6/6/12

Đời không như là mơ!

Đêm qua tớ có một giấc mơ lạ. Tớ có được chiếc đồng hồ vượt thời gian. Khi quay ngược thời gian, trước mặt hiện ra vườn cam; trời nóng gắt, vườn không bóng người bác Đông phong đang ngồi ăn cam ngon lành kẻo phí của trời, trông rất vô tư! Quay lùi một chút, bác Hồ cũng đang ăn bên cạnh một đống vỏ. Ăn xong, bác định cắm bảng: làm chủ bởi nhân dân, sở hữu toàn dân. VNMY khóc lóc: "Đây là vườn cam của bố mẹ cháu, bác làm thế, bố mẹ chữi cháu mất!".




Nhận ra giọng đứa cháu quen thuộc, bác dừng tay. Hơi ngạc nhiên trước nhận thức chính trị của đứa cháu yêu, làm thế thì sao động viên được quần chúng! Sau khi điều nghiên hiện trường, biết chắc đất này không ở trên 'yêu mạch' để chằn tinh hiện ra quấy phá, bác liền phong tước 'nhân dân' cho vườn cam hàng xóm của vnmy, bần cố nông chân chính 3 đời nhưng không biết sắm dù phòng lúc dông bão. Đến bây giờ, vnmy mới nhận thấy tư tưởng của Người thật là vĩ đại.



Trước khi đi, bác còn đề tặng: "vườn cam ưu tú!". Quay lùi một chút, tớ thấy một quan phong kiến, cũng đi qua vườn cam sau khi đánh giặc về. Không thấy chủ vườn, ông ăn 1 trái và bỏ 1 đồng vào túi vải, treo đúng vào chổ vừa hái rồi ra đi. Giáo dục phong kiến quả đào tạo ra giống người cứng nhắc cổ hủ, nho giáo giả tạo! Nhớ lời Nhô: bọn trưởng giả thường dùng tiền mua chuộc nhân dân; còn ta: một khi là của nhân dân tức là của ta, vì ta cũng là nhân dân.



Tớ liền quay nhanh đồng hồ về trước, vườn cam trù phú năm xưa nay xơ xác, các tá điền ốm o uể oải làm việc. Tớ thấy một bảng hiệu rất to trước cổng: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu", ngay bên dưới một hàng chữ nhỏ hơn rất nhiều: "Chỉ hưởng theo nhu cầu, sau khi đã làm HẾT NĂNG LỰC". Đây quả là xh với tư tưởng tuyệt vời, không chỉ triết lý sống mà còn cả máy móc kỹ thuật. Làm thế nào có thể biết được họ đã làm hết năng lực!



Sau khi suy nghĩ và nắm bắt tư tưởng thâm sâu của chữ lớn chữ to trên bảng hiệu này, tớ chụp ngay một lão, có lẽ đã hưởng hết nhu cầu vì dáng dấp rất phương phi, to nhỏ: "Làm hết năng lực nghĩa là sao?". "Đó nà nàm hết sức mình". "!? Mấy người làm đây có phải là tội phạm đang bị cưỡng chế lao động?". Bác giãy nãy: "Không, đây là những người chủ của vườn này!". Nghe mà phát hãi, tớ hỏi tiếp:"Thế bác làm gì ở đây?". "Nhiệm vụ tui là giúp cho họ ý thức được quyền làm chủ".



Tớ đáp: "Con người có ý thức rất cao về quyền làm chủ, không cần ai dạy làm chủ là thế nào. Nếu nhà bác đang ở, một tên nào đòi làm chủ hay chia xẻ quyền sở hữu, bác chẳng cần ai dạy phải phản ứng cách nào. Chính quyền làm chủ, mà bác phải làm việc mỗi sáng đúng giờ, 8 tiêng/ ngày". Tớ hỏi tiếp:"Thế bác làm gì với chiếc roi này?". "Tui dùng nó để trừng phạt kẻ xấu, những kẻ bôi xấu quyền làm chủ nhân dân hay ngăn cản quyền làm chủ này".



Nhìn những ng chủ vườn ốm đói làm việc, tớ hỏi tiếp: "Chắc họ phải nhịn ăn nhiều cho bác để nghe thuyết giảng quyền làm chủ này lắm nhỉ?" Lão trừng mắt bực dọc trước những câu hỏi cắc cớ này và không muốn giải thích thêm. Tới đây, tớ giật mình thức giấc. Đời không như là mơ, nhưng cũng có khi giấc mơ là cơn ác mộng. Nếu không có giấc mơ, ta chẳng biết được giá trị của đời thật; và chính đời thật lại định nghĩa giá trị phù phiếm của giấc mơ.



Giấc mơ sẽ qua mau, đời thật sẽ thật hơn. Sau cơn bão, trời lại quang. Chính bão tố đã tăng giá trị muôn thuở của mặt biển bình yên. Đố bạn: Bánh chi trông rất ngon lành. Chỉ nhìn, chỉ ước, chẳng ăn bao giờ. Bánh này để cúng ÔNG BÀ. Phận con thấp cổ, ngắm nhìn ước ao! Bánh chi nghe lạ, đố bạn bánh chi? Chiếc bánh chú vẽ vẫn treo đầu ngỏ, cùng lồng đèn các cháu đu đưa trong ánh trăng.. mờ ảo! Thêm phần ước ao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét