28/1/11

Nợ cứt

Phạm Thế Việt - Ngày đó hợp tác xã ra một chiến dịch thu gom phân bắc (cứt người), mỗi gia đình một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ thì bị cắt gạo. Thật là một chiến dịch có một không hai trong xã hội loài người.
Vậy nên, khi chiến dịch ra đời, cái cầu tiêu trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Người người, nhà nhà mua xi măng mua gạch về xây cầu tiêu. Cầu tiêu phải làm bằng xi măng thì cứt mới không bị phân huỷ, chứ ỉa xuống đất vài ngày là bọ hung ăn hết, lấy gì mà đóng cho nhà nước. Vậy nên, cái cầu tiêu quan trọng hơn cái nhà.
Chuyện ỉa đái lúc này cũng cực kỳ quan trọng, dù ai đó có bị tào tháo rượt ở đâu thì cũng phải nhanh nhanh ba chân bốn cẳng chạy thẳng về cầu tiêu nhà mình mà giải quyết chứ để mất đi một cục là mất đi lon gạo chứ chẳng chơi. Nhiều người đi làm ngoài đồng, ngày trước, khi mắc ỉa thì chạy vô bờ, vô bụi làm đại cho xong, nhưng bây giờ, làm như vậy có mà đói chết. Vậy nên, phải tìm cách, có người làm đại vào bao ni lông, có người cuộn trong lá chuối, có người cẩn thận hơn đi vào trong cái càmèn đựng cơm để mang về cho an toàn mà đổ xuống cầu.
Có nhiều chuyện dở khóc dở cười trong chiến dịch này lắm, ai sống thời đó chắc biết. Khi chiến dịch ra đời thì cũng là lúc không biết bao nhiêu con chó phải chết. Chó chết vì đói, cơm khoai đã không có ăn, đến cục cứt cũng bị nhà nước dành mất thì lấy gì mà sống.
Nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, cố gắng lắm không để thất thoát cục nào, vậy mà đến tháng vẫn không đủ cân nộp, má tôi sai anh em chúng tôi đi tìm đá sỏi bỏ vào cho đủ. Khi mang lên cân người ta kiểm tra và phát hiện nhà tôi gian lận nên lập biên bản và làm kiểm điểm. Họ còn ghi rõ ràng trong biên bản gian lận như thế nào, có bao nhiêu cục cứt và bao nhiêu cục đá sỏi. Quả đúng không sai, cái đời người nông dân u tối làm sao mà lừa được mấy ông nhà nước, mấy ông tinh vi vô cùng. Kết quả là nhà tôi bị cấm không cho nhận gạo một tháng. Trong một buổi họp người ta đưa tên má tôi ra kiểm điểm trước dân về việc gian lận lấy đá sỏi trộn với cứt để nộp cho nhà nước. Họ không cho má tôi phân bua gì hết. Nhưng không đành lòng nhìn cảnh con đói, bà đứng dậy thẳng thừng, dứt khoát. Bà nói: Việc tôi làm gian lận tôi chịu trách nhiệm trước toàn thể mọi người, nhưng các người nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, nhìn ngược thì cũng phải nhìn xuôi, các người có nhìn vào nhà tôi không, nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, tôi thì suốt ngày đi làm ngoài hợp tác xã, có cục nào tôi đã ỉa ngoài hợp tác xã hết rồi, còn con tôi ở nhà, nó là con nít nó ăn bao nhiêu, ỉa bao nhiêu, nó ỉa ra cục nào chó lủm cục đó thì lấy đâu đủ cứt để mà nộp cho mấy ông. Vậy mà bây giờ mấy ông kiểm điểm tôi, cắt gạo thì lấy gì tôi nuôi con, lấy gì ăn để mà ỉa mà đem cứt nộp cho mấy ông. Nói gì thì nói, la gì thì la, nhà tôi vẫn bị cắt gạo tháng đó.
Không còn gì khốn nạn hơn thế. Nói thiệt, đến bây giờ trong hồ sơ giấy tờ ở kho lưu trữ quốc gia thì nhà tôi vẫn còn một món nợ lớn với nhà nước mà không thể nào trả nổi, đó là nợ cứt.

Chuyện tô phở và lương giảng viên, công an


Hà Văn ThịnhNgười dân biết nhiều lắm chứ không phải u mê như các ngài vẫn tưởng. Hãy đừng thay đổi bằng mồm mà, trước hết, hãy bắt đầu từ tô phở 35 USD. Bảo đảm rằng ngay cả người giàu khi ăn tô phở như thế cũng phải đắn đo nhiều lắm. Thế nhưng, các quan chức của ta, họ dễ ăn, dễ mặt dày mày hợm lắm, vì tiền của dân đóng góp, các vị cứ vơ vào và tiêu pha có cần phải tính toán gì đâu…
Đọc BBC, 21.1.2011, bài của Alastair Leithead, viết về chuyện ông ấy đi ăn tô phở có giá 35USD (tức gần 800.000 đồng) ở Hà Nội xong, tôi choáng váng và tự thề với chính mình rằng kể từ nay, phải lập thiền để minh định chính xác là mình còn chưa bằng con cóc ngồi đáy giếng, thực ra mình chẳng biết khu trời, đít bụt ở đâu, thành thử, lâu nay, về cơ bản, là chẳng hiểu chút chi chuyện đời, cứ nói như gã đang ăn ốc và… mò!
Alastair Leihead kể rằng ông “quyết tâm” đi ăn bằng được tô phở đắt nhất Việt Nam (có khi là cả thế giới) vì ông không nghĩ nó có nguyên liệu là thịt bò Kobe (Nhật Bản) nên đắt mà ông muốn biết ai có đủ tiền để ăn, tiền đâu mà ăn?… Câu chuyện kể tiếp rằng một nhân viên chính phủ thấy mình có lỗi khi ăn tô phở đắt chừng ấy và một Ủy viên Trung ương Đảng vội vàng chui vào chiếc xe Mercedes bóng lộn sau khi phát hiện có phóng viên nước ngoài nhìn thấy.
Cái tài của các nhà báo phương Tây là họ luôn phát hiện những vấn đề lớn từ những câu chuyện nhỏ. Phở thì bác Nguyễn Tuân đã bàn từ cái thời anh Ba D. chưa đi mẫu giáo nhưng từ cái chuyện phở để rồi xót xa, nước mắt giàn giụa không phải vì ớt cay thì có lẽ bác Nguyễn phải gọi Leihead là bậc thượng thừa.
Trường đại học nơi tôi công tác, nhận giảng viên (những người giỏi nhất) vào để đi dạy nhằm phát huy nền tảng dân trí, dân khí của nước nhà với lương khởi điểm là 1.290.000 đồng! Chỉ có trời mới biết được giảng viên làm sao sống nổi khi tiền thuê một căn phòng nhỏ nhất có thể là 500.000 đồng, chưa kể tiền xăng xe, tiền ăn… Làm sao đọc sách cho yên, giảng bài cho tốt khi cái bụng cứ réo những câu khẩu hiệu nhàm chán, nhọc nhằn như có thực mới vực được đạo, cơm ăn một bát sao no? Một cựu sinh viện của tôi, được giữ lại trường hơn 10 năm, lương bây giờ là 2,4 triệu đồng. Thằng bạn cùng lớp với nó, học dốt thì đạt đến cỡ âu thâu rầu (ôi thôi rồi), vào làm công an, nay đeo lon thượng úy, lương hơn 4 triệu đồng – tức là bằng lương của tôi, người đã có 34 năm đứng trên bục giảng đại học!
Sự dối trá không phải tìm ở đâu xa – nó diễn ra ngay trước mắt chúng ta, xung quanh chúng ta. Tại sao lương công an cao vòi vọi còn lương của trí thức thì thấp lè tè, thấp hơn cả cái lai quần chị Dậu? Hỏi là đã trả lời vì nó minh bạch hóa một thực tế phũ phàng rằng coi trọng trí thức, phát triển giáo dục chỉ mãi là những khẩu hiệu rối rắm mà thôi. Nói “thương” (tội nghiệp) cho trí thức cũng chẳng khác gì chuyện dân gian: Một người vợ nghèo, đi làm về, đói bụng, ăn một tô phở xong, thương chồng quá nên mua cho anh ta hai củ khoai.
Chống tham nhũng ở đâu trong khi tại sao không đến quán phở 35USD để lườm ngang một chút? Những lời nói có cánh như bèo dạt, mây trôi, dân đen chúng tôi nghe quen và quá đủ rồi. Ban chống tham nhũng ở tất cả các địa phương trên cả nước có dám công khai tài sản cá nhân, có dám chứng minh rằng lương của một giảng viên đại học chỉ bằng số tiền trả cho một Ủy viên Trung ương ăn một tô phở rưỡi (trong trường hợp BBC không sai)? Tại sao có thể bịp bợm chương hồi, lì lợm khó tả và dối trá thì bền vững đến mức phải bàng hoàng?
Người dân biết nhiều lắm chứ không phải u mê như các ngài vẫn tưởng. Hãy đừng thay đổi bằng mồm mà, trước hết, hãy bắt đầu từ tô phở 35 USD. Bảo đảm rằng ngay cả người giàu khi ăn tô phở như thế cũng phải đắn đo nhiều lắm. Thế nhưng, các quan chức của ta, họ dễ ăn, dễ mặt dày mày hợm lắm, vì tiền của dân đóng góp, các vị cứ vơ vào và tiêu pha có cần phải tính toán gì đâu…
Huế, 24.1.2011.
H. V. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
http://boxitvn.wordpress.com/2011/01/27/chuy%E1%BB%87n-t-ph%E1%BB%9F-v-l%C6%B0%C6%A1ng-gi%E1%BA%A3ng-vin-cng-an/

Huyền thoại và sự thực: Hồ Chí Minh trong Cải cách Ruộng đất

Hồ Chí Minh khóc trong sửa sai?

Để tiến hành sửa sai Cải cách Ruộng đất (CCRĐ), Đảng Cộng sản Việt Nam đã triệu tập Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị, Hồ Chí Minh đề nghị phương châm: “phải bảo vệ uy tín của lãnh đạo, của chế độ”. (HCMBNTS, tập 6, trang 334) Theo lời đề nghị của ông, Hội nghị quyết định: ngưng chức Tổng Bí thư của Trường Chinh, khai trừ Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương khỏi Bộ Chính trị và loại Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương.
Chi tiết về Hội nghị này vẫn còn trong bí mật. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất một Hội nghị Trung ương ĐCS đã không đưa ra được nghị quyết tổng kết. Nguyên Đại sứ tại Trung Quốc, ông Hoàng Văn Hoan cho biết: “Hội nghị Trung ương đáng lẽ ra phải có một nghị quyết tổng kết kinh nghiệm về CCRĐ, nhưng Trường Chinh, vừa là Tổng Bí thư, lại vừa là Trưởng ban CCRĐ, vì tư tưởng chưa thông, nên dự thảo nghị quyết mấy lần đều không đựơc Hội nghị Trung ương chấp thuận.”
Về người chịu trách nhiệm chính, ông Vũ Đình Huỳnh cho biết: “khẳng định người chịu trách nhiệm chính là ông Hồ Chí Minh , chứ không phải là Trường Chinh. Trường Chinh chỉ là con dê tế thần cho ông Hồ”. Vậy mà sau hơn 60 năm, trách nhiệm của Hồ Chí Minh vẫn còn được bao phủ bằng nhiều huyền thoại, che lấp nhiều sự thật khủng khiếp đã xẩy ra trong cuộc CCRĐ tại miền Bắc Việt Nam (1949-56).
Huyền thoại và sự thực “ Của Bác
Gần đây người viết đã phát hiện bài “Địa chủ ác ghê” trên báo Nhân Dân ra ngày 21 tháng 7 năm 1953 đã được in lại trong tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất của tác giả C. B. cũng do báo Nhân Dân xuất bản năm 1955. C. B. là một trong hằng trăm bút danh của Hồ Chí Minh với hằng trăm bài trên báo Nhân Dân viết trong khoảng thời gian 1952 đến 1956. Bài “Địa chủ ác ghê” lên án bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm là địa chủ phản động cường hào ác bá, bà và hai con theo Pháp theo Nhật bắt bớ cán bộ cộng sản và đã giết ngót 260 nông dân. (Xin xem bài “Vai trò của Hồ Chí Minh trong Cải cách Ruộng đất“ hay bài “Bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm và ông Hồ Chí Minh” để biết chi tiết).
Một bạn đọc cùng quê Hồ Chí Minh góp ý rằng C. B. là viết tắt của “Của Bác”.
Bài báo “Của Bác” đã được phổ biến rất rộng rãi để lý giải việc xử bắn bà Năm là một việc làm chính đáng. Bài được đăng lại trên báo Cứu Quốc, số 2459 (ngày 2/11/1953) hay trong nội san Cải cách Ruộng đất. Ông Bùi Tín cho biết bà Năm bị xử bắn vì “các phóng viên báo chí các nhà văn hạ phóng tham gia cải cách đã viết sẵn bài tố cáo, lên án, kết tội bà Năm rồi“. Phóng viên báo chí đây lại chính là “Của Bác” thì làm sao bà Năm tránh khỏi án tử hình.
Thế mà tới đầu thế kỷ thứ 21, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân Hoàng Tùng vẫn tiếp tục thêu dệt huyền thoại: “chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước, là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc. Họp Bộ Chính trị Bác nói: ‘Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào một người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng, người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ là đánh bằng một cành hoa.’ Sau cố vấn Trung Quốc là Lê Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói: ‘ Tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải.’ Và họ cứ thế làm“.
Bài “Địa chủ ác ghê” được đăng trên báo Nhân Dân ngày 21-7-1953. Lúc ấy Hoàng Tùng là phó Tổng Biên tập. Đến năm 1955 khi bài báo được đăng trong tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất thì Hoàng Tùng đã lên Tổng Biên tập. Ông chắc chắn phải biết bài viết “Của Bác” và hậu quả của bài viết này.
Nhà báo Bùi Tín lại cho biết: “Ông Hoàng Quốc Việt kể lại rằng hồi ấy ông chạy về Hà Nội, báo cáo việc hệ trọng này với ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ chăm chú nghe rồi phát biểu: ‘Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, và lại là một người từng nuôi cán bộ cộng sản và mẹ một chính uỷ trung đoàn Quân đội Nhân dân đang tại chức.’ Ông hẹn sẽ can thiệp, sẽ nói với Trường Chinh về chuyện hệ trọng và cấp bách này“. Hoàng Quốc Việt làm gì không biết chuyện Bộ Chính trị, trong đó có cả Hoàng Quốc Việt và Hồ Chí Minh, đã biểu quyết việc xử bắn bà Nguyễn Thị Năm.
Hồi ký của ông Đoàn Duy Thành, nguyên Phó Thủ tướng CHXHCN Việt Nam, viết rất rõ: “Sau này khi sửa sai CCRĐ xong, tôi được nghe nhiều cán bộ cao cấp nói lại: ‘Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đã can thiệp và nói đại ý: ‘Chẳng lẽ CCRĐ không tìm được một tên địa chủ, cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao?’ Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố vấn Trung Quốc và được trả lời là: ‘Hổ đực hay hổ cái, đều ăn thịt người cả!’. Thế là đem hành hình Nguyễn Thị Năm!” Rõ ràng huyền thoại này chỉ được thêu dệt sau khi sửa sai và được chính thức phổ biến từ nhiều cán bộ cao cấp.
Ba dẫn chứng trên cho thấy cả một guồng máy tuyên truyền đã không ngừng loan tải huyền thoại “Của Bác” để “bảo vệ uy tín của lãnh đạo”. Hoàng Tùng và Hoàng Quốc Việt xác nhận đây là một câu chuyện do chính ông Hồ dựng lên. Câu chuyện được các cán bộ cộng sản cao cấp như Hoàng Quốc Việt, Hoàng Tùng thêu dệt để trở thành huyền thoại. Huyền thoại lại được những người như Bùi Tín kể lại, nếu không có những bằng chứng cụ thể khó mà phá vỡ được.
Điều đáng nói là huyền thoại do Bùi Tín kể lại đã đề cập đến việc “sẽ nói với Trường Chinh về chuyện hệ trọng và cấp bách này“. Như vậy quả là đúng Trường Chinh đã là con dê được Hồ Chí Minh mang ra tế thần. Nói cách khác Hồ Chí Minh đã trút tất cả trách nhiệm vụ xử bắn bà Năm lên đầu Trường Chinh nhằm chạy tội và duy trì quyền lực.
Cũng do guồng máy tuyên truyền này, càng ngày càng nhiều người biết đến bà Năm. Bà đã trở thành một con người của lịch sử. Một lịch sử bị che đậy đầy huyền thoại dối trá đang cần từng bước đưa ra sự thật.
Bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm
Đến nay thông tin về điền chủ Nguyễn Thị Năm còn hết sức giới hạn. Chỉ biết trong thời gian đấu giảm tô để tiến đến CCRĐ, sáu xã huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, đã được chọn làm thí điểm. Người đầu tiên bị mang ra xử bắn là bà Nguyễn Thị Năm. Bà là một đại điền chủ có tới 2,789 mẫu đất thuộc hai xã Đồng Bẩm và Dân Chủ. Bà còn được gọi là bà Cát Hanh Long hay Cát Thanh Long. Khi ĐCS còn hoạt động bí mật, bà che giấu và nuôi dưỡng nhiều lãnh đạo cộng sản như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản… Trong “Tuần lễ vàng” bà đã đóng góp cho Việt Minh 100 lạng vàng.
Theo tin của nhà báo Bùi Tín: “Một số nông dân chất phác ngây thơ, kể rằng bà Năm rất tốt, nhân từ, hay đi chùa, làm việc thiện, có nhiều cán bộ chiến sĩ là con nuôi của bà, bà có công với kháng chiến, nên xếp là địa chủ kháng chiến“. Nói cách khác bà Năm không phải là địa chủ phản động cường hào ác bá như trong bài “Địa chủ ác ghê” đã viết.
Ông Nguyễn Minh Cần thì cho rằng “Thế mà bà đã bị quy là địa chủ cường hào ác bá, bị đoàn CCRĐ xử án tử hình, Ủy ban Cải cách Ruộng đất Trung ương duyệt y và Bộ Chính trị Đảng Lao độngt Việt Nam cũng chuẩn y! Những người lãnh đạo cộng sản trong BCT và đứng đầu chính phủ đã từng được bà che giấu, nuôi ăn, tặng vàng, nay đang làm Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, uỷ viên BCT, Thủ tướng, phó Thủ tướng đã lạnh lùng chuẩn y một cái án tử hình như vậy! Phát súng đầu tiên của CCRĐ nổ vào đầu một người phụ nữ yêu nước đã từng giúp đỡ cho những người cộng sản! Phát súng đó tự nó đã nói lên nhiều điều về các lãnh tụ cộng sản! Nó báo hiệu trước những tai hoạ khôn lường cho toàn dân tộc!
Qua điện thơ, một bạn đọc từ Việt Nam cho biết: “Bà Nguyễn Thị Năm, có cửa hàng bán đồ cơ khí (sắt) tại đường Cầu Đất, một phố trung tâm của Hải Phòng. Cửa hàng của bà gọi tên là Cát Thanh Long, bây giờ là số nhà 87 Cầu Đất (cạnh Hiệu sách “NHÂN DÂN”, nay là hiệu sách quốc doanh). Cửa hàng của bà có mặt ngoài làm bằng đá granito màu huyết dụ đầu tiên ở thành phố Hải Phòng. Con trai cả của bà, tên là Nguyễn Đức Phú, cũng có một cửa hàng nhỏ hơn (tên ĐỨC PHÚ), nằm ở phố Nguyễn Đức Cảnh, đầu ngõ Hàng Gà, đối diện với cầu Caron (nay cầu này không còn nữa) vừa là nhà ở, vừa là nơi sản xuất đồ cơ khí của ông.”
Hai người con trai kế của bà là ông Nguyễn Công và ông Nguyễn Hanh đều theo Việt Minh từ trước 1945. Khi CCRĐ được phát động, ông Nguyễn Công đang làm chính uỷ trung đoàn và ông Nguyễn Hanh là đại đội phó bộ đội thông tin. Bạn đọc nói trên cho biết bà Năm còn có hai người con gái nhỏ.
Cuối tháng 10-1953 được thả và về đến Sài Gòn, ông Đoàn Duy Thành đã được một người tên Nam kể lại rằng bà Năm đã bị xử bắn. Như vậy có thể bà đã bị xử bắn trong khoảng thời gian bài “Của Bác” đăng trên báo Nhân Dân ngày 21-7-1953 đến giữa tháng 10-1953.
Còn việc ông Bùi Tín đề cập đến: “Ông Hoàng Quốc Việt kể lại rằng hồi ấy ông chạy về Hà Nội, báo cáo việc hệ trọng này (xử tử bà Năm) với ông Hồ Chí Minh...” là thiếu chính xác vì mãi đến cuối năm 1954 Hồ Chí Minh mới về lại Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Năm, nạn nhân đầu tiên?
Một sự thực khác là bà Nguyễn Thị Năm không phải là nạn nhân đầu tiên. Có thể vì bà quá nổi tiếng nên là người đầu tiên và duy nhất buộc Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương phải thảo luận và biểu quyết.
Theo ông Hoàng Minh Chính, trong vụ đấu chính trị xảy ra trước đó vào đầu năm tháng 1 và 2-1953 thì “trung bình mỗi xã có từ ba đến 5 người bị đánh chết, họặc vì uất ức phải tự tử, trong số đó có một bộ trưởng chính phủ là ông Đặng Văn Hướng”. Ông Đặng Văn Hướng là thân sinh đại tá Việt Minh Đặng Quốc Việt, một thời vang danh “anh hùng đường số 4”. Ông Nguyễn Minh Cần góp ý với người viết rằng có thể ông Hoàng Minh Chính nhớ không đúng. Theo ông Cần, ông Đặng Văn Hướng đã bị đấu trong thời đấu CCRĐ sau này.
Tháng 11-1953, ngay khi về lại miền Bắc, ông Đoàn Duy Thành đã nghe ”Rất nhiều chuyện đấu tố trong giảm tô, Cải cách Ruộng đất, có nơi như thôn Lan, Kim Can, Thanh Hà mới đấu tố về giảm tô đã đánh chết ngay trong đêm đó 3 người là địa chủ, cường hào (?)”. Ông Thành dùng dấu chấm hỏi trong ngọăc kép (?) để hỏi có phải đúng 3 người này là địa chủ cường hào hay không ? Đây là cách suy nghĩ của người cộng sản. Cho đến nay vẫn còn nhiều gia đình cho là bị oan nghĩa vì họ không phải là phản động cường hào ác bá.
Hiến pháp 1946, cũng được xem là Hiến pháp “Của Bác”, là một Hiến pháp cộng hoà và dân chủ. Theo Hiến pháp 1946 thì mọi công dân đều bình đẳng. Trong khi Hiến pháp này vẫn còn đó thì ông Hồ lại muốn xây dựng một thể chế cộng sản lấy đấu tranh giai cấp làm nền tảng.
Sự thật là trong Hiến pháp này, không phải mọi người đều bình đẳng. Có một điều ngoại lệ là Chủ tịch Hồ Chí Minh vì là lãnh tụ nên theo điều thứ 50: “Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc“. Vì thế Hồ Chí Minh đã không phải chịu trách nhiệm dù đã tiêu diệt một giai cấp. Một giai cấp mà theo Hồ Chí Minh ước tính là chiếm “không đầy 5 phần trăm dân số” (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 trang 509).
Số nạn nhân của Cải cách Ruộng đất
Không biết Hồ Chí Minh đã lấy từ đâu ra con số tỷ lệ địa chủ 5% dân số. Có điều trong quyển Vấn đề dân cày do Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp viết vào năm 1937-1938 thì con số đó nhỏ hơn nhiều. Theo hai ông “Ở Trung kỳ và Bắc kỳ có hạng tiểu địa chủ, chỉ có mươi, mười lăm mẫu ruộng cho cấy rẽ, ngồi không mà hưởng địa tô. Lại có nhiều làng không có địa chủ, chỉ có từ phú nông trở xuống. Trái lại bần cố nông chiếm đa số… Nếu ta tin ở thống kê của ông I-vơ Hăng- ri (Yves Henri) thì ta thấy: ở Bắc kỳ dân số hơn 8 triệu người mà số dân quê có trên một mẫu là 970.379 người, nghĩa là một phần hai mươi trong nhân dân” (VĐDC, trang 24-25)
Con số hoặc tỷ lệ ước tính trong phần trích dẫn bên trên là sai. Nếu con số 970.379 người là đúng, giả sử mỗi gia đình nông dân có sáu người thì đại đa số dân quê đều là tiểu nông. Còn nếu tỷ lệ là đúng thì tỷ lệ dân quê có trên một mẫu ruộng là 5% dân số. Và như thế CCRĐ đã đấu tất cả những người có trên một mẫu ruộng.
Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp còn viết rất rõ: “Trong 18 tỉnh (ở Bắc Kỳ ), người ta tính được 12.005 địa chủ sống về cách cho cấy rẽ” (VĐDC, trang 97). Trung bình một gia đình điền chủ là 6 người thì tỷ lệ chưa đến 1% dân số. Vì chiến tranh, nhiều điền chủ đã mất đất hay rời bỏ thôn quê lên thành thị. Nhiều điền chủ biết không thể sống với cộng sản nên di cư vào Nam tìm tự do. Do đó con số điền chủ trong những năm 1955 và 1956 có thể nhỏ hơn nhiều. Như vậy “Giai cấp địa chủ phong kiến không đầy 5 phần trăm dân số” theo ước tính “Của Bác” có thể đã được phóng đại cả chục lần nhiều hơn con số thực.
Có người cho rằng con số 5 % dân số là do cố vấn Trung Quốc dựa trên thực tế cuộc CCRĐ tại Trung Hoa. Điều này có thể không đúng. Ở Trung Hoa, với một mức độ tập trung ruộng đất rất cao nên đa số điền chủ là các đại điền chủ. Vì thế tỷ lệ điền chủ trên dân số ít hơn nhiều. Cuộc Cải cách Ruộng đất ở Trung Hoa cũng “long trời lở đất” nhưng không thể so với những chuyện đã xảy ra tại miền Bắc Việt Nam. Ngày nay đa số tài liệu về cuộc CCRĐ tại Trung Hoa đều đã được công khai phổ biến.
Ông Hoàng Văn Hoan lại đưa ra những tin tức hoàn toàn khác: “Thủ tướng Chu Ân Lai được biết tin và rất quan tâm về vấn đề sai lầm trong CCRĐ, khi gặp tôi liền hỏi: Việc sai lầm trong CCRĐ có liên quan gì đến các đồng chí cố vấn Trung Quốc hay không? Tôi trả lời: Kinh nghiệm CCRĐ của Trung Quốc là rất tốt. Ủy ban CCRĐ ở Việt Nam phạm sai lầm, như đưa thành phần địa chủ lên quá nhiều, đánh vào thành phần phú nông và trung nông, đánh vào những người chỉ có một ít ruộng đất nhưng nguồn thu nhập chính là những nghề nghiệp khác, đánh vào những địa chủ kháng chiến, địa chủ có công với cách mạng, đặt biệt là đánh tràn lan vào các cơ sở Đảng, thì đó là sai lầm của Ủy ban CCRĐ Việt Nam, chứ không phải là sai lầm của các cố vấn Trung Quốc“. Mặc dù Hoàng Văn Hoan là một người thân Trung Quốc, nhưng ai đúng ai sai chỉ biết được khi nào các tài liệu liên quan đến sự việc được công khai phổ biến.
Ông Hoàng Minh Chính có thể là người đầu tiên đã sử dụng con số 5% để ước tính số nạn nhân của cuộc CCRĐ tại miền Bắc Việt Nam. Theo đó, con số này đã lên đến 500.000 người. Một con số trong một thời gian dài bị cho là phóng đại. Có điều những người không đồng ý với ông thường không cho biết xuất xứ con số hay cũng chỉ dựa trên những huyền thoại hay con số tuyên truyền do cộng sản đưa ra.
Gần đây sách Lịch sử Kinh tế Việt Nam 1945-2000, Tập 2, viết về giai đoạn 1955-1975, xuất bản tại Hà Nội năm 2004 tiết lộ trong cuộc CCRĐ đợt 5 (1955-1956) đã có 172.008 người bị quy là địa chủ hay phú nông. Trong đó có 123.266 người (72%) bị quy sai thành phần.
Chính cương ĐCS đề ra việc “trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ”. Theo đó giai cấp địa chủ là kẻ thù của Đảng, của nhân dân, phải bị tiêu diệt. Vì thế trong CCRĐ địa chủ có thể bị bắn tại chỗ hoặc bị lãnh án tù rồi chết trong nhà tù. Do đó khi bị quy là địa chủ nhiều người đã tự tử vì uất ức hay để tránh những nhục hình.
Cũng theo tập tài liệu này, chỉ riêng đợt 5 CCRĐ, được thực hiện ở 3.563 xã với khoảng 10 triệu dân và tỷ lệ đã được quy định trước là 5 % thuộc thành phần địa chủ. Để vượt chỉ tiêu do “Bác và Đảng” đề ra, các đội cải cách đã đôn tỷ lệ lên đến 5,68%. Như vậy con số nạn nhân đã lên đến 568.000 người. Con số này bao gồm thân nhân, gia đình của những người bị quy là địa chủ. Khi bị quy là thành phần địa chủ họ cũng bị cô lập đối xử phân biệt và bị cướp hết tài sản. Nhiều người chết vì đói, vì bị ức hiếp hay bị hãm hiếp.
Chưa kể bất cứ ai nếu không chấp nhận cuộc đấu chính trị, đấu giảm tô hay đấu CCRĐ đều có thể trở thành nạn nhân của cuộc đấu tiêu diệt giai cấp địa chủ này. Một sự thực khác là cuộc CCRĐ (1949-56) không phải chỉ “đào tận gốc, trốc tận rễ” giai cấp địa chủ, mà “trí, phú và hào” tại nông thôn cũng không thóat khỏi cuộc đấu “long trời lở đất” này. Theo báo cáo của Bộ Chính trị tháng 10 năm 1956 thì chỉ riêng tổng số đảng viên bị “xử trí” đã lên tới 84.000 người.
Cũng cần nói, trước đó trong cuộc đấu chính trị và đấu giảm tô, số nạn nhân đã lên đến hằng vạn người. Như thế con số người bị giết trong CCRĐ và chỉnh huấn có thể lên đến vài trăm ngàn người không phải là con số đựơc phóng đại. Với Hồ Chí Minh và ĐCSVN đây là một thành quả vĩ đại vì đã tiêu diệt được giai cấp địa chủ. Nhưng sự thực đây lại là cuộc diệt chủng khủng khiếp chưa từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam.
Hồ Chí Minh khóc trong sửa sai?
Về việc ông Hồ đã khóc khi đọc quyết định sửa sai và xin đồng bào tha lỗi, ông Nguyễn Minh Cần cho biết như sau “Ngày 29-10-1956 – mít tinh lớn tại Nhà Hát Nhân dân Hà Nội, uỷ viên BCT đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh và TW ĐLĐVN chính thức công nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ. Nhân đây, xin nói rõ: một vài người viết không đúng là cuộc mít tinh tổ chức tại sân vận động Hàng Đẫy và ông Hồ đã đến dự và khóc trước dân chúng. Hà Nội được giao cho việc tổ chức mít tinh nên tôi biết rõ. Hồi đó, chúng tôi được giải thích: ‘Bác đến không tiện’, nhưng chúng tôi đều hiểu là ông Hồ muốn đưa ông Giáp ra ‘chịu trận’ thay mình, nên không hề có việc ông Hồ khóc trước dân chúng.”/images/stories/201001/ThoiSu/VN_209b.jpg
Tài liệu của Cục Lưu trữ Quốc gia Nga về CCRĐ
Gần đây có hai bức thư của Hồ Chí Minh gởi Stalin, xin được xem xét và cấp chỉ dẫn cho Chương trình Cải cách Ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam, được phát hiện lưu trữ tại Cục Lưu trữ Quốc gia Nga.
Bức thư thứ nhất
Đồng chí Stalin kính mến:

Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới. Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.…. Hồ Chí Minh30-10-1952
Bức thư thứ hai
Đồng chí Stalin kính mến:
Xin gửi đồng chí chương trình cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San. Đề nghị đồng chí xem xét và cho chỉ dẫn. Gửi lời chào cộng sản. Hồ Chí Minh 31-10-1952
Đối chiếu với Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử thì trong tháng 9 và 10 năm 1952 ông Hồ đang ở trong nước. Nhưng theo hồi ký của Vu Hoá Thẩm thì hạ tuần 9-1952, Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc, sau đó sang Liên Sô dự Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Liên Sô. Chuyến đi còn để báo cáo và xin phép Liên Sô và Trung Quốc chấp nhận Chương trình Cải cách Ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam. Chương trình này do chính ông Hồ và hai đồng chí Trung Quốc Lưu Shao Shi và Văn Sha San đồng soạn.
Cả hai bức thư đều viết bằng tiếng Nga. Trong bức thư thứ nhất Hồ Chí Minh viết tên mình bằng tiếng Nga và ký tên bằng tiếng Trung Hoa. Trong bức thư thứ hai ông viết tên mình bằng tiếng Nga và ký tên bằng tiếng Việt. Ông Nguyễn Minh Cần cho biết nét chữ Nga trong hai bức thơ là nét chữ của một phụ nữ.
Chương trình CCRĐ “Của Bác” chắc vẫn còn được lưu trữ trong Cục Lưu trữ Quốc gia Nga và một ngày sẽ được phát hiện. Biết đâu con số 5% dân số là thành phần địa chủ đã được đề xướng từ Chương trình CCRĐ “Của Bác”.
Một xã hội chỉ biết sợ và biết thù
Linh mục Lê Đức Trong tham dự họp đấu địa chủ đã kể lại: “Vào phòng họp, đội dõng dạc tuyên bố: ‘Bà con nông dân đề cao cảnh giác, vì địch nó ngồi ở đằng sau ta…’ Người ngồi sau run sợ ! Một lúc nữa, đội lại nói: ‘Bà con cảnh giác, địch nó ngồi ngay trước mặt ta’. Ngồi trước ngồi sau đều là địch cả. Không còn biết chọn chỗ nào nên ngồi! Sợ sệt và sợ sệt…!” Sau ba đợt đấu: đấu chính trị, đấu giảm tô vầ đấu cải cách ruộng đất, miền Bắc phủ một màu tang trắng. Sự kinh hoàng sợ hãi của cái chết bao trùm khắp nơi. Cuộc sửa sai gia tăng sự sợ hãi vì người tham gia cải cách nay sợ bị trả thù. Một xã hội chỉ biết sợ và biết thù là căn bản để ĐCS dựa vào đó xây dựng một nền chuyên chính vô sản, một thể chế công an trị còn tồn tại đến ngày nay.
Cũng cần nói CCRĐ đã phá tan nền tảng văn hoá nhân bản của dân tộc, phá tan phong tục cổ truyền và nếp sống làng thôn Việt Nam, để từ đó ĐCS dễ dàng áp đặt tư tưởng Nga Sô-viết và Trung Quốc của Mao vào cuộc sống của mọi tầng lớp dân chúng tại miền Bắc Việt Nam.
Cuối đời Hồ Chí Minh
Câu chuyện bà Năm bị xử bắn do cố vấn Trung Quốc và do Trường Chinh quyết định chỉ là một trong rất nhiều huyền thoại do chính ông Hồ dựng nên. Huyền thoại có thể dối gạt dân chúng. Nhưng sự thực mới có thể thuyết phục được nội bộ giới cầm quyền cộng sản Việt Nam đương thời. Nhiều bằng chứng cho thấy sau sửa sai, uy tín và quyền lực của Hồ Chí Minh đã mất dần và sau đó lọt vào tay Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.
Nghiên cứu về lịch sử cận đại Việt Nam mà thiếu tìm hiểu cặn kẽ vai trò của Hồ Chí Minh là một thiếu sót lớn. Thế nhưng tài liệu về Hồ Chí Minh lại thiếu, không có, hay lại đầy huyền thoại tuyên truyền dối trá. Bài viết trước người viết đã cho thấy việc ông Hồ ra lệnh bắn bà Năm nhằm xây dựng quyền lực cho ông và cho ĐCS Việt Nam (xin xem bài Vai Trò của Hồ Chí Minh trong Cải cách Ruộng đất hay bài Bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm và ông Hồ chí Minh để biết chi tiết). Bài viết này làm rõ thêm việc Hồ Chí Minh tạo ra những những huyền thoại chỉ để “bảo vệ uy tín của lãnh đạo, của chế độ”, trong khi CCRĐ đã giết hàng trăm ngàn dân vô tội.
Không riêng gì trong CCRĐ, cuộc đời Hồ Chí Minh đã gắn liền với đam mê quyền lực. Ngày 2/9/1945 là ngày mà ông Hồ đạt được tột đỉnh quyền lực, được đa số dân Việt ủng hộ. Ngày 2/9/1969 Hồ Chí Minh trút hơi thở cuối cùng, một trùng hợp ngẫu nhiên hay một hành động kết liễu một đời người? Càng ngày càng nhiều chỉ dấu cho thấy vào cuối đời Hồ Chí Minh trong tay không còn chút quyền lực hay chỉ là một người tù trong một nhà tù do chính ông dựng lên.
Hiểu rõ sự thực cuộc đời của Hồ Chí Minh chẳng những giúp chúng ta hiểu thêm về con người thật của ông mà còn giúp chúng ta viết lại một lịch sử cận đại Việt Nam. Một lịch sử đầy huyền thoại tuyên truyền dối trá chỉ nhằm để “bảo vệ uy tín của lãnh đạo, của chế độ”.
31/8/2010, Melbourne, Úc Đại Lợi

“BÁC” HỒ: PHÚT NÓI THẬT!

LGT: Đây là loạt bài “Phỏng Vấn Các Nhân Vật Đông Tây Kim Cổ” viết theo lối fiction (giả tưởng) nhưng lại “gần như thật” vì tác giả y cứ vào tài liệu và quá trình hoạt động của các nhân vật được phỏng vấn.
Ký giả Vịt Trời mà một trong những bút hiệu khác của nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn, tác giả tập truyện best seller “Người Đàn Bà Mang Thai Trên Biển Đông”. Ông hiện là chủ nhiệm, chủ bút tuần báo Tiếng Dân phát hành ở San José.  
*
Nhiều năm trước đây, lúc còn là ký giả của báo Nhân Dân, ký giả Vịt Trời có lần đã được theo Phó Tổng Biên tập Bùi Tín vào lăng “Bác” để phỏng vấn “Người”. Do đó, giữa “Bác” Hồ và ký giả Vịt Trời là sự quen biết lớn, đi lại thân tình. Cuộc đời dài 79 năm của “Bác” chứa đựng nhiều bí mật. Một số chi tiết về cuộc đời của “Bác” được các ngòi bút đàn anh của ký giả Vịt Trời viết thành truyện trinh thám, chuyện khoa học giả tưởng… rất ly kỳ, được phổ biến rộng rãi.
Cách đây 8 năm, ngày 19-5-2002, nhân sinh nhật lần thứ 102 của “Bác”, ký giả Vịt Trời đón xe Honda ôm đến quảng trường Ba Đình vào lăng viếng “Bác”, nhân tiện phỏng vấn “Người” ít câu theo yêu cầu của một số độc giả.
Lăng “Bác” được bảo vệ cẩn mật. Có hẳn một Bộ Tư lệnh bảo vệ lăng. Khi ký giả Vịt Trời còn cộng tác chung với đồng chí Bùi Tín tức ký giả Thành Tín ở báo Nhân Dân, Tư lệnh Quân khu Thủ đô là Thiếu Tướng Lư Giang và Tư lệnh bảo vệ lăng là đồng chí Võ Bẩm. Tấm giấy ra vào lăng do đồng chí Võ Bẩm cấp năm xưa vẫn còn trong túi. Ký giả Vịt Trời ung dung bước vào. Thấy hàng chữ đỏ KISS ME trên giấy ra vào lăng của ký giả Vịt Trời, đồng chí vệ binh khẩn trương đưa ký giả Vịt Trời vào lăng gặp “Bác”.
-Ký giả Vịt Trời (KGVT): Xin kính chào “Bác”! “Bác” có nhận ra cháu không?
-Bác Hồ: Chào chú! À, để xem… à, chú Vịt Trời! Chú ngồi xuống đây. Bác nhớ chú rồi, trước đây chú công tác ở báo Nhân Dân. Uống với Bác một cốc nước chè xanh, Bác sống đạm bạc chẳng có gì thết đãi chú!
-KGVT: Cảm ơn “Bác”! Chỗ “Bác” cháu thân tình, “Bác” cũng chả cần bày ra cái trò ma sống đạm bạc ấy làm quái gì. Bảo cô nào phục vụ “Bác” cho cháu xin bình trà Long Tĩnh với vài lát sâm già của Bắc Triều Tiên tặng. Đi đường xa mệt bỏ mẹ!
-Bác Hồ: Được! Để Bác gọi bọn nó. Này, chú đến đây thăm Bác hay có việc gì không?
-KGVT: Dạ thưa “Bác”, cuộc đời cách mạng của “Bác” người ta đã nói nhiều rồi. Nhưng chắc vẫn còn chưa nói hết. Hôm nay xin “Bác” cho biết thêm vài điều.
-Bác Hồ: Để Bác nói cho chú Vịt Trời nghe, mấy lần trước chú đến gặp Bác đều có người đi cùng. Thế nên Bác không có dịp tâm tình với chú. Nay có hai Bác cháu mình thôi, chú muốn biết thêm điều gì cứ hỏi!
-KGVT: Dạ, cháu xin cảm ơn “Bác”. Trước tiên cháu xin hỏi về tiểu sử của “Bác”. Theo như các tài liệu của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, thì “Bác” sinh ngày 19-5-1890, có phải không ạ?
-Bác Hồ: Tài liệu thì ghi thế, nhưng Bác nói thực với chú, chính Bác đây cũng không biết Bác sinh ngày nào nữa. Thế nên khi viết thư cho chính quyền Pháp ở Đông Dương, Bác dùng một ngày tháng năm sinh khác. Khi sang Pháp, làm đơn xin học để sau này làm công chức thuộc địa, Bác lại dùng một ngày tháng năm sinh khác.
-KGVT: Thưa “Bác”, thế thì cái ngày 19-5 do đâu mà có?
-Bác Hồ: Tình cờ thôi chú ạ! Chắc chú nhớ giữa tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh. Quân đội Quốc Dân Đảng Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch vào tước khí giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc. Ở phía Nam có quân Anh, Ấn và quân đội Pháp được quân Anh cho nấp bóng. Mười tám vạn quân Quốc Dân Đảng do Lư Hán chỉ huy là mối đe dọa hết sức nguy hiểm, bởi vì phó tướng phụ trách về chính trị của Lư Hán là Tiêu Văn đã nhìn thấy Bác và các đồng chí xung quanh đều là Cộng sản, y cứ gườm gườm muốn ăn tươi nuốt sống bọn Bác.
-KGVT: Thưa “Bác”, vậy để tránh mối nguy đó, “Bác” và các đồng chí lãnh đạo đã làm gì?
-Bác Hồ: Bác phát động “Tuần lễ Vàng”, nói là để lấy vàng mua vũ khí đánh Pháp ở miền Nam, thật sự là để Bác hối lộ cho Lư Hán cùng hai phó tướng Tiêu Văn và Chu Phúc Thành để bọn chúng rút về cho sớm, nhường phần đất Bắc vĩ tuyến 16 cho quân Pháp vào tiếp thu.
-KGVT: Thưa “Bác”, thế thì ta đuổi sói đi lại rước hổ về nhà!
-Bác Hồ: Thì đành là thế, nhưng chú nên hiểu điều này, là tuy quân xâm lăng Pháp lúc nào cũng âm mưu thôn tính nước ta nhưng ít nguy hiểm cho Đảng Cộng sản Đông Dương, cho chính quyền Việt Minh hơn là quân Quốc Dân Đảng. Bác ký hiệp định sơ bộ 6-3-1946 đồng ý cho quân Pháp để bộ lên Hải Phòng, rồi tháng 5-1946 vào Hà Nội. Để tỏ tình thân hữu với quân xâm lăng Pháp, Bác ra lệnh phải treo cờ khắp Hà Nội.
-KGVT: Thưa “Bác”, thế quần chúng có phản ứng gì với việc treo cờ đón quân xâm lăng Pháp?
-Bác Hồ: Dĩ nhiên là quần chúng thắc mắc. Nhận thấy việc này có thể gây nên làn sóng phản đối việc làm của Bác và Chính phủ, Bác và các chú Tô, chú Văn, chú Khu, chú Giám mới phao tin lên chuyện treo cờ là để kỷ niệm sinh nhật của Bác 19-5. Từ đó về sau mới thành lệ. Nói cho chú biết thế thôi, chả phải bác sinh ngày ấy đâu.
-KGVT: Thưa “Bác”, tài liệu sách vở của Đảng và Nhà nước đều nói “Bác” xuất dương năm 1911 là để tìm đường cứu nước. Vậy sao khi sang Pháp, “Bác” lại xin vào học ở Trường Đào tạo Công chức Thuộc địa?
-Bác Hồ: Sau này mới phịa ra, chứ hồi năm 1911 Bác có biết gì đâu mà xuất dương tìm đường cứu nước! Mộng của Bác lúc ấy là về nước làm một công chức cho chính quyền thuộc địa, cơm no áo ấm, hãnh diện với làng nước. Không may, đơn ấy bị bác. Cũng nhờ mấy năm ở Pháp mà Bác có được một cái tên và chụp được mấy tấm ảnh mà sau này trong một thời gian dài đã góp phần tạo thêm uy tín cho Bác đấy, chú Vịt Trời ạ.
-KGVT: Thưa “Bác”, chuyện có vẻ hay nhỉ, xin “Bác” kể cho cháu nghe với!
-Bác Hồ: Hồi ấy ở Paris có tờ báo tiếng Pháp lấy tên là “Người cùng khổ” do nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền và luật sư Phan Văn Trường chủ trương. Hai người lấy chung bút hiệu là Nguyễn Ái Quốc. Bác cũng tập tễnh viết một bài văn ngắn đưa vào cho hai vị ấy chữa lại rồi đem đi đăng, vẫn ký Nguyễn Ái Quốc. Thấy cái tên hay, sau này Bác lấy làm tên Bác luôn. Chắc chú cũng có đọc những gì Bác viết, tiếng Việt Bác viết còn chả tới đâu, nói gì tiếng Pháp. Thế nhưng sau này các chú lại nhanh trí phịa ra là Bác làm báo tiếng Pháp ở Paris. Tài thế!   
-KGVT: Thưa “Bác”, hôm nay cũng chẳng phải là phỏng vấn gì, chỉ là hai bác cháu mình tâm tình với nhau. “Bác” có gì hay hay trong đời cách mạng, xin “Bác” cứ kể để cháu nghe mà học hỏi. Chuyện gì cũng được “Bác” ạ!
-Bác Hồ: Bác có cái này, kể cho chú nghe để chú học khôn. Mình vẫn có thể tự đề cao mình! Mình viết sách kể lể những chi tiết về cuộc đời cách mạng của mình, dĩ nhiên là những chi tiết ấy bịa ra sao cho có lợi cho mình.
-KGVT: Thưa “Bác”, làm thế người ta cười mình chết!
-Bác Hồ: Chú dại lắm! Biết thế nào được mà cười! Thí dụ như Bác viết “Đời hoạt động của Bác Hồ” hoặc viết “Vừa đi đường vừa kể chuyện” lấy tên Trần Dân Tiên, T.Lan. Trần Dân Tiên là ai, bao nhiêu tuổi, tác giả một quyển sách viết về cuộc đời Chủ tịch của một nước, thế mà chả ai biết ông ấy là ai! Làm sao mà biết được, khà khà, chính là Bác đây!
-KGVT: Thưa “Bác”, “Bác” thật là cao kiến!
-Bác Hồ: Lại chả cao! Không cao kiến mà lại làm Chủ tịch nước!
-KGVT: Thưa “Bác”, “Bác” về nước lần đầu năm 1941.Cứ theo tài liệu, ‘Bác” sinh năm 1890, vậy năm ấy “Bác” 51 tuổi. Mấy ông mà cháu quen biết, có ông đã hơn 51 tuổi rồi mà đêm nào cũng hát karaoké, rồi lại nhảy đầm liên miên, anh anh em em với các cô tiếp viên ngọt xớt, thế năm 1941 “Bác” mới có 51 tuổi mà sách vở nào người ta cũng gọi Bác” là ông Cụ, ông Cụ Ké. Như thế họ có xử ép “Bác” lắm không?
-Bác Hồ: Chú nói đến đâu, Bác lại giận cái lũ khốn ấy đến đấy!
-KGVT: Thưa “Bác”, ai lại cả gan làm “Bác” giận thế?
-Bác Hồ: Thật là Bác già mà còn dại chú ạ! Bác mắc lỡm cái đám tay chân của mình. Cái bọn ấy nó xúi dại Bác là cứ tuyên bố là Bác độc thân, để Bác có thêm uy tín này nọ để bịp người ta. Còn Bác thì lúc ấy nghe bọn nó nói cũng bùi tai nên nghe theo. Chứ năm ấy Bác mới ngoài năm mươi tuổi, cha già dân tộc, nghe thì hách thật, chứ thật ra nhiều đêm nó cũng… trằn trọc lắm chú ạ! Chú cũng biết Bác nào có bất lực gì cho cam! Bác cũng như mọi người thôi!
-KGVT: Thưa “Bác”, thế nhưng với quyền hành mà “Bác” có, “Bác” muốn chuyện gì thì không được, chứ chuyện “giải quyết” thì có khó gì?
-Bác Hồ: Vẫn biết thế chú Vịt Trời ạ. Thế nhưng cứ lén lén lút lút, mất cả thoải mái đi. Thà là nói huỵch tẹt ra một lần, chứ cứ nay khui ra chuyện này, mốt lòi ra chuyện nọ, Bác khổ tâm lắm chú ạ!
-KGVT: Thưa “Bác”, hồi sửa sai Cải cách Ruộng đất, “Bác” có khóc với đồng bào, xin nhận lỗi phải không ạ?
-Bác Hồ: Có! Nhưng mà chỗ Bác với chú, Bác nhắc chú nghe một chuyện hơi xưa một chút. Tào Tháo là người đa nghi, khi ngủ không muốn ai lại gần, sợ bị ám sát. Liền nói với tả hữu là mình có bệnh ngủ mê giết người, chớ nên lại gần kẽo mất mạng. Ngày kia Toà Tháo ngủ trưa, giả vờ làm rớt tấm chăn, tên quân hầu liền lại gần nhặt lên, đắp cho Tào Tháo. Tào Tháo liền lấy gươm chém chết tên quân hầu rồi ngủ lại như cũ. Tỉnh dậy, giả vờ khóc lóc thương tiếc tên quân hầu. Từ đấy về sau, khi Tào Tháo ngủ không ai dám lại gần. Bác học ở Tào Tháo cái cách khóc ấy đấy chú ạ! Thỉnh thoảng sau khi làm cái gì bậy, Bác lại khóc kiểu ấy. Thiên hạ chẳng biết đâu mà mò!
-KGVT: Thưa “Bác”, té ra “Bác” khóc kiểu ấy không phải có một lần duy nhất?
-Bác Hồ: Hồi tháng 3-1946, Bác đi ra vịnh Hạ Long, lên chiến hạm Pháp ký với Pháp một thỏa ước cho phép Pháp được đổ bộ lên miền Bắc để thay quân Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch mà “tiếp phòng” miền Bắc. Nhiều người cho rằng Bác làm như vậy là phản bội cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Nam đã bắt đầu ngày 23-9-1945, là bán nước. Nhưng chú nghĩ xem. Bác thì sợ quận Lư Hán hơn. Pháp vào, quân Quốc Dân Đảng rút đi, Bác mới rảnh tay tiêu diệt các đảng phái Quốc Gia. Lúc Bác đi ký hiệp ước về tới Hà Nội, có một cuộc biểu tình được tổ chức ở Nhà hát lớn. Bác đứng trên bao lơn Nhà hát lớn, Bác khóc hô hố, đấm ngực thề rằng: “Tôi, Hồ Chí Minh không bao giờ bán nước!” Thế mà có khối người tin đấy chú ạ!      
-KGVT: Thưa “Bác”, thế thì “Bác” đáng bậc thầy của Tào Tháo rồi.
-Bác Hồ: Chú giỏi lắm! Đời Bác đã nghe người ta nịnh nhiều rồi, nhưng chỉ có câu nịnh của chú là Bác thích nhất! Tào Tháo có khóc thì tên hầu cũng bị giết; còn Bác khóc thì Pháp đã đổ bộ lên miền Bắc, khóc lần nữa thì bao nhiêu vạn mạng người cũng đã chết trong Cải cách Ruộng đất. Nhưng không làm thế thì làm sao mà lấy không ruộng đất của dân có ruộng được!   
-KGVT: Thưa “Bác” phải lắm ạ! Bác khóc lóc đâu ra đấy! Thưa “Bác” có những người xấu mồm họ nói hồi ở Trung Quốc, “Bác” chỉ điểm cho Tây bắt nhà cách mạng Phan Bội Châu?
-Bác Hồ: Chuyện cũ quá rồi chú ạ. Nhắc lại lỡ ra người ngoài nghe không tốt đâu. Để Bác kể chuyện này cho chú nghe, vui lắm! Chuyện Bác gạt được người ta mấy chục năm bằng một tấm hình.
-KGVT: Hình gì thế, thưa “Bác”?
-Bác Hồ: Hồi làm thợ chụp hình bên Tây, có một lần Bác đến nghe mấy ông Tây nói chuyện về chủ nghĩa Cộng Sản. Bác có đứng lên thắc mắc mấy câu, có chụp một tấm hình. Sau này tấm hình ấy được chú thích: “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tour năm 1920.” Có thế mà gạt người ta cho đến gần đây mới bị lật tẩy.
-KGV: Lật tẩy làm sao, thưa “Bác”?
-Bác Hồ: Đảng Cộng sản Pháp cho biết trong Đại hội Tour chả có ma nào người Á châu tên Nguyễn Ái Quốc cả. Còn những người có mặt trong tấm hình ấy cũng chả hề có mặt tại Đại hội Tour.
-KGVT: Thưa “Bác”, lừa gạt người ta có gì vui đâu, mà cũng đâu có lợi ích gì?
-Bác Hồ: Lạ nhỉ! Chú không thấy chuyện lừa gạt nười khác là vui à? Có lợi lắm đấy. Chuyện Bác phịa ra Bác tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tour tạo ra một huyền thoại làm tăng uy tín của Bác.
-KGVT: Thưa “Bác”, mấy lúc sau này, cháu nghe người ta nói nhiều chuyện về vợ con của “Bác”. Họ nói “Bác” có nhiều vợ lắm?
-Bác Hồ: Bác có chính thức lấy ai đâu mà gọi là nhiều vợ. Bác là đàn ông mà! Đi đây đi đó, Bác cũng có quen biết cô này, cô kia, sống chung với nhau một thời gian có gì là sai đâu?
-KGVT: Thưa “Bác”, cháu nói nói chuyện ấy sai bao giờ đâu. Cháu chỉ lạ là tại sao các đồng chí lãnh đạo lại giấu diếm chuyện ấy thôi!
-Bác Hồ: Thật là vẽ chuyện! Bác muốn làm người thì các chú ấy lại bắt Bác làm thầy tu! Này, chú có nghe bên Liên Xô lúcnày ra sao không?
-KGVT: Thì cũng nhì nhằng thôi, thưa “Bác”. Cháu nghe có người đòi kéo xác Lênin ra khỏi Lăng ở Quảng trường Đỏ, “Bác” ạ!
-Bác Hồ: Bác cũng đang lo chuyện ấy đấy. Kéo đi đâu thì kéo cho rồi. Để mãi ngứa ngáy quá.
-KGVT: Thưa “Bác”, bị kéo xác ra khỏi Lăng là một điều tệ hại. Sao “Bác” lại muốn thế?
-Bác Hồ: Chú nhìn xem Bác đây này, cái mặt xem tròn trịa hồng hào như thế. Chú nhớ tờ tạp chí Time tháng 9-1969 không. Cái bìa in hình Bác chụp tháng 5-1969, cái mặt đâu có được như thế. Sau người ta bơm, người ta độn đủ thứ vào mới được như ngày nay. Mặt thì thế, chứ bên trong mốc hết rồi chú ạ, Ngứa ngáy lắm. Hồi đó Bác cũng dại, thấy cái Lăng của cụ Lênin ham quá. Bây giờ cả Cụ, cả Bác đều không biết sau này ra sao. Thật là vật đổi sao dời chú Vịt Trời ạ!
-KGVT: Thưa “Bác”, sau này cháu có nghe các đồng chí lãnh đạo Đảng hay nói ta lấy kim chỉ nam là Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh. Vậy tư tưởng Hồ Chí Minh là cái gì vậy, thưa “Bác”?
-Bác Hồ: Lại mấy thằng vẽ chuyện. Nói nhỏ cho chú nghe cái này: Làm đếch gì có cái tư tưởng đó. Hồi Đại Hội Hai của Đảng ở Việt Bắc năm 1951, Bác lỡ miệng nói với Nguyễn Văn Trấn là Bác chẳng có tư tưởng nào cả ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác. Thì Bác có sao nói vậy, ai ngờ hắn để tâm nhớ, sau này viết trong quyển sách “Viết cho Mẹ và Quốc Hội”. Trong lúc người ta tuyên bố rầm rĩ về tư tưởng Hồ Chí Minh, tuy rằng có xạo thật, nhưng cũng làm vinh dự cho Bác, thế mà Nguyễn Văn Trấn nói thế thì có khác gì nói Đảng nói láo, nói Bác dốt đặc!
-KGVT: Thưa “Bác”, thế tại sao lại phải nói tới tư tưởng Hồ Chí Minh một cách trễ tràng như vậy?
-Bác Hồ: Trước đây chú không nghe nói tới tư tưởng Hồ Chí Minh, phải không? Chú thắc mắc tại sao bây giờ lại có chứ gì? Hồi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, đảng ta đứng trước một cuộc khủng hoảng sâu sắc về tư tưởng ý thức hệ chủ nghĩa. Tuyên huấn Trung ương có sáng kiến tâp họp một số lời nói, bài viết, kể cả hành động của Bác để xây dựng riêng một hệ tư tưởng mới, mang tính dân tộc hơn để gần gũi hơn với quần chúng Việt Nam. Do đó mới nảy ra mấy chữ tư tưởng Hồ Chí Minh.
-KGVT: “Thưa “Bác”, thế thì có tư tưởng Hồ Chí Minh thật đấy chứ?
-Bác Hồ: Có quái gì! Tội nghiệp cho Tuyên huấn Trung ương và mấy chú lý thuyết gia khổ công tìm kiếm, hệ thống hóa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh! Cho mãi tới giờ chú có biết tư tưởng Hồ Chí Minh là gì không? Cóthấy không? Ra làm sao? Bác đây còn chưa biết là mình có cái tư tưởng đó nữa kìa. Nhưng tội nghiệp cho các chú ấy, sắp chết đuối thấy cái gì nổi trên mặt nước thì cứ vớ lấy. Thế thôi!
-KGVT: Thưa “Bác”, “Bác” và “Bác” Mao tuổi cũng suýt soát nhau, lãnh đạo hai nước ở cạnh nhau. Cháu xin hỏi thật “Bác”, công tâm mà nói thì giữa “Bác” và “Bác” Mao ai vĩ đại hơn?
-Bác Hồ: Chú nên nhớ một điều là nước Tàu rộng gấp 30 lần nước ta, dân số đông gấp 16 lần nước ta. Người ta nói Mao chủ tịch đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cái chết của mấy chục triệu người trong kế hoạch “Bước nhảy vọt vĩ đại” và “Đại Cách mạng Văn hóa”, là lãnh tụ làm chết nhiều nhân mạng nhất từ cổ tới kim trong lịch sử nhân loại. Hừ, chưa chắc!
-KGVT: Chưa chắc điều gì, thưa “Bác”?
-Bác Hồ: Cứ lấy thành tích của Bác và Đảng Cộng sản Việt Nam nhân lên 16 lần rồi đem đặt vào nướcTàu. Chưa chắc ai đã hơn ai đấy chú ạ. Cải cách Ruộng đất chỉ phát động trên miền Bắc với 20 triệu dân, nước Tàu thời Mao Chủ tịch có 800 triệu. Nhân số người chết trong Cải cách Ruộng đất lên 40 lần đi. Trong mấy năm cải cách ngắn ngủi, ở một miền Bắc nhỏ bé như vậy mà Bác còn làm được như thế thì giao nước Tàu vào tay Bác xem! Chưa biết mèo nào cắn mĩu nào đấy chú!
-KGVT: Thưa “Bác”, lúc “Bác”còn sống, trong những cuộc mít-ting quần chúng phải tung hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm!”, lúc ấy “Bác” nghĩ gì, cảm tưởng của “Bác” ra sao ạ?
-Bác Hồ: Thì cũng như mọi người phải tung hô “Hoàng thương vạn tuế” hồi xưa vậy”. Còn cảm tưởng của Bác thì cũng giống như các ông vua khi nghe thần dân tung hô “Hoàng thượng vạn tuế” vậy thôi.
-KGVT: Thưa “Bác”, hồi “Bác” mất, cháu thấy Chú Duẫn, Chú Khu, Chú Đồng, Chú Tố Hữu khóc lóc quá mức. Chắc các Chú ấy thương “Bác” lắm?
-Bác Hồ: Ối dào! Chú mà cũng tin bọn ấy nữa à?
-KGVT: Tin chứ “Bác”! Thưa “Bác”, còn một số đồng bào cũng khóc!
-Bác Hồ: Quần chúng mà được thông tin đầy đủ như ở miền Nam hoặc các nước tự do, Bác mất, người ta còn khóc gấp mười lần nữa đấy chú ạ! Chả phải khóc bao nhiêu ấy đâu!
-KGVT: Tại sao vậy, thưa “Bác”?
-Bác Hồ: Còn sao nữa! Quần chúng sẽ vừa khóc vừa nói với nhau: “Tức thật, mãi bây giờ mới chịu chết!” Họ khóc vì tiếc đấy chú ạ!  
-KGVT: Thưa “Bác”, họ tiếc thương “Bác”?
-Bác Hồ: Khỉ! Chú lại nịnh Bác nữa rồi! Chắc lại định xin Bác chức gì đây? Kìa, chú Vịt Trời, chú làm gì mà hốt hoảng thế ; chú trông thấy cái gì à?
-KGVT: Thưa “Bác” phải, mấy cái nấm mốc nó mọc đến cổ “Bác” rồi đấy “Bác” ạ!
-Bác Hồ: Bác biết rồi, chắc cũng chẳng còn bao lâu Bác cũng rời chỗ này. Cái thằng Boris Yeltsin nó mới đòi đuổi nhà cụ Lê ở Quảng trường Đỏ, nay mai thế nào lại chả tới lượt Bác! Mẹ! Đời nước lớn, nước ròng…
Ký giả VỊT TRỜI   
Email: laomoc45@yahoo.com

Nhà báo Úc nói về vụ quan chức Việt Nam nhận hối lộ

2011-01-27
RFA hỏi chuyện nhà báo Nick McKenzie của tở The Age về những tình tiết mới trong vụ án ngân hàng Securency bị cáo buộc đưa hối lộ cho cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê ĐứcThúy.
RFA PHOTO
Tiền đồng Polymer của Việt Nam.

Thứ hai tuần này, hai ký giả Nick McKenzie và Richard Baker thuộc tờ The Age của Úc tiếp tục đưa ra một bài báo khác về vụ hối lộ từ ngân hàng Securency của Úc.
Bài báo trực tiếp cáo buộc cựu thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã nhận hối lộ từ ngân hàng Securency của Úc để trao cho công ty này hợp đồng in tiền Polymer tại Việt Nam hồi năm 2002. Đây là một trong loạt bài điều tra do hai ký giả này thực hiện liên quan đến vụ hối lộ này kể từ tháng 5 năm 2009.

Đáng nghi ngờ

Việt Hà có cuộc nói chuyện với nhà báo Nick McKenzie về những tình tiết mới của vụ án. Trước hết nhà báo McKenzie cho biết về những tình tiết mới mà hai nhà báo vừa tìm ra như sau:
Việc làm ăn này của Securency là rất đáng nghi ngờ. Điều mà thính giả đài RFA cũng nên biết đó là Securency thuộc sở hữu của ngân hàng dự trữ trung ương Úc.
Nick McKenzie
Nick McKenzie: “Hôm thứ hai vừa rồi chúng tôi có viết một bài báo điều tra về một công ty của Úc tên là Securency thuộc Ngân hàng dự trữ trung ương Úc, cung cấp tiền polymer cho Việt Nam. Nhưng để thắng được hợp đồng này, ngân hàng Securency đã hối lộ cựu thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy, trả tiền cho con trai của ông ta được học ở một trường đại học có tên là Durham ở Anh. Chúng tôi tin là để có hợp đồng này Securency đã hối lộ ông Lê Đức Thúy, người hiện vẫn giữ một ví trí rất cao ở Việt Nam.
Thông tin mà chúng tôi có được cho chúng tôi thấy là việc làm ăn này của Securency là rất đáng nghi ngờ. Điều mà thính giả đài RFA cũng nên biết đó là Securency thuộc sở hữu của ngân hàng dự trữ trung ương Úc. Vào khoảng thời gian từ 2000 đến 2002, Securency nhìn đến Việt Nam như một nơi để bán tiền polymer. Để làm việc được việc này Securency thuê Lương Ngọc Anh thuộc công ty CFTD, ông ta là người trung gian trong thương vụ này, ông ta được cho là mối quan hệ khăng khít với nhiều quan chức cao cấp trong chính phủ, đặc biệt là bộ nội vụ lúc đó.”
Việt Hà: Thông tin mà ông đưa ra trong bài báo thì khoản tiền này là 15 triệu đô la, vậy ông có biết chính xác ông Lương Ngọc Anh được bao nhiêu, ông Lê Đức Thúy Được bao nhiêu và luồng tiền đi như thế nào đến tay người nhận?
Nick McKenzie: “Lương Ngọc Anh được trả cực cao, khoảng 15 triệu đô la ÚC tương đương 15 triệu đô la Mỹ bây giờ để giúp Securency có được hợp đồng này ở Việt Nam. Các nguôn tin mà chúng tôi có được cho thấy khoản tiền này được dùng để bôi trơn để lấy được hợp đồng, khoản tiền này được trả cho những người có quyền ở Việt Nam. Khoản tiền này được chuyển đến nhiều tài khoản khác nhau trên thế giới, trong đó có một tài khoản ở Thụy sĩ và Hồng Kông. Câu hỏi cần phải đưa lúc này, mà theo tôi chính là câu hỏi mà giới chức Việt nam điều tra tham nhũng phải hỏi là tại sao tiền được trả vào tài khoản của Thụy Sĩ, và tại sao tiền hoa hồng trị giá đến 15 triệu đô la để lấy được hợp đồng, thương vụ này là rất đáng nghi ngờ. Người dân Việt Nam xứng đáng được nghe câu trả lời hợp lý.
000_Hkg4508282-200.jpg
Cựu thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy. AFP PHOTO.

15 triệu đô la này bao gồm cả tiền trả cho Lương Ngọc Anh và trả cho công CFTD như là tiền hoa hồng. Có một người nữa cũng làm cho công ty tên là Nguyễn Quang Nam, mà theo tôi đang là phó tổng giám đốc của CFTD cũng được trả một khoản khá lớn trong số 15 triệu đô la đó. Cho nên 15 triệu đó được trả bao gồm tiền hoa hồng và với một số người thì là tiền hối lộ. Chúng tôi tin là khoản tiền này cũng được trả cho Lê Đức Minh, lúc đó ông ta làm việc cho Banktech cũng thuộc CFTD. Có nghĩa là 15 triệu đô la được trả cho học phí tại đại học của con trai ông Lê Đức Thúy, mà tôi tin là hàng chục nghìn đô la, và tôi tin là Lê Đức Minh cũng nhận một phần trong khoản tiền này.”

Nên điều tra ngay

Việt Hà: Trong bài báo mới nhất ông cũng nói là khoản tiền này được chi trả cho một số quan chức chính phủ, vậy ngoài những tên được nêu, còn những ai nữa trong chính phủ Việt Nam cũng có khả năng được chia khoản tiền này?
Nick McKenzie: “Chúng tôi chưa có tên để có thể công bố trước mọi người bây giờ, chúng tôi vẫn trong giai đoạn tìm hiểu, điều tra vụ bê bối này, nhưng cần phải tập trung sự chú ý vào họ hàng của Lương Ngọc Anh, họ là ai? Hồ sơ từ chính phủ Úc cho biết Lương Ngọc Anh cũng chính là một quan chức chính phủ, nhưng bố của ông ta và bố vợ ông ta cũng từng hoặc đang nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính phủ, chúng tôi tin là họ hàng của Lương Ngọc Anh cũng nằm ở nhiều bộ ngành khác nhau trong chính phủ, như bộ công an chẳng hạn.”
Việt Hà: Theo thông tin mà các ông có được thì cảnh sát liên bang Úc đã điều tra vụ này được đến đâu, và chúng ta có thể hy vọng những tiến triển mới trong thời gian gần đây không thưa ông?
Việt Nam nếu thực sự nghiêm túc điều tra vụ này thì họ phải nhìn vào những vấn đề tôi vừa nói, và vụ này nếu được điều tra tại Việt Nam sẽ có kết quả.
Nick McKenzie

Nick McKenzie: “Đã có một phần điều tra đã được hoàn tất ở Úc thuộc Cảnh sát điều tra liên bang, kết quả của cuộc điều tra đã được trình bày tại hạ viện tức là cho phép phía Hạ viện tham gia điều tra. nhưng thính giả Việt Nam phải hiểu là chưa có bất cứ một quan chức nào của Việt nam bị điều tra tại Úc liên quan đến vụ bê bối này. Úc chỉ điều tra những người Úc  thôi. Việc điều tra quan chức Việt nam thì hoàn toàn tùy thuộc vào phía giới chức Việt Nam. Và cho đến lúc này tôi không thấy họ  sẵn sàng muốn làm việc này. Vấn đề chung liên quan đến các vụ tham nhũng tại nhiều nước trên thế giới là việc điều tra thường kéo dài quá lâu hoặc bế tắc. Vào lúc này phía Việt Nam nên điều tra vụ này một cách nghiêm túc vì có liên quan đến các quan chức cao cấp của chính phủ.
Cho đến giờ tôi vẫn không thấy phía Việt Nam điều tra vụ này một cách nghiêm túc, không thấy bất cứ một báo cáo nào cho thấy những quan chức có dính líu đến vụ này bị thẩm vấn điều tra, không có giới chức nào hỏi về các tài khoản đáng nghi ngờ ở nước ngoài. Cơ quan điều tra chống tham nhũng của Việt Nam nếu thực sự nghiêm túc điều tra vụ này thì họ phải nhìn vào những vấn đề tôi vừa nói, và vụ này nếu được điều tra tại Việt Nam sẽ có kết quả. Và theo tôi họ nên điều tra ngay lập tức.”
Việt Hà: Các ông bắt đầu điều tra vụ án này từ bao giờ, và các ông có gặp khó khăn gì từ phía Việt Nam khi điều tra?
Nick McKenzie: “Chúng tôi bắt đầu điều tra vào cuối năm 2008. Mất 6 tháng để điều tra để chúng tôi đưa ra bài báo đầu tiên. Việc lấy được các câu trả lời và phản hồi từ việt Nam hết sức khó khăn, chúng tôi cố gắng liên hệ với CFTD, với Lương ngọc Anh và các quan chức chính phủ, đại sứ Việt nam thậm chí cả ngân hàng nhà nước Việt Nam nhưng câu trả lời mà chúng tôi có từ họ là hoàn toàn số 0. Không một ai trả lời gì chúng tôi cả. Những vụ án liên quan đến tham nhũng ở Việt nam luôn luôn khó điều tra nếu so với các nước khác mà chúng tôi đã điều tra. Tại các nước khác chúng tôi  có được các phản hồi và thông tin từ các quan chức chính phủ khá dễ dàng hơn so với Việt Nam. Ngoài ra việc thiếu tự do báo chí ở Việt nam cũng làm cho cuộc điều tra trở nên khó khăn hơn.”
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho đài chúng tôi buổi phỏng vấn này.

Theo dòng thời sự:

VĂN HÓA VÀ CHÍNH QUYỀN

Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên
TƯƠNG TÁC GIỮA TÔN GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ TRONG TIẾN TRÌNH THĂNG HÓA LỊCH SỬ NHÂN LOẠI
Văn Hóa vừa là nền móng, vừa là nội dung, vừa là hướng vươn lên của Con Người, của lịch sử Dân Tộc và Thế Giới. Chính Quyền có nhiệm vụ nhất thời là nối kết, lãnh đạo, tạo điều kiện cho Con Người xây dựng, bảo vệ, phát huy đặc tính Dân Tộc, tiến tới kiến tạo một Thế Giới Dân Chủ, Tự Do, Điều Hợp, Hòa Bình, Phát Triển. Đây không còn là mơ ước của các vị Chân Nhân của Loài Người từ ngàn xưa nữa, mà đang là nhu cầu thực tại của Nhân Loại sống giữa Thế Giới hôm nay.
Các nhà Văn Hóa của Nhân Loại, gồm các bậc Giác Ngộ như Đức Phật, Đấng Christ, Bậc Tiên Tri, các vị Chân Sư Đạo Học Minh Triết, các Văn Nhân Thi Sĩ…đều cùng biểu hiện Tâm Linh Trí Tuệ của mình ra, để hướng dẫn Con Người trên con đường đi lên xây dựng cuộc sống đep, đúng, lành và luôn luôn mới, nhằm cùng kiến tạo một Xã Hội Người, thánh thiện, nói lên đầy đủ Văn Hóa Tính.
Nhưng những tư tưởng thánh thiện minh triết đó, đều vì trình độ ý thức của đại khối người còn quá thấp kém hạn hẹp, nên chưa theo kịp, phần khác lại bị những kẻ có quyền lực trong tay, thường chỉ biết sử dụng như một phương tiện tinh thần, dùng vào việc khống chế niềm tin của Con Người, khiến Con Người ngoan ngoãn trở thành những bầy tôi trung thành, phục vụ cho kẻ nắm được quyền lãnh đạo xã hội.
Chính vì thế mới có hiện tượng Văn Hóa phục vụ cho Chính Quyền, vốn là thế lực nhất thời làm hư năng lực trường cửu. Khiến kỷ cương Văn Hóa bị đảo điên, bị ngắt ra từng đoạn. Xã Hội đọa lạc. Chính Quyền biến thành tà quyền bá đạo. Chung cuộc nạn nhân vẫn là Con Người. Những đường hướng tốt đẹp, tích cực khai mở Tâm Thức Con Người, nhằn phục vụ Loài Người của các bậc Chân Nhân Thượng Trí, chỉ còn là giấc mơ giữa cuộc sống khổ đau, đầy đọa lừa dối, bóc lột, tra khảo, chém giết lẫn nhau.
Thế nên, lời khuyên đúng nhất, chân thật nhất vẫn là lời của bậc Toàn Giác: “Mỗi Người tự thắp đuốc lên mà đi”. Khi đuốc linh tuệ từ tâm mỗi người đã tự thắp sáng, tức là đã nhìn ra được chính tự thân mình: Có Quyền Tự Do, có Trách Nhiệm Tự Chủ và có Năng Lực Sáng Tạo, mới ý thức được chính mình, phải làm chủ lấy mình, trách nhiệm về mọi hành vi của mình, và nhận ra Con Người là Nguyên Nhân của Lịch Sử Loài Người.
CHÍNH DANH TỪ THUỞ BAN ĐẦU
Thực ra, ngay từ khi Nhân Loại chập chững biết sống cuộc sống quần tụ, thoát khỏi cuộc sống Mặc Thức Nhân Nhiên, bước vào cuộc sống Ý Thức Nhân Loại, thì Con Người đã tự nhiên tuân theo tập quán, sau đó là tin tưởng, mà phân công trong việc dìu dắt Bộ Tộc.
1- Chăn dân, chiến đấu kiếm sống trong thực tế thuộc quyền Tộc Trưởng hay còn gọi là Tù Trưởng.
2- Giao tiếp với Trời, Thần, Ma, Quỷ thiêng liêng, chữa bệnh, gìn giữ tập tục, thuộc quyền các Pháp Sư, hay có nơi gọi là Phù Thủy, Ông Đồng, Bà Cốt.
Đây là những nét phác thảo thô sơ về đầu mùa của cuộc sống Ý Thức Người. mà đây cũng là sự phân công rất hợp lý do nhu cầu cuộc sống đòi hỏi. Phần tinh thần Chỉ Đạo thuộc quyền Pháp Sư. Phần thực tế Lãnh Đạo, thuộc quyền Tộc Trưởng. Cả 2 đều tin dựa vào Thần Quyền mới có mạng số thực quyền đối với con dân. Sau này gọi đó là Văn Hóa Chỉ Đạo, hay Giáo Quyền hướng dẫn tâm linh và Chính Quyền Lãnh Đạo, hay Thế Quyền cai trị xã hội.
Nhưng càng ngày Ý Thức Người càng biến thiên, nặng về tranh cướp quyền lực cá nhân, nên hai lãnh vực Chỉ Đạo và Lãnh Đạo luôn luôn muốn lấn vượt nhau. Cuộc sống càng trở nên gay gắt, tranh giành mỗi lúc một quyết liệt, thì khuynh hướng độc quyền càng có cơ hội lớn mạnh. Rồi gom hai thứ thành một. Bắt thứ này phục vụ cho thứ kia, hay ngược lại, khiến cho cuộc sống Ý Thức Nhân Loại gặp không biết bao tai ương cho đến giờ này vẫn chưa hết.
VƯƠNG QUYỀN VÀ VĂN HÓA
Khi Loài Người chính thức sinh hoạt trong cảnh sống Ý Thức Nhân Loại, thì các Quốc Gia Phong Kiến cũng thi nhau xuất hiện. Lúc đó Loài Người thực sự sống bằng ý thức tôn thờ người hùng chiến tranh. Quyền Lực Quốc Gia trong tay kẻ chiến thắng. Kẻ chiến thắng tối hậu làm Vua. Vua là Con Trời làm chủ nhân ông tuyệt đối của Quốc Gia. Dân thuộc quyền sở hữu của Vua. Quần Thần, có nơi cả các Thầy Tư Tế, Tu Sĩ, Đạo Sĩ, cũng đương nhiên là bầy tôi của Vua. Tức là Văn Hóa phải phục vụ Vương Quyền.
Có những nước thuộc thời cổ đại như Ai Cập, Trung Hoa, Vua là đại diện Thượng Đế, hay chính là Con Trời. Bởi thế việc tế Trời nhà Vua đảm nhận, Vua kiêm cả việc sắc phong các vị Địa Thần, Nhân Thần để cho dân chúng thờ kính. Vua cũng cử ra các quan trông coi việc tế tự. Tóm lại quyền thiêng liêng Vua cũng thu vào tay, nói chi đến Văn Học, Nghệ Thuật. Thứ gì đẹp ý Vua, thì được trọng dụng, phát huy, thứ gì không thích thì cấm chỉ.
Thời đó các nước phong kiến theo chế độ Con Trời này, thường là các Đế Quốc dữ tợn. Còn ở các tiểu quốc thì vẫn hiền lành trong sự phân công giữa Vương Quyền và Giáo Quyền. Nếu ở nơi còn tình trạng Đa Thần thì giới Văn Nhân, Đạo Sĩ được tôn quý, ngay nhà Vua cũng nể vì. Riêng các Tiểu Vương Quốc trong lục địa Ấn Độ thì đều đặt giới tu sĩ Ba La Môn lên thành đẳng cấp thượng đẳng trên Vương Quyền. Lục địa Ấn Độ không thống nhất bằng Vương Quyền Đế Quốc, mà lại thống nhất qua Giáo Quyền Bà La Môn. Đến thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch, Đại Đế Asoka, 268-232 trước TL, đùng binh đội thống nhất nước Ấn. Sau đó ông theo Đạo Phật, xiểng dương tinh thần Từ Bi, áp dụng vào việc cai trị, có nghĩa là lấy Đạo Phật làm Quốc Giáo cho cả Đế Quốc. Nhưng bản chất Đạo Phật là Đạo Giải Thoát không thích ứng với việc cầm quyền thống trị. Chinh vì vậy, mà sau thời đó, Đạo Phật bị đánh bật khỏi lục địa Ân Độ, Ba La Môn Giáo lại trở về nguyên vị toàn thống cho tới nay.
ĐẾ QUỐC VÀ VĂN HÓA
Lục địa Trung Hoa, sau thời xuân thu, chiến quốc, nhà Hán thống nhất được đất nước, lúc ấy Đạo Khổng đã phổ cập trong giới sĩ phu. Với thuyết chính danh, định phận, theo trật tự Trời, Đất, Người. Vua Tôi, Thầy Trò, Cha Con, Chồng Vợ, Anh Em, hết sức mạch lạc, nghiêm ngặt. Làm bầy tôi thì phải tận trung với Vua. Học thành tài để thờ vua, giúp nước. Những nguyên tắc đó rất thích hợp cho việc trị nước, an dân, củng cố Vương Quyền tuyệt đối. Nên Hán Võ Đế 140-87 trước Tây lịch, dùng thuật cai trị của Pháp Gia, kết hợp với Đạo Khổng để chủ đạo cho triều đại Nhà Hán. Khổng Tử được tôn thành Vạn Thế Sư Biểu. Đạo Nho thành kỷ cương của chế độ, dùng vào việc giáo hóa dân chúng và mở mang Đế Quốc. Ảnh hưởng khắp miền Á Đông, kéo dài tới hai ngàn năm, dù nhiều triều đại đã thay đổi, nhưng Nho Gia đại diện cho Văn Hóa Trung Hoa, trước sau vẫn lệ thuộc Vương Quyền.
Suốt thời gian dài trên 300 năm, Đạo Kitô bị cấm đoán, tàn sát tại Lamã, nhưng tín lý của Đạo đã đáp ứng với tâm thức Con Người thời đại, nên Đạo Chúa Kitô đã phát triển rất mạnh trong dân chúng bị trị ở khắp các Vương Quốc Âu châu. Năm 312, Hoàng đế Lamã Constantine thống nhất toàn bộ Âu Châu, nhà vua hiểu được rằng: Muốn thực sự nắm trọn được tư tưởng và niềm tin của dân Châu Âu, thì phải dùng tới Đạo Chúa Kitô làm Công Giáo để chủ đạo cho sinh hoạt Đế Quốc. Thế nên, ngay năm sau 313, Hoàng Đế chính thức công nhận Kitô Giáo là đạo của toàn Đế Quốc Lamã. Rồi năm 314 triệu tập hội đồng Giám Mục toàn cõi, săc phong Giáo Hoàng, thành hình Giáo Hội Lamã. Mãi tới năm 1059, giáo hội Lamã mới độc lập với vương quyền, thành lập Hội Đồng Hồng Y Giáo Chủ để bầu lên Giáo Hoàng lưu truyền tới nay.
Một khi Giáo Quyền đã thành lập, thì luôn luôn bền vững hơn Thế Quyền. Cho nên, Giáo Quyền nhiều lúc vượt hẳn lên trên Thế Quyền, để nắm quyền lãnh đạo Đế Quốc. Nhất là khi các Hoàng Đế Lamã suy yếu. Cuộc tranh giành quyền bính giữa Giáo Quyền và Thế Quyền kéo dài cả ngàn năm. Dù khi các nước Âu Châu đã không còn công nhận quyền lãnh đao của Hoàng Đế Lamã nữa, nhưng vẫn phải cần tới việc xin được Giáo Hoàng Lamã tấn phong cho vương hiệu, thì mới được chính thức đăng quang. Vì toàn thể các nước Âu Châu đền nhìn nhận Giáo Hội Kitô là Công Giáo.
TƯ SẢN VÀ VĂN HÓA
Từ thời Văn Nghệ Phục Hưng thế kỷ 15, phong trào văn nghệ bừng lên, tràn qua lãnh vực triết học, nhắn vào cải cách tôn giáo. Những tư tưởng của các hiền triết Platon, Aristot và hầu hết các nhà Đạo Học: Duy Thần, Duy Lý, Duy Tâm, Duy Vật thời Hy Lạp cổ, đều được đánh thức dậy, để khẳng định vị thế ưu việt của Văn Hóa. Một cuộc Cách Mạng Tôn Giáo chính thức bùng nổ. Mở đấu năm 1517, Linh Mục Kitô Giáo là Lurther, khởi xướng cuộc chống lại quyền hành của Giáo Hoàng Lamã. Ông cho rằng : “Ý chí của Thượng Đế được đặt nơi Vương Quyền”. Ông được vua chúa nhìn nhận là Giáo Chủ của đạo Tin Lành. Năm 1533 nhà đại trí thức Calvin cũng chống lại quyền lực của Giáo Hoàng Lamã, nhưng ngược lại với Lurther, Ông cho rằng: “Ý chí Thượng Đế được đặt nơi Ý hướng Dân Chúng”. Ông cũng được nhìn nhận là Giáo Chủ Tin Lành Đại Chúng. Chính Tân Giáo của Calvin đã mở mùa cho Ý Thức Tư Sản Dân Quyền.
Cuộc truy quét các Tân Giáo tại Âu Châu, mỗi ngày mỗi gay gắt, nên những giáo phái này đều có khuynh hướng, bỏ quê hương Âu Châu, để sang lập nghiệp tại Tân Thế Giới – Mỹ Châu – Chính nhờ tinh thần Tự Do Tư Sản Dân Quyền, vốn là tư tưởng căn bản của Đạo Tin Lành, mà sau này khi Hoa Kỳ thoát khỏi sự thống trị của Đế Quốc Anh, năm 1776, tháng 4, ngày 7, đã tuyên bố Độc Lập, thành lập nền Cộng Hòa: Tư Do Tư Sản Dân Quyền đầu tiên trên Thế Giới, rồi từng ngày, từng giờ không ngừng đổi mới, để có được nền tảng Đa Văn Hóa, một chế độ Dân Chủ Trọng Pháp, và hệ thống Kinh Tế quy mô có tính Toàn Cầu Hóa như hiện nay.
Trong khi đó thì cuộc Cách Mạng Dân Quyền 1789, rồi cuộc cách mạng Tư Sản 1848 tại Pháp, đã không may mắn như ở Mỹ, nó đã bị lớp Phong Kiến, rồi Tư Bản cực quyền làm cho đọa lạc đi. Biến các nước Dân Chủ non trẻ trở thành các Quốc Gia Thực Dân đi chiếm thuộc địa ,và tranh giành thuộc địa với nhau. Gây ra không biết bao nhiêu thống khổ cho Nhân Loại. Bất công làm ung thối Xã Hội, đào thêm xấu hổ chia cắt Giầu, Nghèo, làm phát sinh ra cuộc đấu tranh Giai Cấp. Tạo điều kiện cho Phong Trào Cộng Sản lớn mạnh, đoạt đươc chính quyền tại Nga năm 1917.
VÔ SẢN VÀ VĂN HÓA
Khi đã gọi là Giai Cấp Vô Sản, thì bản chất của họ đã là lớp người cùng khổ trong xã hội, ăn còn khó có, nói chi đến học. Một Người có Văn Hóa thì không học tại trường, cũng phải suy tư tự học. Lớp Vô Sản thực tế đã thiếu hai điều kiện vừa nêu, thì làm thế nào mà có Văn Hóa cho được.
Sở dĩ đặt vấn đế Văn Hóa với cuộc Cách Mạng Vô Sản, vì lớp Triết Gia ảo tưởng, lớp tranh đấu Xã Hội không tưởng, đã “sáng tạo” ra một hệ thống lý luận chủ quan, duy ý chí, một chiều, khép kín : Duy Vật Biện Chứng, Duy Vật Sử Quan, Duy Vật Cộng Sản. Hận Thù Giai Cấp. Đấu Tranh Sắt Máu. Triệt tiêu Quyền Tự Do Tư Tưởng, Quyền Tự Do Tư Hữu. Triệt tiêu Gia Đình, Tôn Giáo, Tổ Quốc và mọi giá trị Văn Hóa truyền thống ngàn đời của các Dân Tộc, để xây dựng một Thế Giới Đại Đồng không biên giới, không giai cấp v.v.. Chủ trương trên vốn dĩ đã phi văn hóa, mà lại dùng lớp vô sản, vô văn hóa làm đội ngũ tiền phong, thì họ chỉ có khả năng hủy diệt chứ làm sao kiến tạo nỗi một Xã Hội Người yên lành tiến bộ trên thế gian được.
Mà thực vậy, phong trào cộng sản đã tiến lên như vũ bão trong đấu tranh, nhưng lại hoàn toàn thảm bại trong xây dựng, điều đó khẳng định rằng: Cộng sản đã thiếu Nền Móng, Nội Dung và Hướng Tiến của Xây Dựng, đó là Văn Hóa. Nên chỉ tồn tại trong nhất thời, nhờ vào biện pháp Khủng Bố có tổ chức quy mô sắt máu, và kiểm soát bao tử đối với Dân Chúng đã vào tròng, và tuyên truyền lừa đối với những người bên ngoài. Bởi vậy, khi Dân đã Hết Sợ, Người đã Tỉnh Thức thì cộng sản bị Sụp Đổ là cái chắc. 1990 – 1991 Đông Âu và Liên Xô sụp đổ đã là một bằng chứng hiển nhiên.
THỜI ĐẠI NHÂN CHỦ NHÂN VĂN
Sau thời Liên Xô tan vỡ, hầu như về mặt tư duy, nhân loại bị rớt vào một khoảng trống, tất cả đều thấy những gì cộng sản ra công phá hủy, nay đang dần dần phục hoạt trở lại, phục hoạt với một dáng vẻ ể oải, hết còn hăng say tin tưởng, như thời còn phải cố công, gắng sức, liều chết duy trì trong bóng tối của sự đe dọa. Có nghĩa là về mặt Nhận Thức Tư Tưởng, Nhân Loại chỉ muốn quên đi dĩ vãng hãi hùng do một thứ nhận thức chủ quan, đẩy lên thành Hệ Thống Tư Tưởng Duy Vật, được cộng sản sử dụng như một cùm xích vô hình trói buộc Con Người, tàn hại mọi giá trị đích thật của Văn Hóa. Thế nên, phần chủ đạo cho sự phát triển, cứ để tự nhiên cho nhu cầu thực tế, tự thích ứng, tự phản ứng.
Trong khi đó thì những chuyển biến thực tế Kinh Tế và Khoa Học lại bước đi những bước thật dài khó lòng kiểm soát. Các tổ chức Tài Chánh Quốc Tế như: Ngân Hàng Thế Giới – WB – Quỹ Tiền Tệ Quốc tế – IMF – Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới – WTO – và Chính Phủ của các nước kỹ nghệ phát triển hàng đầu – G7+1 tới G20, mặc nhiên được đặt vào vị thế Điều Hợp Nền Kinh Tế Thế Giới. Tất nhiên, những quyết định của các nước có ảnh hưởng lớn trong các Tổ Chức Quốc Tế trên, phải nghĩ tới lợi ích kinh tế của Quốc Gia họ trước đã. Cũng may là tình trạng kính tế Thế Giới buộc các nước phải ở thế Liên Lập, tiến tới Toàn Cầu Hóa. Thế nên, các nước giầu, các công ty tài chánh mạnh, cũng phải có cái nhìn chung về sự phát triển của các nước nhỏ, cũng như giới công nhân và người tiêu thụ. Đây là Nhu Cầu Điều Hợp phải có của sinh hoạt Thế Giới thời đại.
Tiếp sức với sự Điều Hợp mặc nhiên phải có trong sinh hoạt Kinh Tế Toàn Cầu Hóa, ngành Truyền Thông đã và đang được những công trình “khoa học sáng tạo” tăng cường cho khả năng thông tin mau lẹ, rộng khắp, chính xác, tỷ mỉ về mọi vấn đề, mọi sinh hoạt của mọi nơi, đến với mọi người. Khiến cho Thế Giới sinh động sôi sục, khiến cho Nhân Loại thấy gần nhau hơn, Toàn cầu như thu nhỏ lại, mà những mâu thuấn cá biệt cũng thấy rõ nét hơn. Thêm vào đó, những phương tiện di chuyện mau lẹ tối tân, đưa Con Người đến gần nhau, giúp cho Nhận Thức của Con Người về Thế Giới thu hẹp lại dễ cảm thông và chia xẻ những khó khăn với nhau hơn..
Nhưng vế mặt Chính Trị xem ra còn quá chậm chạp, Thế giới tuy đã có tổ chức Liên Hiệp Quôc, nhưng tổ chức quốc tế này được thành lập sau Thế Chiến 2 với bản chất đế cao Quyến Dân Tộc Tự Quyết, nhằm chống lại tàn dư của phong trào thực dân, nhất là lại rơi vào cuộc Chiến Tranh Lạnh, nên thế giới bi chia là 2 giới tuyến Tự Do và Cộng Sản. Mà Cộng Sản Liên Xô là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết, chính vì vậy các bên đều dùng quyến phủ quyết để giữ thế mạnh, và quyền lợi của mình, bởi vậy Liên Hiệp Quốc trở thành bù nhìn. Sau khi Liên Xô sụp đổ, thì các chính phủ độc tài ở các nước chậm phát triển, hay đang phát triển, và các nước còn tự nhận là Xã Hội Chủ Nghiã, đều nhân danh quyền Dân Tộc Tự Quyết không cho nước ngoài và Liên Hiệp Quốc can dư vào việc vi phạm nhân quyền, đàn áp người dân nước họ. Dù họ có chân trong LHQ và đương nhiên phải tôn trọng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyến của tổ chức này, và các Công Ước Quốc Tế mà họ đã ký . Cuộc khủng hoảng tài chánh –1997- tại Á Châu, đã quật ngã một số nước hung hăng phát triển mạnh về Kinh Tế Thị Trường, mà lại duy trì nền Chính Tri chuyên đoán, dưới hình thái “Chế độ Gia Trưởng khoác áo Dân Chủ”. Tùy tiện xử dung quyền hành để ban bố các đặc ân, đậc quyền, đặc lợi, nhất là trong lãnh vực tài chánh. Các nước mắc vào những nhược điểm trên, hết thảy đều bị trả giá, cho tới khi kiện toàn được Nền Dân Chủ Trọng Pháp mới yên.
Thế nên, nền Chính Trị Dân Chủ Trọng Pháp, vừa là Nhu Cầu của dân chúng mỗi nước, vừa là Điều Kiện để Kinh Tế Thị Trường Tự Do phát triển,vừa là Niềm Tin cho Giới Đầu Tư Quốc Tế, vừa là Cơ Hội để mỗi Quốc Gia chủ động hội nhập vào tiến trình Toàn Cầu Hóa kinh tế. Không thực hiện Dân Chủ Hóa cho mau lẹ, để chủ động sinh hoạt trong Thế Giới, thì cũng có nghĩa đi ngược lại với trào lưu diễn hóa của lịch sử, chắc chắn bị đào thải. Lẽ đương nhiên chỉ có các Chính Quyền Độc Tài ngoan cố phi văn hóa, mới không chịu Dân Chủ Hóa mà thôi.
Tới đây có thể khẳng định được rằng: Chỉ có các Chính Quyền độc tài chuyên đoán, thiển cận, mới ôm chủ trương dùng Văn Hóa làm phương tiện khống chế tư tưởng toàn dân, bắt Con Người làm nô lệ cho một lý tưởng, một chủ nghĩa, một tín ngưỡng… Mà cụ thể là phải thần phục chính quyền chủ nhân của những thứ đó, nói khác đi là lợi dụng những thứ gọi là giá trị tinh thần đó làm công cụ khống chế tư tưởng Con Người. Nguy hiểm hơn nữa, hành vi như vậy, còn làm mất giá trị đích thật của Văn Hóa đi. Khiến cho tính cách phổ quát của Văn Hóa biến mất, chỉ còn lại là thứ lý tưởng của Chủ Nghĩa, của Tín Ngưỡng, của đảng, của chính phủ, của phe này nhóm kia, chứ không còn là của Con Người, của Toàn Dân nữa.
Thời đại đang buộc mọi thế lực phải trả Văn Hóa về cho Con Người, cho Toàn Dân. Chính quyền có trách nhiệm phải tạo điều kiện tối ưu để nâng cao Dân Trí, tạo cơ hội cho dân tiếp thu và phát huy Văn Hóa, Đồng thời tôn trọng lắng nghe ý kiến tự do của mổi người dân, vì họ mới thực là Chủ Nhân của Đất Nước, của Thế Giới. Khi nâng cao trình độ Văn Hóa nơi Con Người, cũng có nghĩa là đưa Văn Hóa vào làm Nội Dung cho mọi lãnh vực, mọi ngành nghề, mọi sinh hoạt Quốc Gia và Quốc Tế. Đặt Văn Hóa đúng vị trí và thế cách Chủ Đạo, Chỉ Đạo phải có.
Đến đây, vị thế của các Văn Hóa Nhân phải được đặt ra. Bỡi lẽ, thế nào cũng sẽ xuất hiện, và cần phải được tạo điều kiện cơ hội cho họ xuất hiện. Hiển nhiên họ không phải do bất cứ quyền lực nào tạo ra, mà phải do chính họ tự khẳng định bằng: Tài Đức, Trí Tuệ, Công Trình và những Đóng Góp cho sự đi lên của Con Người, của Xã Hội, được công luận đại chúng nhìn nhận. Những sáng kiến, những ý kiến đúng cho phúc lợi dân chúng, cho hòa bình thịnh vượng Đất Nước là sự Chỉ Đạo cần thiết cho các Chế Độ. Khi trình độ dân trí đã trưởng thành, thì việc nhận ra đâu là những Văn Hóa Nhân chân chính, và những mạo nhận chắc không khó.
Khi Con Người ý thức được giá trị Nhân Chủ tự thân, cùng nhau chủ động xây dựng một cuộc sống Nhân Văn, tức là cuộc sống của Con Người thuộc về Người luôn luôn Sáng, Đẹp, Tốt, Lành, Yên, Vui Thịnh Vượng và Thăng Hóa không cùng, thì đây chẳng còn là mơ ước, mà là Nhu Cầu của Con Người, của Thế Giới Người hiện nay về Thời Đại Nhân Chủ Nhân Văn của mình. Vì đó là bước đường của Lịch Sử đang tới, sau khi đã vượt qua những chặng tăm tối, khốc liệt, nguy hiểm, từ bước Mặc Thức Nhân Nhiên, qua Ý Thức Nhân Loại đang tới Nhận Thức Nhân Văn, để thể hiện Nhân Chủ Đạo ngay trong cuộc sống nội tâm của mỗi người, cuộc sống chung với tha nhân, và cuộc sống hướng thượng cùng tất cả.
LÝ ĐẠI NGUYÊN
MÙA XUÂN TÂN MÃO
NĂM 2011

Khai thác đất hiếm và những nguy cơ về môi trường

 
Ô nhiễm nguồn nước từ một mỏ khai thác đất hiếm ở Baotou, Nội Mông, Trung Quốc
Ô nhiễm nguồn nước từ một mỏ khai thác đất hiếm ở Baotou, Nội Mông, Trung Quốc
Reuters
Thanh Phương
Do việc Trung Quốc, nước cung ứng đến 97% đất hiếm trên thế giới, giảm bớt xuất khẩu loại khoáng sản này, nhiều quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản, buộc phải tìm những nguồn cung cấp khác và đây là cơ hội để Việt Nam khai thác tài nguyên này. Nhưng khai thác đất hiếm cũng chứa đựng rất nhiều nguy cơ về môi trường, như bài học của Trung Quốc.
Đất hiếm chứa 17 nguyên tố hiếm có hàm lượng thấp trong vỏ Trái Đất. Đất hiếm được sử dụng trong việc chế tạo rất nhiều sản phẩm như micro, loa, tai nghe, các thiết bị âm nhạc, ổ cứng máy tính, trong cáp quang viễn thông, công nghệ màn hình LED, công nghệ in tiền, công nghệ bán dẫn, siêu dẫn, v.v. . .
Trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà khoa học đã từng làm việc trong ngành điạ chất ở Việt Nam trong 34 năm trước khi nghỉ hưu, và đã từng là người phát hiện khả năng chứa uran ở vùng than Nông Sơn, cho biết thêm về đất hiếm :
“Các nguyên tố đất hiếm và các kim loại đất hiếm là tập hợp của 17 nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn Mendeleev, có tên gọi là scandi, yttri và mười bốn trong mười lăm của nhóm Lantan. Trong đó, yttri xuất phát từ tên làng Yterby, Thụy Điển, nơi quặng này được phát hiện đầu tiên; còn scandi là từ bán đảo Scandinavia.
Do các tính năng vật lý và hóa học đặc biệt, suốt bốn thập kỷ qua, các nguyên liệu đất hiếm đã trở thành đối tượng nghiên cứu, phát minh tạo ra rất nhiều ứng dụng kỹ thuật từ macro đến micro và nano cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau: xúc tác hóa học trong ngành lọc dầu, kiểm tra ô nhiễm trong ngành xe hơi, gốm lót cho các động cơ phản lực, nam châm vĩnh cửu cho các ứng dụng từ tính… Có nhóm cho kỹ nghệ huỳnh quang, đặc biệt là cho các màn hình tinh thể lỏng. Có nhóm cho kỹ thuật nam châm vĩnh cửu trong các thiết bị điện, điện tử, phương tiện nghe nhìn, các máy vi tính và các loại dĩa multi-gigabyte hiện nay. Có nhóm để sản xuất moment từ cực mạnh sử dụng trong kỹ thuật làm lạnh từ tính. Trong tương lai, nó sẽ còn cần cho sản xuất các thùng chứa và ống dẫn hydrogen nhiên liệu khi thế giới cạn kiệt dầu mỏ.”
Năm 1992, Đặng Tiểu Bình đã từng tuyên bố rằng : “ Trung Đông có dầu hỏa, thì Trung Quốc có đất hiếm”. Sở dĩ Trung Quốc hiện nay trở thành nguồn cung ứng đến 97% đất hiếm cho thế giới, đó là vì nhiều nước khác thấy rằng khai thác khoáng sản này tốn kém, mà lại gây nhiều tác hại cho môi trường, theo lời ông Nguyễn Thanh Giang:
“ Thực ra việc khai thác công nghiệp các quặng đất hiếm không khởi nguyên từ Trung Quốc. Từ những năm 1950, người ta đã khai thác monazit sa khoáng trên các bãi biển; nhưng khoáng vật phosphat đất hiếm này chứa nhiều thorium có tính phóng xạ, nên từ năm 1965 chuyển sang khai thác carbonat đất hiếm bastnasit tại các mạch đá vùng núi Pass, bang Colorado, Mỹ.
Về sau, phần do các phí tổn khai thác đất hiếm quá cao, phần e ngại các tác hại đối với môi trường, các nước phương Tây, mà cụ thể là Mỹ, đã đình chỉ sản xuất đất hiếm để dựa vào nguồn cung ứng dồi dào và giá rẻ đến từ Trung Quốc. Sự ỷ lại đó đã tạo điều kiện cho Trung Quốc mặc nhiên độc quyền trong lĩnh vực đất hiếm. Cho đến năm 2009, họ đã nắm tới 97% lượng đất hiếm xuất khẩu trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, thực ra trữ lượng đất hiếm Trung Quốc chỉ chiếm 1/3 trữ lượng của thế giới. Nhiều mỏ đất hiếm lớn đang được triển khai ở Úc, Canada và ở Mỹ. Nhiều nơi khác cũng có các mỏ có trữ lượng lớn như ở Nga, Ấn Độ, Brazil hay Mông Cổ. Ngày 3/1 vừa rồi, tạp chí trực tuyến Money Morning của Mỹ đưa tin một công ty khai khoáng của nước này đã phát hiện mỏ kim loại đất hiếm được cho là lớn nhất thế giới.
Cho nên Junji Nomura, người chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển của hãng Panasonic nói. "Đất hiếm sẽ là một vấn đề lớn trong hai năm, nhưng trong bốn năm, vấn đề ấy sẽ qua đi.”
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia được đánh giá là có trữ lượng đất hiếm cao. Cho nên, một số nước như Nhật Bản đang quay sang Việt Nam để tìm nguồn cung ứng bổ sung.
Nhân chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 10 năm ngoái của thủ tướng Naoto Kan, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo Việt Nam chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác lâu dài trong điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam.
Theo tin AFP, hai công ty của Nhật là Toyota Tsusho và Sojitz đang hợp tác với Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) để chuẩn bị khai thác các mỏ đất hiếm tại đây. Dự án sẽ bắt đầu ngay sau khi các nhà lãnh đạo hai bên thỏa thuận xong các điều khoản liên quan.
Một công ty khác là Sumitomo cũng đang thực hiện một cuộc khảo sát tại một mỏ đất hiếm ở tỉnh Yên Bái, Việt Nam. Công ty này hy vọng Nhật Bản sẽ được nhận những lô đất hiếm đầu tiên vào năm 2013.
Các dự án của Sumitomo và Toyota Tsusho-Sojitz dự kiến khai thác ít nhất 7.000 tấn đất hiếm mỗi năm, tương đương với 20% nhu cầu của Nhật Bản. Vốn đầu tư ban đầu dành cho hai dự án này vào khoảng 200 triệu đôla.
Còn theo tờ nhật báo The Australian, số ra ngày 4/1 vừa qua, Hàn Quốc cũng sẽ lao vào tìm kiếm đất hiếm ở bốn quốc gia gồm Việt Nam, Úc, Kyrgyzstan và Nam Phi trong năm nay.
Thật ra, hiện người ta vẫn chưa biết được đích xác trữ lượng đất hiếm của Việt Nam là bao nhiêu. Về điểm này, ông Nguyễn Thanh Giang cho biết :
“Ở Việt Nam, những công trình khảo sát sơ bộ và tìm kiếm khóang sản cho biết trữ lượng đất hiếm dự đoán khoảng 10 triệu tấn, gồm đầy đủ các nhóm trong 17 nguyên tố. Trữ lượng xác định qua thăm dò thì mới được khoảng một triệu tấn. Mỏ Đông Pao tới nay được xem là lớn nhất với trên 30 thân quặng lớn nhỏ, nằm trên địa phận xã Bản Hon, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.”
Mặt khác, một vấn đề khác được đặt ra, đó là khai thác đất hiếm sẽ mang lại những mối lợi gì cho kinh tế Việt Nam? Theo ông Nguyễn Thanh Giang :
« Giá bán các kim loại đất hiếm khá cao và ngày càng tăng. Năm 2003, giá mỗi kg kim loại lanthanium là 25 USD và cerium là 30 USD. Đất hiếm được chế biến sâu thành sản phẩm hàng hoá có giá thương mại rất cao. Năm 2008 Europium tinh khiết 99,99% giá khoảng 221.000 USD/kg, Terbium 145.000 USD/kg ...
Thập kỷ 70 thế kỷ trước, Tiệp Khắc, Ba Lan đã từng khai thác đất hiếm ở Việt Nam. Sau cơn chấn động đất hiếm do Trung Quốc gây ra, Nhật Bản, Hàn Quốc đã đàm phán để xúc tiến kế hoạch thăm dò, khai thác đất hiếm ở Việt Nam với chính phủ ta. Nhu cầu đất hiếm của Nhật khoảng 7 đến 10 nghìn tấn/năm.
Nước ta có cả hai dạng mỏ đất hiếm gồm các mạch đá kiểu Mountain Pass trong nền đá cổ ở Sơn La, Lai Châu, Yên Bái và trong các dải cát đen ven biển miền Trung.
Việc khai thác đất hiếm ở Việt Nam không gây vấn đề gay cấn như đối với khai thác bauxite, nhất là đối với việc khai thác các mạch quặng trong nền đá cổ vì diện tích các mỏ khai thác sẽ không rộng lớn như đối với bauxite. Vả chăng, vấn đề gay cấn cơ bản đối với khai thác bauxite lại nằm ở chỗ : Sao lại đưa Trung Quốc vào Tây Nguyên !
Không nên kỳ vọng nhiều vào việc đóng góp của đất hiếm vào nền kinh tế Việt Nam, nhưng đấy cũng không phải là nguồn lợi quá nhỏ. Vả chăng ý nghĩa của nó còn nằm ở một vài lĩnh vực khác nữa. »
Hiện giờ Việt Nam vẫn còn thiếu công nghệ chế biến hiện đại, mà cũng chưa có đủ vốn đề đầu tư một cách quy mô, cho nên chỉ có thể hợp tác khai thác với các nước có công nghệ tiên tiến, để dần dần tiếp thu công nghệ cần thiết cho việc phát triển ngành công nghiệp đất hiếm.
Khai thác, chế biến đất hiếm có nguy cơ gây ô nhiễm lớn hơn nhiều so với các loại khoáng sản khác như than đá, dầu mỏ vì chế biến đất hiếm phải dùng nhiều hóa chất ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, trong quặng đất hiếm có khoáng chất mang tính phóng xạ với cường độ cao hơn các loại khoáng sản khác. Tức là khai thác, chế biến đất hiếm chứa đựng hai nguy cơ ô nhiễm : ô nhiễm của hóa chất và ô nhiễm phóng xạ từ đất hiếm. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải bảo vệ sức khỏe của công nhân khai thác, sức khoẻ của người dân trong khu vực mỏ và hoàn nguyên môi trường sau khai thác.
Ngay cả Trung Quốc nay cũng chuẩn bị ban hành những quy định mới để chống nạn ô nhiễm môi trường do khai thác đất hiếm. Theo tờ China Daily, số ra vào đầu tháng Giêng, các công ty khai thác đất hiếm của Trung Quốc sẽ được lệnh là trong thời hạn từ 2 đến 3 năm phải tuân thủ các chuẩn mực mới về ô nhiễm môi trường. Cụ thể theo những quy định sẽ được ban hành sau ngày Tết Nguyên Đán 3/2, nước thải được sử dụng trong khai thác đất hiếm không được chứa quá 15 mg azote ammoniacal/lít so với 25 mg như hiện nay. Các chất phóng xạ và phosphore cũng không được vượt quá những mức quy định.
Việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm thật ra cũng chính là nhằm tập trung các nhà sản xuất lại, để kiểm soát tốt hơn các chất thải gây ô nhiễm, như vậy, những nhà sản xuất nhỏ gây nhiễm nhất sẽ phải đóng cửa. Hàng trăm nhà máy nhỏ sản xuất đất hiếm ở thành phố Baotou, vùng Nội Mông, Trung Quốc, cho tới nay vẫn đổ các chất thải này xuống Hoàng Hà một cách vô tội vạ, bởi vì chưa có những quy định chặt chẽ về việc này.
Một báo cáo vào năm 2005 đã báo động là việc khai thác đất hiếm ở Baotou đã khiến con sông này bị ô nhiễm phóng xạ. Báo cáo viết : « Tại Baotou, nơi mà gần 150 triệu người sống phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước của Hoàng Hà, toàn bộ cá đều chết. Nhiều người độ tuổi 30 làm việc gần các mỏ đất hiếm đã chết vì ung thư, rất có thể là do nhiễm phóng xạ ».
Những gì đã xảy ra qua vụ Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải đã cho chúng ta thấy là ở Việt Nam, nguy cơ ô nhiễm thường không được ngăn chận trưóc, đợi đến khi xảy ra rồi mới xử lý, thì lúc đó tác hại đã lan rộng rồi. Đất hiếm mở ra những triển vọng mới cho kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đặt ra những yêu cầu về bảo vệ môi trường và sức khoẻ người dân. Dung hòa hai điều này là một thách đố lớn đối với chính phủ Việt Nam.

Vụ cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN bị tố cáo nhận hối lộ trên báo phương Tây

Trọng Nghĩa
Sau báo chí Úc hồi đầu tuần, hôm nay, 26/01/2011, đến lượt hãng tin Pháp AFP và nhật báo Anh Quốc Financial Times rất có uy tín, đồng loan tải những phát hiện mới trong vụ quan chức Nhà nước Việt Nam nhận hối lộ từ một công ty Úc để cho in tiền polymer tại Việt Nam trong thời gian từ năm 2002 đến 2009. Điểm mới được tiết lộ là đích danh ông Lê Đức Thúy, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào thời xẩy ra vụ việc bị nêu tên là một trong những người được hưởng khoản hối lộ hậu hĩnh đó.
Vụ hối lộ nghiêm trọng này đã từng được hai tờ báo Úc là The Age và Sydney Morning Herald tiết lộ lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2009, nhưng từ đó đến nay, mối liên can của ông Lê Đức Thúy chỉ được gợi lên một cách gián tiếp qua việc con trai ông có liên hệ làm môi giới cho Công ty Securency, nguyên là một công ty con của Ngân hàng Trung ương Úc (RBA), để giành được hợp đồng in tiền polymer cho Việt Nam. Chính trong thời gian ông Thúy làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mà Việt Nam đã quyết định từ bỏ tiền giấy để dùng tiền polymer.
Thế nhưng, ngay từ thứ hai vừa qua, ông Lê Đức Thúy bị hai tờ báo nói trên nêu đích danh là một người đã nhận hối lộ của công ty Securency. Hãng tin Pháp AFP, trích dẫn nhật báo Úc The Age, cho biết rõ là chính Công ty Securency đã chi trả tiền học phí cho con trai ông Lê Đức Thúy tại trường Đại học Durham ở Anh Quốc. Công ty này đã sử dụng một "ngân quỹ bí mật". Quỹ này được thiết lập trên cơ sở các khoản tiền "hoa hồng", chi cho ông Lương Ngọc Anh, nhân vật chính thức làm môi giới giúp cho Securency giành được hợp đồng in tiền khổng lồ tại Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2009.
Vụ hối lộ này đã được chính quyền Úc điều tra từ 20 tháng nay, và theo nhật báo Anh Financial Times vào hôm nay, thì một người thân cận với giới điều tra đã cho biết rằng Securency bị cho là đã hối lộ ông Lê Đức Thúy, bằng cách trả hàng chục ngàn đô la tiền học phí cho con trai của ông ở nước ngoài. Thông tin này đã xác nhận thêm tiết lộ do nhật báo Úc The Age đưa ra cách nay hai hôm.
Cũng theo Financial Times, nguồn tin trên khẳng định là các khoản hối lộ cho ông Thúy chỉ là một phần trong số hơn 15 triệu đô la Úc mà Securency đã chi ra, thông qua một số ngân hàng ở Thụy Sĩ, Hồng Kông và nhiều tài khoản khác.
Ông Lê Đức Thúy là người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2007, trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giám sát Tài chính Quốc gia, một chức vụ mà ông vẫn giữ cho đến ngày nay. Lẽ dĩ nhiên, từ ông Thúy cho đến phía công ty Securency hay Ngân hàng Trung ương Úc, không bên nào chấp nhận bình luận về những lời cáo buộc kể trên.
Xin nhắc lại là công ty Securency không chỉ dính líu đến các vụ tình nghi hối lộ ở Việt Nam. Hiện nay, họ còn bị điều tra về các cáo buộc hối lộ để giành hợp đồng in tiền tại nhiều nước khác như Nigeria, Indonesia hay Malaysia. Vào cuối tháng 10 năm ngoái, cảnh sát đã câu lưu một số người tại Anh, Tây Ban Nha, Úc và Malaysia trong khuôn khổ cuộc điều tra này.
Có điều, như một số nhà quan sát đã ghi nhận, cho đến hiện nay chính quyền Việt Nam cũng như các nhân vật bị nêu tên trong vụ tai tiếng này đều im lặng, không thấy có phản ứng gì. Trái với thái độ thụ động đó, tại Malaysia, nước lân cận với Việt Nam, nơi công ty Securency cũng bị cáo buộc hối lộ, chính quyền Kuala Lumpur lại tích cực hơn, sẵn sàng hợp tác với cảnh sát Úc để truy tìm thủ phạm.