19/3/12

Tiến Sĩ Võ Tá Đức: Nhà khoa học nguyên tử người Mỹ gốc Việt dã từng… đạp xích lô ở Việt Nam

Trở thành tiến sĩ gốc Việt đầu tiên làm việc trong phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Mỹ), tiến sĩ Võ Tá Đức luôn nhắc về quãng đời đạp xích lô khi ông còn ở Việt Nam, như điều thần kỳ của cuộc sống.

Công việc hiện tại của tiến sĩ Đức là nghiên cứu sáng chế ra những máy móc, thiết bị dò tìm các nguyên tử đang được ứng dụng để ngăn ngừa các hình thức vận chuyển nguyên tử bất hợp pháp vào biên giới Mỹ.
   
Là con trưởng trong gia đình 11 anh chị em ở Phú Yên, năm lên 14 tuổi, cậu bé Võ Tá Đức đã trở thành lao động chính trong nhà vì gia cảnh khó khăn. Hằng ngày, sau giờ tan học, Đức ăn vội cơm trưa rồi cuốc chiếc xe xích lô rong ruổi khắp mọi đường phố ở Tuy Hòa để kiếm tiền phụ cha mẹ nuôi 14 miệng ăn trong gia đình.
 
 
TS  Võ Tá Đức  ... hồi còn nhỏ tại Việt Nam  
 
Đến năm 1981, ba Đức cố xoay xở tìm cách cho cậu theo một người bà con tìm đường sang Mỹ và được một gia đình ở bang Iowa nhận làm con nuôi. Thành tích học tập của chàng trai nghèo từ VN bắt đầu tỏa sáng sau 1 năm rưỡi ở trường trung học Mỹ.
 
Cậu bé đạp xích lô ở Tuy Hòa ấy suốt thời gian đại học và cao học ở Mỹ không phải trả bất kỳ khoản tiền học phí nào, nhờ vào thành tích lao động trí óc cần cù.
 
Năm học lớp 12, Đức đoạt giải nhất một kỳ thi khoa học cấp tiểu bang, mang lại cho cậu học bổng toàn phần cho suốt 4 năm học ở khoa Vật lý Trường Đại học Bắc Iowa.
 
Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ chuyên ngành vật lý nguyên tử, và trong suốt thời gian cao học, anh liên tục nhận được các nguồn học bổng dành cho nghiên cứu sinh.
 
Nói về thành công của mình, tiến sĩ Đức cho biết: "Một thông điệp tôi muốn nói với các bạn trẻ ở Việt Nam , nhất là các bạn nghèo, rằng nếu có ý chí sẽ vượt qua được những khó khăn”.
 
Theo Hạ Anh
 Dân Việt

Hà Nội qua thơ của những thi nhân


Hồ Gươm
Hà Nội qua thơ của những thi nhân và trong dân gian nhiều không kể hết: Cũng giống như bóng trăng trong tâm khảm mọi người, đậm tình và giầu hương sắc. Trải qua bao thế hệ, đã trở thành trung tâm tụ hội chính trị, văn hoá xã hội cùng tình cảm ý chí dân tộc.
Cụ Nguyễn Du trên đường đi sứ qua Thăng Long (1813), xúc động mà hoài cảm về những kỷ niệm xưa:
Núi Tản, sông Lô vẫn núi sông,
Bạc đầu còn được thấy Thăng Long…
Người đẹp thưở xưa nay bế trẻ,
Bạn chơi thưở nhỏ trở thành ông.
Từ kỷ niệm riêng tới chung với đất nước, lòng cụ bồi hồi:
Thành mới trăng xưa bóng tỏ mờ
Thăng Long nghìn trước chốn kinh đô,
Dấu xưa khuất lấp đường xe ngựa
Điện mới xô bồ nhịp trúc tơ.
( Thành Thăng Long )

Hồ Tây. Ảnh blog Phạm Viết Đào
Còn nữ sỹ Hồ Xuân Hương lại ngợi ca tiên cảnh ở Tây Hồ:
Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa…
Trấn Bắc rêu phong vẫn ngấn thờ,
Nọ vực trâu vàng trăng lạt bóng,
Kìa non Phượng Đất khói tuôn mờ.
(Chơi Tây Hồ nhớ bạn )
Á Nam Trần Tuấn Khải (1894-1983) chơi ở thành Cổ Loa, lòng gợi nhớ tới sự tích thời Thục An Dương Vương và bi tình Mỵ Châu – Trọng Thuỷ:

Thành quách còn mang tiếng Cổ Loa
Trải bao gió táp với mưa sa,
Nỏ thiêng hờ hững dây oan buộc,
Giếng ngọc vơi đầy giọt lệ pha.
(Chơi thành Cổ Loa)
Nhà thơ Nguyễn Khuyến dẫu 30 năm xa cách, vắng bóng , mà lòng vẫn khôn nguôi nhớ về hồ Hoàn Kiếm:

Ba chục năm trời cảnh vắng ta,
Hồ Gươm dấu cũ đã phai nhoà…
Chiếc én tìm về quên lối cũ,
Đàn cò tối đậu lẫn sương mờ.
(Hồ Hoàn Kiếm)

Vũ Trấn Quốc cùng thời với cụ Cao Bá Quát đã ngợi ca cảnh phường Bích Câu:
Thành Tây có cảnh Bích Câu,
Cỏ hoa góp lại một bầu xinh sao,
Đua chen thu cúc xuân đào,
Lựu phun lửa hạ, mai chào gió đông.
(Cảnh Bích Câu)

Nhưng kinh đô Thăng Long trong tâm khảm các nhà thơ thời trước không chỉ được ngợi ca phong cảnh đẹp, mà còn ghi nhiều dấu ấn chống ngoại xâm – Trần Quang Khải (1241-1294) viết trên đường đưa vua về kinh đô:
Bến Chương Dương cướp giáo giặc
Cửa Hàm Tử bắt quân Hồ.
(Phò tá về kinh)
Lý Thường Kiệt (1019-1105) – Ông từng làm thơ, vừa để huấn dụ vừa khích lệ lòng tự hào dân tộc của ba quân:

Nam Quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Thời tiền chiến – Hình ảnh Hà Nội cũng rất gắn bó trong nỗi tình thơ của các thi nhân. Họ ghi lại những tâm trạng, những kỷ niệm vui, buồn… trong cuộc đời ở nơi phố phường. Nhà thơ Vũ Hoàng Chương sau bao năm tháng phiêu bạt trở về phố cũ, lòng ông vẫn xốn xang:
Ôi chốn ngày xưa vai sánh vai…
Hồ Gươm sóng lụa bờ tơ liễu…
Thấp thoáng hè qua đài phượng rụng,
Lào rào thu muộn lá xoan rơi.
Nửa kiếp lênh đênh dừng phố cũ,
Tình thơm mộng nhỏ tóc buông vai.
(Phố cũ)

Tản Đà thì mô tả trong đêm ở hồ Tây:
Hiu hắt hồ Tây chiếc lá rơi
Đêm thu vằng vặc bóng theo người,
Mảnh tình xẻ nửa ngây vì nước
Tri kỷ trông lên đứng tận trời.
(Tây Hồ vọng nguyệt)

Trần Huyền Trân thả nỗi niềm về những ngày tháng sống lận đận trong cái túp lều bên hồ Cống Trắng, ở phố Khâm Thiên. Lòng tri kỷ với phố mà vẫn buồn man mác:
Tôi ở lều gianh Cống Trắng này
Chạnh lòng cá nhảy với chim bay,
Đêm sầu kẽo kẹt ngư bà thức
Giăng phải hồn tôi một lưới đầy.
(Mưa đêm lều vó)
Nhà thơ Thế Lữ đứng giữa đêm giao thừa Hà Nội trước năm 1945, than cho kẻ phải sống lang thang bụi đời:

Lê gót mòn trên đá,
Ngẩng đầu trông cơn gió thổi
Lá vàng rơi lác đác
Cùng rơi theo loạt nước đọng trên cành,
Những cây khô đã chết cả mầu xanh…
Hỡi người bạn! Anh định về đâu đó?
(Con người vơ vẩn)
Nhà giáo và cũng là một nhà thơ Vũ Đình Liên lại hoạ cảnh một Ông Đồ thường ngồi bên phố, viết câu đối thuê cho khách:

Ông đồ già
Nhưng mỗi năm mỗi vắng,
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu.
(Ông Đồ)
Nguyễn Bính nói về cảnh chia ly của những người trên sân ga:

Những cuộc chia lìa khởi tự đây…
Những chiếc khăn mầu thổn thức bay
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Những đôi mắt ướt tìm đôi mắt
Buồn ở đâu hơn ở chốn này?
(Những bóng người trên sân ga)

Nhưng Hà Nội trước kia không phải chỉ có buồn như thế. Nữ thi sỹ Anh Thơ đã mô tả về nỗi lòng rạo rực về một cảnh đêm Hà Nội:
Căn phòng ta thênh thang hai cửa sổ
Mây trắng đi qua, sông Hồng thả gió,
Mỗi năm mùa hè, tắt điện đón trăng khuya…
(Căn phòng ta)

Thơ ngợi ca về Hà Nội trong hai cuộc kháng chiến cũng rất nhiều. Hồi đánh Pháp, Nguyễn Đình Thi đã không nén nổi xúc động khi đứng giữa Thủ đô đã được giải phóng:
Hà Nội chiều nay mưa tầm tã
Ta lại về đây giữa phố xưa…
Ông reo lên như muốn vỡ tung tim:
Ta đứng khóc giữa trời mưa hắt
Leng keng chuông xe điện đổ hồi
Lòng ta bỗng như dòng suối mát
Ta đã về đây Hà Nội ơi!
(Ngày về)
Những năm đánh Mỹ nhà thơ Nguyễn Mỹ đã viết về cảnh chia ly ở Hà Nội nhưng khác hoàn toàn cảnh sầu thảm xưa kia, bởi vì cuộc chia ly này Hà Nội đã tiễn người đi chiến đấu để giữ nước:

Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai hồng
Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ
Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa…
Và nhà thơ kết luận:
Như chưa hề có cuộc chia ly!
(Cuộc chia ly màu đỏ)

Vũ Quần Phương mô tả về Hà Nội trong những ngày tháng chống chiến tranh phá hoại của Giôn Xơn, để sau 12 ngày đêm lịch sử Hà Nội đã trở thành lương tri và phẩm giá loài người:
Cả Hà Nội rung lên, xe xích chạy rung đường,
Đêm ấy tôi nghe những em bé qua tôi
vẫy bàn tay sơ tán.
Bé lên mười dắt bé lên năm,
Hà Nội toả đi xa những cô giữ trẻ,
Bệnh nhân đi và thầy thuốc đi theo.
Hà Nội nhận vào lòng những cỗ pháo phòng không,
Những cỗ xe tên lửa.
(Tâm sự một căn nhà)
Dù xưa hay nay, chiến tranh và hoà bình, đến thời buổi kinh tế thị trường mở cửa này… Hà Nội quay chóng mặt – Nhưng Thủ đô của chúng ta vẫn mãi là một thành phố trữ tình, như nhà thơ Xuân Diệu đã viết:

Em đưa anh vào trong bóng trăng
Anh đưa em cành liễu thung thăng
Đường Láng thơm bạc hà kinh giới
Xuống đây, đi với anh đêm trăng.
( Đêm trăng đường Láng )
Thanh Thảo viết:
Gia đình mình đã sơ tán chưa em,
Chiều thứ bảy em có về phố nhỏ
Có ngập ngừng trước khi mở cửa,
Lá sấu rơi xúc động bên thềm…
Gốc sấu này mòn dấu em chờ anh.
(Dòng chữ cho em)

Nỗi tình của nhà thơ Tế Hanh thì lại được ông diễn tả đầy thi vị:
Thế là Hà Nội vắng em…
Người qua lại tưởng anh tìm bóng cây?
(Hà Nội vắng em)

Tôi cũng có nhiều kỷ niệm về Hà Nội. Dù Hà Nội đã có bao thay đổi, nhưng vẫn mãi mãi là những hồi ức như thưở còn thơ, tựa thể một ngoại ô xưa… Hơi hiu hắt mà thơ mộng, có lá sấu rụng, lá me rơi. Tối tối những đôi trai gái dắt nhau ra tình tự bên hồ. Những tiếng xe điện leng keng thưở xa xưa, những chuyến tàu chạy xình xịch vào ga Hàng Cỏ. Người tiễn kẻ đi xa, người đón kẻ trở về:
Hà Nội cứ suốt đời nghe lá rụng
Những ngọn đèn ô cửa mùa đông
Trái sấu nhỏ bàng hoàng như kỷ niệm
Nước hồ xanh rêu bám kín Tháp rùa.

Hà Nội cứ rầm rì trang tình tự
Của những đôi trai gái bên bờ…
Tà áo trắng em bay một thời thiếu nữ
Theo anh hoài đến tận lúc già nua.

Hà Nội mới mà như là cổ tích
Phía nhà ga đoàn tàu đến rồi đi,
Những giọng nói lẫn vào lời gió thổi…
Ai trở về… và ai sắp chia ly?

Đêm tóc trắng lại nghĩ về Hà Nội
Nằm thở dài, nhớ quá! Bóng em xưa…
(Nghĩ về Hà Nội – Phạm Ngọc Thái)
Hà Nội mãi mãi sống trong cõi lòng và trái tim tha thiết của tôi!

© Phạm Ngọc Thái

Chính quyền Cộng sản hay Nhà cầm quyền côn đồ

18/03/12 | Tác giả:

Chính quyền Cộng sản hay Nhà cầm quyền côn đồ

Tu Viện Bát Nhã bị "xã hội đen" và "quần chúng tự phát" tấn công năm 2009
Chưa từng bao giờ uy tín của đảng CSVN xuống đến mức tàn tệ, thê thảm như ngày hôm nay. Biết được điều này nên đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đang ra sức “chỉnh đốn đảng”. Các bậc lão thành “kách mệnh” đã nghỉ “hiêu” thì bảo phải tiến hành chỉnh đốn ngay kẻo trể, còn cách anh đương quyền thì bảo phải kiểm thảo, kiểm kê tài sản để khi “hô biến” thì còn lại được “của lót” để mà nhờ. Người cộng sản ngày nay đã tự biết “thối” nên mỗi khi ai gọi họ là cộng sản thì họ lại dẫy nẩy lên cho đó là cách gọi của “thuyền nhân” không “thiện cảm chút nào”. Khi dân biểu Chris Smith gọi họ là “chính quyền cộng sản” thì ông Trần Nguyễn trên mạng Công an Nhân dân cằn nhằn như sau:
“Ông Smith không hề có chút tôn trọng nào Quốc hiệu của dân tộc. Ông gọi nhà nước “Cộng hòa XHCN Việt Nam” là “ Chính quyền cộng sản” như cách gọi của những “thuyền nhân”, không có công ăn việc làm, chuyên hành nghề chống cộng trên đất Mỹ…
“Cách gọi này không chỉ xúc phạm một nhà nước, mà còn phá hoại quan hệ hợp tác, hữu nghị đã được tạo dựng trong nhiều năm qua giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”. (Báo Tổ Quốc online ngày 24-2-2012)
Chúng ta không vì thù ghét cộng sản mà “khinh miệt” họ như thế, chúng ta phải công tâm mà nhìn kỹ những gì họ đã làm cho dân tộc và đất nước trong bao nhiêu năm qua, chính những đảng viên cũng đã thấy ê chề nên ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đã trách móc:
“Có người công khai bày tỏ ý kiến trái với Cương lĩnh, Điều lệ đảng, làm trái ngược nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậm chí có người “sám hối”, “trở cờ”; tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của đảng bị vi phạm…
“Một số người cơ hội chính trị, bất mãn cũng lợi dụng các diễn đàn, các mối quan hệ truyền bá những quan điểm sai trái của mình, liên tiếp viết đơn thư, tài liệu vu cáo, đả kích chế độ ta”. (Bauxite Việt Nam online ngày 29-2-2012)
Ngoài những điểm suy thoái mà ông Trọng nêu trên còn những việc làm tồi tệ ném đá dấu tay của đảng CSVN khiến cho nhân dân Việt Nam và quốc tế phải khinh khi và thù ghét. Đảng CSVN là đảng cầm quyền, ấy thế mà hành xử như một tà quyền không minh chính, chuyên dùng bọn công an núp dưới quần chúng tự phát, thương binh ma, côn đồ xã hội đen để khủng bố, đàn áp những người chống Trung quốc xâm lược, những người đấu tranh đòi tự do dân chủ và ngay với những nhà tu của các tôn giáo.
Côn đồ xã hội đen:
- Ngày 16 tháng 9, sau buổi “làm việc” với công an Gia Lai, mục sư Nguyễn Công Chính, quản nhiệm Giáo hạt Tin Lành Mennonite Tây Nguyên, thuật lại câu chuyện với Việt Hùng đài RFA như sau:
“Đến 12 giờ trưa thì các ông Nguyễn Hữu Chẩn và bà Võ Thị Hiền kêu 4 người “xã hội đen” vô, rồi dữ dằn lắm, ra lệnh “lột truồng” tôi và những người “xã hội đen” này bóp vô “chỗ kín” của tôi…
“Chính những công an này đưa họ vô làm chứ đâu phải họ tự ý đâu. Họ cởi hết áo quần tôi ra, cởi hết giày dép, rồi họ bóp vào chỗ kín của tôi thì tôi đau quá thành ra phải la lên”. (RFA online ngày 17-9-2006)
- Hành động với mục sư Tin Lành đã thế, còn với những tăng sinh chùa Bát Nhã ở Lâm Đồng thì sao? Theo thầy Pháp Tụ kể thì:
“Vào lúc 9 giờ sáng, lúc quý thầy ở trong khu tăng xá thì bên kia người ta đột nhập vô gồm có Phật tử, đệ tử của sư phụ Thích Đức Nghi và các anh côn đồ và các anh công an rất là đông. Các anh công an thì đeo khẩu trang, thì mấy thầy bị đập tất cả cửa kính và đồng thời trong lúc đó các xóm của các sư cô cũng bị đập tất cả các cửa kính…
“Tôi thấy là những anh côn đồ được sự hướng dẫn của các anh bên công an vô bắt chúng tôi ra. Và trong lúc các anh dằn xé thì tôi thấy được là có một anh công an đạp vô ngực tôi. Họ kêu luôn cả những người phụ nữ vô bóp những phần chính của chúng tôi, và họ xúc chúng tôi lên xe”. (RFA online ngày 28-9-2009)
- Theo tài liệu Wikileaks thì bản công điện của tòa Đại sứ Mỹ ngày 12-1-2010 cho thấy sự quan ngại về hành động đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam như thế nào:
“Ba bản công điện của tòa Đại sứ Mỹ năm 2010, ngay sau khi xảy ra vụ đàn áp Công giáo ở Đồng Chiêm, cho thấy phía Mỹ đánh giá hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam như côn đồ…
“Hàng trăm công an và côn đồ phá sập Thánh giá ở giáo xứ Đồng Chiêm, giáo phận Hà Nội, ngày 6 tháng 1, 2010. Các nguồn tin Công giáo đáng tin cậy nói người ta đã dùng lựu đạn cay để giải tán giáo dân và đến 12 người bị thương. Giáo phận Hà Nội gọi việc triệt phá Thánh giá là “phạm Thánh”và mô tả hành động đàn áp giáo dân là “hành động man rợ và bất nhân”. (Đàn Chim Việt online ngày 1-10-2011)
- Trong khi hai phái đoàn của Tòa Thánh Vatican và Hà Nội đang đàm phán mở đường ban giao thì tại Kontum một vị linh mục bị “chó cắn trộm” giống như mỗi lần Tàu-Việt ôm nhau hữu hảo thì ngoài biển ngư dân ta bị “tàu lạ” hoành hành. Thật là rau nào sâu nấy!
“Chính quyền Hà Nội luôn cho rằng ở Việt Nam có đầy đủ quyền tự do tôn giáo. Tuy nhiên, mới hôm ngày 24 tháng 2, Tòa giám mục Kontum thông báo chính thức về vụ việc linh mục Nguyễn Quang Hòa, thuộc giáo xứ Kon Hring, huyện Đắc Hà, sau khi đi làm lễ an táng tại một làng về bị ba côn đồ đánh đến trọng thương”. (RFA online này 27-2-2012)
- Chiều ngày 21 tháng 2, sau buổi tu tập niệm Phật ở nhà cư sĩ Nguyễn Văn Tèo về, 13 tín đồ PGHH bị công an giao thông thị xã Châu Đốc phối hợp với công an xã Vĩnh Châu gồm khoảng 30 người, sử dụng xe bít bùng, xe tải chở xe gắn máy, roi điện chận đường. Cư sĩ Bùi Văn Trung trả lời Thanh Quang đài RFA cho biết:
“Lần này, cũng như nhiều vụ đàn áp tôn giáo khác, cũng được sự hỗ trợ đắc lực của xã hội đen – mà nói theo lời thiền sư Nhất Hạnh khi tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng bị đàn áp đẫm máu, rằng “họ tuy hai mà một”.
“Bữa đó tụi xã hội đen xâm mình đầy người đứng ở ngoài, đông dữ lắm. Chính quyền kết hợp với chúng”. (RFA online ngày 24-2-2012)
- Xe công an đuổi bắt người không đội nón bảo hiểm gây tai nạn giao thông, một phóng viên báo Nông Thôn Ngày nay săn tin giơ máy chụp cảnh tai nạn bị một công an giựt máy và hỏi chụp ảnh làm gì, phóng viên trình thẻ hành sự nên công an rút lui. Tuy nhiên tên công an này liên lạc với một tên đầu trọc có xâm hình phía sau gáy:
“Khoảng 5 phút sau, ba thanh niên ập vào, trong đó có thanh niên đầu trọc nêu trên. Thanh niên đầu trọc lập tức nắm gáy và bóp cổ phóng viên báo Nông thôn Ngày Nay (khiến phóng viên này bị trầy xước), liên tục chửi thề và đòi giao nộp điện thoại, máy ảnh và giấy tờ cá nhân…
“Chuyện chưa yên tâm, nhóm này còn dọa đập laptop và đe dọa nếu bức ảnh nào xuất hiện trên báo hoặc trên mạng sẽ “móc thủng mắt, đốt nhà và giết cả nhà các phóng viên”. (Dân Trí online ngày 25-2-2012)
Chơi dao đến ngày đứt tay; nhà cầm quyền cộng sản chuyên dung dưỡng và sử dụng bọn côn đồ để “ném đá dấu tay”, bây giờ thì đến hồi “gậy ông đập lưng ông”. Để trá giá cho trò ma giáo này, chính quyền xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội bị đánh đập te tua vì người dân không còn sợ chính quyền nữa.
“Sự việc bắt đầu khi mâu thuẫn giữa thanh niên hai thôn Bạch Trữ, xã Tiên Thắng và Phú Mỹ, xã Tự Lập, rồi đến tình trạng côn đồ lộng hành…
“Nhóm côn đồ bên thôn Bạch Trữ thường xuyên tụ tập ngay trên tỉnh lộ 308, đoạn đi qua xã Tự Lập. Đêm xuống bọn chúng đi xe máy phóng ào ào vào thôn Phú Mỹ gặp người là “xử”…
“Một số người quá khích đã ném đá và phá trụ sở UBND xã. Hai cán bộ xã là phó chủ tịch xã và trưởng công an xã còn bị đánh, nhà chủ tịch xã thì bị ném đá”. (Dân Trí online ngày 15-3-2012)
Quần chúng tự phát:
- Ông Vi Đức Hồi, nguyên là Giám đốc Trường Đảng huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn kể lại chuyện 4 anh em từ Hà Nội lên chơi trong đó có anh Nguyễn Phương Anh, trong lúc mấy anh em đang uống nước thì có ba công an khu vực bước vào, ông Hồi kể:
“Trong số những người này có một số người lạ mặt và thậm chí có người cởi trần xông vào nhà tôi và chửi Phương Anh là “tên xúc phạm đảng và nhà nước” và là “tên bán nước”…
“Sau đó những “quần chúng lạ mặt” này vào nhà tôi và kéo Phương Anh ra sân và đánh anh vào mặt, vào đầu”. (BBC online ngày 31-10-2007)
- Trò ném đá dấu tay là nghề của cộng sản từ xưa đến giờ. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà cách mạng trí thức bất đồng chính kiến cũng đã thường bị nhà cầm quyền cộng sản dùng côn đồ mang danh thương phế binh khủng bố và bắt giam. Vì quá bức xúc nên ông đã viết một bức thư ngỏ và dọa sẽ tự thiêu nếu nhà cầm quyền cứ tiếp tục gây rối và áp lực, có đoạn ông viết:
“Đã một lần bị bỏ tù (1999), gần chục lần bị lục soát khám xét nhà cửa tanh bành và bắt đi thẩm vấn. Ngắn là vài buổi, dài là mươi ngày. Rồi bị đem ra phường đấu tố, rồi bị người ta thuê côn đồ mang danh thương binh xông vô nhà chửi bới và đe dọa hành hung”. (Hoàngquang’s online ngày 4-2-2010)
- Mỗi lần bọn chúng muốn đối phó với một đối tượng nào mà chúng biết rằng đó là “người khó nuốt” thì chúng áp dụng chiến thuật “cẩu xực xí quách”, ngay cả đối phó với một nhà trí thức trẻ Phạm Hồng Sơn cũng phải áp dụng chiến thuật đê tiện ấy. Hảy nghe bác sĩ Sơn kể:
“Tôi không phải là người đầu tiên và duy nhất bị khủng bố tinh thần bằng lực lượng “cựu chiến binh” đến tận nhà. Tôi chỉ là người tiếp bước và tiếp tục chịu đựng một phần những gì mà nhiều vị đấu tranh tiền bối cho cái đúng, cái thiện đã phải trải qua. Những vị đó trước đây còn ở trong những bối cảnh khắc nghiệt và ghê rợn hơn nhiều ngày nay. Nhưng sự việc “cựu chiến binh” đến tận nhà để khủng bố tôi ngày 23-3-2010 đã cho tôi nhiều trải nghiệm quí giá”. (Hưng Việt online ngày 24-3-2010)
- Được biết bà Đặng Thị Bích Hòa, bí thư đảng ủy, chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc cổ phần chuyển phát nhanh Bưu điện có hành động lạm quyền, tham nhũng. Do đó mà những nhân viên dưới quyền đã làm đơn tố cáo và bà đã sa thải hết 12 người, trong đó có một phó tổng giám đốc và một trưởng phòng. Luật sư Trần Đình Triển, trưởng văn phòng luật sư Vì Dân nhận bào chữa miễn phí cho các nạn nhân nên bà Hòa đã vận dụng đến thành phần “u tối” của chế độ:
“Bắt đầu từ 5-4, một đoàn thương binh khoảng 20 người đến trấn áp văn phòng luật sư (Vì Dân), trấn áp tôi và đề nghị bỏ sự việc đó ra. Nhưng lần đó tôi có giải thích thì các anh nghe và có một anh lớn tuổi gọi tôi ra bảo với tôi:“Triển ơi, anh biết chú thẳng thắng và rất trung thực, vì nước vì dân. Anh thấy rằng chú cũng đã giúp rất nhiều gia đình liệt sĩ và thương binh miễn phí. Bọn anh nghèo, họ thuê một người 2 triệu thì bọn anh đến đây thôi chứ bọn anh không làm gì chú”. (RFA online ngày 8-8-2011)
- Theo luật sư Lê Quốc Quân, một nhà tranh đấu cho tự do dân chủ ở Việt Nam cho đài RFI biết thì chiều nay 3-11 có khoảng 100 người được mô tả là “quần chúng tự phát” với sự yểm trợ của công an xông vào nhà thờ Thái Hà hành hung, huy hiếp các tu sĩ, luật sư Quân thuật lại như sau:
“Đám này gọi là “tự phát”, tức là vào sân nhà thờ mà không có nội dung làm việc cụ thể và cũng không có người đại diện, và rất nhiều người trong số họ có mùi rượu, ăn nói, chửi bới và nói chung rất là hung hãn. Có một số cha bị xô đẩy, gây hấn và thậm chí bị đánh nguội, ví dụ như cha Gioan Lê Ngọc Quỳnh, khi thấy có người gây hấn giáo dân, định ra can ngăn thì bị túm cổ áo, xô đẩy ngay trong nhà thờ”. (RFI online ngày 3-11-2011)
- Cái trò gọi là quần chúng tự phát xông vào nhà thờ Thái Hà đập phá vì nhà thờ đòi lại đất bệnh viện Đống Đa theo sự nhận xét của luật gia Lê Hiếu Đằng nguyên phó chủ tịch MTTQ Tp Sài Gòn khi trả lời phỏng vấn của biên tập viên Mặc Lâm như sau:
“Theo trình bày của mấy vị linh mục Thái Hà thì đó là đất của nhà thờ và bây giờ biến thành bệnh viện hay cái gì đó tôi không biết rõ nhưng việc gọi là quần chúng tự phát với hàng trăm người vào đó thì lẽ ra công an phải can thiệp. Bởi vì nếu đụng độ giữa giáo dân và số người tự phát đó thì tình hình sẽ phức tạp hơn. Tôi cho trong việc này đã tạo ra một số hoài nghi trong quần chúng là nhà nước dàn dựng. Việc này tôi thấy không nên, nó làm cho uy tín của chính quyền Hà Nội sẽ bị giảm sút”. RFA online ngày 9-11-2011)
Hung khí mắm tôm:
- Vũ khí tối tân và hiện đại để khủng bố của cái gọi là đảng CSVN ưu việt này là: mắm tôm. Thực vậy, ngón đòn nầy đã được CSVN sử dụng nhiều lần với nhiều người chúng cho là chống đối chế độ, ngay cả với cụ Hoàng Minh Chính, nguyên Viện trưởng Viện Triết Học Mác-Lênin chúng cũng không tha. Ngày 1-12-2005, cụ Chính đi Mỹ trị bệnh về chúng tổ chức “đón tiếp nồng hậu” bằng những hành động “kách mệnh” như:
“Họ còn đánh vào người ông Chính, đồng thời ném nhiều thứ dơ bẩn vào ông. Hai ông bà liền chạy vào nhà trong đóng cửa lại… Thế là ông Chính đi vào nhà trong đóng cửa lại, thì nó ném vào nhà một lô mắm tôm pha chung với dầu nhớt xe”. (Dân chủ cho Việt Nam online ngày 22-2-2012)
- Cái vũ khí tối tân này được CSVN áp dụng nhiều lần với nhà văn Trần Khải Thanh Thủy nhưng vô hiệu quả và sau cùng chỉ còn tìm cách bắt giam.
“Lại một lần nữa, lần thứ 14, gia đình chị Trần Khải Thanh Thủy bị bọn khủng bố tấn công. Mỗi lúc càng một kinh khủng thêm, lần này họ trộn dầu nhớt với xương thịt rữa nát của xác thú vật, hôi thúi vô cùng, dù đã dọn dẹp sạch sẽ. Nhiều lúc chị Thủy muốn bỏ thí, nhưng cái mùi của nó khẳm quá chịu không nổi. Đúng là bọn bất lương, những tên công an gác đầu ngõ nhà chị Thủy đâu rồi???…Bọn công an và bọn xã hội đen tuy hai mà một”. (Dân Kêu online ngày 5-5-2009)
- Vũ khí mắm tôm có vẻ được thịnh hành và thông dụng được công an và an ninh tỉnh Hà Nam dùng để trấn áp người dân chống quan thầy “đồng chí 16 chữ vàng” của chúng.
“Qua trao đổi với chị Trần Thị Nga. Sau các lần tham gia biểu tình phản đối Trung quốc gây hấn bắn giết ngư dân Việt Nam trên biển Đông, chị Nga đã bị công an theo dõi sát sao, đe dọa, xuyên tạc, vu khống chị với hàng xóm, gia đình. Hành động mới đây nhất của an ninh đảng ta là ném mắm tôm thối vào nhà chị trong khi chị đi vắng”. (Dân Làm Báo online ngày 21-2-2012)
- Nữ luật sư Lê Thị Công Nhân trong bài kể “Chồng tôi đi biểu tình” trong đó có đoạn nói về những thủ đoạn khủng bố đê hèn của đảng CSVN như sau:
“Nặng thì là màn đấu tố kinh dị do các cựu chiến binh (hoặc xã hội đen, hoặc lưu manh xã hội đỏ) sắm vai những lời hăm dọa có thể thành sự thật bất kỳ lúc nào, như “sẽ ném cứt đái vào nhà, muốn con cái được bình yên không”(như anh Phạm Hồng Sơn bị dọa hồi tháng 3 năm ngoái), hay gần đây là “sẽ bị chọc mù mắt” sau khi một đồng chí cựu chiến binh nào đó cầm gậy chọc thẳng vào bụng luật sư Trần Đình Triển vừa diễn ra hồi tuần trước ngay tại văn phòng làm việc của ông. Tôi thầm nghĩ, thời buổi này là lúc nào rồi nhỉ, mà cộng sản vẫn cứ áp dụng mãi cái trò xảo trá đã thành đặc sản của chúng-giả danh nhân dân tự phát để đàn áp, đe dọa và hành hung những người dân khác”. (Đàn Chim Việt online ngày 20-8-2011)
Một bi hài kịch mà đảng CSVN đã tạo ra bức ảnh của một “Chế độ lấy ghế che mặt” thật là buồn cười, bi kịch ấy được kể khi một tên công an chìm chuyên môn rình mò, theo dõi, trụ ở quán nước đối diện nhà kỹ sư Đỗ Nam Hải nâng chiếc ghế lên che mặt khi bị phát hiện và chụp hình chứng tỏ người công an nầy còn biết xấu hổ.
“Đã nhiều lần công an gây sự, thậm chí hành hung ông Hải trong những lần theo sát ông khi ông lưu thông trên đường hoặc gặp gỡ giao lưu với bạn bè… Ông Hải đã chụp vài kiểu ảnh. Tuy nhiên, khi ông băng qua đường, sang phía đối diện và giơ máy lên chụp thì viên công an (chìm) này đưa chiếc ghế nhựa lên che mặt” (Đàn Chim Việt online ngày 6-2-2012)
Qua những sự việc nêu trên cho chúng ta thấy được chính quyền cộng sản ngày nay bẩn thỉu, xấu xa, và chính họ cũng đã cảm thấy nhục nhã khi có người gọi họ là chính quyền cộng sản và họ sẽ lấy ghế che mặt.
Nhà văn Phạm Đình Trọng đã mạnh dạn nói lên nhận định của mình về cái đảng cộng sản đang tha hóa sau 82 năm thành lập như thế nào.
“Nhà nước ứng xử với dân bằng bạo lực là bằng chứng rõ nhất về một nền chính trị suy vi, không còn lý tưởng, không còn chính danh, là biểu hiện của một thời bất ổn, thời bạo lực lên ngôi, thời Nhà nước phải xây nhiều nhà tù công khai và nhiều nhà tù trá hình như cơ sở giáo dục đang giam cầm chị Bùi Minh Hằng. Còn ngoài xã hội những vụ giết người man rợ xảy ra khắp nơi! Mạng sống của dân lành quá rẻ rúng, máu dân lành đang lênh láng bởi bạo lực Nhà nước và bạo lực côn đồ”. (Đàn Chim Việt online ngày 7-2-2012)
© Đại Nghĩa (sưu tầm)
© Đàn Chim Việt

Nhân Văn Giai Phẩm

Trong một xã hội đã kéo dài hơn nửa thế kỷ về sự mê muội dân trí, về sự độc tài về chính trị, sự lừa dối, sự đầu độc để có sự đồng thuận về vụ NVGP và các nhân vật của nó thật khó như đáy bể mò kim… Nhưng trong đêm tối không phải không có những người đã nhìn thấy ánh sáng của chân lý.”

Lê Hoài Nguyên
Cuối năm 1973, nhà văn Bùi Ngọc Tấn được thả khỏi tù. Lúc đến văn phòng làm thủ tục giấy tờ phóng thích, ông chợt nhìn thấy một tác phẩm của mình trên bàn giấy của những nhân viên công an ở trại:

“Tên hắn in trên bìa sách chứng tỏ điều đó. Như có một ma lực, hắn bước đến chỗ ấy. Hắn buộc miệng kêu to như gặp lại con mình:
-Thưa các ông các bà, đây là sách tôi viết.
Mọi người ngơ ngác…
-Cái gì? Anh nói cái gì?
Hắn cầm lấy cuốn truyện. Bìa có đóng ấu trại. Hắn nhìn mãi vào những tên hắn in trên bìa sách. Thật không tin được. .. Hắn lắp bắp như người ngẹn thở:
-Quyển sách này của tôi.
Cô trung sĩ nhìn giấy tờ của hắn. Rồi lại nhìn tên hắn in trên bìa sách. Cô đưa tờ lệnh tha cho ông Thanh Vân đọc. Ông ngẩn lên nhìn hắn chăm chú từ đầu đến chân. Rồi với giọng hiểu biết:
-Anh lại Nhân văn Giai Phẩm chứ gì?
Báo cáo ông, Nhân văn Giai Phẩm có từ năm 1956, tôi bị bắt năm 1968.
-Thế anh bị bắt về tội gì?
(Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập I. CLB Tuổi Xanh, Hoa Kỳ: 2000, 127- 129).

Từ 1956 đến 1973 là một khoản thời gian khá dài, đủ dài để nhà nước CHXHCNVN biến bốn chữ “Nhân Văn Giai Phẩm ” thành một … tội danh:
- Anh lại Nhân văn Giai Phẩm chứ gì?
Và thêm mười năm sau nữa thì “Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch” – theo như tường thuật nhà phê bình văn học Thụy Khuê, trong phần lời tựa tác phẩm (*) mới nhất của bà:

“Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ. Kín đáo dò hỏi những người thân trong gia đình sống ở Hà Nội, thuộc thế hệ ‘phải biết’ Nhân Văn, xem có ai còn nhớ gì không? Nhưng không, tuyệt nhiên chẳng ai ‘nghe nói’ đến những cái tên như thế bao giờ: linh hồn Nhân Văn đã bị xóa trong ký ức quần chúng, và như vậy, ‘nọc độc’ Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch.
Ðó là lý do chính khiến vài năm sau, khi thực sự bước vào nghề cầm bút, tôi đã coi Nhân Văn Giai Phẩm là một trong những nghi vấn văn học hàng đầu, cần phải tìm hiểu. Bài viết đầu tiên của tôi về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đăng trên nguyệt san Văn Học, California, số 27, tháng 4 năm 1988; tiếp theo là những buổi phát thanh trên đài RFI, trong nhiều chương trình từ 1991 đến 2004, trong số đó có những buổi phỏng vấn các tác nhân chính của phong trào: Lê Đạt, Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang.
Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày nay.”
Thụy Khuê. Ảnh: RFI
Thụy Khuê mô tả thành quả “công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm” của mình bằng tên gọi (khiêm tốn và giản dị) chỉ là một cuốn sách. Thực ra, đây là một công trình biên khảo (dầy đến 957 trang giấy) và chỉ cần xem qua thư mục cũng như phần phụ lục – gồm 164 trang – cũng đủ khiến cho bất cứ ai còn quan tâm đến phong trào Nhân Văn cảm thấy ấm lòng, và bồi hồi xúc động.
Trong buổi tọa đàm bỏ túi – tại toà soạn Diễn Đàn Giáo Dân, vào sáng hôm 03/ 03/2112 – những người hiện diện (Trần Văn Cảo, Nguyễn Đình Cường, Nguyễn Chí Thiện, Trần Nguyên Thao, Trần Phong Vũ … ) đều lặng nhìn tác phẩm, còn thơm mùi mực của Thụy Khuê, với rất nhiều xúc cảm. Cái cảm xúc của những kẻ được chứng kiến cảnh một chiếc tầu chìm (mang theo hàng ngàn sinh mạng, cùng với những di sản vô giá) đã nằm im lìm dưới lòng đại dương – hơn nửa thế kỷ qua – vừa được trục vớt ra khỏi biển sâu.
Nhờ vào sự tận tụy của Thụy Khuê, và một số những đồng nghiệp của bà (trong cũng như ngoài nước: Lại Nguyên Ân, Phạm Thị Hoài …) những tiếng kêu uất nghẹn và những mảnh đời oan khuất – tưởng đã tiêu trầm với thời gian (nay) vẫn còn tươi rói và nguyên vẹn, gần như không thiếu một ai (**).
Thụy Khuê chia tác giả của Nhân Văn Giai Phẩm ra làm hai thành phần khác biệt:
“Loạt bài chính luận trực tiếp định hướng tư tưởng của các nhà trí thức và loạt bài sáng tác dấn thân nói lên khát vọng tự do của các văn nghệ sĩ. Hai thể loại này đan cài và bổ sung cho nhau, tạo nên làn sóng đấu tranh toàn diện cho tự do dân chủ và tự do tư tưởng.”
Cả hai, tất nhiên, đều phải trả giá bằng những đòn thù hung bạo và ti tiện như nhau. Trong khuôn khổ của một trang sổ tay, chúng tôi xin phép sẽ không nhắc đến tên những hung thủ hay thủ phạm (họ không đáng gì để chúng ta phải bận tâm) và chỉ ghi lại đôi nét chính, về vài ba nhân vật (theo thứ tự alphabetique) mà số phận bi đát nhất so với những người đồng cảnh, qua ngòi bút của Thụy Khuê:
-“Thụy An (1916 – 1989) là một khuôn mặt nổi trội, bị kết án nặng nề nhất. Trường hợp của bà giống như một bi kịch Hy Lạp, và cho đến nay, chưa mấy ai hiểu được những khúc mắc ở bên trong.. “
Thụy An. Ảnh:DR
“Thụy An là ai?
“Là phụ nữ duy nhất, không viết bài cho NVGP, nhưng tên bà bị nêu lên hàng đầu trong ‘hàng ngũ phản động’, bà bị quy kết là ‘gián điệp quốc tế’, lãnh án 15 năm tù cùng với Nguyễn Hữu Đang…”
“Về việc bà chọc mù mắt, dư luận chính thức loan rằng bà bị tai nạn ở mắt, khi đi lao động cải tạo. Chúng tôi hỏi nhà thơ Lê Đạt, người rất thân với bà trong suốt hành trình Nhân Văn Giai Phẩm: có phải trong Hỏa Lò chị Thụy An tự chọc mù mắt? Lê Đạt lặng lẽ gật đầu, không thêm một lời nào cả…”
“Tháng 10/1974 Thụy An được thả theo diện ‘Đại xá chính trị phạm trong hiệp định Paris’, cùng với Nguyễn Hữu Đang. Bà bị trả về quản thúc ở Hoà Xá. Trên đường giải về làng, khi bị đẩy xuống xe tù, bà bị ném đá. Bà mất ngày 10/6/1989, tại nhà riêng ở đường Lê Văn Sỹ, Sài gòn.”
-“Phùng Cung (1928-1998) đại diện cho tất cả những người bị tù không có án, thậm chí không có lý do, hoặc lý do mơ hồ, khó hiểu, trong danh sách hàng trăm người bị xử lý nặng, hoặc hàng ngàn người, đã ‘liên hệ’ xa gần với NVGP, với nhóm ‘Xét lại chống đảng’ những năm sáu mươi.
Mỗi cá nhân là một trường hợp, là một chân dung bị xoá, bị đưa đi biệt tích, trong cô đơn, đau khổ…”
Nguyễn Chí Thiện (trái) và Phùng Cung. Ảnh:trenews.net
“Dưới mắt Phùng Cung, chính sách đấu tranh giai cấp của đảng cộng sản, được mô tả dưới dạng phân chia giai cấp giữa Chó và Người. Giai cấp mà ông gọi là chó thuộc thành phần những kẻ ‘úp mặt hôn mê liếm lộc’, những kẻ ‘cưỡng bức ngữ ngôn’, những kẻ ‘tình nguyện trọn kiếp bút nô’, những kẻ ‘ngợi ca tội ác’… Và trong bối cảnh, chó đô hộ người, các công tác dò thám, hãm hại, thủ tiêu, đạt đỉnh điểm. Sự triệt tiêu văn hoá trở thành quốc sách.Chưa một ngòi bút nào đi xa đến thế trong việc mô tả xã hội độc trị…”
“Bài Nghe đêm gói trọn nỗi cô đơn cuối đời của con người bị lưu đầy, vì chữ nghiã, từ tuổi thanh niên đến lúc đầu bạc:
Đêm chợt nghe
Trong gối vọng tiếng ru
Lắng tai mới rõ
Tiếng tóc mình chuyển bạc …

Đó là sự cô đơn của kẻ một mình một ngựa trên hành trình mở nước và dựng nước về phía văn hóa, tình nước và tình người.”
-“Nguyễn Hữu Đang (1913-2007) là một trong những khuôn mặt trí thức dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất trong thế kỷ XX. Là cột trụ của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, Nguyễn Hữu Đang đã bị bắt, bị cầm tù, bị quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong 59 năm, từ tháng 4/ 1958 đến tháng 2/2007, khi ông mất…”
Nguyễn Hữu Đang. Ảnh: congdongnguoiviet.fr
“Sau thời kỳ quản thúc ở Thái Bình, được về sống tại Cầu Giấy, ngoại ô Hà Nội, ông vẫn bị ‘chăm sóc’ kỹ càng. Điện thoại của ông, cũng như của các thành viên cựu Nhân Văn đều bị kiểm soát, nhưng riêng ông, ông không được phục hồi quyền phát biểu, tức là không được quyền trả lời phỏng vấn công khai như những người khác…”
“Nguyễn Hữu Đang là một khuôn mặt chính trị, văn hoá và đấu tranh, hiếm có trên chính trường Việt Nam dưới chế độ cộng sản. Một người theo đảng từ lúc 16 tuổi, hiểu rõ hơn ai hết quy luật tuân thủ của một cán bộ cộng sản. Nhưng ông đã đi ra ngoài trật tự ấy. Nguyễn Hữu Đang luôn luôn giữ vị trí tự do trong hành động cũng như tư tưởng của mình. Chính trong tư thế tự do ấy, ông đã đứng lên lãnh đạo phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đã tạo được một thời kỳ sôi nổi, trong vòng bốn tháng, trí thức và văn nghệ sĩ, dám nói, dám viết những điều mình nghĩ, dám chủ trương cải tiến xã hội Việt Nam thành một nước dân chủ theo đà tiến của thế giới bên ngoài.”
“Nhưng Nguyễn Hữu Đang đã thất bại. Sự thất bại của Nguyễn Hữu Đang cũng là sự thất bại chung của một dân tộc. Và hậu quả kéo dài đến ngày nay: nước Việt là một trong những nước cuối cùng, ở thế kỷ XXI, vẫn còn chưa biết nhận diện, để đòi hỏi những quyền cơ bản và tất yếu nhất của con người, đầu tiên là quyền tự do tư tưởng.”
Công trình biên khảo của Thụy Khuê không chỉ giới hạn vào phong trào Nhân Văn.

Trong phần lời tựa, bà cho biết thêm:
“Trong quá trình làm việc, có những ngã rẽ bất ngờ: khảo sát về Phan Khôi, tôi thấy sau khi đi Pháp về, Phan Châu Trinh giao cho Phan Khôi nhiệm vụ viết lại lịch sử đời mình, từ đó, phải tìm hiểu về những ngày Phan Châu Trinh ở Pháp, dẫn đến mối tương quan giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh, người tự nhận là lãnh tụ đầu tiên của phong trào Việt kiều Yêu Nước.”
“Tôi tìm đọc nguyên văn tiếng Pháp các bài viết ký tên Nguyễn Ái Quốc, mới thấy tác giả những bài viết này phải là người biết tiếng Pháp rất sâu và có văn tài; không thể là người mà Trần Dân Tiên mô tả trong cuốn hồi ký ‘Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch’. Vậy có một sự giả mạo lịch sử quan trọng cần phải tìm hiểu đến nguồn cội. Đó là lý do tại sao có phần biên khảo về Vấn đề Nguyễn Ái Quốc trong cuốn sách này.”
“Sự giả mạo lịch sử quan trọng” này, và công việc “tìm hiểu đến nguồn cội” của Thụy Khuê đã đưa đến lời khẳng định của bà, ở đầu chương 16, như sau:
“Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rõ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận này … chỉ chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến1923. Thời gian này, ông tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh.”
Về cú “knockout” vô cùng ngoạn mục này của Thụy Khuê (kể như đã chấm dứt vĩnh viễn sự nghiệp giả trá của một nhân vật lịch sử vào bậc quan trọng nhất ở Việt Nam) chúng tôi xin được phép để dành cho những trang sổ tay kế tiếp, cũng trên diễn đàn này.

© Tưởng Năng Tiến
© Đàn Chim Việt

Kế hoạch vinh danh, tri ân Liệt sĩ Gạc Ma, Trường Sa bị ngăn chặn

Ngày 14/3/1988 trong một trận hải chiến ác liệt để giữ gìn biển đảo của Tổ quốc (3 bãi đá ngầm Gạc-ma, Len-đao và Cô-lin) 64 chiến sĩ kiên cường của chúng ta đã anh dũng hy sinh trước mũi lê và đạn pháo của quân xâm lược Trung Quốc. Lịch sử đã ghi lại rõ từng chi tiết. Xin trích hai đoạn ngắn trong Wikipedia:
“6h sáng, Hải quân Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lê đâm và bắn bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương, trước khi chết ông đã hô: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân“.[4]…
Hải quân Việt Nam vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Trung Quốc tiếp tục nã pháo, tàu 604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Vũ Phi Trừ – thuyền trưởng, Trần Đức Thông – lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, cùng một số thủy thủ trên tàu đã hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đảo Gạc Ma”.
Một sự kiện lịch sử đau thương và anh hùng như thế mà Trung ương Đảng và Chính phủ tuyệt nhiên không tổ chức kỷ niệm, giữa lúc đang cần động viên tinh thần đánh giặc cứu nước hơn lúc nào hết! Đã thế khi hội Cựu chiến binh ngành Dầu khí Việt với sự ủng hộ của Tư lệnh quân chủng Hải quân dự định tổ chức lễ vinh danh, tri ân và trao tặng (đợt 1) một số gia đình có thân nhân là Liệt sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 ấy, thì cuối cùng nhận được tin sét đánh: thượng cấp không cho làm!”.
Thượng cấp ấy là ai, phải làm cho rõ! “Thượng cấp” ra lệnh cho Tư lệnh Quân chủng Hải quân phải ở cấp nào? Kẻ chủ trương không kỷ niệm một chiến tích lịch sử của dân tộc phải ở cấp nào?
Nhân dân nhiều người nhắc đến các Liệt sĩ ngày 14 tháng 3 không cầm được nước mắt, nhóm các thanh niên “No-U” đã ra tận vùng biển Quảng Ninh nơi giáp danh giữa Trung Quốc và Việt Nam, thắp lên 64 ngọn nến trên biển để tưởng nhớ 64 liệt sĩ đã bỏ mình vì biển đảo quê hương…
Còn những người lãnh đạo tối cao thì… cấm, cấm, cấm! (Hay là câm, câm, câm?). Sợ kẻ thù đến cỡ đó thì làm sao giữ nước? Với ai đó thì Im lặng này có thể là vàng 16 chữ, chứ với các Liệt sĩ và với Dân tộc thì Im lặng này là sỉ nhục! Một cựu chiến binh đã nói rất đúng: giữ đảo, giữ biển không nằm ở tàu to súng lớn mà nằm ở lòng người. Tiếc thay lòng dân không thiếu.
Hãy cùng nhau giữ một phút mặc niệm trong lời hô của Liệt sĩ Trần Văn Phương trước khi ngã xuống “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho MÁU của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân!
Dòng máu hồng của con em nhân dân Việt Nam mình phải đâu nước lã?
Bauxite Việt Nam
———————————————-
Hy sinh hay bị nạn?
Trước 14-3-2012 gần 2 tháng, hội Cựu chiến binh ngành Dầu khí Việt Nam có kế hoạch hoạch đúng ngày 14-3-2012, sẽ tổ chức lễ vinh danh, tri ân và trao tặng (đợt 1) một số gia đình có thân nhân là Liệt sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 ở Trường Sa, hiện có hoàn cảnh khó khăn, tổng số tiền tròn 200 triệu đồng.
Đợt 2 sẽ trao cho các gia đình liệt sĩ 14-3-88 khác, vào 14-3-2013.
Theo kế hoạch phối hợp cùng báo Thanh niên (Văn phòng đại diện tại Nha Trang) và các báo Nông thôn ngày nay, Cựu chiến binh Việt Nam… buổi lễ sẽ diễn ra tại trụ sở Vùng 4 hải quân (bán đảo Cam Ranh) – có đơn vị trực thuộc là Lữ đoàn 146 đang trấn giữ Trường Sa.
Được sự thống nhất và hoan nghênh của lãnh đạo bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân, đại diện các báo trên đã cấp tốc đến Vùng 4, làm việc với chủ nhiệm Chính trị và trưởng ban Chính sách Vùng 4, bàn kế hoạch phối hợp triển khai khá chi tiết. Theo đó, Vùng 4 lo bố trí, trang trí hội trường buổi lễ, phòng ốc và ăn uống cũng như xe đưa đón đại diện gia đình liệt sĩ từ sân bay Cam Ranh, ga Nha Trang về nhà khách Vùng 4, với chi phí do phía Dầu khí đài thọ (khoảng 140 triệu, ngoài 200 triệu quà trao nói trên), kể cả chi phí khẩu hiệu, phông màn,… Các báo lo liên hệ mời, mua vé phương tiện đưa thân nhân liệt sĩ đến nhà khách Vùng 4.

Di ảnh, thư từ của anh hùng Trần Văn Phương với người vợ của mình ở thôn Đơn Sa (blog Cu làng cát)
Biết tin, rất nhiều thân nhân liệt sĩ và cựu chiến binh Trường Sa khấp khởi mong đến ngày lễ đầy ý nghĩa này.
Hỡi ôi! Gần đến 14-3-2012, tin sét đánh: thượng cấp không cho làm!
Buồn quá!
Nghĩ mà tủi phận các Liệt sĩ, gần một phần tư thế kỷ vẫn lạnh lẽo trong con tàu 604 nơi dưới đáy biển Gạc Ma xa xôi. Cũng chẳng ai đoái hoài việc yêu cầu Trung Quốc không làm khó Việt Nam ra quy tập các anh về đất liền quê nhà. Gia đình các anh thì nghèo khổ, còn nhân dân, đồng đội muốn vinh danh, tri ân các anh cũng chẳng được. Ngày giỗ các anh, chẳng thấy nhân vật chóp bu nào hé môi nhắc.
Chẳng lẽ máu xương, sinh mệnh các anh hiến dâng cho Tổ quốc thành uổng phí?
V. V. T.



“Khóc cho anh em hy sinh, cũng không được phép”…

Nhà báo T, Phóng viên báo X kể với mình buổi sáng:
Từ mấy tháng trước, anh T thay mặt Báo, lặn lội tìm đến thăm gia đình 34/64 Liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma ngày 14/3/1988, ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa (30 gia đình còn lại ở các địa phương khác, sẽ thăm sau).
Báo cũng đã làm việc và thống nhất tổ chức cuộc gặp mặt 34 gia đình Liệt sĩ, tại Cam Ranh (Khánh Hòa).
Thành phần buổi gặp mặt bao gồm các mẹ của Liệt sĩ (mỗi mẹ được đưa 1 người thân đi cùng), lãnh đạo đại diện Hải quân và cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa…
Cuộc gặp mặt được sự giúp đỡ của Hội Cựu Chiến binh của 1 doanh nghiệp: Đài thọ tiền đi lại cho thân nhân Liệt sĩ; tặng quà cho mỗi gia đình…
Tất cả mọi việc đã hoàn tất, giấy mời đã được phát đi, hẹn ngày 14/3/2012 gặp mặt tại Cam Ranh.
Đùng cái, cách đây 3 ngày (11/3/2012), có lệnh của “trên” yêu cầu hủy cuộc gặp mặt.
Nhà báo T cay đắng: “Anh trở thành người đi phỉnh (lừa) các mẹ Liệt sĩ” và chán nản: “Giỗ anh em hy sinh mà không dám tổ chức. Khóc anh em hy sinh cũng không được phép khóc!”…
Mình nghe xong câu chuyện, cũng chán ặt người: “Tổ quốc có bao giờ HÈN thế này không?
M. T. H.



Hy sinh hay bị nạn?
Trước 14-3-2012 gần 2 tháng, hội Cựu chiến binh ngành Dầu khí Việt Nam có kế hoạch hoạch đúng ngày 14-3-2012, sẽ tổ chức lễ vinh danh, tri ân và trao tặng (đợt 1) một số gia đình có thân nhân là Liệt sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 ở Trường Sa, hiện có hoàn cảnh khó khăn, tổng số tiền tròn 200 triệu đồng.
Đợt 2 sẽ trao cho các gia đình liệt sĩ 14-3-88 khác, vào 14-3-2013.
Theo kế hoạch phối hợp cùng báo Thanh niên (Văn phòng đại diện tại Nha Trang) và các báo Nông thôn ngày nay, Cựu chiến binh Việt Nam… buổi lễ sẽ diễn ra tại trụ sở Vùng 4 hải quân (bán đảo Cam Ranh) – có đơn vị trực thuộc là Lữ đoàn 146 đang trấn giữ Trường Sa.
Được sự thống nhất và hoan nghênh của lãnh đạo bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân, đại diện các báo trên đã cấp tốc đến Vùng 4, làm việc với chủ nhiệm Chính trị và trưởng ban Chính sách Vùng 4, bàn kế hoạch phối hợp triển khai khá chi tiết. Theo đó, Vùng 4 lo bố trí, trang trí hội trường buổi lễ, phòng ốc và ăn uống cũng như xe đưa đón đại diện gia đình liệt sĩ từ sân bay Cam Ranh, ga Nha Trang về nhà khách Vùng 4, với chi phí do phía Dầu khí đài thọ (khoảng 140 triệu, ngoài 200 triệu quà trao nói trên), kể cả chi phí khẩu hiệu, phông màn,… Các báo lo liên hệ mời, mua vé phương tiện đưa thân nhân liệt sĩ đến nhà khách Vùng 4.

Di ảnh, thư từ của anh hùng Trần Văn Phương với người vợ của mình ở thôn Đơn Sa (blog Cu làng cát)
Biết tin, rất nhiều thân nhân liệt sĩ và cựu chiến binh Trường Sa khấp khởi mong đến ngày lễ đầy ý nghĩa này.
Hỡi ôi! Gần đến 14-3-2012, tin sét đánh: thượng cấp không cho làm!
Buồn quá!
Nghĩ mà tủi phận các Liệt sĩ, gần một phần tư thế kỷ vẫn lạnh lẽo trong con tàu 604 nơi dưới đáy biển Gạc Ma xa xôi. Cũng chẳng ai đoái hoài việc yêu cầu Trung Quốc không làm khó Việt Nam ra quy tập các anh về đất liền quê nhà. Gia đình các anh thì nghèo khổ, còn nhân dân, đồng đội muốn vinh danh, tri ân các anh cũng chẳng được. Ngày giỗ các anh, chẳng thấy nhân vật chóp bu nào hé môi nhắc.
Chẳng lẽ máu xương, sinh mệnh các anh hiến dâng cho Tổ quốc thành uổng phí?

Chỉnh Đảng - Âm mưu và trò hề!!!

 Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, khi lý giải về sự liêm chính, bất tham nhũng của bộ máy nhà nước (đồng thời là của đảng ông) ở Singapore (vốn lừng danh khắp thế giới), đã cho biết có 3 nhân tố: một chế độ lương bổng xứng đáng để người ta không cần tham nhũng, một định chế pháp luật nghiêm minh để người ta không dám tham nhũng, và một nền giáo dục lương tâm đầy đủ (nhờ tôn giáo) để người ta không nỡ tham nhũng!

            Đảng Cộng sản Việt Nam, do phải nuôi dưỡng 4 bộ máy quản lý đất nước rất cồng kềnh (bộ máy đảng, bộ máy chính quyền, bộ máy công an, bộ máy Mặt trận) nên không thể trả lương đủ sống. Pháp luật của đất nước thì chỉ áp dụng cho nhân dân chứ không cho đảng viên, và trong nội bộ đảng thì chỉ có luật thanh trừng (trên đối với dưới), luật mua chuộc (dưới đối với trên) và luật cát cứ (địa phương là vua một cõi). Cuối cùng, cộng sản chủ trương vô tôn giáo, coi lương tâm danh dự là đồ bỏ, quan niệm đạo đức là những gì có lợi cho đảng và nhất là cho mình. Những điều này đương nhiên dẫn đến sự suy thoái dần nhân cách, đạo đức của đảng viên và gây nguy cho quyền lực lẫn tồn vong của đảng. Thành thử những cuộc chỉnh đảng không ngừng được đặt ra, nhất là từ Đại hội VI năm 1986, lúc bắt đầu mở cửa kinh tế và đảng viên được phép làm giàu. Từ đó đến nay, người ta đã tính tới có 14 Nghị quyết chỉnh đảng. Nhưng vấn đề suy thoái nhân cách đạo đức của hàng ngũ đảng viên từ thấp đến cao vẫn chưa bao giờ được giải quyết cách triệt để, thậm chí ngày càng trở nên trầm trọng. Hai năm trước, ngày 10-10-2009, phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành trung ương đảng khóa X, cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh: công tác xây dựng Đảng là “nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng, ý nghĩa sống còn với Đảng và chế độ”. Đến Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá XI hôm 26-12-2011, tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải lặp lại: “Chỉnh đốn Ðảng là điều kiện quyết định sự tồn vong của chế độ”. Rồi chỉ hai tháng sau, tại Hội nghị cán bộ đảng viên toàn quốc ngày 27-02-2012, ông Tổng bí thư lại càng gào to tiếng hơn, cuống quít hơn quanh việc “quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng đảng” (tức cứu nguy đảng) trước “một ngàn đại biểu gồm toàn bộ thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa 11, cán bộ chủ chốt các cơ quan ban ngành ở Trung ương: Bí thư, Phó bí thư, cán bộ chủ chốt của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước”.

            Cái gì đã thúc đẩy đảng phải mở 2 hội nghị to lớn chỉ cách nhau 2 tháng? Ðó là tình hình phản kháng của dân chúng ngày một dâng cao, tạo nên một trận cuồng phong có thể quật ngã chế độ bất cứ lúc nào. Ðộng cơ mới nhất của cuộc phản kháng đó khiến đảng choáng váng mặt mày là vụ Ðoàn Văn Vươn nổ súng chống lại bọn cướp trá hình nhân viên công lực, tiếp đến là vụ bắt nhốt nhạc sĩ Việt Khang, tác giả của 2 bài hát mang tính tố cáo (Anh là ai? và Việt Nam tôi đâu?) vốn đã làm náo động lòng dân Việt từ quốc nội ra tới hải ngoại. Song song đó là chuyện trống đánh xuôi, kèn thổi ngược giữa Thành ủy Ðảng bộ Hải Phòng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Một sự xung đột giữa Ðảng với Nhà nước, giữa trung ương với địa phương, và cả giữa đảng viên cấp cao với đảng viên cấp thấp. Ngoài ra, sự tranh giành quyền lực bên trong đảng, nhất là giữa Tổng bí thư vốn là người đứng đầu Bộ Chính trị, nắm quyền lực lớn nhất theo nguyên tắc đảng trị nhưng nay xem chừng lép vế, với Thủ tướng vốn chỉ phụ trách bộ máy chính phủ, lo bề mặt ngoại giao, nhưng nay trở thành kẻ quyền uy số một, vì vừa nắm trong tay công cụ bạo lực là công an, vừa nắm trong tay công cụ tài lực là hơn 20 tổng công ty lẫn đại tập đoàn. Yếu tố “nhân dân chống đảng có vũ trang”, yếu tố “loạn đảng từ trên xuống dưới” và yếu tố “khuynh đảo quyền lực trong Bộ Chính trị” đã khiến cho Ðảng thấy nguy cơ sụp đổ thực sự nên mới cấp tốc mở một Hội nghị to lớn gọi là để “chấn chỉnh cho được những sai lầm, khuyết điểm, những biểu hiện tiêu cực lệch lạc, phai nhạt, xa rời mục tiêu lý tưởng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vi phạm dân chủ… của nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có những người giữ vị trí cao trong bộ máy Ðảng và Nhà nước”. Thật ra, cuộc chỉnh đảng lần này chỉ là một âm mưu và là một trò hề.

            1- Âm mưu:
            Trước hết, đó là sự đánh nhau giữa các phe phái, như nhận xét của giáo sư Ngô Vĩnh Long (con trai bà Ngô Bá Thành, một đảng viên cao cấp vỡ mộng): “Hội nghị vừa rồi nói là chỉnh đảng, nhưng thực chất ra, từ trước tới nay, bao nhiêu cuộc chỉnh đảng từ những năm 1950 đến gần đây, chỉ là các phe phái đánh nhau.” Quả vậy, trước khi có Hội nghị Trung ương 4 và Hội nghị Cán bộ toàn quốc với trọng tâm là chỉnh đốnđảng thì lề lối gia đình trị của Nguyễn Tấn Dũng đã phơi bày trước mắt mọi người: con trai trưởng được cất nhắc làm Thử trưởng bộ Xây dựng, con gái nắm vai trò chủ chốt trong nhiều ngân hàng và công ty quan trọng, còn con trai út thì được giữ chức cao trong Đoàn Thanh niên Cộng sản. Chưa kể bản thân ngài Thủ tướng đang thao túng toàn bộ nền kinh tế và tài chính đất nước qua việc làm sếp các tổng công ty, đại tập đoàn và đang tạo vây cánh gồm những tướng tá công an đầy quyền lực. Nên chẳng lạ gì mà trong diễn văn ngày 27-2, Nguyễn Phú Trọng đã khuyên các “cán bộ lãnh đạo,… đặc biệt là người đứng đầu” “phải tự giác, gương mẫu làm trước”, “tự kiểm điểm, soi lại mình, đơn vị mình, gia đình mình” cũng như đã long trọng nhắc lại Quy định số 47 của Ban Chấp hành trung ương mà Trọng đã ký ngày 1-11-2011, nói đến 19 điều đảng viên bị cấm chỉ. Theo nhiều chuyên gia phân tích, đây chính là “19 thông điệp nhắn gửi gia đình Nguyễn Tấn Dũng. Người gửi là Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang. Nội dung cốt lõi của nó, dài dòng là “Cấm một mình cầm chuôi chính trị để mài lưỡi kinh tế mà thẻo hết thịt da đất nước chẳng chừa ai”. Còn ngắn gọn chỉ ba từ: “Đủ rồi, Dũng!” (Đinh Tấn Lực, Cái Âm Ai Cấm Ai Cầm Cấm Ai?).

            Âm mưu thứ hai là Hán hóa đảng. Chúng ta đều biết Tàu cộng đã trường kỳ thực hiện chiến lược làm Việt Nam suy yếu, lệ thuộc vào Trung Quốc kể từ khi Mao Trạch Đông nắm quyền. Nhờ sự hèn nhát của đảng Việt cộng, sau khi chiếm của Việt Nam Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988 rồi 1992, Tàu cộng đã mua chuộc Nông Đức Mạnh để ém quân ở Tây Nguyên qua chiêu bài khai thác bauxite, đã mua chuộc Nguyễn Tấn Dũng để ém quân ở các cánh rừng có vị trí chiến lược của quốc gia, đã đưa 1 đội quân khoác áo công nhân ém trên toàn cõi đất nước. Tất cả chỉ chờ thời cơ để đồng loạt tấn công, đẩy Việt Nam vào thế phải khuất phục, chịu mất hoàn toàn Trường Sa và trở thành thuộc quốc của Tàu. Chiếm hoàn toàn Trường Sa là điều kiện cần thiết để khống chế Biển Đông trọn vẹn, rồi Biển Đông sẽ là bàn đạp để Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương. Mà muốn chiếm nốt Trường Sa của Việt Nam bằng vũ lực, điều kiện đầu tiên là Việt Nam phải im lặng, không đánh trả, cam chịu mất toàn bộ tiền đồn chiến lược đó. Ai sẽ làm điều này? Chỉ có các "bạn" của Trung Quốc trong đảng Việt cộng! Đây chính là lý do đích thực, quan trọng của cuộc “Chỉnh đảng” hiện thời. Việc này đã được chuẩn bị qua chuyến kinh lý Việt Nam của Tập Cận Bình tháng 1-2012 và qua chuyến triều kiến Bắc Kinh từ 14 đến 18-2-2012 của Tô Huy Rứa để thông qua kế hoạch Chỉnh đảng của Nguyễn Phú Trọng và xin chỉ thị của Bộ Chính trị Tàu cộng. Đây quả là nguy cơ khôn lường cho sự tồn vong của Dân tộc và Đất nước.

            2- Trò hề
            Như nói trên, Nguyễn Phú Trọng đã long trọng nhắc lại Quy định 47 như “giới răn” của cuộc chỉnh đốn toàn đảng và từng đảng viên. Đây không phải là chuyện mới, vì từ tháng 5-1999 cũng từng có Quy định 55 “Những điều đảng viên không được làm”. Đến tháng 12-2007 lại có Quy định 115 về những điều đảng viên bị cấm chỉ (Trương Tấn Sang ký), rồi tháng 11-2011 lại có Quy định 47. Tất cả cũng vẫn loanh quanh 19 điều, nội dung “nguyễn y vân” và chắc kết quả lại “vũ như cẩn”. Như thú nhận gần đây của nguyên TBT Lê Khả Phiêu: “Thực trạng suy thoái trong đảng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư. Thật ra, thực trạng này Đảng đã thường xuyên ngăn chặn nhưng làm không đến nơi đến chốn khiến căn bệnh ngày càng trở nên trầm trọng”.
            Đề ra giải pháp chỉnh đảng, Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đến việc tự giác, tự phê bình: “Từng cán bộ, đảng viên, trước hết là từng đồng chí Ủy viên Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, ban Bí thư tự giác, gương mẫu tự phê bình, kiểm điểm, nhìn lại mình, tự điều chỉnh mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình”. Nhưng một thứ “đạo đức” không có nền tảng trong lương tâm, chẳng chịu sự phán xét của một quyền lực thiêng liêng thần thánh, bất cần nghĩ đến việc trả lẽ trong thế giới mai hậu, lại lấy dối trá gian manh làm lối ứng xử trong cuộc đời thì làm gì tác động lên nhân cách của đảng viên, dù TBT có hô hào rát cả họng! Chính Trọng cũng thừa nhận: “Nguyên tắc tự phê và phê bình thực hiện rất kém, thiếu thẳng thắn, trung thực, xuề xòa, nể nang. Ngoài ra, vì tự đặt mình lên trên luật pháp, không chịu trách nhiệm trước nhân dân (bởi lẽ đâu có cần nhân dân bầu!), lấy độc tài làm phương thức trị dân trị nước, củng cố quyền lực và thâu tóm quyền lợi, nên đảng viên cần gì phải sống theo lẽ phải, theo điều thiện! Mà độc tài thì sinh ra độc quyền. Độc quyền sinh ra đặc quyền đặc lợi. Đặc quyền đặc lợi sinh ra tha hóa. Tha hóa sinh ra cảnh toàn dân ta thán, trăm họ oán hờn. Rồi từ đó mới nảy ra chỉnh đốn đảng liên tục, một hành động hoàn toàn khôi hài, kiểu «đánh trống bỏ dùi», «giơ cao đánh khẽ”, nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của dư luận hơn là làm chuyển biến thật sự tình hình, nghĩa là vô hiệu quả, ngày càng thất bại như thực tế hiện thời chứng minh cho thấy. 

            Để loại trừ hẳn âm mưu (gây tác hại lên bộ máy công quyền lẫn sinh mệnh dân tộc) và chấm dứt hẳn trò hề (gây lợi dụng cho đảng viên và ngao ngán cho nhân dân), chỉ có một cách là toàn dân đứng lên làm một cuộc cách mạng dân chủ, nhằm giải thể chế độ độc tài và bắt đảng Cộng sản (nhất là các đảng viên chủ yếu thủ phạm) phải trả lời trước công lý. 

            BAN BIÊN TẬP