6/6/11

Hiện tượng "không bình thường": VN công khai vạch mặt TQ với những toan tính ở Biển Đông

05-03-2011 02:56
Hiện tượng
Tàu đánh cá vũ trang TQ chặn đường tàu VN (VNCH) trên đường ra Hoàng Sa
LTS. Có lẽ đã lâu lắm rồi báo chí Việt Nam ít khi cho ra những bài viết mạnh dạn, dám vạch trần cũng như nhắc lại công khai phần nào hành động xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông nói riêng. Trên trang Tuần VN vừa có bài phóng vấn TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới với nội dung "không bình thường"  về toan tính đen tối của Trung Quốc trước vấn đề Biển Đông. Ông Trục đã liệt kê ra các sự kiện, thời gian Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa, Trường Sa,..mà vẻ như đây là lần đầu tiên sau 20 năm im lặng!
Theo TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, một loạt những động thái gần đây của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông không phải ngẫu nhiên, bộc phát mà được tính toán, có sự phối hợp về mặt quân sự, dân sự, tuyên truyền, pháp lí, có mục đích cụ thể, nhất là trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp hiện nay.
Từng làm công tác đàm phán biên giới nhiều năm và tham gia các hội thảo quốc tế về Biển Đông thời gian qua, ông Trần Công Trục cũng khuyến nghị đối sách cho Việt Nam, bên tham gia tranh chấp chủ quyền tại vùng biển này.

Một loạt những hành động có tính toán
Mới đây mạng thông tin Trung Quốc có nói về sự kiện Hoàng Sa năm 1974 và nói rằng đây là phản ứng tự vệ của quân dân Trung Quốc đối với vùng đất có chủ quyền của Trung Quốc. Ông đánh giá như thế nào về động thái này từ phía Trung Quốc?
Động thái nói trên của Trung Quốc không có gì mới. Chúng ta đã từng được nghe khá nhiều lần những thông tin tương tự  trước khi Trung Quốc dùng sức mạnh để gây ra các sự kiện tranh chấp trên các vùng biên giới và  trên biển. Vấn đề chúng ta cần xem xét, tìm hiểu là tại sao trong thời điểm hiện nay, họ lại nhắc lại luận điểm này?
Trong thời gian gần đây cùng với luận điểm đó, Trung Quốc gia tăng nhiều hoạt động liên quan đến Biển Đông. Chẳng hạn, họ chuẩn bị khởi động một siêu dự án mang tên "Vùng sâu Biển Đông", nghiên cứu, khám phá Biển Đông,  tiến hành các hoạt động ngăn chặn bắt bớ, cản trở gây nhiều khó khăn với tàu thuyền VN đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, tiếp tục tiến hành xây dựng, củng cố các vị trí họ đã chiếm đóng trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, kể cả Trường Sa, đặc biệt tích cực vận động, kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư khai thác dầu khí trong các khu vực biển, thềm lục địa của Việt Nam và của các nước khác trong khu vực.
Tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc chặn đường tàu VN trên đường ra Hoàng Sa. Ảnh tư liệu

Trên mặt trận tuyên truyền, pháp lí, Trung Quốc lại tung ra bản đồ trực tuyến vẽ đường biên giới biển hình lưỡi bò để một lần nữa hợp thức hóa đường  "lưỡi bò" phi lý đã bị cộng đồng quốc tế phê phán, bác bỏ.
Rõ ràng, đây là một loạt các hoạt động được tính toán, có sự phối hợp về mặt quân sự, dân sự, tuyên truyền, pháp lí. Những hoạt động này không phải là ngẫu nhiên, bộc phát mà đều có mục đích cụ thể, nhất là trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp hiện nay.
Quá trình chiếm đóng bằng vũ lực
Vì sao ông lại cho rằng đây là những hành động có tính toán cụ thể?
Để trả lời câu hỏi này, theo tôi, ta nên quay lại các mốc thời gian lịch sử có liên quan đến quá trình Trung Quốc tiến hành xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Viêt Nam.
Năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc nhảy vào tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, lúc đó đang nằm dưới sự quản lý của chính quyền thực dân Pháp, với danh nghĩa là đại diện cho nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại, bằng  hành động của viên đô đốc Lý Chuẩn, theo lệnh của Tổng đốc Lưỡng Quảng, đưa vài ba pháo thuyền ra khu vực Hoàng Sa bắn pháo, đổ bộ lên vài đảo, rồi nhanh chóng lặng lẽ rút lui.
Năm 1946, lợi dụng việc giải giới quân Nhật theo sự ủy thác của Đồng Minh, Chính quyền Quốc dân Đảng đã đưa tàu chiến ra chiếm đóng một số đảo thuộc hai quần đảo này. Tàu chiến mang tên Thái Bình của Quốc dân đảng đã đổ quân lên chiếm đóng đảo Ba Bình của Việt Nam mà người phương Tây gọi là Itu Aba,  để rồi từ đó hòn đảo này được gán ghép cho một tên mới "Thái Bình đảo" theo đúng cách thức truyền thống của Trung Quốc.
Năm 1956, hai năm sau khi Hiệp định Gieneve được ký kết, trong thời điểm chuyển quân và chuyển giao quyền quản lý giữa các lực lượng và chính quyền của hai miền Nam Bắc Việt Nam theo Hiệp định Gieneve lấy vỹ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời. Lợi dụng tình hình quân đội Pháp buộc phải rút quân, quân đội của chính quyền Nam Việt Nam chưa đủ sức tiếp quản hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã huy động lực lượng quân đội ra xâm chiếm nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, thực hiện một bước tiến quan trọng của họ xuống khu vực Biển Đông.
Trước tình hình đó, Chính quyền Sài Gòn đã đưa quân ra đóng giữ nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa và với tư cách là người quản lý hợp pháp phạm vi lãnh thổ từ vỹ tuyến 17 trở vào, chính quyền Sài Gòn đã chính thức phản đối hành động xâm chiếm trái phép của Trung Quốc nhóm phía Đông Hoàng Sa, đồng thời tiến hành các hoạt động ngoại giao, pháp lý để thực hiện và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ảnh: VietNamNet

Năm 1959, Trung Quốc lại tiếp tục huy động lực lượng quân sự giả dạng tàu đánh cá mon men nhòm ngó xâm chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa nhưng không thành. Quân đội của Việt Nam Cộng Hòa, với sự trợ giúp trực tiếp của Hoa Kỳ, toàn bộ tàu "đánh cá " của Trung Quốc đã bị tóm gọn và bị áp giải về giam tại Đà Nẵng.
Đến đầu những năm 1970, trước những diễn biến quan trọng về quân sự, chính trị... đang diễn ra tại Việt Nam, Trung Quốc  lại tiếp tục có những hoạt động để chuẩn bị cho cuộc chiếm đóng mới bằng quân sự. Lợi dụng bối cảnh chính trị lúc bấy giờ, trong tình thế xuống dốc của chính quyền miền Nam và sự rút lui của Hoa Kỳ, ngày 19/1/1974, Trung Quốc đã điều 11 tàu chiến với sự yểm trợ của máy bay tới xâm chiếm nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Sài Gòn đã huy động 4 chiến hạm ra chống trả nhưng tương quan lực lượng quá chênh lệch nên cuối cùng, nhóm đảo này đã rơi vào tay Trung Quốc. Trung Quốc đã hoàn thành việc xâm chiếm bằng vũ lực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào thời điểm trước khi miền Nam Việt Nam được giải phóng.
Năm 1988, Trung Quốc lại đưa quân xuống khu vực quần đảo Trường Sa, dùng tàu chở các phương tiện, gạch ngói, xi măng đổ lên một số  bãi cạn, biến các bãi cạn này thành các căn cứ quân sự, ngang nhiên khiêu khích và  gây ra cuộc đụng độ với Hải quân Việt Nam cũng trong bối cảnh có những khó khăn về kinh tế mà Việt Nam phải đương đầu và tình hình chính trị quốc tế có những diễn biến phức tạp bất lợi cho Việt Nam tại thời điểm đó.
Năm 1995, Trung Quốc lại  tiếp tục dùng sức mạnh đánh chiếm đảo Vành Khăn, một đảo đá nằm phía tây nam Trường Sa.
Phải chăng, Trung Quốc có hàng loạt những động thái kể trên vì bối cảnh quốc tế đang thuận lợi cho họ khi các nước lớn và ASEAN đang bận tậm với những vấn đề khác?
Bài học của lịch sử nhân loại cho thấy rõ những cuộc xung đột, xâm chiếm thường xảy ra khi kẻ xâm lược  biết cách khai thác và tận dụng cơ hội.  Phải chăng bối cảnh và tình hình quốc tế hiện nay có thể sẽ là cơ hội để cho nhưng âm mưu muốn biến Biển Đông trở thành ao nhà của mình trở thành hiện thực?
Tuy nhiên, tôi cho rằng, Biển Đông là khu vực vô cùng quan trọng và có mối liên quan mật thiết đến hoà bình, an ninh và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương, một địa bàn chiến lược đối với nhiều cường quốc.
Bởi vậy, người ta không bao giờ có thể quên những vấn đề tiềm ẩn ở khu vực Biển Đông, nơi tranh chấp phức tạp, nhạy cảm  trong thế cân bằng cán cân lực lượng thế giới. Chắc chắn các chính khách, các chiến lược gia, giới quân sự của các nước có liên quan đều đã phải tính đến để có những đối sách thích hợp.
Đối sách cho Việt Nam
Vậy theo ông, trước những diễn tiến đó, Việt Nam cần phải có đối sách như thế nào?
Việc họ có thực hiện được tham vọng độc chiếm Biển Đông hay không còn là một vấn đề và còn phụ thuộc vao nhiều yếu tố.
Tôi cho rằng, yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của chúng ta trên Biển Đông trong bối cảnh hiện nay chính là sức mạnh của sự đại đoàn kết của  dân tộc Việt Nam. Nếu như nội bộ chúng ta  không đồng lòng, không nhất trí, thiếu sự quan tâm cần thiết đến chủ quyền biển đảo và không tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế thì sẽ là yếu tố tạo cơ hội cho những mưu toan xâm lược sẽ được thực hiện. Bài học lịch sử đã cho thấy điều này.
Tôi tin rằng người Việt Nam, dù đang sống  ở đâu, đều luôn luôn hướng về Đất Nước và sẵn sàng đóng góp tinh thần lẫn vật chất để bảo vệ từng tấc đất Tổ Quốc. Chúng ta phải tìm mọi cách giữ gìn và phát huy được sức mạnh vô song này.
Chúng ta phải triển khai mạnh mẽ và kịp thời cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam bằng sự phối hợp một cách chủ động, chặt chẽ, liên tục trên các mặt quân sự, ngoại giao, pháp lý, tuyên truyền... Đặc biệt, cần phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế, dù đó là cá nhân hay tổ chức, của các quốc gia, dù là nhỏ hay lớn... như những gì mà thời gian qua chúng ta đã làm và đã thu được những kết quả đáng kể trong các hoạt động ngoại giao của mình.
Trường Minh - Lan Anh/ TuầnVN
Bookmark and Share
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: N.H.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh,  .

'Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền'

"Việt Nam yêu chuộng hòa bình, nhưng khi đứng trước nguy cơ mất chủ quyền thì nhân dân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nó", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trả lời VnExpress ngay sau khi trở về từ Hội nghị An ninh châu Á.
> Việt Nam đưa vụ tàu bị cắt cáp ra diễn đàn an ninh châu Á/ Hải quân Việt Nam tập luyện bảo vệ chủ quyền biển đảo

- Trong phát biểu chính thức tại Hội nghị An ninh châu Á vừa qua, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã đề cập đến vụ Bình Minh 02 như là một ví dụ cho thấy những phức tạp mới nảy sinh trên biển Đông. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?
- Hội nghị An ninh Châu Á lần này có sự tham dự của một Tổng thống, 2 Thủ tướng, 28 Bộ trưởng Quốc phòng và gần 2.000 quan chức quốc phòng, học giả… Tại diễn đàn, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có bài phát biểu ở phiên thứ 5 về “Đối phó thách thức an ninh mới trên biển”. Dư luận đánh giá đây là bài phát biểu tốt, ở tầm cao chiến lược và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển, ổn định của khu vực.
Vụ tàu Bình Minh 02 đã được đưa vào phát biểu chính thức tại Hội nghị. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng trả lời câu hỏi của nhiều đại biểu, khẳng định sự sai trái của Trung Quốc trong sự việc này. Việc tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vào sâu tới hơn 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế là điều không chấp nhận được trong bất cứ văn bản luật pháp nào. Đồng thời, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhắc lại chủ trương Việt Nam trên biển Đông là kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế và công khai minh bạch để cộng đồng thế giới phân biệt đúng sai.

- Đáp lại phản ứng của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, phía Trung Quốc cho rằng, đây là hoạt động chấp pháp bình thường và quân đội Trung Quốc không hề tham gia. Ông bình luận gì về phản ứng này?
- Tôi muốn khẳng định, vụ tàu hải giám Trung Quốc vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam là hành động xâm phạm trắng trợn. Đó là vụ hành xử bằng bạo lực, hành động bạo lực khoác áo dân sự. Hành động này của phía Trung Quốc chứng tỏ một điều chính người gây hấn cũng không có cơ sở pháp lý để giải quyết mà phải sử dụng đến bạo lực để phá hoại một hoạt động lao động hoà bình trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Sự việc này lại diễn ra sau một loạt hoạt động ngoại giao quan trọng của Trung Quốc, ngay trước thềm Hội nghị An ninh châu Á. Vì thế, đây còn là sự thách thức dư luận quốc tế. Cộng đồng quốc tế phải có trách nhiệm bảo vệ chân lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, không cho ai xé rào khỏi luật pháp.
- Thưa ông, những đối thoại và phát biểu chính thức tại Shangri La của các nước không thấy đề cập đến vụ việc tàu Bình Minh 02. Tại sao các nước ASEAN chưa nhìn nhận đây là vấn đề khu vực, chứ không chỉ là vấn đề Trung Quốc - Việt Nam?
- Đối với Việt Nam, hành động gây hấn vừa rồi của Trung Quốc là xâm phạm chủ quyền. Nhưng đối với quốc tế thì cần phải hiểu hành động này là phép thử để Trung Quốc biến cái gọi “đường 9 khúc” thành hiện thực. Và nếu các nước làm ngơ thì lợi ích của họ cũng sẽ bị xâm phạm. Nếu không làm cho phía Trung Quốc chấm dứt ý định đó, thì có thể những sự việc tương tự sẽ tiếp tục xảy ra. Vấn đề sẽ là sự việc xảy ra ở đâu, vào lúc nào, với ai, ở mức độ nào thôi.
Theo nhìn nhận của tôi, có lẽ đến thời điểm diễn ra Hội nghị, sự việc còn quá mới, các đại biểu chưa nắm đầy đủ thông tin, chưa hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Tôi tin rằng, sau những thông điệp của phía Việt Nam, các nước nhất là trong khối ASEAN sẽ nhìn nhận vấn đề này đúng bản chất hơn: Xuất hiện một nguy cơ là Trung Quốc đang đặt ra khuôn phép mới, cách hành xử mới với các nước trong khu vực để hiện thực hoá cái gọi là “yêu sách về đường 9 khúc”. Hôm nay là Việt Nam thì ngày mai sẽ là nước khác. Tôi cho rằng, các nước trong khu vực phải xem xét lại đúng hay sai với tư cách là đối tượng trong tương lai.
- Trong bối cảnh các nước còn đang phân tán trong đánh giá, với tư cách là tướng quân đội, Việt Nam sẽ làm gì để sự việc Bình Minh 02 không tái diễn, thưa ông?
- Chúng ta sẽ áp dụng mọi biện pháp để duy trì sự ổn định và giữ chủ quyền, trong đó biện pháp nhất quán, cơ bản, lâu dài là giải quyết trong hoà bình. Chiến tranh là điều không ai muốn, tuy nhiên khi sự việc leo thang thì chúng ta cũng sẽ hành động chứ không thể ngồi im.
Hôm qua, tàu Bình Minh 02 tiếp tục ra khơi làm nhiệm vụ và việc chúng ta tăng cường đến 8 tàu bảo vệ cũng là một hành động cụ thể để ngăn chặn những hành vi xâm phạm khu đặc quyền kinh tế. Quân đội không trực tiếp tham gia. Tuy nhiên sẽ quân đội sẽ theo dõi sát sao để tránh xảy ra xung đột. Nếu đến mức xảy ra xung đột vũ trang thì nhất quyết quân đội tham gia để bảo vệ chủ quyền đất nước.
Chúng ta không nói suông, không thụ động ngồi im, nhưng cũng không bảo vệ chủ quyền một cách thiếu khôn ngoan mà phải dựa vào sức mạnh thời đại, đó là niềm tin, sự ủng hộ vào chân lý và khát vọng hoà bình của tất cả các nước, tất cả các dân tộc trong thế giới ngày nay. Ngay cả nhân dân Trung Quốc cũng vậy, họ rất yêu chuộng hoà bình và cũng mong muốn một hình ảnh tốt đẹp cho đất nước mình. Chúng ta sẽ sử dụng đúng luật pháp quốc tế và bảo vệ bằng được chủ quyền lãnh thổ, tài sản quốc gia. Với những cố gắng của chúng ta trong tuyên truyền, đấu tranh ngoại giao, đối thoại với Trung Quốc và tăng sức mạnh bảo vệ thì tôi tin sẽ không tái diễn sự kiện 26/5 lần nữa.
- Theo báo chí Trung Quốc, Hà Nội tự tin hơn sau phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton năm ngoái là Mỹ có lợi ích lâu dài tại biển Đông. Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại hội nghị Shangri La cũng tiếp tục khẳng định Mỹ không buông biển Đông. Theo ông, trong bối cảnh này, Việt Nam có lợi ích gì trong chiến lược này của Mỹ?
- Tôi có thể tự tin nói rằng, Việt Nam đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền mà không dựa vào sức mạnh của một bên thứ ba. Chủ quyền là thiêng liêng không được phép đánh đổi. Chúng ta không để các nước lớn thỏa hiệp trên lưng mình.
- Ở bên cạnh một nước lớn như Trung Quốc“thường có hành động trái với tuyên bố” điều e ngại nhất của ông là gì?
- Tại Đối thoại Shangri La 10 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã có bài phát biểu rất hay, có tính xây dựng cao và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã đánh giá cao về nội dung bài phát biểu này. Tuy nhiên ngay trong Hội nghị, một số đại biểu đã bày tỏ sự băn khoăn về khoảng cách giữa lời nói và việc làm trên thực tế của Trung Quốc, đặc biệt là đặt nó bên cạnh một số vụ việc vừa qua. Chúng ta hy vọng, chờ đợi và ủng hộ những hành động sắp tới đây của Trung Quốc sẽ phù hợp với những tuyên bố tốt đẹp của Bộ trưởng Lương Quang Liệt.
Còn về sức mạnh của Trung Quốc - rõ ràng họ là một nước lớn, vừa qua đã đạt được những bước phát triển to lớn, toàn diện, trong đó có lĩnh vực quân sự. Chúng ta tôn trọng và ủng hộ sự phát triển ấy nếu nó đem lại sự phát triển hoà bình ổn định trong khu vực, củng cố tình hữu nghị đoàn kết giữa các nước. Còn trong trường hợp một thế lực nào sử dụng sức mạnh vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ thì chúng ta không thể khoanh tay, im lặng. Chúng ta kiên trì bằng biện pháp hòa bình, công khai minh bạch để dư luận nhân dân thế giới, trong đó có cả người dân Trung Quốc hiểu được Việt Nam là nước yêu chuộng hòa bình. Nhưng khi đứng trước nguy cơ mất chủ quyền thì nhân dân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nó. Đó là điều bất biến.
Năm 1945, khi các nước lớn ngồi phân chia lại thế giới sau Thế chiến thứ hai, hồi đó Mỹ cho rằng, đối thủ đáng gờm trong tương lai của Mỹ sẽ là Liên Xô và Trung Quốc. Nhưng có nhà tiên tri nào biết được rằng, hơn 30 năm sau, Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tranh với một nước nhỏ, lạc hậu và khi đó còn chưa có tên trên bản đồ thế giới? Việt Nam thắng Mỹ, một lý do vô cùng quan trọng là nhờ nhân dân Mỹ đã đứng lên phản đối cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa đó.
Sức mạnh của chúng ta là chính nghĩa, là tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới, và lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
Phạm Hiếu - Nguyễn Hưng
Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền Việt Nam (06/06)
Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc (06/06)
Tàu Trung Quốc bắn đuổi tàu cá qua lời kể thuyền trưởng (06/06)
Tâm sự thủy thủ trước giờ ra khơi thăm dò dầu khí (06/06)
'Trung Quốc phải bồi thường cho tập đoàn dầu khí Việt Nam' (06/06)
Tướng Thanh: 'Quân đội hai nước cần kiềm chế' (04/06)

Lộng ngôn

Vâng, chỉ có thể nói là lộng ngôn. Qua đường dẫn trong entry trước tôi tìm đến đọc bài của tác giả Nguyễn Hoàng Đức viết về Ngô Bảo Châu. Trong bài viết, NHĐ viết “Với thành công được quốc tế công nhận, GS. Châu hoàn toàn xứng đáng là một bậc thầy của dân tộc”. Chưa bao giờ thấy một kẻ có chữ nghĩa mà lộng ngôn như thế!
NHĐ còn viết nhiều câu nâng bi rất kêu. Một trong những câu nâng bi là “GS Châu là một người trí thức có công trình siêu việt”. Một công trình có giá trị hẹp như thế mà gọi là siêu việt thì đúng là lộng ngôn. Ông lộng ngôn vì ông không am hiểu khoa học. Giải Fields trị giá 15.000 USD là giải dành cho nhà toán học trẻ, dưới 40 tuổi, để ghi nhận những cống hiến quan trọng (to give recognition and support to younger mathematical researchers who have made major contributions). Chú ý là công trình “quan trọng” nhé, chứ không phải “siêu việt”. Giải Fields không phải là “giải cao nhất giành cho toán học” như ông NHĐ hiểu. Giải cao nhất dành cho toán học là Giải Abel trị giá 992.000 USD.
Còn câu “quốc tế công nhận” là một lộng ngôn khác. Quốc tế nào công nhận? Công trình của NBC có không quá 100 nhà toán học trên thế giới hiểu. Trong giới khoa học quốc tế, ai biết NBC là ai? Ngay cả trong giới toán học cũng chẳng mấy ai biết NBC là ai, và cũng ít người quan tâm đến giải Fields. Ấy thế mà nói là “quốc tế” công nhận thì quả là lộng ngôn. Còn Bậc thầy dân tộc thì quả là đại lộng ngôn. Bậc thầy về cái gì? Đọc câu này sao nghe quen quen kiểu cha già dân tộc. Chao ôi, hợm hĩnh không tưởng nổi. Đây là triệu chứng của bệnh sùng bái cá nhân, bệnh thần tượng.
Tôi muốn bàn qua những điểm mà NHĐ nhắc đến như sau:
Có ý kiến bảo GS Ngô Bảo Châu là sặc mùi cơ hội.
Ý kiến nào, ai viết? Phải nói cụ thể. Viết như thế là xem thường người đọc. Nếu NBC có nắm lấy cơ hội để làm việc gì đó thì cũng chẳng có gì đáng trách. Ai cũng nắm lấy thời cơ và cơ hội. Người ta miệt mài nghiên cứu không chỉ vì lý tưởng quốc tế đâu, mà còn vì lợi lộc cá nhân nữa. Đừng đạo đức giả để nói là người ta dấn thân khoa học chỉ vì phụng sự khoa học!
Có người lại bảo nếu sợ hãi thì ai là người “sợ hãi”, hay chính GS Châu đang sợ hãi?
Không ai biết NBC sợ hãi hay không sợ hãi. Nhưng hành động không dám ký vào kiến nghị của nhóm bauxite cho thấy NBC thiếu can đảm mà cậu ta từng có trước đây. NBC từng viết thư cho Quốc hội phản đối dự án khai thác bauxite. Nay thì sau món quà căn hộ vincom thì cậu ta có thái độ khác. Thật ra, nếu cậu ta có sợ thì người ta cũng thông cảm được, vì nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói “biết sợ” để sống trong chế độ đó sao.
Có người bảo GS Châu nói Cù Huy Hà Vũ nói có điểm chưa thuyết phục, sao không chứng minh đi!
Đúng. Nếu nói không thuyết phục thì phải chứng minh bằng ít nhất một câu, một ví dụ. Nói khơi khơi như thế là vô trách nhiệm, là xem thường người đọc. Lại còn dùng cách diễn đạt Tây để tỏ ra khệnh khạng ta đây!
Có người nói, GS Châu nói vụ án là cẩu thả, nhưng vụ án đã được người ta lập kế hoạch tỉ mỉ đến từng chi tiết
Đúng. Người ta đã lên kế hoạch rất chi tiết để hạ nhục Cù Huy Hà Vũ. Còn NBC viết cẩu thả mà không nói cẩu thả cái gì thì đó là cái dở của cậu ta. Đừng bênh cái dở. Thật ra, đáng lẽ NBC phải nói rằng các quan tòa dốt luật thì chính xác hơn là “cẩu thả”. Vì dốt luật nên họ thiếu tự tin, vì thiếu tự tin nên họ chạy trốn tranh luận, và vì trốn tranh luận nên họ phải dùng đến đòn lưu manh. Nhà giáo Phạm Toàn nhận xét chí lý rằng đó là một phiên tòa lưu manh và ô nhục.
Tôi chỉ tiếc một người khá thông minh như Nguyễn Hoàng Đức mà cũng mắc bệnh thần tượng. Mới xong “câu cá” mà thấy một bệnh nhân như NHĐ cũng muốn giúp lắm, nhưng e rằng bệnh đã quá nặng và cần nhập viện để có đặc trị.

Những con “chuột – người” ở nước ta

Tôi phải sửa tiêu đề Những con “chuột – người” để phù hợp với tình hình ở nước ta. Các “đại gia” dược đa quốc gia thử nghiệm thuốc trên người. Đúng. Có lạm dụng trong thử nghiệm. Có. Nhưng nói người ta, tại sao không nhìn mình. Nền y học của mình có lạm dụng / lợi dụng bệnh nhân không? Theo tôi là CÓ. Có rất nhiều.
Để phát triển thuốc điều trị người ta cần đến thử nghiệm. Thử nghiệm trên chuột, thỏ, cừu và trên người. Để đến bước thử nghiệm trên người, thuốc đã trải qua nhiều khâu thử nghiệm trên chuột để tìm liều lượng an toàn và hiệu quả. Các đại gia dược đa quốc gia thường làm những thử nghiệm lâm sàng vì đó là lẽ sống của họ. Nhưng cách họ làm rất nghiêm túc, đúng theo quy định về y đức. Tất cả bệnh nhân đều ký giấy cam kết chấp thận tham gia. Bệnh nhân có quyền rút ra khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào mà không cần giải thích. Số liệu được thu thập có hội đồng y đức kiểm tra.
Còn ở ta thì sao? Mỗi ngày ở các bệnh viện ta, có hàng trăm bệnh nhân đang bị thử nghiệm mà họ không hề hay biết. Cách làm thử nghiệm của giới nghiên cứu y khoa nước mình chẳng những vi phạm y đức, vi phạm pháp luật, mà còn dã man. Những ngày tôi còn làm trong một bệnh viện lớn ở TP, tôi chứng kiến biết bao trường hợp bệnh nhân bị bác sĩ đưa vào những thử nghiệm lâm sàng. Bệnh nhân chẳng hề hay biết rằng mình đang biến thành vật thử nghiệm vì bác sĩ không hề nói. Không có informed consent như bên tây.Như thế là vi phạm y đức, vi phạm pháp luật. Nếu có biến chứng thì vô tình/cố ý bác sĩ là thủ phạm. Như thế là dã man. Một nền y học với “y đức” như thế thì có hơn gì bọn Đức quốc xã cũng từng thử nghiệm vô y đức như thế.
Một lần họp giao ban, tôi nêu vấn đề bệnh nhân consent, liền bị đồng nghiệp bác bỏ. Họ biện minh rằng nếu xin phép bệnh nhân thì chẳng ai dám tham gia thử nghiệm. Nhưng đó là yêu cầu của y đức. Thế nhưng đạo đức bác sĩ thì sao? Ôi, bỏ mấy thứ y đức đó một bên, làm xong việc mình cái đã. Nếu bệnh nhân bị biến chứng từ thử nghiệm, ai chịu trách nhiệm? Không có ai cả. Nói chung, cách làm nghiên cứu của các bác sĩ trong bệnh viện rất vô trách nhiệm và hoàn toàn vi phạm y đức.
Ngày nay còn có chương trình bác sĩ học chuyên khoa I, II, thạc sĩ, tiến sĩ. Theo quy định, tất cả thí sinh đều phải làm nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là ai? Xin thưa là bệnh nhân của chính họ hay của thầy cô họ. Chẳng có hội đồng y đức.  Nếu có thì cũng chỉ là nửa mùa. Bệnh nhân không hề hay biết mình là vật thử nghiệm. Làm xét nghiệm thì bệnh nhân phải trả tiền. Thế là bệnh nhân vừa là đối tượng để bác sĩ làm nghiên cứu vừa bị làm hao tốn tiền của! Có hệ thống giáo dục y tế nào quái gở và phản bội bệnh nhân đến như thế không? Chỉ có ở nước mình. Có quá lời không nên nói đó là một nền y tế phản bội.
Sân sau của mình dơ bẩn như thế, chưa quét sạch, mà đã làm khôn đi chê sân người là dơ bẩn! Thật là ngược đời.

Đại dịch PGS-TS-BS

Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam

Entry này có một tựa đề hơi bí hiểm. Nhưng những ai làm trong nghề y đều biết đó là viết tắt của Phó giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ. Chỉ có ở nước Việt Nam. Chỉ có ở nước Việt Nam dưới thời XHCN. Nó là biểu hiện của căn bệnh mới phát sinh trong ngành y. Đó là bệnh hám danh. Bệnh hám danh đang làm tan nát hệ thống y khoa và đang biến hóa thành một đại dịch nguy hiểm cho người bệnh.
Có mấy ai còn nhớ đến thầy Phạm Biểu Tâm, thầy Trần Ngọc Ninh? Thầy Phạm Biểu Tâm có sống lại bây giờ không thể là hiệu trưởng trường y. Thầy Trần Ngọc Ninh có ở Việt Nam giờ này cũng không bao giờ thành khoa trưởng, chứ nói gì đến chức danh giáo sư. Cả hai thầy đều không có bằng tiến sĩ. Cái bằng tiến sĩ ngày nay ở đất nước này là một cái bùa hộ mệnh. Nó cũng là cái vé xe cho những chuyến xe đò thăng quan tiến chức. Nó là cái boarding pass cho những phi vụ làm trưởng khoa, làm hiệu trưởng trường y. Đó là luật chơi mới do những người cách mạng đặt ra. Người cách mạng không nhất thiết phải là người trong y giới, cũng chẳng cần làm khoa học. Nhưng họ có giá trị hơn nhà khoa học. Bài giảng của người cách mạng có giá hơn bài giảng của giáo sư tiến sĩ. Ở đất nước này, chính trị thống lĩnh tất cả. Làm cách mạng là làm chính trị. Bởi vậy, người cách mạng chẳng cần phải có tấm bằng bác sĩ để đặt ra luật chơi mới cho ngành y. Họ đang hủy hoại nền y học.
Tuần rồi đi dự một hội thảo chuyên đề và gặp một anh bạn đồng môn trên bàn cà phê. “Ủa, ông chưa tiến sĩ hả? Sao không làm một cái”? Anh bạn tôi hỏi. Tôi ngạc nhiên về chuyện làm một cái. Tiến sĩ là một cái gì như đồ chơi. Tôi lắc đầu. Mình đã già. Mình không có khả năng làm nghiên cứu. Cũng chẳng có thầy đỡ đầu. Anh bạn tôi cười lớn nói: Ông mà già gì, đâu cần khả năng làm nghiên cứu, cũng không cần thầy hướng dẫn, chỉ cần bỏ tiền ra mua thôi. Tôi cám ơn tấm lòng của bạn cũ và vẫn thấy mình vui với việc giúp người mà không có những râu ria trước tên mình. Bạn cũ tôi bây giờ là một PGS-TS-BS.
TS-BS bây giờ nhan nhản trong các bệnh viện. Thử dạo một vòng các phòng trong bệnh viện ngoài Hà Nội, sẽ thấy trước cửa phòng ai cũng có danh xưng TS-BS in ngay chính giữa cửa phòng. Bảng hiệu đó cho chúng ta biết người đang ngự trị hoặc chiếm lĩnh căn phòng là một bác sĩ và có bằng tiến sĩ. Bằng tiến sĩ là học vị cao nhất trong thế giới khoa bảng. Tôi không có con số thống kê để nói, nhưng tôi cảm thấy số bác sĩ có danh hiệu TS-BS nhiều hơn bác sĩ trong các bệnh viện Hà Nội. Sài Gòn đang đuổi theo Hà Nội, sắp đến đích nay mai. Với đà này, một ngày không xa bệnh nhân sẽ không còn gặp bác sĩ nữa, họ chỉ gặp TS-BS.
PGS-TS-BS xuất hiện ngày càng dày đặt trong các hội thảo. Nhìn lên bàn chủ tọa chúng ta thấy gì? Có hoa tươi. Có chai nước lọc. Có laptop. Có microphone. Và, có tấm bảng nền trắng chữ đen in những từ viết tắt như PGS-TS-BS. Hoa tươi để làm màu mè. Chai nước lọc vì trí thức không quen uống nước máy sợ nhiễm khuẩn. Laptop để nói rằng ta đây có trình độ IT. Microphone để truyền bá lời vàng ý ngọc. Danh hiệu PGS-TS-BS để khoe thành tựu miệt mài làm khoa học. Một bức tranh đầy hoa sắc, màu mè. Có phần phần cứng (IT, microphone) lẫn phần mềm (hoa, trí lực, bằng cấp).
Danh và thực lúc nào cũng là hai khía cạnh nhức nhối trong y giới. Bao nhiêu tiến sĩ của nước ta là do thực tài, bao nhiêu là giả, dỏm. Không ai biết được, nhưng xã hội biết. Xã hội đã từ lâu phong danh tước “tiến sĩ giấy” cho những kẻ bất tài, hám danh, mua quan bán tước. Cụm từ “Tiến sĩ giấy” ngày càng xuất hiện nhiều trên báo chí, trong những câu chuyện thường ngày. Tức là xã hội biết rằng ngày nay chúng ta có nhiều tiến sĩ dỏm hơn là tiến sĩ thực.
Dỏm có nghĩa là những bằng cấp được mua bán, tiền trao cháo múc. Anh bạn tôi vừa đề cập trên đây không ngần ngại nói rằng để có cái bằng tiến sĩ, anh phải chi ra nhiều tiền. Hỏi bao nhiêu, anh chỉ cười. Nhưng xã hội biết. Những cái giá 5.000 USD, 10.000 USD, 20.000 USD đã được đề cập đến. 100 triệu đồng. 200 trăm triệu đồng. 400 triệu đồng. Có khi 500 triệu. Có nhiều lò sản xuất văn bằng tiến sĩ và mỗi lò có biểu giá riêng. Quân y nổi tiếng là một trong những lò đào tạo đắt tiền. Các trường y thì rẻ hơn nhưng không rẻ bao nhiêu. Nhiều đồng nghiệp tôi mua bằng như thế. Đó là những con số chóng mặt cho bệnh nhân nghèo. Ai trả tiền? Xin thưa không phải bác sĩ, mà là bệnh nhân. Họ sẽ ăn tiền các hãng dược. Hãng dược nâng giá thuốc. Bệnh nhân là người cuối cùng trong vòng tròn này. Bệnh nhân lãnh đủ. Vì thế, mua bán bằng cấp là một trong những yếu tố làm cho giá thuốc cao đến mức “cắt cổ” như ở nước ta.
Những kẻ hám danh và bất tài xem chuyện mua bằng tiến sĩ là một đầu tư. Họ có thể chi ra vài trăm triệu hôm nay, nhưng nay mai thì sẽ được chức quyền. Trường khoa. Giám đốc bệnh viện. Hiệu trưởng. Tất cả đều mua, đều chạy. Một khi đã ngồi vào vị trí quyền lực, họ ra sức vơ vét tiền của người dân để trả lại chi phí mua bằng, mua chức vụ. Người dân cũng chính là đối tượng sau cùng trong đường dây này. Đừng trách tại sao dân mình nghèo vẫn hoàn nghèo. Cái cơ chế này làm cho họ nghèo. Đã nghèo thì thường chịu phận hèn. Cái cơ chế này làm cho người dân vừa nghèo và vừa hèn.
Dỏm có nghĩa là làm nghiên cứu ma, giả tạo số liệu. Báo chí đã nêu nhiều vấn đề đạo văn. Nhưng báo chí không hề biết những chuyện động trời hơn đạo văn. Đó là chuyện giả tạo số liệu. Những tiến sĩ dỏm chẳng bao giờ làm nghiên cứu cho tốn công. Họ chỉ ngồi đâu đó giả tạo ra số liệu. Có người làm nghiên cứu nghiêm túc, nhưng khi kết quả không đúng ý, họ sửa số liệu. Chẳng ai hay biết. Thầy cô hướng dẫn chỉ là những người mù vì bất tài, hoặc giả mù vì họ đã ăn tiền. Giả tạo số liệu xong, họ mướn một người nào đó làm phân tích thống kê. Giá phân tích cũng không rẻ chút nào, từ 500 USD đến 2000 USD. Có cậu nọ nay làm chức cao trong trường y từng làm phân tích mướn như thế. Chẳng cần biết đúng sai vì chính người làm mướn cũng mù mờ mà cũng chẳng quan tâm. Phân tích xong, họ mướn người viết luận án. Giá viết cũng từ 500 USD đến 2000 USD. Người viết chỉ cần có bằng cử nhân cũng viết được. “Viết” ở đây có nghĩa là cắt và dán. Hỏi google, dịch, cắt, dán. Vâng, luận án là dịch-cắt-dán. Thế là xong luận án. Thầy dỏm thì làm sao biết được đó là luận án thật hay dỏm. Có thể nói rằng đại đa số những nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay đều làm theo quy trình như thế. Không có đạo đức khoa học. Không có tinh thần khoa học. Đừng nói đến văn hóa khoa học. Đọc những lời tâm huyết có khi mang tính hô hào của Gs Tuấn về nghiên cứu khoa học mà tôi thấy tội nghiệp cho ông. Ông đâu biết rằng ở trong nước người ta đâu có quan tâm đến nghiên cứu, những lời ông nói ra chỉ là nước đổ đầu vịt mà thôi, chẳng ai nghe đâu.
Dỏm có nghĩa là làm nghiên cứu chất lượng còn thấp hơn luận văn cử nhân của các thầy trước 1975. Nếu có dịp đọc những luận án tiến sĩ của các bác sĩ, người có kiến thức không biết nên cười hay nên khóc. Cười vì những đề tài nghiên cứu như là đề tài của sinh viên học làm nghiên cứu. Khóc vì trình độ thấp đến mức thê thảm. Những đề tài nghiên cứu kinh điển mà thế giới đã làm từ ngày tôi còn ngồi trong trường y cũng được biến hóa thành đề tài tiến sĩ. Có đề tài đánh giá phẫu thuật nội soi mà người đánh giá cũng chính là người thực hiện. Không có cái gì là mới. Không có cái gì để gọi là khoa học. Số liệu đã giả thì làm sao có kết quả thật được. Bản thân thầy hướng dẫn chẳng hiểu tường tận vấn đề thì làm sao có được đề tài mới. Họ để cho trò tự “bơi”. Bơi bằng cách lên mạng, xem người ta ở ngoài làm gì rồi cố gắng làm giống như thế ở Việt Nam. Đại đa số bắt chước mà vẫn còn sai. Sai vì không hiểu vấn đề đến nơi đến chốn. Không có sáng tạo thì làm sao gọi là tiến sĩ được. Cả một nền học thuật chỉ bắt chước mà cho ra lò cả ngàn tiến sĩ mỗi năm. Đó là một nền học thuật ăn theo, dỏm.
Còn luận án thì thế nào? Cũng công thức nhập đề – thân bài – kết luận như ai. Nhưng đọc kỹ thì không khỏi phì cười. Phần nhập đề thí sinh hay nói đúng hơn là người viết mướn tha hồ dịch-cắt-dán từ các nguồn trên internet, có khi đem cả kiến thức từ sách giáo khoa thế kỷ 19, những mớ thông tin chẳng liên quan gì đến đề tài. Dân gian có câu “nói dai, nói dài, nói dở” thật là thích hợp cho luận án tiến sĩ. Phần phương pháp thì chẳng có gì để đọc, vì họ chủ yếu là ngụy tạo. Ngụy tạo số liệu thì làm sao dám viết chi tiết phương pháp được. Vả lại, người viết mướn cũng đâu có trình độ chuyên môn để đi chuyên sâu vào phương pháp. Đến phần kết quả là khôi hài nhất. Một chuỗi bảng số liệu. Một chuỗi đồ thị. Điều khôi hài là đồ thị làm từ bảng số liệu. Hai cách trình bày một thông tin! Chưa hết, thí sinh còn bồi thêm câu diễn giải dưới bảng số hay đồ thị. Tức là 3 cách trình bày chỉ nói lên một thông tin. Người ta cần số trang sao cho đủ nên phải làm như thế. Thừa thải? Không thành vấn đề. Vấn đề là làm cho đủ số trang theo quy định của Bộ. Sai sót? Đây đâu phải là công trình khoa học mà quan tâm đến sai sót. Đến phần bàn luận là một tràng từ ngữ bay múa, những ý tưởng hỗn độn, chẳng đâu vào đâu. Những gì Gs Tuấn chỉ cách viết bài báo khoa học không áp dụng ở đây. Không cần đến logic luận. Nó y như là cái thùng lẩu thập cẩm. Có lẽ vài bạn đọc chưa quen sẽ nói tôi cường điệu hóa vấn đề. Các bạn hãy vào thư viện trường y mà đọc xem các luận án tiến sĩ có xứng đáng cái danh xưng cao quý đó hay không. Người ta xem đó là những “luận án tiến sĩ” có mã số, có bìa đỏ, được lưu giữ cẩn thận. Nhưng tôi xem đó là những chứng cứ hùng hồn nhất cho một thời đại nhiễu nhương trong học thuật. Những kẻ đã, đang và sẽ có bằng tiến sĩ từ những cách học dỏm đó sẽ đi vào lịch sử nước nhà như là những tiến sĩ giấy, những con vi khuẩn làm ô uế nền học thuật nước nhà.
Dỏm có nghĩa là người thầy hướng dẫn cũng dỏm. Sự suy thoái của giáo dục y khoa là một chu kỳ bắt đầu từ người thầy. Sự suy đồi của người thầy bắt đầu từ những ông quan cách mạng. Dưới mắt của quan cách mạng, hồng quan trọng hơn chuyên, đảng viên quan trọng hơn người ngoài đảng. Vì thế chúng ta không ngạc nhiên sau 1975 có những vị mang danh “giáo sư” mà kiến thức còn thua cả bác sĩ gia đình, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy có “giáo sư” đi tuyên truyền cho xuyên tâm liên trị bá bệnh, bo bo bổ dưỡng hơn gạo. Ngày nay, kẻ bất tài nhưng có đảng tịch thì vẫn được cất nhắc làm thầy, được “tạo điều kiện” làm tiến sĩ. Có người được “cơ cấu” (một danh từ mới) chức trưởng khoa, giám đốc bệnh viện rồi, “tổ chức” (cũng là một từ mới) sẽ tìm cho họ cái bằng tiến sĩ. Bằng tiếng sĩ vừa là phương tiện, vừa là cứu cánh trong cái nền học thuật nhếch nhác hiện nay. Bằng tiến sĩ nó tầm thường đến nỗi người ta nhạo báng ra đường gặp tiến sĩ. Nó rẻ tiền vì chúng ta biết rằng bằng tiến sĩ của Việt Nam chỉ là bằng dỏm, không bao giờ xứng đáng với danh vị đó. Không dỏm thì cái bằng đó cũng chỉ là thứ được cấu thành từ những giả tạo, những “nghiên cứu” loại rác rưởi khoa học, những dữ liệu có được từ vi phạm y đức. Bằng tiến sĩ của Việt Nam chỉ là thứ rác rưởi trong thế giới học thuật ngay chính trên đất nước Việt Nam. Thế là chúng ta có thầy dỏm. Thầy dỏm đào tạo ra trò dỏm. Trò dỏm đào tạo tiếp trò dỏm. Sẽ không lâu chúng ta sẽ có nhiều thế hệ tiến sĩ dỏm, giáo sư dỏm. Và chúng ta sẽ phải trả giá cho những cái dỏm đó. Thực ra, bệnh nhân đang trả giá cho cái dỏm.
Cái giá mà bệnh nhân phải trả cho hệ thống y khoa hám danh này là cái chết. Nhiệm vụ của người bác sĩ lâm sàng trước hết là chữa trị bệnh nhân. Nhiệm vụ đó đòi hỏi kỹ năng lâm sàng tốt. Ngoài ra, còn có sự cảm thông, chia sẻ với bệnh nhân. Nhưng bác sĩ hám danh ngày nay chỉ chạy theo bằng cấp dỏm, làm nghiên cứu dỏm, gây tác hại cho bệnh nhân. Họ không trao dồi kỹ năng lâm sàng. Họ không có thì giờ để đọc sách. Họ thừa thì giờ đi nhậu để làm “ngoại giao”. Thiếu kiến thức lâm sàng. Chẩn đoán sai. Làm xét nghiệm không cần thiết. Đối diện với bệnh nhân thì chỉ hách dịch ra lệnh chứ không biết nói. Hậu quả là chẩn đoán sai, điều trị sai, bệnh nhân chết. Nếu còn sống thì gặp biến chứng, hoặc thương tật suốt đời. Dỏm trong các ngành khác như khoa học xã hội thì có thể không gây tác hại nguy hiểm, nhưng dỏm trong y khoa thì hậu quả khôn lường. Rất tiếc là các quan cách mạng không nhìn thấy hay không nhìn thấy điều hiển nhiên đó để cho sự hám danh và dỏm lên ngôi. Họ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử nước nhà.
Bệnh hám danh trong y giới ngày nay đã trở thành đại dịch. Có lần trong một hội thảo chuyên môn, một anh kia tên là D, học y trước 1975 nhưng ra trường sau 1975, thuộc thành phần răng đen mã tấu – “cách mạng 75″ như người Sài Gòn vẫn nói, được người ta giới thiệu anh ta là TS, nhưng khi anh ta lên bục giảng câu đầu tiên anh ta nói là chỉnh người giới thiệu, rằng chức danh của anh ta bây giờ là PGS. Chính xác hơn là PGS-TS-BS. Cả hội trường có phần sững sờ trước sự khoe khoang hợm hĩnh. Tôi cũng ngạc nhiên khi biết anh ta có bằng tiến sĩ và càng sững sờ khi biết anh ta là PGS. Hỏi đồng nghiệp làm cùng bệnh viện với anh ta, ai cũng cười. Nghiên cứu là con số 0. Lâm sàng? Đã có nhiều bệnh nhân thành nạn nhân của anh ta. Thế là biết. Tất cả chỉ là mua bán. Thế mới biết cái cơ chế có khả năng nhào nặn một con người có tư cách thành một kẻ háu danh hợm hĩnh. Và chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng trường hợp của anh D chỉ là một hạt cát trong sa mạc y giới. Ngày nay có hàng chục ngàn người như thế. Nó đã thành một đại dịch. Dịch hám danh. Dịch hám bằng cấp. Đại dịch hám danh và hám bằng cấp còn nguy hiểm đến bệnh nhân hơn các đại dịch H1N1 nhiều.
Đại dịch hám danh không chỉ trong y giới mà còn lan tràn ra các địa hạt khác ngoài xã hội. Ai cũng cố gắng tạo cho mình một cái danh xưng trước tên. Ngày nào xã hội biết đến bác sĩ, kỹ sư, tiến sĩ, thạc sĩ, giáo sư … nhưng ngày nay người ta còn gắn CN và Master trước tên mình. CN là cử nhân. Master là cao học. Chưa bao giờ tôi thấy một sự háu danh quái đản như hiện nay. Trong y giới, người ta còn gắn thêm TS-BS, hoặc PGS-TS-BS. Nếu có danh xưng gì khác như thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú, người ta cũng gắn vào luôn. Nếu một người nông dân không có bằng cử nhân thì họ được gọi là gì. Không là gì cả. Do đó, đại dịch dịch hám danh nó phân chia xã hội thành những người có và những người không có. Nó dẫn đến nạn kỳ thị. Kẻ có danh xem thường người không có danh. Vì thế người ta phải chạy theo danh, phải mua danh bán tước. Đại dịch hám danh tạo ra một thị trường mua bán tước danh, bằng cấp. Từ cấp trung ương đến địa phương, hiện tượng mua bán bằng cấp xảy ra hàng ngày. Mua bán tước danh và bằng cấp là hành động xem thường kỷ cương phép tắt trong học thuật. Vì thế dịch hám danh không chỉ làm phân hóa, kỳ thị xã hội, mà còn làm hủy hoại nền học thuật quốc gia.
Sau khi gặp bạn tôi gặp trong hội thảo tuần qua làm tôi có cảm hứng viết entry này tôi lên taxi về nhà. Trên đường về nhà bị kẹt xe, anh tài xế phải vất vả nhích từng cm. Mưa càng lúc càng nặng hạt. Đường xá ngập nước như trong cơn bão lụt. Ngay giữa thành phố có thời mang danh Hòn ngọc viễn đông. Anh tài xế cùng độ tuổi tôi lắc đầu ngao ngán. Anh nhìn tôi ái ngại vì quá trễ giờ. Chúng tôi nói chuyện đời. Anh chỉ vào con đường ngập nước và nói họ đang phá nát thành phố này. Tôi đồng ý. Nhưng tôi muốn thêm rằng họ cũng đang hủy hoại nền học thuật nước nhà bằng cách tạo ra một đại dịch PGS-TS-BS.

Hung dữ ở nhà, hèn hạ ở chợ

Đăng bởi: bsngoc | 05/06/2011

Trung Quốc là một nước lớn, nhưng Trung Hoa là dân tộc nhỏ mọn và xấu xí. Tôi đồng tình với nhận định đó. Nhưng cũng nên công bằng mà nói thẳng rằng lãnh đạo nước ta cũng không khác mấy. Nhìn lại những cách xử sự của lãnh đạo nước ta trước kẻ thù Trung Quốc, chỉ có thể than thở bằng 8 chữ Hung dữ ở nhà, hèn hạ ở chợ.

Những thông tin dồn dập không vui. Mất đất vùng biên giới phía bắc. Biển bị Tàu xâm phạm. Ngư dân bị khủng bố. Bầu trời của ta bị máy bay Tàu xâm phạm, dọ thám. Quân đội thờ ơ. Công an tha hồ khủng bố dân chúng. Lãnh đạo tiết kiệm lời nói. Chưa thấy lúc nào đất nước chúng ta trong giai đoạn suy thoái như hiện nay.

Đến bây giờ thì chúng ta biết rằng đất nước chúng ta đã bị mất một phần đất. Mấy năm qua, báo chí “lề trái”, các chuyên gia “phản động” ở nước ngoài — thật có, dỏm có — khẳng định rằng chúng ta đã mất đất trong những cuộc đàm phán với Trung Quốc. Lúc đó tôi không tin. Tôi không tin vì không bao giờ nghĩ rằng một người Việt nào, dù là người cộng sản theo chủ nghĩa Mao-ít, nở lòng dâng đất cho kẻ thù. Tôi không bao giờ tin rằng một người Việt chân chính có thể nhượng bộ kẻ thù trên bàn đàm phán về lãnh thổ. Nhưng bây giờ, qua những thông tin xác thực của Huy Đức, tôi mới biết rằng chúng ta đã thật sự mất phân nửa thác Bản Giốc. Chúng ta mất nhiều kílomét đất dọc theo đường biên giới. Cũng có thể chúng ta đã mất một phần Ải Nam Quan. Vậy mà những người cầm quyền không dám nói cho chúng ta biết. Những người tham gia đàm phán cũng không nói cho chúng ta hay. Họ không dám công bố bản đồ cho công chúng biết. Nếu đó không phải là những dấu hiệu của người thua cuộc thì là gì? Do đó, khả năng rất cao là chúng ta đã mất đất về Trung Quốc. Các lãnh đạo Việt Nam đã thua những tay bành trường Bắc Kinh. Nhưng cũng có thể là dâng đất cho kẻ thù. Cũng không loại trừ bán đất cho giặc. Dù là thua, dâng đất, hay bán đất, thì hình hài nước Việt Nam này không còn như lúc ông cha ta để lại. Mỗi tấc đất Việt Nam có xương và máu của người Việt. Những kẻ nào bán hay dâng đất cho kẻ thù cũng có nghĩa là họ đã phản bội sự hy sinh của tiền nhân. Những kẻ phản bội này phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.

Biển của chúng ta đang bị Tàu xâm lăng. Ngày 26/5/2011 là một ngày lịch sử. Đó là ngày Trung Quốc cho 3 tàu gọi “hải giám” xâm lấn hải địa Việt Nam. Chẳng những xâm lấn mà còn ngang ngược cắt cáp của tàu Bình Minh 02 của ta. Hành động xâm lăng của bọn Tàu không dừng ở đó. Chưa đầy 3 ngày sau, 4 tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Phú Yên bị hải quân của Trung cộng bao vây và uy hiếp, nã đạn vào ngư thuyền, không cho đánh cá. Chẳng những thế, chúng còn cho hàng trăm tàu giả dạng đánh cá xâm phạm lãnh hải ta. Tất cả những sự việc trên xảy ra ngay trong địa phận của Việt Nam, không phải vùng tranh chấp. Thật ra, trước đó chúng ta cũng đã biết hàng trăm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị “tàu lạ” tấn công, trấn lột và làm tiền. Bây giờ thì báo chí lề phải cũng phải nói sự thật, cái ngữ vựng gọi là “tàu lạ” ấy chính là tàu của Tàu. Tàu quân sự của Tàu núp dưới danh nghĩa “ngư chính”. Những con tàu cắt cáp của tàu Bình Minh 02 thực chất là tàu hải quân của bọn Tàu núp dưới danh nghĩa giám sát biển. Hành động núp lén như thế chỉ có thể nói là hành động của những kẻ hèn hạ. Hành động xâm lấn đó không chỉ là “ngang ngược” mà còn thể hiện bản chất lưu manh của quân quen thói côn đồ. Không chỉ lưu manh mà còn thể hiện hành động khủng bố. Ngày 26/5/2011 là ngày mà khủng bố do nhà nước bảo trợ lên ngôi. Và nạn nhân của khủng bố đó là ngư dân Việt Nam, là lòng trự trọng của người Việt Nam. Điều đáng nói là chúng ta bị những kẻ hèn hạ khủng bố.

Bọn Tàu khủng bố hèn hạ đã đành, nhưng phản ứng của quân đội Việt Nam cũng tỏ ra … khó hiểu. Không biết có nên nói là hèn hạ ở cấp độ khác hay không. Nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ và lãnh hải. Nhưng những sự việc xảy ra gần đây cho thấy quân đội chỉ là những người bàng quang, vô tâm. Ai còn nghi ngờ nhận xét đó thì hãy đọc lại sự việc xảy ra với tàu Bình Minh 02. Suốt 3 giờ bị bọn Tàu uy hiếp và khủng bố, hải quân Việt Nam chẳng làm gì. Hoàn toàn thụ động. Hãy nghe qua đoạn băng đàm thoại giữa ngư dân bị Tàu khủng bố và ông đại úy biên phòng ở Phú Yên. Nghe qua đoạn băng đó chúng ta phải nói rằng quân đội hoàn toàn không làm gì để bảo vệ ngư dân. Nhưng đây không phải là sự làm ngơ đầu tiên. Trước đây, hải quân Việt Nam cũng chưa bao giờ có động thái gì để bảo vệ ngư dân, bảo vệ vùng biển của Việt Nam. Ngư dân cho biết tàu hải quân Việt Nam chỉ loanh quanh trong vòng gần bờ biển, ra ngoài xa một chút thì chỉ thấy toàn tàu hải quân Tàu. Như vậy có thể nói rằng tàu hải quân Việt Nam rất sợ hải quân Tàu. Từ sợ hãi nên không dám bảo vệ ngư dân. Có bao giờ trong lịch sử nước nhà mà lực lượng vũ trang của ta lại khiếp nhược đến như thế? Mang tiếng là “Quân đội nhân dân”, vậy chúng ta phải hỏi hai chữ “nhân dân” có nghĩa gì ở đây? Có thật sự xứng đáng là quân đội của nhân dân không? Hay họ chỉ núp phía sau nhân dân, núp phía sau ngư dân? Quả vậy, cách đây không lâu họ xúi ngư dân trang bị súng ống để đánh trả “tàu lạ”. Nếu ngư dân mà có súng ống thì là cướp biển rồi, và lời xúi đó chẳng khác gì biến ngư dân thành bia đạn của bọn bành trướng Bắc kinh! Ôi, tầm nhìn của quân đội nhân dân là như thế ư?

Câu hỏi về xứng đáng thật ra đáng đặt ra cho những người đang lãnh đạo nước ta. Kể từ ngày lịch sử 26/5/2011 đến nay đã hơn 1 tuần. Trong suốt 1 tuần đó không có một lãnh đạo nào của nước ta lên tiếng về hành động xâm lăng của quân Tàu. Ngài giáo sư tổng bí thư nho nhã không lên tiếng vì ông nổi tiếng là người thân Tàu. Ngài thủ tướng hai bằng cử nhân không nói gì. Ngài chủ tịch nước có bằng cử nhân toán cũng chẳng biết tính sao. Ngài bộ trưởng quốc phòng với khuôn mặt của người uống nhiều steroid (hay bia) im lặng. Ngài tiến sĩ bộ trưởng ngoại giao mặt đen thì nổi tiếng là người thiếu ngữ vựng nên chẳng biết gì để nói. Có thể tất cả họ có ngữ vựng nhưng đều không dám nói. Thật ra, tất cả họ đều im lặng từ mấy năm nay mỗi khi có gì liên quan đến Tàu. Ngư dân bị cướp? Họ im lặng. Ngư dân bị bắt làm con tin? Họ im lặng. Quân Tàu xâm lăng lãnh hải? Họ im lặng. Chưa bao giờ đất nước này có những người lãnh đạo chỉ có thể mô tả bằng 2 chữ “khiếp nhược”.

Để thấy tại sao chữ khiếp nhược thích hợp trong trường hợp này chúng ta phải nhìn sang các nước láng giềng xử sự ra sao. Malaysia cho tàu chiến và chiến đấu cơ rượt đuổi bọn Tàu xâm phạm hải phận Malaysia. Bọn Tàu thú nhận rằng trong năm 2010, có lần tàu ngư chính của chúng bị tàu hải quân Malaysia rượt đuổi suốt 17 giờ. Malaysia chẳng những cho tàu ra nghênh chiến mà còn cho phi cơ uy hiếp đuổi bọn Tàu xâm lược khốn kiếp. Cũng như Malaysia, Philippines cho tàu chiến và chiến đấu cơ đuổi bọn Tàu xâm phạm lãnh hải. Indonesia thì bắt giữ tàu của bọn Tàu và đâm đơn kiện Tàu lên Liên Hiệp Quốc. Nhật hành động mạnh hơn. Chúng ta còn nhớ tháng 9 năm ngoái bọn Tàu đã cho hai tàu đâm vào tàu tuần duyên của Nhật. Nhật phản ứng bằng cách bắt tàu, giam thuyền trưởng. Nói chung, các nước trong vùng đều có hành động quyết liệt để đuổi bọn xâm lăng Tàu. Lãnh đạo của họ, từ bộ trưởng đến tổng thống đều ra tuyên bố mạnh mẽ phản đối bọn bành trường Bắc kinh. Cũng phải nhìn nhận rằng ngay cả bọn Tàu nhỏ mọn và bẩn thỉu còn tỏ ra tôn trọng dân của họ hơn là lãnh đạo nước ta. Ôn Gia Bảo đã chẳng lên tiếng yêu cầu Nhật phải thả tên thuyền trưởng lưu manh là gì. Còn lãnh đạo ta, có ai lên tiếng để đòi bọn Bắc kinh phải hoàn trả tàu cho ngư dân Việt, có ai có lời nào để yêu cầu chúng trao trả người của ta? Không có. Phải thẳng thắn đặt câu hỏi rằng họ có xứng đáng lãnh đạo đất nước này hay không?

Họ đã không dám mở miệng bênh dân, không dám đứng lên với ngoại bang, nhưng khi người dân bày tỏ lòng yêu nước thì họ thẳng tay đàn áp và khủng bố nhân dân. Ở nước ta, trớ trêu thay những ai bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ và lãnh hải là một tội. Người dân xuống đường chống bọn Tàu xâm lăng thì bị bỏ tù. Ra tù thì bị công an khủng bố. Khủng bố và đàn áp cho đến tán gia bại sản. Có nơi nào trên thế giới mà yêu nước là một tội phạm? Chỉ có ở Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa mới có tội yêu nước. Chỉ có ở Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa mới có chuyện hiệu trưởng đại học ký lệnh không cho sinh viên biểu tình chống kẻ thù. Hiệu trưởng cũng có bằng tiến sĩ như ai mà còn hèn như thế, thì ông sẽ đào tạo ra bao nhiêu kẻ hèn khác? Quả thật, đối với không ít người, Việt Nam là một nhà tù vĩ đại. Nhà tù vĩ đại dưới sự kiểm soát của công an. Đó đích thị là chế độ công an trị. Trong cái nhà tù vĩ đại, trong cái xã hội công an trị, tất cả đều là những tù nhân dự khuyết. Không có tội, người ta cũng có thể dàn dựng thành tội. “Hai bao cao su” đã trở thành động từ nhớp nhúa trong ngữ vựng tiếng Việt thời xã hội chủ nghĩa. Đi bằng đầu gối với ngoại bang, nhưng về nhà thì đạp chân lên đầu lên cổ dân lành. Dùi cui và súng ống họ không nhắm vào kẻ thù mà nhắm vào dân mình. Đó là hành động khôn nhà dại chợ.

Người xưa nói thiên thời – địa lợi – nhân hòa là những điều kiện lý tưởng của một đất nước. Đối chiếu với nước ta ngày nay, chúng ta không có những điều kiện đó. Thời thế không thuận vì chúng ta đang bị kẻ thù Tàu đe dọa nghiêm trọng. Địa lý cũng không lợi vì chúng ta ở bên cạnh một nước Tàu to lớn và xấu tính, lúc nào cũng muốn chiếm nước ta. Chúng ta cũng đã mất đất và đang mất dần biển. Quan trọng hơn hết là chính quyền đã mất dân. Người dân không còn tin tưởng vào lãnh đạo, không tin tưởng vào chính quyền. Họ nhìn thấy trước mặt mình những kẻ tham ô, phè phỡn, ăn trên ngồi chốc đang ra sức bòn rút tài nguyên đất nước và chia chác lẫn nhau. Người dân nhìn những lãnh đạo xuất hiện hàng ngày trên tivi như là những diễn viên kịch rất tồi. Họ chẳng có tài mà cũng chưa chứng tỏ được cái đức. Không có thiên thời – địa lợi – nhân hòa thì đừng nói đến chuyện vực dậy lòng yêu nước của người dân.

Chúng ta nói Tàu là “anh hàng xóm to xác xấu tính”. Đúng quá. Trung Quốc là một nước lớn, nhưng dân tộc Tàu là một dân tộc nhỏ, thấp, hèn. Nhưng trông người thì hãy nhìn lại chúng ta. Thật ra, Việt Nam ngày nay chỉ là một phiên bản của Trung Quốc. Tất cả những xấu xí, hèn hạ, mưu mô chước quỷ của Tàu, Việt Nam đều học lóm cả. Hãy so sánh. Dân tộc Tàu nhỏ, chúng ta cũng đâu có lớn, thậm chí còn nhỏ hơn Tàu. Người Tàu thấp, lãnh đạo của chúng ta càng thấp hơn. Người Tàu hèn, lãnh đạo chúng ta cũng chẳng ai tỏ ra anh hùng. Tàu gây hấn với ta, còn công an và chính quyền ta thì đàn áp và khủng bố người dân. Đôi khi tôi thấy cách xử sự của chế độ công an trị ở nước ta chẳng khác gì một kiểu thượng đội hạ đạp. Nói người ta xấu nhưng cũng phải tự nhìn lại mình để thấy mình như thế nào.

Nếu chẳng may chiến tranh xảy ra, người dân sẵn sàng bỏ mạng ra để bảo vệ mảnh đất hình chữ S này. Nhưng ngày nay, người dân cũng phải hỏi mai kia mốt nọ khi mình nằm xuống cho quê hương thì ai sẽ hưởng lợi? Chắc chắn con cháu họ vẫn hoàn nghèo. Tài nguyên đất nước sẽ vẫn bị các con ông cháu cha bòn rút và chia chác nhau. Những tập đoàn chính trị kinh tế, các phe cánh con ông cháu cha theo kiểu mafia sẽ đè đầu cưỡi cổ người dân. Nhìn thấy viễn cảnh như thế và đã chứng kiến tình cảnh hiện nay, chúng ta phải đặt dấu hỏi có đáng hy sinh cho những tập đoàn làm giàu trên xương trên máu của chúng ta không? Chúng ta đòi hỏi lãnh đạo phải anh minh, can đảm và có tầm mới xứng đáng đứng ra kêu gọi chúng ta đứng lên bảo vệ đất nước. Dân tộc Việt Nam không muốn chiến tranh với bọn Tàu, một là kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm nhất của Việt Nam. Dân tộc Việt Nam cũng không muốn đi bằng hai đầu gối với bọn Tàu lưu manh và bẩn thỉu. Nhưng dân tộc Việt Nam cũng khó tha thứ cho những kẻ nào bán đất hay dâng đất cho kẻ thù, những kẻ khiếp nhược với kẻ thù và khủng bố nhân dân. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần những người lãnh đạo can đảm xứng đáng với truyền thống đánh Tàu, đuổi Pháp và đuổi Mỹ mà chúng ta vẫn được dạy để tự hào. Nếu không bằng truyền thống anh hùng của dân tộc thì lãnh đạo Việt Nam cũng nên tỏ ra có trí và dũng như lãnh đạo các nước trong vùng. Chúng ta mong ước hay đòi hỏi phải có những người đại diện đất nước như thế để chúng ta còn ngẩn mặt nhìn bè bạn quốc tế.

Tàn nhẫn

Tàn nhẫn

Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.

Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt. Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.

Người ta nói một chuyện làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.

Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó. Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình không “sạch” mấy (do học y thời trước 75). Nhưng tôi được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.

Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên. Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến … cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị! Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp. Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.

Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa “đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa“. Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng người dân Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản nhiên tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ!

Thử nhìn qua hai hình dưới đây để thấy bản chất của chế độ:





Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trung ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống. Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như thế.

Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên. Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy. Tạm thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam?