Lịch sử đả chứng minh rỏ ràng vc bán nước dâng biển cho Tàu và hiện giờ vc là tay sai đắc lực cho Tàu cộng. Không có giấy tờ nào chứng minh VNCH dâng hiến một tất đất nào cho Mỷ cả. Bằng chứng VC dâng hiến đất nước cho Tàu rỏ ràng ra đó, vc con còn chối mải. Cứ tiếp tục chối đi. Mời youngvietnamese về Vietnam điều tra sự việc rỏ ràng, nhớ chụp hình ảnh mấy cha nội tham nhủng và tên tuổi rỏ ràng, rồi vượt tường lửa báo cáo cho anh em hải ngoại biết rỏ tình hình. Nhớ Vietnam đứng hàng thứ ba tham nhủng đó. Từ công an cấp bé đến cấp bự điều tham nhủng hết. Đồng chí NMT đả tự thú tội rồi đó ok. VC đả chôn sống trên 4000 đồng bào Huế. Sự việc Cải Cách Ruộng Đất mà hcm học từ quyển sách đen của Lenin đả áp dụng ở miền Bắc và đả giết hại hàng trăn ngàn người vô tội. VC còn cam tâm làm tay sai Nga Tàu sát hại thêm hàng triệu dân 2 miền Nam Bắc. Tưởng gì, giờ đây con cái VC hưởng lợi ăn cướp của miền Nam trù phú, củng chạy qua sống với Mỷ và VNCH hải ngoại cho sướng cái thân.
Hoàng Sa Và Trường Sa Có Còn Là Của Việt Nam? VC đả âm thầm dâng hiến Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu Cộng.
Hà Giang, RFA
Trong khi dư luận chưa ngớt xôn xao về nhiều biến cố dồn dập xẩy ra trong tuần qua, như việc các bloggers bị bắt vì những bài viết liên quan đến khai thác Bô Xít hay Hoàng Sa Trường Sa, việc Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam cho đăng rồi lại gỡ xuống bài viết “Hải Quân Trung Quốc diễn tập ở biển Đông”, việc blogger Mẹ Nấm bị buộc thôi không được viết blog, thì tin công ty Vinagame ngăn chặn không cho các từ Hoàng Sa Trường Sa được hiển thị trong nội dung chat của các game thủ, theo thông tư 60 của chính phủ, đã khiến người ta đặt vấn đề là không biết đối với nhà cầm quyền Hà Nội, thì Hoàng Sa và Trường Sa có còn là của Việt Nam nữa hay không.
Mâu Thuẫn Trong Việc Xác Định Chủ Quyền
Mặc dù phát ngôn nhân bộ ngọai giao nước CHXHCNVN luôn luôn khẳng định là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, rằng “Việt Nam có đầy đủ những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này”, nhưng trên thực tế, nhà nước Hà Nội đã có những hành động khó hiểu, mâu thuẫn với việc xác định chủ quyền của mình.
Trước hết, người dân nào dám lên tiếng, bằng cách này hay cách khác, để xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này, đã bị bắt bớ, giam cầm và quy cho tội vi phạm an ninh quốc gia, điển hình nhất là đợt đàn áp các bloggers gần đây nhất tại Việt Nam như blogger Người Buôn Gió, nhà báo Đoan Trang, và blogger Mẹ Nấm.
Nhận định về sự kiện này, giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia chuyên nghiên cứu về tình hình Á Châu Thái Bình Dương, hiện ở Úc, đã phát biểu: “Đây là một cuộc tổng tấn công vào hai mặt. Thứ nhất, là tấn công vào việc sử dụng blog, thứ hai là việc tấn công vào giới blogger. Tôi cho rằng những cuộc tấn công này đang xẩy ra dưới áp lực của Trung Quốc. Đại sứ và các viên chức Trung Quốc đã liên tục can thiệp vào những chính sách của chính quyền Việt Nam; họ than phiền về từng web site, từng bài viết đã làm họ phiền lòng. Vì thế nhà cầm quyền Hà Nội đang tìm cách ngăn chặn những lời chống đối, và làn sóng yêu nước đang dâng cao.”
Còn LS Cù Huy Hà Vũ thì nhận định:
“Cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng như anh Bùi Thanh Hiếu thậm chí còn tự mình in những áo phông mà có những dòng chữ bảo vệ Hoàng Sa - Trường Sa cũng như là phản đối bauxite nhằm bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia. Thì có thể nói lý do chính để cơ quan an ninh bắt giam là họ lấy lý do xâm phạm an ninh quốc gia thì quả là kỳ cục.
Chính những người đấy đang góp phần hay đang tích cực bảo vệ an ninh quốc gia mà như vậy lại quy người ta xâm phạm an ninh quốc gia thì cái đấy hoàn toàn cái có thể gọi là điên khùng như vậy không?”
Nhưng sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm của nhà cầm quyền Việt Nam về chủ quyền của đất nước trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không ngừng ở đây.
Vào ngày ngày 4 Tháng Chín, bài viết “Hải Quân Trung Quốc diễn tập tại biển Ðông” được dựa trên hai báo “Hoàn Cầu” và “Phượng Hoàng” của Trung Quốc đã được đăng trên “Báo điện tử đảng Cộng Sản Việt Nam.” Với nội dung nhấn mạnh về “một sứ mệnh... bảo vệ tốt biên cương trên đảo Hoàng Sa, Trường Sa, biển phía Nam tổ quốc (Trung Hoa).” Trước sự phản đối mãnh liệt của cộng đồng dân mạng, bài viết này đã bị âm thầm gỡ xuống sau đó, nhưng không có một lời giải thích nào từ ban biên tập của báo. Đây là sự kiện thứ hai khiến dư luận hoang mang về quan điểm của nhà nước về chủ quyền hai quần đảo này.
Tiếp đó, trước áp lực mạnh mẽ của công luận quốc tế, và, theo Luật Sư Cù Huy Hà Vũ, cũng vì nhà nước không tìm tội gì để truy tố họ, các bloggers bị bắt đã được thả về.
Dư luận ngờ rằng, dù được thả về, nhưng hình như ai cũng đã bị ngầm tước đi một phần quyền tự do phát biểu, vì mọi người đều vì lý do này hay lý do khác tuyên bố sẽ tạm ngưng không viết blog một thời gian, hay viết theo góc độ ẩn ý hơn.
Riêng blogger Mẹ Nấm thì một ngày sau khi được thả, đã xác nhận với các cơ quan truyền thông là cô đã bị cấm không được viết blog và cấm xử dụng cái tên Mẹ Nấm. Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Gia Minh của đài chúng tôi, cô nói:
“Bên cạnh đó, họ yêu cầu em là đừng xử dụng blog Mẹ Nấm. Họ nói là cái âm mưu chính trị đó của nhóm Người Việt Yêu Nước rất là sâu sắc, em không nhận ra đựơc cái điều đó, em lôi kéo, nhưng mà mọi người phải hiểu là ở cái khỏang thời gian mười ngày chín đêm trong tù, nó rất là ghê gớm. thế nên em chấp nhận từ bỏ tất cả để em trở về với gia đình.”
Dư luận ngờ rằng, dù được thả về, nhưng hình như ai cũng đã bị ngầm tước đi một phần quyền tự do phát biểu, vì mọi người đều vì lý do này hay lý do khác tuyên bố sẽ tạm ngưng không viết blog một thời gian, hay viết theo góc độ ẩn ý hơn.
Giã từ bạn bè trên blog Mẹ Nấm, cô viết:
“Giá như ở một vị trí khác, tôi, cũng là một người Việt yêu nước, sáng sáng thức dậy, tự nhìn vào gương và lẩm bẩm: “Stop bauxite – No China – Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”, thì có lẽ mọi việc hẳn đã khác! Qua sự việc này tôi cay đắng nhận ra rằng “phương cách thể hiện lòng yêu nước còn tùy thuộc vào thể chế.”
Sự kiện các blogger bị khủng bố tinh thần và bị cấm đóan không được viết blog về chủ quyền quốc gia trên biển đông đã làm nhiều người phẫn uất.
Chủ trương với ý đồ rất nguy hiểm
Nhưng cái tin làm người ta sửng sốt nhất, và nghi ngờ nhất quan điểm của nhà cầm quyền Hà Nội về chủ quyền của VN trên hay đảo Hoàng Trường Sa là tin “Không dùng từ "Trường Sa và Hoàng Sa" trên game online” được báo điện tử Sài Gòn Tiếp Thị đăng sáng ngày 14/9.
Bản tin này viết:
“Theo phản ánh của game thủ khi chơi các game online của VinaGame, nếu dùng những từ ngữ có liên quan đến từ “Hoàng Sa, Trường Sa”, “bộ lọc” (hệ thống kiểm soát) của VinaGame sẽ cảnh báo: “ngôn ngữ không phù hợp”, không cho hiển thị những từ ngữ trên trong nội dung chat giữa các game thủ.
Theo tìm hiểu của SGTT, việc VinaGame đưa vào bộ lọc ngăn chặn những từ ngữ trên là thực hiện thông tư 60 do liên bộ Công an, Văn hoá thông tin và Bưu chính viễn thông ban hành ngày 1.6.2006, trong đó có việc nghiêm cấm dùng một số từ ngữ nhạy cảm về chính trị, thuần phong mỹ tục… trong game. Được biết, trong thông tư 60, không có quy định cụ thể những từ “nhạy cảm”.
Một học sinh sau khi chơi game và khám phá ra là khi dùng những từ Hoàng Sa và Trừơng Sa thì nhận được thông báo là “Xin bạn đừng dùng những lời lẽ không phù hợp trong tin tức”. Em đã thử dùng một từ khác là Tam Sa (cái mà Trung Quốc gọi là Hoàng Sa và Trường Sa) thì sử dụng vô tư và không bị coi là dùng lời lẽ không phù hợp, đã viết thư hỏi công ty Vinagame, và sau đó lại thư cho ông Nguyễn Huệ Chi của Beauxit Việt Nam Info để hỏi thêm viết thư như thế thì có vi phạm an ninh quốc gia không, hiện em đang rất lo lắng.
Luật sư Cù Huy Hà Vũ bầy tỏ sự kinh ngạc của ông trước tin này, và cho rằng đây là một sự kiện không thể xem nhẹ. Ông nói:
“Rất là bất thường, hoàn toàn bất thường và tôi cho rằng đây là sức ép của cơ quan an ninh, một cách rõ ràng, rất là rõ ràng. Bởi vì Hoàng Sa Trường Sa trước hết chúng ta xác định đấy có phải của Việt Nam hay không? Trước hết xác định đấy có phải là của Việt Nam hay không? Vậy thì khi cấm không được dùng Hoàng Sa Trường Sa kể cả trong các trò chơi, cũng như trong các biểu tượng của mình từ các trang viết trên blog hay là những các hành vi khác, thì nếu mà cấm như thế thì coi Hoàng Sa Trường Sa không phải là của Việt Nam à? Chính các cơ quan mà cấm đấy, họ mới là xâm phạm an ninh quốc gia. Trước khi bị xâm phạm một cách cụ thể thì họ đã bán Hoàng Sa Trường Sa cho nước ngoài rồi.”
Chính thức trả lời thư của em học sinh này trên mạng Beauxit Việt Nam Info, ông Nguyễn Huệ Chi trấn an:
"Sự việc cháu vừa phát hiện rất quan trọng. Đây là việc hết sức nguy hiểm đối với độc lập và toàn vẹn lãnh thổ chúng ta, vì khi kẻ gian đã luồn được vào nhận thức lớp trẻ Việt Nam rằng Hoàng Sa và Trường Sa là Tây Sa và Tam Sa của Trung Cộnng thì chúng ta mất đảo và mất biển là cái chắc.
Cảm ơn phát hiện nhạy bén của cháu. Cháu cứ yên tâm, không việc gì đâu. Đối với Nhà nước Việt Nam yêu nước, phát hiện này không những không đáng trách mà còn đáng thưởng. Chúng tôi sẽ chuẩn bị chu đáo và sớm đưa
lên trang mạng việc này.
Chúc cháu vui, học hành tấn tới."
Luật Sư Cù Huy Hà Vũ cũng đồng ý rằng cấm không cho trẻ em dùng những chữ Hoàng Sa Trừơng Sa là một hành vi có chủ tâm nguy hiểm.
Ông phát biểu:
“Tôi thấy quá là ngạc nhiên, tôi không hiểu tại sao bây giờ chính trị nó còn lan cả đến các trò chơi nữa. Thì tôi thấy đất nước Việt Nam ngày nay nó đang ở trong tình trạng quá là bất thường.
Lúc đầu, tôi cũng chỉ nghĩ có lẽ có một cái sai sót nào đó, nhưng bây giờ tôi thấy nó có một cái vấn đề gì đó nó trầm nặng hơn rất nhiều. Tức là bây giờ người ta kiên quyết đàn áp tất cả những tiếng nói liên quan đến Hoàng Sa Trường Sa, và ngay cả trong lĩnh vực chơi game mà cũng như thế thì tôi thấy rõ ràng nó là một vấn đề nghiêm trọng, và đương nghiên là khi có vấn đề nghiệm trọng như thế thì tất cả mọi người phải có một hướng suy nghĩ và giải quyết.”
Một thành viên trên diễn đàn X-càfé mỉa mai:
“Đề nghị VinaGame bắt đầu dịch các game qua tiếng Trung Quốc luôn cho nhanh! Kể cả nhạc game cũng là nhạc Trung Quốc nữa.
Rồi trước khi chơi game thì VinaGame chơi bài quốc ca của Trung Quốc cộng thêm hình ảnh Mao Trạch Đông nữa.”
Người ta tự hỏi việc cấm trẻ em không được dùng những tên của lãnh hải Việt Nam là sự kiện vô tình hay chủ trương của nhà nước? Nếu vô tình thì liệu game có bị thu hồi không? Còn nếu đây là chủ trương của nhà nước, trong việc “kiên quyết đàn áp tất cả những tiếng nói liên quan đến Hoàng Sa Trường Sa, và ngay cả trong lĩnh vực chơi game” nữa thì người dân Việt Nam sẽ phản ứng ra sao?
Tạm thời chưa có câu trả lời, nhưng một câu hỏi rất rạch ròi đã được đặt ra trong lòng những ai đang quan tâm đến chủ quyền đất nước. Đó là:
Hoàng Sa và Trường Sa có còn là của Việt Nam không?
VC đả âm thầm dâng hiến Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu cộng rồi.
Ải Nam Quang thuộc về Vietnam, ngày nay chính VC củng đả lên tiếng dâng hiến cho Tàu rồi.
Hà Giang, RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét