Cục phòng vệ Nhật Bản
Đại học Phòng vệ.
Tài liệu nghiên cứu giảng dạy dành cho sinh viên sĩ quan của Tự vệ đội.
Nghiên cứu viên Nakamura Masanori.
Trận chiến Lão Sơn
Trận chiến Lão Sơn được xem là trận chiến đẫm máu khốc liệt nhất trong vùng Á Châu gần đây. Cuộc chiến nổ ra tại một căn cứ quân sự của Việt nam tại điểm cao 1059 và điểm cao 1250 (722 phía VN) dọc theo biên giới Việt Trung mà phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn. Để chiếm được 2 cao điểm này Giải phóng quân Trung Quốc đã tạo ra một cuộc xung đột võ trang vớI quy mô lơn. Lịch sử quân sự Trung Quốc gọI cuộc chiến chiếm 2 điểm cao này là Chiến dịch Lưỡng Sơn.
Trận chiến Lão Sơn bắt đầu vào ngày 2 tháng năm 1984 khởI màn bằng trận tấn công tổng lực bằng pháo binh vào căn cứ quân sự của quân độI Việt nam.
Cuộc chiến chia thành 3 giai đoạn.giao tranh quân sự giữa quân độI 2 nước Việt nam và Trung Quốc
Giai đoạn 1 : Từ ngày 2 tháng 4 đến ngày 15 tháng 4 năm 1984
Giai đoạn 2 : Từ ngày 2 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7 năm 1984
Giai đoạn 3 : Từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7 năm 1984
Trận chiến kết thúc vào ngày 14 tháng 7 năm 1984 bằng một trận đánh cảm tử xáp lá cà (bạch binh chiến) của các binh sĩ Việt nam. Phía Trung Quốc đã phản công bằng pháo binh và hỏa lực mạnh để tử thủ Lão Sơn. Sau trận chiến này với số thương vong quá lớn , quân đội VN đã hoàn toàn bỏ cuộc, lãnh thổ Việt nam đã mất vùng núi Đất (Lão sơn) vào tay Trung Quốc từ đó. Sau hiệp định hoạch định biên giới Việt Trung thì 2 vùng núi này chính thức trở thành lãnh thổ của Trung Quốc.
Tương quan lực lượng tham chiến :
Phía Trung Quốc :
Tướng chỉ huy : Dương Đắc Chí
Chiến lực: Quân đoàn 14, quân đàon 11,quân đòan 1, tập đàon quân 67, tập đàon quân 27, tập đoàn quân 13.
Số binh sĩ thương vong : Bất minh (có nguồn thông tin cho biết khoảng 939 binh sử tử trận)
Phía Việt nam :
Tướng Chỉ huy: Tướng Văn Tiến Dũng
Chiến lực : Sư đoàn 313, sư đàn 316, sư đoàn 356 chính quy. Địa phương quân và dân binh.
Số binh sĩ thương vong : Bất minh (theo nguồn tin Trung Quốc thì có 3700 binh sĩ Việt nam tử trận còn lại trên chiến trường , dự đoán binh sĩ tử trận khoảng 4000 binh sỉ, theo nguồn tin của phóng viên chiến trường của NHK được biết chính xác là trung đoàn 174 thuộc sư đòan 316 VN sau 10h giao tranh với sư đoàn 119 của Trung Quốc tại điểm cao 142, 149 thuộc khu vực Na lập vào ngày 12 tháng 7 năm 1984 phía VN bị tử thương 300 binh sĩ tại mặt trận ).
1) Quá trình đưa đến sự giao tranh
Trong suốt thời gian trước hoạch định biên giới Việt Trung thì Lão Sơn và Giả Âm Sơn được công nhận là lãnh thổ của Việt nam. Lão sơn với cao độ 1422.2mm so với mặt biển là một vị trí chiến lược quan trọng trong phối trí quân lực trong suốt lịch sử vệ quốc của người Việt nam. Từ đây có thể giám sát con đường huyết mạch nối từ Hà Giang của Việt nam sang Trung Quốc. Năm 1979 trên đường tiến quân sang đánh Việt nam tướng Dương Đắc Chí tư lệnh quân khu Côn Minh đã chiếm vùng này , sự tiến quân quá nhanh của Trung Quốc vào Việt nam đã khiến tướng Dương Đắc Chí khinh địch và đánh giá thấp tướng Võ Nguyên Giáp một thiên tài quân sự của Việt nam.Trong một công điện báo công với Đặng Tiểu Bình sau khi xâm nhập vào Việt nam mà không bị tổn thất nhiều tướng Dương Đắc Chí đã xin phép cho thêm một tuần nữa để tiến quân đến Hà Nội bắt sống toàn bộ ban lãnh đạo Việt nam. Phía Việt nam Tướng Võ Nguyên Giáp đã áp dụng nhuần nhuyễn chiến thuật Dụ địch vào sâu nội địa, Cắt đứt quân viện hậu cần, Tổng phản công, một chiến thuật trong kinh nghiệm vệ quốc hàng ngàn năm qua của người Việt nam đối với Trung Quốc, tướng Võ Nguyên Giáp với các lực lương khinh binh và địa phương quân đã phá hủy toàn bộ các tuyến quân viện hậu cần của Tướng Dương Đắc Chí khiến trên 500 chiến xe của Giải phóng quân Trung Quốc dưới quyền của tướng Dương Đắc Chí trở thành những cục sắt chết không hoạt động được trên chiến trường vì thiếu nhiên liệu và trở thành các điểm tác xạ của Địa phương quân VN. Trước tình thế tan rã toàn bộ các quân đoàn tiến chiếm Việt nam tướng Dương Đắc Chí buộc phải cấp tốc xin lệnh rút binh về nước. Trên đường rút binh của tướng Dương Đắc Chí , quân đội Trung Quốc đã bị tổn thất nặng nề bởi sự truy kích bằng pháo binh của quân đội Việt nam từ điểm cao 1059 này. Có một kỳ tích về hành quân mà đến thời điểm này các nhà phân tích về chiến lược quân sự cũng không hiểu bằng cách nào chỉ trong vòng một thời gian ngắn chưa đầy 1 ngày mà tướng Võ nguyên Giáp của Việt nam có thể phối trí một lực lượng pháo binh mạnh tại một căn cứ có địa hình hiểm trở để có thể truy kích tận diệt các binh đoàn của Trung quốc trên đường rút chạy khỏi VN, mặc dầu Đặng Tiểu Bình tuyên bố đã dạy xong cho VN một bài học nhưng trên thực tế thì có thể nói rằng gần như toàn bộ các quân đoàn của quân khu Côn minh dưới quyền tướng Dương Đắc Chí đã bị tổn thất nặng nề gần như hoàn toàn bị xóa sổ.
Từ sự giáo huấn của lần đại bại năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã phải đi đến quyết định cải cách lại quân đội theo hướng hiện đại hóa. Tướng Dương Đắc Chí được sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình đã nắm chức tổng tham mưu trưởng kiêm Ủy viên của Ủy ban có tên là Trung Cộng Trung ương Quân sự Ủy viên hội, để phục hận 5 năm về trước, kiểm soát không phận và uy hiếp tỉnh Hà Giang cũng như làm bàn đạp để tấn công bình định Việt nam nếu có xảy ra đồng thời để hồi phục lại uy tín của quân đội đã xuống đến tận đáy, tướng Dương Đắc Chí đã lên kế hoạch chiếm lĩnh 2 điểm cao của vùng núi Lưỡng Sơn này.
2) Quá trình giao tranh
Ngày 2 tháng 4 năm 1984 quân độI Trung Quốc bắt đầu pháo kích đạI quy mô vào điểm cao 1059 của Việt nam mở đầu cho trận giao tranh. Cuộc pháo kích kéo dài 26 ngày cho đến ngày 27 tháng 4 năm 1984
Ngày 28 tháng 4 qua thông tin tình báo biết được phía VN đang chuẩn bị thay quân tại điểm cao này , vào lúc quân số của phía VN đồn trú ít nhất ở căn cứ 1059, tướng DƯơng Đắc Chí đã ra lệnh cho sư đoàn 40 và sư đoàn 49 thuộc quân đoàn 14 quân khu Côn Minh bắt đầu tấn công căn cứ hiểm yếu này. Mặc dầu với số quân áp đảo là 2 sư đoàn nhưng trước sự thiện chiến và quả cảm của lực lượng nhỏ quân đội Vn đóng tại đó, phía Trung Quốc đã chịu nhiều tổn thất nặng nề. Phải sau 18 ngày chiến đấu quân đội Trung Quốc mới chiếm lĩnh được một phần của Lão Sơn và Giả Âm Sơn vào ngày 15 tháng 5 năm 1984.
Ngày 12 tháng 6 đến ngày 7 tháng 10 năm 1984 được xem là giai đoạn giao tranh thứ 2, quân đội VN đã cố gắng tổ chức tái chiếm lại Lão Sơn, trong giai đạon giao tranh này thương vong phía Việt nam không xác định được nhưng phía Trung Quốc thì 2 đại đội có nhiệm vụ tử thủ căn cứ này đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Phía Việt nam tạm thời chiếm lại Lão Sơn. Rút kinh nghiệm từ lần giao tranh này tướng Dương Đắc Chí đã cho sử dụng hỏa tiễn liên trang để đối kháng và sau đó dùng bộ binh tái chiếm căn cứ. Đối lại quân đội VN dùng súng cối và vũ khí hạng nhẹ, lưỡi lê với cách đánh cận chiến cảm tử bám sát vào quân đội Trung Quốc để đánh nhằm giảm nguy cơ thương vong vì hỏa tiễn đã gây thương vong khủng khiếp cho cả lực lượng hai bên. Tuy nhiên trước sự áp đảo về lực lượng và vũ khí của Trung Quốc phía Việt nam đã chịu thất bại trong nỗ lực phòng thủ căn cứ. Sau trận giao tranh này Trung Quốc chiếm được căn cứ trở lại.
Giai đoạn 3 của cuộc giao tranh bắt đầu từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7. Được thông tin tình báo chính xác từ một sĩ quan cao cấp trong Cục quân báo Việt nam tướng Dương Đắc Chí đã nắm rõ toàn bộ kế hoạch hành quân tái chiếm căn cứ của VN. Bằng cách bố trí pháo binh mạnh và hõa tiễn đa liên trang tập trung vào các điểm quân đội Việt sẽ tập kết bên mạn sườn núi ở cao độ 500 và 800 quân đội Trung Quốc chỉ còn chờ đợi quân đội Việt nam bước vào cửa tử bằng trận địa bao vây bằng hỏa tiển và pháo. Phía Việt nam lần này với sự trợ giúp của các cố vấn quân sự Liên Xô và trực tiếp tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy đã tổ chức nghi binh nhằm đánh lạc hướng theo dõi của tình báo Trung Quốc bằng cách chọn ra 6 trung đoàn từ các sư đoàn 313, sư đoàn 316, sư đòan 356.Kế hoạch hành quân có mật danh là " MB84, thu hồi lãnh thổ" Tuy nhiên điều cả tướng Văn Tiến Dũng và các cố vấn quân sự Liên Xô cũng không ngờ là họ đã bị bán đứng bởi một sĩ quan cao cấp phản bội. Ngày 12 tháng 7 năm 1984 , 6 trung đoàn quân Việt nam lần lượt tập kết vào các địa điểm đã được tướng Dương Đắc Chí đợi sẵn ở cao độ 500 và 800 bên dưới cao điểm 1059. 5 giờ sáng giờ Việt nam ngày 12 tháng 7 quân đội VN bắt đầu men theo triền núi để tổng công kích và trận pháo kích bao vây tận diệt của tướng Dương Đắc Chí cũng bắt đầu. Sau 17 tiếng đồng hồ pháo kích tập trung vào các điểm đã biết trước dựa theo kế hoạch hành quân mang tên MB84 của Việt nam, tướng Dương Đắc Chí hoàn toàn đại thắng. Quân đội VN buộc phãi rút lui với dự đóan khoảng 3700 thi thể binh sĩ bị bỏ lại trên đỉnh Lão Sơn.
3) Ảnh hưởng về mặt quân sự
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét