25/12/12

Số phận độc tài!


Tác giả: KỲ DUYÊN

Bài đã được xuất bản.: 25/10/2011 05:00 GMT+7
Quyền lực là đỉnh cao tham vọng của con người. Nhưng quyền lực cũng là nơi tha hóa con người, đẩy con người vào bi kịch thê thảm. Đó là hai mặt của một cái ghế- quyền lực.
Những ngày qua, cả thế giới chấn động trước thông tin cựu lãnh đạo Lybia- M. Gaddafi, người được mệnh danh "vua của các vị vua" bị bắt sống, bị chết thê thảm và bị kéo lê ngay trên chính thị trấn quê hương Sirte, giữa sự hỗn loạn của giao tranh, một bên là quân nổi dậy, và một bên là đám tàn quân trung thành.
Một con người suốt 42 năm cai trị độc đoán, khát máu và "đồng bóng" đã tàn sát 20 vạn người dân lương thiện, 52 ngàn tù nhân, và 6 tháng qua, giết 20 ngàn người dân nổi dậy. Ra lệnh giết đồng bào, đồng loại không ghê tay, vậy mà khi bị nòng súng chĩa thẳng vào đầu đã van xin hoảng sợ: "Xin đừng bắn". Nhưng ông ta cũng đã không thoát khỏi cái chết.
Kinh khủng và cũng thật hiếm có, hàng trăm người Libya đã xếp hàng, mặt bịt khẩu trang chờ xem thi thể vấy máu của M.Gaddafi được đặt trong một máy giữ lạnh, vốn để trữ thịt, tại một trung tâm mua sắm. Đó là sự chờ đợi suốt 42 năm nhọc nhằn, khổ ải của họ.
Sinh ra trong sự hoan hỉ của ruột thịt, họ hàng. Chết đi trong sự hoan hỉ, mừng vui của đồng bào mình. Có gì bi thảm hơn thế cho số phận một quân vương?
Người dân Libya tập trung tại quảng trường Martyrs tại thủ đô Tripoli ngay sau khi nghe tin nhà lãnh đạo Mummar Gaddafi đã bị giết tại Sirte, quê hương ông. Ảnh: Reuters
Số phận những nhân vật lịch sử
M.Gaddafi không phải người đầu tiên.
Trước đó, vào ngày 30/12/2006, cả thế giới chấn động và căng thẳng chứng kiến số phận của cựu tổng thống Iraq- S. Hussein. Bị bắt khi đang ẩn náu trong một chiếc hầm tại Ad Dawr, cách phía nam Baghdad khoảng 30km, sau 250 ngày chạy trốn, cuối cùng S. Hussein cũng phải bước lên giá treo cổ.
Chợt nhớ câu của Hoàng đế Pháp Napoléon: Từ chỗ tuyệt vời đến chỗ lố bịch chỉ có một bước!
Con người hùng một thời lẫy lừng, có gương mặt rất đàn ông, với bộ ria mép cũng mang vẻ "đầy quyền lực" như chủ nó, khi đó, gầy gò trong chiếc sơ mi trắng, tay cầm chặt cuốn kinh Koran. Nhưng Chúa Trời cũng đã không cứu thoát được S. Hussein trước tội ác chống lại loài người.
Chỉ ngay trong thập kỳ đầu tiên của thế kỷ 21, nhân loại đã chứng kiến hai bậc quân vương- S. Hussein, và M. Gaddafi, từ ngai vàng bước lên giá treo cổ, hoặc chết thảm, hệt những câu chuyện lịch sử cổ đại, hay cổ tích "ngày xửa, ngày xưa...". Còn những ai ai nữa tiếp theo?
Nhìn ngược thời gian, chợt nhận ra, đã có không ít nhân vật lịch sử có chung một số phận như S. Hussein, M. Gaddafi cho dù sự kết thúc có thể rất khác biệt, tùy tính cách, hoàn cảnh và cả số phận.
Đó là Adolf Hitler, mà tên tuổi luôn gắn liền với một khái niệm khiến cả nhân loại ghê sợ - phát xít. Tháng 4/1945, biết rõ "ngày tàn của bạo chúa" đến gần, trùm phát xít A. Hitler chuẩn bị rất kỹ cho cái chết của mình. Hệt như khi tính toán kỹ càng để ra lệnh lùa sáu triệu người dân Do Thái vô tội vào các lò thiêu. Kỹ càng đến mức- trước đó chỉ hai ngày, ông ta kết hôn với Eva Braun, người bạn gái, người đàn bà trung thành và tận tụy. Và kỹ càng cho cả cái chết, khi tiêm thử thuốc độc cho một con chó.
Từng sống sót qua vô vàn những vụ ám sát, nhưng cuối cùng A. Hitler phải tự bắn vào đầu mình bằng khẩu súng ngắn Walther. Từng thiếu hàng triệu người dân Do Thái vô tội, nhưng cho đến những năm tháng này, ông ta vẫn bị cả nhân loại "thiêu" trong sự căm phẫn và kinh tởm vì man rợ tột cùng.
Đó là Benito Mussolini, Thủ tướng của chế độ độc tài và phát xít Ý (Italia), thân hữu và là đồng minh của A.Hitler. Khi A.Hitler tự sát cùng vợ (ngày 30/4/1945), trước đó hai ngày, 28/4/1945, B. Mussolini cùng nhân tình Clara Petacci toan bỏ trốn sang Thụy Sĩ nhưng bị quân cộng sản kháng chiến Ý bắt, và bị bắn tại làng Giulino di Mezzegra, cùng Clara Petacci và những người tùy tùng.
Quá căm giận kẻ độc tài, những người dân Ý giẫm đạp, đấm đá, làm tan nát thi thể đã đầm đìa máu của ông ta. Và họ treo trên những chiếc móc thịt. Kẻ phát xít đã phải trả giá bằng những đòn thù kiểu... phát xít, mà người ta không chút ân hận, day dứt lương tâm. Âu đó cũng là cái giá khủng khiếp phải trả cho sự độc tài và vô nhân tính.
Đó là Ion Antonescu, từng là lãnh đạo thời chiến của Romania và bị đổ trách nhiệm cho cái chết của 400.000 người. Cuối cùng, năm 1946 ông ta bị khởi tố về tội ác chiến tranh, tội ác chống lại hoà bình và mưu phản. Bị xử bắn trên chính cánh đồng, mảnh đất đã nuôi dưỡng ông ta bằng hạt lúa mì mọng sữa, nhưng ông ta đã trả cho đời bằng sự tàn nhẫn sát sinh. Để nhận lại, cuối cùng, là những phát súng bắn thẳng cũng lạnh lùng không kém của những người lính. Lúc đó là ngày 1/6/1946.
Đó là Rafael Trujillo, nhà độc tài của Cộng hoà Dominican. Trujillo, thường được gọi là El Jefe (Ông chủ). R. Trujillo đã cai trị đúng tính cách Ông chủ, tạo ra một chế độ tàn bạo nhất trong suốt 30 năm (1930 -1961), với tra tấn và giết chóc.
R. Trujillo bị tố cáo về hành vi diệt chủng, khi năm 1937, ra lệnh sát hại 20 nghìn người dân Haiti làm việc tại các đồn điền trồng mía ở hai bên bờ sông Thảm Sát (Massacre). Tổng cộng đã có hơn 50.000 người thiệt mạng trong thời kỳ R. Trujillo cai trị.
Và rồi đến lượt R. Trujillo bị diệt, vào đêm 30/5/1961, hệt cảnh tượng trong một bộ phim cao bồi Mỹ, khi ông ta đang trên đường từ thủ đô tới San Cristobal, nơi cô bồ trẻ đang chờ, theo đúng triết lý nhân sinh: Có ân báo ân, có oán báo oán!
Và đó là Nicolae Ceausescu, Tổng Thư ký Đảng Lao động Romania, sau này là Đảng CS Romania- từ năm 1965 đến năm 1989. Cái chết của vợ chồng N. Ceausescu đã làm chấn động cả thế giới những năm tháng đó.
N. Ceauşescu đạt tới đỉnh cao của sự độc tài, gắn với một đời sống gia đình cực kỳ xa hoa. Tự trao cho mình các danh hiệu "Conducător" (lãnh tụ) và "Geniul din Carpaţi" (Thiên tài của người Carpathian), đưa vợ mình là Elena cùng các thành viên trong gia đình vào các chức vụ trong chính phủ, ông ta không nghĩ rằng một kết cục khác đang chờ đợi phía trước.
Tháng 12/ 1989, Chính phủ ông N. Ceausescu bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự. Hai vợ chồng N. Ceausescu đã bị toà án quân sự xử tử hình, chỉ sau 90 phút xét xử, vì các tội làm giàu trái phép, diệt chủng và bị hành quyết tại chính nơi lẩn trốn của họ. Đó là ngày 25/12/1989, đúng ngày Chúa Phục sinh. Cũng là ngày N. Ceauşescu xuống địa ngục.
Từ chỗ "tuyệt vời" đến chỗ lố bịch
Số phận của những nhân vật lịch sử trong quá khứ, nay lại gặp số phận những nhân vật lịch sử trong hiện tại. Chen chúc gặp nhau dưới địa ngục, những nhà độc tài, những trùm phát xít ấy nói với nhau điều gì nhỉ?
Như M. Gaddafi, 27 tuổi đã bước lên ngai vàng trị vì, được tung hô như một vị anh hùng, để 42 năm sau, chết thê thảm trên con đường đầy cát bụi, trộn lẫn máu của ông ta và thuốc súng của phiến quân.
Liệu M. Gaddafi và họ- những nhân vật lịch sử tàn bạo- có ngộ ra một điều- sự độc tài, tham lam và thù hằn dân chủ cũng đồng thời là con đường dẫn đến kết thúc của họ một cách nhanh nhất? Nhưng chắc chắn sẽ có nhiều quân vương của các quốc gia độc đoán, độc tài run sợ, khi nhìn vào số phận của M.Gaddafi, của S. Hussein.
Sống có thể được muôn nghìn lời tung hô. Nhưng chết đi cũng vẫn nhận được muôn nghìn lời nguyền rủa. Sự nguyền rủa, đau đớn thay, có khi còn đến sớm hơn, khi họ vẫn ngự trị và chưa kịp nằm xuống. Đó là vinh hạnh và bất hạnh của các bậc quân vương, tùy tài năng, đức độ, phẩm cách của họ.
Quyền lực là đỉnh cao tham vọng của con người. Nhưng quyền lực cũng là nơi tha hóa con người, đẩy con người vào bi kịch thê thảm. Đó là hai mặt của một cái ghế- quyền lực.
Nó có khoảng cách của 42 năm trị vì, như với M.Gaddafi, hay 24 năm như với S. Hussein. Nhưng có khi nó rất mong manh- chỉ là đường kính tính bằng xăng ti mét của một sợi dây thòng lọng. Hay một tiếng "đoàng" cụt lủn, lạnh tanh vang lên.
Chợt nhớ câu của Hoàng đế Pháp Napoléon: Từ chỗ tuyệt vời đến chỗ lố bịch chỉ có một bước!

Tỵ nạn giáo dục

Trà dư tửu hậu

Dạ Ngân

Đứa trẻ mới 5 tuổi, đi mẫu giáo về, tối đã phải đi học thêm. Học để làm gì? Có trời mới biết nhưng mà cha mẹ em này nhìn vào cha mẹ em khác mà âm thầm đua nhau. Học để khi vào lớp Một, con mình hiển nhiên nổi trội hơn con cái những người không có điều kiện học thêm. Và chuyện học thêm ở đâu mới thật nan giải. Nhưng đã tìm thì phải ra, bởi ở đời, khi người ta đã muốn thì người ta sẽ có cách. Các cô giáo dạy lớp Một có tiếng nhất định sẽ đắc hàng. Ở Hà Nội mùa học trước thềm lớp Một đúng vào những ngày nóng bức nhất. Không ít cô lớp Một mua được đất riêng nhưng dù nhà lầu đi nữa thì hàng trăm em bé cũng phải chịu cảnh "xếp cá mòi" vào những giờ thông tầm giữa hai buổi học. Tuổi thơ của trẻ con Việt Nam nói chung bị thun lại một cách dị thường là vì ngay từ khi lớp Một, các em đã phải hy sinh cho thành tích của ngành giáo dục.

Bắt đầu một cuộc chạy trường mất ăn mất ngủ. Chém cha những gã nào nghĩ ra trường điểm trường chuyên, không ít phụ huynh đã nguyền rủa như vậy nhưng họ không trốn được cảnh chạy trường. Ở Hà Nội đất thần kinh, nhiều người giàu và cũng nhiều người quan niệm sống chết cho việc học của con nên họ đã phải chuẩn bị hàng xấp dollar để con mình được vào lớp Một sáng chói. Và cũng từ đó cả nhà cùng thức khuya dậy sớm với con em như thể đi cày. Phải trừ hao thời gian cho nạn tắc đường, phải ăn sáng hộc tốc, phải xếp hàng vào lớp sớm để còn rèn luyện thân thể. Và học, học cả hai buổi mà về nhà vẫn còn hàng đống bài phải học cho xong! Một bài tập ở nhà trong học kỳ I cho học sinh lớp Một có nội dung sau: " Hãy viết 10 điều nên và 10 điều không nên về việc giữ gìn vệ sinh lớp học". Một đứa trẻ 6 tuổi phải nghĩ ra 20 điều nên và không nên cho chuyện giữ gìn một phòng học chỉ có mấy bức tường, mấy cửa sổ, mấy dãy bàn ghế và một tấm bảng ư? Cả nhà xúm vào cùng làm bài với em đến khuya mà vẫn không đủ 10 điều cho mỗi cột. Nên và không nên thì khác gì nhau, đã nên rồi thì đừng bắt không nên nữa mới đúng là giáo dục chứ! (Tương tự kiểu giáo khoa thư giáo điều như vậy còn có đề ngoại khoá cho học sinh lớp Bốn: "Hãy viết cảm nhận của em về trận Điện Biên Phủ trên không?". Một học sinh lớp 12 còn không kham nổi loại đề như thế, nữa là.

Chuyện trồng người ở nước ta viết bao nhiêu cũng không hết sự ngô nghê, lạc hậu buồn cười, nhưng nói thì dễ thành "Biết rồi khổ lắm nói mãi!" Nhưng đây là chuyện hệ trọng còn hơn cơm áo, bởi vì gia đình nào cũng có người liên quan đến việc học. Hơn nữa, người Việt Nam ta còn có câu "nhất con nhì của" và tinh thần hiếu hiọc của người Việt thì đã được cả thế giới ghi nhận chứ không phải dân mình tự xưng. Chừng như các nhà vĩ mô, các vị chức sắc và cả các thầy các cô cũng biết rõ điều đó nên bộ máy ngành giáo dục đã tận dụng tối đa sự xả thân của phụ huynh cho việc học của con em họ. Ở vị thế bị trấn lột, bị tung hứng, các bậc phụ huynh biết rõ mình đang là miếng mồi nhưng không phải ai cũng có điều kiện để thoát ra.

Xin đừng tưởng những người có ăn có để ở thành phố đang thoát ra bằng cách cho con vào các trường quốc tế tại chỗ hay đi du học. Quả là với các loại trường quốc tế tại chỗ, học sinh đã được học ngoại ngữ tốt hơn, được thụ hưởng điều kiện học hành ưu thế hơn và được giảm tải với chương trình của Bộ giáo dục. Nhưng để đổi lấy những điều đó, cha mẹ của các em đã phải dập mặt kiếm tiền, mà để có đồng tiền sạch ở xứ ta, nào dễ. Với những em phải du học sớm, cho dù các em được hít thở mọi thứ nhưng cái giá cho chính các em cũng không phải nhỏ. Đó là sự cắt rời cha mẹ ở tuổi vị thành niên, sự đứt gãy văn hoá truyền thống và tiếng Việt, những điều làm nên một người Việt Nam thực sự hương vị ở tương lai.

Lợi bất cấp hại nhưng càng ngày càng có nhiều người đã bấm bụng cho con mình có được môi trường học hành không vẩn đục. Gầm kỹ, dù vào trường quốc tế tại chỗ hay bằng mọi cách cho con cái đi ra nước ngoài, với người Việt của thời điểm này, nhất định đó không phải từ ý thức vọng ngoại mà thuần tuý là một cách tỵ nạn mà thôi. Chắc không nhiều những nơi trên trái đất này người ta tiễn người nhà của mình đi học bằng nỗi ngậm ngùi: tôi không phản quốc, tôi không sính ngoại, tôi không chơi tiền, tôi chỉ muốn con mình được một chữ học đúng nghĩa.

Vua sợ nhất cái gì?



Nguyễn Quang Thân



Lê Quý Đôn viết: “ Phải biết sợ mới nên người”. Hồi còn trẻ, đang hăng hái mọi thứ, tôi hỏi cụ cử Mỹ người cùng làng: “Thưa cụ, con người ta có gan góc mới mong thành công chứ sợ là nhát, sao nên người được?”

Cụ cử nói:

“ Trẻ con biết sợ người lớn thì không hư”

Tôi hỏi tiếp:

“ Còn người lớn thì sợ ai thưa cụ?”

Cụ đáp:

“ Người lớn phải biết sợ người lớn nữa. Người lớn nữa thì phải biết sợ vua, sợ vong linh tổ tiên ông bà. Tất cả mọi người phải biết sợ lẽ phải và pháp luật. Không ai được cãi lẽ phải và pháp luật. ”

Tôi hỏi:

“ Thưa cụ, còn vua thì sợ nhất cái gì ạ?”

Cụ đáp:

“ Vua sợ nhất là kẻ sĩ bỏ mình mà đi. Cho nên vua Quang Trung phải mấy lần đến tận núi Hồng Lĩnh mời Nguyễn Thiếp. Vua Lê Thái Tổ luôn để chỗ trống bên tả mong chờ người hiền. Tề Tuyên Vương sợ Nhan Súc bỏ mình nên khi Súc bảo “Vua lại đây!”, Vua đến liền mà không dám mắng Súc vô lễ.”

Cụ cử Mỹ người làng Gôi Vỹ ( cùng làng với cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm, thân sinh ông Nguyễn Khắc Viện). Cụ đỗ cử nhân, không ra làm quan, ở nhà đi uống nước chè, ăn khoai luộc, nói chuyện đạo lý.

Chết dưới tay Trung Quốc 4,5,6



Chết dưới tay Trung Quốc (4)

Chết dưới tay Trung Quốc, hay là: Trung Quốc, những hiểm họa (Kỳ 4)

Cái chết đến từ thao túng tiền tệ: Hổ thu mình, rồng công phá
Chương 5: Cái chết đến từ thao túng tiền tệ: Hổ thu mình, rồng công phá

Công nhân Mỹ có thể cạnh tranh hiệu quả từng đồng đô-la một với công nhân Trung Quốc. Họ chỉ không thể cạnh tranh khi tỉ giá đô-la với đồng tệ bị thao túng.
__Eric Lotke, Chiến dịch vì tương lai Mỹ

Nếu tiền là căn nguyên của mọi xấu xa, thì sự thao túng của Trung Quốc trên đồng nhân dân tệ là gốc rễ sâu xa của mọi lệch lạc trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung. Trong hơn một thập kỷ, thâm hụt mậu dịch kinh niên của Mỹ với Trung Quốc đã làm chậm đáng kể tỉ lệ tăng trưởng kinh tế và đột kích vào tỉ lệ thất nghiệp My. Nhưng chúng ta sẽ không thể để Trung Quốc tiếp tục hút cạn sinh lực của kinh tế Mỹ dưới nanh vuốt của thao túng tiền tệ. Trung Quốc thao túng tiền tệ bằng cách cố tình “neo” nhân dân tệ với đô-la Mỹ ở một tỉ giá sâu dưới giá trị thật. Để hiểu tại sao điều này lại phá hoại kinh tế Mỹ, điều cốt yếu cần hiểu là kinh tế bất kỳ quốc gia nào cũng đều chỉ phụ thuỗc vào 4 yếu tố: mức tiêu dùng, mức đầu tư kinh doanh, chi tiêu chính phủ và “cán cân xuất nhập khẩu”.


Động lực tăng trưởng sau cùng – cán cân xuất nhập khẩu – là quan trọng nhất khi bàn về thao túng tiền tệ, vì nó đo lường sự chênh lệch khi đem tổng doanh số chúng ta xuất khẩu ra thế giới trừ đi doanh số nhập khẩu. Nhận xét đặc biệt dưới đây nhấn mạnh vai trò quan yếu của cán cân xuất nhập khẩu lên nền kinh tế: khi nước Mỹ lâm vào thâm hụt mãn tính với Trung Quốc, một số phần trăm tăng trưởng kinh tế đã bị bào mòn đi. Tỉ lệ tăng trưởng bị chậm đi này đến lượt nó lại kéo giảm số công ăn việc làm được tạo ra.


Dĩ nhiên, khi kinh tế Mỹ chịu đựng mức tăng trưởng kém và thất nghiệp cao thì ở đầu bên kia, Trung Quốc là người hưởng lợi. Con rồng bùng nổ, trong khi nước Mỹ suy thoái.

Ngày mỗi già cỗi hơn, chìm sâu hơn trong nợ nần và vật vờ hơn trong tăng trưởng
Vậy thì thâm hụt mậu dịch của chúng ta với Trung Quốc lớn đến mức nào? Bao nhiêu việc làm đã mất vì “sự lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc”? Và tại sao thao túng tiền tệ là lý do chính yếu khiến Hoa Kỳ không thể cải thiện đáng kể thâm hụt mậu dịch? Chỉ có hiểu rõ các câu trả lời mới giúp chúng ta thoát khỏi cái bẫy của thao túng tiền tệ Trung Quốc.
Hãy bắt đầu bằng kích cỡ mức thâm thủng của Mỹ. Xét về con số tuyệt đối, Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu với Trung Quốc gần 1 tỷ đô-la mỗi ngày. Đây không phải lỗi đánh máy, hàng tỷ chứ không phải hàng triệu. Còn xét về con số tương đối, mức thâm thủng cũng đem lại sự kinh ngạc không kém. Trung Quốc chiếm đến khoảng một nửa mức thâm hụt thương mại về hàng hóa của Mỹ và tròn 75% khi loại doanh số nhập khẩu dầu mỏ ra khỏi phép tính. Như vậy, suy luận lô-gích từ các thống kê này là: nếu Hoa Kỳ muốn giảm mức thâm hụt mậu dịch, nhằm cải thiện tỉ lệ tăng trưởng và tạo thêm công ăn việc làm, nơi tốt nhất để bắt đầu chính là sự cải cách tiền tệ với Trung Quốc.






Tương tự, tầm ảnh hưởng thực tế của việc lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc lên mức tăng trưởng và tỉ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ cũng làm chúng ta giật mình. Cả thập kỷ vừa qua, mức thâm thủng với Trung Quốc đã lấy mất gần nửa điểm phần trăm tăng trưởng GDP hàng năm của chúng ta. Trong khi trông có vẻ không phải là con số lớn, trong thực tế điều này đã có ảnh hưởng tích lũy, làm hàng triệu công việc mất cơ hội được tạo ra. Giả sử ngay bây giờ, nếu chúng ta có được số lượng việc làm này, cộng thêm hàng triệu công việc khu vực sản xuất không bị hủy hoại do các thực thi thương mại bất công khác của Trung Quôc, chúng ta sẽ không phải thấy những hàng dài thất nghiệp bao vây các tòa nhà chính phủ, những khu nhà im ỉm bị tịch thu, và những công xưởng trống trơn đầy cỏ dại ở Mỹ. Thay vào đó, chúng ta hẳn đang bon bon tiến về phía trước.






Như một lưu ý bên lề, những số liệu gây choáng này luôn nhắc chúng ta câu chuyện về Willie Sutton, tay cướp nhà băng khét tiếng. Khi Sutton được hỏi tại sao lại cướp ngân hàng, hắn đã có câu trả lời nổi tiếng, “bởi vì ở đó có tiền”. Cũng giống như nhà băng là nơi có tiền, thao túng tiền tệ của Trung Quốc là nơi chúng ta nên kỳ vọng nhất để giảm thâm hụt thương mại và lấy lại phong độ tăng trưởng vững chãi cho nền kinh tế.






Những thời khắc khó khăn của Hoa Kỳ để thoát khỏi chính sách neo cứng đồng đô-la của Trung Quốc


Như vậy, Trung Quốc đã làm thế nào để thao túng tiền tệ? Họ đã thực hiện điều này hữu hiệu bằng chính sách neo cứng đồng nhân dân tệ với đồng đô-la ở một tỉ giá sâu dưới giá trị thực: khoảng 6 tệ ăn 1 đô-la. Đồng tệ siêu rẻ này đến lượt nó lại cung cấp tài trợ cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc, trong khi lại đánh thuế nặng lên hàng xuất khẩu của Mỹ. Kết cục của chính sách thao túng đồng tiền này, song hành cùng các thực thi kinh doanh bất công khác như đã được đề cập, đã gây nên căn bệnh thâm thủng mậu dịch mãn tính của Hoa Kỳ như đã được mổ xẻ, phân tích ở trên. Còn đây là chìa khóa cho vấn đề thâm hụt: sự bất cân xứng mậu dịch Mỹ-Trung sẽ không bao giờ tồn tại trong thế giới thương mại tự do, khi mà Trung Quốc thả nổi tự do đồng tệ cũng như bao đồng tiền thả nổi khác trên thế giới như yên Nhật, real Bra-xin, franc Thụy Sỹ, ru-pi Ấn Độ, và đô-la Mỹ.


Trong một thế giới tự do mậu dịch đặc trưng bởi các tỉ giá được thả nổi, sự bất cân xứng thương mại Mỹ-Trung sẽ không bao giờ hiện diện, bởi vì khi mức thâm hụt tăng lên, giá trị đồng đô-la sẽ giảm tương đối với đồng tệ. Khi đô-la rớt giá, hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc sẽ tăng lên, hàng nhập từ Trung Quốc sẽ giảm, và mậu dịch sẽ quay về vị trí cân bằng. Tuy nhiên, bằng cách neo đồng tệ vào đồng đô-la, một Trung Quốc bảo hộ đã làm đảo lộn tiến trình điều chỉnh thương mại tự nhiên này, thậm chí nó còn làm suy yếu cơ cấu mậu dịch tự do toàn cầu vốn dựa trên triển vọng giao dịch cùng có lợi.






Con Rồng quậy phá tuyên bố một loại chiến tranh mới


Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch phối hợp tung ra các răn đe chống lại Hoa Kỳ, ngụ ý rằng họ có thể thanh lý số trái phiếu Mỹ khổng lồ họ đang nắm giữ, nếu Washington áp đặt các trừng phạt thương mại… Được mô tả như là “phương án chiến tranh hạt nhân” của Trung Quốc, hành động đó có thể kích hoạt một cuộc sụp đổ đồng đô-la… Nó cũng giáng đòn chí tử vào lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, làm chao đảo thị trường nhà đất và có lẽ sẽ đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ vào suy thoái.


__Báo Bưu điện Luân Đôn






Thật là tồi tệ khi mà chính sách thao túng tiền tệ của Trung Quốc đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ mắc kẹt ngay từ đầu bằng cách hủy hoại hàng triệu công ăn việc làm. Còn tồi tệ hơn nữa, “cái chết đến từ thao túng tiền tệ” này lại kéo theo “cái chết của chủ quyền chính trị Hoa Kỳ”. Tâm điểm của vấn đề là các đe dọa mà những con diều hâu chiến tranh đang điều hành Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đưa ra. Chúng gọi nó là “phương án chiến tranh hạt nhân tài chính”, và nó bao hàm cả chuyện sử dụng dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc để làm bất ổn các Ngân hàng Mỹ, thị trường chứng khoán, và thị trường trái phiếu.


Để hiểu mối đe dọa của Trung Quốc “đánh gục gã khổng lồ” trên phương diện hệ thống tài chính là xác thực đến mức nào, chúng ta sẽ không phí công khi mô tả chi tiết hơn cách Trung Quốc thao túng tiền tệ. Quá trình này bắt đầu khi bạn hay tôi bước vào một cửa hàng như Walmart chẳng hạn và mua một sản phẩm Trung Quốc, sau đó các đồng đô-la này sẽ được di chuyển vượt đại dương. Lúc này, để duy trì chính sách neo chặt đô-la với đồng tệ, Trung Quốc phải nhanh chóng hồi chuyển “số đô-la Walmart” đó của chúng ta vào trở lại Mỹ bằng cách mua tài sản tài chánh như trái phiếu chính phủ Mỹ, bất động sản Mỹ, hay các công ty Mỹ; nói cách khác, áp lực ngược sẽ được đặt lên đồng tệ.


Bây giờ là câu chuyện đáng quan tâm nhất về thủ thuật thao túng tiền tệ: trước khi chính phủ Trung Quốc có thể hồi chuyển bất cứ đồng đô-la Walmart nào của chúng ta, họ phải giành quyền kiểm soát những đô-la này từ tay những nhà xuất khẩu Trung Quốc. Điều này đòi hỏi một quá trình xoay vòng được gọi là “quá trình thanh lý”.


Để thanh lý những đô-la Walmart của chúng ta, chính phủ Trung Quốc ép các nhà xuất khẩu trong nước phải mua trái phiếu chính phủ Trung Quốc định giá bằng đô-la Mỹ. Đổi lại việc giao nộp những tờ giấy bạc Mỹ, các nhà xuất khẩu được nhận lãi suất khoảng 4% trên các trái phiếu thanh lý này. Kế tiếp, chính phủ Trung Quốc xoay vòng và tái đầu tư những tờ đô-la này vào trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ với lãi suất ít hơn 2%. Trung Quốc do đó mất 2% hay nhiều hơn về lãi suất cho mỗi đô-la Mỹ được thanh lý, và khoản lỗ lã này lên đến hàng tỷ đô-la.


Câu hỏi là tại sao Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẵn sàng gánh khoản lỗ khổng lồ như vậy? Câu trả lời là bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc quan tâm nhiều hơn trong việc tạo công ăn việc làm để duy trì sự ổn định chính trị và sự toàn trị đất nước so với việc kiếm tiền thực tế. Đó là một trong những điều khác biệt lớn giữa chủ nghĩa tư bản Mỹ thực dụng và chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Quốc đã bị bóp méo qua chủ trương “lợi mình – hại người”. Và đừng bao giờ nghi ngờ rằng với quá trình thao túng tiền tệ có tổng bằng không này, rất nhiều công ăn việc làm mà Trung Quốc lấy được sẽ bằng đúng số việc làm bị mất đi tại Hoa Kỳ.


Trên thực tế, quá trình thao túng tiền tệ này đã tích lũy được một quỹ dự trữ ngoại hối trên hai nghìn tỷ đô-la Mỹ do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nắm giữ, mà nay đã nghiễm nhiên trở thành một ngân hàng cho vay của người Mỹ. Để hiểu hết ý nghĩa con số gây sốc này, chúng ta nên biết nó còn lớn hơn tổng sản lượng quốc dân của Ấn Độ hay Canada, và gần bằng nếu so với Anh quốc. Nó cũng lớn hơn GDP của cả ba nước Đại Hàn, Mexico, và Ireland gộp lại.


Con số khổng lồ này cũng có nghĩa rằng: Trung Quốc có thể đem quỹ dự trữ ngoại hối của họ mua quyền kiểm soát trong tất cả công ty lớn của Mỹ có tên trong danh sách Chỉ số Dow Jones Công nghiệp Trung bình, gồm cả những gã khổng lồ như Microsoft, Exxon, và Walmart, rồi tiền còn lại vẫn đủ để mua cổ phần đa số của Apple, Intel, và Ford. Chính xác là sự tích lũy khổng lồ quỹ dự trữ ngoại hối bằng đô-la Mỹ cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc có cơ sở đe dọa “tấn công hạt nhân” hệ thống tài chính Hoa Kỳ. Như He Fan thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã nói khi đe dọa sử dụng “phương án tấn công hạt nhân” về tài chính, rằng nếu giả sử Trung Quốc bắt đầu bán tháo đô-la, sự rớt giá thê thảm của đồng đô-la sẽ xảy ra. Và như trích dẫn ở đầu chương đã khéo léo mô tả, sự sụp đổ đồng đô-la “sẽ giáng đòn chí tử vào lãi suất trái phiếu Mỹ, làm chao đảo thị trường nhà đất và có lẽ sẽ đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ vào suy thoái”.


Trong thực tế đã có bằng chứng rõ ràng rằng một Chú Sam khúm núm đã bắt đầu dâng hiến cho Trung Quốc ít nhất một vài chủ quyền chính trị của Mỹ do nguy cơ có thực của phương án tấn công hạt nhân tài chính từ phía Trung Quốc. Thực vậy, lúc này bất cứ khi nào mà Nhà Trắng, Quốc Hội hay Đại diện Thương mại Hoa Kỳ lên tiếng đòi xóa bỏ các thực thi mậu dịch bất bình đẳng, Trung Quốc liền phản pháo bằng cách đe dọa bán tháo - và trong vài trường hợp có bán tháo thực sự – dự trữ đồng đô-la. Thực tế, sự tồn tại của mối “đe dọa hạt nhân tài chính” giải thích phần lớn hành vi rụt rè kinh niên đối với Trung Quốc của mấy đời Bộ trưởng Tài chánh thập niên vừa qua, từ Hank Paulson dưới trào Bush cho đến Timothy Geithner dưới trào Obama.


Vui lòng hiểu rõ điều này: qua thời gian, sẽ cực kỳ ngây thơ cho bất kỳ người Mỹ nào nghĩ rằng chính sách “tống tiền đồng bạc xanh” của Trung Quốc chỉ khu trú trong các vấn đề mậu dịch. Một lúc nào đó, các quan chức Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí này trên bất cứ vấn đề nào thuộc một số đề tài địa chính trị: từ chuyến thăm Nhà Trắng của Đạt Lai Lạt Ma, bán vũ khí cho Ấn Độ cho đến mối xung đột dai dẳng trên bán đảo Triều Tiên, cũng như chuyện nhạy cảm Hoa Kỳ ủng hộ Đài Loan.






Trung Quốc, ngài có thể dành cho chúng tôi lượng lớn đồng 1 hào?


Sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc không chỉ làm mất mát chủ quyền chính trị của Mỹ. Nó còn làm người Mỹ tự sa vào “cái chết từ sự tiêu hoang”. Hãy nhớ: trong quá trình thao túng tiền tệ, chính phủ Trung Quốc phải duy trì cái neo giữa đồng tệ và đô-la, chủ yếu bằng cách mua trái phiếu chính phủ Mỹ. Bằng cách này, người cho vay đến từ Trung Quốc đã giúp các chính khách Hoa Kỳ tài trợ cho mức thâm hụt ngân sách khổng lồ.


Sự kiện Trung Quốc giúp chúng ta tài trợ các chương trình, như chương trình kích thích tài chính hàng loạt của Hoa Kỳ, cũng như cám dỗ về việc in tiền dễ dàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không phải là một sự chua chát bình thường. Sau rốt, phần lớn bởi vì mức thâm hụt nguy hại với Trung Quốc mà các chính khách Mỹ cảm thấy họ cần tiếp tục mồi nước cho cỗ máy bơm kinh tế bằng các chi tiêu thâm thủng, thậm chí cả khi chúng ta tiếp tục lún ngày một sâu vào nợ nần với một chế độ chuyên chế, bòn rút cạn kiệt từ các nhượng bộ của Mỹ.


Thực tế, toàn bộ quá trình đáng buồn này mà trong đó, Trung Quốc đóng vai nhà cho vay của nước Mỹ, là một phần của cuộc “mặc cả với Quỷ” mà sự thể là Tổng thống Barrack Obama hứa hẹn ngay từ lúc nhậm chức sẽ mạnh tay với chủ nghĩa bảo hộ Trung Quốc và rồi đã thất hứa. Ở đây, chúng ta cần nhớ rõ rằng trong chiến dịch tranh cử 2008, tại các bang công nghiệp chủ chốt vẫn còn đang do dự như Illinois, Michigan, Ohio, và Pennsylvania, ứng cử viên tổng thống Barack Obama đã hứa đi hứa lại rằng sẽ chấm dứt các thực thi thương mại bất bình đẳng với Trung Quốc.


Từ khi nhậm chức, Bộ Tài chính của Tổng thống Obama, dẫn đầu bởi Timothy Geithner như đã đề cập ở trên, đã từ chối nhiều lần việc quy tội Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, chính xác là một động thái như vậy sẽ cho phép Hoa Kỳ áp đặt các nghĩa vụ bồi hoàn thích hợp, nhằm loại bỏ một trong các phương diện bảo hộ quan trọng nhất của Trung Quốc. Nhưng thay cho việc thực thi lời đã hứa khi tranh cử, Tổng thống Obama đã chọn một cuộc mặc cả nguy hiểm với Quỷ: “Ngài, Trung Quốc, hãy tiếp tục mua trái phiếu của chúng tôi, đổi lại chúng tôi sẽ không áp dụng bất kỳ hành động nào đáng kể để cải cách mậu dịch”. Bằng cách này, Tổng thống đã sai lầm khi đặt chính trị và nhu cầu tài chính trước mắt của Nội các ông ta ưu tiên hơn triển vọng phục hồi kinh tế dài hạn của Hoa Kỳ. Đây là sai lầm chết người, bởi vì cho dù có mượn bao nhiêu nghìn tỷ “đô-la Walmart” từ Trung Quốc để ném vào nền kinh tế Mỹ, những đồng tiền kích thích này cũng sẽ không tạo nên khác biệt, cho đến khi nào chúng ta đạt được cải cách tiền tệ tích cực với Trung Quốc.






Hoa Kỳ mắc kẹt trong thang kinh tế toàn cầu


Chúng tôi chán rồi. Chính sách bảo hộ của Trung Quốc đã làm thương tổn phần còn lại của thế giới, không chỉ mỗi nước Mỹ. Nó gây nên một cuộc suy thoái toàn cầu. Trung Quốc muốn được đối xử như một quốc gia đang phát triển, nhưng họ là một gã khổng lồ, là nhà xuất khẩu hàng đầu của thế giới.


__Thượng Nghị sĩ Lindsay Graham (R-SC)






Quan sát từ xa 30.000 feet, việc thao túng tiền tệ của Trung Quốc không chỉ làm tổn hại kinh tế Mỹ. Nó đe dọa xé tan toàn bộ tấm vải kinh tế toàn cầu và cơ cấu tự do mậu dịch. Vấn đề là ở chỗ: bất cứ khi nào đồng đô-la giảm so với các loại tiền tệ khác như euro, real, won, hay yên – chuyện bây giờ xảy ra thường xuyên – thì đồng tệ cũng rớt giá theo nó. Đến lượt nó, việc rớt giá của nhân dân tệ so với các đồng tiền khác lại cung cấp cho Trung Quốc bảo hộ một mũi dùi sắc bén hơn chống lại các đối thủ cạnh tranh khắp thế giới, từ châu Âu và Braxin cho đến Nhật Bản và Đại Hàn. Hệ lụy là cầu xuất khẩu suy giảm và đã dẫn châu Âu vào cơn vật vờ về kinh tế, cũng như kéo dài thêm sự tăng trưởng uể oải của Nhật vốn đã lê thê cả chục năm nay. Trong khi đó, lạm phát chồm lên ở các quốc gia như Úc và Braxin, do các dòng tiền nóng đầu cơ đổ vào và do sự tăng giá hàng hóa mà ta có thể truy ngược trực tiếp trở lại là do đồng tệ được định giá thấp.


Qua tất cả các điều này – và bất chấp các lời kêu gọi lặp đi lặp lại từ các định chế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới – Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp cứng rắn nhất có thể để chống lại cải tổ. Đường lối cứng rắn này bắt đầu ngay từ cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc; như một câu ngạn ngữ nói, “cá thì ương từ đầu xuống”.


Ví dụ, hãy xét câu trả lời đầy ngờ vực của Thủ tướng Ôn Gia Bảo trước áp lực đòi định giá lại đồng tệ của các thành viên khác trong khối G-20. Ôn nói: ”Trước tiên, tôi không nghĩ đồng tệ được định giá thấp”. Đúng đấy, Mr.Ôn, cũng như không khí ở Bắc Kinh thì trong lành, người Tây Tạng mong muốn là một phần của Trung Quốc, người dân được phát biểu tự do ở Thượng Hải, và chuyến thăm dò không gian Mặt Trăng của Trung Quốc cho thấy nó được tạo thành từ phó mát Thụy Sĩ. Trong thực tế, với các kiểu trả lời vô lý như vậy trước áp lực quốc tế của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, thật khó để nói liệu việc chối bỏ mình thao túng tiền tệ của Trung Quốc là giống với bi kịch Shakespear hay giống với trò hề của Moliere. Sau cùng, trong số các quốc gia hưởng lợi từ sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc, Trung Quốc là nước hưởng lợi nhất.


Để khởi đầu cải cách, một đồng tệ mạnh lên sẽ khắc phục nhanh chóng lạm phát đang gia tăng ở Trung Quốc, vì một đồng tệ mạnh sẽ hạ nhiệt giá dầu, nguyên liệu, và vô số chi phí đầu vào mà Trung Quốc cần để vận hành các công xưởng. Và như một phần thưởng chống lạm phát mạnh mẽ, một đồng tệ mạnh cũng nhanh chóng chặn đứng các dòng tiền nóng đầu cơ đang thổi phồng cả thị trường chứng khoán và bong bóng nhà đất Trung Quốc.


Điều quan trọng nhất là đồng tệ mạnh sẽ cải thiện đáng kể sức mua của người tiêu dùng nghèo khó ở Trung Quốc. Bằng cách này, cải cách tiền tệ của Trung Quốc sẽ làm nó ít phụ thuộc hơn nhiều vào mức xuất khẩu ra thị trường thế giới – một điểm yếu được mô tả như gót chân Achille của mô hình tăng trưởng Trung Quốc.


Không may, các lãnh đạo Trung Quốc từ chối chấp nhận lý lẽ thuyết phục của thông điệp này. Thay vào đó, họ bảo vệ quan điểm không khoan nhượng bằng tuyên bố rằng đồng tệ mạnh lên sẽ hủy hoại nền kinh tế Trung Quốc do xuất khẩu sẽ giảm mạnh. Nhưng điều này cũng là một cách nữa để nói rằng phương thức duy nhất giữ Trung Quốc tiếp tục phát triển là bằng cách làm nghèo đi phần còn lại của thế giới, và đặc biệt, làm suy nhược nền kinh tế và cơ sở sản xuất của Mỹ, mà thực tế đây là một trong những mục tiêu quân sự và chiến lược lâu dài của Trung Quốc./.


Người dịch: Lê Hiếu



Chết dưới tay Trung Quốc ( phần 5)




Chết dưới tay Trung Quốc, hay là: Trung Quốc, những hiểm họa (Kỳ 5)


Peter Navarro


·


·


Chết dưới tay Hải quân Xanh: Vì sao Báo động đỏ từ việc gia tăng quân sự của Trung Quốc


Mọi quyền lực đến từ nòng súng.


—Mao Trạch Đông


Lần cuối cùng mà hầu hết người phương Tây nhớ về quân đội Trung Quốc là ngày 4 tháng Sáu năm 1989. Đó là ngày xe tăng cán qua người và xe đạp xung quanh Quảng trường Thiên An Môn và đội quân sốc điện nhắm vào những người biểu tình trên các bức tường Tử Cấm Thành.


Kể từ lần đổ máu đó cách đây hơn hai thập kỷ, các nhà lãnh đạo Trung quốc không hề có thái độ mềm mỏng hơn đối với bất đồng chính kiến. Cái thay đổi đáng kể chính là kho vũ khí quân sự của họ.






Trên thực tế, quân đội Trung quốc, lực lượng không quân, và đặc biệt là Hải quân đã có bước đại nhảy vọt để trở thành đội quân được trang bị dữ dội nhất. Rủi thay, những vũ khí sáng bóng này lại đang nhằm thẳng vào chúng ta.






Đơn cử là vũ khí hủy diệt hàng loạt Đông Phong 31A. Đây là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) tầm xa, phát hỏa cơ động và khó theo dõi, khó phát hiện và luôn sẳn sàng phát ra 1-megaton đầu đạn hạt nhân đến ngay cửa nhà bạn ở Des Moines hay Decatur.






Hay là tàu ngầm tên lửa hạt nhân loại Jin với tên lửa xuyên lục địa Ju Lang 2? Những tên lửa "sóng khổng lồ" có thể được trang bị nhiều đầu đạn có khả năng đốt cháy bất cứ thành phố nào tại Hoa Kỳ hay châu Âu.


Và nói về tàu ngầm, bạn có biết rằng trên hòn đảo nhiệt đới Hải Nam, tỉnh cực nam của Trung Quốc, Hải quân đã xây dựng một căn cứ quân sự ngầm kiểu James Bond? Mục đích rõ ràng của cơ sở này là để che dấu cho những hạm đội bành trướng ngầm khỏi những vệ tinh phương Tây, hạm đội mà hiện nay thường xâm lấn vào lãnh hải Nhật Bản hoặc những lộ trình tuần tiểu thường xuyên của Mỹ trên biển.


Để kiểm soát trên biển, tên lửa chống tàu đạn đạo DF-21D thực sự là kẻ điều khiển trận hải chiến. Nó được thiết kế linh hoạt khi phát hỏa và nạp nhiên liệu rắn cấp tốc, buộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ từ eo biển Đài Loan và Biển Nhật Bản phải quay trở lại các bãi biển Hawaii; Và cái chết bất ngờ này chỉ có một mục tiêu là tàu sân bay USS George Washington, nơi có hơn 5.000 thủy thủ và phi công Mỹ.


Những vũ khí này có điểm gì chung? Đó là những vũ khí tấn công không dùng để bảo vệ lãnh thổ, mà theo như Mike Mullen, Tổng tham mưu Trưởng mô tả, là dành cho những cuộc viễn chinh. Thật vậy, vũ khí này là một phần của một kho vũ khí được phát triển thần tốc có thể được sử dụng có hiệu quả chống lại Ấn Độ, Nhật Bản, và Việt Nam trong các cuộc xung đột khu vực. Nó cũng có thể được sử dụng hiệu quả như thế để giành phần kiểm soát của Hoa Kỳ với những tuyến đường vận chuyển trên thế giới như các quân cờ chiến lược, hay cuối cùng chiếm lĩnh Đài Loan trong một trận tổng lực.


Đô đốc Mullen đã nhận định sự mâu thuẫn giữa những gì mà các nhà lãnh đạo dân sự như Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh "trỗi dậy hòa bình" và những gì trong thực tế, đó là sự phát triển quân sự nhanh nhất của một chế độ độc tài toàn trị kể từ những năm 1930:


[Trung Quốc] Đầu tư mạnh mẽ gần đây trong năng lực viễn chinh hiện đại của hải quân và không quân có vẻnhư xa rời một cách lạ thường ra khỏi các tiến trình bảo vệ lãnh thổ đã nêu. Mọi quốc gia đều có quyền tự bảo vệ mình và chi tiêu phù hợp cho mục đích đó. Tuy nhiên, khoảng cách quá rộng giữa những gì Trung quốc tuyên bố và các chương trình quân sự của nó khiến tôi rất quan tâm đến kết cục cuối cùng. Thật vậy, tôi đã chuyển từ tò mò thành thực sự quan ngại


Tất cả chúng ta bên ngoài Lầu Năm Góc cần quan ngại đến mức nào? Và cái gì thực sự đằng sau “trỗi dậy hòa bình” của Trung quốc bị cáo buộc?


Cách duy nhất để trả lời chính xác những câu hỏi này là phân tích những gì mà lực lượng quân sự của Trung Quốc đang làm, chứ không phải là nghe toàn bộ những gì các nhà lãnh đạo dân sự đang nói. Đó là lý do tại sao trong bốn chương tiếp theo chúng ta sẽ đi sâu vào khả năng quân sự đầy ấn tượng mà Trung Quốc đang phát triển.


Chúng ta bắt đầu chương này với một cái nhìn thức tỉnh về những quân chủng dữ dội truyền thống của Trung quốc, Không quân và Hải quân. Sau đó, Chương 9 và 10 sẽ đề cập đến những phân tích đáng báo động hơn về hoạt động gián điệp hiện đại và "chiến tranh không tương xứng." Để hoàn thành phần đánh gía, chúng ta sẽ xem xét kỹ lưỡng sự trưởng thành đáng kinh ngạc của Trung Quốc về sức mạnh không gian và hiểu rõ hơn tại sao Nước Cộng hòa Nhân dân lại nhìn thấy kiểm soát không gian lại là chiến lược tối thượng.


Đến hết bốn chương này, chúng ta sẽ hiểu rõ là người Mỹ không chỉ cần một "thời điểm vượt trội" như Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi để thúc đẩy nền kinh tế. Chúng ta cùng với châu Âu, Nhật Bản, và phần còn lại của thế giới cũng cần một " thời điểm Winston Churchill " để đánh thức chúng ta về mối nguy hiểm ngày càng tăng của một ý định độc tài toàn trị được trang bị mạnh mẽ cho việc bá quyền khu vực và hướng vào sự thống trị toàn cầu.


“Trận Chosin” gặp “binh đoàn” Trung quốc


Vâng, tất cả chúng ta đều có những kỷ niệm về những bạn bè thiệt mạng, về các binh đoàn Trung Quốc tấn công chiến tuyến, những đoạn đường hành quân dằng dặc và nguy hiểm, nhưng tôi cho rằng chúng ta luôn nhớ về cái lạnh ghê gớm! Những đêm dài trong một cái hào, hoặc một hang chồn, với nhiệt kế khoảng 40 độ âm, sẽ không thể nào quên.


—Cựu binh chiến tranh Triều Tiên Lee Bergee, USMC


Vào thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc luôn áp dụng chiến lược dựa vào lực lượng áp đảo. Ngày nay, ngay cả khi Trung Quốc đã có nhận thức hiện đại về chiến tranh, họ vẫn duy trì quân đội thường trực lớn nhất thế giới. Đó là một đội quân mạnh mẽ 2,3 triệu quân, và triển khai trên bộ đông hơn các lực lượng tổng hợp của Canada, Đức, Hoa Kỳ, và Vương quốc Anh. Hơn nữa, các lực lượng bộ binh của Trung Quốc được trang bị cực tốt với những kho vũ khí khổng lồ gồm xe tăng, pháo binh và máy bay.


Chỉ riêng xe tăng, với 6700 chiếc, Trung quốc vượt xa những con số của Đài Loan là 1100, Hàn Quốc 2300, và Việt Nam khoảng 1000. Ngay cả Mỹ, trong hai cuộc chiến ở Châu Á, cũng chỉ có khoảng 5000 xe tăng.


Điển hình của việc nhanh chóng chuyển qua công nghệ mới Armyong đỏ chính là xe tăng chiến đấu “loại 99", đó là vũ khí tiên phong cho lực lượng bộ binh hiện đại hóa của Trung Quốc. Thiết kế của nó phần lớn được đánh cắp từ Liên Xô T-72. Cỗ máy giết người công nghệ cao này kết hợp tất cả mọi thứ từ tên lửa dẫn đường bằng laser và dẫn đường vệ tinh đến vỏ bọc chống nổ có thể đẩy lùi được tên lửa xuyên vỏ.


Trong tất cả và trên trất cả, Hồng quân là một lực lượng viễn chinh ghê gớm. Nó vẫn duy trì sức mạnh như đã từng cán qua làn sóng biểu tình mà cả thế giới đã chứng kiến, cho đến những cuộc xung đột bất ngờ Ấn độ năm 1962 hay cuộc tấn công vô cớ Việt Nam năm 1979.


Và với những âm mưu và các mối đe dọa của một Bắc Triều Tiên mất trí trong tin tức ngày nay, với Trung quốc đồng minh và bảo hộ lớn nhất của Bắc Triều Tiên, không ai ở Hoa Kỳ có thể quên vai trò của nước Cộng hòa nhân dân trong chiến tranh Triều Tiên. Cuộc tắm máu năm 1950 này lẽ ra không có do sự cung cấp thiếu thốn cho quân đội Bắc Triều Tiên của các lực lượng Liên Hiệp Quốc. Thay vào đó, trong cuộc chiến then chốt của chiến tranh, từng đoàn người của Trung Quốc đã biến Chosin thành một địa ngục lạnh lẽo; hàng ngàn thanh niên Mỹ, Anh, Úc, và Hàn Quốc đã đỗ máu trong bùn lạnh dưới ngọn lửa tàn nhẫn của Trung Quốc. Và cũng đừng quên, đây là cuộc chiến tranh không thương xót mà Mao Trạch Đông đã kéo dài một cách tàn bạo thêm hai năm nữa. Ông ta thậm chí còn hy sinh con trai của mình vào sự vô nghĩa trong khi làm việc đó chỉ để đọa đày ít nhất ba thế hệ của Bắc Triều Tiên lâm vào cảnh nô lệ và đói kém.


Lực lượng Không quân tốt nhất có thể mua, ăn cắp hay ăn xin


Wargaming, bao gồm mô phỏng tổng quát bởi Rand, đã chỉ ra rằng Hoa Kỳ có thể hủy diệt máy bay Trung quốc với tỷ lệ 6-1, nhưng người Mỹ sẽ thua.


—Tuần báo Hàng không (Aviation Week)


Trong khi Hồng quân của Trung Quốc dựa vào lực lượng áp đảo, Không quân đang trở thành tốt nhất mà Trung Quốc có thể mua với "đô la Walmart " của chúng ta hoặc là gián điệp có thể ăn cắp.


Hãy xem Shenyang J-11B và “cá mập bay” J-15. Shenyang J-11B là một máy bay phản lực hai động cơ, một bản sao nhái Sukhoi Su-27 của Nga. J-15 là một tàu sân bay có thể chứa máy bay, là một bản sao giả mạo Su-33 của Nga.


Và đây là những trò hề không minh bạch về những máy bay giả mạo. Thoạt tiên, họ ký hợp đồng mua hàng và thỏa thuận cấp phép với Nga. Tuy nhiên, một khi Trung Quốc nhận được một hoặc hai máy bay, họ chỉ đơn giản sử dụng công nghệ của Nga và quay lưng lại với hợp đồng đã ký, điều đó cho thấy không có danh dự giữa một tên trộm và một tên côn đồ.


Phản ứng trước việc này không những chỉ một mà đến hai lần như thế, một thành viên của Hội đồng Quốc phòng Nga đã tức giận, Đại tá Igor Korotchenko, đã làm nhẹ việc làm hàng giả mạo của Trung quốc khi tuyên bố với Thông tấn xã Quốc tế của Nga rằng: "J-15 Trung Quốc nhân bản là không đạt được hiệu suất tương tự đặc điểm của tàu sân bay chiến đấu Su-33 Nga." Sau đó ông nói thêm," Tôi không loại trừ khả năng rằng Trung Quốc có thể trở lại đàm phán với Nga về việc mua một lô đáng kể của Su-33s". Vâng, cứ chờ xem thử, Đại tá.


Hay là nói về một máy bay đáng chú ý khác, J-17 "Thunder". Máy bay này không thu hút quá nhiều sự chú ý vì khả năng tấn công tên lửa không đối không và không đối đất mà thay vào đó, là vì nó minh họa cho khả năng của Trung Quốc trong việc tiếp cận bí mật mà Cộng hòa nhân dân tiếp thu công nghệ quân sự nhạy cảm. Trong trường hợp này, Trung Quốc đã đi cửa sau của một "liên doanh" giả mạo với Pakistan và một số kẻ cơ hội can thiệp từ Pháp, tạo ra một cơ hội dẫn đến phá vỡ lệnh cấm vận vũ khí của Liên minh Châu Âu đối với Trung Quốc.


Và, nói về năng lực kỳ diệu, Không quân Trung Quốc gần đây đã có được những công nghệ tiên tiến như điều khiển từ xa hay máy bay tự hành. Nó tương tự như những máy bay không người lái mà Mỹ đã sử dụng rất hiệu quả ở cả Afghanistan và Iraq.


Để đánh bóng khả năng mới của mình (và mới vi phạm bản quyền) với Mỹ, Trung Quốc không chỉ ra mắt một máy bay phản lực cấp tiến tại triển lãm hàng không Trung Quốc tại Chu Hải. Các đơn vị triển lãm cũng đưa ra một mô phỏng video của máy bay không người lái nhắm mục tiêu là một tàu sân bay của Mỹ với phi hành đoàn 5.000 quân của Mỹ bị tiêu diệt một cách chính xác bởi một tên lửa Trung Quốc. Thật là một sự trỗi dậy hòa bình.


30 phút qua Tokyo, 10 phút tới Đài Bắc


Trong tất cả các máy bay của Không quân Trung Quốc, khiêu khích lớn nhất chính là máy bay chiến đấu tàng hình Chengdu J-20 "Black Eagle". Trong một sự xúc phạm tinh vi tới Mỹ, và có lẽ là một màn phô diễn hiếm thấy, lực lượng Không quân Trung Quốc đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên J-20 trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates, đang có một cuộc chuyến thăm viếng chính thức nước này. Tất nhiên, Gates đã là một đối tượng hoàn hảo cho trò đùa ngoại giao của Bắc Kinh, một cú chọc vào mắt người Mỹ. Gates đã quá ấn tượng vì Neville Chamberlain, người đã công khai khẳng định rằng Trung Quốc khó có thể sản xuất được một chiếc máy bay thế hệ thứ năm trước năm 2020.


Chẳng vui vẻ gì khi nói về máy bay tránh radar mà rõ ràng là được thiết kế cho các cuộc tấn công không đối đất nhằm vào các nước láng giềng của Trung Quốc. Thật vậy, chiếc Black Eagle này của Trung Quốc vượt qua máy bay tàng hình của Mỹ, F-22, trong một loạt các yếu tố vận hành và rất hiệu quả trong nhiệm vụ ném bom tấn công hơn phòng không lãnh thổ. Những yếu tố này bao gồm cả khả năng chứa nhiên liệu cao và giải phóng đường băng cho những vũ khí hạng nặng. Những yếu tố như vậy có ý nghĩa trong quan điểm chiến lược: Trong khi J-20 có lẽ là không đủ nhanh nhẹn để bảo vệ Trung Quốc từ máy bay chiến đấu hàng đầu của Mỹ, nó là một vũ khí rất hoàn hảo nếu mục tiêu là để lẻn vào Kyoto, Đài Bắc, hoặc Seoul mang theo một số lượng lớn bom và tên lửa.


Làm thế nào Trung Quốc nhanh chóng có được loại công nghệ tàng hình phức tạp mà Mỹ phải mất mấy thập kỷ để nghiên cứu và hàng trăm tỷ đô la để phát triển, đó cũng là một câu chuyện rùng rợn. Theo Tổng tham mưu Trưởng Quân sự Croatia, Đô đốc Davor Domazet-Loso, Trung Quốc kiếm được công nghệ tàng hình cơ bản của nó từ cái xác của một máy bay chiến đấu tàng hình Mỹ bị bắn rơi ở Serbia vào năm 1999. Trong thực tế, ngay khi máy bay rơi, Trung Quốc đã cử rất nhiều gián điệp lùng sục khắp khu vực và mua bất kỳ bộ phận nào của máy bay mà nông dân địa phương và dân làng có thể đào xới được.


Cho dù Cộng hòa Nhân dân đang chuẩn bị sử dụng không lực để tấn công, các cuộc xâm nhập của Không lực Trung quốc đã buộc Nhật Bản phải sử dụng máy bay chiến đấu gần 50 lần một năm, tức khoảng một lần một tuần và gấp hai số lần Trung quốc có các hành động khiêu khích trong một vài năm trước đây. Không riêng gì Nhật Bản phải chịu những cuộc do thám này. Ấn Độ thường xuyên báo cáo bị Trung Quốc xâm nhập vào không phận, đặc biệt là ở các khu vực tranh chấp gần Kashmir và Arundachal Pradesh. Bạn có thể thấy đó là Bá chủ?


Cảnh giác từ bầu trời đỏ buổi bình minh


Mục tiêu của quân đội Trung Quốc trong tương lai là để bảo đảm uy thế hải quân ở vùng biển Tây Thái Bình Dương trong đường phòng thủ thứ hai từ quần đảo Nhật Bản tới đảo Guam và Indonesia. Sau đó, quân đội Trung Quốc sẽ tranh giành vớiLực lượng hải quân Mỹ ở Ấn Độ Dương và toàn bộ khu vực Thái Bình Dương.


—Asahi Shimbunhe


Trong khi lực lượng hung bạo hiện thân cho quân đội Trung Quốc có những máy bay tốt nhất do mua hoặc ăn cắp, sự tăng cường của hải quân Trung Quốc chính là điều đáng lo ngại của các nhà phân tích Lầu Năm Góc. Thật vậy, nước Cộng hòa nhân dân vượt lên tốc độ Dự án Manhattan để phát triển một hải quân nước xanh có khả năng thách thức Hải quân Mỹ. Mục tiêu đầu tiên của nó là để đẩy các hạm đội tàu sân bay của Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương và có thể sau đó chiếm lĩnh Đài Loan và cuối cùng triển khai cương lực khắp toàn cầu.


Trung tâm của cuộc đấu tranh chiến lược tổng quát này là một vũ khí mang tính biểu tượng nhất trong lịch sử - hàng không mẫu hạm vĩ đại. Hải quân Mỹ thích gọi những con tàu này là "bốn hecta rưỡi lãnh thổ Mỹ di động", và chúng đã là xương sống của Pax Americana (Hòa bình của Mỹ) trên biển kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II.


Trong thực tế, Trung quốc biết quá rõ đối mặt trực tiếp với tàu sân bay Mỹ và hạm đội đi kèm của nó là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Bên cạnh việc có phi đội gồm những máy bay cánh quạt và cánh cố định, một hạm đội điển hình như George Washington sẽ được bảo vệ chặt chẽ bởi một tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Aegis có thể đẩy lùi bất kỳ cuộc tấn công nào trên mặt biển. Tàu sân bay cũng sẽ được yểm trợ hai bên bởi một số tàu khu trục với tên lửa chống máy bay và có thể sẽ có ít nhất một tàu chiến phụ săn bắn di động. Trong khi đó, dưới đáy biển, một hoặc nhiều cuộc tấn công nhanh, tàu ngầm lớp Los Angeles chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ âm thầm hộ tống các phương tiện trên mặt biển; và, ít nhất là trong quá khứ, bất kỳ cuộc tấn công trực diện nào của Hải quân Trung Quốc hiện có sẽ không tiếp cận được trong vòng 50 dặm mặt nước của đội tàu như thế.


Loại tàu sân bay dữ dội như thế mới giữ được Đài Loan khỏi sự khuất phục của lục địa cho đến nay. Đó còn là cái bóng của Hạm đội Mỹ Thái Bình Dương buộc các chiến lược gia Trung Quốc luôn lo lắng về cơn ác mộng tột cùng: Rằng một ngày nào đó Hải quân Mỹ có thể phong tỏa các điểm quá cảnh trên biển đối với 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc - eo biển Malacca - để trả đũa cho một số hình thức xâm lược của Trung Quốc.


Tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay


Được biết đến như là một vũ khí phòng thủ với cái tên là “Sát thủ của tàu sân bay”, tên lửa Đông Phương -21D là một vũ khí bảo đảm an ninh vùng ở Châu Á, khi những tàu sân bay của Quân Đội Hoa Kỳ đã và đang là bá chủ mặt biển từ Chiến Thanh Thế Giới lần thứ II. Tên lửa Đông Phương -21 D là vũ khi duy nhất có khả năng tấn công vào những mục tiêu di chuyển với sự chính xác tuyệt đối – một khả năng mà những nhà chiến lược Hải Quân Mỹ đang giành quyền đối phó


—Hãng Thông Tấn AP


Bởi vì những nhà hoạch định chiến lược quân sự Trung Quốc nhận thức được sự quan trọng và sức mạnh của các Tàu Sân Bay, họ đã nhanh chóng phát triển một chiến lược chĩa hai. Một mũi nhọn liên quan đến sự xây dựng tập đoàn đóng những tàu sân bay và mũi nhọn kia liên quan đến việc hoàn thiện các tên lửa diệt tàu sân bay – được Lầu Năm Góc gọi là “BAMer”, viết tắt của tên lửa đạn đạo chống tàu biển.


Chúng ta gọi việc hoàn thiện “BAMer” vì phải thật là một kỳ công khi bắn trúng đích một vật thể di chuyển nhấp nhô trên đại dương cách xa hang ngàn dặm. Đó là lý do tại sao Trung Quốc bận rộn trong việc xây dựng một mục tiêu mô hình tàu sân bay có hình chữ nhật ở vùng thí nghiệm trên sa mạc Gobi (Hãy kiểm tra trên Google Earth, tọa độ này ở trên trang web liên quan.)


Thật ra, tên lửa diệt tàu sân bay này của Trung Quốc tương tự như loại ngư lôi được thả từ các máy bay để phá hủy các tàu chiến lớn trên biển vào thời kỳ Chiến Tranh Thế Giới thứ II bắt đầu. Loại ngư lôi này đã được một máy bay hai tầng cánh của nước Anh đã hạ chìm một tàu chiến lớn của Đức Quốc Xã – tàu Bismarck – trong lần tuần tra đầu tiên của chiếc tàu này. Và sau đó Đô Đốc Hải Quân Nhật Bản Yamamoto cũng đã dùng những ngư lôi loại này một cách thành công khi phá hủy hết chiến hạm này đến chiến hạm khác của Hoa Kỳ trong trận thủy chiến Trân Châu Cảng.


Trong khi việc sản xuất các BAMer của Trung Quốc báo hiệu việc tuyệt chủng của các tàu sân bay Hoa Kỳ và đẩy lùi các tàu chiến của Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ về các cảng căn cứ ở Hawai. Trung Quốc nhanh chóng đóng các tàu sân bay của chính mình. Thật sự, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc chắc chắn được hạ thủy ở cảng Đại Liên vào một thời điểm trong năm 2011 và câu chuyện của việc hạ thủy này đã lôi cuốn sự tập trung của giới quân sự.


Câu chuyện này bắt đầu bằng việc Trung Quốc dùng một công ty ở Hong Kong làm bình phong để mua một tàu sân bay của Ukraine. Chiếc tàu sân bay này tên là Varyag, một tàu sân bay trọng tải 67.500 tấn đã từng là niềm tự hào của hạm đội Xô Viết.


Tuy nhiên, với sự sụp đổ của Liên Xô, việc xây dựng tàu sân bay Varyag này chưa bao giờ được hoàn tất. Hơn nữa, vỏ của con tàu sân bay này cũng đã bắt đầu bị rỉ sét trong một xưởng đóng tàu Bắc Hải ở Ukraine. Do đó, Trung Quốc sử dụng một công ty Hong Kong có những lãnh đạo công ty là những tướng lãnh quân đội Trung Quốc trước đây làm bình phong để mua con tàu trong một cuộc bán đấu giá với cái giá chỉ là 20 triệu đô la với danh nghĩa thủ đoạn là để làm một sòng bạc nổi ở Macao.


Biết được thủ đoạn trên của nhà cầm quyền Trung Quốc, Lầu Năm góc Hoa Kỳ đã nhờ đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chận việc mua bán này vào lúc ban đầu


Tuy nhiên, vào thời điểm đó, quyền Bộ Trưởng Ngoại Giao, Giang Văn Xương, bay đến thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ với một khoản viện trợ kinh tế 360 triệu đô la như một khoản tiền hối lộ để giải tỏa sức ép của Lầu Năm Góc, kết quả là chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép tàu sân bay được đi qua cảng Bosporos.


Tất nhiên là khi tàu sân bay Varyag đến Trung Quốc, nó không được kéo đến Macao mà sẽ được đến cảng Đại Liênđể phân tích và phục hồi. Những bức ảnh chụp mới đây cho thấy rằng con tàu đã được đưa vào xưởng cạn và sơn lại màu sơn của Hải quân Trung quốc và boong tàu làm sân bay đã được phủ lại cũng như một cột ăng ten mới đã được lắp đặt. Và chẳng bao lâu nữa, nó sẽ được hạ thủy và đặt tên lại với cái tên mới là Shi Lang.


Và đây nữa, chúng ta phải đánh giá cao óc khôi hài đen tối của giới quân sự. Trong trường hợp này, Trung Quốc đã đặt tên con tàu sân bay đầu tiên của mình với cái tên Shi Lang, viên Sĩ quan chỉ huy Hạm Đội Manchu đã xâm lăng Đài Loan vào thế kỷ 17 và sau đó đã xem Đài Loan như là một quận của tỉnh Phúc Kiến. Chắc chắn giới quân sự Trung Quốc biết cách gửi một thông điệp cho thế giới.


Trong vòng vài năm sắp tới, Trung Quốc sẽ gửi đến một thông điệp to lớn hơn. Đó là việc gửi một hạm đội có ít nhất 5 tàu sân bay đến toàn cầu – và không còn nghi ngờ gì nữa Hạm Đội này sẽ tấn công Hải Quân Hoa Kỳ.


Con Rồng 007 giữ vai trò “Dấu tàu ngầm”


Những tấm hình tối qua đã xuất hiện để xác nhận nỗi lo sợ ở Washington rằng Trung Quốc đang xây một căn cứ tàu ngầm năng lượng ngầm trên đảo nhiệt đới. Những nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc lo lắng rằng căn cứ bí mật gần Sanya trên đảo Hải Nam của Trung Quốc….có thể đe dọa những quốc gia Châu Á và địa vị thống trị của Mỹ ở khu vực đó. Những tấm hình có được từ tạp chí quân sự Intelligence Review …cho thấy những đường hầm rộng lớn dẫn tới các hang động khổng lồ có khả năng giấu 20 tàu ngầm hạt nhân từ các vệ tinh do thám.


—Theo Nhật Báo


Không có một lực lượng tàu sân bay và Hải Quân áo xanh nào hoàn thành nhiệm vụ mà không có một lực lượng tàu ngầm “hoạt động âm thầm, hoạt động sâu” mạnh mẽ hỗ trợ, và Trung Quốc đang âm thầm thiết lập những thứ sẽ sớm là một hạm đội lớn nhất trên thế giới. Trong thực tế, thế hệ tàu ngầm điện diesel mới nhất quá nhanh nhạy và kín đáo đến nỗi chúng có thể theo dõi tàu Hải Quân Mỹ mà không hoặc rất khó bị phát hiện. Quả thực, sự đối đầu hiện nay là sự nhục nhã của lực lượng Hải Quân Mỹ, vì sau đó, tình hình trở nên phức tạp, khi một tàu ngầm tấn công lớp Song (Tống) loại 039 của Trung Quốc đã liều lĩnh nổi lên mặt nước trong phạm vi ngư lôi của USS Kitty Hawk sau khi rình rập nhóm tàu sân bay này hàng dặm mà không bị phát hiện.


Các tàu lớp Yuan (Nguyên) loại 041 mới hơn của Trung Quốc hoạt động kín đáo hơn và có khả năng hoạt động hoàn toàn dưới nước trong một khoảng thời gian dài hơn theo một hệ thống “Thúc đẩy độc lập trên không” mới: chúng đe dọa nhiều hơn các tàu thuyền phương Tây ở khu vực phía tây Thái Bình Dương và eo biển quan trọng của Malacca, điểm nén quyết định của con đường chuyên chở dầu tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Ngoài ra, Để đảm bảo khả năng thực hiện kế hoạch từ xa, Trung Quốc đã thực hiện chế tạo một số tàu ngầm tên lửa Jin Class loại 094, các tàu này được thiết kế để kéo đến bờ biển California và có thể bắn tên lửa từ xa đến tận Savannah, Missouri hoặc Savannah, Georgia.


Trong thực tế, phải có it nhất một vài chứng cớ nào đó để khẳng định rằng nước Cộng hòa Nhân dân có thể đang diễn tập cho trận chiến đấu quyết liệt cuối cùng ngoài vùng bờ biển California. Thomas McInerney, một Trung tướng Không quân Hoa kỳ về hưu, đã xác nhận rằng Hải quân Trung quốc thực sự đã tiến hành việc phóng thử nghiệm ngoài khơi Los Angeles vào tháng 11 năm 2010 – trong khoảng thời gian trước Hội Nghị Thượng đỉnh G-20. Một McInerney bất bình đã có những lời lẽ sắc bén đại diện cho Lầu Năm Góc:


Chúng ta sẽ có câu trả lời dứt khoát [từ Washington]. Đây không phải là máy bay do nó có nhiều khói phía sau nó …. Đó là một tên lửa được phóng ra từ một tàu ngầm. Các bạn có thể thấy hướng đi của nó rất chính xác, và theo sau nó là một đường đạn rất mượt mà, và điều này có nghĩa là nó đã được định hướng sẵn.


Trong Khi Lầu Năm Góc phủ nhận nhanh chóng và quyết liệt sự dính líu của Trung Quốc, họ vẫn không thể xác đinh được chiếc máy bay đặc biệt nào đã làm nên sự kiện nguy hiểm này. Nhưng sự thực ở đây chính là, các chuyên gia quân sự đang cân nhắc việc phóng tên lửa từ Los Angeles. Sự tranh cãi sẽ không để lại bất cứ sự nghi ngờ nào rằng việc đầu tư vũ khí chiến lược công kích của Trung Quốc đang được tiến hành nhanh chóng.


Điều đó đưa chúng ta về lại căn cứ tàu ngầm James Bond – loại đã được đề cập trên đảo Hải Nam. Các tấm hình do Liên Đoàn các Nhà Khoa Học Mỹ tiết lộ các lối vào đường hầm cao 60 feet bị cắt từ phía các ngọn đồi gần biển của hòn đảo, và ở nơi đó, các hang động lớn nhân tạo có thể che giấu hàng tá cho đến toàn bộ số tàu ngầm hạt nhân.


Có điều chú ý rằng căn cứ 007 mới này cũng có tính năng khử từ công nghệ cao, được sử dụng để che giấu các tàu ngầm khỏi việc bị phát hiện điện từ ở biển khơi; và Trung Quốc rõ ràng muốn rằng các tàu hình chữ U có thể ở lại một mình mà không bị phát hiện. Thực vậy, với một sự việc đã được công khai, năm tàu Trung Quốc – cả quân sự và thương mại – đã cố tình đi qua đi lại nhiều lần trước mũi chiếc tàu của USNS Impeccable khi tàu này đang tuần tra ở vùng hải phận quốc tế cách bờ biển Trung Quốc 75 dặm. Tàu Mỹ đã kéo theo một lực lượng quân đội đến vùng biển này để theo dõi hoạt động của các tàu ngầm đến và rời khỏi đảo Hải Nam; và còn điều nữa, đội tàu nhỏ tấn công của Trung Quốc đã đặt những quả bom nổi trên đường đi của tàu Mỹ. Sự kiện này khiến Impeccable phải ra lệnh “ngừng” khẩn cấp, sau khi có sự việc các thủy thủ Trung Quốc tấn công hệ thống phát hiện tàu ngầm của Impeccable bằng những móc sắt. Hãy nhớ cảnh giác khi mua các sản phẩm của Trung Quốc ở Walmart nhé.


Tất cả lực lượng quân sự bắt nguồn từ Nền Tảng Nhà Máy Quốc Gia


Số lượng có chất lượng của riêng mình.


Josef Stalin






Trong khi việc xét duyệt ngắn gọn của chúng ta về khả năng quân sự đang lớn mạnh của Trung Quốc có thể không để lại nghi ngờ về việc cải thiện khả năng công kích nhanh chóng, ít nhất một số nhà biện hộ của Trung Quốc sẽ nhanh chóng tranh cãi điểm này: trong hầu hết các lĩnh vực về vũ khí, công nghệ của Mỹ vẫn thực sự ưu việt hơn cả.


Thực sự, trong nhiều trường hợp, các nhà biện hộ này sẽ đúng. Ví dụ, trong một trận không chiến, máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ sẽ bắn rơi đối thủ trong một phút ở New York. Vì thế, chiến hạm Hoa kỳ Ronald Reagan và hạm đội của nó gần như chắc chắn gởi các tàu sân bay mới tới kho hàng của Davey Jones trong thời gian ngắn.


Nhưng, lòng ưu ái với công nghệ ưu việt của Mỹ bỏ lỡ một điểm quan trọng hơn nhiều – nhấn mạnh sự điên rồ của kẻ hám lợi và ủng hộ chế độ bảo vệ nền công nghiệp Trung Quốc, phá hoại các cơ sở sản xuất Mỹ và làm suy yếu nền kinh tế của chúng ta. Điều này được thể hiện rõ nhất từ quan điểm rất sâu sắc của Trung tá Pháo Binh cửa Đức quốc xã, người đã bị bắt giữ ở trận chiến Salerno. Ông đã nói về sự vô vọng của vũ khí Đức khi chống lại một đống trang thiết bị của Mỹ:


Tôi đã ở trên ngọn đồi này và là người chỉ huy một khẩu đội pháo với sáu súng chống xe tăng 88 mm, và Mỹ tiếp tục gửi xe tăng xuống đường. Chúng ta tiếp tục đánh bại chúng. Cuối cùng, chúng ta hết đạn dược, còn Mỹ thì vẫn không hết xe tăng.


Sự thật được nêu ra ở đây là Mỹ đã không đánh bại được Hitler và Đức quốc xã với với các binh sĩ vô cùng dũng cảm của họ, như họ đã làm với sự áp đảo vô cùng mạnh mẽ về công nghiệp. Trong thực tế, trong hầu hết các lĩnh vực, Đức quốc xã đều đã có các vũ khí công nghệ cao trong các giai đoạn sau này của cuộc chiến tranh. Các xe tăng thiết giáp của Đức, ví dụ, là tốt nhất trên thế giới, các tàu chữ U của Đức là tàu ngầm tốt nhất, Miscmarck là chiến hạm lớn nhất, và trong một số hạng mục, vũ khí của Đức đúng là không có kẻ ngang hàng vì họ có những tên lửa tầm xa duy nhất trên thế giới – tên lửa tuần tra trên biển V1 và tên lửa đạn đạo V2 – và cả triển khai Me-262, máy bay phản lực đầu tiên của thế giới.


Tuy nhiên, những gì Mỹ đã làm, chính là cơ sở những nhà máy lớn nhất thế giới. Và ngay khi “công xưởng của thế giới” này được chuyển thành nền tảng chiến tranh toàn diện sau Trân Châu Cảng, các nhà máy tự động khổng lồ và hiệu quả cao của Detroit, nhà máy đóng tàu của Maine, nhà máy hóa chất của Ohio, và các nhà máy thép của Pennsylvania đã khuấy đảo với con số siêu việt các xe tăng, máy bay, súng và bom. Kết quả là, lực lượng quân sự đã đánh bại nhanh chóng hai cỗ máy chiến tranh lớn nhất đã từng có trên thế giới.


Thực vậy, không ai hiểu được tính tất thắng của Mỹ rõ hơn Đô Đốc Yamamoto. Ông đã có hẳn một ngày sau cuộc tấn công đáng kinh ngạc bất ngờ vào Trân Châu Cảng, không phải trong trạng thái hân hoan mà đúng hơn là trong tình trạng trầm cảm và tuyêt vọng. Bởi vì, ông biết rõ rằng một nước Mỹ khổng lồ sẽ phản ứng theo; và với tình trạng công nghiệp Nhật Bản vào thời điểm đó, sẽ không phải là đối thủ của nước Mỹ trung tâm.


Tuy nhiên, vấn đề quân sự đang phát triển ngày nay của Mỹ, chính là các nhà máy tự động lớn nhất không còn ở Detroit, nhưng ở các thành phố như Thành Đô, Cát Lâm, Nam Kinh, Vu Hồ, các nhà máy đóng tàu nhộn nhịp nhất ở Bột Hải, Đại Liên, Phúc Kiến, và Jiangan; các nhà máy và ống khói tăng sản lượng gấp mười lần trong một năm so với các nhà máy sản xuất thép của Mỹ ở Trùng Khánh, Hà Bắc, Thượng hải và Thiên Tân.


Và đây là những gì mà cả Lầu Năm Góc và Neville Chamberlains ở Nhà Trắng và Đồi Capital cần hiểu rõ: máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc không phải là tốt nhất thế giới nếu 1000 chiếc mới địch lại 187 F-22 của chúng ta.


Tàu ngầm tấn công lới Shang (Thương) của Trung Quốc thực sự không phải là tốt hơn khi đem so sánh với tàu loại chiến hạm Hoa kỳ Los Angeles hay loại tàu Anh Astute nếu chúng có thể choán hết phân nửa Thái Bình Dương.


Và khi nói đến những tên lửa trên bệ phóng của Trung Quốc và trong các tàu ngầm tên lửa đạn đạo của họ, đích của 100 quả bom hydro nhằm vào Trung Mỹ cần phải chính xác như thế nào trước khi chúng ta sẵn sàng thừa nhận quyền bá chủ của nước Cộng Hòa Nhân Dân qua Nhật bản, Đài Loan, Ấn Độ và Úc?


Đây là lý do tại sao chúng ta thực sự cần một “Thời điểm Winston Churchill”. Như Churchill từng nói về chiến tranh Thế giới thứ II:


Không bao giờ có cuộc chiến tranh nào trong lịch sử dễ ngăn chặn bằng cách kịp thời hành động hơn cuộc chiến tranh tàn phá những khu vực lớn của địa cầu…….nhưng không ai lắng nghe, và từng người chúng ta đều bị hút vào dòng xoáy khủng khiếp đó.


Trong thời điểm Churchill mới của chúng ta, chúng ta phải thấy rõ rằng để giành một chiến thắng trong cuộc chiến quân sự truyền thống chống lại một nước Mỹ đã nhượng bộ nhiều khả năng công nghiệp cho Trung Quốc, tất cả những gì Trung Quốc cần làm là phát triển (hoặc mô phỏng) một hệ thống vũ khí đáng tin cậy, và sau đó xây dựng đủ số lượng để áp đảo lực lượng giỏi hơn về công nghệ của chúng ta.


Thực vậy, Trung Quốc đã trở thành người đi trước mất rồi. Đã đến lúc phải thức giấc trước khi quá muộn. Đã đến lúc tất cả chúng ta phải hiểu nhiều hơn và rõ hơn mối quan hệ mật thiết tồn tại giữa nền sản xuất quốc gia và quyền lực quân sự.


Người dịch: Minh Đức










Chết dưới tay Trung Quốc (phần 6)




Chết dưới tay Trung Quốc, hay là: Trung Quốc, những hiểm họa (Kỳ 6)


Peter Navarro


·


·


Chương 14:


Đưa gen của Bắc Kinh thống trị thế giới và những câu chuyện có thật


Dúi đầu xuống cống, rút móng tay, làm mất ngủ, làm bỏng bằng đầu thuốc lá và đánh đập bằng roi điện là một trong số những thủ đoạn tra tấn dã man của cảnh sát Trung Quốc và nhân viên nhà tù để lấy cung và duy trì kỷ luật đối với tù nhân, theo một điều tra và phát hiện của Liên Hiệp Quốc.


(Theo thời báo Guardian của London)






Đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày nay đã đánh đập, tra tấn, bòn vắt sức lao động đến tận xương tủy, làm cho vô sinh, bỏ tù và giết chết chính công dân của họ, hàng triệu người Tây Tạng, Nội Mông và người dân tộc thiểu số Uyghurs như thế nào? Ở chương này, chỉ cần đọc lướt qua những thủ đoạn tàn bạo và nham hiểm của Bắc Kinh bạn dễ dàng hiểu rằng vấn đề ở Trung Quốc là do chính quyền gây ra. Dân chúng chỉ là những người vô tội bị chính quyền đàn áp mà thôi.


Trẻ sơ sinh nam không bao giờ bị bỏ rơi - ngoại trừ những em đã bị ném trong thùng rác


Việc dìm chết trong nước hoặc ruồng rẫy đối với trẻ sơ sinh nữ là một hành vi phạm tội nghiêm trọng – Đột nhập vào một bức tường bệnh viện ở làng Dai Bu tỉnh Vân Nam.






Chỉ tính riêng Trung Quốc thì số lượng thanh niên độc thân được gọi bằng cụm từ “những nhánh cây chết” đã bằng số lượng thanh niên của toàn nước Mỹ. Ở bất cứ quốc gia nào, đàn ông trẻ không gia đình là báo hiệu của vô số rắc rối như tỉ lệ tội phạm, nạn buôn bán cô dâu, lạm dụng tình dục, ngay cả tỉ lệ tự tử của nữ giới đang gia tăng và con số này sẽ còn tăng hơn nữa khi lớp trẻ bây giờ lớn lên.


– Theo tạp chí kinh tế


Có một sự thật không thể chối cãi được, rằng Trung Quốc là quốc gia vừa có tốc độ bùng nổ dân số lớn nhất, vừa đông dân nhất hành tinh. Bằng nhiều giải pháp cho đến nay, Trung Quốc đã nỗ lực khắc phục tình trạng quá tải về dân số bằng “chính sách một con” – nhưng nó đã không giải quyết được vấn đề mà còn tạo ra thêm nhiều rắc rối khác. Trong khi một số nước đang phát triển khác như Bra-xin, Ấn độ và Mễ Tây Cơ đã quản lý dân số hiệu quả bằng các giải pháp mang tính nhân văn, thì chính quyền Trung Quốc lại lạnh lùng duy trì kiểm soát thực trạng sinh sản bằng cưỡng bức, ép buộc triệt sản, nạo phá thai và giết chết trẻ sơ sinh.


Điểm nhấn trong chính sách cưỡng chế của Trung Quốc là tiền phạt đối với trường hợp sinh con thứ hai, số tiền phạt khổng lồ đó gần như luôn vượt quá khoản thu nhập hàng năm của nhiều gia đình. Khoản tiền phạt lớn tới mức nếu quyết định sinh đứa con thứ hai, hầu hết các cặp vợ chồng phải đương đầu với sự kiệt quệ, tiêu tan tài chính. Hậu quả không có gì ngạc nhiên rằng số ca nạo phá thai tại Trung Quốc còn hơn lớn hơn số ca nạo thai của tất cả các quốc gia khác trên thế giới cộng lại với gần 13 triệu ca một năm, theo con số ước tính dè dặt của chính phủ.


Tuy nhiên phải lưu ý rằng ngay cả khi một cặp vợ chồng có đủ tiền để trả tiền phạt hoặc biện minh cho sự ngoại lệ, điều đó cũng không có nghĩa họ có thể sinh đứa thứ hai. Các quan chức hăng hái địa phương những người mà cơ hội thăng tiến của họ phụ thuộc vào mức độ chấp hành chính sách một con, thường được biết như những người dùng vũ lực để vây bắt phụ nữ có thai.


Chẳng hạn như, tờ Thời Báo đã nêu trường hợp 61 phụ nữ có thai đã bị cưỡng ép và đưa đến bệnh viện Quảng Tây để tiêm thuốc phá thai như thế nào. Kênh truyền hình phổ thông Al Jeezera đã làm phóng sự rất điển hình về việc tương tự đối với Xiao Ai Ying, người đã bị ép buộc nạo phá bào thai 8 tháng bởi vì bà ấy đã có một con gái 10 tuổi. Còn Đài Phát Thanh Quốc Gia đã miêu tả mục sư đạo cơ đốc Liang Yage và vợ, cô Wei Linrong bị ép buộc đưa đến bệnh viện để phá thai như thế nào mặc dù họ muốn được trả tiền phạt để sinh đứa con thứ hai. Khi cặp vợ chồng từ chối ký đơn đồng ý phá thai, các quan chức đã ký giả chữ ký của họ và tiêm thuốc cho người vợ đang mang thai 7 tháng. Ngày hôm sau, bà Wei đã trải qua 16 giờ đồng hồ khủng khiếp trong những cơn đau co bóp dạ con trước khi cho ra một bé trai đã chết, thi thể bé sau đó đã bị nhân viện bệnh viện ném vào túi rác ni lông.


Trong khi Wei Linrong mất đứa con trai thì hầu hết các bé gái đã là nạn nhân bởi chính sách một con của Trung Quốc. Thực vậy, hầu hết các thai nhi bị loại bỏ là bé gái, rất nhiều ca nạo phá thai là hậu quả của sự lựa chọn giới tính, và việc loại bỏ thai nhi gái hiện vẫn còn quá phổ biến nên phải cần đến những cuộc vận động công khai mang tính chất cộng đồng để chống lại những thực tế vô nhân đạo đó.


Vì luật pháp Trung Quốc nghiêm cấm vợ chồng kể cả đã và chưa có con dưới 35 tuổi nhận thêm con nuôi, cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi hàng ngàn bé gái Trung Quốc vô thừa nhận lại may mắn tìm thấy mái ấm ở Mỹ, Úc và châu Âu. Nhờ đó, vấn đề trao đổi con nuôi nhân đạo của chính quyền Trung Quốc đối với nước ngoài đã gặt hái được nhiều kết quả.


Ít nhất đối với nhà báo Joseph Farah, chính sách chọn lọc thai nhi của Trung Quốc được cho là "sự tàn sát khủng khiếp lớn nhất trong lịch sử nhân loại." Dù bạn đồng ý hay không, thì sự thực là việc loại bỏ thai nhi có chọn lọc của Trung Quốc đã dẫn đến bất ổn xã hội do mất cân bằng giới tính. Trên thực tế, tại Trung Quốc cứ 119 bé trai được sinh ra mới có 100 bé gái, trong khi ở một số tỉnh tỷ lệ này cao hơn, khoảng 130:100Bottom of Form


Do chính sách một con này mà ngày nay hơn một trăm triệu đàn ông Trung Quốc không thể tìm được vợ. Những “nhánh cây chết” này- cụm từ thường dùng ở Trung Quốc để chỉ thanh niên không vợ- còn nhiều hơn cả số lượng đàn ông của Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại hay bằng toàn bộ thanh niên của Mỹ.


Hậu quả không thể tránh khỏi là sự gia tăng đột biến về nạn mãi dâm và những hệ lụy đi cùng nó, nô lệ tình dục, cả việc bắt cóc tống tiền phụ nữ từ nước ngoài. Thật vậy, tờ Bưu Điện Nữu Ước khẳng định có hơn cả trăm ngàn phụ nữ Bắc Triều Tiên đã được đưa vào Trung Quốc để làm nô lệ tình dục. Thực tế, những gì xảy ra ở Trung Quốc không chỉ dừng lại ở Trung Quốc.


Ba tỉnh tự trị của sách Khải Huyền


Chúng tôi đã bị lừa, bị sát hại, hãm hiếp, vi phạm, bị tước đoạt, bị phản bội, bỏ đi, bán và bị tra tấn quá lâu! -Kekenus Sidik, một người biểu tình phản đối Uyghur.


Triệt sản bắt buộc không chỉ giới hạn đối với phụ nữ Trung Quốc đã có một con. Thật vậy, nó còn là một qui định bắt buộc được áp dụng ngay cả Tây Tạng, Inner Mongolia và Tây Turkestan – ba tỉnh được gọi với cái tên nực cười là “tự trị” của Trung Quốc. Đây là một bức tranh toàn diện hơn về mưu đồ xóa bỏ dân tộc thiểu số.


Mặc dù Bắc Kinh trên danh nghĩa tuyên bố rằng Tây Tạng, Nội Mông và Tây Turkestan nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc đã nhiều năm, trên thực tế những vùng này vẫn duy trì những nét văn hóa riêng biệt, đặc trưng của họ và thực hiện cơ chế tự quản cho đến khi Đảng Cộng sản bành trướng trong những năm 50. Trong suốt thời gian này, Hồng Quân Liên Xô đã xua Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khỏi Tây Tạng và Mao Trạch Đông đã tách Nội Mông Cổ ra khỏi Liên Xô. Với sự trợ giúp của Stalin, Mao cũng đã khéo léo đạo diễn thành công vụ tai nạn đâm máy bay để thủ tiêu các lãnh đạo chính trị của Đông Turkestan và nhờ đó đã dễ dàng thay thế dàn lãnh đạo này bằng những con rối bù nhìn người Trung Quốc.


Ngày nay, sau hơn năm mươi năm trôi qua, cả ba vùng lảnh thổ tự trị này còn vẫn được duy trì dưới đôi ủng của đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ bị tổn hại từ chiến dịch đồng hóa dân tộc tàn nhẫn với mục đích để thay thế dân tộc thiểu số bản địa bằng dân tộc Hán Trung Quốc. Điều này được gọi là "Hán hóa" Tây Tạng, Nội Mông, và Đông Turkestan liên quan đến tất cả mọi thứ từ việc sắp xếp đưa vào hàng triệu người dân tộc Hán Trung Quốc cũng như loại bỏ (hoặc giết chết) người dân địa phương tới việc làm các phụ nữ địa phương vô sinh hoặc lai gen của họ thông qua chính sách phát động kết hôn với đàn ông Hán.ListenRead phoneticall


Dictionary


Đến nay, việc đồng hóa dân tộc đã thành công nhất tại Nội Mông Cổ, nơi có đến 80% dân số là người Hán. Theo Đảng Nội Mông, để thực hiện chính sách Hán hóa này, hơn một phần tư triệu người Nội Mông Cổ đã bị sát hại, để thay thế họ 15 triệu người Hoa được di cư đến để xóa dần nền văn hóa Nội Mông.


Ở miền Đông Turkestan ngày nay nơi được biết như tỉnh Tân Cương trên bản đồ Trung Quốc - Rebiya Kadeer, một lảnh đạo người Uyghur bị trục xuất sang Mỹ từ quê quán Tân Cương của cô ta đã khai báo với quốc hội Mỹ rằng có đến 240,000 người của cô ta, hầu hết là phụ nữ bị bắt buộc phải rời khỏi quê hương. Đa số những người phụ nữ này đã bị ép buộc làm vợ những người đàn ông Hán Trung Quốc để lai giống, trong khi nhiều người khác bị cưỡng bức làm nô lệ và nhân công tình dục giá rẻ. Thêm vào đó, mặc dù có trường hợp ngoại lệ dành về chính sách một con cho các dân tộc thiểu số, thế nhưng hàng ngàn phụ nữ Uyghur đã phải chịu “ép buộc phá thai, triệt sản, đặt vòng tránh thai”


Sự bất bình và lòng oán hận ở Tân Cương đã lên đỉnh điểm vào năm 2009 với những phản đối leo thang dẫn đến cuộc chiến giữa người Uyghurs và người Hán. Bằng những phản ứng không khoan nhượng, Cảnh Sát Trung Quốc đã vây bắt và đánh đập hàng trăm người chống đối – thậm chí họ đã thủ tiêu hàng chục đàn ông Uyghur. Một cư dân Urumqi mô tả cuộc đàn áp dã man đó với tổ chức giám sát nhân quyền:


Mọi người bị xua ra khỏi nhà, Phụ nữ và người già đứng sang một bên, tất cả đàn ông từ 12 đến 45 xếp thành hàng úp mặt vô tường. Họ tùy tiện đánh người, ngay cả những người già – một người hàng xóm tuổi 70 của chúng tôi đã bị đấm và đá nhiều lần. Chúng tôi không thể làm gì để ngăn chận họ, họ đã không thèm nghe chúng tôi.


Tình hình ở Tây Tạng hầu như không khá hơn hơn so với Nội Mông Cổ, Tân Cương. Trên thực tế, sự ra đời của một tuyến đường sắt cao tốc đến Tây Tạng từ các thành phố như Bắc Kinh, Thành Đô, Quảng Châu và Thượng Hải chỉ đơn thuần nhằm tăng tốc và củng cố sự bành trướng dường như không bao giờ kết thúc của người Hán Trung Quốc vào dãy Hy Mã Lạp Sơn.


Ở Tây Tạng ngày nay, người Hán Trung Quốc sở hữu hầu hết các cửa hiệu ở thủ đô Lhasa và dường như chiếm phần lớn dân số của thủ đô. Trong lúc đó, tiếng Tây Tạng hiện đang dạy như ngoại ngữ thứ hai còn tiếng Quan Thoại là ngôn ngữ độc nhất được phép sử dụng trong các trường trung học.


Nông thôn Tây Tạng nằm trong một cuộc bao vây Hán hóa tương tự. Một số trường hợp người Hán đã xây dựng những con đập cho những ngôi làng Tây Tạng , sau khi đập vỡ, toàn bộ ngôi làng đã bị sơ tán, dân du mục thì bị dồn vào các trại bê tông còn vật nuôi của họ bị tịch thu sung công quỹ. Một tù nhân trong trại giải thích cảnh ngộ éo le của những người dân du mục bị giam trong đó: "Họ không có việc làm cũng chẳng có đất đai, cách duy nhất để có thể sống và tồn tại là ăn cắp."`


Và đây là một bản lấy cung số-22 của người Tây Tạng : Một số nông dân địa phương đã phải thu hẹp phần đất cho thuê của họ đối với người Hán để trả lại các khoản vay cho các ngôi nhà mới mà họ đã buộc phải mua theo chính sách tái định cư của chính phủ. Dĩ nhiên, các chủ ngân hàngTrung Quốc là người thực hiện các hợp đồng thỏa thuận cho thuê này.


Những nguyên do kể trên đã bị dồn nén cùng những nguyên do khác nữa nên cách đây vài năm, sự căm hờn của người Tây Tạng đã dâng lên đỉnh điểm. Họ đã nổi loạn ném đá vào cảnh sát, tấn công người Hán trên xe đạp, trong xe taxi và đốt cháy các cơ sở kinh doanh của người Hán. Không ngoài dự đoán, những người nổi loạn đã bị trấn áp một cách tàn bạo, ngay cả hàng trăm sư sãi cũng không ngồi yên tụng kinh niệm Phật nữa, họ cũng xuống đường tham gia biểu tình trong hòa bình và đã bị vây bắt và đánh đập.


Trong lúc đó, để che dấu hành vi đàn áp, Bắc Kinh đã khắt khe hạn chế không cho phóng viên vào Tây Tạng. Hơn thế nữa, bất cứ khách tham quan nước ngoài nào muốn vào phải xin giấy phép đặc biệt, và trong những năm gần đây gần đến những ngày lễ kỷ niệm chống đối, việc cấp giấy phép bị cấm tuyệt đối. Những ai vào chui được như nhà làm phim người Anh Jezza Neumann khi làm bộ phim tài liệu “Bí mật ở Tây Tạng” thì lấy làm kinh khiếp “Tôi không gặp bất cứ ai đã bị bắt giữ mà không bị tra tấn." - ông nói.


Những nhà làm phim theo kíp cũng báo cáo rằng người Hoa đã tràn vào Tây Tạng với những xe tải triệt sản di động và bằng vũ lực đã đặt vòng tránh thai cố định vào phụ nữ Tây Tạng cũng như thực hiện thắt ống dẫn trứng mà không cần gây mê. Một nạn nhân miêu tả qui trình:


Tôi bị cưỡng chế bắt làm những điều trái với ý muốn của tôi. Tôi cảm thấy mệt, chóng mặt và không thể nhìn lên. Rõ ràng họ đã cắt ống dẫn trứng và khâu nó lại. Tôi thấy đau khủng khiếp. Họ không hề dùng thuốc tê, họ chỉ bôi một chất nhờn gì đó lên bụng tôi và thực hiện việc triệt sản.


Trong khi Đức Dalai Lama bị lưu đày tại nhà của ông ở Ấn độ, bất lực trong việc hướng người dân của mình đến quyền tự trị thật sự khỏi luật lệ Trung Quốc, thì ở một công viên gần cung điện mùa đông thiêng liêng Potala nơi mà ngài đã từng sống trước đây, các môn đệ đã phải giấu bức ảnh bị cấm của ngài trong túi họ và cầu nguyện trong khi các loa phát thanh tuyên truyền của chính quyền vẫn lải nhải những thông điệp kiểu như: “Chúng ta là một phần của đất nước Trung Quốc hãy cùng đóng góp cho một tương lai tươi sáng – chúng ta là người Hoa”


Đây là chính sách được sử dụng có mục đích xuyên suốt trong đôi ủng của Bắc Kinh: Họ rắp tâm thực hiện hai bước để Đức Đạt Lai Lạt Ma tương lai sẽ trở thành một trong những con rối bù nhìn của họ chứ không còn có tiếng nói độc lập như hình ảnh của Đức Dalai Lama hiện tại. Đầu tiên, họ đánh cắp phật đầu thai 6 tuổi, hiện thân cho Panchen Lama - là biểu tượng có ảnh hưởng lớn thứ hai trong giới phật giáo Tây Tạng. Không ai còn nhìn thấy tù nhân chính trị nhỏ tuổi nhất thế giới này kể từ năm 1996.


Thứ hai, điều mà cười cho lắm lại phải bật khóc là Bắc kinh cấm các sư sãi theo phật giáo ở Tây Tạng không được tự hành lễ đầu thai mà không được sự đồng ý của chính phủ. Tờ Huffington Post đã có lời giải thích kế hoạch đằng sau quy định vô lý này như sau: “Bằng việc cấm đoán các sư sãi theo đạo phật sống bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc không được tìm kiếm sự đầu thai, luật pháp đã cho những nhà cầm quyền Trung Quốc quyền lực mạnh mẽ để chọn ra Đức Dalai Lama kế tiếp, người mà tâm hồn, theo đúng giáo lý, được tái sinh trong hình hài con người mới để tiếp tục sứ mệnh triệt bỏ khổ hạnh”


Charles Dickens có thể viết truyện từ Đông Quan


Các doanh nghiệp Trung Quốc có các nhà máy 5 sao đảm bảo các tiêu chuẩn đạo đức của các công ty lớn mà họ phục vụ. [Alexan­dra] Harney [trong cuốn Giá Trung Quốc của bà ta] lấy một ví dụ của một nhà điều hành Walmart đến thăm một nhà máy chuyên cung cấp hàng cho Walmart. Công việc của cô ấy là xác định việc sản xuất của nhà máy có phù hợp theo tiêu chuẩn đạo đức của Walmart hay không – tiêu chuẩn đó bao gồm việc cấm tuyệt đối sử dụng lao động trẻ em và nô lệ cùng những qui định về những nguy hiểm rủi ro trong nghề nghiệp, giờ làm việc và mức lương tối thiểu. “Nơi nhà điều hành Walmart kiểm tra đúng là một nhà máy tiêu chuẩn năm sao thật nhưng thực tế sản xuất lại ở một nhà máy bí mật khác”. Nằm đáo kín trong một bãi đậu xe, nhà máy này hoạt động không đăng ký với chính quyền sở tại. Có 500 công nhân cùng làm việc trên một mặt bằng, không được trang bị thiết bị an toàn lao động hoặc bảo hiểm và làm việc vượt quá mức giờ qui định của luật pháp. Họ được trả lương theo ngày công chứ không phải lương tháng. Không ai từ Walmart nhìn thấy cảnh tượng của nhà máy này mặc dù họ mua rất nhiều sản phẩm từ đó – Theo tờ Thời báo & Phân Tích


Trong khi người Tây Tạng, Nội Mông Cổ và Uyghurs chịu đựng dưới đạo luật đôi ủng khắc nghiệt của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, thì người công nhân cũng không được đối xử tử tế gì hơn. Thực tế, trong khi các quan chức Trung Quốc ưa thích đưa các nhà quản lý, doanh nhân Âu-Mỹ đến tham quan cái gọi là nhà máy 5 sao với các dây chuyền tiêu chuẩn sạch sẽ được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn và bảo vệ mội trường, họ hiếm khi được phép nhìn thấy sự thật của những điều tệ hại không thể dung thứ che giấu đằng sau các cổng điện tử và các lều chỏng sơ sài có mặt hầu như xung quanh tất cả các nhà máy của người Trung Quốc. Chẳng hạn như một công nhân của một nhá máy lắp ráp Xboxes của Microsoft ở phía Nam Trung Quốc bộc bạch: “ Ban quản lý chỉ cho bật máy lạnh khi nào có sự xuất hiện của các khách hàng nước ngoài”.


Lao động trong các xí nghiệp bị bóc lột tàn tệ chỉ là một trong nhiều trường hợp làm việc đầu tắt mặt tối mà hàng triệu công nhân Trung Quốc phải đối mặt; đây là điều đúng ngay cả trong các nhà máy có vẻ bọc bên ngoài dưới sự chỉ đạo của các công ty lớn của Mỹ như Microsoft và Walmart. Xem xét ví dụ của công ty Yuwei tại thành phố miền nam Đông Quan. Công ty sản xuất linh kiện bằng thép và nhựa cho các bộ phận phụ tùng ô tô như phanh (thắng), cửa sổ và hộp số, và công ty ô tô Ford mua đến 80% sản phẩm của họ. Ngoài ra, Yuwei còn cung cấp các dịch vụ cho General Motors, Chrysler, Honda, and Volkswagen; và như một phần kết nối với với các đối tác Mỹ, Yuwei thậm chí còn thiết lập văn phòng chi nhánh và kho bãi của họ tại Ann Arbor, Michigan, Hoa Kỳ.


Bây giờ đây chính là đời sống thực của công nhân tại các cơ sở Yuwei theo một báo cáo điều tra 2011 với tiêu đề “Những phần bẩn thỉu/nơi những ngón tay quá rẻ mạt: Ford tại Trung Quốc” như báo cáo này cho thấy: Công nhân của Yuwei làm việc cực nhọc 7 ngày một tuần, 14 giờ một ngày, vận hành các dây chuyền sản xuất mà các thiết bị an toàn hầu như không hoạt động. Kết quả là năng suất lao động đạt khá cao; nhưng trái lại là sự tăng đột biến về tỉ lệ thương tật, đứt tay chân hay tàn phế. Như báo cáo “Ford ở Trung Quốc” miêu tả sự tàn ác này.


Công nhân “A” 21 tuổi bị cắt đứt 3 ngón tay và hư khớp trên bàn tay trái khi nó bị mắc kẹt trong một máy dập nén cường lực, hay máy dập hình nổi. Công nhân ấy vận hành máy gia công “ống RT” để xuất bán cho Ford tại thời điểm xảy ra tai nạn.


Quản lý chủ tâm hướng dẫn công nhân tắt các thiết bị an toàn theo dõi hồng ngoại để ông có thể làm việc nhanh hơn. Chúng tôi đã phải tắt nó đi. Ông chủ của tôi đã không để cho tôi bật nó lên, "Công nhân A. Ông đã phải đóng dấu 3600" RT ống "một ngày, mỗi ống 12 giây.


Vậy thì việc đánh mất ba ngón tay được bù đắp như thế nào ở Trung Quốc? chỉ khoảng 7,000 dollars Mỹ được trả cho sự tổn hại, mất việc làm và viễn cảnh nghề nghiệp tương lai. Và, nhân tiện kể ra đây, bất cứ công nhân nào bỏ một ngày làm việc tại nhà máy Yuwei sẽ bị trừ ba ngày lương. Thật vậy, bị cháy gây ra thương tích là chuyện thường ngày ở Trung Quốc. Một người bạn của chúng tôi bán nhu yếu phẩm cho nhà máy Thương Hải kể rằng “ Nếu xảy ra tại nạn, ngay cả chết người cũng không được điều tra. Lần tai nạn thứ hai với công việc tương tự cũng không được điều tra. Lần thứ ba sẽ có thể được điều tra . “Vui lòng ghi nhớ tất cả những điều này khi cân nhắc mua một sản phẩm của Ford cho là “sản xuất ở Mỹ” nhưng lắp cùng với phần lớn phụ tùng Trung Quốc.


Không gì là “Quasi”/”Không thể” đối với chế độ tù nhân khổ sai này


Tỉ lệ lao động trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến14 ở Trung Quốc là 11.6%. Rất nhiều doanh nghiệp chuộng lao động trẻ em vì giá rẻ, sẵn sàng tuân lệnh nhanh nhẹn, đủ để cơ động trong khu vực làm việc chật hẹp với máy móc.


Tuần tin tức Tù nhân khổ sai trẻ em IHS


Họ lợi dụng em trai tôi vì em tôi có vấn đề về tâm thần. Họ buộc em tôi làm việc, đánh đập và tra tấn em tôi, khi em tôi sức tàn lực kiệt, họ ném em tôi ra đường.


Không có gì bất ngờ, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất gạch thủ công, và sản xuất đồ chơi – các công việc lặp đi lặp lại, nơi mà môi trường làm việc tựa như địa ngục trần gian – rất khó tuyển lao động. Trong các ngành này, người tuyển dụng lao động nhìn nhận việc thiếu nguồn lao động như một sự mời chào cho tệ nạn buôn người. Trẻ em và người khiếm khuyết thần kinh luôn đứng đầu danh sách của bọn buôn người.


Có những trường hợp, bọn giả mạo là nhà tuyển dụng đã lừa hoặc cưỡng chế trẻ em và người tâm thần rồi bán họ cho các nhà máy. Hoặc có khi chính các chủ nhà máy bắt cóc trẻ em và người tâm thần. Dù bằng cách nào đi nữa, họ cũng bị buộc phải làm việc trong điều kiện tồi tệ không thể tả được.


Đó là số phận của người nghèo Liu Tiểu Bình, một người bị tâm thần 30 tuổi. Anh đã được đưa ra khỏi gia đình mình bởi một trong những đại lý nô lệ thời đại mới của Trung Quốc và bán cho một lò gạch khét tiếng và tàn bạo nhất trong các địa ngục lao động của Trung Quốc.


Khi Liu làm việc với lò nung, nó bị vỡ, nhưng người đàn ông vẫn còn sống trên đường phố với những gì Los Angeles Times mô tả là "bàn tay đỏ như tôm hùm tươi luộc khi làm việc với từng viên gạch nóng từ lò mà không có găng tay bảo vệ thích hợp." Cùng với đôi bàn tay tôm hùm, người đàn ông trong một vùng đất của lời thất hứa này đã bị tên quản đốc thi hành hình phạt bằng cách in hình cái xích trên cổ tay anh và đã dùng viên gạch nung đỏ dí vào đôi chân anh. Ông Charles Dickens ở đâu khi bạn cần ông?


Và, bằng cách này, ngay cả trong những nhà máy thân thiện nhất đồi với công nhân của Trung Quốc, thường không thể chịu đựng các áp lực tạo ra từ việc sống xa nhà hàng trăm dặm với những người không quen biết, trong khi chịu đựng với công việc lắp ráp trong thời gian dài và đơn điệu. Một trong chúng tôi (Autry) đã chứng kiến trực tiếp trong một chuyến thăm bí mật thành phố Foxconn tại Shenzen. Đây là nhà máy lớn nhất thế giới với 350.000 công nhân sản xuất những sản phẩm rất phổ biến như iPad của Apple.


Trong số các nhà máy Trung Quốc, cơ sở hạ tầng của Foxconn được điều hành bởi người Đài Loan là tốt hơn cả. Trong chuyến thăm, Autry nhìn thấy các ký túc xá, nhà bếp, và các khu vực làm việc được coi là hạng nhất, ít nhất là theo tiêu chuẩn Trung Quốc. Thậm chí còn có cả phòng giải trí, phòng tập thể dục và bể bơi. Tuy nhiên, "tiện nghi" thường thấy nhất tại Foxconn là lưới an toàn nhô ra từ tầng hai của các toà nhà. Những lưới này được thiết kế để ngăn chặn làn sóng tự tử của người lao động. Điều này là sự thể hiện đáng buồn trong lối giải quyết đối với điều kiện làm việc hà khắc của Trung Quốc – nó không cải thiện vấn đề, có chăng chỉ khiến việc tự tử bằng cách nhảy ra khỏi tòa nhà trở nên khó khăn hơn mà thôi.


Đừng ngại Kiểm Tra Nhãn Hiệu Liên Minh


Tất nhiên, một nguyên nhân chính giải thích tại sao các công ty Trung Quốc có thể thực hiện việc bóc lột công nhân của họ suôn sẻ đến vậy là bởi vì việc điều hành công đoàn thực sự trong "thiên đường của người lao động" của Trung Quốc là thực sự bất hợp pháp.Trong khi đó, liên đoàn thương mại toàn Trung Quốc do chính phủ hậu thuẫn chính thức của tổ chức công đoàn cũng đồng thời là một con rối bị các công ty mà nó phục vụ giật dây và là một công cụ quản lý để theo dõi và kiểm soát công nhân.


Tình hình tù nhân khổ sai tại Trung Quốc tiếp tục phức tạp bởi thực tế nó tuân thủ các mối quan hệ lao động Trung Quốc: Hầu hết các nỗ lực tổ chức của người lao động bị tàn nhẫn nghiền nát bởi cảnh sát hoặc côn đồ được thuê - việc thuê côn đồ đánh đập và đe dọa là một thực tế phổ biến ở Trung Quốc.


Một hình ảnh minh họa được cung cấp bởi số phận của 2.000 công nhân tại nhà máy sản xuất máy móc KOK bên ngoài Thượng Hải. Họ đã dám liều lĩnh tổ chức một cuộc đình công để phản đối các điều kiện khắc nghiệt bao gồm làm việc với cao su nóng dưới nhiệt độ phòng lên đến 50oC. Một nữ nhân viên mô tả những gì đã xảy ra khi phong trào phản đối của họ tràn qua các đường phố: "Cảnh sát đã đánh chúng tôi một cách bừa bãi. Họ đá và dẫm lên tất cả mọi người, không cần phân biệt nam hay nữ."


Ngay cả việc nộp đơn khiếu nại trong khuôn khổ luật định của hệ thống cũng có thể đẩy bạn dính vào rắc rối nghiêm trọng. Ví dụ, Li Guohong, một nhân viên dầu mỏ ở Hà Nam, bị nhận án 18 tháng “cải tạo lao động" trong một trong các trại lao động khét tiếng của Trung Quốc. Ông đã phạm tội gì? Kiến nghị nộp đơn, khởi kiện để phản đối bị sa thải.


Tất nhiên, khi phản đối sa thải ông không tài nào hình dung được nơi mình được gửi tới lại là một trại lao động cưỡng bức. Tuy nhiên, ông đã gia nhập vào huynh đệ đoàn gồm hơn 50 triệu công dân Trung Quốc trong 50 năm qua, những người đã đi qua (hoặc chết) tại hơn 1.000 trại lao động cưỡng bức của Trung Quốc. Ngày nay, các trại này được biết đến nổi tiếng ở Trung Quốc như các Laogai (hoặc Laojiao) là trại đông nhất, nơi chứa tới 7 triệu công dân Trung Quốc, nhiều người trong số họ không có tội gì hơn là cố gắng thực hiện một số quyền tự do trong diễn thuyết, thờ phụng, đoàn kết, hoặc tổ chức.


Và đây là một quan sát cuối cùng về quyền đình công ở Trung Quốc: Chính phủ sẽ chỉ cho phép các cuộc đình công với mục đích có lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc trong việc đánh bại các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.


Một trường hợp hàng loạt các cuộc đình công và biểu tình rộng rãi được chỉ ra là biểu tình đóng cửa một số nhà máy ô tô Honda. Thay vì can thiệp, cảnh sát chống bạo động chỉ đứng và cuối cùng bỏ đi. Sự việc đó khiến mục tiêu sản xuất hàng nghìn xe ô tô của Honda thất bại. Việc thiếu can thiệp của cảnh sát chống đình công buộc Honda phải thương lượng mức lương cao hơn với các công nhân giận dữ của Trung Quốc. Tất nhiên, điều này làm giảm tính cạnh tranh của Honda Nhật Bản với các công ty ô tô Trung Quốc như Chery và Geely.


Làm thế nào cảnh sát Trung Quốc bắt giáo dân Trung Quốc quì gối trước họ


“Mong muốn duy trì kiểm soát khu vực riêng tư nhất trong cuộc sống của công dân, cụ thể là tâm linh của họ, và can thiệp vào đời sống nội bộ của Giáo Hội Công Giáo chẳng đem lại kết quả gì cho Trung Quốc. Ngược lại, nó có vẻ là biểu hiện của sự sợ hãi và mềm yếu hơn là sức mạnh.” – Theo thông cáo Hội thánh Vatican.


Chủ nghĩa cộng sản xưa nay là 1 lý tưởng đoàn kết không cho phép bất đồng ý kiến và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lợi dụng rất tốt điều này, họ theo sắc lệnh của Marx để xoá bỏ tôn giáo. Cuối cùng, Đảng yêu cầu tất cả các hoạt động tôn giáo được thực hiện thông qua các nhà thờ được nhà nước chấp thuận, các hoạt động tôn giáo trái phép sẽ bị trừng phạt nặng nề.


Trường hợp của YangXuan là một ví dụ. Mục sư của nhà thờ không phép Lifen tại Fushan bị kết án 3 năm tù vì xây dựng một nhà thờ bất hợp pháp. Sau đó, vợ của ông, Yang Rongli, bị đánh đập dã man vì lần đầu tổ chức một cuộc biểu tình phản đối việc giam giữ chồng và sau đó bị trừng phạt với bảy năm bóc lịch trong tù. Khi bạn đọc những dòng sau đây, hãy tưởng tượng lúc đó, Lifen là một nhà thờ trong khu phố của riêng bạn:


Vào sáng sớm ngày Chủ Nhật 13 tháng 9, các thành viên Giáo Hội Lifen bị xốc dậy bởi những tiếng còi hú chói tai. Một đám hỗn hợp gồm 400 nhân viên cảnh sát, chính phủ quan chức địa phương, và côn đồ đánh thuê xông vào hành hung các thành viên nhà thờ đang ngủ tại công trường xây dựng của nhà thờ mới của họ. Máu chảy rất nhiều, hơn 20 thành viên đã bị thương nặng và phải nhập viện. Các quan chức địa phương chỉ đạo các bệnh viện không cung cấp truyền máu cho các nạn nhân, buộc họ phải di dời để chăm sóc tại bệnh viện tuyến trên.


Về việc tiếp cận với Kinh Thánh, người ta chỉ có thể sao chép từ những bản có đóng dấu chính thức " Hội đồng Kitô giáo Trung Quốc ", với số lượng bị chính phủ hạn chế. Hơn nữa, những ai dính líu tới những bản in không qua kiểm soát và phân phối Kinh Thánh, tài liệu Kitô Giáo có thể bị bắt giữ. Dĩ nhiên không chỉ có tín đồ Kitô và Công giáo mới mạo hiểm với sự giận dữ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thành viên của những nhóm bán tôn giáo như Pháp Luân Công cũng thường xuyên phải nếm mùi đao kiếm của Trung Quốc.


Xét trên nhiều phương diện, ác cảm cực đoan của Đảng Cộng sản đối với các học viên Pháp Luân Công rất khó lý giải. Các học viên Pháp Luân Công theo một triết lý hòa bình dựa trên Phật giáo và Đạo Lão và họ thực hành những bài tập thể dục có nguồn gốc khí công truyền thống của Trung Quốc. Chúng được sáng tạo ra để giúp điều hòa hơi thở và cơ thể một cách tự nhiên đồng thời giác ngộ ý thức của người tập với chân lý Chân-Thiện-Nhẫn chứ không có mối liên quan với mục đích phá hoại nhà nước Cộng sản Trung Quốc.


Vào cuối những năm 1990, việc giáo phái này phát triển với tốc nhanh chóng đã thu hút sự chú ý của bộ máy an ninh Cộng sản và hệ thống tuyên truyền, họ gắn ngay cho nó cái mác "giáo phái nguy hiểm." Thái độ phản ứng với Pháp Luân Công ngay trong nhận thức đã là một tính toán chính trị sai lầm lớn. Khi 10.000 tín đồ tụ tập để phản đối im lặng bên ngoài các bức tường của các nhà lãnh đạo Cộng sản ở Trung Nam Hải, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã sợ hãi, và ông đã ra lệnh Đảng Cộng sản đàn áp cứng rắn.


Sau nhiều tháng đình công, Phó Thủ tướng Li Lanqing báo cáo có trên 35.000 học viên Pháp Luân Công đã bị vây bắt, và kể từ thời điểm đó trở đi, những cuộc đàn áp đối các thành viên giáo phái càng ngày càng tăng kể cả về tần suất lẫn độ dã man hung ác.


Tất nhiên, phản ứng thô bạo của Đảng Cộng sản đã làm dấy lên chiến dịch phản đòn chống Đảng Cộng sản trên tít một tờ báo lớn và được truyền hình qua vệ tinh trên toàn thế giới dưới hình thức dẫn chuyện của một học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên tại Trung Quốc, việc trấn áp giáo phái này vẫn tiếp tục diễn ra không thương tiếc, hàng ngàn tín đồ đã được chuyển đến tại cải tạo Laogai Trung Quốc để đánh đập và tra tấn.


Học viên Pháp Luân Công cũng thường xuyên bị nhốt biệt lập trong khu mở rộng được gọi là phòng "tâm thần" của Laogai với mục đích cuối cùng là tẩy não. Một nhân chứng tên Ethan Gutmann nói trước Quốc hội như sau: "Học viên Pháp Luân Công chiếm khoảng 15 đến 20% toàn bộ hệ thống Laogai. Nơi đó giam trung bình nửa triệu đến một triệu Pháp Luân Công, đây có thể cho là hành động an ninh lớn nhất của Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông."


Giống các hình thức nô lệ lao động khác có tạo ra tổn hại phụ cho người lao động trên toàn thế giới, việc đàn áp Pháp Luân Công đã gây tác động đối với thị trường lao động toàn cầu. Để thấy những tác động này, chúng ta kết thúc chương này bằng việc xem một ngày bình thường của một tù nhân Pháp Luân Công cuả Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp diễn ra như thế nào:


Ông Wang Jiangping bị khuyết tật và không đan nhanh như những người khác. Gần 2giờ sáng và tù nhân Phòng Sáu đã làm việc kể từ lúc bình minh. Họ phải đan xong đúng hạn. Các bạn đồng tu Pháp Luân Công của ông chỉ vì ngủ gật đã bị quản giáo lấy kéo đâm vào người để đánh thức. Ông Wang kiệt sức. Quản giáo ném gạch vào ngực ông. Trại Lao động Changji phải thực hiện được hạn ngạch xuất khẩu áo len kiểu Kashmir của công ty Thiên Sơn Wooltex, bằng không quản giáo sẽ bị cắt tiền thưởng. Những trại "cải tạo thông qua lao động" Trung Quốc đã bị tư nhân hóa. Họ là các doanh nghiệp nhỏ ký hợp đồng với các công ty lớn và xuất khẩu các sản phẩm ra các trung tâm mua sắm ở nước ngoài.

Đó là một nơi mà kẻ tra tấn trở nên giàu có, và là nơi học viên nô lệ Pháp Luân làm việc để trả tiền cho những chính chiếc dùi cui điện sẽ dí vào người họ nếu họ không làm nhanh. Ở những nơi như thế này sự hành hạ ngược đãi đẻ ra tiền. Ở những nơi như thế này giấc ngủ và thực phẩm luôn thiếu thốn, còn rác rưởi, mùi hôi thối, đánh đập, nóng, lạnh, và mùi hôi thối độc hại là chuyện cơm bữa. Ở những nơi như thế này các sản phẩm xuất khẩu được thực hiện bởi tù nhân khổ sai. Bác sĩ, giáo viên và học sinh - những người có tín ngưỡng chỉ vì chót luyện tập Pháp Luân Công mà không thể về nhà nữa.