30/7/11

Khi người Việt xuất cảng một độc chiêu về khoái đê mê


PDF Print E-mail

Cali Today News - Quang cảnh giống hệt một phòng răng ở…Sillicon Valley, với những cái ghế dài, đèn đuốc sáng choang, người ta nằm lên, ưỡn đầu và các nhân viên có gắn đèn rọi trên trán, tay mang một lố lỉnh kỉnh dụng cụ. thỉnh thoảng có tiếng ‘rên’ của một ‘bệnh nhân’
Nhưng họ không yêu cầu ‘bệnh nhân hả mồm để chiếu đèn’ mà lại chiếu đèn vào lỗ tai và thọc một cây dài vào ngoáy ngoáy. Đây là một tiệm hớt tóc khá ‘hoành tráng’ ở Saigon và các cô đang trổ tài lấy ráy tai cho khách! Tiếng rên khi nãy là tiếng rên khoái trá. Tiếng bình dân gọi là ‘sướng rên mé đìu hiu!’0
Ảnh minh họa
Ear picking? Mới đây báo San Jose Mercury News đi bài ngay trang bìa nói về ‘nỗi sướng không tên’ này, cho thấy nghệ thuật ‘lấy ráy tai’ VN sau này sẽ chinh phục thế giới. Người Việt là một dân tộc thông minh, làm người khác khoái đến như thế phải có… đầu óc một chút!
Người Tây Phương không có thói quen…trả tiền cho người ta đè mình ra tra tấn lỗ tai như thế, nhưng bạn hãy nghe Katie Dang, một nữ ca sĩ 20 tuổi, nói về kinh nghiệm ‘bị tra tấn này’ như sau: ‘Thoạt đầu thì ai cũng sợ vì không có biết gì đâu, nhưng sau đó thì…Trời ơi, qqqquuááá đđđđãããã!!”
Hèn gì mà rất nhiều Việt kiều từ Mỹ về, vừa ra khỏi phi trường TSN là dông lên xe taxi như gió cuốn đến ngay một tiệm hớt tóc để được ráy tai. Nguyễn Tường Tâm cư dân Silicon Valley, kể: “Đó là hạnh phúc, hễvề tới Saigon là tôi đi ‘chiến đấu’ ngay, nó giống như yêu đương thể xác, quá phê, đã có người dùng từ chẳng sai khi gọi hoạt động này là ‘ear-gasms”
Chuyên gia của ‘nghệ thuật quá đã’ là cô Nguyễn Thị Lệ Hằng, 26 tuổi, cắt nghĩa: “Trong tai chúng ta có một ‘huyệt đạo’, có người đụng tới thì nghe nhột nhột nhưng có người sẽ ‘rên lên vì quá khoái’, nỗi sướng này thật khó nói, có người sau đó còn quay qua hỏi nhỏ “Cô lấy tôi làm chồng được hông?”
Bác sĩ Todd Dray, chuyên gia giải phẫu tai mũi họng  ở quận hạt Santa Clara, cắt nghĩa: “Lớp da tai trong cực kỳ mỏng, như tờ giấy thấm và hết sức nhạy cảm với nhiều giây thần kinh tụ hợp về, nó có điểm G  như bộ phận sinh dục của phái nữ đấy, đụng đến là… rên mé đìu hiu!”
Ngày nay khi bước vào một tiệm hớt tóc có nhiều ‘thanh nữ’ ở Saigon, bạn không còn đi hớt tóc thuần túy nữa. Ở đó có đấm bóp, xoa nắn hai vai, làm mặt, gội đầu và dĩ nhiên có lấy ráy tai. Theo nhiều ông, đây là hình thức thư giãn số 1 trong cuộc sống quá xô bồ của một thành phố 9 triệu dân.
Và bây giờ dã có nhiều bà cũng…đi lấy ráy tai, như cô Katie Dang. Cô nói: “Mấy bà ai cũng sợ lần đầu, nhưng sau đó ai cũng…đòi đi nữa. Đàn ông làm việc này cũng khá, nhưng chắc chắn không điêu luyện như các cô. Các cô có bàn tay của phù thủy”
Giá cả bao nhiêu? Rẻ không thể tưởng tượng, tất cả chi phí đưa khách lên đến bảy tầng trời khoái cảm chỉ có 2 đô la cộng với tip. Đó là chưa kể một số tiệm còn mời khách uống cà phê hay trà trước khi lên ghế nữa.
Một chủ tiệm lấy ráy tai tên Nhân cho biết: “có khách đòi lấy ráy tai thực nhẹ nhàng, có người bảo làm mạnh tay hơn (chắc là do có… lỗ tai trâu) mới đã điếu” Các cô nào chỉ có lấy ráy tay đâu ông Địa ơi, các cô còn đi vài chiêu thức ‘cho các anh chết luôn’ như lấy bông gòn nhẹ xoáy êm đềm. Có cha nội đã quá đã ngủ phom phom trên ghế, giục mãi mới tỉnh giấc mơ xuân, rõ khổ cụ rùa hồ Gươm!
Học nghề này có khó không? Chỉ mất một tuần lễ để học, nhưng phải mất nhiều tháng để thực hành mang lại cho khách giấc mơ xuân.  Có cô quá giỏi có khách nườm nượp và khi quân ta kéo đến chỉ đòi được cô này tra tấn mà thôi.
Có một điều lạ là hầu như tất cả đấng trượng phu khi đi lấy ráy tai đều không muốn vợ nhà hay bồ nhí biết. Và chuyện gì ắt đến đã đến khi nói là lỗ tai có điểm G như ‘cái ấy’ , có cha nội chịu hết thấu đã nỡ vĩnh biệt cơm nhà, bê luôn hàng phở lấy ráy tai dìa để độc quyền…sướng, cấm bất cứ thằng cha nào khác lảng vãng đến!
Cho dù đã có cảnh báo là chơi với dao có ngày đứt tay, vì có cảnh báo là nếu lấy ráy tai mà làm bị thương vì đủ thứ…vi trùng rủ nhau đi vào, kể cả bệnh viêm gan B rất ớn, nhưng mấy tướng quen ăn đâu quen nhịn, như Trương Phùng, một tay 44 tuổi, cứ 2 tuần một lần là ghé qua, thố lộ: “Có mấy thằng bạn nói coi chừng không an toàn, nhưng tôi đã nghiện như đi uống bia hay hút thuốc rồi, đâu có nhịn được!”
Có bà nào đi lấy ráy tai đã …bê luôn chàng về dinh hay chưa? Chắc là chưa, cho dù lấy ráy tai là qqquuuááá đđđããã, các bà không ngu mà chôm một tên về làm mình sung sướng vài phút mà phải nuôi báo cơm nó suốt đờí!
Tụi này đâu có khờ như các ông!
Hồng Quang

Thủy Quân Lục Chiến VNCH bắt sống quân Trung Cộng tại Hoàng Sa

Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974  giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH  và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa. Nói cho chính xác hơn là sau khi thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng ký công hàm dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng thì Trung Cộng  đã đem dân quân đến thiết lập cơ sở tại đây, nhưng chúng đã bị TQLC/VNCH đánh đuổi và bắt sống. Người chỉ huy trực tiếp cuộc hành quân này là Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, ĐĐT/ĐĐ.3/TĐ.2 TQLC. Năm 1963, Đại úy Cổ Tấn Tinh Châu là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2/TQLC và sau này ông là Thiếu Tá phụ tá CHT trường Võ Bị Quốc Gia VN. Sau đây là bài viết của Mũ Xanh Cổ Tấn Tinh Châu.

Chiếm Lại Đảo DUCAN
Vào khỏang đầu năm 1959, Chỉ Huy Trưởng TQLCVN là Thiếu Tá Lê Như Hùng, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2 TQLC là Đại Úy Nguyễn Thành Yên. Tôi, Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, Đại Đội trưởng ĐĐ3/TĐ2 TQLC. Đại đội tôi đang đóng ở Cam Ranh thì được lệnh đem đại đội ra kiểm soát các đảo trong quẩn đảo Hoàng Sa là Pattle (đảo chánh), Robert, Duncan, Drumont và Money. Khi đến quần đảo Hoàng Sa thì tôi đóng quân tại đảo Pattle với 2 trung đội, còn một trung đội thì đóng trên đảo Robert. Hai ngày sau tôi nhận được lệnh di chuyển bằng chiến hạm do HQ Trung Úy Vũ Xuân An (sau này là HQ đại tá, định cư ở Canada) làm hạm trưởng đến kiểm soát đảo Ducan, tên Việt Nam sau này là đảo Quang Hòa, cách đảo Pattle chừng 1 giờ 30 phút đi bằng tàu.
Tôi chỉ đi với một trung đội+, phần còn lại đóng và giữ hai đảo Pattle và Robert. Tàu chạy được khoảng gần một giờ thì hạm trưởng Vũ Xuân An chiếu ống nhòm và nói với tôi là trên đảo Ducan có lá cờ nhưng không phải là cờ đỏ sao vàng, rồi anh đưa ống nhòm cho tôi xem. Sau khi quan sát kỹ, tôi nói với anh đó là cờ Trung Cộng, cờ đỏ 5 sao vàng.
Tôi và hạm trưởng hội ý với nhau và quyết định dừng tàu lại để báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân, vì thời gian đó TQLC còn dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Sau chừng một tiếng thì chúng tôi nhận được lệnh thượng cấp cho chiếm lại đảo Ducan.
Chiến hạm chở chúng tôi không phải là loại tàu đổ bộ nên tàu phải đậu cách bờ trên một cây số, vì đây là bãi san hô, không thể vào gần hơn được cũng không có xuồng để vào bờ. Tôi có nêu vần đề khó khăn này với hạm trưởng và yêu cầu báo cáo về BTL/HQ thì tôi được lệnh “bằng mọi giá phải chiếm”.
Đây là lúc khó khăn nhất mà tôi “đơn thân độc mã” phải quyết định một mình, không liên lạc được với Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Thành Yên để vấn kế. Không có xuồng thì phải lội trên bãi san hô gập ghềnh ngập nước nông sâu chứ đâu phải bãi cát phẳng phiu như BTL/HQ nghĩ rồi cho lệnh “bằng mọi giá”! Rõ là lệnh đi với lạc!
Đảo Ducan hình móng ngựa, có cây cối khá nhiều, nhìn lên đảo tôi thấy có hai dẫy nhà vách cây lợp lá, thấp thoáng có bóng người đi lại sinh hoạt bình thường, dường như họ không biết có Hải Quân và TQLC/VN đang chuẩn bị tấn công họ để chiếm lại đảo.
Khi có lệnh phải chiếm đảo bằng mọi giá mà tàu không vào sát bờ được, tàu cũng không có xuồng đổ bộ, để hạn chế tối đa thiệt hại cho đơn vị mình, tôi đã yêu cầu hạm trưởng yểm trợ hải pháo, tác xạ tối đa lên mục tiêu trước khi TQLC đổ bộ. Nhưng sau khi quan sát tình hình trên đảo tôi thay đổi ý định và yêu cầu HQ chỉ tác xạ lên mục tiêu khi chúng tôi đã nổ súng trước. Sở dĩ tôi thay đổi kế hoạch hỏa lực yểm trợ vì những lý do:
1/ Cờ Trung Cộng rõ ràng trên đảo, nhưng chưa xác định được những người trên đó là quân hay dân hoặc cả hai lẫn lộn nên nếu HQ tác xạ hải pháo lên đảo trước thì chắc chắn có thương vong, chết dân tội nghiệp.
2/ Dường như lực lượng trên đảo không biết sắp bị tấn công nên tôi chưa xin HQ tác xạ lên mục tiêu trước để giữ yếu tố bất ngờ.
3/ Nếu trên đảo là quân TC, có vũ khí, khi HQVN nổ súng coi như báo động cho họ chạy ra tuyến phòng thủ thì khi TQLCVN bì bõm lội nước tiến lên thì chắc chắn sẽ là những tấm bia di chuyển dưới nước để quân địch trên bờ tác xạ, thiệt hại cho TQLC là chắc chắn nhưng chưa chắc đã chiếm được đảo. Đây là những giờ phút quan trọng nhất của các cấp chỉ huy trực tiếp tại mặt trận.
Do đó tôi yêu cầu HQ sẵn sàng và chỉ trực xạ và bắn tối đa lên mục tiêu khi có súng của địch quân từ trên đảo bắn vào TQLC chúng tôi đang lội nước, đạp lên đá san hô tiến vào bờ.
Chúng tôi đổ bộ xuống, tiến quân rất chậm và khó vì bước trên đá san hô. Khi đến gần bờ thì nước lại sâu nên tiến quân không nhanh được.Có nơi chúng tôi phải kéo binh sĩ lên khỏi những vũng sâu.
Vừa tiến quân vừa hồi hộp, nếu lúc này có tiếng súng nổ trên đảo bắn ra thì TQLC chịu trận nằm giữa 2 lằn đạn. Đạn của địch từ trên đảo bắn ra và hải pháo của quân bạn Hải Quân từ ngoài biển tác xạ vào. Thương vong chắc chắn là lớn!
Rất may mắn, đã không có một tiếng súng nổ khi chúng tôi hô “xung phong” ào ạt tiến lên đảo, bắt được tất cả là 60 “thanh niên” không trang bị vũ khí, rồi đưa ra chiến hạm của Trung úy An bằng xuồng của Trung cộng.
Tôi suy nghĩ đây không phải là thường dân Trung Cộng mà là dân quân, chắc chắn chúng phải có vũ khí, nhưng chúng đã chôn dấu kỹ để khỏi lộ diện là mang quân đi xâm lăng nước láng giềng mà chỉ là giả dạng thường dân đi tha phương “cẩu sực” mà thôi, ngoài ra còn có mục đích để dò phản ứng của VNCH và Hoa Kỳ nữa. Vì vào thời điểm này TC còn quá yếu so với HK. Nghĩ vậy, nhưng đó là chuyện của thượng cấp, còn tôi chỉ là cấp đại đội trưởng TQLC đã hoàn tất nhiệm vụ, đã bắt được “dân TC” trên đảo, có nghĩa là đã thi hành nhiệm vụ xong, không tốn một viên đạn, máu TQLC có chảy nhưng do san hô đâm. Chúng tôi để nguyên hai dẫy nhà đã xây cất 5 hay 6 tháng rồi, chúng tôi chỉ tịch thu lá cờ Trung Cộng mà thôi.
Sau đó chiến hạm cũng phát giác quanh đảo Ducan thêm 5 ghe nữa, chúng tôi đuổi theo bắt được và kéo về đảo chính Pattle nơi Đại Đội 3/TĐ.2/TQLC đóng quân, còn hơn 60 “dân TC” thì đem về Đà Nẵng.
Chiều hôm đó Thiếu Tá Lê Như Hùng CHT/TQLC đã dùng máy bay Dakota (C47) bay vòng vòng trên đảo Pattle để khuyến khích khen ngợi tinh thần anh em binh sĩ, vì ở Hoàng Sa không có sân bay.
Một tuần sau, số người bị bắt trên ghe được đưa trở ra đảo Pattle và thả họ cùng trả mấy chiếc ghe lại cho họ. Còn 60 dân (quân) TC bắt được trên đảo Ducan thì một tháng sau trao trả sang Hồng Kông. Và sau đó thì TQLC chỉ đóng quân trên 2 đảo Pattle và Robert mà thôi, không có ai đóng quân trên đảo Ducan nữa.
Tôi xin nhắc lại là vào thời điểm 1959, theo tôi nghĩ thì TC chỉ muốn dò phản ứng của VNCH ra sao mà thôi, vì khi đó TC chưa đủ mạnh để “bắt nạt” các quốc gia trong vùng, và nhất là đối với HK, đồng minh của VNCH, có lực lượng hải quân hùng mạnh trên biển Đông nên TC chưa thể ngang nhiên đem quân xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chưa thể ngang nhiên vẽ cái “lưỡi bò” trên biển Đông như ngày nay.
Thời điểm sau 30/4/75, không còn VNCH, không còn Mỹ mà chỉ còn chư hầu là XHCNVN với 15 tên đầu sỏ trong bộ chính trị của đảng CSVN sẵn sàng làm tay sai, dâng đất liền, dâng biển cả, dâng mồ mả tổ tiên cha ông lên quan thầy TC.
Cái gọi là câu khuôn vàng thước ngọc của CSVN là: “Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu, các nước anh em giúp đỡ nhiều” thì nay còn đâu? Con dân Việt bắt tôm cá ở cái “biển bạc” của nước mình thì bị tầu-Tầu đâm cho chìm mà bọn cầm quyền CSVN sợ, không dám nói là tàu-Tầu mà bẩu rằng tầu lạ! Thế mới là chuyện lạ.
ĐAU! ĐAU! ĐAU!
Hỡi dân Việt, mau mau đứng dậy.
© Mũ Xanh Cố Tấn Tinh Châu

Cách lèo lái quyền lực của Nguyễn Phú Trọng


Nguyễn Phú Trọng. Ảnh TTĐN/ Trí Dũng
Hội nghị Trung ương 2 của Đảng CSVN vừa kết thúc ngày 10.7 sau một tuần họp. Hội nghị này diễn ra đúng vào lúc tình hình biển Đông đang diễn ra căng thẳng nhất do việc Bắc kinh đã ngang ngược dùng hải quân Trung quốc xâm phạm hải phận VN và ngăn cản các hoạt động kinh tế của VN. Trong khi ấy Nguyễn Phú Trọng, tân Tổng bí thư, đã vẫn giữ thái độ hoàn toàn im lặng, câm như hến. Không những thế cuối tháng 6 sau khi nhóm cầm đầu Bắc kinh đe doạ cho VN một bài học thứ hai thì Nguyễn Phú Trọng đã vội vàng cử Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn sang Bắc kinh và ngoan ngoãn xác nhận:
Hai bên cho rằng, quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt-Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. „
Giữa khi ấy mặc dầu bị công an đàn áp và ngăn cản nhưng suốt 5 Chủ nhật vừa qua hàng ngàn thanh niên VN đã biểu tình kết án các hành động xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh và nhiều trí thức hàng đầu đã gởi Kiến nghị ngày 2.7 yêu cầu phải công khai minh bạch những thoả thuận với Bắc kinh ngày 25.6 để toàn dân và quốc tế được biết rõ. Nhưng những người có trách nhiệm đã không chịu trả lời, nên ngày 10.7 các trí thức VN lại công bố bản “Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay“.
Ngoài một số việc hoàn toàn có tính cách nội bộ của Đảng CSVN như „Qui chế làm việc“ của các cơ quan cao nhất của đảng trong Khoá 11, Hội nghị Trung ương 2 theo chương trình còn bàn những vấn đề rất hệ trọng liên quan tới quyền lợi của nhân dân và vận mệnh của đất nước. Như: Tình hình lạm pháp siêu mã giải quyết thế nào? Cơ cấu nhân sự ở các cấp cao nhất của Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội trong khoá 13 cho 5 năm tới mặt mũi như ra làm sao? Sử đổi Hiến pháp theo hướng dân chủ thực sự hay chỉ theo lối gãi ghẻ? Đặc biệt nữa: Lập trường và chính sách đối phó của nhóm cầm đầu mới trước sự xâm lấn công khai và ngang ngược của Bắc kinh ra làm sao?
Vì Nguyễn Phú Trọng đã ghi trong Cương lĩnh chính trị 2011 là, Đảng CSVN là „đảng cầm quyền“, tức đảng nắm chính phủ và cầm vận mệnh của gần 90 triệu dân, thì tất nhiên họ phải thừa nhận, trách nhiệm của người cầm quyền là phải thông tin đầy đủ và rõ ràng cho nhân dân biết tình hình kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của VN. Vì chính họ đã đề cao tiêu chí: Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra!
Nhưng Nguyễn Phú Trọng có thực hiện nghiêm túc trách nhiệm trọng đại này không? Cách lèo lái 200 Uỷ viên trung ương (gồm 175 uỷ viên chính thức và 25 dự khuyết) của Nguyễn Phú Trọng như thế nào có đạt được mục tiêu ông ta muốn không?
Theo dõi Hội nghị Trung ương 2 vừa qua thì dư luận đều thấy, Nguyễn Phú Trọng đã làm thất vọng chờ đợi rất chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân, kể cả những đảng viên còn biết quí trọng tư cách. Vì những vấn đề rất hệ trọng của đất nước đã bị ém nhẹm hoặc không được bàn thảo rõ ràng ra ngô ra khoai. Thậm chí Nguyễn Phú Trọng đã lèo lái 200 Uỷ viên Trung ương tới những quyết định chống lại mọi tầng lớp nhân dân và đi ngược với trào lưu của thời đại!
Hội nghị Trung ương 2 đã không được bàn tới tình hình căng thẳng ở biển Đông
và không có một lập trường về việc Bắc kinh ngang ngược xâm lấn
Thật vậy, từ Diễn văn khai mạc, Diễn văn bế mạc của Nguyễn Phú Trọng tới Thông báo của Hội nghị Trung ương 2 (ngày 10.7.2011) không có một từ nào hay một đoạn nào nói trực tiếp và công khai về các hành động xâm lược của Bắc kinh ở biển Đông trong các tháng gần đây không có một từ nào gọi tên Bắc kinh trực tiếp. Cố tình làm như các hành động xâm lấn ngang ngược trên biển Đông vào các ngày 26.5 và 9.6 vừa qua là của một thế lực lạ, một “kẻ lạ“ từ hành tinh khác tới quấy phá!
Điểm 5 trong diễn văn bế mạc, Nguyễn Phú Trọng nói là Hội nghị Trung ương 2 đã bàn và đánh giá các hoạt động của Bộ chính trị trong 6 tháng đầu năm liên quan tới đối ngoại và quốc phòng. Nhưng chỉ viết rất sơ sài:
Bộ Chính trị đã chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan liên quan kịp thời có những quyết sách phù hợp trước những diễn biến phức tạp gần đây, giữ vững chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho hợp tác phát triển.“
Với cách nói này Nguyễn Phú Trọng và vài người có quyền lực đã ngạo mạn bảo cho Trung ương đảng biết,  Bộ chính trị đã có những quyết định trong vấn đề này, cho nên các Uỷ viên Trung ương không cần phải thắc mắc ! (Hay không được phép thắc mắc!). Đây là một cách „kết luận của Bộ chính trị“ vừa độc tài vừa bưng bít mà một số người có quyền lực thường mượn danh nghĩa Bộ chính trị đã làm nhiều lần trong thời gian gần đây. Nhưng nước nào đã tạo ra „những diễn biến phức tạp“ tới chủ quyền của VN, Bộ chính trị đã hành động như thế nào và kết quả ra sao thì các Uỷ viên Trung ương tuyệt đối không được biết và không được bàn tới! Vì thế trong Thông báo 6 điểm của Hội nghị Trung ương 2 cũng tuyệt đối không có một điểm nào hay một từ nào cho biết lập trường công khai trước các hành động xâm lược của Bắc kinh. Nghĩa là sau một tuần hội họp gần 200 uỷ viên Trung ương hoàn toàn bị mù tịt trước vấn đề thời sự nóng bỏng về nguy cơ của đất nước!
Vấn đề cực kì nghiêm trọng của đất nước đã không được đảng cầm quyền đưa ra thảo luận công khai trong Hội nghị Trung ương 2! Thái độ ngạo mạn này cho thấy, một số người có quyền lực trong Bộ chính trị, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, đã lợi dụng Đảng CS -đảng cầm quyền, thành một công cụ riêng nhằm phục vụ ý đồ riêng của họ, không cho nhân dân biết, mà thậm chí không cho cả các Uỷ viên trung ương được bàn tới. Ý đồ dùng Bộ chính trị để bao thầu và độc quyền thao túng Trung ương đảng đã được thể hiện từ trước tới nay và cả trong Hội nghị Trung ương 2 vừa qua. Chính Nguyễn Phú Trọng trong Diễn văn Bế mạc đã để lộ ý đồ này. Trong Điểm 2 khi nói về „Qui chế làm việc“ trong khoá 11 của ba cơ quan cao nhất là Trung ương đảng, Bộ chính trị và Ban bí thư, Nguyễn Phú Trọng mở đầu bằng sự vuốt ve đề cao Trung ương đảng:
Phát huy vai trò là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai kỳ đại hội, Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục khẳng định trách nhiệm và quyền hạn của mình về những vấn đề lớn và quan trọng của Đảng và Nhà nước“.
Nhưng ngay phần cuối của Điểm 2 Nguyễn Phú Trọng lại cho thấy đây chỉ cách cho tay này lấy tay kia mà thôi:
Để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết những công việc thường xuyên của Đảng và Nhà nước, Trung ương khẳng định và giao nhiều trọng trách cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư“.
Qui chế làm việc cực kì độc tài như trên của ba cấp cao nhất đã được thông qua và đã được thực hiện ngay trong Hội nghị Trung ương 2. Cho nên các quyết định của Bộ chính trị và công việc của Ban bí thư đã qua rồi thì không cần và cũng không được phép bàn nữa! Vì thế trong điều kiện thực tế như tình trạng Đảng CSVN hiện nay, ai muốn nhẩy lên ghế Trung ương đảng đều phải qua nhiều cửa ải mua quyền bán chức. Do đó đại đa số Uỷ viên Trung ương đã thuần hoá thành „ một bầy sâu“  như người đứng thứ hai chế độ là Trương Tấn Sang đã xác nhận gần đây. Cho nên tuyệt đại đa số các Uỷ viên Trung ương là vây cánh của một vài người có quyền lực nhất trong Bộ chính trị. Cuối cùng gần 200 Uỷ viên Trung ương khoá 11 hiện nay cũng vẫn chỉ đóng vai ăn theo, nói theo và làm bù nhìn mà thôi!
Trong sinh hoạt chính trị, nhất là dưới một chế độ độc tài toàn trị như ở VN, thì giữa việc định hướng tổng quát về những vấn đề lớn mà Trung ương đảng có thẩm quyền và định hướng thực sự do quyết định của một vài người có quyền lực nhất trong Bộ chính trị thường rất khác nhau như ngày với đêm.  Vì trong chế độ độc tài toàn trị không có chính đảng đối lập, không có báo chí độc lập, không có các cơ quan tư pháp nghiêm minh, cho nên chỉ một vài người trong Bộ chính trị sẽ lợi dụng quyền lực và tiền bạc mua chuộc và đe doạ, dẫn tới tình trạng bịt mắt, bịt miệng và bịt tai những người dưới quyền và toàn thể nhân dân.
Điển hình rõ ràng nhất là vấn đề cực kì nóng trên biển Đông do chính sách xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh trong vài năm gần đây. Trong khi Trung ương đảng nói tới bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững độc lập…Nhưng năm trước Nguyễn Phú Trọng vẫn lấp liếm bảo rằng „tình hình biển Đông không có gí mới“ rồi cấm Quốc hội bàn. Và mới đây sau khi Bắc kinh cho các tầu hải quân Trung quốc xâm phạm lãnh hải và phá hoại hoạt động kinh tế của VN trên biển Đông thì Nguyễn Phú Trọng kiêm cả chức Bí thư Quân uỷ Trung ương đã không cho các đơn vị hải quân và không quân ngăn chặn, nhưng lại cử đặc phái viên sang Bắc kinh xác nhận tiếp tục hợp tác chiến lược toàn diện và cúi đầu ca tụng „16 chữ vàng và bốn tốt“. Vì Hồ Cẩm Đào đã biết cách xoa đầu Nguyễn Phú Trọng ngay khi được cử làm Tổng bí thư !  Vì vậy mặc dù đã thấy rõ các quyết định và việc làm cùa Nguyễn Phú Trọng là hoàn toàn sai lầm, đi ngược với hướng đi mong muốn của Đảng và nhân dân,  nhưng trong Hội nghị Trung ương 2, Trung ương đảng – „ cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng“-  đâu có dám hé miệng chống lại thái độ ươn hèn và quyết định sai trái của Nguyễn Phú Trọng. Bởi vì Trung ương đảng trong thực tế theo cơ chế hiện nay đã bị tước quyền từ lâu rồi!
Nhóm cầm đầu đang mưu đồ sửa đổi Hiến pháp như thế nào?
Trong thời gian qua nhiều giới có ý thức, kể cả những cán bộ cấp cao đã về hưu như cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An hay cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đã nhìn nhận, Hiến pháp 1992 không còn phù hợp với lòng dân và trào lưu thời đại toàn cầu hoá, trong đó ngọn triều chính trị dân chủ đa nguyên đang vươn lên phá sạch độc tài đảng trị cũng như độc tài cá nhân từ Liên xô, Đông Âu tới Thế giới Ả rập. Vì thế không chỉ đại đa số nhân dân mà ngày càng có nhiều cán bộ đảng viên đòi phải huỷ Điều 4 của Hiến pháp 1992 đã giành vai trò độc quyền và độc tôn cho Đảng CSVN. Đồng thời cũng phải xây dựng một thể chế chính trị tam quyền độc lập và bình đẳng, chứ không thể như hiện nay chỉ có vài „ông vua tập thể“ trong Bộ chính trị tự do thao túng và chuyên quyền nhưng lại vô trách nhiệm  từ trong Đảng, Chính phủ tới Quốc hội. Nếu tiếp tục duy trì Điều 4 mà hậu quả là một số người đã biến Bộ chính trị thành công cụ riêng độc quyền thao túng trong lập pháp, hành pháp và tư pháp như hiện nay thì các quyền tự do dân chủ căn bản của công dân tuy có ghi trong Hiến pháp 1992, nhưng trên thực tế chỉ là hình thức, bánh vẽ mà thôi!
Trong Hội nghị Trung ương 2 Nguyễn Phú Trọng tuy một mặt thừa nhận cần sửa đổi Hiến pháp 1992, nhưng mặt khác lại đặt ngay các „Định hướng“ dùng làm các rào cản, khiến cho việc sửa đổi Hiến pháp cuối cùng sẽ chỉ là hình thức, đâu vẫn vào đấy. Trong các năm gần đây từ „định hướng“ rất được các người cầm đầu chế độ toàn trị ưa dùng để tránh phải sử dụng các ngôn ngữ độc tài và ra lệnh khó lọt tai. Chả thế trong mỗi lãnh vực sinh hoạt đều có từ „định hướng“ kèm theo, như „Kinh tế thị trường định hướng XHCN“, „định hướng dư luận“…. Nhưng trong thực tế, khi lãnh đạo nói phải „định hướng“ là cách cho làm hay cấm mà những người có quyền lực ban phát hay cấm đoán cấp dưới cũng như nhân dân trong một hoạt động nào đấy.
Trong Hội nghị Trung ương 2 Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra những định hướng nào trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992? Điểm 4 trong Thông báo của Hội nghị Trung ương 2 đã nói về việc sửa đổi Hiến pháp và đã được Nguyễn Phú Trọng nói rõ hơn trong Điểm 3 của Diễn văn bế mạc. Ông vạch rõ bốn định hướng: 1. Định hướng đầu tiên là về tư tưởng và ý thức hệ: Nguyễn Phú Trọng bắt phải lấy Cương lĩnh Chính trị 2011 làm cơ sở cho sửa đổi Hiến pháp („Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội“), tức là vẫn muốn cột chân nhân dân vào chủ nghĩa Marx-Lenin đã hoàn toàn phá sản. 2. Định hướng thứ hai là tiếp tục giữ nguyên mô hình về thể chế chính trị và bộ máy Nhà nước như trong Hiến pháp 1992 „nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa… do Đảng Cộng sản lãnh đạo“. 3. Định hướng thứ ba: Giữ tiếp vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng CS: „Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.“ 4. Định hướng thứ tư: Trung ương đảng là cơ quan độc quyền tổ chức và tiến hành sửa đổi Hiến pháp: “Sửa đổi Hiến pháp… dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng“. Nhưng thực chất chỉ vài người có quyền lực thao túng cả Trung ương đảng. Vì thế, với bốn “định hướng“ này làm cơ sở để sửa đổi Hiến pháp 1992 thì Quốc hội chỉ đóng vai bù nhìn, dân chủ lấy lệ, vì trước đó Bộ chính trị đã quyết định xong xuôi rồi!
Lập xong cái cũi với bốn định hướng cực kì độc tài phản động trên và nhốt Quốc hội vào trong đó để làm công việc sửa đổi Hiến pháp. Như vậy vẫn chưa đủ, Nguyễn Phú Trọng còn tính toán cả trường hợp đối phó với các ý kiến phê bình bốn định hướng trên. Trong Điểm 3 của Diễn văn bế mạc Nguyễn Phú Trọng còn dựng lên một định hướng nữa để kết án những ai chống lại cái cũi trên của ông . Những người này bị liệt thành “các lực lượng thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc.“
Như vậy thật hết sức rõ ràng, Nguyễn Phú Trọng đã ngạo mạn dựng lên năm định hướng trên thành một cái cũi kiên cố để nhốt Quốc hội trong việc sửa đổi Hiến pháp và phỉ báng, ngăn cấm các phê bình của nhân dân và đảng viên! Trong khi bốn định hướng đầu bắt các đảng viên là đại biểu Quốc hội chỉ được quyền sửa đổi Hiến pháp theo hướng độc đoán và sai lầm của vài người có quyền lực, còn định hướng thứ năm dùng để kết án và bịt miệng những ai chống lại bốn định hướng độc tài phản động này. Cho nên cuối cùng, nếu Hiến pháp gọi là được sửa đổi sẽ không khác Hiến pháp 1992 về những điều cơ bản.  Như vậy, cách thức mà Nguyễn Phú Trọng muốn thực hiện trong việc sửa đổi Hiến pháp lại chứng tỏ rõ ràng thêm về ý đồ dân chủ hình thức, dân chủ trá hình, dân chủ bánh vẽ mà Nguyễn Phú Trọng và vây cánh trong thời gian tới sẽ bày ra rồi bắt nhân dân ăn!
Mặt mũi nhân sự cấp cao có gì mới không?
Hội nghị Trung ương 2 cũng đã đi đến quyết định quan trọng khác về nhân sự cấp cao Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội…Trong Điểm 5 Thông cáo của Hội nghị ghi rõ là các uỷ viên Trung ương đã đi đến “thống nhất cao” với bản giới thiệu về nhân sự cấp cao do Bộ chính trị gởi : “Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và thống nhất cao việc giới thiệu nhân sự ứng cử vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cơ quan nhà nước”. Nghĩa là đề án nhân sự ở các vị trí then chốt nhất do Bộ chính trị đưa ra trong Đại hội 11 (1.2011) đã được thông qua trong Hội nghị Trung ương 2, có lẽ chỉ ở cấp bộ đã có một vài đề nghị bổ túc để thoả mãn đòi hỏi của các phe và cũng tỏ vẻ có dân chủ. Việc này Nguyễn Phú Trọng có nhắc tới ở Điểm 4 trong Diễn văn bế mạc:
“Căn cứ quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn chỉnh phương án giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước trình Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn.”
Sự kiện này cho thấy cả “bầy sâu” (Trung ương đảng) chỉ còn biết ngoan ngoãn nghe vài kẻ chăn sâu!
Trong khi dư luận trong nước thất vọng vì không được Hội nghị Trung ương thông tin rõ đã quyết định ai vào các chức vụ chủ chốt, nên chỉ đưa ra các phỏng đoán. Nhưng oái ăm thay giữa khi ấy đại diện của “kẻ lạ” lại dường như biết rất tỏ tường các nhân sự chủ chốt sắp tới là những ai. Thật vậy, Đại sứ Trung quốc Tôn Quốc Tường trong những ngày vừa qua trước khi mãn nhiệm kì về nước đã tới chào từ biệt các nhân vật đứng dầu chế độ, mà còn thân mật gặp các uỷ viên Bộ chính trị Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Xuân Phúc, Phùng Quang Thanh, Đinh Thế Huynh… Thường lệ một đại sứ nước ngoài trước khi mãn nhiệm kì chỉ tới chào xã giao từ biệt một vài nhân vật cao nhất của chế độ. Nhưng đại sứ Trung quốc ở VN đã làm khác bằng cách đi thăm nhiều nhân vật với các chủ ý rõ ràng. Các hoạt động của Tôn Quốc Tường ở Hà nội đã cho thấy, ông như “con ong đã tỏ đường đi lối về”, biết rõ ai trong Bộ chính trị và nhiều Uỷ viên Trung ương của Đảng CSVN đang làm gì và sẽ giữ vai trò gì trong tương lai! Đây chính là “sức mạnh mềm” vô cùng nguy hiểm của Bắc kinh! Nó đã có nội gián ngay trong cung đình CSVN. Chả thế vào đầu năm 2009 khi tới Hà nội nhận chức Đại sứ Trung quốc Tôn Quốc Tường đã nói không úp mở: “Đến VN tôi như được đến với người thân“!
Nguy cơ của đất nước nằm ở đây: Dùng các „Kết luận của Bộ chính trị“
để cấm toàn đảng, toàn dân không được nói lên nguyện vọng chính đáng
trước các vấn đề hệ trọng, nhưng cũng là để trốn trách nhiệm cho chính họ!
Nói tóm lại, cách làm của một số người có quyền lực, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, tại Hội nghị Trung ương 2 đã cho thấy các đặc điểm:
1. Đối với các vấn đề quan trọng và cực kì nóng bỏng như các hành động xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh trên biển Đông đáng lẽ phải để Trung ương đảng bàn cho ra ngô ra khoai, công khai và minh bạch về lập trường và quyết sách để toàn đảng, toàn dân và quốc tế biết rõ và ủng hộ. Nhưng họ đã ra tay cấm cản không cho phép được bàn tới!
2. Một vấn đề hết sức quan trọng khác là sửa đổi Hiến pháp. Nhưng một số người có quyền lực đã bắt các uỷ viên trung ương phải thuận theo năm định hướng vừa độc tài vừa phản động, để cuối cùng nhốt Quốc hội mới bầu trong cái cũi làm công việc sửa đổi Hiến pháp theo ý của những phần tử độc tài và tham nhũng! Việc sửa đổi Hiến pháp vì thế sẽ chỉ là chuyện đầu voi đuôi chuột!
3. Vấn đề nhân sự ở các vị trí chủ chốt tuy được đưa ra trong Hội nghị Trung ương 2 thảo luận, nhưng hầu như gần 200 uỷ viên trung ương đã chỉ biết gật đầu với đề án nhân sự do một vài người có quyền lực đã soạn sẵn. Trong khi đại sứ Trung quốc Tôn Quốc Tường đã biết tỏng ai đi, ai ở, ai lên thì toàn đảng và toàn dân vẫn mù tịt!
Cách tổ chức và tiến hành Hội nghị Trung ương 2 không có gì lạ so với trước. Vì trong Đảng CSVN từ trước tới nay, cũng như trong các chế độ độc tài toàn trị khác, đại đa số các Ủỷ viên trung ương thường thuộc phe nắm quyền lực mạnh nhất trong Bộ chính trị. Những người này thường nhân danh nguyên tắc tổ chức “tập trung dân chủ“ và „tập thể lãnh đạo“ để độc quyền và đi tới lạm dụng. Nhưng khi theo dõi sinh hoạt trong Trung ương đảng trong các năm gần đây thì mức độ lạm dụng và mạo nhận Trung ương đảng đang có chiều hướng gia tăng và tốc độ cũng đang diễn ra thường xuyên hơn, đặc biệt từ thời Nguyễn Phú Trọng trở thành người có quyền lực lớn. Tại sao ông Trọng phải sử dụng mánh lới như thế?
Mặc dù đã ngồi trong Bộ chính trị và giữ nhiều chức vụ quan trọng hơn 10 năm qua nhưng Nguyễn Phú Trọng không tạo được thành tích đặc biệt nào cho đảng, cũng không có uy tín với nhân dân như Trường Chinh hay Lê Duẩn trước đây. Nhưng ông Trọng vẫn nhẩy lên làm Tổng bí thư, việc này không phải do tư cách đạo đức và năng lực, mà phần chính là do các mánh lới và thủ đoạn mua bán quyền lực và lập vây cánh, một sở trường đặc biệt của ông ta. Kết quả rất thấp được bầu vào Bộ chính trị trong Đại hội 11 vừa qua cho thấy, Nguyễn Phú Trọng cũng không được lòng đa số đảng viên. (Tại Đại hội 11 trong số 9 Uỷ viên Bộ chính trị khoá 10 được bầu lại vào Bộ chính trị khoá 11 thì Nguyễn Phú Trọng đứng thứ 8. Nghĩa là  rất có nhiều người trong số 1300 đại biểu đã không tín nhiệm Nguyễn Phú Trọng).  Trong nhân dân và nhất là các giới trí thức và chuyên viên có cái nhìn chung, từ khi làm Bí thư thành uỷ Hà nội đầu thập niên vừa qua, Chủ tịch Hội đồng lí luận Trung ương, Chủ tịch Quốc hội khoá 12 và hiện nay làm Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng được coi là người cực kì bảo thủ và thần phục Bắc kinh. Cho nên Nguyễn Phú Trọng không được kính nể.
Nguyễn Phú Trọng hiểu rõ vị thế chính trị khó khăn này nên thường sử dụng các thủ đoạn như dân chủ giả vờ đối với bên ngoài, nhưng bên trong mua vây cánh và đứng đằng sau „tập trung dân chủ“, „tập thể lãnh đạo“ để ra các quyết định được gọi là „Kết luận của Bộ chính trị“ để lẩn tránh trách nhiệm cá nhân của mình,, hoặc để cấm không cho Trung ương đảng và Quốc hội được bàn tới các vấn đề nguy hại cho vị thế chính trị của ông và vây cánh!
Một số sự kiện nổi bật nhất về các thủ đoạn lèo lái quyền lực của Nguyễn Phú Trọng trong hơn hai năm gần đây:
1.Trong vụ để cho Trung quốc khai thác Bauxit ở Tây nguyên: Đầu năm 2009 Nguyễn Phú Trọng và vây cánh đã cho tổ chức hội thảo khoa học mời các chuyên viên và trí thức góp ý kiến để tỏ ta biết lắng nghe và sau đó còn để cho Quốc hội thảo luận. Nhưng khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại thần cuối cùng còn sống của chế độ, gửi ba thư liên tiếp cho nhóm cầm đầu nêu ra những nguy hiểm về an ninh quốc phòng cũng như môi trường và đòi phải huỷ bỏ và khi ấy chính Nguyễn Tấn Dũng khi thăm tướng Giáp đã hứa:„Chính phủ xin tiếp thu ý kiến của Đại tướng.“  Nhiều chuyên viên và trí thức cũng công khai chống đối kế hoạch này. Vì thế cuối cùng Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng và một số người có quyền lực đã ngạo mạn bắt Bộ chính trị ra „Kết luận của Bộ chính trị“ ngày 24.4.2009 để ngang ngược tiếp tục thực hiện dự án cho Trung quốc khai thác Bauxite ở Tây ngyên và cấm không cho báo chí bàn tới đề tài này nữa!
2. Trong vụ tập đoàn Vinashin 2010: Trước hết giữa năm 2010 Bộ chính trị công bố kết quả điều tra xác nhận là Vinashin đã gây ra món nợ khủng khiếp cho ngân sách quốc gia là trên 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD) và cũng nói rõ sẽ xét xử nghiêm túc các người có trách nhiệm. Sau đó Nguyễn Phú Trọng với tư cách là Chủ tịch Quốc hội còn ép Nguyễn Tấn Dũng phải ra điều trần trước Quốc hội nhìn nhận trách nhiệm cá nhân. Cách làm rất đình đám của Nguyễn Phú Trọng là để mua chuộc dư luận, đồng thời để chặn đối thủ chính trị trong đảng ra tranh chức Tổng bí thư trước Đại hội 11. Nhưng chỉ vài tuần sau các phe trong Bộ chính trị đã họp mật và thoả thuận ngầm với nhau qua “Kết luận của Bộ chính trị“ ngày 8.11.2010 tự tha bổng cho nhau để đổi lấy ghế Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội…
Tại Hội nghị Trung ương 2 vài ngày trước đây thủ đoạn này lại được Nguyễn Phú Trọng sử dụng rất bài bản. Nguyễn Phú Trọng đã nhân danh là Bộ chính trị đã có các quyết định về tình hình biển Đông và không cho Trung ương đảng bàn tới; đã dựng lên các „định hướng“ để nhốt Quốc hội chỉ được sửa đổi Hiến pháp theo ý riêng một vài người; cả đến các nhân sự chủ chốt cũng đang lọt vào tay một số người bất tài vô đức và cực kì tham nhũng thao túng!
Tình trạng này đang đẩy đất nước trước nguy cơ nhiều mặt từ phương Bắc, không chỉ đang xâm lấn công khai trên biển Đông mà còn đang thâm nhập vào các cơ quan cao nhất và lũng đoạn chính trị, kinh tế VN!  Đúng như nhận định sắc bén của các trí thức hàng đầu trong nước trong “Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay“:
Mặt trận nguy hiểm nhất đối với nước ta mà Trung Quốc muốn dồn quyền lực và ảnh hưởng để thực hiện, đó là: thâm nhập, lũng đoạn mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của nước ta. Đó là mặt trận vừa uy hiếp vừa dụ dỗ nước ta nhân danh cùng nhau gìn giữ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, gây chia rẽ giữa nhân dân ta và chế độ chính trị của đất nước, vừa lũng đoạn nội bộ lãnh đạo nước ta, làm suy yếu khối đoàn kết thống nhất của dân tộc ta, làm giảm sút khả năng gìn giữ an ninh và quốc phòng của nước ta. Đánh thắng nước ta trên mặt trận nguy hiểm nhất này, Trung Quốc sẽ đánh thắng tất cả!“
Các trí thức ở trong nước đã nhận định rất rõ ngoại thù và nội thù hiện nay của dân tộc ta!
Nội thù của Đảng và nhân dân không xa lạ. Đây chính là những người đang lèo lái Hội nghị Trung ương 2 theo ý đồ riêng, cố tình bưng bít việc họ đang muốn tiếp tục cột chặt đất nước với thù ngoài, cản trở nhân dân muốn có một Hiến pháp mới thực sự dân chủ và phù hợp với thời đại. Họ chỉ lo giữ ghế, chia phần trong ở các chức then chốt và béo bở; trong nước thì đàn áp nhân dân, nhưng lại cúi đầu trước phương Bắc! Thái độ và tư cách này đã được chính Nguyễn Phú Trọng xác nhận mới đây, khi ông rất hãnh diện và kính nể Hồ Cẩm Đào đã cử „đặc phái viên“ sang chúc mừng việc được bầu làm Tổng bí thư:
“Chưa bao giờ ngay sau Đại hội, một số đảng anh em như… Đảng Cộng sản Trung quốc cử đặc phái viên của Tổng bí thư, Chủ tịch nước sang gặp Tổng bí thư ta để trực tiếp chúc mừng thành công của Đại hội”!
Một người tự cúi rạp mình trước thủ lãnh của ngoại thù như thế, làm nhục danh dự Tổ quốc, bất lực không bảo vệ được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì có đủ tư cách lãnh đạo một dân tộc anh hùng như VN không?
© Âu Dương Thệ

Một Giáo Hội Can Trường Phía Sau Bức Màn Sắt

Một Giáo Hội Can Trường Phía Sau Bức Màn Sắt
Phạm Mạnh Tuấn 7/28/2011







GH Công Giáo Miền Bắc Việt Nam Kể Từ 1954

Mấy năm gần đây thế giới đã chứng kiến những cuộc đấu tranh kiên cường của giáo dân miền Bắc Việt Nam đối với chính quyền Cộng Sản. Ngoài những biến cố nổi bật như “Tóa Khâm Sứ”, “Thái Hà”, “Đồng Chiêm”, “Cồn Dầu”, “Loan Lý”, còn rất nhiều những xung đột nhỏ đã và đang xẩy ra bên trong “bức màn sắt”, mà bên ngoài ít khi biết đến.

Sỡ dĩ có sự chống đối thường xuyên của giáo dân Việt Nam, đặc biệt giáo dân từ mười giáo phân miền Bắc (1), vì một bên nhà nước CS vô thần muốn kiểm soát mọi hoạt động tôn giáo qua chính sách “xin-cho”; Một mặt giáo dân đòi phải được hành xử quyền tự do tôn giáo một cách chính đáng. Tự do tôn giáo, một quyền lợi thiêng liêng đã được HĐ Giám Mục VN khẳng định trong bản góp ý ngày 14/4/91 (khi Nghị Định 69 về tôn giáo được ban hành): “Trong các quyền của con người thì quyền tự do tôn giáo rất quan trọng, nên phải được tôn trọng như một quyền lợi, chứ không phải như một đặc ân”. Điều này cũng đã được Đức TGM Ngô Quang Kiệt dõng dạc tuyên bố trước Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội ngày 20/9/08.

Trên nửa thế kỷ, kể từ ngày đảng Cộng sản lên nắm quyền tại miền Bắc VN, giáo dân Công giáo miền Bắc đã phải trải qua những giai đọan cực kỳ khó khăn, nhưng họ luôn can đảm, một sự can đảm phi thường, trong việc bảo vệ đức tin và cách sống đạo. Sự can trường này xứng đáng với những giòng ca tụng của sử gia A. Launay: “Hỡi Giáo hội Việt Nam, một trong những Giáo hội đã bị bắt bớ hà khắc nhất trong Giáo hội toàn cầu, kể từ khi công cuộc của Chúa Cứu Thế bị bắt bớ, một trong những Giáo hội kiên cố lạ lùng nhất . . . ta kính chào ngươi!” (2)

Bức màn sắt buông xuống sau Hiệp định Genève 1954

Hiệp định Genève (20/7/1954), đã thúc đẩy gần một triệu người miền Bắc di cư vào Nam, trong số đó, hơn một nửa là người Công Giáo. Theo thống kê của bộ Truyền Giáo ngày 30/6/1957: Số giáo dân miền Nam vào khoảng 1.100.000 (60% mới di cư từ miền Bắc vào) với 1.264 linh mục, trong khi miền Bắc sau cuộc di cư chỉ còn lại 713.000 giáo dân với 7 GM và 374 linh mục.

Ngay từ những tháng cuối năm 1954, khi những phái đoàn Cao ủy LHQ vừa rút khỏi miền Bắc, chính quyền CS đã xiết chặt gọng kềm, càng ngày đã càng gây nên nhiều khó khăn cho các tôn giáo, đặc biệt đối với GH CG miền Bắc: Nhà nước đã từng bước hạn chế tối đa việc hành đạo. Nhiều thánh đường bị đóng cửa vĩnh viễn hoặc bị tịch thu để làm xưởng máy hay kho vật liệu, các linh mục không thể đi ra ngoài xứ đạo nếu không có giấy phép của chính quyền địa phương, các giám mục bị cô lập, ngay cả ĐHY Trịnh Như Khuê (lúc đó còn là GM của Tổng GP Hà Nội) cũng như bị giam lỏng vì bị cấm không cho đi thăm bất cứ nơi nào. Đức Khâm Sứ Tòa Thánh, các GM, thừa sai nước ngoài bị trục xuất (1959-1960) (3), các chủng viện bị buộc giải tán, các trường học bị xung công, . . Giữa lúc chính sách “Cải cách ruộng đất” và phong trào đấu tố được nhà nước “chuyên chính vô sản” rầm rộ phát động, các tôn giáo bị làm khó dễ một cách công khai. Nhiều linh mục, giáo dân bị gán cho nhãn hiệu “gián điệp do đế quốc cài lại” và bị đày tới những vùng xa xôi, hẻo lánh. Nhiều tu sĩ bị đưa đi “cải tạo” gần 20 năm chỉ vì một lý do hết sức vô lý: “không chịu lấy vợ, cứ muốn tu trì làm linh mục”(4)

Nhà nước cộng sản Hà Nội, sau khi trục xuất Đức Khâm Sứ Tòa Thánh, đã cắt đứt mọi liên lạc của GH CG miền Bắc với thế giới bên ngoài. Tòa thánh Vatican nhiều lần muốn cử đại diện đến, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội đều từ chối đón nhận. Ngay Công Đồng Vatican II (1962-1965), một biến cố trọng đại nhất của GH Công Giáo thời cận đại, cũng không một vị Giám Mục miền Bắc nào được xuất ngoại tham dự. Mục đích qúa rõ ràng: những người cầm quyền vô thần muốn cô lập hoàn toàn GH miền Bắc để mong biến GH này thành một “giáo hội tự trị” rập khuôn theo kiểu Trung quốc, một giáo hội chịu sự chi phối hoàn toàn của đảng CS. Dự định đen tối này đã không bao giờ có thể thành công, vì vùng đất này đã là nơi thấm máu của hằng trăm ngàn các anh hùng Tử đạo qua nhiều thế hệ.

Can trường bảo vệ đức tin.

Đạo Công giáo nơi xứ Bắc, đã minh chứng rõ ràng rằng: tuy bị nhà nước Cộng sản tìm đủ mọi cách vùi dập, cũng không thể bị tiêu diệt. Tại những vùng đông giáo dân, người Công giáo công khai chống chế độ, từ chối hợp tác với nhà nước, và đành chịu sưu cao thuế nặng để được tự do sống đạo. Nhiều thanh niên Công giáo thà chấp nhận đi lao công chiến trường chứ không can tâm hành động nghịch với giáo lý đức tin. Hai giáo phận Phát Diệm, Bùi Chu bị cán bộ chính trị liệt kê là “vùng phản động” vì giáo dân hai địa phận này, với tinh thần bất khuất, thường nổi lên chống đối chính quyền để bảo vệ đức tin. Giáo dân Giáo phận Bắc Ninh, xứ Đại Từ cũng đứng lên phản đối chính quyền hạn chế, ngăn cấm việc đi lễ. Tại Bắc Cạn, giáo dân đã võ trang gậy gộc, giáo mác đánh nhau với cán bộ và “canh” nhà thờ gần hai tháng, không cho chính quyền vào tịch thu nhà thờ (5). Trên trang web của “Lược Sử Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội” hiện nay vẫn còn ghi rõ: “Trải qua những thời kỳ khó khăn, Ban Giám Đốc Chủng Viện luôn trung thành với Giáo hội. Năm 1960 Ban Giám đốc Chủng Viện Gioan thà chấp nhận chịu đóng cửa, chứ quyết không chịu để giáo viên do nhà nước chỉ định vào dạy học thuyết Mác Lê chống tôn giáo ở Chủng Viện. Trên một thập niên (1960 -1973), trong toàn thể Giáo Hội Miền Bắc không có một chủng viện nào được chính thức hoạt động.”

Chúng ta sống tại hải ngoại, trong một xã hội tự do, dân chủ, pháp trị, nhiều khi đã không hoàn toàn cảm thông được với những gì GH CG VN đã và đang phải trải qua, đặc biệt những gì GH miền Bắc đã phải chịu đựng trên nửa thế kỷ. Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí một tham dự viên của phiên họp ngày 23 tháng 6, 1990 tại Biên Hòa. Giữa một tình huống căng thẳng, một bên nhà nước đang cố dàn dựng ra cái gọi là “Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo”, một bên HĐGMVN chẳng những đã không cho phép các linh mục tham gia mà các ngài còn tỏ rõ quan điểm trong bản góp ý gởi chính phủ: “UBĐKCG là nguy cơ gây lẫn lộn giữa GH và tổ chức chính trị” và “. . cần tránh đồng hoá Tổ quốc với Chủ nghiã xã hội” (6). Mai Chí Thọ, đại tướng đứng đầu ngành công an nổi tiếng sắt máu, lúc đó đang giữ Bộ Nội Vụ, trong phiên họp đã vừa “lên lớp” vừa “đe dọa” Đức Cha Nguyễn Minh Nhật (chủ tịch HĐGMVN) và phái đòan của ngài bằng câu Kinh Thánh: “Sức mạnh cánh tay Người làm cho tan tác lũ kiêu căng, hạ kẻ quyền hành. .” và Tám Cao (biệt hiệu của ông Thọ) kết luận bằng cách đập bàn lớn tiếng: “Nếu các vị không đi với chúng tôi thì có nghiã là các vị không đoàn kết với chúng tôi, mà cũng có nghiã là chống chúng tôi, không thể có nghiã nào khác”. Cho dù bị áp lực rất mạnh từ phía chính quyền, UBĐKCG từ trước đến nay vẫn chỉ như một “quái thai dở sống dở chết”! Sự kiện này cùng với việc Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn, nhân danh HĐGMVN, ký Thỉnh nguyện thư xin Tòa thánh thụ lý tiến trình Tuyên Thánh cho 117 chân phước Tử đạo VN (11/1985) đã là hai điểm son nổi bật trong lịch sử GH VN cận đại.

Sau năm 1990, thái độ của nhà nước CS đối với GH, trên bình diện nổi đã có vẻ hòa dịu hơn để phù hợp với chính sách “mở cửa”, nhưng cũng như đài “Veritas” tại Philippine bình luận sau chuyến viếng thăm và phỏng vấn Đức HY Phạm Đình Tụng nhân dịp mừng Kim khánh linh mục của ngài (6/6/1999): “Việt Nam có nhiều thay đổi về kinh tế, xã hội. Về tôn giáo, tuy có Nghị định “Tự Do Tôn Giáo” nhưng là tự do xin phép và cho phép” (7). GH CG VN sẽ còn phải chịu đựng nhiều gian lao thử thách, nhưng với đời sống đức tin đã được rèn luyện và minh chứng trên 30 năm tại miền Nam, hơn nửa thế kỷ tại miền Bắc, chắc chắn GH CG tại VN sẽ xứng đáng với lời tuyên dương của Đức Thánh Cha Piô XI trong dịp tấn phong vị GM tiên khởi VN, Đức cha Nguyễn Bá Tòng (11/6/1933): “VN là trưởng tràng của Giáo hội Công giáo tại Đông Á” vậy.

Phạm Mạnh Tuấn

Đàn áp biểu tình phản đối Trung Quốc là vi phạm pháp luật

Ls. Trần Đình Triển

Ls. Trần Đình Triển: Đàn áp biểu tình phản đối Trung Quốc là vi phạm pháp luật
Trong thời gian vừa qua, dư luận Việt Nam đã rất bất bình trước việc những người biểu tình chống các hành động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông bị bắt bớ, hăm dọa, thậm chí có trường hợp bị đánh đập.

Trả lời RFI Việt ngữ, luật sư Trần Đình Triển đã đưa ra những nhận xét trên khía cạnh pháp luật.
RFI: Kính chào luật sư Trần Đình Triển. Thưa ông, về mặt luật pháp thì ông nhận xét như thế nào về việc người dân xuống đường chống các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua ?
Việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông đang tạo nên một làn sóng dư luận rất bất bình của nhân dân Việt Nam. Sự bất bình đó có thể được thể hiện qua nhiều ý kiến khác nhau, bằng hành động khác nhau, với mong muốn bảo vệ độc lập chủ quyền và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Người thì viết báo, một số đồng chí lão thành cách mạng thì làm văn bản kiến nghị đến các cấp. Có những người gửi tiền, quyên góp tiền để ủng hộ những anh em chiến sĩ ở Trường Sa, Hoàng Sa hay làm công tác trên biển. Và có những người thể hiện lòng yêu nước của mình bằng cách tụ tập để phản đối lại những hành động gây hấn của Trung Quốc.
Việc tụ tập đó tôi cho rằng cũng chưa hẳn đã là biểu tình, và cũng chưa hẳn đấy là hội họp. Mà đấy là việc thể hiện tấm lòng, một cách hoàn toàn tự phát. Nếu gọi là biểu tình hay hội họp thì phải có một cái tổ chức. Nhưng ở đây, với tấm lòng yêu nước của họ, họ tập trung ở Đại sứ quán hay Tổng lãnh sự Trung Quốc một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Đây coi như là thể hiện một hành động mang tính cá nhân, nhưng vì nhiều người có tấm lòng giống nhau, cho nên gặp nhau tại một điểm. Và việc họ đi như vậy để họ thể hiện tấm lòng của mình, không một tổ chức nào, hay một ai đứng ra tổ chức cả. Cái quyền tự do đi lại, và quyền đưa ra chính kiến của công dân không có luật pháp nào cấm cả !
Và tất cả những điều đó, nếu cho rằng đó là hội họp hay biểu tình, thì cũng không có một điều gì là vi phạm pháp luật. Điều 69 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nói rất rõ. Đó là công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, và từ đó đến nay, từ năm 1992 đến bây giờ chưa có một cái luật cụ thể hóa vể biểu tình. Vì vậy người ta căn cứ vào Hiến pháp. Giả sử họ có biểu tình thì cái quyền đó của công dân đã được Hiến pháp, là đạo luật cơ bản, ghi nhận. Vậy thì họ đang làm một việc theo đúng pháp luật.
Động cơ, mục đích của họ ở đây là chống lại sự gây hấn của Trung Quốc, để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Điều đó được ghi nhận rất mạnh mẽ ở điều 77 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trong đó nói rất rõ : Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và là quyền cao quý của công dân.
RFI: Thưa luật sư, đã có những trường hợp người biểu tình bị đối xử thô bạo, và theo chúng tôi được biết đã có trường hợp sinh viên bị đuổi học, thì như vậy có hợp pháp không ?
Đây là một việc mà chúng tôi cho rằng cần phải tôn vinh công lao của họ, cái ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của những người trong thời gian qua vừa qua phản đối cái việc gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, để bảo vệ vùng biển của Việt Nam. Cái việc họ đang làm được Hiến pháp cho rằng đấy là một nghĩa vụ thiêng liêng.
Vậy thì tại sao, trong những vụ vừa qua – tôi cũng rất đau lòng – một số người ở Thành phố Hồ Chí Minh hay ở Hà Nội, tập trung ở trước cổng của sứ quán, hay khu vực lân cận của Đại sứ quán Trung Quốc, hay Tổng lãnh sự tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thì sau đó họ bị một số nhà chức trách gọi lên trụ sở A trụ sở B, tôi không muốn nói cụ thể là cơ quan nào, bắt họ kê khai, rồi thậm chí kê khai cả vấn đề lý lịch. Có một số người thì bị đe dọa, thậm chí như một số thông tin đã đưa, họ còn bị đánh đập, bị bê, vác hoặc đẩy lên xe, đưa đi nơi khác. Và thậm chí có những sinh viên người ta thể hiện tấm lòng yêu nước của mình thì cũng đang bị đe dọa đuổi học.
Tôi cho rằng tất cả những việc làm đó là đang chống lại Hiến pháp ! Tổ quốc này rất cần, nhân dân rất cần những tấm lòng của họ. Tại sao lại hành xử với họ như vậy ?
Nếu Tổ quốc bị xâm lược thì ai sẽ tham gia vào lực lượng để mà chống lại kẻ thù ? Tôi nghĩ rằng kiểu hành xử đó, không những không đúng pháp luật, mà còn hết sức ấu trĩ ! Nó gây nên một phản ứng trong người dân, hoàn toàn bất lợi cho ý thức bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
RFI: Ngoài cảnh sát mặc sắc phục còn có nhiều người mặc thường phục, mà theo dư luận thì chính những người này thường có thái độ thô bạo với người biểu tình. Thưa luật sư, theo quy định thì những người mặc thường phục có quyền bắt bớ, đánh đập người biểu tình không ?
Trước hết, theo quy định của pháp luật, những người thi hành công vụ phải có được cái quyết định, và cần phải được công bố trước mọi người là họ đang thi hành công vụ. Ví dụ những anh cảnh sát mặc quân phục của nhà nước trang bị cho họ, cái sắc phục đó chính là sự thể hiện rất rõ là họ đang làm nhiệm vụ.
Còn những người khác mặc thường phục mà không công bố với dân, mà đánh đập dân hay có những hành vi khác, thì về mặt pháp luật cần phải xử lý họ về cái tội gây rối trật tự công cộng. Hoặc nếu gây thương tích cho người khác thì phải xử lý bằng tội cố ý gây thương tích.
Còn nếu anh đã làm công vụ thì phải được công khai hóa là anh đang thực hiện công vụ, chứ không thể mạo danh. Mai đây những phần tử tội phạm khác cũng có thể lợi dụng như vậy. Nó cũng mặc áo quần thường phục, bảo rằng cũng đang làm nhiệm vụ, để gây nên tai họa cho dân, thì tính sao ?
Cái việc những người mặc thường phục để thực hiện nhiệm vụ không công bố với dân mình là ai, mà gây trở ngại, gây rối trật tự, hoặc gây thương tích cho những người khác, thì những người đó cần phải bị truy tố !
RFI: Chủ nhật 17/7 vừa rồi có trường hợp một người mặc thường phục đã đạp vào miệng một người biểu tình đang bị nắm tay chân khiêng lên xe, không tự vệ được. Theo luật sư thì những trường hợp như thế là phạm pháp ?
Cái điều đó tôi đã nói rất rõ. Tức là nếu họ làm công vụ, thì họ phải công bố họ là ai, cơ quan nào, và thi hành nhiệm vụ gì. Còn bây giờ họ mặc áo quần thường phục, để họ đánh một người đang làm những việc được Hiến pháp bảo vệ, thì những người đó cần phải được xử lý theo quy định của pháp luật.
Do đó người nào bị – tôi thì không biết cụ thể – nhưng người nào bị đánh đập như vậy, bị đạp vào miệng như vậy, họ có quyền làm đơn lên các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan nhà nước, để yêu cầu xử lý những kẻ đang mạo danh, hoặc là thực hiện không đúng nhiệm vụ của mình, gây tổn hại cho dân và gây nên những bất bình cho dân, thì cần phải xử lý nghiêm minh.
Nếu ở trong trường hợp đó, người nào bị hại đến với văn phòng tôi, tôi sẵn sàng làm miễn phí trong những sự việc như vậy.
RFI: Còn trường hợp sinh viên tham gia biểu tình bị đuổi học, được biết có một số trường đại học, cao đẳng đã gởi thông báo đến từng lớp yêu cầu không được đi biểu tình. Như vậy theo luật sư việc làm của các ban giám hiệu đó là không hợp pháp ?
Đó là điều đương nhiên. Đối với việc biểu tình thì tôi nhắc lại là, đã được quy định trong Hiến pháp ở điều 69. Cái thứ hai ở đây là động cơ, mục đích của họ. Họ đang thực hiện cái nghĩa vụ mà Hiến pháp cho là một nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của công dân, đó là nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Họ phản đối việc Trung Quốc đang cắt cáp biển của tàu Việt Nam, đang đánh đập công dân Việt Nam, đang xâm phạm từng tấc đất, thềm lục địa, rồi vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải vân vân… ở vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. Những việc họ đang làm đó là đất nước này rất cần họ, cần những tấm lòng như vậy.
Cớ gì những nhà trường, nơi phải giáo dục tình yêu Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc cho thế hệ tương lai, lại làm những văn bản để cấm việc đó ? Vậy thì họ đang cấm lòng yêu nước !
Những học sinh nếu bị như vậy, họ có thể đến chỗ chúng tôi. Tôi sẵn sàng làm miễn phí cho những học sinh đó. Và tôi sẽ làm văn bản hỏi những cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước : Họ đang làm nghĩa vụ công dân, tại sao lại hành xử thế này ?
Và tôi đề nghị xử lý ngược lại. Đó là những người nào làm ra những văn bản đó để đuổi học sinh đang vì đất nước này, tôi đề nghị phải giải thích. Và nếu trái với Hiến pháp, thì cần phải xử lý những người ra những thông báo đó, và những người đang áp đảo những học sinh đó.
RFI: Khi làm công việc này luật sư có ngại gặp những khó khăn cho bản thân mình không ?
Tôi hoàn toàn không ngại bất cứ một việc gì. Trước hết, trong tấm lòng tôi và việc làm của tôi, vì thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam, vì nhân dân Việt Nam, vì nhà nước Việt Nam mà tôi đang làm theo những lý tưởng, những đường lối của Đảng, thì tôi không có sợ bất cứ một thế lực nào cả !
RFI: RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn luật sư Trần Đình Triển ở Hà Nội đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của chúng tôi hôm nay.
Thụy My

Nhục nhã khi có một Quốc hội “bù nhìn”

Thông thường, những câu nói bất hủ của những người nổi tiếng để lại không có tác dụng ngay lúc bấy giờ, nhưng theo thời gian những câu nói ấy mới từ từ thể hiện một cách chính xác và thực dụng.
Cũng vậy, câu nói của ĐTGM Ngô Quang Kiệt cũng đang thể hiện các xác thực theo thời gian trong bối cảnh xã hội VN hiện nay đối với người cộng sản.
Thử hỏi tôi cũng là một người VN,làm sao tôi không thể không nhục nhã cho được khi nhìn thấy trong một đất nước mà cả một hệ thống cai trị theo kiểu độc tài
-Nhục nhã khi có một Quốc hội “bù nhìn” chỉ “biết nghe, và gật “.
-Nhục nhã khi có một chủ tịch nước “phát ngôn bừa bãi” trước công luận thế giới.
-Nhục nhã khi có một thủ tướng ” ba phải ” đi hàng hai.
-Nhục nhã cho cái gọi là “công an nhân dân” nhưng lại đàn áp nhân dân một cách tàn nhẫn.
-Nhục nhã cho một xã hội đầy dãy của sự dối trá,và bịp bợm,tham nhũng tràn lan có hệ thống,và cán bộ ngu dân có bằng cấp giả.
Một hệ thống cai trị đất nước như vậy thì chúng ta sẽ mong đợi gì nơi chúng, cho chúng thêm thời gian,và cơ hội để chúng thay đổi ư? đừng mong. xưa rồi diễm ơi…
Cựu tổng thống nga Boris Yelsin đã có nói: ” Bản chất của cộng sản là không bao giờ thay đổi, chính chúng ta phải thay đổi chúng”.
Chỉ có hơn 80 triệu đồng bào VN trong và ngoài nước mới có thể thay đổi đất nước mang lại sự phú cường thịnh vượng,tự do, dân chủ đích thực cho mọi người,NẾU NGƯỜI DÂN VN THẬT TÂM MUỐN THAY ĐỔI.
Dân tộc Do thái là một tấm gương rất tốt cho chúng ta noi theo. Trong nội bộ, họ cũng có những bất đồng với nhau, nhưng với ngoại bang thì sự đoàn kết sẽ mang lại sự chiến thắng cho họ. Vì vậy, dân tộc Do thái mới hãnh diện với cuộc chiến thần tốc sáu ngày với cả một đạo quân hồi giáo bao bọc xung quanh họ.
Phải ĐOÀN KẾT,ĐOÀN KẾT ,và ĐOÀN KẾT trước rồi mới tính sau.

Từ lâu, Nhân Dân ta đã nhìn rõ bộ mặt đểu, giả nhân nghĩa, bán nước, hèn hạ với giặc nhưng cực ác với dân của bọn lãnh đạo CSVN hiện nay. Trương Tấn Sang (người Việt gốc Hoa), Nguyễn Sinh Hùng đều là những tên ngông nghênh, tiểu nhân, nham hiểm và bỉ ổi (nhưng óc thì chỉ như hạt nho, với những phát biểu nổi tiếng ngô nghê, làm trò cười cho thiên hạ) – Nay chúng giữ thêm những chức vụ quan trọng mới, bên cạnh những tên bán nước: Trọng, Dũng, Vịnh, … thì đất nước này quả là ngàn cân treo sợi tóc! Chúng luôn sử dụng thứ văn hóa “đổ thừa”, tốt đẹp của người thì chúng vơ lấy, những gì xấu xa thì chúng đổ cho dân, tìm mọi cách nhục mạ, miệt thị dân. Khi cần tiêu tiền của dân thì chúng bảo “Chỉ số IQ cao’, khi cần chà đạp dân chủ thì chúng bảo “dân trí VN thấp (như lời tên Hợp)’, chỉ có một điều khó hiểu là chúng từ đâu mà ra? Nếu không phải từ Nhân Dân mà ra thì chúng chui từ cái … lỗ nào vậy?

Những người yêu nước và những kẻ… muốn làm người Hán

Trần Đăng Tuấn, người viết bài "gửi ông không muốn làm người Việt" nhưng hắn lại muốn làm người Hán?


Những người yêu nước và những kẻ… muốn làm người Hán
Theo dõi các cuộc biểu tình yêu nước, chống Trung Quốc gần đây tại Việt Nam, một người bạn tôi thốt lên: “Tao thấy nhục, khi làm người Việt Nam, khi cả dân tộc Việt Nam phải chấp nhận có một nhà nước như vậy, tại sao không nhìn vào Philipnes mà thấy xấu hổ?”.
Vâng, bạn thấy nhục, tôi thấy xấu hổ và đau đớn, những người dân Việt Nam căm phẫn khi những người yêu nước bị chính nhà nước Việt Nam đạp vào mặt khi biểu lộ lòng yêu nước của mình.

Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào là câu nói của  một Thủ tướng Cộng sản Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt nói ra sau khi đã nghỉ hưu, được coi như một sự nhận thức lại của một người cộng sản.

Nhưng, chỉ là sau khi ông ta đã nghỉ hưu và chỉ là một tiếng nói vuốt đuôi khi hết quyền lực sau những năm tháng tung hoành ngọn giáo bạo lực trên đầu dân tộc.

Đàn em Võ Văn Kiệt vẫn ngang nhiên coi lãnh thổ này, Tổ Quốc này, đất nước và dân tộc này là món chiến lợi phẩm của riêng họ.

Lãnh thổ thiêng liêng của cha ông chúng ta đã được xây đắp nên bằng núi sông, xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam, nay trở thành miếng mồi béo bở cho một nhóm người mang danh đạo đức, văn minh… bí mật mặc cả, bí mật ký kết… và kết quả là vào tay bọn giặc truyền kiếp của dân tộc.

Những người dân Việt Nam yêu nước, lẽ ra phải đứng lên chiến đấu với ngoại xâm bành trướng để bảo vệ lãnh thổ, thì giờ đây lại phải “chiến đấu” với ngay chính cái gọi là “nhà nước” Việt Nam “của dân, do dân và vì dân”?

Một nhà nước, lẽ ra phải kêu gọi toàn dân phát huy đoàn kết trước hiểm họa ngoại xâm, trái lại đã bắt bỏ tù, trấn áp và bây giờ là “đạp vào mặt” nhân dân, những người yêu nước, tiếp tay cho kẻ thù dân tộc.
Nhân danh đảng và nhà nước, tao đạp vào mặt những người yêu nước chống ngoại xâm

Vậy, ai là giặc, ai là ta? Ai là phản động và ai là người yêu nước? Ai đã chống lại Tổ Quốc, chống lại nhân dân? Những câu hỏi đó, chỉ cần nhìn những cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa qua,ai cũng hiểu.

Điểm lại vài khuôn mặt “yêu nước” và tự hào dân tộc của người cộng sản gần đây, chúng ta thấy gì?

Nhìn kỹ những người đi biểu tình thời gian qua, tịnh không thấy những kẻ đã to mồm nhất trên báo chí, truyền hình về “lòng yêu nước”, về “tự hào dân tộc”… khi yếu tố này được nhà cầm quyền dùng cho mục đích nào đó.

Còn nhớ, khi Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, giữa Ủy Ban nhân dân TP Hà Nội đã nói những lời từ đáy lòng của một người day dứt với vị thế đất nước: “…chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”.

Thế nhưng, câu nói đó đã bị đảng chỉ đạo cắt gọt thành: “Chúng tôi ra nước ngoài nhiều và cảm thấy rất nhục nhã khi mang cuốn hộ chiếu Việt Nam”.

Chỉ chờ có thế, dàn báo chí nô lệ CSVN dưới cây gậy chỉ đạo của đảng đã lập tức “như đàn chó đói chực chồm miếng ăn” – (Thơ Tố Hữu) – cùng nhau tru lên những điệu ai oán, man dại về lòng tự hào dân tộc, về vị thế của đất nước Việt Nam nhằm đánh hội đồng một người yêu nước.

Đây là một trò lưu manh đểu cáng thuộc hàng điển hình, sau này sẽ được đưa vào sách vở để minh họa cho sự đểu cáng của báo chí Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của “đảng ta”.
Chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc - TGM GIuse Ngô Quang Kiệt

Quan chức cộng sản, từ cấp cao nhất là Nguyễn Tấn Dũng, kẻ đã từng đến Tòa TGM Hà Nội với những lời hứa hẹn ngọt ngào, chẳng mấy chốc đã trở mặt để “lên án” sự xúc phạm đất nước. Nhưng rồi bộ mặt thật chẳng giấu được ai khi chính ông ta đã bằng mọi cách xúc tiến việc dâng mái nhà Tây Nguyên cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc qua dự án Bauxite với câu nói nổi tiếng: “Đây là chủ trương lớn của đảng, dù có phản đối vẫn làm”. Đằng sau sự hăng hái đó của ông Thủ tướng, là con số 150 triệu đôla mà giới thạo tin nắm được đã vào túi ông ta?

Trong cái đám hội đồng tranh nhau cắn xé con mồi đó là những “nhà báo, nhà khoa học…” với đầy đủ nhãn mác loạn xà ngầu hung hăng chửi bới như Trần Đăng Tuấn, Nguyễn Năng An

Trần Đăng Tuấn, một Phó TGĐ Đài truyền hình Việt Nam là một “chiến sĩ xung kích” trong số đó.
Nguyễn Năng An, người viết bài chửi bới TGM Ngô Quang Kiệt, ca ngợi đảng vì đã xóa cho ông ta cái tội gian lận đưa con trai không đủ điểm vào Đại học Y khoa Hà Nội bị phát giác.

Trần Đăng Tuấn đã không ngại ngần viết lên những lời “tâm huyết” để “gửi ông không muốn làm người Việt” nào là: “Dân tộc này, đàn bà lúc gian khó nhất sống theo nguyên tắc: “Chồng ta áo rách, ta thương”, đàn ông phút tử sinh nói rằng: “Ta thà làm quỷ nước Nam!”. Rồi thì: “Hôm nay, người Việt ra nước ngoài được cầm quyển hộ chiếu Việt Nam trên tay là do cả sông máu Việt đã đổ ra, cả núi xương Việt đã chất chồng để có độc lập tự do. Có độc lập, tự do mới có công dân Việt, mới có hộ chiếu Việt”.

Vâng, đúng là “cả sông máu Việt đã đổ ra, cả núi xương Việt đã chất chồng”, nhưng khi đảng đã quyết định dâng cho Tàu, thì cả “đàn yêu nước đó” đã câm miệng hến.

Đúng như Trần Đăng Tuấn đã nói: “Con chim làm bẩn tổ của mình là con chim đáng kinh tởm”.

Nhưng, đáng kinh tởm và khốn nạn hơn, lại chính là những kẻ bán rẻ cái tổ của mình cho thú dữ và có lẽ không có sự kinh tởm và khốn nạn nào bằng những kẻ đã ngang nhiên đạp vào mặt nhân dân yêu nước đang bảo vệ “cái tổ” của mình.

Những ngày này, tuyệt nhiên không thấy những kẻ to mồm kêu gào kia thò mặt ra khỏi căn nhà của mình vốn chồng chất của cải bòn rút được từ mồ hôi và máu của nhân dân như Trần Đăng Tuấn, Nguyễn Năng An…

Những kẻ đó giờ đây trốn kỹ trong chăn, nấp kín trong buồng ngủ, hậu thuẫn và sẵn sàng nhảy xổ ra đánh hôi những người yêu nước được đảng “chiếu cố”.

Rồi sẽ có những lời lẽ sặc mùi lâm ly bi đát về tình yêu đất nước, quê hương, lòng tự hào dân tộc… khi họ cần kích động, sử dụng để chống lại một người anh hùng, một người yêu nước, thậm chí là cả một tôn giáo.

Dàn đồng ca báo chí, cũng được lệnh câm miệng trước những hành vi tội ác này. Vậy lòng yêu nước ở đâu nơi những tên giả nhân kia?

Hỡi ôi, cái gọi là “lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc” của họ.

Những hành vi gây hấn dọa nạt kiểu cướp cạn của Trung Quốc, những sự hèn hạ đến nhục nhã của nhà cầm quyền Việt Nam đã dẫn đến những cuộc biểu tình biểu thị lòng yêu nước dù nhỏ nhoi, nhưng là cơ hội lớn để mọi người dân Việt Nam khắp nơi có điều kiện rõ rang hơn nhận chân được ai là người yêu nước Việt, ai là kẻ muốn làm Hán gian.

Ngày biểu tình chống Đại Hán lần thứ 8 tại Hà Nội 24/7/2011

Song Hà

Lũ ác ôn – Còn đảng, còn mình

Lũ ác ôn – Còn đảng, còn mình
Có lẽ trong 7 cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc tại Hà nội trong 7 ngày Chủ nhật vừa qua, thì sau khi kết thúc không có cuộc biểu tình nào lại để lại dư nhiều âm như cuộc biểu tình ngày Chủ nhật 17/7/2011.
Một trong những sự kiện nổi bật được quan tâm nhiều nhất có lẽ là một video clip rất ngắn, 25 giây, là bằng chứng về sự hành xử thô bạo, vô nhân tính của một nhân viên an ninh mặc thường phục ở tư thế đứng trên cửa xe bus và dùng chân đạp nhiều phát vào mặt một người biểu tình đang bị một nhóm người bắt giữ, khiêng như con vật để chuẩn bị quẳng lên xe. Một hình ảnh vô cùng phản cảm, hiếm có khó tìm trong xã hội loài người văn minh ở thế kỷ 21, đặc biệt trong một chế độ gọi là xã hội chủ nghĩa do đảng CSVN lãnh đạo, mà có lẽ vẫn còn nhiều người trong số chúng ta rất tự hào.
Sự việc này buộc tôi chợt nhớ đến 6 lời dạy của Hồ Chủ tịch đối với lực lượng công an nhân dân, mà trong trụ sở làm việc của các đơn vị công an, ở đâu đâu đều được treo ở những vị trí trang trọng, dễ quan sát nhằm nhắc nhở mỗi cán bộ chiến sĩ công an phải nghiêm chỉnh thực hiện. Trong đó có 2 điều, đó là điều 4 và điều 6 ghi rõ “Đối với dân phải kính trọng, lễ phép – Đối với địch phải cương quyết khôn khéo”. Từ hành động thô bạo của một nhân viên công an, với những cú đạp thẳng vào mặt người dân yêu nước, chỉ vì họ đã biểu tình chống Trung quốc nhằm bảo toàn sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, trong lúc bị tóm tay tóm chân bởi một nhóm nhân viên công an nhân dân, và những lời dạy của Hồ Chủ tịch cho thấy vô tình lực lượng công an của đảng, luôn theo phương châm còn đảng còn mình đã lộ nguyên hình là một lực lượng phản động, chống lại nhân dân, coi dân là địch, là kẻ thù mà họ phải trừng trị cương quyết.
Lúc còn bé đi học, đọc sách báo của đảng thấy nói nhiều về lũ ác ôn trong chế độ Mỹ – Ngụy, đó là những kẻ mất hết tính người, đối xử với đồng loại như loài cầm thú như thằng Đại úy Đ. trâu, cai ngục trong cuốn hồi ký “Bất khuất” của cựu tù nhân Côn Đảo ông Nguyễn Đức Thuận, hay hình ảnh thằng Xăm trong tác phẩm “Hòn Đất” của nhà văn Anh Đức. Nghĩ lại ngày ấy còn bé vừa đọc vừa sợ, trong đầu hình tường lũ ác ôn ấy như là ma quỷ và nghĩ tại sao lại có các con người mất hết nhân tính như thế? Sau này lớn lên cũng hiểu phần nào sự thật, đó chỉ là chuyện của những người làm công tác tuyên truyền, họ phải viết như thế để tạo dựng cho người đọc sự căm thù đối thủ của họ, chuyện chắc cũng có nhưng mà ít thì họ xít ra nhiều. Từ khi đất nước hòa bình thống nhất đến nay, cũng là lúc cái từ ác ôn hình như cũng hiếm khi gặp trên báo chí sách vở, kể cả báo chí chống cộng.
Thật không ngờ, sẽ có một ngày như hôm nay khi tôi phải mở Từ điển tiếng Việt để xem rõ nghĩa cái từ “ác ôn” là gì? Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Hoàng phê chủ biên, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, trang 17 đã định nghĩa thì “Ác ôn là danh từ chỉ kẻ tham gia ngụy quyền có nhiều tội ác đối với nhân dân, hay còn là khẩu ngữ để nguyền rủa kẻ có nhiều hành động tàn bạo dã man“.
Được biết, người biểu tình trong ngày Chủ nhật 17/7/2011 đã phát giác nhân viên an ninh mặc thường phục có hành động bất nhân nói trên là này tên là Minh, cấp bậc đại úy, chức vụ Đội phó Đội An ninh Công an Quận Hòa Kiếm, Hà Nội là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Theo các thông tin trên mạng cho biết, viên công an này tên Minh, trước đây thường xuyên xuất hiện tại Nhà thờ Thái Hà để theo dõi giáo dân, cướp máy ảnh của giáo dân và cũng tên này cũng là người khóa tay bóp cổ sinh viên Nguyễn Tiến Nam trước chợ Đồng Xuân Hà Nội vào ngày 29/4/2008, khi anh Nam tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc nhân dịp đuốc Olympic Bắc Kinh được đón rước tại Việt Nam. Nếu đúng như vậy thì việc gọi tên Minh là một kẻ ác ôn quả cũng không sai.
Hành động kể trên của tên Minh, một nhân viên An ninh có thể nói là một hành động vi phạm pháp luật, vô nhân tính, có lẽ không có một lời lẽ nào có thể biện minh cho hành động côn đồ, thô bạo và vô giáo dục của một nhân viên Công an của chính quyền Việt Nam đối với người dân yêu nước.
Clip video cũng như các tấm hình đó sẽ đi vào lịch sử, để cho con cháu chúng ta thấy sự tàn bạo của chế độ cộng sản, độc tài đảng trị ở Việt nam, đã biến những chiến sĩ công an nhân dân ngày nào nay đã trở thành những kẻ ác ôn công khai chống lại nhân dân, chống lại những người yêu nước giữa thanh thiên bạch nhật, giữa chốn đông người.
Nhận xét về sự nguy hiểm của hành động thô bạo vô đạo đức này, GS. Chu Hảo đã cho rằng (trích) “… Nó hết sức nguy hiểm ở chỗ, đây không chỉ là hành động vi phạm pháp luật và vô đạo đức; mà còn là một hành vi phản động về mặt chính trị: nó công khai đàn áp những người yêu nước, công khai biểu thị thái độ thù địch đối với những người kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước chống lại âm mưu bá quyền độc chiếm Biển Đông của các thế lực phản động Trung Quốc. Nó hết sức nguy hiểm là bởi vì, nếu chúng ta không kiên quyết ngăn chặn thì lực lượng an ninh vẫn tự khẳng định là “vì dân, của dân” sẽ trở thành lực lượng đàn áp nhân dân một cách thô bạo. Sự đàn áp này khêu ngòi và kích động các hành động bạo lực, có nguy cơ gây mất ổn định chính trị-xã hội vào đúng lúc, hơn bao giờ hêt, chúng ta cần sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội để bảo vệ và phát triển đât nước trong tình hình nóng bỏng hiện nay…“.
Nhưng có lẽ GS. Chu Hảo nói còn chưa hết, đó là những hình ảnh của lực lượng Công an trấn áp thô bạo người Biểu tình trong thời gian qua ở Hà Nội và Sài Gòn đã cho thấy chính quyền của đảng CSVN hiện nay ở Việt Nam, đã công khai đi ngược lại ý chí và nguyện vọng của dân chúng trong việc bảo toàn chủ quyền lãnh thổ. Nhưng quan trọng nhất là nó càng lộ rõ bản chất hèn với giặc, ác với dân của đảng CSVN, mà bây giờ người dân cho rằng “Đối với dân thì lòng đảng trùng ý giặc, ngược lại đối với giặc ý đảng ngược lòng dân”. Điều đó cho thấy sự phản động của đảng CSVN, đã và đang đi ngược lại lợi ích và quyền lợi của dân tộc, khi họ có chủ trương thà mất nước còn hơn mất đảng.
Xin đừng quên, triết lý của Đạo Phật có dạy người ta rằng “Ác giả, ác báo”, chắc rằng những kẻ vô thần là đảng viên đảng CSVN như tên ác ôn Minh kia không hiểu được quy luật Nhân quả, đó là nếu ta gieo nhân lành ắt được quả lành, bằng ngược lại ta gieo nhân xấu thì sẽ được kết quả xấu, đừng quên quy luật nhân quả, luân hồi sẽ mãi mãi còn là bài học giáo dục có giá trị sâu sắc cho đời mỗi con người.
Như ngày xưa thì các cụ còn bảo quả báo sẽ đến ở kiếp sau, nhưng thời nay cũng đã khác, quả báo bây giờ là quả báo của thời đại tên lửa, nó sẽ đến rất nhanh, không phải chờ kiếp sau mới thấy đâu. Những tên công an, dân phòng đã và đang có các hành động vô nhân tính ác ôn như tên Minh đánh đập đàn áp những người yêu nước, đừng nghĩ tưởng mình là cha thiên hạ, được quyền ngồi trên pháp luật, tất cả phải sợ , phải phục tùng, phải tuân thủ theo từng lời nói và hành động của mình.
Chắc chắn bọn chúng sẽ phải trả giá và nhận được bài học đích đáng.
Ngày 21 tháng 7 năm 2011.
Kami
Nguồn:http://www.rfavietnam.com
Ý kiến bạn đọc

2 Responses to “Lũ ác ôn – Còn đảng, còn mình”

  1. Trần Thế says:
    Những sĩ quan trong chế độ cs. đâu cần trình độ học vấn chỉ cần hăng hái lập công nhiều là lên lon thôi, những kẻ thất học đầu óc mít đặc chỉ còn biết hung hãn để lập thành tích, tên đại úy Minh chắc chắn cũng không ngoại lệ. Những người có học trước khi làm bất cứ việc gì hay nói lời gì họ đều suy nghĩ đắn đo cân nhắc, nhưng những người như Minh thì không, chỉ như một con chó săn hễ chủ ẩy một cái là cắm đầu chạy đến vồ cắn xé thôi. Nghĩ mà hận nhưng cũng tội nghiệp cho những ĐỈNH CAO TRÍ Đất Nước dưới sự lãnh đạo cuả những người mà sự học thức chỉ trên đầu gối thì người dân chỉ có từ bị thương tới chết thôi. Quý Vị Nhân Sĩ Trí Thức ơi! Vận Nước đang trên bờ vực thẳm, toàn dân đang trông chờ nơi Quý Vị, hãy cứu lấy Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam đừng để quá muộn. Lịch sử và Dân Tộc sẽ muôn đời ghi ơn Quý Vị, Mong lắm thay.
  2. Dân Đen says:
    Tên khốn nạn này đích thị LÀ GIẶC, LÀ KẺ THÙ KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG VỚI DÂN VIỆT TA!
    Hỡi tên CA Minh!Ngươi đúng là loài thú dữ, mang hình người! Khốn cho ngươi, cho con cháu ngươi muôn đời, hỡi tên côn đồ bán nước hại dân! Thật nhục nhã cho cha mẹ nào sinh ra thằng con vô nhân tính như vậy! Hãy chờ hậu quả đến với ngươi, hỡi tên phản phúc! Đất nước này không còn dung túng ngươi và con cháu ngươi, hãy cút xéo ngay, kẻo chậm đó!

Cú đạp dã man vào lòng yêu nước 

by truongduynhat

dn5 Tôi lặng người khi xem đoạn video ngắn ngủi này. Người dân biểu tình ôn hòa thể hiện lòng yêu nước bị bắt và khiêng lôi trên đường như súc vật, bị đạp thẳng vào giữa mặt trước khi quăng vứt lên xe.

          Dù đã được gắn bổ sung vào cuối bài “Hình ảnh xấu hổ” từ tối qua, nhưng tôi muốn đoạn video cùng cú đạp dã man này thêm một lần nữa đứng riêng thành một entry.
          Chẳng lẽ nhân danh “bảo vệ đảng và chế độ”, bảo vệ “tình hữu nghị khăng khít Việt- Trung” bằng phương cách đàn áp thô bạo dân chúng và đạp dã man vào lòng yêu nước?
          Chẳng lẽ đó lại là hình ảnh người… Công an nhân dân? Mượn ý của Huy Đức trong bài “Người Bạn Ai Cập”: cú đạp dã man ấy đã đạp đứt tan chữ “nhân dân” trong cái tên của nó.
          Và đây là chân dung của tác giả “cú đạp dã man vào lòng yêu nước” ngày 17-7-2011:
Vietgiandapmatdan2