2/9/11

Sinh viên... nói leo

T.N.L.A.
BVN đã định kết thúc câu chuyện về bà “Tiến sỹ” Đỗ Ngọc Bích, nhưng xem ra còn quá nhiều người mang tâm lý bức xúc với bài viết của bà “Tiến sỹ “ này.

Trong số các bài gửi đến, có bài viết của nữ sinh viên T.N.L.A, cung cấp một vài chi tiết rất cụ thể về bà “Tiến sỹ”, kèm theo những bình luận liên quan đến cảm nhận của tác giả về hệ thống giáo dục mà tác giả đang là người trong cuộc.

Trân trọng cảm ơn bạn T.N.L.A., và xin được đăng lên để bạn đọc có thêm thông tin.

Bauxite Việt Nam
Thưa các thầy cô.

Tuần qua rất nhiều bài trên mạng bàn về “Tiến sỹ” Đỗ Ngọc Bích sau bài viết của bà trên Đài BBC lên án cái mà chị gọi là “chủ nghĩa dân tộc bài Hoa cực đoan”. Là những sinh viên đang còn ngồi trên ghế giảng đường, sau khi đọc các bài báo, chúng em nhận ra, các tác giả đều là các bậc khả kính. Vì vậy, chúng em xin phép gọi tác giả các bài báo là “Các thầy cô”.

Chúng em đã đọc rất kỹ những bài viết của các thầy cô, trong đó có bài than phiền rằng, hiện tượng Đỗ Ngọc Bích không là gì xa lạ, mà đó chẳng qua chỉ là sản phẩm mà nền giáo dục trong nước đã tạo ra. Với tư cách là “cái sản phẩm” mà “nền giáo dục trong nước đã tạo ra”, chúng em thực sự cảm thấy rất buồn.

Đúng như một bài báo đã viết, trong sách giáo khoa lịch sử thì “sử cách mạng” chiếm một tỷ trọng áp đảo. Không những vậy, chúng em còn đọc được một bài báo khác viết rằng, ngay trong những trang viết về “sử cách mạng” ấy còn viết theo quan điểm mao-ít.

Chúng em vào mạng tra cứu xem “Tiến sỹ” Đỗ Ngọc Bích là ai, thì có một phát hiện hết sức thú vị. Chúng em suy nghĩ mãi về “phát hiện” này, và cuối cùng xin mạnh dạn gửi đến Thầy Nguyễn Huệ Chi, để Thầy cung cấp thêm thông tin cho các bạn đọc của Bauxite Việt Nam. Thông tin chính xác về chị Bích là: chị ấy là sinh viên lớp tiếng Anh Khoá 35 (1991-1994) thuộc Khoa Tiếng nước ngoài của Trường Đại học Tổng hợp, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội. Chị Bích tốt nghiệp năm 1994, và không hề có background (nền học vấn) về Lịch sử (!)

Cựu sinh viên Khoa tiếng nước ngoài của Đại học Tổng hợp Hà Nội đã lập một website, trong danh sách có tên Đỗ Ngọc Bích: http://www.diginet.com.vn/ngoaingu/MemberList.asp. Xin các thầy cô và các bạn vào mạng để tìm hiểu thêm.

Qua website của các cựu sinh viên Khoa Tiếng nước ngoài, chúng em hoàn toàn không ngạc nhiên, đoán biết được lý do vì sao chị Bích được xuất hiện trên trang mạng của Đài BBC. Rất có thể, chị ấy đã nhận được sự giúp đỡ của người bạn đồng môn, là anh Ngô Quốc Phương, ký giả trong Ban Việt ngữ của Đài BBC, là sinh viên Khoá 33 cùng Khoa Tiếng nước ngoài (học trước chị Bích hai năm). Quý Thầy Cô có thể tìm được tên anh Ngô Quốc Phương trong danh sách cựu sinh viên của Khoa tiếng nước ngoài, và cũng đã được đăng trong cùng trang mạng này.

Với tư cách là một sinh viên học ngoại ngữ, chúng em xin thú thực, ở Việt Nam, phần lớn sinh viên theo học các ngành ngoại ngữ chỉ mới được học một vốn ngôn ngữ tối thiểu, đủ để làm một loại “thông ngôn” vào cỡ ... “dưới trung bình” thôi, cái nền văn hóa trong chương trình đào tạo ngoại ngữ quá mỏng, trong khi, đáng ra, dạy ngôn ngữ của một dân tộc phải là ... chuyển tải cho sinh viên cái nền văn hóa của cả hai dân tộc: dân tộc mình và dân tộc đó. Vì vậy, vốn hiểu biết quá mỏng về lịch sử và về dân tộc của chị Bích như thể hiện trong bài báo cũng là lẽ đương nhiên thôi.

T.N.L.A.

(Một sinh viên đang theo học một ngành ngoại ngữ ở Hà Nội)

Nhân ngày Quốc khánh nói chuyện quốc kỳ

Huỳnh Ngọc Chênh
clip_image001Sắp đến ngày quốc khánh, tôi nhớ đến chuyện treo cờ nên đi tìm lá quốc kỳ, sửa soạn lại cho tươm tất để chuẩn bị treo lên chào mừng ngày vui của cả nước.
Trong lúc giũ bụi và vuốt phẳng lá quốc kỳ tôi nhớ lại chuyện xảy ra vào sáng Chủ nhật vừa rồi tại một quán cà phê ở khu vực Bưu điện và nhà thờ Đức Bà.
Sáng hôm đó tôi ngồi cà phê một mình tại quán ấy. Cạnh bàn tôi có một nhóm 5, 6 thanh niên. Họ nói rất nhiều chuyện nhưng tôi không chú ý. Đến khi bên ấy vang lên mấy từ cờ tổ quốc thì tôi dừng suy nghĩ, lắng tai nghe.
- Tao thách đứa nào mang cờ tổ quốc đi qua đi lại trước nhà Văn hóa Thanh Niên hai vòng tao thưởng lớn. Một thanh niên trong bàn nói.
Cả bàn nhao nhao lên:
- Ừ đứa nào mang được cờ đi qua lại chỗ ấy hai lượt thì cả bàn góp tiền lại đãi một chầu ăn uống thịnh soạn trưa nay. Đứa nào dám không?
Tôi nhìn qua thấy rất nhiều tiếng nhộn nhạo nhưng không thấy ai đứng lên nhận lời. Tất cả đều ngồi im re rồi rụt cổ, lè lưỡi lắc đầu.
clip_image003
clip_image005
Rồi nhớ lại vừa rồi có đọc một bài trên blog Anh Vũ của nhà giáo Phương Anh. Chị ấy kể trong một chuyến đi công tác Hà Nội có tình cờ đi theo và nhập vào đoàn "tụ tập đông người" chống Trung Quốc. Chị được anh em trong đoàn phát cho một lá cờ tổ quốc để cầm. Nhưng gặp đúng hôm đó đoàn biểu tình bị trấn áp. Nhiều người bị dồn lên xe buýt, nhiều người khác bị cưỡng chế thô bạo, trong đó có anh Nguyễn Chí Đức bị khiêng lên xe và bị đạp vào mặt như bao nhiêu người đã biết. Đoàn biểu tình bị giải tán. Chị Phương Anh viết:
"Đến nỗi khi đoàn biểu tình bị chia cắt, giải tán, thì lá cờ tổ quốc mà trước đó tôi cầm chung với người khác cuối cùng nằm một mình trong tay tôi. Và tôi vội gấp nhỏ lá cờ ấy lại, cất vào trong túi mà lòng thì vô cùng sợ hãi, thực sự thế. Kèm một ý nghĩ chua chát thoáng qua trong đầu: tôi mang cờ tổ quốc, mà sao sợ hãi như đang mang hàng quốc cấm?".
clip_image006
clip_image007
clip_image008
Vuốt ve lá quốc kỳ đã bạc màu tôi chợt nhớ lại, lá cờ nầy đã từng theo tôi nhiều lần xuống đường trong những cuộc tụ tập vô cùng đông người. Những lần ấy tôi hiên ngang cầm lá cờ nầy vẫy thật cao cho nó tung bay phần phật trong gió một cách đầy tự hào và hãnh diện khi ngồi đàng sau xe của thằng con trai của tôi. Những cuộc tụ tập đó đông đến cả hàng vạn người. Quốc kỳ quấn trên người, đội trên đầu, cắm trên xe, cầm trên tay... đỏ rực và tràn ngập khắp mọi nẻo đường Sài Gòn. Những lúc đó, cờ cũng bay rợp trời theo đoàn người tụ tập vô cùng đông đảo ở Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Cần Thơ... Hầu như thành phố nào cũng có cảnh tụ tập vô cùng đông người. La hét thoải mái, hoan hô đả đảo lộn xà ngầu cho đến tận 1, 2 giờ sáng mới chịu tan hàng. Chẳng thấy ai buộc giải tán. Sướng thật. Ấy là những lần đội tuyển bóng bá VN giành được ngôi vô địch.
Bây giờ lo thật, mùa SEAGAME tới đây nhỡ như đội tuyển bóng đá VN vô địch thì sẽ không còn được tụ tập đông người nữa. TP HCM cấm tiệt, Hà Nội cũng ra văn bản cấm tụ tập đông người, và cả ông Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cũng qua cam kết với Trung Quốc rằng dứt khoát không cho tái diễn cảnh tụ tập đông người nữa. Khổ thật!
Tôi dựng lá cờ vào góc rồi cảm thán: Quốc kỳ ơi, ngươi không còn được ngạo nghễ phất cao giữa đường phố Việt Nam nữa rồi.
H.N.C.

Thị trường “bán… nước”

01/09/2011   

Hành Khất
-
Trong lãnh vực thương mại, khi muốn bán được những hàng hóa người ta thường hay quảng cáo qua những phương tiện truyền thông, từ tờ giấy in, báo chí, truyến hình, phim ảnh, mạng v.v., ngay cả rỉ tai đến những người mới quen biết. Tuy nhiên, có một biệt lệ riêng trong vấn đề thương mại là “không nên quảng cáo” nhưng vẫn thu được lợi, mà lại là món lợi to lớn hơn những danh hiệu nổi tiếng khác. Biệt lệ đó chỉ dành riêng trong thị trường “bán nước”.
Trong thị trường đó, nếu nhiều người biết đến, thì không thể phát triển vấn đề trao đổi mua bán giữa hai đối tác chính; nên cần sự bí mật, giữ kín, và làm sai lạc cảm nhận về thông tin đối với người tiêu thụ. Hay nói đúng ra, họ là những người “phải chịu tiêu thụ” vì không thể có sự lựa chọn nào khác. Và không những thế, họ phải tỏ ra rất hài lòng với những sản phẩm được cung cấp theo quy hoạch một cách có hệ thống. Một khi những sản phẩm đó được tung ra rộng rãi, những hội đoàn bên trong thị trường đó rầm rộ phát động những phong trào tuyên truyền quảng cáo một cách tích cực. Người tiêu thụ bị thu hút quay cuồng như lạc vào con xoáy, và càng lúc càng mê mẩn tâm thần hơn, như đang say thuốc phiện hay bạch phiến. Cái ảo tưởng tuyệt vời đó vẫn tồn tại lâu dài từ thế hệ nầy qua thế hệ khác, họ hồ hởi thi nhau hưởng thụ và cổ động những ai chưa biết qua, trong cũng như ngoài nước.
Quả thật đó là một sự thành công lợi lộc nhất trong lãnh vực thị trường bán nước, mà đảng đang tận dụng rất điêu luyện. Đó là cả một thời gian dài trong kinh nghiệm và học hỏi từ các nước “bạn” như Liên Sô, Trung Cộng. Để có thể hiểu và nhìn thấy qua một góc nhìn nhỏ nhoi nhất, chúng ta thử xem lại câu phát biểu của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, bên lề cuộc Đối thoại với báo chí tại Hội nghị An ninh châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 10) tổ chức tại Singapore, trong bản tin của http://vietbao.vn, “Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về đề nghị thay tên biển Đông” ra ngày Thứ hai, 06 Tháng sáu 2011:
“Tôi khẳng định, Việt Nam không hoạt động ở những vùng biển đang tranh chấp. Đó là những vùng hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Ví dụ như vụ việc của tàu Bình Minh 02, ngay sau khi sự việc xảy ra, tàu đã khắc phục sự cố và tiếp tục hoạt động thăm dò. Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, những vụ việc liên quan tới trách nhiệm dân sự, sẽ do những cơ quan pháp luật giải quyết vấn đề này”.
Nếu những vùng biển đang tranh chấp đó hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam (VN), thì tại sao VN không thể hoạt động ở những nơi đó ? Hoạt động không có nghĩa là phải đưa quân đội ra dàn trận; như thế chỉ làm nhọc công bộ đội hải quân, và nhất là đến vị Thứ trưởng Quốc phòng, lại bị hiểu lầm là hiếu chiến. Và nếu xét sự việc dây cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 bị tàu Trung cộng cắt là chỉ là vấn đề dân sự, thì có phải chăng tập đoàn dầu khí VN hoàn toàn không có sự đầu tư của nhà cầm quyền VN ? Vì lý do đó, sự xét xử là do cơ quan pháp luật… dân sự giải quyết (?) thì không cần đem cái luật UNCLOS quốc tế ra bàn cãi chi cho mệt. Mà có gì phải đem cái luật quốc tế đó ra, khi thị trường bán nước đang quan hệ tốt. Đó có phải là một sự nhìn nhận mặc nhiên quyền sở hữu của trung cộng trước thế giới, dù chưa có văn bản nghị quyết ? Điều nầy cũng đã cho biết tại sao những con thuyền của ngư dân luôn bị bắt bớ, phá vỡ, thậm chí họ bị giết chết, cũng chỉ là vấn đề… dân sự với Trung cộng; nên không bao giờ có sự bao che, bảo vệ hay tiềng nói phản đồi từ quân đội hải quân VN.
Trong thương trường, dịch vụ làm vừa lòng người mua luôn là điểm quan trọng. Sự phục vụ đó bày tỏ lòng hiếu khách, cũng như mua chuộc sự mến mộ, ưa thích của đối phương. Thí dụ, khi khách đặt mua vài ngàn áo lông mắc tiền, và yêu cầu nhãn hiệu trên đó là của công ty nhập hàng. Qua thương lượng vì lợi ích giữa hai bên, nên khách hàng được như ý. Và điều nầy cũng không ngoại lệ trong thị trường bán nước, mà chúng ta có thể hiểu qua lời phát biểu trước đó của vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng qua câu hỏi của báo chí theo nguyên văn như sau:
- (Phóng viên):” Tôi được biết một nhóm người Việt ở Ca-li-pho-ni-a (Mỹ) có vận động đề nghị đổi tên Biển Đông mà tiếng Anh là South China Sea (biển Hoa Nam) thành Southeast Asia Sea (biển Đông Nam Á). Tôi thắc mắc, liệu đây có phải là nguyện vọng chung của toàn dân Việt Nam?”
(Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) : “Cùng một vùng biển, Trung Quốc gọi biển Hoa Nam, chúng tôi gọi Biển Đông. Đó chỉ là cái tên gọi. Còn đề nghị từ một nhóm người Việt Nam nào thì tôi cho đó cũng là xuất phát từ lòng yêu nước, nhưng tôi không cho đấy là một vấn đề lớn. Tôi không cho đó là nguyện vọng chung của Việt Nam. Việt Nam chỉ có một nguyện vọng là vùng biển nào theo luật pháp quốc tế là của Việt Nam thì phải được thừa nhận là lãnh thổ Việt Nam.”
Chắc chắn một điều là vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ta, nghe và hiểu được câu tiếng Anh “South China Sea”, vì với cương vị đó, không ai dám nói vị Thứ trưởng… không biết đến một tên gọi thông thường trên bản đồ thế giới như thế. Hai chữ “thông thường” ở đây có nghĩa là hàng chữ “South China Sea” luôn luôn được viết trên bản đồ, theo thói quen tên gọi của Tây phương để chỉ về một vùng biển trong vùng Đông Dương, mà không có hàm chứa ý nghĩa nào về chủ quyền thuộc về Trung Quốc (hay trung cộng theo tên gọi hôm nay). Tuy nhiên, không bao giờ thấy hai chữ “Biển Đông” – được dịch ra là “Southeast Asia Sea” – trên bất kỳ bản đồ thế giới nào.
Dĩ nhiên, dân Việt Nam muốn gọi tên vùng biển đó ra sao cũng được, hay dân Trung Quốc gọi thế nào cũng chẳng sao, như vị Thứ trưởng nói ở trên. Nhưng vấn đề trong câu hỏi không phải chỉ đơn giản như vị Thứ trưởng đã nghĩ như thế, mà là vấn đề xác minh lại tên gọi trong tất cả bản đồ trên thế giới, khắp mọi nước, trong tất cả học viện, giáo dục, nghiên cứu khoa học, kinh tế, luật, hành chánh, v.v. Đó là một nghị định ảnh hưởng sâu rộng theo chiều dài lịch sử của nhân loại và tương lai. Một sự thay đổi nhận thức đúng ý nghĩa theo tên gọi vùng biển đó, không chỉ giới hạn trong hai nước Việt Nam và Trung Quốc qua nhiều thế hệ sau nầy. Hơn nữa, dòng chữ “Southeast Asia Sea” được dịch lại theo xác chữ và nghĩa của hai từ “Biển Đông”  – như theo ý muốn tên gọi mà Thứ trưởng muốn – hơn là “South China Sea”:
Thứ nhất, trong dòng chữ “South China Sea” không có chữ nào có nghĩa hướng Đông (East). Thứ hai, nó mang chữ “China” (Trung Quốc) lại càng làm sai lạc hai từ “Biển Đông”. Thứ ba, trong dòng chữ “Southeast Asia Sea” chỉ định rõ phương hướng vùng biển đó qua từ “Southeast” (Đông Nam) và xác minh vị trí trong vùng Á Châu qua từ “Asia” (Á Châu). Cũng như danh từ “Đông Nam Á” (Southeast Asia) tự nó đã nói lên ý nghĩa chính xác nhất theo địa lý, mà dân Việt Nam, cả người ngoại quốc, đang dùng trong sách.
Đi xa hơn nữa, khi dòng chữ “South China Sea” được Trung cộng dùng như một lợi khí trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông. Họ dựa vào đó và lý luận rằng vùng biển Đông đã được quốc tế hoá sự nhìn nhận chủ quyền thuộc về Trung cộng, với chữ “China” trong dòng chữ trên, dù không có văn bản chính thức. Để bày tỏ sự phản đối từ phía VN nói riêng, và cộng đồng khối ASEAN nói chung, nghị định thay đổi nêu trên cũng là một phương diện về mặt tâm lý chống lại sự đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung cộng. Và nếu được quốc tế nhìn nhận, thì đó cũng là một bước thắng lợi trong vấn đề tranh chấp.
Chữ “nếu” sở dĩ được đưa ra vì vị Thứ trưởng cho là nghị định thay đổi đó không phải là nguyện vọng chung của VN, dù nhà cầm quyền chưa bao giờ công bố và thăm dò dân ý. Có nghĩa, đảng đã quyết định dùm dân về nguyện vọng đó. Có lẽ, cũng chỉ vì nghị định đó là do… nhóm người Việt bên Cali nào đó, đã “cả gan” đưa ra mà không tham khảo ý và thông qua lệnh đảng, nên dù là một ý kiến hay, “xuất phát từ lòng yêu nước” (như vị Thứ trưởng nói), thì chẳng bao giờ được đảng nhất trí. Đó chỉ là nghị định của nhóm Việt “tài lanh” xen vào việc đảng! Không phải là đảng luôn giáo dục nhân dân qua câu nói “đừng lo, cứ để nhà nước lo” được lập đi lập lại từ trên thông suốt tận cùng quần chúng sao?
Trở lại vấn đề thương trường và nhãn hiệu qua thí dụ trên. Khách hàng Trung cộng trong thị trường bán nước, muốn giữ lại cái nhãn hiệu mà họ ưa thích nhất là “South China Sea” để phủ trùm những vùng hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa, mà chúng là sản phẩm của VN. Vì vậy, VN luôn phải làm vừa lòng người khách trong chủ trương “cùng nhau phát triển”. Tuy nhiên, trên mạng vnexpress.net, ra ngày Thứ tư, 29/6/2011, với tiêu đề “Học giả Việt Nam nói về Biển Đông trên truyền hình Trung Quốc”, đăng lại nội dung của chính tác giả là tiến sĩ Vũ Cao Phan, về những đối đáp của ông với phỏng vấn viên Đài truyền hình Phượng Hoàng, Hong Kong, Trung Quốc, có đoạn như sau :
- (Phỏng vấn viên) : “Bản chất của sự tranh chấp Trung – Việt, theo ông, là vấn đề kinh tế hay chủ quyền? Việt Nam nhìn nhận nguyên tắc “gác tranh chấp, cùng khai thác” như thế nào?”
(Ts Vũ Cao Phan) : “Đây là một câu hỏi thú vị. Các sự kiện ở Biển Đông cho thấy có cả màu sắc tranh chấp về kinh tế lẫn tranh chấp chủ quyền. Quan sát khách quan thì thấy Trung Quốc có vẻ nghiêng về lý do kinh tế, còn Việt Nam nghiêng về lý do chủ quyền nhiều hơn. Cách nhìn vấn đề như vậy sẽ giải thích được tại sao Việt Nam không mặn mà lắm với việc “gác tranh chấp, cùng khai thác”.
Ta thử phân tích xem tại sao nhé. Và đây là ý kiến của cá nhân tôi thôi. Lý do thứ nhất là tài nguyên thì có hạn, một khi khai thác hết rồi điều gì sẽ xảy ra? Liên quan đến nó là lý do thứ hai: “gác tranh chấp, cùng khai thác” mà các bạn vừa nêu mới chỉ là một nửa lời căn dặn của ông Đặng Tiểu Bình mà nguyên văn là: “Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác”, có đúng không? Như thế có nghĩa là khi đã cạn kiệt tài nguyên khai thác rồi, Việt Nam chẳng còn gì và Trung Quốc thì vẫn còn cái cơ bản là “chủ quyền”! Mà những hòn đảo và vùng biển ấy đâu chỉ có giá trị về tài nguyên?”
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã khẳng định theo đường lối đảng, như những cấp lãnh đạo khác, là Việt Nam theo đuổi chính sách giải quyết căng thẳng bằng đối thoại hòa bình. Qua bài viết trên http://vietbao.vn, với tiêu đề “Tướng Vịnh: Nếu bạo lực vũ trang thì QĐ sẽ tham gia”, ra ngày Chủ nhật, 05 Tháng sáu 2011, cũng trong cuộc phỏng vấn với báo chí tại diễn đàn an ninh châu Á – Thái Bình Dương ở Singapore,
- (Phóng viên) : “Thưa Trung tướng, trong tất cả các cuộc họp từ khi diễn đàn khai mạc tới nay, vấn đề biển Đông luôn được nhắc đến với hàm ý không đồng tình về sự vô lý của Trung Quốc (TQ). Ông có nghĩ rằng, ngay tại hoặc sau diễn đàn, TQ sẽ có những điều chỉnh phù hợp?”
(Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) : ” … Tiếng nói của cộng đồng quốc tế tại đây, theo tôi hiểu, là họ nói vấn đề chung đó, rằng đây là “sân” chung, trước hết phải tôn trọng chủ quyền của các nước theo luật pháp quốc tế, không ai được quyền giữ làm “sân” riêng của mình, không ai được quyền khống chế biển Đông, không ai được quyền tài phán ở các khu vực tranh chấp.
Tôi nhắc lại, đưa ra tòa án quốc tế cũng là một lựa chọn. Nhưng trước hết và sau cùng vẫn là giải quyết với TQ. Và vì vậy, sự lựa chọn của Đảng và Nhà nước ta sẽ giải quyết được vấn đề, dù là rất lâu dài.
Trước hết, TQ đâm tàu, cắt cáp của ta, ta phản đối, đòi bồi thường, sửa xong ta lại tiếp tục thăm dò ở chỗ ấy, ta có bỏ chỗ ấy đâu!”
Vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dường như… hay “quên” những gì đã phát biểu trước đó, làm người đọc thêm nhiều nghi vấn, hay là vị Thiếu tướng ta chưa có một định kiến rõ ràng về vấn đề chủ quyền vùng quần đảo, nên lúc bấy giờ còn xem đó chỉ là “sân” chung (?), và tin tưởng trong vấn đề giải quyết song phương với Trung cộng, như là sự thương lượng mặc cả trong thương trường, kẻ bán người mua, kẻ trao người đổi, thêm hai bớt một, hơn là đưa ra trước quốc tế phân giải. Trong những “gặt hái” vừa qua, giữa những thương lượng song phương với Trung cộng, từ Hiệp ước biên giới (30/12/1999) đến Hiệp định Vịnh Bắc bộ (25/12/2000), đảng đã “chia sẻ” với Trung cộng bằng những dãy đất, và thác “biếu không”, và Vịnh Long Vĩ cũng “nhờ” nước bạn giữ hộ, bao gồm vùng đánh cá đặc quyền của VN.
Sự quấy phá tàu Bình Minh 02 từ phía Trung cộng, được xem như là một sự “lầm lẫn” nào đó, “vô tình” gây nên sự bức xúc từ dư luận VN. Đó không phải là một sự sỉ nhục về thể diện quốc gia, như bọn “kích động” hay rêu rao, lợi dụng thời cơ phá hoại, bôi nhọ “16 chữ vàng”. Đảng cũng đã lên tiếng… than phiền nước bạn bằng văn thư, như một biện pháp phản đối đủ tích cực (“…Tóm lại, tôi muốn nói, hãy nhìn sự kiện 26/5 một cách tích cực về phía VN”), vì kèm theo đó, là sự đòi hòi bồi thường (dù Trung cộng không buồn trả lời VN, hay nói đúng hơn là không thèm điếm xỉa đến văn thư đó).
Để minh chứng cho thái độ của mình, nên ngày 9/6/2011, Trung cộng lại tái diễn màn cắt dây cáp thăm dò dầu khí của tàu Viking II phía VN mướn, trước mặt vị thuyền trưởng ngoại quốc, với một kỹ thuật điêu luyện hơn lần trước.
(Xin được ngừng lại ở đây để nhảy đến phần kết luận một cách vội vã hơn, vì nếu viết thêm, chắc chắn sẽ dài hơn 10 trang, và vì còn quá nhiều chi tiết khó có thể khơi ra hết trong vài ngàn chữ. Và nhất là khiến bạn đọc mệt mỏi)
Thị trường bán nước luôn nóng bỏng, dù nó được che đậy rất kín đáo bằng nhiều hình thức khác nhau tùy theo tình hình thay đổi, và qua những ngữ vựng được sử dụng một cách khéo léo trong những lời phát biểu trước báo chí, để đánh lạc hướng những cái nhìn dư luận, và sự tò mò của những kẻ phản động. Thật ra, thị trường nầy đã hình thành từ lâu đời, để thoả mãn vấn đề cung cầu. Vì vậy dù hình thức có nhiều thay đổi, nhưng trong cùng mục đích là làm sao thu được nhiều lợi nhất, qua bản chất vẫn giống nhau là bán nước.
© Hành Khất

CỰU CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN VĂN AN: BA VẤN ĐỀ CỐT LÕI KHI SỬA HIẾN PHÁP

Thu Hà (lược ghi)
Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An hi vọng lần sửa đổi Hiến pháp này sẽ bàn kĩ 3 vấn đề cốt lõi: Dân được quyền phúc quyết Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp để đúng nghĩa là người chủ đất nước; Quyền của nguyên thủ quốc gia cần được tập trung hơn; Phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước cần được cân bằng hơn để phòng ngừa lạm quyền và thoái hóa quyền lực.
LTS: Văn kiện Đại hội Đảng XI vừa qua đã nêu rõ chủ trương sửa Hiến pháp theo hướng đổi mới nhận thức về nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp một cách rành mạch và kiểm soát lẫn nhau, xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước để thực hiện đầy đủ chức năng nguyên thủ quốc gia…
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường mới đây khẳng định: đã đến thời điểm chín muồi để sửa đổi Hiến pháp và tư tưởng pháp quyền buộc phải có cách thức viết Hiến pháp khác, không thể “ôm đồm”, “dài dòng” như hiện nay. Ông cho rằng, đổi mới nhận thức về nhà nước pháp quyền chính là cơ sở chính trị để các học giả, nhà nghiên cứu hiến kế cho việc xây dựng một bản hiến pháp theo đúng nghĩa hiến pháp của một nhà nước pháp quyền.
Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam lược ghi lại cuộc trò chuyện với nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An về việc tu chính Hiến pháp 1992 sắp tới.
Dân phải được phúc quyết Hiến pháp
Sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội sinh hoạt chính trị dân chủ sâu rộng trong toàn dân, toàn dân có được hưởng quyền lợi và làm nghĩa vụ tham gia ý kiến và phúc quyếthay không?
Nếu nhân dân được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì đây là một cơ hội to lớn do ta tạo ra để thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tôi hy vọng là như vậy.
Nếu nhân dân không được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì chúng ta lại bỏ lỡ mất cơ hội vô cùng quan trọng.
Kinh nghiệm các lần sửa đổi Hiến pháp trước đây là như vậy. Chúng ta đã sửa đổi Hiến pháp nhiều lần rồi song chưa đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân, nhân dân chưa có quyền phúc quyết Hiến pháp mà lẽ ra quyền phúc quyết Hiến pháp là quyền đương nhiên của người dân dưới chế độ dân chủ cộng hòa.
Trước tiên tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta đã sửa đổi Hiến pháp nhiều lần rồi mà vẫn chưa đạt yêu cầu. Nếu tính từ năm 1946 đến 1992 là 46 năm, ta đã sửa đổi lớn 3 lần vào các năm 1959, 1980 và 1992. Đó là chưa kể nhiều lần chúng ta sửa đổi nhỏ khác.
Sửa đổi như vậy là nhiều lần rồi, song dân chưa được phúc quyết lần nào. Hiến pháp 1946 quy định dân phúc quyết Hiến pháp song dân cũng chưa được phúc quyết vì chiến tranh đã xảy ra ngay sau đó.
Còn Hiến pháp sửa đổi 1959 lại quy định Quốc hội có quyền lập Hiến và lập Pháp. Thay đổi quan trọng đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân bất khả kháng là đất nước trong tình trạng chiến tranh và chia cắt hai miền Nam – Bắc; rồi chịu ảnh hưởng của mô hình cộng hòa Xô Viết,…
Tuy vậy, chúng ta cần hiểu bản chất của thể chế cộng hòa hay dân chủ cộng hòa là quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân, mà trực tiếp là cử tri cả nước.

Nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An.
Cho nên, không thể đặt Hiến pháp ngang hàng với các bộ luật khác do Quốc hội thông qua. Hiến pháp là bộ luật cơ bản, luật gốc, luật mẹ được Quốc hội lập hiến thông qua và nhân dân phúc quyết nên rất ổn định, đặc biệt là những vấn đề cơ bản của Hiến pháp, như thể chế chính trị, ai là chủ đất nước, quyền của người chủ đất nước là những gì; ai là nguyên thủ quốc gia, quyền của nguyên thủ quốc gia là những gì?; vấn đề phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước…
Ai là chủ đất nước?
Thứ hai, tôi cho rằng các lần sửa đổi Hiến pháp sau này có một vài vấn đề cốt lõi lại xa rời hoặc lại không rõ ràng bằng Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Có nhiều vấn đề, ở đây tôi chỉ đề cập tới 3 vấn đề cốt lõi:
Đầu tiên, Hiến pháp phải làm rõ AI LÀ CHỦ ĐẤT NƯỚC? NGƯỜI CHỦ ĐÓ CÓ NHỮNG QUYỀN GÌ? Với câu hỏi này, có thể nhiều người sẽ nói ngay rằng Dân làm chủ chứ ai. Đúng. Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước đều khẳng định như vậy. Quốc hiệu của Việt Nam đã ghi rất rõ: “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Thể chế chính trị là Dân chủ Cộng hòa, khác hoàn toàn với Quân chủ.
Do vậy, người chủ đất nước không phải là Vua nữa mà chính là Dân (không phân biệt thành phần, giới tính, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo…).
Song quy định cụ thể về quyền làm chủ trực tiếp của người dân thì còn quá ít, nhất là quyền phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia thì các Hiến pháp sửa đổi sau này lại ghi khác hoàn toàn với Hiến pháp năm 1946:
Điều 21 của Hiến pháp 1946 quy định: “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo Điều 32 và Điều 70″.
Điều 32 của Hiến pháp 1946 quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa nhân dân phúc quyết, nếu 2/3 tống số nghị viện đồng ý”.
Điều 70 của Hiến pháp 1946 quy định: “Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây… Khi được nghị viên ưng chuẩn, phải đưa ra toàn dân phúc quyết”.
Những quy định trên đây của Hiến pháp 1946 có nghĩa rằng quyền lập Hiến hoàn toàn thuộc về toàn dân, thuộc về nhân dân, mà trực tiếp là cử tri cả nước.
Hiến pháp 1946 không có một điều nào, một ý nào quy định quyền lập Hiến thuộc về Quốc hội.
Các Hiến pháp sửa đổi sau này laị quy định Quốc hội có quyền lập Hiến:
Điều 43, 44 và 50 của Hiến pháp 1959 ghi: “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, là cơ quan duy nhất “có quyền lập Pháp”, có quyền “làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp”.
Điều 6 của Hiến pháp 1980 quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”.
Điều 82 của Hiến pháp 1980 và Điều 83 của Hiến pháp 1992 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập Hiến và lập Pháp”…
Chúng ta nhận thấy ngay rằng đã có sự thay đổi rất lớn, rất cơ bản về quyền lập Hiến từ Dân đã được chuyển sang Quốc hội.
Câu hỏi đặt ra là ai có quyền chuyển quyền đó? Câu trả lời rõ ràng là chỉ có Dân mới có quyền đó. Song Dân chưa có văn bản nào chuyển quyền lập Hiến của Dân sang Quốc hội cả, mà là do chính Quốc hội tự quyết định giao quyền lập Hiến cho mình.
Có thể nói đơn giản thế này: Ai là người có quyền tối hậu trong lập Hiến thì người đó là người chủ đích thực của đất nước. Từ chỗ Dân làm chủ trực tiếp trong lập Hiến, chuyển sang chỗ Dân làm chủ gián tiếp thông qua Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của Dân. Như vậy có thể nói, từ Dân làm chủ đích thực chuyển sang Quốc hội thay mặt cho dân làm chủ.
Đó là sự thay đổi, sự xa rời rất lớn, rất cơ bản về người chủ đích thực của đất nước.
Quốc hội vừa lập hiến, vừa lập pháp, người ta gọi như thế là vừa đá bóng, vừa thổi còi.
Dân làm chủ có nghĩa là Dân phải quyết trực tiếp thể chế quốc gia, tức là Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, rồi Dân giao cho Nhà nước và giám sát Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ và Tòa án) quản lý đất nước theo Hiến pháp và những quyết định đó của Dân. Như vậy Dân mới làm chủ đích thực.
Đây là vấn đề xa rời bản chất dân chủ của nhà nước, cả về pháp lý, cả về thực tiễn. Như trên đã nói, do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân bất khả kháng, vì vậy, chúng ta đã chuyển từ Dân chủ thành Quốc hội chủ. Song về thực chất thì Quốc hội cũng còn nhiều hình thức.
Hiện nay khoảng 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên. Do vậy mà nhiều người cho rằng, về hình thức thì Quốc hội quyết, song thực chất là Đảng quyết . Quyết định của Quốc hội chỉ là quyết định mở rộng trong nội bộ Đảng. Như vậy là từ Dân chủ đầy đủ chuyển sang Quốc hội chủ một phần, Dân chủ một phần, song cả Dân và Quốc hội đều còn nhiều hình thức nên nhiều người cho rằng Đảng mới thực quyền. Thực tế đó cho thấy, quyền của Dân – của người làm chủ còn bị phân tán quá lớn.
Nói cho dễ hiểu, ai làm chủ đất nước thì người đó phải có hai điều kiện, hai quyền thực chất tối thiểu là:
a/ – Bầu cơ quan đại diện cao nhất cho mình (Quốc hội) để bầu cử ra các cơ quan Nhà nước,
b/ – Phúc quyết Hiến pháp để giao quyền của Dân cho các cơ quan Nhà nước thực thi.

Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Chúng ta nói nhiều về Dân chủ, rằng nhân dân ta là người chủ đích thực của đất nước, rằng nhà nước ta là nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân,… song những quyền tối hậu của người Dân thì lại chưa được quy định cụ thể và đầy đủ trong các Hiến pháp sửa đổi sau Hiến pháp 1946.
Ngay Hiến pháp 1946 tuy đã qui định rất rõ quyền lập Hiến thuộc về nhân dân, song cũng không thực hiện được trong thực tiễn vì lý do bất khả kháng là chiến tranh đã nổ ra ngay sau đó.
Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay, nhân dân ta là người chủ đất nước, song Nhà nước ta chưa một lần nào hỏi ý kiến Dân với tính chất là trưng cầu dân ý cả. Nhân dân ta chủ yếu mới làm chủ gián tiếp thông qua các cơ quan đại diện như Quốc hội và HĐND các cấp, nhân dân mới làm chủ trực tiếp trong bầu cử trưởng thôn, bầu cử đại biểu QH và HĐND các cấp. Như vậy chưa đúng với quyền và nghĩa vụ của người Dân trong thể chế Dân chủ Cộng hòa trong điều kiện hòa bình và thống nhất đất nước như hiện nay.
Nếu Dân được phúc quyết Hiến pháp thì Hiến pháp chính là văn bản pháp lý quan trọng nhất của Dân trao quyền lực của Dân cho Nhà nước.
Ngược lại, nếu Dân chưa được phúc quyết Hiến pháp thì cũng có nghĩa là Dân chưa trao quyền lực của Dân cho Nhà nước bằng một văn bản pháp lý cao nhất là Hiến pháp.
Sửa đổi Hiến pháp lần này cần giao lại quyền phúc quyết cho dân như Hiến pháp 1946 đã quy định cho đúng với bản chất của thể chế cộng hòa hoặc dân chủ cộng hòa, hoặc cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
Quyền lực của nguyên thủ quốc gia bị phân tán 3 nơi
Vấn đề thứ hai là việc xác định: AI LÀ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA? VÀ NGƯỜI ĐÓ CÓ NHỮNG QUYỀN GÌ?
Vấn đề này Hiến pháp 1946 ghi rất rõ, và Nhà nước ta khi đó thực hành cũng rất tốt.
Các Hiến pháp sửa đổi sau này lại không rõ ràng bằng Hiến pháp 1946, và trong thực hành cũng rất lúng túng.
Theo quy luật tự nhiên, đàn chim bao giờ cũng có chim đầu đàn, đàn trâu bao giờ cũng có trâu đầu đàn, dàn nhạc phải có nhạc trưởng,… Với một quốc gia cũng vậy, quốc gia nào cũng phải có một nguyên thủ.
Về quy định này, tại Điều 49 của Hiến pháp 1946 ghi cụ thể về quyền của Chủ tịch Nước như sau:
a, Thay mặt cho Nước…
b, Giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc…
c, Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng….
d, Chủ tịch Hội đồng Chính phủ …
……………….
h, Ký hiệp ước với các nước….
Và Điều 50 của Hiến pháp 1946 cũng ghi: “Chủ tịch Nước không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc”.
Những quy định của Hiến pháp 1946 rất ngắn gọn, rõ ràng rằng Chủ tịch Nước là nguyên thủ quốc gia, đại diện cho Nhà nước về đối nội, đối ngoại; thống lĩnh các lực lượng vũ trang; và cũng là người đứng đầu cơ quan hành pháp là Chính phủ.
Nói cho dễ hiểu, nguyên thủ quốc gia phải có ba điều kiện, ba quyền thực chất tối thiểu như sau:
a, Thay mặt cho Nhà nước về đối nội cũng như đối ngoại,
b, Đứng đầu cơ quan hành pháp,
c, Thống lĩnh lực lượng vũ trang,
Các Hiến pháp sửa đổi sau này (1959, 1980, 1992) đều giảm nhẹ vai trò của Chủ tịch Nước, không rõ thực chất quyền của một nguyên thủ quốc gia. Điều đó không phải lỗi của vị Chủ tịch nước nào, mà chẳng qua là do các Hiến pháp sửa đổi sau này quy định như vậy:
Điều 6 của Hiến pháp 1959 quy định: “Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là người thay mặt cho Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về đối nội và đối ngoại”.
Điều 65 của Hiến pháp 1959 quy định: “Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống lĩnh các lực lượng vũ trang trong toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng”, song thực chất Tổng Bí thư mới là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang.
Điều 66 của Hiến pháp 1959 quy định: “Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi xét thấy cần thiết thì triệu tập và Chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ”. Quy định như vậy là làm giảm nhẹ hẳn vai trò của Chủ tịch Nước trong cơ quan hành pháp so với Hiến pháp 1946.
Như vậy, các Hiến pháp sửa đổi sau này đều quy định không rõ ràng và không tập trung quyền của Chủ tịch nước bằng Hiến pháp 1946. Rõ ràng không có ai hội đủ ba điều kiện, ba quyền thực chất tối thiểu của một nguyên thủ quốc gia như Hiến pháp 1946.
Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương thống lĩnh lực lượng vũ trang song về pháp lý lại không thay mặt cho nhà nước về đối nội cũng như đối ngoại, cũng không đứng đầu cơ quan hành pháp.
Thủ tướng Chính phủ đứng đầu Chính phủ nhưng lại không đứng đầu đầy đủ cơ quan hành pháp và cũng không thống lĩnh lực lượng vũ trang.
Chủ tịch Nước thay mặt cho nhà nước về đối nội và đối ngoại nhưng trong thực tiễn lại không thống lĩnh lực lượng vũ trang, cũng như không đứng đầu đầy đủ cơ quan hành pháp.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy ngay rằng quyền lực của một nguyên thủ quốc gia lại bị phân tán làm ba nơi, do ba người nắm giữ. Tức là ta có ba người thực thi quyền của một nguyên thủ trong điều hành thực tiễn, như thế có phân tán quyền của nguyên thủ quốc gia không? Tôi cho là quá phân tán.
Tới đây, chúng ta phải sửa đổi bổ sung Hiến pháp làm sao để chỉ có một nguyên thủ quốc gia, tập trung quyền hành pháp vào người đứng đầu để điều hành đất nước có hiệu lực và hiệu quả hơn.
Việc không rõ nguyên thủ quốc gia, không rõ con chim đầu đàn, không rõ nhạc trưởng, hậu quả thế nào thật dễ hiểu, dễ thấy.
Phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước
Cuối cùng là VẤN ĐỀ PHÂN CÔNG VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC. Phân công phải hướng tới cân bằng tương đối, phải rõ ràng, rành mạch; kiểm soát phải có chế tài, phải chặt chẽ, hiệu lực.
Phân công phải cân bằng thì mới có khả năng kiểm soát hiệu lực, kiểm soát hiệu lực nằm ngay trong sự phân công công bằng.
Nhìn lại lịch sử của thể chế quân chủ cho thấy, quyền lực tập trung vào nhà Vua, mà quyền lực bao giờ cũng có xu hướng lạm quyền, thoái hóa… Do đó mà triều đại nào lên, lúc đầu thường là được lòng người, sau lại thoái hóa, lại bị triều đại sau thay thế. Những sự thay thế đó thường diễn ra khi triều đại cũ đã quá thối nát, quá cản trở sự phát triển của xã hội và thường bị thay thế bằng bạo lực.
Chính vì thế mà thể chế cộng hòa hay dân chủ cộng hòa đã áp dụng sự phân công cân bằng và kiểm soát quyền lực để chống độc quyền, hạn chế sự lạm quyền và khi cần thì thay thế ê kíp cầm quyền một cách chủ động, kịp thời, thông qua tranh cử nghị viện.
Quyền lực dưới thể chế cộng hòa hay dân chủ cộng hòa không tập trung vào một người hay một lực lượng, cơ quan nào, mà phân công tương đối cân bằng cho ba cơ quan: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp (Quốc hội – Chính phủ – Tòa án): Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất, Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, và Tòa án là cơ quan xét xử cao nhất.
Nghiên cứu kỹ các Hiến pháp sửa đổi sau này (1959, 1980, 1992) thì thấy rằng những quy định để cân bằng và kiểm soát quyền lực lại không được rõ ràng và cân bằng như Hiến pháp 1946.
Ví dụ, Quốc hội có quyền lập Hiến, điều đó có nghĩa rằng quyền lực của Quốc hội vượt trội quá lớn so với các cơ quan hành pháp và tư pháp. Quốc hội có quyền phân công quyền lực cho cả các cơ quan hành pháp và tư pháp, và cho cả chính mình.
Đúng ra, quyền lập Hiến phải là quyền của Dân chứ không phải của Quốc hội. Do đó mà quyền của Dân cũng bị phân tán và yếu thế, không đúng với quyền của người làm chủ.
Hoặc quyền của nguyên thủ quốc gia bị phân tán ở ba nơi, điều đó cũng có nghĩa là quyền lực của cơ quan hành pháp quá yếu thế so với cơ quan lập pháp.
Còn quyền lực của cơ quan tư pháp thì sao? Trong thực tiễn thì nó yếu thế hơn các cơ quan lập pháp và hành pháp và còn bị chi phối trong xét xử.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, phân công quyền lực không cân bằng, không rõ ràng thì sự kiểm soát sẽ không có hiệu lực và hiệu quả. Tình trạng tham ô, lãng phí, quan liêu, cơ hội là những biểu hiện của sự lạm quyền và thoái hóa quyền lực rõ ràng nhất. Nó cũng là hậu quả của sự phân công và kiểm soát quyền lực chưa được cân bằng như quy định của Hiến pháp 1946.
Cân bằng và kiểm soát quyền lực là một cơ chế cực kỳ quan trọng trong Hiến pháp nhằm tránh sự lạm quyền và thoái hóa mà trong thể chế quân chủ chuyên chế đã bất lực. Tất nhiên không thể nói tuyệt đối được, vì thể chế nào cũng phải thông qua con người cụ thể. Nhưng có một cơ chế cân bằng và kiểm soát quyền lực cho ba cơ quan Nhà nước, sẽ tốt hơn rất nhiều so với cơ chế tập trung quyền lực vào một ông vua, hoặc vào bất kỳ một lực lượng, một cơ quan nào khác.
Cân bằng và kiềm soát quyền lực là một sự tiến bộ về khoa học và nghệ thuật cầm quyền, là một bước tiến của văn minh nhân loại về quyền lực nhà nước. Chính vì vậy, sửa đổi bổ sung Hiến pháp lần này phải quan tâm để làm rõ ràng hơn, hoàn thiện tốt hơn sự phân công cân bằng và kiểm soát quyền lực Nhà nước.
Tóm lại, ở đây nhấn mạnh có ba vấn đề cốt lõi cần được bàn kỹ trong đợt sửa Hiến pháp tới đây:
1/- Dân được quyền phúc quyết Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, để cho đúng nghĩa với thể chế Dân chủ Cộng hòa, Dân là chủ đích thực của đất nước.
2/- Quyền của nguyên thủ quốc gia cần được tập trung hơn, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành của cơ quan hành pháp.
3/- Phân công và kiểm soát quyền lực cần được cân bằng hơn, nhằm phòng ngừa sự lạm quyền và thoái hóa quyền lực, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và cơ hội trong hệ thống chính trị.
Tôi hy vọng tới đây, nhân dân ta sẽ được hưởng quyền và làm nghĩa vụ của người chủ đích thực của đất nước là: Tham gia ý kiến và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này.
Theo Tuần Việt Nam

GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC CỦA NỀN ĐỘC LẬP

Nguyễn Văn Đài, theo BBC
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã giành được độc lập và có chủ quyền.
Để giành được độc lập dân tộc, nhiều dân tộc trên thế giới đã phải hy sinh xương máu của nhiều thế hệ.
Nền độc lập của một quốc gia là vô giá, nhưng điều quan trọng hơn cả là nhân dân phải được hưởng những thành quả đích thực mà nền độc lập đó mang lại.
Giá trị đích thực của nền độc lập là nhân dân có quyền làm chủ đất nước của mình bằng cách lựa chọn hay thay đổi quốc hội, chính phủ thông qua cuộc bầu tự do và công bằng.
Nhân dân có tự do ngôn luận, có quyền làm báo chí tư nhân, có quyền lập đảng, lập hội, hội họp, có quyền biểu tình hòa bình mà không bị đàn áp, bắt bớ…
Những dân tộc, những quốc gia may mắn trên thế giới là ngay sau khi giành được độc lập, họ đã tiến hành dân chủ hóa xã hội và xây dựng lên một hệ thống chính trị dân chủ đa đảng, tôn trọng phẩm giá con người và các giá trị của quyền con người.
Trên nền tảng căn bản đó, nền kinh tế của họ phát triển đúng hướng và mạnh mẽ nên đã đảm bảo cho nhân dân các nước đó có cuộc sống sung túc, quốc gia hùng mạnh về kinh tế, chính trị và quân sự.
Xã hội phát triển hài hòa và ổn định giúp cho người được hưởng thụ những giá trị đích thực của một quốc gia độc lập. Ví dụ như những nước trong khu vực châu Á như: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,…
Bức tranh Đông Âu
Có những dân tộc, quốc gia không may mắn thì sau khi giành được độc lập, những lực lượng lãnh đạo cách mạng đã phản bội lại nhân dân, họ đã không thực hiện dân chủ hóa xã hội, không xây dựng hệ thống chính trị dân chủ đa đảng, mà xây dựng nên một chính thể có thể là chính quyền độc tài, độc tài quân sự, hay chế độ độc đảng toàn trị.
Ở trong các chế độ này thì các quyền con người không được tôn trọng và hầu hết các quyền con người về chính trị bị hạn chế hoặc tước đoạt.
Ví dụ như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí: khi người dân chỉ trích hay phê phán chính quyền thì bị qui chụp tội danh tuyên truyền chống Nhà nước, quyền tự do làm báo của công dân bị tước đoạt nên không có các tờ báo tư nhân; khi người dân thực hiện quyền lập đảng, lập hội hay tham gia các đảng phái thì bị qui chụp tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền; khi người dân thực thi quyền biểu tình thì bị qui chụp tội danh phá rối trật tự nơi công cộng hay tội chống người thi hành công vụ…
Hệ quả là nhân dân các quốc gia này phải tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân chủ để thay đổi các chế độc tài, độc đảng toàn trị bằng một chế độ dân chủ, tôn trọng các quyền con người.
Ví dụ ở các nước Đông Âu: sau Thế chiến thứ II, một loạt các nước Đông Âu thoát khỏi hiểm họa của chủ nghĩa phát xít và giành được độc lập.
Thay vì tiến hành dân chủ hóa xã hội, tôn trọng các quyền con người thì đảng cộng sản ở các nước này thực hiện chuyên chính vô sản, xây dựng chế độc đảng toàn trị.
Sau nhiều thập kỷ bị mất quyền làm người thì vào cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, nhân dân các nước đông Âu đã đứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ mà người ta còn gọi là Cách mạng nhung để thay thế các chế độc đảng toàn trị bằng các chế độ dân chủ đa đảng.
Kết quả là ngày nay các nước Đông Âu đang dần hội nhập toàn diện với các nước Tây Âu về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.
Độc lập và dân chủ
Ở các nước Trung Đông và Bắc Phi hầu hết đều là các quốc gia độc lập, nhưng nhiều chính thể ở các quốc gia đó là chính phủ độc tài hoặc độc đảng toàn trị.
Biểu tình ở Libya
Người dân Libya biểu tình chống chế độ độc tài
Sau nhiều thập kỷ phải chịu đựng sự cai trị hà khắc của các chế độ này thì gần đây nhân dân các nước Ai Cập, Tunisia đã đứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ và đã thành công.
Nhân dân Libya cũng sắp thành công và sớm hay muộn thì cuộc cách mạng dân chủ ở Yemen và Syria cũng sẽ thành công.
Tuy nhân dân các nước này sẽ gặp những khó khăn ngắn hạn trước mắt, nhưng chắc chắn cuối cùng những giá trị đích thực của độc lập sẽ đến với họ.
Trên thế giới có gần 200 quốc gia độc lập, có chủ quyền. Nhưng không phải tất cả nhân dân các nước đều được hưởng những giá trị đích thực của nền độc lập.
Độc lập dân tộc phải gắn liền với tiến trình dân chủ hóa xã hội và tôn trọng các quyền con người thì nhân dân mới từng bước được hưởng những giá trị của nền độc lập.
Còn có độc lập dân tộc mà không có dân chủ thì nhân dân đã làm cuộc cách mạng vô ích để thay thế sự cai trị của giặc ngoại xâm bằng sự cai trị độc ác hơn và tàn bạo hơn của giặc nội xâm.
Ngày 2/9/2011, chúng ta sẽ kỷ niệm 66 năm ngày độc lập.
Quí vị nghĩ gì về hiện tình đất nước? Chúng ta phải làm gì để tất cả mọi người dân Việt Nam đều được hưởng những giá trị đích thực của nền độc lập?
Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả, một luật sư bất đồng chính kiến hiện đang thi hành lệnh quản chế tại gia ở Hà Nội.

Điều 4 Hiến pháp – những bất cập

Quỳnh Chi-  2011-08-29

Điều 4 Hiến pháp vẫn được nói đến rất nhiều, điển hình là các buổi tọa đàm về “Chỉnh đốn để tồn tại và phát triển” trước đại hội 9 năm 2001. Lần này điều 4 Hiến pháp lại một lần nữa được quốc hội khoá 13 mang ra “mổ xẻ”.

Noi theo các nước Cộng Sản
Dịp thảo luận nhân đại hội 9 năm 2001, một số nhà lý luận đã nhận định rằng “điều 4 Hiến pháp đã đặt Đảng vào vị thế siêu quyền lực”. Nay điều 4 lại được đem ra trước diễn đàn Quốc hội trong dịp quốc hội bàn việc tu chính hiến pháp 1992.
Có thể nói điều khoản này của Hiến pháp là một trong những đề tài gây nhiều tranh cãi nhất, đặc biệt khi áp dụng vào những vấn đề trọng đại của quốc gia. Trong đó, điều luật xác định sự cầm quyền của Đảng Cộng sản cùng với ảnh hưởng của điều 4 trong đời sống dân chủ của người dân thường được nói đến nhiều nhất.
Khi chúng ta làm Hiến pháp 1980 cũng tham khảo qui định của Liên Xô và vận dụng vào hiến pháp của mình”.
nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn đình Lộc
Việt Nam không phải là nước đầu tiên hay duy nhất nói đến Đảng trong Hiến pháp. Mặc dù ngôn ngữ khác nhau nhưng hiến pháp các nước Liên Xô cũ, Trung Quốc, Bắc Hàn và Cuba cũng có những điều khoản nhằm khẳng định sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Thực chất điều 4 Hiến pháp 1980 được xây dựng dựa trên sự tham khảo điều 6 Hiến pháp Liên Xô. Việc này đã được khẳng định trong lời phát biểu của người từng tham gia xây dựng hiến pháp năm 1980 và 1992, nguyên bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Đình Lộc. Trong cuộc phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ vào tháng 10 năm 2007, ông Lộc nói:
“Điều 6 hiến pháp năm 1977 của Liên Xô đã nói đến vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô. Khi chúng ta làm Hiến pháp 1980 cũng tham khảo qui định của Liên Xô và vận dụng vào hiến pháp của mình”.
Điều 4 Hiến pháp năm 1980 đã khẳng định “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Điều 4 Hiến pháp Việt Nam 1992 xây dựng trên cơ sở điều 4 Hiến pháp 1980, chỉ bỏ đi từ “duy nhất” sau khi chủ nghĩa cộng sản Đông Âu sụp đổ.

“Ông vua tập thể”

Việc bỏ đi từ “duy nhất” xem ra không làm nhẹ đi sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, ở một xứ sở mà khái niệm đa đảng chưa được khuyến khích. Bằng chứng là nhiều vị quan chức về hưu, thậm chí còn tại vị đã phải lên tiếng khi điều khoản này đã tạo ra những lạm dụng quyền lực. Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Nguyễn Anh Tuấn trên Tuần Việt Nam năm ngoái, ông Nguyễn Đình Lộc cũng nói rằng “Liên Xô sụp đổ, cũng là lúc cái điều trong Hiến pháp về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản được khẳng định rất mạnh mẽ”.
Không phải dân chủ nữa mà là đảng chủ rồi
Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An
Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng đã phát biểu trong bài phỏng vấn với Tuần Việt Nam, số ra tháng 10 năm ngoái rằng
“Quyền lực nhà nước được phân công ra làm ba nhánh song lại thống nhất ở nơi Đảng. Vậy, Đảng trở thành ông vua tập thể rồi. Không phải dân chủ nữa mà là đảng chủ rồi”.
Một khi đã là ông vua tập thể, nếu quyền lực tập trung như thế, thì sự lạm quyền là tất yếu. Đó cũng chính là tư tưởng của thuyết Montesquieu, nền móng cho các Hiến pháp dân chủ, trong đó hiến pháp Hoa Kỳ được nhiều người công nhận là mô thức điển hình .
Việc quy định quyền lãnh đạo của Đảng trong hiến pháp tất nhiên tạo ảnh hưởng đến cả các bộ luật hay văn bản dưới luật cũng như gây ảnh hưởng trực tiếp đến các điều khoản, luật lệ khác trong hiến pháp.  Có thể nói không quá lời khi cho rằng hầu hết các điều trong Hiến pháp đều bị điều 4 chi phối, nghĩa là sự lãnh đạo của Đảng vẫn là tối thượng.
Tháng 10 năm 2007, khi có nhiều ý kiến về việc sửa đổi Hiến pháp, TS Uông Chu Lưu phó chủ tịch Quốc hội phát biểu rằng việc sửa đổi Hiến pháp “cần chờ đại hội Đảng toàn quốc để sửa đổi cương lĩnh…Bây giờ nếu chúng ta sửa Hiến pháp, rồi sau khi Đảng sửa cương lĩnh, lại đặt vấn đề sửa Hiến pháp nữa thì rất phức tạp”.
Phản biện trước ý kiến này, nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã nói “Ai có quyền tối hậu trong Lập Hiến thì người đó là người chủ đích thực của đất nước”.  Như vậy phải chăng Đảng Cộng Sản, thực chất chỉ là một nhóm người được quy định tại điều 4 Hiến pháp, đã tước đi vai trò làm chủ thật sự của người dân?
Luật gia Lê Hiếu Đằng, phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát biểu:
“Ví dụ có những vấn đề Đảng lại quyết định trước rồi mới thông qua Quốc hội. Như vậy vai trò của QH không có ý nghĩa gì cả. Cho nên vấn đề này cần được minh bạch”.

Quyền lập hiến phải thuộc về toàn dân

Hiến pháp không phải là một văn bản bình thường. Hiến pháp qui định những điều căn bản của xã hội, trong đó bao gồm tự do, dân chủ, nhân quyền. Chính vì thế, quyền lập hiến chỉ thuộc về một bộ phận duy nhất là nhân dân, vì họ là người chủ đất nước thực sự. Điều 83 của Hiến pháp 1992 qui định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền Lập Hiến và Lập Pháp”. 
Đây là một sự chuyển quyền mà theo cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An là “sự thay đổi rất lớn, rất cơ bản về quyền lập hiến từ dân đã được chuyển sang Quốc hội”. Trong khi đó thì Quốc hội luôn luôn nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng bởi hơn 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên. Ai cũng thấy được rằng một nước dù theo thể chế nào đi nữa thì mọi đảng viên của một đảng chính trị nào cũng phải theo chính sách của đảng ấy.
bây giờ người dân phải bầu (chọn hiến pháp) qua Quốc hội. Mà Quốc hội có đến hơn 90% là đảng viên rồi”  
Cổ động bầu quốc hội khóa 13, tháng 5-2011- AFP photo
Cổ động bầu quốc hội khóa 13, tháng 5-2011- AFP photo


luật gia phó chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Một trong hai nguyên tắc bắt buộc để xác định người chủ đất nước là việc bầu cơ quan đại diện cao nhất cho mình, tức Quốc hội. Thế nhưng ở Việt Nam người dân phải bầu chọn từ một danh sách được Mặt trận tổ quốc và Ban bầu cử đã chọn trước và đưa ra. Đảng Cộng sản coi Mặt Trận Tổ Quốc do đảng chọn ra cũng là đại diện của nhân dân, vậy liệu có phải các vị “nhân dân cấp cao” trong Mặt Trận lại được chọn ra danh sách ứng cử viên quốc hội để toàn dân chọn lại chăng? Ông Lê Hiếu Đằng, cho biết:
“Về vấn đề nhân sự, người dân phải bầu trực tiếp. Tuy nhiên, bây giờ người dân phải bầu (chọn hiến pháp) qua Quốc hội. Mà Quốc hội có đến hơn 90% là đảng viên rồi”.
Trong bài “Một chiến lược dân chủ hóa để chống tham nhũng” năm 2000, trung tướng Trần Độ từng nhận định rằng một khi đã nắm hết quyền mà không ai kiểm soát thì sẽ sinh ra tham nhũng. Về điều này, luật gia Lê Hiếu Đằng chia sẻ:
“Điều 4 cần được thể chế hóa thành luật quy định sự lãnh đạo của Đảng phải để người dân giám sát. Nếu không có giám sát thì Đảng dễ sinh ra tệ quan liêu, chuyên quyền, lạm quyền.

“Luật hóa” điều 4: chống lạm quyền

Chính vì thế, từ lâu, đã có những ý kiến về điều 4 Hiến pháp, trong đó có việc đề nghị luật hóa điều này. Gần đây nhất, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên ĐBQH cũng từng phát biểu rằng
“Còn riêng về điều 4, tôi cho là cần phải cụ thể hóa hơn nữa, để người dân cũng biết được sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với xã hội ở trong khuôn khổ pháp luật là nghĩa như thế nào. Và thậm chí cũng nên cụ thể hóa bằng một đạo luật”.
Theo điều 2 Hiến pháp, thì Nhà nước Việt Nam là một nhà nước pháp quyền, vậy nên nếu không thể chế hóa về mặt pháp lý sự lãnh đạo của Đảng, thì chẳng lẽ Đảng lại nằm ngoài vòng pháp luật hoặc đứng trên pháp luật? Ông Lê Hiếu Đằng nói thêm:
 “Nếu muốn tiến lên một xã hội dân sự, pháp quyền, thì phải như thế thôi. Mọi bộ máy trong hệ thống chính trị phải được người dân giám sát chặt chẽ, không loại trừ một ai. Như thế mới gọi là dân chủ”.
Nếu Đảng là đảng cầm quyền thì dĩ nhiên những chính sách và phương thức lãnh đạo của Đảng có mối quan hệ trực tiếp và sâu rộng với đời sống gần 90 triệu dân. Cho nên, nếu không có những biện pháp chế tài và kiểm soát của pháp luật thì lợi ích người dân trong tất cả các mối quan hệ xã hội từ chính trị, văn hóa xã hội, thể chế… sẽ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực nhiều hơn tích cực, do xu hướng lạm quyền.
Suy cho cùng, các quy định của pháp luật, dù là đối với Đảng, không phải được đặt ra để ngăn cấm hay hạn chế, mà chính là tạo ra khuôn khổ để đảm bảo quyền lợi của người chủ thật sự của đất nước: đó là nhân dân.  Chính vì thế, mà đề nghị luật hóa điều 4 đã được nói đến. Việc này nhằm xác định những giới hạn trách nhiệm công việc, phương thức kiểm soát và chế tài khi cần thiết như ông Lê Hiếu Đằng chia sẻ:
“Mặc dù có điều 4 Hiến pháp nhưng nếu chính sách, chủ trương của Đảng không phù hợp thì sự lãnh đạo của Đảng cũng rất yếu và không có tác dụng nhiều”....“Và khi Đảng có những sai lầm thì cũng phải có những chế tài nhất định’.
Ông Nguyễn Minh Thuyết không phải là người đầu tiên và duy nhất nói đến luật hóa điều 4 Hiến pháp. Trong một đề tài quốc gia của Học viện Hồ Chí Minh, cũng đã có ý kiến đề nghị xây dựng một dự án luật về sự lãnh đạo của Đảng. Thêm vào đó, ông Nguyễn Đình Lộc cũng từng cho rằng có một số văn kiện gây lúng túng và đạo lý của nó chưa được thấm hết. Theo ông, “thế nào là đảng cầm quyền, trách nhiệm đến đâu, quan hệ với nhà nước thế nào”.

Một nền móng bất cập, mập mờ

Những nhà lãnh đạo Việt Nam hay dùng hình mẫu "độc đảng" của Singapore trong thời kỳ lập quốc như một minh chứng rằng một đảng lãnh đạo vẫn có thể mang đến một xã hội phát triển. Tuy nhiên, một điều rất quan trọng là hiến pháp Singapore không hề qui định về sự lãnh đạo của đảng, trong khi điều 4 Hiến pháp Việt Nam, qui định sự lãnh đạo của Đảng; đó là một trong những điều tối quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân chủ của tất cả công dân Việt Nam.
Những phân tích vừa được dẫn giải cho thấy những chồng chéo, bất cập, và thậm chí mập mờ của Hiến pháp Việt Nam, nền móng của luật pháp ở Việt Nam - một việc không nên xảy ra với bất kỳ một Hiến pháp nào. Hiến pháp là luật gốc, là luật mẹ, là khế ước của toàn dân.
Một khi đã không đảm bảo được tính dân chủ thật sự cho người dân, từ tay người dân, thì hiến pháp, dù là hiến pháp mang tên dân chủ, cũng chẳng có ý nghĩa gì.