20/1/11

Ngày 19 Tháng 1 Trong Sử Sách

Ngày 19 tháng giêng năm nay hẳn là một ngày đáng ghi nhớ đối với một số người. Đó là ngày chấm dứt đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI. Một số người ghi nhớ ngày này có thể vì họ vừa bị đá văng khỏi chiếc ghế quyền lực, phải ngậm ngùi ra đi. Ngược lại, một số khác ghi nhớ, và có lẽ họ sẽ mở tiệc liên hoan suốt năm, vì vừa được đảng “cơ cấu” vào bộ phận quyền lực cao nhất nước, thoả mộng “quyền và tiền” đã từng ao ước suốt cả cuộc đời. Bên cạnh đó và quan trọng hơn, ngày này khai sinh một thành phần nhân sự lãnh đạo đất nước mới với toàn những khuôn mặt cũ, mà nổi bật trong họ là sự ngoan ngoãn đối với Bắc Kinh và hà khắc đối với nhân dân. Chính đặc tính này đã khiến người dân Việt Nam thấy hơn bao giờ hết, hiểm họa mất dần đất nước vào tay Bắc Kinh càng hiển hiện và cận kề hơn. Từ nhận thức đó, đối với người Việt Nam thì một ngày 19 tháng giêng khác mới là ngày đáng ghi nhớ. Đó là ngày giỗ trận Hoàng Sa, kỷ niệm trận hải chiến hào hùng của các chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hoà 37 năm trước trong quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của cha ông để lại. Dù rằng sau trận chiến không cân xứng đó, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Cộng chiếm giữ.
Nhân tưởng niệm ngày Giỗ Trận Hoàng Sa, 19/1/1974, hãy cùng ôn lại về trận chiến lịch sử đó.
Lược thuật những diễn tiến chính của trận Hoàng sa
Ngày 16 /1/1974 Tuần Dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16 phát hiện một toán quân Trung Cộng treo cờ Trung Cộng trên đảo Cam Tuyền (còn gọi là đảo Robert). Toán quân này được hai chiến hạm trung Cộng mang số 389 và 396 cùng 2 trục lôi hạm mang dố 402 và 407 yểm trợ.
Ngày hôm sau, 17/1/1974, 30 chiến sĩ hải kích Việt Nam Cộng Hoà đổ bộ đảo Cam Tuyền, gỡ bỏ cờ và phá huỷ những dấu tích nguỵ tạo của Trung Cộng trên đảo. Cùng ngày này, Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ4 đến tăng cường cho HQ 16. Phía Trung Cộng cũng có thêm hai hộ tống hạm mang số 271 và 274 đến tăng cường.
Ngày 18/1/1974, Hộ Tống Hạm Trần Bình Trọng HQ5 nhập vùng, sau đó là Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10. HQ 10 chỉ còn một máy khiển dụng nên vận chuyển rất khó khăn và chậm chạp.
Sáng ngày 19/1/1974, hải kích VNCH trên HQ5 đổ bộ lên đảo Quang Hoà (Ducan), ngay lập tức bị lực lượng Trung Cộng đông hơn nhiều lần trong các công sự phòng thủ kiên cố trên đảo nghênh cản dữ dội, làm cho 3 người bị tử thương và hai người khác bị thương. Vì bất lợi, các chiến sĩ VNCH phải rút lui.
Đến 10 giờ 24 phút HQ16 và HQ10 khai hoả vào tàu Trung Cộng. HQ4 và HQ5 cũng khai hoả liền sau đó. Với tương quan lực lượng phiá VNCH 4 chiến hạm (trong đó HQ10 chỉ khiển dụng cầm chừng), đối diện với ít nhất là 8 tàu Trung Cộng (có tài liệu cho rằng lực lượng tham chiến của Trung Cộng lên đến 12 chiến hạm). Trận chiến chỉ kéo dài khoảng 40 phút.
Kết quả là cả hai bên đều bị thiệt hại nặng. Theo sự chứng kiến tại chỗ thì về phía Trung Cộng, Hộ Tống Hạm mang số 271 bốc khói mù mịt rồi bị chìm, một chiếc khác mang số 396 bị trúng đạn nặng phải ủi bãi để không bị chìm. Hai tàu mang số 274 và 389 cũng bị bắn tê liệt. Khi thấy tàu địch bị trúng đạn ngay trong đợt khai hoả đầu tiên, các chiến sĩ Việt Nam đã không hẹn mà cùng hát vang bản « Việt Nam! Việt Nam! » giữa âm thanh chát chúa của lửa đạn. Dù rằng Trung Cộng không công bố thiệt hại của họ, nhưng các nguồn tin độc lập của tây phương sau đó xác định những sự kiện vừa nêu là chính xác. Có lẽ vì vậy mà dù các chiến hạm VNCH đều bị thương tích nặng nề, phải tút lui, nhưng phía Trung Cộng cũng không đủ sức để truy kích.
Về phía Việt Nam, Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10 bị trúng đạn nặng ngay sau khi khai chiến, khiến máy duy nhất còn lại bị bất khiển dụng luôn. Không vận chuyển được, HQ10 là một đích nhắm dễ dàng cho hoả lực của địch. Thuỷ thủ đoàn được lệnh phải bỏ tàu. Hạm trưởng là Hải Quân Thiếu tá Nguỵ Văn Thà ở lại chết theo tàu. Hạm phó, Hải Quân Đại Uý Nguyễn Thành Trí bị thương nặng và tử thương sau đó. Trong lúc hỗn chiến, HQ16 bị một quả đạn 127 ly của chiến hạm ta bắn lầm vào hầm máy. Tuy quả đạn không nổ, nhưng chiến hạm bị nước vào làm nghiêng 15 độ, phải rút lui về phía tây. Hai chến hạm còn lại, HQ4 và HQ5 cũng bị trúng đạn địch nặng nề. Cùng lúc đó thì các chiến hạm VNCH phát hiện hai chiến hạm săn tàu ngầm (loại Hải Nam) mang số 281 và 282 của Trung Cộng đến tăng viện (tin này sau đó được Trung Cộng xác nhận) cũng như có dấu hiệu các phi tiễn đĩnh Kroma của Trung Cộng xuất hiện, vì vậy các chiến hạm VNCH đều buộc phải triệt thoái. Những cuộc điều tra sau này cho thấy, chiến hạm VNCH ít bị trúng đạn nhất cũng bị trên 800 vết đạn. Các chiến hạm khác đều bị trên 1200 vết đạn.
Về nhân sự, phía VNCH có 58 chiến sĩ hy sinh. Phía Trung Cộng xác nhận họ có 16 người bị tử thương, nhưng người ta tin rằng con số thương vong của Trung Cộng cao hơn nhiều. Một số tài liệu cho biết, toàn bộ bộ chỉ huy mặt trận của Trung Cộng gồm một số đề đốc (cấp tướng hải quân) và nhiều sĩ quan cấp tá bị tử thương.
Ngày hôm sau, 20/1/1974, Trung Cộng cho máy bay từ căn cứ Hải nam đến oanh tạc 3 đảo của quần đảo Hoàng Sa, sau đó cho quân đổ bộ chiếm đảo. Bắt giữ trung đội địa phương quân Việt Nam phòng thủ trên đảo.
Theo dõi trận chiến ở Trung Tâm Hành Quân Hải Quân qua những liên lạc vô tuyến của các chiến hạm ngoài mặt trận người ta nhận thấy một điểm rất bất lợi cho các chiến hạm VNCH là: các khẩu hải pháo lớn 72 ly, 127 ly (3 inch, 5 inch) đều bị hư hỏng hoặc bất khiển dụng rất sớm, có lẽ do ảnh hưởng của việc cắt giảm viện trợ nặng nề nên các cơ phận bảo trì bị thiếu thốn hoặc hư hỏng không được thay thế thích hợp. Vì vậy chỉ còn các hải pháo 40 ly và 20 ly bắn liên thanh khiển dụng một cách giới hạn. Các hải pháo trên tàu lại chỉ xoay chuyển được trong một góc độ nào đó (để không bắn vào đài chỉ huy) nên có nhiều lúc nguyên cả một phần của chiến hạm phơi mình hứng đạn địch mà không còn vũ khí khiển dụng ở phía đó đánh trả.
Bên cạnh đó, những tin tức về lực lượng địch do Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ thông báo cũng tạo ảnh hưởng tâm lý rất lớn. Trước khi xẩy ra trận chiến 3 ngày, Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ gửi cho Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH một công điện cho biết, có một hạm đội Trung Cộng gồm 41 chiến hạm, trong đó có hai tàu ngầm, đang tiến về Hoàng Sa. Ngoài ra, trong khi đang diễn ra trận chiến, Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ cũng thông báo cho Hải Quân Việt Nam biết ra đa không thám của họ phát hiện các phản lực cơ chiến đấu MIG của Trung Cộng cất cánh từ Hải Nam đang bay ra Hoàng Sa. Phía Việt Nam yêu cầu Đệ Thất Hạm Đội Mỹ giúp đỡ, nhưng yêu cầu này không được đáp ứng. Dường như cả hai công điện vừa kể của hạm đội 7 đều không được thông báo cho lực lượng hành quân ngoài vùng biển Hoàng Sa biết.
Toàn thể quần đảo Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm giữ sau trận Hoàng Sa năm 1974. Để tạo lập căn cứ pháp lý cho việc giành lại chủ quyền sau này, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà sau đó đã quyết liệt tranh đấu và tố cáo hành động xâm lược của Trung Cộng trên nhiều diễn đàn quốc tế, trong khi đó thì nhà nước CSVN đã hoàn toàn im lặng về việc này. Thái độ như vậy của nhà nước Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn không có gì là khó hiểu nếu người ta biết rằng, trong công hàm đề ngày 14/9/1958, do nguyên thủ tướng Cộng Sản Việt Nam là ông Phạm Văn Đồng ký gửi thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Cộng, để trả lời bản công bố của Trung Cộng với nội dung khẳng định Hoàng Sa Trường Sa là của nước này được đưa ra trước đó 10 ngày. Với tư cách là đại diện của nhà nước CSVN, ông Phạm văn Đồng đã hoàn toàn tán thành những khẳng định của Trung Cộng về chủ quyền của nước này trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Không những thế, cơ quan ngôn luận đảng bộ Cộng Sản VN ở thành phố Sài Gòn là tờ Sài Gòn Giải Phóng, trong một số ra vào tháng 5/1976, khi bình luận về bản công hàm ngày 14/9/1958 vừa nêu đã viết như sau: “Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là đồng chí mà còn là người THẦY tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy, chủ quyền Hoàng Sa hay Trường Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi. Khi nào muốn lấy lại thì Trung Quốc sẵn sàng giao trả…”
Một số người bênh vực nhà nước CSVN và ông Phạm văn Đồng, do không biết trọn vẹn vấn đề, cũng như không biết công bố ngày 4/9/1958 của Trung Cộng, nên vẫn thường bào chữa rằng, công hàm ngày 14/8 của ông Phạm văn Đồng chỉ công nhận lời tuyên bố hải phận 12 hải lý của Trung Cộng nên không có gì là sai trái…. Trong một tài liệu biên soạn khá công phu nhan đề «Chủ quyền trên Hai Quần Đảo Hoàng Sa – Trường Sa», do ông Lưu văn Lợi, nguyên là trưởng ban biên giới của nhà nước CSVN từ năm 1978 đến năm 1989 sửa chữa, và được nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia ở Hà Nội phát hành năm 1998, và được trích dẫn một số đoạn liên quan ở phía dưới bài viết này cho thấy, tuy ông Lưu Văn Lợi là một quan chức ngang hàng cấp bộ trưởng trong chính phủ CSVN, nhưng khi hiệu đính tài liệu, ông cũng không chối cãi bằng chứng rành rành về tội bán nước của CSVN qua bức công hàm Phạm văn Đồng.
*****
Ngày 19 tháng giêng năm nay, đảng CSVN vừa chấm dứt đại hội kỳ thứ XI của họ với một thành phần lãnh đạo thần phục Trung Quốc dẫn đầu là Nguyễn Phú Trọng. Với thành phần lãnh đạo này, chắc chắn họ sẽ tiếp tục để nguyên trạng vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, tức là vẫn thừa nhận 2 quần đảo này thuộc chủ quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, tập thể những đảng viên yêu nước, đặc biệt những người đã nhìn đồng đội của mình hy sinh bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, hẳn sẽ không thể ngồi yên nhìn giới lãnh đạo đảng khiếp nhược, mặc nhiên thừa nhận sự dâng nhượng lãnh thổ lãnh hải cho ngoại bang.
Đã có nhiều người trong lòng đảng CSVN lên tiếng, và bày tỏ sự cảm phục của họ đối với những hy sinh của các chiến sĩ Hải Quân VNCH trong sứ mạng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974. Người ta hy vọng rằng, rồi đây tập thể đảng viên yêu nước trong đảng CSVN sẽ cùng lên tiếng vì đất nước, cùng đòi hỏi lãnh đạo Đảng phải chính thức vô hiệu hóa công hàm Phạm văn Đồng.
Đối với nhân dân Việt Nam, ngày 19 tháng giêng năm 1974 là một ngày khắc sâu trong tâm khảm mọi người. Đó là ngày mà truyền thống kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm của tổ tiên Việt Nam một lần nữa đã được các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà thể hiện trong trận hải chiến chống quân xâm lược Trung Cộng. Chắc chắn dân tộc Việt nam sẽ mãi mãi tôn vinh sự hy sinh của các chiến sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến này; cũng như lịch sử Việt Nam sẽ ghi khắc tên tuổi mọi con dân Việt đã bỏ mình bảo vệ đất nước chống ngoại xâm.
Lê Vĩnh
Ngày 19/1/2011
*** Phần trích dẫn tài liệu “Chủ quyền trên Hai Quần Đảo Hoàng Sa – Trường Sa » (nguồn http://basam.info/ch%E1%BB%A7-quy%E1%BB%81n-hs-ts/ )
CHỦ QUYỀN TRÊN HAI QUẦN ĐẢO
HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
(SÁCH THAM KHẢO)
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Hà Nội – 1998
Người dịch: Nguyễn Hồng Thao
Hiệu đính: Lưu Văn Lợi
Lê Minh Nghĩa
(Tham gia đánh máy-đưa lên mạng: các thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông: Hoa Phạm, Thảo Uyên, Thanh Tú, Nguyễn Duy Hiếu, Việt Phương, Pikachu, Khôi Nguyễn, Ngọc Thu, Thùy Minh Nguyễn, Lê Hồng Thuận, Lê Trung Bảo, Trần Hoài Vũ, Phan Tuấn Quốc)
Ngày 4-9-1958, Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra một bản tuyên bố xác định bề rộng của lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý.
Bản tuyên bố nói rõ điều khoản này được áp dụng cho các quần đảo.
Bản tin này được công bố ngày 6-9-1958 trên báo Nhân Dân, cơ quan của Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam. Nó không bị tranh cãi.
Ngày 14-9 cùng năm, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trong một công hàm gửi Thủ tướng Trung Quốc đã khẳng định: “Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thưởng bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định đó”.
- Ngày 9-5-1965, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa khi phản ứng lại quy định của Chính phủ Mỹ về “Khu vực tác chiến”của lực lượng vũ trang Mỹ tại Việt Nam, có thể đã tuyên bố: “Tổng thống Mỹ Giônxơn đã ấn định toàn bộ nước Việt Nam và các vùng kế cận rộng khoảng 100 dặm từ bờ biển Việt Nam trở ra và một bộ phận của vùng biển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở quần đảo Tây Sa là khu vực chiến đấu của lực lượng vũ trang Mỹ”(nguồn tin của Trung Quốc).
- Ngày 13-9-1969, Báo Nhân Dân của Việt Nam có lẽ đã đăng tin sau: “Ngày 10-5, một máy bay quân sự Mỹ đã xâm phạm vùng trời Trung Quốc, trên đảo Vĩnh Hưng và đảo Đông thuộc quần đảo Tây Sa tỉnh Quảng Đông Trung Quốc” (nguồn tin của Trung Quốc).
- Ngày 11-7-1971, Tổng thống Philippin cho biết quân đội Trung hoa dân quốc đã chiếm đóng và củng cố đảo Ba Bình (quần đảo Trường Sa) nhưng ông lại không bày tỏ bất cứ yêu sách nào của Philippin về quần đảo này mặc dù quân lính Philippin đã chiếm đóng trên một số đảo nhỏ. Một thông cáo ngày 13-7 cho thấy đang tiếp diễn các cuộc đối thoại giữa Đài Loan và Philippin về vấn đề quần đảo này. Cũng trong ngày đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Sài Gòn, Ông Trần Văn Lắm, có mặt ở Manila, nhắc lại yêu sách của Việt Nam và các danh nghĩa làm cơ sở cho yêu sách đó.
Ngày 16-7 cùng năm, Tân Hoa Xã lên án Philippin chiếm đóng một số đảo của quần đảo Trường Sa và khẳng định các yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo này.
- 1973, Trong khi Hội nghị quốc tế Paris đang diễn ra vào tháng 3-1973, Bộ trưởng Bộ Nội vụ của chính quyền Nam Việt Nam, trong ngày 6-9, đã sửa đổi việc sáp nhập hành chính Trường Sa (từ đây thành một bộ phận của tỉnh Phước Tuy) (Nghị định ngày 6-9-1973 sáp nhập các đảo trên quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy – ND)
- Ngày 11-1-1974, Bắc Kinh tuyên bố đó là một việc lấn chiếm lãnh thổ Trung Quốc và khẳng định lại các yêu sách của Trung Quốc về hai quần đảo.
Ngày 15-1, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho quân đội đổ bộ lên các đảo phía Tây Hoàng Sa cụm Nguyệt Thiềm (Crescent) mà từ trước vẫn do Việt Nam chiếm đóng, và trong những ngày tiếp theo họ hỗ trợ hành động trên bằng một cuộc triển khai hải quân mạnh mẽ.
Ngày 18-1, Đại sứ Đài Loan tại Sài Gòn bằng công hàm ngoại giao đã khẳng định lại yêu sách của Trung Hoa Dân quốc.
Ngày 19-1 và 20-1, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bắn phá các đảo và cho quân đổ bộ lên sau các trận đánh ác liệt chống lại lực lượng Việt Nam.
Quan sát viên của Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc yêu cầu Hội đồng Bảo an xem xét vấn đề này.
Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam công bố lập trường của mình cho rằng trước sự phức tạp của vấn đề, cần phải xem xét nó trên cơ sở những nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và quan hệ láng giềng tốt và giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng.
Lầu Năm Góc, được chính quyền Nam Việt Nam yêu cầu can thiệp, quyết định đứng ngoài cuộc xung đột.
Qua thông điệp ngoại giao được gửi đến tất cả các nước ký các Hiệp định Paris ngày 2-3-1973, chính quyền Nam Việt Nam nhắc lại sự đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đã được công nhận. Chính quyền Nam Việt Nam yêu cầu Hội đồng Bảo an họp một phiên đặc biệt.
Ngày 2-7, đoàn đại biểu của Nam Việt Nam ra tuyên bố tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật biển nhằm khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo.
Chính quyền Sài Gòn quyết định tăng cường phòng thủ các đảo ở quần đảo Trường Sa, điều đó đã làm cho phía Philippin phản đối.
Ngày 5, 6-5-1975 – Hải quân nhân dân Việt Nam giành lại quyền kiểm soát các đảo ở quần đảo Trường Sa từ quân đội Sài Gòn.
………..
b) Các biểu thị ý đồ của Việt Nam
Trong những năm chiến tranh này, nước Việt Nam bị chia cắt đã phát biểu những lời dường như mâu thuẫn nhau.
Chính phủ Nam Việt Nam không bao giờ từ bỏ một ý định rõ ràng và hoàn toàn khẳng định duy trì các quyền chủ quyền của họ đối với hai quần đảo.
Có nhiều nghị định về quản lý các đảo và việc sáp nhập chúng vào tổ chức lãnh thổ Việt Nam. Một nghị định về quần đảo Hoàng Sa được ký ngày 13-7-1961 (thành lập đơn vị hành chính Định Hải), một nghị định khác ngày 21-10-1969 gộp xã đó với xã Hoa Long.
Các đảo Trường Sa được sáp nhập vào tỉnh Phước Tuy ngày 22-10-1956. Nghị định của Bộ trưởng Nội vụ Chính phủ Nam Việt Nam ký ngày 6-9-1973 lại sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Song song với việc này, chính quyền Sài Gòn nhiều lần phản đối các hành động của Trung Quốc, Nhật báo Viễn Đông ngày 4-6-1956 nói đến một phản kháng của Tổng trưởng Ngoại giao Việt Nam chống lại một lời tuyên bố ngày 29-5 cùng năm của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên quan đến các đảo.
Ngày 20-4-1971, một lời phản kháng khác được nêu ra đối với Malaysia và nhân dịp đó Bộ Ngoại giao Nam Việt Nam khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo.
Cuối cùng, tháng Giêng năm 1974, sau khi các lực lượng vũ trang Trung Quốc chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa, Chính phủ Nam Việt Nam đã đưa lời phản đối lên Liên hợp quốc, công bố sách trắng về cá quần đảo và lên án mạnh mẽ chống lại các hành động bất hợp pháp của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Và chính quyền Sài Gòn đã sử dụng diễn đàn tại khoá họp thứ hai của Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển tại Caracas tháng 6-1974 để khẳng định lại các quyền của mình đối với hai quần đảo.
Người ta có thể dừng lại ở đây để nói rằng các yếu tố đó đủ để chứng tỏ việc duy trì một ý định về chủ quyền của Việt Nam. Việc phân chia lãnh thổ ở vĩ tuyến 170 đã đặt hai quần đảo vào lãnh thổ Nam Việt Nam. Như vậy, chính quyền Sài Gòn và chỉ chính quyền này được phát biểu về vấn đề các đảo và họ đã làm việc đó. Họ đã làm việc đó với tư cách là người thừa kế các quyền của nước Việt Nam trong giai đoạn tiền thuộc địa.
Nhưng, vì người Trung Quốc sử dụng thái độ của các Chính phủ Việt Nam khác làm luận cứ nên thái độ đó phải được xem xét cẩn thận.
Trong năm 1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã tỏ rõ lập trường công nhận sự tồn tại tranh chấp, và nhắc lại rằng “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc” và kêu gọi đối thoại [208]. Như vậy, hai chính phủ khẳng định mình là đại diện cho Nam Việt Nam (được trao quyền về mặt quản lý lãnh thổ hai quần đảo) đã có chung một thái độ trên điểm này. Báo chí phương Tây trình bày các sự việc một cách khác nhau vì một bài trên báo Le Monde (Thế giới) các ngày 27 và ngày 28-0-1974 viết “ở Paris, đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại Hội nghị La Cell St-Cloud đã bác bỏ đề nghị của Sài Gòn ra một nghị quyết chung lên án việc Trung Quốc dung vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, vì theo ông loại tranh chấp này phải được giải quyết bằng thương lượng”.
Thật ra sự bất đồng là ở phương pháp hơn là nội dung, Chính phủ Cách mạng lâm thời ở vị thế khó lên án Trung Quốc, vì lúc đó là đồng minh chính trị của họ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Còn lại là trường hợp Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Trung Quốc lập luận rằng đã có sự từ bỏ từ phía Việt Nam Dân chủ cộng hoà và họ đưa ra ba sự kiện [209].
Ngày 15-6-1956, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ cộng hoà trong buổi tiếp đại diện lâm thời Sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam, có thể đã khẳng định “Theo các tư liệu mà bên Việt Nam có, các đảo Tây Sa và các đảo Nam Sa, căn cứ vào lịch sử, là một phần của lãnh thổ Trung Quốc”. Câu chuyện có được xác nhận không? Đó chỉ là lời nói miệng hay đã có một biên bản?
Các câu hỏi này không có trả lời, thì không thể thấy trong tuyên bố này một tuyên bố lập trường có giá trị pháp lý.
Trung Quốc cũng dựa vào một tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ngày 9-5-1965 liên quan tới khu vực chiến đấu của lực lượng vũ trang Mỹ.
Bắc Việt Nam có lẽ đã tố cáo rằng khu vực này liên quan đến “một phần hải phận Trung Quốc tiếp giáp với các đảo Tây Sa của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa[210].
Cuối cùng, Trung Quốc nói đến một tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ngày 14-9-1958. Trước đó, ngày 4-9-1958, Trung Quốc đã công bố việc mở rộng lãnh hải của mình ra 12 hải lý. Trong bản công bố đã nói rõ rằng việc này liên quan đến Trung Quốc lục địa và tất cả các đảo thuộc về Trung Quốc, trong số đó có nêu cụ thể các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng nói như sau: “Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành lời tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định đó, và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể”.
Tình thế còn nghiêm trọng thêm do các bài in trên báo Nhân dân năm 1969 và 1970 nói tới vùng trời của Trung Quốc “phía trên các đảo Tây Sa”.
Có hai dữ kiện cần tính đến để đánh giá các sự kiện đó: nội dung chính xác của thái độ của Bắc Việt Nam và vị trí của Bắc Việt Nam trong các bên có liên quan.
Tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng chỉ có một nghĩa hẹp, đúng vậy, là công nhận bề rộng lãnh hải của Trung Quốc. Do vậy, thật không đúng khi lập luận rằng Việt Nam có lẽ đã “khẳng định lại sự công nhận của họ đối với yêu sách của Trung Quốc” đối với các quần đảo [211]. Tuy nhiên sự im lặng của ông trước lời khẳng định chủ quyền Trung Quốc đối với các đảo có thể bị giải thích như một sự đồng ý, và điều đó lại được củng cố thêm do lời tuyên bố liên quan tới các khu vực chiến đấu và các bài đăng trên báo Nhân dân.
 

Công bố ngày 4/9/1958 của trung Quốc.


Công hàm ngày 14/9/1958 của thủ tướng CSVN Phạm văn Đồng.
Báo Nhân Dân ngày 24/9/1958 đang tải công hàm Phạm Văn Đồng.

Báo Nhân Dân ngày 24/9/1958 đang tải công hàm Phạm Văn Đồng

Tuổi trẻ Việt Nam, học lịch sử để làm lịch sử

Tôi còn nhớ rất rõ hình ảnh Sài Gòn những ngày cuối tháng Giêng ba mươi ba năm trước. Sau những trận hải chiến dữ dội chung quanh quần đảo Hoàng Sa để chống lại các lực lượng hải quân Trung Quốc đông hơn và mạnh hơn gấp nhiều lần, chiều 20 tháng 1 năm 1974, các đơn vị hải quân Việt Nam Cộng hoà đã buộc phải triệt thoái khỏi quần đảo Hoàng Sa, nơi tổ tiên chúng ta đã bao đời gìn giữ. Trong vùng biển mẹ thân yêu, từ đó đã nhuộm thêm máu của những người con ruột thịt. Các anh Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí, Vũ Văn Bang, Ngô Chí Thành và nhiều thanh niên Việt Nam khác đã theo dấu chân của bao nhiêu anh hùng dân tộc mà đền nợ nước. Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.
Sài Gòn ngày tháng đó buồn như một đám ma. Những cụm mai vàng chào đón xuân sang không làm phai đi màu đen tang chế đang phủ trùm lên cả miền Nam. Những cuộc biểu tình rầm rộ từ Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ không làm vơi đi nỗi buồn nhược tiểu trong lòng những người đang ưu tư cho vận nước. Những bản hùng ca xen lẫn với những tiếng kèn truy điệu của các chương trình phát thanh quân đội đã làm người dân rơi nước mắt xót thương cho số phận hẩm hiu của tổ quốc mình. Hạm đội thứ bảy hùng hậu của Mỹ khóa súng an toàn nhìn hải quân Trung Quốc đổ bộ Hoàng Sa, hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam từ chối lời kêu gọi của phái đoàn Việt Nam Cộng hoà tố cáo Trung Quốc xâm lăng. Đồng minh dửng dưng, đồng bào ngoảnh mặt. Có nỗi xót xa nào lớn hơn nỗi xót xa của số phận một tiền đồn và có vết thương tâm linh nào sâu hơn, đau hơn vết thương của một người mẹ bị bỏ rơi bởi chính những đứa con yêu quý của mình.
Chiều năm đó ngồi trong thư viện tôi có làm một bài thơ và viết một đoản văn. Tôi không còn nhớ bài thơ nhưng đoản văn tôi còn nhớ rất rõ, và sau này khi làm website xuQuang tôi có ghi lại trong phần tưởng niệm Hoàng Sa: “Mỗi người Việt Nam phải ghi khắc trong tim mình: Hoàng Sa là đảo Việt Nam, là biển Việt Nam, là đất Việt Nam. Ðất nước Việt Nam có khi thịnh khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ hôm nay không giữ được Hoàng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoàng Sa trở thành đất của Trung cộng bá quyền hay của bất cứ một quốc gia nào khác. Dân tộc Việt Nam, các thế hệ Việt Nam mai sau phải nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Hoàng Sa.”
Ba mươi ba năm sau. Cũng những ngày cuối năm, ngồi xem hình ảnh các cuộc biểu tình ở Hà Nội, đọc bản tin được viết vội vàng trên đường phố Sài Gòn, đọc danh sách của những người ký tên, trong đó đa số là tuổi trẻ, để phản đối Trung Quốc vi phạm lãnh thổ Việt Nam trên Internet, tôi vui mừng và cảm động. Trung Quốc không phải vì các cuộc biểu tình của các em mà trao trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách bá quyền của họ trên biển Đông. Để duy trì mức phát triển kinh tế hiện nay và chạy đua với các cường quốc kinh tế, Trung Quốc đang cần sự ổn định chính trị và kinh tế hơn bất cứ quốc gia nào khác trong vùng.
Nhìn các em tôi lại nhớ đến chính mình. Đường phố Sài Gòn, nơi các em đang đứng hôm nay cũng là nơi tôi đã đứng đọc từng tên của những người đã ở lại trong lòng biển cả. Khẩu hiệu “Hoàng Sa là của Việt Nam” cũng là khẩu hiệu mà sinh viên chúng tôi đã hô ba mươi ba năm trước. Chúng ta có thể còn vài điểm khác nhau nhưng có chung một tổ quốc. Đó là điều hệ trọng. Lòng yêu nước đã thúc giục các em vượt qua bức tường sợ hãi, bất chấp sự ngăn cản của Đảng, của nhà nước, của ban lãnh đạo trường để cùng xuống đường nói tiếng của một người Việt Nam khi tổ quốc lâm nguy. Lịch sử bao giờ cũng mang tính thời đại, và trang sử Việt Nam hôm nay đang được viết bởi các em, những người Việt Nam đang đứng trước toà đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội, trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Sài Gòn. Và cũng qua những biến cố lịch sử này, các em sẽ có cơ hội thấy những sự thật đắng cay, những bài học bẽ bàng mà từ trước đến nay đã bị che lấp bởi hệ thống tuyên truyền lừa dối của Đảng. Các em đang học lịch sử và đang làm lịch sử.
Trong các cuộc xung đột về lãnh thổ, bằng chứng và di tích lịch sử thì bên nào cũng có thể có nhưng văn kiện pháp lý được cả hai bên xung đột công nhận thì thường rất hiếm hoi. Tôi nhớ có đọc đâu đó một câu chuyện bên lề các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Liên Xô về chủ quyền của các đảo Trân Bảo, Ẩn Long và Hắc Hạt Tử trong khu vực sông Ussuri. Theo câu chuyện này, mỗi lần có một cuộc họp giữa hai nước, phái đoàn Trung Quốc thường chở theo cả một toa xe lửa chứa đầy tài liệu và đồ vật để chứng minh chủ quyền Trung Quốc trên các đảo này. Trung Quốc là một nước đông dân, diện tích rộng, có nền văn minh phát triển rất sớm, có chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, do đó, việc tổ tiên họ đã từng đến, từng đi đánh cá, từng đặt chân, từng mô tả trong văn chương thơ phú về các hòn đảo đó thì cũng không có gì là đáng ngạc nhiên. Những tài liệu phía Trung Quốc đưa ra hay vật dụng họ góp nhặt được dù bao nhiêu cũng không thuyết phục được Liên Xô về chủ quyền của Trung Quốc trên lãnh thổ đang bị tranh chấp. Sau hơn 20 năm đánh rồi đàm, một hiệp ước biên giới Nga – Hoa đã được ký kết lần đầu vào tháng 10 năm 1995 và lần nữa vào tháng 10 năm 2004. Theo nội dung hiệp ước, phần thắng nghiêng về phía Trung Quốc nhiều hơn. Trung Quốc được kiểm soát cả hai đảo Trân Bảo, Ẩn Long và một nửa Hắc Hạt Tử. Giả thiết hiệp ước này được ký kết vào năm 1969, với nội dung tương tự, có lẽ nhân dân Trung Quốc đã được nghỉ một tuần lễ để ăn mừng chiến thắng và ngày ký đã trở thành ngày lễ lớn của quốc gia. Nhưng hiệp ước ký kết vào tháng 10 năm 2004 trôi qua gần như trong âm thầm. Cả Trung Quốc và Nga đều biết, ngay từ trong căn bản, lý do chính của xung đột không phải là lãnh thổ mà là sự tranh chấp quyền lực, uy thế của hai nước cộng sản đàn anh trong phong trào cộng sản quốc tế. Về phía Nga, sau khi Liên Xô sụp đổ, họ cần sự ổn định để phục hồi nền kinh tế gần như bị phá sản, và do đó sự xung đột chủ quyền trên các đảo vốn không chứng tỏ một tiềm năng kinh tế nào đã không còn lý do để kéo dài thêm.
Việc xung đột lãnh thổ với Việt Nam thì khác. Để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa, chính quyền Trung Quốc không cần phải chở một toa xe lửa tài liệu hay bằng chứng nào cả. Những lời tuyên bố của phát ngôn viên chính phủ Trung Quốc dù nói vòng vo từ chuyện đời xưa đến đời nay cho có lệ, cuối cùng cũng chỉ rút trong túi ra một văn kiện khá mới mẻ, rất hợp pháp, dài vỏn vẹn 121 chữ tính cả phần chào hỏi nhưng lại đầy thuyết phục, đó là công hàm của Thủ tướng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Phạm Văn Đồng. Nội dung chính của công hàm: “Thưa đồng chí Tổng lý. Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.
Khi đọc bản tuyên bố này lần đầu cách đây khá lâu thú thật tôi không tin đó là văn bản thật mà là tài liệu giả mạo do Trung Quốc viết hay chỉ là sản phẩm tuyên truyền của một tổ chức chống cộng nào đó dựng lên để bêu xấu Đảng. Hai tiếng Hoàng Sa và Trường Sa thân thương quen thuộc từ bao đời là một phần của ngôn ngữ Việt Nam như hai quần đảo vẫn được xem là phần da thịt, máu xương bất khả phân ly của thân thể Việt Nam.
Các chính phủ Trung Quốc, Philippines, Malaysia có quyền không công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam hay hoàn toàn của Việt Nam. Nhân dân Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan, Brunei cũng có thể cho rằng Trường Sa là đất của họ. Tình cảm đất nước là một tình cảm thiêng liêng nhưng cũng ít nhiều bảo thủ mà dân tộc nào cũng có. Tình cảm đó cũng cần được xem xét và tôn trọng. Các quốc gia tranh chấp phải giới thiệu các bằng chứng lịch sử, các văn kiện pháp lý trong một hội nghị quốc tế đa phương để thương thảo và tìm một giải pháp phù hợp với công pháp quốc tế cũng như quyền lợi của các nước trong vùng tranh chấp. Những hòn đảo không người ở, những triền đá nhọn nhô lên giữa đại dương mênh mông từ mấy ngàn năm, trong thời đại dầu hoả bỗng trở thành quan trọng, việc xung đột vì thế là điều khó tránh, tuy nhiên, sự kiện một ông thủ tướng Việt Nam nhân danh nước Việt Nam để công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc mà không cần phải đưa ra trước quốc hội để biểu quyết, không cần tranh luận, hội họp, không cần phải bắn nhau một viên đạn nào, quả là một việc không thể nào tin được và đương nhiên cũng không thể nào chấp nhận được.
Văn bản do ông Phạm Văn Đồng ký là một vết nhơ trong lịch sử dân tộc và tên tuổi ông Phạm Văn Đồng cũng sẽ dơ như chữ ký của ông. Tuy nhiên, thật bất công nếu chỉ đổ tội lên một mình ông Phạm Văn Đồng. Trong cương vị Thủ tướng, ông phải là người ký công hàm gởi cho Chu Ân Lai, Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, nhưng ông Phạm Văn Đồng không phải là người tự quyết định mà chỉ thừa hành quyết định chung của Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Vào thời điểm tháng 9 năm 1958, những người sau đây phải chịu trách nhiệm cho việc triều cống hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, và danh sách của họ được sắp xếp theo thứ tự trong Bộ Chính trị Đại hội lần II năm 1951 cũng như được bổ túc trong những năm sau đó: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan.
Tại sao họ đã làm như thế? Họ bị áp lực của Trung Quốc? Không. Không có một tối hậu thư nào của nhà cầm quyền Trung Quốc buộc Việt Nam phải thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc, nếu không họ sẽ dùng võ lực để tiến chiếm hai quần đảo, vượt biên giới Lạng Sơn hay đổ bộ lên Hải Phòng. Cho dù có tối hậu thư đi nữa thì cũng không phải lần đầu Việt Nam nhận tối hậu thư của quân xâm lược. Trước đây, các vua Lý, vua Trần đã nhận và mới đây Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương đã nhận, và các anh hùng dân tộc đã chọn chiến đấu tới cùng và đã chết trên nắm đất của tổ tiên thay vì dâng thành cho giặc.
Trên thế giới chưa có một cuộc phân định biên giới nào giữa hai quốc gia mà không phải trải qua những hội nghị, những cuộc thảo luận, đo đạc cần thiết về các giới hạn trên biển cả cũng như lằn ranh trên đất liền. Trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất là quan trọng nhất. Câu “tấc đất tấc vàng” không chỉ đúng cho trường hợp một nước đất hẹp người đông như Việt Nam mà đúng cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Hãy lấy trường hợp Bắc Hàn làm ví dụ. Nếu theo dõi các hội nghị về biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Hàn chúng ta có thể nghĩ rằng Trung Quốc muốn gì chắc là được nấy, muốn vẽ biên giới đâu thì vẽ. Không. Bắc Hàn tự cô lập khỏi thế giới giới văn minh, trong nhiều năm đã lệ thuộc vào Trung Quốc không những chính trị, ngoại giao mà cả từng chén cơm manh áo, nhưng họ nhất định không nhượng cho Trung Quốc một tấc đất nào qua các hội nghị về đường biên giới dài 1416 kilomét giữa hai nước. Mặc dù cai trị đất nước bằng một lý thuyết ngu dân hoang tưởng, bằng một chính sách độc tài sắt máu bị phần lớn nhân loại rẻ khinh, xa lánh, cha con Kim Nhật Thành ít ra có một điểm đáng khen mà giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không có, đó là quyết tâm giữ đất của tổ tiên họ để lại.
Nhiệt tình cao độ của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chắc đã làm không chỉ Mao mà cả Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phải ngạc nhiên hết sức. Tôi tin bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc hẳn đã tốn rất nhiều thời gian, tổ chức nhiều phiên họp tìm hiểu, phân tích, đánh giá nội dung công hàm của ông Phạm Văn Đồng để xem phía Việt Nam có ẩn ý gì trong 121 chữ đó không, chẳng lẽ Việt Nam tự nguyện dâng hai quần đảo một cách dễ dàng như thế. Không, không có ẩn ý, âm mưu nào cả ngoài việc chứng tỏ lòng trung thành tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam với Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cấp lãnh đạo Trung ương Đảng thời đó còn lo ngại đàn anh Trung Quốc không tin vào lòng dạ chí thành của mình nên đã cho đăng toàn bộ nội dung công hàm trên báo Nhân dân ngày 22 tháng 9 năm 1958 để toàn Đảng, toàn dân và toàn thế giới biết hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ nay không còn là của Việt Nam nữa. Không giống như hiệp ước biên giới Việt Trung vào các năm 1999 và năm 2000 được ký kết lén lút đến mức ngay cả những ông bà đại biểu quốc hội khi đưa tay phê chuẩn cũng không biết nội dung hiệp ước nói gì, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, qua công hàm 1958, chẳng những “ghi nhận”, “tán thành” mà còn chỉ thị cho các cấp “triệt để tôn trọng” hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của lục địa Trung Hoa, có đính kèm luôn bản đồ về đường ranh giới lãnh hải, bao gồm cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa.
Tại sao họ đã làm như thế? Họ không rành lịch sử Việt Nam? Chẳng lẽ họ chưa thấm thía câu “Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt” và không cảm thông cho sự chịu đựng vô bờ bến của tổ tiên suốt một ngàn năm qua bốn lần Bắc thuộc, phải xuống biển tìm ngọc trai, lên non tìm sừng tê, ngà voi, bạc vàng châu báu hay sao? Tôi không nghĩ vậy, vì ít nhất trong số 11 ủy viên Bộ Chính trị thời đó cũng có một người đã từng dạy sử. Họ làm thế chỉ vì niềm tin tuyệt đối vào chủ nghĩa cộng sản. Niềm tin mù quáng vào một xã hội đại đồng đã làm giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nghĩ rằng Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và những người cộng sản Trung Quốc mà họ đang thần phục là những bậc thánh hiền chứ không phải là giống dân đã hàng ngàn năm đày đoạ tổ tiên Việt Nam. Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã thú nhận sự lệ thuộc vào Trung Quốc hay đúng hơn là quan hệ chủ tớ này trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2 tháng 12 năm 1992 và được Thông tấn xã Việt Nam loan ngày 3 tháng 12 năm 1992: “Tình hữu nghị Việt – Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Việt Nam xem Trung Quốc là một nguồn hỗ trợ to lớn và giá trị. Trong tinh thần đấy thì do tình thế cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung Quốc công bố chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là cần thiết vì nó phục vụ cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.” Cuộc chiến bảo vệ tổ quốc mà ông Nguyễn Mạnh Cầm nhắc trong buổi họp báo nêu trên, tương tự như khi ông Phạm Văn Đồng trả lời báo Far Eastern Economic Review tháng 3, 1979 hay hầu hết các lãnh đạo Đảng khác đã nhiều lần viện dẫn là “cuộc chiến chống Mỹ cứu nước”, thế nhưng, năm 1958, ngoại trừ một số ít nhân viên thuộc Nhóm Cố vấn Quân sự (Military Assistance Advisory Group), làm gì có quân Mỹ để mà chống?
Tại sao họ đã làm như thế? Khi đem hai quần đảo vô cùng quan trọng của đất nước về chiến lược quân sự cũng như về tiềm năng kinh tế dâng hiến cho Trung Quốc để gọi là “ bảo vệ tổ quốc” thì tổ quốc mà các giới lãnh đạo Đảng cần phải bảo vệ là tổ quốc nào? Như giải thích trong hầu hết tài liệu học tập, giáo trình trung, đại học tại Việt Nam, người cộng sản không có tổ quốc theo nghĩa thông thường mà chúng ta thường hiểu. Khái niệm tổ quốc đối với giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ đơn thuần là dải giang sơn từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau mà bao nhiêu thế hệ tiền nhân đã dày công gìn giữ, không phải chỉ gồm 40 triệu người ngày đó hay 80 triệu người ngày nay có cùng huyết thống, cùng một ngôn ngữ, cùng một lịch sử, mà phải là tổ quốc xã hội chủ nghĩa, một đất nước bị thống trị trong bàn tay sắt của Đảng Cộng sản. Mụch đích của Đảng như đã đề ra trong Đại hội Đảng lần thứ II tại Tuyên Quang bao gồm giai đoạn từ 1951 đến 1960: “Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề vững chắc để tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.” Năm 1958, một nửa nước chưa trở thành chủ nghĩa xã hội và do đó mục đích của Đảng chưa hoàn thành. Để thôn tính miền Nam và hoàn thành mục đích cộng sản hóa cả nước, họ cần súng đạn của Liên Xô và Trung Quốc. Hoàng Sa và Trường Sa là giá mà giới lãnh đạo Đảng phải ứng trước để đổi lấy nhiều vạn trái mìn, mấy trăm ngàn khẩu AK, mấy ngàn chiếc tăng đủ loại để đem về cày xéo lên các thành phố miền Nam, đốt cháy thôn làng miền Nam và tàn sát nhiều triệu dân miền Nam vô tội.
Tuổi trẻ phải làm gì?
Đứng trước sự phân hóa, chia rẻ do hậu quả của mấy trăm năm phong kiến, đế quốc thực dân và cộng sản, chọn lựa duy nhất của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay là đoàn kết và vượt qua mọi thử thách để đoàn kết thành một khối đúng như khẩu hiệu “Ta là một” mà các em đang phát động trong nước. Lịch sử như một dòng sông. Dòng sông Việt Nam vẫn chảy dù phải băng qua bao nhiêu ghềnh đá cheo leo. Tương tự, các thế hệ Việt Nam lớn lên và vẫn phải tiếp tục nhận lãnh trách nhiệm lịch sử của thế hệ mình. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không cần một ngọn hải đăng của bất cứ cường quốc nào để rọi sáng đêm tối trời dân tộc, nhưng ngay từ trong lòng họ đã bùng cháy lên ngọn đèn tự chủ được thắp sáng bằng tâm thức Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không cần chờ đợi một minh quân ra đời hay một lãnh tụ xuất hiện để dẫn dắt họ trên đường cứu nước bởi vì chính họ sẽ là những minh quân của thời đại và con đường dẫn đến điểm hẹn lịch sử được soi sáng bằng trí tuệ Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không cần vay mượn một chủ nghĩa, một ý thức hệ, một lý thuyết ngoại lai nào làm kim chỉ nam để giải phóng dân tộc, bởi vì chính họ đã được trang bị bằng các đặc tính dân tộc, nhân bản và khai phóng kết tinh và kế thừa từ hơn bốn ngàn năm lịch sử.
Lãnh đạo Đảng đã, đang và chắc sẽ làm tất cả những gì họ có thể làm để ngăn cản các cuộc biểu tình dù ôn hoà và bất bạo động của tuổi trẻ Việt Nam. Tuần trước họ ra chỉ thị cấm biểu tình, tuần này họ chụp mũ các em chống phá trật tự xã hội, tuần sau họ sẽ đem xe chữa lửa đến đàn áp và tuần sau nữa có thể trục xuất khỏi trường, bắt giam, kết án, tù đày. Tuy nhiên, lịch sử đã nhiều lần chứng minh, khi một chế độ chỉ còn trông cậy vào các phương tiện bạo lực trấn áp để tồn tại, chỉ còn biết sử dụng bộ máy công an kềm kệp để duy trì quyền cai trị, ngày tàn của chế độ đó chỉ là vấn đề thời gian. Hành động tuyệt vọng của Nicolae Ceausescu khi ra lệnh công an bắn vào cuộc biểu tình của nhân dân Rumania sáng ngày 17 tháng 12 năm 1989 chỉ để dẫn đến bản án tử hình dành cho vợ chồng ông ta một tuần sau đó. Lãnh tụ cộng sản Slobodan Milosevic một thời là tổng thống Serbia đầy quyền lực nắm trọn quyền sinh sát trong tay, cuối cùng cũng phải chết trong tù. Erich Honecker hung thần Đông Đức, Idi Amin đao thủ phủ của Uganda hay Mobuto bạo chúa của Uganda đều đã gởi tấm thân tàn trên đất khách, để lại tiếng xấu muôn đời. Nếu giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam còn nghĩ đến tương lai của chính họ và còn biết lo cho tương lai của đất nước, họ phải chọn đứng về phía dân tộc.
Con đường duy nhất để đạt đến một tương lai tự do, dân chủ, nhân bản và thịnh vượng là con đường dân tộc và cũng chỉ có một Việt Nam tự do, dân chủ, nhân bản và thịnh vượng thì các thế hệ Việt Nam mai sau mới có cơ may giành lại được Hoàng Sa và Trường Sa.
Trần Trung Đạo

XUÂN TÂN MÃO NHỚ TẾT MẬU THÂN VÀ ĐAO-PHỦ-THỦ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG!

XUÂN TÂN MÃO NHỚ TẾT MẬU THÂN VÀ ĐAO-PHỦ-THỦ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG!

ĐAO-PHỦ-THỦ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Thoắt mà đã 47 năm, kể từ ngày văn hào Nhất Linh, người đã dùng thuốc độc hủy mình “để cảnh cáo những người chà đạp lên mọi thứ tự do”. Đất nước đã thực sự lọt vào tay Cộng Sản 12 năm sau di chúc lịch sử của văn hào Nhất Linh được công bố.
Nhà văn Nhật Tiến, giải thưởng văn chương toàn quốc với truyện dài “Thềm Hoang”, cách đây hơn 30 năm, đã đại diện một nhóm nhà văn độc lập, đọc trước linh cữu Nhất Linh khi hạ huyệt những lời vĩnh biệt:
“Kính thưa anh hồn văn hào Nhất Linh,
Thật vô cùng đau đớn và xót xa cho chúng tôi khi chúng tôi nhận được tin văn hào đã quyết tâm từ bỏ hoàn cảnh sống nhỏ nhen và tăm tối này để đi về chốn thanh cao.
Đại diện cho một nhóm nhà văn độc lập, không phụ thuộc một màu sắc chính trị, không gia nhập một đảng phái, hôm nay trước anh hồn của văn hào, chúng tôi xin được bày tỏ lòng tiếc xót của chúng tôi.
Trọn một đời gian khổ, không ngại khó khăn, không màng danh vọng, văn hào đã tận tụy hy sinh, từ bỏ mọi quyền lợi riêng để tranh đấu cho lý tưởng tự do, cho cuộc sống hạnh phúc của dân tộc.
Văn hào đã hoàn thành sứ mạng của người cầm bút.
Văn hào đã nêu cao sĩ khí bất khuất của truyền thống những nhà văn chân chính.
Cái chết của văn hào sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi sáng con đường tăm tối của chúng tôi đang đi, là niềm khích lệ lớn lao cho những khó nhọc mà chúng tôi sẽ gặp gỡ, là một tấm gương sáng láng mà mãi mãi những kẻ cầm bút đi sau như chúng tôi phải soi vào để suy gẫm.
Chúng tôi xin nguyện trước anh hồn của văn hào là chúng tôi sẽ nhất quyết theo đuổi con đường cao đẹp mà văn hào đã vạch ra.
Đó là sự hoàn thành sứ mạng cao quý của các nhà văn.
Đó là sự chống đối mãi mãi bạo quyền và bạo lực.
Đó là sự đòi hỏi đến kỳ cùng quyền tự do được sống làm người của toàn thể dân tộc, như ý muốn của văn hào trước khi nhắm mắt.
Ôi! Nói làm sao cho xiết nỗi lòng thống thiết của chúng tôi trong những giờ phút đau đớn này.
Chúng tôi chỉ xin cầu nguyện cho anh hồn của văn hào sớm tiêu diêu miền Cực Lạc, cũng như xin văn hào linh thiêng chứng nhận những lời nói chân thành của chúng tôi trong giây phút vĩnh biệt này”.
Tôi tin, cũng như nhiều người khác tin, những lời vĩnh biệt rất văn hoa và đầy xúc động của nhà văn Nhật Tiến khi ông đọc trước linh cữu của văn hào Nhất Linh – con người mang tên hai chữ Nhất Linh trong suốt cuộc đời đã không làm điều gì vô ích, kể cả điều thông thường con người không có quyền làm là sự chết – nói theo cách nói của luật sư Dương Kiền.
Sau năm 1975, nhà văn Nhật Tiến đã ở lại Việt Nam, đã biết thế nào là Cộng Sản, và sau đó đã vượt biển để biết thế nào là cái tâm trạng:
Ta thương ta kiếp thuyền nhân
Một lần vượt biển muôn phần đớn đau!
Có điều tôi không hiểu, tôi cũng nghĩ rằng nhiều người khác không hiểu, về những việc làm của nhà văn Nhật Tiến trong vài ba năm trở lại đây. Ông tuyên bố rùm beng trên báo chí trước khi trở về Việt Nam “để tìm chất liệu sáng tác”. Ông đã mang sách “Trăm hoa vẫn nở trên quê hương” về Việt Nam. Sau đó, trở ra hải ngoại chỉ thấy ông im hơi, lặng tiếng. Có điều gì sai chạy chăng? Nhà văn vẫn theo đuổi những điều đã hứa trước linh cữu của văn hào Nhất Linh là “hoàn thành sứ mạng cao quý của các nhà văn… chống đối mãi mãi bạo quyền và bạo lực” với tư cách một nhà văn độc lập hay giờ đây ông đã “phụ thuộc một màu sắc chính trị”?
*
Hoàng Phủ Ngọc Tường, là người đã cùng Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân là “những người đã làm vỡ mộng bao cô gái Huế sau Tết Mậu Thân” – nói theo cách nói của nhà thơ Cao Mỵ Nhân. 
Trong tạp ghi “Không Chung Một Bầu Trời”, nhà thơ Cao Mỵ Nhân viết về buổi lễ kỷ niệm 20 năm Tết Mậu Thân được tổ chức vào mùa Xuân 1988 tại Nhà Văn Hoá Thanh Niên thành phố Hồ Chí Minh như sau:
“… Hội trường chật cứng những người, ai cũng muốn biết cái gì là quan điểm của bên kia về Tết Mậu Thân Huế. Có lẽ cái đinh của buổi “20 Năm Tết Mậu Thân Huế” hôm đó là Hoàng Phủ Ngọc Tường, hay nói cách khác, Hoàng Phủ Ngọc Tường nói gần như hụt hơi, Phan không lên máy vi âm “cứu bồ” chỉ đứng tại chỗ phía dưới khi ban tổ chức giới thiệu, Nguyễn Đắc Xuân cũng vậy, nay Xuân tóc bạc trắng, dung nhan phờ phạc, mơ hồ, không còn nét đấu tranh kiểu “tâm ca” xa xưa, trước thuở vô bưng.
Vì cả ba người Tường, Phan, Xuân đều hoạt động văn nghệ Cộng Sản với bút pháp Nguyễn Tuân, nhưng Tường vốn làm thơ, nên buổi nói chuyện đã chuyển qua không khí một đêm… thơ, hơn là đặc công du kích, chắc muốn cho vơi bớt hận thù.
Phàm là một người làm thơ, nếu lỡ có tàn ác, gian xảo, tồi tệ, xấu xa… đến đâu, hình như cũng có lúc “thật mình” như thế, mới đúng là thi sĩ chăng? Hoàng Phủ Ngọc Tường làm thơ không nhiều, nhưng riêng về mặt thơ thôi, thì lại có vẻ thi phong, thi cốt:
Thôi em, cảm tạ chờ mong,
Ngày anh đi hái phù dung chưa về.
Đêm qua, hương đã tàn mê,     
Mày ai còn dấu trăng thề như in…
Rõ ràng những chờ mong tuổi trẻ đã tàn phai, lầm lỡ, như sắc hoa phù dung: sáng đỏ, trưa hồng, tối trắng hay là phù dung thì sớm nở, tối tàn. Và khi đã tàn cơn mê, thì nét vẽ chân mày cong lên như dấu trăng thề in rõ rành rành tức là nhướng mắt nhìn sự bất lực của mình:
Bây giờ đã hết trò chơi,
Đã tàn cuộc rượu, để người ra đi.
Đêm qua, không biết làm gì,
Muốn tìm về gã Trương Chi nghe đàn.
Và hai câu kết bài thơ “Đêm qua” tức là qua rồi giấc mơ chẳng đẹp đẽ gì, chỉ toàn là ác mộng:
Đêm qua nhớ lũ đười ươi,
Lang thang rũ một trận cười trong mây.
Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một người Việt Nam, một người Huế sinh ra và trưởng thành ở Huế, quá đà mộng dữ, đã phản bội lại Huế hoa niên của Tường, rồi cũng làm thơ, đến khi bắt gặp sự thật phũ phàng, mới thu hình về sống cô đơn với chính mình, gã đã thấy cuộc chơi nguy hiểm, không còn hứng thú, đành đi tìm nghe một tiếng đàn Trương Chi. Ai Việt Nam chẳng biết chàng Trương Chi xấu xí nên thà là mờ mờ nhân ảnh, kính nhi viễn chi, cho “kim cương” biến thành nước mắt:
Thôi em, cảm tạ con người,
Đã thương, đã ghét giữa trời mênh mông.
Đêm qua rơi xuống cội lòng,
Vàng in chiếc lá ngô đồng thiên thu…
Chao ôi, sắc “vàng” trừu tượng đã giấu vào thiên thu ký ức, Hoàng Phủ Ngọc Tường với dư âm, dư ảnh Tết Mậu Thân Huế, sẽ mãi mãi ám ảnh người dân Huế, không sao xóa nổi hận thù, gã sẽ như một thứ Trương Chi cụ thể, mà Huế như hàng vạn công nương, gã có tương tư Huế đến đâu, Huế cũng không thể sống chung bởi con người Hoàng Phủ Ngọc Tuờng đã lỡ phát sinh một khối uất hờn vô lý nhất là khi “đánh Huế”. Nên thôi, suốt đời nhân dân Huế với Hoàng Phủ Ngọc Tường chỉ cùng uống nước sông Hương mà không thể chung bầu trời tâm sự (có thể hiểu là không đội trời chung đấy)”.
Hai mươi năm sau biến cố Tết Mậu Thân, người cầm bút miền Nam, nhà thơ Cao Mỵ Nhân nghĩ về “người đi hái phù dung” (*) Hoàng Phủ Ngọc Tường như thế, không biết có đúng không?
Thời “Tây tiến đoàn binh không mọc tóc”, nhà thơ Quang Dũng chỉ vì:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm!
mà đã bị nhà cầm quyền Cộng sản “đì” suốt bao nhiêu năm trời. Những người cầm bút chân chính chắc chắn có những xúc động thực lòng khi nghĩ về quê hương, đất nước, con người trước khi viết ra. Nhưng sau đó, có thể vì những suy nghĩ sai lầm, vì tham vọng cá nhân, vì ngộ nhận của dư luận… mà mọi chuyện, sau đó, đã khác đi.
Người cầm bút cũng như bao nhiêu con người khác, họ cũng có quyền sai lầm, vấp ngã. Điều quan trọng là sau khi vấp ngã có còn can đảm đứng lên và bước tới?
Trong thập niên 40, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam giã từ con đường văn học, bước vào chính trị. Năm 1948, sau khi Bảo Đại ký kết với Pháp thoả hiệp 5 tháng 6, Nhất Linh quyết định giã từ chính trường. Sau đó ông vào miền Nam hoạt động văn hóa. Ông không tin ở chính trị mà ông tin ở lòng người, ở một cái đạo ông tìm ra trong hương thơm của hoa phong lan. Và ông đã chọn cái chết để giữ mình lương thiện:
Người đi, đi mãi không về
Nhớ người dòng suối Đa Mê gợi buồn!
Năm 1968, Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia đánh Huế trong biến cố Tết Mậu Thân. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chít giải khăn sô cho hàng vạn công nương Huế! Sau đó, Hoàng Phủ Ngọc Tuờng đã tự nhận mình là “người đi hái phù dung”. Phù dung là một loài hoa tam sắc túy: mới trổ màu trắng, rồi hường, gần tàn biến đỏ:
Phù dung sớm nở, tối tàn
Tiếng đồn rực rỡ, hỏi nàng có không?
Khi đưa tay hái đoá phù dung, Hoàng Phủ Ngọc Tường có biết đâu đã sẵn đau thương đợi chờ!
Cách đây 30 năm, nhà văn Nhật Tiến đã đọc bài điếu văn làm xúc động lòng người trước linh cữu văn hào Nhất Linh. Cách đây vài năm, Nhật Tiến bị dư luận “lên án” vì có tác phẩm “hoà giải” hoặc “trung lập”. Nhà văn này đã nói rằng tuy sống ở xã hội tự do nhưng: “Tôi thấy rõ người cầm bút ở đây chưa thực sự có tự do cầm bút”.
Câu tuyên bố của nhà văn Nhật Tiến quả có điều khó hiểu.
Cho đến năm 1987, vào hai ngày 6 và 7 tháng 10, trong một cuộc nói chuyện với hơn 100 văn nghệ sĩ ở trong nước, Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ, xác nhận 2 điều:
-          Đảng đã đánh giá thấp vai trò, vị trí của văn học, nghệ thuật;
-          Đảng thiếu dân chủ, trói buộc văn nghệ sĩ, nhiều khi độc đoán, sát phạt.
Lời xác nhận như những hồi trống giáo đầu của vở kịch “Cao trào Văn nghệ Phản kháng” từ bấy đến nay với màn vĩ thanh như thế nào chắc nhà văn Nhật Tiến đã rõ.  
Không biết nhà văn Nhật Tiến thích loại hoa nào: hoa phong lan hay hoa phù dung?!
Bài viết này lẽ ra đã được kết luận với câu kết như trên nếu tôi không tình cờ đọc được bài phỏng vấn của báo Thanh Niên của Cộng sản Việt Nam được tạp chí Cuộc Đời số 19, tháng 1-1995, đăng lại. Bài phỏng vấn nhan đề “Nhật Tiến – Quê Hương: Chiếc nôi nuôi dưỡng nguồn cảm hứng sáng tạo”.
Nhà văn Nhật Tiến tuyên bố với phóng viên báo Thanh Niên là “quê hương đã có nhiều thay đổi, nhất là về chính sách kinh tế và ngoại giao”, Nhà văn cho biết là ông và Nhật Tuấn (em ruột của ông) sẽ in chung tập truyện ngắn “Quê Hương – Quê Người”. Sách sẽ do nhà xuất bản Văn Hóa ở trong nước xuất bản.
Trong cuộc phỏng vấn, Nhật Tiến cũng cho biết là “trong 15 năm xa quê, tôi chỉ in được vài ba tập truyện ngắn, một truyện dài và một tập bút ký viết chung với hai ký giả khác”.
Được hỏi: “Lựa chọn quê hương là nơi đầu tiên ra mắt cho tác phẩm, điều đó với ông mang ý nghĩa gì?”
Nhật Tiến đã trả lời như sau: “Đó là sự lựa chọn có ý thức và với tôi mang nhiều ý nghĩa. Trước hết là tôi luôn mong mỏi những sáng tác của mình tới được tay độc giả trong nước, bởi vì dẫu sao quê hương, đồng bào, dân tộc vẫn là cái nôi nuôi dưỡng nguồn cảm hứng sáng tạo cho tất cả văn nghệ sĩ. Sau nữa, việc in chung tác phẩm với một nhà văn trong nước ngay tại quê nhà cũng là một bước cụ thể trong tiến trình hòa hợp trên tinh thần dân tộc để xây dựng một đất nước phồn thịnh mà tôi vẫn hằng suy nghĩ từ gần hơn 10 năm qua”.
Ở hải ngoại, cũng một vấn đế người ta có thể có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau và đôi khi hơi ồn ào. Trong giai đoạn đầu, khoảng 1991-1992, tôi cùng một số bạn bè văn nghệ hết sức tán thành và hỗ trợ cho bất cứ tờ báo nào thực hiện được chủ trương hòa hợp dân tộc như tôi đã nói trên. “Hợp Lưu” là một trường hợp cụ thể. Riêng tôi, vì báo chí không phải là ngành chuyên môn, lại không có thời gian dành cho lãnh vực văn nghệ nên chỉ hỗ trợ cho “Hợp Lưu” trên phương diện tinh thần là chính. Sau này, cảm thấy tự ngượng, vì thực tế, nhất là những năm 1993-1994, mình chẳng đóng góp được điều gì thiết thực, cụ thể cho tờ báo mà vẫn được để tên trong ban chủ trương nên tôi tự động rút tên. Đây hoàn toàn chỉ là vấn đề tự trọng và sự lương thiện trí thức đối với độc giả mà thôi”.
Tôi tin nhà văn Nhật Tiến đã có “vấn đề tự trọng và sự lương thiện trí thức” khi trả lời câu phỏng vấn của báo Thanh Niên của Cộng Sản Việt Nam: “Hình như tinh thần dân tộc đó đã được ông thể hiện bằng cách hành động và đã nhận lãnh nhiều “búa rìu” dư luận tại hải ngoại. Có phải ông là một trong những người chủ trương tạp chí Hợp Lưu”?
Trong cuộc sống, có người đi bên này sông, có người đi bên kia sông, có người lội xuống giữa dòng mà đi. Ai cũng có quyền thương yêu thù hận trong đời.
“Những người cầm bút, có người coi sự hoạt động chính trị như phản lại sự độc lập  của ngòi bút và khước từ tham gia chính trị với quan điểm rằng công việc của nhà văn giản dị là chỉ có viết mà thôi; có người lại chủ trương tham gia hoạt động cộng đồng như một công dân và tham gia chính trị với ý nghĩa tích cực nhất” – như kịch tác gia Vaclav Havel, đương kim Tổng thống Tiệp Khắc, Chủ tịch Văn Bút Quốc tế, đã phát biểu trong Đại hội Văn Bút vào năm 1995.
Dù chọn lựa thái độ nào thì sáng tác của những người cầm bút cũng phải gắn liền với thời đại mà anh ta đang sống. Và phải chịu sự phán xét của độc giả. Và người cầm bút nào cũng phải biết rằng những cái còn lại là sau khi anh ta đã nằm xuống.
Trong quyển “Godfather”, một quyển truyện găng-tơ nổi tiếng của Mario Puzo, hai nhân vật chính: “Bố Già Bố” Vitto Corleon và “Bố Già Con” Michael Corleon, không ám ảnh tôi bằng hai người vợ của hai nhân vật này.
Hai người đàn bà, một người là mẹ chồng, một người là nàng dâu. Cả hai người đều là vợ của hai ông Trùm Quyền Lực giới găng-tơ trong tiểu thuyết của Mario Puzo, mỗi cuối tuần đều đến nhà thờ cầu nguyện cho linh hồn của chồng mình.
Cách đây vài năm, trên một nhật báo, tôi có đọc được tin là bà Phương Khanh, vợ của nhà văn Nhật Tiến mỗi tối đều lên chùa để cầu nguyện khi nhà văn này về Việt Nam. Tôi không nhớ rõ lý do bài báo viết vì sao bà Phương Khanh phải lên chùa cầu nguyện. Mãi cho tới bây giờ, tôi cũng không biết rõ lý do. Bà Phương Khanh cầu nguyện – như bà Vitto Corleon và bà Michael Corleon cầu nguyện cho linh hồn của chồng mình vì biết chồng mình làm chuyện gian ác mà không thể ngăn cản được? Hay là vì lý do bà chỉ là một Phật tử?   
Có điều tôi biết chắc chắn rằng hoa phong lan thanh tao, cao quý hơn hoa phù dung tam sắc túy!
Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đã chít giải khăn sô cho hàng vạn công nương Huế tự nhận mình là người đi hái phù dung không có gì khó hiểu.
Chỉ tiếc cho nhà văn Nhật Tiến!
LÃO MÓC

Blog Blog Blog


  • RSS Những blog nổi bật


  • HÃY NGUYỀN RỦA HỌ

    HÃY NGUYỀN RỦA HỌ

    HÃY NGUYỀN RỦA HỌ: NHỮNG KẺ ĐÃ TỪNG LÃNH ĐẠO CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA NAY LẠI MUỐI MẶT LÀM NHỤC CÁI CHẾ ĐỘ MÀ MÌNH ĐÃ LÃNH ĐẠO!
    Vào những ngày cuối đời, những vị đã từng một thời lãnh đạo chế độ Cộng Hòa Miền Nam, những ông đã từng là Tổng Thống, Phó Tổng Thống, những ông đã từng là ông Tướng, ông Tá đã từng một thời “hét ra lửa, mửa ra khói” của chế độ VNCH, của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lại ưa làm những chuyện chướng tai, gai mắt bằng cách “quậy phá” tại hải ngoại và sau đó tìm mọi cách xin xỏ Nhà cầm quyền Việt Cộng cho phép mình áo gấm hồi hương để tuyên bố những lời nịnh bợ VC và ăn chơi hoan lạc cuối đời!
    -Điển hình, ông Tướng phản chủ Đỗ Mậu đã viết hồi ký “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi”, chửi chủ của mình là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, viết “Tâm Thưca tụng Việt Nam mới lên từng giờ. Ngay cả lúc gần đất, xa trời còn nghe lời xúi dại về Việt Nam, ngồi xe lăn lên đài truyền hình khoe là mình cùng quê với Võ Nguyên Giáp, lên tiếng ca tụng Hồ Chí Minh có công thống nhất đất nước.Mặc dù lớn tiếng rộng họng ca tụng đất nước đổi thay nhưng ông Đỗ Mậu chẳng dám ở lại Việt Nam mà lại quay đầu trở lại “đế quốc” Mỹ và chết già ở đây. Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến của VC tại Hoa Kỳ đã “thưởng” cho ông Tướng phản chủ Đỗ Mậu bằng cách gửi đến đám tang của ông ta một vòng hoa tang có dãi cờ đỏ sao vàng. Báo hại mấy ông Giao Điểm là những người tổ chức tang lễ cho Đỗ Mậu phải lật đật đem giấu vào kẹt cửa vì sợ dân tỵ nạn cộng sản nhìn thấy.
    -Kẻ làm chuyện nhố nhăng kế tiếp là cựu Phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ. Trước khi về nước, ông này tuyên bố vung vít vì dân, vì nước đủ điều. Báo chí tường thuật lại bị dư luận lên tiếng mắng mỏ, ông Tướng Râu Kẽm bèn đổ vấy cho nhà báo Mỹ đã viết sai về những lời tuyên bố của ông ta. Dư luận rồi cũng qua đi. Chuyện khôi hài là có ông “bỉnh bút” ví von chuyện Nguyễn Cao Kỳ và bà vợ mới áo gấm về làng, làm áp phe để ăn chơi hoan lạc cuối đời là chuyện Kinh Kha sang… Tần! Có ông tự xưng là ký giả “cách mạng dân tộc (sic!)” viết một bài báo tràng giang đại hải cho rằng Nguyễn Cao Kỳ về Việt Nam là để thi hành chính sách của Mỹ. Ông ký giả này đưa ra lập luận là chuyện ông Kỳ làm áp phe ăn huê hồng với mấy tay tư bản Mỹ xây cất sân golf và khách sạn tại Việt Nam là để có cớ để Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam khi “giặc bành trướng phương Bắc” Trung Quốc (sic!) xâm lấn Việt Nam! Ông ký giả “cách mạng dân tộc” quả có máu khôi hài đen, nhưng ông ký giả nên nhớ “nâng bi” không khéo dễ trở thành “bóp dế” lắm đó!
    Trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên Nam Nguyên của đài RFA vào ngày 7-3-2005, nghe ông Nguyễn Cao Kỳ nói chuyện về việc trùng tu “Nghĩa trang Quân đội”/QLVNCH. Theo bài phỏng vấn, ông Nguyễn Cao Kỳ cho biết là: “Ngay từ cuộc viếng thăm đầu tiên tôi đã nêu các vấn đề đó với các anh em ở trong nước. Có thể nói bây giờ đã có sự cảm thông hoàn toàn của mọi giới chức, mọi thành phần đối với chuyện tôi đề nghị đó. Thì ai cũng nghĩ đó là một hành động tốt đẹp thôi, chính phủ Việt Nam họ đã đồng ý và ra chỉ thị cho các nơi, nhất là ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa lúc trước, cho dọn dẹp sạch sẽ lại bao nhiêu năm bị bỏ hoang. Có thể trong vài tuần nữa dọn dẹp sạch sẽ, chúng tôi có thể tới thăm viếng được. Ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa cũ còn giữ được 14 ngàn ngôi mộ của anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa”.
    Thực ra, “Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa” không phải bị “bỏ hoang bao nhiêu năm” như lời ông Nguyễn Cao Kỳ nói đâu. Trong quyển “Việt Nam sau 10 năm”, tức là vào năm 1985, ký giả Tim Page đã cho in sau trang 100 trong quyển sách của ông là hình mộ bia của chiến sĩ QLVNCH nằm ở Nghĩa Trang Quân Đội Thủ Đức bị đâm thủng cả 2 con mắt với lời chú thích: “Mộ chí của quân nhân Việt Nam Cộng Hòa tại nghĩa trang quân đội bị lăng mạ”. Kế tiếp là bức ảnh to của một người mù cả 2 mắt đang ngửa tay xin tiền với lời chú giải: “Người lính của chế độ cũ, mù lòa, không được cấp dưỡng, đang ăn xin bên ngoài nhà thờ Ban Mê Thuột sau buổi lễ Chúa Nhật.” Nơi trang 113 là ảnh một người đàn ông lưng trần mặc quần đùi đen rách đít, lòi mông, chân bị băng bó, đang nằm ngủ trước bậc thềm gạch của một căn phố, không mền chiếu, với lời chú phía dưới “vừa được thả ra từ trại cải tạo, vô gia cư trên đường Đồng Khởi (trước là đường Tự Do) tại thành phố Hồ Chí Minh”… và còn nhiều nữa…    
    Và, trong một bài ký sự, ký giả Brennon Jones đã “kể ra các ví dụ về nghĩa trang quân đội VNCH ở Gò Vấp và nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, nơi có mộ của hai ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và nhà báo Pháp Francois Sully, từng viết cho tạp chí Time. Nay đó là một công viên và khu vui chơi cho trẻ em.Tình trạng kinh khủng nhất là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nơi Brennon Jones đến thăm năm 2002. Nhà báo này ghi nhận cảm giác “choáng váng” khi thấy cảnh tàn phá, các vết ô uế do gia súc gây ra trên các ngôi mộ tử sĩ”.
    Và nhà báo này cho biết, điều lạ là khi ông ta trở lại đây vào tháng Giêng năm 2005 thì thấy khung cảnh tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa thay đổi đáng kinh ngạc. Và cũng y chang cách nói của ông Nguyễn Cao Kỳ, nhà báo Brennon Jones cho rằng: “Đây là một điểm khởi đầu hứa hẹn cho điều tôi hy vọng sẽ đưa đến hòa giải dân tộc toàn vẹn một ngày nào đó ở Việt Nam.”
    Ký giả Brennon Jones nói đến chuyện “hòa giải dân tộc” không có gì đáng quan tâm vì ông ta là người Mỹ; ông Nguyễn Cao Kỳ lại đi nói chuyện “hòa hợp hòa giải trước với những người đã chết” mới là điều đáng quan tâm. Dù sao, cũng phải công tâm mà nói thì, theo như ông Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố, chuyện trùng tu lại “Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa” là do ông đề nghị và được “mấy anh lớn bên nhà” đồng ý thực hiện cũng là một việc làm ít ra là “có ý nghĩa” so với những lời tuyên bố hòa giải, hòa hợp ấm a ấm ớ, vớ va, vớ vẫn cũng như những lời tuyên bố hỗn láo đối với các cựu Tướng lãnh QLVNCH với báo chí của VC. Có người đa nghi cho rằng VC “đánh bóng” cho Nguyễn Cao Kỳ để trả công cho việc mối lái xây cất sân golf và khách sạn ở Việt Nam và cho dọn dẹp sạch sẽ “Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa” để lấy lòng Việt kiều và lấy lòng Mỹ để được Hoa Kỳ cho rút tên ra khỏi danh sách “các nước bị quân tâm”, để có hy vọng được gia nhập Tổ chức Mậu Dịch Quôc tế (WTO). Trong khi đó thì VC lại cho đăng tải tin Đỗ Vẫn Trọn trao tấm chi phiếu tượng trưng hứa giao 1 triệu 100 ngàn cho Hội Giúp Bệnh Nhân Nghèo TP.HCM do vợ của cố Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh có tên trong Ban Chấp Hành trên mục “Chính Trị” của nhật báo Nhân Dân, để “đốt” ông “nhà văn” tay sai kinh tài cho VC này. Xem ra, làm tay sai cho VC cũng có ba bảy đường: Họp hành với bí thư tỉnh ủy, hứa hẹn quyên góp 1 triệu 100 ngàn đô-la Mỹ để chữa bệnh đục thủy tinh thể cho 3.500 người bệnh. Bệnh nhân được sáng mắt nhưng người chủ trương chữa bệnh lại bị Đảng đem ra… đốt cháy!. Chỉ cần theo bà vợ mới, dắt mối cho hai anh tài phiệt Mỹ xây cất sân golf, khách sạn, ông cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ lại được “mấy anh lớn bên nhà” ra lệnh trùng tu lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, để ông ta vào đó “viếng thăm, thắp hương, tưởng niệm” để cầu xin các anh linh tử sĩ tha thứ cho ông ta cái tội đón gió, trở cờ bắt tay hòa hợp hoà giải với kẻ thù ngày cũ. Theo bài phỏng vấn, nghe nói là ông Nguyễn Cao Kỳ có “xin phép… mấy anh lớn bên nhà” để đi đến “viếng thăm, thắp hương, tưởng niệm” các nghĩa trang liệt sĩ của phía bên VC để hòa hợp hòa giải. Đề nghị ông Nguyễn Cao Kỳ nên xin phép với “mấy anh lớn bên nhà” được phép vào thăm lăng và bái lạy tên tội đồ dân tộc Hồ Chí Minh cho nó trọn bề… nịnh bợ! Đề nghị ông Nguyễn Cao Kỳ hãy cẩn thận khi đến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Hãy nhớ câu “Nhất Tướng công thành vạn cốt khô!” Nghe nói tượng “Tiếc Thương” dù bị VC giật sập từ lâu nhưng vẫn còn rất linh thiêng.
    Người Việt tỵ nạn cộng sản, sau đó, lại càng nhục nhã hơn khi nghe cựu Phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ mặt trơ, trán bóng ca tụng Chủ tịch nước VC là Nguyễn Minh Triết trong một buổi tiệc tại khách sạn Dana Point tại Nam California.
    *
    “Trải qua một cuộc bể dâu
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!”
    “Cuộc bể dâu” của nàng Kiều chỉ 15 năm, chưa bằng phân nửa “cuộc bể dâu” của người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản: 36 năm.
    Vào năm thứ 36, thì ôi thôi không biết bao nhiêu là tay sai VC từ từ lổm ngổm bò ra. Từ những ông Tướng, Tá hư thân, mất nết theo “Chính phủ” này đến “Mặt trận” nọ. Từ mấy ông Tổng Thống, Phó Tổng Thống, mấy ông Tướng lừa bịp quốc dân đồng bào hô hào tử thủ nhưng lại cùng vợ con cong đuôi mà chạy trước, nay VC vừa thải ra mấy cục xương lại bẻ miệng, bẻ mồm hô hào hòa giải, hòa hợp với VC. Từ những Măt Trận đến đảng phái đã từng hô hào đồng bào tỵ nạn đóng góp tiền bạc, sinh mạng để… “giải phóng Việt Nam”, nay lại hô hào “tổng nổi dậy trong hòa bình”, lại mưu đồ biến “Ngày Quốc hận 30-04” thành “Ngày Tự Do Cho Việt Nam”, nay lại cho đảng viên về nước phát áo thun có mấy chữ HS,TS… để chống Trung Cộng dùm cho Việt Cộng! Đúng là có không biết bao nhiêu chuyện… trông thấy mà đau đớn lòng!
    -Nhưng nói đến chuyện “đau đớn lòng” của các ông Đỗ Mậu, Nguyễn Cao Kỳ mà không nói đến chuyện của ông cựu Đại Tướng tự phong kiêm cựu Quốc Trưởng Nguyễn Khánh  sẽ là một điều rất là thiếu sót. Mấy năm trước, bỗng dưng ông này “từ bi bất ngờ” bằng cách xin chính phủ Hoa Kỳ trợ cấp xe lăn và tiền bạc để ông ta đem về giúp đỡ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. (Sau này mới biết là Hoa Kỳ đã giao ngân khoản này cho Trần Văn Ca là “nhà kinh doanh từ thiện” có “lai-sân”. Sau đó, ông cựu Quốc Trưởng được Nguyễn Hữu Chánh “bốc” về làm Quốc Trưởng Chính Phủ Việt Nam Tự Do. Đúng là con người ta “bôn ba không qua thời vận!” Trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, Mộ Dung Phục, kẻ “nuôi dũng sĩ, dưỡng mưu thần” với quyết tâm khôi phục nước Đại Yên. Rốt cuộc, vận may chưa tới, đành phải mặc áo hoàng bào ra nghĩa địa Tàu, phát kẹo cho đám con nít để được tung hô “vạn tuế!”.
    Ông cựu Quốc Trưởng Nguyễn Khánh, cuối đời, được tên đại bịp Nguyễn Hữu Chánh “ban” cho chức Quốc Trưởng, sướng chán! Nhưng mà đến nay, nghe nói ông Thủ Tướng NHC cũng đã phải ‘bỏ chức chạy lấy người!’”
    Nhìn mấy bức ảnh đăng trên báo Lập Trường số 550 phát hành ngày 17-02-2005, với lời chú thích: “Đại Tướng Nguyễn Khánh – Quốc Trưởng CP/VNTD ôm chặt Ông Nguyễn Hữu Chánh với ý nghĩ “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây”“Ông Nguyễn Hữu Chánh “Người trồng cây…” chết lặng giữa tiếng tung hô mừng rỡ của đồng bào tham dự lễ cắt băng khánh thành văn phòng liên lạc tại Washington DC.” mà… đau đớn lòng!
    -Càng đau đớn lòng hơn khi vào những tháng cuối năm 2010, trong Đại hội của cái gọi là Tập Thể Chiến Sĩ VNCH/Hải Ngoại, người ta lại nghe ông Trần Thiện Khiêm, cựu Thủ Tướng VNCH, cựu Đại Tướng QLVNCH tuyên bố là “dù cộng sản hay không cộng sản thì VC cũng là những người yêu nước” và “mọi người nên góp ý với VC để họ sẽ sửa đổi chế độ trong cuộc Đại hội Đảng sắp tới”.
    Một người cầm nắm chức vụ cao cấp và quan trọng trong Chính Phủ VNCH cũng như trong QLVNCH không thể không biết câu:
    “Bại binh chi tướng, bất khả ngôn dũng
    Thất quốc chi đại phu, bất khả ngôn trí”
    Nguyên nhân nào? Quyền lợi nào? Áp lực nào mà sau 35 năm “ngậm miệng ăn tiền”. Nay, trong những ngày gần đất xa trời, ông Trần Thiện Khiêm lại đi tuyên bố những lời vô cùng khốn nạn, bỉ ổi, khốn nạn và bỉ ổi hơn cả lời tuyên bố của ông “cố Đại Tướng” Dương Văn Minh, sau khi nài nỉ cố Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền Tổng Thống, để rồi“ông Tổng Thống thời cơ”… hàng giặc. Và sau đó hãnh diện tuyên bố: “Năm nay tôi 60 tuổi, rất hãnh diện là một công dân được đi bầu Quốc Hội của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam!”
    *
    Người ta nói có người không màng đến chuyện xấu và kẻ xấu vì muốn tỏ ra là mình có độ lượng, bao dung. Người ta nói có người không muốn đụng chạm đến kẻ xấu vì sợ bị trả thù. Nhưng người ta cũng nói nếu nhiều người cùng lên tiếng thì những kẻ xấu phải e dè!
    Xin đề nghị mọi người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại đồng thanh lên tiếng nguyền rủa những kẻ đã từng cầm nắm vận mệnh chế độ VIỆT NAM CỘNG HÒA nay lại muối mặt làm ô nhục cái chế độ mà mình đã từng lãnh đạo!
    Những kẻ này rất đáng để nhận những lời nguyền rủa vì những việc làm đốn mạt mà họ đã làm!
    LÃO MÓC

    15 câu nói ấn tượng nhất năm 2010

    15 câu nói ấn tượng nhất năm 2010






    Đọc lời phát biểu này kèm theo tấm hình của ông Trần Tiến Cảnh phát biểu trong cuộc họp, nếu ai đó có chút hiểu biết về tướng mặt thì cũng được an ủi, vì câu phát biểu ấy nó cũng ngu không kém những gì hiện trên bộ mặt của ông ta.

    1. Câu nói đáng nghi ngờ nhất





    Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường cao tốc. Việt Nam ta cũng có chỉ số IQ cao nên tôi đề nghị phải xây.



    Phát biểu của ông Trần Tiến Cảnh (Hà Nam) khiến nhiều người… nghi ngờ chỉ số IQ của ông này.



    2. Câu nói lột trần nhất



    Tôi chưa thấy môi trường khoa học ở Việt Nam có điểm mạnh nào so với thế giới, chỉ có điểm yếu hoặc rất yếu thôi.



    Nhận xét của giáo sư Nguyễn Tiến Dũng (Đại học Toulouse, Pháp). Có lẽ giáo sư hơi phiến diện nên chẳng thấy điểm mạnh nhất, dễ thấy nhất của Việt Nam, đó là mạnh miệng.



    3. Câu nói cảnh báo nhất



    Các thầy cô hãy cảnh giác với học trò.



    Một lãnh đạo ngành giáo dục thành phố Hải Phòng cảnh báo về việc học sinh “bẫy” cô giáo.



    4. Câu nói ưu tư nhất



    Thanh tra trùng trùng điệp điệp nhưng hiệu quả không cao.



    Nhận định của ông Lê Thanh Bình, Chủ nhiệm ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, về lực lượng thanh tra hiện nay.



    5. Câu nói bào chữa nhất



    Học sinh không thích học sử học văn, ta phải mừng vì sách sử, sách văn hiện quá lôm côm.



    Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần “bào chữa” cho học sinh.



    6. Câu nói điện ảnh nhất



    Nền giáo dục của chúng ta không có hậu kỳ.



    Ví von theo kiểu điện ảnh của báo Pháp luật Thành phố HCM khi thấy bao lớp học sinh giỏi đoạt đủ các giải quốc tế được chào đón, ròi sau đó trọng dụng, đào tạo ra sao thì… chấm hết.



    7. Câu nói đồng cảm nhất



    Người dân có tới 4 đại diện: HĐND xã, HĐND huyện, NĐND tỉnh, Quốc hội. Nhưng khi lâm sự thì không biết hỏi ông nào.



    Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đồng cảm với người dân vì không biết hỏi ông nào khi có chuyện.



    8. Câu nói thật lòng nhất



    Có giao 1.000 tỷ đồng – 2.000 tỷ đồng bảo làm sao cho Hà Nội khỏi ngập mỗi khi mưa lớn thì chúng tôi cũng chịu.



    Ông Nguyễn Lê, Giám đốc công ty thoát nước Hà Nội thật thà khi được hỏi làm thế nào để Hà Nội hết ngập.



    9. Câu nói tâm trạng nhất



    Trong phòng chống tham nhũng, sợ nhất là a lô với vỗ vai.



    Ông Vũ Tiến Chiến, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng thổ lộ về việc đáng ngại nhất trong phòng chống tham nhũng.



    10. Câu nói vô trách nhiệm nhất



    Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm và không có lỗi.



    Câu trả lời từ các phía có liên quan trong hai vụ tai nạn thảm khốc “giữa đường sụp hố” tại tp. HCM



    11. Câu nói chính xác nhất



    Tệ nạn xã hội đang diễn biến phức tạp.



    Phát biểu của nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô “hô” lúc đương chức. Ngài chủ tịch nói cấm có sai, chính xác từ trên xuống dưới.



    12. Câu nói lý thuyết nhất



    Về lý thuyết, dự án bauxite là an toàn.



    Lời Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trước Quốc hội về sự an toàn của các dự án bauxite. Trả lời theo kiểu lý thuyết này giống… trả bài hơn là trả lời.



    13. Câu nói đe dọa nhất



    Nếu các đồng chí không tự cắt, chúng tôi sẽ cắt các đồng chí.



    Chủ tịch UBND tp HCM Lê Hoàng Quân chỉ đạo các địa phương về việc cắt nhà xây lố tầng.



    14. Câu nói tầm phào nhất



    Tôi hứa chấm dứt ghép nhiều bệnh nhân một giường chỉ là câu chuyện truyền miệng, tầm phào thôi.



    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu trả lời về việc hứa dẹp tình trạng nhiều bệnh nhân nằm ghép một giường.



    15. Câu nói vệ sinh nhất



    Không nên ảo tưởng có một đơn vị vô trùng trong một môi trường nhiễm trùng.



    Tiến sĩ Bùi Trần Phượng, Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen, nhận xét về tham nhũng trong giáo dục.



    Theo Làng Cười 2010

    Chánh-Sách Tầm Ăn Dâu của Giấc Mộng Bá-Quyền Đại-Hán

    • 1.- Bối-cảnh lịch-sử. 
    Kinh-nghiệm của người Pháp khi đô-hộ Việt-Nam là trong suốt thời-kỳ một trăm năm cai-trị của họ, không lúc nào họ được yên vì dân-tộc Việt-Nam luôn luôn nổi-dậy để chống lại họ mặc dù lực-lượng yếu-kém, mặc dù vũ-khí trang-bị rất thô-sơ. Vì vậy, người Pháp lúc đó luôn luôn tìm cách đè đầu, đè cổ người Việt-Nam để dễ bề cai-trị, trong khi đó thì họ rất ưu-đãi người Tàu (Hoa-kiều) trong tất cả mọi sinh-hoạt kinh-doanh, làm ăn với họ trong thương-trường để làm giàu, vì thế, chúng ta thấy trong thời-kỳ Pháp thuộc, những người Tàu đều làm ăn phát-đạt, giàu có, bên cạnh đó là người Việt-Nam thì nghèo-nàn, đói rách xác-xơ.
    Từ đó, mới có những loại công-tử tiêu-pha tiền của lừng danh và những tay trùm thương-mãi trong khắp các nơi trên đất nước, tiêu-biểu nhứt là những loại như công-tử Bạc-Liêu và những tay cự-phú khắp vùng Saigon, Chợ-lớn.
    •   2.- Kế-hoạch của những mưu-toan Đại-Hán. 
    Có sống lâu ở Chợ-lớn mới thấy được nhiều mặt kinh-doanh phát-đạt vô-tận của người Tàu, từ những loại nhà hàng sang-trong như Đại-La-Thiên, Á-Đông, Đồng-Khánh, Bát-Đạt, Soái-Kình-Lầm, đến những chỗ ăn chơi ngoại hạng của họ như Arc-en-ciel, Nhứt-Dạ Đế-Vương, khu Hào-Huê, Đại Thế-Giới, những rạp hát, rạp chiếu bóng, các sòng bài, tiệm cầm đồ, khu hút sách,v.v…
     
    Dọc theo các con sông rạch Bình-đông, Bình-tây là những vựa lúa khổng-lồ, là những khu-vực mà người Tàu tha-hồ được đầu-cơ, tích-trữ, ngoài lúa gạo, còn rất nhiều mặt hàng khác như khô, mắm, cau khô, dưa cải, xưởng dệt, lò da… Khu-vực Chợ Kim-Biên thì có đủ thứ mặt hàng, nào sắt, nào đồng, nào nhôm và đủ loại máy mốc, các đồ phụ-tùng cơ-giới nội-địa cũng như nhập-cảng, lớn nhỏ đều có đủ cho đến những đồ gia-dụng từ ve chai, đồng-hồ cho đến những cây kim, sợi chỉ. Không có một gian hàng nào của người Việt xen vào được trong những khu-vực nầy mà chỉ có những người Việt đến để mua hàng của họ mà thôi. Tình trạng nầy, sau thời Pháp thuộc vẫn còn được tiếp-tục và tiếp-tục mạnh vào thời-điểm ngày nay.

    Để bảo-vệ cho những cơ-sở làm ăn nầy, họ tổ-chức những nhóm du-đảng riêng, bọn nầy mặt mày hung-tợn, võ-nghệ cao-cường, suốt ngày chỉ la-cà, ngồi ở quán nước, khi có nhu-cầu bảo-vệ bất cứ ở đâu thì bọn chúng phân-tán nhanh-chóng và đối phó bạo-lực ngay, một trong số nầy là nhóm Mã-Thầu-Dậu, lừng danh du-đảng một thời ở chợ Kim-Biên Chợ-lớn. Vì vậy, những nơi nầy mặc-nhiên trở thành những khu-vực tự-trị của người Tàu mà không cần bất cứ một văn-bản nào, dần dần sẽ giống như một nước Singapore trên đất Mã-Lai, được thực-hiện dưới một sách-lược “Tấm Ăn Dâu” trong mưu-đồ xâm-lăng của bọn người Tàu Đại-Hán.
     
    Kim-chỉ-Nam của họ trong kế-hoạch nầy là Con trai Tàu được quyền cưới vợ Việt-Nam, nếu muốn, còn con gái Tàu thì chỉ được lấy chồng người Tàu mà thôi. Có lẽ đó là chánh-sách một trăm năm trồng người của người Đại-Hán, vì theo chế-độ phụ-hệ, bên Nội thì gần còn bên Ngoại thì xa, con theo cha, cho đến một thời-điểm nào đó, người Tàu sẽ tràn-ngập đất nước và không chiến tự nhiên thành, nước Việt-Nam sẽ tự-nhiên trở thành một tỉnh, quận của nước Tàu, giống như mưu-đồ của bà Cù-Thị và Ai-Vương, hậu-duệ thứ tư của Triệu-Đà (năm 113 trước công-nguyên). Để thực-hiện giấc mộng bá-vương như thế, trải qua mấy ngàn năm nay, qua biết bao nhiêu triều-đại và cho đến ngày nay, với sự tiếp tay của bọn Việt-gian cầm quyền, người Tàu luôn luôn thực-hiên liên-tục và nhanh-chóng chánh-sách trồng người của họ trên đất nước ta.
     
    Từ ngàn xưa, bản-chất về lòng yêu nước của người Việt-Nam rất mãnh-liệt, đặc-biệt hơn nhiều dân-tộc khác, trong dân-gian người ta thường luôn nhắc-nhở và bày-tỏ lòng kính-yêu quê-ngoại hơn là quê nội, đó là một hình-thức phản-ứng để sinh-tồn. Điều nầy chúng ta thấy bàng-bạc trên khắp các tài-liệu văn thơ, vì thế mà suốt hơn một ngàn năm nô lệ, dân-tộc Việt-Nam tuy vẫn bị trồng người, nhưng không bị Hán-hóa.
     
    Tóm lại, những khu-phố Tàu nói trên chính là nơi chứa-chấp và bảo-vệ, phát-triển những ổ kinh-tài của chúng, đồng thời chứa-chấp và bảo-vệ những ổ sinh-hoạt của Việt-cộng tay sai để chống lại chánh-phủ Việt-Nam Cộng-Hòa. Những tên Việt-cộng đầu sỏ Việt-cộng như Lê-Duẫn, Trần-Bạch-Đằng, Cao-Đăng-Chiếm, La-Văn-Liếm,v.v… đều có một thời ẩn-núp ở đây và được những tên Tàu giàu-có, có thế-lực bao-che để điều-khiển những cơ-sở của chúng hoạt-động đánh phá miền Nam. 
    • 3.- Những phản-ứng của các chánh-phủ Việt-Nam Cộng-Hòa. 
    Ngày lên cầm quyền, Tổng-thống Ngô-Đình-Diệm đã nhìn thấy hiểm-họa nầy, cho nên ông ra sắc-lệnh cấm người Tàu hành-nghề 18(hay 16?) loại công việc, kể cả nghề hớt tóc. Lúc đó các bang-hội Tàu rất lúng-túng và thật sự bị xáo-trộn lớn-lao. Nhưng không biết sau đó họ vận-động thế nào mà TT.Ngô-Đình-Diệm lại ban-hành một sắc-luật khác là cho họ được tự-do nhập Việt-tịch, từ đó mới có danh-từ Người Việt Gốc Hoa và tình-trạng sinh-hoạt của họ trở lại như cũ, có nghĩa là đối với người Tàu, TT Ngô-Đình-Diệm đóng cửa trước, nhưng sau đó lại mở cửa hông. Cho nên chúng ta không ngạc-nhiên khi TT Ngô-Đình-Diệm bị quân-đội đảo-chánh năm 1963, ông và ông Ngô-Đình-Nhu tẩu-thoát vào Chợ-lớn, trước khi đến nhà thờ Cha Tam, hai ông đến nương-náo nhà của Mã-Tuyên, một tên Tàu trọc-phú lừng-danh ở gần cầu Ba Cẳng.
     
    Thời Tướng Nguyễn-Cao-Kỳ làm Chủ-tịch Ủy-Ban Hành Pháp Trung-Ương cũng thế, ông Kỳ ra sắc-lịnh chống đầu-cơ, tích-trữ hàng-hóa, nhứt là lúa gạo và lập ra pháp-trường cát  trước khu hỏa-xa, sát chợ Saigon, đem vua đầu-cơ tích-trữ lúa gạo Tạ-Vinh ra bắn. Hành-động nầy rất được dân-chúng hoan-nghinh, nhưng sau đó, không biết được “dàn-xếp” ra sao mà sau vụ bắn Tạ-Vinh, chánh-phủ nầy cũng im luôn. Đầu-cơ tích-trữ thực-phẩm vẫn lộng-hành trở lại như xưa, người Việt gốc Hoa vẫn độc-quyền làm ăn giàu có như thời thực-dân Pháp và đại đa số dân-tộc Việt-Nam vẫn tiếp-tục với cuộc sống cơ-hàn.
     
    Rồi chiến-tranh tàn-khốc do bọn Cộng-sản Hà-nội nhận lịnh các quan thầy Trung-Cộng và Liên-Sô đem đến, gây bao cảnh tang-thương chết-chốc và biết bao nhiêu thảm-trạng cho nhân-dân miền Nam, hàng triệu thanh-niên Việt-Nam phải bỏ mình nơi chiến-trận, trong khi thanh-niên “người Việt gốc Hoa” thì được bao-che trốn lính để tiếp-tục làm giàu và cưới vợ Việt-Nam. Những người lính chiến VNCH, sau bao năm tháng miệt-mài nơi chiến-trận, may-mắn được nghĩ phép vài ngày trở về thăm gia-đình và thành-phố, nhìn thấy những cảnh bất-công nầy, thì còn gì tái-tê bằng? còn gì nhục-nhả bằng? Còn những buồn tủi nào hơn?
     
    Sau ngày mất nước 30/4/1975, nhiều tên trọc-phú người Việt gốc Hoa nầy lộ nguyên-hình là Cộng-sản nằm vùng, đi tiếp-thu và nắm giữ nhiều chức-quyền quan-trong, như vua lúa gạo Chợ-lớn Lữ-Triệu-Phú trở thành giám-đốc ngân-hàng Việt-Nam, Lư-Sanh-Thoại làm giám-đốc ngân-hàng Việt-Nam  Thương-Tín, La-Văn-Liếm làm giám-đốc ngân-hàng ngoại-thương, Cao-Đăng-Chiếm làm trưởng ban quân-ủy thành-phố Saigon-Gia-định, Trần-Bình-Minh làm giám-đốc nhà máy cán sắt lớn nhứt VN là Vicasa ở Thủ-Đức. Xưỡng dệt vĩ-đại Vinatexco, nhà máy giấy đồ-sộ Thủ-Đức, v.v…đều do bọn Tàu trọc-phú Cộng-sản trá-hình nầy quản-lý. Chánh-sách trồng người của chúng có thêm nhiều điều-kiện thuận-lợi để phát-triển mạnh hơn. 
    • 4.- Những kẻ tội-đồ. 
    Việc bạo-quyền Việt-cộng dâng đất ở vùng biên-giới Việt-Trung, dâng biển ở vịnh Bắc-bộ và dâng cả hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa cho Trung-Cộng cũng như việc mở cửa biên-giới cho người Tàu qua lại tự-do cho đến việc cho người Tàu nhập cảnh để khai-thác quặng Bauxít, cho thuê thời-hạn 50 năm những khu rừng ở thượng nguồn những con sông quan-trọng, tất cả đều nằm trong diễn-tiến của bá-quyền Đại-Hán được thể-hiện dưới nguyên-tắc”Một Trăm Năm Trồng Người” của chánh-sách “Tầm Ăn Dâu” trong giấc mộng Đại-Đồng của Trung-Cộng.
     
    Tội-đồ Hồ-Chí-Minh với tư-tưởng và giấc mộng làm tay sai cho Liên-Sô và Trung-Cộng nên đã học kỹ và gối đầu giường phương-châm nầy và chính bọn cầm quyền Việt-gian Cộng-sản hiện nay đã tiếp nối, thi nhau phát-biểu: xây-dựng nền kinh-tế theo định-hướng theo Chủ-Nghĩa Xã-Hội và tư-tưởng Hồ-Chí-Minh, mặc-nhiên cấu-kết với giặc thù phương Bắc và trở thành những tên buôn dân bán nước, tội-đồ truyền kiếp của dân-tộc Việt-Nam. Những sự tiếp tay đắc-lực của bọn tội-đồ Việt-gian nầy trong mấy mươi năm qua đã dẫn đến nhiều hiện-tượng cho thấy vấn-đề Việt-Nam sẽ bị Hán-hóa mà hiện nay chỉ còn là điều-kiện thời-gian. 
    • 5.- Trách-nhiệm của người bộ-đội.
    Những người lãnh-đạo quân-sự Việt-cộng và cán-bộ, bộ-đội Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam cần phải nhìn thấy thực-trạng hải-hùng nầy để nhận-thức đúng vai-trò và trách-nhiệm của mình đối với dân-tộc và tổ-quốc để cứu nước trong hoàn-cảnh đen-tối nhứt của lịch-sử hiện tại, mạnh-dạng đứng về phía nhân-dân để hành-động như bộ-đội của các nước Cộng-sản Đông-Âu và Liên-Sô vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 đã làm được. Đừng để đất nước Việt-Nam bị rơi trở lại hoàn-cảnh “Một Ngàn Năm Nô-Lệ Giặc Thù Phương Bắc”, đừng để cho tập thể bộ-đội nầy bị nhân-dân và lịch-sử phê-phán là một loại quân-đội hèn-nhát, khiếp-nhược nhứt trong lịch-sử dân-tộc, chỉ biết phục-vụ cho một bè-lũ lãnh-đạo bất tài, bù-nhìn, tham-nhũng và buôn dân, bán nước để củng-cố địa-vị độc-tôn, làm giàu bất chánh, mặc cho dân tình nghèo nàn, khốn-khổ, không chỉ bất-hạnh riêng cho người dân, mà ngay cả bản-thân và gia-đình của những người sĩ-quan và bộ-đội thấp cổ bé miệng quý vị cũng đều cùng chung số-phận. 
     

    Thanh-Thủy
    (01/17/2011)