Lụt ở Brisbane ( QueensLand- Úc)

Về nhà cửa, có đến 110,000 căn nhà bị ảnh hưởng, trong số đó có tới 65,000 căn nhà bị nhận chìm dưới làm nước lũ. Đây là trận lụt" vĩ mô" hơn cả trận lụt nam 1974, nhiều cư dân đã từng bị 2 lần lụt trong vòng 36 năm qua đã so sánh như thế. Từ ngày 12 tháng 1 năm 2011, lụt đã" xâm lăng" đến thủ phủ Brisbane, khiến hầu hết hơn 80 khu vực đặt trong điều kiện vô cùng khó khăn, nhà máy điện phải ngưng hoạt động nên thủ phủ Brisbane trở thành vùng không ánh sáng, các tuyến đường xe bus trong thành phố chỉ thực hiện những chuyến vận chuyển công cộng rất là giới hạn, trong một số khu vực nào chưa bị" thủy tinh" đem quân đến" tấn kích" bằng các cơ triều cường, được sự hổ trợ đắc lực của các trận mưa lớn, có khi vũ lượng đến hàng trăm ml(1/1000 lít)

" Năm nay, lụt lội mưa to.
Mưa nhiều, úng ngập, khiến nhiều người lo.
Lũ lụt cả nước buồn so.
Nạn nhân khốn khổ, đang chờ cứu nguy".
Mưa nhiều, úng ngập, khiến nhiều người lo.
Lũ lụt cả nước buồn so.
Nạn nhân khốn khổ, đang chờ cứu nguy".
Trên màn ảnh của các đài truyền hình, cảnh tượng nhiều cư dân phải trèo lên nóc nhà, là nơi cuối cùng để" di tản chiến thuật" không bị ngập, họ không biết nơi nầy bị nước cuốn mất bất cứ lúc nào, nên chờ phi cơ trực thăng đến cứu. Cảnh xe bị trôi như những chiếc lá, đường phố biến, nông trại… thành biển mênh mông, như câu:" ruộng dâu biến thành biển", được giáo sư Nguyễn Ngọc Bích dịch bằng Anh Ngữ, rất là" sáng tạo" và sát đáy quần chúng là Mulberry sea, giống như một dịch giả, nhưng đã dịch thiệt câu:" canh gà thọ sương" trong bài thơ Huế là:" chicken soup"; cầu bị nước cuốn mất trong tít tắc, đường bị ngập chỉ còn nhìn thấy tấm bản chỉ đường…ngoài thiệt hại nhân mạng, nhà cửa, nơi nầy còn bị thiệt hại rất lớn: các mỏ than lỏi cung cấp 95% cho kỷ nghệ luyện thép thế giới đã đóng cửa, thiệt hại hàng tỷ Úc Kim, nông gia vừa thoát cơn nắng hạn, nay mới trồng được mùa, tưởng đâu sẽ lấy lại thiệt hại do hạn hán, bỗng đâu nước lụt làm úng cả những cánh đồng lúa mì bao la, nông trại trồng mía, chuối, trái cây, rau…ước tín lên đến hàng chục tỷ Úc kim.:" Hết cơn hạn hán, đến hồi lũ trôi". Các hãng bảo hiểm chắc là không bao giờ" hồ hởi phấn khởi" khi nơi nầy có quá nhiều thân chủ" neo đơn" xin bồi thường thiệt hại. Tình hình lũ lụt như thế nầy, không biết lúc nào nước rút, vì vùng nầy rút thì vùng khác lại bị lụt, nên nước đang có khuynh hướng tràn đến các vùng khác tiếp cận, nên nhiều vùng ở tiểu bang N.S.W cũng bắt đầu lo:" di tản chiến thuật" sau khi được nha khí tượng cho hay, hoặc tin tức cập nhật của chính quyền địa phương.
Nhìn cảnh lũ lụt ở tiểu bang Queensland mới biết được" sức mạnh" kinh hồn của thủy tinh, nhiều vùng đã có" sóng thần nội địa" quét qua, trôi cả nhà, xe, tài sản…khi đi qua. Nước Việt Nam vốn từng chịu cảnh:" trời hành cơn lụt hàng năm" và nhất là từ ngày đảng Cộng Sản cai trị, với những" công trình sư" có trình độ rất cao: đại học sơ cấp trường làng, cao đẳng du kích, kỷ sư" không người lái" gốc đảng lâu năm, được nâng cấp trong kế hoạch đầy tự ti mặc cảm dốt mà làm lớn, như con khỉ ngồi trên bàn, thế là cán ngố dốt các cấp từ trung ương đến địa phương cùng nhau phát động chiến dịch:" XÓA DỐT GIẢM ĐẦN" từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi nhìn thấy hầu hết:" Ngụy quyền, ngụy quân, dân phản động miền nam, tư sản…thường có bằng cấp, trình độ văn hóa"…thế là đám khỉ Việt Cộng với tiêu chuẩn:" hồng hơn chuyên", tự biên tự diễn bằng cấp dỏm, giả, cuội…trở thành" trí thức dốt, khoa bảng đần", nhưng quyền hành rất lớn, là thứ vua không ngai, chúng bèn thi đua nhau chiếm đất của dân, đất công để xây dựng" cơ ngơi" riêng, hay bán cho người giàu, nước ngoài.
Lụt Miển Trung VN 2010

Sức mạnh sóng thần, lũ lụt và nói chung là nước, thật kinh hồn, tàn phá hơn cả bom nguyên tử, như trận sóng thần xảy ra vào ngày 26 tháng 12 năm 2005, khiến hàng trăm ngàn người chết, thiệt hại khôn lường, đến nay vẫn còn nhiều nơi chưa phục hồi. Trong thời gian cầm quyền, Việt Cộng đã tự trói mình qua những hiệp ước với các nước láng giềng, cho phép các nước thượng nguồn sông Cửu Long như Thái Lan, Lào, Trung Cộng…được xây đập lấy nước, làm thủy điện tùy tiện. Đó là vào thời súc vật Nguyễn Mạnh Cầm, được đảng cướp Việt Cộng phân công tác làm" bộ trưởng ngoại giao", vào năm 1995, súc vật Nguyễn Mạnh Cầm đã biến Ủy Hội Sông Mékong, thu hẹp thành Ủy Ban Sông Mékong, cho phép các nước có quyền xây đập, mà khỏi có ý kiến chung, muốn làm cứ làm. Thời Việt Nam Cộng Hòa, bất cứ thành viên nào muốn xây đập, cũng phải tham khảm ý kiến chung của các nước, nếu có bất cứ nước nào phản đối, là coi như không có quyền làm. Do đó, nguồn nước sông Cửu Long vào mùa hạn, càng khô cạn, khi các nước thượng nguồn thu vào để tưới ruộng cho họ, nên gây cảnh nhiều cánh đồng lúa lưu vực sông Cửu Long hết nước và tình trạng nước biển tràn vào, làm hủy hoại thêm ruộng lúa, vườn, môi trường, nước uống, nước tiêu dùng; chưa kể đến các loài thủy tộc dần dần:" giản dân số", có nhiều loài đang đi dần vào họa diệt chủng. Nhưng khi mùa mưa, nhất là lũ ở thượng nguồn, các nước sợ bị ngập đất của họ, tạo lũ lụt, nên xả nước và làm cho Việt Nam hứng hết hậu quả, nên tình trạng lũ lụt cũng một phần do Việt Cộng gây ra, càng nghiêm trọng hơn:
" Mất mùa bởi tại thiên tai.
Được mùa lãnh đạo, thiên tài đảng ta".
Được mùa lãnh đạo, thiên tài đảng ta".
Lụt Miền Bắc VN 2010

Lụt Sơn La 2010

Khi vở đập, nhất là mùa mưa, là đại họa, tạo nên trận đại hồng thủy kinh hồn, cũng là sóng thần nội địa, từ trên cao đổ xuống, theo một số người quan ngại là: sức mạnh nước từ đập Sơn La đổ xuống khi bị vở, có khả năng cuốn trôi cả chiếc xa tăng nặng 4 tấn, như chiếc lá trên dòng, thử hỏi có nhà gạch, nhà lầu, cao ốc…thật là" hoành tráng" của cán ngố xây dựng ở Hà Nội, các vùng phụ cận, chịu đựng nổi sức cuốn của nước từ trên cao đổ xuống?
Nhìn thấy đại họa ấy, qua hình ảnh trận lũ lụt kinh hồn ở Queensland, Úc Châu, là nơi có tổ chức đường cống, hệ thống rút nước tương đối tiến bộ, mà còn chới với như thế, huống hồ là tại Việt Nam, cái gì cũng:" ưu việt" bằng ngôn từ, bằng báo cáo…nên người dân, cán ngố, nhân viên nhà nước ở Hà Nội hiện đang sống trong phập phòng lo sợ, khi đảng và nhà nước đã BIẾU không cho Trung Cộng:" quả bom nguyên tử nước". Đó là thứ vũ khí vô cùng lợi hại mà Trung Cộng đang có trong tay, nên khi cần:" dạy cho đàn em một bài học" như thời 1979, Trung Cộng không cần huy động nhiều quân đoàn, phi cơ, pháo binh…chỉ cần phá vở đập Sơn La bằng nhiều cách và đổ thừa là do xây dựng kém, động đất… là toàn bộ đầu não đảng, nhà nước ở Hà Nội ứng với hai câu sấm của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, vị sáng lập đạo Hòa Hảo:
" Đất Bắc Kỳ, sau hóa ruộng sâu.
Tàu Mao đến đó, giăng câu đạt lờ".
Tàu Mao đến đó, giăng câu đạt lờ".
Trung Cộng lợi dụng sự tham lam, ngu xuẩn của tập đoàn thái thú Việt Cộng để áp dụng" tương kế tựu kế", nên đập thủy điện Sơn La ra đời, chính là vũ khí vô cùng lợi hại mà Việt Cộng đã biếu không Trung Cộng, để buộc tập đoàn thái thú Hà Nội phải phục tùng, cút cung tận tụy, nếu cải là chỉ làm bể đập, là cha con Việt Cộng náo loạn,( *) dân chúng chết, nhà cửa, mùa màng bị hủy hoại, khi nước lũ từ đập tuông xuống một cách" không người lái". Không biết các nhà dân chủ dỏm, đấu tranh cuội, các nhà dân chủ phòng lạnh…các tướng phục viên như Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng Sĩ Nguyên, nhà đấu tranh xạo Trần Khuê, kỳ sư Đô Nam Hải, kỷ sư tin học Nguyễn Tiến Trung, các nhà khoa bảng như Lê Đăng Doanh, Nguyễn Quang A, Trần Huệ Chi….khi nhìn thấy cảnh lũ lụt ở Queensland qua tin tức trên các hệ thống truyền thông, internet…có phản ứng gì không? Tuy nhiên lúc đất nước đang lâm nguy, chập chờn đại họa, mà cứ lo dâng kiến nghị, xin chữ ký, viết thư lên trung ương ( thường là không ai trả lời), biểu tình tại gia…thì đây cũng là LỐI CŨ của LŨ CỐI thôi, đấu tranh dân chủ đa nguyên theo chủ trương" dùng bất bạo động để tháo gở độc tài:" là còn lâu, Việt Cộng mới từ bỏ quyền lực, hay run sợ./.
Trương Minh Hòa 14.01.2011
- Phụ Chú .
http://www.phongchonglutbaotphcm.gov.vn/?id=28&cid=2985
Theo Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Sơn La: Hồi 1g48 ngày 31-12-2010, một trận động đất chưa xác định được bao nhiêu độ richter, xảy ra tại TP. Sơn La của tỉnh Sơn La.
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Sơn La được chứng kiến, dư chấn kéo dài khoảng 10 giây làm lắc lư nhà cửa, đồ đạc trong vùng dư chấn. Nhiều người dân ở một số vùng của huyện Mường La và huyện Bắc Yên cũng cảm nhận được đợt dư chấn này.
Bà Bạc Thị Thịch ở thành phố Sơn La kể: khi động đất xảy ra, tôi đang nằm ngủ trên giường nhưng có cảm giác ở trên chiếc xe ô tô bị mất phanh đang lao xuống dốc, làm chao đảo lắc lư đến chóng mặt.
Động đất lần này không gây thiệt hại gì về tài sản cũng như tính mạng của người dân. Đây là lần thứ 2 kể từ trận động đất cường độ 3,5 độ richter xảy ra tại khu vực huyện biên giới Sốp Cộp (Sơn La) vào ngày 9-11-2010. Hiện vẫn chưa có thông báo của của Viện Vật lý địa cầu về trận động đất này./.
Theo Tuổi Trẻ Online.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét