15/8/10

TS Cù Huy Hà Vũ: Ðồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại

Nguyên Chủ tịch Nước Đại tướng Lê Đức Anh và Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ
Hình: Cù Huy Hà Vũ
Nguyên Chủ tịch Nước Đại tướng Lê Đức Anh và Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ

Các hành vi quân sự của Trung Quốc ở biển Đông ngày một gia tăng, tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị Bắc Triều Tiên đánh chìm một cách vô cớ… đang biến Đông Á thành khu vực nổi sóng. Vậy thì Việt nam phải làm gì? Sau đây là một số nhận định của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ từ Hà Nội dành cho VOA nhân dịp Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vừa chấm dứt tại Hà Nội.

Chia sẻ

Tin liên hệ

VOA: Thưa Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, với tư cách một nhà tranh đấu có tầm nhìn chiến lược hàng đầu trong công cuộc bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, ông có thể chia xẻ cảm nhận của cá nhân về những gì đang xảy ra liên quan đến an ninh của các nước ASEAN nói riêng, khu vực Đông Á nói chung?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Phải nói ngay rằng, bước sang thế kỷ 21, an ninh thế giới đã chuyển trọng tâm từ châu Âu sang Đông Á.
Một cách khái quát, an ninh thế giới từ sau Chiến tranh thế giới II được mặc định bởi nỗ lực ngăn chặn chiến tranh nóng mang tính hủy diệt hàng loạt giữa các nước phương Tây và khối cộng sản Đông Âu do Liên Xô đứng đầu và nỗ lực này đã thành công với sự sụp đổ ngoạn mục và được báo trước của khối cộng sản trên lục địa cũ vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20.
Ngày nay bất an thế giới lại đến từ Đông Á, hay chính xác hơn, từ Trung Hoa cộng sản.
Thực vậy, chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc “hậu Đông Âu” đang biến tướng thành chủ nghĩa đế quốc cổ điển hay chủ nghĩa Tân Đại Hán với đặc trưng là bành trướng lãnh thổ.
VOA: Dựa vào đâu Tiến sĩ cho rằng chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc đang biến tướng?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Ở Đông Nam Á, như tôi đã từng đề cập, Trung Quốc đã và đang thực hiện xâm lược cả “cứng” lẫn “mềm”. “Xâm lược cứng” là dùng sức mạnh quân sự để thôn tính như Trung Quốc đã làm đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và đang làm đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam. “Xâm lược mềm” là di dân cùng các dự án kinh tế có thời hạn hàng chục năm đến 99 năm ký với các nước “con mồi’ như cựu bán đảo Đông Dương và Miến Điện.
Ở Đông Bắc Á, Trung Quốc đang thực hiện “xâm lược mềm” đối với Bắc Triều Tiên bằng cách làm cho chế độ Bình Nhưỡng phụ thuộc vào họ đến độ dứt ra là “tắc tử”. Nói cách khác, Bắc Kinh đang thực hiện một cái chết từ từ đối với Bắc Triều Tiên để thời cơ đến sẽ sáp nhập vào Trung Quốc, biến nước này thành một “Nội Triều” theo hình mẫu “Nội Mông”.
VOA: Nếu kịch bản “Nội Triều” là có thật thì nó sẽ xảy ra khi nào, thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Theo tôi là vào giai đoạn “hậu Kim Chính Nhật” bởi lớp cháu nội của Kim Nhật Thành chắc chắn sẽ không đủ sức và nhất là không đủ bản lĩnh để cưỡng lại sự thôn tính của Bắc Kinh được chuẩn bị một cách công phu và cực kỳ thâm hiểm như đã phân tích.
Vả lại ở giai đoạn đó nếu Trung Quốc không “ra tay” trước thì một Bắc Triều Tiên kiệt quệ cả về kinh tế lẫn chính trị tất bị hút vào một Nam Triều Tiên thịnh vượng chẳng khác gì số phận của Đông Đức khi bức tường Berlin bị phá dỡ cách nay hai thập kỷ.
Để nói kịch bản “Nội Triều” tất yếu xảy ra nhưng Trung Quốc có thực hiện được chót lọt kịch bản này hay không lại là chuyện khác.
Ở Việt Nam phong kiến có câu: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” nên thêm một lý do nữa để tôi tin lớp kế ngôi Kim Chính Nhật không thể nào giữ được Bắc Triều Tiên như “lãnh địa” của họ Kim và tôi cũng tin rằng không chóng thì chầy hai miền Nam – Bắc Triều Tiên sẽ xum họp một nhà, tức bán đảo này sẽ được thống nhất một cách hòa bình như đã diễn ra với nước Đức.
VOA: Thưa Tiến sĩ, ông có quá chủ quan không khi chế độ Bình Nhưỡng luôn khoe sở hữu vũ khí hạt nhân và sẵn sàng gây chiến tranh, như đã thể hiện bằng việc dùng ngư lôi đánh đắm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc vào tháng ba vừa qua, theo kết luận của một điều tra quốc tế do Hàn Quốc đứng đầu; và mới đây còn dọa sẽ mở “thánh chiến” với Mỹ và Hàn Quốc?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Tôi cho rằng vũ khí hạt nhân nếu có chỉ đáng gờm khi còn nằm trong tay thế hệ “chiến tranh lạnh” như Kim Chính Nhật.
Về vụ tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị bắn chìm thì không nghi ngờ gì nữa, đó là một thách thức cực kỳ nghiêm trọng không chỉ đối với an ninh Đông Bắc Á mà đối với an ninh thế giới nói chung bởi nó diễn ra một cách vô cớ, không trong bối cảnh có xung đột quân sự công khai.
Chính vì tính chất siêu nghiêm trọng của vụ việc nên việc điều tra phải khách quan nhất có thể.
VOA: Ý ông muốn nói là cuộc điều tra do quốc tế tiến hành vẫn chưa được khách quan?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Đúng vậy. Chưa kể tính khách quan khó có thể đứng vững khi Hàn Quốc là nạn nhân lại lãnh đạo nhóm điều tra thì một trong những nguyên tắc giải quyết vụ việc hình sự dù quốc nội hay quốc tế là không được làm oan người vô tội bằng cách tìm cho hết chứng cứ gỡ tội chứ không được nhăm nhăm tìm chứng cứ buộc tội đương sự như nhóm điều tra quốc tế vụ Cheonan đã làm đối với Bắc Triều Tiên cho đến thời điểm này.
Cụ thể là nhóm điều tra quốc tế, tất nhiên không phải do Hàn Quốc lãnh đạo, phải mời Bắc Triều Tiên cùng điều tra theo một trong hai phương thức: hoặc là ngay từ đầu khi lập nhóm điều tra quốc tế, hoặc là sau khi nhóm điều tra quốc tế đã có kết luận sơ bộ về vụ Cheonan, cốt để nước này phản bác bằng cách đưa ra những chứng cứ chứng minh họ không dính líu. Rồi trên cơ sở xem xét một cách nghiêm túc mọi chứng cứ cả buộc tội lẫn gỡ tội cho Bình Nhưỡng nhóm điều tra quốc tế mới có thể đưa ra kết luận về vụ này.
Trong trường hợp kết luận điều tra xác định Bắc Triều Tiên là thủ phạm đánh chìm tàu chiến Cheonan mà nước này vẫn không chịu thì kết luận này vẫn được đệ trình Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc xem xét kèm bảo lưu phản bác của nước này. Tiếp đó nếu Hội đồng bảo an đồng ý với kết luận điều tra mà ra nghị quyết xử lý Bắc Triều Tiên theo công pháp quốc tế thì cũng không mang tiếng là áp đặt và nếu thành viên nào phản đối thì đó sẽ là hành vi “lạy ông tôi ở bụi này”, tự bộc lộ mình là đồng phạm.
Do đó việc Bắc Triều Tiên đề nghị tham gia điều tra là một cơ hội trời cho để có được một cuộc điều tra công bằng dẫn đến một kêt luận công bằng. Thành thử việc Hàn Quốc bác bỏ đề nghị theo tôi là thiện chí này không những đẩy việc giải quyết vụ việc vào thế bế tắc mà nguy hiểm hơn, gia tăng sự đối đầu của Bình Nhưỡng đến mức không ai có thể kiểm soát.
Tóm lại, bằng mọi giá Hội đồng bảo an phải vạch ra được thủ phạm đánh chìm tàu Cheonan không chỉ để trừng trị theo công pháp quốc tế mà còn để phòng ngừa một cách có hiệu quả những vụ tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Còn nếu tổ chức quyền lực nhất thế giới này không làm được như vậy thì điều này sẽ tạo ra tiền lệ xấu, vô cùng nguy hiểm ngay cả và trước hết đối với Bắc Triều Tiên. Thực vậy, nước này làm sao có thể kêu ai nếu tàu chiến của họ cũng bị đánh chìm một cách vô cớ như đã xảy ra với Cheonan!
VOA: Ông có nhận xét gì về lập trường của Hoa Kỳ trong vụ Cheonan, thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Đáng tiếc là Hoa Kỳ không có lập trường nhất quán trong vụ này khi vừa cáo buộc Bắc Triều Tiên gây ra vụ Cheonan vừa tuyên bố đây “không phải là hành vi khủng bố quốc tế” cũng như không có tuyên bố nào coi đây là hành vi chiến tranh của Bình Nhưỡng, trong khi tàu chiến bị đánh chìm chỉ có thể là sản phẩm hoặc của chiến tranh hoặc của hoạt động khủng bố chứ không thể của cái gì khác!
Tóm lại theo tôi Hoa Kỳ cần thay đổi thái độ, tuyên bố dứt khoát việc Bắc Triều Tiên phóng ngư lôi đánh chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc là hành vi chiến tranh và yêu cầu Hội đồng bảo an xử lý.
Mặc dầu vậy, điều quan trọng trọng hơn rất nhiều là phải lần cho được nguyên cớ gì khiến Bình Nhưỡng có thể hành xử một cách nguy hiểm và ngạo mạn đến như vậy.
VOA: Theo Tiến sĩ, do đâu mà Bắc Triều Tiên có lối hành xử hiếu chiến đến như vậy?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Hỏi tức trả lời, chính Trung Quốc - chứ không phải ai khác - “chống lưng” Bắc Triều Tiên làm vụ này.
Thực vậy, vấn đề không chỉ là với tư cách ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc Trung Quốc hoàn toàn có thể bảo đảm cho Bắc Triều Tiên thoát khỏi sự lên án và trừng phạt của Liên Hiệp Quốc như thực tế đã diễn ra mà là ở chỗ Bắc Kinh thông qua Bình Nhưỡng thách thức Mỹ về quân sự ở Tây Thái Bình Dương.
Tóm lại, cần phải đặt vụ Cheonan trong “hồ sơ Bắc Kinh” theo đó vụ này chỉ là “phép thử” mạnh mẽ đầu tiên của Trung Quốc đối với độ tin cậy của Mỹ trong việc bảo vệ đồng minh quân sự của mình nói riêng, độ tin cậy của các liên minh quân sự mà Mỹ là một bên nói chung, nhằm thực hiện chiến lược “Trung quốc hóa Đông Á” bằng vũ lực mà Bắc Kinh hẳn đã hoạch định cho thế kỷ 21 này.
Điều rất cần lưu ý là tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc dẫu hạn chế ở Đông Á nhưng vì nước này là cường quốc hạt nhân cũng như 1/3 lượng hàng hóa thương mại quốc tế và 50% số tàu chở dầu của thế giới qua lại trong khu vực nên chiến tranh xâm lược mà Bắc Kinh tiến hành tại đây tự nó mang tính toàn cầu. Bất an của thế giới ở thế kỷ 21 chính là chỗ đó.
Nói cách khác, an ninh thế giới mới phụ thuộc vào an ninh Đông Á.
VOA: Vậy theo Tiến sĩ, làm thế nào để hóa giải tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc ở Đông Á?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Để có thể chống lại một mối đe dọa quân sự có tính toàn cầu như Trung Quốc tất không thể “tự lực cánh sinh” mà phải dựa vào liên minh quân sự với cường quốc hạt nhân khác. Tuy nhiên, như tôi đã từng đề cập trong một cuộc phỏng vấn của VOA về tham vọng của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp biển Đông, chỉ có Hoa Kỳ với tư cách cường quốc duy nhất trên thế giới sẵn sàng đối mặt với Trung Quốc về quân sự mới có thể giúp Việt Nam nói riêng, các nước trong khu vực Đông Á nói chung, giải nổi bài toán an ninh lãnh thổ.
Cụ thể là liên minh quân sự với Mỹ sẽ giúp Việt Nam khẳng định và bảo vệ thành công chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
Tuy nhiên để có thể vô hiệu hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất các cuộc tấn công quân sự từ phía Trung Quốc cần phải có một tư duy phòng thủ mới trong khu vực.
VOA: Điều này rất quan trọng, xin Tiên sĩ nói rõ thế nào là “tư duy phòng thủ mới”?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Các liên minh quân sự song phương hiện có giữa Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Phillippines, Thái Lan với Mỹ là để đối phó với những nguy cơ của thế kỷ 20 chủ yếu bắt nguồn từ chủ nghĩa cộng sản. Nói cách khác, sự có mặt quân sự của Mỹ ở các nước đó là nhằm duy trì chính quyền sở tại phi cộng sản hay nói cách khác, mang tính chất đối nội, “nhà ai nấy lo”.
Nay thì nguy cơ khác hẳn, bắt nguồn từ tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc mà để hiện thực hóa nước này sử dụng chiêu “giải quyết tranh chấp trên cơ sở song phương” hay “chia để trị”. Vậy để hóa giải thành công chiêu “chia để trị” thì “kế liên hoàn” ắt là thượng sách. Cụ thể là phải tổ chức phòng thủ tập thể trên cơ sở liên kết các liên minh quân sự sẵn có và sẽ có với Mỹ trong đó liên minh quân sự Việt – Mỹ là không thể thiếu.
Tôi tạm gọi tổ chức phòng thủ mới này là Phòng thủ chung Đông Á (EACD - East Asia Common Defense).
VOA: Tại sao ông lại quả quyết rằng liên minh quân sự Việt – Mỹ là không thể thiếu trong hình thái phòng thủ chung chống lại đe dọa xâm lược từ phía Trung Quốc, thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Đơn giản là Việt Nam là nước có kinh nghiệm dày nhất và thành công nhất trong kháng chiến chống xâm lược Trung Hoa và kinh nghiệm này một khi chia xẻ chắc chắn sẽ rất hữu ích cho phòng thủ của các nước khác cũng trong “tầm ngắm” của Trung Quốc.
Thực tình mà nói, Việt Nam là nước Trung Quốc sợ phải giao chiến nhất.
VOA: Liệu có trở ngại gì không khi Việt Nam liên minh quân sự với Hoa Kỳ, đối tượng mà Hà Nội coi là “xâm lược” trong cuộc chiến tranh Việt Nam, thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Cù huy Hà Vũ: Để cứu nước thì dù có phải liên minh với quỷ dữ cũng vẫn phải làm. Với Hiệp định 6 tháng 3 năm 1946 Hồ Chí Minh chẳng đã “rước” quân Pháp lăm le tái chiếm Đông Dương từ miền Nam ra miền Bắc Việt Nam để thay thế 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc chẳng phải là bài học lớn đó sao?
Thành thử liên minh quân sự với cựu thù hay “quân xâm lược” trong quá khứ để bảo vệ Độc lập và Chủ quyền lãnh thổ quốc gia đâu có phải là vấn đề!
Huống hồ quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam không phải là những kẻ xâm lược. Thực vậy, “xâm lược” là hành vi xâm chiếm lãnh thổ của nước khác trong khi cuộc chiến mà Mỹ đã tiến hành ở Việt Nam là nhằm đánh chặn chủ nghĩa cộng sản chứ không nhằm mục đích chiếm đất. Nói cách khác, cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam là cuộc chiến “ý thức hệ”.
Tương tự như vậy, nếu mục đích của Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ trước là lãnh thổ chứ không phải để chống “cộng sản hóa” bán đảo này thì không loại trừ lá cờ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã thêm một ngôi sao thay vì Hàn quốc bây giờ.
Vả lại, nếu ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam khăng khăng tiến hành chiến tranh trên lãnh thổ nước khác là “xâm lược” để duy trì quan điểm “Mỹ xâm lược Việt Nam” thì cuộc chiến 10 năm của Việt Nam ở Căm Pu Chia, từ 1979 đến 1988, phải được gọi là gì?!
Nói cách khác, quan điểm “Mỹ xâm lược Việt Nam” thực sự “hết thiêng” với việc quân đội Việt Nam đánh thẳng vào Phnompenh để lật đổ chế độ diệt chủng của “cựu đồng chí” Khmer Đỏ.
VOA: Mới đây khi trả lời báo chí phỏng vấn về Hội nghị Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tuyên bố: “Không để các lực lượng xấu sử dụng vấn đề Biển Đông để kích động, chia rẽ quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, chia rẽ quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Việt Nam”. Phải chăng đây lại là trở ngại khác cho việc Việt Nam và Hoa Kỳ trở thành đồng minh quân sự của nhau, thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Hoàn toàn không phải như vậy, ngược lại là đằng khác.
Thứ nhất, phải khẳng định rằng không có đảng phái chính trị nào, không có Nhà nước nào, không có nhân dân nào phi quốc gia và không có quốc gia nào lại có thể tồn tại không trên lãnh thổ cụ thể. Do đó bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là chính là bảo vệ quốc gia, tức bảo vệ lợi ích của nhân dân và mọi thể chế chính trị tồn tại trong quốc gia đó. Nói cách khác, không bảo vệ được lãnh thổ là mất hết!
Vì vậy, không thể có chuyện ngược đời là hy sinh lãnh thổ mà ở đây là chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc lại có thể bảo vệ được lợi ích của đảng phái chính trị, Nhà nước hay nhân dân Việt Nam.
Thứ hai, phải nói thẳng là quan hệ “đồng chí” hay quan hệ “hữu cơ” phải bảo vệ bằng mọi giá giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc đã không còn lý do tồn tại.
Thực vậy, mục đích của chủ nghĩa cộng sản là tiêu diệt chủ nghĩa tư bản và xây dựng một thế giới phi quốc gia. Thế nhưng có lẽ trừ thời kỳ trước khi nắm chính quyền, cả Đảng cộng sản Việt Nam lẫn Đảng cộng sản Trung Quốc không đảng nào còn công khai “chí hướng” xây dựng một thế giới phi quốc gia và hiện nay thì cả hai đảng không những loại hẳn “đấu tranh giai cấp” ra khỏi cương lĩnh của đảng mà ngược lại, hối hả thực hành chủ nghĩa tư bản như thể lấy lại thời gian đã mất!
Thứ ba, nếu các chính khách như quan chức Đảng cộng sản hay Chính phủ Việt Nam mà tuyên bố như vậy thì hẳn nhiên đó là lời lẽ của những kẻ phản bội Tổ quốc và với loại người này mà bàn tính liên minh quân sự với nước ngoài để bảo vệ Tổ quốc thì quả thật hơn cả nhạo báng, là một sự sỉ nhục!
Tuy nhiên đây là phát ngôn của một tư lệnh quân sự mà phép quân thì được quyền nói dối, được quyền “nói một đằng, làm một nẻo”, mà theo binh pháp Tôn Tử là chiêu “Dương Đông kích Tây”. Nghĩa là phát ngôn trên của Tướng Phùng Quang Thanh nhằm che dấu nỗ lực ngày một gia tăng của quân đội Việt Nam trong việc chống lại hiểm họa xâm lăng từ Trung Quốc mà liên minh quân sự với Mỹ dù muốn hay không vẫn là sự lựa chọn hàng đầu.
Về phía ban lãnh đạo Bắc Kinh, tôi cho rằng họ, nhất là với tư cách hậu duệ của Tôn Tử, không dễ gì mắc kế “Dương Tây kích Đông” của tướng lĩnh Việt Nam nhưng cũng không dễ gì thoát khỏi như lịch sử chiến tranh giữa hai nước đã chứng minh.
VOA: Như tiến sĩ đã nói, liên minh quân sự với Mỹ là để cứu nước, cụ thể và trước mắt là để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Thế nhưng vào năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã gửi cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai Công hàm coi như tán thành Tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải của Trung Quốc, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một sự kiện bị nhiều người Việt coi là “bán nước”. Vậy ý kiến của Tiến sĩ về Công hàm này như thế nào?
TS Cù Huy Hà Vũ: Năm 1979 trong Tuyên bố về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định sự diễn giải của Trung quốc về văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản văn chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc. Biên niên các hoạt động đối ngoại của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong sách “Phạm Văn Đồng và Ngoại giao Việt Nam” do Bộ Ngoại giao Việt Nam biên soạn năm 2006 đã không liệt kê văn kiện này.
Ngoài ra có ý kiến cho rằng Công hàm không thể có giá trị vì được ký vào Chủ nhật, tức không phải ở nhiệm sở.
Thế nhưng phản đối cách diễn giải của Trung Quốc, dùng tiểu xảo hay dấu nhẹm Công hàm đều không phải là cách để rũ bỏ văn kiện ngoại giao tai hại này. Theo tôi cách duy nhất để làm việc này là chứng minh Công hàm không có giá trị về mặt pháp luật.
VOA: Muốn chứng minh thì phải chứng minh như thế nào, thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là vô hiệu với ba căn cứ sau:
Một là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có thẩm quyền đàm phán về lãnh thổ.
Hiệp định Genève 1954 đã chia cắt tạm thời Việt Nam làm hai tại vĩ tuyến 17 và dự kiến sự chia cắt tạm thời đó sẽ được xoá bỏ vào năm 1956 sau khi tổng tuyển cử được tiến hành trên toàn lãnh thổ Việt Nam bầu ra được một Quốc hội thống nhất và trên cơ sở đó định ra được một Chính phủ thống nhất.
Như vậy, cả Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở miền Bắc lẫn Chính phủ Quốc gia Việt Nam và tiếp đó nội các Việt Nam Cộng hoà ở miền Nam đều là những chính quyền tạm thời nên theo công pháp quốc tế không có thẩm quyền đàm phán lãnh thổ với nước ngoài. Nói cách khác, chỉ có Chính phủ của một nước Việt Nam thống nhất mới có thẩm quyền đó.
Thế nhưng như chúng ta đã thấy, Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tư cách Chính phủ của nước Việt Nam thống nhất, hơn thế nữa, với tư cách Chính phủ Việt Nam duy nhất được Liên Hiệp Quốc công nhận, chưa bao giờ công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc, mà ngược lại, luôn khẳng định hai quần đảo này là lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.
Hai là, ngay cứ cho rằng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Chính phủ của nước Việt Nam thống nhất thì Công hàm này cũng không mảy may có giá trị pháp lý vì Công hàm này chưa bao giờ được trình Quốc Hội xem xét và phê chuẩn.
Thực vậy, theo thông lệ quốc tế, mọi cam kết quốc tế của Chính phủ, của Thủ tướng hay của người đứng đầu Nhà nước chỉ có giá trị pháp lý hay có hiệu lực thi hành nếu cam kết được Quốc Hội phê chuẩn. Nói cách khác, Công hàm chỉ dừng lại ở mức phản ánh quan điểm của cá nhân Thủ tướng Phạm Văn Ðồng hay của Chính phủ.
Ba là, Công hàm không có giá trị vì bản thân Tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ Trung Quốc về lãnh hải của Trung Quốc hoàn toàn không có giá trị đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thực vậy, Trung Quốc chưa bao giờ phủ nhận dưới bất cứ hình thức nào chữ ký của Thủ tướng Chu Ân Lai tại văn bản Hiệp định Genève 1954 công nhận Chính phủ Quốc gia Việt Nam được quyền quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
VOA: Để kết thúc, Tiến sĩ có thông điệp nào nhắn gửi Diễn đàn khu vực ASEAN vừa chấm dứt?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Đồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại vì một an ninh thế giới mới đến từ Đông Á.
VOA: Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ về sự mạnh mẽ và sâu sắc trong quan điểm cũng như về thời gian mà ông đã dành cho VOA trong cuộc phỏng vấn này.

THÀNH LẬP NATO PHƯƠNG ĐÔNG

Lê Văn Xương
Nhiều cuộc phô diễn quân sự liên tục tại Thái Bình Dương của Mỹ cùng các đồng minh trên vùng biển Hawai cũng như vùng biển Triều Tiên ; các lời tuyên bố mạnh của nhiều quan chức cao cấp Mỹ liên quan đến Biển Đông ; hàng loạt các cuộc thăm viếng của các giới chức Anh đến Ấn Độ ; các dấu hiệu khác cho thấy lần đầu tiên kể từ sau khi rút khỏi Đông Dương năm 1955 theo thỏa hiệp Geneve chia đôi VN năm 1954, Pháp đang tỏ dấu hiệu cho thấy cũng đang chuẩn bị trở lai vùng Đông Dương theo một cách nào đó ; Nga cũng đang tập trận tại vùng Sibia với phương tiện chiến tranh được tăng cường mạnh mẽ, song song với việc mở rộng quan hệ quân sự với VN ; Nhật cũng đang tìm kiếm cách thức củng cố quan hệ chính trị an ninh với VN . Đối lại với các diễn biến đó, Bắc Kinh lên tiếng đả kích dữ dội nhắm vào Mỹ , tập trận bắn đạn thật trên quy mô lớn kết hợp hai hạm đội tại vùng biển Đông của nước ta .
Đụng độ quân sự tuy chưa sảy ra theo cách thức kiểu cổ điển, nhưng hình thái chiến tranh hiện đại nhất thực tế đã sảy ra rồi . Tình hình này đặt ra câu hỏi là : có sự khác biệt nào giữa việc Âu Châu xâm lăng Á Châu để biến thành thuộc địa hồi thế kỷ 19, với cuộc trở lại Á Châu của các thế lực Phương Tây hôm nay hay không ? và rồi tương lai của Á Châu sẽ ra sao ? một lần nữa trọng tâm tranh chấp tại Á Châu vẫn tập trú vào vùng bán đảo Đông Dương nà VN là điểm chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến tối hậu này . Lịch sử đang được lập lại nhưng với chủ hướng mới, hy vọng mới ; cũng khá giống với chính tình Âu Châu trước khi thế chiến II nổ ra vào năm 1939 để dẫn đến chỗ quân Mỹ phải có mặt lâu dài tại Tây Âu để giúp ổn định tình hình tại đấy, xây dựng lại Tây Âu, đối đầu với Liên Xô trong chiến tranh lạnh ; để dẫn đến chỗ về căn bản thì toàn Âu Châu được thống nhất về một mối vào cuối thế kỷ 20 .
THẾ GIỚI ĐÃ THAY ĐỔI QUÁ SÂU RỘNG TRONG HAI THẾ KỶ QUA
Văn minh Âu Châu vào thế kỷ 19 thực ra vẫn chỉ mới ở bước khởi đầu trong quá trình chuyển hóa xã hội Âu Châu Trung Cổ sang xã hội Âu Châu hiện đại . Họ chưa thực sự hiểu về chính mình cũng như thế giới khách quan ; cho nên Âu Châu vào thế kỷ 19 vẫn bị chi phối bởi lối hành xử theo kiểu cổ lấy việc chiếm đoạt làm mục tiêu tối hậu để bảo đảm sức mạnh . Chủ trương như vậy đã được biết bao chế độ khác nhau từ đông sang tây thực thi trong suốt mấy ngàn năm lịch sử đã qua . Trước các tranh chấp liên miên tại Âu Châu nhân danh quyền lợi quốc gia, được cổ vũ bởi việc Tây Ban Nha mau chóng trở nên giầu có vượt bực khi xâm chiếm thuộc địa tại Nam và Trung Mỹ . Tây Ban Nha có khả năng chi phối cả Giáo Hoàng La Mã trong việc bảo vệ quyền lợi của Tây Ban Nha tại Tân Thế Giới, cũng như Bồ Đào Nha tại Viễn Đông . Nhiều quốc gia Âu Châu khác có lợi thế trên biển đua nhau tìm kiếm các cơ hội xâm chiếm thuộc địa để vơ vét tài nguyên cũng như bảo vệ thị trường của mình . Anh Quốc nổi lên để rồi đụng độ với Pháp trên biển vào đầu thế kỷ 19 khi thế lực Tây Ban Nha suy yếu hoàn toàn .
Nước Mỹ Hội Kín cứ tĩnh tọa chiêm quan các diễn biến sảy ra tại Âu Châu cũng như các vùng thuộc địa do Âu Châu chiếm đóng . Mỹ biết rõ một Âu Châu phân hóa đầy mâu thuẫn sẽ là cơ hội lớn để Mỹ vượt lên lãnh đạo thế giới, giải tán chế độ thực dân cũng như chủ nghĩa Cộng Sản để đem lại cho hòa bình cho thế giới . Các thế chiến, chiến tranh lạnh trong thế kỷ 20 đều nằm trong các toan tính thống nhất đó . Lịch sử lâu đời hàng ngàn năm của Hội Kín Freemason kết hợp với Hội Kín Cựu Dòng Tên là một nhánh thuộc Giáo Hội Công Giáo La Mã tự khắc biết cách thức bình định và xây dựng lại thế giới như thế nào . Cho nên chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa Cộng Sản phải bị dẹp tan là vậy .
Có như vậy thì thế giới mới huy động tổng lực được trí tuệ toàn cầu trong việc phát triển khoa học kỹ thuật , vốn được coi là chìa khóa giải quyết hàng loạt các tranh chấp do trình độ chậm tiến về trí tuệ đối với phần còn lại của thế giới gây ra, cũng như các cuộc tranh chấp đòi quyền quyền sống đối với nhiều vùng trên thế giới . Chỉ trong một thế kỷ kể từ khi Albert Einstein xuất hiện chánh thức năm 1915 đến nay, thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ rất ngoạn mục không thể tưởng tượng nổi , hứa hẹn khả năng giải quyết căn bản mối lo của nhân loại liên quan đến miếng ăn, chỗ ở, an toàn bản thân . Tài nguyên thiên nhiên chẳng thiếu trên trái đất này, khoa học kỹ thuật cho phép loài người có thể khai thác được các loại tài nguyên trong vũ trụ cũng như khôi phục lại hệ sinh thái toàn cầu . Nhưng nỗ lực lớn lao ấy chỉ thực hiện được khi tranh chấp giữa một nhóm quốc gia vẫn bị chi phối bởi chủ nghĩa bành trướng theo lối cũ phải bị dẹp tan .
Nhiều người cảm thấy bi quan khi nhìn thế kỷ 20 toàn thấy chiến tranh thôi, chết chóc quá lớn, tương lai vẫn đầy bất ổn . Thực tế không phải như vậy . Tiến bộ mà con người đạt được trong thế kỷ 20 lớn lao lắm . Xin cứ nhìn Âu Châu trong đầu thế kỷ 20 hỗn mang như thế nào, chế độ thực dân tồi tệ ra sao, nhiều quốc gia Âu Châu cũng như Nhật Bản tiếp tục lao vào con đường chủ nghĩa đế quốc . Sau chiến tranh, đến cuối thế kỷ 20 Âu Châu ổn định, mầm mống chiến tranh bị dẹp bỏ . Người dân Âu Châu - kể cả vùng Balkan đầy xáo trộn về chủng tộc , tôn giáo đã từng là chiến địa của biết bao nhiêu cuộc chiến từ thời cổ đại để lại - ngày nay đã biết đến hòa bình , ổn định và thịnh vượng . Hãy cứ xem nước Nga chủ trương đế quốc từ khi lập quốc đến giờ, cũng chỉ miệt mài thôn tính nước khác, nay đang đạt được các tiến bộ rất đáng khích lệ trong việc hội nhập toàn diện với Âu Châu và đang đóng góp tích cực vào việc tạo dựng một thế giới mới .
Đối với phần còn lại của thế giới mà cụ thể nhất là tại Á Châu đầy dẫy các tranh chấp do lịch sử để lại vốn được coi là phức tạp hơn tình hình tại Âu Châu vào đầu thế kỷ 20 rất nhiều, thì ngày nay các giá trị về tự do dân chủ đang từng bước bén rễ trong lòng các xã hội ấy , dĩ nhiên ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào lịch sử của từng vùng . Á Châu quá rộng lớn nên mọi so chiếu với Âu Châu vào hồi đầu thế kỷ 20 cần được chia làm ba vùng khác nhau , đó là vùng Trung Đông Lưỡng Hà, vùng Nam Á, vùng Viễn Đông . Mỗi vùng có những đặc trưng khác nhau, mức độc chín mùi khác nhau , cho nên cách giải quyết cũng khác nhau đối với thế giới trong thế kỷ 21 này . Mặc dù về tổng quát thì cả ba vùng thuộc Á Châu mênh mông đó bị chi phối sâu rộng bởi chủ nghĩa bành trướng Hán Hoa , các đối sách của Ấn Độ cũng như Nga ở phía Bắc, cũng như các nước Đông Nam Á sẽ làm cho cục diện Á Châu thay đổi sâu sắc trong 20 năm đầu của thế kỷ này .
HIỆN TÌNH Á CHÂU
Hai thế chiến cũng như chiến tranh lạnh nhằm mục tiêu cụ thể là giải quyết các mâu thuẫn về quyền lợi giữa các quốc gia Âu Châu với nhau . Dù có những khác biệt nhất định, nhưng nền tảng các xã hội Âu Châu vẫn thống nhất dựa trên tinh thần Kyto giáo ; ấy thế mà Âu Châu cũng không thể tự mình giải quyết được bất đồng quyền lợi, phải nhờ đến sự tiếp tay của Mỹ một cách kiên quyết mới thống nhất Âu Châu được .
Tình hình Á Châu phức tạp hơn rất nhiều :
a / tại đó các đế chế đã từng tồn tại liên tục đến 2500 năm , như Hán Hoa, Iran chẳng hạn , họ lại rất hãnh diện về lịch sử lâu dài của mình nên luôn muốn tái tạo dựng đế chế kiểu xưa bất chấp các thay đổi của tình hình thế giới .
b / tại đó các tôn giáo đã từng là đầu mối của biết bao cuộc chiến sảy ra , các xã hội ấy vẫn chưa thoát khỏi tình trạng bị các nhóm giáo quyền chi phối về mặt tinh thần, nên mọi thay đổi hoặc can thiệp từ bên ngoài dễ dẫn đến điều mà ta gọi là chiến tranh tôn giáo hay chiến tranh văn hóa (Culture Schock) .
c / tại đó họa da vàng trở thành một thực tế hiển nhiên trong thế kỷ này khi Á Châu không còn bị các thế lực phương tây chi phối kềm hãm như đã xảy ra trong quá khứ ; Hồi Giáo có tỷ lệ sinh sản cao nhất thế giới bất chấp các hệ lụy để lại cho thế giới nhỏ bé này ; khối dân Tầu trên 1.3 tỷ sẵn sàng xâm thực thế giới .
d / Á Châu quá khác biệt về chủng tộc do quá trình thiên di cả trên chục ngàn năm để lại , cho nên mâu thuẫn chủng tộc cũng nặng nề hơn rất nhiều so với Âu Châu . Có vùng tiến bộ như Nhật Bản chẳng hạn, nhưng nhiều vùng khác vẫn sống và suy nghĩ như thời Trung Cổ ở Á Châu còn sót lại như Afghanistan chẳng hạn . Các chủng tộc như người Huns trắng sống trong vùng Trung Á đến Afghanistan, người có nguồn gốc Ariel tại Trung Đông, người Huns vàng xuất phát từ Malta thuộc bắc Mông Cổ thuộc Nga ngày nay, người Liujiang tức là Bách Việt cổ xuất xứ từ vùng Quảng Đông hiện nay . Các yếu tố chủng tộc, văn hóa, tôn giáo kết hợp lại làm cho Á Châu trở thành vùng phức tạp nhất thế giới .
e / Thời kỳ bị Âu Châu cai trị để lại cho Á Châu nhiều dị nghị đối với Âu Châu . Chiến tranh lạnh thông qua chủ nghĩa Cộng Sản chủ yếu nhắm vào việc tàn phá trật tự cũ tại vùng đất đầy bất ổn này ; đã đẩy Á Châu rơi vào tình huống bị một vài nước lớn trong vùng nuôi tham vọng thôn tính kiểu thuộc địa cũ .
Á Châu nay bất ổn toàn diện là vậy . Cần giải quyết tình trạng này thì thế giới mới yên được .
Á CHÂU KHÔNG THỂ TỰ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC BẤT ỔN TẠI ĐÓ
Lịch sử đã để lại cho ta nhiều bài học để đời, mâu thuẫn song phương luôn dẫn đến chỗ một thế lực khác từ bên ngoài nổi lên nhằm giải quyết các tranh chấp song phương . Trong thời cổ đại tại Trung Đông, Assyrian với Ai Cập tranh chấp đã dẫn đến chỗ bị Persia nổi lên thanh toán cả hai để hình thành đế chế Achaemenid lừng danh một thời . Đế chế vĩ đại do Alexander the Great thành lập sau đó cũng từng bước phải nhường chỗ cho đế quốc La Mã . La Mã suy tàn để hình thành nhiều quốc gia Âu Châu ngang tài ngang sức để dẫn đến chỗ Âu Châu lâm vào chiến tranh triền miên suốt thời Phục Hưng cũng như Trung Cổ . Âu Châu tự mình chẳng thể giải quyết được mâu thuẫn của mình cho đến khi nước Mỹ Hội Kín can thiệp trực tiếp mới giải quyết được vấn đề Âu Châu .
Á Châu không có biệt lệ nào cả . Hán tộc bành trướng theo đúng truyền thống của mình là điều chẳng xa lạ gì đối với những ai để tâm quan sát lịch sử Á Châu trong lâu dài . Hán tự coi là chủ của toàn Á Châu xuất phát từ tranh chấp Việt Hán từ thời thái cổ để lại , xuất phát từ cuộc xâm lăng của Mông Cổ trên toàn cõi lục địa Á Châu trải dài đến Trung Đông và Nam Âu thuộc Nga , xuất phát từ chỗ bị Phương Tây khinh mạt trong thời thuộc địa . Dù sao, so với các quốc gia khác tại Á Châu đã bị cái bóng của Hán che khuất trong thời gian lâu dài của lịch sử vùng này . Tại Á Châu này cũng chỉ có hai quốc gia không bị Âu Châu biến thành thuộc địa là Nhật và Hán, mặc dù Hán đã bị Liệt Cường xâu xé bắt phải mở tô giới đối với một số cảng dọc duyên hải , hai lần nha phiến chiến tranh khiến Hán phải mở cửa để người Anh bán thuốc phiện sản xuất từ Afghanistan , Hán phải bồi thường chiến phí . Hán cũng đã từng bị Nhật xâm lăng phải nhượng đất đai cùng vùng ảnh hưởng trên bán đảo Triều Tiên khi Nhật nương theo thế của Anh thông qua các ưu đãi tài chánh kỹ thuật để tạo dựng sức mạnh trong vùng Đông Bắc Á, cản chân Nga đi ra biển, xâm chiếm lãnh thổ Hán trong đầu thế kỷ 20 .
Nhưng chủ quyền của Hán nói chung vẫn tồn tại trong thực tế, Hán đã biết lợi dụng cơ hội đó để học hỏi phương Tây, đưa người đến định cư tại Đông Nam Á cũng như nhiều nơi trên thế giới để hình thành nước Hán hải ngoại . Điều này làm cho Hán có được những hiểu biết về phương tây đầy đủ hơn so với các quốc gia khác vẫn tranh đua với Hán ở phía Nam nay thuộc Đông Nam Á . Đông Nam Á lại là vùng không có quốc gia nào đủ hùng mạnh để làm đối trọng với Hán trên vùng Viễn Đông . Quốc gia có thể làm đối trọng với Hán duy nhất tại Á Châu Lục Địa là Ấn Độ nằm phía tây Hy Mã Lạp Sơn không tiện giao thông đi lại nên hai khối này chưa hề có dịp đụng nhau trong suốt lịch sử lâu đời của Á Châu . Nhưng Ấn Độ lại không phải là quốc gia được hình thành dựa trên cấu trúc chính quyền trung ương hùng mạnh như Hán đã đạt được từ trước thời nhà Hán (tức là nhà Tần) . Tại đó (Ấn Độ) mỗi vùng một thời nổi lên chi phối các vùng khác để hình thành kiểu chính quyền trung ương lỏng lẻo , trong khi các nhà nước nhỏ vẫn tồn tại một cách độc lập . Điều này làm cho nước Ấn dễ trở thành kiểu nhà nước Liên Bang hơn so với Hán .
Theo ghi nhận được Concise History of the World ghi lại thì năm 1800 dân số Hán được ghi nhận là 300 triệu , năm 1850 dân số thuộc đế quốc nhà Thanh được ghi nhận là 420 triệu , năm 1854 thì người Hoa đầu tiên tên là Yung Wing đã tốt nghiệp trường Yale . Các con số nêu trên chỉ dựa trên vùng lãnh thổ Hoa Lục do nhà Thanh cai trị hay bao gồm cả các vùng phụ cận mà Thanh Triều tự coi là lãnh thổ của mình là điều không được nói tới rõ ràng . Nhưng như lời Napoleon đã nói : “ Trung Hoa thức giấc, thế giới rung chuyển ” . Rất đúng như vậy, các sự kiện nêu trên là bước khởi đầu để báo hiệu một Trung Hoa thức giấc . Và như lịch sử toàn vùng đã để lại : “ một Hán-Hoa thức giấc thế nào cũng đụng độ với lân bang , chính yếu là với Việt Nam ” .
Lịch sử Á Châu cho đến cuối thế kỷ 18 vẫn là lịch sử của các cuộc tranh chấp giữa Việt với Hán . Tình hình thay đổi khi văn minh Phương Tây xuất hiện chi phối chính tình trong vùng . Nhiều nước khác vẫn giữ thái độ chống phương Tây cực đoan nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội tìm hiểu về văn minh phướng Tây một cách có hệ thống (như trường hợp nhà Nguyễn với Ông Nguyễn Trường Tộ và Bùi Viện chẳng hạn) , nên hiểu biết về thế giới bên ngoài thực tế chậm hơn Hán đến mấy chục năm .
Nhà Thanh nổi lên cai trị Hoa Lục đã đẩy rất nhiều tầng lớp cựu quan lại nhà Minh phải đi lưu vong tại Đông Nam Á , từ Đông Nam Á khi thế lực phương Tây xuất hiện trong vùng, những di dân này trở thành những người đầu tiên hợp tác với các thế lực cai trị phương Tây về thương mại, tài chánh . Thế là nước Tầu hải ngoại hình thành , tiếp tục mở rộng đến khắp thế giới, để đặt nền tảng cho chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc thời cận đại (dù CS hay Quốc Dân Đảng cũng thế thôi) . Mạng lưới toàn cầu này của Hoa Kiều Hải Ngoại đã thúc đẩy Tôn Văn hình thành chủ nghĩa Tam Dân để vừa đối phó với nhà Thanh đang suy tàn vừa đáp ứng đối với thế lực Phương Tây . Thực ra Tam Dân là khẩu hiệu chính trị có mục đích hứa hẹn cho người dân Trung Hoa về một nước Hán Hoa mạnh về mọi mặt (Dân Tộc) trên căn bản xã hội dân chủ để đem lại đời sống ấm no cho nhân dân (Dân Sinh) , chứ chẳng phải là học thuyết gì cả như nhiều người vẫn hằng suy tôn .
Mao Trạch Đông đến với chủ nghĩa Cộng Sản tại Nga là biết xử dụng mâu thuẫn giữa Nga với Tây Âu , dựa trên nhận định mang tính chiến lược là : “ kẻ thù của kẻ thù ta là bạn ta ” . Mặt khác Nga với Hoa liền biên giới sâu trong nội địa, như vậy Phương Tây không thể can thiệp nhằm hủy diệt sức mạnh của Mao được . Mao coi chủ nghĩa Cộng Sản là công cụ củng cố sức mạnh cho Hán Hoa trong tham vọng bành trướng lãnh thổ để từng bước tới tới việc thôn tính thế giới . Cần lưu ý rằng, một số ít người Cộng Sản thân cận với Mao đều là những người được học hỏi kỹ lưỡng tại Âu Châu như Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình đều du học tại Pháp trước khi tham gia thành lập Đảng CS tầu . Do thế, họ hiểu biết về thế giới hơn hẳn các lãnh tụ chính trị tại các nước Đông Nam Á . Cho nên Mao coi Tưởng chỉ là công cụ của Phương Tây, nên không triệt để thi hành chủ trương bành trướng Hán Tộc được . Mao quyết liệt chống Tưởng là vậy, vì Mao tin rằng Tưởng không biết thương thuyết với Phương Tây dựa trên sức mạnh nên dễ chấp nhận tương nhượng làm mất quyền lợi chiến lược của Hán . (thương thuyết phải dựa trên sức mạnh để hậu thuẫn cho các tương nhượng quyền lợi) .
Sự việc Mao bành trướng kết hợp với chủ trương bành trướng của Nga được Stalin thi hành triệt để là cội nguồn của chiến tranh lạnh . Phương Tây mà cụ thể ở đây là Mỹ chủ trương diệt chủ nghĩa bành trướng Nga trước , sau đó đến chủ nghĩa bành trướng Hán Hoa . Việc này ta đang chứng kiến các diễn biến chính trị quân sự đang sảy ra trên toàn cõi Á Châu .
Chiến tranh tại Âu Châu làm cho Âu Châu suy yếu đi , đó là cơ hội để Hán cũng như Hồi Giáo nổi lên tạo dựng sức mạnh nhằm cố khôi phục lại vị trí của mình đối với Phương Tây, dựa trên khối dân số mang tính áp đảo để từng bước dẫn tới mục tiêu thống trị toàn cầu của hán kết hợp với Iran cũng là quốc gia có truyền thống xâm lăng suốt từ thời cổ đại đến giờ này . Tham vọng bành trướng đó tất yếu sẽ dẫn đến chỗ đụng độ giữa Hán với Ấn Độ ở phía Tây cũng như với Nga ở phía Bắc, với các quốc gia Đông Nam Á ở phía Nam .
SỰ HÌNH THÀNH LỰC LƯỢNG
Khi Mỹ tham chiến trong thế chiến II, Mỹ trực tiếp điều hành hai mặt trận tại Âu Châu cũng như tại Thái Bình Dương . Sức mạnh của Mỹ vào thời điểm đó đã vượt xa Âu Châu cũng như Nhật Bản về mọi mặt . Ngày nay Âu Châu cũng như Nga về căn bản đã thống nhất cùng với Mỹ để tạo dựng lực lượng Đồng Minh thực sự trong lâu dài chứ không phải chỉ là đồng minh ngắn hạn như kiểu hợp tác Nga Mỹ hồi thế chiến II . Mặt khác, khi Tầu bành trướng trên bộ, trên biển, dựa trên sức mạnh kinh tế (Tầu mới tuyên bố vượt qua kinh tế Nhật, để trở thành nền kinh tế đứng hạng hai trên thế giới ) cũng như sức mạnh của đạo quân thứ năm nay có mặt trên khắp thế giới, nhất là vùng Đông Nam Á hiện do Tầu kiểm soát về kinh tế , tài chánh . Việc này ngay tức khắc tạo ra mối quan ngại của các quốc gia trong vùng liên quan đến chủ trương xâm thực của Tầu nhắm vào vùng Đông Nam Á , nên các quốc gia Đông Nam Á phải gấp rút tìm kiếm đồng minh để ngăn chặn đà bành trướng của Tầu xuống phía nam .
Tầu bành trướng sẽ tạo ra đe dọa đối với Ấn Độ, với Úc, với Nhật cũng như Nam Triều Tiên . Khi Tầu tuyên bố chủ quyền trên toàn vùng biển Đông của nước ta . Việc đó ngay tức khắc vi phạm luật quốc tế về biển cả . Mỹ cũng như Âu Châu kể cả Nga chẳng thể đứng im nhìn Tầu đe dọa an ninh toàn vùng . Thế lực Đồng Minh nay được mau chóng hình thành dựa trên sự kết nối hàng loạt quốc gia bị Tầu đe dọa quyền lợi sinh tử theo cách trực tiếp hay gián tiếp . Trên tầm nhìn rộng hơn nữa liên quan đến toàn vùng Thái Bình Dương , các nước bên bờ tây của Châu Mỹ cũng chẳng thể đứng ngoài cuộc được , các nước Âu Châu cũng chẳng thể làm ngơ trước hiểm họa do Tầu cố tình gây ra đối với thế giới .
Đó là những gì ta đã chứng kiến trong thời gian chưa đầy ba tháng qua khi chiến hạm Cheonan của nam triều Tiên bất ngờ bị tầu ngầm của Bắc Triều Tiên đánh đắm vào cuối tháng ba vừa qua trên vùng biển Hoàng Hải thuộc lãnh hải còn đang tranh chấp giữa hai miền Nam, Bắc Triều Tiên . Biến cố này cảnh tỉnh các nước trong vùng Đông Nam Á về hiểm họa do Hán gây ra đối với an ninh toàn Á Châu trên lục địa cũng như trên biển . Họ phải quyết định một thái độ lập trường cụ thể với Tầu , họ phải chọn một đồng minh trụ cột để tập hợp lực lượng nhằm đối phó hữu hiệu với các đe dọa xuất phát từ Bắc Kinh . Lực Lượng Đồng Minh Lớn được hình thành là vậy .
Như thế, xét về tương quan lực lượng thì Hán ngoài dân số trên 1.3 tỷ người được xử dụng như công cụ tràn ngập lân bang khi Hán bị đẩy vào chân tường . Hán tự coi đây là kế sách tối hậu theo kiểu “ bất chiến tự nhiên thành ” . Một khi Hoa Lục có bị tan hoang do chiến tranh với Mỹ, Nga, Ấn Độ cũng như Nhật trong trận chiến toàn diện bằng vũ khí nguyên tử với hỏa tiễn , thì các nước đối đầu với Hán cũng bị sứt mẻ ở mức độ nhất định . Khi đó số dân Hán cũng đã tràn ngập các lân bang rồi (kể cả vùng Siberia hay Trung Á cũng như Đông Nam Á) . Cho dù có thua trận chiến này thì thực tế, Hán cũng đã chiếm hoàn toàn vùng lãnh thổ xung quanh Hán, diện tích nước Hán sẽ mau chóng tăng lên ít nhất 3 triệu Km vuông đất chỉ trong một coup chiến tranh do Hán cố tình gây ra, và sẽ tiếp tục mở rộng theo cấp số nhân sau đó . Một khi đã chiếm xong Đông Dương cùng với Thái Lan, Miến Điện thì con đường đến Ấn Độ Dương được mở rộng thênh thang cho Hán bành trướng .
Hán tự biết là đang bị vây hãm đến mức tối đa bởi nhiều lực lượng Đồng Minh được kết hợp bởi nhiều quốc gia có chủ quyền . Hán đề ra nhiều sách lược khác nhau, tựu chung vẫn là từ từ gặm nhắm các lân bang thông qua mọi hình thức đầu tư thương mại, di dân để tạo dựng thế lực thân Hán tai chỗ, kết hợp với đường lối thương mại lươn lẹo thông qua các công ty khai thác tài nguyên, thực ra là các đội quân xâm lăng trá hình với sự yểm trợ bởi lực lượng quân sự để đe dọa tinh thần các nước lân bang trong kế hoạch xâm lăng mềm . Tuy vậy Hán sẵn sàng đi vào chiến tranh toàn diện kết hợp với di dân ồ ạt chiếm khắp vùng Đông Nam Á cũng như các hải đảo tại Thái Bình dương thuộc dẫy hải đảo thứ hai mà Hán đã dự trù .
Trước hiểm họa đó, Hoa Kỳ cũng như Đồng Minh đâu còn chọn lựa nào khác ngoài việc củng cố vững chắc khối Đồng Minh rộng lớn, sẵn sàng đánh trả Hán toàn diện về mọi mặt . Cuộc chiến này quả thực vô tiền khoáng hậu là vậy . Điều kiện hiện nay khi so chiếu với thế chiến II có những khác biệt nhất định , trong thế chiến II phe Đồng Minh chỉ hình thành sau khi cả Đức, Ý, Nhật tuyên chiến với Mỹ mà thôi . Vào lúc này Hán không hề tuyên chiến với Mỹ một cách chánh thức, hai phía vẫn đối thoại về những vấn đề có thể đối thoại được, ấy thế mà Mỹ lại thúc đẩy hình thành phe Đồng Minh thì điều này cũng lạ lắm . Như vậy đằng sau đó phải có những vấn đề thật sự nghiêm trọng đang sảy ra trong mối quan hệ Hoa, Mỹ .
DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH
Sự kiện Cheonan được coi như giọt nước làm tràn ly, lần đầu tiên từ sau thế chiến II đến nay, một chiến hạm bị đánh đắm bởi lực lượng đối nghịch . Thế giới phải phản ứng đúng mức thôi . Nếu không phản ứng đúng cách các quốc gia hung đồ như Iran chẳng hạn có thể đánh đắm chiến hạm các nước khác di chuyển trên vùng biển quốc tế (một tầu dầu của Nhật mới bị tấn công nhẹ trong vùng biển Hormutz thuộc vịnh Persia) . Việc này dẫn đến chỗ hải quân Mỹ cùng với Nam Triều Tiên tập trận trên vùng biển Hoàng Hải phía đông Nam Triều Tiên, vốn được coi là vùng biển nhạy bén đối với an ninh của Tầu . Như vậy việc tập trận này ngoài việc gởi đến cho Bắc Triều Tiên một tín hiệu mạnh mẽ . Mỹ còn gởi đến cho Bắc Kinh một thông điệp rõ ràng : “Mỹ trở lại Á Châu” . Chính thông điệp này đã làm cho Bắc Kinh cảm thấy ngột ngạt . Bắc Kinh cảm nhận được rằng : Mỹ bắt đầu coi Bắc Kinh là kẻ thù trong thực tế . Bắc Kinh không ngờ rằng mối quan hệ Mỹ-Hoa lại tồi tệ đi mau chóng như vậy .
Sự kiện Cheonan làm nổ bùng các tranh chấp tại vùng Biển Đông nước ta , cả vùng này Tầu tự coi là lãnh thổ thuộc tuyến hải đảo thứ nhất, được Tầu gọi là vùng biển lưỡi bò . Như thế, an ninh toàn vùng thực tế bị đe dọa nghiêm trọng và rất cụ thể bởi Hán . Hôm nay chiến hạm Nam Triều Tiên bị đánh đắm mà không bắt được tận tay kẻ thù vì Bắc Triều Tiên vẫn chối , ngày mai chiến hạm Mỹ bị đánh đắm theo kiểu như vậy thì sao . Một khi trật tự hàng hải bị đe dọa sẽ dẫn đến biết bao hệ lụy khác tiếp theo sau , như vậy thế giới này thực tế lâm vào thế bị khủng bố bởi quốc gia chứ không phải chỉ là các tổ chức vô chính phủ như al Queda chẳng hạn . Suy rộng thêm nữa ta lại thấy các quốc gia khác cũng chứa chấp các hành vi như vậy, đối với trật tự thế giới thì hệ lụy đối với thế giới là không thể lường được, do thế Mỹ cũng như các đồng minh trong vùng phải hành động quyết liệt là vậy .
Xét trên cục diện toàn vùng thì, trước tham vọng bành trướng của Bắc Kinh nay ra mặt cấu kết với Iran chủ trương Hồi Giáo Cực Đoan nhằm thao túng vùng Nam Á, thông qua các công cụ tại Pakistan cũng như các nhóm Maoist tại Ấn Độ cũng như các nước nằm ở triền phía Tây của Hy Mã Lạp Sơn, đe dọa an ninh của Ấn Độ trên biển cũng như trên đất liền . Iran là quốc gia thuộc đế chế Achaemenid cách nay trên 2500 năm, có dân số lớn nhất trong vùng Trung Đông ; từ thời cổ đại đã có các tranh chấp với Thổ Nhĩ Kỳ cũng như Ai Cập nhằm dành quyền kiểm soát Lưỡng Hà, đã từng nhiều lần thôn tính Afghanistan cũng như Pakistan . Nay cũng nuôi tham vọng lớn cố khôi phục lại hào quang khi xưa . Do thế sự cấu kết giữa Tầu với Iran là điều hiển nhiên . Điều này giải thích tại sao trên 90,000 trang tài liệu liên quan đến cuộc chiến tại Afghanistan được phổ biến trên mạng điện toán mới đây . Việc thẩm lậu ấy chỉ muốn nhấn mạnh đến một điều duy nhất : “chính là vai trò của Pakistan trong mối liên hệ giữa Tầu với Iran, cụ thể là giữa Pakistan với Al Queda ” .
Tại sao Pakistan hành động kiểu hai ba mang như vậy ? Thật rõ ràng là Pakistan muốn dụng thế của Tầu để gây sức ép với Ấn Độ trong việc đòi chủ quyền vùng Kashemir nơi có đa số dân là người gốc Hồi Giáo . Điều này giải thích tại sao cuộc họp mới đây giữa ngoại trưởng hai nước Pakistan và Ấn Độ đã thất bại , vì Pakistan không muốn tiếp tay giải quyết vấn đề Afghanistan . Trong bài viết trước đây , tôi đã nói : “cuộc chiến tại Afghanistan phải thất bại mới đúng, vì các nước Hồi Giáo liên quan đâu có muốn hợp sức giải quyết các vấn đề của thế giới Hồi Giáo nói chung” . Xét cho cùng ra : Các quốc gia Hồi Giáo đều là các quốc gia thất bại ở những mức độ khác nhau (failed nation) , nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài để từng bước cải tiến tinh thần Hồi Giáo nói chung, nhiên hậu đưa các quốc gia Hồi Giáo vào con đường dân chủ tự do thật sự , thì Hồi Giáo luôn là mối đe dọa đối với an ninh toàn cầu .
Tại vùng Viễn Đông, trước tham vọng bành trướng công khai của Tầu trên biển cũng như trên lục địa . Không nước nào tại Đông Nam Á đủ sức ngăn chặn đà bành trướng của Tầu trong vùng . Giữa Đông Nam Á với Đông Bắc Á, về mặt chiến lược Đông Nam Á chi phối an ninh toàn cầu , từ Nam Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương , cho nên nỗ lực chính của Tầu tập trung vào đây được coi như mũi nhọn tấn công chính . Do cục diện trong vùng thay đổi mau chóng như ta đã chứng kiến trong mấy tháng qua, nên các nỗ lực ngoại giao từ phía Mỹ và các đồng minh đã được thúc đẩy mạnh mẽ như chưa từng sảy ra trong quá khứ . Các nỗ lực ngoại giao nhằm hình thành lực lượng toàn vùng chống lại chủ trương bành trướng của Bắc Kinh dựa trên chủ điểm : Quốc Tế Hóa vấn đề Biển Đông .
Vấn đề Biển Đông liên hệ mật thiết đến an ninh của VN vốn được coi là khu vực chiến lược quan yếu nhất chi phối an ninh toàn vùng cũng như toàn cầu . Việc sắp xếp để VN nắm giữ vai trò Chủ Tịch Luân Phiên của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á đã được dự kiến từ gần mười năm trước , trùng hợp với thời điểm Tầu tung đòn đe dọa xâm lăng Á Châu trên mọi mặt trận trên lục địa cũng như trên biển . Trước các đe dọa cụ thể đó, các nước Á Châu tự biết là không thể một mình đương cự với Tầu nên đã thống nhất chủ trương yêu cầu Mỹ cùng kết hợp với NATO trở lại Á Châu để ổn định tình hình . Chủ trương này rất phù hợp với ước muốn của nhân dân các nước Á Châu, đặc biệt tại Đông Nam Á , là nơi hiện bị Tầu đe dọa nặng nề nhất và cũng là nơi hiểu thấu các lợi ích của dân chủ với thị trường tự do trong việc tạo dựng một xã hội thịnh vượng , như đã được chứng minh trong hơn 40 năm qua .
Các hoạt động ngoại giao của Mỹ trong thời gian hơn năm qua là sự tiếp nối các hoạt động ngoại giao từ thời Ông Bill Clinton đến Ông Bush để lại, chủ yếu thuyết phục VNCS biết nhìn thấy các hiểm họa tiềm ẩn để thực hiện các thay đổi nhằm đáp ứng với tình hình như đang diễn biến hiện nay . Vấn đề quốc tế hóa Biển Đông là chủ đề an ninh quan trọng nhất đối với Đông Nam Á, VN trong vai trò làm Chủ Tịch luân phiên hiện nay, đồng thời cũng là nước bị Bắc Kinh trực tiếp đe dọa nặng nhất , nên là quốc gia đứng mời họp Diễn Đàn An Ninh khu vực tại Thăng Long mới đây quả là rất phù hợp . Để hỗ trợ cho cuộc họp của Diễn Đàn khi Bà Ngoại Trưởng Mỹ tuyên bố chủ trương an ninh mới của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông(tức là Quốc Tế Hóa ) , Mỹ điều ba tiềm thủy đỉnh loại Ohio đến ba địa điểm khác nhau là Pusan thuộc Nam Triều Tiên, Subic bay thuộc Phi Luật Tân, Diego Garcia thuộc Ấn Độ Dương . Sự xuất hiện của ba tiềm thủy đỉnh nguyên tử chiến thuật này tạo thành một tam giác mang ý nghĩa bao vây Tầu về mọi hướng trên biển .
Mỹ điều động một lực lượng hải quân hùng mạnh đi vào Ấn Độ Dương thông qua kinh đào Suez như biểu tượng nhấn mạnh đến an ninh khu vực vịnh Persia nhắm vào Iran . Mỹ tiếp tục mở rộng việc tập trận mỗi tháng từ nay đến cuối năm với quân đội Nam Triều Tiên . Điều này cho thấy, cuộc tập trận tại Hawai và vùng phụ cận nhắm vào vùng biển Guam đến Coral Sea (bắc Úc) chắc chắn sẽ được tiếp tục song song với các cuộc tập trận với Nam Triều Tiên . Các chuẩn bị như vậy nhằm hoàn thiện phối hợp tác chiến đa phương nhằm đối phó với các đe dọa từ hải cũng như không quân Tầu . Đối lại với hàng loạt các diễn biến mới nhất như vậy, Bắc Kinh ra lệnh thực hiện một cuộc tập trận bắn đạn thật trong vùng biển đông của ta lên đến vùng Hoàng Hải trực tiếp dưới quyền của Tư Lệnh Hải Quân Tầu (vùng biển Hoàng Hải hiện đang bị dầu tràn trên quy mô lớn hơn dự kiến ban đầu của Bắc Kinh, cũng như hàng loat thiên tai khác nữa ) .
Đối với Ấn Độ, lịch sử Ấn Độ luôn để lại nhiều bước ngoặC rất bất ngờ . Tuy chủ trương bất bạo động nhưng họ cũng có thể bất ngờ trở thành thế lực mạnh . Việc này được minh chứng rất rõ khi triều đại Chandragupta Maurya mau chóng trở thành thế lực hùng mạnh thống nhất vùng này vào năm 325 BC khi Alexander Macedoine thất bại trong cuộc trường chinh nhắm vào vùng Nam Á, trùng hợp với cuối thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tầu . Đến thời vua Ashoka năm 250 BC phát triển cực thịnh song song với thời nhà Tần, nhà Hán bên Tầu . Lịch sử Ấn Độ sau này cũng luôn chứng minh như thế : mỗi khi Hán mạnh lên thì Ấn cũng mạnh lên , mặc dù hai phía chưa hề đụng độ trực tiếp trong quá khứ . Thật cũng trớ trêu là mỗi khi Hán mạnh lên thì Việt cũng mạnh lên để cản chân Hán . Ba khối này : Việt, Hán, Ấn dường như có cái nghiệp phải như thế để bẻ gẫy tham vọng bành trướng của Hán Hoa . Truyện xưa đã thế, truyện nay cũng vậy . Việc kết thân giữa Việt với Ấn là tất yếu lịch sử . Cả lịch sử của Việt lẫn Ấn về mặt văn hóa và văn minh cũng như địa lý chiến lược cũng xứng đáng để kết thân với nhau trong canh bài chiến lược này .
Với Nga thật rõ ràng là nay cảm nhận được hiểm họa Hán Hoa một cách cụ thể . Nga cần hành động quyết liệt đúng theo truyền thống của mình nhằm bảo toàn lãnh thổ ; đồng thời chuẩn bị cho thời đại Toàn Cầu Hóa ngay trên lãnh thổ Nga, để cả vùng Siberia rộng lớn đó được khai thác có trật tự trong khuôn khổ luật pháp thế giới do Chính Quyền Toàn Cầu quy định sau này . Cho nên việc Tầu quyết chiếm vùng này sẽ không bao giờ được thế giới chấp nhận . Song song với các cuộc tập trận giữa Mỹ với các đồng minh trong vùng Á Châu, Nga cũng tiến hành tập trận trên đất liền thuộc vùng Siberia . Về mặt trận trên biển, Nga không có gì phải âu lo về sự hiện diện hùng mạnh của hải quân Mỹ trong vùng , Nga cần tập trú vào vấn đề an ninh trên lục địa trải dài từ Trung Á đến vùng Viễn Tây thuộc Siberia thuộc Nga . Trong điều kiện hiện nay của Á Châu Lục Địa , việc Nga tăng cường quân đội trên quy mô lớn trong vùng phía đông Ural dường như là một thực tế rõ ràng khi tai ương trong vùng này sẽ gia tăng mạnh trong thời gian sắp tới đây . Như vụ cháy đang sảy ra tại vùng trung Nga đã thiêu hủy nhiều trăm căn nhà là rõ rệt ; tai ương chưa chấm dứt ở đấy , còn nhiều tai ương khác sẽ xảy ra trong vùng Sibia trong tương lai tới đây .
Thực tế, không ai có thể dự liệu được tai ương do thiên nhiên gây ra đối với trái đất này . Các tai ương đó đều có liên hệ theo cách nào đó do việc khai thác thiên nhiên một cách vô trách nhiệm do con người gây ra . Lũ lụt tại Hoa Nam, lũ lụt tại Pakistan đã làm cả ngàn người chết, lượng mưa lên đến 300 mm trên vùng lãnh thổ Pakistan chắc chắn sẽ gây ra các thảm họa đối với trên 30,000 con đập được xây dựng vô trách nhiệm tại Tầu . Việc này sẽ gây ra thảm họa đối với các quốc gia ở hạ nguồn , quan trọng nhất chính là con đập khổng lồ Tam Khẩu . Không ai thực sự biết được được hậu quả sẽ ra sao một khi con đập này bị vỡ hoặc lượng nước quá lớn khiến Bắc Kinh phải xả nước để cứu nguy con đập . Vụ tràn dầu tại vùng biển Hoàng Hải thuộc Tầu quả thực rộng lớn hơn rất nhiều so với những gì mà Tầu chánh thức công bố, để dẫn đến chỗ Tầu không thể kiểm soát được lượng dầu tràn ra biển . Trong lâu dài ảnh hưởng sâu rộng đến hệ sinh thái trên vùng Hoàng Hải . Một khi dầu lan đến các nước láng diềng của Tầu phá hủy sinh thái các nước ấy, thì ai chịu trách nhiệm tẩy sạch ; Tầu có chịu trách nhiệm bồi thường phí tổn do phá hủy môi sinh cũng như tẩy sạch hay không ? Trong một diễn biến khác cũng rất đáng quan tâm khi nhà máy hóa chất tại Quảng Đông bị nổ mới đây, đã phóng khí độc vào không gian . (ai chịu trách nhiệm ? ) .
Những việc như vậy xảy ra đều do Tầu bất chấp các quy luật an toàn tối thiểu do việc gia tăng sản xuất tối đa trong khi lại giảm tối đa việc bảo trì cũng như giữ cho máy móc hoạt động trong giới hạn an toàn mà điều kiện kỹ thuật đòi hỏi . Những vụ nổ như vậy sẽ còn xảy ra dài dài tại Tầu trong thời gian tới đây . Một nước Tầu vô trách nhiệm đối với dân Tầu, cũng là vô trách nhiệm đối với các lân bang cũng như thế giới . Như thế giải quyết vấn đề Á Châu, thực tế chính là giải quyết vấn đề Hán Hoa chủ trương tàn phá thế giới một cách vô trách nhiệm để nhiên hậu đặt ra luật pháp toàn cầu quy định các biện pháp an toàn công nghiệp được coi là nguy hại đối với môi sinh và thế giới (toxic) .
Á Châu thực tế đang chứng tỏ rằng : Á Châu không thể tự mình giải quyết được vấn đề của chính Á Châu . Tình hình này cũng giống như Âu Châu vào thế kỷ 20 , Âu Châu cũng đã từng thất bại trong việc giải quyết các vấn đề của chính Âu Châu, nên Mỹ bắt buộc phải can thiệp để hình thành lực lượng Đồng Minh giải quyết tranh chấp tại Âu Châu . NATO Phương Tây được thành lập để ổn định tình hình Âu Châu là vậy ; trên nền tảng đó, các bất đồng giữa Âu Châu với nhau được giải quyết để vĩnh viễn chấm dứt chiến tranh tại Âu Châu để thống nhất Âu Châu về một mối . Á Châu ngày nay cũng không mấy khác biệt . Muốn giải quyết tận gốc rễ bất ổn tại Á Châu ; Mỹ cũng như Âu Châu không còn chọn lựa nào khác ngoài việc thành lập và củng cố Khối Đồng Minh Lớn trên quy mô toàn cầu, bao gồm các quốc gia tự do dân chủ nằm trên hai bờ Thái Bình Dương kết hợp với các quốc gia Âu Châu cũng như Ấn Độ . Các nhà làm chính sách toàn cầu gọi đó là NATO Phương Đông, như lời bà Thủ Tướng Đức Angela Mackel nói cách nay trên sáu tháng .
Á Châu quá rộng lớn, quá phức tạp về văn hóa chủng tộc, nối liền với Âu Châu lục địa, nối liền với Châu Mỹ qua Thái Bình Dương . Lục địa Á Châu lại gồm nhiều quốc gia thất bại (Failed Nation) nên không thể tự mình giải quyết các vấn đề của Á Châu được . Do thế, sự hiện diện của Mỹ với Âu Châu là thực sự cần thiết nhằm bảo đảm cho hòa bình tại Á Châu . Chủ hướng này hiện được nhiều nước Á Châu dân chủ, tự do ủng hộ nhiệt tình . Cho nên việc Âu Mỹ trở lại Á Châu vào thời điểm này, tuyệt đối không thể coi như tương đồng với thời kỳ thực dân chủ nghĩa vào thế kỷ 19 được .
Vì :
a / Chủ nghĩa thực dân đã bị loài người vĩnh viễn gạt bỏ sau thế chiến II rồi .
b / Á Châu nay bao gồm các quốc gia dân chủ có chủ quyền hoàn toàn .
c / Việc Âu Mỹ trở lại Á Châu là đáp ứng đúng với nhu cầu thiết thân của chính đa số người dân Á Châu trong ước vọng muốn có được đời sống an hòa và sung mãn hơn.
d / Giải quyết vấn đề Á Châu được coi là mấu chốt trong thế kỷ 21 này, nhiên hậu mới thống nhất nhân loại về một mối được . Khối Đồng Minh Lớn hoàn toàn có đủ chính nghĩa để dẹp tan chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc do một nhóm nhỏ tại Bắc Kinh chủ trương .
Các chuẩn bị hiện nay xét về tổng thể đang diễn biến đúng như thế khi Bà Ngoại Trưởng Mỹ chánh thức tuyên bố tại Diễn Đàn An Ninh khu vực tại Hà Nội tuần qua là : Mỹ có quyền lợi tại Á Châu, Mỹ ủng hộ chủ trương Quốc Tế Hóa tranh chấp tại Biển Đông do Tầu gây ra, Mỹ không đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp này . Dĩ nhiên Tầu phản ứng quyết liệt khi cho Bộ Trưởng Ngoại Giao cũng như Quốc Phòng Tầu đều lên tiếng quyết liệt chống lại chủ trương này của Mỹ , Bắc Kinh vẫn khăng khăng xác định chủ quyền không thể tranh cãi trên toàn vùng biển Đông . Lập trường của Bắc Kinh như thế nên được coi là : Tầu công khai xâm lăng các quốc gia có chủ quyền trên toàn vùng, thế giới đâu còn chọn lựa nào khác ngoài việc gia tăng tối đa các nỗ lực vây hãm Tầu về mọi mặt để bẻ gẫy tham vọng bành trướng của Bắc Kinh. Việc hình thành Khối Đồng Minh Lớn quả thực quá cần thiết vào thời điểm này của lịch sử .
Để đáp ứng với các lời kêu gọi đó , các thành viên trụ cột của Âu Châu đã đáp ứng tích cực ngay tức khắc khi : Thủ Tướng Anh Cameron đến thăm Ấn Độ - vốn là cựu thuộc địa của Anh - để minh định lập trường của Anh là : “ nước Anh sẵn sàng nhận trách nhiệm cùng với người Nga trên vùng Nam Á ” . Trong một diễn biến khác, Bộ Trưởng Quốc Phòng Pháp Herve Morin đến thăm VN ngày 26-7-2010 để bàn về hợp tác quân sự Pháp-Việt , việc này cho thấy Pháp cũng sẽ nhận lãnh một vai trò tại Đông Dương vốn là cựu thuộc địa Pháp . Mặt khác Giáo Hoàng đã cử nhiệm Đặc Sứ Tòa Thánh không thường trực tại VN là Linh Mục Tổng Quản Hội Thừa Sai Paris, Pháp (theo tin từ WWW Nữ Vương Hòa Bình) . Việc này không đơn giản như nhiều người nghĩ . Chỉ xin lưu ý quý bạn đọc về lời phát biểu trước đây của tôi liên quan đến vụ Đức Cha Kiệt cũng như Giáo Hội Thiên Chúa Giáo VN là : Các hoạt động của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo VN báo hiệu chiều hướng đến mấy trăm năm tới đối với tương lai của nước ta .
Tầu chủ trương bành trướng, xâm thực lân bang là điều đã trở thành lời nguyền của Hán, chúng chẳng thể dễ dàng từ bỏ . Thời kỳ thực dân tại Á Châu đã tạo điều kiện cho Tầu bành trướng mềm xuống vùng Đông Nam Á cũng như trên toàn thế giới . Chiến tranh lạnh đã tạo cơ hội để Bắc kinh củng cố sức mạnh để chuẩn bị lực lượng xâm lăng toàn vùng, đe dọa an ninh thế giới một cách có hệ thống . Thế giới đã dành quá nhiều thời gian cũng như kiên nhẫn để thuyết phục Bắc Kinh từ bỏ tham vọng của mình . Bắc Kinh một mực cự tuyệt . Như thế các nước dân chủ tự do tại Á Châu đâu còn chọn lựa nào khác ngoài việc hợp tác với thế giới để giải quyết dứt khoát vấn nạn Hán Hoa . Chiến tranh hiện nay rất vi diệu, các kinh nghiệm cũ chẳng thể ứng dụng được , các kế sách chẳng thể để lộ ra ngoài . Nhưng các diễn biến hiện nay cho thấy : Tầu sẽ bị khốn khổ vì chính lối hành động vô trách nhiệm do chính Tầu tự gây ra cho mình đối với tự nhiên .
Khi Bắc Kinh không thể giải quyết được vấn đề nội bộ, như truyền thống của Hán để lại, chúng sẽ tung lực lượng xâm lăng các lân bang bằng đủ mọi cách khác nhau . Thế giới cũng như các nước Á Châu cần cảnh tỉnh trước âm mưu này của Tầu . Một nước Tầu bị phân rã mới bảo đảm an ninh lâu dài của Á Châu và thế giới được . Nhưng như nhiều bài học lịch sử đã để lại : một con thú lớn khi dãy chết thế nào cũng gây ra các hệ lụy cho vùng xung quanh , thời gian từ khi con thú bị chết cho đến khi thân xác bị thối rữa cũng lâu hơn . Các lân bang của Tầu càng cần hợp tác mật thiết hơn nữa trong tương lai, chẳng nên hợp tác trước kẻ thù chung sau đó lại đường ai nấy đi . Tương lai của Đông Nam Á nằm trong chủ trương hợp tác chân thành giữa các nước Đông Nam Á với nhau , cũng như giữa Đông Nam Á với các nước Âu Mỹ . Khối Đồng Minh Phương Đông hay cũng gọi là NATO Phương Đông quả thực là đáp ứng đúng với nguyện vọng của đa số người dân Á Châu vậy , bất kể anh là Hồi Giáo hay Phật Giáo, bất kể anh ở Hoa Lục hay Nam Á hoặc Đông Nam Á .
Hy vọng đa số người Việt trong ngoài nước biết phải làm gì cho tương lai lâu dài của đất nước .
Xin cám ơn quý vị đã đọc bài này .
Lê Văn Xương , July – 30 – năm 2010 .

Trung Quốc: Quản trị theo mô hình Mỹ hay là chết !

Trung Quốc: Quản trị theo mô hình Mỹ hay là chết !
Một bài viết của vị tướng lĩnh quân đội Trung Quốc mới đây đang gây xôn xao dư luận. Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu để bạn đọc cùng tham khảo, thảo luận.
Khi các tướng lĩnh ngang hàng đang lo vung đao kiếm để chống lại việc tàu khu trục Mỹ có mặt ở biển Hoàng Hải và Biển Đông, tướng Liu Yazhou nói rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc phụ thuộc vào việc tuân theo thể chế quản trị của Mỹ hơn là thách thức vai trò thống trị của Mỹ tại vùng ven biển phía Đông của Trung Quốc.
Hệ thống của Mỹ được đánh giá là được thiết kế bởi những thiên tài và dành cho những người ngu ngốc cũng có thể vận hành. » Tướng Liu Yazhou “Nếu một hệ thống thất bại trong việc để cho người dân của mình được hít thở trong bầu không khí tự do và phát huy sức sáng tạo ở mức cao nhất, và thất bại trong việc đưa những người tốt nhất đại diện cho hệ thống và người dân của mình vào vị trí lãnh đạo, thì hệ thống ấy sẽ đi đến diệt vong”, tướng Liu Yazhou viết trên tạp chí Phoenix của Hong Kong, một tạp chí được phổ biến rộng rãi tại Trung Quốc.
Bài viết của tướng Liu gợi ra một thực tế là cuộc đấu tranh chính trị và ý thức hệ của Trung Quốc có vẻ sôi nổi hơn là mọi người thường nghĩ, trước thời điểm có sự chuyển giao lãnh đạo của Quân ủy Trung ương quân đội Trung Quốc và Bộ Chính trị của Trung Quốc vào năm 2012.
“Bí quyết thành công của Mỹ không nằm ở phố Wall hay thung lũng Silicon mà nằm ở hệ thống luật pháp tồn tại lâu đời và cả hệ thống nằm sau nó”, ông Liu viết. “Hệ thống của Mỹ được đánh giá là được thiết kế bởi những thiên tài và dành cho những người ngu ngốc cũng có thể vận hành”. “Một hệ thống tồi khiến cho một người tốt cũng hành xử tồi trong khi một hệ thống tốt sẽ khiến ngay cả một người tồi có thể hành xử rất tốt. Dân chủ là điều cấp thiết nhất, mà không có nó, sẽ không có sự trỗi dậy bền vững”.
Tướng Liu mới được thăng chức từ vị trí Phó Chính ủy của lực lượng không quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc lên vị trí Chính ủy của Học viện Quốc phòng Trung Quốc. Cha của ông là quan chức cấp cao quân đội Trung Quốc, bố vợ ông là Li Xiannian, một trong 8 nhân vật bất tử của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc và cựu Chủ tịch nước Trung Quốc. Trong khi một số “ông vua con” của Trung Quốc tận dụng danh tiếng của họ để tích lũy tiền của và quyền lực, tướng Liu tận dụng dòng dõi của mình như một khiên chắn bảo vệ cho quan điểm mang tính cải cách và đi ngược trào lưu chung của mình. Tuy nhiên, những bài viết mới nhất của tướng Liu bất thường theo bất cứ chuẩn mực nào.
Bài viết của ông kêu gọi Trung Quốc thay đổi trọng tâm chiến lược của mình từ khu vực ven biển phát biển bao gồm Hong Kong và Đài Loan, “vành đai nhân dân tệ” sang khu vực Trung Á giàu tài nguyên. Nhưng ông cũng cho rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu chiến lược bằng việc chỉ dựa vào sự giàu có của mình. “Một quốc gia nếu chỉ chăm chăm nhìn vào sức mạnh đồng tiền của mình thì đó chỉ là một quốc gia tụt hậu và ngu dốt”. “Điều chúng ta có thể đặt lòng tin vào là sức mạnh của sự thật”. “Sự thật là tri thức và tri thức là sức mạnh”. Nhưng sức mạnh quốc gia như vậy chỉ có thể có được với sự chuyển đổi về chính trị. “Trong 10 năm tới, một sự chuyển đổi từ chính trị vũ lực / chính trị cường quyền sang dân chủ là điều không thể tránh khỏi”, ông nói.
Trái ngược với quan điểm truyền thống về bài học mà các chính trị gia Trung Quốc đã thu nhận từ sự sụp đổ của Liên Xô rằng đó là kết quả của cải cách chính trị quá mức, tướng Liu cho rằng, cải cách chính trị tiến hành quá muộn chính là nguyên nhân của sự sụp đổ của hệ thống Xô Viết.
Tướng Liu đã nổi danh là thẳng tính cho tới khi ông ngừng việc xuất bản các bài viết của mình khoảng 5 năm trước. Người ta vẫn không hiểu lí do tại sao ông đưa ra bài viết mới đây và liệu ông có trở lại tham gia vào hệ thống. Năm ngoái, tạp chí Open của Hongkong đã xuất bản bài phát biểu nội bộ của tướng Liu trong một báo cáo bị rò rỉ. Trong bài phát biểu này đó, ông nêu vấn đề cấm kị ở Trung Quốc liên quan đến vụ Thiên An Môn năm 1989. Trong bài viết đăng trên tạp chí Phoenix, tướng Liu đã nhắc lại chủ đề Thiên An Môn rằng “cuộc bạo động toàn quốc này” xuất phát từ sự xung khắc của cấu trúc quyền lực truyền thống trong quá trình cải cách.
Anh Phương lược dịch từ The Sydney Morning Herald.

NHỮNG Ý KIẾN ĐÁNG SUY NGẪM CỦA TƯỚNG LƯU Á CHÂU TRUNG QUỐC


“… Nếu một hệ thống không cho người dân được thở không khí tự do và phát huy sức sáng tạo đến mức cao nhất, nếu hệ thống ấy không lựa chọn được những người tốt nhất làm đại diện cho chế độ và nhân dân để đưa vào các vị trí lãnh đạo, hệ thống ấy sẽ đi đến diệt vong…”*

– Đó là ý kiến của Trung tướng không quân Liu Yazhou – Lưu Á Châu, 53 tuổi, hiện là Chính ủy của Học Viện Quốc phòng Trung quốc.

LIỆU ĐÂY CÓ PHẢI LÀ LOẠI Ý KIẾN THUỘC DIỆN NGOÀI LUỒNG HAY CHÍNH NGẠCH ?


Trên báo Phoenix (Phượng hoàng), tiếng Anh, xuất bản ở Hồng Kông sáng 12-8, xuất hiện bài luận văn của Trung tướng Lưu, được nhà báo John Garnaut giới thiệu, với đầu đề khá hấp dẫn «Quản trị theo mô hình Mỹ hay là chết».
Quả thật đây là một bài báo rất đáng đọc kỹ và đáng suy ngẫm, đối chiếu với tình hình nước Việt Nam ta, với mối quan hệ Việt-Trung và Việt-Mỹ đang là những vấn đề bàn luận nóng hổi, khi gần đến Đại hội XI của đảng Cộng sản Việt Nam.
Tướng Lưu có những suy nghĩ độc đáo, mạnh dạn, ngoài luồng của tư duy chính thống của đảng CS Trung quốc, đi ngược với đường lối cả đối nội và đối ngoại của Nhà nước Trung hoa, nói ngược với cơ quan tuyên huấn, với Nhân dân Nhật báo Bắc kinh, với Tân Hoa Xã.
Xin trích những ý tưởng nổi bật của tướng Lưu trong bài viết:
«… nếu một hệ thống không cho người dân được thở không khí tự do và phát huy sức sáng tạo đến mức cao nhất, nếu hệ thống ấy không lựa chọn được những người tốt nhất làm đại diện cho chế độ và nhân dân để đưa vào các vị trí lãnh đạo, hệ thống ấy sẽ đi đến diệt vong ».
« … bí quyết thành công của Hoa Kỳ không nằm ở phố Wall hay ở thung lũng Silicon mà nằm ở hệ thống luật pháp tồn tại lâu đời và ở hệ thống chính trị gắn liền với nó ».
« … hệ thống của Hoa Kỳ được thiết kế bởi những thiên tài, và giúp cho những người ngu ngốc cũng có thể vận hành được ».
« …một hệ thống tồi khiến một người tốt cũng hành xử tồi, trong khi một hệ thống tốt sẽ khiến ngay cả một người tồi cũng có thể hành xử rất tốt ».
« … Dân chủ là điều cấp thiết nhất; không có dân chủ không thể có sự trỗi dậy bền vững ».
Về con đường Trung quốc phát triển đi lên đạt dân giàu nước mạnh, tướng Lưu khẳng định:
« …một quốc gia chỉ chăm chú nhìn vào sức mạnh của đồng tiền của mình, đó chỉ là một quốc gia chậm tiến và ngu dốt.
Điều chúng ta có thể đặt lòng tin là sức mạnh của sự thật.
Sự thật là kiến thức. Kiến thức là sức mạnh ».
Tướng Lưu kết luận:
« … Trong 10 năm tới, ở Trung quốc, một sự chuyển đổi từ chính trị của vũ lực, chính trị của cường quyền sang dân chủ là điều không thể tránh khỏi ».
« … Liên Xô sụp đổ là vì cải cách chính trị tiến hành quá muộn, chứ không phải vì cải cách chính trị quá mức ».
Trong khi lãnh đạo đảng CS Trung quốc tập trung vào hướng độc chiếm Biển Đông nhằm khai thác tài nguyên dầu mỏ to lớn tại đó thì tướng Lưu khuyến cáo rằng hãy chuyển hẳn sang hướng lục địa phía Tây, nơi có những nguồn tài nguyên đa dạng dồi dào hơn nhiều.
Điều khá lạ lùng là tại sao một luận văn trái chiều, ngược chiều đến vậy viết từ lục địa lại được xuất hiện, được tán phát ra ngoài, được Google dịch ngay và tán phát ra hàng mấy chục thứ tiếng, chỉ sau vài giờ sau khi xuất hiện ở Hồng kông. Sau tờ Phoenix, tờ báo the Age của Úc cũng đưa ngay bài này với nhiều lời bình. Trung Quốc lục địa vốn thực hiện biện pháp kiểm duyệt rất nghiệt ngã, tinh vi.
Điều lạ hơn nữa là ông Lưu Á Châu là một Trung tướng thuộc quân chủng Không quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung quốc, là một chính ủy, từ phó chính ủy quân chủng Không quân, vừa lên chức Chính ủy Ðại học Quốc phòng, một cơ sở trọng yếu của quốc gia, lò rèn luyện hàng ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cao cấp cho toàn quân. Nhiệm vụ hàng đầu của chính ủy học viện là quán triệt đường lối chính trị hiện hành của đảng. Vậy mà sao ông Lưu lại có thể tự do viết và gửi bài ra ngoài, với nội dung phóng khoáng, với những ý tưởng mạnh mẽ như những phương châm, những khẳng định chân lý đặc sắc đến vậy?
Và đằng sau ông là ai? Là những ai?
Chúng ta hãy chờ xem phản ứng của nhà đương quyền Bắc Kinh, của ban tuyên huấn đảng CS Trung quốc, của các học giả chính thống rất đông đảo ăn lương nhà nước Trung Hoa, của Nhân dân Nhật báo, của Tân Hoa xã… xem họ sẽ phản biện ra sao đây?
Tìm hiểu tiểu sử của tướng họ Lưu, được biết cha ông là một sỹ quan cao cấp rất có uy tín, bố vợ ông là cố Chủ tịch nước Lý Tiên Niệm – Li Xiannian, nhiều khóa là Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung ương đảng CS, một lãnh đạo có tiếng là khắc kỷ – nghiêm khắc trong cuộc sống riêng. Tướng Lưu viết báo từ 4 năm nay, với tư duy sâu sắc, ý tưởng độc đáo và mạnh mẽ, có luận chứng vững. Ông dám bênh vực cuộc nổi dậy của sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn hè 1998...