan chức cộng sản nào bây giờ cũng nhà cao, cửa rộng, không phải một nhà mà nhiều nhà ở hầu hết các thành phố lớn, nhưng vẫn chưa đủ cho lòng tham vô đáy. Tình trạng chiếm đoạt đất đai của nông dân nghèo để đầu cơ, buôn bán trục lợi đã làm cho nhiều nông dân điêu đứng. Những dòng người phẫn uất, liên tiếp đổ lên thành phố để khiếu kiện không hề dứt suốt từ nhiều năm nay. Từ ngày 22/06/2007, kéo dài gần cả tháng trời, đồng bào thuộc nhiều lứa tuổi từ Tiền Giang đã kéo về ăn vật nằm vạ trước trụ sở Quốc Hội 2 trên đường Hoàng Văn Thụ, Sài Gòn, đòi đảng cộng sản trả lại công lý, chính nghĩa và tài sản bị trấn cướp.

Ăn bẩn rồi ăn tạp. Các quan chức cộng sản xơi tuốt cả vôi vữa, gạch, sắt, xi-măng... Làm đường, cầu cống, thay vì bằng bê tông cốt thép thì thế cọc tre, nguyên liệu rẻ tiền. Vụ cầu chui Quán Thánh bị sập hay quốc lộ do tổng công ty PMU 18, Bộ giao thông vận tải đảm trách xây dựng chỉ là một, hai trong muôn vàn trường hợp khác không được (hoặc bị giấu kín) đưa lên mặt báo. Vận mạng của người sử dụng coi như zero. “Sống chết mặc bay, tiền thầy nhét túi”. Có kẻ còn trâng tráo nói tỉnh như không: Hơi đâu mà lo cho thiên hạ, người Việt đẻ mắn như gà, chết bớt càng tốt. Vô nhân đạo đã đến tột cùng!

Ăn luôn cả... đồng

Hãng AFP và một số cơ quan truyền thông quốc tế trong ngày 3/07/2007 đưa tin về xì-căng-đan Tượng đài Điện Biên Phủ.

Chúng ta còn nhớ, nhân kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/05/1954), Việt Nam đã lập dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử này, trong đó có việc xây dựng tượng đài mang tên “Chiến thắng Điện Biên Phủ” tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ với tổng dự toán đầu tư giai đoạn I là 47 tỉ đồng. Tượng được thiết kế bằng đồng, cao hơn 12 mét.

Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ “hoành tráng” và Tướng Võ Nguyên Giáp (2004)- Ảnh: vnn.vn

Tuy nhiên, ngay sau lễ khánh thành đưa vào sử dụng (ngày 7/5/2004), công trình tượng đài đã xuống cấp một cách nghiêm trọng, trong vài tháng nay nhiều đoạn chân đế tượng bị sụt lún, thân tượng bị hoen gỉ, nhiều mảnh bị vỡ ra.

Theo báo chí trong nước, đầu năm 2005, Nhà nước đã phải chi ra 4 tỉ đồng để đơn vị thi công là Công ty mỹ thuật Việt Nam "sửa chữa" khắc phục sự cố sụt lún công trình tượng đài.

Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ và lỗ hổng “hoành tráng” (2007) - Ảnh: laodong.com.vn

Vì sao ra nông nỗi? Không cần phải nghĩ ngợi cũng có ngay câu trả lời, vậy mà ông Phó Thủ tướng chính phủ Phạm Gia Khiêm còn làm bộ “ra tay chỉ đạo làm rõ nguyên nhân” (?).

Các chiến hữu, các đồng chí của đảng quang vinh ta là những ai trong vụ này? Đây: Lương Phượng Các, trưởng ban dự án, phó giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin tỉnh Điện Biên; Lê Minh Viễn, phó ban dự án; Trần Quốc Hưng, kế toán Ban dự án; Võ Thị Hồng, nguyên giám đốc Công ty Mỹ thuật Trung ương; tiến sỹ Lê Huyên, cựu hiệu trưởng Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp; Nguyễn Đức Sứng, nguyên chủ nhiệm khoa Tạo dáng công nghiệp... Hết cả bộ sậu, nguyên một băng!

Những tên cướp ngày này đã xơi tái 30% trong 219 tấn số đồng nguyên chất dùng để xây dựng. Họ đã thay thế các nguyên liệu rẻ tiền trộn với khoảng 150 tấn còn lại để đúc tượng tôn vinh... chiến thắng thực dân Pháp hào hùng của dân tộc!

Có người ngẫu hứng liên tưởng tới vụ Trần Đức Lương, nguyên chủ tịch nước, đã đúc tặng Chùa Hương một pho tượng đồng lớn. Chẳng biết có phải khi về vườn ngài cựu chủ tịch ăn năn sám hối hay là cầu Đức Phật hộ trì để giữ của cải to như núi của mình không mà xung xăng làm việc thiện? Cũng không rõ, ngài lấy đồng ở đâu ra, nhà nước biếu tặng hay mua ở chợ đen nào? Trong một tập đoàn mafia, nếu có cái gì đó dính dáng với nhau trong mớ liên minh ma quỷ, âu cũng không là chuyện lạ.

Chống tham nhũng?

Nực cười nhất là cách xử lý các vụ tham nhũng. Do cấu kết ăn chia chặt chẽ từ hạ tầng lên thượng tầng, nên một số vụ được đưa ra công luận chỉ nhắm mục đích múa rìu, trấn an dư luận.

Các quan chức cộng sản hoặc các đại gia (được bảo kê) thụ án, sống trong tù như những ông vua con: phòng có TV, máy lạnh, đầy đủ tiện nghi, riêng biệt, trên đồi, dưới suối; vợ con, người nhà vào thăm dễ như đi chợ. Trong năm 2000, khi chưa bị lộ diện "phản động", còn về được Việt Nam, tôi sắm vai thăm thân cùng với người quen, “lọt sổ” vào được trại giam V26 ở Hàm Tân, Đồng Nai, một “đơn vị anh hùng”. Tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh… nghỉ mát của các can phạm thuộc hàng “đặc biệt” này. Mọi thứ ở đây đều có khung giá sẵn, giảm một năm án thì bao nhiêu, muốn ra trại về Sài Gòn du hí vài ngày rồi quay lại thì một đêm bao nhiêu, v.v... Cho nên, không ai lạ gì màn kịch xét xử và thụ án cho có (trưng diễn là chính), bởi vì chỉ một thời gian ngắn đảng ta lại cho ra khỏi tù ngay bằng lệnh ân xá nhân một dịp nào đó!

Tôi nhớ mãi câu nói được nghe trong dịp này: “Ngu nhất là những thằng vét đĩa, húp cháo bằng muỗng hay bốc cơm bằng tay. Ăn nhỏ không bõ vào tù. Tiền đâu mà chạy! Khôn ngoan là phải xúc bằng xẻng, bằng cần cẩu, ăn cho đậm luôn. Có tiền thì trong tù cũng mua được cả tiên”. Ôi cái lý có chân!

Tất nhiên, bất đắc dĩ lắm đảng mới cho vào tù chơi, gỡ chút sĩ, nếu còn nước là đảng còn tát đến cùng! Đảng có trăm phương nghìn kế, như chuyển công tác về nơi khác hay công du nước ngoài, cho về hưu non, xử lý hành chính, kiểm điểm nội bộ…

Nói có sách, mách có chứng. Trong vụ án tham nhũng tại Tổng công ty dầu khí Việt Nam mà toà án tối cao xử vào ngày 2/07/2007, người ta thấy có bàn tay của Tổng thanh tra Quách Lê Thanh (nhận hối lộ 110 triệu đồng, tất nhiên đây là con số cửa trước, có trời biết ở cửa sau là bao nhiêu). Nhưng đảng rất thích đùa, đùa dai, nên phán rằng, “sai phạm của ông Thanh là không cố ý, do mới chuyển công tác về Thanh tra Chính phủ nên còn bỡ ngỡ”.

Bỡ ngỡ? Với một Tổng thanh tra? Trạng Quỳnh có sống lại cũng bò lăn ra mà cười. Tếu táo như Đảng là cùng! [1].

Cái điều trớ trêu nhất là những người mang danh cộng sản của Việt Nam hiện nay biết rất rõ những chuyện ăn tạp, ăn bẩn này. Nhưng chỉ biết thôi. Họ gọi là tham nhũng. Họ kêu gào, hết ra nghị quyết, đến luật chống tham nhũng, rồi Ban Chỉ đạo Trung ương chống tham nhũng, do thủ tướng đứng đầu. Toàn là thứ dữ. Nhưng nói là một chuyện, thực hiện là chuyện đất hỡi, trời ơi.

Bản chất “vừa đá bóng vừa thổi còi” hay đúng hơn,“vừa ăn cướp, vừa la làng” - là căn bệnh mãn tính hết thuốc chữa của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đơn cử vài lời “khuôn vàng thước ngọc” của các “đầy tớ nhân dân”, “đại diện hợp pháp của nhân dân” trong kỳ họp Quốc hội lần thứ 11 (ngày 30/3/2007) để chứng minh.

- Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng Trương Vĩnh Trọng: “… Muốn công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả, trước hết phải phòng, chống tham nhũng từ trong Đảng”.

- Đại biểu Quốc hội Phạm Thế Duyệt (Hải Dương): “Nhìn nhận một cách nghiêm túc, tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng và ngày càng tinh vi hơn, tập trung ở một số ngành kinh tế quan trọng”. [2]

- v.v…

Một phường khoét lác

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết trước khi sang Hoa Kỳ nói trên báo Vietnamnet khoét lác, bao biện rằng, tham nhũng thì nước nào cũng có. Cái này thì đúng. Nhưng ông ta “quên” mất một điều: Với chế độ độc quyền lãnh đạo, đảng cộng sản Việt Nam tự tung tự tác làm luật và sẵn sàng ngồi xổm luôn lên pháp luật nếu cần và không có lực lượng chính trị-xã hội nào khác làm đối trọng trong cơ cấu quyền lực, không có báo chí tự do (chưa cần nói tới bầu cử tự do) thì vấn đề chống tham nhũng ở Việt Nam là vô phương!

Ba Lan, một nước dân chủ hậu cộng sản, có tham nhũng không? Đương nhiên là có! Nhưng không phải an ninh, cảnh sát điều tra đưa các quan chức vào nhà đá đếm lịch mà chính là báo chí tự do. Người dân nắm bắt được thông tin sẽ dùng quyền hành bằng lá phiếu để loại bỏ những kẻ lạm quyền. Toà án độc lập với mọi đảng cầm quyền là cơ quan cầm cán cân công lý. (Ở Ba Lan, luật pháp quy định chánh án, thẩm phán toà án phải là những người không tham gia đảng phái chính trị nào).

Báo chí tự do của Ba Lan thực sự là quyền lực thứ tư, đã phát hiện ra hầu hết những xì-căng-đan tham nhũng lớn nhất thời hậu cộng sản. Đảng xã hội-dân chủ SLD của Ba Lan (thực tế là hậu thân biến dạng của đảng cộng sản) đã có giai đoạn nắm quyền qua bầu cử tự do (1993-1997 và 2001-2005). Với đa số trong quốc hội và tổng thống thuộc phe mình, SLD tưởng có thể làm mưa gió nên quen theo lối ăn chia cũ thời cộng sản, đã bị báo chí Ba Lan phanh phui, đánh cho tơi bời, sụp đổ uy tín đến mức không biết bao giờ mới cữu vãn, suốt nhiều năm nay loay hoay, xoay xở vẫn chỉ còn khoảng 10% cử tri ủng hộ (từ gần 50% khi mới nắm quyền).

Thế cho nên ác mộng kinh hoàng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là tự do báo chí!

Ông Broaddfoot, giám đốc Tổ chức Tư Vấn Rủi Ro Kinh Tế Chính Trị (HERC), có trụ sở ở Hongkong, đã từng nói: ‘‘Theo tôi, tham nhũng ở Việt Nam và Trung Quốc trầm trọng đến mức nó có thể gây ra cú sốc đau đớn cho tương lai. Trong một hệ thống chuyên chế, báo chí bị kiểm duyệt, những người tố cáo tham nhũng có thể đi tù và ở đó có khuynh hướng che dấu mức độ thật của tham nhũng… Cái thách thức cho Việt Nam và Trung Quốc chính là hệ thống độc đảng của họ. Nhưng điều đó không có nghĩa là anh không thể thay thế các cá nhân trong bộ máy. Cả hệ thống dân chủ và chuyên chế đều có thể xảy ra tham nhũng. Nhưng trong một chính quyền dân chủ, họ sẽ dễ dàng hơn khi muốn thay thế các quan chức thoái hóa. Để làm được điều này trong hệ thống độc đảng, nó đòi hỏi những người liêm chính trong đảng có hành động chống lại những kẻ tha hóa. Mà thực hiện điều này nhiều khi rất khó, đặc biệt khi có các phe nhóm khác nhau trong đảng”. [3]

Ông Broaddfoot nói chưa đủ. Không phải chỉ rất khó (chống tham nhũng) khi trong một đảng có các phe phái khác nhau. Với Đảng Cộng sản Việt Nam, phe nào cũng ăn, nhóm nào cũng chén, nên dù có phe phái, họ vẫn “đoàn kết”, tức là kết dính chặt chẽ với nhau để cùng hưởng lợi!

Chỉ kẻ vừa mù, vừa điếc, vừa tâm thần mới không biết tình trạng ăn hối lộ ở Việt Nam. Quan quan tham nhũng, nhà nhà quan tham nhũng, những kẻ theo đóm ăn tàn, ngậm miệng ăn tiền, làm thân tôi mọi nhiều như ruồi cũng đua nhau tham nhũng. Toàn đảng nắm chặt tay nhau tiến theo định hướng tiền và hát vang bài ca vô sản với hai nốt nhạc đô la.

Chả thế, một vị cán bộ cao cấp, đã từng làm việc ở Hội đồng Nhà nước, ở Quốc hội Việt Nam (xin được giấu tên) kể cho tôi nghe về Đỗ Mười. Mở ngoặc thêm: người kể cũng cho tôi biết, ngài cựu Thủ tướng, cựu Tổng bí thư, cựu Cố vấn Ban chấp hành Trung Ương Đảng sau khi thôi chức, một trong hai thái Thượng Hoàng của triều đình cộng sản, năm nay đã hơn chín bó, không biết làm ăn gì với em ôsin - cô bé giúp việc, tuổi hàng cháu chít, mà rồi phải cưới cố ta làm vợ, đăng ký kết hôn đàng hoàng!

Chuyện rằng, có người trao đổi về vấn đề chống tham nhũng, ngài Đ.M. (Đỗ Mười) trợn mắt, chém tay quát: “Cái gì? Chống tham nhũng? Bộ mày muốn chống Đảng hả?”. ■

© Lê Diễn Đức

------------------------------------------
Chú thích:
- [1]: Trích dẫn từ bài "Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ bị “rút ruột” hơn 30% lượng đồng" của Báo Lao Động, 3/7/2007 và các bài khác trong phần Pháp Luật cùng trang.
- [2]: Trích dẫn từ nguồn của Báo Tiền Phong, ngày 30/03/2007.
- [3]: Trích dẫn từ nguồn của BBC, ngày 13/03/2007 về vấn đề tham nhũng của Việt Nam.
- Bài “"Tham nhũng “vặt”: Gánh nặng của dân", của tờ Đại Đoàn Kết ngày 13/05/2011 tại link:
http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1364&Chitiet=29953&Style=1

* Đây là blog cá nhân của Lê Diễn Đức. Nội dung bài viết phản ánh quan điểm độc lập của tác giả

Tâm sự gửi đại biểu Quốc hội vừa trúng cử Trương Tấn Sang

Hà Sĩ Phu

Trả lời phỏng vấn của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại TPHCM .

Thưa ông Trương Tấn Sang,
Đại biểu Quốc hội vừa trúng cử

Chưa cần đọc danh sách những đại biểu Quốc hội mới, tôi cứ mặc nhiên xác quyết ông là “Đại biểu Quốc hội vừa trúng cử” mà không sợ sai, vì tôi biết chắc điều ấy ngay từ trước khi bầu (ở Việt Nam mình có cái lợi ấy). Điều xác quyết này tuy đúng với tất cả các Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng ta, song đối với riêng ông, niềm tin ông sẽ trúng cử có một nguyên nhân khác, và đây chính là điều khiến tôi muốn viết bức thư này.
Tất cả những người Việt Nam còn quan tâm đến tình hình nước mình chắc không ai quên lời phát biểu của ông cách đây mấy hôm:
“Trước kia chỉ có một con sâu làm rầu nồi canh. Nay thì nhiều con sâu lắm! Nghe mà thấy xấu hổ”! Không nhẽ cứ để mãi như vậy mai kia, người “ta nói là cả một bầy sâu, tất cả là sâu hết! Thế đâu “có được! Một con sâu đã nguy hiểm rồi! Một bầy sâu là chết cái đất nước này!…”
Một vị lãnh đạo Đảng hiện nay mà dám nói một câu như thế nhất định người dân chúng tôi phải bầu, kể cả những cử tri đã quen nghĩ “Quốc hội là của Đảng” (còn nói “của dân” thì chỉ là nói xã giao), kể cả những cử tri định bụng sẽ “gạch tuốt”.
Nếu chỉ công nhận trong Đảng có “một số những kẻ thoái hóa biến chất, không làm theo lời dạy của Bác Hồ” thì dân nghe đã quen tai. Nhưng gọi hẳn chúng là “SÂU”, mà CẢ MỘT BẦY SÂU, thì rất khác trước (mặc dù còn phải chờ xem rồi đây có vạch mặt chỉ tên được “đồng chí Sâu” nào không).
Điều thứ hai khiến dân chúng ngạc nhiên là câu “Nghe mà thấy XẤU HỔ”! Suốt mấy chục năm được Đảng dẫn dắt “đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” dân chúng chỉ thèm nghe một lời “xấu hổ” từ giới lãnh đạo.
Đi mãi trên đường thắng lợi mà sao hàng đoàn em gái nước Việt phải sang làm nô lệ tình dục, mà nhục nhã là ở… Căm-pu-chia? Hàng đoàn em gái Việt khỏa thân cho mấy thằng “nhăng nhít” nước ngoài kiểm tra mang về làm “vợ thử” cho cả gia đình chúng hoặc chơi chán thì giết quách… Mà đây không phải là những phụ nữ sa đọa gì về tính dục, họ con nhà lành, trong một xã hội tốt đẹp họ phải được hạnh phúc! Tuy ông chưa kể ra, nhưng một khi người lãnh đạo đã dám nói lời xấu hổ, ắt còn nghĩ đến dân, đến những người đang đóng thuế nuôi mình, trong đầu không thể bỏ qua những day dứt như thế phải không thưa ông?
Ông cha ta đã để lại cho giống nòi một “quỹ gen” rất quý nên mới sinh được những người tài như Nghệ sĩ Piano Đặng Thái Sơn, như GS Toán học Ngô Bảo Châu, như Phó thủ tướng Đức người Việt Philipp Rösler… Tiếc rằng khi “nhận vội” những vinh quang ấy về cho mình, ta đã không hề băn khoăn tự hỏi nếu những hạt giống ấy không được nước ngoài vun xới, cứ ở trong nước thì Đặng Thái Sơn liệu có thoát khỏi cái lí lịch “xấu” của người cha Nhân văn Đặng Đình Hưng, Ngô Bảo Châu liệu có được yên thân như Lê Bá Khánh Trình, vì ông Châu sớm muộn gì cũng bị quy là một kẻ “ngộ nhận, tiếp tay cho diễn biến hòa bình”? Khi tiếp nhận những thành tựu ấy, bên cạnh niềm vui, nhà nước phải biết giật mình mà xem lại chính sách của mình đối với những “nguyên khí quốc gia”, có vàng trong nhà mà không biết dùng, người Việt thông minh tài giỏi thế mà sao nền giáo dục bây giờ cứ nát như tương, chẳng có tác phẩm văn học hay điện ảnh nào xứng tầm thời đại?
Trước khi du nhập trào lưu Cộng sản, dẫu còn nằm trong quỹ đạo Thực dân và Phong kiến, cha ông ta vẫn để lại được cho đất nước một “thế hệ vàng”. Nhưng Cách mạng đã tận dụng và bồi đắp thế nào mà gặt hái được một thế hệ “mất gốc hoàn toàn, vong bản tuyệt đối” ? Nếu chưa thấy rõ điều đáng xấu hổ ấy thì ít nhất cũng phải dừng ngay sự bắt bớ, xử tệ với những tiếng nói phản biện trong lĩnh vực bảo vệ đất nước, chống nội xâm tham nhũng, sửa đổi cách cai trị đang mất lòng dân… Chưa nói đến chuyện phân định ai đúng ai sai, ít nhất cũng phải nhận ra cơn “địa chấn xã hội” đang rung chuyển, thấy xã hội đang rất cần “những phút tĩnh tâm” để cùng nhau rà soát lại cung cách điều hành và dẫn dắt xã hội, vai trò của bất cứ Đảng nào cũng không là gì trước sự tồn vong thịnh suy của đất nước. Còn nếu cứ khăng khăng nhắm mắt lao dốc theo khẩu hiệu “Cách mạng không ngừng” của Lênin thì thưa ông Trương Tấn Sang, bốn chữ Xã hội chủ nghĩa thành “xuống hố cả nút” là điều chắc chắn.
Ta thường nêu cao đặc điểm Văn hóa phương Đông, nên xin thưa Văn hóa phương Đông đặc biệt coi trọng điều liêm sỉ, biết điều sỉ nhục. Dân tộc Nhật Bản, sau Đại chiến 2 biết nỗi nhục của kẻ bạo cuồng phát xít bại trận mà “phẫn chí” bảo nhau tu tỉnh rồi vụt lên thành cường quốc kinh tế thứ nhì đáng nể trọng. Trung Quốc có câu “Bang hữu đạo, bần thả tiện yên, sỉ dã. Bang vô đạo, phú thả quí yên, sỉ dã”, nghĩa là khi nước có đạo lý thì kẻ nào chịu nghèo và chịu hèn phải lấy làm sỉ, nhưng khi nước vô đạo thì những kẻ đã giàu lại sang chính là kẻ đáng sỉ nhục vậy (cái bầy Sâu mà ông đề cập nhất định không biết điều sỉ nhục này dù vẫn luôn mồm viện dẫn Văn hóa phương Đông!).
Một hôm trên tivi, trong lời tâm sự với thày giáo cũ của mình, nhà Toán học Ngô Bảo Châu nói một lời chí lý: “Muốn thành người tử tế, hữu ích trước hết phải là người biết xấu hổ”! Tiêu chuẩn phân định thật đơn giản, rành mạch như toán học. Chỉ dạy tự hào mà không dạy xấu hổ thì con người bị lệch, muốn bay lên mà không xác định được mình đang ở đâu. Khi vận động tranh cử, ông chỉ cần khẳng định “tôi là người biết xấu hổ” là dân tin được một nửa rồi.
Một số Bloggers đã có sáng kiến truy tìm xem điều gì là điển hình cho nỗi QUỐC NHỤC? Các anh em ấy đã tìm thấy cội nguồn sức mạnh của một dân tộc là ở sự biết nhục, biết xấu hổ, trong đó có những ý kiến rằng nỗi Quốc nhục thì có nhiều, nhưng phải tìm ra “nỗi nhục Mẹ” sinh ra các “nỗi nhục Con”, hoặc gợi ý “nỗi nhục lớn nhất là không biết nhục”…, nhưng cuộc trưng cầu ý kiến không thấy kết thúc, vì xúm nhau vào tìm “Quốc hoa” thì được, tìm Quốc nhục là phạm húy chăng? Để cho “cả một bầy Sâu” lũng đoạn xã hội, làm nhục đất nước mà những người tử tế, thậm chí có học mà đành khoanh tay thở dài thì đây là Quốc nhục hay là Quốc vinh?
Lại xin trở về với ấn tượng “một bầy Sâu”. Ai cũng biết câu “Con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng với tôi câu ấy gợi một lần trải nghiệm khó quên. Một lần vợ tôi bận việc, tôi xung phong nấu cơm. Tôi chuẩn bị giã cua, gọt mướp, nhặt rau đay tinh tươm. Bữa cơm dọn ra, tôi thầm nghĩ thế nào cũng được vợ khen. Chẳng ngờ khi mở vung nồi canh thì thấy một chú sâu xanh lẹt chết, còn bám chặt vào mặt dưới chiếc vung nồi canh. Tôi chỉ còn biết xin lỗi vợ về sự bất cẩn. Cũng chẳng cần biết con sâu có “can dự” trực tiếp vào nồi canh bên dưới không, nhưng chúng tôi đành đổ phắt cả nồi canh cua đi, ngồi ăn cơm trộn nước mắm, sau này mỗi lần bất giác nhớ lại vẫn ghê cả người. Bây giờ tưởng tượng có một bầy sâu đang sống ngoay ngoảy, con cựa trong nồi, con bò quanh bát thì cơm ngon canh ngọt gì mà nuốt cho được? Tôi tin rằng những người có tâm hồn nhạy cảm, cả một đời sống trong sạch, thiết tha yêu đất nước quê hương, trước những cảnh ghê tởm hiện nay trong xã hội cũng có cảm giác rùng mình như tôi trong bữa cơm có sâu ấy. Nhiều người tâm đắc với bài thơ “Tổ quốc rùng mình trong cơn nhậu nhẹt” của nhà thơ Bùi Minh Quốc là vì vậy.
Chúng tôi tin là ông có quyết tâm trừ Sâu, nhưng “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên… tử” phải không thưa ông? Thiên tử (con Trời) là Vua, bây giờ là Vua tập thể, trong tập thể Vua ấy có những ai thuộc họ nhà Sâu?
Sâu bọ đã nảy sinh từ lâu, trước ông đã nhiều người đã muốn diệt trừ chúng mà chịu bó tay. Hãy ví dụ Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông có thể còn điều này điều kia đáng trách, nhưng ai cũng biết ông không hề dính vào bọn “Sâu”, không cho con sang Mỹ, không có đô la gửi Thụy Sĩ, không đưa con vào ngôi vị cao…, nghĩa là ông rất có tư cách để khai chiến với lũ Sâu mà còn bất lực than thở: Sâu từ vai trở xuống thì may còn trị được, chứ Sâu từ vai trở lên đỉnh đầu thì đành xin hàng!
Có vị Bộ trưởng bị đem kiểm điểm đã thú thật: Tôi có lỗi, nhưng đồng chí khác có lên thay thì cũng thế thôi. Cái “cơ chế của ta” nó thế.
Phó thủ tướng người xứ Nghệ thì nói huỵch toẹt cho dễ hiểu: Cứ “chặt chém” (chém sâu) thẳng tay thì bầu cũng không kịp (tức là người số tử tế bổ sung vào không thể nhiều bằng số Sâu sinh ra), thế thì Quốc hội kỳ này có bầu được toàn những “người đủ tài đủ đức”, thì chiểu theo nhận định của ông Sinh Hùng, số “tài đức” ấy cũng chỉ làm cho đội ngũ của “bầy sâu” được đông đảo thêm mà thôi.
Chấp nhận như vậy thì trừng trị cũng vô ích thật, “tốc độ tăng trưởng” của bầy sâu bao giờ cũng cao hơn cùng kỳ khóa trước! Để củng cố thêm cho nhận định sắc như dao của ông Sinh Hùng, Bộ Chính trị cũng nói thẳng là trong vụ thất thoát 84.000 tỷ đồng của Vinashin chưa thấy có ai đáng phải kỷ luật cả. Thế là rất rõ, xin quán triệt.
Cứ với “tốc độ tăng trưởng” của bầy Sâu như vậy thì chẳng mấy chốc mối lo ngại“như vậy mai kia, người ta nói là cả một bầy sâu, tất cả là sâu hết” e dễ thành hiện thực lắm. Và khi ấy điều lo lắng tiếp theo của ông “Một bầy sâu là chết cái đất nước này” cũng thành hiện thực nốt. Rất rõ, “chết” theo cả nghĩa đen.
Dân chúng tán thưởng lời phát biểu có nét mới của ông nhưng cũng thoáng thấy trong quyết tâm có phảng phất chút gì lo ngại cho tương lai, biết đâu “mai kia tất cả thành sâu hết”…. Khó thế, đến nhân vật thứ nhì trong hệ thống quyền lực (là nói thứ nhì trong Bộ Chính trị, chứ Quốc hội thì quyền lực nỗi gì) còn không trị được Sâu, thì Sâu phải bự phải mạnh hơn “ông thứ nhì” này? Vậy nó là ai hoặc những ai?
Nếu những kẻ gây hại chỉ là Sâu thì cớ sao không diệt được? Sâu ấy phải có tiền mua được tay chân, phải có quyền bắt người vào tù, phải chiếu được hào quang làm người dân lóe mắt, phải biết ngụy trang lúc ẩn lúc hiện, lúc là thánh thiện lúc là ma cô…, chắc phải như vậy thì con người mới phải sợ Sâu, đến nỗi người có quyền lực nhất nhì cũng chịu bó tay.
Thưa ông Trương Tấn Sang, vì cảm được nỗi khó khăn, lắt léo, ma quái trong cuộc trừ Sâu nên trong một bài thơ tôi đã phải gọi con “Sâu bự” ấy là con “QUỶ SỨ” tai ác nằm trong đống rơm, ai cũng trông thấy mà vẫn như không thấy gì cả, cả xã hội cứ chơi hoài một trò Ú tim. Bài thơ làm đã hơn 20 năm nay, mà lúc ấy còn đăng được trên một tờ báo của ngành Tư Pháp.
Xin đưa lại bài thơ này để ông đọc cho vui, như lời chia sẻ có ý nghĩa nhất của tôi với vị đại biểu Quốc hội vừa trúng cử Trương Tấn Sang, người có lời phát biểu đầy ấn tượng, hợp lòng dân hiếm thấy. Tuy thấu hiểu khó khăn, nhưng tôi cũng học nhạc sĩ Tô Hải, thêm một lần hy vọng, vì dẫu sao “đề án diệt sâu” của ông vẫn còn để ngỏ, hiệu quả ở phía trước còn tùy thuộc nơi biện pháp và bản lĩnh của tác giả, tùy thuộc quyết tâm và sự gắn bó với nhân dân.
Trước khi dừng bút xin gửi ông một lời hy vọng chân thành.
Kính thư
Đà Lạt 24-5-2011
H. S. P.

Tìm con Quỷ sứ

Con Quỷ nằm giữa Đống Rơm
Một đoàn đốt đuốc lom khom đi tìm
Đuốc soi sáng cả lỗ kim
Mà con Quỷ sứ vẫn tìm chẳng ra
Miệng người lớn tiếng hò la
Tay người như chớp nhặt quà Quỷ ban
Con Quỷ hở một ngón chân
Chục anh xúm lại rút rơm che liền
Thính tai, nghe Đống Rơm truyền:
- “Để rơm bén lửa thì phiền với ông!”

Hà Sĩ Phu

Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch tỉnh Hà Giang

Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch tỉnh Hà Giang bị tố cáo làm tình với cả 2 em gái 17 tuổi (báo Vietnamnet -đã bị xóa)


http://1nguoiviet.wordpress.com ----“Hiệu trưởng mua dâm” ở Hà Giang có thêm những tình tiết mới mà cơ quan điều tra cần thẩm định lại. Sau đây là bài báo đang gây chấn động với bạn đọc trên báo Người cao tuổi.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang bị tố cáo quan hệ tình dục với cả hai “bị can”?
Những ngày qua, dư luận xã hội nóng lên bởi vụ án “Hiệu trưởng mua dâm học trò” ở Hà Giang. Những người có lương tri thật sự sững sờ khi hai “bị cáo” Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy khai trước Tòa: Ngoài bị cáo Sầm Đức Xương, một số vị trong bộ máy chính quyền tỉnh Hà Giang, huyện Vị Xuyên, một số doanh nhân còn sinh hoạt tình dục với các cháu nhiều lần… Tiến sĩ – Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân thuộc Đoàn luật sư Hà Nội cam đoan những điều Hằng và Thúy khai trước tòa hoàn toàn đúng sự thật. Ông Triển cũng đã có văn bản kiến nghị khẩn cấp gửi tới các cơ quan Trung ương và các cơ quan báo chí xung quanh vụ việc này.


Luật sư Trần Đình Triển cho biết, rất nhiều lời khai của các cháu vị thành niên trong vụ án không có người giám hộ. Theo trình bày của cháu Hằng và cháu Thúy thì cán bộ điều tra bắt các cháu kí khống vào các bản khai, bản cung rồi điều tra viên tự viết lại nội dung; các cháu này bị ép buộc viết văn bản từ chối luật sư bào chữa. Có dấu hiệu giả mạo chữ kí và chữ viết của người giám hộ trong một số văn bản…
Liên quan trong vụ việc này, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Vị Xuyên cũng mắc một số sai phạm: Việc lấy lời khai của các bị can về hình thức, thủ tục không đúng pháp luật. Kiểm sát viên kí văn bản khi chưa có quyết định phân công của Viện trưởng VKSND huyện Vị Xuyên.


Theo trình bày của bị cáo và người giám hộ, Biên bản phiên tòa sơ thẩm (của TAND huyện Vị Xuyên) là tạo dựng, không đúng với nội dung, diễn biến phiên tòa. Xét xử sơ thẩm, các bị cáo vị thành niên không có luật sư và người bào chữa; không giải quyết yêu cầu chính đáng mời luật sư của bị cáo Sầm Đức Xương. Tại phiên tòa phúc thẩm (TAND tỉnh Hà Giang ngày 20/1/2020): Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tuyên bố lí do, không công bố Hội đồng xét xử, không cần hội ý hoặc nghị án đã đơn phương tuyên bố hoãn phiên tòa. Cả hai cấp toà đều xử kín, các nhà báo không được tham dự trực tiếp mặc dù vụ án cần phải được xét xử công khai, thể hiện có sự khuất tất trong hoạt động tư pháp ở Hà Giang trong vụ án này.
Tiến sĩ – Luật sư Trần Đình Triển cho rằng, vụ án có dấu hiệu oan sai và bỏ lọt tội phạm: 15 cháu gái từ 13 – 17 tuổi bị gạ gẫm, ép buộc tình dục trong vụ án này đều là nạn nhân, tính chất gần tương đồng nhau, đều bị cưỡng ép, dụ dỗ, khống chế, đe dọa… buộc phải quan hệ tình dục hoặc lôi kéo người khác phục vụ cho nhóm người của Sầm Đức Xương. Nếu gọi cho đúng tội danh thì phải là “cưỡng dâm” hoặc “hiếp dâm trẻ vị thành niên”. Luật sư Trần Đình Triển gửi kèm theo văn bản kiến nghị khẩn cấp đơn kêu cứu của hai bị cáo Hằng và Thúy, trong đó ghi rõ tên, số điện thoại và chức vụ của một số cán bộ cấp tỉnh, huyện, doanh nhân tại Hà Giang đã từng quan hệ tình dục với các cháu.
http://www.chinhphu.vn/cttdtcp/vi/tructuyen/images/23102009/Anh_8.JPG
Ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch Tỉnh Hà Giang, người xuất hiện trong cả hai danh sách mua dâm em Hằng và Thúy.
Danh sách khách mua dâm của Thúy:
1. Ông Hùng – Giám đốc Ngân hàng Chính sách Tỉnh – ĐT: 0913271307
2. Ông Tô – Chủ tịch UBND Tỉnh – ĐT: 0913271133
3. Ông Tấn – Công an Tỉnh (em của 1 Giám đốc CA Tỉnh) – ĐT: 0912061622
4. Ông Định – Phó Chủ tịch Huyện Vị Xuyên
5. Ông Thành – Giám đốc Doanh nghiệp – ĐT: 0912144888
6. Ông Dũng – Lái xe Bưu điện Tỉnh
Danh sách khách mua dâm của Hằng:
1. Ông Sầm Đức Xương – Hiệu trưởng trường Việt Lâm.
2. Ông Nguyễn Trường Tô – Chủ tịch Tỉnh Hà Giang
3. Ông Đinh Xuân Hùng – Giám đốc Ngân hàng Chính sách Tỉnh Hà Giang
4. Ông Bích – Trưởng Ban tổ chức Công an Tỉnh
5. Ông Tiến – Công an Tỉnh Hà Giang
6. Ông Hướng – Cán bộ Hải quan của khẩu Thanh Thủy
7. Ông Minh – Cán bộ Công an Tỉnh Hà Giang
Mặc dù chủ tọa phiên tòa và một số cán bộ lãnh đạo tỉnh Hà Giang cho rằng đây mới chỉ là thông tin một chiều, song dư luận thật sự ngỡ ngàng, căm phẫn trước những lời khai của bị cáo trước Tòa. Những người theo dõi phiên tòa đều cho rằng, những lời kêu cứu và tố cáo của các cháu là có cơ sở, bởi các cháu khai rất chi tiết về hình dáng, biển số xe, số điện thoại, chức danh, cơ quan, phòng làm việc của các đối tượng, trong đó bất ngờ nhất là lại rơi vào vị đứng đầu UBND tỉnh Hà Giang?! Nếu đây là sự thật thì xã hội đã bị “giáng một đòn chí mạng” bằng sự tha hóa về nhân cách của những chức sắc, doanh nhân ở Hà Giang trong vụ án này. Dư luận căm phẫn, đòi hỏi các cơ quan tư pháp phải ra tay trừng trị, cho dù những kẻ phạm tội là ai, ở bất cứ cương vị nào. Những cơ quan, cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng nói trên cũng cần phải bị xử lí nghiêm khắc theo pháp luật.
Luật sư Trần Đình Triển kiến nghị, cho hai cháu Hằng và Thúy tại ngoại, tuyên bố các cháu là người bị hại chứ không phạm tội “môi giới mại dâm” và có biện pháp bảo vệ tính mạng các cháu… Đề nghị cơ quan điều tra Bộ Công an hoặc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao rút vụ án này lên để trực tiếp điều tra, với sự giám sát của các cơ quan chức năng và các tổ chức có liên quan.

Tham khảo thêm:
Thứ ba, 15/09/2009 – 08:42″ GMT+7

Khởi tố vụ án mua bán dâm và khởi tố bị can Sầm Đức Xương, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Việt Vinh (Bắc Quang)

HGĐT- Ngày 7.9.2009, Công an huyện Vị Xuyên đã ra lệnh bắt tạm giam và khởi tố bị can Sầm Đức Xương, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, vì tội nhiều lần có quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên khi còn là Hiệu trưởng trường THPT thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên). Nghiêm trọng hơn những trẻ vị thành niên này lại là các học sinh cấp 2, cấp 3, thị trấn Nông trường Việt Lâm, học trò của chính “thầy Xương” trong một thời gian khá dài.

Ông Sầm Đức Xương khai báo tại cơ quan điều tra. Ảnh: Tintuconline
Trao đổi với phóng viên Báo Hà Giang, Trung tá, Trưởng Công an huyện Vị Xuyên Thẩm Quang Biển cho biết: Vụ việc chỉ được phát hiện khi gia đình cháu N.T.K, học sinh lớp 8C, trường THCS thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên có một viên thuốc tránh thai trong người và có những biểu hiện bất thường như: Có dấu hiệu đau đớn, chảy máu nhiều ở bộ phận sinh dục… nên đã gặng hỏi. Khi cháu bé nói lên sự thật, phụ huynh của cháu bé này đã gửi đơn tố cáo đến Công an huyện Vị Xuyên. Sau khi đã tiến hành xác minh vụ việc, ngày 5.9, Công an huyện Vị Xuyên đã ra lệnh bắt khẩn cấp 2 đối tượng là Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng (Nguyễn Thị Thanh Thúy là cựu học sinh trường THPT thị trấn Việt Lâm vừa thi đỗ vào một trường đại học), cả 2 đều sinh năm 1991 và trước đó đã nhiều lần có quan hệ tình dục với ông Sầm Đức Xương và bị ông Xương khống chế, đồng thời giao nhiệm vụ tiếp tục tìm, giới thiệu cho ông các bạn gái là học sinh khác để ông quan hệ tình dục (hiện 2 đối tượng này đang bị Công an bắt tạm giam). Trước cơ quan Công an, Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng đều thừa nhận đã nhiều lần làm môi giới cho “thầy Xương”. Sau khi điều tra, làm rõ 2 đối tượng Thúy và Hằng, ngày 7.9, cơ quan điều tra Công an huyện Vị Xuyên đã bắt tạm giam và khởi tố bị can Sầm Đức Xương, sinh năm 1957, Hiệu trưởng trường THPT Việt Vinh (Bắc Quang) với tội danh mua bán dâm và giao cấu với trẻ vị thành niên. Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện Vị Xuyên cũng đã có văn bản đề nghi tạm đình chỉ chức vụ của đối tượng trên để phục vụ công tác điều tra. Nội dung văn bản này đã nêu rõ lý do là cá nhân ông Sầm Đức Xương đã có hành vi nhiều lần mua dâm người chưa thành niên là các em học sinh trường THCS và THPH Việt Lâm (huyện Vị Xuyên).
Ngay sau khi có đề nghị của cơ quan điều tra, Công an huyện Vị Xuyên, Sở Giáo dục – Đào tạo; Sở Nội vụ đã trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Sầm Đức Xương (ông Xương mới nhậm chức Hiệu trưởng ở trường THPT Việt Vinh hơn một tháng. Trước đó, ông Xương làm Hiệu trưởng trường Việt Lâm).
Trưởng Công an huyện Vị Xuyên cũng cho biết, bước đầu ông Xương đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật và nhận đã có quan hệ tình dục với Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng từ năm 2008 và thống nhất với Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng tiếp tục tìm, giới thiệu cho thầy. Đặc biệt qua quá trình điều tra, Công an huyện Vị Xuyên đã phát hiện thêm 3 trường hợp bị Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng môi giới là: L.T.N, dân tộc Nùng ở Khuổi Chậu xã Quảng Ngần (Vị Xuyên), hiện là học sinh lớp 8 trường THCS thị trấn Việt Lâm đã được Nguyễn Thị Thanh Thúy đưa đi gặp “thầy Xương” ở nhà nghỉ và có quan hệ tình dục; Nguyễn Thị Xuân, sinh năm 1996 ở thôn Việt Thành, xã Việt Lâm (Vị Xuyên), học sinh lớp 7C, cũng được Nguyễn Thị Thanh Thúy đưa đi gặp “thầy Xương” ở một khách sạn tại TXHG và N.T.K, học sinh lớp 8C, là nạn nhân bị đưa đi bán dâm cho một người không biết tên vừa được gia đình tố giác. Hiện tại cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục mở rộng điều tra.
Gặp gỡ trao đổi với thầy giáo, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Tuyến và cô giáo chủ nhiệm của em N.T.K tại trường THCS thị trấn Việt Lâm được biết: Hiện em K vẫn đi học bình thường, sức khỏe, trạng thái tâm lý cũng đã dần hồi phục trở lại. Ban Giám hiệu nhà trường cũng đã quán triệt tới giáo viên chủ nhiệm cùng với gia đình cần quan tâm theo dõi và động viên các em, tránh bàn tán hay đối xử phân biệt, luôn bảo vệ quyền lợi cho các em.
Tâm sự với phóng viên, anh Nguyễn Văn Lưu, bố đẻ của cháu N.T.K (người viết đơn tố giác gủi cơ quan Công an huyện Vị Xuyên) sau khi kể lại sự việc phát hiện ra con gái mình bị cưỡng hiếp anh cho biết thêm: Trong mấy ngày qua gia đình rất đau buồn vì cháu mới có 13 tuổi hơn một tháng và hiện giờ phải cắt cử người để đưa, đón cháu đi học, song gia đình cũng nhận được sự động viên chia sẻ của Ủy ban MTTQ tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh và các cấp chính quyền huyện và địa phương. Hiện tại gia đình mong muốn được đưa cháu đi khám và kiểm tra sức khỏe, song với hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn nên gia đình còn đang lưỡng lự. Trước mắt chỉ mong muốn nhờ các cơ quan chức năng sớm làm sáng tỏ sự việc, đưa những kẻ bất nhân ra xử lý theo đúng pháp luật.
Trước sự việc trên, gia đình những người bị hại, nhà trường nơi các em đang học tập và dư luận của quần chúng nhân dân thị trấn Việt Lâm đang rất bức xúc và mong muốn sự việc sớm được các cơ quan chức năng làm sáng tỏ.
Việt Lâm

CON RỂ NGUYỄN TẤN DŨNG TÁT VÀO MẶT BỐ VỢ

Theo BÁO TỔ QUỐC
Tuổi trẻ bao giờ cũng bồng bột trong việc yêu đương, cho dù đó là tuổi trẻ của một người thông minh và nổi tiếng.
Ở đây, tôi muốn nói đến sự bồng bột của doanh nhân Hoa Kỳ Nguyễn Bảo Hoàng, con rể thủ tướng Việt Nam cộng sản Nguyễn Tấn Dũng.
Nguyễn Bảo Hoàng vốn là con trai của ông Nguyễn Bang, một quan chức cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa, đã được cha mẹ đem theo tới Hoa Kỳ khi lánh nạn cộng sản vào năm 1975, lúc Hoàng mới 2 tuổi.
Học hành giỏi giang và có nhiều bằng cấp thuộc loại ưu, sau những xáo trộn của thời cuộc, trong đó có tác động của vụ 11-9 ở Mỹ, vào khoảng năm 2004 Bảo Hoàng đã nhận lời đề nghị của Patric McGovern, chủ tịch tập đoàn IDG, đến VN làm tổng giám đốc IDG Ventures Vietnam.
Tuổi trẻ cần yêu và được yêu. Anh đã yêu đất nước VN vốn là nơi chôn rau cắt rốn, và yêu một người con gái thuộc loại khá xinh đẹp và giỏi giang: Nguyễn Thanh Phượng, con gái Nguyễn Tấn Dũng.
Không ai dám chắc, nhưng có thể cái vị thế thủ tướng của bố cô gái cũng tăng thêm sự hấp dẫn của mối quan hệ. Chỉ có điều, chắc là ông bà Nguyễn Bang không mấy ủng hộ cuộc hôn nhân này. Mấy chục năm sống trên cùng một mảnh đất với kẻ thù cộng sản, chắc ông bà vẫn chưa mất hết ấn tượng về phía bên kia.
Sau những năm tháng ‘đường mật’, đến giờ chắc hẳn Bảo Hoàng đã nhận ra rằng cuộc hôn nhân này không đơn giản như anh tưởng cách đây vài ba năm. Không chỉ có tình yêu mà còn biết bao vấn đề nhức nhối, trong đó có những âm mưu bẩn thỉu mà Hoàng không thể không thấy một phần!
Tôi không muốn biết và không muốn nói đến đời tư của người khác, nhất là của gia đình của giới quan chức. Nhưng ở đây có một vấn đề liên quan đến cuộc sống của hàng chục triệu người: đó là năng lực điều hành và uy tín của chính phủ đương nhiệm.
Có không ít những kẻ luôn lớn tiếng ca ngợi tài năng của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vậy thực tế ra sao? Hãy nghe chính chàng rể của ngài thủ tướng nói về chính phủ của bố vợ mình.
Đây là những lời của Nguyễn Bảo Hoàng được dẫn trong một bản báo cáo đặc biệt (Special Report) ngày 13-01-2011 của hai phóng viên Reuters Jon Ruwitch và Jason Szep (Xem BBC tiếng Việt, 14-01-2011). Bảo Hoàng nói đến ba vấn đề.
Về cơ sở hạ tầng, anh nói: “Ngay cả khi tôi nói rằng Việt Nam hiện ở trình độ của Trung Quốc vào những năm ’97-’98, thì Việt Nam thực sự vẫn tụt sau rất nhiều về cơ sở hạ tầng. Các cảng hiện hành của Việt Nam đang quá tải, Việt Nam thiếu đường cao tốc và mạng lưới điện là thiếu điện kinh niên khiến mất điện là bình thường.”
Về uy tín của chính phủ, anh nói: “Cuối cùng thì hầu hết mọi người trở nên dễ có thái độ chua cay, khó chịu về chính phủ, và có lẽ trong nhiều trường hợp thái độ đó là đúng.”
Và về giáo dục: “… đa số phải học trong NỀN GIÁO DỤC TỒI TỆ NHẤT mà ta có thể tưởng tượng ra được.”
Thiết nghĩ, chẳng cần bình luận gì dài dòng. Chỉ cần nói ngắn gọn: ba câu nói như ba cái tát (vào mặt ông Nguyễn Tấn Dũng)!
TRẦN NAM CHẤN

Chuyên đề về doanh nghiệp ở VN
Trong Phúc trình Chuyên đề về Việt Nam, công bố nhân Đại hội Đảng XI, Reuters giới thiệu một số gương mặt doanh nhân và nhà đầu tư với tham vọng và suy tư của họ về môi trường kinh doanh ở nước này.
Bản báo cáo đặc biệt (Special Report) của Jon Ruwitch và Jason Szep ra hôm 13/1 cũng trích lời cả ông Nguyễn Bảo Hoàng, Việt kiều Mỹ, con rể của Thủ tướng Việt Nam nói về các vấn đề "làm ông mất ngủ".
Bên cạnh nhận định về cơ hội, các doanh nhân Mỹ hoặc Việt kiều khác cũng nói tệ quan liêu ở Việt Nam là một thứ "rào cản phi quan thuế" cho việc làm ăn của họ và còn nhiều vấn đề khiến môi trường kinh doanh ở Việt Nam "tụt xa sau Trung Quốc".
BBC Tiếng Việt lược dịch một số đoạn và đặt tựa đề tiếng Việt trong bài:
Ông Lê Hồng Minh nói 'sứ mạng của công ty VNG là dùng Internet để thay đổi cuộc sống người Việt Nam'
Thế hệ Internet
Lê Hồng Minh, năm nay 34 tuổi, là người sáng lập ra VNG Corp, công ty chơi game trên mạng được xây dựng trên mô hình Tencent Holdings của Trung Quốc.
Trong vòng 5 năm, VNG phát triển từ con số 100 nhân viên lên 1300 và thu hút được đầu tư từ Goldman Sachs, và hiện có tham vọng một ngày nào đó sẽ cạnh tranh với các công ty toàn cầu.
Ông Minh sau thời gian học tại Đại học Monash ở Úc đã về Việt Nam làm trong ngành tài chính nhưng vốn là người mê chuyện kiếm hiệp Trung Hoa từ nhỏ, ông đã "sang Daejeon, Nam Hàn để đại diện cho Việt Nam trong cuộc thi World Cyber Games 2002.
Dù không thắng, ông thấy rằng Internet tốc độ cao và trò chơi điện tử trên mạng "không chỉ để chơi mà là chuyện làm ăn lớn"...
Sau khi ra đời năm 2004, chỉ một năm sau, công ty của ông, VinaGame được IDG Ventures bỏ tiền đầu tư và họ sản xuất lại một trò chơi điện tử môn võ thuật theo giấy phép của công ty Trung Quốc, và nhanh chóng thu hút 20 triệu fan trong cả Việt Nam.
Năm năm sau, nay gọi là VNG, họ cạnh tranh trực diện với Yahoo và chiếm 60% thị trường 27 triệu người dùng Internet ở Việt Nam, theo số liệu của riêng VNG.
Trang Bấm www.zing.vn của họ nay có các mục giải trí, tin tức và mạng xã hội.
Công ty này cũng đã tự soạn ra trò chơi điện tử trên mạng đầu tiên cho thị trường nội địa là Việt Nam, và cũng bước cả vào lĩnh vực kinh doanh qua mạng, e-commerce.
Ông Lê Hồng Minh nói: "Sứ mạng của chúng tôi là khiến Internet thay đổi cuộc sống của người Việt Nam".
'Yêu nước và cưới con gái thủ tướng'
Ông Nguyễn Bảo Hoàng (Henry Nguyen), từ Bấm công ty IDG, tâm sự về triển vọng của Việt Nam nhưng ông không phải là mù quáng không nhìn thấy những rủi ro.

Xuất xứ của ông đem lại cho ông một cái nhìn có một không hai. Năm 1975, vào thời điểm chấm dứt Cuộc chiến Việt Nam khi ông mới lên hai, ông được gia đình đưa đi trốn chạy trước cuộc xâm lăng của quân cộng sản (Communist invasion) vào Nam Việt Nam.
Henry Nguyễn "yêu đất nước và yêu luôn cả con gái Thủ tướng"
Ông sống bảy tháng trong một trại tị nạn ở Philippines trước khi chuyển đến Virginia, Hoa Kỳ, nơi ông lớn lên với rất ít quan tâm ở quê hương cũ của mình, trả lời cha mẹ Việt của mình bằng tiếng Anh và đi vào học tại Đại học Harvard.
Ông chỉ trở lại vào giữa năm 1990, miễn cưỡng, như là một nhà văn viết về du lịch cho loạt bài do sinh viên Harvard tổ chức mang tên Let's Go. "Tôi cảm thấy yêu nơi này," ông nói.
Sau khi tốt nghiệp ngành y tế và kinh doanh, ông làm việc ở vị trí là người chọn cổ phiếu công nghệ cho Goldman Sachs tại New York dưới sự dẫn dắt của phân tích gia nổi tiếng của Microsoft, ông Rick Sherlund, nhưng một lần nữa ông đã nhanh chóng cảm nhận sự cuốn hút lôi kéo của Việt Nam.
Ông trở lại vào tháng 6/2001, đúng ngày Toà Tháp đôi ở New York bị tấn công. Ông theo dõi những gì diễn ra sau đó trên truyền hình và cố gắng liên hệ với bạn bè.
"Tôi cảm nghĩ có một cái gì đó hụt hẫng trong tôi, và nghĩ có lẽ không sống ở Mỹ chưa hẳn đã là một điều dở," ông nói.
Ba năm sau, ông nhận được một lời mời từ của người sáng lập IDG có trụ sở tại Boston, ông Pat McGovern, đề nghị về làm ăn tại Việt Nam. Giờ đây ông giám sát hai quỹ, một quý trị giá 100 triệu USD, và một quỹ khác trị giá 150 triệu USD.
Không chỉ yêu đất nước này, Nguyễn còn yêu và sau đó cưới con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2008.
Dù vậy, ông nói thẳng thắn về những thách thức của Việt Nam.

Có ba vấn đề khiến tôi mất ngủ dài

Ông Nguyễn Hoàng Bảo
"Có ba vấn đề khiến tôi mất ngủ dài", ông nói.
Đứng đầu danh sách là cơ sở hạ tầng - một vấn đề lâu dài tại Việt Nam, nơi từ đầu những năm 1900 cho đến đầu những năm 1990 phát triển đã bị cản trở do xung đột và các chính sách tập thể được tạo lập một cách sai lầm.
"Ngay cả khi tôi nói rằng Việt Nam hiện ở trình độ của Trung Quốc vào những năm '97-'98, thì Việt Nam thực sự vẫn tụt sau rất nhiều về cơ sở hạ tầng," ông Nguyễn Bảo Hoàng nói.
Các cảng hiện hành của Việt Nam đang quá tải, Việt Nam thiếu đường cao tốc và mạng lưới điện là thiếu điện kinh niên khiến mất điện là bình thường.

Thứ hai là vấn đề quản trị và tham nhũng. Theo ông, "Cuối cùng thì hầu hết mọi người trở nên dễ có thái độ chua cay, khó chịu về chính phủ, và có lẽ trong nhiều trường hợp thái độ đó là đúng."
Và thứ ba là giáo dục, có lẽ đó là điệp khúc phổ biến nhất trong số các chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Ông Nguyễn lưu ý rằng gần 2 triệu học sinh dự thi hàng năm để thi vào 750.000 chỗ học toàn thời gian tại các trường đại học.

Chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam cũng không đảm bảo.
"Đó là một điều vô cùng đáng tiếc khi có những người đầy tham vọng, muốn cố gắng hết sức, muốn làm việc chăm chỉ, và đa số phải học trong nền giáo dục tồi tệ nhất mà ta có thể tưởng tượng ra được," ông nói.
Vươn lên nhờ mạng Mobile
Ông Nguyễn Đức Tài hiện làm chủ Mobile World, công ty áp dụng thẻ kỹ thuật số để ghi giá
Có lẽ không có gì là ngạc nhiên khi Nguyễn Đức Tài, giám đốc công ty Mobile World đang phát triển nhanh chóng, không e ngại cạnh tranh nước ngoài. Nhưng ông sử dụng công nghệ và khai thác Internet để giữ an toàn vị trí của mình.
Trước khi thành lập công ty với bốn người bạn, ông biết rằng ông phải giải quyết vấn đề đã khiến ông bực bội khi tìm mua một chiếc điện thoại cho vợ.
Người tiêu dùng cần biết thông tin tốt, ông lý luận, vì vậy trước khi mở cửa hàng đầu tiên của mình, ông thành lập một trang web với các chi tiết giá cả và thông số kỹ thuật của điện thoại mà ông sẽ bán.
Đây là lần đầu tiên có loại hình này ở Việt Nam và đã trở nên rất ăn khách. Nhưng điều đó đã dẫn đến một vấn đề khác: làm thế nào để giữ giá trên trang web của mình tương tự với giá trong mạng lưới các cửa hàng đang phát triển của ông, đặc biệt là trong một thị trường dễ bị biến động do đột biến về nhu cầu và tiền tệ.
Giải pháp của ông: thẻ kỹ thuật số ghi giá được cập nhật trực tiêp từ trung tâm hai lần một ngày và liên kết với trang web. Điều đó đã mở đường cho một hệ thống thương mại điện tử ở dạng nguyên thủy, trong đó khách mua hàng bằng cách nhập số điện thoại của họ vào.
Trong thời gian 30 phút, một nhân viên của công ty Mobile World sẽ gọi lại, ghi nhận đơn đặt hàng, gửi chuyển phát nhanh bằng xe máy mang chiếc điện thoại tới cho khách và thu tiền.
Trang web này thu khoảng 1 triệu USD một tháng, đủ để khiến Mobile World trở thành công ty thương mại điện tử lớn nhất của Việt Nam, một ngành công nghiệp non trẻ trong một đất nước mà hầu hết người dân không có thẻ tín dụng và tiền mặt sử dụng cho hầu hết các giao dịch.
"Đây là một vũ khí tốt cho chúng tôi để cạnh tranh với các nhà bán lẻ khác," ông Tài nói.
Các góc nhìn khác
Những rào cản đã khiến nhiều đối thủ cạnh tranh bị gạt ra khỏi thị trường tiêu dùng đang phát triển của Việt Nam - từ Tập đoàn McDonald's cho tới Starbucks Corp và Wal-Mart Stores Inc, tất cả đều mở đường xâm nhập vào Trung Quốc.
Khuân cà phê ở Bình Dương: cơ sở hạ tầng ở Việt Nam vẫn còn kém với lao động chân tay còn nhiều
Chủ tịch và giám đốc điều hành Starbucks, ông Howard Schultz, cho biết hồi tháng Bảy, ông muốn "tìm hiểu cơ hội" để vào Việt Nam. Nhưng tình trạng quan liêu có thể buộc tập đoàn cà phê lớn nhất thế giới này tính chuyện nhượng quyền mở các cửa hàng dùng nhãn hiệu của họ, một điều họ không làm tại hầu hết các nước khác.
Tình trạng quan liêu là "rào cản phi thuế quan lớn nhất của Việt Nam", ông Burke thuộc Baker & McKenzie nói.
Các nhà hoạch định chính sách, ông nói thêm, có những lo ngại sâu xa về chuyện cạnh tranh, trong đó có nỗi lo sợ các công ty Trung Quốc sẽ quyền kiểm soát nguồn cung cấp gạo của Việt Nam nếu họ mở cửa thương mại tư nhân quá nhanh chóng.

Thực trạng quan liêu là rào cản phi thuế quan lớn nhất của Việt Nam

Fred Burke, Baker & McKenzie
"Chế độ bảo hộ vẫn còn là một vấn đề," ông Burke, một thành viên sáng lập Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ông được khuyến khích bởi kế hoạch cải cách ba năm vẫn được biết đến là Đề án 30, vốn hứa hẹn cắt giảm thủ tục hành chính 30 phần trăm.

"Báo cáo Môi trường Kinh doanh" năm 2010 của Ngân hàng Thế giới nói phải mất trung bình 44 ngày và chín thủ tục hành chính để bắt đầu một doanh nghiệp tại Việt Nam, so với trung bình 39 và tám thủ tục tại các nước khác ở châu Á.

Trong khi Starbucks cân nhắc tương lai của họ tại Việt Nam, mạng quán cà phê Highlands ở địa phương đã chộp cơ hội chọn các vị trí bất động sản thuận lợi và giành thị phần tại một đất nước có nhu cầu nhấm nháp cà phê tại các quán theo phong cách Paris từ thời thực dân Pháp.
Người thành lập công ty Highlands, một người Mỹ gốc Việt, ông David Thái, chứng kiến Starbucks nổi lên tại thành phố quê hương ông ở Seattle, trở thành một công ty cà phê quốc tế hùng mạnh.
Ông đánh hơi được cơ hội và nay điều hành 40 quán cà phê Highlands ở Việt Nam.
"Ngay bây giờ, các nhà bán lẻ nước ngoài đã chưa tạo được dấu ấn ở Việt Nam", ông Freund thuộc Mekong Capital nói.
"Giả dụ Wal-Mart muốn vào lập các siêu thị lớn và làm biến đổi tương lai bán lẻ tại Việt Nam, họ sẽ phải vượt nhảy qua rất nhiều rào cản và thủ tục."
Wal-Mart hiện không có kế hoạch thâm nhập thị trường Việt Nam, người phát ngôn Kevin Gardner cho biết. So sánh với nước láng giềng thì hiện nay tại Trung Quốc, Wal-Mart đang làm chủ 189 siêu thị với hơn 50.000 công nhân.
Bấm Đọc toàn văn Special Report - Vietnam Economy của Reuters bằng tiếng Anh.



Trung Cộng đang bao vây Việt Nam trong gọng kềm
Ngoài biển, phía Bắc bằng căn cứ Hải Nam của TC, hàng không mẫu hạm và tàu lặn TC có thể ra vào nhiều chiếc một lượt. Nam có hai đảo Hoàng sa và Trường sa TC đã lấy lập thành huyện Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam. Biển Đông của Việt Nam, TC đã không chế 80% bằng bản đồ hình lưỡi bò.
Việt Nam ơi, tại sao?
Nếu mỗi công dân chúng ta mơ về một Việt Nam được tôn trọng bởi tính trung thực, bởi lòng yêu thương con người, bởi những con tàu ra đại dương, bởi những tàu vũ trụ và chúng ta kiên trì hành động với tinh thần của ông thợ mộc và con cháu ông thì 50 năm sau một công dân của một đất nước nào sẽ gọi tên Việt Nam với sự thán phục và tôn trọng như chúng ta gọi tên Hàn Quốc và Nhật Bản như bây giờ. Continue reading →
CỐ ĐÔ ĐỐC JEMERY “MIKE” BOORDA – MỘT NGƯỜI MỸ THEO KHỔNG TỬ Ở WASHINGTON D.C.?

Tượng Khổng Tử được nhà cầm quyền Trung Cộng dựng tại Thiên An Môn, nơi đã tắm máu hàng ngàn sinh viên vì khát vọng tự do, dân chủ năm 1989. CSVN sẽ dựng tượng gì ở Ba Đình?
Nói gì thì nói, ông Đô Đốc cũng đã chết rồi. Báo chí ồn ào đăng lên. Rồi thì người ta cũng ồn ào an táng ông. Cả ông Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh tối cao của Quân đội Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự xúc động, ngỏ lời phân ưu với gia đình và ca ngợi ông Đô đốc hết mình.
Continue reading →
Khi tiếng nói yêu nước và lương tâm phải ẩn mình trong vỏ bọc
« …Nước Việt Nam bây giờ không đẹp như mày tưởng đâu, nợ nần chồng chất, lãnh đạo chỉ biết tranh quyền đoạt lợi, đua nhau tham nhũng, rút ruộc công trình. Tao rất mừng vì tuy mày xa tổ quốc nhưng vẫn hãnh diện là người Việt Nam cũng như tao vậy. Tao tuy rất xấu hổ với những đồng nghiệp nước ngoài về thực trạng đất nước nhưng lúc nào tao cũng không quên mình là người Việt Nam cả bởi vì tao biết trong tim tao dòng máu vẫn đỏ và ấm và tao vẫn còn lương tâm…» Continue reading →
Ổn định hay gây loạn trật tự xã hội ???
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 115 (15-01-2011)
Ông François Mitterand, vị tổng thống hai nhiệm kỳ của nước Pháp (1981-1995) từng nói với quốc dân một câu để đời: “Chúng ta chấp nhận một xã hội ít nhiều mất ổn định (vì các cuộc đình công, biểu tình…) nhưng là một xã hội tự do”. Continue reading →