19/1/11

Ba Trang báo_Những mảnh đời khốn nạn

CẢNH MỘT:
Đại gia Hà Nội chi gần chục triệu ăn sáng
VNN – Thực phẩm “bẩn” len lỏi vào từng ngõ ngách, đe dọa sức khỏe, sinh mạng của người tiêu dùng. Trước thực trạng “đụng đâu cũng thấy chất độc”, một bộ phận những người có điều kiện kinh tế khá giả đã chịu chi những khoản tiền không nhỏ để ăn uống ở các nhà hàng sang trọng nhằm đổi lấy sự an toàn. Có những người thường xuyên ăn một bát phở có giá 750.000 đồng mỗi sáng sớm, đến cuối tuần lại dẫn cả gia đình đi ăn cùng. Ước tính số tiền chi cho một bữa sáng như vậy cũng hết gần chục triệu đồng.
Ăn một bát phở giá 750.000 đồng
Kể từ nửa năm trở lại đây, anh Thắng – chủ một công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội – thường đến ăn món phở khá nổi tiếng tại nhà hàng của một khách sạn trên đường Láng Hạ.
Loại phở này có 6 loại khác nhau với nhiều mức giá khác và chênh nhau tương đối lớn, gồm: Phở bò Kobe gyu ‘5’ giá 750.000 đồng/bát; phở bò Kobe ‘M’ giá 500.000 đồng/bát. “Bình dân” hơn là phở bò Wagyu Úc giá 220.000 đồng/bát. “Bình dân” hơn nữa là phở bò Mỹ giá 125.000 đồng/bát. 2 loại có giá thấp nhất là phở bò Úc ‘S’ giá 85.000 đồng/bát và phở nạm bò Mỹ giá 70.000 đồng/bát.
Tổng Giám đốc kiêm chủ nhà hàng này cho biết, loại phở giá 500.000 đồng/bát và 750.000 đồng/bát xuất hiện khoảng hơn 1 năm trở lại đây. Đặc điểm của loại thịt bò dùng cho loại phở này là khi cho vào miệng, miếng thịt sẽ tan nhanh, rất mềm, rất giòn, đậm đà và giàu dinh dưỡng. Thay vì nhà hàng nhúng thịt bò trước, khi ăn bát phở này, khách hàng sẽ tự tay nhúng lấy.
Thay vì nhúng từ trước, khách hàng sẽ tự tay nhúng trực tiếp thịt bào để mọi chất bổ dưỡng đều đi vào bát phở. Giá cao nhất cho một bát phở này là 750.000 đồng.

Hiện nay, số thực khách lựa chọn loại phở đắt nhất này xuất hiện ngày càng nhiều (chính ông chủ nhà hàng này cũng không ngờ món này lại hút khách đến vậy). Song, sự lựa chọn phổ biến nhất vẫn là phở bò Mỹ giá 125.000 đồng/bát và phở bò Wagyu Úc giá 220.000 đồng/bát. Điểm đáng chú ý là trong số những thực khách sử dụng các món phở trên, có nhiều người vì nhu cầu cá nhân chứ không vì phải tiếp khách hay phải chiêu đãi đối tác, vv..

Nhiều người nghe mức giá dành cho một bát phở như trên tỏ ra khá giật mình. Có người còn hóm hỉnh “quy đổi” 1 bát phở bò Kobe gyu ‘5” giá 750.000 đồng ra thành tiền dùng để đi nhậu thì thấy: Khoản tiền 750.000 đồng có thể thoải mái cho một bữa nhậu 4 người với rượu và nhiều món ăn đa dạng!
Nhưng những người như anh Thắng lại không nghĩ vậy. Anh Thắng cho rằng, với tình hình vệ sinh thực phẩm gần như bị thả nổi hiện nay, nếu ăn uống ở những nhà hàng nhỏ lẻ, quán ăn ven đường, … không có hệ thống kiểm tra chất lượng và phát hiện độc chất thì anh không yên tâm.
Anh Thắng bày tỏ: “Tôi không nghĩ tôi đến đây vì thích chơi sang. Đơn giản là vì tôi có thể trả 750.000 đồng cho 1 bát phở mà tôi nghĩ là ngon, an toàn và tôi cảm thấy an tâm, thoải mái vì điều đó”.
Trung bình mỗi tuần anh Thắng đến nhà hàng này ăn phở 2-3 lần. Vào cuối tuần rảnh rỗi hoặc muốn xả stress, anh cũng thường đưa cả vợ, 2 con và ông bà nội ngoại đến ăn cùng, mỗi người có thể chọn loại phở theo sở thích riêng của mình.
“Tôi thấy kinh tế Việt Nam hiện nay phát triển mạnh và sản sinh ra một tầng lớp giàu có, tiền với họ không phải là vấn đề quá quan trọng. Là chủ nhà hàng này, thời gian gần đây tôi thường xuyên tiếp những gia đình 3 thế hệ đến ăn phở vào mỗi sáng cuối tuần. Cả tiền đồ uống, café, hóa đơn thanh toán cho mỗi lần ăn sáng cũng có thể là gần chục triệu đồng”, chủ nhà hàng cho biết.
Thậm chí, có những vị khách thân quen ăn thường xuyên ở đây đã trên 2 năm, ngày nào nhà hàng cũng phải giữ một chỗ đặc biệt cho vị khách này. Toàn nhà hàng có khoảng 150 chỗ ngồi, nhưng vào giờ cao điểm (7-9h sáng) đều hết sạch chỗ ngồi. Đến ngày cuối tuần, theo lời ông chủ, thì nhiều khách muốn vào ăn còn phải lái xe ô tô chạy nhiều vòng bên ngoài để tìm chỗ đậu xe vì sân nhà hàng đã chật kín xế hộp.
Càng giàu càng ăn sạch
Không chỉ ăn sáng, nhiều người giàu ở Hà Nội chọn ăn trưa hoặc ăn tối cũng ở những nơi sang trọng, đắt đỏ để đạt được cảm giác an tâm.
Bà Thùy Anh, phụ trách truyền thông của khách sạn M. cho biết, khách sạn có đặc thù là thường phục vụ ăn cho khách nước ngoài, khách tham gia hội nghị hội thảo nên đối tượng đến ăn vì nhu cầu cá nhân trước đây xuất hiện không thường xuyên. Nhưng hiện nay thì tình hình đã đổi khác.
“Dù không có một thống kê nào về việc có bao nhiêu người đến đây ăn vì nhu cầu ăn uống cá nhân thông thường nhưng đối tượng cá nhân, hộ gia đình đến đây ăn xuất hiện ngày càng nhiều”, bà Thùy Anh nói.
Để đáp ứng được xu hướng này của khách hàng, khách sạn M. đã đưa ra ngày càng nhiều món ăn thuần Việt hơn và đưa ra một số “gói” sản phẩm cho khách hàng lựa chọn.
“Cuối tuần chúng tôi có gói ăn sáng kèm ăn trưa cùng, kéo dài từ 9h sáng đến 2h chiều. Giá cho mỗi suất ăn của người lớn là 620.000 đồng, chưa để đồ uống và 10% VAT cùng các chi phí khác. Trên thực tế, rất nhiều người lựa chọn những suất ăn như thế này, số gia đình đi đến 6-7 người vào cuối tuần rất phổ biến và họ đến khá thường xuyên”, bà Thùy Anh nói.
Còn tại chuỗi nhà hàng “bình dân” hơn, một giám đốc Marketing cũng cho biết, lượng khách gia đình đến ăn tại đây cũng chiếm đến khoảng 40%. Những đối tượng đi ăn nhỏ lẻ đến rất thường xuyên.
Cẩm Quyên - VietNamnet.
CẢNH HAI:
Cụ ông gần 100 tuổi đạp xích lô cảm ơn độc giả VnExpress
“Tôi vô cùng xúc động và cảm ơn các nhà hảo tâm đã quan tâm, giúp đỡ đôi vợ chồng già trong lúc tuổi cao sức yếu. Đã lâu lắm rồi vợ chồng tôi chưa có nhiều tiền để ăn Tết như thế này”, cụ Đặng Huyền, nhân vật trong chùm ảnh "Cụ ông gần 100 tuổi đạp xích lô” tâm sự.
Ngay sau khi VnExpress.net đăng phóng sự ảnh về cụ Đặng Huyền ở thôn Lưu Khánh, xã Phú Dương (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế), có rất nhiều độc giả trong và ngoài nước gọi điện đến tòa soạn ngỏ ý muốn được giúp đỡ cụ.
Cụ ông gần 100 tuổi đạp xích lô cảm ơn độc giả VnExpress
“Tôi vô cùng xúc động và cảm ơn các nhà hảo tâm đã quan tâm, giúp đỡ đôi vợ chồng già trong lúc tuổi cao sức yếu. Đã lâu lắm rồi vợ chồng tôi chưa có nhiều tiền để ăn Tết như thế này”, cụ Đặng Huyền, nhân vật trong chùm ảnh "Cụ ông gần 100 tuổi đạp xích lô” tâm sự.
Bạn đọc tại Thừa Thiên - Huế và các tỉnh lân cận đã đến tận nhà thăm hỏi, giúp đỡ vợ chồng cụ Huyền bằng nhiều cách như: tặng tiền mặt, mua cho cụ bộ bàn ghế, chiếc chăn ấm, điện thoại bàn…. với tổng giá trị hơn 20 triệu đồng.
Ngoài ra, một số bạn đọc muốn mở tài khoản để có thể chu cấp tiền thường xuyên cho cụ, nhưng do tuổi quá cao nên cụ Huyền cho biết không thể cầm thẻ đi rút tiền tại các trạm ATM được.
cu huyen
Một bạn đọc đã giúp cụ Huyền chiếc điện thoại bàn để mọi người tiện việc hỏi han vợ chồng cụ. Ảnh: Văn Nguyễn.
Ngày 17/1, trong căn nhà nhỏ của mình, cụ bà Trần Thị Lặc ngồi cạnh chồng cứ rưng rưng nước mắt, nói: “Nhờ sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm mà mùa đông năm nay hai vợ chồng tôi có áo ấm để mặc, có chăn ấm để đắp. Vợ chồng tôi mang ơn quý ân nhân nhiều lắm!”.
Còn cụ Huyền cho biết sẽ dùng số tiền bạn đọc VnExpress giúp đỡ để lo thuốc thang cho hai vợ chồng mỗi khi đau ốm và sắm sang ít đồ ăn Tết. “Tết năm nay tôi sẽ tìm cách liên lạc với đứa con trai xa xứ để gia đình có một cái Tết sum vầy vì vợ chồng tôi đã ở tuổi gần đất xa trời rồi”, cụ Huyền nói.
Cụ Đặng Huyền (người địa phương vẫn thường gọi là cụ Huần) năm nay 99 tuổi nhưng vẫn đạp xích lô. Hai năm trở lại đây, do sức khỏe yếu nên cụ Huyền không chở khách và hàng thường xuyên nữa nhưng mỗi khi có khách nhờ chở đồ nhẹ, cụ ông vẫn nhận lời cốt để có thêm tiền lo cho bữa cơm của hai vợ chồng già.
Bén duyên với nghề đạp xích lô từ khi 30 tuổi, đến nay cụ Huần đã có 69 năm làm nghề này. Con trai bỏ quê vào Nam làm ăn, hơn 30 năm nay mất liên lạc, cuộc sống gia đình cụ chỉ biết nhờ vào đồng công đạp xích lô ít ỏi và sự đùm bọc của làng xóm.
Văn Nguyễn - VNExpress.net.
Nguyễn Xuân Diện:
Hai trang báo. Hai cảnh đời. Cảnh nào cũng buồn. Cảnh một làm người ta buốt óc. Cảnh hai làm người ta ấm lòng. Giá mà người ở cảnh một biết đến người ở cảnh hai. Giá mà người ở cảnh hai không biết đến người ở cảnh một.
Không biết ông Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế có biết đến người ở cảnh hai.

CẢNH BA:
Chùm ảnh: Một thoáng biên cương xứ Nghệ trong giá rét
(Dân trí) - Quần áo tơi tả, co ro, nước mũi chảy dài như con đỉa bám lấy môi trên, miệng nhai ngấu nghiến nắm xôi nguội lạnh... Biên cương xứ Nghệ vẫn còn đó trẻ em lang thang giữa tiết trời lạnh cóng xé da, cắt thịt.
Những ngày đầu năm 2011, chúng tôi ngược rừng xứ Nghệ làm một chuyến công tác “cầu may” cho cái nghiệp làm báo. Biên cương xứ Nghệ những ngày đầu (đầu năm dương lịch) và cuối năm (cuối năm âm lịch) thời tiết lạnh cóng chân tay. Lạnh đến cắt da, cắt thịt khi phải hành xác trên con wave tàu cũ rích. Con ngựa sắt đưa chúng tôi đi từ bản làng này qua bản làng khác trên những con đường khúc khuỷu, quanh co... và chỉ đi bằng số 1 hoặc 2.
Rong ruổi trên những cung đường gian khổ, qua các bản làng nơi đâu chúng tôi cũng đều gặp hình ảnh các em nhỏ nơi biên cương xứ Nghệ đen sẹm, nhỏ thó như những cụ khoai lang vứt chõng chơ bên vệ đường hoặc hiên nhà. Hình ảnh các em đập vào mắt khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng khi giữa tiết trời nơi đây xuống thấp từ 7-10 độ C. Đến thời điểm này (ngày 14/1/2011) tại Nghệ An trời đã ấm lên. Tuy nhiên các nẻo đường, bản làng xa xôi nơi Miền tây xứ Nghệ vẫn còn lạnh đi đâu cũng bắt gặp hình ảnh con trẻ vui đùa trong giá rét... 
 
Những hình ảnh dưới đây sẽ làm nhiều người xót xa:
 
Không quần...
có áo cũng tả tơi...
dù cho trời lạnh...
thỏa thuê nô đùa

Nhem nhuốc trẻ em biên cương Kỳ Sơn




Cùng cặp lồng đến lớp.
 
Trẻ em Keng Đu ban ngày...
Và về đêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét