19/2/11

BA MƯƠI NĂM TỘI ÁC XÂM LƯỢC: ĐÂU RỒI LÒNG YÊU NUOC_17/02/2009

J.B Nguyễn Hữu Vinh



Đúng
ngày này ba mươi năm trước (17/2/1979) bọn bá quyền bành trướng Bắc Kinh xua
quân xâm lược toàn tuyến biên giới nước ta. Cả đất nước vùng dậy, dù trong cơn
đói kém đến kiệt quệ vẫn vững vàng tay súng với ý chí ngùn ngụt căm thù bọn xâm
lăng. Hàng vạn thanh niên trai tráng lên đường, tạm biệt vợ con, người yêu
thương để xông ra chiến trường giết giặc.

Cả đất nước đứng lên, cả thế
giới căm hận

Lương tâm loài người được báo động, cả thế giới phỉ nhổ vào
chính sách Đại Hán bành trướng ngang ngược xâm lược nước ta với những lời hăm
doạ ngổ ngáo rất du đãng: “Dạy cho Việt Nam một bài học”.

Bài hát “Tiếng
súng đã vang trên bầu trời biên giới” được phát đi phát lại nhiều lần thôi thúc
những người con đất Việt dâng lên một hào khí Thăng Long, Đông A, quyết tâm trừ
giặc nước bảo vệ non sông gấm vóc của cha ông ngàn đời để lại.

Tất cả đã
thề một lời không đội trời chung với lũ xâm lăng, tất cả một lời thề dù hi sinh
xương máu vẫn quyết giữ vững từng mảnh đất, khóm cây bụi cỏ là giang sơn của đất
nước.

Những lời thề đó như còn vang vọng đến bên tai tôi tận hôm nay, 30
năm sau.

Tôi còn nhớ, những người bạn tôi đã ra đi thề quyết tử để Tổ
quốc trường tồn. Tất cả dân tộc bừng lên khí thế hào hùng giết giặc.

Hàng
ngàn chiến sỹ đã đổ máu xương của mình để bảo vệ từng tất đất biên cương của Tổ
quốc, hàng triệu gia đình chắt chiu những hạt gạo quý giá cuối cùng để gửi ra
tiền tuyến. Tất cả mọi người từ già đến trẻ đều thể hiện dòng máu anh hùng yêu
nước Việt Nam trong từng công việc, từng hành động từ các công trường, nhà máy,
hầm mỏ và từ các cháu học sinh đến cụ già tóc bạc da mồi.

Với khí thế
bừng bừng lửa hận, bọn bá quyền bành trướng Đại Hán vốn muôn đời nay vẫn không
nguôi ý đồ xâm lược nước ta đã phải nhục nhã lui quân, ôm đầu máu tháo
chạy.

Quân dân Việt Nam anh hùng đã ghi vào sử sách một trang vàng chiến
công rực rỡ: Một lần đứng lên oai hùng, không chịu vết nhục ngàn năm bắc thuộc
có cơ hội lặp lại trên đất nước Việt Nam.

Để có những chiến công vang dội
đưa đến chiến thắng oai hùng đó, biết bao nhiêu chiến sỹ đã ngã xuống nơi tuyến
đầu Tổ quốc. Bao bà mẹ, bao người vợ đã mãi mãi trên đầu những chiếc khăn tang
vì đã hi sinh cho đất nước những người con anh dũng.



Bao
tiền của, vật lực và mồ hôi xương máu của nhân dân đã dốc ra tiền tuyến, chi
viện cho chiến trường. Tất cả đã được ghi xương, khắc cốt và viết nên dòng chữ
vàng trong lịch sử Việt Nam: LỊCH SỬ CHỐNG NGOẠI XÂM ANH DŨNG.

Dù biết
rằng, mọi cuộc chiến tranh là bất hạnh, nhưng khi kẻ thù của đất nước, của nhân
dân, của dân tộc ta đã buộc chúng ta đến bước đường cùng, thì tất cả dân tộc đã
biết kết liên thành một khối.

Bài ca chiến thắng ngày đó là hùng tráng,
là đẫm máu và nước mắt, xen lẫn giữa những tiếng khóc chia ly, mất mát là những
nụ cười mãn nguyện: Chúng ta đã làm hết sức mình để bảo vệ giang sơn mà ngàn đời
cha ông đã cố công gây dựng và trải biết bao cuộc chiến núi xương biển máu để
giữ gìn.

Những người bạn tôi ra đi ngày đó, khi trở về con số hao hụt khá
nhiều, đã có những con người không biết bây giờ còn nằm nơi nao trên núi rừng
biên giới. Những người còn lại trở về, có những bạn không còn nguyên vẹn, một
phần máu thịt để lại nơi núi rừng nào đó.

Nhưng tất cả, dù còn sống trở
về hay đã vĩnh viễn không trở lại, tôi biết họ đã mãn nguyện và tự hào khi được
đứng lên thay cho cả đất nước để nói với kẻ thù rằng: Đất nước này không hèn đớn
và không chịu nhục: Nỗi nhục mất nước, nỗi nhục bị đô hộ và xâm lăng.

Ba
mươi năm đã qua

Ngày hôm nay, kỷ niệm ngày mà ngọn lửa chiến tranh bị bọn
bá quyền đốt cháy bùng lên biên giới nước ta nhằm thiêu cháy cả dân tộc trong
nỗi đau đớn và nhục nhã.

Những ngày này của cả đất nước Việt Nam đang
tưng bừng lễ hội, những lễ hội tốn kém và hoành tráng. Phải chăng người ta đã
quên mất những chiến sỹ trận vong năm nào, người ta đã quên mất những người đã
bỏ mình vì Tổ Quốc?

Trên các báo của Việt Nam tôi đã cố tìm nhưng khó tìm
thấy một dòng nào về ngày này, ngày mà đất nước chúng ta thể hiện tinh thần quật
cường trước ngoại xâm. Không một dòng nào về những chiến sỹ, những người dân đã
bỏ mình vì Tổ Quốc trong một ngày kỷ niệm lớn lao: Ba mươi năm chiến tranh biên
giới bảo vệ Tổ Quốc.

Từ những tờ báo được coi là lớn ở Việt Nam như Tuổi
trẻ, Thanh niên đến muôn vàn tờ báo lá cải khác, vẫn những bản tin : “vàng tăng
giá, quan chức xâu xé đất tái định cư, tội phạm xã hội…” mà tuyệt nhiên không
thấy một dòng nào để nói về một mốc son kỷ niệm cuộc chiến tranh vệ quốc mà bao
nhiêu xương máu đã đổ.

Tôi cũng lục tìm đến tờ Hà Nội mới, tờ An ninh Thủ
đô, Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội, những tờ báo và nhà đài đã đi đầu và
hết sức nhiệt tình trong việc bóp méo, xuyên tạc và vu khống những giáo dân,
những công dân Việt Nam ở Hà Nội đang đòi công lý và sự thật qua sự việc Toà
Khâm sứ và Thái Hà.

Trên tờ Hà Nội mới, nổi bật hàng chữ “Đạo đức Hồ Chí
Minh” khi click vào trang Chính trị. Tuyệt không có một dòng nào về ngày kỷ niệm
này. Tôi không rõ trong mục đạo đức Hồ Chí Minh có dạy người dân Việt Nam phải
biết yêu quê hương đất nước và kính trọng các anh hùng liệt sỹ đã bỏ mì
nh vì
giang sơn hay không mà trên tờ báo này không có một lời nào về ngày
này?

Trên tờ An ninh Thủ đô, những hàng chữ chạy ngang mà tôi đọc được
nổi bật là: “Vào tù vì yêu sớm, chồng đâm vợ trọng thương, lừa tình chiếm xe…”
và giữa trang vẫn là những bài viết đậm mùi xuyên tạc vu cáo, kích động hằn thù
tôn giáo trong cộng đồng dân tộc mà ở trong đó không thiếu những lời lẽ mùi mẽ
khi kích động đám quần chúng thiếu hiểu biết, thừa hằn học về cái gọi là “Lòng
yêu nước” của họ.

Nhớ lại những ngày cách đây chưa lâu, dàn đồng ca báo
chí nhà nước được lệnh đã nhất loạt dùng những ngón đòn nhơ bẩn nhất để đánh
phá, kích động hằn thù đối với một cộng đồng tôn giáo ở Hà Nội. Thậm chí trên
truyền hình Trung ương, hàng loạt bản tin, hàng loạt chương trình nhằm bôi xấu
cộng đồng tôn giáo, xuyên tạc sự thật, bất chấp nhân tâm đã được ưu tiên. Khi đó
những từ ngữ “lòng yêu nước, tự hào dân tộc…” trên chót lưỡi đầu môi được thể
hiện một cách cuồng nộ nhất.

Đâu rồi những lời gào thét “yêu nước” đến
khản giọng khi muốn nhấn chìm một lãnh tụ tôn giáo và một cộng đồng dân tộc? Đâu
rồi các quan chức khi mở miệng nói về “lòng tự hào dân tộc”, “tự hào là người
Việt Nam” khi xuyên tạc câu nói của Đức Tổng Giám mục Hà Nội nhằm làm mồi cho lũ
cô hồn đòi giết người trong đêm?

Đâu rồi đám quần chúng tự phát vì “yêu
nước thương nòi” đêm nào bao vây Thái Hà và Toà Khâm sứ? Đâu rồi đám “Đoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh” những đêm nào bao vây giáo dân, phá rối và khiêu
khích đoàn người cầu nguyện bằng những cú hích vào mạng sườn và những bãi nước
bọt nhổ vào mặt và gào lên “Như có bác Hồ…”?

Đâu rồi đám “Uỷ ban Đoàn kết
Công giáo” đang là “đại diện của giới công giáo” yêu nước, yêu chủ nghĩa xã
hội?

Tất cả trốn đâu hết mà để ngày này, kỷ niệm 30 năm cuộc chiến anh
hùng giữ gìn đất đai thiêng liêng của Tổ quốc lại để các chiến sỹ trận vong thêm
tủi nhục cho sự hi sinh của mình bởi sự lãng quên và vô cảm.

Thật đáng
thương thay cho thân phận báo chí nô lệ và những con người chỉ biết tôn thờ đồng
tiền bất chấp lương tâm.

Thật đáng thương thay cho cả những con người yêu
nước thương nòi thật sự mà không dám hay không thể nói lên được suy nghĩ của
mình.

Thật đáng thương thay cho một đất nước, khi mà cả dân tộc đang phải
mím miệng, ngậm tăm trước những sự càn rỡ hống hách của bọn xâm lăng đối với bờ
cõi đất nước.

Phải chăng họ đã quên, phải chăng họ đã không còn nhớ những
điều không bao giờ được quên đó? Tôi không nghĩ thế. Vậy ai dạy họ quên những
điều này?

Hay bởi họ bị cấm không được nhớ, không được nói ra? Ai cấm họ
nói lên lòng yêu nước của mình, những người đó có yêu nước thương nòi thật sự
không?

Phải chăng khi cả xã hội, cả đất nước đua nhau hò hét giành giật
từng mảnh đất, tài sản của từng cá nhân, tổ chức trong nước, thì họ đã quên mất
tất cả?

Đáng thương thay.

Bên tai tôi vẫn văng vẳng một câu nói 30
năm trước của Đài Tiếng nói Việt Nam về bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh rằng:
“Một đất nước mà trong ngoài lục đục trên dưới không yên thiên hạ bất đồng nhân
tâm ly tán thì thử hỏi có sức mạnh làm sao được”.

Hà Nội, Kỷ niệm 30 năm
ngày chiến tranh bảo vệ Biên giới Phía Bắc 17/2/1979- 17/2/2009.

· J.B
Nguyễn Hữu Vinh

17.2.1979 – 17.2.2011: Các nghĩa trang bộ đội hương khói vắng tanh!

17.2.1979 – 17.2.2011: Các nghĩa trang bộ đội
hương khói vắng tanh!
Lãnh đạo im thin thít, nhưng để Nguyễn Chí Vịnh phân
trần với Bắc kinh!
Âu Dương Thệ



Hôm
nay là ngày kỉ niệm 32 năm chiến tranh biên giới Việt-Hoa do Đặng Tiều Bình phát
động để „dạy VN bài học“. Ngày 17.2.1979 Bắc kinh đã đưa 20 sư đoàn sang đánh
chiếm  nhiều tỉnh ở sát biên giới Trung quốc và đã giết hại mấy chục ngàn binh
sĩ và thường dân VN. Như vậy đúng ra xét về quyền cũng như trách nhiệm thì những
người cầm đầu Nhà nước phải đứng ra tổ chức lễ kỉ niệm những bộ đội và thường
dân đã bị quân xâm lược phương Bắc giết hại và cử các đại diện tới thăm viếng
nghĩa trang, mồ mả của những người đã hi sinh vì Tổ quốc. Lễ kỉ niệm như vậy
không phải là khơi dậy hận thù giữa hai dân tộc láng giềng, nhưng là để tố cáo
cuộc chiến tranh xâm lược của chế độ CS Trung quốc, đồng thời cũng là để thức
tỉnh nhân dân VN trước các chính sách gây hấn và lấn chiếm hiện nay của bá quyền
Bắc kinh!



Bộ
binh và xe thiết giáp Trung Quốc xâm lược Việt Nam trên tuyến Cao Bằng

Nhưng thật là vô cùng ngạc nhiên, hôm nay cũng như các ngày vừa qua,
từ tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho tới Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng không có một lời tuyên bố nào về biến cố lịch sử cận đại
này. Các tờ báo chính thức của chế độ toàn trị như tờ Nhân dân, Cộng sản, Chính
phủ, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân không đăng một dòng tin nào về ngày
kỉ niệm này. Dĩ nhiên các tờ báo „đi bên lề phải“ cũng phải câm nín!  Trong khi
đó báo chí của chế độ lại dành những phần rộng rãi tường thuật các cuộc chẩy hội
của các quan lớn với xe xịn và dân chúng chen lấn, giẫm đạp đến ngất xỉu để „xin
ấn cầu danh“ ở các đền nhân ngày 15 tháng giêng âm lịch. Trong số này thấy có cả
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.  Nhưng
trong các ngày qua nhiều Blog điện tử độc lập ở trong nước đã can đảm viết bài
và đưa tin rất trân trọng về ngày lịch sử 17.2.1979!

Giữa khi không dám
nhắc tới cuộc chiến tranh xâm lược của phương Bắc, nhóm cầm đầu cũng không dám
tổ chức kỉ niệm và thăm viếng mồ mả, nghĩa trang các chiến sĩ và thường dân đã
bị giết hại; nhưng cho tới nay năm nào họ cũng đứng ra tổ chức long trọng cấp
Nhà nước kỉ niệm ngày 30.4.1975. Mặc dầu các đơn vị quân đội Mĩ đã rút khỏi miền
Nam không lâu sau Hiệp định Paris 27.1.1973. Cho nên nói đúng ra, vào giai đoạn
chót của cuộc chiến VN là một cuộc nội chiến. Như chính cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
đã nhìn nhận, người Việt ở miền Bắc cũng như người Việt ở miền Nam đều nặng lòng
yêu nước theo cách của họ!

Hàng năm cố tình tổ chức long trọng ngày 30.4
kết thúc một cuộc nội chiến thì rõ ràng là những người cầm đầu chế độ toàn trị
chỉ nhằm khơi dậy  hận thù và gây tức tưởi giữa các thành phần dân tộc VN, trái
với mục tiêu đoàn kết và hướng tới tương lai giữa người Việt với nhau!  Nhưng
giữa lúc đó thì chính những người cầm đầu này lại im lặng làm như không có ngày
17.2. 1979!  Không cho cả bộ đội và thân nhân được tổ chức kỉ niệm, thăm viếng
mồ mả những người đã bị quân đội xâm lược phương Bắc giết hại! Thái độ cực kì
mâu thuẫn này đối với hai sự kiện lịch sử quan trọng cận đại của VN không phải
do sự mất trí nhớ của nhóm cầm đầu, mà phải thấy đây là lòng dạ tính toán hơn
thiệt của họ.  Nếu xét về mặt tiêu chuẩn đặt giá trị về việc, ai có thể giúp họ
ngồi vững trên các ghế cao hiện nay, thì những người cầm đầu chế độ toàn trị đặt
rất cao vai trò của Bắc kinh và đặt rất thấp vai trò của nhân dân
VN!

Giữa lúc những người cầm đầu mới (cũ) của chế độ toàn trị giữ thái độ
ngậm miệng như thế thì ngày 16.2 tờ Quân đội nhân dân lại cho phổ biến bài phỏng
vấn dài của tân Ủy viên Trung ương đảng đồng thời là Thứ trưởng quốc phòng
Nguyễn Chí Vịnh với tựa đề „Việt Nam chưa chủ trương tham gia các cuộc tập trận
quốc tế“. Cuộc phỏng vấn được chọn lựa đúng vào thời điểm kỉ niệm 32 năm cuộc
chiến xâm lược của Trung quốc, nhưng cũng như thượng cấp, ông Vịnh cũng biết
tiết kiệm không có một lời hay một chữ nào nhớ tới đồng đội và đồng bào đã bị hi
sinh! Trái lại, khi trả lời câu hỏi (đã được mớm cho nhà báo) tại sao đã có tin
của báo chí bên ngoài nói rằng, VN sẽ tham gia cuộc tập trận „Hổ mang vàng“ do
các đơn vị quân đội Thái lan và Hoa kì tổ chức ở Thái lan vào đầu tháng 2? Tướng
Vịnh đã trả lời:

„Việt Nam đã tham dự các cuộc tập trận "Hổ mang vàng"
với tư cách Quan sát viên từ năm 2003. Từ đó đến nay, tùy thuộc vào điều kiện
của mình cũng như tùy thuộc vào tính chất hay nội dung của cuộc tập trận, có năm
Việt Nam tham dự, có năm không. Mục đích tham dự của Việt Nam là để xem các nước
thực hiện tập trận như thế nào.

Năm nay, Việt Nam không cử người tham gia
cuộc tập trận kể cả ở mức độ Quan sát viên. Thông tin về Việt Nam cử người tham
gia lập kế hoạch tác chiến là sai lệch, không rõ nguồn tin xuất phát từ đâu.
Thông tin sai lệch này có thể làm cho dư luận hiểu sai chủ trương của Việt Nam.
Trong thời điểm hiện nay Việt Nam không tham gia các cuộc tập trận hay các cuộc
diễn tập quân sự.“

Phần trả lời của Nguyễn Chí Vịnh khiến các quan sát
viên lưu ý ba việc. Thứ nhất, sự giải thích có tính cách phân trần để tránh „dư
luận hiểu sai“  như thế này là nhắm vào đối tượng nào? Với Washington hay với
Bắc kinh? Chắc chắn là không phải nói với Washington mà ở đây đúng là tìm cách
phân trần với anh cả Bắc kinh. Vì từ hè 2010 Bắc kinh đã rất khó chịu trước việc
Ngoại trưởng Mĩ, Bộ trưởng quốc phòng Mĩ và nhiều phái đoàn cao cấp của Hoa kì
đã có mặt ở VN và tuyên bố ủng hộ quốc tế hóa vấn đề tranh chấp biển Đông. Trong
những tuần lễ gần đây Bắc kinh còn cảnh cáo Hà nội gián tiếp là, đi với
Washington là chống Bắc kinh. Hà nội phải chọn lựa dứt khoát!

Vì thế,
ngay sau khi hãng thông tấn Nhật Kyodo loan tin về việc năm nay VN còn cử cả sĩ
quan tham gia việc lên kế hoạch tập trận cùng 9 nước khác thì Bộ quốc phòng chế
độ CSVN đã phải vội vã lên tiếng cải chính ngay về việc này vào ngày 9.2. Nhưng
đối với Bắc kinh, đính chính sơ sài như tthế không được. Vì vậy nhóm cầm đầu Hà
nội đã phải để cho Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vính công khai đính đính!
Nếu ai theo dõi tình hình nội bộ nhóm cầm đầu mới của Đảng cộng sản VN thì sẽ
thấy, trong thời gian qua Tướng Nguyễn Chí Vịnh không chỉ tuyên bố những vấn đề
chính về an ninh quốc phòng và ngoại giao vào nhiều dịp quan trọng và được theo
dõi đặc biệt của dư luận quốc tế, khiến người ta có cảm tưởng là Nguyễn Chí Vịnh
mới chính là người có quyền thực sự trong Bộ quốc phòng, còn Tướng Phùng Quang
Thanh chỉ đứng làm vì mà thôi. Việc ông Vịnh nhẩy cả được vào Trung ương đảng
tại Đại hội 11 vào giữa tháng giêng vừa qua, mặc dầu Đại tướng Võ Nguyên Giáp
-một đại thần cuối cùng còn sống- và nhiều tướng lãnh đã về hưu hay còn tại chức
đã công khai chống tướng Vịnh, lại càng biện minh cho giả thuyết
này!

Tuyên bố trên của Nguyễn Chí Vịnh còn nêu ra điểm thứ hai cũng rất
đáng chú ý: Tại sao ông đã phải nhấn mạnh trong câu cuối „Trong thời điểm hiện
nay Việt Nam không tham gia các cuộc tập trận hay các cuộc diễn tập quân sự.“? 
Theo dõi tình hình bang giao giữa hai chế độ toàn trị Bắc kinh và Hà nội sẽ
thấy, sự lệ thuộc của Hà nội đối với Bắc kinh không chỉ giới hạn trong lãnh vực
ý thức hệ theo phương trâm „nếu Bắc kinh trụ được thì Hà nội cũng trụ được“,
trong các năm gần đây sự lệ thuộc đang mở rộng cả trong lãnh vực kinh tế và
thương mại. Trung quốc đã trở thành nước cung cấp hàng lớn nhất cho VN. Điều cực
kì nguy hiểm nữa là, mức nhập siêu của VN với Trung quốc ngày càng cao. Theo tin
của chính Hà nội thì trong năm qua đã lên tới trên 12 tỉ USD. Trong khi ấy số
ngoại tệ dự trữ của VN chỉ còn khoảng 10 tỉ USD. Như vậy trọc phú Bắc kinh đã
trở thành chủ nợ lớn nhất của VN! Ai cũng biết, ngay cả với siêu cường Mĩ từ khi
trở thành con nợ của Bắc kinh thì Bắc kinh cũng đã từng đưa ra các yêu sách cao
có lợi cho chủ nợ. Vì thế người ta có thể nhận ra được những áp lực và yêu sách
mà Bắc kinh đang đặt ra cho Hà nội mạnh như thế nào, nhất là đối với nhóm cầm
đầu vừa mới được cử ra trong Đại hội 11.

Cụm từ „trong thời điểm hiện
nay” mà Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh trong bài phỏng vấn ngày 16.2 còn có hàm ý
quan trọng khác nữa. Hiên nay tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang chuẩn bị ráo
riết chuyến thăm ra mắt tại Bắc kinh. Vì chỉ một ngày sau khi được bầu làm Tổng
bí thư, ông Trọng đã phải tiếp Trưởng ban Đối ngoại Đảng cộng sản Trung quốc
Vương Gia Thụy, đặc phái viên của Tổng bí thư và Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào để
nhận lời „mời“ sang thăm Trung quốc càng sớm càng tốt. Như vậy thì Nguyễn Phú
Trọng phải tạo một không khí thích hợp cho chuyến đi này, đừng có làm gì phật
lòng người anh cả phương Bắc. Cho nên việc năm nay nhóm cầm đầu CSVN không dám
cử quan sát viên tới dự cuộc tập trận „Hổ mang vàng“ là thái độ tất yếu, nhưng
nó là một tín hiệu về sự cúi đầu thêm. Tiếp đến chuyện phải để Nguyễn Chí Vịnh
đính chính và phân trần công khai với Bắc kinh về việc báo chí quốc tế đưa tin
khác trước đó lại càng chứng tỏ mức độ cúi đầu càng nhiều hơn nữa!

Từ đó,
người ta hiểu được tại sao thái độ của tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ việc
tuyên bố tình hình biển Đông „không có gì mới“ , tới việc coi như không có ngày
17.2.1979 là hệ luận tất yếu, mặc cho những mồ mả của bộ đội và nhân dân đã bị
hi sinh và giết hại phải chịu cảnh hương khói vắng tanh. Đối với những người chỉ
biết đội quyền-tiền thì việc cúi đầu trước phương Bắc lại là một vinh hạnh! ♣


Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện
tử:
www.dcpt.org hay www.dcvapt.net

Lật tẩy CSVN lạm danh UNESCO

1. HCM & UNESCO
Nghiêm Văn Thạch – 2005
Đầu năm 1987, Ông Trần Văn Ngô (Từ Nguyên) là chuyên viên theo dõi thời cuộc trong tập thể tranh đấu tại Pháp, đã triệu tập một buổi họp các nhân sĩ cùng đại diện đoàn thể ở khu vực Paris-Ile de France để báo động : đảng CSVN vận dụng UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên Hiệp Quốc) để vinh danh HCM, hy vọng lấy lại hào quang ngụy tạo “anh hùng giải phóng dân tộc” cho xác ướp mà họ đã dựng thành biểu tượng của Chủ nghĩa Xã hội.
Theo tin tức nhận được, CSVN căn cứ vào tập tục UNESCO nhắc nhở ngày sinh nhật thứ 100 của các vĩ nhân trong lãnh vực cơ quan Liên Hiệp Quốc hành động, xếp đặt ghi tên HCM vào danh sách sinh nhật bách niên năm 1990, rồi dự tính vận động tiếp để đến năm ấy sẽ có khoản tài trợ của UNESCO dùng tổ chức rầm rộ kỷ niệm ở trụ sở Paris, đài thọ những buổi lễ cùng thời điểm ở VN và tại một số thủ đô, thành phố lớn khắp thế giới, tổ chức triển lãm và ấn hành sách báo đặc biệt về sự nghiệp lừng lẫy của HCM, “nhà cách mạng và nhà văn hóa trác tuyệt”!!!
Hội nghị đã thảo luận, phân tách hoàn cảnh cùng thời cơ thuận lợi cho CSVN :
- Dư âm cuộc chiến thắng 30.4.1975 khiến HCM còn lưu giữ cảm tình trong tả phái Âu Mỹ Úc chưa đủ can đảm thừa nhận sai lầm quá khứ và trong quần chúng Á châu, Phi châu thiếu thông tin nghị luận chính xác.
- Phái đoàn đại diện CSVN, theo nguyên tắc luân phiên trong Tiểu ban Văn hóa UNESCO, đến lượt tham gia Ban Chấp hành Tiểu ban, đề nghị của họ chắc chắn được sự chấp nhận của đa số thành viên là những nước Á Phi khi trước từng biểu lộ cảm tình thiên lệch trong cuộc chiến VN-2.
- Khi Tiểu ban đã tán thành, Đại Hội Đồng thường thông qua đề nghị do Tiểu ban chuyển lên, không có thảo luận gì cả.
- Một yếu tố thuận lợi quan trọng khác cho CSVN là hậu thuẫn của ông M’Bow, Tổng Thư Ký kiêm Giám đốc Văn phòng trung ương UNESCO. Ông trấn nhậm hai nhiệm kỳ liền trụ sở Paris nhờ sự ủng hộ của Nga Xô cùng chư hầu CS, và các nước Á Phi chống đối Hoa Kỳ.
Theo vết thân phụ là lãnh tụ độc tài tham nhũng ở một quốc gia chậm tiến Phi châu, ông đã trắng trợn khai thác thủ lợi guồng máy quản trị cơ quan quốc tế. Thành tích nổi bật của ông M’Bow là cài đặt rất nhiều thành viên bộ tộc (tribu) của ông – đương nhiên với lương cao bổng hậu không cần chiếu theo bằng cấp hay khả năng, thậm chí không phải làm việc, không cần có mặt ở sở – vào số viên chức thực thụ (nếu sa thải phải bồi thường rất nặng) của Văn phòng. Nhân số ăn bám cộng với chi tiêu bừa bãi – có hà lạm, nhưng về sau không ai muốn bới móc thêm ra – khiến cho ngân quỹ UNESCO liên tục thâm thủng trầm trọng. Vì thế, tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ phủ quyết (veto) đề nghị gia tăng ngân sách dành cho UNESCO, sau đó tạm đình chỉ sự đóng góp cho riêng cơ quan này. Anh quốc với vài nước Âu Mỹ hưởng ứng sự tẩy chay góp tiền cho cá mập. Chỉ riêng niên liễm của Hoa Kỳ đã là ngân khoản cao nhất trong thu nhập của UNESCO mỗi tài khóa. Ông M’Bow lúc đó chuẩn bị tái ứng cử nhiệm kỳ thứ ba, tất sẽ ra sức tán trợ đề nghị vinh danh HCM để tranh thủ lá phiếu của khối CS và các nước Đệ Tam, luôn thể, để trả đũa sự phản kháng cùng hành động thắt chặt túi tiền của Hoa Kỳ.
Hội nghị cũng lượng định một cách thực tiễn trở ngại lớn lao phải đương đầu vì thiếu phương tiện tài chính và nhân sự, vì thái độ thờ ơ bất động dễ phỏng đoán của nhiều thành viên Liên Hiệp Quốc không Cộng sản gồm cựu thân hữu của VN Cộng Hòa như Nhật Bản, Đại Hàn, Phi Luật Tân, của giới truyền thông và dư luận kể cả Hoa Kỳ, vì địa vị cô đơn và thiểu số của tập thể tị nạn VN khó gây nên sức mạnh chuyển đổi cần thiết. Tuy nhiên, hội nghị vẫn quyết tâm đương đầu và nhất trí nỗ lực tìm phương cách giải trừ kế hoạch CSVN lợi dụng UNESCO để tuyên dương HCM và chế độ tàn bạo phi nhân ông tạo lập. Một ủy ban hành động được tức thời thành lập, với ông Nguyễn Văn Trần là Tổng thư ký, Phụ tá là một số tuyển chọn trong các nhân sĩ, đại diện đoàn thể hiện diện.
Tại một buổi họp thường kỳ sau đó ở trụ sở Hội Thanh niên Tị nạn cho sử dụng, ủy ban chọn danh hiệu là Ủy ban Tố cáo Tội ác HCM. Chủ đích ủy ban tự vạch là tiến tới một luận định quốc tế vô tư, đúng đắn, về các hành động của HCM và CSVN vi phạm nhân phẩm nhân quyền, hủy diệt văn hóa, mâu thuẫn với mục tiêu của Liên Hiệp Quốc và UNESCO. Ủy ban cũng có ý mong  công luận thế giới nhân dịp, duyệt lại những biến cố lịch sử đã bị xuyên tạc, bóp méo, bởi thành kiến với nhãn quan một chiều của phe phản chiến, đặc biệt là Tòa án Chiến tranh VN do Bertrand Russell đề xướng. Công tác khẩn yếu là thâu thập những dữ kiện đích xác về tội ác của HCM và đảng CSVN, yêu cầu chứng nhân và nạn nhân tiếp tay với Ủy ban lập thành hồ sơ sẽ trình bày trong một cuốn “hắc thư” (livre noir) coi như bản cáo trạng trước thế giới. Cùng lúc, chiến dịch gửi thư phản kháng tới UNESCO được phát động.
Hầu hết các cơ quan truyền thông Việt ngữ – báo chí, chương trình phát thanh, bản tin nội bộ – ở các nước định cư đã sốt sắng phổ biến tin tức và tài liệu do Ủy ban cung cấp; lại tự động đăng tải nhiều bài viết, nhiều thư tố cáo huyền thoại HCM do ký giả, nhân sĩ, nhà văn hóa giáo dục, đại diện đoàn thể, gửi đến. Vị Giám đốc Đông Nam Á Vụ của UNESCO sau này cho Ủy ban hay đã tiếp nhận tổng cộng hơn ba-mươi ngàn thư phản kháng. Cộng đồng người Việt ở Pháp và một vài nước lân cận đã hăng hái tham dự cuộc biểu tình chống đối do Ủy ban đề xướng nhân Ngày Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc 1987 ở công trường Nhân quyền, đối diện tháp Eiffel.
Tại cơ quan tranh đấu trực diện là UNESCO, Ủy ban trù liệu tiếp xúc rộng rãi với các thành viên quốc gia không cộng sản, các thành viên là tổ chức ngoài chính quyền (Organisation Non Gouvernementale – ONG), các nhân vật chủ chốt ở cơ quan Liên Hiệp Quốc, kể cả Tổng Thư Ký M’Bow đương nhiệm. Luận cứ đầu tiên Ủy ban trình bày là CSVN muốn UNESCO lấy ngày 19.5.1990 làm sinh nhật bách niên của HCM. Nhưng theo sự kê khai của đương sự hồi sinh tiền và theo các tài liệu chính thức của đảng, HCM có tới 5 ngày tháng năm sinh khác nhau. Thời điểm lễ kỷ niệm quốc tế ấn định một cách hồ đồ sẽ khiến cho uy tín của UNESCO và Liên Hiệp Quốc bị thương tổn. Bằng chứng gần cận về lề thói thay đổi dữ kiện lịch sử bởi CSVN là họ đã loan báo HCM tạ thế ngày 03.9.1969, trong khi ông mất từ ngày hôm trước, 02.9.1969.
Và để tạo áp lực phía chính phủ Pháp – có ảnh hưởng đáng kể vì Paris là nơi đặt trụ sở UNESCO – Ủy ban tranh thủ được sự ủng hộ triệt để của Hội Người Pháp Đông Dương (ANAI – Association des Françaises d’Indochine) gồm các gia đình Pháp kiều, cựu quân nhân khi trước cư trú hay phục vụ tại ba nước Việt-Miên Lào. Hai bên đồng ý phối hợp chương trình và phương thức vận động.
Hội ANAI sẽ nhường cho cộng đồng VN ra mặt trước công luận, đi hàng đầu khi biểu tình, hội họp, để Hội khỏi vướng mắc lời đối phương cáo buộc có hành động trả thù sự thất trận năm 1954.
Do sự thúc đảy của Hội ANAI và lời thỉnh cầu của Ủy ban, một số dân biểu, nghị sĩ đối lập lên tiếng chất vấn trên diễn đàn quốc hội, yêu cầu chính quyền – do tả phái lãnh đạo sau khi ô. Mitterand đắc cử tổng thống năm 1981 – bác bỏ sự vinh danh HCM. Thêm lời rỉ tai ở hậu trường: nếu chính phủ Pháp có thái độ tán thành, Hội ANAI, các chính đảng phái hữu, và Ủy ban hành động của người Việt, sẽ huy động cựu chiến binh gồm thương binh và gia đình tử sĩ trận chiến VN-1, cùng với thuyền nhân, người tị nạn CS mọi quốc tịch, các đoàn thể như Hội Y sĩ Thế giới, Hội Nhân quyền, v. v… xuống đường liên tiếp khắp nơi. Kết quả là chính phủ Pháp hứa đứng ngoài không bỏ phiếu nếu Đại hội đồng UNESCO thảo luận Nghị quyết đề cao HCM.
Tuy nhiên, như đã dự đoán, Tiểu ban Văn hóa với đa số thuận, đã có một Nghị quyết ghi vào nghị trình Đại hội đồng UNESCO năm 1987 danh sách sẽ được tuyên dương năm 1990 gồm 7 nhân vật: Phya Anuman Rajadhon (Thái Lan), Thomas Munzer (Đông Đức), Anton Semionovitch Makarenko (Liên Xô), HCM (Việt Nam), Jawaharlal Nehru (Ấn Độ), và Sinan (Thổ Nhĩ Kỳ). Lời tuyên dương HCM dùng trọn bản văn do phái đoàn CSVN soạn (President HCM, Vietnamese hero of national liberation and great man of culture : Chủ tịch HCM, anh hùng giải phóng dân tộc VN và nhà văn hóa lớn), cũng như lời tuyên dương các nhân vật khác do phái đoàn quốc gia liên hệ đề nghị – được Đại hội đồng thông qua không thảo luận.
Ủy ban đành chuyển qua vận động giảm thiểu tầm vóc tổ chức kỷ niệm. Hai biến cố thời sự đem lại thời cơ thuận lợi cho hành động của Ủy ban và các đồng minh :
- Ông M’Bow thất cử, Ông Frederico Meillor nhân sĩ Tây-Ban-Nha (Espagne), thay thế làm Tổng Thư Ký UNESCO.
- Rồi những chính thể Cộng sản ở Đông Âu kế tiếp sụp đổ;
- Chấn động vang dội nhất là sự phá hủy “bức tường ô nhục” ở Berlin, Đức quốc và
- Sự thống nhất Đức quốc sớm  hơn các lời tiên đoán.
- Sự phát triển mạnh mẽ của trào lưu dân chủ có hiệu lực xóa bỏ luôn những công trình bưng bít, thổi phồng, hóa trang, của guồng máy tuyên truyền cộng sản.
Bộ mặt thực của mô hình chế độ cộng sản, của các lãnh tụ tối cao Staline, Mao Trạch Đông, HCM, Ceaucescu, Kim Nhật Thành, v. v… dần dần bộc lộ, làm tiêu tan những hình ảnh thần tượng tuyệt đỉnh hoàn mỹ dựng lên từ mấy chục năm.
Ủy ban được vị tân Tổng Thư Ký Frederico Meillor trả lời là không thể hủy bỏ Nghị quyết 1987 ghi nhận đề nghị của VN về việc kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông HCM năm 1990 (vì cần phải có một Nghị quyết khác của Đại hội đồng), nhưng UNESCO sẽ không tổ chức kỷ niệm và không can dự bất cứ hành động nào để vinh danh HCM tại trụ sở Paris.
Thực tế là ngân sách UNESCO do ông soạn thảo sẽ không dự trù ngân khoản cho công việc đó. Việt Nam cùng nước nào muốn cử hành lễ sinh nhật bách niên của HCM là tùy ý riêng, không liên quan gì tới UNESCO cả. Do đó, Ủy ban nhận định rằng công tác mà cộng đồng ủy nhiệm đạt kết quả tương đối thỏa mãn.
- Ủy ban quyết định chấm dứt chiến dịch thư phản kháng;
- Đình chỉ việc lập hồ sơ, ấn hành hắc thư tố cáo tội ác HCM và CSVN;
- Không trù liệu tập họp, biểu tình phản đối kỷ niệm sinh nhật HCM bởi UNESCO vì sự việc ấy sẽ không xảy ra.
- Nhưng Ủy ban tiếp tục theo dõi nội vụ để phản ứng khi cần thiết.
Quả nhiên trước ngày 19.5.1990, Ủy ban được tin rằng CSVN loan báo mập mờ kỷ niệm trọng thể sinh nhật bách niên của HCM tại phòng khánh tiết UNESCO.
Một số văn công nghệ sĩ từ quốc nội sang, gồm đoàn múa rối nước, sẽ trình diễn trong buổi lễ, phụ thêm triển lãm và tiếp tân.  Tổng thư ký Nguyễn Văn Trần lập tức tới gặp ông Giám đốc Đông Nam Á Vụ UNESCO để chất vấn, mang theo thiệp mời của sứ quán in hình HCM với bối cảnh là trụ sở UNESCO.
Nhà chức trách đó cho hay UNESCO tiếp đơn giữ chỗ trước, đã theo qui lệ cho sứ quán mướn 2 căn phòng thường dành cho mọi sinh hoạt của thành viên mà thôi. Ông không hay biết chương trình tổ chức, và nếu có thiệp mời, chắc chắn ông Tổng Thư Ký cùng các cộng sự viên sẽ không tham dự.
Ông ghi nhận lời phản đối hợp lý của Ủy ban, bảo đảm Văn phòng sẽ đòi sứ quán hủy bỏ thiệp mời có thể gây ngộ nhận. Hội ANAI tiếp xúc với Bộ Ngoại giao Pháp, cũng được xác nhận không có đại diện chính quyền, nhân viên chính phủ, đại diện quốc hội, đại diện Đô thành Paris, tham dự lễ kỷ niệm hay tiếp tân, triển lãm, sứ quán CSVN dự liệu.
Sau đó, sứ quán CSVN đã phải thu hồi thiệp mời in hình HCM gửi cho ngoại giao đoàn, thành viên UNESCO, các nhân vật chính quyền và dân sự Pháp …Ê mặt … Thiệp chỉ sử dụng với tính cách nội bộ để mời Việt kiều.
Một đặc phái viên của Ủy ban tới trụ sở UNESCO ngày 19.5.1990 để kiểm tra, báo cáo rằng chung cuộc, sứ quán CSVN chỉ mướn một phòng sinh hoạt nhỏ thay vì hai (gồm thêm một phòng lớn có sân khấu). Nhân số hiện diện khoảng chừng 60, 70 tân khách; hầu hết là hội viên Việt kiều “Yêu nước”. Lác đác vài khuôn mặt ngoại quốc, phỏng đoán là đảng viên cộng sản Pháp, thành viên các phái đoàn thân hữu với chế độ như Cuba, Trung quốc, Bắc Hàn, Miên, Lào.
Một cuộc biểu tình phản kháng vào đúng giờ khắc buổi kỷ niệm của sứ quán CSVN qui tụ hơn một trăm người đã diễn ra ở công trường Fontenoy gần trụ sở UNESCO. Hành động do Ủy ban Quốc tế Trần Văn Bá, không phải là thành viên Ủy ban Tố cáo Tội ác HCM (vì chưa ra đời năm 1987), đề xướng. Hai đại diện đoàn biểu tình là ông Trần Văn Tòng và ký giả Olivier Tod đến trụ sở UNESCO đưa lời phản kháng đã được ông Giám đốc Đông Nam Á Vụ tiếp kiến.
Khi nghe xong lời trình bày về lập trường và thái độ của cơ quan Liên Hiệp Quốc, sự can thiệp của Ủy ban Tố cáo Tội ác HCM và các biện pháp đã thỏa hiệp, hai vị đại diện đồng ý là UNESCO vô can; đoàn biểu tình sẽ chỉ tập trung hành động để đả đảo sự vinh danh HCM, người có tội trước lịch sử nhân loại đã tàn hại đất nước và dân tộc Việt Nam và hai nước láng giềng Mên Lào.
Ủy ban Tố cáo Tội ác HCM chính thức giải tán cuối tháng 5-1990.
Đáng tiếc là Ủy ban không chủ trương quảng bá thành quả công tác vì cho rằng đó chỉ là bổn phận, nên còn có thể có dư luận thiếu chính xác ngay tại Pháp về thủ đoạn của đảng CS mập mờ sử dụng danh nghĩa UNESCO đánh bóng hình tượng HCM.
Nghiêm Văn Thạch www.hon-viet.co.uk – 2005
2. UNESCO & HCM
Bùi Tín – Paris15 Aug 2005
 (Trích từ cuốn sách “San sẻ tình yêu thương”, viết riêng cho tuổi trẻ trong và ngoài nước của nhà báo Bùi Tín, sẽ ra mắt bạn đọc tháng 9 này).
- Thế còn việc UNESCO suy tôn HCM là “Danh nhân Văn hóa Thế giới” thì thế nào ?  Người bảo có, người bảo không, sự thật là thế nào ?
Tôi đã dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch HCM tại Hội trường Ba đình Hà Nội vào ngày 19-5-1990, có một số bạn bè quốc tế dự đến từ Liên Xô, Trung Quốc, Cu-ba, Bắc Triều Tiên, Lào, Cam-bốt, Pháp, Anh, Angiêri…  Tôi gặp ông A. Patti (người Mỹ, trong tổ chức tình báo OSS từng có mặt ở Việt Bắc và Hà Nội hồi Cách mạng Tháng Tám 1945) tại đây; có ông R.Chandra, người Ấn Độ, nguyên trước kia là chủ tịch Hội đồng Hoà bình Thế giới dự.
Không có đại diện nào của UNESCO. Và cũng không ở đâu UNESCO đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm cảTôi đã đến hỏi tại trụ sở chính của UNESCO ở Paris. Đầu đuôi là thế này.
UNESCO có nếp làm việc : nhân kỷ niệm ngày sinh những nhân vật nổi bật của các nước thành viên vào những năm chẵn thứ một trăm (năm sinh lần thứ 1, 2, 3 , 4 hay 5 trăm năm) thì các nước gửi đề nghị đến UNESCO, UNESCO ghi nhận, xem xét và khuyến cáo các nước thành viên tham gia và Chủ tịch UNESCO có thể ủng hộ, hỗ trợ các nước ấy nếu cần.
Vì đây là tổ chức về giáo dục, khoa học và văn hoá nên người được đề nghị phải có hoạt động nổi bật về 1 trong 3 mặt này.
Cuộc họp của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 ngày 20/10 – 20/11 năm 1987 tại Paris xét đề nghị ngày 14-7-1987 của bộ trưởng Võ Đông Giang, chủ tịch UNESCO của Việt Nam, thông báo rằng Việt Nam sẽ tổ chức trọng thể kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của Chủ tịch HCM vào dịp 19-5-1990, chủ tịch HCM còn là “nhà văn hoá xuất sắc của Việt Nam”; cuộc họp quyết nghị (bằng một Nghị quyết ghi nhận đề nghị của VN) :
- ghi nhận (noter) thông báo của Việt Nam;
- khuyến cáo (recommander) các Nước hội viên tham gia kỷ niệm;  
- yêu cầu (prier)  Ngài Tổng giám đốc UNESCO ủng hộ (soutenir) việc kỷ niệm, nhất là ở Việt Nam.
- Cùng trong  phiên họp này, UNESCO ghi nhận đề nghị của Liên Xô  kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của ’’nhà văn và nhà giáo dục lớn‘’ Semionovitch Makarenko; ghi nhận đề nghị của Cộng hoà Liên bang Đức về kỷ niệm lần thứ 500 ngày sinh của nhà ‘’tiên tri cấp tiến’’ (prédicateur progressiste) Thomas Mùnzer ; ghi nhận đề nghị của Thái Lan về kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của nhà phê bình văn học uyên bác Phya Anuman Rajadhon; và cuối cùng là đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ (Turquie) về kỷ niệm 400 năm ngày sinh của ‘’nhà kiến trúc kiệt xuất’’ Sinan, từng xây dựng nhà thờ Hồi giáo kỳ vỹ Suleymaniye giữa thủ đô Istanbul cùng nhiều công trình ở vùng Balkan và các nước Ả-rập, đều vào dịp 1990.
Nhưng sau đó, một số thư từ, kiến nghị, bài báo gửi đến UNESCO phản đối mạnh mẽ về ông HCM trong Nghị quyết này, suốt cả năm 1988, 1989 và đầu năm 1990, nêu bật sự kiện thuyền nhân và trại cải tạo, của chính những người trong cuộc với phim ảnh kèm theo, nêu rõ bản chất chế độ đàn áp tàn bạo do ông HCM lập nên, một chế độ phi nhân – phản văn hoá. UNESCO còn tiếp hàng chục đoàn đại biểu từ Pháp, Mỹ, Anh chống đối việc UNESCO dính vào một việc không được dư luận tán đồng.
Thế là ông chủ tịch UNESCO quyết định lờ đi, không tham gia việc kỷ niệm để bảo toàn uy tín tổ chức quốc tế này.
Còn Chính phủ Việt Nam làm gì thì tùy họ. Vì chưa đến cuộc họp sau nên vấn đề này không đưa ra Đại hội đồng UNESCO.
- Trước ngày kỷ niệm 19-5-1990, 2 sự kiện dồn đến. Bức tường Berlin đổ sập; một loạt chế độ Cộng sản Đông Âu tan rã. Hà Nội mất một loạt đồng minh. Tổng giám đốc UNESCO Amadou M’Bow người châu Phi bê bối về tài chính bị thay thế bởi ông Frederico Leillor người Tây Ban Nha; ông này ra hẳn chủ trương :
UNESCO không tổ chức cũng không tham dự một hình thức nào kỷ niệm ông Hồ; ông cũng nói rõ: không có khoản tiền nào của UNESCO để chi cho việc này nữa.
Đến ngày kỷ niệm, Sứ quán Việt Nam ở Paris vất vả chạy vạy thuê một phòng nhỏ ở trụ sở UNESCO để vớt vát thể diện.
Ban quản trị trụ sở UNESCO còn giao hẹn không được treo ảnh và apphích ngoài hành lang, giấy mời chỉ được ghi là dự một tối văn nghệ. 
Giấy mời của sứ quán in hình trụ sở UNESCO làm nền bị Văn phòng UNESCO phản đối là “không được phép, không nghiêm chỉnh” (incorrect) phải huỷ.
Một đoàn múa rối nước từ Hà Nội sang biểu diễn; cuộc kỷ niệm dự định vài trăm, chỉ có dưới một trăm người Việt của sứ quán và Hội Việt kiều “yêu nước” cùng mươi người của đảng CS Pháp.
Đầu đuôi câu chuyện là thế. Cái gọi là “Bác Hồ chúng ta được UNESCO của Liên Hợp Quốc ra Nghị quyết tuyên dương, công nhận là anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới, và UNESCO tổ chức long trọng lễ kỷ niệm”  hóa ra là thế. Cần rõ ràng, minh bạch như vậy. @@@
Bùi Tín – 15-8-2005
@@@ Nghĩa là có nộp đơn xin thi “hoa hậu”, Ban Tổ chức có ra Nghị quyết chấp nhận đơn xin thi. Nhưng sau 3 năm, đến ngày thi, 1990, thì bị Ban Tổ chức đánh hỏng. Sự thật trần trụi chính xác là như thế và chỉ có thể hiểu đúng như thế. BBT. @@@
12
0
i
Rate This
Quantcast


Đăng trong Bùi Tín, Hồ Chí Minh, Nghiêm Văn Thạch, Sự thật Dân cần biết
Be the first to like this post.

7 Responses to Lật tẩy CSVN lạm danh UNESCO Để lừa gạt có hệ thống 86 triệu Dân VN & Quốc tế suốt 20 năm qua

  1. Huong Nguyen
    Cám ơn ông “Lão Móc”.  Câu hỏi này tôi dành cho ông Bùi Tín, để chính ông xác nhận với cộng đồng người Việt.
    0
    0
    i
    Rate This
    Quantcast

  2. Phạm Quang Nghị và TH VNOnline ĐÃ LỪA Bà IRINA BOKOVA (UNESCO)
    http://vietnamsaigon.multiply.com/journal/item/726/726
    UNESCO đã xác định là không hề xem HCM là một danh nhân văn hoá như các báo và truyền thông CSVN đã tuyên truyền bịa ra nhằm lừa gạt nhân dân trong nước bao lâu nay.
    1)  UNESCO đã HUỶ BỎ NGHỊ QUYẾT VINH DANH và
    2) TỪ CHỐI KHÔNG THAM DỰ   (Lễ kỷ niệm 100 năm Hồ Chí Minh) và
    3) KHÔNG CÔNG NHẬN Hồ chí Minh là danh nhân Thế giới khi Chính Phủ Hà Nội đã mời tham dự lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhật Hồ Chí Minh vào năm 1990.
    http://vietnamsaigon.multiply.com/photos/album/14
  1. Pingback: Lật tẩy CSVN lạm danh UNESCO Để lừa gạt có hệ thống 86 triệu Dân VN & Quốc tế suốt 20 năm qua | dânlầmthan
  2. Pingback: Lật tẩy CSVN lạm danh UNESCO Để lừa gạt có hệ thống 86 triệu Dân VN & Quốc tế suốt 20 năm qua | dânlầmthan
  3. Huong Nguyen
    Thành lập đảng CSVN, tiến hành cách mạng theo đường lối CS, ông Hồ phải chịu trách nhiệm trước Lịch Sữ Việt-Nam về những tang thương của dân tộc.
    Người Việt-Nam có truyền thống kính trọng người lớn tuổi nhưng đối với những “tội ác” của ông HCM, gọi ông ta là “ông” là đã thể hiện 1 cố gắng lịch sự rất lớn rồi.  Nhận mình là 1 người phản tỉnh, trong lần viếng thăm California tháng rồi(?), ông Bùi Tín khi phát biểu trên truyền hình gọi ông Hồ là “Cụ Hồ”, một cách gọi cho những người đáng được tôn kính, ông Bùi Tín có giải thích gì?
    2
    1
    i
    Rate This
    Quantcast

    • Xin góp ý với Huong Nguyen:
      Ký giả Al Santoli đã có nhận xét ngay khi ông Bùi Tín đưa ra Kiến nghị của một công dân vào năm 1992: “Con bài Bùi Tín giống như những thủ đoạn chính trị mà Hà Nội đã dùng trước năm 1975 để đạt được những thắng lợi của họ.”