2/3/11

Hà Nội - sông và cống


(Dân trí) - “Cái thú được thả thuyền trên sông Tô Lịch, đàn ca sáo nhị sao mà tao nhã đến thế…” - câu chuyện xưa giờ đã thành không tưởng. Người Hà Nội hôm nay chỉ còn nỗi khổ khi phải sống chung với những dòng sông như những cống nước thải khổng lồ.
Sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ… và còn rất nhiều con sông nữa, trước kia mang dòng nước chảy khắp Hà Nội, cùng với hệ thống các ao hồ đã có tác dụng điều hoà, giảm bớt cái nóng oi bức của miền Bắc.
 
Giờ đây, với tốc độ phát triển chóng mặt của Hà Nội cả về kinh tế và dân số, các dòng sông này đổi tên thành những “cống nước thải” , mang đầy rác rưởi và bốc mùi hôi thối khó chịu. Người dân sống gần “cống” lâu ngày đã tôi luyện khả năng chịu đựng, chai lỳ trước mùi hôi thối và môi trường ô nhiễm. Bằng chứng là họ vẫn cứ đời này qua đời khác sống “mạnh khỏe” cạnh những dòng sông chết ấy, vẫn quần áo thơm tho ngẩng cao đầu bước đường, bỏ lại sau lưng mùi tanh nồng của nước thải...
 

Trẻ em khu Trung Tự chơi hè bên những cái cống lộ thiên sâu tới 3m.
 

Những dòng nước đen ngòm cùng rác rưởi len lỏi khắp dưới chân những ngôi nhà mới xây hiện đại hào nhoáng.
 

Người dân khu Hào Nam ngồi chơi bên cái cống nồng nặc mùi rác thải. Họ buộc phải quen với mùi này bởi ở đây, biết có nơi nào có thể trong lành hơn?
 

Khu đô thị mới Định Công nằm ngay cạnh một cái cống nước thải lớn, nặng mùi - sông Tô Lịch.
 

 Những khu chợ tự phát vẫn hình thành tự nhiên bên những dòng sông. Khách đi đường lựa chọn, mua cái đẹp, cái thơm tho ngay bên trên dòng nước khăm khẳm.
 

Người dân giờ đây đã thấm nhuần câu nói: sạch nhà bẩn phố. Những con sông này đã mặc nhiên được coi là nơi tập kết rác thải hàng ngày.
 

Ai còn có thể gọi đây là một dòng sông???
 

Đoạn cống nửa kín nửa hở tại khu Hào Nam đã khiến một người phải thiệt mạng oan ức. Người dân sống gần đó phải viết tạm một tấm biển cảnh báo cho người đi đường.
 

Bước ra cửa là đã có mùi nước thải, không thích nghi thì làm sao
những người dân này có thể trụ lại Hà Nội?
 

Những diện tích của các cống nước thải này cứ thu hẹp dần mỗi khi các căn nhà hai bên xây lại mới.
 

Người dân khu Xã Đàn tập thể dục, hít thở không khí "trong lành"
bên cạnh một cái cống nước thải rộng gần 5m.
 
Việt Hưng

Xót lòng nhìn những đứa trẻ lượm ăn trái cây thối

(Dân trí) - Chúng tôi gặp các em ở Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo. Cứ khoảng 3 lần một ngày, vào đầu buổi sáng, trưa và chiều muộn, các em lao vào những đống rác thải đổ giữa khu thương mại, bới tung rác để tìm nhặt những trái cây đã thối rữa…
Mỗi khi kiếm được “chiến lợi phẩm”, các em đưa ngay lên miệng ăn, thậm chí hồn nhiên tranh giành nhau, bất chấp thứ quả đó đã thối ủng, mốc đen...
 
Khoái chí tận hưởng một quả xoài đã mốc đen vỏ 

Ra khỏi khu chợ rẽ lên hướng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Quảng Trị (cách đó khoảng vài trăm mét), một nhóm các em nhỏ khác đang vui mừng trở về bản với những bao ni lông đựng đầy táo, xoài, cam cũng đã nham nhở thối…

Hầu hết các em là con em bà con Vân Kiều ở bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị.

Những tiểu thương ở khu chợ này cho biết, nhiều em trong số đó đang là học sinh thuộc trường tiểu học số 2 Lao Bảo (điểm trường Ka Tăng). Mỗi ngày ít nhất cũng có hàng chục em đi lại quanh khu vực bán hoa quả này để bới rác tìm trái cây thối ăn.

Tôi hỏi chuyện một vài em, có em Hồ Văn Hương, Hồ Văn Hên, Hồ Văn Hứa, đều đang học lớp 2 trường tiểu học số 2 Lao Bảo; em gái Hồ Thị Loi đang học lớp 1 cũng tại trường này. Hương hồn nhiên: “Thấy mấy bạn đi nhặt quả ăn, vừa không mất tiền lại vừa được ăn nên đi theo. Ở bản em nhiều đứa đi nhặt lắm nên phải đi sớm và nhiều khi phải tranh giành mới có ăn”.

Chị Hồ Thị Xa, mẹ Hương, cho biết Hương có đến 5 anh em, em là con thứ 3. Chị có nói Hương đừng đi “mót” trái cây thối nữa nhưng em không nghe nên chị cũng… đành chịu.

Đối nghịch lại với sự hồn nhiên của các em nhỏ là sự thản nhiên của hàng trăm lượt người lớn qua lại mua bán trong khu chợ. Tất cả họ đều thấy nhưng không ai lên tiếng nhắc nhở hay khuyên răn đám trẻ. Cứ như vậy, đám trẻ đó đã ăn trái cây thối ở khu chợ này suốt cả năm trời.
 
 

Bới bãi rác...


... bới thùng xốp...


... hay lục tung thùng rác...








... để tìm kiếm và tận hưởng những trái cây đã thối rữa, bị những người bán hàng vứt bỏ
 

Chia nhau ngay tại "hiện trường"


Tranh giành nhau
 
"Chiến lợi phẩm" mang về cho gia đình.


Nghèo khó và đông con là cảnh chung của những gia đình ở bản Ka Tăng. Đó chính là nguyên nhân khiến các em phải lao ra chợ kiếm hoa quả thối rữa về ăn.

Tuấn Phong

Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy

Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy

Tác giả: HÀ VĂN THỊNH
Tuần Việt Nam 26/01/2010

Sau phát biểu của bí thư tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn về những thành tích của địa phương được đăng tải trên một số tờ báo, một nhà Sử học muốn ông Mãn nói rõ hơn, cụ thể hơn về những thành tích đó.

Để rộng đường dư luận cũng là tôn trọng tính đa chiều của truyền thông, Tuần Việt Nam đăng ý kiến thể hiện quan điểm riêng của ông Hà Văn Thịnh, giảng viên trường Đại học Huế.

Trong mục Chào buổi sáng của báo Thanh Niên, số ra ngày 25.1.2010, có đăng tải những phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn. Ông Mãn cho rằng đầu nhiệm kỳ, người nghèo ở tỉnh TTH là 28%, nay còn 8%; tỉnh đã lo cho 31.000 đồng bào dân tộc có nhà "4 cứng" và; nhất là tỉnh TTH luôn "nói đi đôi với làm". Nếu đúng như thế thì thật là diệu tuyệt. Nhưng vì là một nhà sử học, nói cái gì cũng phải có sách, mách có chứng nên tôi muốn ông Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TTH cho biết rõ - cụ thể hơn những thành tích rất đáng trân trọng ấy.




1. Nếu TTH đã giảm được trên 70% số hộ nghèo chỉ trong một nhiệm kỳ lãnh đạo thì đó là một kỷ lục, không chỉ đối với Việt Nam mà là cả thế giới! Đây là thành tích cần phải được nhân rộng cho 62 tỉnh, thành khác học tập. Và, tôi cho rằng nếu bỏ qua điều này là một sự lãng phí tài năng ghê gớm. Vấn đề là ở chỗ dư luận muốn biết bằng cách nào, kinh phí lấy từ nguồn nào, các công đoạn của nó được tiến hành ra sao; bởi vì trên thực tế, không thấy tỉnh TTH có những đổi thay đột biến để tạo nên đột biến ghê gớm trên?

2. Chỉ cần ngồi ở một quán cóc trên đường Lê Hồng Phong - trung tâm thành phố, khoảng một giờ đồng hồ, bất kỳ ai cũng được "tiếp xúc" với 10-15 người ăn xin, bán vé số. Họ có phải là người nghèo hay không? Tại sao TTH có tỷ lệ ăn xin và bán vé số cao nhất nước trong khi người nghèo đã giảm nhanh đến như thế? Xin nhấn mạnh rằng cũng trong chừng ấy thời gian vào buổi chiều tối, sẽ "bị" không ít hơn 10 đứa trẻ chèo kéo mua đậu phụng rang, bánh phồng tôm. Những đứa trẻ đó chỉ khoảng 8-11 tuổi.

3. Tiêu chuẩn "nghèo" mà ông Bí thư Tỉnh ủy "xếp hạng" là dựa trên căn cứ nào? Theo các công trình nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn trường Đại học Khoa học Huế thì tỉnh TTH là một trong những địa phương có tỷ lệ người nghèo cao nhất nước. Xin nhớ rằng nếu thu nhập bình quân dưới 1.000 USD/người/năm, thì vẫn thuộc dạng nghèo; còn dưới 500 USD thì chắc chắn là thuộc diện đói nghèo. Cũng xin nhấn mạnh rằng tiêu chuẩn nghèo mà tỉnh TTH đang cố tính là theo Thông tư số 170/TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 8.7.2005, trong đó quy định rằng mức nghèo là dưới 200.000 đồng/người/tháng ở nông thôn và 260.000 đồng/người/tháng ở thành phố. Cách tính đó đã lạc hậu vì ai cũng biết chẳng một ai (kể cả trẻ con) có thể sống nổi ở một thành phố với thu nhập nửa USD/ngày(!) Đó là chưa muốn nói rằng số liệu mà ông Bí thư Tỉnh ủy đã đưa ra là không chính xác (tuy vẫn theo cách tính để lấy thành tích của ông). Số liệu của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TTH cho biết năm 2009, TTH có 21.168 hộ nghèo với 75.945 nhân khẩu, chiếm 8,85% (ông Bí thư đã bớt đi 0,85%). Thế nhưng số người "cận nghèo" (một cách nói để giảm thiểu sự sút giảm của thành tích. Trên thực tế là chẳng khác gì nhau. Nghèo và không nghèo chứ không thể có chuyện "cận nghèo"), là 5,75%. Cộng lại, TTH, tuy tính toán khác rất xa với thực tế, vẫn có 14,6% người rất nghèo.

4. Các dân tộc ít người ở tỉnh TTH có gần 50.000 người. Ông Bí thư Tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn cho rằng "tỉnh đã lo cho 31.000 đồng bào dân tộc có nhà "bốn cứng" là chính xác hay không? Được biết, nhà của đồng bào được xây dựng theo Đề án 135 của Chính phủ và kinh phí để thực hiện là do nguồn từ Nhà nước và các cơ quan hợp tác quốc tế. Tại sao tỉnh TTH có thể nói là chính họ đã lo cho đồng bào? Mặt khác, 40% còn lại vẫn chưa có nhà "bốn cứng" là nghĩa làm sao khi chỉ có 8%  người nghèo? Đó là chưa nói chuyện xây nhà xong nhưng trong đó chẳng có gì, thu nhập của người dân không thay đổi gì thì quả thật, chỉ mới đem cái áo khoác lên cho người nghèo bớt xấu một chút mà thôi!

5. Người viết bài này đã sống và làm việc ở tỉnh TTH 33 năm, đã chứng kiến sự thay đổi của nhiều lãnh đạo nhưng chưa hề thấy bất kỳ sự thay đổi thực sự nào từ ý tưởng, cách làm việc của những người lãnh đạo ấy. Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ vị lãnh đạo nào về đề tài này. Chỉ cần bước qua đèo Hải Vân là thấy xấu hổ vì mình là người Huế. Sự đủng đỉnh của Huế, tính bảo thủ muôn đời của nó là điều ai cũng biết. Thật là buồn khi mình gắn bó với một quê hương mà quê hương ấy chỉ thay đổi gọi là, phát triển gọi là...

Là người dân, rất ước mong rằng các vị lãnh đạo hãy nói được sau khi đã làm được. Xin ông Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TTH trả lời những câu hỏi của tôi.

Nguồn:  http://www.tuanvietnam.net/2010-01-25-xin-hoi-ong-bi-thu-tinh-uy-

Đất cố đô có “vua”

Mấy hôm nay, nơi tôi đang sống, từ lề đường đến công sở, đi đâu cũng nghe người dân, cán bộ, nhỏ to đầy hả hê chuyện ông “quan” to nhất tỉnh vừa bị một nữ tiếp viên nhà hàng “dạy” cho bài học muối mặt về ứng xử với phụ nữ ngoài xã hội.
Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”!
Cái tát làm cả nhà hàng “chết lặng” như… sóng thần xuất hiện!
Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại, nếu “quan” hành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, “quan” quay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: “Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!”. Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, “quan” còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả… các nhà hàng bên cạnh! (Ý tưởng này thật… khó hiểu!).
Theo giới thạo tin “mật” thì việc ông “quan” này vào các nhà hàng ruột của mình rồi ôm hôn các cô tiếp viên và “hơn thế” giữa thanh thiên bạch nhật như đã dẫn ở trên là “chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng lâu nay, các cô phần khiếp uy của “quan”, phần vì miếng cơm manh áo đành nuốt nhục, im lặng. Cái tát vừa rồi thật ra là… “đi đêm lắm có ngày gặp ma” mà thôi.
Người viết bài này đã nghĩ mãi vẫn không lý giải thoả đáng về hành vi của “quan”. Chẳng lẽ, “quan” cho rằng xã hội bây giờ không có “vua”, cũng không có “dân”, nên không cần nhìn trước nhìn sau khi thực hiện những hành vi không xứng đáng với trọng trách như thế?
Hay là “quan” cho rằng, ta là “vua” của đất cố đô này nên ta muốn làm gì cũng được?
Báo Lao Động

Những điều ông Hồ Xuân Mãn học từ ông Hồ Chí Minh?

Photo courtesy of svhttdl.hue.gov.vn
Ông Hồ Xuân Mãn

2010-02-01
Cuối tháng vừa qua, Ban Chỉ đạo cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tổ chức tuyên dương các tập thể, cá nhân được xem là điển hình trong ba năm thực hiện cuộc vận động đó.

Chuyện về một điển hình 

Trong số hàng trăm tập thể, cá nhân được xem là điển hình của ba năm “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, có ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông Mãn đã học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào? Trân Văn tổng hợp báo chí trong nước và dư luận dân chúng qua các diễn đàn điện tử, các blog để tường trình.
Cách nay khoảng 5 năm, trên số 327, ra ngày 26 tháng 11 năm 2005, tờ Lao Động, cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam đăng một bài viết ngắn, với tựa là “Đất cố đô có vua”. Tác giả bài viết có tựa vừa dẫn kể rằng:
Mấy hôm nay, nơi tôi đang sống, từ lề đường đến công sở, đi đâu cũng nghe người dân, cán bộ, nhỏ to đầy hả hê chuyện ông “quan” to nhất tỉnh vừa bị một nữ tiếp viên nhà hàng “dạy” cho bài học muối mặt về ứng xử với phụ nữ ngoài xã hội.
Chuyện là một bữa trưa đẹp trời,quanlớn cùng một sốquannhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó!
Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”!
Trích từ báo Lao Động

Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cái tát làm cả nhà hàng “chết lặng” như… sóng thần xuất hiện!
Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại, nếuquanhành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, “quanquay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!”.
Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, quan còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả…các nhà hàng bên cạnh!         
Tác giả bài viết “Đất cố đô có vua” kể thêm rồi nêu một số thắc mắc: Theo giới thạo tin mậtthì việc ông quannày vào các nhà hàng ruột của mình rồi ôm hôn  các cô tiếp viên và hơn thếgiữa thanh thiên bạch nhật như đã dẫn ở trên làchuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng lâu nay, các cô phần khiếp uy củaquan”, phần vì miếng cơm manh áo đành nuốt nhục, im lặng. Cái tát vừa rồi thật ra là …đi đêm lắm có ngày gặp mamà thôi.
Người viết bài này đã nghĩ mãi vẫn không lý giải thỏa đáng về hành vi của “quan”.
Chẳng lẽ, “quan” cho  rằng xã hội bây giờ không có “vua”, cũng không có “dân”, nên không cần nhìn trước nhìn sau khi thực hiện những hành vi không xứng đáng với trọng trách như thế?
Hay là “quan” cho rằng, ta là “vua” của đất cố đô này nên ta muốn làm gì cũng được?
Tuy tạo ra sự xôn xao lớn trong dư luận, song giống như nhiều sự kiện khác từng xảy ra tại Việt Nam, bài “Đất cố đô có vua” nhanh chóng rơi vào quên lãng vì lãnh đạo Đảng, Nhà nước không chỉ đạo xác minh, xử lý dù nhân vật chính được xác định là vị quan “to nhất tỉnh”.

“Tấm gương tiêu biểu”

Đến cuối tháng vừa qua, bài “Đất cố đô có vua” được rất nhiều diễn đàn điện tử và blog đồng loạt đăng trở lại, ngay sau khi có tin, ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh ủy của khu vực “cố đô”, được công nhận là một điển hình suốt ba năm thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
ho-xuan-man-2-250
Hình chụp từ báo Lao Động. RFA Photo
Cũng thời điểm này, ông Hồ Xuân Mãn đã xuất hiện trên nhiều tờ báo trong nước để tự giới thiệu về mình với tư cách một “tấm gương tiêu biểu”, trong việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đồng thời công bố một số số liệu nhằm chứng minh, tỉnh Thừa Thiên – Huế, nơi đang được ông lãnh đạo đã đạt nhiều thành tích quan trọng: Chẳng hạn, trước đây, tỷ lệ người nghèo ở Thừa Thiên – Huế là
28% nhưng nay chỉ còn 8%. Thừa Thiên – Huế đã giúp 31.000 người thiểu số có nhà “4 cứng”. Thừa Thiên – Huế luôn là địa phương “nói đi đôi với làm”...     
Ngay sau đó, một cư dân của Thừa Thiên Huế là ông Hà Văn Thịnh – hiện đang giảng dạy tại Đại học Khoa học Huế - đã viết bài “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy”, gửi cho báo điện tử VietNamNet. Về tính chất, “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy” trên VietNamNet giống như “thư chất vấn” của một trí thức sống tại Huế, gửi cho ông Hồ Xuân Mãn.
Trong “thư chất vấn” ấy, ông Hà Văn Thịnh nêu ra hàng loạt vấn đề, chẳng hạn: Nếu Thừa Thiên – Huế đã giảm được trên 70% số hộ nghèo chỉ trong một nhiệm kỳ lãnh đạo thì đó là một kỷ lục, không chỉ đối với Việt Nam mà là cả thế giới!
Đây là thành tích cần phải được nhân rộng cho 62 tỉnh, thành khác học tập. Và, tôi cho rằng nếu bỏ qua điều này là một sự lãng phí tài năng ghê gớm. Vấn đề là ở chỗ dư luận muốn biết bằng cách nào, kinh phí lấy từ nguồn nào, các công đoạn của nó được tiến hành ra sao, bởi vì trên thực tế, không thấy tỉnh Thừa Thiên – Huế có những đổi thay đột biến để tạo nên đột biến ghê gớm kể trên?     
Người viết bài này đã sống và làm việc ở tỉnh Thừa Thiên – Huế 33 năm, đã chứng kiến sự thay đổi của nhiều lãnh đạo nhưng chưa hề thấy bất kỳ sự thay đổi thực sự nào từ ý tưởng, cách làm việc của những người lãnh đạo ấy.
Ô. Hà Văn Thịnh.

Ông Hà Văn Thịnh nhấn mạnh: Người viết bài này đã sống và làm việc ở tỉnh Thừa Thiên – Huế 33 năm, đã chứng kiến sự thay đổi của nhiều lãnh đạo nhưng chưa hề thấy bất kỳ sự thay đổi thực sự nào từ ý tưởng, cách làm việc của những người lãnh đạo ấy.
Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ vị lãnh đạo nào về đề tài này. Chỉ cần bước qua đèo Hải Vân là thấy xấu hổ vì mình là người Huế. Sự đủng đỉnh của Huế, tính bảo thủ muôn đời của nó là điều ai cũng biết. Thật là buồn khi mình gắn bó với một quê hương mà quê hương ấy chỉ thay đổi gọi là, phát triển gọi là…
Là người dân, rất ước mong rằng các vị lãnh đạo hãy nói được sau khi đã làm được. Xin ông Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TTH trả lời những câu hỏi của tôi.
Ông Hồ Xuân Mãn có trả lời thư chất vấn của ông Hà Văn Thịnh hay không (?). Chúng tôi đã tìm nhưng chưa thấy. Kết quả duy nhất mà chúng tôi được biết là báo điện tử VietNamNet đã lột bài “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy”, của ông Hà Văn Thịnh ra khỏi website của họ.
Trên công luận và trong dư luận, ông Hồ Xuân Mãn còn được nhắc đến như một hoàng đế ở cố đô. Trong bài viết “Không phải là vua nhưng mộng ước cũng như... vua!”, ông Trương Duy Nhất, một nhà báo Việt Nam kể trên blog của ông về Lễ tế Nam Giao trong Festival Huế 2008: Tôi… hoảng hồn khi thấy trong nhóm quan chức phưỡn bụng trên thượng đàn trong lễ tế có một vị khoác... hoàng bào. Đó là ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên- Huế. Sao ông Mãn dám… liều thế nhỉ? Hay ông nghĩ mình là … Vua?
Cũng trong bài viết vừa dẫn, nhà báo Trương Duy Nhất tâm tình: Chỉ xin nhắc mấy chuyện nhỏ. Mấy chuyện mà càng ngẫm càng thấy... sợ! Người ta đã đùa giỡn bậc tiền nhân, chọc ngoáy ông... Giời, và nhạo báng thần linh! Kinh thật!
Vì sao blogger Trương Duy Nhất nhắc đến tiền nhân, trời, thần và ông cảm thấy “kinh”? Tổng hợp một số tin đã đăng trên một số tờ báo ở Việt Nam như: Tuổi Trẻ, Giác Ngộ,... người ta được biết, hai lần Thừa Thiên – Huế tổ chức Festival là hai lần trời nổi dông, gió to, mưa lớn và sau đó sấm sét đánh xuống hoàng thành Huế, đúng vào lúc các quan chức chính quyền, từ Trung ương đến địa phương thực hiện nghi lễ tế cáo trời đất. Lần thứ nhất, sét đánh sập cửa An Hoà hôm 4 tháng 6 năm 2008 và lần thứ hai, sét đánh sập cửa Quảng Đức hôm 24 tháng 3 năm 2009!

Còn bao nhiêu tấm gương tiêu biểu?       

Ông Hồ Xuân Mãn chỉ là một trong hàng trăm cá nhân, hàng chục tập thể được tuyên dương là “những tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân cả nước đã có nhiều thành tích trong học tập và nhất là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ba năm vừa qua.

Năm nay, liệu sẽ có thêm bao nhiêu “tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân cả nước đã có nhiều thành tích trong học tập và nhất là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” như ông Hồ Xuân Mãn?
Thật ra không phải chỉ trong ba năm gần đây, Đảng và chính quyền Việt Nam mới yêu cầu toàn Đảng, toàn dân học tập Hồ Chí Minh.
Tháng 3 năm 2003, Trung ương Đảng đã từng phát động một đợt “học tập tư tưởng Hồ Chí Minh”. Ba năm sau, Bộ Chính trị quyết định mở rộng đợt học tập này.
Theo một chỉ thị do Tổng Bí thư Đảng CSVN ký thì sau khi học tập “tư tưởng Hồ Chí Minh”, toàn Đảng, toàn dân còn cần “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, từ năm 2007 cho tới hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng CSVN, mãi tới đầu năm 2011 mới kết thúc.
Năm nay, chủ đề trọng tâm của cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sẽ là: “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, Đảng là đạo đức, là văn minh”.
Năm nay, liệu sẽ có thêm bao nhiêu “tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân cả nước đã có nhiều thành tích trong học tập và nhất là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” như ông Hồ Xuân Mãn?

TOP TEN ẤN TƯỢNG VIỆT 2010

TOP TEN ẤN TƯỢNG VIỆT 2010

1 1- Lễ hội tai tiếng nhất: Đại lễ nghìn năm Thăng Long- Hà Nội được tổ chức một cách quá phô trương, tốn kém, một lễ hội quá nhiều lời ra tiếng vào, trống giong cờ mở, hát hò nhảy múa giữa lúc lũ lụt nhấn chìm miền Trung, vùi chết gần 200 nhân mạng.


 22- Vụ án ồn ào nhất: Vụ án Vinashin, mô hình “quả đấm thép” của nền kinh tế sụp tan thành bọt biển với khá nhiều đồn đoán “nhạy cảm” ồn ào không thua kém vụ PMU 18, ồn và nhạy đến mức nhiều áp lực trước Quốc hội đòi điều tra và bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng cùng các thành viên Chính phủ.

    43- Nhân vật ấn tượng nhất: Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô. Ông Tô nổi tiếng nhờ vụ lộ seri ảnh cởi truồng sau khi hành sự với gái gọi. Vì vụ này, ông mất chức Chủ tịch tỉnh và bị sa thải khỏi đảng. Có thể nói ông là “nhân vật của năm” theo nghĩa trừ. Năm 2010, ông nổi tiếng đến mức hầu như không một ai lại không biết đến cái tên Nguyễn Trường Tô sau vụ “cởi truồng” lịch sử này.

 
 4- 3Vụ bắt giữ ấn tượng nhất: Bắt “nhân vật hay kiện” Cù Huy Hà Vũ về tội tuyên truyền chống phá nhà nước khi ông Vũ đang ăn mặc “nhạy cảm” cùng một phụ nữ trong khách sạn và... 2 bao cao su đã qua sử dụng nằm trong sọt rác.
 
 
55- Sáng kiến khùng điên nhất: Đúc tim cho tượng Thánh Gióng và ngựa Gióng. 2 trái tim được đúc rỗng bằng đồng nguyên chất với 2 sợi dây nối tượng trưng cho động mạch và tĩnh mạch, hình dáng giống trái tim thật, đường kính 50cm được đưa vào đặt yểm vĩnh viễn đúng vị trí tim thánh và tim ngựa trên tượng đài Thánh Gióng, Sóc Sơn, Hà Nội.
    6 6- Cuộc thi ấn tượng nhất: Cuộc thi hoa hậu Việt Nam báo Tiền Phong với sự đăng quang của hoa hậu Việt Nam 2010 Đặng Thị Ngọc Hân, một gương sắc được đánh giá là xấu nhất trong lịch sử hoa hậu Việt, thậm chí như là sự phỉ báng cái đẹp!
 
 77- Đại hội bị chửi nhiều nhất: Đại hội Hội nhà văn Việt Nam, một đại hội bị chửi rủa nhiều nhất và nặng nề nhất từ chính các nhà văn trước trong và sau đại hội cùng sự tái vị ngôi chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam của ông Hữu Thỉnh, người được cho là nhà văn không biết dị điển hình bậc nhất của đội ngũ nhà văn Việt đương đại.



8 8- Tấm gương ấn tượng nhất: Ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế, 1 trong 3 Bí thư tỉnh ủy trong cả nước được tuyên dương vì có thành tích trong phong trào “học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trong khi báo chí loan tin trước đó ông có hành vi rất khiếm nhã trong quán bia và bị gái tiếp thị cảnh cáo bằng một cái tát như trời giáng vào mặt. Ông cũng chính là “tấm gương” trả lại 3.000 USD hối lộ trong một động thái trả bị dư luận đặt quá nhiều dấu hỏi.
9 9- Clip phản cảm nhất: Clip quay cảnh công an Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh bắt gái mại dâm với những “biện pháp nghiệp vụ” phản cảm và thô bỉ.
 
 

10 10- Pha “lộ hàng” ấn tượng nhất: Trong hàng loạt những pha lộ hàng đình đám nhất của trào lưu khoe hàng thuộc giới ca sĩ, diễn viên, người mẫu thì pha lộ hàng của ca sĩ Đoan Trang được xem là “ấn tượng” nhất.

Chuyện cụ rùa Hồ Gươm

Chuyện cụ rùa Hồ Gươm

curua14
rua Sức khỏe cụ rùa Hồ Gươm có vẻ đến hồi lâm nguy. Các nhà rùa học quýnh lên như nước Việt ni sắp vĩnh viễn mất đi một loài... quốc thú!
          Thậm chí chính quyền thành phố Hà Nội còn đang gấp rút chuẩn bị một hội thảo khoa học tầm quốc tế để bàn cách... chữa mấy vết thương cho cụ rùa. Tôi không am hiểu về rùa học, nhưng cứ trộm nghĩ: rùa nó bị thương thì lôi quách lên bờ rửa cồn, xoa dầu, bôi thuốc đỏ, bó thuốc cho nó- thế là xong. Có gì phải ngoắng lên ỏm tỏi thế nhỉ?
          Không biết xửa xưa có bao nhiêu cụ rùa. Nhưng đến nay có vẻ như trong lòng Hồ Gươm còn độc cụ này. Tính tuổi thì có lẽ nó cũng chả phải là cụ rùa trong truyền thuyết trao- trả kiếm thần cho Lê Lợi. Vậy nhưng nó vẫn được dựng thêu thành rùa thiêng. Thậm chí chữ cụ rùa người ta còn dám viết hoa (Cụ Rùa) như viết hoa chữ “Người” khi nói về Hồ Chí Minh vậy.
          Hồ bẩn, ngột ngạt, rùa phải ngóc đầu nhoi lên mặt nước để thở thì bị gán cho tích này điềm nọ, đến mức báo chí còn thổi rằng đó là cụ rùa thiêng ngoi lên để... chào mừng đại lễ nghìn năm Thăng Long- Hà Nội. Mô Phật! May mà rùa không biết nói!
          Một con rùa già, đến tuổi rồi cũng phải chết. Sao cứ nhắng lên như sắp... mất nước đến nơi thế nhỉ? May mà Bộ Văn hóa- Thể Thao- Du lịch mới đề xuất chọn quốc hoa. Nay mai lỡ tiếp tục đề xuất chọn quốc thú, tôi e người ta lại chọn cụ rùa thì hài hước thay cho cái nước Việt này. Tôi sợ nay mai rùa chết, các nhà rùa học và “Hà Nội học” lại đòi phải tổ chức... quốc tang cho cụ rùa này cũng nên. Nực cười đến mức quá lo cho cụ rùa dưới nước mà quên đi bao nhiêu điều khác đáng lo hơn cho các “cụ rùa” trên bờ, cho cái không gian văn hóa đang hiện hữu trên bờ kia.
          Nhớ chuyện trước Tết người ta bày trò đúc tim cho ngựa Gióng mà phì cười mãi. Thế mà đến cả Chủ tịch nước cũng thân chinh về dự, cúi lạy và ngợi ca “trái tim đồng” nhét trong ruột ngựa.
          Xin đừng dựng tượng đúc tim cho ngựa Gióng, đừng khoác áo thiêng cho một con rùa già trần tục lặn ngụp giữa hồ nước thủ đô. Đừng phỉ báng tới mức mãi tin rằng tổ tông người Việt sinh ra từ bọc trứng...
          Truyền thuyết là tư duy lý giải hoang đường của thời sơ khai mông muội. Dựa níu mãi vào những truyền thuyết thời mông muội đó phải chăng chính là sự khủng hoảng niềm tin, hay là sự lúng túng, bế tắc trong tư duy của người Việt?

Phát ngôn & Hành động: Rào cản, bất cập và… loay hoay!

Năm Tân Mão đã bước những bước đi đầu tiên. Khát vọng một năm mới có chữ Tân (mới) với xã hội chúng ta là gì nếu không phải là sự phát triển? Nhưng xã hội phát triển, thăng hoa hay tụt hậu, từ chuyện lớn quốc kế dân sinh đến sự sống của một sinh linh… lại tùy thuộc ở yếu tố quyết định- con người. Phát ngôn & hành động đầu năm mới mong muốn gửi tới bạn đọc những suy cảm, những lo âu và day dứt về người Việt chúng ta.
Cần phát triển lại... rào cản
Ngày 9-2-2011, VietNamNet có bài viết: Thư gửi tân Trưởng Ban Tổ chức Trung ương- ông Tô Huy Rứa, người nắm giữ khâu trọng yếu quyết định sức mạnh và năng lực lãnh đạo đất nước- đội ngũ cán bộ quản lý các cấp.
Nội dung bức thư của tác giả Quốc Thái đặt ra một loạt những câu hỏi, nhưng là để cuối cùng có một cái kết trả lời ở thực tiễn cho dân an. Đó là làm thế nào đất nước có được một đội ngũ cán bộ cốt cán, quản lý có tầm, có tâm, vì lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân mà hành động? Những câu hỏi đó, xuất phát từ một nỗi lo thường trực, một thực trạng lâu nay -  nhiều cán bộ không những chưa đóng vai trò động lực thúc đẩy xã hội, mà thậm chí có đôi lúc còn là rào cản của sự phát triển.
Lá thư ngắn, nhưng kỳ vọng lớn. Đó cũng chính là kỳ vọng của người dân.
Xã hội ta từng chứng kiến những thăng trầm về tư duy cán bộ.
Trong kháng chiến chống ngoại xâm, người ta coi trọng lý lịch, thành phần gia đình, đến mức thành niềm tin- "người bị bóc lột nhất là người triệt để cách mạng nhất".
Không ai phủ nhận được sự đóng góp của nhiều thế hệ lãnh đạo này trong kháng chiến. Rất nhiều người thực chất đã sống trong sáng, vì lý tưởng thật sự- yêu nước, yêu dân tộc, sống xả thân. Không ít người trong số họ, ngay cả khi hưu trí vẫn sống một cuộc đời thanh đạm. Nếu không có họ, không có nhân dân đi theo họ, dân tộc Việt Nam sao có tự do, độc lập?
Rồi giai đoạn "phá" đi qua, giai đoạn "xây" đã tới. Nhưng không phải "người anh hùng thời đại" nào cũng phù hợp với thời đại mới, với một tư duy tương thích, bởi non sông dễ đổi, bản tính khó dời. Lối tư duy mang nặng ý thức hệ đã để lại không ít hệ lụy, làm thiệt thòi, lãng phí không ít những tài năng lẽ ra có thể giúp ích cho đất nước, cho đời. 
Công cuộc đổi mới buộc tư duy về cán bộ cũng thay đổi - đó là cán bộ phải được đào tạo, có học thức. Đến mức, Thủ đô từng manh nha chủ trương 100% cán bộ cốt cán phải là tiến sĩ.
Thế nhưng, tiêu chí mới này lại tạo ra hệ lụy khác - sự học rởm, bằng thật. Người ta đổ xô đi làm cao học, tiến sĩ để lên chức. Và khi kinh tế thị trường càng phát triển, trong xã hội người ta càng thì thào về một cái chợ âm- dương, ở đó chỉ có mỗi mặt hàng được mua bán - bằng cấp, chức tước. Cái chợ đó không trông thấy, vì không ai biết người mua, kẻ bán là ai, dù nó diễn ra quanh năm. Chỉ có kẻ mua, người bán biết nhau, và tiền mua đích thị không phải hàng vàng mã.
Thực trạng cán bộ ấy, xét cho cùng, dù đã gắng thay đổi, nhưng cốt lõi vẫn là tư duy lựa chọn cán bộ hình thức, quá coi trọng bằng cấp, hư danh. Cách tuyển chọn vẫn chưa đặt tài năng, giá trị và năng lực thực chất con người lên hàng đầu. Thời kia là sự hẹp hòi của bệnh ý thức hệ, thời này là sự hời hợt của bệnh bằng cấp. Khi tư duy về cán bộ trì trệ, sự phát triển xã hội khó mà nhanh.
Đến nỗi, nhiều nhà lãnh đạo lão thành, trước vận mệnh quốc gia đã phải tha thiết: "...Đề nghị chọn vấn đề tổ chức và cán bộ làm khâu đột phá... mà đòi hỏi trước hết là một sự thay đổi lớn về nhận thức và tư duy chọn người".
Có lẽ quá hiểu thực trạng này mà mới đây, tại Hội nghị triển khai kế hoạch bầu cử  đại biểu QH và HĐND, 10/2, Tổng Bí thư - ông Nguyễn Phú Trọng đã phải lưu ý: "Con người là khâu trung tâm. Nên kết hợp thật hợp lý giữa tiêu chuẩn và cơ cấu. Từ tiêu chuẩn mà xây dựng cơ cấu. Chứ không nên quá chú trọng cơ cấu mà quên tiêu chuẩn".
Tiêu chuẩn đã quan trọng. Cách tuyển chọn cũng quan trọng không kém. Bởi như chính Tổng Bí thư đã chỉ ra: "Cuộc bầu cử phải diễn ra dân chủ, đúng pháp luật. Tránh dư luận nhân dân cho rằng có thể đi bầu hộ, một người bầu cho cả gia đình, hoặc chuyện đi bầu chỉ là hình thức vì đã chọn sẵn từ trước".
Chỉ hi vọng rằng, bước vào năm Tân Mão - năm của canh tân, cũng sẽ có sự canh tân thực sự trong tư duy tuyển chọn cán bộ, mà tóm gọn lại là: CÔNG KHAI, DÂN CHỦ, dựa trên thước đo là năng lực và hiệu quả công việc thực tế - như góp ý tâm huyết của nhiều nhà lãnh đạo lão thành và định hướng của người đứng đầu Đảng.
Cần "rào cản" lại... bất cập
Như đã thành lệ, tối Giao thừa Tết Tân Mão vừa qua, hàng triệu khán giả lại say sưa trước màn ảnh nhỏ theo dõi VTV với chương trình Gặp nhau cuối năm khá đặc sắc của các Táo quân, trước khi tiễn năm cũ, đón xuân mới.
Tại tiết mục Táo Idol năm nay, Táo Giao thông (nghệ sĩ Chí Trung) đã làm khán giả cười ngả cười nghiêng về sự hóm hỉnh, sự ngụy biện cãi chày cãi cối của ngành giao thông trước những yếu kém, bất cập của ngành mình.
Nhưng ngay tối mùng 4 Tết Âm lịch Tân Mão, có bao nhiêu người dân ở Đồng Nai đã phải khóc, và hàng triệu người dân cả nước đã bàng hoàng trước tai nạn giao thông đường sắt thảm khốc giữa tàu hỏa và 6 chiếc xe ô tô ở cầu Ghềnh (Đồng Nai), làm 2 người chết, 26 người bị thương. Quả là giữa sân khấu và cuộc đời, bao giờ cũng cách nhau rất xa, thậm chí trái ngược- như nụ cười và nước mắt vậy!
Tai nạn thảm khốc ấy là trái đắng của thói làm việc vô trách nhiệm, sự coi thường luật giao thông...tiếc thay đã thành mãn tính của người Việt Nam. Tại anh, tại ả, tại cả mọi bên.
Những nhân vật chính của vụ việc rồi đây sẽ phải đối mặt với pháp luật: Đó là Nguyễn Văn Túy (lái tàu chính), Nguyễn Xuân Phú (lái tàu phụ của đoàn tàu SE2), 4 nhân viên gác chắn: Bùi Văn Thuấn, Nguyễn Văn Lương, Trần Văn Thời, Trần Viết Hải, nhân viên bảo trì đèn tín hiệu giao thông đường sắt- Tô Quang Toán, tài xế taxi Trần Minh Châu. Riêng tài xế Nguyễn Quốc Hùng - điều khiển xe taxi BKS 56K - 9697 - còn đang được cơ quan chức năng thu thập thêm chứng cứ để xem xét hành vi vi phạm pháp luật của vị này.
Vụ tai nạn tại cầu Ghềnh được lãnh đạo ngành đường sắt cho là 'sự cố hy hữu''
Thế nhưng, còn con đường sắt "ăn nằm" với đường ô tô ở cầu Ghềnh, đang chềnh ềnh ra đó, và ai dám bảo đảm rằng nó sẽ không tiếp tục sinh tai nở nạn, thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm đây? Khi mà công nghệ thì lạc hậu, thái độ làm việc của cán bộ, nhân viên tắc trách, tùy tiện? Chẳng lẽ, ngành giao thông vận tải hoàn toàn vô can? Như lời ráo hoảnh, và nhẫn tâm của Táo Giao thông trong Táo Idol: "Anh nào cố tình đi sai luật, cho... đâm chết luôn!". Khổ thay, vụ tai nạn này "Không chết người trai cầm tay lái. Mà chết người vô tội ngồi sau!"(ý thơ Hữu Loan).
Vậy nhưng, tại cuộc họp báo sau đó, ngày 9-2, trả lời báo giới, ông Nguyễn Văn Doanh, Cục phó Cục Đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) khẳng định, đó chỉ là "sự cố hy hữu". Và giống như Bộ trưởng Tài nguyên- Môi trường Phạm Khôi Nguyên từng trả lời trước đây về các bể chứa bùn đỏ: "Về lý thuyết mà nói, là an toàn...", nay Cục phó Cục Đường sắt Nguyễn Văn Doanh cũng khẳng định kiểu lý thuyết: "Nếu tất cả các khâu vận hành trơn tru sẽ không có tai nạn".
Nhưng thực tiễn rất ít khi dành chỗ cho cái chữ "Nếu" mong manh, thưa bác Nguyễn Văn Doanh! Mà thực tiễn luôn biến động, luôn xảy ra những tình huống phải giải quyết, nhất lại là giao thông. Thực tiễn ấy đòi hỏi cái đầu (tư duy) của người làm giao thông phải... đi trước, chứ không phải 2 cái chân.
Và sự cố cầu Ghềnh có phải hãn hữu không? Tiến sĩ Trần Đình Bá, trong một bài viết về thảm họa cầu Ghềnh trên Tuần Việt Nam đã nêu rõ: "Chưa có nơi nào trên thế giới, thảm họa quốc gia về giao thông giữa ĐS và đường bộ hàng ngày xẩy ra như ở Việt Nam: Tàu hỏa tông xe chở đám cưới, tàu hỏa tông xe cựu chiến binh đi du lịch, tàu hỏa tông xe tải, tàu hỏa tông vào xe gắn máy, tàu hỏa tông vào xe công nông, tàu hỏa tông ô tô chở khách làm chết hàng chục người ..."
Vậy mà Cục phó Cục Đường sắt Nguyễn Văn Doanh, trả lời về trách nhiệm của quản lý Nhà nước, lại chỉ thấy ở... người thi hành, không thấy người quản lý đâu cả: "Người thi hành nếu không thực hiện quy định thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật".
Điều không thể hiểu nổi, say sưa "đi tìm giá trị ảo trong siêu dự án ĐSCT 56 tỷ USD" (TS Trần Đình Bá), mà đội ngũ cán bộ có trình độ nghiên cứu khoa học không ít- 300 tiến sĩ- thì khi sự rệu rã của giao thông đường sắt đã nhãn tiền,  Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cũng mới chỉ hứa hẹn: "Vấn đề này đang được nghiên cứu".
Lại nhớ đến cái điệp khúc của Táo Giao thông khi đang làm những động tác say sưa - đào bới những con đường tử thần: "Em có một ước ao/ Em có một khát khao: Làm giao thông. Làm giao thông..."
Thì nhân dân cũng chỉ muốn gửi tới ngành giao thông vận tải một điệp khúc khác: "Dân có một ước ao/ Dân có một khát khao: Đừng mất bò mới lo làm chuồng. Đừng chết người mới lo làm đường. Ngành giao thông, ngành giao thông..."
Cần khẩn thiết thì...loay hoay
Có một sinh linh, gắn bó bao đời nay với Hồ Gươm, với người Hà Nội, trở thành biểu tượng của hồ, là niềm tự hào xen lẫn sự kính trọng của người dân, và vì thế được coi như một linh vật, được tôn kính gọi là Cụ. Đó là Cụ Rùa Hồ Gươm.
Nếu những năm xa xưa trước đây, Cụ Rùa luôn đem lại cho người Hà Nội cảm giác an lành, sung sướng mỗi khi người ta được chiêm ngưỡng Cụ oai vệ và chễm chệ bò lên thảm cỏ Tháp Rùa lim dim mắt sưởi nắng. Hoặc tình cờ Cụ ngoi lên mặt nước, như muốn nghiêng ngó trời đất, thư thái ngắm nhìn con cháu Cụ lại qua. Thì những năm gần đây, Cụ lại khiến lòng người Hà Nội vốn yêu quý, kính trọng và ngưỡng vọng Cụ trở nên bất an, lo lắng.
Bất an, lo lắng bởi sức khỏe, và tính mệnh Cụ đang bị de dọa.
Mà lỗi đâu phải tại Cụ. Ngược lại, Cụ đang là nạn nhân của chính con người, của đời sống hiện đại, môi trường ô nhiễm, còn con người thì thờ ơ, vô trách nhiệm, kiểu "sống chết mặc bay, tiền ông bỏ túi"...
Từ lâu, báo chí lên tiếng về hiện tượng Cụ Rùa nổi lên trên mặt nước quá nhiều lần- không còn là bình thường, mà ở góc độ sinh học, là bất thường. Khi đó, Cụ không còn là ngắm phố phường, con cháu lại qua. Mà dường như Cụ đang ngóng con cháu hãy giúp Cụ.
Cụ Rùa đang khẩn thiết kêu cứu
Một chuyên gia về loài rùa như GS Hà Đình Đức, và nhiều người dân Hà Nội kinh hoàng nhận ra, mình Cụ Rùa đầy vết lở loét, dấu hiệu rõ ràng nhất của nước hồ nhiễm bẩn quá nặng. Và họ kinh hãi, tự lúc nào, Cụ phải sống chung với loài rùa tai đỏ, một loài sinh vật được xếp hạng là 1 trong số 206 động vật xâm hại môi trường, vì thói ăn tạp hung dữ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái bản địa. Những chú rùa bé tí xíu bỗng trở thành mối hiểm nguy cho môi trường sống của Cụ Rùa không lồ và cao niên.
Những bức ảnh của báo chí liên tục chụp được Cụ, lúc thì bị rùa tai đỏ cưỡi trên lưng, như cưỡi thuyền rồng hóng mát, lúc thì Cụ gặm cả dây cao su, lúc Cụ bấu víu vào bờ kè của Hồ Gươm, khắp mình mẩy đầy vết lở loét như bị nấm ăn, trông thật xót thương.
Nhưng GS "Đức rùa" như cách gọi thân ái về ông, và nhiều người dân sốt ruột, lo lắng bao nhiêu về số phận Cụ Rùa, thì cơ quan chức năng dường như lại loay hoay, lúng túng bấy nhiêu.... Cứu bệnh như cứu hỏa, cứu Cụ Rùa còn cần gấp gáp hơn cả cứu hỏa. Vì Cụ không chỉ bị bệnh lở loét, bị thương nặng, mà nhiều chuyên gia nghi vấn, có thể Cụ bị bệnh phổi- xuất phát từ hiện tượng luôn phải nổi lên mặt nước để thở, mà còn vì Cụ là một biểu tượng tâm linh của Hồ Gươm và Hà Nội.
Bàn thảo mãi, người ta cũng được nghe về phương pháp thu gom rùa tai đỏ. Nhưng phải tận tháng 3-2011 cơ! Mà cũng mới chỉ nghe về lý thuyết, chưa biết cách làm có hiệu quả? Mà "về lý thuyết...", thì bao giờ chả hay ho? Chuyện bể chứa bùn đỏ, chuyện đường sắt cao tốc đó. Rồi bây giờ, đến chuyện Cụ Rùa.
Trước sự cấp bách của sức khỏe Cụ Rùa, Sở Khoa học- Công nghệ Hà Nội vừa tổ chức hội thảo quốc tế bàn về các giải pháp cứu Cụ. Nhưng khi Cụ đang cần cấp cứu thì khốn thay, con cháu Cụ lại cứ loay hoay.
Có rất nhiều phương án bàn thảo được đưa ra. Người đòi đưa Cụ lên. Người đòi lọc nước hồ. Người bàn dùng máy bay trực thăng cứu Cụ. Người đòi cho Cụ xơi tam thất. Riêng các chuyên gia nước ngoài cảnh báo, nếu đưa Cụ lên khỏi môi trường, rất nguy hiểm vì có thể Cụ bị sốc.
Giá mà Cụ biết được sự thờ ơ, "Rùa chung không ai khóc", thì Cụ phải "xì- chét" nặng từ lâu!
Cho đến giờ phút này, cũng vẫn chưa có một giải pháp nào được quyết định.
Thương Cụ Rùa quá. Mà cũng tại Cụ. Giá Cụ đổi tên, có khi chuyện cứu Cụ sẽ không "rùa" mà sẽ nhanh hơn. Thế nhưng, có người bảo Cụ có đổi tên chắc cũng không ăn thua.
Bởi ngay tại phiên thảo luận về Dự án Luật Thủ đô của Thường vụ Quốc hội mới đây, Phó Chủ tịch UBND t/p Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã phát biểu: "Nhiều người áp trách nhiệm cho lãnh đạo thành phố nếu có vấn đề gì xảy ra với Cụ Rùa, nhưng không có quy định nào như vậy. Có luật mới, những đối tượng như Cụ Rùa sẽ được cả nước quan tâm".
Cứ như khẳng định của Phó Chủ tịch t/p, thì không chỉ dân Hà Nội  phải đợi Luật Thủ đô, mà chính Cụ Rùa cũng "Hãy đợi đấy!" như tên của một bộ phim hài cho trẻ em, nếu Cụ muốn được quan tâm và bảo vệ.
Chúng con cầu mong Cụ Rùa tai qua nạn khỏi. Nhưng nếu hiển linh, cầu mong Cụ phù hộ cho quốc gia, xã tắc không có dáng đi khoan thai như Cụ trong năm mới Tân Mão này.
Và cầu cho đội ngũ cán bộ không còn ai có phong cách làm việc "thiền" như Cụ.
Chỉ nể người dân Việt chúng ta: Xã hội cần phát triển thì gặp... rào cản. Cần rào cản lại... bất cập. Cần khẩn thiết thì... loay hoay. Vậy mà vẫn là một dân tộc có chỉ số lạc quan vào loại nhất nhì thế giới.
Thế thì, năm mới Tân Mão này, mong người dân Việt chúng ta có chỉ số lạc quan mang phong thái Cụ - chầm chậm, mà thực chất!

Rùa Hồ Gươm & Người Hà Nội

Tưởng Năng Tiến
imageSách Lam Sơn Thực Lục của Nguyễn Trãi có ghi:
“Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, có Rùa vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to:
- Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương!
Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Tả Vọng được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm.
Câu chuyện về Cụ Rùa ở hồ Hoàn Kiếm, tất nhiên, không chỉ ngừng ngang đó. Gần 600 năm sau – nhà báo Hải Diệp, trong chuyên đề Nhật Ký Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long – có ghi: “... vào ngày khai mạc Đại lễ  (1/10) cụ đã nổi vào buổi sáng... với người dân Thủ đô, vào dịp Đại lễ sự xuất hiện của cụ Rùa luôn gợi lên một cảm thức linh thiêng bên hồ Gươm huyền thoại”.
Ông Trương Duy Nhất, ngó bộ, không bằng lòng lắm với ghi nhận (vừa nêu) nên lầu bầu phản đối:
“Hồ bẩn, ngột ngạt, rùa phải ngóc đầu nhoi lên mặt nước để thở thì bị gán cho tích này điềm nọ, đến mức báo chí còn thổi rằng đó là cụ rùa thiêng ngoi lên để... chào mừng đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội. Mô Phật! May mà rùa không biết nói!
Thằng chả ăn nói báng bổ, tầm bậy tầm bạ (thấy rõ) vậy mà hoàn toàn... không trật! Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long đã qua nhưng “cụ rùa thiêng (vẫn cứ) ngoi lên để chào mừng” khiến cho ký giả Kỳ Duyên sốt ruột:
Về hiện tượng Cụ Rùa nổi lên trên mặt nước quá nhiều lầnkhông còn là bình thường, mà ở góc độ sinh học, là bất thường. Khi đó, Cụ không còn là ngắm phố phường, con cháu lại qua. Mà dường như Cụ đang ngóng con cháu hãy giúp Cụ.... nhiều người dân Hà Nội kinh hoàng nhận ra, mình Cụ Rùa đầy vết lở loét, dấu hiệu rõ ràng nhất của nước hồ nhiễm bẩn quá nặng”.
Dù chưa bao giờ nhìn thấy Cụ Rùa, và cũng chưa bao giờ có dịp đặt chân đến Hà Thành, tôi cũng “kinh hoàng” chết mẹ (luôn) vì “Chín mươi lăm phần trăm hồ ao Hà Nội bị ô nhiễm” – theo như tường thuật của Hương Thu (VnExpress) vào hôm 19/10/2010:
Trung tâm nghiên cứu và cộng đồng môi trường (CECR) vừa công bố kết quả nghiên cứu về môi trường của 120 hồ, ao, đầm, thủy vực lớn nhỏ của 6 quận trung tâm Hà Nội.Theo đó, chỉ có 6 hồ đạt yêu cầu chất lượng ở tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 5%, phần lớn các ao hồ bị ô nhiễm chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Hơn 80% hành lang bờ bị ô nhiễm, và đang đứng trước nguy cơ bị lấn chiếm để xây nhà, bãi đỗ xe, trở thanh bãi tập kết phế liệu, rác thải sinh hoạt.
“Theo CECR, nguyên nhân gây ô nhiễm chính là do nước thải sinh hoạt và một phần nước thải từ gia đình hoặc cộng đồng tùy tiện thải xuống hồ. Ngoài ra, hiện tượng đổ phế thải xây dựng, đổ đất, lấn chiếm ao hồ… cũng làm giảm đáng kể diện tích ao hồ, nhiều hồ đang dần biến mất”.
Riêng mức độ ô nhiễm của hồ Linh Quang, xem ra, có vẻ (hơi) vượt chỉ tiêu – theo lời nhà báo Hải Hà,
Gần 50 năm nay, hồ Linh Quang chưa một lần được nạo vét. Nước hồ đen đặc bốc mùi hôi thối, mực nước nơi sâu nhất cũng chỉ hơn 1 mét, còn lại toàn là bùn và rác do người dân đổ xuống để lấn chiếm. Vừa qua khi phát hiện các ca tả ở phường Văn Chương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã lấy mẫu nước hồ để xét nghiệm và phát hiện phẩy khuẩn tả cũng như nhiều loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột khác...
Cùng với sự “tôi luyện khả năng chịu đựng” sự hôi thối của ao/hồ, sức “chai lỳ” của người Tràng An (trước hệ thống sông cống dơ bẩn và tù đọng) cũng vô cùng đáng nể – theo như (nguyên văn) cách dùng từ của nhà báo Việt Hưng:
Sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ… và còn rất nhiều con sông nữa, trước kia mang dòng nước chảy khắp Hà Nội, cùng với hệ thống các ao hồ đã có tác dụng điều hòa, giảm bớt cái nóng oi bức của miền Bắc.
Giờ đây, với tốc độ phát triển chóng mặt của Hà Nội cả về kinh tế và dân số, các dòng sông này đổi tên thành những cống nước thải , mang đầy rác rưởi và bốc mùi hôi thối khó chịu. Người dân sống gần cống lâu ngày đã tôi luyện khả năng chịu đựng, chai lỳ trước mùi hôi thối và môi trường ô nhiễm. Bằng chứng là họ vẫn cứ đời này qua đời khác sống mạnh khỏe cạnh những dòng sông chết ấy, vẫn quần áo thơm tho ngẩng cao đầu bước đường, bỏ lại sau lưng mùi tanh nồng của nước thải...
clip_image001
Người dân khu Hào Nam ngồi chơi bên cái cống nồng nặc mùi rác thải. Nguồn: Dân trí.
Với hệ thống sông hồ “tanh nồng” như thế, người Hà Nội – tất nhiên – phải dùng nước bẩn. Sự bẩn thỉu được phóng viên Châu Như Quỳnh mô tả là “hãi hùng” khi nhìn thấy ở khu vực Thanh Trì – Hà Nội – trong bát “nước sạch” vừa được xả từ vòi, nhiều con giun màu đỏ, có chiều dài khoảng từ 0,5-1,5cm bơi ngoe nguẩy, hết nổi lên lại lặn xuống.
clip_image003
Giun trong bát nước vừa được lấy từ vòi. Nguồn: Dân trí
Tiến sĩ Trần Văn Nhị (Viện Khoa học & Công nghệ) cho biết:”Ngày ngày, hàng trăm nghìn người dân Hà Nội phải uống nguồn nước chứa những chất độc có khả năng gây ung thư cao mà không biết đến bao giờ mới được sử dụng nước sạch hoàn toàn”.
Để khắc phục tình trạng này, ông đưa ra một lời khuyên (vô cùng) giản dị: “Trong khi chờ đợi phép màu từ phía các nhà chức trách, mỗi hộ dân nên tìm cách tự cứu lấy mình”.
Tự cứu bằng cách nào ?
Cầu Trời mưa xuống chăng?
Việt Nam vốn là nơi xuất xứ của câu thành ngữ “hiền như một ngụm nước mưa” mà, phải không?
Dạ phải nhưng đó là chuyện đã xưa rồi, hồi trào phong kiến hay trào thực dân kìa. Kịp tới khi cách mạng về thì ở xứ sở này không còn cái gì mà hiền (hay lành) được nữa, kể cả nước mưa. Ông Dương Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường, tuyên bố:
“Ở Việt Nam, lượng mưa axit đã chiếm 30%, có nơi tới 50% số lần mưa… gây tác hại không nhỏ đối với con người, cơ sở hạ tầng, sản xuất… Những báo cáo của mạng lưới quan trắc quốc gia cho thấy, mưa axit từ nước ngoài vào Việt Nam đang tăng lên…” (Mưa độc có thể tàn phá hệ hô hấp của con người – VnMedia, 23/12/2008).
Nước ngoài là nước nào vậy cà?
Dân chúng Miên, Lào, Miến Điện không mấy ai có “cơ hội” được đụng chạm gì nhiều tới máy móc. Họ đâu có làm gì ra khói, ngoại trừ những lúc họ nướng khoai, sao có thể tạo ra mưa acid được, cha nội?
Vậy thì khói thải ở đâu ra? Phải có lửa ở chỗ nào đó mới được chớ, đúng không?  Không có lửa sao có khói, mấy cha? Lò dò một chặp, tui tìm được xuất xứ của nguồn khói lạ (nguyên nhân gây ra “mưa axit từ nước ngoài vào nước ta”) qua một bài viết ngắn, bằng Anh Ngữ: “Transboundary sulfur pollution & Vietnam”.
Tác giả, một chuyên gia về khí quyển hiện sinh sống tại nước Úc, bày tỏ sự quan ngại rằng ở Ðông Nam Á có những quốc gia chỉ tạo ra những lượng lưu huỳnh rất nhỏ nhưng lại phải chịu nhận sự tích tụ của loại hóa chất này (rất lớn) từ những lân bang. Việt Nam và Nepal là hai “nạn nhân” điển hình, trong vùng, về tệ trạng này.
Tài liệu mà Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp trích dẫn (R. Arndt, G. Carmichael, J. Roorda – Seasonal source-receptor relationships in Asia, Journal of Atmospheric Environment, Vol. 32, No. 8, 1988, pp. 1937-1406) được phổ biến từ năm 1988 lận. Hơn hai mươi năm sau, ông Dương Hồng Sơn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường thuộc Viện Khoa học Khí tượng – mới từ tốn cho công luận biết là  “hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá tổng thể ảnh hưởng của mưa axit,” dù vẫn theo lời ông: “Mưa độc có thể tàn phá hệ hô hấp của con người” (VnMedia 23/12/2008).
Mà dân Việt thì rõ ràng không cần thêm “khói lạ” của ông bạn láng giềng vĩ đại. Khói nhà vốn đã có dư rồi, theo đánh giá của GS TS Vũ Hoan – Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Hà Nội – vào hôm 18 tháng 9 năm 2010:
"Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội đang ở mức báo động đỏ. Nồng độ bụi lơ lửng ở các quận nội thành đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép 5–6 lần thậm chí có nơi trên 10 lần. Lượng khí thải độc hại như CO2, SO2, CO3, NO, CO… ngày càng gia tăng và tác động tiêu cực tới con người, môi trường".
"Vào giờ cao điểm, nồng độ bụi tính trung bình của riêng TP Hà Nội gấp 4 lần tiêu chuẩn cho phép, nồng độ khí CO cao hơn 2,5 lần, hơi xăng cao hơn 12,1 – 2000 lần tiêu chuẩn cho phép.  Người dân sống quanh các  điểm nóng giao thông có biểu hiện triệu chứng rõ tới sức khỏe như kích thích các hệ cơ quan mắt, mũi, họng, da và thần kinh thực vật..."
Hà Nội phải chịu đựng âm thanh hỗn tạp của còi xe, tiếng động cơ, tiếng ồn tại các công trường xây dựng và hàng loạt tạp âm khác làm cho môi trường không khí trở nên chật chội ngột ngạt.

clip_image004
Bụi mù mịt ở đường Láng - Hòa Lạc. Ảnh: Thu Huyền
Thở không khí bụi bặm và ngột ngạt khói xe, sống bên cạnh sông hồ hôi thối, dùng nước uống không đủ tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu thụ những loại thực phẩm độc hại... (chắc) không phải là “độc quyền” của người dân Hà Nội. Tôi e rằng người dân Việt, ở rất nhiều thành phố khác nữa, cũng đang sống trong môi trường (bệnh hoạn) tương tự.
Hà Nội chỉ may mắn hơn những địa phương khác ở chỗ có một Cụ Rùa. Sự xuất hiện bất thường, đều đặn, của sinh vật này – trong thời gian qua – là một tín hiệu (không lành) về tình trạng môi sinh của cả cộng đồng.
Điều không may là “tín hiệu” này không được đánh giá đúng mức. Mọi nỗ lực của UBNDTP Hà Nội đều chỉ chăm chú vào “cá thể” của Cụ Rùa thôi, và cả nước (xem chừng) cũng đều đồng tình như thế cả.
Tại sao người dân Việt lại có thể sống vô tư như vậy? Lý do, tôi trộm nghĩ, có lẽ bởi họ thường xuyên được “ru ngủ ” bởi những “bài ca” êm dịu – đại loại như:
E là đã đến lúc phải tỉnh dậy đi thôi, muộn mất rồi!
T. N. T.

Thư của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên

Trong cuộc “đánh trả tự vệ” Việt Nam năm 1979: Vì sao không chia cắt Việt Nam, thương vong khi rút về lớn hơn khi tấn công?

Dương Danh Dy (lược dịch)
Nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy vừa lược dịch bài viết mới nhất của Trung Cộng phân tích về những bài học rút ra từ cuộc tấn công đại quy mô trên toàn tuyến biên giới để xâm lăng Việt Nam, trong cái mà họ gọi là “Đánh trả tự vệ” (Tự vệ phản kích).
Bài báo này thực sự là một bản tuyên bố hùng hồn, phơi bày cái bộ mặt đạo đức giả của Trung Cộng phủ nhung với những lời ngon ngọt “Bốn tốt” và “Mười sáu chữ vàng”, ru ngủ được một số người Việt Nam nhẹ dạ, và tiếp tay cho bọn bán nước Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc thời nay.
Chúng ta thấy gì qua bài viết này?
Trước hết, chúng ta thấy mức độ lươn lẹo của bọn đế quốc Trung Cộng đã vượt xa tất cả các đế quốc đàn anh trong lịch sử thế giới và tất cả các triều đại phong kiến Đại Hán trong lịch sử Trung Hoa. Tất cả các đế quốc đàn anh và các triều đại phong kiến Đại Hán đều tuyên bố công khai trước thế giới về các cuộc chinh phạt của họ. Còn bọn đế quốc Trung Cộng thì luôn luôn cao giọng bù lu bù loa, cào … “mồm” ăn vạ, là họ “đánh trả Việt Nam” là để tự vệ. Thật là hết sức hài hước: Việt Nam là một đất nước quá nhỏ bé, lúc nào cũng cố gắng cầu hòa bên cạnh tên đế quốc Trung Cộng đứng lừng lững như ông hộ pháp trước cổng chùa. Việt Nam đâu dám lấn chiếm đất đai của họ?
Ngược lại chính họ, chính những tên đế quốc Đại Hán thuộc đủ các triều đại, đều tham ăn tục uống, đã có cả lịch sử ngàn năm xâm lăng Việt Nam, đã hàng ngày hàng giờ lấn chiếm từng tấc đất và biển đảo của Việt Nam bằng những thủ đoạn từ trắng trợn đến đê hèn nhất, đã xúi giục Pôn Pốt đánh phá, tàn sát dân lành suốt vùng biên giới với Việt Nam, buộc Việt Nam phải đánh trả cho chúng đại bại, hơn nữa chính Trung Quốc cũng nhân dịp này đã “tạo cớ” cho quân đội Việt nam tiêu diệt một chính phủ cộng sản diệt chủng tàn bạo nhất trên thế giới này.
Từ trước đến nay, người Việt Nam vẫn tin Đặng Tiểu Bình nói thật, rằng Trung Cộng “chỉ muốn” … “Dạy một bài học cho Việt Nam”, về tội Việt Nam đã tiễu trừ tên tay sai Pôn Pốt của Trung Cộng… Thì ra không phải vậy. Bài báo này đã nói toẹt ý đồ sâu xa của Trung Cộng, đó là Trung Cộng muốn chiếm đóng Việt Nam, muốn chia cắt lâu dài Việt Nam để trị, muốn thiết lập một thuộc quốc Việt Nam, hoặc chí ít là một miền Bắc Việt Nam tay sai của Trung Cộng… Nhưng, cũng qua bài báo, bọn Trung Cộng cũng đã đau đớn nhìn nhận, cuộc chinh phạt Việt Nam lần này đã bị quân đội Việt Nam đánh cho đại bại, và chính chúng đã bị nhân dân Việt Nam phỉ nhổ và góp phần cùng với quân đội đánh cho chúng những đòn ô nhục ê chề.
Chúng ta không thể kể hết những thủ đoạn tinh vi của bọn đế quốc Đại Hán cộng sản trong suốt những năm vừa qua, từ trắng trợn tấn công biển đảo của Việt Nam, đến lén lút di chuyển cột mốc, lẳng lặng kéo dài đầu mối đường sắt của Trung Cộng qua biên giới khi “giúp” Việt Nam phục hồi đường sắt sau chiến tranh, đến “mượn” đất chôn mồ mả bố mẹ ông cha của chúng, rồi tuyên bố xanh rờn: “Mộ Hán Tặc ở đâu, đất của Hán Tặc ở đó”…
Đương nhiên, người Việt Nam không thể nào kể hết những thủ đoạn kinh doanh bẩn thỉu nhằm triệt phá kinh tế của Việt Nam, như mua rễ hồi để triệt phá rừng hồi, mua móng trâu để tiêu diệt sức kéo của nông dân nghèo, mua chè chặt xô phơi vàng để nông dân triệt phá đồi chè v.v., và xuất sang Việt Nam những sản phẩm độc hại, nhằm làm suy yếu sinh lực và nòi giống Việt Nam.
Thế mà, thật là nực cười, khi chúng ta đọc được những lời sau đây của bọn đạo đức giả Trung Cộng: “Khi quân đội chúng ta (Hán tặc) gần gũi và yêu mến dân chúng Việt Nam”, … Trời ơi, những ai đã chứng kiến cái thời Trung Cộng kéo quân sang định xâm chiếm Việt Nam dưới chiêu bài giúp Việt Nam “làm đường” phục vụ chiến tranh, thì đều rõ chúng đã “yêu mến dân chúng Việt Nam” đến mức độ nào (!)… Đến khi người Việt Nam nhận ra bộ mặt xâm lăng bẩn thỉu của chúng, cụ Hồ Chí Minh đã khéo léo cảm ơn Trung Cộng để mời chúng về nước, thì bọn quân đội ấy đã “yêu mến dân chúng Việt Nam” đến mức đập phá hết mọi đồ ăn thức dùng ở những nơi chúng chiếm đóng… Những thứ như bể nước, thùng tôn, … không đập phá được thì chúng hùa nhau tụt quần xả ra những thứ không thể thối tha hơn được để tỏ lòng “yêu mến dân chúng Việt Nam”… Nhưng cũng thú vị là, chỉ ngay vài dòng sau đó, tác giả bài báo đã không thể không thừa nhận: “Dân chúng Việt Nam thù địch Trung Quốc...” (đi xâm lược nước người mà lại muốn người yêu mến mình, khôi hài đến thế là hết cỡ), và đã … “tìm cớ hạ thủ quân đội Trung Quốc, và số quân đội Trung Quốc bị hy sinh bởi phương thức này không thể đếm được…”. Và tác giả bài báo phải ôm hận thốt ra một lời thảm hại: “Có đau thương không?”
Đúng, thừa nhận “Dân chúng Việt Nam thù địch Trung Quốc [xâm lược]”, đó là lời cảnh báo đối với những kẻ đang cố khúm núm níu kéo bọn xâm lăng Đại Hán bằng chính luận điệu “Bốn tốt” và “Mười sáu chữ vàng” mà các nhà lãnh đạo Trung Cộng đang rêu rao. Dân chúng Việt Nam đã không u mê với những lời đường mật của đế quốc Trung Cộng và bọn Việt gian tay sai của chúng.
Chúng ta hãy nghe những lời tuyên bố không úp mở trong bài báo: “Sau khi dựng nên một chính quyền Việt Nam thân Trung Quốc rồi sẽ vũ trang, viện trợ và ủng hộ nó giải phóng toàn Việt Nam, hoặc nhân đó chia ra Nam Bắc để trị, chia cắt Việt Nam thành hai nuớc”.
Chúng ta phải thành thật cảm ơn tác giả bài báo. Họ đã tự lột cái mặt nạ giả nhân giả nghĩa bạn bè đồng chí. Họ đã giúp chúng ta nhìn thẳng vào cái mặt nạ ý thức hệ cộng sản để xâm lăng nước ta. Họ đã khoét sâu cái mặt nạ cộng sản, kích động một số người nhân danh ý thức hệ cộng sản mà họ đang cố lợi dụng để ly gián dân tộc ta, để làm tan rã cộng đồng dân tộc Việt Nam, và cuối cùng là để họ trục lợi trong cái mộng bá quyền xâm lăng của họ.
Bài báo có một gợi ý rất hay cho người Việt Nam chúng ta: Có lẽ đã đến lúc người Việt Nam phải thanh toán món nợ ân oán giang hồ “Trung Quốc giúp Việt Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc”, mà thực chất là tâng bốc Việt Nam làm tiền đồn bảo vệ chủ nghĩa cộng sản ở phía nam Trung Cộng, tạo ra một Việt Nam thân cộng sản Đại Hán, một Việt Nam “thuộc quốc” của Trung Cộng, một Việt Nam con bài đô-mi-nô của Trung Cộng trên con đường bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán cộng sản xuống các quốc gia Đông Nam Á.
Trả lời bài báo này, tôi muốn nhắn nhủ các nhà lãnh đạo Trung Quốc: Từ trong lịch sử, nhân dân Việt Nam luôn mong muốn một quan hệ hòa hảo với Trung Quốc, bản thân tôi vẫn luôn có những người bạn thân thiết và thầy học khả kính người Trung Quốc, nhưng không bao giờ người Việt khuất phục trước chủ nghĩa xâm lăng Đại Hán, dù đó nhân danh cái gì, kể cả khi chúng đeo cái mặt nạ anh em đồng chí cùng ý thức hệ cộng sản.
Có đôi lần tôi được ngồi với một vị sĩ quan rất cao cấp đang tại chức trong quân đội và một vị sĩ quan cũng rất cao cấp đang tại chức trong ngành an ninh. Tôi nói đến sự lo ngại bọn xâm lăng đang đội lốt anh em đồng chí, lo ngại một số vị nào đó vì ngây thơ bảo vệ ý thức hệ anh em đồng chí mà mất cảnh giác trước nguy cơ xâm lược của bọn Hán Tặc, thì cả hai vị sĩ quan cao cấp đáng kính này đã trấn an tôi như sau: “Anh cần nhớ rằng, bất cứ giờ khắc nào, khi Tổ Quốc Việt Nam lâm nguy, thì quân đội và các chiến sĩ an ninh sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất nước này”.
Tôi giật mình. Đúng, lịch sử đã chứng tỏ, dù Tổ Quốc ta tồn tại dưới bất kỷ thể chế nào, dù đó là thời phong kiến hàng nghìn năm bị giặc Tàu đô hộ, hay thời Việt Nam Cộng hòa bị tấn công vùng biển đảo Hoàng Sa, hoặc thời nay bị quân xâm lăng cộng sản tấn công toàn diện từ biên giới Tây Nam đến toàn tuyến biên giới phía Bắc, người Việt Nam không bao giờ khuất phục, ngay cả khi quyền lực còn nằm trong tay bọn Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc giương giương tự đắc.
Cảm ơn nhà nghiên cứu Dương Danh Dy về bản lược dịch bài báo tuyệt vời này và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc của Bauxite Việt Nam.
Vũ Cao Đàm
Năm 1979, trong trận đánh trả tự vệ Việt Nam, quân đội Trung Quốc với thế nhanh chóng tấn công, quân Việt từng buớc tan rã, quân đội Trung Quốc nhắm thẳng Hà Nội. Sau đó Trung Quốc tuyên bố trận đánh đã đạt mục đích, tự rút quân về nước.
Lâu nay chúng ta luôn tuyên truyền và miêu tả rằng chúng ta đã thắng lợi và Việt Nam đã thất bại, nhưng cùng với thời gian những văn kiện của chính quyền và tư liệu của Việt Nam cho thấy, cuộc chiến này không lạc quan như tuyên truyền trước đây, trong đó có nhiều bài học nặng nề đau đớn khiến chúng ta không thể không phản tỉnh một cách sâu sắc.
Thứ nhất, kỷ luật quân sự nghiêm túc đã làm quân ta phải trả giá trầm trọng.
“Ba kỷ luật lớn, tám điều chú ý” mà quân đội ta giữ nghiêm đã phát huy tác dụng lớn trong cuộc nội chiến Quốc, Cộng là vì qua đó đã thể hiện được chính nghĩa, công bằng của quân đội ta, thế nhưng khi chúng ta vào Việt Nam đánh quân đội và chính quyền Việt Nam mà vẫn thực hiện “ba kỷ luật lớn tám điều chú ý” là tự trói chân trói tay mình lại, hy vọng dùng những cái đó để tranh thủ sự giúp đỡ và ủng hộ của nhân dân Việt Nam thì chẳng khác gì đàn gảy tai trâu, tự chuốc lấy nhục. Nhân dân Việt Nam không phải là công dân Trung Quốc, làm sao họ có thể gần gũi quân đội nước ngoài đánh vào đất nước họ? Khi quân đội chúng ta gần gũi và yêu mến dân chúng Việt Nam, dân chúng Việt Nam thù địch Trung Quốc và quân đội Việt Nam ở lẫn trong đó sẽ tìm cớ hạ độc thủ quân đội Trung Quốc, và số quân đội Trung Quốc bị hy sinh bởi phương thức này không thể đếm được, có đau thưong không?
Chiến tranh là chiến tranh, nhất là chiến tranh giữa các quốc gia, anh không thể hy vọng nhân dân nước khác đánh trống khua chiêng hoan nghênh anh xâm chiếm ngưòi ta, đó chẳng qua chỉ là trò bịt tai đi ăn cắp chuông, tự lừa dối mình và lừa dối người.
Thứ hai, không quân phát triển trì trệ, lạc hậu không có sức công kích.
Đánh trả tự vệ Việt Nam cực kỳ ác liệt, khi bộ đội mặt đất khó tiến công về phia trước, lục quân mong mỏi nhất là có sự chi viện mạnh mẽ của không quân, thế nhưng trong lúc mỏi mắt mong chờ, không quân Trung Quốc vẫn im lặng. Trong khi đó không quân Việt Nam đã khiêu chiến trước nhưng trước số lượng máy bay Trung Quốc đông gấp nhiều lần chúng đã bỏ chạy, ta bắn tên lửa đuổi theo nhưng không trúng. Có bắn rơi máy bay địch nhưng là công của bộ đội mặt đất.
Vì sao không quân Trung Quốc lại quẫn bách như thế? Một mặt không quân chúng ta thiếu thiết bị định vị, không có nó tên lửa không thể bắn trúng mục tiêu. Một mặt là do ảnh hưởng của cách mạng văn hóa lâu dài, không quân không bay đủ giờ bay huấn luyện, khi huấn luyện lại giảm các tiết mục bay khó… cho nên không có phi công giỏi
Thứ ba, hải quân Biển Đông lúc đó còn chưa phát triển.
Cuộc chiến hoàn toàn diễn ra trên lục địa Việt Nam. Đánh Việt Nam vừa để dạy bài học, vừa thu hồi lãnh thổ bị chiếm, vùng gần biên giới trên bộ bị Việt Nam chiếm giữ đã thu hồi hết, cớ làm sao không thu hồi các đảo, bãi trên Biển Đông bị Việt Nam chiếm giữ? Chẳng lẽ lo rằng chiến sự sẽ leo thang vô hạn ư? Chẳng phải là hai nước đã đánh nhau toàn diện rồi ư? Chẳng lẽ đó không phải là đảo, bãi của ta? Thế mà chẳng phải là chúng ta vẫn luôn kêu gào rằng đó là lãnh thổ thần thánh không thể xâm phạm của mình?
Điều giải thích duy nhất là hải quân của chúng ta chưa đủ, không chỉ chưa đủ để đánh lùi hải quân Việt Nam chiếm giữ đảo bãi của ta mà còn khó có thể đóng giữ ở đó, đánh lùi được kẻ địch tới xâm phạm. Điều khiến người ta lấy làm tiếc là các đảo bãi trên Biển Đông dưòng như đã bị các nước láng giềng xung quanh chia nhau chiếm hết rồi. Cho đến nay hải quân của chúng ta vẫn chưa dùng tới sức đã có của mình để giải phòng và bảo vệ các đảo, bãi thiêng liêng đó.
Thứ tư, sức ép bên ngoài thúc giục rút quân, tổn thất trầm trọng.
Khi quân đội ta đã tiến gần Hà Nội, dưới sức ép của thế lực quốc tế đứng đầu là Liên Xô, chúng ta không chỉ tuyên bố đình chỉ tấn công, mà còn công khai tuyên bố lập tức rút quân. Nhà đương cục Việt Nam đang lúc kinh hồn hoảng sợ đã lập tức tuyên bố phản công toàn tuyến, quân đội Trung Quốc đang ở thế vừa công vừa thủ nên so với lúc tấn công đã bị thưong vong nặng nề.
Đó là một sai lầm chính trị và quân sự to lớn, trước khi rút quân đã tuyên bố rút sẽ khiến kẻ thù dễ dàng có thời gian và không gian chuẩn bị phản kích. Địch có chuẩn bị còn ta thì không, địch thong dong mà chúng ta vội vã, không bị thương vong lớn mới là chuyện lạ.
Thứ năm, chia cắt Việt Nam để mất thời cơ tốt.
Đánh Việt Nam chúng ta chỉ muốn dạy cho nhà đương cục Việt Nam một chút, nên quân gần đến Hà Nội đã vội vàng rút quân. Cho dù chúng ta đã đánh vào vùng đất hiểm của Việt Nam, đã là xâm lược rồi sao còn cố sống cố chết giữ lấy cái mặt nạ chính nghĩa, tự cho mình là những đấu sĩ chính nghĩa. Quân đội đã tới gần Hà Nội, một nửa Việt Nam đã ở trong tay chúng ta, giả sử chúng ta không muốn tiếp tục tiến nữa để hoàn toàn tiêu diệt nhà đương cục Việt Nam, thì cũng nên gây dựng một chính quyền Việt Nam thân Trung Quốc. Sau khi dựng nên một chính quyền Việt Nam thân Trung Quốc rồi sẽ vũ trang, viện trợ và ủng hộ nó giải phóng toàn Việt Nam, hoặc nhân đó chia ra Nam Bắc để trị, chia cắt Việt Nam thành hai nuớc.
Một khi điều đó xảy ra, một chính quyền Việt Nam thân Trung Quốc, hoặc một chính quyền Bắc Việt Nam thân Trung Quốc sẽ trở thành láng giềng hữu hảo của Trung Quốc, không chỉ một lần đến tay, có thể giải quyết xong vấn đề lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam mà còn có thể từ một cú đánh, đập tan hành vi bá quyền của Việt Nam tại Đông Nam Á. Đáng tiếc là chúng ta đã không có tính toán đó, không có chiến lược đó, nói làm gì đến chuyện có sự chuẩn bị trước.
Đánh trả tự vệ đã hơn ba mươi năm rồi, cục diện quốc tế đã mấy lần bãi biển nương dâu, bộ mặt Trung Quốc cũng mấy lần đổi mới, Trung Quốc không còn là Trung Quốc ngày xưa nữa.
Thế nhưng cần tổng kết quá khứ, để nghênh đón tưong lai. Từ trong sai lầm lịch sử chúng ta phải tìm ra trí tuệ mới…, xây dựng quốc phòng hùng mạnh, xây dựng một nước Trung Hoa quật khởi và hưng thịnh
DDD
Nguồn: China.com ngày 20/2/2011 (Võng thưọng đàm binh: đối Việt phản kích chi cảm: vi hà bất chi giải Việt Nam, tán thoái tỷ tấn công thương vong đa)
Người giới thiệu gửi trực tiếp cho BVN

Thư của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên

Thư của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ gửi Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9

BVN nhận được lá thư ngỏ sau đây của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, đề nghị đăng lên trang mạng chúng tôi, nhằm thông qua phương tiện truyền thông internet đề đạt một số ý kiến khẩn cấp của ông đến các vị lãnh đạo cũng như toàn thể Quốc hội khóa XII, nhân kỳ họp thứ 9 sắp diễn ra, đồng thời cũng chuyển tải đến bạn đọc trong ngoài nước để rộng đường dư luận. Xin trân trọng công bố toàn văn lá thư của nhà cách mạng lão thành.
Bauxite Việt Nam
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
--------------------------------
Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2011
Kính gửi: - Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư ban chấp hành TƯ Đảng-
Chủ tịch quốc hội;
- Các đồng chí Phó chủ tịch Quốc hội;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Toàn thể đại biểu Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9.
Tôi xin trân trọng đề nghị lãnh đạo Quốc hội và toàn thể đại biểu Quốc hội quan tâm đến một vấn đề cực kỳ bức xúc của nhân dân ta hiện nay, đó là vấn đề: “Cần sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Tôi xin được trình bày như sau:
A. Nước ta rất hẹp, người đông, môi trường, thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn ra vô cùng phức tạp. Cùng chịu những tác động chung của thế giới nhưng Việt Nam có những nguy cơ riêng biệt, nguy hiểm hơn, đó là dự báo của một số chuyên gia cho rằng nước biển sẽ tràn ngập một phần đồng bằng sông Cửu Long. Cũng tại khu vực này còn có hiểm họa nước ngọt và phù sa sông Mê-kông sẽ cạn kiệt, một trong những nguyên nhân là do các nước trong khu vực thi nhau làm đập thủy điện.
Những hiểm họa này, cộng với việc sử dụng đất đai phung phí, thiếu quy hoạch, làm diện tích đất trồng trọt suy giảm rất lớn qua từng năm, sớm muộn sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực của ta – nước đang xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Chúng ta đều biết: An ninh lương thực gắn liền với an ninh chính trị. Hiện nay nhiều quốc gia đang lao đao chính là do phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực và chính trị. Thực chất, nước ta phải nói đúng là vừa xuất vừa nhập lương thực và các sản phẩm nông nghiệp, đó là nhập ngô, đậu tương, chưa kể bột mì. Sản lượng xuất hàng năm đạt khoảng khoảng trên 3,2 tỷ USD. Một câu hỏi đặt ra là không hiểu tại sao, ngành nông nghiệp không tăng mạnh hơn nữa diện tích trồng ngô, đậu tương ở miền núi, Tây Bắc và một số khu vực khác. Có thể bán gạo đồng bằng, mua ngô từ miền núi, giảm bớt nhập khẩu ngô, đậu tương, chủ động cân đối giữa các vùng miền trong nước, giảm bớt nhập siêu.
B. Từ ngày nước ta mở cửa, đổi mới, phát triển đất nước toàn diện, nhà nước và nhân dân ta đã quy hoạch, dành ra một phần đất đai để thực hiện các nhu cầu phát triển mới, đó là điều cần thiết, không cần bàn cãi. Nhưng vấn đề cần bàn là có nơi lợi dụng việc này để sử dụng đất đai phung phí sai mục đích, sai đối tượng, sai địa điểm, sai quy mô. Đặc biệt, nhiều nơi thiếu cân nhắc khi sử dụng đất ruộng lúa. Điển hình có các dạng sai phạm sau đây:
1. Cho nước ngoài thuê đất đai để đầu tư, sản xuất, dịch vụ, có tỉnh có trách nhiệm với đất đai nên quy hoạch đúng vị trí, đúng quy mô, thời hạn; nhưng cũng có những địa phương thiếu cân nhắc thận trọng, dồn làng bản, khu phố lấy ruộng nước cho thuê quá rộng, quá dài, vượt cả quy mô, yêu cầu của dự án, cơ sở sản xuất, dịch vụ dẫn đến có chủ đầu tư đã đầu cơ bán lại đất đai, thu chênh lệch. Ai chiếm được nhiều, bán chênh lệch được nhiều, lại tái đầu tư chiếm thêm các diện tích đất đai khác, cứ như vậy nhanh chóng làm giàu và trở thành các đại gia bất động sản, được tiếng là hoành tráng nhất.
2. Một điều đáng buồn là ở một số thành phố lớn, có những vị trí “vàng”, phong thủy đẹp lại dành cho tư bản nước ngoài thuê dài hạn với giá rẻ để họ xây cất biệt thự, chung cư, bán với giá cắt cổ cho cán bộ, nhân dân ta. Chẳng những thế, họ còn khôn khéo huy động vốn của chính ta bằng mọi cách, như đưa ra quy định bắt người mua phải trả trước, cá biệt còn có cả cách vay tiền từ ngân hàng chúng ta. Đáng ra, những diện tích đẹp như vậy phải huy động các doanh nghiệp trong nước có năng lực đứng ra làm, chắc chắn họ sẽ thiết kế đẹp phù hợp với điều kiện của nước ta. Không nên lấy đất đai – là thành quả của nhân dân – làm giàu cho tư bản nước ngoài (chưa kể các doanh nghiệp nước ngoài luôn tìm cách chuyển giá, khai lỗ giả, chuyển lãi thực về nước, trốn đóng thuế tại Việt Nam) trong lúc người nghèo và cán bộ của ta chưa có chỗ ở. Hiện tượng này gây bức xúc lớn trong dư luận, rất cần chấm dứt, càng sớm càng tốt, sẽ được lòng dân.
3. Có thành phố, có tỉnh cho nước ngoài thuê đất phát triển quá nóng, cho phép xây 7- 8 sân golf, mỗi sân chiếm hơn 100ha đất, thậm chí có nơi chiếm cả đất trồng lương thực.
4. Có nơi cho nước ngoài thuê đất ở vị trí phong cảnh đẹp để mở sòng bạc. Nếu Nhà nước cho mở sòng bạc hiện đại, to lớn, làm sao cấm được nhân dân đánh bạc dù trước mắt có lợi nhuận. Đất nước Việt Nam ta dứt khoát không học theo cách này.
5. Cho nước ngoài thuê đất rừng để trồng cây nguyên liệu với giá rẻ mạt, có nơi Chính phủ đã hạn chế được, nhưng đáng tiếc là có nơi vẫn đang phát triển một cách khó hiểu, đây là sự thách thức lòng dân. Tại sao không đầu tư để nhân dân ta sản xuất?
Tất cả các loại hình cho nước ngoài thuê đất nói trên đều theo cơ chế “nhượng địa” từ 50-70 đến 90 năm, người dân Việt Nam bình thường, không ai được phép vào các khu vực đó!
6. Ở trong nước, mấy năm nay phát triển các khu đô thị quá nóng, ngày càng sa vào đấu thầu, đầu cơ, gây hiện tượng bong bóng đất đai. Một số đại gia và nhiều người làm giàu nhanh chóng bằng cách tước đoạt đất đai của nhân dân với giá rẻ mạt, vay vốn ngân hàng cũng từ tiền của nhân dân để làm giàu cho một số người. Không hiểu đây là cơ chế gì? Việc phát triển các khu đô thị là cần thiết, trước đây chúng ta cũng đã từng xây dựng các khu dân cư 5 tầng, có quy hoạch đồng bộ. Lúc bấy giờ, vật tư thiết bị còn đơn giản nhưng vẫn hình thành căn hộ phù hợp với nhu cầu của nhân dân. Bước sang đổi mới, chúng ta đã có hình mẫu quy hoạch khu đô thị Linh Đàm do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đầu tư xây dựng, bán theo giá hạch toán sòng phẳng, kết hợp giữa quản lý và sử dụng một cách hợp lý. Phải chăng việc đó đã không duy trì được? Việc phát triển theo cơ chế đấu thầu, đầu cơ gây hiện tượng bong bóng đất đai, nhà cửa khiến cho cán bộ nhân dân nghèo không đủ khả năng mua được nhà. Trong lúc đó, hàng loạt các khu đô thị chiếm đất ruộng, từ Từ Sơn - Bắc Ninh đến Hà Nội và nhiều nơi khác, khu đô thị nào cũng có hàng loạt biệt thự, đất đai hàng chục năm nay vẫn bỏ hoang, rêu phủ cỏ mọc, không biết là của ai, do ai quản lý? Có nhiều nơi bị găm hàng chục ngàn hecta, bỏ hoang để đầu cơ. Việc hao hụt đất đai sai lệch quá lớn.
Có người biện minh: Không sao! Năng suất, sản lượng tăng sẽ bù vào! Năng suất, sản lượng tăng là biện pháp sáng tạo, tích cực nhưng việc đó không thay được tính chiến lược, giá trị của đất đai. Tình trạng này còn tạo nên kẽ hở cho một số người dùng lợi nhuận từ chênh lệch giá trị trên chính đất đai của nhân dân, tích lũy đủ vốn lại khuếch trương lấn chiếm, mở rộng đất đai có giá trị ở nông thôn và các vị trí đắc địa ở các thành phố lớn. Cứ như vậy sẽ dẫn đến hậu quả gì? Cần cho tổng kiểm tra một cách minh bạch!
Đất đai là tài sản vô giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất của nông – công – lâm, là an ninh lương thực, an ninh chính trị. Tình trạng lộn xộn vừa qua đã tạo nên bất bình ngày càng tăng trong nhân dân, các vụ khiếu kiện đông người ngày càng tăng, là nguy cơ “ngấm ngầm” không thể coi thường. Sở dĩ có tình trạng trên là do trong Luật đất đai có sơ hở; Chính phủ phân cấp, phân công quản lý còn có thiếu sót; công tác thanh tra, giám sát còn mang tính hình thức, hiệu lực kém. Không ai dám lên tiếng thẳng thắn, nghiêm túc.
Quốc hội là cơ quan đại diện cho quyền lực cao nhất của nhân dân. Tôi trân trọng đề nghị Quốc hội hãy vì dân, do dân mà xem xét lại Luật đất đai để bổ sung, sửa đổi phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, của đất nước. Trong đề nghị của tôi, nếu có chỗ nào chưa phù hợp, mong Quốc hội lượng thứ.
Trân trọng cảm ơn.
clip_image002
Đồng Sĩ Nguyên
(Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; nguyên đại biểu Quốc hội các khóa I, IV, V, VI; nguyên Phó thủ tướng Chính phủ).
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.