11/12/10

Khi bạo lực chỉ gây nhàm chán

“…Đại hội 11 là cơ hội cuối cùng của đảng cộng sản để nghĩ lại và tìm một lối thoát trong lòng dân tộc. Khi bạo lực chỉ còn gây nhàm chán thay vì kinh hoàng…”
Một không khí đàn áp ngột ngạt đang bao trùm. Sau những vụ bắt bớ liên tục vừa rồi sắp đến lượt ai đây? Đó là câu hỏi không ai có thể trả lời, bởi vì đợt đàn áp chính trị này không theo một logic nào cả.

Phạm Minh Hoàng, giảng viên đại học Bách Khoa bị cáo buộc là thuộc một tổ chức khủng bố dù chỉ phát biểu lập trường một cách ôn hòa. Đó chỉ là lý cớ, lý do thực sự là anh đã tham gia nhóm Bôxit Việt Nam và viết bài phản đối việc chính phủ cho Trung Quốc khai thác bô-xít tại Tây Nguyên.

Nhà báo Điếu Cày mãn hạn tù tiếp tục bị giam giữ dưới một tội danh mới là tuyên truyền chống nhà nước. Biện pháp bịt miệng tùy tiện này chà đạp lên chính pháp luật của nhà nước cộng sản Việt Nam. Luật gia Phan Thanh Hải, bạn Điếu Cày, bị bắt giam vì những bài anh đã viết từ lâu, trong khi vợ sắp đẻ.

Luật sư Cù Huy Hà Vũ bị bắt sau một vụ dàn cảnh thô vụng vì thường bênh vực những người phản kháng và hay chất vấn chính phủ và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bằng những câu hỏi nhức nhối.

Gần hai chục thanh niên Bắc Giang đang bị giam giữ từ hơn ba tháng nay vì đã tham gia cuộc biểu tình phản đối công an đánh chết người, điều mà chính bộ công an cũng đã nhìn nhận là một sai phạm nghiêm trọng.

Phá mọi kỷ lục thô bạo và tùy tiện là trường hợp Vi Đức Hồi, cựu thường vụ huyện ủy và giám đốc trường đảng Hữu Lũng, thành viên ban biên tập Tổ Quốc. Anh bị thẩm vấn suốt mười ngày, đã được công an xác nhận là không sai phạm gì và đình chỉ thẩm vấn. Rồi một tuần sau đó anh bị bắt giam và bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước.

Tất cả những vụ bắt giam thô bạo đó đều do một nguyên nhân là ĐCSVN đang rất lúng túng trong việc chuẩn bị Đại hội 11 và lo sợ mọi diễn biến. Chúng đều có một nền tảng chung là triết lý bạo lực. Bạo lực được sử dụng có khi chỉ vì lo sợ một mối nguy giả tưởng, thậm chí không cần lý do, như cách đối xử ô nhục với Trần Khải Thanh Thủy. Hình như chính quyền CSVN coi bạo lực là thần duợc trị mọi chứng bệnh và chìa khoá giải quyết mọi khó khăn. Sai lầm nguy hiểm. Xã hội Việt Nam đã tự cởi trói nhiều rồi và bạo lực không còn giải quyết được mọi vấn đề. Phải thỏa hiệp thay vì đàn áp. Nếu không tin như thế thì hãy tự hỏi những vụ bắt người trái phép này đã giải quyết được gì cho đảng trước thềm Đại hội 11? Tuyệt đối không, đây chỉ là hành động đập nhiệt kế để chối cơn sốt.

Hai bế tắc lớn của đảng, định hướng chính trị và nhân sự lãnh đạo, không thể giải quyết bằng cách bắt giam một vài người không cùng chính kiến. Chúng là hậu quả tự nhiên của hai nghịch lý đã kéo dài quá lâu và không thể tiếp tục được nữa. Một là chính sách "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", thực chất là từ bỏ chủ nghĩa Marx sau khi nhận ra nó là một sai lầm nhưng vẫn giữ nguyên những biện pháp thô bạo để xây dựng nó. Hai là muốn có những cấp lãnh đạo có bản lĩnh và tầm nhìn nhưng vẫn duy trì một bộ máy sàng lọc chỉ để lại những con người ngoan ngoãn không điều kiện. Nếu các cấp lãnh đạo đảng chưa nhận ra điều này thì nhân dân Việt Nam đã nhận ra và cũng đã đủ mạnh để cởi bỏ sự sợ hãi.

Đại hội 11 là cơ hội cuối cùng của đảng cộng sản để nghĩ lại và tìm một lối thoát trong lòng dân tộc. Khi bạo lực chỉ còn gây nhàm chán thay vì kinh hoàng. Ban biên tập
Nguồn: báo Tổ Quốc số 99, ngày 15/11/2010

Trạng Tàu đi sứ Việt

“…Nếu lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam mà có vài người như chú mày thì ai mà dám bắt nạt Việt Nam…”
Sau cuộc Hội thảo Quốc Tế về biển Đông, viên sứ Tàu Vương Hàn Lĩnh, tha thẩn dạo bước gò Đống Đa tìm mãi không thấy đền Sầm Nghi Đống , định trở vế sứ quán Tàu thí may mắn thay gặp một mục đồng đang trên đuờng dắt trâu về nhà. Học giả Tàu mừng rỡ đón đầu thằng bé, hỏi:

- Cháu có biết đền thờ đức thái thú Sầm Nghi Đống ở đâu không?

Thằng bé chăn trâu trố mắt nhìn khách:

- Ông người nước nào mà nói tiếng Việt rành quá vậy?

- Ta người Trung quốc đây.

- À thì ra là chú Ba Tàu.

Viên sứ Tàu tức càn hông nhưng vì cần sự giúp đỡ nên cắn răng nén giận:

- Ừ! Cháu dẫn chú đến đó được không?

- Dạ, được chứ. Nhưng chú có họ hàng gì với viên thái thú Tàu này không?

- Chả họ hàng gì cả nhưng ta đọc sử, rất ngưỡng mộ Sầm tuớng công nên muốn thắp vài nén hương bái lạy vong linh ngài mà thôi.

- Sùy! Chú đọc sử nào kỳ cục quá vậy. Viên tướng Tàu này bị đại đế Quang Trung đánh cho một trận đến một mảnh giáp cũng không còn, ông có thấy 12 gò đất chôn hai chục vạn quân Thanh ở dưới chân ông không. Sầm Nghi Đống chạy tháo thân cũng không thoát , nhục quá phải tự tử ngay trên mảnh đất này.

- Láo! Láo! Quân ta rút hết về nước an toàn. Sầm tướng công can trường ở lại chặn hậu bị lạc tiễn mà hy sinh tính mệnh thôi.

- Thế 12 gò đất này chôn xác gà chó à.

- Chú còn bé mà sao dám hỗn hào với người Hán của ta thế.

- Đã là quân xâm lược thì sao là người tử tế được.

- Chú nên nhớ Việt Nam trước kia cũng là đất Trung Quốc nên sẽ có lúc châu về hợp phố.

- Ngày xưa Liễu Thăng bị chém đầu ở Chi Lăng, rồi mấy chục ngàn quân Tàu vùi thây ở Bạch Đằng giang, hai mươi vạn quân Thanh phơi xác ở đây cũng vì cứ tưởng đất này của người Tàu đấy thôi.

- Ta đã đòi được Hoàng Sa, và sắp lấy hết Trường Sa thì mảnh đất bé nhỏ với một nhúm dân này làm sao mà chống cự nổi.

- Hừ! chú quên bài học biên giới năm 1979 rồi à.

- Ngày ấy ta còn nể tình vừa là đồng chí vừa là láng giềng hữu hảo nên chỉ dạy bảo sơ sơ. Nay khác rồi nhé. Trung Quốc có hàng vạn tàu chiến lớn nhỏ, hàng vạn máy bay siêu thanh, hàng vạn hỏa tiễn liên lục địa nên muốn thôn tính nước Nam còn dễ hơn lấy đồ trong túi. Nhưng ta khai thác xong bô-xít, trồng xong rừng đầu nguồn, lấy lại hết Nam Hải rồi mới tính sổ với Việt Nam.

Nói tới đây thì hai người đã đến đền thờ Sầm Nghi Đống. Viên sứ Tàu cười mỉa:

- Dân Việt cũng biết sợ người Tàu đấy nên mới lập đền thờ tướng địch.

Thằng bé chăn trâu cười ngất:

- Quân tử Việt không giống quân tử Tàu đâu. Sầm Nghi Đống biết nhục mà tự tử thì cũng còn chút liêm sỉ biết người biết mình. Chú có muốn nghe bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương vịnh đền thờ này không?

- Hảo, hảo, chú đọc cho ta nghe đi.

Thằng bé mỉm cười đọc một hơi:
“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”
Viên sứ Tàu tái mặt:

- Hồ Xuân Hương là ai mà làm thơ độc vậy?

- Chú không hiểu nổi thơ Hồ Xuân Hương đâu.

Viên sứ Tàu đảo mắt nhìn đền thờ một lượt, thở dài, rồi bỏ ra về. Trước khi quay gót còn quay lại nhắn thằng bé chăn trâu:

- Nếu lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam mà có vài người như chú mày thì ai mà dám bắt nạt Việt Nam.
Phong Trần
(quán chủ Phong Trần quán)

Hà Nội đáng yêu, đáng giận, đáng thương

“… Họ sẵn sàng tranh cướp nhau từng mét đường mỗi lúc kẹt xe, và rất nhiệt tình ném vào mặt nhau những lời tục tĩu nhất …”
Tôi vừa trở về Hà Nội sau một đợt công tác tại thành phố Hồ Chí Minh.

Như mọi cuộc đi và về khác, chuyến công tác này cũng để lại trong tôi nhiều cảm xúc cả vui và buồn. Phần lớn là niềm vui, vì những tấm lòng bạn bè miền Nam cởi mở, chân thành, tự nhiên - lẽ ra phải nói là "tự nhiên như người Sài Gòn" mới đúng.

Chẳng mấy khi ở Hà Nội mà tôi có thể nắm tay các bạn nhảy múa, có thể hô một tiếng "nhậu đi" rồi kéo nhau ra bờ kè, tức kênh Nhiêu Lộc, ăn uống và đàn hát trắng đêm.

Chẳng mấy khi ở Hà Nội tôi có thể điềm nhiên bước vào một nhà hàng hay quán nước, ngồi vắt chân và chờ cô hay cậu bồi bàn tiến lại, lễ độ: "Dạ, chị dùng gì?"

Tôi sẽ trả lời ngắn gọn và chờ được phục vụ rất nhanh chóng sau đó, gọn gàng, khẽ khàng, không xủng xoẻng như thể sắp làm vỡ ráo cả mớ chén bát, ly cốc.

Tôi cũng sẽ không phải nhìn những bộ mặt lạnh băng, và nhất là không bị người phục vụ "khuyến mãi" cho một ngón tay cái ngập vào bát nếu như tôi có lỡ gọi món phở.

Sài Gòn rộng thênh thang, nhiều hàng quán, nhiều đồ nhậu ngon rẻ và nhiều chỗ vui chơi mở cửa tới khuya. Nói chung ở đó, một "người Hà Nội khắc khổ" là tôi có cảm giác được hưởng thụ hơn một chút.

Nhưng sau những niềm vui, cũng đọng lại cả nỗi buồn. Một nỗi buồn, như dân teen bây giờ hay nói, "rất chi là bao đồng".

Ông tôi, cụ giáo trường Hàng Kèn năm xưa, sinh thời từng thủ thỉ với tôi rằng: "Trước năm 1954, trẻ con Hà Nội không biết chửi bậy".

Người Hà Nội xấu xí

Nỗi buồn ấy thực chất là cảm giác tủi thân và xót xa khi thấy nhiều người Sài Gòn không ưa Hà Nội đến thế. Điều này được thể hiện một cách không giấu giếm, qua những lời bình phẩm, qua thái độ - vốn chân thật - của người Sài Gòn.

Dân Sài Gòn, cụ thể là nhiều người tôi đã gặp, nghĩ về Hà Nội như một cái gì rất thủ cựu, lạc hậu, chậm tiến, đã thế lại còn kênh kiệu, tự cho mình là thủ đô thanh lịch, tóm lại là tệ hại.
Du khách bị ép gánh hàng rong
Câu cửa miệng là "Dịch vụ ngoài đó chán lắm phải không ?"; "Ngoài đó lừa đảo nhiều lắm phải không?"

Có lần, trong một quán nước ở Sài Gòn, khi chúng tôi muốn rời từ bàn này sang bàn khác, bạn tôi ngoắc người phục vụ, ra hiệu "chuyển bàn giùm". Sau khi chúng tôi đã yên vị ở chỗ ngồi mới, bạn hỏi tôi: "Ở ngoải chắc phục vụ không kê bàn ghế cho khách đâu hả, mình phải tự làm hả?". Ấn tượng về "phở quát, cháo chửi" in vào tâm trí các bạn quá sâu nặng rồi. Ăn một món gì đó, tôi cũng có thể được nghe giới thiệu: "Ở ngoài Hà Nội không có cái này đâu nha".

Thời gian gần đây, gây mất thiện cảm nhất cho người Sài Gòn có lẽ chính là… chiến dịch mừng Đại lễ 1000 năm của Hà Nội. Một chiến dịch gắn với đủ loại bê bối: sơn vàng phố cổ, lát ngói xanh vỉa hè, bươi nát vỉa hè. Hà Nội nghìn năm thành đại công trường khói và bụi.

Rồi mùa hè đổ lửa với 45 độ ngoài trời tháng sáu, cúp điện World Cup, ngập lụt mưa tháng bảy. Thủ đô gì mà mưa xuống một tí, ba người chết vì điện giật, một người bị rắn cắn. Rồi hàng tỷ đồng xây cổng chào, làm phim Lý Công Uẩn "lai Tàu". vân vân và vân vân.

Động vào đâu cũng nghe và thấy bê bối, lãng phí, thẩm mỹ kệch cỡm, văn hóa lùn. Một không khí “nhốn nháo kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội”. Hình ảnh Hà Nội trong mắt người dân thành phố Hồ Chí Minh giờ đây có lẽ hỏng mất rồi.

Đáng thương hơn đáng giận

Tôi buồn, vì ngay trước mặt tôi, các bạn miền Nam của tôi thể hiện suy nghĩ và nói về Hà Nội tiêu cực như thế. Một Hà Nội thủ đô thủ cựu, lạc hậu, xấu xí.

Khi nghĩ vậy về Hà Nội, Sài Gòn cũng mặc nhiên nhận về mình những gì là tiến bộ, văn minh, đẹp đẽ. Nỗi buồn sở dĩ mang màu sắc "bao đồng" bởi tôi không muốn thấy trong cùng một đất nước, người dân hai miền - mà là hai thành phố thuộc hàng hiện đại nhất nước - mãi giữ những ấn tượng không tốt đẹp về nhau.

Hà Nội cũng là nơi con người tranh giành không gian của nhau. Đến bao giờ người Việt Nam mới biết đoàn kết, thương yêu nhau ?

Hà Nội có thực tệ hại? Đặt sang một bên tình cảm gắn bó với nơi mình sinh ra và lớn lên, tôi phải trả lời thành thực rằng: Có, Hà Nội khá tệ hại, càng tệ hại hơn khi đó là một thủ đô, được kỳ vọng là nơi thanh lịch nhất, nơi hội tụ và kết tinh nền văn hóa của cả một đất nước có chiều dài 4000 năm lịch sử.

Có thể không tới con số 4000, nhưng thủ đô của một quốc gia thì rõ ràng phải là bộ mặt đại diện cho văn hóa của xứ sở. Nhưng Hà Nội, ngoại trừ một vài tuyến phố "linh thiêng", bẩn quá, bụi quá, lắm rác quá. Những người chúng ta gặp trên phố phần đông là thô lỗ, ích kỷ, hiếu chiến. Họ có thể vượt đèn đỏ vì không chờ nổi vài chục giây ở ngã tư, phóng long tóc gáy, như thể đang bận rộn lắm, hối hả lắm, thế rồi nhác thấy một tai nạn giao thông thì dừng lại xem, mất toi 45 phút. Họ sẵn sàng tranh cướp nhau từng mét đường mỗi lúc kẹt xe, và rất nhiệt tình ném vào mặt nhau những lời tục tĩu nhất. Có thể không ít trong số họ là người có học, nhưng không hiểu sao cứ hễ ra ngoài đường là cái tinh túy của Chí Phèo lại phát tác.

Có lẽ do hoàn cảnh. Chiếc áo không làm nên thầy tu, nhưng con đường làm nên tính cách người đi đường. Bụi thế, chật chội thế, ồn ào thế, một năm mấy tháng trời nóng thế, lại thêm cuộc sống vội vàng gấp rút, người ta hòa nhã với nhau làm sao được.

Đã từng có thời

Nhiều tính cách tệ hại của dân chúng Hà thành có lẽ đã xuất phát từ hoàn cảnh nào?, mà nếu thực vậy thì Hà Nội đáng thương hơn là đáng giận.

Chắc là do hoàn cảnh. Bởi, điều làm tôi băn khoăn về tính cách Hà Nội, là hình như đã từng có thời người Hà Nội không thô lỗ, hung bạo. Không lẽ câu:
"chẳng thơm cũng thể hoa nhài
dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"
là một câu ca dao không có chút cơ sở thực tế nào?

Chẳng biết trí nhớ của ông tôi có ghi nhận đúng đặc điểm đó của trẻ con thủ đô không, nhưng bản thân ông tôi thì đúng là không biết nói tục, không văng bậy được dù chỉ một từ. Đi trên phố, mỗi lần thấy đám tang qua, ông tôi lại dừng bước, cung kính ngả mũ chào người vừa qua đời. Không bao giờ ông tôi nói nặng với ai một câu. Ngay với đám cháu lít nhít nội ngoại, có sai các cháu làm gì, ông cũng dùng lời lẽ hết sức lịch thiệp: "Nếu có thể, cháu giúp ông…".


Những người giúp việc trong nhà rất quý ông tôi, "cụ giáo Hàng Kèn". Chắc chắn họ chưa bao giờ nghĩ ông tôi "bóc lột", kênh kiệu, cậy mình trí thức thủ đô khinh rẻ dân lao động ngoại tỉnh. Tại vì còn Giai Cấp... ??


Từ lúc nào ở thủ đô, người lớn biết chửi bậy, rồi trẻ con theo đó mà bắt chước? Có lẽ điều này đòi hỏi chúng ta phải "truy tầm" về nguồn gốc của những từ tục của bây giờ, mà đó là việc nằm ngoài khả năng cũng như bài viết này của tôi.


Ngoài ra, tôi cũng không tin là người Hà Nội thời trước 1954 hoàn toàn không chửi bậy. Đọc hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy, thấy ông có nhắc tới những tiếng lóng, những câu hát xuyên tạc rất tục những năm 20-30 của thế kỷ trước.


Nói cho đúng, ngày xưa Hà Nội phân biệt rõ ràng hơn giữa tầng lớp trí thức "có học, có chữ nghĩa" (tức "có văn hóa") và tầng lớp bình dân, trong đó có thể bao gồm cả thành phần du thủ du thực ít văn hóa. Còn ngày nay, tầng lớp "văn hóa thấp" đã "xâm thực" khắp xã hội. Số đông cư dân ở Hà Nội hiện nay, nếu tự đánh giá mình là thanh lịch, sâu sắc, thâm trầm, thì quả là lố bịch.


Song, tôi tin không phải người Hà Nội luôn thô lỗ và kênh kiệu, cũng như không phải mọi công dân thủ đô đều có tính xấu ấy.


Không phải người Hà Nội nào cũng thích ăn "phở quát cháo chửi", cũng chẳng phải hàng quán nào ở Hà Nội cũng có những thiên-thần-mậu-dịch-viên đáng sợ.


Nhiều tính cách tệ hại của dân chúng Hà thành có lẽ đã xuất phát từ hoàn cảnh (sau 1954 không?), mà nếu thực vậy thì Hà Nội đáng thương hơn là đáng giận.


… và đáng yêu


Những gì là xấu xí, tiêu cực, ước mong thủ đô sẽ xóa chúng đi dần dần. Nếu tính xấu đã do hoàn cảnh mà mọc ra thì cũng có thể hy vọng chúng sẽ mất đi khi hoàn cảnh thay đổi.


Với riêng tôi, Hà Nội còn có sự đáng yêu, cái đáng yêu của một thành phố trẻ đang phải gồng lên làm nhiệm vụ của một thủ đô nghìn năm. Sẽ còn rất nhiều, vô số bất cập và lộn xộn, nhưng thảng hoặc cũng có những nét cho thấy một nỗ lực của Hà Nội vươn lên làm thủ đô văn hiến. 

Con đường gốm ven sông hồng
Con đường gốm sứ ven sông Hồng, tuy 
một số đoạn vừa hoàn thành đã nứt, nhưng nhiều đoạn màu sắc long lanh rực rỡ. Con mắt thô thiển của tôi dám chắc như thế là đẹp, và chắc chắn là đẹp hơn khi không có đường gốm sứ ấy.

Những gì là xấu xí, tiêu cực, ước mong thủ đô sẽ xóa chúng đi dần dần. Nếu tính xấu đã do hoàn cảnh mà mọc ra thì cũng có thể hy vọng chúng sẽ mất đi khi hoàn cảnh thay đổi, để một nền văn hóa mới sẽ hình thành ở Hà Nội, thanh lịch hơn, sâu sắc hơn mà cũng cởi mở hơn.


Hà Nội, trong tôi, cũng đáng nhớ nữa. Vào năm 2000, tôi từng viết trong một bức thư gửi những người bạn ở phương xa, rằng thế hệ chúng tôi may mắn được trải qua thời khắc chuyển giao thiên niên kỷ đáng nhớ, 1000 năm mới có một lần. Mấy ai được đón chào và cảm nhận thời khắc ấy?


Lịch sử vốn dài đằng đẵng. Nói như Nguyễn Huy Thiệp, 1000 năm trước, biết hoa ban có trắng như bây giờ ?


Nếu quan niệm như thế, tôi sẽ thấy năm 2010 này lại cũng là một thời gian đáng nhớ trong đời mình. Hàng chục triệu gương mặt người Việt Nam đã mờ nhòa trong lịch sử, nào phải ai cũng được đón sự kiện nghìn năm Thăng Long như chúng tôi đây? Để rồi mai kia một cụ ông nào đó còn có chuyện mà kể cho con cháu nghe: "Hồi ấy, ông hay đi dọc con đường gốm sứ với bà. Hơi nhiều bụi một tí, nhưng đường mát và đẹp lắm, bà cũng đẹp. Cái chỗ ấy bây giờ là gì nhỉ bà nhỉ?..."
Đoan Trang
(Hà Nội)

Nobel Hòa Bình 2010 nhìn từ Việt Nam

Nhật Khuê (danlambao)Nobel gì cho sản phẩm giáo dục của Việt Nam? Thầy Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội chống gian lận thi cử thì bị cho về vườn. Cô Giáo Bùi Thị Thành ở Thủ Đức –Sài Gòn vì chấm thi không theo đáp án sai kiến thức của Sở Giáo Dục đã bị cho kỷ luật. 20 năm đi kiện đòi công lý chưa được thì tuần rồi nhà cầm quyền cho xe ủi luôn ngôi nhà của cô giáo đáng thương này ở đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức. Mấy môn tham nhũng, tệ nạn phong bì, giả dối, lừa bịp, báo cáo láo, bắt nhầm hơn bỏ sót thì không thể có tên trong bất cứ giải thưởng Nobel nào…
*
Lần đầu tiên sự kiện trao giải Nobel làm xôn xao cư dân mạng ở Việt Nam. Các kệnh truyền hình cáp ở Việt Nam không có truyền hình trực tiếp sự kiện này. Ai muốn xem thì lên mạng theo dõi. Sáng nay, thấy báo Dân Trí có đưa tin, các báo khác thì im re. Dường như là Việt Nam muốn làm vừa lòng anh hàng xóm càng ngày càng lấn lướt mình.
Cũng nhờ có chuyện Trung Quốc tìm cách phá đám lễ trao giải Nobel Hòa Bình thời gian qua cũng góp phần quảng bá cho giải thưởng danh giá này. Nếu Trung Quốc không lu loa thì có lẽ lễ trao giải Nobel năm nay nó cũng im lìm như mọi năm. Nhờ sự ” khuấy động” có chủ đích của Trung Quốc mà người ta biết và quan tâm nhiều hơn đến giải thưởng này.
Khi còn học trung học ở trường Marie Curie, tôi có nghe nói về giải thưởng Nobel. Nghe xong rồi cũng không để ý làm gì nguồn gốc của giải thưởng này vì những lo toan học hành, rồi gần đây nghe nói Việt Nam từ chối tham dự lễ trao giải năm nay. Lúc đầu, tôi nghĩ là giải thưởng này có vần đề. Nhưng đi tìm hiểu thì mới biết là những nườc từ chối tham dự buổi lễ trao giải thưởng mới là có vấn đề. Tôi phải thức cả đêm để theo dõi từng cho tiết của buổi lễ năm nay.
Dù đường truyền của Internet nhiều khi âm thanh nghe không được rõ, nhưng phải công nhận là nhà tổ chức làm thật công phu và tỉ mỉ từng chi tiết của buổi lễ trao giải và dự tiệc sau đó. Thật đúng nghi thức Hòang Gia. Từ nhân viên phục vụ bàn, các kỵ binh của Hòang Gia, các nghệ sĩ tham gia biểu diễn, khách mời và những người thắng giải ai ai cũng hân hoan. Đúng là ngày hội của hành tinh. Phải công nhận là buổi lễ trao giải Nobel xứng đáng với danh tiếng và giá trị của uy tín giải thưởng này. Cho nên những ai tìm cách phá đám hay che ngăn chặn ảnh hưởng của giải thưởng thì trở nên lố bịch và thất bại. Nhất là thời đại kỹ thuật số như hiện nay.
Buổi lễ trao giải thưởng không trúng vào lúc ”giờ vàng” của Việt Nam và nhằm lúc cả nước đang hướng về Malaysia theo dõi đội bóng đá chuẩn bị thi đấu. Người ta quan tâm đến những giá trị nhất thời, không bận tâm gì đến những giá trị lâu bền và vĩnh cữu. Đang lúc ”bác kính yêu đang cùng chúng cháu hành quân” qua Malaysia thì chuyện trao giải Nobel hay công an bắt nhầm người ở Quận 6 Sài gòn cũng là chuyện nhỏ, không đáng quan tâm bằng chuyện làm sao kiếm vé để ”hành quân” sang Malaysia. Hình như ở Malaysia còn có hàng trăm ngàn lao động đang bị bóc lột thì cũng kệ. Dân nghèo cả đời chân lấm tay bùn, đi tàu lửa không có tiền đi nữa chi là đi máy bay, xuất ngọai cổ động bóng đá là chuyện của dân làm quan, dân có tiền.
Theo dõi lễ trao giải thưởng Nobel năm 2010 tôi bỗng dưng tủi thân: Sao đất nước mình chưa có ai thắng giải này? (đừng nhắc đến chuyện ông Lê Đức Thọ làm màu không chịu nhận giải năm xưa). Hôm phát hành cuốn sách ”Ký ức vụn” của nhà văn Nguyễn Quang Lập ở Hội Quán Đông Tây tại Quận Cầu Giấy – Hà Nội thì có một cô tiến sĩ từ Mỹ về. Cô này có lên phát biểu đại ý là: ”Tôi muốn Việt Nam mình cũng có người nhận giải thưởng Nobel về văn chương và tôi muốn người ấy là anh Nguyễn Quang Lập”. Tôi ngưỡng mộ tài năng của nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhưng đặt cược vào tác giả của ”Đời cát”, ”Ký ức vụn” với tới giải Nobel văn chương thì tôi không mù quáng mà đặt niềm tin.
Cũng nhờ có chuyện Việt Nam sợ Trung Quốc không dám tham dự giải thưởng trao giải Nobel 2010 tôi mới lên google và tìm thấy có một giáo sư nào đó ở Hà Nội được mời tham dự lễ trao giải. Nghe kể lại là bộ trang phục mà người ta may cho ông được ông coi giữ như là báu vật. Chỉ là khách mời mà người ta gọi điện thoại hỏi các số đo để may đồng phục, rồi những cách tiếp đón chiêu đãi của Thụy Điển làm vị giáo sư của chúng ta ngạc nhiên sửng sốt. Có theo dõi trọn buổi lễ trao giải năm nay mới hiểu được tâm trạng của vị giáo sư khả kính.
Gần đây có sự kiện Giáo Sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng về toán ở Ấn Độ. Báo chí ca ngợi giải này là giải ”Nobel toán học”. Làm sao mà so sánh 15 ngàn USD với hơn 1 triệu ruỡi USD đây bà con? Nhưng đó chỉ là số tiền. Ý nghĩa to lớn của Hòa Bình mà giải Nobel đem tới đã góp phần to lớn vào tinh thần giữ gìn và phát huy hòa bình thế giới bao nhiêu năm qua. Hơn nữ, nếu có giải thưởng danh giá thì đó cũng là công của nước Pháp là chính chứ đâu có của Việt Nam mà nhận ẩu, nhận bừa này nọ. Không thấy Lê Bá Khánh Trình dù có huy chưong vàng đặc biệt, học ở Đại Học Lô Mô Nô Sốp ở Liên Xô về cũng chỉ là anh Phó Giáo sư quèn ở Đại học Tự Nhiên mà thôi sao ? Lê Tự Quốc Thắng học sau Lê Bá Khánh Trình một năm, nhưng vì không chịu nổi cái lạnh ở Matxcova nên Lê Bá Khánh Trình bị hen suyễn ở lại một năm học chung và tốt nghiệp với khóa của Lê Tự Quốc Thắng. Lê Bá Khánh Trình về nước an phận nhưng Lê Tự Quốc Thắng sau khi học tiến sĩ ở Nga, được Mỹ mời qua dạy ở Chicago. Hiện nay theo một người thân thì Lê Tự Quốc Thắng đang dạy ở Atlanta. Con đường đến với giải Nobel của những tài năng này vẫn còn mịt mù xa tắp.
Gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ở Việt nam nghe nói sẽ đầu tư mấy chục ngàn tỷ VND gì đó để đào tạo khỏang 20 ngàn tiến sĩ với tham vọng là 20 năm sau Việt Nam sẽ có giải thưởng Nobel. Đã từng tẩy chay, làm nũng không chịu nhận giải thưởng Nobel, bây giờ vì sợ hãi quan thầy Trung Quốc mà bây giờ đầu tư làm cái gì nữa? Rồi thì chấp nhận đầu tư cũng đươc đi, trong cái bối cảnh thầy hiệu trưởng thì bắt học sinh cống cho cấp trên để phục vụ cho những màn ăn chơi trác táng , thầy hiệu phó thì lột áo nữ sinh, giảng viên đại học thì chửi mày tao với sinh viên thì 20 năm sau sẽ nhận giải thưởng Giang Hồ thì có chứ đừng mơ giải Nobel.
Nobel gì cho sản phẩm giáo dục của Việt Nam? Thầy Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội chống gian lận thi cử thì bị cho về vườn. Cô Giáo Bùi Thị Thành ở Thủ Đức –Sài Gòn vì chấm thi không theo đáp án sai kiến thức của Sở Giáo Dục đã bị cho kỷ luật. 20 năm đi kiện đòi công lý chưa được thì tuần rồi nhà cầm quyền cho xe ủi luôn ngôi nhà của cô giáo đáng thương này ở đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức. Mấy môn tham nhũng, tệ nạn phong bì, giả dối, lừa bịp, báo cáo láo, bắt nhầm hơn bỏ sót thì không thể có tên trong bất cứ giải thưởng Nobel nào.
Nhật Khuê

Tường thuật Lễ trao giải Nobel Hòa bình 2010

Tôi không thể nhớ hết được cả bài nhưng tôi nhớ nhất là ông đã luôn lấy tình yêu thương để đáp lại những đàn áp, bất công mình phải gánh chịu, ông không hề mang thù hận trong lòng mà chỉ mang một tình yêu quê hương tha thiết với ước muốn cho một Trung Quốc tốt đẹp hơn. Một bài viết làm cả khán phòng vô cùng xúc động. Tôi thích nhất điều ông viết rằng không có quyền lực nào có thể ngăn cản nổi khát vọng vươn đến tự do, khi người ta ngăn cản quyền tự do cũng là lúc người ta chà đạp quyền làm người và che giấu sự đi sự thật. Nươc mắt tôi rơi không kềm được và xung quanh nhiều người cũng đưa tay lau mắt. Hơn bao giờ hết tôi cảm nhận được giá trị của giải Nobel năm nay và cảm nhận được sự xứng đáng của người nhận giải. Từ giây phút này, ông đã trở thành một thần tuợng của tôi.


Bài tường thuật lễ trao giải Nobel Hòa Bình tại Oslo – Na Uy do blogger Trương Hiếu – Vivi cung cấp.
Chiếc ghế trống và người tù vô tội
Buổi Rước Đuốc Mừng Khôi Nguyên Lãnh Giải Nobel Hòa Bình
Oslo, ngày 10 tháng 12. Trước tòa thị sảnh, những bước chân đưa tôi đến gần hơn với chiếc ghế trống dành cho một người vô cùng đặc biệt ngày hôm nay. Một người Trung Quốc được vinh dự đoạt giải Nobel Hòa Bình- nhà hoạt động ly khai Lưu Hiểu Ba, nhưng trớ trêu thay anh vẫn bị tước mất tự do, tước mất quyền được đón nhận giải thưởng mà anh xứng đáng được trao.
Đứng xếp hàng chờ đến phiên mình trước toà thị sảnh cùng anh Nguyễn Đức Hóa, hội trưởng Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Nauy, tôi nhận thấy xung quanh mình là những gương mặt quen thuộc của những nhà chính trị cấp cao của Nauy xen lẫn những gương mặt của những khách mời đến dự lễ. Không khí nhộn nhịp với những bài nhạc của đội kèn, và tiếng hô trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba của những nhóm ủng hộ đứng xa xa.
Trước khi vào, mọi túi xách mang theo đều được kiểm soát qua máy, và mọi người đều phải đưa giấy mời có tên họ của mình cũng như giấy chứng minh để cảnh sát kiểm tra xem có đúng người không. Sau khoảng 5 phút chờ đợi, tôi đã được đặt chân vào bên trong. Đập vào mắt tôi là những bông hoa trang trí kết rất đơn sơ mà nét đẹp hài hòa thanh tú. Hội trường trao giải cho tôi cảm giác thật ấm cúng và nghiêm trang với những hình tạc của nhà sáng lập giải Nobel được đặt ở hai bên.
Chúng tôi được hướng dẫn xuống lầu phía dưới treo áo khoác và chờ đến giờ khai mạc lễ trao giải Nobel cho năm 2010. Đứng lẫn lộn giữa những nhà chính trị gia lãnh đạo Nauy và những gương mặt nổi tiếng, cả tôi và anh Hội Trưởng đều có cảm nhận là nơi đây, mọi người dù quyền cao chức trọng hay vô danh tiểu tốt đều được đối xử như nhau. Rất đáng để các nhà lãnh đạo nước ta học hỏi.
Còn 5 phút nữa thôi thì buổi lễ sẽ bắt đầu. Chúng tôi trở lại hội trường và tôi vô cùng xúc động khi thấy tấm hình của nhà ly khai Lưu Hiểu Ba đang được treo lên trang trọng giữa hội trường, nơi 7 chiếc ghế được dành cho sáu người trong Uỷ Ban Trao Giải Nobel Hoà Bình và người đoạt giải.
Thêm hai chiếc ghế danh dự dành cho nhà vua và hoàng hậu Nauy.
Mọi người vào chỗ, cả hội trường hầu như không còn chỗ trống.
Uỷ ban trao giải Nobel Hòa Bình từ từ tiến vào chỗ ngồi trong tràng pháo tay không dứt của những người tham dự.
Marita Kvarving Sølberg mở đầu buổi lễ trao giải với giọng ca ngọt ngào làm lắng lòng người nghe với bài nhạc «solveigs sang»
Thorbjørn Jagland, chủ tịch Ủy Ban Nobel Hoà Bình bắt đầu bài phát biểu của mình trong không khí vô cùng nghiêm trang của thính giả. Sau khi tuyên bố giải thưởng được trao về nhà đấu tranh dân chủ Lưu Hiểu Ba và lý do Ủy Ban trao giải này cho ông, Jagland đã xin lỗi rằng người được đón nhận vinh dự hôm nay không thể có mặt ngày hôm nay, ông đang bị giam giữ tại nhà tù phía Đông bắc Trung Quốc, cả vợ và người thân của ông cũng không thể có mặt. Do đó hôm nay sẽ không có nghi lễ trao huy chuơng và bằng danh dự tại đây.
Ông Jagland cũng nhấn mạnh rằng: chỉ việc này thôi cũng đã cho thấy sự cần thiết và thích hợp của giải Nobel Hoà Bình năm nay. Và ông chúc mừng ông Lưu Hiểu Ba.

Chiếc ghế trống dành cho người đoạt giải!
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của giải Nobel Hoà Bình mà chiếc ghế của người nhận giải phải bỏ trống. Trong bài phát biểu của mình, ông Jagland đã nhắc lại nhiều trường hợp những người đoạt giải trước đây cũng bị ngăn cản không cho đến dự như Carl von Ossietzky- năm 1935, Andrej Sakharov năm 1975, Lech Walesa- năm1983, Aung San Suu Kyi -năm 1991.
Nhưng đây là lần đầu tiên chiếc ghế dành cho người danh dự bị để trống.
Ông Jagland cũng nhấn mạnh là những giải thưởng Nobel này không hề có ý muốn xúc phạm bất cứ ai, mà Uỷ Ban Nobel chỉ muốn truyền tải thông điệp về mối liên hệ giữa nhân quyền, dân chủ và hoà bình. Những giải thưởng nhắc cho chúng ta nhớ rằng những giá trị mà phần lớn trên thế giới có được là nhờ sự đấu tranh của những người đã hy sinh rất nhiều. Họ làm vì người khác và ông Lưu Hiểu Ba là người xứng đáng được sự ủng hộ của chúng ta.
Ông Lưu cũng nhờ vợ mình nói lại là ông muốn dành giải thưởng năm nay cho những linh hồn đã hy sinh trong trận Thiên An Môn ngày 4.tháng 6, năm 1989. Và uỷ ban Nobel rất vui được làm theo ý ông.
Tôi lắng nghe Jagland và thầm ngưỡng mộ khi ông nói về giá trị đích thực của mối quan hệ hòa bình thật sự giữa các quốc gia với nhau không thể được tạo ra nếu thiếu yếu tố nhân quyền và dân chủ. Về sự thiếu quân bằng khi phát triển kinh tế mà thiếu tự do ngôn luận sẽ chỉ làm gia tăng tham nhũng và thói kiêu ngạo quyền lực. Ông cho rằng mỗi bộ máy quyền lực phải được cân bằng bằng sự kiểm soát từ nhân dân, tự do truyền thông và quyền chỉ trích của mỗi cá nhân.
Jagland cũng nêu rằng Trung Quốc đã ký kết một số phê chuẩn của Liên Hiệp Quốc và ILOs về nhân quyền. Điều thú vị là Trung Quốc đã chấp nhận cơ chế giải quyết xung đột siêu quốc gia trong WTO.
Ông còn nêu: “Hiến pháp của Trung Quốc bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Điều 35 của hiến pháp để rằng: “Công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp và tự do hội họp, tự do biểu tình .” Điều 41 bắt đầu bằng:”công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền chỉ trích và nêu quan điểm của họ trên bất kỳ cơ quan nhà nước và bất kỳ người đại diện chính phủ nào ” .
Và dựa trên tất cả những điều này thì Lưu Hiểu Ba hoàn toàn vô tội. Ông không làm điều gì sai trái, chỉ xử dụng quyền công dân của mình mà thôi. Và ngược lại chính phủ Trung Quốc đang làm ngược lại những gì mình đã cam kết.
Kết thúc bài phát biểu của mình, ông Jagland đặt huy chuơng và bằng danh dự vào chiếc ghế trống dành cho người thắng giải.
Những tràng pháo tay vang dội cả trong lúc Jagland phát biểu và sau khi ông kết thúc.
Tôi chưa từng được nghe bài phát biểu nào hay đến thế. Cả hội trường như cùng òa vỡ trong những tràng pháo tay không ngớt.
Nhạc lại trỗi lên. Lynn Chang với tiếng violin êm dịu và réo rắt như muốn đưa những thông điệp này đến xa hơn, cao hơn.
Khán phòng lại im phăng phắc khi Liv Ullmann đọc bài viết của ông Lưu Hiểu ba «I Have No Emies.My Final Statement».
Sau bài viết đầy xúc đông của chính người đoạt giải. Ca đoàn thiếu nhi của Den Norske Opera og Ballett đã hoàn thành nguyện uớc của ông với nhiều bài hát. Ông Lưu Hiểu Ba đã nhờ người truyền đạt lại uớc muốn này đến ban tổ chức. Ông ao uớc sẽ có một ca đoàn thiếu nhi hát trong lễ trao giải của ông, vì đối với ông, thiếu nhi là thế hệ tuợng trưng cho tuơng lai. Ông luôn mong muốn một tuơng lai tốt đẹp hơn cho TQ nói riêng và mọi người nói chung nên ông rất chú trọng vào thế hệ mai sau.
Buổi lễ đã kết thúc, nhưng những tràng pháo tay vang mãi. Một buổi lễ trao giải Nobel lịch sử. Tôi thấy mình thật may mắn và vinh dự được chứng kiến và tham dự cho sự kiện trọng đại và ý nghĩa như hôm nay. Và không khỏi hãnh diện khi mình được là một trong những người đại diện cho cộng đồng người Việt ở Nauy có mặt nơi đây để thể hiện sự ủng hộ và biết ơn nhà đấu tranh dân chủ Lưu Hiểu Ba. Trong khi đại sứ quán Việt Nam tại Nauy từ chối tham gia thì tôi mong rằng sự hiện diện của mình sẽ nói thay cho sự ủng hộ của bao người Việt ở hải ngoại cũng như trong nuớc đối với giải Nobel này.
Khán phòng thưa dần nhưng chiếc ghế trống vẫn giữ buớc chân tôi ở lại. Tôi đến gần hơn và tự hỏi cả thế giới sẽ nghĩ gì khi nhìn vào chiếc ghế trống ấy ?
Riêng tôi, trong lúc nhìn vào chiếc ghế trống, tôi cảm thấy rất lòng. Đau lòng khi nghĩ đến ông Lưu Hiểu Ba và những người đã hy sinh hay vẫn trong vòng tù tội chỉ vì họ nói lên niềm khao khát tự do và một tương lai tốt đẹp hơn, chỉ vì họ hy sinh quên bản thân mình để mong muốn mang lại một sự thay đổi tốt hơn cho đất nước cho dân tộc mình, chỉ vì họ muốn quyền làm người phải thực sự được tôn trọng. Tôi đau lòng vì tôi nhìn thấy một chính quyền Trung Quốc độc tài mù quáng. Thay vì song song với việc phát triển kinh tế, họ phải quan tâm hơn, bảo vệ quyền lợi của người dân, nhưng ngược lại, Trung Quốc đang chà đạp những giá trị đích thực để đem đến sự hùng mạnh cho một quốc gia. Tôi đau lòng vì khi một quốc gia tiêu cực như thế, cả thế giới này cũng bị ảnh hưởng dù ít dù nhiều. Và tôi đau lòng hơn khi biết rằng hiện trạng quê huơng mình cũng không hơn gì so với Trung Quốc.
Nhưng chiếc ghế trống cũng mang lại cho tôi cảm giác hạnh phúc. Đó là tôi biết rằng những hy sinh lớn lao của những người không mệt mỏi đấu tranh cho nhân quyền, tự do dân chủ không bị mai một hay quên lãng. Những hy sinh đó vẫn được cả thế giới tâm. Bốn bức tường của nhà tù không đủ để ngăn cản sự đồng cảm và chia sẻ giữa những người đang hiện diện nơi này với những người đang mòn mõi trong chốn lao tù.
Chiếc ghế trống còn cho tôi hy vọng. Hy vọng về những điều tốt đẹp mà bao người đang hy sinh rất nhiều để đạt đến. Hy vọng rằng một ngày nào đó một trong những nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam cũng sẽ có được vinh dự ngồi vào chiếc ghế trống ấy.
Hôm nay là một ngày ý nghĩa nhất trong đời tôi.
Oslo 10.12.2010
Nguyệt Minh
——————————–

Buổi Rước Đuốc Mừng Khôi Nguyên Lãnh Giải Nobel Hòa Bình
(Đây là bài đốt đuốc lúc 18 giờ của dân tại Nauy, đủ các giống dân định cư .Trong đó có người Việt đang sống tỵ nạn cộng sản Việt Nam tham gia . Có hình ảnh gửi sau)
Trong một bầu không khí nô nức nhân quyền, và dưới cái lạnh giữa mùa đông buốt giá, theo thăm dò của người tham dự có gần 1500 người hội tụ về tại Youngstorget, Oslo để cùng reo mừng ông Lưu Hiểu Ba nhận giải Nobel Hòa Bình, do Hội Ân Xá Quốc Tế tại Na Uy tổ chức, bắt đầu từ 18 giờ thứ Sáu, ngày 10 tháng 12 năm 2010.
Ngoài đông đảo người dân bản xứ còn có các sắc dân khác như: Tây Tạng, Mông Cổ, các nhà đấu tranh cho dân chủ của Trung quốc v.v…, đặc biệt Cộng đồng người Việt Nam cũng chịu khó chịu lạnh góp mặt trong ngày thật lịch sử này.
Trong 30 phút đầu tại Youngstorget, với đuốc cầm tay hoặc chân dung Khôi nguyên Lưu Hiểu Ban, đoàn người hô vang câu “Trả tự do cho Lưu Hiểu Ba!”, đồng thời cùng đồng ca bài hát nói lên ước vọng tự do, dân chủ và nhân quyền cho Trung quốc. Sau đó lần lượt đại diện các nhóm yêu dân chủ và tự do, nhất các nhà dân chủ Trung quốc lưu vong lên diễn đàn phát biểu cảm tưởng của mình. Ông Salil Shetty, Tổng Thư ký Hội Ân Xá Quốc Tế trong diễn văn kêu gọi, có đoạn ông nói: “…Chúng ta tổ chức cuộc diễn hành ngày hôm nay không chỉ dành riêng cho ông Lưu Hiểu Ba hiện ở trong chốn lao tù và vợ ông ta đang bị giam lỏng tại gia, mà cho cả hàng ngàn sinh viên đã bị bắn chết trong vụ Thiên An Môn vào năm 1989, cùng hàng ngàn người đang lâm cảnh tù tội tại bản địa vì nói lên tiếng nói đòi tự do dân chủ cho đất nước…”. Sau mỗi bài phát biểu, khẩu hiệu “Trả tự do cho Lưu Hiểu Ba” được hô vang trong ánh đuốc rực cháy làm ấm lòng người tham dự.
18 giờ 30 phút, đoàn diễn hành khởi động. Họ đi ngang qua các dãy phố Torggata, rẽ phải theo Kongensgata, băng ngang Gensen rồi đến Karl Johansgata. Đoàn diễn hành dừng chân trong công viên Quốc Hội, đứng chật cả lối đi dẫn tới trước Grand Hotel, là tụ điểm cuối cùng của buổi diễn hành. Nơi đây như khơi dậy một bầu không khí hân hoan vui nhộn của những Khôi Nguyên lãnh giải những năm về trước. Nhưng năm nay, trên ban công của khách sạn này, cánh cửa vẫn im lìm như ngóng chờ tin ông Lưu Hiểu Ba về đây vẫy tay chào mừng dân chúng, vị tân Khôi Nguyên vẫn biền biệt trong chốn lao tù cộng sản, và chân dung hiền hòa nhưng đầy khí phách của ông Lưu Hiểu Ba được rọi lên chiếm cả mặt tiền từ lầu 2 đến lầu 5 của khách sạn đã gây sự xúc động khôn lường cho mọi người. Và có những giọt nước mắt nào trong đoàn diễn hành vô tình rơi xuống xót thương cho sự nghiệt ngã của người con ưu tú Lưu Hiểu Ba dưới chế độ độc tài Trung cộng.
Buổi diễn hành kết thúc lúc 19 giờ 15 phút trong niềm hân hoan chia sẻ khát vọng dân chủ của người tham dự đối với nhân dân Trung Quốc.
Kính
Phạm Sĩ Việt
Oslo 10.12.2010

Ham cầm quyền quên giữ nước"Đã có nằm vùng của Bắc Kinh trong Đảng?"

Trong 80 năm hiện diện trên đất Việt Nam, chưa bao giờ Đảng Cộng Sản phải lo giữ quyền lực bằng thời gian tổ chức Đại hội Đảng XI sắp diễn ra vào tháng 01 năm 2011, nhưng càng ham nắm quyền Đảng càng quên giữ nước để không rơi vào tay Trung Cộng.

Từ xưa đến nay Đảng CSVN thường rêu rao “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, nhưng thực tế dân chỉ có thể làm chủ được bản thân mình.

Hãy đọc bài viết của ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội, về vần đề này:

“Tư tưởng của Bác Hồ là tư tưởng lấy dân là gốc, dân là chủ. Đảng không thể đòi hỏi Mặt Trận (Tổ quốc), đòi hỏi dân phải thừa nhận quyền lãnh đạo của mình mà phải qua hoạt động thực tiễn, phải được Mặt Trận và nhân dân suy tôn, lựa chọn. Lựa chọn đây là lựa chọn cương lĩnh và người đứng đầu đất nước thông qua tổng tuyển cử”.

Dân suy tôn và lựa chọn bằng cách nào? Dân suy tôn và lựa chọn cương lĩnh phát triển của Đảng, lựa chọn người đứng đầu Đảng trở thành người đứng đầu đất nước thông qua tổng tuyển cử. Bây giờ cương lĩnh của Đảng chưa được dân lựa chọn, chưa được dân bỏ phiếu, người đứng đầu Đảng chưa sang ứng cử chức danh người đứng đầu đất nước. Dân chưa được lựa chọn như vậy cho nên dân chưa được làm chủ thật sự.

Nếu Đảng coi mình đương nhiên là lực lượng lãnh đạo thì chẳng khác gì nhà vua cha truyền con nối. Từ một nhà vua cá nhân thời quân chủ, nay trở thành một nhà vua tập thể thời cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Như vậy là Đảng chủ chứ không phải dân chủ.”

(Báo Tuần Việt Nam, 06/12/2010)

Tuy ông Nguyễn Văn An chưa đòi Đảng phải rút lui, nhưng nguyên việc đòi người đứng đầu đất nước phải được dân bầu lên mới là dân chủ cũng rất mới so với thời ông Nguyễn Văn An còn làm Chủ tịch Quốc hội từ ngày 27/06/2001 đến ngày 26/06/2006.

Nhưng nếu ông Nguyễn Văn An chỉ muốn dân chủ trong Đảng mà không đòi cho dân được quyền làm chủ đất nước, tự quyết định lấy thể chế chính trị cho mình và để nguyên Đảng lãnh đạo độc quyền như hiện nay thì cũng bằng không. Như vậy, phải chăng ông Nguyễn Văn An muốn cứu Đảng đang “tứ đầu thọ địch” từ ngay trong lòng chế độ thay vì từ các “thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” của đế quốc như Đảng đang tuyên truyền và ra sức phản công trên mặt trận tư tưởng?

Đảng lãnh đạo là ai?

Đáng chú ý là bài viết của ông Nguyễn Văn An, coi như vượt ra ngoài vòng kiềm tỏa của Đảng, được phổ biến vào lúc có nhiều “chuyên viên tư tưởng, tuyên truyền” của Đảng và quân đội được sử dụng viết bài bảo vệ quyền lãnh đạo cho Đảng.

Chẳng hạn như ông Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch Sử Đảng đã viết bài “Bối cảnh xác lập vai trò và vị trí lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam” trên báo điện tử của đảng ngày 29/11/2010.

Ông Nguyễn Trọng Phúc viết:

“Đường lối đổi mới và Cương lĩnh 1991 của Đảng đã đưa sự nghiệp đổi mới - cuộc canh tân vĩ đại trong lịch sử dân tộc không ngừng phát triển, giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa thể hiện trách nhiệm lớn lao trước dân tộc và lịch sử.

Vị trí và vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng xuất phát từ tính tổ chức, kỷ luật của Đảng ở tính tiên phong, gương mẫu, đạo đức cách mạng được rèn luyện ngay từ khi bước vào sự nghiệp cách mạng của cán bộ, đảng viên, ở sự gắn bó mật thiết với dân tộc và nhân dân”.

“Canh tân vĩ đại ở chỗ nào” trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011), gọi tắt là Cương lĩnh 1991 ra đời tại Đại hội đảng khóa VII đã đưa Đỗ Mười lên làm Tổng Bí thư Đảng?

Nếu ông Nguyễn Trọng Phúc còn nhớ thì khi ấy Tổng bí thư Đảng khóa VI là Nguyễn Văn Linh đã nói câu để đời “Đổi mới hay là chết” để mô tả hoàn cảnh sắp chết của Việt Nam vào năm 1986 khi Đảng phải quyết định bỏ mô hình kinh tế tập trung, bao cấp của Liên Sô để “đổi mới’, mở cửa cho ngọai quốc vào đầu tư làm kinh tế thị trường của tư bản để cứu Đảng khỏi tan vỡ.

Do đó, không ai có thể bị mê hoặc bởi những lời ông Nguyễn Trọng Phúc tự biên tự chế để khoe khoang như:

“Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng vẫn không ngừng được củng cố, phát triển từ trong bản chất cách mạng, khoa học và tư tưởng, lý luận của Đảng, từ sự đúng đắn và không ngừng hoàn thiện Cương lĩnh, đường lối chính trị, từ sự không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, từ sự rèn luyện, không ngừng theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Vị trí lãnh đạo duy nhất của Đảng không bao giờ thay đổi vì ngoài lợi ích của giai cấp, dân tộc và nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam không có lợi ích nào khác.”

Nhưng “giai cấp – dân tộc – nhân dân” nào đã ủy nhiệm cho Đảng lãnh đạo đất nước? Nếu Đảng tự cho rằng mình là đại biểu của “giai cấp công nhân và nhân dân lao động” là một ngụy biện vì cả hai giai cấp này đã, đang và sẽ tiếp tục bị Đảng bạc đãi và bóc lột đến tận xương tủy như đã thấy từ khi có bóng dáng Đảng trên đất nước. Do đó khi nghe ông Nguyễn Trọng Phúc nói Cương lĩnh đã phản ảnh quyết tâm “không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng” thì chẳng ai tin, vì ông Nguyễn Trọng Phúc đã nói những điều ngược lại với nội dung của văn kiện này. Việc này đã được chứng minh trong các ý kiến của nhiều tầng lớp nhân dân sau 47 ngày bản Cương lĩnh được đem ra lấy ý kiến (kết thúc ngày 31/10/2010).

Nhiều người trong nước, kể cả một số trí thức hàng đầu và cựu lãnh đạo, đảng viên cao cấp đã chỉ trích Cương lĩnh vẫn giữ nguyên lối mòn tư duy bảo thủ, phản dân chủ, xưa cũ, chậm tiến, lạc hậu, mơ hồ, mị dân, không tưởng và là lực cản tiến bộ của dân tộc cần phải bỏ đi hay viết lại.

Dân chủ hay đảng chủ?

Để bênh vực cho chính sách độc tài ngụy trang trong “tập trung dân chủ”, anh Thiếu tá – Thạc Sỹ Trần Văn Huyên, Phòng Nhà trường, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị đã phét lác trong báo điện tử Đảng qua bài "Một số vấn đề về bản chất nguyên tắc tập trung dân chủ và đấu tranh với các quan điểm sai trái hiện nay".

Ông Trần Văn Huyên đã lý luận “tập trung dân chủ” như thế này:

“Tập trung trên cơ sở dân chủ, điều này làm cho tập trung khác biệt về bản chất so với chuyên chế, chuyên quyền. Nội dung của nguyên tắc chỉ rõ: Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Đó là tập trung. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Nghị quyết là sự tập trung cao trí tuệ, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên. Để có sự chấp hành nghị quyết một cách nghiêm chỉnh, vô điều kiện, thì điều kiện tiên quyết là nghị quyết đó phải được xây dựng trên cơ sở dân chủ.”

(bài viết ngày 03/12/2010)

nhân dân Việt Nam
chưa hề có dân chủ,
dù chỉ một ngày kể từ khi
Đảng Cộng Sản nắm quyền
Đây là lập luận Đảng đang cổ võ cho điều được gọi là dân chủ phải có kỷ luật, không dân chủ bừa bãi để gây hỗn loạn xã hội, nhưng đồng thời cũng để chống đòi Đảng phải thi hành dân chủ thật sự bằng cách từ bỏ độc quyền lãnh đạo và chấp nhận đa nguyên đa đảng chính trị. Bởi lẽ thực tế đã chứng minh nhân dân Việt Nam chưa hề có dân chủ, dù chỉ một ngày kể từ khi Đảng Cộng Sản nắm quyền cai trị ở miền Bắc năm 1954 và sau 1975 trên cả nước. Thứ “dân chủ tập trung” đang được làm rùm beng trước thềm Đại hội Đảng XI là thứ dân chủ hạn chế chỉ diễn ra trong nội bộ đảng mà thôi. Dân không có quyền đòi dân chủ mà phải do Đảng ban cho ai thì người ấy được. Do đó chủ trương này đã bị bóc trần, bị chỉ trích là độc tài, mị dân bởi nhiều trí thức trong nước, kể cả một số đông cựu đảng viên và cựu lãnh đạo.

Để chống lại, Ban Tuyên Giáo và Báo Quân Đội Nhân Dân đã tung ra nhiều bài viết xuyên tạc và chụp mũ những người có lập trường đối lập với Đảng. Chẳng hạn như lập luận của ông Trần Văn Huyên:

“Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc vô cùng quan trọng đảm bảo sự sống còn của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Do vậy, các thế lực thù địch đã chống phá quyết liệt bằng những quan điểm sai trái về bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Về phương diện lý luận, đã có nhiều quan điểm hiểu không đúng hoặc cố tình xuyên tạc nội dung và bản chất của nguyên tắc này, thực chất là muốn xoá bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, làm suy yếu Đảng, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Lẽ dĩ nhiên, những quan điểm này không trực diện đòi xoá bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ mà núp dưới cái phương pháp “phân tích bản chất của nguyên tắc”, bằng lập luận lập lờ, lái nhận thức của mọi người đi đến chỗ từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ.”

Trước đó, ông Nguyễn Mạnh Hưởng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Viện Khoa Học Xã Hội Nhân Văn Quân Sự - Bộ Quốc Phòng cũng huyênh hoang trên Tạp chí Cộng Sản ngày 08/09/2010:

“Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn là đội tiền phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam, là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Qua sự “sàng lọc” dữ dội của lịch sử những thập kỷ đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Đảng Cộng Sản Việt Nam là người dẫn dắt mình đi đến tương lai hạnh phúc.”

Người dân nào đã “lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam” để thay mình lãnh đạo đất nước, hay Đảng này đã cướp mất của dân từ cuộc “cách mạng” tháng 8/1945?

Ông Nguyễn Mạnh Hưởng còn cả gan nói rằng:

“Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam, sự nghiệp cách mạng nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động Việt Nam, nhân dân ta thực sự được làm chủ cuộc sống của mình, được sống cuộc đời “tự do, hạnh phúc”.

Ai đã làm chủ cuộc sống của dân thì người cộng sản biết rõ hơn ai hết nên điều được gọi là “tự do, hạnh phúc” cho đến nay, sau 64 năm “được” sống với chế độ (1954-2010), người dân mới thấy mình bị Đảng lừa, bị Đảng cho ăn nhiều bánh vẽ quá! Vậy mà ông Nguyễn Mạnh Hưởng vẫn có thể trâng tráo dẻo mép:

“Ở Việt Nam không thực hiện chế độ đa đảng không phải vì chúng ta bảo thủ, mất dân chủ như các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc, mà đó là yêu cầu khách quan, là vì sự ổn định và phát triển của đất nước, vì sự phát triển của nền dân chủ và hạnh phúc của nhân dân, để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Rằng:

“Ở nước ta, thực hiện một đảng duy nhất lãnh đạo, mọi người dân đều có thể trực tiếp hay gián tiếp (thông qua người đại diện của mình) đề đạt nguyện vọng và đóng góp ý kiến cho các cơ quan công quyền. Các kênh bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được mở rộng và hoạt động có hiệu quả. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trở thành quy chế, thiết chế dân chủ trong các tổ chức chính trị - xã hội, trong các hoạt động của xã hội; là phương châm hành động của người dân trong xây dựng hệ thống chính trị; là yêu cầu ứng xử của cán bộ trong tiếp xúc, quan hệ với dân và chăm lo đến dân. Nhân dân lao động là chủ thể mọi quyền lực; quyền lợi và nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm, cống hiến và hưởng thụ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Thực tế trên chưa phải là đầy đủ, nhưng đã cho thấy tính ưu việt của chế độ một đảng ở Việt Nam; không thể vì những khó khăn, phức tạp nào đó mà xuyên tạc bản chất chế độ dân chủ của nước ta, đòi thực hiện đa đảng, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.”

Quả thật chỉ có những cái đầu mất óc mới có thể bù lu bù loa những “thành quả vĩ đại” của Đảng CSVN và tính ưu việt của chế độ như ông Nguyễn Mạnh Hưởng đã bịa ra. Ngay cả khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã tự nó làm nhục chế độ khi trong thực tế người dân không có quyền gì cả. Vì nếu người dân có quyền “kiểm tra” thì có lẽ Việt Nam không còn quốc nạn tham nhũng như hiện nay.

Đến phiên ông Trần Quang Nhiếp, Phó Giáo sư, Tiến sỹ cũng a-dua viết bài “Đảng với việc thay đổi lịch sử dân tộc" trên báo điện tử của Đảng ngày 15/11/2010 rằng: “Đảng thực sự là của dân, vì dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ”. Để biện hộ cho quan điểm này, ông Nhiếp nói rằng:

“Ngay trong máu lửa, Đảng ra đời là vì sự nghiệp giải phóng, cứu vớt nhân dân, Đảng thực sự được nhân dân tin, dân kỳ vọng là người cứu vớt, người đem lại hạnh phúc cho mình. Các thế hệ đảng viên, cán bộ của Đảng đã thật sự vì nhân dân mà hy sinh phấn đấu, không vì lợi ích cá nhân. Nhân dân tìm thấy ở Đảng là người dẫn dắt mình đi tới tương lai. Đồng thời Đảng ta đã là của dân, Đảng dựa vào nhân dân, tạo thành lực lượng cách mạng có sức mạnh vật chất và tinh thần vô tận, mạnh như thác lũ. Nhân dân che chở, bảo vệ, nuôi dưỡng Đảng trong mọi hoàn cảnh. Đảng đã thiết lập mối quan hệ máu thịt, quan hệ cá nước giữa Đảng với nhân dân. Đảng thực sự là của dân, Đảng không có mục đích tự thân.”

Nếu dân đã liên hệ “máu thịt” với Đảng như thế thì tại sao bây giờ đã có nhiều người quay lưng lại với Đảng. Điều này cũng đã được ông Trần Quang Nhiếp chứng minh khi viết rằng:

“Những thái độ trên đây khác hẳn với thái độ của những kẻ dụng ý xấu xa, tâm địa độc ác một cách có bài bản hòng xóa bỏ Đảng cộng sản Việt Nam. Chúng ra sức lôi kéo, làm chuyển biến nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân đi đến hoài nghi, từ bỏ Đảng. Bằng nhiều thủ đoạn kinh tế, chính trị, văn hóa… chúng làm cho cán bộ, đảng viên tự diễn biến mất lòng tin, phai nhạt lý tưởng. Chúng bơm to, thổi phồng những yếu kém, sai lầm, thiếu sót nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của Đảng, bôi đen chế độ. Họ không những bác bỏ mọi công lao của Đảng suốt 80 năm qua, mà còn bịa đặt vu cáo trắng trợn cho Đảng về tội lỗi đối với dân tộc, đối với lịch sử. Chúng chia rẽ khối đoàn kết, kích động phái này, phái kia làm suy yếu Đảng… thực chất đây là những hành vi “đục nước, béo cò”, phá hoại Đảng, kích động tâm lý ly khai Đảng để mưu cầu mục tiêu đen tối của chúng.”

Đã có nằm vùng của Bắc Kinh?

Nhưng ông Trần Quang Nhiếp có biết tại sao bây giờ đã có những người thù ghét Đảng đến đỗi không cón muốn nhìn mặt Đảng nữa không? Tại vì Đảng bám víu quyền lợi thiển cận mà đã đẩy đất nước vào tay Bắc Kinh qua các dịch vụ hợp tác khai thác bauxite ở Tây Nguyên; cho thuê đất rừng trong thời hạn 50 năm ở ít nhất 10 tỉnh đầu nguồn có vị trị chiến lược quốc phòng; để cho hàng chục ngàn công nhân Tàu vào làm ăn ngay trong lãnh thổ Việt Nam qua các vụ trúng thầu xây dựng các nhà máy điện, xi-măng v.v. được Chính phủ Bắc Kinh bù đậy, che chở.

Đảng bám víu quyền lợi thiển cận
mà đã đẩy đất nước
vào tay Bắc Kinh
Hãy đọc bài viết của Tác giả Cầm Văn Kình trên báo Tuổi Trẻ ngày 28/03/2009: “Ngày 27-3, Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm về kích cầu trong xây dựng. Thực trạng lớn nhất được đưa ra tại buổi tọa đàm là rất nhiều dự án lớn đã triển khai nhưng hàng hóa VN không thể tiêu thụ được vì trúng thầu là các nhà thầu ngoại, chủ yếu là Trung Quốc” .

Chủ trương kích cầu xây dựng là đúng, nhưng ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - khẳng định các nhà thầu Việt Nam đang rất lo vì thực tế cho thấy các dự án lớn khi đem ra đấu thầu hầu như đều rơi vào tay các nhà thầu nước ngoài. Ông Trần Ngọc Hùng cho biết các nhà thầu Trung Quốc đang thắng thầu rất nhiều công trình trọng điểm về điện, ximăng, hóa chất... “Đáng quan tâm là các nhà thầu Trung Quốc thường đem theo hàng ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó VN hoàn toàn có thể sản xuất được”...

Vừa đi cùng Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đến thăm một công trình xây dựng nhiệt điện ở Quảng Ninh, ông Nguyễn Công Lục - Vụ trưởng Vụ Kinh Tế Ngành, Văn phòng Chính Phủ - công nhận “một công trình nhưng công nhân Trung Quốc sang tới hơn 2.000 người” . Trong khi đó, ông Trần Văn Huynh - Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam - cho biết không chỉ một mà hơn 10 công trình xây dựng nhà máy xi-măng và nhiều dự án nhà máy điện lớn ở VN đều đang được các nhà thầu Trung Quốc thi công. Đặc trưng của nhà thầu Trung Quốc, theo ông Trần Văn Huynh, là họ không thuê nhân công Việt Nam mà đem người sang, có thể bằng cả đường du lịch rồi ở lại.

Ông Trần Văn Huynh nói “Một số loại vật liệu Trung Quốc được đem qua Thái Lan rồi vòng vào Việt Nam. Máy móc thiết bị không nhập riêng được thì họ lắp sẵn rồi đem cả sang. Tôi có thăm một nhà máy xi-măng do nhà thầu Trung Quốc làm, đến cái bệ xổm trong nhà vệ sinh họ cũng không dùng hàng Việt Nam mà mua hàng Trung Quốc”.

Ông Trần Hồng Mai - Viện phó Viện Kinh tế Xây dựng - góp thêm một thực trạng khi cho biết có thể các nhà thầu Trung Quốc nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nước họ, kể cả chính sách thuế, nên giảm mạnh giá bỏ thầu. Vì vậy, họ thường nắm phần thắng khi đấu thầu. Nên các công trình lớn như Đạm Cà Mau, nhà máy điện ở Hải Phòng, khi xây dựng lúc nào cũng có hàng ngàn công nhân Trung Quốc...

Cùng lo ngại như ông Trần Văn Huynh “nếu các công trình lớn đều vào các nhà thầu ngoại sẽ dần triệt tiêu nội lực”, nhiều chuyên gia đề nghị nên có chính sách cụ thể để giúp các doanh nghiệp xây dựng trong nước. Ông Trần Văn Huynh phân tích: “Giá thầu rẻ nhưng chất lượng không cao chưa chắc đã là rẻ, không nên tư duy cứ giá thấp là trúng thầu”. Ông Trần Hồng Mai viện dẫn Luật đấu thầu đã quy định phải ưu tiên doanh nghiệp Việt Nam nhưng nhiều chủ đầu tư Việt Nam lại “quên” điều này. Ông Mai cho rằng Nhà nước cần có chính sách để “nhắc” các chủ đầu tư.

Ngoài ra Đảng và Nhà Nước cũng đã bị khuất phục trước đe dọa của Tàu ở Biển Đông, bất lực trước các vụ ngư dân Việt Nam bị Tàu bắt, đánh đập, đâm thuyền làm chết chìm dưới lòng biển.

Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang đã lên tiếng báo động từ trong nước hôm 01/12/2010:

“Có người cho rằng không chỉ có “Vũ Ngọc Nhạ” trong đầu não Đảng, Quốc hội mà nhan nhản đó đây những tình báo nước ngoài nằm tại các phường, xã của ta. (Chẳng thế mà hacker Tần Thủy Hoàng đâu từ Trung Quốc cũng tích cực tham gia đánh phá các trang web dân chủ tiếng Việt). Xin hãy tỉnh táo. Việc hệ trọng hàng đầu hiện nay là ngăn chặn nguy cơ chui vào rọ ngoại bang đã, để rồi mới còn có thể tiếp tục bàn luận với nhau về những con đường tối ưu tiến tới dân chủ hóa đất nước”.

Cũng nên biết Vũ Ngọc Nhạ, bí danh Hai Long là cán bộ tình báo chiến lược của Quân Đội Cộng Sản miền Bắc được gài vào Dinh Độc Lập từ thời Đệ I Việt Nam Cộng Hòa và chỉ bị phát giác trong cụm tình báo của cộng sản A.22 vào trung tuần tháng 07/1969 thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông Nhạ là một trong số 42 cán bộ tình báo nguy hiểm đã bị bắt cùng với Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thúy (tức Thắng), Vũ Hữu Ruật, Nguyễn Xuân Hòe, Nguyễn Xuân Đồng v.v. Vũ Ngọc Nhạ chết năm 2002 với quân hàm Thiếu tướng.

Như vậy thì có phải Đảng CSVN đã ham cầm quyền mà quên mất bổn phận giữ nước, hay trong số lãnh đạo Đảng và Chính phủ cũng đã có khối kẻ nằm vùng cho Trung Cộng như Vũ Ngọc Nhạ?

Phạm Trần

Tháng 12/2010



Lưu Hiểu Ba: Kẻ thù số một của cộng sản Trung Quốc

“…Đối lập không được đánh giá như là lật đổ và thù hận chỉ đè nặng lên lý trí và lương tâm của con người mà thôi…”

Một thủ đô bé nhỏ nằm tại Bắc Âu đang trở thành đích nhắm cho toàn thế giới trong thời gian ngắn vừa qua, nóng bỏng mọi ánh mắt sẽ hướng về đó vào ngày 10/12/2010 lúc 13g khi Ủy ban Nobel sẽ trao giải Nobel Hòa Bình cho ông Lưu Hiểu Ba (54 tuổi), một người tù dân chủ của chế độ cộng sản Trung Quốc. Đây là người thứ hai sau năm 1936 nhận giải Nobel khiếm diện.
 ông Lưu Hiểu Ba đoạt giải Nobel Hòa Bình

Rùm beng trong vài ngày qua khi cộng sản Trung Quốc lôi kéo đồng minh và đám chư hầu vuốt đuôi như cộng sản Cuba, cộng sản Việt Nam, v.v. để đứng giữa làn tên mũi đạn đỡ đòn cho người chủ bất nhân thâm độc. Tạm gọi là theo đám ăn tàn của những kẻ đê tiện và ngu xuẩn.

Tại lục địa Trung Hoa vào sáng ngày 08/10/2010, tin tức ông Lưu Hiểu Ba đoạt giải Nobel Hòa Bình xảy ra giống như một quả bom ngàn cân giáng ngay trên đỉnh đầu của chóp bu lãnh đạo - chính phủ Trung Hoa đã phản ứng giận dữ và đe dọa cả thế giới, nhất là với quốc gia bé nhỏ Na Uy đăng cai trao giải Nobel. Lãnh đạo nhà nước tại Bắc Kinh tố cáo việc trao giải thưởng cho một "tội phạm" quốc gia Lưu Hiểu Ba là sai trái.

Theo lý lẽ giải thích của Ủy ban Nobel tại thủ đô Oslo cho rằng "tự do ngôn luận" ở Trung Hoa chỉ là lý thuyết trên giấy tờ lại làm cho cộng sản Trung Hoa chuyển sang thái độ cứng đầu hơn nữa.

Trong giây phút công bố ông Lưu Hiểu Ba đoạt giải Nobel Hòa Bình thì truyền hình của CNN đang được trực tiếp tại Trung Hoa và liền lúc đó CNN bị nhà nước Trung Hoa cắt hẳn đường dây truyền hình - thay vào đó chỉ còn hiện lên một màn hình tivi màu đen. Cảnh tương tự như trên trong hệ thống xa lộ thông tin internet cũng thế, các từ ngữ tìm kiếm về tên gọi "Lưu Hiểu Ba" đều gặp trở ngại đứt quãng tại nước có 1,3 tỷ dân cư.

Phản ứng đầu tiên như thế của Bắc Kinh để thế giới nhận ra tầm quan trọng của quyết định của Ủy ban Giải thưởng Nobel cho ông Lưu Hiểu Ba, cho phong trào dân chủ tại nước Trung Hoa và qua đó có ảnh hưởng đến dân chúng Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Với giải thưởng này cho thấy một nước có một sức mạnh kinh tế vượt bực nhưng quá kém về nhân quyền và được vạch ra cho bàn dân thiên hạ thế giới chiêm ngắm, mặc dù cộng sản Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn điều này với bất kỳ phương tiện xấu nào.

Vài nhận định về ông Lưu Hiểu Ba

• Ông Lưu Hiểu Ba là ai? Ông Lưu Hiểu Ba là người đồng sáng lập và cựu Chủ tịch Hội Văn bút Độc lập Nhà văn Trung Hoa, ông được coi là nhân vật bất đồng chính kiến và có ảnh hưởng nhất tại đây. Nhà phê bình văn học 54 tuổi là một trong những người cầm đầu khởi xướng "Hiến Chương 08": Kêu gọi cải cách chính trị và bầu cử tự do. Chỉ trong một thời gian ngắn qua phương tiện internet bản Hiến Chương 08 đã được nhiều văn hào nhân sĩ đủ mọi tầng lớp trong quần chúng Trung Hoa ký tên vào đó, hơn 10.700 chữ ký.

Ông Lưu Hiểu Ba đã bị giam giữ kể từ đầu tháng 12/2008. Trước đó, vị cựu giảng viên đại học đã bị kết án tù 18 tháng vì tham gia vào các phong trào dân chủ tại Thiên An Môn năm 1989. Năm 1996 ông bị kết án 3 năm trong các trại cải tạo. Bị giam giữ, bị theo dõi và quản thúc tại gia đã thuộc về cuộc sống hàng ngày của ông kể từ đó.

• Tại sao ông Lưu Hiểu Ba xứng đáng nhận được giải thưởng Nobel Hòa Bình? Ông Lưu Hiểu Ba đã can trường đấu tranh hơn 20 năm đòi sự dân chủ tại nước Trung Hoa. Tù đày không làm ông ta chùn bước. Điều này tương ứng với chủ trương của Ủy ban Giải thưởng Nobel năm nay. Ban lãnh đạo Ủy ban Nobel, ông Thorbjorn Jagland cho biết rằng: "Chúng tôi muốn trao tặng giải thưởng cho những người đấu tranh và chấp nhận sự rủi ro".

Một khía cạnh chính trị xã hội, ông Lưu Hiểu Ba gây ra phong trào đòi dân chủ giống như một biểu tượng sức mạnh mà cựu Tổng thống Nelson Mandela đã làm tại Nam Phi.

• Tại sao cộng sản Trung Quốc sợ ông Lưu Hiểu Ba? Ông Lưu Hiểu Ba là một biểu tượng và đầu não tinh thần của phong trào dân chủ tại Trung Hoa. Nhà nước kết án ông đến 11 năm tù giam vào cuối tháng 12/2009, theo nhận định của các quan sát viên thì điều này chỉ làm cho tên tuổi của ông vang dội thêm mà thôi.

Chế độ cộng sản ở Bắc Kinh luôn tìm cách bịt miệng nhà đấu tranh dân chủ và phê bình chế độ này. Chẳng có hiệu nghiệm đối với ông! Người vợ can đảm cùng đồng hành với chồng mình đã cho biết: "Nhiều người phải sống trong hoàn cảnh tù đầy như chồng tôi đang chịu thì có thể đầu hàng, nhưng Lưu Hiểu Ba có ý chí vững mạnh một cách không ngờ. Nếu anh đã xác định mục tiêu thì anh sẽ đi đến đích, ngay cả khi anh đã biết rõ ràng điều đó không bao giờ có thể đạt được. Anh có một cái gì đó không thể ngờ rất cứng đầu".

Trong phiên tòa cuối cùng ông Lưu Hiểu Ba khẳng khái bác bỏ sự kết tội: "Đối lập không được đánh giá như là lật đổ" và "Thù hận chỉ đè nặng lên lý trí và lương tâm của con người mà thôi". Cả tòa án nín thinh.

Nhân dân Trung Hoa ủng hộ ông Lưu Hiểu Ba
Giải Nobel Hòa Bình mang điều gì cho ông Lưu Hiểu Ba và cho phong trào dân chủ? Khi được
 tuyên bố trao giải Nobel Hòa Bình cho ông Lưu Hiểu Ba thì ông đang ngồi trong nhà tù cách xa thủ đô Bắc Kinh hàng trăm cây số, người thăm viếng duy nhất là vợ của ông. Bắc Kinh đã tìm cách cách ly ông với thế giới bên ngoài từ đó, ngay cả vợ ông cũng bị quản thúc tại gia. Ngày mai chiếc ghế danh dự cho người nhận giải Nobel ghi tên Lưu Hiểu Ba sẽ để trống. Người vợ hoặc các nhà dân chủ tại Trung Quốc cũng không được phép xuất ngoại. Giới quan sát quốc tế phỏng đoán có khoảng 100 nhà dân chủ đang bị quản thúc.

Nhà nghệ thuật nổi danh Ngải Vị Vị (Ai Weiwei) mới cho giới báo chí Tây Phương biết rằng ông đã bị chặn lại trước chuyến bay đi Nam Hàn. "Tôi đã đi qua cổng quan thuế và sau đó bị chặn lại ngay cửa cầu thang lên máy bay", ông Ngải Vị Vị (Ai Weiwei) nói: "Điều này chưa bao giờ xảy ra với tôi".

Chỉ cần qua một đêm khoảng 1,3 tỷ người Trung Hoa đã biết tên tuổi của ông Lưu Hiểu Ba. Giải Nobel Hòa Bình làm cho người Trung Hoa trong nước tò mò tìm hiểu về ông và về Hiến Chương 08. Đây là sức bật hiếm có cho các phong trào dân chủ trong nước phát triển.

Tập Đoàn Bắc kinh đã có một kinh nghiệm đau thương về một Nobel Hòa Bình với Đức Dalai Lama. Một người chỉ mang những nụ cười thân thiện cho thế giới nhưng luôn là những chiếc gai trong mắt đảng cộng sản Trung Quốc. Một Tây Tạng đang khó nuốt vì Đức Dalai Lama, bây giờ lại thêm một Nobel Hòa Bình khác với Lưu Hiểu Ba.

Trò hề giải thưởng "Hòa Bình Khổng Tử"

Một trò cười rẻ tiền với giải "Hòa Bình Khổng Tử". Tên gọi rất hay và mục đích rất tốt, nhưng không đúng chỗ và chẳng hợp thời gian trước một ngày trao giải Nobel Hòa Bình. Đấy là chưa nói đến người được nhận giải chẳng biết chi cả về việc trao giải, ông Phó Tổng thống Liên Chiến của Đài Loan cho báo chí biết. Ông Liên Chiến đoạt giải theo cách nhìn một phía của cộng sản Trung Hoa "vì công lao của ông cho sự hòa bình giữa hai bờ eo biển Đài Loan". Một đứa bé gái đứng ra nhận giải. Trò hề nhạo báng thế giới!

Giải thưởng "Hòa Bình Khổng Tử"có giá trị 100,000 Nhân Dân tệ, tương đương 11,370 Euro. Trong khi đó giá trị của Nobel Hòa Bình tương đương khoảng 1,000,000 Euro.

Cộng sản Trung Quốc được bồi thêm một cú sốc trước đó là Hạ Viện Mỹ kiến nghị ủng hộ ông Lưu Hiểu Ba với số phiếu áp đảo tuyệt đối: 402 dân biểu bỏ phiếu thuận, chỉ có 1 phiếu chống. Từ đó, Tổng thống Barack Obama đòi thả tự do cho tù nhân Lưu Hiểu Ba và phải chấm dứt quản thúc tại gia người vợ của ông.

Những người tự do dân chủ Trung Hoa đến thủ đô Oslo và sẽ dâng kiến nghị với 96,000 chữ ký đòi thả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba trong buổi trao giải Nobel Hòa Bình.

Giá nào đối với cộng sản Trung Quốc?

Nhìn đến đứa đầy tớ cộng sản Bắc Hàn đói khổ triền miên, thế giới ngán ngẩm anh quan thầy Trung Hoa. Nhìn về Biển Đông thấy ra tham vọng của một đế quốc "người lạ" đang dùng sức mạnh hiếp đáp các quốc gia bé nhỏ chung quanh. Nói về tài nguyên khoáng sản cho thấy một nước Trung Hoa vô trách nhiệm với môi trường chung của nhân loại. Nói về Nobel Hòa Bình, thông thường đó là niềm vinh dự cao quý cho đất nước có người lãnh nhận nó, nhưng những gì cộng sản Trung Quốc đang chủ trương khủng bố bằng lợi nhuận kinh tế đến với các quốc gia dính líu vào nó thì đúng là một cú đá ngược vào khung thành của cộng sản Trung Quốc khi mang danh là một cường quốc kinh tế.

Nobel Hòa Bình cho ông Lưu Hiểu Ba theo cách nhìn của các nhà quan sát quốc tế đang ở Bắc Kinh chính là một điều sỉ nhục cho chế độ cầm quyền tại đây. Thủ đô bé nhỏ Oslo vạch ra cho thế giới thấy sự lạc hậu của một cường quốc về quyền con người. Nước Trung Hoa đã tiến bộ vượt bực về kinh tế trong thập kỷ vừa qua theo nhận xét của Ủy ban Giải thưởng Nobel, thì chính phủ của nước này phải đối diện gắn liền với trách nhiệm mới trên thế giới.

Cùng quan điểm như thế ông Lưu Hiểu Ba dâng hiến sự tôn vinh Nobel Hòa Bình này cho các linh hồn của những người đã bị thiệt mạng của năm 1989. Đối với ông sự tôn vinh này cho cả những binh sĩ đã chết trong biến cố này. Thật sự đối với ông ông Lưu Hiểu Ba những người hy sinh trong cuộc tàn sát Thiên An Môn đang mở ra một cánh cửa dân chủ cho 1,3 tỷ người Trung Hoa. Ông đã từng đề nghị với Ủy ban Giải thưởng Nobel vào năm 2009 dành giải thưởng Nobel Hòa Bình cho các người Mẹ của biến cố Thiên An Môn. Những người mẹ mất con tại Thiên An Môn thật anh hùng đối với ông Lưu Hiểu Ba.

Nhà đoạt giải Nobel Hòa bình 2010 sẽ vắng mặt trong buổi trao giải Nobel long trọng ở Oslo. Bởi vì ông đang ngồi trong một nhà tù của đảng cộng sản Trung Quốc. Nhưng ông Lưu Hiểu Ba qua đó cho thế giới thấy rõ ràng thế nào là quý giá của sự tự do ngôn luận - và thế nào là vĩ đại của sự tự do tinh thần.

Những người tù nhân lương tâm được trao giải Nobel Hòa Bình thường làm nên lịch sử thế giới, thí dụ tù nhân Nelson Mandela của Nam Phi được trao giải năm 1993 và tù nhân Lech Wałęsa của Ba Lan đoạt giải năm 1983. Cả hai nhân vật này đã làm thay đổi vận mạng quốc gia mà tưởng như muôn đời sự kỳ thị chủng tộc, đàn áp, độc tài độc đảng không bao giờ thay đổi được.

Hy vọng ông Lưu Hiểu Ba sẽ nối gót hai bậc vĩ nhân trên để một ngày nào đó chính ông phải lay động 1,3 tỷ người Trung Hoa để trở thành "người quen" thiện hảo cho nhân loại.

Tạm câu kết nói về giặc Phương Bắc mà người viết chưa bao giờ được nghe từ cửa miệng của nhân hào văn sĩ trong nước Việt Nam bằng nhà giáo Phạm Toàn (một trong ba người sáng lập viên của trang Bauxite Việt Nam) vừa mới trả lời rõ ràng và sắc bén trong cuộc phỏng vấn của báo DCVOnline ngày 07/12/2010 khi ông được hỏi về dự án Bauxite Tây Nguyên. Theo ông Toàn: "… những gì liên quan đến dự án Bauxite Tây Nguyên thì chắc chắn là có bàn tay của “nước lớn”, phải chống lại bày tay ấy".

- DCVOnline hỏi tiếp: “nước lớn” hay “nước lạ” ạ?

- Ông Phạm Toàn: Thì Trung Hoa chứ còn đứa chó nào nữa!

Ngày mai, khi theo dõi trao giải Nobel Hòa Bình 2010 cả thế giới phải nhìn thật kỹ vào đứa “nước lớn” này.

Hà Long
Nguồn: VietCatholic News