Dược sĩ Nguyễn Ngọc Lan & Bs Thú y Nguyễn Thượng Chánh
Chuyện bắt đầu từ năm 1998 sau khi The Lancet, một tạp chí nổi tiếng và rất uy tín về y khoa của Anh Quốc, đăng kết quả khảo cứu của bác sĩ Andrew Wakefield.
Theo vị bác sĩ lỗi lạc nầy, thì ông ta nghi ngờ thuốc chủng triple vaccin ROR (vaccine-MMR ) hay vaccin Sởi-Quai bị-Rubella có thể gây biến chứng tạo ra bệnh tự kỷ (autism) ở trẻ em. (ROR: Rougeole, Oreillon, Rubella - MMR: Measles, Mumps, Rubella).
Bài báo trên đã làm chấn động cả thế giới, và tạo ra nỗi hoang mang lo sợ cho hằng chục triệu gia đình có con em đã từng được chủng ngừa bệnh Sởi-Quai bị-Rubella.
***
Bệnh tự kỷ, ác mộng của nhiều gia đình
** Tiến sĩ Trần thị Thu Hà, Phó trưởng khoa Phục hồi chức năng - Bệnh Viện nhi Trung ương.VN (theo vietbao.vn)
http://vietbao.vn/Suc-khoe/Tre-tu-ky-Can-benh-moi-cua-tre-em-thoi-hien-dai/65047751/248/
" Chúng ta thường gọi là bệnh tự kỷ, nhưng thật ra phải gọi là "Hội chứng tự kỷ" mới chính xác. "Hội chứng tự kỷ" là một trong những Hội chứng rối loạn phát triển ở trẻ em. Trong phân loại của tổ chức y tế thế giới trước đây thì người ta xếp nó vào loại bệnh tâm thần, nhưng ngày nay nó được tách ra như là một Hội chứng rối loạn phát triển.
Có những đứa trẻ suốt ngày chỉ xem "quảng cáo" trên ti vi mà không quan tâm điều gì khác. Có trẻ thì chỉ thích chơi một mình, soi mói một đồ vật nào đó như một nhà nghiên cứu khoa học, dù trẻ đó mới được 3 tuổi. Có trẻ thì chỉ nói những tiếng "xì xà xì xồ" mà lại không nói được tiếng Việt. Cũng có những trẻ chỉ chơi một loại đồ chơi, mà lại chỉ chơi một kiểu mà không bao giờ nghĩ ra kiểu chơi khác. Có những đứa trẻ không bao giờ chia sẻ buồn vui với bố mẹ và người thân, chân tay lúc nào cũng "vân vê" một cách vô thức... Tất cả những hiện tượng trên là dấu hiệu của trẻ mắc "hội chứng tự kỷ" … "
** Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, Hoa Kỳ (yduocngaynay.com)
http://www.yduocngaynay.com/2-2%20TrMNgo_Autism.html
" …Bệnh tự kỷ trẻ em là do phát triển não khuyết tật. Bệnh nhân tự kỷ mất khả năng giao tế trong xã hội.
Nhiều bệnh nhân tự kỷ có những cử chỉ bất thường khi học tâp, chú ý hay có những phản ứng cảm giác khác thường. Bệnh nhân thường lơ đãng, không muốn gần những người xung quanh.
Bệnh nhân khó hoà nhập vơí xã hội như không thể nói hay diễn tả, không thể chơi vơí những trẻ lành mạnh, hay khó khăn trong những liên hệ đối vơí những người xung quanh.
40% trẻ tự kỷ không muốn nói năng gì. Nhiều khi không bắt kịp hay hiểu được những người xung quanh muốn nói gì. Trẻ tự kỷ làm việc gì hầu như cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Trẻ chỉ muốn làm một việc có thứ tự hàng ngày thường làm. Nếu bố mẹ muốn thay đổi thứ tự khi làm một việc gì thì trẻ thấy khó chịu. Chẳng hạn hàng ngày rửa mặt rồi mớí mặc quần áo, nhưng nếu bố mẹ muốn trẻ mặc quần áo trước rồi lau mặt sau, thì bệnh nhân tỏ vẻ bất mãn ra mặt.
Bệnh tự kỷ bắt đầu từ lúc còn nhỏ tuổi rồi lần lần giảm đi khi lớn tuổi.
Hay nói chung trẻ em bị bệnh tự kỷ nhiều hơn người lớn. Bệnh cũng nặng nhẹ tùy theo từng người.
Nghiên cứu tại Âu Châu và Á Châu cho biết cứ 1000 trẻ lại có 6 em bị bệnh tự kỷ.
Nghiên cứu năm 1996 tại Atlanta cho thấy cứ 1000 trẻ em ở Mỹ lại 3 tới 4 em bị tự kỷ.
Nghiên cứu năm 1998 ở New Jersey cho biết 6.7 trong số 1000 trẻ em tuổi từ 3 tới 10 lại có ít nhất một trẻ bị tự kỷ… ".
British Medical Journal tố cáo bác sĩ Andrew Wakefield
British Medical Journal (BMJ), một tạp chí y khoa khác ở Anh Quốc, nói rằng sự kiện đáng tiếc năm 1998 (ám chỉ vụ The Lancet cho đăng khảo cứu của Bs Andrew Wakefield) nên được xem như một bài học cho tất cả mọi người chúng ta.
Tạp chí The Lancet đã nhận biết sự sơ hở cùa họ trong việc cho đăng tải bài khảo cứu của bác sĩ Andrew Wakefield. Nhưng phải đợi mãi đến tháng 2 năm 2010, Lancet mới chịu rút bỏ bài khảo cứu nói trên ra khỏi danh mục archive của tờ báo.
BMJ đã căn cứ theo phán quyết của General Medical Council (GMC)/Anh quốc để kết tội bác sĩ A. Wakefield.
Theo GMC: -/ nhiều điểm trong khảo cứu của bác sĩ A.Wakefield và các công sự viên của ông không được chính xác; -/ những phương pháp thực hiện thí nghiệm không đúng với y đức; -/ số lượng mẫu thí nghiệm quá nhỏ, chỉ có 12 trẻ em.
ROR:Une étude erronnée, mais aussi frauduleuse. Science et Santé Radio Canada 7/jan/2011
http://www.radio-canada.ca/nouvelles/sante/2011/01/06/002-thelancet-autisme- vaccins.shtmlaccin
Hậu quả khảo cứu của Bs Wakefield là có sự tuột giảm thật đáng kể ở khắp các quốc gia Tây phương (Anh, Mỹ, Canada...) về số trẻ em được cha mẹ cho chủng ngừa Triple vaccin ROR!
Sự kiện trên đã đưa đến số trẻ em mắc bệnh sởi (rougeole) tăng lên rất nhiều mỗi năm tại các quốc gia nói trên!
Hiệp hội tự kỷ Anh Quốc (National Autism Association UK) bác bỏ lời buộc tội của The British Medical Journal
The British Medical Journal BMJ buộc tội và cho rằng: kết quả khảo cứu của bác sĩ A.Wakefield là giả dối, và do đó bác sĩ Wakefield mới nêu ra mối dây liên hệ giữa bệnh tự kỷ và bệnh đường ruột (bowel disease).
Hiệp hội Tự kỷ Anh quốc (NAA UK) bác bỏ và biện bạch rằng: nếu kết quả khảo cứu là giả tạo thì tại sao các công trình và việc làm của bác sĩ Wakefield đều được cho thấy là đúng:
o Các giới thẩm quyền Hoa Kỳ đều nhìn nhận tất cả thuốc chủng (chớ không phải chỉ riêng có vaccine-MMR) đều gây ra những điều kiện dẫn đến bệnh tự kỷ;
o Tòa án liên bang Hoa Kỳ ra phán quyết rằng phải đền bù xứng đáng các nạn nhân bị mắc bệnh tự kỷ vì đã được chủng ngừa vaccine-MMR trước đó;
o Có nhiều bài khảo cứu đã được đăng tải trong những tạp chí y khoa hàng đầu thế giới đã xác nhận những điều mà Bs Wakefield đã chứng minh năm 1998. Các trẻ em bị tự kỷ đều cho thấy có bệnh đường ruột rất nặng trong khi những em không mắc bệnh tự kỷ thì không thấy vấn đề nầy.
Không có sự liên quan giữa sự xuất hiện bệnh tự kỷ với việc chủng ngừa bệnh Sởi-Quai bị-Rubella ở trẻ em
Có nhiều khảo cứu những năm gần đây cho biết là không có mối liên hệ nào giữa việc chủng ngừa triple vaccin ROR với sự xuất hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ em.
Năm 2006, các nhà khảo cứu của Université Mc Gill ở Canada đã cho biết mặc dù việc chủng ngừa triple vaccin ROR có giảm đi nhưng thực tế cho thấy vẫn có sự gia tăng của bệnh tự kỷ ở trẻ em.
Bác sĩ Andrew Wakefield phản công
Trước nhất, bác sĩ A. Wakefield tố cáo là "họ" đã ăn tiền của kỹ nghệ dược phẩm để hãm hại ông ta.
Trong một cuộc phỏng vấn của CNN, bác sĩ A. Wakefield đã bác bỏ hết các luận điệu tố cáo ông là gian dối nầy gian dối nọ trong các kết quả thí nghiệm.
Ông khẳng định là ông không có phịa ra các số liệu khảo cứu trên.
Cũng theo bác sĩ Andrew Wakefield, thì rõ ràng là ký giả Brian Deer của báo Sunday Times làm việc cho kỹ nghệ dược phẩm. Và chính ký giả Brian Deer đã điều tra, tìm hiểu trong vòng 6 năm để phanh phui trước công luận về tính chất xác thực của bài khảo cứu đăng trong The Lancet năm 1998.
** Mời các bạn xem các đoạn Video nẫy lửa dưới đây:
CNN Interview - Andrew Wakefield Replies to Autism Fraud Allegations
-/ Posted on January 7, 2011 by childhealthsafety
http://childhealthsafety.wordpress.com/2011/01/07/cnn-interview-andrew-wakefield-replies-to-autism-fraud- allegations/
-/ Phụ huynh của 12 em bị tự kỷ (nêu trong khảo cứu của Bs Wakefield) đáp lại những lời buộc tội của ký giả Brian Deer, BMJ, GMC: Lancet 12 Parents Respond to Brian Deer BMJ GMC Allegations
http://www.ageofautism.com/2011/01/lancet-12-parents-respond-to-brian-deer-bmj-gmc-allegations.html? cid=6a00d8357f3f2969e20148c76ab28b970c
Kết luận
Người viết không phải là một nhà chuyên môn về y khoa nên không dám và không có đủ thẩm quyền đưa ra một phán xét nào cả!
Nhưng, ở đời, đằng sau $$$, thì chuyện gì cũng có thể xảy ra được hết!
Khoa học không có lương tâm chỉ làm băng hoại tâm hồn!
"Science sans conscience n'est que ruine de l'âme" (François Rabelais 1494-1553)
Montreal Jan 10, 2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét