29/12/11

Khi tiếng khóc chính là lời tố cáo





Trần Trung Đạo (danlambao) – Dù dưới một quan điểm tôn giáo nào, sự có mặt của con người trên thế giới này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn. Với tác giả bài viết này và có lẽ với nhiều độc giả, tiếng sóng vỗ vào thành ghe trong một đêm giông bão như vẫn còn vang vọng đâu đây nhưng đã hơn 30 năm rồi. Một triết gia đã viết, mỗi bước chân ta đi trong ngày là một bước gần hơn đến với ngôi mộ của mình.





Con người sinh ra đều trơ trụi giống nhau nhưng cuộc đời và cách chết đã làm họ khác nhau. Có những người chết đi để lại nhiều lợi lạc cho hậu thế, một cách sống đạo đức cho con cháu noi gương nhưng cũng có những kẻ chết đi, dù được che đậy dưới lớp hào quang giả tạo rực rỡ dường nào hay bức tường thành thông tin bưng bít dày đến bao nhiêu, tội ác của họ cũng có một ngày được phanh phui để lộ nguyên hình những ác nhân thời đại. Con khủng long chết 65 triệu năm trước vẫn được tìm ra, nói chi là con người. Lịch sử là lương tri và từ sơ khai đến hiện đại lịch sử luôn phán xét công bằng, cho đến nay chưa ai tránh thoát.



Một buổi sáng tháng Chín 1997, trên đường phố Calcutta, hàng triệu dân Ấn đứng dọc hai bên đường để tiễn đưa một nữ tu đã dâng hiến gần trọn đời mình cho lớp người cùng khổ. Con đường đó, từ 1929, nữ tu gốc Albany thuộc dòng Loreto Sisters đặt chân đến lần đầu khi mới 19 tuổi. Vỉa hè Calcutta là nơi nữ tu thường đến để ngồi an ủi những người đang chết. Không có ngay cả một viên thuốc, nữ tu chỉ biết cầm lấy bàn tay đầy máu mủ của bịnh nhân và xua đuổi đi bầy kiến đang bám lên vết thương đau nhức. Nhiều bịnh nhân đã đáp lại bằng cách mỉm cười thay cho lời cám ơn trước khi hắt ra hơi thở cuối cùng. Và những khu nhà ổ chuột Calcutta này là nơi chiều chiều nữ tu một tay cầm một chiếc khăn và tay kia cầm một cục xà phòng đến tắm cho trẻ em nghèo trong xóm. Nhiều năm sau, chính đám trẻ này là những người đầu tiên gọi nữ tu là mẹ. Mẹ Teresa như nhân loại biết hôm nay.



Ngày 5 tháng 9 năm 1997 mẹ không đến nữa vì hôm đó là ngày mẹ ra đi. Quan tài Mẹ Teresa được phủ quốc kỳ Ấn Độ thay vì Albania, nơi mẹ chưa một lần trở lại. Ngày đi, mẹ vẫn mặc chiếc áo vải trắng viền xanh Sari trị giá 1 rupee mẹ tự sắm cho mình sau khi chính thức rời khỏi dòng tu Loreto Sisters. Đoạn đường từ quảng trường Netaji, nơi tổ chức thánh lễ, đến Căn Nhà Của Mẹ, nơi mẹ sẽ yên nghỉ, chìm trong không khí tôn nghiêm trang trọng. Những em bé Ấn Độ tay cầm những bông hoa nhỏ vẫy chào. Tất cả đều cúi đầu khi quan tài do một chiếc xe kéo súng quân đội kéo ngang qua. Chính phủ Ấn dành cho mẹ một vinh dự đặc biệt vì chính chiếc xe kéo pháo cũ kỹ này đã kéo quan tài của Thánh Mahatma Ghandi ra nghĩa trang 1948. Nhân loại tiếc thương mẹ, nhân dân Ấn Độ biết ơn mẹ và chính những người cùng khổ ở Calcutta đang sắp hàng hai bên đường cám ơn mẹ, nhưng ngoài tiếng máy xe kéo pháo nhịp đều, không có một sự ồn ào nào khác. Trên xe, những nữ tu và người lính ngồi im lặng. Không ai khóc lớn, không ai than van, không ai lăn lộn, không ai kể lể. Niềm thương tiếc chân thành thánh thiện đã cô đọng thành ngọc bích và lắng sâu xuống tận đáy lòng. Sự ra đi của Mẹ Teresa và nhiều bậc vĩ nhân khác đơn giản như họ một lần đã ghé thăm hành tinh chúng ta.



Bên kia những cuộc chia tay đầy ắp tình nhân loại như thế là những cái chết của các lãnh tụ Cộng Sản đã diễn ra như những vở kịch được biên tập tất cả đặc tính bi, hài, tò mò, chân thành, giả dối đến tận cùng.



Trước tang lễ có một không hai của Kim Nhật Thành, tang lễ Stalin được xem như một tang lễ đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử tang lễ các lãnh tụ Cộng Sản. Ngày 9 tháng 3 1953, hàng triệu người tập hợp tại Hồng trường để chào vĩnh biệt “đại nguyên soái” Joseph Stalin của họ. Theo chi tiết ghi lại trong trang web của báo Pravada, cũng như theo mô tả của Brenda Haugen trong tác phẩm Joselp Stalin: Dictator of the Soviet Union, khoảng 500 người chết chỉ vì chen lấn nhau để đến gần khán đài. Tại Việt Nam vì xa xôi cách trở không tham dự được nhưng cũng “làng trên xóm dưới xôn xao” khi nghe tin “Ông mất” và ít ra cũng có Tố Hữu đã khóc đến mức “xé ruột, xé lòng” trong bài thơ Đời đời nhớ ông bất hủ. Cảnh khóc than thê thảm tương tự đã diễn ra tại Thiên An Môn 1976, Hà Nội 1969 với những cô công nhân mặt sưng húp vì mấy ngày đêm khóc không còn nước mắt. Nếu những tên đô tể Nicolae Ceausescu không bị xử bắn, Pol Pot không chết trong rừng, Erich Honecker không chết trong lưu đày, tang lễ của họ hẳn cũng ngập đầy nước mắt



Và mới đây, các cơ quan truyền hình trên thế giới đồng loạt đưa tin về cái chết đột ngột của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Chính Nhật và lồng trong các bản tin là cảnh hàng trăm ngàn người dân Bắc Hàn, từ cụ già đến em bé, từ thiếu nữ đến thanh niên đều khóc thê thảm, khó lăn lộn, khóc đến ngất xỉu. Theo tin chính thức của Bắc Hàn, đã có năm triệu người, tức hơn hai mươi phần trăm dân số, bằng nhiều cách bày tỏ lòng thương tiếc dành cho lãnh tụ kính yêu Kim Chính Nhật. Các cơ quan truyền thông quốc tế dành nhiều thời gian để tìm hiểu về hiện tượng khóc rất lạ đời này. Son Jeong Hun, trước đây vượt thoát từ Bắc Hàn cho biết “Nếu bạn không khóc một cách công khai, bạn bị xem là có thái độ sỉ nhục lãnh tụ và có thể bị kết án chống lại nhà nước”. Tuy nhiên, trong lúc rất nhiều người phải khóc, khóc không ra nước mắt, cũng có rất nhiều người đã khóc một cách chân thành chỉ vì các vi trùng tôn thờ cá nhân ăn sâu vào nhận thức và họ đã bị hoàn toàn tẩy não.



Tại Bắc Hàn, mỗi gia đình đều có một bức ảnh của Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật. Ban kiểm tra hình lãnh tụ theo định kỳ đến khám xét từng nhà. Gia chủ sẽ bị phạt nếu hình của cha con họ Kim không được lau chùi đúng tiêu chuẩn. Bịnh tôn thờ lãnh tụ tại Bắc Hàn trầm trọng đến nỗi người dân có thể chết chỉ để bảo vệ bức ảnh của “cha già dân tộc”. Theo hồ sơ tội ác của Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật do giáo sư Grace M. Kang chuẩn bị để truy tố trước tòa án quốc tế, ngày 4 tháng Sáu 1997 một chiếc ghe đánh cá bị sóng đánh chìm, thủy thủ trên ghe đã buộc chân dung của Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật vào phao cấp cứu để hai bức ảnh khỏi chìm trong lúc các thủy thủy đã chết đuối. Khi hai bức ảnh được hải quân Bắc Hàn tìm được, những thủy thủ bị chết đuối được tặng danh hiệu Anh Hùng Cộng Hòa. Ngoài ra, tạp chí Time cũng đã tường thuật một trường hợp hỏa hoạn ở Bắc Hàn, chủ nhà đã lo cứu bức ảnh trước khi cứu con mình. Tháng 4/2003, theo tạp chí Economist, một chiếc xe lửa ở Bắc Hàn không may chạy trật đường rầy và đụng vào một toà nhà lớn, cả xe lửa lẫn toà nhà đều bốc cháy, hàng trăm khách trong xe, người trong toà nhà vừa chết vừa bị thương. Thế nhưng khi những người dân Bắc Hàn tới cứu, họ đã cố tìm cách dập tắt ngọn lửa đang đốt cháy tấm chân dung lớn của Kim Chính Nhật treo trên toà nhà trước khi cứu chữa những người bị thương đang sắp chết cháy trong nhà.



Người dân Bắc Hàn không có cùng một ý niệm về không gian và thời gian như phần còn lại của nhân loại. Ngày tháng và nơi chốn đã bị đổi thay sau khi Kim Nhật Thành xóa bỏ niên lịch AD và thay vào đó bằng lịch Juche, lấy năm sinh của ông ta làm chuẩn. Ví dụ, năm 2000 là năm cuối cùng của thiên niên kỷ đối với phần lớn thế giới nhưng tại Bắc Hàn chỉ mới là năm Juche 99. Trong một bài bình luận của Rodong Sinmun, cơ quan thông tin chính thức của Đảng Công nhân Triều Tiên phát hành ngày 31 tháng 8 năm 1997, viết về Kim Chính Nhật: “Nhân dân Triều Tiên tuyệt đối tôn kính, tin tưởng và theo chân Tướng Quân như Thượng Đế. Tư tưởng quý giá này căn cứ vào sự kiện rằng họ đã cảm nhận một cách sâu sắc sự vĩ đại của Tướng Quân từ đáy lòng họ. Tướng Quân là thầy giáo vĩ đại dạy nhân dân Triều Tiên ý nghĩa thật sự của cuộc sống, là người cha đã ban cho họ đức tính liêm khiết chính trị quý giá và là một ân nhân có trái tim nồng ấm dịu dàng, đã mang đến cho nhân dân Triều Tiên niềm hạnh phúc trọn vẹn… Tướng Quân là cây trụ tinh thần và là vầng thái dương vĩnh cửu của nhân dân Triều Tiên”.



Một số nhà phân tích tâm lý cho rằng, vấn đề không phải người dân Bắc Hàn khóc thật hay khóc giả nhưng chỉ việc khóc một cách tự nhiên và công khai trước ống kính truyền hình đã cho thấy khả năng của chế độ kiểm soát hành vi của người dân chặt chẽ đến chừng nào. Bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng Sản Bắc Hàn đã biến toàn xã hội thành một đại gia đình trong đó Kim Nhật Thành là ông nội, Kim Chính Nhật là cha già, và Kim Jong Un đang là đích tôn gia trưởng. Các bức hình trẻ em vui mừng ngồi trên đùi Kim Nhật Thành hay những cặp vợ chồng mới cưới thay vì đến nhà thờ hay chùa, đã đến trước tượng Kim Nhật Thành làm lễ ra mắt tổ tiên cho thấy mối quan hệ giữa quần chúng và lãnh tụ đã vượt qua mối quan hệ chính trị bình thường để trở thành mối giây thiêng liêng bền bỉ rất thích hợp với văn hóa Á Đông.



Trong lúc, theo Katharina Zellweger, giám đốc cơ quan thiện nguyện Thụy Sĩ có văn phòng tại Nhưỡng Quang, mỗi người dân Bắc Hàn chỉ được cấp tiêu chuẩn thực phẩm 150 gram mỗi ngày và rất đông người quá đói phải ra đồng đào rễ, cắt cỏ và hái lá để ăn, gia đình Kim Chính Nhật sống như một đế vương. Theo hồi ký ” Tôi từng là đầu bếp của Kim Chính Nhật” (I Was Kim Jong Il’s Cook) của đầu bếp Nhật Bản từng phục vụ Kim Chính Nhật và ký dưới tên Kenji Fujimoto, món ăn khoái khẩu của họ Kim là sushi với tôm tươi. Các thức ăn phục vụ Kim được chọn lựa theo đặc sản của mỗi nước như thịt heo Đan Mạch, đồ biển Nhật, bia Tiệp Khắc, chuối Thái Lan, đu đủ Mã Lai… Kim Chính Nhật nghiện rượu vang. Hầm rượu của y có khoảng 10,000 chai. Theo hồ sơ của BBC trong thượng đỉnh năm 2000 tiếp cựu Tổng thống Nam Hàn Kim Đại Trọng, Kim Chính Nhật đã uống 10 ly rượu vang. Phòng phim của Kim Chính Nhật chứa khoảng 20,000 phim, trong đó Rambo và Jame Bond là những bộ phim y thích nhất. Gia đình họ Kim không thiếu một món giải trí nào từ sân bóng rổ đúng NBA tiêu chuẩn, xe gắn máy trượt tuyết, giàn karaoke… Cũng theo lời kể của đầu bếp Kenji Fujimoto, Kim Chính Nhật nuôi chó đầy đủ hơn nuôi dân. Trong nạn đói, những nhân viên coi chó cho y đã phải ăn trộm thức ăn của chó để ăn. Bị bắt được, toán trưởng bị đày hai năm trong trại tập trung và các đội viên mỗi người bị đày một năm.



Nhân dân Bắc Hàn không biết đời sống xa hoa và tánh tình bịnh hoạn của Kim Chính Nhật. Với đa số người dân Bắc Hàn, Kim Chính Nhật từ khi còn sống cho đến lúc qua đời là thần thoại diệu kỳ. Cơ quan truyền hình chính thức của Bắc Hàn KCNA cho biết trước giờ họ Kim chết, đỉnh núi thánh Bạch Đầu Sơn (Paektu) được bao phủ bằng một ánh sáng màu đỏ rực đầy huyền bí. Cũng theo KCNA, không chỉ nhân dân Triều Tiên hay loài người mà cả trời đất cũng tiếc thương trước cái chết của lãnh tụ kính yêu. Nói theo kiểu Tố Hữu của Việt Nam là “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Mobutu Sese Seko trước đây được là người có những danh xưng rất độc đáo như “Nhà cứu rỗi dân tộc”, “Cha già dân tộc” v.v… nhưng so với cha con họ Kim, Mobutu chỉ đáng là học trò. Tại Bắc Hàn, Kim Chính Nhật ngoài các danh dự được gọi hàng ngày như “Lãnh tụ kính yêu”, “Đồng chí vĩ đại”, “Tư lịnh tối cao” v.v… còn được gọi trong tiểu sử chính thức là “Con trời”, “Ngôi sao sáng của đỉnh Bạch Đầu Sơn”.



Với các bằng chứng tẩy não tinh vi như vậy, việc dân Bắc Hàn khóc thật cũng chẳng phải là chuyện lạ.



Nhân dịp bàn chuyện khóc lóc của người dân Bắc Hàn, thử phân tích một số lý do tại sao chế độ Cộng Sản có thể tồn tại lâu dài hơn nhiều chế độ độc tài khác trong lịch sử nhân loại thời hiện đại. Một số lý do trực tiếp liên hệ đến Bắc Hàn trong khi một số lý do khác là lý do tổng quát chung cho cả phong trào Cộng Sản.

Lý do thứ nhất là bộ máy kiểm soát chính trị và xã hội. Đảng Cộng Sản kiểm soát chặt chẽ toàn bộ cơ cấu xã hội một cách tinh vi, từ các đơn vị nhỏ đến các ban ngành lớn. Cơ quan tuyên truyền trung ương đảng kiểm soát từng chi tiết các sinh hoạt tri thức, thông tin, truyền thanh, truyền hình, báo chí. Hệ thống kiểm duyệt trong chế độ Cộng Sản không chỉ ở trung ương mà theo nhiều tầng lớp. Ngay cả khi tác giả viết bài cũng đã thực thi tự kiểm duyệt vì họ biết những gì nên viết và những gì không được viết trước khi nạp bản thảo cho cơ quan kiểm duyệt nhà nước. Bức tường bưng bít thông tin dày nhiều lớp như thế đã che đậy tội ác ngập trời của các lãnh tụ Cộng Sản. Giáo sư Brian Reynolds Myers giảng dạy môn nghiên cứu quốc tế tại đại học Dongseo University in Busan, South Korea cho biết ngoài một rất ít lén lút mua được vài bộ phim Nam Hàn, máy truyền hình Trung Quốc, tuyệt đại đa số sản phẩm văn hóa nghệ thuật là sản phẩm của tuyên truyền. Các tác phẩm phim ảnh được duyệt nhiều lần để bảo đảm khi đến người dân không có một tình tiết nào đi ngược với đường lối của Đảng.

Lý do thứ hai vì họ chỉ giết chính nhân dân nước họ. Không giống chế độ độc tài Đức Quốc Xã tàn sát dân Do Thái, lãnh đạo Cộng sản các nước thường giết chính đồng bào cùng máu mủ, cùng tổ tiên, cùng đất nước với họ. Ngay từ sau 1975, dư luận thế giới đã biết đến tội ác của chế độ Pol Pot. Tạp chí Time còn đăng cả bức hình một tội nhân đang bị đánh vào đầu bằng cuốc. Tuy nhiên, ngoài Việt Nam tấn công chế độ bằng một lý do riêng vào tháng Giêng 1978, không một quốc gia nào kể Liên Hiệp Quốc có hành động cụ thể để ngăn chặn tội ác của Pol Pot. Khi một chế độ có toàn quyền sinh sát với nhân dân, họ cũng có điều kiện để tồn tại lâu dài. Giống như Pol Pot, cha con Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật đã can tội diệt chủng và chống lại nhân loại. Theo ước lượng của báo chí ít nhất một triệu người đã chết trong các trại tù Bắc Hàn từ ngày đình chiến đến nay. Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết khoảng 150 ngàn đến 200 ngàn người vẫn còn đang bị ở tù. Ngoài ra, khoảng 2.5 triệu người dân Bắc Hàn đã chết trong các nạn đói từ 1990.

Lý do thứ ba, cũng khác với các lãnh tụ Đức Quốc Xã thường bị truy tố ngay sau chiến tranh, tội ác của các lãnh tụ Cộng sản còn được che dấu một cách tinh vi, có hệ thống dưới các nhãn hiệu vô cùng tốt đẹp như “độc lập, tự do, hạnh phúc”. Vai trò của Kim Nhật Thành trong chiến tranh chống Phát Xít Nhật, Hồ Chí Minh trong chiến tranh chống Pháp, Fidel Castro trong chiến tranh chống độc tài Batista, Stalin trong chiến tranh chống Đức, Mao Trạch Đông trong chiến tranh chống Nhật được đề cao đến độ nếu không có họ có thể toàn dân tộc đã bị xóa tên khỏi lịch sử loài người. Hình ảnh Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hình ảnh Hồ Chí Minh đọc “tuyên ngôn độc lập” đã được đánh bóng sáng đến mức mọi tội tác tày trời khác đã trở thành trộm vặt. Chỉ trong vòng vài năm sau ngày tuyên bố “Nhân dân Trung Hoa đã đứng lên” 30 triệu “nhân dân” đã bị giết trong hàng loạt các chiến dịch chống hữu khuynh, trăm hoa đua nở, bước tiến nhảy vọt, công xã nhân dân, cách mạng văn hóa. Tội ác của Mao chống lại nhân dân Trung Hoa nói riêng và loài người nói chung vượt qua con số do Hitler, Stalin và Leopold II cộng lại. Tương tự tại Hà Nội chỉ vài năm sau ngày “tôi nói đồng bào nghe rõ không”, nhiều vạn “đồng bào” đã không còn cơ hội nghe rõ nữa vì họ đã chết một cách oan ức trong các cuộc đấu tố vô cùng tàn ác.

Lý do thứ tư, ngoại trừ trường hợp Khrushchev, ít khi nào một lãnh đạo Cộng sản đứng lên thẳng thắn vạch trần tội lỗi của lớp lãnh đạo trước, bởi vì làm như thế là tạo chỗ hở cho kẻ thù chung tấn công vào chế độ. Trường hợp Đặng Tiểu Bình đối với Mao Trạch Đông là một ví dụ điển hình. Đặng Tiểu Bình là một trong những người chịu đựng sự hành hạ và mất mát lớn lao về nhân mạng trong thời Cách mạng văn hóa. Bản thân Đặng Tiểu Bình bị chính Mao thanh trừng nhiều lần và con trai của Đặng Tiểu Bình đã chết một cách thê thảm khi bị ném từ cửa sổ xuống đường. Chuyện đời tư của Mao, từ bản chất độc tài, nghi kỵ cho đến cá tính trăng hoa dâm dật, Đặng Tiểu Bình biết hơn ai hết, nhưng khi lên nắm quyền hành, họ Đặng vẫn tiếp tục sơn son thiếp vàng lên một hình tượng mà cá nhân y vô cùng căm hận. Trên đồng nhân dân tệ từ đơn vị một đồng cho đến một trăm đồng vẫn in khuôn mặt mỉm cười của kẻ từng điều khiển bộ máy giết người khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Bởi vì, là một trong số rất ít lãnh đạo Cộng sản lão thành còn sót lại từ thời Vạn lý trường chinh và cũng quá thuộc sử Tàu, Đặng Tiểu Bình biết, giống như các triều đại phong kiến Trung Hoa, đặc tính kế thừa của một quyền lực trung tâm là một yếu tố sinh tử không thể phủ định của chế độ Cộng Sản. Điểm trung tâm vỡ toàn bộ hệ thống cai trị sẽ vỡ theo.

Lý do thứ năm, các lãnh đạo Cộng Sản thường tận dụng vị trí của kẻ thù đã chết. Những lãnh tụ Cộng Sản thường tận diệt kẻ thù còn sống nhưng ca tụng kẻ thù đã chết. Stalin ca tụng Lenin, Fidel Castro ca tụng Ernesto “Che” Guevara, Đặng Tiểu Bình ca tụng Mao Trạch Đông. Lấy trường hợp Che làm ví dụ. Nếu Ernesto “Che” Guevara không làm cách mạng phiêu lưu Nam Mỹ mà tiếp tục ở lại Cu Ba, thất khó tưởng tượng ông ta có thể sống sót dưới bàn tay của Fidel Castro. Một rừng không có hai cọp, một nước không có hai vua, đừng nói chi là quan hệ giữa Che và Fidel Castro rạn nứt trước khi Che tạm biệt vợ con lần cuối và lên đường đi Bolivia cuối năm 1966. Che chủ trương kỹ nghệ hóa đất nước, Fidel Castro chủ trương củng cố quyền lực trung ương. Sự khác biệt của Che và Fidel Castro khá giống trường hợp của Lưu Thiếu Kỳ và Mao Trạch Đông. Nhưng hôm nay, nếu ai đến Havana, sẽ gặp hình ảnh Che trên khắp ngả đường. Xác chết không nghe được lời ca tụng, không nếm được mỹ vị cao lương, không sống trong các biệt thự có kẻ hầu người hạ, chỉ có đám độc tài đang thống trị đất nước mới thật sự là những kẻ hưởng thụ quyền lực.
Lý do thứ sáu, che đậy tội ác của nhau. Thật vậy, nếu không chính từ cửa miệng Khrushchev nói ra trong diễn văn dài 4 giờ đồng hồ giữa khuya ngày 2 tháng 5/1956 trước đại hội lần thứ 20 đảng Cộng sản Liên Xô, có thể sau khi chế độ Xô Viết sụp đổ, nhân loại mới biết Stalin là “một người luôn ngờ vực một cách bịnh hoạn… Sự hoài nghi bịnh hoạn đó làm cho Stalin không tin tưởng ngay cả những lãnh đạo cao cấp đã từng làm việc với y nhiều năm. Nhìn đâu Stalin cũng thấy những “kẻ thù”, “những người hai lòng dạ”, “gián điệp””. Theo Khrushchev, Stalin đã dùng “tất cả các phương tiện lừa dối, xây dựng vinh quang cho chính bản thân y”. Khrushchev kể, năm 1948, tác phẩm “Tiểu Sử Ngắn” của Stalin được trình lên cho y coi lại trước khi in “Stalin không có một sự tự trọng tối thiểu nào khi tự sửa đổi bản thảo để gọi chính mình là lãnh tụ vĩ đại, nhà chiến lược siêu phàm của mọi thời đại và sửa bất cứ đoạn nào ca ngợi y không đủ”. Ở Việt Nam cũng có chuyện lãnh tụ tối cao tự ca ngợi đời mình như thế.


Thật vậy, nếu không phải do chính cửa miệng Nuon Chea, Anh Hai (Brother Number Two) của Khờ Me Đỏ, sau Anh Cả Pol Pot thốt ra, thế giới không biết lý do hàng triệu người dân Cambode bị giết chỉ vì “họ là kẻ thù của nhân dân”. Tên đao thủ phủ Nuon Chea khi trả lời không hiện ra trên khuôn mặt một dấu hiệu xót thương, hối tiếc, dường như ông ta vừa giết một con gà, con vịt chứ không phải 1,7 triệu người trong một đất nước chỉ có 7 triệu dân. Chỉ trong thời gian 4 năm từ 1975 đến 1979, 21%, dân Cambode đã bị giết bằng các hình thức vô cùng thảm khốc, kể cả cắt cổ, chặt đầu, gây thương thích và để chảy máu cho đến chết. Những chi tiết trong hồ sơ tòa án do Liên Hiệp Quốc bảo trợ về nhà tù Tuol Sleng hay được gọi theo mã số S-21sẽ mãi mãi ám ảnh trong lịch sử Cambode. Phần lớn tù nhân tại S-21 bị giết sau thời gian tra tấn bằng các thủ đoạn tàn độc như xẻ thịt, đổ rượu vào vết thương. Trong số 17 ngàn tù nhân tại Tuol Sleng chỉ có 7 người sống sót. Trong phiên tòa hôm 8 tháng 12/2011, thậm chí Nuon Chea còn phản đối dư luận dám nói xấu đảng Cộng sản: “Khờ Me Đỏ không phải là những người xấu đâu nhé”.



Thật vậy, nếu không phải do chính ngòi bút của Hoàng Tùng, nguyên bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và là một trong số rất ít người gần gũi với Hồ Chí Minh nhiều năm viết ra có lẽ còn rất lâu người dân Việt Nam mới biết Hồ Chí Minh không những biết trước mà còn là người bỏ lá phiếu quyết định xử tử bà Nguyễn Thị Năm: “Sau cố vấn Trung Quốc là La Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói :” Thôi tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải”. ”Nếu trong buổi họp đó, với tư cách Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương đảng và người có quyền lực tối thượng bao trùm lên cả đám đệ tử “đa số” kia trong bộ chính trị, Hồ Chí Minh quyết định khác đi, chẳng những số phận của người phụ nữ yêu nước, cống hiến con cái của mình, tài sản của mình cho cuộc kháng chiến chống Thực Dân Pháp đầy gian khổ của dân tộc không phải chết một cách oan ức mà còn cứu mạng nhiều ngàn người dân vô tội khác trong những lần đấu tố sau đó. Tòa án lịch sử dân tộc Việt Nam hôm nay và ngàn đời sau phán xét ông Hồ không phải dựa vào việc ông ta “cho là phải” hay “cho là không phải” khi giết bà Nguyễn Thị Năm nhưng ở chỗ ông ta đã quyết định bỏ phiếu “theo đa số”. Lá phiếu của ông Hồ chính là viên đạn bắn vào đầu bà Nguyễn Thị Năm.



Chủ nghĩa Cộng Sản đã tàn rụi ở châu Âu nhưng trong năm nước còn sót lại sự khổ đau, chịu đựng vẫn còn đến hôm nay và không biết đến bao giờ mới hết. Chiến tranh lạnh đã tàn. Các nước tư bản tự do vì lý do kinh tế đã không còn giương cao ngọn cờ dân chủ như trước nữa. Họ mặc nhiên chấp nhận chế độ Cộng Sản như là một thực tế của mỗi quốc gia hơn là một phong trào quốc tế. Nhân dân Bắc Hàn, Cu Ba, Việt Nam, Lào, Trung Hoa là những dân tộc chịu đựng trong cô đơn. Người dân Bắc Hàn khóc vì sợ hãi, giả dối, bắt buộc hay bị tẩy não, đều đáng thương, đáng được cảm thông hơn là đáng trách hay đáng bị cười khinh dễ. Những giọt nước mắt đó trước lương tâm nhân loại chính là những lời tố cáo hùng hồn về một chế đô phi nhân đang tồn tại ở Á Châu.






Trần Trung Đạo


danlambaovn.blogspot.com

KHÔNG XUỐNG CẤP MỚI LẠ?

Vụ đánh cờ tiêu khiển mỗi ván 5 tỉ bùng ra làm sửng sốt mọi người, nhưng mới vài ngày, nó lại đã trở thành chuyện… bình thường vì ít người nhắc đến nữa. Bất thường đến như thế mà bị coi là bình thường thì hết sức lạ. Hôm nay lại tin nhà một vị tướng bị mất trộm 1 tỉ. Bất thường quá đi chứ, nhưng có vẻ cũng đang… bình thường…

Cái nhà ông phó giám đốc sở giao thông Sóc Trăng học chưa hết cấp 3 kia mỗi ngày vợ phải trả nợ 1 tỉ dứt khoát không phải tiền, và không thể là tiền, do ông ta lao động kiếm ra. Mà nó là kết quả của việc đường làm vừa xong đã hỏng, thậm chí chưa xong đã hỏng, cầu chưa xong đã sập, và xe cứ chạy ào ào ngoài đường, ai lái cũng được vì chưa bao giờ mà bằng lái dễ mua như bây giờ.

Đời mình, sáng nay được vợ giao 10 triệu cầm đi trả nợ mà cứ lo ngay ngáy nó… mất. Là hồi đầu năm đóng cái tủ sách, vay mấy nơi đủ hơn hai chục trả cho thợ, trong đó món 10 triệu này mãi chiều qua mới dồn đủ và hôm nay được vợ sai cầm đi trả. Giữ hơn giữ mả tổ, đến nơi trả xong thở phào như… trả xong nợ.

Thế mà mấy thằng mình hay gặp ở chỗ ngồi cà phê cóc, thấy nó rách rách, hôm rồi công an khám nhà trong cái vụ nâng giá thuốc ấy, nhà đứa thì trăm cây vàng, đứa thì mấy tỉ. Huhu, ấy là chúng đã đoán trước sẽ bị bắt cả năm rồi đấy, vì thanh tra đã làm trước đấy vài năm. Dân nghèo, mà chả cứ dân nghèo, cán bộ bậc trung như mình mỗi lần vào bệnh viện là bạc mặt ra với bao loại phí, trong đó tiền bỏ ra mua thuốc cũng kinh lắm. Họ có biết đâu thuốc vào người bệnh phải qua năm tầng bảy lớp như thế. Lại có ông lương y như từ mẫu ở SG đuổi bệnh nhân về vì họ hết tiền.

Bác tướng quân kia có thể không ai bắt bác không được để 1 tỉ ở nhà, nhưng người ngoài có quyền đặt câu hỏi: đấy là của ở nhà, còn ở ngân hàng, trong thẻ… thì sao, và nếu cộng lương các loại vào thì có thể dư ra đến bằng ấy không? Chưa hết, bọn trộm này có khi nó là người của… địch nhé, ai lại nhè vào nhà tướng công an mà trộm. Tướng công an mà còn bị trộm thì dân là cái đinh gì nào, lo mà tự bảo vệ nhé, như lập đội tự quản hút đinh, như tự quản săn bắt cướp ấy… Bọn này định làm xấu mặt nhau đây, phải nghiêm trị các bác ạ.

Và, với những gì mình thấy, thì không xuống cấp mới lạ. Cái gì xuống cấp tự tìm hiểu nhé….


Theo blog VCH

28/12/11

Việc mạo nhận tình cảm của 90 triệu người dân

"Việc mạo nhận tình cảm của 90 triệu người dân Việt Nam về một tên độc tài, khát máu, đồ tể ở mức độ "sống mãi trong trái tim" là một việc làm lếu láo, trịch thượng, khốn nạn và mất dạy".



Đại tướng Phùng Quang Thanh “Vô cùng thương tiếc đồng chí Kim Jong Il, Tổng bí thư Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng CHDCND Triều Tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Triều Tiên, vị Lãnh tụ kiệt xuất của Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội nhân dân Triều Tiên; người bạn, người đồng chí thân thiết của Đảng, Nhà nước, nhân dânQuân đội nhân dân Việt Nam. Đồng chí Kim Jong Il không còn nữa, nhưng tên tuổi và sự nghiệp của đồng chí Kim Jong Il sống mãi trong trái tim của nhân dânQuân đội nhân dân Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng rằng, nhân dân và Quân đội nhân dân Triều Tiên anh em sẽ vượt qua đau thương và tổn thất to lớn này, đoàn kết một lòng, tiếp tục nỗ lực xây dựng, phát triển, bảo vệ đất nước Triều Tiên hòa bình, thịnh vượng”. =>

Kim Jong Il: Có thể bạn chưa biết…


Thương gia says:
Thằng thanh mặt thộn thế mà ngu nhỉ, khi không tự dưng nhảy vào đứng chung hàng với cái thằng mà cả thế giới lên án. Con cái nó có biết xấu hổ khi có 1 thằng cha ngu xuẩn như thế không nhỉ.

Ông Thanh ! Ơi hởi! Ông Thanh!
Bổng dưng...khóc mướn ,xứng danh tướng tồi.
Ông mà khóc đứng khóc ngồi.
Cho Dong yêu,( Dong)ghét đừng lôi tôi vào!

Ông Thanh ! Ơi hởi! Ông Thanh!
Phân ưu, phân Bắc, phân xanh đầy mồm!

Khách says:
"Ông đại tướng quăng súng cầm khăn thương vay khóc mướn thì đó cũng là "nhân quyền" của ông đại tướng. Nhưng phải nói thật, dù lỗ mãng khi nói điều này với một người mang lon đại tướng, đứng đầu cái gọi là quân đội nhân dân: Việc mạo nhận tình cảm của 90 triệu người dân Việt Nam về một tên độc tài, khát máu, đồ tể ở mức độ "sống mãi trong trái tim" là một việc làm lếu láo, trịch thượng, khốn nạn và mất dạy." Anh Vũ Đông Hà ơi,tôi thích nhất đoạn này,thật xác đáng,cương quyết chỉ mặt kêu tên cái bọn đầu đường xó chợ này.

vuong says:
Kim chủ tịch ăn chơi
mệt quá nên ngủ ngày
phim sex ,rượu , playboy
làm sao mà sống nổi
xe hơi toàn hạng sang
Mec loại vài trăm ngàn
chơi quá nên choáng váng
có thể thượng mã phong
có thể vì quá tửu
có thể mất chân khí
nhưng chắc là trác táng
còn bày đặt tham quan
chết vì làm " Cật lực "
lo cho dân bắc hàn
làm quá nên đi đứt
Thế mà Phùng đại tướng
sang khóc tay ăn chơi
muốn học chơi cho sướng
nhưng không chết vì chơi .


Thằng Tướng VN này khôn thật . Nó kéo Quân Đội Nhân Dân VN vào cái ngu với nó ...vì nó biết rõ cái lực lượng anh hùng " con rồng cháu tiên " này . Chiến thắng Điện Biên Phủ là công sức Trung Cộng . Chiếm được miền Nam VN là do chiến lược Đế Quốc Mỹ , bức tử VNCH . Thằng Thanh biết sợ lực lượng Công An ...nên không dám lôi vào trong lời chia buồn ngu dốt .

Vem says:
Ông Phùng Quang Thanh lẽ nào lại quên một sự thật lịch sử là khi Trung Cộng tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung vào tháng 2/1979, thì Bắc Triều Tiên là nước đầu tiên lên tiếng ủng hộ Trung Cộng? Thiết tưởng mỗi khi phát biểu trong các tình huống tương tự, các nhà lãnh đạo Việt Cộng làm ơn xin đừng ca cái điệp khúc "toàn thể nhân dân Việt Nam", mà hãy nói thẳng là "đảng cộng sản Việt Nam". Làm ơn!

CỘNG- SẢN là gì ?
-Một Đại Họa Khủng Khiếp cho Nhân Loại.
-Một Lủ Lưu-Manh, Khốn-Nạn, Dã-Man của Loài Người
-Một Lủ Dối-Trá, Tố Cha, Giết Mẹ, Hút-Máu Nhân-Dân
-Một loại Thú-Vật, đội lớp người (3 Triệu VGCS ở VN).
Hảy Hoả-Táng chế độ CS, Cứu Nước Bảo-Vệ VN.

Con người cộng sản là những con người chỉ biết có vật chất - duy vật biện chứng pháp - mà Các Mác đã dạy cho họ nên họ đã trở thành những kẻ vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Cũng vì thế họ trở thành những con người vô văn hóa! Đặc tính của họ là bất nhân, bất nghĩa, và bất lương!
Đã là người quân nhân tất phải là những con người can trường, khí phách, nghĩa khí ngất trời. Còn tư lệnh của quân đội cộng sản, giả trá đến như Phùng Quan Thanh trong hình trên đây, hình ảnh này làm cho người ta chỉ muốn nôn vào những con người cộng sản!
Chỉ tội nghiệp cho những người có nhân cách, do sinh bất phùng thời, phải mang nhục khi đứng chung trong hàng ngũ của những kẻ mà tư cách chẳng đáng một đồng xu, còn nói chi đến lãnh đạo người khác! Chưa nói đến mất nước. Mất nước, người trong cả nước đều mất, không chỉ hơn tám mươi triệu dân Việt mất nước mà tất cả những ai đang góp phần cho chế độ phi nhân tính này kéo dài đều bị mất nước! Tất cả tự biến mình thành tôi tớ cho giặc Tàu giày đạp, khinh bỉ như nhau!!!
Dân nghèo muốn khóc says:
Chỉ dám cho dân Nam Hàn sang thăm Bắc Hàn, dân Bắc Hàn sang thăm dân Nam Hàn thì họ trốn ở lại sạch ? điều nghịch lý nào cũng có thể xảy ra ở đất nước cộng sản độc tài, khóc tập thể, khóc từng đợt như binh sĩ ngoài chiến trường xung phong biển người thì chỉ có ở Bắc Triều Tiên. Hãi quá !

Mặt lợn của thằng Phùng Quang Thanh trong hình lúc tiếp đại sứ Bắc Hàn đường như nó khóc thật ,nó đau khổ , nó có bộ mặt đưa đám tang đúng nghĩa , nó yêu Kim tận tình ! Tội nghiệp cho Thanh Lợn quá ,không biết hồi cha mẹ nó chết ,nó có âm u sầu thảm đến thế không ?
Còn cái chuyện đại diện cho dân tộc VN để thương tiếc một tên ác quỉ thì không được bởi cái YÊU của dân tộc Việt trước hết giành cho các bậc Tổ Tiên có công lập quốc ,gầy dựng, bảo vệ giống nòi như Đức vua Hùng , Trưng Nữ Vương ,Đức Thánh Trần ...là các bậc đại công , đại đức dành suốt cuộc đời chăm lo cho hạnh phúc và tương lai của dân tộc !Các Ngài đáng được yêu , chiêm ngưỡng, sùng kính suốt muôn ngàn đời !
Đảng cộng sản của Thanh từ thằng Hồ trở xuống bị dân tộc xem như là một đám giặc ,một bọn Việt gian lai căng ác tính , một bọn người sống đời cầm thú ,một thứ nô lệ truyền kiếp cho ngoại bang ... !
Từ đây , Thanh và đồng đảng nếu mưốn dùng danh từ đại diện nên nói thế này : " Đại diện cho đảng thú vật và phản quốc , chúng tôi vô cùng thương tiếc ... " ý nghĩa của nó xác thực hơn !
LttĐ

KIM MAO says:
Đồng CHÍ KIM JONG IL ơi sự nghiệp chơi gái của đồng chí ( 5 vợ chính thức còn sơ múi 0 kể )sự nghiệp uống rượu Henessy của đồng chí ( 1 năm uống hết 750.000 USD ) sự nghiệp xài xe Mecerdes của đồng chí ( 1.500.000 USD 1 chiếc trong khi 2 triệu dân chết đói ) đồng chí sống mãi trong quần chúng Em.

Nông phu xóm says:
Ông cha ta có câu: CHỌN BẠN MÀ CHƠI Vậy mà đời con cháu VIỆT NAM của THẾ KỶ 21 LẠI CHỌN DẶT MỘT PHƯỜNG THẢ KHẤU CÔN ĐỒ.Trung Quốc đã trực tiếp diệt chủng Campuchia làm trên 2 triệu người Campuchia chết thảm hơn loài thú mà mặt vẫn ráo hoảnh.Trong quá khứ Trung Quốc đưa Dao và Súng cho ông anh Miền Bắc để giết người em ruột Miền nam của mình NỒI DA NẤU THỊT đên tận bây giờ chưa hết thù hận.Bắc Triều tiên cũng được Trung quốc nuôi dưỡng đẻ HUYNH ĐỆ TƯƠNG TÀN .Miến điện cũng được gây cảnh tương tự.Chúng ta hãy xem tất cả những Quốc gia quan hệ với Trung quốc có nước nào có Văn minh đâu nêu không nói là TỒI TỆ NHÂT NHÂN LOAỊ.Nơi VIÊT NAM CÂN MỘT lỜI CHIA BUỒN (ít nhất là Ngoại giao)là CH Czech khi Nguyên Tổng thống Vaclav Havel qua đời thì không làm lại đi chia buồn sâu sắc đến Bắc Triều tiên.Onng cha ta lại có câu: CON DẠI CÁI MANG -nhưng Cái dại Con thấy NHUC NHÃ. vỚI Triều đại Cộng sản này Nhân dân Việt nam còn khổ còn nhục với toàn thế giới.

AVG, ông Thủ tướng và trang Bauxite

Đinh Mạnh Vĩnh


Người dân đã biết nhiều về khái niệm "kinh tế thân hữu" cùng nhiều dẫn chứng thực tế việc cướp tài sản công, cướp đất của dân một cách trắng trợn với sự tiếp tay của những đảng viên Đảng CSVN như "tập đoàn Hoàng Kiều và Trần Thị Kim Cúc" vẫn chưa xa lắm.
Các doanh nhân Việt Kiều gần đây nổi lên trong giới doanh gia tại xứ xở này nhiều đếm không xiết. Người có tài, có tâm thật sự, muốn về quê hương làm ăn đóng góp chút chất xám, vốn liếng để xây dựng đất nước coi ra không nhiều; kẻ cơ hội, tham lam như Hoàng Kiều ngó bộ lại đông hơn!!! Đó là thực trạng đáng buồn của mảng đầu tư - một lĩnh vực mà Đảng CSVN đang rất chú trọng để làm sao cố vực dậy nền kinh tế đang lâm vào cảnh bế tắc. Dường như người dân nhìn thấy các trọc phú nhiều hơn những nhà đầu tư, kinh doanh uy tín và có lương tâm.

* * *

Thời gian gần đây, AVG nổi lên như một nhà đầu tư (nhiều lĩnh vực) tầm cỡ và có... tâm với quê hương(?!). Người dân có thể tìm thấy "tấm lòng" của gia đình họ Phạm này trên nhiều trang báo trong nước.
Vậy, AVG là gì?
Người ta có thể gọi là An Viên Group (cũng được), hay Audio Visual Global (cũng hay).
An Viên Group là gì? Một tập đoàn đầu tư nổi tiếng từ ngoài Bắc cho đến trong Nam mà không ai không biết tiếng với thương hiệu VINCOM.
VINCOM là gì? Tới đây, tôi chỉ có thể nói rằng, xin mời ai quan tâm hay chú ý hãy gõ cụm từ đó vào trang Google và bạn sẽ có thông tin nhiều đến mức đọc cả ngày không hết. Chỉ dẫn ra chi tiết nhỏ hầu quý bạn đọc, đó là tòa cao ốc tại góc đường Lê Thánh Tôn - Đồng khởi, cùng mảnh đất "có giá kim cương" mà "người ta" vừa đuổi dân xong và ủi sập để thay vào đó là một công trình kiến trúc quý phái, xa hoa - nơi mà người Saigon vẫn còn nhớ các ký giả thường tụ tập trước 1975 có tên Givral để truyền tải thông tin chính trị, chiến sự ác liệt nhất của một thời quá vãng! Nay còn đâu!
Tôi thật lo nếu tòa nhà mới được xây lên mà "đại" thì có "đại" nhưng sợ không có "hiện" thì quả đáng tiếc khi các kiến trúc lẽ ra cần bảo tồn, tôn tạo lại cứ dần vĩnh biệt Saigon!

* * *

Tôi không có ý định đi sâu vào AVG hay Vincom hoặc anh em ông Phạm Nhật Vượng, Phạm Nhật Vũ, bởi lẽ, bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng có góc khuất mà tôn trọng người khác chính là ta tự trọng để không mang tiếng "thóc mách" hay "ghen ăn ghét ở".
Tôi cũng không có ý định gì khác cho đến khi có tin chính thức ông Trần Đăng Tuấn (nguyên Phó Tổng Giám đốc VTV - Đài Truyền hình Việt Nam) trở thành Tổng Giám Đốc của "Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu - AVG". Theo thông tin trên báo chí, có nơi nói ông Tuấn là Tiến sĩ ngành báo chí, có nơi lại cho là Tiến sĩ ngành Truyền hình, dù ngành nào đi nữa thì điều chắc chắn là ông đã từng làm việc tại Đại học Tuyên giáo (nay là Học viện báo chí và tuyên truyền) và có công lớn trong việc biến VTV từ đài truyền hình nghèo nàn chỉ có một kênh phát sóng trở thành Đài phát được nhiều kênh với nội dung khác nhau. Hai chi tiết này cho tôi khẳng định, ông Trần Đăng Tuấn chuyên về "Thông tin", không phải "Truyền thông".
Hầu như ai cũng biết, Thông tin (Information) và (phương tiện) Truyền thông đại chúng (Media) là hai lĩnh vực có thể nói liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu bạn có "Thông tin" mà không có "Truyền thông" thì coi như... "xôi hỏng bỏng không", ngược lại bạn có "Truyền thông" mà không có "Thông tin" thì cũng như... không có gì cả! Nếu bạn đã từng nghe nói "món ăn tinh thần" thì bạn cứ tạm hình dung "Thông tin" là món hàng mà nhà sản xuất cần đưa đến người tiêu dùng thì "Truyền thông" chính là chiếc xe tải đầy hiệu quả để chuyên chở món hàng đó.

* * *

Người dân vẫn chưa quên cái ngày mà ông Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ thị: "nghiêm cấm tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức", nó đã gây nên làn sóng phản đối dữ dội từ trong cho đến ngoài nước và người dân đã đặt thẳng câu hỏi với ông Nguyễn Tấn Dũng trong buổi phỏng vấn trực tuyến (và duy nhất tính cho đến nay) khi ông ta ngồi vào ghế Thủ tướng được 200 ngày làm việc, rằng: tại sao cấm và việc này có đi ngược lại Hiến pháp đã quy định người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí? và Luật sư Lê Công Định đã có bài viết "Tranh luận với Thủ tướng" ngày 16/2/2007 (trang BBC đã đăng tải).
Vậy, việc phát biểu của ông Thủ tướng với việc của AVG có gì liên quan đến nhau mà tôi phải nói?
Khi AVG được cấp phép để thử nghiệm cung cấp dịch vụ DTH (Direct To Home), hiểu nôm na là AVG được Thủ tướng cho phép "chiếc xe tải AVG" hoạt động. Việc này có vi phạm theo chỉ thị của ông Thủ tướng "nghiêm cấm tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức" không???
Người dân vẫn chưa quên "vụ ồn ào K+" cách đây không lâu. Công ty TNHH Truyền hình số Vệ tinh Việt Nam (VSTV, đơn vị sở hữu thương hiệu K+) đã bị dư luận báo chí săm soi nhằm bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng. Ông Cao Văn Liết - Tổng giám đốc phải thanh minh rằng: "Chúng tôi không độc quyền"(!).
Công ty VSTV đã được Nhà nước cho phép đưa "chiếc xe tải - Truyền thông" vào hoạt động và gặp ngay sự cố "độc quyền hay không độc quyền"(!), liệu "chiếc xe tải AVG" có nối đuôi để tiếp tục "thanh minh" câu chuyện đó? Tôi e rằng khó có thể không xảy ra, bởi lẽ Nhà nước này đang độc quyền cho "chiếc xe tải" nào hoạt động thì hoạt động, chiếc nào không thì không.
"Độc quyền chở hàng" liệu có dần dẫn đến "độc quyền món hàng"? Dường như "ông đầy tớ nhà ta" cho "thằng nào" bán món gì thì "nó" bán món đó cho "ông chủ" (?!) "Ông chủ chỉ được ăn" những gì "nó" bán?

* * *

Chắc hẳn khi AVG mời ông Tuấn về làm Tổng Giám đốc, họ không đến nỗi đánh giá thấp ông Tuấn (mà nghe đâu mức lương có thể lên đến 20.000 Mỹ kim/tháng) để chỉ làm công việc "chở hàng" không thôi (dù cứ cho rằng ông Tuấn là một "tài xế giỏi" đi chăng nữa)?! Dường như thấp thoáng sau đó là cả một "khát vọng" hay "hoài bão" gì đó của cái gọi là "tham vọng chính trị" chăng? Chắc hẳn AVG muốn trở thành một nhà Đài uy tín và tiếng tăm với "information" nóng và "media" rất hiện đại??? Đó là nhu cầu và khát vọng chính đáng cho bất kỳ một nhà đầu tư nào thuộc bất cứ một lĩnh vực nào. Điều hoàn toàn chẳng có gì bàn cãi.
Điều làm người dân băn khoăn vẫn là câu tuyên bố vi hiến của ông Nguyễn Tấn Dũng: "Nghiêm cấm tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức" liệu có bị phá sản khi AVG đang nổi lên cùng một nhân vật được cho là có tài, có tâm - Trần Đăng Tuấn? Nếu quả thật vậy, người dân thật sự rất buồn và đau cho các nhà khởi xướng trang Bauxite!
Nên chăng, GS. Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn và GS.TS Nguyễn Thế Hùng hãy nghĩ đến câu chuyện ra báo giấy để phục vụ cho nhân dân đang thiếu quá nhiều thông tin trung thực?
Các nhà khởi xướng trang bauxite hãy đặt câu hỏi này với cơ quan hữu quan có kèm theo một chút "ghen tị" với K+ và AVG thử xem sao?
Người dân chúng tôi đang muốn biết quý vị trang Bauxite chắc không chỉ dừng lại ở một trang blog chưa chính danh mà mong muốn đó sẽ là tờ báo chính thống hẳn hòi, chí ít như Vietnamnet đã tuyên bố "Nguyện làm người con hiếu thảo của Dân tộc, Tổ quốc".
Tại sao không thể khi ông Nguyễn Tấn Dũng đã từng tuyên bố: "Yêu chân thực ghét giả dối"?
Đinh Mạnh Vĩnh

Tham khảo:

http://vietbao.vn/Kinh-te/Doanh-nhan-Pham-Nhat-Vuong-Thanh-dat-va-hieu-thao/70080283/87/
http://govn.wordpress.com/2010/12/19/goc-nhin-ph%E1%BA%A1m-nh%E1%BA%ADt-vu-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-avg-c%C6%B0-si-va-doanh-nhan/
http://www.google.com.vn/search?hl=vi&client=firefox-a&rls=org.mozilla%3Avi%3Aofficial&channel=s&q=%22tr%E1%BA%A7n+%C4%91%C4%83ng+tu%E1%BA%A5n+l%C3%A0m+t%E1%BB%95ng+gi%C3%A1m+%C4%91%E1%BB%91c+AVG%22&aq=f&aqi=&aql=&oq=
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Thu-tuong-doi-thoai-truc-tuyen-voi-nguoi-dan-Su-thang-than-coi-mo-di-vao-long-dan/45227047/157/
http://www.google.com.vn/search?client=firefox-a&rls=org.mozilla%3Avi%3Aofficial&channel=s&hl=vi&source=hp&q=%22ph%E1%BA%A1m+nh%E1%BA%ADt+v%C5%A9%22&meta=&btnG=T%C3%ACm+v%E1%BB%9Bi+Google
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/02/printable/070213_vietpm_discussion.shtml
http://svbk.vn/showthread.php?t=25927
http://www.tapchibcvt.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=21724

27/12/11

TP HCM LUẬT SƯ ĐÁNH, CHỬI MẸ “KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI “

http://www.nguoi- viet.com/ absolutenm/ anmviewer. asp?a=98583&z=2



Cụ bà Vũ Thị Nhung, 77 tuổi, bị con đánh và chửi. (Hình: PN -Sg)

SÀI GÒN (TH) – Những người con của một bà cụ không những đã bạo hành mẹ ruột, lại còn nói bà “không phải là người,” một bản tin của tờ Phụ Nữ ở Sài Gòn tường thuật câu chuyện đạo hiếu ở Việt Nam.

Các người con của bà cụ đều là những người trí thức, từ luật sư, kỹ sư, giáo sư đại học, và cả ông con “cán bộ thi hành án.”

“Ngày 20 Tháng Bảy, bà Ðỗ Thị Nhung (77 tuổi, một giáo viên đã nghỉ hưu, ngụ 87/80 Nguyễn Sĩ Sách, KP4, P.15, Tân Bình, Sài Gòn) tìm đến báo Phụ Nữ nhờ can thiệp việc ba người con trai của bà, là những thạc sĩ-luật sư, kỹ sư, cán bộ thi hành án, đã cùng cô con dâu út bạo hành cả thể xác lẫn tinh thần bà nhiều năm qua.”

Tờ Phụ Nữ kể câu chuyện như vậy và cho hay tiếp, “Chúng tôi gặp bà Nhung tại nhà ông Trần Quang Tỉnh – phó ban điều hành KP4. Nhìn bà nặng nề lê nạng gỗ, ông Tỉnh xót xa, “Bà ấy bệnh tật như vậy, mà sao con cái nỡ đánh đến bầm giập mặt mũi. Chúng tôi đã kiến nghị các cơ quan chức năng can thiệp, nhưng chưa có kết quả.”

Theo bà Nhung, người đánh bà là ông Nguyễn Thanh Sơn, 49 tuổi, kỹ sư cơ khí, từng là giảng viên của một trường ÐH. Sự việc bắt đầu từ những mâu thuẫn gia đình giữa mẹ chồng và con dâu, là bà Nguyễn Thị Thuyết (vợ ông Nguyễn Thanh Long, cán bộ thi hành án huyện Cần Giờ, con trai út của bà Nhung). Bênh vực em dâu, một giờ sáng ngày 27 Tháng Sáu, ông Sơn sau khi mắng chửi đã tát tai mẹ mình tới tấp. Chưa đủ, ông còn túm tóc, đấm vào mặt người mẹ đã ở tuổi gần đất xa trời này.

Sau đó, ông Sơn dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra, để mặc mẹ mình mặt mũi máu me, tự gọi xe ôm đi cấp cứu. Thấy bất bình, bà Nguyễn Thị Hồng – tổ trưởng tổ dân phố 93 báo sự việc lên CA P.15. Giấy chứng nhận thương tích số 164 của BV Nhân Dân 115, cũng ghi rõ: bà Nhung bị sưng bầm hai mắt, cằm và môi dưới, chấn thương đầu và mặt.”

Tờ báo kể theo lời bà Nhung, “đây là lần thứ hai người con trai này có hành vi côn đồ với mẹ. Hơn một năm trước, bà Nhung có nhờ ông Sơn mua màn cửa sổ. Khi không vừa ý, bà muốn đổi cái khác, liền bị ông con giật cái màn xuống, ném trả lại tiền và không quên ‘tặng’ mẹ đẻ của mình hai bạt tai.”

“Tôi không thể tưởng tượng con mình lại hành xử thú tính với mẹ như vậy. Không chỉ Sơn, mà những đứa con trai khác cũng vậy” bà Nhung ôm mặt khóc.

Còn bà Nguyễn Thị Hồng kể lại, “Một lần, thấy bà Nhung nhăn nhó, tôi hỏi thì bà vạch áo lên, để lộ phần lưng và hông đầy những vết bầm. Bà nói, con bà dùng dây lưng quất túi bụi. Người đánh là con trai đầu của bà Nhung – ông Nguyễn Thanh Giang, thạc sĩ-luật sư của Ðoàn Luật sư thành phố.”

“Trong những đứa con, Long có vẻ ổn hơn, không đánh tôi bao giờ, thậm chí nhiều lần còn can ngăn chị Thuyết khi chị lao vào đánh tôi. Nhưng Long cũng nhiều lần chửi tôi thậm tệ” bà Nhung cho biết.

Ngày 22 Tháng Bảy, trao đổi với ký giả báo Phụ nữ, ông Nguyễn Thanh Long nói, “Việc anh tôi đánh mẹ thế nào tôi không biết. Riêng chuyện cơm không lành canh không ngọt giữa mẹ và vợ tôi thì tôi hoàn toàn bất lực.”

Trong khi, ông Tỉnh lẫn bà Hồng đều cho biết, “Khi chúng tôi muốn tìm hiểu thì các con của bà Nhung đều cho rằng chúng tôi không đủ trình độ để nói chuyện. Còn các anh ấy có trình độ, sao lại đối xử với mẹ mình như vậy?”

“Chúng nó học theo cha chúng nó hành hạ tôi. Ông ấy cũng đánh tôi bao nhiêu năm qua” bà Nhung nói. Và chồng bà Nhung – ông Nguyễn Như Chương, nguyên là một chuyên viên Bộ Giáo Dục-Ðào Tạo cũng thừa nhận, “Việc tôi bạo hành bà ấy là có. Tôi cũng đã từng làm đơn ly dị hai lần nhưng vì các lý do khách quan nên chưa được.”

Tôi không coi bà ấy là người!

Trong cuộc tiếp xúc với nhà báo, ông Nguyễn Thanh Giang, thạc sĩ-luật sư của Ðoàn LS Sài Gòn đã “dùng những lời nặng nề khi nói về mẹ mình” mà tờ báo trích dẫn lại, “Bà ấy muốn làm mọi cách để hạ uy tín anh em tôi! Tôi cũng không hiểu sao người đàn bà đó là mẹ mình!” Khi được hỏi lại, “Sao anh có thể nói về mẹ mình như vậy?” ông Giang đáp, “Tôi còn không coi bà ấy là một con người, nói gì là mẹ!”

Nguồn:Báo Tổ Quốc




Tất cả đó là hiện thân của Hồ Chủ Tịt , là thấm nhuần tư tưởng của thời đại HCM Quang Vinh :

” Mười năm trồng cây; Một trăm năm trồng nguời “

Thưởng tết cho giáo viên... một bịch hạt dưa!

16 năm đứng trên bục giảng, hầu như năm nào, chị tôi cũng có quà tết. Tuy nhiên, thường quà tết là: “Nếu năm nay là bịch hạt dưa, thì sang năm là lít dầu ăn, trị giá khoảng từ 50.000 – 60.000 đồng”, chị tôi nói.


Năm hết, tết đến, trong khi các ngành, các cấp mừng vui với chuyện tiền thưởng tết, ở tỉnh Quảng Ngãi, có giáo viên chỉ nhận quà tết trị giá 100.000 đồng, thậm chí có giáo viên chưa bao giờ biết khái niệm về tiền thưởng tết.
23 năm chưa từng nhận quà tết
Khi chúng tôi hỏi về tiền thưởng tết sắp đến, ông Nguyễn Trà, hiệu trưởng trường trung học cơ sở và tiểu học Trà Trung, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) cười nói: “Tôi lên xã vùng cao này dạy được tám năm, nhưng chưa bao giờ nghe tiền thưởng tết, thậm chí quà tết cũng không có nữa”.
Giáo viên vùng cao xã Trà Trung chưa biết khái niệm về tiền thưởng tết.

Ông Trà kể: “Tết Tân Mão, giáo viên ở đây nghe nói có tiền cho tết, thế nhưng, chờ đến tết, rồi qua tết, cũng không thấy đâu. Mãi đến tháng 9.2011, tụi tôi, mỗi người nhận được 100.000 đồng, gọi là tiền tết Tân Mão”.
Theo ông Trà, muốn có tiền “tươi” cho giáo viên ăn tết, thì phải có các hoạt động để có quỹ phúc lợi như: dạy phụ đạo, tổ chức văn nghệ, thu học phí... tuy nhiên, đối với vùng miền núi này, những chuyện ấy không thể có.
Tương tự như hoàn cảnh của giáo viên ở vùng cao xã Trà Trung, cả huyện Tây Trà và năm huyện miền núi khác của tỉnh Quảng Ngãi cũng vậy. Mới đây, tôi gặp anh Trần Kim Mậu ở số 85 đường Bắc Sơn, thành phố Quảng Ngãi, khi anh về nhà lấy gạo chở lên vùng cao – nơi anh dạy là trường THCS Ba Lế, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi.
Anh Mậu kể: “Đến nay, sau 23 năm đi dạy học ở sáu xã vùng cao, tới giờ này, tôi chưa một lần nhận được quà tết, huống hồ là tiền thưởng, tiền hỗ trợ tết”.
Mang câu chuyện của giáo viên vùng cao kể lại với chị tôi là giáo viên tiểu học ở huyện Bình Sơn, chị tôi cho biết, 16 năm đứng trên bục giảng, hầu như năm nào, chị tôi cũng có quà tết. Tuy nhiên, thường quà tết là: “Nếu năm nay là bịch hạt dưa, thì sang năm là lít dầu ăn, trị giá khoảng từ 50.000 – 60.000 đồng”, chị tôi nói.
Lực bất tòng tâm
Chuyện tiền thưởng tết của giáo viên ở vùng miền núi và nông thôn là vậy, còn tiền thưởng tết của giáo viên ở thành thị, thành phố thì sao?
Trao đổi với chúng tôi, cô Võ Thị Xuân, hiệu phó trường THCS Trần Phú (thành phố Quảng Ngãi) cho biết, sau 33 năm đi dạy, cô Xuân chưa hề một lần nhận tiền thưởng tết.
Theo cô Xuân, ngày trước, khi còn dạy ở trường nội trú con thương binh liệt sĩ, cô Xuân không những không nhận được quà, mà cô còn trích tiền lương của mình để giúp cho học sinh.
“Còn bây giờ, nếu có, thì đó là phần quà tết trị giá dưới 100.000 đồng do hội Phụ huynh học sinh tặng. Muốn có tiền hỗ trợ cho giáo viên ăn tết, nhà trường phải tổ chức dạy phụ đạo tại trường, sau đó lấy 25% tiền học sinh nộp sung vào quỹ phúc lợi và đến tết, lấy tiền đó hỗ trợ cho giáo viên. Thế nhưng, ở trường này, chỗ học cho học sinh còn không đủ thì lấy gì tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh”, cô Xuân nói.
Còn thầy Đỗ Tấn Khoa, hiệu trưởng trường THPT Ba Gia (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) cho biết: “Tết Tân Mão 2011, tiết kiệm hết sức, nhà trường chúng tôi hỗ trợ cho gần 100 cán bộ giáo viên nhà trường từ 400.000 – 500.000 đồng/giáo viên, còn tết Nhâm Thìn năm nay thì do tình hình khó khăn chung, chúng tôi chưa biết như thế nào”.
Trao đổi với ông Thái Văn Đồng, giám đốc sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ngãi về chuyện tiền thưởng tết cho giáo viên, ông Đồng lắc đầu nói: “Lực bất tòng tâm em ơi! Ngành giáo dục biết lấy nguồn nào để hỗ trợ cho anh chị em giáo viên ăn tết? Nếu đi xin tiền thưởng tết, chỉ một giáo viên là 100.000 đồng, thì tỉnh Quảng Ngãi có hơn 16.000 giáo viên, phải mất 2 tỉ đồng. Nhưng liệu có xin được không?”
Theo ông Đồng, hiện nay, ngành giáo dục tỉnh Quảng Ngãi đang chuẩn bị tổ chức đêm văn nghệ để quyên góp tiền cho học sinh nghèo và học sinh khuyết tật. Trong dịp này, ngành cũng vận động mỗi giáo viên đóng góp 50.000 đồng giúp cho học sinh nghèo, khó khăn. “Đã không nhận quà, còn phải trích lương ra cho học sinh nghèo nữa. Nhưng biết làm sao đây, đời nhà giáo là vậy mà”, ông Đồng chia sẻ.
Theo Sài Gòn tiếp thị

Xin cắn hạt dưa mà chịu đựng.


Chưa bao giờ người giáo viên phải đối diện với những căn bệnh bỉ thử của xã hội nhiều như hôm nay. Nghề nghiệp cao quý chỉ mới đây vài thập niên được tôn vinh hết mực, được xã hội nể vì, được học trò kính trọng như một điểm sáng dẫn đường trong hành trình đi tìm tri thức nay đã thành điển hình cho những gì tan vỡ nhất trong cộng đồng.
Sự học không còn phục vụ cho tri thức mà nó đã được mặc nhiên thừa nhận như phương cách để kiếm tiền sau khi tốt nghiệp. Cái giá đem trả cho người thầy được đặt xuống như một thách thức của xã hội khi nhà nước từ lâu không còn trách nhiệm với cuộc sống của người giáo viên nói chi đến việc tuyên dương giá trị kiến thức của họ qua đồng lương thích đáng.
Giáo viên cả nước tự bơi trong chiếc hồ khổng lồ đậm đặc ô nhiễm và xuống cấp của đạo đức. Họ kiếm thêm thu nhập khi đồng lương chính thức không thể giúp gia đình no lòng. Dạy thêm là phương cách khó từ chối để người thầy không quỵ ngã nhưng nó đang là con dao hai lưỡi giết dần mòn niềm tin của học sinh lẫn cha mẹ chúng.
Người giáo viên có chọn lựa duy nhất là phải có học sinh học thêm. Học sinh có chọn lựa cũng duy nhất là nếu không học thêm sẽ khó đạt điểm cao trong lớp khi bạn bè em ai cũng theo học thêm bằng cách nào đó. Học và dạy thêm hiện nay hình thành bán chính thức vì không có một quy định nào khuyến khích hay ngăn cấm việc này. Bộ Giáo dục có lẽ là nơi vô trách nhiệm nhất đối với nhân viên của mình so với các Bộ khác khi biết rõ và chắc chắn rằng không ai có thể sống được với đồng lương nhưng cấp cao nhất vẫn chọn thái độ im lặng. Các cơ quan khác thì chọn tham nhũng, ăn cắp của công, còn nhà giáo thì không thể làm gì hơn là phải chọn lựa dạy thêm và chấp nhận ánh mắt thiếu thiếu cảm của phụ huynh học sinh soi mói. Nhưng biết làm sao hơn vì họ không thể ăn cắp như những cơ quan khác.
Xã hội đồng lòng chấp nhận trả tiền học thêm cho con em mình như một cách trả nợ để chúng thoát các kỳ thi cuối cấp. Không ai ngạc nhiên khi những ý kiến nêu trên mặt báo của phụ huynh học sinh không nhiều thì ít luôn cho rằng tiền học thêm của con cái họ làm cho đôi vai của cha mẹ học sinh cong quằn hơn.
Còn giáo viên thì sao?
Đâu đó cũng không thiếu giáo viên nhờ dạy thêm mà khấm khá. Sự ăn nên làm ra dựa vào bục giảng của một số rất ít này trở thành kim chỉ nam cho rất nhiều đồng nghiệp. Nhiều, rất nhiều giáo viên các cấp hiện nay chăm chú nhìn vào sự thành công đó rồi buộc mình vào cỗ xe không người lái này.
Dù khấm khá hay không thì những con người trí thức khốn khổ mang tên Giáo viên có miệng mà không nói được. Tại sao phải dạy thêm.Tại sao phải chịu đựng sự sỉ nhục âm thầm chung quanh môi trường sống. Tại sao chấp nhận đồng lương khốn nạn như vậy mà không hề phản kháng?
Ngày thường thì gia đình những giáo viên nghèo túng có thể nương tựa nghiêng ngã vào nhau mà sống, điều đáng sợ nhất của nhiều gia đình giáo viên khi năm hết tết đến. Họ phải đối diện với những vấn đề nan giải mà không ít người chỉ biết ngậm ngùi chịu đựng.
Truyền thông trong những ngày cận tết ngoài việc đưa tin giá cả của các loại thực phẩm cần thiết thì vấn đề tiền thưởng tết được bàn thảo rất kỹ. Theo báo chí thì năm nay tuy kinh tế trì trệ nhưng mức thưởng tết cho công nhân trong các khu công nghiệp không đến nỗi tệ, bình quân mức thưởng tết năm nay cho lao động là 2 triệu cho mỗi người.
Về cán bộ nhà nước thì báo Thanh Niên dựa theo số liệu thống kê của Liên đoàn Lao động TP.HCM cho thấy UBND phường của Q.11 là nơi lương, thưởng tết cao hơn so với các quận, huyện khác. Cụ thể, mức cao nhất 24 triệu đồng một người, và thấp nhất là18 triệu đồng một người, bình quân 19 triệu đồng mỗi người.
Những người hoạt động trong các đơn vị hành chánh sự nghiệp như bệnh viện thì mức thưởng tết rất cao. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương công bố mức thưởng Tết cho nhân viên với mức 17 triệu đồng mỗi người.
Tại bệnh viện Nhân dân 115 mức thưởng dự kiến là 18 triệu đồng. Tuy nhiên bệnh viện Từ Dũ đã qua mặt tất cả với mức thưởng 20 triệu bình quân. Mức thưởng của các bệnh viện chỉ chênh lệch nhau không đáng kể nhưng sự chênh lệch kinh khủng nhất là người làm việc tại bệnh viện và người giáo viên trên cả nước.
Cùng là đơn vị sự nghiệp như nhau, một bên cứu người còn một bên trồng người nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo không hề lên tiếng về việc không có việc thưởng tết cho nhân viên của mình. Giáo viên tiếp tục bơi mà không dám nhìn sang người bạn y tế bên cạnh. Có mặc cảm cũng đúng bởi cả xã hội đã nghiễm nhiên thừa nhận lối tổ chức ngu xuẩn này từ nhiều chục năm nay của cả hệ thống. Ngậm đắng nuốt cay là chọn lựa của nhiều giáo viên cho vị trí kiếm sống của mình.
Cũng có người chú ý tới hoàn cảnh bi đát của những giáo viên và họ tự ý quyên góp phẩm vật để “đi tết”cho thầy cô thay vì tiền thưởng. Những vật phẩm mà người hảo tâm mang tặng thầy cô giáo thật không khác gì để cứu trợ nạn nhân bão lụt. Cũng mì gói, cũng dầu ăn, nước tương, nước mắm...và vì dịp tết nên có cô giáo nhận được một bịch hạt dưa để dành cắn trong dịp tết!
Mà suy cho cùng thầy cô giáo có khác gì nạn nhân bão lụt đâu? Khác chăng là bão lụt thật xảy ra vào giữa năm còn bão lụt của giáo viên thì lặp đi lặp lại vào dịp tết. Bão lụt thật thì chết người trước mắt còn bão lụt trong đời giáo viên sẽ gây ra những cái chết mòn.
Bức tranh này diễn mãi hàng năm lâu dần đã trở thành quen và bởi quen nên cảm xúc của xã hội trở nên chai lỳ. Thật đáng tuyên dương cho ai đó có ý tưởng tặng hạt dưa cho thầy cô giáo, bởi hạt dưa được nhuộm màu đỏ nên khi cắn chúng sẽ ướp cho cô giáo một chút hồng trên môi, cũng là cách che bớt chua chát, đắng cay trong lòng cô trong những ngày cận tết.



Comments

Sat, 12/24/2011 - 14:11 — Hải Lâm

Cần phải đổi mới 100% quan chức ở Bộ GD, bởi họ tư duy kém lắm, họ luôn luôn lạc hậu, an phận thủ thường... Họ không biết lo cho quân sĩ. Vậy thì làm sao có thể làm chuyện chỉ đạo giáo dục con em nhân dân ta thành những công dân sánh vai các nước được. Nguyên việc CCGD, làm đi làm lại nhiều lần mà rồi vẫn cứ mắc sai lầm ấy, lần sau còn nghiêm trọng hơn lần trước.

Fri, 12/23/2011 - 18:02 — Thưởng Tết

Cám ơn cánh cò đã gióng lên 1 hồi chuông cho các giáo viên , viết lên 1 sự thực đau lòng vì sao 1 số nhà giáo dục đã phải hành xử " vô giáo dục " trong cuộc sống hàng ngày. Lỗi ở cơ chế , ở hệ thống và chế độ bất công là điều không thể cãi đựoc.Riêng về mục thưởng Tết ở Vn có nhiều sự thật khá quái đản : những công ty QD làm ăn lỗ sạch gạch, thất thoát hàng nghìn tỷ đồng,,,,vậy mà vẫn được tiền thưởng cuối năm ,với con số nghe xong muốn chóng mặt . Như trên viết về UBND phường , Bệnh Viện,,,,,là nơi tham nhũng , ăn cắp, ăn cướp, trấn lột người dân nhiều nhất thì cuối năm đựoc " Thưởng " cho các hành vi tồi bại đó , mỗi người vài chục triệu ? Tôi có ông anh họ làm BV ở nước ngoài hơn 20 năm về Vn thấy nhân viên Bv được thưởng mà tròn xoe đôi mắt , ông nói : " Ở Bv tôi làm không bao giờ có mục tiền thưởng cuối năm gì hết , VN ta nghèo mà thật sang nhỉ ? " Ừ ! sang lắm cho 1số người thôi , còn toàn dân thì thêm đói !!!!!!

Những phát ngôn nổi sóng năm 2011

Bên cạnh nhiều phát ngôn ấn tượng, năm 2011 ghi nhận không ít phát ngôn gây sốc theo hướng phản cảm về nhiều lĩnh vực: chính trị, giáo dục, kinh tế… Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận:“Hàng ngàn điểm 0 sử là bình thường”
Tại kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2011, tỷ lệ học sinh dự thi vào khối C là 6%, thấp nhất so với các khối khác. Không chỉ vậy, kết quả thi môn sử của khối C rất thảm hại với hàng nghìn bài thi bị điểm 0. Trả lời báo chí về thực trạng đáng báo động này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Phạm Vũ Luận cho rằng: “Hàng nghìn điểm 0 môn sử là bình thường”. Câu trả lời của người đứng đầu ngành giáo dục thực sự gây sốc bởi học sinh khi thi đại học thì đã tốt nghiệp THPT, tức là phải có một kiến thức nền tảng nhất định về lịch sử chứ không thể là kiến thức liệt (điểm 0).
Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo: Phạm Vũ Luận.Ảnh: VTC News.
Lý giải về nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh ngày càng xa lánh môn sử, bộ trưởng Phạm Vũ Luận đổ lỗi phần nhiều cho “thời đại”: “Điểm sử thấp không phải chỉ là chuyện của Việt Nam, mà là chuyện của thời đại… Học sinh thuộc sử Tàu hơn sử Việt Nam không phải là vấn đề vấn đề của giáo dục, mà là vấn đề xã hội… Còn chuyện do dạy và học, cũng có khía cạnh đúng, nhưng nếu đổ hết cho dạy và học thì lại là chuyện khác”.
Khi mới nhậm chức, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nói rằng, ông không muốn tạo dấu ấn trong nhiệm kỳ của mình. Nhưng với những phát ngôn phản cảm đến mức vô tình như trên, có lẽ ông đã tạo ra một “dấu ấn khó phai”.
ĐBQH Hoàng Hữu Phước:“Biểu tình là ô danh. Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể chi tiền đài thọ cho một sự ô danh”
Tuyên bố trên nằm trong bài phát biểu của ĐBQH Hoàng Hữu Phước đọc trước Quốc hội để phản đối việc ban hành Luật biểu tình, một dự luật do Thủ tướng Chính phủ đề xuất. Trong phần thảo luận, tranh luận tại hội trường Quốc hội về dự luật Biểu tình, đại biểu Phước đã dùng nhiều câu chữ khá gay gắt nhằm phản đối việc xây dựng dự luật này: “biểu tình là hành động để chống lại chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của chính phủ của nước mình” hay “tại sao cứ nói về nó mãi như thể nó là khuôn vàng thước ngọc để đo chiều cao chiều rộng chiều cao chiều sâu của tự do, dân chủ?”.

ĐBQH Hoàng Hữu Phước.Ảnh: VNE.
Trong bài phát biểu của mình, ĐBQH Hoàng Hữu Phước cho biết “tình nguyện đi đến tất cả các địa phương nào, dù đó là vùng sâu vùng xa, các trường đại học, các khu dân cư, mà không cần công tác phí, để thuyết trình về sự không cần thiết của Luật Biểu tình”.
Trong buổi họp trước khi bế mạc kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII đã nhất trí thông qua đề xuất xây dựng dự án Luật Biểu tình và sẽ thảo luận để ban hành trong nhiệm kỳ Quốc hội này.
Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam:“Đau lòng vì lương nhân viên chỉ có 7,3 triệu đồng”
Tại buổi họp công khai khoản lỗ của ngành điện chiều 19/11, Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh công bố, lương bình quân năm 2009 của cán bộ, nhân viên toàn ngành điện là 7,3 triệu đồng mỗi tháng. Ông Phạm Lê Thanh còn cho biết: “Là tổng giám đốc, tôi rất đau lòng khi lương của cán bộ tập đoàn chỉ có ngần đó. Đây là mức tương đối thấp, nếu ở nông thôn thì có thể được, còn ở thành thị thì không thể sống được”.

Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh.Ảnh: VNE.
Phát biểu của Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh, đã gây khá nhiều tranh luận trong xã hội. Nhiều ý kiến không đồng tình và cho rằng cần xem xét lại việc trả lương cho nhân viên của EVN. Bộ trưởng LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng cần phải xem lại việc lãnh đạo EVN bày tỏ “đau lòng” trước việc nhân viên ngành mình lương “chỉ có” 7,3 triệu đồng/tháng. Theo bà Chuyền, nếu lãnh đạo EVN cho rằng mức lương 7,3 triệu đồng/tháng không đủ sống ở thành thị là không phù hợp với thực tiễn vì thực tế hiện nay, khối doanh nghiệp có mức lương tối thiểu là 2 triệu đồng, vẫn được coi là tạm ổn so với mức lương tối thiểu của cán bộ công chức chỉ có 830.000 đồng.
ĐBQH Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho đây là điều khó chấp nhận: “Điều chúng tôi băn khoăn là tại sao doanh nghiệp lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng mà lương bình quân toàn ngành tới 7,3 triệu đồng/tháng. Đó là mức lương cấp bộ trưởng (lương bộ trưởng hệ số 10 là 8,3 triệu đồng). Trong khi đó, những cán bộ công chức, học 4 năm đại học hay bác sĩ học đến 6 năm, nhưng lương khởi điểm chỉ hệ số 2,34, khoảng 2 triệu đồng/tháng”. Nhiều nhân viên của EVN cũng lên tiếng “kêu oan” và cho biết lương của họ chỉ 3 – 4 triệu đồng/tháng và phải rất vất vả, làm thêm nhiều nghề mới đủ trang trải cuộc sống.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết EVN trả lương đúng quy định: “Điện lực là lĩnh vực đặc thù, nguy hiểm và khá độc hại. Lương trả cho lĩnh vực này có tới 25% được trả cho phụ cấp an toàn, độc hại. Như vậy, mức trung bình 7,3 triệu đồng này có tới 1,9 triệu đồng phụ cấp, còn lại 5,4 triệu đồng là thu nhập ròng”.
Theo báo cáo của Tổng giám đốc EVN, năm 2011, ngoài khoản lỗ trên 10.000 tỷ đồng do kinh doanh điện, khoản lãi từ các ngành hàng khác đã giảm lỗ xuống khoảng 8.000 tỷ đồng; EVN còn lỗ thêm khoảng 15.000 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá.
Đây không phải lần đầu tiên, lãnh đạo “nhà đèn” phát ngôn gây sốc theo kiểu phản cảm. Tháng 7/2010, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đào Văn Hưng cũng gây xôn xao dư luận với tuyên bố “có cắt điện hay không chỉ Ngọc Hoàng mới trả lời được”. Vài tháng sau phát ngôn của ông Hưng, lãnh đạo Bộ Công thương đã đăng đàn nhắc nhở ngành điện cần có cách ứng xử, lời nói phù hợp.
ĐBQH Nguyễn Minh Hồng:“Tôi cũng không biết vì sao cần có Luật Nhà văn”
“Tôi cũng không biết Luật Nhà văn sẽ điều chỉnh những gì”. Những phát biểu trên được đưa ra bởi chính người đã đề xuất xây dựng Luật Nhà văn trước Quốc hội, đại biểu Nguyễn Minh Hồng (đoàn Nghệ An). Theo giải thích của vị ĐBQH này, Luật Nhà văn không phải là sáng kiến của ông mà là của Hội Nhà văn, do Chủ tịch Hữu Thỉnh đứng đầu. Ông Hồng chỉ thực hiện lời hứa với Hội Nhà văn là sẽ đưa đề xuất trên ra trước Quốc hội. Đại biểu Hồng cho biết thêm, tên đầu tiên trong tờ trình đề xuất xây dựng luật là Luật phát triển văn học.

ĐBQH Nguyễn Minh Hồng.Ảnh: Đại biểu nhân dân.
Mặc dù theo giải thích của đại biểu Nguyễn Minh Hồng, luật này sẽ bảo vệ quyền lợi cho các nhà văn, nhưng ngay khi biết thông tin dự luật này được đề xuất trước Quốc hội, nhiều nhà văn đã lên tiếng phản đối.
Quốc hội khóa XIII đã quyết định rút dự án Luật Nhà văn và hai dự án Luật Bảo vệ quyền riêng tư, Luật Bảo vệ sức khỏe tâm thần khỏi chương trình xây dựng luật của Quốc hội khóa này.
ĐBQH Đỗ Văn Đương:“Tôi không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực”
Tại buổi thảo luận toàn thể về tình hình kinh tế xã hội, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, trong phần phát biểu của mình, gần 50 đại biểu bày tỏ sự lo lắng về tình hình lạm phát của nước ta đang ở mức rất cao. Tuy nhiên, không khí nghị trường đột ngột thay đổi khi đại biểu Đỗ Văn Đương (đoàn TP HCM) mở đầu bài phát biểu: “Tôi không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực!”

ĐBQH Đỗ Văn Đương.Ảnh: Bee.
“Theo tôi phải xem lại chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục nghìn. Trong nước tôi đi chợ rau muống ở đô thị có thể 5.000 đồng/mớ, đi xuống vùng nông thôn chỉ 2.000, xuống nữa có khi rẻ hơn. Tôi thấy gần đây giá cả giảm, giá sắt thép giảm hơn, nhà thu nhập thấp ít người mua hơn, đề ra nhà thu nhập cho người trung bình, tới đây có lẽ là nhà thu nhập cao. Rất nhiều hàng hóa của mình được giảm giá, đồng tiền của mình về Việt Nam được tự do, có giá trị. Cần xem lại đánh giá chỉ tiêu lạm phát này xem có đúng không, theo tôi không phải là cao nhất”.
Phát biểu của đại biểu Đỗ Văn Đương khiến cả hội trường cười ồ vì khi đó, lạm phát đang tăng cao, vượt xa mức dự báo (7%). Nhiều ý kiến cho rằng đại biểu Đỗ Văn Đương rất xa rời thực tế khi đưa ra những nhận định như trên về lạm phát ở Việt Nam.

Theo: Đất Việt


Đại hội XI Đảng CSVN, đại hội cuối cùng?

Kami
-
“… Đó chính là lý do vì sao khi phóng viên hãng tin AP đặt câu hỏi với ông Tô Huy Rứa tại cuộc họp báo hôm qua (10/01) tại Hà nội là “Việt Nam có đa nguyên đa đảng hay không?”, thì người trả lời thay lại là Đinh Thế Huynh – Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân.”
Thời gian chỉ còn đếm bằng giờ chứ không đủ để tính bằng ngày, chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng CSVN lần thứ XI khai mạc. Theo kế hoạch thì còn ít giờ nữa Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 12/1 đến ngày 19/1 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Đây được coi là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Được biết tham dự Đại hội sẽ có gần 1.400 đại biểu, đại diện cho hơn 3,6 triệu đảng viên, sinh hoạt tại 54.000 tổ chức cơ sở Đảng.
Vì là đại hội của đảng cộng sản, chính đảng hợp pháp duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội theo quy định của hiến pháp, cho đến nay Việt nam là số trong 5 quốc gia theo chủ nghĩa Cộng sản còn sót lại vẫn ngoan cố bám theo mô hình cai trị kiểu cộng sản, đó là đảng cộng sản là cơ quan quyền lực cao nhất ở đỉnh chóp của một trục thẳng đứng lãnh đạo toàn diện mọi mặt bao gồm cả 3 cơ quan quyền lực khác là Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp từ trung ương tới địa phương.
Theo chương trình, Đại hội sẽ thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X); Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020; Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi). Đại hội sẽ bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (nhiệm kỳ 2011-2015), cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội.
Trong lịch sử các đảng cộng sản trên toàn thế giới và Việt nam hiện nay, thì việc sắp đặt nhân sự của các bộ máy đảng và nhà nước cho các đại hội đảng với thời gian 5 năm một lần đều do Ban Tổ chức Trung ương thực hiện có tham khảo ý kiến của Bộ Chính trị. Tới thời điểm trước Hội nghị Trung ương kỳ chót thì mọi việc đã ngã ngũ kiểu ván đã đóng thuyền, nêu ra tại Hội nghị Trung ương cuối cùng thực ra chỉ mang tính chất thông báo cho các ủy viên Trung ương biết. Còn việc bỏ phiếu bầu ra Ban Chấp hành Trung ương, rồi để từ đó tiến tới Bầu các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Kiểm tra Trung ương đảng chỉ hoàn toàn mang tính hình thức vì tất cả đã được sắp đặt sẵn. Kết quả nhân sự cuối cùng của các kỳ đại hội đảng toàn quốc đều diễn ra như theo nguyên tắc như vậy.
Theo đánh giá của các nhà phân tích tình hình cho thấy, trong số 11 đại hội toàn quốc của đảng CSVN từ năm 1930 đến nay, chưa từng có một đại hội nào lại gặp khó khăn, và bế tắc như việc chuẩn bị đại hội lần thứ XI. Ngay từ khâu công bố Dự thảo các văn kiện của đại hộ i XI để xin ý kiến toàn dân cũng vấp phải sự phản biện quyết liệt ngay từ những ngày đầu của các cựu lãnh đạo các cấp của đảng và nhà nước, các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu, và những ý kiến đó đã bị quy kết cho là mang tính chống đối. Nhưng thê thảm hơn vẫn là vấn đề nhân sự, được biết tại Hội nghị trung ương 14 vấn đề nhân sự gặp bế tắc và bị phản ứng dữ dội bằng các tranh luận gay gắt, trong tiếng la ó của các đại biểu thuộc các phe phái khác nhau, một hiện tượng chưa từng xảy ra trong các kỳ đại hội đảng toàn quốc của đảng CSVN. Danh sách nhân sự dự kiến của Ban Tổ chức TW xem xét cũng phá sản, không được Hội nghị thống nhất, kể cả cách thức lựa chọn bầu Tổng Bí thư trực tiếp cũng phải gác lại mà không ai dám quyết. Và cuối cùng các phe nhóm cũng buộc phải tạm thỏa hiệp để đi đến kết luận cuối cùng là tạm chấp nhận để nghiên cứu xem xét thêm.
Cũng chưa yên, kết quả của Hội nghị TW14 kết thúc mang lại cũng bị các nhân vật cựu lãnh tụ cao cấp của đảng không chấp nhận. Ngay lập tức họ có các văn bản yêu cầu, bản kiến nghị gửi các đại biểu bầy tỏ quan điểm rõ ràng, khẳng định rõ họ ủng hộ ai, không ủng hộ ai và yêu cầu Bộ chính trị phải triệu tập Hội nghị Trung ương 15 bất thường để thông qua lần cuối trước ngày khai mạc có hơn 2 ngày. Đặc biệt có nguồn tin từ đại biểu cho biết dự kiến nhân sự của Hội nghị Trung ương 15 đã đảo ngược so với kết quả đạt được của Hội nghị Trung ương 14 thông qua và gay go nhất là trường hợp của ông Nông Quốc Tuấn, Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang. Cũng tin từ đại biểu này cho biết tại Hội nghị 14 có đoàn đại biểu đã thẳng thừng yêu cầu bác bỏ tên của ông Nông Quốc Tuấn, khỏi danh sách đề cử vào Ban chấp hành Trung ương với lý do tư cách phẩm chất của Nông Quốc Tuấn chưa đủ, để lại sẽ làm mất uy tín của đảng. Việc để xuất thẳng thừng như vậy đã gay tranh cãi giữa các phe gay gắt,cuối cùng đưa đến phương án dung hòa để xem xét lại có thể đưa vào danh sách bầu ủy viên dự khuyết.
Đáng quan tâm nhất là tỷ lệ sự tín nhiệm của các đại biểu đối với các nhân vật tên tuổi hàng đầu có danh sách ngấp nghé các chức vụ Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ như các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang hay Nguyễn Minh Triết … số phiếu cũng chỉ xấp xỉ quá bán, đặc biệt trường hợp ông Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạt dưới 50% không đủ phiếu theo tiêu chuẩn để vào trung ương. Nhưng người ta vẫn hy vọng trong buổi bỏ phiếu bầu trong đại hội chính thức sẽ có kết quả khả quan hơn.
Một câu hỏi đặt ra là tại sao lại có tình trạng thiếu thống nhất và lộn xộn như vậy trong việc thông qua các vấn đề chuẩn bị cho đại hội 11? Câu trả lời là:
  • Nguyên nhân thứ nhất trước hết là sau hai đại hội 9 và 10, vai trò lãnh đạo đã được trao cho ông Nông Đức Mạnh giữ chức vụ Tổng Bí Thư, chức vụ quyền lực cao nhất trong hệ thống đảng và chính quyền ở Việt nam. Vốn là một người có gốc dân tộc thiểu số, thiếu kiến thức cần phải có của một vị lãnh tụ, do thiếu sự giáo dục toàn diện trong thời gian dài cộng với tính ba phải kiểu “mười bốn cũng ừ, mười tư cũng gật” và đầu óc nặng về vụ lợi thu vén cá nhân, không có khả năng phân biệt đúng sai, bạn hay kẻ thù. Qua hai khóa 9 và 10 ở cương vị này, ông Mạnh đã ngày càng sa sút về phẩm cách dẫn tới uy tín và sự tín nhiệm trong nội bộ Trung ương đảng hết sức thấp, bị đồng chí coi thường.
  • Nguyên nhân thứ hai cũng từ nguyên nhân thứ nhất dẫn tới sự thiếu đoàn kết, thiếu nhất quán trong Bộ Chính trị, Ban bí thư Trung ương, hình thành các phe nhóm kiểu Tam quốc rõ nét và công khai thể hiện trong việc công tác triển khai các chủ trương lớn của đảng thường mâu thuẫn giữ các phe trong Bộ Chính trị như đường sắt cao tốc là một ví dụ điển hình.
  • Nguyên nhân thứ ba là do trong hàng các nhân vật hàng đầu của đảng CSVN hiện nay không có một nhân vật xuất chúng, có bản lĩnh hơn người toàn diện và nổi trội để đủ sức khống chế và thuyết phục đội ngũ cán bộ cao cấp dưới quyền. Với sự phá sản của phương án nhân sự của Trưởng ban Tổ chức Trung ương Hồ Đức Việt trình Hội nghị, thì khi đưa danh sách ra có tới 142/200 nhân sự đề cử là tay chân của mình, đã gây cho các Ủy viên trung ương hết sức giận dữ (Hội nghị Trung ương 14) yêu cầu phải xé toạc, và kết quả tại Hội nghị TW 14 chính Trưởng ban TCTW Hồ Đức Việt đã bị gạt vào nằm trong danh sách về hưu sớm và ông Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ đạt được 8/15 phiếu của Bộ Chính trị trong việc ủng hộ vào chức vụ Tổng Bí thư.


    Tất cả 3 nguyên nhân tạm dẫn ra trên đây đều do nguyên nhân chủ chốt cơ bản nhất là sự thoái hóa, xuống cấp về phẩm cách chính trị, đạo đức cách mạng của các lãnh đạo cao cấp trong bộ máy đảng do tác động của cơ chế kinh tế thị trường mang lại. Khi mà trong đảng CSVN thiếu một lãnh tụ kiệt xuất, đủ uy tín để quyết định các vấn đề nhân sự quan trọng cho đại hội kế tiếp theo nguyên tắc truyền thống của các đảng cộng sản từ xưa tới nay. Hiện tại do chức, quyền đi kèm với tiền bạc và quyền lợi của các nhóm lợi ích khác nhau, cộng với mục đích và lý tưởng của đảng viên cộng sản đã thay đổi sâu sắc. Từ chỗ các đảng viên luôn luôn xác định phấn đấu vì mục tiêu cao cả nhất vì đất nước và dân tộc đã được thay bằng vì lợi ích của đảng và cá nhân thì sự tranh chấp về quyền lực giữa các phe nhóm sẽ dễ bộc lộ, hòng triệt hạ lẫn nhau về uy tín chính trị và quyền lợi của mỗi nhóm là chuyện đương nhiên phải có, đồng thời động cơ không ăn được thì đạp đổ đã bắt đầu hình thành và xuất hiện trong suy nghĩ và hành động của các lãnh đạo cao cấp.
Sau Hội nghị Trung ương 14, đã có nhiều ý kiến đề nghị hoãn và lùi lại ngày khai mạc Đại hội XI do vấn đề nhân sự bế tắc, kể cả phương pháp lựa chọn Tổng Bí thư thông qua bỏ phiếu trực tiếp cũng chưa có câu trả lời thống nhất, mà phải chờ tới đại hội chính thức để xin ý kiến các đại biểu vì lý do điều lệ đảng không đề cập tới.
Người ta thường nói bèo hợp rồi sẽ tan là quy luật của tự nhiên, với các nguy cơ phân hóa, mâu thuẫn ngày càng sâu sắc về quyền lợi, quyền lực và với tình hình nội tại của ban lãnh đạo đảng CSVN thì khả năng đảng CSVN sẽ buộc phải tách đảng kiểu tôi đi đường tôi, anh đi đường anh là rất có thể. Đó chính là lý do vì sao khi phóng viên hãng tin AP đặt câu hỏi với ông Tô Huy Rứa tại cuộc họp báo hôm qua (10/01) tại Hà nội là “Việt Nam có đa nguyên đa đảng hay không?”, thì người trả lời thay lại là Đinh Thế Huynh – Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân khẳng định: “Việt Nam chúng tôi không có nhu cầu đa nguyên đa đảng, và dứt khoát không đa nguyên đa đảng.” chứ không phải là ông Tô Huy Rứa Ủy viên Bộ Chính trị – Trưởng ban Tuyên giáo là người được hỏi.
Như ông Cù Huy Hà Vũ đã phát biểu khi trả lời phỏng vấn của bà Tâm Oanh trước ngày bị bắt cho rằng “Đại hội đảng lần thứ XI sẽ là đại hội cuối cùng”, điều đó hoàn toàn rất có khả năng xảy ra. Vì cứ xem sự bùng nhùng, bế tắc do bất đồng hiện tại trong nội bộ ban lãnh đạo đảng CSVN hiện nay, mà diễn biến các Hội nghị TW 14 và 15 cho thấy, điều mà chưa thành tiền lệ trong lịch sử 81 năm hoạt động và trưởng thành của đảng CSVN đã xảy ra như vậy, thì sự chia tay giữa các phe nhóm lợi ích sẽ là giải pháp tốt nhất. Các phe nhóm hiện tại trong đảng tách thành các đảng khác nhau để thi thố tài năng và cạnh tranh để chứng tỏ khả năng của chính mình thì cũng tốt, kể cả không cho các đảng phái khác tham gia cũng còn hay hơn hiện tại.

Chúng ta hãy cùng chờ xem!

Ngày 11/01/2011
(Blog Kami)

Cuộc gặp Thành Đô hay sự đầu hàng hèn nhát

Vào những năm 60 khi Nguyễn Văn Linh còn là Bí thư trung ương cục miền Nam, thỉnh thoảng ông bí mật đi thăm Trung Quốc. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đều khen và cho rằng ông Linh là một người thừa kế đầy hy vọng trong thế hệ lãnh đạo tương lai của Việt Nam.
Khi trúng TBT ông Linh không tán thành đường lối chống Trung Quốc của Lê Duẩn nên ông tìm cách “sửa sai”. Tháng 10 năm 1989, Kaysone Phomvihane TBT Đảng Cộng Sản Lào, trên đường đi thăm Trung Quốc về ghé qua Hà Nội, chuyển lời thăm hỏi của Đặng Tiểu Bình đến TBT Linh. Được lời như mở tấm lòng, ông Linh lập tức cho mời viên đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy đến phòng khách của Trung ương Đảng để hội kiến. Sự có mặt của Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người có tư tưởng chống Trung Quốc, khiến TBT Linh chưa trút được bầu tâm sự bữa đó. TBT Linh tìm cách vô hiệu hóa Nguyễn Cơ Thạch bằng cách bí mật cho Hoàng Nhật Tân (con trai Hoàng Văn Hoan) mang một lá thư tay, và lời nhắn miệng tới đại sứ Trương Đức Duy rằng TBT rất muốn gặp riêng Trương Đức Duy ở Bộ quốc phòng vừa an toàn, vừa kín đáo, và không cần phiên dịch. Thế là tại phòng khách của Bộ quốc phòng Việt Nam ngày 22-8-1990 TBT Linh cùng viên đại sứ Trương Đức Duy đã thai nghén ra một kế hoạch cho cuộc gặp cấp cao Việt-Trung đầu tiên sau những cuộc chém giết đẫm máu, rùng rợn, dã man mang màu sắc của những cuộc chiến thời Trung cổ của quân đội Trung Quốc gây ra dọc biên giới phía Bắc nước ta đầu năm 1979.
Không đầy hai tháng sau cuộc gặp ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên diễn ra vào hai ngày 3 và 4-10-1990. Phía Việt Nam gồm TBT Linh làm trưởng đoàn, Phạm Văn Đồng khi đó 84 tuổi mắt đã lòa nhìn không rõ chữ tai nghe câu được câu chăng, và Đỗ Mười – Thủ tướng chính phủ, đã một thời hành nghề hoạn lợn. Không có mặt Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Phía Trung Quốc gồm Giang Trạch Dân và Lý Bằng. Cuối buổi, Giang Trạch Dân đọc hai câu thơ của Giang Vĩnh đời nhà Thanh tặng đoàn Việt Nam: “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại; tương kiến nhất tiếu mân ân cừu” (qua hết sóng gió anh em vẫn còn; gặp nhau cười một cái quên oán thù). Cảm kích quá, TBT Linh rưng rưng nước mắt họa lại đại ý rằng:
Anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ.
Trong khoảnh khắc oán hận biến thành mây khói;
Gặp lại nhau cười rạng rỡ,
Tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại.

Xin mở ngoặc nói thêm một chút về mối quan hệ giữa TBT Linh và Bộ trưởng ngoai giao Nguyễn Cơ Thạch. Ông Thạch có học, lịch lãm, là một nhà ngoại giao có tài, được thế giới biết đến, ông thông thạo nhiều ngoại ngữ, từng làm trợ lý đắc lực cho Lê Đức Thọ đối đầu với Henry Kissinger ở Hiệp Định Paris. Ông đã chủ trương thiết lập ngoại giao với Mỹ ngay từ những năm đầu của thập kỷ 80. Hơn nữa ông Thạch cũng như ông Bách là người cùng quê Nam Định với Lê Đức Thọ nên cũng được ông Thọ nâng đỡ đặc biệt. Ngược lại ông Linh học ít, trưởng thành ở chiến trường, lên làm TBT nhờ vào vận may. Thêm vào, ông Linh coi ông Thạch là một tay chân của Lê Đức Thọ và Trần Xuân Bách nên cần phải nhổ cho sạch cỏ.
Nhìn gương ông bạn đồng hương Trần Xuân Bách, ông Thạch tự biết rằng sự nghiệp chính trị của mình cũng đang vào chương kết. Vì thế trước khi thôi nhiệm sở, ông đưa một nghị quyết phải kiểm điểm những thành viên tham dự cuộc gặp Thành Đô vì đã vi phạm vào nghị quyết VI của Đảng về vấn đề Campuchia. Trong buổi kiểm điểm này, ông Phạm Văn đồng tỏ ra rất ân hận, cho rằng bị Trung Quốc lừa, chơi khăm. Còn TBT Linh thì phát biểu: “Bây giờ tôi vẫn nghĩ thế là đúng. Tôi không thấy ân hận về việc mình chấp nhận phương án…. âm mưu của đế quốc Mỹ chống phá chủ nghĩa xã hội. Nó đã phá Trung Quốc qua vụ Thiên An Môn, nay chuyển sang phá ta… Trung Quốc muốn thông qua Khmer Đỏ nắm Campuchia. Song dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước XHCN.”
Cũng trong buổi kiểm điểm này, có đầy đủ thành viên Bộ chính trị, ông Thạch đã phát biểu rằng chính các ông đang đưa Việt Nam trở lại thời kỳ Bắc thuộc, ám chỉ ông Linh và những thuộc hạ đã qụy lụy Trung Quốc một cách qúa hèn hạ.
“Kẻ cơ hội nhất hành tinh, xin chào Ngài!”
Tháng 10-1989 đi mừng Quốc khánh Đông Đức, đáng lẽ đó là việc của chủ tịch nước Võ Chí Công, và thủ tướng chính phủ Đỗ Mười, nhưng TBT Linh giành lấy với lý do ông muốn gặp trực tiếp đồng chí Honecker và nhất là trao đổi ý kiến với Gorbachev, để cứu vãn tình hình, kẻo không thì nguy khốn lắm rồi. Thế là ông Linh có mặt ở Đông Berlin. Vừa gặp Gorbachev chưa kịp nói gì thì Gorbachev cúi gập người, ngả mũ, và chào ông Linh rằng “Kẻ cơ hội lớn nhất hành tinh, xin chào Ngài!” Người phiên dịch giật mình, đỏ mặt, không biết dịch thế nào. Sau bữa đó, ông Linh bị bệnh nặng, liệt dây thần kinh số bảy, mặt méo, mắt nhắm không kín, miệng ngậm không chặt, ăn uống khó khăn. Nhất là khi nghe tin bức tường Berlin sụp đổ, ông càng bệnh nặng hơn. Vợ ông đi coi bói, thầy bói phán rằng ngõ hướng Bắc là không hợp với thần thổ địa, nên vợ ông cho mở về hướng Đông. Quả tình bệnh ông thuyên giảm. Khi hết nhiệm kỳ TBT, ông Linh còn làm cố vấn cho Ban chấp hành trung ương khóa VII và VIII. Ông qua đời vào tháng tư 1998, hưởng dương 83 tuổi. Khi ông chết dân tình bàn luận rằng ông tên Linh, nhưng không Thiêng, vì những điều ông nói không có gì ứng nghiệm cả. (Ngày đó dân Bắc kỳ thường truyền miệng câu “Linh mà không Thiêng, Hùng mà không Mạnh, Kiệt mà không Giỏi” ám chỉ ba ông Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, và Võ Văn Kiệt)
Đã hơn một phần tư thế kỷ trôi đi, kể từ khi ông Linh lãnh đạo công cuộc “Đổi Mới”, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia nghèo đói về kinh tế, lạc hậu về chính trị, man rợ về nhân quyền, băng hoại về đạo đức. Rồi đây những nhà sử học chân chính sẽ viết lại một cách sòng phẳng, công bằng về trách nhiệm của ông Linh đối với dân tộc Việt Nam. Nhất định sẽ không giống như những bồi bút đã tâng bốc ông.
© Trần Hồng Tâm