9/3/10

Tết Mậu Thân 1968 trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc

Nguyễn Quang Duy

Bản đồ các cuộc tấn công trong sự kiện Mậu Thân

Tết Mậu Thân 1968, quân đội cộng sản vi phạm ngưng bắn mở cuộc tổng tấn công thủ đô Sài Gòn và hầu hết các thành phố tỉnh lỵ tại miền Nam.
Trên bốn mươi năm qua, do thiếu tài liệu và phân tích, chúng ta không quan tâm lắm đến vai trò và chiến lược của nhà cầm quyền Bắc kinh trong biến cố lịch sử này. Chúng ta thường chỉ xem vai trò của họ là viện trợ quân trang, quân cụ, quân nhu cho cộng sản Việt Nam .
Bài viết này dựa trên những tài liệu nội bộ hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc được giải mật để chỉ ra vai trò chỉ đạo và chiến lược tòan cầu của những người cầm quyền Bắc Kinh trong trận tổng tấn công này. Tòan bộ các tài liệu từ phía trung quốc là biên bản các buổi họp bằng tiếng Trung Hoa, được dịch sang Anh ngữ và phổ biến trên mạng "Cold War International History Project" Woodrow Wilson International Center for Scholar. Tài liệu từ phía Việt Nam chủ yếu từ tập tài liệu Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua. Tập tài liệu này được nhà xuất bản Sự Thật cho phổ biến khi chiến tranh Việt -Trung bắt đầu năm 1979.
Từ những năm đầu 1950, khi hai đảng Cộng sản Việt – Trung chính thức lập quan hệ ngọai giao, Trung Quốc đã trực tiếp chỉ đạo và tham gia chiến tranh Việt Nam . Chỉnh quân, chỉnh huấn, cải cách ruộng đất, các chiến dịch quân sự đều được đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cố vấn Trung Quốc và được huấn luyện bởi các chuyên gia Trung Quốc. Hiệp định Genève chia đôi đất nước đã được Chu Ân Lai trực tiếp đề ra và tiến hành.
Sau 1954, miền Bắc đã xẩy ra một cuộc tranh chấp giữa hai phe lãnh đạo. Phe theo Trung Quốc nắm đa số và luôn luôn thắng thế. Phe thân Liên Sô là thiểu số lại bị mang tiếng là thiếu tích cực thống nhất đất nước, không cổ vũ việc “giải phóng” miền Nam .
Hội nghị lần thứ 15 cuả Trung Ương tháng 1-1959, bí mật ra quyết định điều động bộ đội miền Bắc chuyển vũ khí vào Nam, để tiến hành võ trang thống nhất đất nước. Ngày 7-1-1959, Hồ chí Minh chính thức xác nhận: “Như vậy là ở Đông Nam Châu Á, chúng tôi đã đứng ở tiền đồn của mặt trận dân chủ và hoà bình toàn thế giới chống lại chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh.” (1)
Tháng 5-1963, Lưu Thiếu Kỳ đi thăm và đưa Bắc Việt đứng hẳn về phía Trung Quốc. Hồ chí Minh và Lưu Thiếu Kỳ đã ký một Tuyên Bố chung gọi “chủ nghĩa xét lại” và “cơ hội hữu khuynh” là đe dọa chính cho phong trào cộng sản quốc tế. Tháng 7-1963, Hồ chí Minh họp riêng với Chu Ân Lai và đã tuyên bố như sau: “Đừng nói là phải đánh 5 năm, 10 năm, dù có 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm cũng phải đánh, đánh cho đến khi thắng lợi hoàn toàn!”. (2) Câu tuyên bố trên chỉ nhái lại khẩu hiệu: “Đánh đế quốc, đánh, đánh, đánh, đánh cho đến thắng lợi” do Mao Trạch Đông đề ra.

Lệnh tấn công

Để tăng cường xâm nhập miền Nam , ngày 08-04-1965, Lê Duẩn sang Trung Quốc xin quân viện. Lê Duẩn lên tiếng:"Chúng tôi muốn một số phi công và thiện chí quân, ... và những người thiện nguyện khác, bao gồm những đơn vị xây dựng cầu cống, đường sá." (4) Lưu Thiếu Kỳ đáp lại "Đó chính là chính sách của chúng tôi, chúng tôi sẽ làm tốt nhất để đóng góp với các đồng chí." (5)
Tài liệu về phía Việt Nam cho biết: “…về nguyên tắc, đến tháng 6 năm 1965 phía Trung Quốc phải gửi phi công sang giúp Việt Nam . Nhưng ngày 16 tháng 7 năm 1965 Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng Trung Quốc đã báo cho Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là phía Trung Quốc không thể gửi phi công sang Việt Nam được vì ‘thời cơ chưa thích hợp’ và ‘làm như vậy không ngăn cản được địch đẩy mạnh oanh tạc’. Trong một cuộc hội đàm với phía Việt Nam tháng 8 năm 1966 họ cũng nói: ‘Trung Quốc không đủ khả năng về không quân giúp bảo vệ Hà Nội’ ”. (6) Thay vào đó, Liên Sô đã gởi phi công sang chiến trường Việt Nam .
Tại Hà Nội, ngày 13-4-1965, Tao Zhu, bí thư Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc Nam phân bộ, báo cho Hồ chí Minh Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc và Mao đã giao trách nhiệm viện binh cho 4 tỉnh phía Nam . Để chắc chắn, ngày 16-05-1965, Hồ chí Minh đã sang Trung Quốc hội kiến Mao trạch Đông. Ông trình bày với Mao kế họach xây dựng hệ thống giao thông phía Bắc để tiếp nhận quân viện từ các quốc gia trong khối cộng sản qua biên giới Trung Quốc. Cùng với kế họach xây dựng đường mòn Hồ chí Minh để xâm nhập miền Nam . Ông nói với Mao: "Nếu chủ tịch Mao đồng ý Trung Quốc sẽ giúp, chúng tôi sẽ gởi người của chúng tôi vào Nam ." Mao trạch Đông trả lời:"Chúng tôi chấp nhận. Chúng tôi sẽ làm. Không có vấn đề gì cả." (7)


Ngày 23-3-1966, Lê Duẩn sang Trung Quốc bị Chu Ân Lai chất vấn về việc Việt Nam chính thức kêu gọi viện binh từ các quốc gia cộng sản khác, nhất là từ Sô Viết. Chuyến cầu viện này có lẽ đã thất bại, ba tuần sau Lê Duẩn lại phải sang Trung Quốc một lần nữa. Biên bản buổi họp ngày 13-4-1966, giữa Chu Ân Lai, Đặng tiểu Bình, Kang Shen, Lê Duẩn và Nguyễn Duy Trinh, được tường trình với nhiều dữ kiện lịch sử quan trọng.
Đặng tiểu Bình cho biết chỉ chưa đến một năm Trung Quốc đã gởi sang Việt Nam 130.000 quân để xây dựng cơ sở hạ tầng chiến lược, hằng chục ngàn quân chiến đấu hiện đang túc trực ở biên giới, đã có những thảo luận về việc Trung Quốc sẽ tham chiến nếu chiến tranh xảy ra. Lê Duẩn góp ý:" Bây giờ đã có hằng trăm ngàn quân Trung Quốc tại Việt Nam , nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu có chuyện nghiêm trọng xẩy ra, ở đó cần thiết 500.000 quân." (8) Phía Trung Quốc cũng miễn cưỡng chấp nhận để Việt Nam nhận viện binh từ các quốc gia cộng sản khác.
Trong cùng buổi họp, Chu Ân Lai tuyên bố dự định sẽ gởi chừng 4 đến 5 tóan nghiên cứu quân sự gồm chừng 100 người vào Nam Việt Nam để trực tiếp quan sát tình hình quân sự. Chu Ân Lai nhấn mạnh các toán này có thể sẽ đến tận ngọai ô Sài Gòn.
Tháng 6-1967, đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định mở cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân. Ngày 4-7-1967, Võ Nguyên Giáp và Phạm văn Đồng đã sang Trung Quốc tường trình Bắc Kinh tình hình và chiến lược quân sự. Phạm văn Đồng đã báo cáo Chu ân Lai như sau: "Một số chiến lược đang được áp dụng trên chiến trường miền Nam theo lời đề nghị khi trước của các đồng chí. Việc này chứng tỏ chiến lược quân sự của chúng tôi, và của các đồng chí, là chính đáng, với tiến triển khả quan". (9)
"Lấy nông thôn bao vây thành thị" và "vũ trang tổng tấn công" là chiến lược do Mao Trạch Đông đề xướng. Chiến lược này được sử dụng như kim chỉ nam cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân. Nhà cầm quyền Hà Nội còn tin rằng dân chúng miền Nam sẽ nổi dậy, quân đội Việt Nam Cộng Hòa sẽ chạy theo quân đội cộng sản, vì thế họ còn gọi là “cuộc tổng tiến công và nổi dậy”. Điều này đã không xảy ra, ngược lại quân và dân miền Nam đã anh dũng bẻ gẫy, đánh tan tòan bộ cuộc tấn công.

Trong buổi họp, ngày 4-7-1967, Chu ân Lai than thở, ông và các đồng chí của ông đều đã trên dưới bẩy mươi, và nhấn mạnh:"Mặc dù tôi đã già, tham vọng vẫn còn đó. Nếu chiến tranh ở miền Nam không chấm dứt vào năm tới, tôi sẽ thăm các đồng chí và tham quan." (10) Năm tới mà Chu ân Lai muốn nhấn mạnh là Mậu Thân 1968. Điều này cho thấy cả nhà cầm quyền Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều rất kỳ vọng vào chiến thắng quân sự trong cuộc tổng tấn công này.
Phạm văn Đồng cũng đã báo cho Chu ân Lai biết Liên Sô đề nghị Trung Quốc cho gia tăng số lượng quân viện Liên Sô chuyển sang Việt Nam qua ngõ Trung Quốc từ 10.000 lên 30.000 tấn mỗi tháng. Có thể, Liên Sô sẽ gởi một số đầu máy xe lửa sang Trung Quốc. Để sửa sọan cuộc tổng tấn công, riêng nửa năm 1967, Phạm văn Đồng cho biết Trung Quốc đã quyết định viện trợ Việt Nam 500.000 tấn lương thực.
Tài liệu từ phía Trung Quốc cho thấy Liên Sô đã không được báo cáo tường tận cuộc tổng tấn công này. Sau Tết Mậu Thân, Liên Sô đã chỉ trích nhà cầm quyền Hà nội và cho rằng quyết định tổng tấn công Mậu thân là một quyết định sai lầm.
Có thuyết cho rằng có bất đồng trong Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam về quyết định tổng tấn công. Tuy nhiên các tài liệu đã giải mật từ cả hai phía Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không hổ trợ cho thuyết này.
Qua các tài liệu được giải mật từ phía Trung Quốc, chúng ta có thể thấy được vài lý do khiến Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo và tham gia tổng tấn công:

(1) bành trướng ảnh hưởng khối cộng sản nói chung, Trung Quốc nói riêng;
(2) tranh giành ảnh hưởng với Liên Sô;
(3) thất bại xây dựng kinh tế, Trung Quốc cần lý do "giải phóng miền Nam Việt Nam" và " đế quốc Mỹ đe dọa tấn công Trung Quốc" để giải tỏa áp lực từ quần chúng và nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc;
(4) thất bại chiếm đóng Đài Loan, Trung Quốc sử dụng miền Nam như một thí điểm quân sự cho chiến lược vũ trang tổng tấn công và nổi dậy;
(5) bất ổn quân sự Nam Việt Nam bắt buộc quân đội Hoa Kỳ phải dồn nỗ lực giải quyết, do đó sẽ giải tỏa áp lực quân sự trực tiếp lên Trung Quốc;
(6) chiến thắng quân sự của cộng sản Việt Nam (nếu có) sẽ tạo uy tín cho các lãnh tụ Trung Quốc, nhất là trong giai đọan cách mạng văn hóa đang được rầm rộ phát động.

Tập tài Liệu “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” tuy không đề cập nhiều đến trận Mậu Thân, lại tố cáo: “Trong chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, nếu họ coi Liên Xô và Mỹ là những đối tượng chủ yếu cần phải chiến thắng, thì họ coi Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ.” (11)
Theo tài liệu này Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965:
“Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo…Một vùng như Đông nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (12)

Tài liệu cũng tố cáo trong cuộc gặp giữa đại biểu bốn đảng cộng sản Việt nam, Trung Quốc, Nam Dương và Lào tại Quảng Đông tháng 9-1963, Chu Ân Lai nói: “Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông nam châu Á”. (13) Để mở con đường xuống Đông nam châu Á, tập tài liệu cho biết: “Như nhiều nhà chính trị và báo chí Tây Âu nhận định, Trung Quốc quyết tâm ‘đánh Liên Xô đến người Tây Âu cuối cùng’ cũng như Trung Quốc trước đây đã quyết tâm ‘đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng’ ”. (14)
Tập tài liệu còn cho biết (Trung Quốc): “Ngăn cản nhân dân Việt Nam thương lượng với Mỹ, khuyến khích Mỹ tăng cường ném bom miền bắc Việt Nam, đây chính là cái mà tướng Mỹ M. Taylơ gọi là quyết tâm của những người lãnh đạo Trung Quốc “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”, nhằm làm suy yếu Việt Nam, có lợi cho chính sách bành trướng của họ.” (15)
Nạn nhân của Mậu thân 1968 là hàng ngàn thường dân vô tội đã bị cộng sản chôn sống, giết chết hay gây thương tích bản thân. Là những chiến sỹ của quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh hay mang thương tích do quân đội cộng sản vi phạm ngưng bắn. Là tâm lý của hằng chục triệu người dân miền Nam khi phải chứng kiến tội ác của cộng sản Việt Nam.
Thế nhưng trong khi kế họach tổng tấn công Mậu Thân được sửa sọan ở Bắc Kinh và Hà Nội. Để "bảo đảm bí mật", các thành viên Mặt trận Giải Phóng Miền Nam, các lực lượng vũ trang Bắc Việt xâm nhập chỉ biết được khi tham gia cuộc tổng tấn công. Đa số cán binh cộng sản bị lường gạt đưa vào cuộc chiến mệnh danh "giải phóng miền Nam" và "nhân dân miền Nam" sẽ nổi dậy phối hợp với họ để giải phóng Miền Nam. Hậu quả của cuộc tổng tấn công là hằng trăm ngàn cán binh cộng sản tử trận, hằng trăm ngàn người còn mang thương tích từ thể xác lẫn tinh thần. Họ và gia đình cũng cần được kể là những nạn nhân của những người cầm quyền Bắc Kinh — Hà Nội trong chiến lược tòan cầu “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” của Trung Quốc.

Một nhân vật được nhiều lần nhắc đến trong bài này, Phạm văn Đồng, ở cuối đời đã sám hối và nhắc nhở các đồng chí của ông như sau: “tất cả chúng ta vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm, vừa là công tố, vừa là quan tòa và cũng vừa là bị cáo.”
Mậu thân đã xảy ra 42 năm trước, nhưng trong nội tâm từng người Việt từ cả hai phía Quốc Gia hay Cộng Sản vẫn còn nhiều chia rẽ. Sự chia rẽ làm suy yếu nội lực dân tộc lại chính là thành quả lớn nhất mà những người cầm quyền Bắc Kinh gặt hái trong quá trình 60 năm chỉ đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Mậu Thân nói riêng cuộc chiến Quốc Gia – Cộng Sản nói chung được đặt trong chiến lược tòan cầu của những người cầm quyền Bắc Kinh.
Ngày nay nhiều phần đất ông cha để đã sáp nhập lãnh thổ Trung Quốc. Hằng chục ngàn cây số vuông vịnh Bắc Bộ đã mất vào tay Trung Quốc. Hòang Sa, Trường Sa và Biển Đông đang bị quân đội Trung Quốc chiếm đóng. Trung Quốc ảnh hưởng từ Trung ương đảng đến hạ tầng cơ sở, từ kinh tế đến chính trị văn hóa, từ tư tưởng đến hành động … Việt Nam được ví như một chư hầu, một bán thuộc địa, một tỉnh nhỏ nghèo của Trung Quốc. Sáu mươi năm chiến tranh hận thù chia rẽ đều nằm trong chiến lược tòan cầu của của những người cầm quyền Bắc Kinh.
Hy vọng xuân Canh Dần năm nay, chúng ta dành chút ít thời gian suy ngẫm sự thực quan hệ Việt – Trung để đồng hướng đến một Việt Nam tự do, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi  10/2/2010

(1) Hồ Chí Minh Toàn Tập, 1989, Tập 8, trang 258, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội.
(2) Hồ Chí Minh Toàn Tập, 1989, Tập 8, trang 457, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội.
(3) Nguyễn minh Cần, 2001, Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Quốc Tế Cộng Sản, trang 129, Tuổi Xanh xuất bản.
(4), (5), (7), (8), (9) và (10) Cold War International History Project, Woodrow Wilson International Center for Scholar
(6), (11), (12), (13), 14 và (15) Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, 1979, nhà xuất bản Sự Thật.

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã phê phán chủ trương chung sống hòa bình và hội nghị kết thúc với nghị quyết đẩy mạnh công cuộc đấu tranh bằng vũ lực ở miền Nam. Sau Hội nghị Trung Ương lần thứ 9, nhóm do Lê Duẩn cầm đầu tăng cường phê phán “chủ nghĩa xét lại hiện đại” (ám chỉ chủ trương thi đua hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau, mà Liên Sô, Khrushchev, cổ vũ). Tại hội trường Ba Đình, tháng 1-1964, trước các cán bộ cao và trung cấp học tập nghị quyết 9, Trường Chinh tuyên bố: “Đường lối đối nội và đối ngoại của Đảng ta và Nhà nước ta là thống nhất về cơ bản với đường lối đối ngoại và đối nội của Đảng Cộng Sản và nhà nước Trung Quốc.” (3)

Việc hồi hương 20 vạn hài cốt quân Tàu ở gò Đống Đa

Trần Nhu





Trước hết, mời bạn đọc tìm hiểu qua về địa lý nước ta và khu vực thủ đô Thăng Long.



Thư tịch cổ về địa lý học của Việt Nam từ đời Lý nước ta đã có sách “Nam Bắc phiên giới địa đồ, ghi hình thể núi sông phong vật” đời Lý Anh Tông. Tiếc là từ lâu đã thất truyền. Vị trí mở đầu các tác phẩm “địa lý học Việt Nam Thực Lục mở đầu từ Địa Dư Chí” của Nguyễn Trãi.



Đời Lê Thánh Tông có hai đợt phân định địa giới, sửa đổi địa danh: năm Quang Thuận thứ 10 (1469), chia cả nước làm 12 thừa tuyên, năm Hồng Đức thứ 21 (1490), đổi chia làm 13 xứ thừa tuyên.



Đến năm Đinh hợi, nhằm niên hiệu Cảnh Hưng thứ 28 (1767) trong tập Quốc Sử Quan Hàn Lâm Viện, Học Sĩ Lê Quí Đôn tham gia biên soạn, thì địa đồ nước ta: “Phía đông nam đến tận biển, phía đông đến Châu Khâm Châu Liêm, phía bắc tiếp liền với Quảng tây, phía tây tiếp liền với Vân Nam, phía tây bắc vượt đến ranh giới Vân Nam, Quảng đông và Quảng tây, phía Tây Nam kế tiếp nước Ai Lao, phía nam cắt phân nửa nước Chiêm Thành. Hình thể tiếp liền sông biển, nắm lấy núi sông, đáng gọi là một nước rào dậu vững vàng ở bốn bên”.
(“Dẫn sách Vân Đài Loại Ngũ quyển 3 của Lê Quí Đôn” trang 221)



Riêng về Thăng Long ta còn một tư liệu khá quan trọng cho chúng ta ngày nay hiểu thêm được về thành Thăng Long là bản đồ Thăng Long thời Hồng Đức. Bản đồ thời đó tuy chỉ là những họa đồ có tính ước lệ phần trắc đạc không được chính xác như bây giờ nhưng dù sao qua đó chúng ta có thể hình dung được vị trí một thời của kinh thành.



Nhìn trên bản đồ thành Thăng Long xưa được xây hai lớp, Hoàng Thành và Cấm Thành. Vòng Hoàng Thành uốn lượn theo địa hình, thành có ba cửa: Đông Môn (ước đoán khu vực cửa Đông ngày nay), Nam Môn (ước đoán khu vực phố Cao Bá Quát ngày nay), cửa Bảo Khánh (ước đoán khu vực nhà triển lãm Giảng Võ, Ngọc Khánh ngày nay). Từ góc ngã ba sông Tô Lịch và Thiên Phù chỗ đầu chợ Bưởi ngày nay sang Cầu Giấy, vòng theo đường La Thành xuống Giảng Võ, ngoặt về phía Đông đến phố Kim Mã sang Sơn Tây, vườn hoa Lê Trực đến phố Hà Trung ngược lên hướng Bắc thẳng theo phố Phùng Hưng đến vườn hoa Hàng Đậu, rẽ về phía Tây vòng theo sông Tô Lịch, phố Quan Thánh, đường Hoàng Hoa Thám ngày nay đến chợ Bưởi là hết một vòng Hoàng Thành.



Thăng Long, từ Lý, Trần đến nay, là một khoảng không gian có thể tính từ chợ Bưởi đến Ô Cầu Dền, từ sông Hồng đến Cầu Giấy trên sông Tô Lịch. Bao gồm 3 tòa thành trong 13 trại và 6 phường, rồi 36 phố phường, từ bờ Hồ Tây chạy dài đến Hồ Gươm. Phía Bắc có sông Hồng bao bên trong thành có Hồ Tây, tiếp đến Hồ Trúc Bạch, rồi Cổ Ngư, đi nữa đến Hàng Than, lại thêm một nhánh khác của sông Hồng và sông Tô Lịch, đi từ chợ Gạo đến chùa Cầu Đông, Hàng Đường, chếch lên mạn Bắc ở cổng chéo Hàng Lược đi theo Phố Phan Đình Phùng qua Thụy Khuê, Thụy Chương đến Hồ Khẩu là cửa thoát nước từ Hồ ra sông Hồng rồi đến chợ Bưởi, sau khi gặp con sông Thiên Phù từ Quán La xuống sông Tô Lịch, quẹo về phía Nam sông Tô trở thành cái hào tự nhiên, che mặt Bắc và cả mặt Tây, đến Ô Cầu Giấy, Sông Tô Lịch lại có một nhánh nối liền với sông Kim Ngưu, làm hào lũy cho mặt Nam cửa thành, rồi chạy qua Ô Chợ Dừa, đổ vào Đầm Sét. Mặt Đông của thành Thăng Long có sông Hồng (còn có tên gọi là sông Cái, sông Nhị Hà) phía Nam Tây Hồ. Từ Đông sang Tây, có núi Nùng, núi Khám, núi Xưa, núi Bát Mẫn, núi Voi (Thái Hòa), núi Cột Cờ, núi Cung, núi Trúc và núi Vạn Bảo.



Núi đây là những núi nhân tạo, người ta đắp lên từ đời Lý, Trần. Núi Cung và núi Xưa hiện còn cao khoảng 18 mét. Phía Nam lác đác có những gò lớn tựa như những quả núi. Từ Đống Đa đến gò Chinh Chiến xã Phương Liệt, chạy mãi đến bờ sông có nhiều gò lớn như núi, Gò Ðống Ða ở về phía Tây Nam Hà Nội thuộc khu vực phố Tây Sơn, nay cái tên phố lịch sử đó Cộng Sản đổi thành đường Nguyễn Lương Bằng (UVBCTÐCS, Chủ Tịch nhà nước CSVN).



Gò Ðống Ða là một bằng chứng về sự thất bại thảm hại, nhục nhã nhất của bọn xâm lược Trung Quốc. Hai chục vạn quân xâm lược Tầu đã bị vùi lấp ở nơi đây (Mồng 5 Tết Kỷ Dậu 1789). Trên cả thẩy 12 cái núi xương gọi là gò, thời bấy giờ gọi là Kình Quán, sau những trận đánh, người Việt Nam thường chôn xác giặc thành Gò gọi là Kình Nghê, Kình Quán. Kình Nghê là hai loài cá dữ, chỉ bọn giặc Tầu, Kình Quán là gò lớn. Trong bài thơ “Loa sơn điếu” (viếng núi Ốc của thi sĩ Ngô Ngọc Du, sống cùng thời vua Quang Trung), có hai câu thơ đầy lòng tự hào:

Thành nam thập nhị kình nghê quán
Chiếu diệu anh hùng đại võ công.



Nghĩa là:
Mười hai kình quán phía Nam thành
Còn rọi sáng công lớn của vị anh hùng.



Về núi Ốc ngày trước tên chữ là Loa Sơn. Nay núi này không còn, nhưng trên bản đồ Hà Nội năm 1873 còn thấy ở khu vực Nam Ðồng, Khương Thượng có vẽ nhiều Gò Ðống, trong số này có núi Ốc, giờ đây nằm trên con đường đi từ phố Tây Sơn vào chùa Bộc gần hết địa phận nơi đây Cộng Sản xây dựng trường Công Ðoàn có một chỗ nhô cao chỗ đó chính là vết tích của núi Ốc ngày xưa.



Ngoài ra, suốt cả khu vực rộng lớn đó có nhiều gò đống lớn chôn xác giặc Tầu ấy vốn có tên là “xứ Ðống Ða”. Thời Pháp thuộc, vào những năm cuối thế kỷ thứ XX thực dân Pháp đem khu vực xứ Ðống Ða ấy thưởng cho tên Việt gian Hoàng Cao Khải làm Thái Ấp, Khải bắt dân san bằng gò đống, chỉ giữ lại cái gò thứ 12. Năm 1851 khi xây dựng chợ Nam Ðồng, phải làm đường, san đất dân phu đào thấy nhiều đống hài cốt của quân Tầu khắp cả khu vực rộng lớn đó, đào đâu cũng thấy xương quân Tầu. Viên Tổng Ðốc hạ lệnh cho dân đem chôn ở một cái gò nữa thuộc đất làng Nam Ðồng thành ra cái kình quán thứ 13 (13 cái gò). Rõ ràng đây chẳng phải là những gò thiên nhiên, mà chính là những đống thây quân Trung Quốc xâm lược. Sau trận Khương Thượng, xác giặc Tầu chôn không xuể, nhiều quá! Vượt tất cả kỷ lục Đông Tây kim cổ của thế giới, phải đào xuống rồi xếp thành đống cao, đổ đất lên trên 13 cái gò là những núi xương trở thành một dãy đài kỷ niệm, mà đáng nhẽ ra những nhà lãnh đạo Bắc Kinh như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo… mỗi lần qua Hà Nội phải đến đây để mặc niệm các chiến sĩ xâm lăng mà suy tư…



Nhưng Giang Trạch Dân, cũng như Hồ Cẩm Đào đã không tới gò Đống Đa, mà chúng nghênh ngang đến Hội An tắm biển không cần lính bảo vệ.



Này hai chú khách kia: Vùng biển Hội An, đâu phải ao nhà của nước Tầu. Các chú muốn tuyên bố gì với thế giới đây? Mục tiêu của Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, qua việc đến biển Hội An tắm, chúng ta có thể xác quyết rằng họ có ý đồ xâm chiếm nước ta. Với nhiều bằng chứng cụ thể từ nhiều năm nay… Họ làm cái gì mà không có hậu ý, không theo một sứ mạng (“mission”) nào đó. Ta nhìn thấu tim đen của các chú, nếu không phải cái nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN này, kể từ nay, đã trở lại quy chế (AN NAM ĐÔ HỘ Phủ) của Thiên Triều trên thực tế.



Tục ngữ Việt Nam có câu: “Loài nào giống ấy chẳng sai”, ca dao Việt Nam lại dậy rằng:



“Lòng vả cũng như lòng sung
Một trăm lòng vả lòng sung một lòng”



Nghĩa là người Tầu đời nào cũng có máu xâm lăng như nhau cả:



“Loài đỉa Hán vốn say máu Việt
Nước độc rừng thiêng, một đi là một chết
Vạn người đi không một bóng trở về”
(Thơ của Phạm Lê Phan)



Còn bọn Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh kia, vờ không hiểu, và có khi không hiểu thật, ý nghĩa của trò ám chỉ đểu cáng, xấc láo của hai gã kia! Thì bọn chúng đã bôi tro trát trấu vào mặt Tổ Tiên và chối bỏ quốc tịch Việt Nam rồi đó. Bọn chúng không lo mất nước, chỉ sợ mất quyền lợi địa vị.



Tổ quốc Việt Nam chưa bao giờ lâm nguy như bây giờ, bởi vì ngay từ đầu Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho giặc can thiệp vào nội tình nước ta cho đến nay đã hội đủ mọi điều kiện để trở thành một tỉnh của Trung Cộng: lãnh đạo đồng lõa, trí thức nhu nhược, dân trí thấp kém với một chủ trương cấm cố qua bao thế hệ bằng đủ mọi thứ biện pháp bưng bít, hậu quả là tất nhiên.



Ý thức nhục nhã, ý thức nguy hiểm. Song với ý muốn giải ảo toàn diện mọi ảnh hưởng của cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh” và cả cái thứ Chủ Nghĩa Cộng Sản mà y mang vào một cách dứt khoát. Đất nước ta mới có khả năng hồi sinh, hầu đương đầu với tình huống bi đát hiện tại.



Tất cả ai là công dân Việt Nam hãy ý thức trách nhiệm, hãy cảnh giác Bắc Triều. Đừng bao giờ quên cái họa 1000 năm. Và đừng bao giờ quên Việt Nam luôn luôn là giấc mơ không giấu giếm của bọn bành trướng phương Bắc, dù là bạn bè đồng chí cũng không có ngoại lệ. Đừng bao giờ quên bài học nước Tây Tạng đã bị Trung Cộng ngang nhiên thôn tính trước sự bó tay của cộng đồng quốc tế.



Có lẽ tôi đã đi ra ngoài đề tài vụ hài cốt người Tầu ở gò Đống Đa, tôi muốn nhắc nhở họ mang hài cốt ông cha họ về Bắc Kinh an táng và lập đền thờ mà đâu có phải chỉ có ở khu vực gò Đống Đa, nội thành Thăng Long và khu vực ngoại thành, đâu đâu cũng có thây xác người Tầu từ lớp này đến lớp khác… Đó là chưa kể ở các dòng sông, như sông Như Nguyệt (thời nhà Lý 1077). Sông Bạch Đằng với Ngô Quyền, Lê Đại Hành, thời nhà Trần sau ba phen lửa đạn (1257-1285-1288). Tuy là cuộc chiến với Thành Cát Tư Hãn với các tướng Mông Cổ đấy, nhưng trên 50 chục vạn lính toàn là người Hán, chết nhiều lắm, đến thời nhà Lê, mười năm đánh quân Minh (1418-1427)… Biết là mấy triệu tử sĩ!






Những tử sĩ người Tầu đó chẳng phải là máu mủ, huyết thống của Giang Trạch Dân, chủ tịch Hồ Cẩm Đào hay sao? Nếu cần, các ông có thể nhờ Trung Tâm giảo nghiệm của Hoa Kỳ ở Hạ Uy Di khám nghiệm xem có đúng huyết thống của các ông không? Nơi đây đáng tin cậy lắm. Các ông không quý nhau, mà Trung Quốc là một nước có lễ nghĩa, con cháu của Hoàng Đế và Thần Nông, Đại Hán mà những người tướng lãnh và người lính Tầu hy sinh vì lý tưởng xâm lược Việt Nam lẽ nào lại là kẻ ngoại tộc?



Thế mà các triều đình nước Tầu không có ông vua nào muốn gánh vác trách nhiệm giải quyết vấn đề đó. Nay may ra có Đảng Cộng Sản Trung Quốc vĩ đại làm được việc đó chăng?



Văn hóa truyền thống 5000 năm đấy nhé. Đế quốc Mỹ chỉ có hơn hai trăm năm mà họ coi hài cốt lính Mỹ còn quý hơn cả vàng, chẳng thế mà đường xa vạn dặm, cách trở ngàn trùng, tốn bạc tỷ cũng thuê Việt Cộng tìm cho bằng được. Vậy mong tiên sinh họ Đào và Ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc nhớ giải quyết vụ hài cốt này cho đẹp lòng người chết, an lòng kẻ sống. Cũng xin quý vị lưu ý, cái vong người Tầu ở khu vực gò Đống Đa, đói rét kinh khủng, họ khổ sở không thể kể xiết…



Vì Tổ quốc của họ không một ai ngó tới! Nên trước đây các chùa Việt Nam ở Hà Nội và nhiều nơi khác hàng năm vào dịp Rằm tháng Bảy có cúng vong. Nhân đây tôi xin kể một câu chuyện xẩy ra gần 50 năm qua mà tôi luôn nghĩ tới. Đó là hồi tôi ở tù khoảng năm 1959, có sống chung với mấy vị sư, tôi có hỏi về việc cúng vong ngày Rằm tháng Bảy. Các thầy đều nói vào những ngày đó, các vong người Tầu đến đông như kiến cỏ. Tôi hỏi: Tại sao các thầy biết là vong người Tầu? Các thầy bảo: Thì họ nói toàn tiếng Tầu mà hàng ngàn vạn vong như một thân hình tiều tụy kêu khóc thảm thiết rằng: Không có ai thừa nhận họ! Không có nơi trở về sống vất vưởng ở đây nhiều thế kỷ rồi! Họ chỉ mong được đầu thai làm con chó nước Mỹ. Hỏi tại sao lại không muốn làm người Trung Quốc? Họ nói nếu được làm kiếp con chó nước Mỹ thì còn hạnh phúc gấp vạn lần làm người Trung Quốc! Sống được đối xử tử tế… chết có nghĩa trang riêng. Còn ở Trung Quốc, muôn thuở các vua chúa coi người như cỏ rác. Nhiều triều đại tắm máu nhân dân để lên ngôi thống trị, bao nhiêu cuộc xâm lăng các vị tướng “công thành” nhờ “vạn cốt khô” nhưng chết không ai ngó tới. Bây giờ chúng con chỉ còn biết trông cậy vào nhà chùa, một năm được ăn của bố thí vài lần, có năm chẳng được gì vì đông quá! Tôi hỏi các thầy có ai ở khu vực đó không?



Một vị nói: Tôi trụ trì chùa Đồng Quang, đối diện với gò Đống Đa, qua trục đường Sơn Tây, ông có nhớ không? Dạ nhớ! Sư kể: Không phải chỉ có ngày Rằm tháng 7 mới có cúng vong mà hàng năm thời Pháp thuộc cứ vào mồng 5 Tết Nguyên Đán có Hội Đống Đa là hội lớn ở Thủ Đô. Từ tinh mơ, cửa đình làng Khương Thượng đã mở rộng. Khói hương thơm ngát tỏa lan cả bầu trời. Lá cờ đại cao ngất trước sân đình chào mừng ngày hội vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cả Thủ Đô náo nức, cờ Ngũ Hành cắm la liệt quanh sân đình, các tụ điểm lịch sử như chùa Bộc, chùa Đồng Quang mà trung tâm là Gò Đống Đa, nơi cử hành quốc lễ.



Sáng rõ mặt người tất cả các đoàn rước kiệu vùng ngoại ô Hà Nội, các bô lão và các vị chức sắc trong các làng đã tề tựu đầy đủ. Chiêng trống gọi hồi gióng uy nghiêm. Sau tuần trầu nước, vừa trọn một tuần hương cuộc đại lễ bắt đầu.



Khoảng giờ Ngọ (12 giờ), đám rước thần mừng chiến thắng được diễn ra từ đình làng Khương Thượng đến Gò Đống Đa: Cờ, biểu, tàn, tán, lọng, kiệu… Đã sửa soạn xong. Quân chấp kích, Đô tùy, quan viên, người nào việc ấy, cũng đã gọn gàng trong trang phục lễ hội, chờ lệnh:



Ba hồi chín tiếng trống chiêng nổi lên báo hiệu tất cả dân làng ngoại ô Hà Nội đốt một bánh pháo như nghi thức pháo lệnh của vị thống soái.



Tiếng pháo dứt, đám rước lên đường uy nghi hùng tráng làm sống dậy hào hùng của trận tấn công mùa xuân Kỷ Dậu (1789) của Hoàng Đế Quang Trung, người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo.



Hàng vạn thanh niên, nam nữ vui vẻ hồn nhiên đua nhau bện con cùi (núm) bằng rơm thật to, nối dài mãi, rồi lấy mo cau, giấy bồi vẽ thành hình rồng lớn (con rồng lửa) múa theo nhịp sênh tiền, nhiều tốp thanh niên mặc võ phục đi quanh đám rước rồng lửa, biểu diễn côn quyền, múa kiếm… Họ dùng rơm bện núm dài tẩm dầu nổi lửa, như mở trận hỏa công uy hiếp kẻ thù. Đám lửa cháy theo đường dài và vòng tròn, tựa như con rồng đang rực lửa căm thù lao vào thiêu cháy quân giặc.



Từ đó (rồng lửa Thăng Long) trở thành biểu tượng chiến thắng của nhân dân ta, một trò lễ hội độc đáo của lễ hội chiến thắng Đống Đa.



Trước đây, nhà nước đứng ra trụ trì cuộc lễ hội. Quốc kỳ và cờ phất phới trên sân đền trên bãi, chân Gò Đống Đa. Đó là nhà nước còn các chùa Đồng Quang và các chùa ở Hà Nội, cũng cầu kinh, cầu hồn, cúng cháo thí cho cô hồn quân giặc, những kẻ chiến bại như một hành động nhân nghĩa truyền thống của dân tộc ta ông ạ!... Nhưng rồi đến thời Hồ thì chùa chiền bị dẹp! Chẳng ai cúng vong. Vả lại cũng như Trung Quốc Thời Mao, nhà nước Cộng Sản quản lý lương thực hết sức gắt gao, và chặt chẽ, đồng bào ai cũng đói. Còn sư tăng đi tù cả lấy đâu cúng vong. Giả sử Nghiêu Thuấn, đến đức Khổng Tử, Lão Tử… mà các vị đó sống trong thời Cộng Sản quản lý lương thực, chắc cũng khó lòng nhường nhau mẩu sắn, huống hồ là người dân!



Nên mong rằng các ông và dân Trung Quốc cũng cảm thông… chứ đồng bào tôi thực lòng không hẹp hòi gì. Nhân đây xin có một vài lời cùng ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc vĩ đại.



Cốt nhục, phân ly, các bậc tổ tiên, tướng lãnh Hán tộc quá cố trận vong trăm đời, ngàn đời, cùng với thân nhân quyến thuộc Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào, thủ tướng chính phủ Ôn Gia Bảo, Ngô Bang Quốc chủ tịch quốc hội. Các ông quyền thế, danh vọng tột đỉnh vinh hoa phú quý nhất nước Trung Hoa hiện nay. Phải nghĩ đến tiền nhân của các ông. Ít nhất là nên xây dựng một đài kỷ niệm ở gò Đống Đa Hà Nội. Tiếc thay Ban Lãnh Đạo Đảng Cộng Sản TQ lại không làm việc nghĩa đó, mà họ lại đi xây dựng “Nhà Hữu Nghị Việt-Trung”. Theo báo chí VN thì vào trung tuần tháng 10 năm 2007 chính phủ Trung Quốc đã cho khởi công xây dựng “Nhà Hữu Nghị Việt-Trung”, ở Từ Liêm, Hà Nội. Kinh phí lên đến 26 triệu Mỹ Kim. Đối với nhân dân VN, đây không phải là điều tốt lành trên thực tế trong tâm khảm muôn đời của người Việt là:



Ngậm mối thù truyền kiếp mấy ngàn năm
Con cháu mẹ từng nhọc nhằn u uất
(Thơ Phạm Lê Phan)



Người Trung Quốc và người Việt Nam đều biết sự thực này! Vậy tại sao họ lại đi xây Nhà Hữu Nghị?
Hay họ muốn làm đẹp lòng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, kẻ khi còn sống thường dậy các Đảng viên Cộng Sản Việt Nam: “Mối tình thắm thiết Việt-Trung, vừa là đồng chí vừa là anh em.”



Lịch sử sang trang rồi (tình đồng chí anh em) Quốc Tế Cộng Sản đã chìm vào dĩ vãng. Hồ Chí Minh cũng đã chết từ lâu! Nhưng di sản của ông để lại có nhiều cái không chịu chìm vào dĩ vãng, có cái thuộc về quá khứ (Cải Cách Ruộng Đất), có cái thuộc hiện tại, Việt Nam mất đất, mất Trường Sa và Hoàng Sa!
Có cái thuộc về tương lai, mất nước!
Trong tình cảnh như thế này, xây dựng “Nhà Hữu Nghị Việt-Trung” cho ai xem đây? Việc này đáng ngờ, họ định chặn long mạch hay yểm gì ở vùng đất thiêng này? Tổ tiên của họ, Mã Viện dựng cột đồng đề chữ “Ðồng trụ chiết, giao chỉ diệt”. Thóa mạ cả dân tộc Việt Nam, Cao Biền đã phá hủy long mạch đất Hương Cổ Pháp (ngoại thành Hà Nội). Thiền Sư Ðịnh Không biết được âm mưu của giặc, đã lấp lại như xưa… Có hàng trăm chứng tích về các cuộc xâm lấn của người Trung Hoa đối với đất nước Việt Nam nhỏ bé!



Tội của chúng:
“Trúc Nam Sơn không ghi hết chữ.
Nước Ðông hải không rửa sạch mùi”
(Cáo Bình Ngô)



Việc hồi hương 20 vạn hài cốt quân Tàu ở gò Đống ĐaTrần Nhu


(tiếp theo phần một)




Trần Nhu


Phường chó sói đeo mặt nạ thánh hiền. Dù thời đại văn minh có khác chút ít về tình tiết, về ngôn từ mà chung quy là người Tầu đồng lòng xâm lăng nước ta.


Nhà thơ Phạm Lê Phan phẫn nộ!


“Loài đỉa Hán vốn cuồng say máu Việt”


Bản thân thơ cũng là một sản phẩm của lịch sử được kết tinh lại, là người Việt Nam ai có thể tin được: “Mối tình thắm thiết Việt-Trung vừa là đồng chí vừa là anh em?” Có lẽ từ khi lập quốc cho đến nay, chỉ có Hồ Chí Minh, Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Nông Ðức Mạnh… là tin vào anh em Trung Quốc. Nhưng chẳng lẽ trong số 84 triệu dân Việt Nam có mấy ngoe ấy, mà Bắc Kinh bỏ ra tới 26 triệu dollars để xây nhà Hữu Nghị? E rằng quá lố và uổng phí! Ðúng lý ra họ nên dùng số tiền lớn này giúp Việt Nam để xây dựng một Viện Bảo Tàng… (Museum) Kỷ niệm và triển lãm cái núi xương cốt của người Tầu ở Ðống Ða, và các nơi ở nội thành Hà Nội. Ðể mỗi khi giới lãnh đạo Trung Nam Hải qua Hà Nội đến đó làm lễ mặc niệm cho hương hồn tử sĩ hay cho dân Trung Hoa đi du lịch muốn đến đây viếng tổ tiên, hương hoa thì hợp đạo lý. Thế nhưng họ lại không làm, mà đi xây nhà Hữu Nghị! Thì không hợp tình hợp lý mà việc làm Viện Bảo Tàng không mới mẻ gì, trên thế giới có hàng trăm, đủ loại. Người Do Thái xây dựng “Museum” trưng bày tội diệt chủng của Ðức Quốc Xã. Người Campuchia đã xây dựng “Museum” để cảnh tỉnh nhân loại về tội diệt chủng của Khờ Me Ðỏ, mà tác giả của nó chính là quan thầy Trung Cộng, đồng tác giả của chiến dịch Cải Cách Ruộng Ðất ở Việt Nam.


Thử phác thảo một dự án xây dựng Viện Bảo Tàng các cuộc xâm lăng của người Tầu ở Việt Nam. Với các phương thức trình bầy từng thời kỳ, thí dụ: Kỷ thuộc Tây Hán, Kỷ Trưng Nữ Vương, Kỷ thuộc Ðông Hán, Kỷ thuộc Ngô, Tần, Tống, Kỷ Tiền Lê – Lý, Kỷ Triệu Viết Vương, Kỷ Hậu Lý: Kỷ Ðinh, Lê, Lý, Trần, Kỷ thuộc Minh… Rồi tìm kiếm cái phiên bản… Trung Quốc nếu thực lòng, có thể cộng tác với UNESCO cho chương trình sẽ có nhiều trang bị và phương tiện hiện đại. Có nhân viên trình độ khoa học cao, hoặc khảo cổ học, hay các nhà nghiên cứu sưu tầm tài liệu. Nhờ khảo cổ khai quật các trận đánh quanh Thăng Long (Hà Nội).


Có thể giải thích tường tận các thế hệ xâm lăng của người Tầu, đối với Việt Nam. Ðể khắc trên những bộ xương tử trận thế kỷ thứ mấy, cùng với những chứng tích, hiện vật kim loại như đao, kiếm, mặt khác nhiều bộ sưu tập: tranh, sách, vở. Và mô hình các trận đánh như trận Chi Lăng – Xương Giang (8-10-1427), tranh vẽ hoặc điêu khắc tướng nhà Minh, giảo quyệt, dữ tợn như bọn Liễu Thăng, Lương Minh, Lũ Thôi Tụ, Hoàng Phúc chịu trói như thế nào? Nếu nỗ lực trong việc thu thập và bảo tồn các di sản xâm lăng từ khắp miền đất nước Việt Nam, quá khứ, cả hiện đại như trận Lạng Sơn (1979) đến thuyền các ngư phủ Việt Nam bị lính Trung Quốc bắn giết mấy năm qua cần được trưng bầy. Làm được như vậy sẽ giúp đỡ đắc lực cho nhiều thế hệ sinh viên, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam nghiên cứu sinh trong học tập và nghiên cứu lịch sử. Ðồng thời Viện Bảo Tàng này sẽ là một tấm gương vĩ đại, ai là người Tầu có thể nhìn vào đây mà suy ngẫm. Soi xét chuyện đời xưa và đời nay là bài học cho những kẻ xâm lăng. Mong ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản TQ hồi tâm làm một cử chỉ đạo lý với tiền nhân của họ. Cho trọn đạo làm người, trước tiên nên làm ngay Trai Đàn Chẩn Tế giải oan là một pháp hội cúng chay và cầu siêu cho những vong hồn người chết không có ai thờ tự, không có nơi nương tựa, đang sống vất vưởng, lang thang khắp mọi nẻo đường trên cạn, dưới sông ở đất nước Việt Nam, hài cốt chôn vùi bờ đầm, gò đống quanh Hà Nội, và nhiều đoạn sông Hồng, cửa Đại Bàng, sông Văn Úc, sông Cầu khắp nơi trên đất Việt nơi nào chẳng có. Riêng khu vực thủ đô Hà Nội những điểm tụ hội hài cốt người Tầu có thể kể từ đình làng Khương Thượng, Chùa Bộc, Chùa Đồng Quang là chung quanh khu vực gò Đống Đa. Nơi đây đã xẩy ra những trận đánh khốc liệt đẫm máu nhất. Cách đây hơn 200 năm (1789-2007).


Các sách sử VN ghi vào thời nhà Thanh được thiết lập ở Trung Hoa cũng như các triều đại đã rắp tâm xâm lược nước ta, nhưng chưa tìm được cớ gây hấn. Nhân cơ hội Lê Chiêu Thống kẻ đại diện triều Lê Mạt thối nát sang cầu cứu với hy vọng trở lại ngai vàng, Tôn Sĩ Nghị, Tổng Đốc Lưỡng Quảng được lệnh đem 20 vạn quân sang xâm lược nước ta.


Giặc Tầu tiến vào nước ta ngày 16-12-1788, chúng ỷ sức mạnh, đông quân tràn xuống chiếm Thăng Long. Tướng giữ thành Thăng Long là Ngô Văn Sở. Chủ trương của ông là tránh quyết chiến với giặc, tạm thời lui quân về Tam Ðiệp để bảo tồn lực lượng, kéo dài thời gian cho đại quân Nguyễn Huệ quyết định. Đó là một quyết định sáng suốt, hợp với ý đồ của chủ trương.


Ngày 20 tháng Chạp (15-1-1789) đại quân tới Tam Ðiệp, Ngô văn Sở, Ngô Thời Nhiệm ra chịu tội. Nhà Vua cười nói: “Ta biết đây là kế của các ông, lui quân để tránh thế giặc đang mạnh trong khuyến khích sĩ khí, ngoài phấn kích lòng kiêu ngạo của giặc. Kế dụ giặc vào chỗ hiểm yếu của ta, như thế là phải lắm!


Tại đây, Vua hội với Ngô Văn Sở, Ngô Thời Nhiệm, Phan Văn Lân và các Đô Đốc, khẩn trương chuẩn bị phản công, chỉnh đốn quân ngũ, cắt xếp tướng lãnh, hoặc định chiến thuật, chiến lược cụ thể. Khi mọi việc đã chuẩn bị, Vua cho mở tiệc linh đình vào ngày 29 tháng Chạp để thiết đãi tướng sĩ trong bữa tiệc vua nói: “Bữa nay ta đã ăn Tết Nguyên Đán trước. Sang Xuân ngày 7 vào Thăng Long. Sẽ mở tiệc ăn tết kiết hạ, lại nói:


“Xuân sang, một là ăn tết, hai là chịu chết. Tướng sĩ phải hết lòng cùng ta”. Ai nấy đều hớn hở vui mừng.


Nắm chắc phần thắng rồi: Hai lần ra Thăng Long, vua Quang Trung đã quan sát kỹ địa danh địa thế của Bắc Hà. Và trước khi dừng binh ở Nghệ An. Nguyễn Huệ đã mật sai quân đi do thám để nắm vững tình hình của địch. Ngày 15-1-1789 ra đến Tam Điệp. Tại đây Vua hợp quân với Ngô Văn Sở gấp chuẩn bị phản công.


Biên chế thành hai đạo quân, Đạo quân của Đô đốc Lộc vượt biển lên vùng Phượng Nhãn Lang Giang chắn đường rút lui của giặc, Đạo quân của Đô đốc Tuyết cũng theo đường biển đánh vào Hải Dương, diệt cụm quân địch đóng ở đây, và tiếp ứng cho trận công kích Thăng Long từ hướng Đông, theo kế hoạch đã định, từ vùng Biện Sơn – Tam Ðiệp. Khi khối bao vây xuất kích theo đường biển, thì đại quân có nhiệm vụ tiến công cũng bất ngờ vượt sông Gián Thủy. Đó là đêm giao thừa Tết Nguyên Đán liên tiếp ba ngày mồng 1, 2, 3, quân ta tiến công tiêu diệt mấy vạn quân Thanh và bọn Lê Chiêu Thống, như một cơn lốc suốt một giải dài từ Gián Khẩu tới Phú Xuyên. Sáng ngày 30-1 từ ngày quân ta bước vào tấn công các mục tiêu chủ yếu. Nguyễn Huệ tiến đánh Ngọc Hồi, Đô Đốc Đặng Tiến Đông, tiến công Đống Đa Vu Hồi vào thành Thăng Long. Còn Ngọc Hồi, Nguyễn Huệ công kích từ chính diện: chủ tướng Hứa Thế Hành bị giết, giặc chống giữ không nổi, phải tháo chạy về phía Đầm Mực, tại đây, đạo quân của Đô Đốc Bảo phục sẵn để tiêu diệt phần còn lại. Theo sử ghi lại trận chiến đấu diễn ra rất ác liệt, giáo mác, đao kiếm, gẫy như rơm, tên đạn bắn như mưa, kiếm đao vung lên như những tia chớp, đầu quân Tầu rụng như sung, máu đổ như suối.


Chủ soái Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt tháo chạy khỏi Thăng Long. Ngày mùa Đông ngắn ngủi ấy kết thúc. Mặt trời rực rỡ chiếu từ buổi sớm đã lặn, và nhờ có bóng tối của đêm đen mà chủ soái Tôn Sĩ Nghị đã thoát chết và không bị bắt. Mất tự chủ, họ Tôn run cầm cập, bỏ cả ấn tín, mấy ngày sau còn phải chạy trốn cực nhục, khốn đốn trên vùng rừng núi Bắc Việt, Tôn Sĩ Nghị mới thoát khỏi tay quân Tây Sơn. Năm thế kỷ trước, Hoàng Tử thoát Hoan con trai Hốt Tất Liệt Đại Hãn, có nhiều sừng cũng phải bẻ để chui vào ống đồng mới thoát khỏi quân nhà Trần.


Trở lại trận Đống đa: Đến ngày mùng 5 Tết thì mọi việc đã xong xuôi, chừng 20 vạn quân Tầu bị giết, bị bắt làm tù binh. Vua Quang Trung kéo quân vào thành Thăng Long trong không khí tưng bừng chưa từng thấy. Chiếc chiến bào của nhà vua đỏ thắm đã bị nhuộm thuốc súng thành màu đen ánh.


Vua vào thành Thăng Long trước kỳ hẹn hai ngày. Trăm họ chật đường nghênh tiếp Ngài và binh sĩ. Tiếng reo hò của nhân dân và binh sĩ vang dội một góc trời. Theo đúng lời hẹn, Vua cho tướng sĩ ăn Tết một lần nữa. Thành Thăng Long, nhân dân đua nhau mời tiệc vui mừng. Cả thủ đô cờ vàng phất phới tung bay.


Nguyễn Huệ là thiên tài quân sự, thông minh xuất chúng, có ý chí vững chắc và nghị lực không gì lay chuyển nổi. Ông hiểu rõ lịch sử, binh pháp, chiến thuật, nghệ thuật chỉ huy, vừa là vị anh hùng dân tộc, vừa là một nhà lãnh đạo quốc gia biết nhìn xa trông rộng, là một nhà ngoại giao khéo léo, và một nhà quân sự tài năng. Nguyễn Huệ biết lựa chọn những người có khả năng vào những vị trí thích hợp. Ông tạo ra một thế hệ tướng lãnh kiệt xuất, những nhà ngoại giao tài ba. Không may cho dân tộc ta, ông chết quá sớm, chứ Nguyễn Huệ còn thì Nguyễn Ánh chắc chắn cũng như Lê Chiêu Thống bỏ xác nơi quê người.


Lịch sử dẫu đã sang nhiều trang… Ngày nay, mong rằng giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc và nhân dân Trung Hoa, ai cũng còn chút lương tâm yêu thương nòi giống, và còn nhớ đến những người đã khuất trong các cuộc xâm lăng nước Việt Nam, hãy làm một cử chỉ thực tế. Bây giờ kinh tế Trung Quốc phát triển, Đảng vinh hoa, dân sung sướng chưa từng có, lại sắp đưa người lên du lịch Mặt Trăng nay mai cũng xin nhắc: (không được khạc nhổ bậy trên mặt trăng) về phương diện tâm linh thì mỗi gia đình người Tầu, nên bỏ ra chút tiền thiết lập bàn thờ cúng vong. Chỉ cần hoa, hương, nước trong, và cháo trắng. Còn về phần nhà nước, thì cần lập Đại Trai Đàn Chẩn Tế giải oan. Đây là một trong những hình thức chữa trị những thương tích nội tâm, nối kết lại tình đồng bào, đồng đảng Trung Hoa với nhau. Chắc chắn sẽ làm vơi đi những oan khuất đã chất chứa nhiều thế kỷ xâm lăng Việt Nam. Chúng tôi có thể xác quyết với quý vị rằng: Đã có hàng triệu triệu sinh linh người Tầu đang vất vưởng ở Việt Nam, và nhiều hài cốt đến nay không có ai thừa nhận. Như thế thật là tủi cho người chết quá! Đáng thương tâm quá! Các trận chiến đẫm máu đã xẩy ra, từ thời Việt Nam mới lập quốc! An Dương Vương với Triệu Đà nhà Tần (257-207 trước CN)… Chỉ kể những trận đánh lớn, năm 938 ở sông Bạch Đằng, giữa Ngô Quyền với Quân Nam Hán, trận này hàng ngàn chiến thuyền quân Hán đã bị đánh chìm, máu lính Tầu chảy loang đỏ cả dòng sông Bạch Đằng, Tướng Hoàng Thao cũng tử trận tại đây. Đến năm Tân Tỵ (981) cũng ở tại đây, đại chiến thủy bộ giữa vua Lê Đại Hành với quân nhà Tống, trận này Tầu lại thua đậm hơn trận trước, máu người Tầu cũng nhuộm đỏ cả dòng sông, và tướng Tầu là Hầu Nhân Bảo và hàng vạn thủy quân Tầu cũng chìm sâu ở sông Bạch Đằng này.


Năm Đinh Tỵ (1077) vẫn cũng Tống triều cử Quách Quỳ, Triệu Tiết đem đại binh thủy bộ sang xâm lăng. Đánh nhau với quân Đại Việt do thống soái Lý Thường Kiệt chỉ huy chỉ trong vòng 3 tháng. Binh lực của Tống triều trên 20 chục vạn cả thủy lẫn bộ đều đại bại, quân Tầu chết gần hết, phải cúi mặt xin rút quân. Triều nhà Trần, Việt Nam ba lần đại kịch chiến với Thành Cát Tư Hãn (1257-1285-1288). Như đã nói trên đa số tướng soái là người Mông Cổ, nhưng 50 vạn quân sĩ toàn người gốc Hán cũng quanh quẩn ở Thành Thăng Long. Và sông Hồng, ba lần ít nhất là 50 vạn, rồi đến thời nhà Minh, với Lê Lợi. Mười năm chinh chiến biết mấy chục vạn, rồi nhà Thanh với vua Quang Trung, trận Đống Đa Việt Nam. Xác người lính Tầu tính sao xuể!Cho nên các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cần tổ chức lễ Trai Đàn Chấn Tế giải oan là hết sức hợp tình hợp đạo lý. Điều này cũng lại rất phù hợp với truyền thống của dân Trung Hoa. Pháp hội này được chính vua Lương Võ Đế khởi xướng.


Duyên khởi như sau:


“… Về tập tục theo Hòa Thượng Đạo An, cầu siêu độ cho người chết,” vốn không phải là một tập tục của Phật Giáo, tập tục này chỉ bắt đầu ở Trung Hoa từ đời nhà Đường. Điều này có thể đúng vì theo sử chép, thì năm 738 vua Đường Huyền Tông đã ban sắc lệnh cho toàn quốc ở mỗi quận phải xây một ngôi chùa, đều đặt tên là chùa Khai Nguyên (Khai Nguyên là niên hiệu thứ nhì của vua Huyền Tông). Đó là chùa công do các quan lại địa phương trông coi, dùng làm nơi tổ chức các tiết lễ quốc gia. Cầu cho quốc thái dân an. Năm 755 An Lộc Sơn nổi loạn, kéo binh về chiếm kinh thành khiến vua Huyền Tông phải chạy vào Tứ Xuyên lánh nạn. Một năm sau thì quân triều đình dẹp yên giặc loạn trong một năm chiến tranh. Số người chết, chiến sĩ của cả hai bên và dân thường nhiều vô kể. Triều đình bèn ra chỉ dụ cho tất cả các chùa Khai Nguyên trong toàn nước Tầu, thỉnh chư vị cao tăng, đại đức thiết lễ tụng kinh cầu siêu độ cho các chiến sĩ và thường dân đã chết trong cuộc chiến. Đây rõ ràng mục đích chính của nó là chữa lành những vết thương do chiến tranh gây ra. Tuy nhiên trong nghi thức này cũng dành cho tất cả các loại cô hồn đều được triệu thỉnh về tham dự. Đồng thời an ủi các gia đình nạn nhân. Dân chúng Trung Hoa thấy triều đình làm như thế, bèn bắt chước làm theo. Từ đó lễ cầu siêu độ cho người chết trở thành một tập tục phổ biến lan sang cả các nước láng giềng như nước ta.


Theo tinh thần giáo pháp của Đức Thế Tôn, những nạn nhân của cuộc xâm lăng xấu số, tướng Tầu, lính Tầu, nhiều phen chết ở Việt Nam nên các nhà lãnh đạo Bắc Kinh và Phật Giáo Trung Hoa nên đứng ra tổ chức Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan, thì đồng bào Việt Nam sẽ đồng tâm cầu siêu cho tất cả trong tinh thần bao dung, không kỳ thị…


Với ban lãnh đạo Bắc Kinh, đây là cơ hội tốt nhất để chữa lành vết thương, đưa những niềm oan khuất này lên vùng ý thức dân tộc Đại Hán để nhận diện, để khóc thương, để cầu nguyện và chấp nhận sự thật… Chính nó là Cam Lộ Tình Thương của đạo Phật nhiệm mầu, cho các vong hồn phiêu linh và các loài quỷ đói nhiều thế kỷ được hưởng ân phước của Tổ Quốc Trung Hoa vĩ đại.


Trai đàn chay sẽ cung cấp thức ăn để phân phát cho hàng triệu triệu vong hồn tử sĩ. Chẩn là phân phát, tế là cứu giúp, tế độ những kẻ oan khiên kia ra khỏi cảnh ngộ ngặt nghèo, ngàn năm không ai đoái hoài. Các triều đại Trung Hoa làm ngơ, dân Trung Hoa phớt lờ, thành ra các vong linh lâm vào cảnh khốn cùng! Ôi! Có tin vui trong một ngàn năm tuyệt vọng!


Trai Đàn Chẩn Tế cũng là để hướng dẫn các hương linh sám hối, cho hương linh có cơ hội nghe Kinh để chuyển hóa mà vãng sinh cực lạc quốc, hoặc nếu có đầu thai làm người Trung Hoa trở lại, xin nguyện quyết không đi lính sang xâm lăng Việt Nam nữa.


Sự có mặt của ngài Tổng Bí Thư Hồ Cẩm Đào, ngài Thủ tướng, ngài Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, tới tham dự lễ trai đàn sẽ có ảnh hưởng rất lớn, một sự quan tâm của Đảng Cộng Sản Trung Quốc thực hiện, sẽ là một công lao lớn, nuôi dưỡng tinh thần quốc gia. Một đất nước Trung Hoa luôn luôn đi theo giá trị tinh thần truyền thống trong công cuộc kiến quốc vĩ đại ở cái thế kỷ 21 nầy.


Nếu quý ngài muốn tổ chức một Đại Trai Đàn Chẩn Tế giải oan cỡ quốc tế, xin lưu ý mời Đại lão Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, ngài có nhiều kinh nghiệm tổ chức trai đàn và cần mời các vị Tổng Thống Pháp, Mỹ, Nga… Coi như sứ điệp Hòa Bình của nhân loại. Xin nhất tâm phụng thỉnh Chư tôn Hòa thượng Ðạo cao Ðức trọng, kể cả Phật Giáo Việt Nam và Phật giáo Trung quốc, đứng ra lãnh trách nhiệm Cầu Siêu Bạt Độ cho chư vong linh quân lính Trung Hoa tử trận tại chiến trường Việt Nam.


(Điều nầy nên liên lạc giữa hai bên để thành lập một “Ban tổ chức” quy mô giữa Phật giáo của hai quốc gia Việt Trung để thực hiện. Lãnh đạo nhà nước Trung Hoa hiện nay phải là phần chủ động.)


Linh vị quý vị có thể được viết bằng chữ Hán, nếu muốn có thể in trên nền giấy mầu đỏ cho đúng với truyền thống Trung Hoa.


Nội dung linh vị các vị tướng Tầu và binh sĩ hữu danh vô danh, dùng chữ Hán tạm phiên âm như sau:


Phụng vị quá khứ liệt vị tướng soái Trung Hoa… Ức triệu chư vong, thuộc Tổ tiên Dân tộc của Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Chủ tịch Quốc Hội nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa…
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, ngót gần 4000 năm và hàng vạn chiến sĩ trận vong chết tại Gò Đống Đa, hàng triệu mạng chết trên Sông Bạch Đằng v.v… Hữu danh Vô vị, Hữu vị Vô danh, nhân lễ kỳ siêu bạt độ nầy mà Siêu sanh Cực Lạc quốc.
Chúng con đại diện cho dân tộc Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo hiện diện nơi đây. Nguyện xin chuyển hóa…


**********************************************************************
Nếu được như vậy nhân dân Việt Nam sẽ hết lòng giúp đỡ các ông bằng mọi khả năng sẵn có.


Cũng xin lưu ý:


* Chủ tịch Hồ Cẩm Đào muốn tìm hài cốt tổ tiên (xin liên lạc với người nổi tiếng về khoa ngoại cảm. Việt Nam hiện có nhiều nhà ngoại cảm nổi tiếng được Đảng Cộng Sản xác nhận như Nguyễn thị Phương, Vũ Thành Bát, Dương Mạnh Hùng, thiếu tướng Chu Văn Phát, họ có thể tìm những ngôi mộ cách đây mấy trăm năm, như mộ Huyền Trân Công Chúa đời Trần. Mộ tướng quân Hoàng Công Chất, từ đời chúa Trịnh cách đây gần 300 năm). Theo viện Khoa học Liên Hiệp và giới trí thức Hà Nội, thì các nhà ngoại cảm chỉ là người phiên dịch trung gian, giữa người chết và thân nhân người còn sống, mà họ đã đem đến cho hàng vạn gia đình có người thân mất tích trong các cuộc chiến tranh.


Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng khi được phỏng vấn thì người cõi âm rất cần ở những tấm lòng của người thân. Và họ sợ bị người thân quên lãng.


Hàng triệu người Tầu chết trận ở Việt Nam đã bị lãng quên dễ dàng. Họ cô quạnh, hẩm hiu, nơi đất khách. Họ luôn trông chờ tình cảm của người thân nơi tổ quốc vĩ đại nghĩ về họ.


Sáng ngày 2-4-2007, phái đoàn 7 nhà ngoại cảm cùng đi dự Lễ Trai Đàn Chẩn Tế Bình Đẳng giải oan, do HT Nhất Hạnh tại Quốc Tự Diệu Đế, THPG Thừa Thiên, Huế – Chiều ngày 3-4-2007 có Đại Chẩn Tế tâm linh cô hồn, họ đã phải bật khóc khi trông thấy nhiều hương linh lũ lượt vào tranh nhau ăn mày công đức nơi cửa Phậ!


* Còn chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung quốc muốn khai quật khu gò Đống Đa để đem hài cốt người Tầu hồi hương – giá nhân công rất rẻ. Xin liên lạc Bộ Lao Động, Bộ Thương Binh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
 
(Trích dẫn một chương trong sách “Thăng Long Xưa – Hà Nội Nay” sắp xuất bản)









Công dân siêu hạng 1 hay nhà độc quyền công lý

Phan Thủy

-Từ phiên xử tội yêu nước đến mặt thật của “nền pháp quyền Xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam

Bạn có biết ở nước Việt Nam ta có ít nhất 3 hạng con người? Thực chất sự phân loại này đã tồn tại dưới các triều đại phong kiến, nay không hiểu vì cớ gì vẫn không xó bỏ được giữa thế kỷ 21 văn minh hiện đại. Nếu không biết điều này thì bạn cũng không nên buồn, bởi vì còn rất nhiều người không biết giống như bạn, hoặc biết nhưng nhu nhược nên như không biết.

Loại 1 và 2

Với phiên tòa xử 4 đảng viên Đảng Dân Chủ Việt Nam vừa rồi, qua các triệu chứng lạ được ghi nhận bởi vô số nhà chẩn bệnh uy tín từ nhiều quốc gia, ắt sẽ thành lý do để người Việt Nam viết lại sch. Rất có thể bản giảm tải năm tới ghi rõ như sau: “Công dân Việt Nam được chia làm 2 hạng. Công dân trong mỗi hạng đều bình đẳng với đồng loại mình, nhưng hai kiểu bình đẳng đem so với nhau thấy khác”.

Điều này cũng dễ hiểu, bởi trong phiên tòa chính trị vừa qua, người ta đã ghi nhận một loại công dân được chính quyền ưu ái đặc biệt. Độ 200 công dân loại này đã được xe biển xanh tìm tới tận nhà, mời đi xem xét xử. Để bồi thường tổn hao thể lực của hai tiếng ngồi vỗ tay, vị Bao Công hào phóng của chính quyền nhân dân đã biếu mỗi người 50.000 VNĐ tiền công quỹ. Được trả tiền công, lại được đi xe công, nếu tấn tuồng có gì sơ suất khiến những công dân này phải phật lòng, thì chỉ có thể là do ban tổ chức quên phát bỏng ngô miễn phí.

Những công dân thuộc loại thứ hai, ngược lại, chẳng có xe đưa rước, chẳng được trả tiền, cũng chẳng được phát bỏng ngô. Nhưng xem ra họ còn được chính quyền chăm sóc chu đáo hơn loại 1. Người ta đã không tiếc mồi hôi và phí tổn để điều động cả rừng cảnh phục, súng ống và dùi cui chỉ để ngăn toàn thể loại công dân thứ hai bén mảng quanh nơi xử án. Một số anh dân đã được cơ quan an ninh ân cần gô cổ, cẩn thận tháp tùng tới tận bàn trà của đồn công an vì tội dại dột ngồi uống cà phê trong các quán gần nơi, và đúng lúc cuộc thực thi công lý… mật đang diễn ra.

Gia đình các bị cáo may mắn hơn. Sau khi bị lột sạch những công cụ trót mang hơi hướm của nền văn minh trái đất sau công nguyên như điện thoại, máy ghi âm, máy ảnh, máy quay phim, họ cùng các phóng viên bị nhồi chung vào một phòng cách ly, căng mắt theo dõi cơn hoạn nạn của con em mình qua một màn hình vừa mờ vừa cũ.

Loại 0, hay siêu 1 hảo hạng

Nói về phiên tòa, sáu vị trong Hội đồng xét xử, những ông mặt sắt cầm cân nảy mực, những người thừa hành chính nghĩa, nắm quyền sinh sát trong tay đều là đảng viên Cộng Sản. Rừng dùi cui và súng ống chiếm đóng phòng xử hôm ấy đều phải nhất nhất trung thành với đảng Cộng Sản theo qui định của hiến pháp, và theo luật lệ của đồng tiền lương. “Quần chúng” đến dự, xin hân hạnh giới thiệu, đều là những đảng viên Cộng Sản hưu trí. Như thế, trong cuộc xử kín hôm 20 tháng 1, cùng với các luật sư của mình, bốn người tù chính trị bị cáo buộc hoặc tham gia đảng Dân Chủ Việt Nam, hoặc móc nối với đảng Dân Chủ Việt Nam đã bị bao vây bởi một hội đồng hoặc tham gia đảng Cộng Sản Việt Nam, hoặc cấu kết với đảng Cộng Sản Việt Nam, trong tay lăm lăm súng đạn, dùi cui, và quyền định đoạt công lý.

Một công dân ăn gan hùm nào đó đã từng “vu cáo” đảng Cộng Sản vừa đá bóng, vừa thổi còi trong trận tranh quyền làm chủ đất nước với… nhân dân. Tôi thấy anh này nhận thức lệch lạc nên không hiểu vấn đề. Phải nói lại cho đúng hơn: trong trận tranh hùng với dân, Đảng ta đã vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa tự tiện soạn luật bóng đá.

Ứng cử viên trong cuộc bầu gồm những vị nào là do Mặt Trận Tổ Quốc quyết định. Mà Mặt Trận Tổ Quốc lại là một tổ chức con của đảng Cộng Sản. Thế là nhân dân được tự do bầu chọn những ứng viên nào đảng Cộng Sản cho phép.

Thế thảo nào tuyệt đại đa số “đại biểu nhân dân” là đảng viên Cộng Sản. Thảo nào luật pháp Việt Nam, kết tinh công sức ngồi nhắn tin và ngủ gật của họ trong các buổi họp hành lại lắm những luật lạ: qui định đảng Cộng Sản là lãnh đạo đất nước, quân đội và công an phải vệ đảng trước vệ quốc, trung với Đảng trước trung với dân. Thảo nào lời nói đầu trong bản hiến pháp Việt Nam hiện hành có 530 chữ, nhưng chỉ có 53 chữ được dành cho 4000 năm lịch sử của nước Việt Nam. Phần còn lại, chiếm tròn 90%, dùng để ca ngợi công ơn của đảng Cộng Sản với nước, với dân. Thế rốt cuộc nó là hiến pháp của nước Việt Nam, hay là quyển sổ ghi nợ của đất nước và nhân dân Việt Nam, do vị chủ nợ quang vinh tuỳ tiện sáng tác?
Thì ra là thế…

Khi được Đảng và nhà nước tạo điều kiện cho nói lời cuối cùng trong phiên xét xử, luật sư Lê Công Định đã bộc bạch:

“Thứ nhất xét về hành vi khách quan, luật pháp và hiến pháp của Việt Nam đã quy định và bảo vệ quyền lãnh đạo duy nhất của đảng CSVN đối với nhà nước và xã hội Việt Nam. Cho nên là những lời kêu gọi đa nguyên đa đảng mặc nhiên là muốn thể hiện ý muốn thay đổi thể chế chính trị hiện nay. Và những tổ chức nào chủ trương đa nguyên đa đảng thì như vậy là đương nhiên vi phạm vào điều 79 theo định nghĩa của điều 79 của luật hình sự”.

Thì ra là thế. Thì ra là trong số những người đã, đang và sẽ còn lao mình vào nhà ngục với tội trạng “lật đổ chính quyền nhân dân”, chẳng ai ham hố làm ông vương ông tướng gì, cũng chẳng ai mong mỏi xoá bỏ sự tồn tại của đảng Cộng Sản vì những thù hằn cũ. Họ chỉ mong mỏi xây dựng cho đất nước một nền chính trị đa đảng đa nguyên, trong đó đảng Cộng Sản không còn hưởng những đặc quyền đặc lợi tự ban phát, không còn là những ông vương ông tướng độc tôn quyền hành của nước Việt Nam, mà được dành một chỗ đứng ngang hàng với mọi chính đảng khi đại diện cho nhân dân và chăm lo việc nước.

Dự định cao đẹp này chắc chắn không được háo hức chia sẻ vởi một đảng cầm quyền tề tựu đông đủ các vị quan tham vừa mê tít quyền lực, vừa tài năng và đức độ tới nỗi chẳng dám mơ tới chiến thắng trong các cuộc bầu cử đa đảng, cũng như mọi ông bạo chúa đã chẳng chịu từ bỏ ngai vị để ích nước lợi dân. Đảng Cộng Sản đã nắm cả quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp trong tay. Và “đạo đức cách mạng” sẵn có đã giục họ nhanh tay qui sự nghiệp đấu tranh vì một nền dân chủ và lẽ công bằng ở nước Việt Nam thành một tội phạm thượng phải chém.

Nghĩ mà xem, các loại công dân nói trên đều thuộc giống người, và cùng sống ở nước Việt Nam. Họ vẫn tương đồng với nhau về nhiều đặc điểm hình thể, chẳng hạn như số con mắt, số lỗ miệng, lỗ tai, dù tần suất tự do sử dụng những cơ quan này có khác nhau ở hai loại, điều có thể gây hiện tượng tiêu biến. Và dù trong mọi phát ngôn không bí mật, những công dân loại 1 và siêu 1 vẫn thường nhũn nhặn tự xưng là đầy tớ của các đồng bào loại 2. Có đầy tơ nào tự quyền định đoạt công lý và ăn trên ngồi trước cả chủ của mình không?

Phan Thủy

©Tạp Chí Thanh Niên PHÍA TRƯỚC

Tạp chí Phía Trước số 31: 1000 Năm Thăng Long
Tải xuống tại đây:
Bản HD: http://www.mediafire.com/?gky3nkm2njr
Bản Thường: http://www.mediafire.com/?zytozyzoitm
Bản Mini: http://www.mediafire.com/?ty5qrioiwwl
Đăng ký nhận thông báo khi có số báo mới: http://groups.google.com/group/xem_bao_phia_truoc/subscribe?hl=vi


Cộng tác viết bài cho Tạp Chí Phía Trước số 32 Tự hào Việt Nam
Vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã từng nói: “Đánh cho sử tri nước Nam anh hùng chi hữu chủ."

Năm mới đang đến, mọi người vui xuân lễ lạc để tết cổ truyền. Thiết nghĩ chúng ta cũng nên nhân dịp đầu năm tìm về truyền thống nước Nam để từ đó thêm tự hào khi mang trong mình dòng máu nước Việt.

Việt Nam ngày nay không còn là một chấm nhỏ trên bản đồ thế giới. Những cuộc trao đổi văn hoá, du lịch, những đầu tư quốc tế và những hoạt động của các du học sinh đã góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam trên sân khấu quốc Tế. Năm vừa qua là năm thế giới biết đến Việt Nam với truyền thống hiếu học qua các thành công của Bộ trưởng người Đức gốc Việt Phillips Roesler, Hạm trưởng Đoàn Bá Hùng, Thẩm phán Liên bang Hoa Kỳ Jacqueline Nguyễn và Giáo sư Ngô Bảo Châu. Và ắt còn nhiều thành công của người Việt khắp năm Châu mà chắc hẳn làm chúng ta không khỏi tự hào.

Các bạn có những suy nghĩ, tâm tư, và những tấm gương mà theo bạn là đáng để chúng ta học hỏi, xin hãy chia sẽ với Tạp chí Thanh niên PHÍA TRƯỚC số 32. Tạp chí hy vọng số 32 với chủ đề ―Tự hào Việt Nam sẽ gióng lên niềm tự hào dân tộc, khơi gợi lòng yêu nước cũng như tinh thần quật khởi của dân tộc.

Bài vở xin gởi về: contact.phiatruoc@gmail.com
Website: http://phiatruoc.info
Blog: http://phiatruoc.wordpress.com
Scribd: http://www.scribd.com/phiatruoc
Twitter: https://twitter.com/phiatruoc
Facebook: http://www.facebook.com/profile.php?id=10000023245260
Đăng ký nhận báo: http://groups.google.com/group/xem_bao_phia_truoc?hl=vi

Tổ quốc trên hết

Xin bắt đầu bài viết này bằng lời di chúc của vị vua anh minh Trần Nhân Tôn: “Các ngươi chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ tự cho mình cái quyền nói một đằng, làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra nơi biên ải, các chuyện đó khiến ta nghĩ đến những chuyện khác lớn hơn, tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra cái cớ tranh chấp, không thôn tính được ta thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta. Dần dần họ sẽ biến giang sơn của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy các ngươi phải nhớ lời ta dặn: một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhủ này như một lời di chúc cho muôn đời con cháu”.



Thật đau buồn khi những lời di chúc đầy tinh thần dân tộc này của vị vua Trần Nhân Tôn, ngày nay đã bị quên lãng dần trong lòng dân tộc, nhất là hầu hết học sinh, sinh viên dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa do Đảng CSVN lãnh đạo cũng hoàn toàn xa lạ với những công lao to lớn của tiền nhân. Thật vậy, vì luôn luôn đặt quyền lợi của Tổ quốc, quyền lợi của dân tộc lên trên hết cho nên, vua Trần Nhân Tôn đã mở ra hội nghị Diên Hồng để lấy ý kiến nên hòa hay đánh của toàn dân trước ngoại xâm. Cuối cùng với tinh thần đoàn kết và thống nhất được ý chí dân tộc mà nhà vua đã đánh bại hoàn toàn giặc Tàu xâm lược.


Nhìn lại lịch sử VN từ xưa đến nay, chưa có một triều đại nào cam tâm dâng đất, dâng biển của đất nước cho ngoại bang TQ như triều đại của ĐCSVN hiện nay. Lịch sử cũng như ngay cả ĐCSVN vẫn thường lên án Lê Chiêu Thống là cổng rắn cắn gà nhà. Nhưng dưới thời Lê Chiêu Thống cai trị đất nước, lãnh thổ VN vẫn được bảo toàn không bị mất dù chỉ một tấc đất. Trong thời đại thông tin rộng mở như bây giờ, từng sự thật về những hành động của các nhà lãnh đạo CSVN đối với Tổ quốc và nhân dân ngày càng được phơi bày ra ánh sáng cho, dù đảng đã dùng mọi thủ đoạn để bưng bít thông tin. Mục đích của bài viết này là cũng chỉ muốn đưa ra những sự thật trong muôn ngàn sự thật mà các nhà lãnh đạo CSVN đã, đang và sẽ làm đối với quê hương đất nước để cho các chiến sĩ trong lực lượng quân đội, công an và những ai còn trung thành với đường lối và sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo hiện nay phải nhìn lại việc làm của mình, để sau này khỏi mang tội với Tổ quốc và nhân dân.






Chúng tôi không tham gia bất cứ một đảng phái hoặc tổ chức nào, chúng tôi chỉ là thành phần trẻ, là công dân của đất nước, với tinh thần trách nhiệm và lòng yêu quê hương đất nước bắt buộc chúng tội phải lên tiếng, cũng như sẵn sàng chấp nhận mọi nguy hiểm sau này. Đã là con người thì hành động cũng có lúc đúng, lúc sai. Nhưng cốt yếu là phải nhận ra được cái lỗi lầm để mà khắc phục, hầu tránh tái phạm. Tuy bây giờ là muộn màng, nhưng cũng chưa quá muộn để những kẻ đã đánh mất lương tri, đang lầm đường lạc lối, phải thức tỉnh lương tâm mình trên trên bước đường dân chủ hóa đất nước, để một nước Việt Nam có thể phát triển hùng mạnh, sánh vai với các nước trên toàn thế giới. Chỉ có thế mới có thể gác qua một bên quá khứ, xoa dịu nỗi đau của hàng trăm ngàn vong linh của những người dân vô tội bị chết oan trong chính sách cải cách ruộng đất và phong trào nhân văn giai phẩm ở miền bắc (1953-1957), cùng với những mồ chôn tập thể ở Huế (1968) và các trại tập trung cải tạo sau năm 1975 do ĐCSVN thực hiện. Đây chính là nỗi đau không của riêng ai, mà là của toàn thể dân tộc Việt Nam! Lịch sử Việt Nam mãi mãi khắc ghi những hình ảnh đau thương này.


Không ai chủ trương tiêu diệt ĐCSVN, kể cả các phong trào và những người đang đấu tranh bất bạo động cho dân chủ nhân quyền hiện nay, cũng như những công dân yêu nước đang bị đảng giam cầm, những tội danh mà đảng đưa ra để bỏ tù những công dân yêu nước này là do tòa án của đảng tự đặt ra để kết án họ, chớ thật ra việc làm của họ là phù hợp với hiến pháp của đảng (điều 69 Hiến Pháp) và những điều khoản trong các công ước quốc tế mà chính quyền CSVN đã ký và tình nguyện tham gia. Cương lĩnh của các đảng phái và các phong trào tranh đấu cũng chỉ đòi hỏi một sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng với ĐCSVN thông qua việc ứng cử và bầu cử tự do để nhân dân chọn lựa. Hiện nay, các nhà lãnh đạo đảng đang xiết chặc vòng dây kiểm soát hệ thống Internet, chặc đứt mọi nguồn kinh tế của các nhà đấu tranh dân chủ, bắt buộc những người sử dụng điện thoại di động phải đăng ký tên và số Chứng Minh Nhân Dân (CMND) để theo dõi, mọi việc giao dịch với ngân hàng để vay tiền sản xuất của người dân đều phải qua sự kiểm soát và giới thiệu của các cấp chính quyền, thông tin báo chí đều phải đi bên lề phải do đảng đề ra, mọi quyền hành lãnh đạo trong tất cả các ban ngành đoàn thể trong hệ thống chính quyền từ cơ quan nhỏ nhất cũng đều phải là đảng viên của ĐCSVN…v.v…. Đây là những việc làm không thể chấp nhận được trong một đất nước vừa là thành viên WTO, thành viên LHQ, chủ tịch luân phiên ASEAN mà Việt Nam đang thụ hưởng.


Đất nước đang thực sự lâm nguy vì những hành động ươn hèn để giữ vững địa vị cá nhân của các nhà lãnh đạo chóp bu của ĐCSVN, đây là một sự thật quá rõ ràng. Hành động trên thực tế của các cấp lãnh đạo đảng từ trung ương xuống địa phương đều thể hiện sự thật này. Ngoài việc vùng đất địa đầu Ải nam quan, 2/3 thác bãn Giốc cùng bãi Tục Lãm và trên 10.000km2 vùng biển Vịnh Bắc Bộ đã thực sự về tay Trung Quốc qua các hiệp định, hiệp ước tháng 12/1999 và tháng 12/2000 mà chính quyền CSVN đã ký với TQ, nhưng cho đến hôm nay nhân dân cũng không được biết nội dung các bản hiệp định, hiệp ước này. Còn quần đảo Hoàng Sa nơi có cuộc hải chiến giữa hải quân VNCH với hải quân TQ đầu năm 1974 thì đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký công hàm tháng 9/1958 thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi phần lớn quần đảo Trường Sa thì đã bị Trung Quốc xâm chiếm năm 1988, mà hiện nay bọn người TQ đã xây dựng xong các phi trường và căn cứ quân sự rồi. Còn nhớ trước đây, TQ đã hăm dọa và ngăn cản không cho các công ty khai thác dầu hỏa của Anh và Hoa kỳ hoạt động trên vùng biển VN theo hợp đồng giữa VN và các công ty này, thì hôm nay ngày 26/2/2010 vừa qua, TQ đã đưa lực lượng và phương tiện kỹ thuật đến để dò tìm và khai thác dầu hỏa trên vùng biển đó trước sự im lặng của các nhà lãnh đạo VN.


.Trong năm vừa qua Trung tâm thương mại Hồng Vận thành phố Móng Cái do người TQ xây dựng đã ngừng thi công bởi vì Việt Nam phát hiện phía Trung Quốc đã bí mật đào đường hầm xuyên qua biên giới VN. Các nhà lãnh đạo CSVN đã dùng quyền lực của mình để thực hiện cho bằng được dự án khai thác Bauxite ở Tây nguyên, một dự án đã được ông đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lãnh khác trong đảng, các đại biểu Quốc hội cùng trên 3000 nhà trí thức bao gồm từ các giáo sư, tiến sĩ, nhà văn, nhà khoa học ưu tú trong và ngoài nước phản đối bằng những kiến nghị và đưa ra những tư liệu, phân tích chuyên môn về một đại họa cho môi trường, cho cuộc sống của nhân dân, cho nền văn hóa lâu đời của Tây nguyên, nhất là ảnh hưởng đến sự mất nước trong tương lai nếu đại dự án bô xít vẫn được tiếp tục cho TQ khai thác bởi vì, theo như sự nhận định của đại tướng Võ nguyên Giáp: ai làm chủ được Tây nguyên có nghĩa là sẽ làm chủ cả Đông dương. Nhưng với những con người lãnh đạo đất nước bất tài, không có tư duy và tầm nhìn chiến lược như hiện nay, việc khai thác bô xít vẫn ngang nhiên tiến hành. Tây nguyên đang giẫy chết vì sự khai thác Bô xít, vì sự quậy phá của hàng trăm ngàn công nhân TQ, toàn dân VN đang đau khổ vì tình trạng lạm phát gia tăng, vì sự mất đất do các cán bộ cùng cơ quan nhà nước lạm dụng quyền hành lấy đất của dân, nhất là tình trạng bao che tham nhũng, tiêu cực đang lan tràn công khai trong xã hội. Những đại nạn đang xảy ra cho nhân dân và đất nước chưa khắc phục được, thì mới đây dư luận trong và ngoài nước lại biết đến cái tin động trời: 2 tỉnh giáp biên giới Trung Quốc: Lạng Sơn và Quảng Ninh cùng với 8 tỉnh khác đã âm thầm ký cho Hồng Kong, Trung Quốc và Đài loan thuê trên 300 ngàn hecta rừng đầu nguồn trong thời hạn 50 năm. Trong đó, riêng phần của Trung Quốc là 264 ngàn hecta khiến cho trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cùng đứng đơn kiến nghị lên trung ương đảng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Nông nghiệp-Môi trường trong đó có đoạn: “Đây là hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia. Mất của còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn. Các tỉnh cho thuê rừng dài hạn là tự sát, còn các nước thuê rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo”. Riêng bài viết của cựu thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (người đã từng làm đại sứ VN tại TQ 15 năm) có tựa đề: cảnh giác với thủ đoạn bành trướng mềm của Trung Quốc được đăng trên trang web bô xít và các trang web khác. Cuối bài ông kêu gọi: “Trước những hành động của ông láng giếng hữu nghị trên biển đông cũng như trên đất liền VN. Hàng triệu người VN yêu nước đang bức xúc và sôi gan. Chúng ta phải làm gì đây?”.


Nhìn qua những việc làm của các nhà lãnh đạo CSVN trong thời gian qua. chúng ta có thể nhận thấy ngay rằng: rồi đây VN là một Tây Tạng thứ 2 của Trung Quốc thứ 2 của Trung Quốc là điều chắc chắn sẽ xảy ra bởi vì, không phải ngẫu nhiên mà những sự việc khó tin nhưng có thật này lại xảy ra.


- Trang web thương mại hợp tác VN và TQ, nhưng tên miền…vn lại để cho phía TQ sử dụng hàng mấy năm liền để họ tự do đăng những bài nói xấu VN, đến khi các nhà trí thức biết được và phãn đối thì mới chịu ngưng.


- Trang web điện tử của ĐCSVN do ông Đào Duy Quát làm Tổng Biên Tập, lại đăng nguyên văn bài của các trang web TQ về cuộc tập trận của hải quân TQ trên vùng biển Đông thuộc hải phận VN mà họ từng tuyên bố là của họ gồm cả HS-TS của VN mà không có lời bình luận nào cả. Đến khi gặp sự phản đối quyết liệt của các nhà trí thức cư dân mạng thì mới chịu gỡ xuống. Hành động nối giáo cho giặc này của ông Quát chỉ bị phạt hành chính là 30 triệu đồng VN. Trong khi đó, người con gái Phạm Thanh Nghiên ngồi tọa kháng tại nhà với biểu ngữ “HS-TS là của VN” thì bị bắt giam, ra tòa lãnh bản án 4 năm tù và 3 năm quản chế. Còn nhà báo tự do điếu cày Nguyễn Văn Hải thì bị chính quyền vu khống là trốn thuế với 3 năm tù, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy thì bị công an dàn cảnh đánh trọng thương để có cớ bắt chị với tội danh đánh người, cuối cùng chị phải nhận lãnh bản án 42 tháng tù và 3 năm quản chế.


- Những pano kỹ niệm 65 năm thành lập QĐNDVN được trưng bày trên các ngã đường của thành phố HCM, dưới lá cờ VN lại là hình ảnh của đoàn quân TQ. Khi phóng viên đài RFA phỏng vấn ông Nguyễn Thành Rum (GĐ sở VH-TT) thì ông này trả lời: đó là hình ảnh của đoàn quân TQ được nhân viên của ông lấy từ các trang web của TQ và đã được chỉnh sửa lại, đến khi phóng viên hỏi tại sao ngày lễ kỷ niệm QĐNDVN mà lại không in hình của đoàn quân VN thì ông Rum không trả lời mà cúp điện thoại.


- Song song với những lời tuyên bố đầy khiêu khích và xem thường VN của phát ngôn viên TQ Jiang Ju ngày 5/1/2010: “những tuyên bố của VN chẳng hề trở ngại lớn lao gì đến kế hoạch phát triển của TQ trong khu vực, cũng chẳng gây thiệt hại đáng kể gì đến quan hệ song phương của 2 nước”, cùng lời đe dọa của đại sứ TQ tại VN Tôn quốc Cường ngày 6/1/2010: “hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại,… VN nên tạm gác lại tranh chấp với TQ, chờ thời gian chính mùi rồi sẽ giải quyết”. Nhật báo giải phóng quân TQ đăng bài viết về biên giới như sau: “Nơi nào mà lợi ích của quốc gia chúng ta mở đến, thì đó là nhiệm vụ của lực lượng vũ trang của chúng ta”.


Với những lời nói của kẻ bề trên như thế, nhưng các nhà lãnh đạo CSVN vẫn im lặng không dám phản đối, ngược lại lúc nào cũng tuyệt đối trung thành với châm ngôn: “16 chữ vàng và 4 tốt” do TQ đề ra. Đã vậy mà TQ cũng chưa vừa ý, còn đưa Dương Khiết Trì (UVBCT) thay mặt ĐCSTQ qua Hà Nội họp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để đưa thêm 4 mối tương quan nữa cho 2 nước Việt-Trung thực hiện đó là:


- Sơn thủy tương liên dịch - Sông núi liền nhau
- Văn hóa tương thông ---- - Văn hóa hiểu nhau
- Lý tưởng tương đồng ---- - Lý tưởng giống nhau
- Mệnh vận tương quan ---- - Vận mệnh gắn bó


- Trong khi TQ lúc nào cũng tìm cách chiếm đoạt nước ta, ngang nhiên bắt bớ, tịch thu tài sản và đánh đập ngư dân của ta để đòi tiền chuộc khiến cho ông Nguyễn Việt Thắng (chủ tịch hiệp hội hải sản VN) bức xúc tuyên bố: “TQ thường xuyên bắt tàu đánh cá của VN, ngay cả khi tàu đánh cá VN không hoạt động trong các vùng biển mà họ cấm, nhưng TQ vẫn bắt và đòi tiền chuộc”. TQ đã ngang nhiên tuyên bố những lời nói trịch thượng và đe dọa VN như thế, nhưng các nhà lãnh đạo VN lúc nào cũng trung thành và ca ngợi TQ bằng chứng là, ngày 17/1/2010 trên trang web điện tử của chính phủ CSVN có điện văn chúc mừng kỷ niệm 60 năm quan hệ VN-TQ có đoạn: “Nhân dân VN luôn luôn ghi nhớ với lòng biết ơn sâu sắc, sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của đảng, chính phủ và nhân dân TQ anh em đã dành cho nhân dân VN trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước trước đây và sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay. Quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện VN-TQ trên cơ sở phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt đã tạo động lực mới quan trọng đưa quan hệ 2 nước phát triển lên tầm cao mới”.


Vì lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ của TQ mà ngày nay đất nước phải mất đi những phần đất cùng các hải đảo và vùng biển thiêng liêng nhất mà tiền nhân xưa đã phải hy sinh xương máu để gìn giữ. Cũng vì lòng biết ơn sâu sắc mà đại dự án bô xít Tây nguyên (một dự án cực kỳ nguy hiểm cho tương lai đất nước) giao cho TQ khai thác, cùng với 264 ngàn hecta rừng nguyên liệu đầu nguồn cũng dành cho TQ thuê thời gian 50 năm. Trong tương lai không biết với phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt cùng 4 mối tương quan mà TQ vừa thêm vào, đất nước VN sẽ ra sao trong mục tiêu đưa quan hệ 2 nước phát triển lên tầm cao mới của chính quyền CSVN.


Thiết nghĩ nếu CNCS Marx-Lenin mà tuyệt vời và thực hiện được như những lời giảng dạy của các gíao viên trong hệ thống giáo dục VN, như những lời tuyền truyền của cán bộ chính quyền trong nhân dân, thì các nước CS đông âu và ngay cả Liên Xô nơi sinh ra ông Lê-Nin không bao giờ từ bỏ nó, cũng như tất cả các nước văn minh và tiên tiến trên thế giới đâu có nước nào theo CNCS. Một thực tế đã cho mọi người thấy rằng, 4 nước CS còn sót lại trên thế giới đều phải nhờ vào sự giúp đỡ và đầu tư của các nước dân chủ đa nguyên, ngay cả con cái của các nhà lãnh đạo CS vẫn gởi con du học tại các nước tư bản này mà VN là điển hình. Như vậy, có phải CNCS đã thực sự lỗi thời trong nền văn minh của nhân loại?


Các tướng lãnh, các đảng viên cao cấp, các nhà ngoại giao của đảng, các nhà trí thức VN, đang mạnh dạn phê phán những chính sách sai lầm của các nhà lãnh đạo CSVN, họ không bao giờ bị sự xúi giục của các thế lực nước ngoài, càng không phải là thành phần phản động như sự suy nghĩ của đảng. Vì sự tồn vong của đất nước, vì lợi ích lâu dài của toàn dân, vì nhận thấy con đường CNCS là không tưởng cho nên, họ mới chấp nhận hiểm nguy để dấng thân vào con đường chính nghĩa của dân tộc.


Chúng tôi xin kết thúc bài viết này bằng lời phát biểu của 2 nhà lãnh đạo ĐCSVN đã từng cống hiến hết mình cho đảng:


1/ - Cựu thủ tướng Võ văn Kiệt: “….. Tổ quốc là của mình, đất nước là của mình, quốc gia là của mình, VN là của mình chớ không phải là của riêng của người CS hay bất cứ tôn giáo hay phe phái nào….., một quốc hội có người tự ứng cử và được dân bầu lên một cách thực sự tự do, công bằng thì sẽ tốt hơn quốc hội bây giờ…”.


2/ - ông Lữ Phương (cựu thứ trưởng bộ văn hóa chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN): “…. Ngày xưa nếu ĐCSVN đã cứu nước khỏi ách thực dân, thì bây giờ chính CNTB sẽ cứu nước ra khỏi nghèo nàn lạc hậu”.


Quyền lợi của Tổ quốc, của quốc gia dân tộc là trên hết, còn quyền lợi của các cá nhân và của ĐCSVN và các đảng phài khác chỉ là một trong các thành phần của xã hội mà thôi. Đã đến lúc các nhà lãnh đạo CSVN phải thay đổi tư duy để còn tiếp tục tồn tại trong lòng dân tộc. Dĩ nhiên, là con người thì không ai muốn đất nước mình phải rơi vào tay nước khác, dân tộc mình phải sống cuộc đời nô lệ, và nếu những gì mà chúng tôi nêu ra là đúng sự thật thì các cá nhân và các lực lượng quân đội, công an phải biết rằng: con đường phục vụ của mình là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đất nước và quyền lợi của nhân dân. Nếu tiếp tục trung thành với đường lối của các nhà lãnh đạo CSVN như hiện nay, tức là phản bội Tổ quốc và nhân dân.


Sài Gòn ngày 8/3/2010


Hương Trà cùng nhóm bạn trẻ (Email: huongtra13@gmail.com)


TB: Hôm nay, nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/03, nhóm sinh viên Luật chúng tôi xin gởi đến chị Lê Thị Công Nhân, bậc đàn chị của chúng tôi, những đoá hoa hồng tươi thắm nhất và xin kính chúc chị luôn luôn gặp nhiều may mắn trong suốt thời gian 3 năm quản chế còn lại. Chị rất xứng đáng là tấm gương tiêu biểu nhất của giòng nữ lưu VN thế kỷ 21. Chắc chắn rằng sự dấn thân và lòng dũng cảm của chị sẽ mãi mãi trường tồn trong lòng dân tộc.