14/10/10

Triễn lãm các báu vật hoàng cung triều Nguyễn

Sau hơn 50 năm được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, những bảo vật tượng trưng cho quyền lực của triều đại phong kiến như kim ấn, ngọc tỷ truyền quốc, bảo kiếm… lần đầu được giới thiệu tới công chúng sáng 9/10/2010
Bảo vật hoàng cung như tên gọi của nó, ngay từ khi được chế tác hay lưu truyền qua các triều đại đều là những vật tượng trưng cho quyền lực tối thượng của vua chúa. Sự chuyển giao những bảo vật này được coi như sự chuyển giao triều đại, ngôi vị quyền lực. Dưới thời phong kiến, hoàng cung vốn bí ẩn với người đời, bảo vật hoàng cung lại càng bí ẩn, đến nỗi những người biết đến và được chiêm ngưỡng những bảo vật này trong hàng trăm năm cơ hồ chỉ có mấy người.
Những bảo vật chứa đựng không chỉ giá trị về lịch sử phong phú, mà còn thể hiện tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân qua từng thời đại, với những nét hoa văn, chạm trổ... vô cùng tinh xảo.
Tại lần trưng bày đầu tiên sau gần nửa thế kỷ, BTLSVN đưa công chúng đến với 13 bảo vật đều có chất liệu chính bằng vàng khối và ngọc quý, được chọn ra từ hàng trăm bảo vật vương triều Nguyễn.
Trong số đó, đang chú ý nhất là 3 chiếc kim ấn bảo tỷ - vốn được gọi là bảo vật tượng trưng cho quyền lực tối thượng của vương triều Nguyễn và được chuyển giao qua những triều đại khác nhau. 10 bảo vật còn lại bao gồm kiếm vàng (2 chiếc), mũ vàng (2 chiếc), sách vàng (1 chiếc), ấm chén vàng (2 bộ)... như chiếc mũ bình thiên bằng vàng khối, chế tác trong thế kỷ 19, có trọng lượng 0,66kg, chiếc kiếm vàng An dân bảo kiếm có trọng lượng 0,58 kg, cuốn sách vàng chế tác năm Gia Long thứ 5 (1806) có trọng lượng 2,1kg... 

Ấn vàng triều Nguyễn 




Ấn ngọc "Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ".



Chiếc kim ấn Sắc mệnh chi bảo nặng 8,5 kg, gồm hai cấp, có hình vuông, trên ấn có hình rồng đầu ngẩng, 2 sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, lưng ấn khắc hai dòng chữ Hán: “Thập tuế hoàng kim nhị bách nhị thập tam lạng lục tiền - Minh Mạng bát niên thập nguyệt cát nhật tạo”. (Vàng 10 tuổi nặng 223 lạng 6 tiền - đúc vào ngày lành tháng 10 năm Minh Mạng thứ 8, 1827). 


Ấn vàng "Quốc Gia Tín Bảo"



Quốc gia tín bảo và mặt ấn.
Ảnh:chụp lại từ sách Kim Ngọc bảo tỷ của hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam xuất bản. Hà Nội, 2009.

Kiếm vàng triều Nguyễn


Kiếm vàng triều Nguyễn đúc vào TK 19, nặng 1,25 kg (phía trên) và Chiếc kiếm vàng "An dân bảo kiếm", đúc thời Khải Định (1916 - 1925), trọng lượng 0,58kg (phía dưới)




Chuôi và vỏ làm bằng vàng, ngọc 


Xem các họa tiết chạm khắc tinh xảo trên kiếm.


Bộ ấm chén ngọc


Bộ ấm chén ngọc có bọc vàng trang trí với trọng lượng của cả bộ là 2,6kg.


Chén ngọc bịt vàng, trọng lượng 776 Gram.


Tay cầm của những chiếc chén hoàn toàn làm bằng vàng.


Đài thờ bằng vàng


Đài thờ bằng vàng nạm ngọc được sử dụng trong hoàng cung thời Nguyễn. Mỗi chiếc có trọng lượng xấp xỉ 4,3 kg.



Rất nhiều loại ngọc với hính dáng, kích cỡ, màu sắc khác nhau đã được sử dụng để trang trí cho chiếc đài thờ này.

Mũ vàng triều Nguyễn


Hai chiếc mũ vàng triều Nguyễn thế kỷ XIX


Mũ vàng, trọng lượng 660 Gr. (mặt trước và mặt sau)


Hoa văn tinh xảo, với những viên ngọc quý được đính trên mũ.



Mũ vàng, trọng lượng 720 Gr.


Mặt trước


Những hoa văn rất nhỏ bằng vàng trên vành mũ đòi hỏi sự chế tác kỳ công.

Chậu vàng triều Nguyễn


Chậu vàng của triều Nguyễn, năm Duy Tân thứ 5 (1911), trọng lượng 1,4 kg.


Hoa văn hình rồng, thể hiện quyền lực hoàng gia được trang trí trên thành chậu.

Sách vàng


Sách vàng, đúc năm Gia Long thứ 5 (1806). Trọng lượng 2100 Gram, ghi lại thân thế của người trong hoàng tộc 



Thủy quân Nhà Nguyễn

Festival Huế 2010 lần đầu tiên sẽ có lễ hội tái hiện cuộc thao diễn thủy binh thời các chúa Nguyễn (tổ chức vào ngày 7/6/2010 tại khu vực phía bắc bờ sông Hương, phía trước đình Kim Long, thành phố Huế).  Lễ hội này sẽ huy động các đội đua ghe thuộc các làng xã trên địa bàn Thừa Thiên Huế và lực lượng khoảng 900 người tham gia.  
Theo sử  sách, dưới thời các chúa Nguyễn, thủy binh là một lực lượng rất hùng hậu và đã từng lập nhiều chiến công hiển hách. Quãng sông Hương chảy qua Kim Long đã từng diễn ra những cuộc thao diễn thủy binh dưới thời chúa Thượng. Sử còn ghi tháng 2 năm 1645 chúa Thượng đích thân chỉ huy 20 chiến thuyền sơn son thếp vàng với trên hai nghìn quan quân thao diễn trên sông suốt ba ngày đêm để 50 sĩ quan hải quân Tây Ban Nha và bốn nữ tu sĩ Thiên chúa giáo, cùng binh lính tháp tùng (bị đắm tàu ở biển Quảng Nam, được chúa Thượng cứu) hiểu tường tận vì sao hạm đội Hà Lan hùng mạnh đã bị nhà chúa đánh tan tác trên biển Đông năm trước, 1644.
Trước khi xem Lễ hội tái hiện cuộc thao diễn thủy binh thời các chúa Nguyễn, mời mọi người tim hiểu thêm về thủy quân nhà Nguyễn nhé. (*)





Thao diễn thủy binh - Thuyền Chúa

Khởi nghiệp từ thủy binh

Hầu hết các triều đại Việt Nam thường khởi nghiệp bằng những chiến công diệt ngoại xâm hay thống nhất đất nước. Nhưng sự nghiệp dòng họ Nguyễn lại bắt đầu từ một xuất phát điểm rất khác biệt gắn liền với ưu thế về thủy quân.
Khi Trịnh Kiểm âm mưu chiếm gọn binh quyền, giết người anh của Ông là Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng tìm cách thoát hiểm và trả thù họ Trịnh. Sau khi sai người thỉnh ý Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, được khuyên một câu: "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một dải núi Hoành Sơn có thể dung thân muôn đời). Nguyễn Hoàng hiểu ra, nhờ chị gái là Ngọc Bảo nói với Trịnh Kiểm cho Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa với lý do: "Đất ấy hiểm trở, xa xôi, khí hậu khắc nghiệt, lại là mặt Nam dễ bị tập kích, quân Mạc có thể dùng thuyền vượt biển đánh sau lưng bất cứ lúc nào". Trịnh Kiểm buộc lòng phải thuận theo dâng biểu tâu vua trao quyền cho Nguyễn Hoàng làm trấn thủ Thuận Hóa, toàn quyền xử lý mọi việc vì biết chỉ có họ Nguyễn là giỏi thủy chiến, đủ sức phòng thủ hải biên an toàn cho phía Nam. Năm 1558, Nguyễn Hoàng đem người nhà và nhóm quân bản bộ, đa phần là người nghĩa dũng Tống Sơn Thanh Hóa gồm mấy ngàn người, hầu hết có ít nhiều hiểu biết về thủy quân vào Nam, đã mở đầu ra một sự nghiệp rất dài 400 năm (cho đến 1954).
Đi từ một nhóm binh lính dân đinh năm, bảy ngàn người; bám chặt vào duyên hải Miền Trung, chúa Nguyễn đã không bị nghiền nát bởi hàng chục vạn binh sĩ của chúa Trịnh tấn công liên tục mọi mặt gần một thế kỷ, mà trái lại đã tiến những bước thật dài chưa từng có trong lịch sử nhờ vào biển Đông. Biển Đông biến thành hành lang hữu hiệu đưa đoàn thuyền Nam tiến. Thủy quân thường đi trước, làm nơi nương tựa cho quân dân lập nghiệp trên bờ phối hợp cùng di chuyển. Làng mạc định cư cứ thế chuyển dần về Nam, chinh phục toàn bộ miền Trung và Nam Bộ. Các Chúa Nguyễn đã đưa đất nước vươn mình đến tận vịnh Thái Lan và tỏa ảnh hưởng văn hoá trên toàn bán đảo Hoa Ấn.

Những trận thủy chiến đầu tiên

Theo sử sách kể lại cũng như theo Nguyễn Phúc tộc thế phả thì năm 1644 người Hòa lan theo yêu cầu của Chúa Trịnh mang 3 chiếc tàu chiến bằng đồng rất lớn, trang bị vũ khí tối tân vào của biển Eo (cửa Thuận An - Huế) nhưng có lẽ do của biển cạn nên không vào được mà đổi hướng tiến vào cửa Hàn (Đà Nẵng) nổ súng uy hiếp quân Nguyễn. Đây là lần đầu tiên đối đầu với tàu chiến ngoại quốc nên Chúa  Thượng Nguyễn Phúc Lan triệu tập triều thần để bàn định. Chúa Thượng gọi một người Hòa Lan đang buôn bán ở đây để hỏi, tên này khoe khoang lực lượng hải quân Hòa Lan “bách chiến bách thắng”, hàm ý đe dọa. Chúa Thượng tự ái, bị tổn thương nên dứt khoát tấn công, ra lệnh thế tử Dũng Lê Hầu Nguyễn Phúc Tần ( sau này kế nghiệp cha trở thành Chúa Hiền ) chỉnh đốn thủy quân ra cửa Hàn đón đánh, còn mình đích thân trợ chiến tại của Thuận An. Dũng Lê Hầu điều động 200 chiến thuyền, bốn phía vây hãm 3 chiếc chiến hạm của giặc. Mặc dù đại bác của giặc bắn xối xả nhưng thuyền của nhà Nguyễn nhẹ, cơ động nên vẫn bám sát chiếm hạm của giặc tấn công. Trước sự chiến dấu gan dạ anh dũng, một chiến hạm của giặc không chịu được phải luồn lách chạy thoát ra biển, chiếc thứ hai va vào đá ngầm chìm nghỉm. Chiếc thứ ba ngoan cố chống trả. Dũng Lê Hầu cho quân sĩ len lỏi lên thuyền giặc đánh gãy bánh lái, cột buồm, và tiến đánh xáp lá cà dồn giặc vào thế tuyệt vọng. Biết khó thoát nên tên thuyền trưởng bèn ra lệnh đốt kho thuốc súng trên tàu làm chiến hạm vỡ tan và bốc cháy thiêu rụi toàn bộ binh đội của chúng ở tên tàu. Đây là trận thủy chiến đầu tiên với chiến hạm nước ngoài và là chiến công oanh liệt nhất của thủy quân chúa Nguyễn.
Cuối thế kỷ 16, khi hoành hành cướp phá bờ biển Trung Quốc, Hải tặc Nhật Bản cũng tràn qua cả nước ta. Chúng kéo nhau đến Cửa Việt vào năm 1585. Hoàng Tử Nguyễn Phước Nguyên, con thứ sáu của Chúa Nguyễn Hoàng đã điều binh đánh chìm hai chiếc tầu Ngọa khấu (giặc lùn Kenki). Đây là sử liệu đầu tiên đề cập đến mối liên hệ giữa Nhật Bản và ĐàngTrong. Năm 1599, một chiếc tàu Kenki khác khi hải hành bị mắc cạn tại Cửa biển Thuận An cũng bị một tướng của Chúa Nguyễn Hoàng chận bắt được. Đầy đủ trang cụ bị tịch thu, cả thủy thủ đoàn tàu cướp biển bị bắt.  Hai năm sau, 1601, Chúa Nguyễn Hoàng gửi bức thư ngoại giao chính thức đầu tiên của nước ta đến Tướng Quân Shogun Tokugawa. Hai xứ Việt Nhật bắt đầu lập giao thương đường biển. Thương điếm vùng Hội An được thành lập với nhiều thương nhân ngoại quốc và đặc biệt đông nhất là người Nhật Bản, bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Dù không còn phải dụng binh nhiều sau năm 1802, Thủy quân Nhà Nguyễn vẫn còn rất mạnh. Nước Anh đưa thư xin ngoại giao thông thương ba bốn lần đều bị khước từ. Năm 1803 khi một Hạm đội của họ gồm 7 chiếc tàu tiến từ Biển Đông theo đường sông vào Hà Nội, bị quân ta đốt cháy. Không thấy chính phủ Anh Cát Lợi phản đối. Có lẽ vì Anh Quốc biết rằng mình có lỗi khi xâm nhập hải phận và lãnh thổ Việt Nam một cách bất hợp pháp, nên mọi việc cũng êm. Tài liệu hiếm này được Nhà Quân Sử Phạm Văn Sơn ghi lại trong Việt Sử Toàn Thư, xuất bản năm 1960, trang 591.
Truyền thống thủy chiến được con cháu họ Nguyễn chuyên cần phát triển và nuôi dưỡng suốt một chiều dài lịch sử gần 350 năm, kéo theo con đường Nam Tiến từ Thanh Hóa đến tận Phú Quốc Hà Tiên. 

Trận Thủy Chiến quyết định : Đệ nhất Vũ công

Trận Thủy Chiến quyết định mà Sử Nhà Nguyễn ghi nhận là Đệ nhất vũ công đã diễn ra tại Thị Nại. Khi đó tướng nhà Nguyễn là Võ Tánh bị vây tại thành Qui Nhơn khá lâu. Tháng giêng năm Canh Thân 1800, Tướng Tây Sơn là Võ Văn Dũng đưa hai chiếc Định quốc Đại hiệu thuyền, chở từ 50 đến 60 khẩu đại bác chắn ngay cửa Thị Nại. Dày đặc bên trong là 40 tàu lớn, 20 tàu nhỏ hơn với 100 ghe chiến đậu san sát đến cửa vào Đầm Nước Mặn. Triền núi, Dũng cho đặt đại bác yểm trợ đoàn tàu và trên bộ, còn có hơn 50 voi trận và quân lính. Tháng giêng năm Tân Dậu 1801, Ánh sai các tướng Nguyễn Văn Trương và Tống Phúc Lương đánh đồn thủy Tây Sơn, Lê Văn Duyệt và Võ Di Nguy đem chiến thuyền đánh thẳng vào cửa Thi Nại. Võ Di Nguy đã bị trúng đạn chết, nhưng Lê Văn Duyệt vẫn ra sức xông đột, đốt được cả tàu và thuyền của Tây Sơn, thủy quân Tây Sơn đại bại. Vì Tây Sơn đã dồn toàn thể thủy quân để chiến đấu nên một khi bị tiêu diệt, Tây Sơn không còn uy thế nào đáng kể trên mặt biển nữa. Quân nhà Nguyễn tiến dần dần ra Phú Xuân, rồi thẳng ra chiếm Bắc Hà rất nhanh chóng. Biển Đông đã Nối liền Gia Định và Thăng Long thành Đế hiệu Gia Long.
Bằng cách ngự trị biển cả, từ một giấc mộng nhỏ bé của Nguyễn Hoàng là mong mỏi được một phần đất tự trị "vạn đại dung thân", thì dòng họ Nguyễn đã đi đến một thành tích vĩ đại là thống nhất quốc gia, đưa đất nước qua cảnh nhiễu nhương chia ba, xẻ bảy. Năm 1802, hai miền thủ phủ Gia Định và Thăng Long đã nối liền. Nguyễn Ánh lên ngôi với đế hiệu Gia Long.

Hoàng Đế Nguyễn Ánh, một nhà chiến lược hải chiến

Hoàng đế Nguyễn Ánh cũng là nhà chiến lược hải chiến tài ba và rất có thể là vị tướng lãnh Việt Nam đầu tiên sử dụng hải pháo để mở đường tiến quân, phá hủy mục tiêu, đồng thời dùng thủy quân xung phong, giúp cho bộ binh chiếm đóng đồn địch. Những hoạt động quân sự này chính là bước đi tiền thân của các Hải Đoàn Xung Phong sau này.
Với thủy chiến, Nguyễn Ánh và các tướng của ông thường lý luận và tin tưởng rằng: "Thủy chiến là sở trường của ta". Thủy binh bao giờ cũng tiến nhanh và là mũi nhọn phóng sâu vào đất địch trước bộ binh. Nhận biết thủy quân là quan trọng, giá tiền thưởng khi bắt lính đào ngũ có sự cách biệt rõ rệt: quân nào bắt được lính bộ thì thưởng 30 quan, còn được thủy binh thì được hưởng tới 40 quan.
Vào đầu thập niên 1800, Thủy binh chuyên nghiệp của Nguyễn Ánh gồm là 26.800 người trong một quân lực 139.800. (Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam, Tạ Chí Đại Trường, trang 230).

Một số hình ảnh đêm tái hiện cuộc thao diễn thủy binh thời các chúa Nguyễn :





Tế lễ








Thao diễn trên bờ








Thao diễn dưới nước

Chiến công vang dội

Làm Chúa được 9 năm vị Chúa đa tình này lập được chiến công vang dội. Lần đầu tiên trong lịch sử thủy chiến, thủy quân Việt Nam đã đánh thắng thủy quân Âu Châu.

Năm 1643, Hòa Lan theo lời yêu cầu của chúa Trịnh cho 3 chiếc tàu đồng kiểu tròn, võ trang nhiều trọng pháo tiến vào cửa Eo (Thuận An) mưu đồ xâm lược.

Chúa Thượng họp quần thần bàn định nên đưa chiến thuyền của mình ra đánh tàu Hoa Lan hay không. Vì chưa bao giờ xáp chiến với Tây Dương, nên quần thần không dám hứa chắc là thắng. Lúc ấy Chúa hỏi một người Hòa Lan giúp việc quân sư cho Chúa, người ấy tự phụ trả lời:

"Tàu Hòa Lan chỉ sợ mãnh lực và quân đội của trời thôị"

Nghe vậy, chúa cảm thấy bị xúc phạm. Ông thân hành đến cửa Eo, ra lệnh cho thủy quân chèo thuyền ra đánh thẳng vào 3 chiếc tàu của Hòa Lan.

Hàng trăm chiếc thuyền Việt Nam xông thẳng vào các chiếc tàu Hòa Lan, mặc đại bác bắn ra như mưa.

Bốn mặt tàu Hòa Lan đều bị tấn công. Nhờ thuyền nhỏ, cơ động nhanh nhẹn nên mặc dù bị một số đạn, tàu Việt Nam vẫn bao vây tấn công vào tàu Hòa Lan quyết liệt. Chúng vô cùng kinh hoàng không ngờ thủy quân chúa Nguyễn gan dạ đến thế. Chiếc nhỏ nhất vội luồn lách chạy thoát thân. Chiếc thứ hai thảng thốt đâm vào đá, cả thủy thủ đoàn và tàu chìm nghỉm xuống biển. Chiếc thứ ba lớn nhất chống cự lại. Các thủy quân Nguyễn bám sát tàu, bẻ bánh lái. Một số nhảy lên tàu, chặt gãy cột buồm. Bị dồn vào thế tuyệt vọng, thuyền trưởng Hòa Lan cho nổ kho thuốc súng. Thế là tất cả thủy thủ bị hỏa thiêu, chết la liệt trên biển. Có 7 tên nhảy xuống biển, cố bơi thoát nhưng đều bị tóm cổ.

Thắng trận trở về, chúa Thượng dẫn 7 tù binh đến trước mặt người Hòa Lan nói:

- Cần chi mãnh lực và quân đội của trời mới phá được. Chiến thuyền của ta cũng khá đấy chứ.

================================


Trận cảng Eo 1643 là trận chiến diễn ra ngày 7 tháng 7 năm 1643 giữa đội thuyền của Công ty Đông Ấn Hà Lan (Vereenigde Oost-Indische Compagnie) với Hải quân chúa Nguyễn trong cuộc xung đột giữa Công ty Đông Ấn Hà Lan với Đàng Trong. TheoĐại Nam thực lục thì trận đánh xảy ra năm Giáp Thân (1644) nhưng Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục và Giáo sư Dương Kỵtrong Việt sử khảo luận thì ghi là năm Quý Mùi (1643).

Cuộc xung đột giữa Công ty Đông Ấn Hà Lan và chúa Nguyễn

Theo yêu cầu của Chúa Trịnh, chiến thuyền của Công ty Đông Ấn Hà Lan đã tiến vào cảng cửa Eo (Thuận An). Đoàn thuyền của người Hà Lan được chia làm hai nhóm:
  • Nhóm 1 gồm ba chiến thuyền là các chiếc Wakende-bodeKievit và Meerman do Isaac Davids chỉ huy tiến thẳng ra Đàng Ngoài để hội quân với chúa Trịnh.
  • Nhóm 2 gồm ba chiến thuyền Wojdenes (De Wijdeness), Waterhond và Vos do Pieter Baek chỉ huy. Nhóm này do gió bão đánh dạt mà tình cờ chạy về phía cảng Eo của Đàng Trong thay vì ra Đàng Ngoài.
Ngày 3 tháng 6 cả hai đoàn đều cùng xuất phát từ Batavia nhờ gió Nồm tiến lên. Ở phía Bắc, chúa Trịnh Tráng cũng đem đại binh Đàng Ngoài tới hơn 100.000 người có cả vua Lê đi cùng với Issac Davids tham gia trận chiến. Cả hai đoàn quân giao ước sẽ gặp nhau tại sông Gianh.

[sửa]Diễn biến trận chiến

Khi đoàn thuyền của Baek lên đường ra Đàng Ngoài thì tại Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Lan đã biết được tin này. Sách Đại Nam thực lục đã ghi lại:
"Bấy giờ, giặc Ô Lan đậu thuyền ngoài biển, cướp bóc lái buôn. Quân tuần biển báo tin. Chúa đương bàn kế đánh dẹp. Thế tử (tức Nguyễn Phúc Tần) tức thì mật báo với chưởng cơ Tôn Thất Trung (con thứ tư của Hy Tông), ước đưa thủy quân ra đánh. Trung lấy cớ chưa bẩm mệnh, ngần ngại chưa quyết. Thế tử tự đốc suất chiến thuyền của mình tiến thẳng ra biển. Trung bất đắc dĩ cũng đốc suất binh thuyền theo đi, đến cửa biển thì thuyền của thế tử đã ra ngoài khơi. Trung lấy cờ vẫy lại, nhưng thế tử không quay lại. Trung bèn giục binh thuyền tiến theo. Chiếc thuyền trước sau lướt nhanh như bay, giặc trông thấy thất kinh hoảng sợ"
Theo những sử sách của Việt Nam thì chúa Thượng (Nguyễn Phúc Lan) họp quần thần chưa rõ có nên đưa chiến thuyền của ông ra đánh người Hà Lan hay không thì những người này không dám hứa là chắc thắng. Khi ông hỏi một người Hà Lan đang giúp việc thì người này trả lời: "Tàu Hà Lan chỉ sợ mãnh lực và quân đội của trời thôi". Điều này khiến ông cảm thấy bị xúc phạm nên Nguyễn Phúc Lan và Thế tử Nguyễn Phúc Tần tự mình thân hành đến Eo, ra lệnh cho thuỷ quân chèo thuyền ra đánh thẳng vào 3 chiếc tàu của Hà Lan.
Bốn mặt tàu Hà Lan đều bị tấn công. Nhờ thuyền nhỏ cơ động, nhanh nhẹn nên mặc dù bị một số đạn, thuyền Việt Nam vẫn bao vây tấn công vào tàu Hà Lan quyết liệt. Thủy quân của Đàng Trong nhờ thuyền nhỏ hơn, nhanh nhẹn và lại đông hơn hẳn nên mặc dù bị một số đạn, họ vẫn có thể bao vây tấn công vào tàu Hà Lan. Chiếc nhỏ nhất luồn lách để tìm đường rút lui. Chiếc thứ hai bị đâm vào đá, cả đoàn thuỷ thủ và tàu chìm nghỉm xuống biển. Chiếc thứ ba lớn nhất chống cự lại quyết liệt nhưng bị các thuỷ quân chúa Nguyễn bám sát, tràn lên tàu bẻ bánh lái. Một số nhảy lên tàu, chặt gẫy cột buồm. Bị dồn vào thế tuyệt vọng, thuyền trưởng Hà Lan cho nổ kho thuốc súng. Có 7 thủy thủ trên tàu nhảy xuống biển, cố bơi thoát nhưng đều bị bắt lại. Nhà nghiên cứu Buch ghi lại chi tiết hơn, ông ghi rằng sau tàu De Wijdeness bị nổ tung vì chính kho thuốc súng dự trữ của nó, tất cả thủy thủ trên tàu, kể cả Baek đều chết.
Theo các ghi chép lại của Giáo sĩ Alexandre de Rhodes năm 1651[1] thì:
Chúa Đàng Ngoài tấn công chúa Đàng Trong, như tôi sẽ nói sau, ba lần đem quân đi đánh nhưng đều thất bại. Chúa liền cầu cứu với thương gia người Hoà Lan chiếm đóng bến tàu Java Cả, gọi là Jaquetra hay Tân Hoà Lan. Chúa phái người đem lễ vật tới xin cung cấp cho mấy chiếc tàu tròn của họ, để nhờ đó chúa quyết định phá huỷ hạm đội người Đàng Trong. Người Hoà Lan nhận lời ngay vì biết là để tấn công chúa Đàng Trong đã công khai từ mấy năm nay tự xưng thù địch với nước mình.
Họ liền phái tới chúa Đàng Ngoài ba chiếc tàu tròn trang bị đầy đủ và có mấy khẩu súng. Đoàn tàu vô ý tới gần một hải cảng Đàng Trong vì bị gió đánh dạt, đúng lúc tình cờ chúa đang có mặt với mấy thuyền chiến. Chúa nhận thấy đây là viện trợ người Hoà Lan gởi chúa Đàng Ngoài để gây chiến. Cơn giận nổi lên (như thể chúng dám táo bạo thách thức ởbiên giới), chúa liền bàn xem có nên cho thuyền đuổi theo. Chúa hỏi ý kiến một người Hoà Lan mấy năm nay sống sót sau cơ bão biển và ở lại phục vụ chúa lo việc binh đao. Tên lính này kiêu căng và khinh thị đáp rằng đoàn tàu này chỉ sợ có thế lực và thịnh nộ võ khí của ông Trời. Tức giận vì thái độ hỗn xược, chúa không thèm đáp, nhưng ra lệnh cho các thuyền trưởng lập tức cho nhổ neo rời bến và tấn công đoàn tàu Hoà Lan trông rõ ngoài khơi. Nhờ lúc này biển lặng, chỉ có gió nhẹ thổi, nên việc tấn công mang lại kết quả: chỉ có chiếc tàu nhỏ hơn cả của người Hoà Lan nhờ gió nhẹ thổi mà chạy thoát, còn chiếc kia muốn chạy trốn đoàn thuyền rượt theo, mất hướng đụng phải cồn vỡ tan và chìm dưới làn sóng. Chiếc thứ ba lớn hơn hết dĩ nhiên nặng nề hơn cả, gió không đẩy nổi, liền bị bốn thuyền chiến bao vây và chiếm giữ, sau khi hết sức chống cự và bắn vô hiệu vào đoàn thuyền chiến rất thấp đã tới sát nách. Tay lái và cột buồm bị phá. Trong cơn nguy khốn cùng cực, thuyền trưởng và lính Hoà Lan mất hết hy vọng cứu thoát giữa biển khơi, liền châm lửa vào kho thuốc súng đốt chiếc tàu cùng thuỷ thủ, tất cả chừng hai trăm, trừ bảy người tránh ngọn lửa nhảy xuống biển trôi theo làn sóng, được thuyền chiến Đàng Trong vớt và đem đi trình chúa ở trên bến đang đợi đoàn tàu chiến thắng trở về.
Chúa thấy bảy người Hoà Lan thoát hoả tai và đắm tàu chiến quỳ phục dưới chân, liền quay về phía người Hoà Lan xấc xược đã khoe tàu nước họ vô địch và chế giễu hắn:
"Này ngươi, hãy hỏi xem lính nước ngươi ở đâu mà đến?"
Xấu hổ, hắn lí nhí trong miệng và run sợ thưa: "Chúng thoát nạn do tàu chiến của Chúa đánh bại tàu người Hoà Lan." Chúa tiếp:
"Thế thì chẳng phải đợi thế lực võ trang của Trời để thắng, vì đoàn thuyền chiến của ta đủ để phá vỡ".
Rồi Chúa truyền cho binh sĩ của Chúa:
"Bớ ba quân, bây giờ hãy chặt đầu tên kiêu căng và gỡ cho thế giới thoát khỏi loài sâu bọ không đáng sống này".
Tức thì lệnh được thi hành. Chúa còn cho cắt đầu mũi không những của tám tên lính sẽ đem đi chém đầu mà còn của tất cả những tên khác bị cháy hay đắm tàu, bỏ vào một thúng gửi ra biếu chúa Đàng Ngoài kèm theo vài lời chua chát, đắng cay tương tự như: xin nhận một phần đạo binh chúa đã chuẩn bị để tấn công và xin lần sau chuẩn bị một viện binh khá hơn. Việc này làm cho chúa Đàng Ngoài rất xúc động đến nỗi chúa chẳng còn muốn đón tiếp chiếc tàu thứ nhất của người Hoà Lan chạy trốn theo chiều gió, chúa cũng chẳng thèm cung cấp lương thực cần để sống, chiếc tàu này đành phải về tới Trung Quốc tìm lương thực, xa chừng sáu trăm dặm.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, thuỷ quân Việt Nam đã đánh thắng một lực lượng thủy quân của Âu Châu.

[sửa]Thơ về trận chiến

Trong Đại Việt sử thi của Hồ Đắc Duy, quyển 15 có đoạn thơ về chiến công của chúa Nguyễn Phúc Tần.
Năm Quý Mùi (1643) tướng quân Trịnh Tạc
Lĩnh đại binh đến Bắc sông Gianh
Bất ngờ đánh úp thật nhanh
Tấn công Nhật Lệ chiếm thành giữ dân
Người Hà Lan giúp ngầm Trịnh Tráng
Ba chiến thuyền dàn sẵn ngoài khơi
Đàng Trong trinh sát đã hay
Lập ra kế hoạch đợi ngày phản công
Nguyễn Phúc Tần cho dùng tàu chiến
Khi Hà Lan đã đến gần bờ
Tấn công lúc địch bất ngờ
Đánh chìm một chiếc giong cờ đuổi theo
Đến tháng ba cường triều nóng bức
Gió hạ Lào thổi rát thịt da
Sức quân cạn kiệt can qua
Vua Lê hạ lệnh rút ra trở về