Ngô Nhân Dụng
Có thể nào viết bài trên nhật báo Nhân Dân báo trước sự sụp đổ của đảng cộng sản hay không? Có thể nào viết ngay trên mặt báo đó vẽ ra quá trình sụp đổ của chế độ cộng sản được không? Có thể! Cả hai đều có thể làm được! Một cách là vừa viết vừa lách ghi lại một tài liệu về “Những bài học lịch sử từ sự sụp đổ của Ðảng Cộng sản Liên Xô”. Ðó là nhan đề loạt bài thuộc loại Hồ Sơ được đăng nhiều kỳ trên mạng báo Nhân Dân điện tử từ mấy tuần qua, nay vẫn chưa đăng hết.
Người đọc loạt bài này có thể đoán: Trong tờ báo “cơ quan chính thức của đảng cộng sản Việt Nam” chắc có nhiều người muốn đưa những thông tin đầy đủ hơn giúp cho độc giả biết rõ sự thật về sự sụp đổ của Cộng Sản Liên Xô. Căn cứ vào các thông tin đó, người dân và các cán bộ sẽ tự suy diễn rằng ngày tàn của đảng Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu từ lâu rồi! Vì người đọc sẽ thấy tại Việt Nam đang diễn ra đầy đủ những triệu chứng suy đồi của đảng Cộng Sản Liên Xô trước khi tan rã. Nhìn cảnh Việt Nam bây giờ người ta thấy ngay cùng những căn bệnh đó thì không thuốc nào chữa khỏi!
Không những thế, những người viết Hồ Sơ này đã nhân cơ hội lấy cớ “viết lịch sử” để dẫn ra những lời người Nga từng kết án cả chủ nghĩa cộng sản lẫn thực tế của đảng cộng sản. Họ có thể công khai nhắc lại trên mặt báo Nhân Dân những lời người Nga đã nói về chế độ Xô Viết. Trên căn bản, họ cũng nói giống như lời ông Nguyễn Khắc Toàn hay bà Trần Khải Thanh Thuỷ đã viết; mà gần đây nhất là nhà văn Trần Mạnh Hảo viết bài lên án chế độ, trước hội nghị các nhà văn vừa qua! Nhắc lại các lời người Nga kết tội đảng ở Liên Xô là một cách nhắc nhở cho độc giả báo Nhân Dân biết những điều mà Nguyễn Khắc Toàn, Trần Mạnh Hảo, Trần Khải Thanh Thuỷ vạch ra chính là sự thật, Liên Xô ngày xưa cũng vậy! Ðây là một thủ đoạn rất khéo léo có tác dụng truyền bá những ý kiến lên án chế độ cộng sản nhưng lại đội dưới chiêu bài rút kinh nghiệm Liên Xô, làm như viết để bảo vệ chế độ cộng sản!
Chẳng hạn, Hồ Sơ đã thuật lời Gorbachev đánh giá chủ nghĩa Marx như thế này: “Trong toàn bộ những kết luận kinh tế cụ thể mà Marx dựa vào đó để xây dựng lâu đài thế giới quan của chủ nghĩa xã hội khoa học của ông không có cái nào được chứng thực trong thực tiễn”.
Phần 1 của mục Hồ Sơ này là bài “Sự tan rã của Ðảng CS Liên Xô và Liên Bang Xô Viết”. Bài đầu giúp người đọc nhớ lại các biến cố đưa tới cảnh chấm dứt chế độ cộng sản ở Nga. Mặc dù tường thuật với quan điểm của đảng cộng sản, trút tội cho các cá nhân như Gorbachev, nhưng người đọc đủ thông minh cũng hiểu ý kiến và hành động của một cá nhân không thể nào làm đổ cả một đế quốc lớn như Liên Xô được. Chắc chắn phải có những nguyên nhân sâu xa. Thí dụ trong Hồ Sơ viết: Năm 1990 Cộng Sản Liên Xô họp đại hội lần thứ 28 thông qua tuyên bố có tính cương lĩnh “tiến tới xã hội chủ nghĩa dân chủ hóa nhân đạo”. Ðọc điều này ai cũng phải hiểu là chủ nghĩa cộng sản thiếu tính nhân đạo và tại Liên Xô chưa hề có dân chủ! Vì cả một đại hội đảng phải quyết định làm cho chính họ dân chủ hơn và nhân đạo hơn!
Khi chế độ Xô Viết sập, Hồ Sơ trên cho biết bao nhiêu tài sản của Ðảng CS Liên Xô đều bị chính phủ Nga niêm phong và tịch thu. “Trong hồ sơ của Trung Ương hay của địa phương, đều không thấy ghi chép gì về việc đảng viên Ðảng Cộng Sản Liên Xô tập hợp lại một cách có tổ chức để tiến hành bất cứ một hoạt động phản đối quy mô lớn nào nhằm bảo vệ Khu uỷ, Thành uỷ hoặc Huyện uỷ của mình”. Ðọc tới đây, người đọc nào cũng hiểu rằng gần 20 triệu đảng viên cộng sản không mấy người còn thiết tha bảo vệ đảng nữa. Tại sao? Tất nhiên không phải vì một anh Gorbachev nó bắt được 20 triệu người! Người Nga không phải đều ngu cả, đảng viên cộng sản Nga cũng không ngu. Thế thì tại sao họ thản nhiên nhìn chế độ cộng sản tan rã? Ai cũng biết câu trả lời!
Câu trả lời được loạt bài Hồ Sơ này dẫn ra, khỏi phải tìm đâu xa: “Trước khi Ðảng CS Liên Xô sụp đổ không lâu đã có một cuộc điều tra dân ý về chủ đề: ‘Ðảng CS Liên Xô đại diện cho ai?’”
Kết quả là, có 7% số người trả lời rằng Ðảng CS Liên Xô đại diện cho nhân dân Liên Xô, 4% nói Ðảng đại diện cho công nhân, và 11% nghĩ Ðảng đại diện cho toàn thể đảng viên. Nếu Ðảng không đại diện cho dân chúng, cũng không đại diện cho quyền lợi đảng viên và các công nhân; vậy họ là cái gì? Bài số 2 trong Hồ Sơ kể: “Có tới 85% số người được hỏi trả lời rằng: Ðảng CS Liên Xô đại diện cho các quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước”. Ðó là những người gọi là nomenclatura, giai cấp đặc quyền, một đề tài được viết trong hai bài thuộc phần 4.
Bài “Lý luận cơ bản và phương châm chỉ đạo của Ðảng CS Liên Xô” thuộc phần 2. Các tác giả đã viết về các biến chuyển từ thời Khrushchev phủ nhận toàn bộ Stalin, tiến tới phủ nhận Lenin, qua thời Brezhnev, vân vân, tới khi cộng sản tan rã. Nhờ các tác giả Hồ Sơ này, người đọc báo được biết từ năm 1961 ở Liên Xô “Chuyên chính vô sản không cần thiết nữa, Liên Xô là một nhà nước chuyên chính vô sản hiện nay đã biến thành nhà nước của toàn dân”. Qua các giai đoạn, có lúc tác giả Hồ Sơ phê bình Stalin làm đúng chủ nghĩa Marx, có lúc chê ông ta làm sai. Ít nhất, trong bài này người đọc thấy không phải bao giờ Ông Sít cũng đúng, như Hồ Chí Minh thường quả quyết!
Phần 3 là bài “Công tác tư tưởng và tác phong của Ðảng CS Liên Xô” mô tả cảnh sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trong phạm vi ý thức hệ. Thí dụ, Yakovlev viết: “Chủ nghĩa Marx à đã chà đạp phong trào tiến tới dân chủ”. Tháng 1, 1987, Gorbachev gây ra một phong trào “ào ào, dấy lên như bão” đòi thẩm tra, xem xét lại, cho đến thanh toán toàn bộ Ðảng CS Liên Xô và lịch sử Liên Xô xã hội chủ nghĩa. Năm 1987, Gorbachev chính thức đưa ra “quan điểm mới” như “tính công khai, dân chủ hóa, đa nguyên hóa, đặt giá trị của toàn nhân loại cao hơn tất cả,à để thay thế một loạt nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx”. Năm 1989, Liên Xô bãi bỏ môn học Chủ nghĩa Marx-Lenin trong trường học. Các tác giả Hồ Sơ viết: “Một số tờ báo và tạp chí đặc biệt cấp tiến như Họa Báo, Tia Lửa và Tin Tức Moscow, dần dần bộc lộ bộ mặt thật của nó, phủ định quá khứ, phủ định lịch sử Ðảng CS Liên Xô, phủ định chủ nghĩa xã hội”. Người đọc phải mừng cho các người làm báo ở Nga được sống với “bộ mặt thật” của họ, chứ không cần đeo mặt nạ đi ca ngợi, tô vẽ cho chủ nghĩa cộng sản nữa!
Khi các cơ sở truyền thông đổi chiều quay ra chống cộng sản, kết quả là họ được dân chúng hoan nghênh. Hồ Sơ kể thí dụ: “Tạp chí Thế Giới Mới nhờ đăng tiểu thuyết Quần đảo Gulag của Solzhenitsyn mà lượng phát hành từ 420,000 bản tăng lên 2,500,000 bản. Tác phẩm này của Solzhenitsyn là tập tài liệu lên án chế độ tàn khốc cộng sản! Cùng lúc đó, “một số người một thời là danh nhân trong giới trí thức Liên Xô” như nhà kinh tế học Popov, nhà chính trị học Bolaski, nhà triết học Phlor, vân vân, đua nhau phê phán chế độ và thể chế của Liên Xô. Hàng triệu lần lặp đi lặp lại rằng Ðảng Cộng Sản Liên Xô và chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô thất bại, trong khi đó “không còn ai đứng lên để bảo vệ Ðảng Cộng Sản và chủ nghĩa xã hội”. Người đọc nào cũng phải hiểu: Trừ khi nghĩ cả nước Nga toàn người ngu đần, quả tình Chủ Nghĩa Xã Hội không có gì đáng bảo vệ!
Phần thứ 4 của Hồ Sơ gồm 2 bài nói về tầng lớp đặc quyền Nomenclatura từ thời Brezhnev cho tới Gorbachev, có lẽ là phần lý thú nhất. Ðọc những hàng chữ mô tả sau đây, người đọc nào cũng thấy cảnh Liên Xô thời xưa sao giống cảnh Việt Nam bây giờ đến thế: “Con cái tầng lớp đặc quyền chỉ cần dựa vào địa vị đặc quyền của bố mẹ là có thể dễ dàng được vào học tại những trường đại học tốt nhất. Sau khi tốt nghiệp lại được nhận vào các ban, ngành ưu việt nhất, đồng thời nhanh chóng được nắm giữ những cương vị quyền lực quan trọng. Ðặc quyền còn có thể trở thành ‘lá bùa hộ mệnh’ để cán bộ lãnh đạo mặc sức tham nhũng mà không bị cản trở”.
Thêm nữa: “Ðể bảo vệ những lợi ích hiện có, tầng lớp đặc quyền chống lại bất cứ sự cải cách nào ảnh hưởng đến đặc quyền của mình. Bởi vậy, không thể chủ động ngăn chặn tình trạng tham nhũng đang lan tràn trong toàn Ðảng, toàn xã hội”. Trong bài có kể các chi tiết về những vụ buôn lậu (kim cương), xuất cảng lậu (trứng cá hồi, caviar, mà các tác giả việt là cavian), cảnh trong căn nhà của Gorbachev (người đọc liên tưởng đến cảnh trong nhà của Lê Khả Phiêu, tuy Việt Nam nghèo hơn Nga). Ðó là những cảnh mục nát vì tham nhũng, lộng quyền mà người Việt Nam đã biết cả rồi. Câu kết luận có tính cách cảnh báo: “Khi Ðảng Cộng Sản Liên Xô đã bị khối u ác tính làm cho thối rữa, biến chất thì bản thân nó bị nhân dân phỉ nhổ”. Nghe câu này, người Việt Nam nào cũng cảm thấy hả dạ! Ðây là một lời cảnh cáo hay tiên tri?
Phần đáng chú ý nhất, có lẽ quan trọng nhất trong Hồ Sơ, trong phần 4, là đoạn mô tả nước Nga chuyển tiếp từ cộng sản sang tư bản. Vì nó cũng giống hệt như cảnh đang diễn ra ở Việt Nam, mặc dù đảng cộng sản nước ta vẫn đeo cái mặt nạ “xã hội chủ nghĩa”.
Cuộc cải tổ kinh tế chính trị ở Nga “là cơ hội tuyệt vời để tầng lớp đặc quyền tha hồ mưu lợi cá nhân”. Nhân danh đổi mới, trong Hồ Sơ viết: “tầng lớp đặc quyền chuyển biến thành giai cấp tư sản mới”.
Xin đọc rõ hơn để xem đây là cảnh ở Nga hay ở Việt Nam: Tầng lớp đặc quyền quyền lợi dụng quyền lực đang nắm trong tay để ra sức vơ vét, làm giàu cho bản thân không đủ, họ còn “muốn chiếm hữu lâu dài mọi đặc quyền. Thậm chí còn để lại cho con cháu đời sau. Nhất là các vị quan kinh tế trực tiếp quản lý tài sản của doanh nghiệp nhà nước”.
Cho nên sau khi Liên Xô sập rồi, “trong số hàng vạn triệu phú ở Moscow, đại bộ phận nguyên là những cán bộ làm việc trong các cơ quan Ðảng, chính quyền”. Các tác giả Hồ Sơ biết hài hước, trích lời một kinh tế gia Mỹ David Code: “Ðảng cộng sản Liên Xô là đảng chính trị duy nhất làm giàu qua đám tang của chính mình”.
Phần 5 của Hồ Sơ mới bắt đầu tuần này với bài http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=45⊂=83&Article=181438 “Những vi phạm về nguyên tắc xây dựng Ðảng”. Bài đầu tiên kể lại lịch sử từ thời Lenin qua Stalin. Trái với quan điểm của Hồ Chí Minh coi Stalin như thánh sống, các tác giả Hồ Sơ phê phán ông Sít rất nặng nề, coi như ông ta đã vi phạm nhiều nguyên tắc. Thí dụ, dưới thời ông Sít “Ủy Ban Giám Sát chỉ giới hạn trong việc kiểm tra hoạt động của tổ chức cấp dưới, không thể giám sát cơ quan mỹ kim,... bản thân cơ quan giám sát được giao trọng trách điều tra, xử lý chủ nghĩa quan liêu lại cũng bị nhiễm căn bệnh quan liêu... Kiểu kiểm tra qua loa, chiếu lệ diễn ra ngày càng nhiều,” vân vân.
Sau khi đọc những bài trong loạt Hồ Sơ này chúng ta thấy Ðảng Cộng Sản Liên Xô không hề bị ai tấn công, mà đã tự nổ ra từ bên trong! Những nguyên nhân đưa tới vụ bùng nổ này là chế độ tham nhũng, đặc quyền khiến toàn dân chán ghét, kể cả các đảng viên cộng sản. Làm sao để tránh? Muốn tránh, phải đi theo chính sách cũ, độc tài triệt để, không chấp nhận dân chủ tự do. Nhưng điều này rất khó. Vì giai cấp đặc quyền sẽ bị dân chán ghét quá rồi. Mà chính họ cũng tìm kế thoát thân bằng con đường tự tư sản hóa, mà không sợ mất các đặc quyền!
Chắc chắn trong các bài tiếp theo, các tác giả Hồ Sơ sẽ tìm cách chứng tỏ họ vẫn trung thành với đảng cộng sản, vẫn quyết tâm bảo vệ chủ nghĩa Mác, vân vân. Nhưng qua những bài kể đã đăng, chúng ta thấy họ đã cố tình cho thấy khi chủ nghĩa cộng sản hết thời, thì ngay tại nước Nga, bọn “chiếm đặc quyền nomenclatura” đã tìm cách “tiến tới chủ nghĩa tư bản” cho chính họ và con cháu họ. Ðó là một lời cảnh báo cho toàn thể mọi người Việt Nam. Chúng ta có chấp nhận một cảnh tương tự như vậy tiếp tục diễn ra tại nước ta hay không?
Các tác giả loạt bài Hồ Sơ này viết rất công phu. Tuy nhiên họ không thực sự viết lịch sử cho nên đã lựa chọn các chi tiết thích hợp với ý kiến của họ, bỏ qua các điều quan trọng khác. Thí dụ, Hồ Sơ không nói gì về tình trạng nguy kịch của kinh tế Nga khiến cho giới lãnh đạo Cộng Sản Liên Xô không có đường nào khác ngoài việc tháo gỡ toàn thể bộ máy làm lại từ đầu. Có lúc Hồ Sơ cũng viết nhầm tên, hoặc nói Khrushchev qua đời khi còn đương tại chức, thực ra ông ta bị cất chức năm 1964 trước khi chết vào năm 1971.
Người đọc loạt bài này có thể đoán: Trong tờ báo “cơ quan chính thức của đảng cộng sản Việt Nam” chắc có nhiều người muốn đưa những thông tin đầy đủ hơn giúp cho độc giả biết rõ sự thật về sự sụp đổ của Cộng Sản Liên Xô. Căn cứ vào các thông tin đó, người dân và các cán bộ sẽ tự suy diễn rằng ngày tàn của đảng Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu từ lâu rồi! Vì người đọc sẽ thấy tại Việt Nam đang diễn ra đầy đủ những triệu chứng suy đồi của đảng Cộng Sản Liên Xô trước khi tan rã. Nhìn cảnh Việt Nam bây giờ người ta thấy ngay cùng những căn bệnh đó thì không thuốc nào chữa khỏi!
Không những thế, những người viết Hồ Sơ này đã nhân cơ hội lấy cớ “viết lịch sử” để dẫn ra những lời người Nga từng kết án cả chủ nghĩa cộng sản lẫn thực tế của đảng cộng sản. Họ có thể công khai nhắc lại trên mặt báo Nhân Dân những lời người Nga đã nói về chế độ Xô Viết. Trên căn bản, họ cũng nói giống như lời ông Nguyễn Khắc Toàn hay bà Trần Khải Thanh Thuỷ đã viết; mà gần đây nhất là nhà văn Trần Mạnh Hảo viết bài lên án chế độ, trước hội nghị các nhà văn vừa qua! Nhắc lại các lời người Nga kết tội đảng ở Liên Xô là một cách nhắc nhở cho độc giả báo Nhân Dân biết những điều mà Nguyễn Khắc Toàn, Trần Mạnh Hảo, Trần Khải Thanh Thuỷ vạch ra chính là sự thật, Liên Xô ngày xưa cũng vậy! Ðây là một thủ đoạn rất khéo léo có tác dụng truyền bá những ý kiến lên án chế độ cộng sản nhưng lại đội dưới chiêu bài rút kinh nghiệm Liên Xô, làm như viết để bảo vệ chế độ cộng sản!
Chẳng hạn, Hồ Sơ đã thuật lời Gorbachev đánh giá chủ nghĩa Marx như thế này: “Trong toàn bộ những kết luận kinh tế cụ thể mà Marx dựa vào đó để xây dựng lâu đài thế giới quan của chủ nghĩa xã hội khoa học của ông không có cái nào được chứng thực trong thực tiễn”.
Phần 1 của mục Hồ Sơ này là bài “Sự tan rã của Ðảng CS Liên Xô và Liên Bang Xô Viết”. Bài đầu giúp người đọc nhớ lại các biến cố đưa tới cảnh chấm dứt chế độ cộng sản ở Nga. Mặc dù tường thuật với quan điểm của đảng cộng sản, trút tội cho các cá nhân như Gorbachev, nhưng người đọc đủ thông minh cũng hiểu ý kiến và hành động của một cá nhân không thể nào làm đổ cả một đế quốc lớn như Liên Xô được. Chắc chắn phải có những nguyên nhân sâu xa. Thí dụ trong Hồ Sơ viết: Năm 1990 Cộng Sản Liên Xô họp đại hội lần thứ 28 thông qua tuyên bố có tính cương lĩnh “tiến tới xã hội chủ nghĩa dân chủ hóa nhân đạo”. Ðọc điều này ai cũng phải hiểu là chủ nghĩa cộng sản thiếu tính nhân đạo và tại Liên Xô chưa hề có dân chủ! Vì cả một đại hội đảng phải quyết định làm cho chính họ dân chủ hơn và nhân đạo hơn!
Khi chế độ Xô Viết sập, Hồ Sơ trên cho biết bao nhiêu tài sản của Ðảng CS Liên Xô đều bị chính phủ Nga niêm phong và tịch thu. “Trong hồ sơ của Trung Ương hay của địa phương, đều không thấy ghi chép gì về việc đảng viên Ðảng Cộng Sản Liên Xô tập hợp lại một cách có tổ chức để tiến hành bất cứ một hoạt động phản đối quy mô lớn nào nhằm bảo vệ Khu uỷ, Thành uỷ hoặc Huyện uỷ của mình”. Ðọc tới đây, người đọc nào cũng hiểu rằng gần 20 triệu đảng viên cộng sản không mấy người còn thiết tha bảo vệ đảng nữa. Tại sao? Tất nhiên không phải vì một anh Gorbachev nó bắt được 20 triệu người! Người Nga không phải đều ngu cả, đảng viên cộng sản Nga cũng không ngu. Thế thì tại sao họ thản nhiên nhìn chế độ cộng sản tan rã? Ai cũng biết câu trả lời!
Câu trả lời được loạt bài Hồ Sơ này dẫn ra, khỏi phải tìm đâu xa: “Trước khi Ðảng CS Liên Xô sụp đổ không lâu đã có một cuộc điều tra dân ý về chủ đề: ‘Ðảng CS Liên Xô đại diện cho ai?’”
Kết quả là, có 7% số người trả lời rằng Ðảng CS Liên Xô đại diện cho nhân dân Liên Xô, 4% nói Ðảng đại diện cho công nhân, và 11% nghĩ Ðảng đại diện cho toàn thể đảng viên. Nếu Ðảng không đại diện cho dân chúng, cũng không đại diện cho quyền lợi đảng viên và các công nhân; vậy họ là cái gì? Bài số 2 trong Hồ Sơ kể: “Có tới 85% số người được hỏi trả lời rằng: Ðảng CS Liên Xô đại diện cho các quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước”. Ðó là những người gọi là nomenclatura, giai cấp đặc quyền, một đề tài được viết trong hai bài thuộc phần 4.
Bài “Lý luận cơ bản và phương châm chỉ đạo của Ðảng CS Liên Xô” thuộc phần 2. Các tác giả đã viết về các biến chuyển từ thời Khrushchev phủ nhận toàn bộ Stalin, tiến tới phủ nhận Lenin, qua thời Brezhnev, vân vân, tới khi cộng sản tan rã. Nhờ các tác giả Hồ Sơ này, người đọc báo được biết từ năm 1961 ở Liên Xô “Chuyên chính vô sản không cần thiết nữa, Liên Xô là một nhà nước chuyên chính vô sản hiện nay đã biến thành nhà nước của toàn dân”. Qua các giai đoạn, có lúc tác giả Hồ Sơ phê bình Stalin làm đúng chủ nghĩa Marx, có lúc chê ông ta làm sai. Ít nhất, trong bài này người đọc thấy không phải bao giờ Ông Sít cũng đúng, như Hồ Chí Minh thường quả quyết!
Phần 3 là bài “Công tác tư tưởng và tác phong của Ðảng CS Liên Xô” mô tả cảnh sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trong phạm vi ý thức hệ. Thí dụ, Yakovlev viết: “Chủ nghĩa Marx à đã chà đạp phong trào tiến tới dân chủ”. Tháng 1, 1987, Gorbachev gây ra một phong trào “ào ào, dấy lên như bão” đòi thẩm tra, xem xét lại, cho đến thanh toán toàn bộ Ðảng CS Liên Xô và lịch sử Liên Xô xã hội chủ nghĩa. Năm 1987, Gorbachev chính thức đưa ra “quan điểm mới” như “tính công khai, dân chủ hóa, đa nguyên hóa, đặt giá trị của toàn nhân loại cao hơn tất cả,à để thay thế một loạt nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx”. Năm 1989, Liên Xô bãi bỏ môn học Chủ nghĩa Marx-Lenin trong trường học. Các tác giả Hồ Sơ viết: “Một số tờ báo và tạp chí đặc biệt cấp tiến như Họa Báo, Tia Lửa và Tin Tức Moscow, dần dần bộc lộ bộ mặt thật của nó, phủ định quá khứ, phủ định lịch sử Ðảng CS Liên Xô, phủ định chủ nghĩa xã hội”. Người đọc phải mừng cho các người làm báo ở Nga được sống với “bộ mặt thật” của họ, chứ không cần đeo mặt nạ đi ca ngợi, tô vẽ cho chủ nghĩa cộng sản nữa!
Khi các cơ sở truyền thông đổi chiều quay ra chống cộng sản, kết quả là họ được dân chúng hoan nghênh. Hồ Sơ kể thí dụ: “Tạp chí Thế Giới Mới nhờ đăng tiểu thuyết Quần đảo Gulag của Solzhenitsyn mà lượng phát hành từ 420,000 bản tăng lên 2,500,000 bản. Tác phẩm này của Solzhenitsyn là tập tài liệu lên án chế độ tàn khốc cộng sản! Cùng lúc đó, “một số người một thời là danh nhân trong giới trí thức Liên Xô” như nhà kinh tế học Popov, nhà chính trị học Bolaski, nhà triết học Phlor, vân vân, đua nhau phê phán chế độ và thể chế của Liên Xô. Hàng triệu lần lặp đi lặp lại rằng Ðảng Cộng Sản Liên Xô và chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô thất bại, trong khi đó “không còn ai đứng lên để bảo vệ Ðảng Cộng Sản và chủ nghĩa xã hội”. Người đọc nào cũng phải hiểu: Trừ khi nghĩ cả nước Nga toàn người ngu đần, quả tình Chủ Nghĩa Xã Hội không có gì đáng bảo vệ!
Phần thứ 4 của Hồ Sơ gồm 2 bài nói về tầng lớp đặc quyền Nomenclatura từ thời Brezhnev cho tới Gorbachev, có lẽ là phần lý thú nhất. Ðọc những hàng chữ mô tả sau đây, người đọc nào cũng thấy cảnh Liên Xô thời xưa sao giống cảnh Việt Nam bây giờ đến thế: “Con cái tầng lớp đặc quyền chỉ cần dựa vào địa vị đặc quyền của bố mẹ là có thể dễ dàng được vào học tại những trường đại học tốt nhất. Sau khi tốt nghiệp lại được nhận vào các ban, ngành ưu việt nhất, đồng thời nhanh chóng được nắm giữ những cương vị quyền lực quan trọng. Ðặc quyền còn có thể trở thành ‘lá bùa hộ mệnh’ để cán bộ lãnh đạo mặc sức tham nhũng mà không bị cản trở”.
Thêm nữa: “Ðể bảo vệ những lợi ích hiện có, tầng lớp đặc quyền chống lại bất cứ sự cải cách nào ảnh hưởng đến đặc quyền của mình. Bởi vậy, không thể chủ động ngăn chặn tình trạng tham nhũng đang lan tràn trong toàn Ðảng, toàn xã hội”. Trong bài có kể các chi tiết về những vụ buôn lậu (kim cương), xuất cảng lậu (trứng cá hồi, caviar, mà các tác giả việt là cavian), cảnh trong căn nhà của Gorbachev (người đọc liên tưởng đến cảnh trong nhà của Lê Khả Phiêu, tuy Việt Nam nghèo hơn Nga). Ðó là những cảnh mục nát vì tham nhũng, lộng quyền mà người Việt Nam đã biết cả rồi. Câu kết luận có tính cách cảnh báo: “Khi Ðảng Cộng Sản Liên Xô đã bị khối u ác tính làm cho thối rữa, biến chất thì bản thân nó bị nhân dân phỉ nhổ”. Nghe câu này, người Việt Nam nào cũng cảm thấy hả dạ! Ðây là một lời cảnh cáo hay tiên tri?
Phần đáng chú ý nhất, có lẽ quan trọng nhất trong Hồ Sơ, trong phần 4, là đoạn mô tả nước Nga chuyển tiếp từ cộng sản sang tư bản. Vì nó cũng giống hệt như cảnh đang diễn ra ở Việt Nam, mặc dù đảng cộng sản nước ta vẫn đeo cái mặt nạ “xã hội chủ nghĩa”.
Cuộc cải tổ kinh tế chính trị ở Nga “là cơ hội tuyệt vời để tầng lớp đặc quyền tha hồ mưu lợi cá nhân”. Nhân danh đổi mới, trong Hồ Sơ viết: “tầng lớp đặc quyền chuyển biến thành giai cấp tư sản mới”.
Xin đọc rõ hơn để xem đây là cảnh ở Nga hay ở Việt Nam: Tầng lớp đặc quyền quyền lợi dụng quyền lực đang nắm trong tay để ra sức vơ vét, làm giàu cho bản thân không đủ, họ còn “muốn chiếm hữu lâu dài mọi đặc quyền. Thậm chí còn để lại cho con cháu đời sau. Nhất là các vị quan kinh tế trực tiếp quản lý tài sản của doanh nghiệp nhà nước”.
Cho nên sau khi Liên Xô sập rồi, “trong số hàng vạn triệu phú ở Moscow, đại bộ phận nguyên là những cán bộ làm việc trong các cơ quan Ðảng, chính quyền”. Các tác giả Hồ Sơ biết hài hước, trích lời một kinh tế gia Mỹ David Code: “Ðảng cộng sản Liên Xô là đảng chính trị duy nhất làm giàu qua đám tang của chính mình”.
Phần 5 của Hồ Sơ mới bắt đầu tuần này với bài http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=45⊂=83&Article=181438 “Những vi phạm về nguyên tắc xây dựng Ðảng”. Bài đầu tiên kể lại lịch sử từ thời Lenin qua Stalin. Trái với quan điểm của Hồ Chí Minh coi Stalin như thánh sống, các tác giả Hồ Sơ phê phán ông Sít rất nặng nề, coi như ông ta đã vi phạm nhiều nguyên tắc. Thí dụ, dưới thời ông Sít “Ủy Ban Giám Sát chỉ giới hạn trong việc kiểm tra hoạt động của tổ chức cấp dưới, không thể giám sát cơ quan mỹ kim,... bản thân cơ quan giám sát được giao trọng trách điều tra, xử lý chủ nghĩa quan liêu lại cũng bị nhiễm căn bệnh quan liêu... Kiểu kiểm tra qua loa, chiếu lệ diễn ra ngày càng nhiều,” vân vân.
Sau khi đọc những bài trong loạt Hồ Sơ này chúng ta thấy Ðảng Cộng Sản Liên Xô không hề bị ai tấn công, mà đã tự nổ ra từ bên trong! Những nguyên nhân đưa tới vụ bùng nổ này là chế độ tham nhũng, đặc quyền khiến toàn dân chán ghét, kể cả các đảng viên cộng sản. Làm sao để tránh? Muốn tránh, phải đi theo chính sách cũ, độc tài triệt để, không chấp nhận dân chủ tự do. Nhưng điều này rất khó. Vì giai cấp đặc quyền sẽ bị dân chán ghét quá rồi. Mà chính họ cũng tìm kế thoát thân bằng con đường tự tư sản hóa, mà không sợ mất các đặc quyền!
Chắc chắn trong các bài tiếp theo, các tác giả Hồ Sơ sẽ tìm cách chứng tỏ họ vẫn trung thành với đảng cộng sản, vẫn quyết tâm bảo vệ chủ nghĩa Mác, vân vân. Nhưng qua những bài kể đã đăng, chúng ta thấy họ đã cố tình cho thấy khi chủ nghĩa cộng sản hết thời, thì ngay tại nước Nga, bọn “chiếm đặc quyền nomenclatura” đã tìm cách “tiến tới chủ nghĩa tư bản” cho chính họ và con cháu họ. Ðó là một lời cảnh báo cho toàn thể mọi người Việt Nam. Chúng ta có chấp nhận một cảnh tương tự như vậy tiếp tục diễn ra tại nước ta hay không?
Các tác giả loạt bài Hồ Sơ này viết rất công phu. Tuy nhiên họ không thực sự viết lịch sử cho nên đã lựa chọn các chi tiết thích hợp với ý kiến của họ, bỏ qua các điều quan trọng khác. Thí dụ, Hồ Sơ không nói gì về tình trạng nguy kịch của kinh tế Nga khiến cho giới lãnh đạo Cộng Sản Liên Xô không có đường nào khác ngoài việc tháo gỡ toàn thể bộ máy làm lại từ đầu. Có lúc Hồ Sơ cũng viết nhầm tên, hoặc nói Khrushchev qua đời khi còn đương tại chức, thực ra ông ta bị cất chức năm 1964 trước khi chết vào năm 1971.
Ngô Nhân Dụng
Nguồn: báo Người Việt, ngày 17/08/2010
Nguồn: báo Người Việt, ngày 17/08/2010
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét