1/9/11

Ghé thăm các Blog: 14/10/2010


Thursday, October 14, 2010

BLOG MẸ NẤM



“Quân đội hoạt động với tư cách lực lượng yểm trở hậu cần khi cần và cứu trợ cho các tàu cá. Quân đội là lực lượng quân sự, không tham gia giải quyết vấn đề tàu cá bị bắt, vì đó là vấn đề dân sự”. - Nguyễn Chí Vịnh


*

Mẹ Nấm – Hôm qua, mình đọc bài “Biển Đông không phải chuyện tranh nhau mảnh sân trước nhà” trên TuanVietNam
http://www.tuanvietnam.net/2010-10-08-bien-dong-khong-phai-chuyen-tranh-nhau-manh-san-truoc-nha-
Trả lời câu hỏi của Phương Loan về trách nhiệm của quân đội trong việc bảo vệ ngư dân trước hàng loạt vụ bắt giữ tàu cá trên biển Đông, ông Nguyễn Chí Vịnh – chức vụ Trung tướng – Thứ trưởng phụ trách Đối ngoại, Bộ Quốc phòng đã trả lời :
Thời gian qua, hàng loạt các vụ bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam bị bắt trên Biển Đông. Quân đội làm gì để bảo vệ họ, thưa ông?


Quân đội hoạt động với tư cách lực lượng yểm trở hậu cần khi cần và cứu trợ cho các tàu cá. Quân đội là lực lượng quân sự, không tham gia giải quyết vấn đề tàu cá bị bắt, vì đó là vấn đề dân sự.

Với vấn đề Biển Đông, mục tiêu lớn của Việt Nam là giữ cho được những gì thuộc chủ quyền của Việt Nam, bất kì nước nào có ý xâm phạm, ta nhất quyết chống. Chúng ta kiên trì khẳng định chủ quyền trên Biển Đông, bởi đó không phải là vấn đề của một năm hay mười năm mà là vấn đề của hàng trăm năm.

Trong các xung đột nếu có, chúng ta sẽ nỗ lực giải quyết bằng giải pháp chính trị, kiềm chế để có hòa bình và ổn định. Những vấn đề phát sinh, cần giải quyết tại chỗ và co nhỏ vấn đề lại.

Thế là thế nào nhỉ? Đã có người đặt ra câu hỏi : “Ngư dân đánh bắt trên vùng biển nhà nước tuyên bố chủ quyền bị bắt giữ mà quân đội im lặng? Thì giữ cho được những gì thuộc chủ quyền của Việt Nam là giữ cái gì? “bất kì nước nào có ý xâm phạm, ta nhất quyết chống” – chống là chống cái gì???


“Vấn đề dân sự” mà ông đặt ra ở đây là gì nhỉ?

Cũng trong ngày hôm qua, mình đọc được tin “Trung Quốc thả vô điều kiện ngư dân “trên Vietnamnet, thấy vui quá, định bụng sẽ viết vài dòng ghi nhận thành công của tính “khôn ngoan và mềm dẻo trong đường lối ngoại giao” nay đã có kết quả.

Ai ngờ chiều nay search để lấy lại link làm dẫn chứng thì không có.

Cách đưa tin lên, rồi lại hạ xuống hẳn không phải là chuyện lạ với báo chí nước ta. Tuy nhiên, với sự việc đáng phấn khởi như thế này, lẽ ra phải công khai để “đập tan luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch”.
Lạ thật, lẽ ra đây là dịp để vỗ vô mặt “mấy ông mấy bà lắm chuyện, chả có hiểu biết gì về chính sách ngoại giao của nhà nước ta trong vấn đề biên giới hải đảo”, sao lại rút tin xuống vậy ta?

Lại đọc được những dòng này:
Trung Quốc đã thả các ngư dân Quảng Ngãi trước khi bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt sang thăm Việt Nam và dự Hội nghị các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với 8 nước đối thoại, ADMM+, khai mạc ngày hôm nay, 12/10, tại Hà Nội.

Chiều tối ngày hôm qua, báo chí chính thức của Việt Nam trên internet đã loan tin này, nhưng sau đó lại rút bài xuống. Một nguồn tin từ bộ Ngoại giao Việt Nam, xin giấu tên, cho DPA biết là Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam chỉ đưa tin thả 9 ngư dân Quảng Ngãi sau Hội nghị ADMM+.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20101012-bo-truong-quoc-phong-viet-nam-thong-bao-trung-quoc-tha-cac-ngu-dan-quang-ngai

Thế là thế nào nhỉ?

Mẹ Nấm


BLOG DA VÀNG

Posted on Tháng Mười 13, 2010 by Da Vàng

Ngay từ bây giờ, Trung Quốc nên biết hãnh diện vì công dân họ, ông Lưu Hiểu Ba là một người Trung Quốc đích thực đạt được giải Nobel danh giá

Trần Minh Quân

Những năm trước, giải thưởng Nobel ở mọi lĩnh vực tuy có ý kiến bàn tán, khen chê, có người đồng tình, có người phản đối, nhưng không gay gắt và tốn nhiều giấy mực trên các báo, báo mạng trong, ngoài nước, các blog cá nhân tiếng Việt như năm nay, đặc biệt là giải Nobel hòa bình.

Giải Nobel hòa bình năm 2010 được trao cho ông Lưu Hiểu Ba, người đang lãnh án tù giam 11 năm tại Trung Quốc.

Do đâu mà giải Nobel hòa bình năm nay lại được bàn tán nhiều đến vậy? Phải chăng do ông Lưu Hiểu Ba được trao giải khi còn đang ngồi tù. Lý do này là có thật, tuy nhiên chưa hẳn đúng. Bởi trước ông, đã từng có người đoạt giải thưởng cao quý này cũng đang ngồi tù, hay đang trong vòng lao lý. Có thể kể ra đây là ông Nelson Mandela: Ông đoạt giải Nobel hòa bình năm 1993, gắn liền với những hoạt động chống lại các chính sách phân biệt chủng tộc. Cuộc đời ông gắn liền với nhiều lần giam cầm liên tục từ năm 1962 cho tới năm 1982; Bà Aung San Suu Kyi: Bà đoạt giải Nobel hòa bình năm 1991 trong khi bà bị quản thúc tại gia, bà là nhà lãnh đạo đối lập ủng hộ dân chủ Miến Điện. Bà đã được trả tự do năm 1995, rồi vừa mới bị cầm giữ lại – và lại bị lại lần nữa. Hiện nay bà vẫn là một tù nhân.

Vậy có chăng sự bàn tán xung quanh giải thưởng Nobel hòa bình năm nay vì ông Lưu Hiểu Ba là người Trung Quốc. Thật vậy, có một đặc điểm dễ nhận thấy là trong thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông Tiếng Việt toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, đặc biệt là các Blogger, hầu hết những tin tức liên quan đến Trung Quốc hay mang yếu tố Trung Quốc đều nhận được sự chú ý. Từ những chuyện mang tầm quốc tế như giải Nobel hòa bình, tranh chấp Biển Đông, biển Hoa Đông, đến những chuyện tầm cỡ quốc gia như Bauxite Tây Nguyên, bắt ngư dân Quảng Ngãi và gần đây là bộ phim lịch sử Việt Nam tràn ngập dáng dấp Trung Quốc.

Trong hầu hết các bài viết, những phản ánh liên quan đến Trung Quốc hay mang yếu tố Trung Quốc, đa phần đều tỏ ra không hài lòng với cách cư xử, cách giải quyết của chính quyền Trung Quốc, nặng hơn là đã có những lo ngại thật sự về cách ứng xử từ phía Trung Quốc trong mọi vấn đề từ trong nước đến vấn đề quốc tế. Sự việc nổi bật trong thời gian gần đây gây sự chú ý dư luận có thể kể ra là cái lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ ra trên Biển Đông.

Trung Quốc trong mắt mọi người như một anh nhà giàu tham lam, kệch cỡm. Anh nhà giàu này đã cặm cụi làm giàu bằng bất cứ giá nào, không cần biết đến đúng sai, bất chấp đạo lý miễn sao vét đầy túi tham. Khi nhìn lại, xung quanh anh ta không còn ai thân thiết, không còn ai bầu bạn. Cuối cùng anh ta bị xa lánh, bị lên án.

Đã có một bộ phận người Việt Nam không ưa thích gì người Trung Quốc, một số người cực đoan hơn còn đòi tẩy chay hàng Trung Quốc, xem Trung Quốc như một hiểm họa tiềm tàng nguy hiểm. Đó là thực tế đáng suy nghĩ đối với Trung Quốc.

Trở lại sự kiện giải thưởng Nobel hòa bình. Sự việc này sẽ không gây ồn ào dư luận nếu nó được trao cho người khác hoặc người được trao là ông Lưu Hiểu Ba không phải là người Trung Quốc. Đã có sự lên tiếng kêu gọi thả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba được phát ra từ những người có tầm ảnh hưởng nhất nhì trên thế giới như Tổng thống Mỹ Obama và một số nhân vật quan trọng của Quốc tế khác, … Trong khi đó, Trung Quốc liên tục lên tiếng phản đối giải thưởng này.

Một giải thưởng danh giá, lâu đời và có uy tín như giải Nobel được trao, tức là những người đánh giá và trao giải thưởng đã tham vấn thật kỹ càng, khách quan, đánh giá đúng công trạng của người đoạt giải. Điều đó là sự thật. Không cần phải quá nhiều bàn cãi quanh giải thưởng này như trong thời gian qua. Có chăng nên bàn tán xem người nhận giải có xứng đáng hay không xứng đáng mà thôi.

Qua sự kiện ông Lưu Hiểu Ba nhận giải thưởng Nobel hòa bình, thiết nghĩ đã đến lúc người Trung Quốc cần suy nghĩ lại, cần có cái nhìn khách quan trong mọi sự việc, có cách hành xử hợp đạo lý hơn với chính họ và với thế giới bên ngoài, lúc đó mới nhận được cái nhìn thiện cảm hơn từ mọi người.

Ngay từ bây giờ, Trung Quốc nên biết hãnh diện vì công dân họ, ông Lưu Hiểu Ba là một người Trung Quốc đích thực đạt được giải Nobel danh giá.

BLOG ĐÀO TUẤN

Đăng ngày: 00:13 14-10-2010
Thư mục: Tin vịt

Tắc đường 10 tiếng đồng hồ; Cụ rùa cái bị đem nướng chả; Đôi giày cho cha Thánh Gióng và Người đẹp tắc đường kịch tính... là những kỷ lục đã được ghi vào top kỷ lục Việt Nam sau Đại lễ 1000 năm
1- Kỷ lục tắc đường suốt 5h đồng hồ tại ngã tư Khuất Duy Tiến- Nguyễn Trãi ngày 8-9-2010 đã nhanh chóng bị phá vỡ. Vào ngày 10-10, vụ tắc đường trên diện rộng có bán kính 5km kể từ sân vận động Mỹ Đình và kéo dài suốt 10h đồng hồ, kéo đến sáng ngày 11-10, đã phá vỡ ngoạn mục kỷ lục cũ. Tính chất kỷ lục của sự kiện là ở chỗ các loại xe ưu tiên như xe cảnh sát dẫn đoàn, xe cứu thương... cũng lùng nhùng hàng tiếng đồng hồ trong đám tắc. Với khoảng gần 100 điểm tắc đường, trong đó có 25 điểm ngày nào cũng tắc, Hà Nội đã lọt vào top những thành phố tắc đường nhất thế giới, chỉ sau Jio De Janiero, Bangkok và Bắc Kinh. Từ nhiều năm nay, tắc đường đã được coi là một trong những nét văn hóa Tràng An để lại những cảm xúc khó... nhịn và không thể nào quên cho du khách mỗi lần lai kinh. Một cụ già được dẫn lời phát biểu: Trong không khí ầm ì tinh thần tương thân tương ái của vụ tắc đường, nhiều người bỗng nhớ lại những ngày đêm của Hà Nội năm 1972 với tiếng ô tô xe máy ù ù như tiếng B52 và phương trâm "tứ khóai tại vị" đặc trưng. Vụ tắc đường kéo từ 10-10 đến 11-10 là vụ tắc đường vô tiền khoáng hậu trong suốt 1000 năm lịch sử Thăng Long- Hà Nội.

2- Kỷ lục Đôi giày to nhất thuộc về đôi giày cỡ 1000 của nhãn hiệu TS Milan. Đôi giày, biểu hiện cho "cỗ lòng" của TS, to như cái thuyền, được giới thiệu làm ra để tưởng nhớ đến cha của... Thánh Gióng, người có bàn chân khổng lồ in trên đá. Ngày 20-09-2010 Đại diện TS.MilanShoes J.S.C, ông Phạm Quốc Thắng đã trao "cỗ lòng" đó cho Hà Nội nhân dịp Đại lễ 1000 năm sau một phát biểu khẳng định TS Milan cam kết chất lượng tuyệt hảo tầm cỡ hành tinh và một câu đố vui: Đố bạn biết TS.Milan là hãng giày Việt giả Ý hay Italia giả Việt Nam. Báo Hà Nội Mới sau đó khen rằng: "Tặng vật nào cũng khiến người xem xúc động". Đôi giày, sau khi triển lãm ở cung Việt Xô, đã được chuyển thẳng vào miền Trung để ủng hộ đồng bào lũ lụt.

3- Một cụ rùa cái được làm từ 100 kg mực trong 8h đồng hồ với chiều dài 1,38m, rộng 0,9m và cao 0,5m đã được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam hôm 27-9-2010. Đây là ý tưởng của nhà hàng Phúc Đình Quán- Hải Phòng dâng lên Đại lễ với mục tiêu quảng bá món chả rùa. Đầu bếp Vũ Văn Vinh cho biết: Chúng tôi hy vọng người dân Tràng An sau đại lễ sẽ quen ăn món chả rùa thay cho chả cá Lã Vọng mà theo tôi là quá nhạt và quá... Tàu. Sau khi rán chín, cụ rùa- mực này đã được thả xuống hồ Gươm làm bạn với cụ rùa của Hà Nội. "Việc "thả rùa" đang cổ vũ ý tưởng rất hay là tìm bạn gái cho cụ rùa hồ Gươm, tránh nguy cơ tuyệt chủng, tránh tội bất hiếu với liệt tổ liệt tông cho cụ, ý tưởng mà chúng tôi đã nhiều lần khẩn thiết kiến nghị"- Một nhà rùa học nói. Chỉ đáng tiếc là sau khi thả ả rùa cái, cụ rùa im thin thít và lặn mất tăm. Cũng có thể cụ xấu hổ vì clip tắm tiên, nghi là ghép hình, ngay chân cầu Thê Húc. Nhà hàng Phúc Đình Quán cho biết trong lễ hội Gióng tới đây, họ sẽ tiếp tục thực hiện món "người Thần-ngựa Thánh" với món ngựa sắt làm bằng thịt ngựa thực sự. Riêng món "Thánh Gióng" được làm bằng cơm, cà và... tim. "Ngài đã ăn bảy nong cơm, ba nong cà trước khi vỗ đít ngựa đi đánh giặc Ân, hơn nữa, bây giờ ngài còn có tim"- Đầu bếp Vũ Văn Vinh giải thích

4- Bộ phim hấp dẫn nhất, có kinh phí lớn nhất trong lịch sử điện ảnh Việt Nam được đưa vào sách kỷ lục là bộ phim Trung Quốc "Lý Triển Chiêu- Đường tuần thú phương Nam". Phim của đạo diễn Cận Đức Mậu, kịch bản Kha Chương Hòa do hãng Trường Thành của nhà dân tộc chủ nghĩa, "chí thức" Tôn Trung Sơn sản xuất với kinh phí 100 tỷ VND. Bộ phim đã quy tụ dàn diễn viên thượng thặng được thuê từ Việt Nam. Ngôi sao Tiến Lộc, người từng thủ vai ca sĩ đồng tính Quang Bình đóng vai vua Lý Công Uẩn; với sự có mặt của Á hậu Thụy Vân, ngôi sao Trung Hiếu, "Hoa hậu" Phan Hòa, "Cảnh sát hình sự" Hoàng Hải... Yếu tố để bộ phim được sự thống nhất tuyệt đối đưa vào sách kỷ lục là dù nó chưa chiếu nhưng đã gây được "tiếng vang" lớn và rẽ lịch sử dân tộc sang một hướng mới, lạ hơn, độc hơn.

5- Ý tưởng sáng tạo nhất được trao cho Vũ Phương, Giám đốc Quỹ Văn hóa Hà Nội. Trong một lần du hí xứ Hàn, ông Phương lạc đường, vô tình lạc vào Bảo tàng lịch sử Seoul nơi lưu giữ hiện vật gửi tương lai 600 năm. Sau đó Hà Nội "sao chép có sáng tạo" qua dự án "Nổi lẩu gửi tới mai sau". Ý tưởng sáng tạo tuyệt vời này sở dĩ thất bại là do căn bệnh "bàn" quá nặng của người Việt. Trước câu hỏi "Để làm gì và gửi cái gì?" của Nhà sử học Dương Trung Quốc (ông là người Việt Nam), Hà Nội tranh cãi mãi không ngã ngũ nên gửi cái gì, nên bỏ cái gì. Dù GS Lê Văn Lan gọi đây là dự án "tam vô" (vô nghĩa, vô lý và vô bổ), nhưng Đại diện Trung tâm Sách kỳ cục Việt Nam vẫn cho rằng: Sự thất bại của Dự án không làm mất đi vẻ long lanh mắt trâu của sự sáng tạo và độc đáo trong việc sao chép không hề ngớ ngẩn, của ý tưởng.

Một trong những nguyên tắc xác lập kỷ lục Việt Nam là Quảng bá được hình ảnh đất nước con người, xã hội Việt Nam một cách tốt nhất, Khuyến khích mọi ước muốn vươn tới những kỷ lục mới. Đại diện Trung tâm Sách kỳ cục Việt Nam hy vọng những kỷ lục này sẽ là phương thức hữu hiệu quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Khuynh hướng rất dễ nhận thấy là những kỷ lục ngày càng to hơn, lớn hơn, dài hơn, lâu hơn và tạo hiệu ứng dậm dật hơn... nhiều lần so với bình thường. Điểm đáng tiếc nhất trong Đại lễ năm nay là những cây lúa làm từ hạt thóc 3000 năm có ký hiệu là "Khang Dân- Tung Của" khai quật được ở di chỉ Thành Dền đã không kịp chín để làm ra 1000 chiếc bánh "trưng", mỗi chiếc 1000 cân, dâng bác Vua Hùng và cụ Lý.
Nhưng cũng may chưa có hãng "áo mưa" nào tặng Hà Nội chiếc áo mưa cỡ 1000 bởi đối với mặt hàng này khâu trưng bày có thể không khó nhưng rõ ràng sau đó sẽ trao cho ai và dùng như thế nào thì lại không đơn giản. Không lẽ cái gì cũng trao cho Mặt trận tổ chức bán đấu giá để ủng hộ người nghèo.

Ngoài ra còn có 5 kỷ lục khác được ghi sách: Nồi lẩu lớn nhất dành cho cái tên Mỹ Đình. Tà áo dài gây tắc đường nhất là áo mà cựu Hoa hậu Mai Phương Thúy đã mặc. Nhiều khách du lịch quyết tử nhất- khi cả triệu người sẵn sàng đợi trong nồi lẩu từ 13h trưa đến 21h30 tối để xem 10 phút pháo hoa. Điểm mới của kỷ lục Việt Nam năm nay là có một người đẹp sống nhăn được đưa vào sách kỷ lục: Hoa hậu Ngọc Hân. Cô đã lập nên kỷ lục: Người đẹp tắc đường kịch tính nhất, mắt rơi nhiều nước nhất, với một thời gian biểu cao su nhất, và lời thanh minh... trung thực nhất.

Riêng, kỷ lục thứ 10... PV tự biên tập bằng dấu ba chấm (...) cho đỡ mất... mỹ quan.


BLOG NGUYỄN QUANG LẬP



Hãy bắn pháo hoa đi. Cháy kho pháo Mỹ Đình thì mua ngay kho khác. Bắn lên cho tỏ mặt người yêu nước, ai không hớn hở sẽ bị coi là vô cảm.


Hãy bắn pháo hoa đi. Nhảy nhót hát ca đi, màn múa hát 30 ngàn người nếu thấy còn ít quá thì sang Bắc Triều mà học tập. Ở đấy lúc nào cũng có 200 ngàn người nhảy múa ngợi ca đất nước, ca ngợi Đảng quang vinh.


Hãy bắn pháo hoa đi để thấy dân Miền Trung đang ngoi ngóp trong lũ lụt, 20 ngàn hộ dân lũ cuốn, thiệt hại hơn 2 ngàn tỉ. Ok ok không sao không sao, hãy bắn đi để ngợi ca đất nước.


Những người dân Miền Trung trong lũ lụt không phải đang ngồi chờ xem pháo hoa đâu, họ đang chờ cứu nạn. Ok ok không sao không sao, cứ bắn đi, ai can ngăn đừng bắn sẽ bị coi là xúc phạm niềm tự hào dân tộc.


4, 5 tỉ đô la cho Thủ đô kỉ niệm Ngàn năm, 60 triệu đô la cho Đại lễ… ok ok không sao không sao, vì Hà Nội là trái tim của Tổ quốc. Chỉ sợ trái tim không còn biết đau khi thấy dân Miền Trung phải ngụp lặn kiếm tìm từng gói mì tôm từ thiện.


Hãy bắn pháo hoa đi để biết nhà ta đang có tang, tám chục con người bỏ mạng trong bão lụt. Ok ok không sao không sao, ai chết cứ chết, ai vui cứ vui, hãy bắn pháo hoa đi.


Hãy bắn pháo hoa đi để thấy dân Miền Trung đang kêu cứu. Ok ok không sao không sao, 19 điểm pháo hoa sáng rực rỡ trên bầu trời Đất nước tất thấy rõ mặt người, ai là kẻ bất lương, ai là người vô cảm.

Hãy bắn pháo hoa đi, trời có mắt đấy.


BLOG NGUYỄN QUANG LẬP



Rứa là 10 ngày Đại lễ đã xong. Đĩnh đạc. Đông đúc. Đẹp đẽ. Được được được. Đích đáng. Tốn kém thì đã tốn kém rồi, thôi không bàn nữa. Chỉ xin có ý kiến nhỏ như ri: lần sau có kỉ niệm chi thì Nhà nước chỉ lo cái phần lễ thôi, phần hội nên để cho dân họ mần, vừa đỡ tốn kém vừa đa sắc. Nhà nước thương dân xin chớ ôm rôm rặm bụng.

Nhiều người nói đang khi miền Trung chết chóc, khổ đau thì lễ hội nên thu gom lại nhỏ đi, đừng rộn ràng rinh rang quá, hơi bị chướng, khó coi. Có lý. Nhưng thôi, nghìn năm mới có một lần, vì khổ đau mà lễ lạt sơ sài thì chính dân miền Trung cũng không muốn. Đang khi ngoi ngóp trong lũ mà dân Miền Trung còn lo Hà Nội bị mưa, hỏi đi hỏi lại ngoài nớ có mưa không, nữa là bây giờ nước đã rặc, cái chết không còn bị đe doạ nữa, chẳng người dân miền Trung nào muốn vì mình mà làm Hà Nội mất vui.

Có điều một còm sĩ của chiếu rượu Quê choa là Kim Dung ( mụ ni nghe nói hồi trẻ xinh đẹp nổi tiếng Hà Thành, đi valse ngọt lịm sườn. Tiếc quá hồi đó tui không quen, hi hi) có một đề xuất cực hay, đăng ở Vietnamnet: Cần một phút mặc niệm cho Miền Trung trong ngày Đại lễ. Mụ Kim Dung nói: “Máu chảy, ruột mềm”. Câu thành ngữ từ ngàn đời xưa cha ông ta đã nói, hiển nhiên như một đạo lý sống. Hoạn nạn và khốn khó vì thiên tai những ngày này của đồng bào miền Trung, cũng chính là nỗi đau của người Hà Nội, của cả nước.” Đọc xong bài của mụ Kim Dung, Anh Ba Sàm đã vỗ đùi đánh đét, kêu to “Cực kì chí lí”. Ai cũng thấy chí lí chứ chẳng riêng gì Anh Ba Sàm. Sau đó báo Sài gòn tiếp thị có hưởng ứng một bài của Tất Đạt: Xin một phút cho đồng bào miền Trung ruột thịt, anh nói cũng cực hay: “ Một phút mặc niệm, đó không chỉ là sự đồng cảm, là tấm lòng của con người với con người, mà còn là văn hoá ứng xử. Đó còn là hành động của lương tâm và trách nhiệm. Cao hơn nữa, đó là thái độ đồng cảm, chia sẻ đầy tính nhân văn của mỗi con người, của cộng đồng.”

Rứa là mụ Kim Dung thì bảo cần, anh Tất Đạt thì khẩn khoản xin, còn thiên hạ đảm bảo trăm người như một đều nói phải lắm phải lắm. Nói thiệt nỏ có xứ mô như xứ mình, dân phải đi góp ý mấy chuyện đương nhiên phải làm như ri. Góp ý xong cứ ngồi lo nơm nớp, sợ người ta không làm, đã thế còn sẵn sàng chụp cho mình mấy cái mũ to đùng. Tui bận tối mắt tối mũi mà cũng cố xem hết cả buổi sáng lễ diễu hành, coi thử có khi mô họ dừng lại làm một phút mặc niệm không. Nhưng không. Không hề. Tui chú mục vào bài diễn văn của cụ Triết, bụng bảo dạ răng rồi cụ cũng dừng giữa chừng mời bà con một phút mặc niệm. Hu hu nỏ có, cụ đọc tuốt luột từ đầu tới cuối không một phút nào dừng lại (Thừa nhận bữa ni cụ đọc hay). Buồn thiu. Có lẽ mấy ông viết diễn văn cho cụ không mở ngoặc : Dừng lại một phút tưởng niệm nên cụ cứ rứa chơi cho hết bài. Mở ngoặc cũng nguy lắm, ai cũng nhớ cái giai thoại có cụ đã đọc sang sảng Kính thưa đồng chí nếu- có- vỗ- tay rồi, sợ lắm. Mà để cụ nói vo ở cái nơi lễ trọng này thì không ai dám.

Nhân đây xin đính chính một chút xíu, cái câu cụ Triết nói chuyện Cu Ba, Việt Nam thức ngủ có người nói đó là câu của Bác Hồ. Tui nỏ biết câu đó có phải Bác Hồ đã nói không nhưng tui nhớ đó là thơ của nhà thơ Hải Bằng quê tui: “ Khi Việt Nam ngủ Cu Ba thức/ Giữa thế kỉ này ta đổi canh nhau”. Tui không nhớ hai câu ni ở bài mô, chỉ nhớ bài ni Hải Bằng viết năm 1973 khi cụ Fidel đến thăm Quảng Bình.

Lại một đính chính nho nhỏ nữa. Bữa hôm cụ Triết phát biểu tại lễ khai trương tượng Thánh Gióng, cụ có nói: Thánh Gióng có đáng để cho ta học tập không? Thưa cụ, ngữ pháp Việt Nam nó phức tạp lằng nhằng lắm. Chữ đáng để nếu đặt vào câu khẳng định thì nó chứa nghĩa tốt, còn đặt vào câu nghi vấn thì nó mang nghĩa xấu, cụ hỏi rứa nỏ khác chi nói Thánh Gióng chả đáng để cho ta học tập. Chỉ là chuyện ngữ pháp thôi cụ, không có ý chi mô. Cái ni khi mô cụ vô Quảng Trị, ghé thăm o Nụ Cười, hỏi o nớ tui nói có đúng không.

Trở lại chuyện một phút mặc niệm, mặc dù tui đã mần đến tập 39 Bộ phim ti vi cuối cùng của đời tui – Từ nay em cạch đến già/ em chẳng dám mó đồ bà nữa đâu/ đồ bà vừa xấu vừa sâu/ vừa nhạt vừa nhão vừa lâu đồng tiền – định bụng cố cày cho nó xong quách đi, rồi nghỉ khoẻ nhưng rồi vẫn bỏ đó, ngồi phục cho được xem người ta có dành một phút mặc niệm không. Đề phòng mình hay bỏ đi hút thuốc, tui cẩn thận nhắn tin cho bác Mèo Hen, mụ Kim Dung, chú Fil, chú Hồng Chương coi giùm tui thiệt kỹ. Tóm lại không có là không có, một phút cũng không có.

Ngay khi nhận được tin nhắn của mụ Kim Dung: bọ ơi không có hu hu. Tui đứng bật dậy mặc niệm một phút, không phải mặc niệm cho những người dân xấu số quê tui, tui mặc niệm tui, vĩnh biệt những ảo tưởng ngu xuẩn. Than ôi cái vô tình của con người.

Sao lại thù hận những người yêu nước như vậy?

Nguyễn Hưng Quốc

Công an mặc thường phục bắt người biểu tình lên xe buýt sau khi giải tán
một cuộc tuần hành chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày Chủ nhật 21/8/2011 - Hình: ASSOCIATED PRESS
 Công an mặc thường phục bắt người biểu tình lên xe buýt sau khi giải tán một cuộc tuần hành chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày Chủ nhật 21/8/2011

Theo dõi phản ứng của chính quyền Việt Nam đối với các vụ biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội gần đây, tôi thấy có một số điều chúng ta có thể hiểu nhưng đồng thời cũng có một số điều, thú thực, không có cách nào có thể giải thích được.

Hiểu được là sự sợ hãi của chính quyền trước các cuộc biểu tình ấy.

Sợ hãi ít nhất vì hai lý do chính.

Thứ nhất, nó dễ tô đậm sự khác biệt của những người biểu tình sôi sục tinh thần yêu nước và công phẫn trước những sự uy hiếp và xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc với thái độ mập mờ, thậm chí, hèn yếu của chính quyền Việt Nam. Từ mấy năm nay, đã nghe xôn xao nhiều lời phê phán của dân chúng là chính quyền hèn. Hèn đến độ từng có lúc không dám gọi thẳng tên tàu Trung Quốc mà chỉ dám nói bâng quơ “tàu lạ” khi những chiếc “tàu lạ” ấy giết hại hoặc bắt bớ ngư dân Việt Nam ngay trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cái ấn tượng “hèn” ấy chắc chắn sẽ càng dễ nổi bật hẳn lên khi hàng tuần người ta nhìn thấy bao nhiêu người nhiệt tình đổ xuống đường lên tiếng đả đảo Trung Quốc.

Thứ hai, các cuộc biểu tình ấy rất dễ trở thành đe dọa đối với chính quyền. Một là, nó tập cho dân chúng thói quen xuống đường bày tỏ thái độ và chính kiến. Hai là, từ việc biểu tình chống Trung Quốc, một ngày nào đó, nó có thể thay đổi mục tiêu thành biểu tình chống chính phủ và đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn những gì mới xảy ra ở Tunisia và Ai Cập và những gì đang xảy ra ở Libya hiện nay, những người cầm quyền Việt Nam không thể không run sợ.

Ai cũng thấy, và dĩ nhiên, chính quyền Việt Nam lại càng thấy rõ: Hai nguy cơ vừa nêu chắc chắn dễ bộc phát ở Sài Gòn hơn là ở Hà Nội. Lý do rất dễ hiểu: Sự bất mãn của dân chúng ở Sài Gòn sâu sắc hơn, tinh thần bất phục tùng cao hơn; niềm tin vào chính phủ và đảng chắc chắn yếu hơn hẳn. Chính vì biết rõ như vậy nên chính quyền thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình ở Sài Gòn ngay khi nó mới manh nha, trong khi đó, họ lại ngần ngừ và ít nhiều tỏ ra nhân nhượng, ít nhất trong một thời gian ngắn, đối với các cuộc biểu tình ở Hà Nội.

Sự sợ hãi ấy của chính quyền có thể hiểu được. Thật ra, bất cứ chính phủ độc tài nào cũng khiếp sợ điều đó. Không có chính quyền độc tài nào muốn dân chúng tụ tập thành đám đông cả. Ngay việc tụ tập trong nhà hay trong các quán cà phê cũng khiến họ e ngại, đừng nói gì đến các cuộc tụ tập công khai ngoài đường phố. Bởi vậy, không có gì lạ khi, đối diện với những cuộc biểu tình tương tự, dù có chính nghĩa đến mấy, chính quyền cũng tìm cách dẹp tan: Chuyện độc lập dân tộc là chuyện lâu dài; còn chuyện an nguy của chế độ lại là chuyện trước mắt. Bất cứ tên độc tài nào, tự bản chất, cũng chạy theo những cái lợi trước mắt như thế.
Tôi nghĩ, dù không đồng tình, chúng ta cũng có thể hiểu được những nỗi lo sợ ấy. Chúng ta cũng có thể hiểu được tại sao, từ những nỗi lo sợ như thế, chính quyền đã thẳng tay trấn áp các cuộc biểu tình. Họ thừa hiểu cái giá phải trả cho việc trấn áp ấy: Khuôn mặt của họ sẽ hiện ra, dưới mắt công chúng trong và ngoài nước, không phải chỉ như những tên độc tài thô bạo mà còn như những kẻ rụt rè khiếp hãi trước một Trung Quốc hung hãn và ngang ngược.

Chính quyền sợ và tìm cách ngăn chận các cuộc biểu tình: Chúng ta hiểu. Chính quyền sợ và tìm mọi cách để lấy lòng Trung Quốc: chúng ta hiểu.

Tuy nhiên, riêng tôi, tôi không hiểu được điều này: Tại sao họ lại thù ghét và lăng nhục những người biểu tình chống Trung Quốc?

Không đồng ý với họ?

– Được!

Không muốn họ tuần nào cũng xuống đường?

– Được.

Nhưng tại sao lại bắt bớ họ như những kẻ thù như vậy? Tại sao phải lôi kéo họ như lôi kéo những con vật như vậy? Tại sao lại đạp vào mặt họ ngay cả khi họ đang bị giữ chân giữ tay như vậy? Tại sao phải chửi bới mày-tao, thậm chí, đánh đập họ khi đã bắt họ vào các đồn công an?

Gần đây nhất, Vũ Quốc Ngữ, trong bài "Năm ngày trong nhà tạm giam công an Từ Liêm" kể chuyện ông bị bắt và bị đánh sau cuộc biểu tình ngày Chủ nhật 21 tháng 8:
"Một đám cảnh sát bắt chúng tôi mang chăn ra đứng một góc để giũ xem có giấu gì trong đó không. Sau đó chúng bắt cởi hết quần áo và cũng giũ rồi cho mặc lại và ôm chăn về phòng. Bị xúc phạm như một con vật nhưng tôi đành cắn răng, mình mà phản ứng chắc chúng cho ăn đòn. "Ngoan" đến thế rồi mà cũng không thoát. Một tên trung uý Nguyễn Mạnh Tường (số hiệu 023-175) nhìn thấy tôi, nói "Thằng này mới nhập trại vì tội biểu tình hôm qua đây ah?" rồi bắt tôi đi vào một cái phòng trống ở cuối dãy. Vào đó nó đấm tôi một phát đau điếng người ở bụng mỡ. Tôi oằn người xuống. Nó tát liên tiếp lên hai mang tai và nói "Chúng mày biểu tình gây rối, kích động Trung quốc đánh Việt Nam, làm hại đến gia đình tao, vợ con tao", nói rồi nó lại đấm, lại tát, rồi vu cho tôi là tình báo của Tàu. Tôi chỉ nói "không" và tập trung nhìn vào biển hiệu của tên này để nhớ. Đấm chán nó bảo tôi ra ngoài mặc quần áo rồi đưa tôi về phòng. Có nhiều công an xúc phạm và chửi bới tôi trong suốt 5 ngày giam giữ, nhưng tên Trung uý Tường là tên duy nhất đánh tôi. Tôi không sợ đau, nhưng mỗi từ thốt ra từ miệng tên này thể hiện sự căm thù tột độ đối với người yêu nước."

Tại sao?

Rồi tại sao lại viết báo bôi nhọ họ? Một hai tuần vừa qua, trên báo chí và truyền hình chính thống cũng như một số website thân chính quyền, người ta thấy xuất hiện một số bài không có mục tiêu nào khác ngoài việc lăng nhục những người tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Họ bị xem là “ngây thơ” hay “thiếu thông tin”. Chưa hết. Họ còn bị cho là “bị xúi giục” hay “bị xách động”. Cũng chưa hết. Họ bị kết án là “gây rối trật tự công cộng”, “coi thường luật pháp”. Cũng vẫn chưa hết. Một số người còn bị xem là “lố bịch” hay “láo xược”, muốn “lợi dụng biểu tình” để “đánh bóng cá nhân” hay để “khỏa lấp tội lỗi” gì đó.

Cũng giống như thái độ của các tên công an bắt bớ hay đánh đập người biểu tình ngoài đường phố, giọng điệu trong các bài báo ấy cũng đầy vẻ thù nghịch và thù hận.

Nhưng tại sao phải thù hận những người biểu tình chống Trung Quốc khi động cơ của họ rõ ràng là từ lòng yêu nước?

Một sự thù hận như thế rất dễ được hiểu là sự thù hận đối với chính lòng yêu nước.

Nhưng tại sao họ lại thù hận lòng yêu nước?

Thực tình tôi không thể hiểu được.